Showing posts with label Chốn cũ người xưa. Show all posts
Showing posts with label Chốn cũ người xưa. Show all posts

Khiêu vũ cao đẳng quốc gia mỹ thuật

 Như mình đã kể, hàng năm có hai lễ chính của trường: lễ nhập môn và buổi khiêu vũ nổi tiếng được gọi là “Bal des Quat’z’arts”, viết tắt của Bal des Quartre Arts (4 nghệ thuật), tượng trưng cho 4 môn của trường: Kiến trúc, hội hoạ, điêu khắc và chạm trỗ.

Bal des Quat’z’arts rất nổi tiếng trong giới trẻ, giới già thì cho đó là văn hoá đồi trụy. Chỉ được mời, phải có vé mời được vào nên khắp Paris, ai cũng muốn tham dự. Theo tài liệu thì lễ này được bắt đầu năm 1892, tại Paris, vào thời La Belle époque . Khởi đầu được tổ chức tại Montmartre, không phải ở trường. Có lẻ bắt chước lễ hội các người gitanes tại khu vực này. Sau đệ nhị thế chiến thì nhóm Gitanes này được dời ra ngoại ô.

Khởi đầu thì nhỏ nhưng rất thành công. Mình không hiểu vì lý do gì, có thể sau cuộc cách mạng, họ muốn tổ chức các cuộc ăn chơi để xoa diệu lòng dân vì dạo ấy, họ chặt đầu khá nhiều người Pháp, đến nổi phải chế ra máy chém để chặt cho nhanh cho kịp nhu cầu vì đao phủ thủ làm việc quá tải. Dân tây chặt đầu vua Louis 16 và bà vợ làm cô bé chăn cừu thấy vui quá nên hồ hởi phấn khởi chém hết thiên hạ trong các cuộc chỉnh lý, kêu phản bội cách mạng gì đó như mấy ông Robespierre và Danton, đưa ra biện pháp chém đầu khiến sau này hậu thế bắt chước, chém đầu họ luôn. Họ quên câu nói của cách mạng là đừng chém đầu người khác nếu không muốn người khác chém đầu mình.

Máy chém được tây gọi là Guillotine, mang tên ông y sĩ họ Guillotin, đã tư duy đột phá, thiết kế cái máy chém này. Đến thời tây thuộc, họ không xài nữa nên đem qua Việt Nam và các thuộc địa để chém dân đòi độc lập. Hình như mình có kể về cái máy chém rồi. Ai tò mò thì tìm trên bờ lốc của mình.

Lần thứ nhì được tổ chức ngày 9 tháng 2, năm 1893 tại Moulin Rouge. Các người mẫu khỏa thân đi dạo như một bức tranh hiện thực, đến nữa đêm thì có một phụ nữ khoả thân đứng trên bàn gây ra tranh cải kiện tụng.

Affiche của lễ hội của trường được thay đổi hàng năm về đề tài
Sinh viên hoá trang để tham dự tương tự lễ nhập môn cũng bú xua la mua như trên. Nói chung thì phong cách rất lập dị, man rợ. Bảo đảm đồng chí gái mà thấy hình ảnh của mình trong những năm tháng sinh viên chắc không dám lấy. Từ một tên ngố ở tỉnh lẻ như Đà Lạt, được thảy vào chuồng cọp của trường mỹ thuật. Sống sót ra trường là một may mắn của cuộc đời. Mình có mấy tên bạn, ở tỉnh lẻ về Paris học, tối nào cũng đi nhảy đầm, uống rượu riết chả ra trường bị đuổi, không biết giờ làm cái gì.
Những affiche được tổ chức để các sinh viên tham dự, để được chọn. Thấy toàn là chim dế treo lủng lẳng
Dạo đi học, mình cũng hay hoá trang thành những tên điên khùng như trên.

Dần dần trở thành lễ hội của các môn sinh của 4 phân khoa của trường. Mỗi năm đều có một đề tài riêng. Nữ giới được phép tháp tùng đều phải vẽ trên người như những bức hoạ rồi phủ lên áo quần hoá trang, dần dần sẽ được cởi ra hết khi trời về sáng. Lúc đó mới đi thưởng lãm tranh sống thực. Kinh

 Năm đầu tiên 1893, một người mẫu cho sinh viên vẽ bị bắt vì tội công xúc tu sĩ, cởi trần như nhộng, đứng lên cái khiêng, để mấy sinh viên khiên đi khắp phố như nữ thần tự do. Cô này bị bắt và phạt 100 quan khiến các sinh viên nổi loạn, cởi trần lấy lá nho chắn hạ bộ nhưng không tìm ra được cô này, và được kết luận là cô ta đã tự tử. Xong om

Cô người mẫu này, dám khoả thân đứng trên cái khiêng để sinh viên trường vác đi giữa phố phường, bị phạt 100 quan. Sau này mất tích. Cô ta thường làm người mẫu cho sinh viên tập vẽ nude. Dạo mình học, các người mẫu được trả khá tiền, tính tương đương ngày nay độ 100 đôla / giờ

Từ năm 1900 trở đi thì các đề tài thường lấy từ các truyện cổ của HY Lạp, hay Ai Cập, Krmers,… sau đó thì họ in các biểu ngữ, Bích chương dán khắp khu Latinh. Mình nhớ đề tài năm mình vào học về xứ Ấn Độ. Ông thầy mình dự thi với hình vẽ mấy ông và bà Ấn Độ múa máy trước cái đền có hình như dương vật. Kinh. Sau đó được in ra và nhóm ma mới như mình được sai đi dán Bích chương khắp khu Latinh. Có một cô học chung người Ba-Tư, nhìn hoài không hiểu đến khi thằng Jeff giải thích, chỉ tháp cao với cái nóc nhà như cái vòm là dương vật,…thì cô ta mới giác ngộ cách mạng và ré lên như bị Allah thục cà lét. Kinh


Mình đen sẵn nên dạo đó không cần hoá trang. Mấy cô như vậy đi ngang qua thì hay bị béo mông nên được gọi là “pinc
e-fesses”

Đến năm 1968 thì có cuộc cách mạng văn hoá, các sinh viên khắp Âu châu, khởi đầu ở Nanterre, gần Paris vào tháng 5 mà nay giới trẻ hay gọi là Mai 68. Ai tham dự các cuộc biểu tình đình công bãi thị được gọi là ‘Soixanthuitard” Họ bắt chước cuộc cách mạng văn hoá do Mao Trạch Đông khởi xướng ở Trung Cộng, đặt lại vấn đề văn hoá trong lịch sử Pháp. 

Sinh viên biểu tình trước cổng trường cao đẳng g quốc gia mỹ thuật Paris.

Các sinh viên xuống đường, nạy các cục đá ong làm đường, để quăng vào các cảnh sát cơ động nên sau đó, chính phủ De Gaulle phải dẹp hết các đường bằng đá ong, để làm nhựa đường. Từ đó lễ hội được tạm ngưng. 

Sinh viên học sinh nạy đá đường lên để chọi cảnh sát dã chiến, nên sau này chính phủ cho làm lại đường nhựa hết. Cái mất dậy là ngày nay họ lại bắt đầu làm lại với các lề đường. Chán Mớ Đời 

Lịch sử rất quái. Vụ khiêu vũ này được các nhà cách mạng 1789 đề xướng để nhân dân ăn chơi, quên đi các cuộc thanh trừng giết chóc của cách mạng. Sau này các hậu duệ làm cách mạng, cho đó là hủ hoá, mất đạo đức cách mạng nên cấm vào năm 1968. Cho rằng dân lao động thợ thuyền đau khổ bị bọn chủ cường hào ác bá hành hạ mà các anh chị yên vui nhảy nhót. Nghe nói họ thành lập lại lễ hội này vào năm 2012. Chán Mớ Đời 

Chính phủ ra luật, thay đổi cách sinh hoạt giảng dạy tại các đại học nhằm kiểm soát, bớt tự do phóng túng như xưa. Họ đổi trường thành các Unité Pédagogique . Không nhớ là bao nhiêu, lúc mình vào học thì có đâu 6 UP. Mỗi UP như vậy thì tự chọn cách giảng dạy. Mình theo UP2, theo cách giảng dậy cổ truyền nghĩa là phải học vẽ, lễ nhập môn, khiêu vũ bú cua la mua… còn các UP khác thì thiên về lý thuyết hơn, họ cho rằng kiến trúc sư không cần biết vẽ, chỉ nói trong đầu, tư duy đột xuất là ra nhà ra cửa. Đa số là theo các ông thầy đảng viên cộng sản hay Xã hội.

Sinh viên tự thiết kế các quần áo hoá trang theo đề tài nên khá vui thay vì mau đồ may sẵn như ngày nay. Chán Mớ Đời 

Mình may học theo lối cổ truyền nên biết vẽ. Sau này ra trường, đi khắp thế giới được tuyển dụng vì biết vẽ vì đa số kiến trúc sư ngày nay không biết vẽ. Nay thì máy điện toán vẽ cho họ. Năm đầu tiên mình vào học thì lớp mình có đến 22 tên. Khi ra trường chỉ có 2 tên; mình và thằng Jeff. Số còn lại thì bỏ cuộc sau 1, 2 năm vì không hợp còn thì họ đổi UP học cho dễ hơn vì không cần học vẽ. Vẽ xấu là bị đánh rớt, học lại. UP của mình theo hệ thống cổ truyền nên rất khó. Vẽ hoạ đồ mà xấu thì không được điểm nên trung bình đa số ra trường sau 10 năm. Phải đi thực tập cho các công ty kiến trúc để học vẽ trước mới được chấm ra trường.

Mình may mắn, có ông thầy thương nên trưa, thay vì đi uống cà phê với đám học chung sau khi ăn trưa, ông ta khuyên mình vác giá đi vẽ ngoài khu Latinh hay bên dòng sông Seine, đem về cho ông ta chỉ cách vẽ đẹp hơn nên tiến bộ nhanh. Đi du lịch ông ta cũng rủ đi theo. Sau này ông ta lấy một cô bạn học chung. Nhờ vậy, khi làm dự án, mình đều được điểm cao và được thêm tín chỉ. Thí dụ đồ án có 3 tin chỉ. Được điểm A thì mình được thêm 1.5 tín chỉ là 4.5 tín chỉ còn điểm B thì được thêm 0.5 tín chỉ là 3.5, C thì 3 tín chỉ còn D thì được 2. Mình may mắn được điểm cao đều đều nên đủ tín chỉ sau 5 năm thay vì 6 năm nên tình cờ tìm được công việc ở Ý Đại Lợi nên mình qua Ý Đại Lợi làm việc 1 năm luôn tiện tìm đề tài cho luận án ra trường. Tổng cộng 6 năm thay vì trung bình là 10 năm ăn chơi như đa số. 

Trở lại năm đầu được tham dự lễ hội của trường. Như mình kể, sau cuộc cách mạng 1968, họ bỏ lễ hội của trường nhưng các lò kiến trúc cổ truyền vẫn tiếp tục truyền thống cao đẳng mỹ thuật nên các atelier đều tổ chức lễ hội nhưng không quy mô như xưa. Họ gọi là “Pince-fesses”, béo mông. Nói như ngôn ngữ hiện đại là sách nhiễu tình dục.

Mấy tuần đâu có học hành gì, các ma mới đều bị điều động làm sân khấu, trang hoàng, mua rượu,…từ ngoài đi vào họ làm một con đường hầm gọi là catacombe mà Paris có, để họ bỏ xác người chết khi xưa ở dưới đất. Xương đầu lâu đầy nơi, tối om. Mấy cô đi vào mò mò đường, là mấy tên béo mông mấy cô, kêu oai oai rất vui. Sau đó mới vào nơi, sân khấu thì có ban nhạc chơi, có mấy thùng rượu to để cho bà con tha hồ uống. Ai không có hoá trang thì không được vào và không có giấy mời thì miễn vào.

Sinh viên nhảy đầm lúc đầu thì còn thấy áo quần sau đó thì rượu vào thì áo quần bay đâu hết. Mình thấy nhiều cặp ôm nhau làm tình một xó, đủ thứ đã nói khó diễn tả hết. Nói chung là rất vui, cha con nhảy đầm chơi tới bến, không như mấy ông bà người Việt ở bolsa, lướt quở nay bô-nê-rô hay cha cha. Mình nghe đài truyền hình pháp kể là mấy cán bộ nhớn Việt Nam ăn chơi cũng kinh lắm. Họ đổ rượu vào bồn tắm đầy rồi cho mấy cô trinh nữ vào nằm tắm, xong thì họ múc rượu mấy cô tắm xong để uống để có khí trinh nữ, ghi úp bổ dương gì đó. Chán Mớ Đời .

Phải xong hai vụ này thì sinh viên mới bắt đầu lo thi cử, vẽ sáng đêm để nộp đồ án mà chúng gọi là Charrette. Có dịp mình kể vì không có cái này thì không phải sinh viên kiến trúc.

Thời sinh viên mình ăn chơi nhảy đầm ở trường nên nay chán không thích nhảy đầm nữa. Mà nhảy với người Việt thì chán như con dán. Tây nhảy đầm là nhạc luôn tu ti còn dân an ná mít ở bolsa thì cứ một bản bô-nê-rô rồi đến cha cha làm mất hứng. Lâu lâu đồng chí gái kêu lắm phải bò theo mụ vợ. Mụ kêu ra nhảy vài bản cho mụ vui chớ mình thấy không ham kiểu nhảy đầm Việt Nam hoá.

Mình ở Việt Nam đâu biết nhảy đầm. Ngơ ngơ dân xứ thượng lại lọt vào trường cao đẳng Mỹ thuật như đến một hành tinh khác. Có tên bạn học chung kêu tới nhà dạy nhảy với cô em hắn rồi đi Boum với nhau. Mình thì cứ xem thiên hạ nhảy ra sao thì bắt chước làm theo hay chế thêm theo kiểu đi quyền Thái Cực Đạo nên tây đầm khoái lắm. Mấy con em của mấy thằng bạn cứ chê anh chúng, kêu phải học nhảy thêm với mình. Chúng cứ kéo đầu mình đi nhảy đầm.

Đi làm bồi cuối tuần mà chúng cứ đứng chực ở ngoài xe, xong việc là chạy ra lên xe chúng đi nhảy đầm đến 3, 4 giờ sáng mới bò về. Phước đức ông bà để lại nên mình học ra trường chớ rất nhiều tên ham chơi quá nên quên tốt nghiệp luôn. Ở Tây mà học rớt quá 2 năm là chúng đuổi học. Tốn tiền nhà nước.

Từ một tên ngu ngơ ở Đà Lạt, qua Tây mình đã ngố rồi, khi vào học gặp văn hoá đồi trụy nữa nên mình tan theo mấy khói. Không hiểu sao lại tốt nghiệp được. Ngồi viết nhớ lại một thời đi qua, quá vui, hưởng thụ đầy đủ, nay không thiết ăn chơi nhậu nhẹt. Nhiều khi tự hỏi nếu mình học kỹ sư thì có lẻ cuộc đời mình có một kết cục khác. Học xong ra trường đi làm, lấy vợ ở pháp. Xong om

Học kiến trúc thì mình có thể đi làm tứ xứ, lang bạc kỳ hồ, vẽ tranh bán khi đi giang hồ vào mùa hè khắp âu châu. Có lẻ bị ảnh hưởng của kiến trúc nên mình đầu óc hơi điên điên, làm khổ vợ con. Nay thì đi làm vườn, trở lại đời nông dân, lưng đội nắng, mặt thì vá đất. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Lễ nhập môn trường cao đẳng quốc gia mỹ thuật Paris

 Hôm qua, có hai anh bạn ghé nhà chơi. Một anh du học tại Liên Xô và một anh thì hụt đi Liên Xô. Anh thứ nhất đi Liên Xô năm 1975 (24.5 điểm). Bố mẹ là cán bộ tập kết còn anh thứ 2 đậu thủ khoa vào đại học Huế (29.5 điểm), sau đó thì được tuyển chọn đi du học bên Liên Xô, với một số sinh viên thủ khoa miền Nam, tỏng số đó có một MC nổi tiếng ngày nay tại Việt Nam. Được cho đi học tiếng Nga tại Võ Văn Tần trong vòng 1 năm. Cuối cùng mấy ông ngoài Bắc vào tìm cách loại để con họ đi thế, theo quy trình đào tạo các hạt giống đỏ. Xong om

Có một thủ khoa miền nam, bị loại, tự tử sau đó vì bao nhiêu giấc mơ tuổi trẻ đi Liên Xô bị phá huỷ còn anh thủ khoa đại học Huế thì tìm đường vượt biển. Sang Hoa Kỳ học Berkeley đi làm được mệnh danh là King of Start-up, làm cho các công ty công nghệ mới khởi đầu và rất thành công. Nghe họ kể về những giấc mơ du học, của tuổi trẻ sau 75, những ngày tháng ở Mạc Tư Khoa, kêu bọn Nga gian ác lắm. Chúng đánh người Việt như kẻ thù. Học xong thì chạy qua Ukraine làm ăn, rất thành công.

3 người Việt đi học ở hải ngoại; người đi Nga, người đi mỹ và người đi Tây rồi cuối cùng gặp lại tại Hoa Kỳ và kêu Hoa Kỳ là số một, dù dân chủ chưa được hoàn hảo lắm. Xong om

Tối qua đi ngủ bổng nhiên nhớ đến thời sinh viên. Mình có 2 đứa cháu ở Việt Nam, theo học trường kiến trúc Sàigòn. Không biết chúng có trải nghiệm như mình hay không vì trường kiến trúc Sàigòn, khi xưa bị ảnh hưởng của trường kiến trúc pháp. Đà Lạt có thời có trường kiến trúc tại Grand Lycee. Ông Ngô Viết Thụ tốt nghiệp tường này trước khi đi Tây.

Trường mình học thường được gọi école nationale supérieure des beaux-arts (ENSBA), dịch nôm na là Trường Cao Đẳng Quốc Gia Mỹ-Thuật. Trường tọa lạc tại đường Bonaparte, gần sông Seine, Quai Malaquais, gần đó có nhà ga Orsay, nay họ sử dụng làm viện bảo tàng và hàn lâm viện của Pháp.

Khuôn viên của trường cao đẳng quốc gia mỹ thuật. Lớp lịch sử mỹ thuật phía bên tay trái

Mình ở Neuilly/ seine nên lấy métro xuống trạm Louvre, đi bộ qua cầu “nghệ kiều” (passerelle des arts ) mà sau này, về lại Paris, thấy du khách có trò mua ổ khoá rồi còng vào chỗ lang cang, để cho mọi người biết mối tình của họ sông liền sông, núi liền núi. Mình nhắc vụ này vì phong cảnh quá đẹp của Paris, mình thường thấy mỗi khi đi học.

Cứ như bài văn của ông Thanh Tịnh về buổi đi học lần đầu tiên. Lúc mình đi qua cầu, vào mùa thu, lúc nhập học, thấy sương mù rồi ánh mặt trời loé lên phía Cầu Mới (pont neuf), rồi đến đảo phố (île de la cité) rồi nhà thờ đức bà, đẹp không kể nổi. Lần sau về Paris, chắc sẽ kiếm khách sạn gần đấy, để sáng thức giấc, cố lội đi qua chiếc cầu này để tìm lại hình ảnh của một thời. Vấn đề là đồng chí gái không thích Tây. Mới đến thì không thích nhưng nếu ở lâu thì mới cảm nhận được thủ đô ánh sáng này.

Đây là quang cảnh tương tự mình thấy mỗi khi đi học, đẹp nhất là buổi sáng khi ánh nắng bình mình vừa ló dạng trong sương mù.

Trường ÉNSBA được thành lập năm 1648, mang tên académie royale de peinture at de sculpture, đến năm  1793 thì ngôi trường huấn nghệ nhân cho triều đình bị dẹp bỏ sau cuộc cách mạng, để xoá hết dấu tích tàn dư của chế độ cũ. Đến năm 1817, thì được thiết lập lại và có thêm môn kiến trúc.

Khi xưa, vua chúa đều tuyển chọn các nghệ nhân tốt nghiệp trường này để vẽ tranh hay điêu khắc cho họ. Nhiều nghệ nhân nổi tiếng được đào tạo tại đây như Degas, Delacroix, Ingrosso, Seurat, Rodin,… ông hoạ sĩ Paul Cezanne nộp đơn hai lần nhưng bị từ chối. 

Bức tranh nói về Bal Des Quat’z’Arts của trường quốc gia cao đẳng mỹ thuật Paris khiến mấy cô đầm nghe mình học ở Beaux-Arts, cứ réo áo mình khi đến mùa lễ hội này để được mời tham dự.

Hàng năm trường này tổ chức một cuộc thi khuyết danh để tránh xì-căn-đang, bao che. Các thí sinh không được công bố danh tánh trên bản vẽ của mình. Mỗi bộ môn có một khôi nguyên, sẽ được chính phủ pháp đài thọ  trong 3 năm, nghiên cứu sinh tại thủ đô La-Mã, tại Villa Medici mà người pháp gọi. Những người này sẽ được cho đề tài để nghiên cứu trong thời gian lưu lại đây. Khi xưa, mấy người được đến đây, thường đi sang các xứ như Hy Lạp, Thổ NHĩ Kỳ, để nghiên cứu về lịch sử của các nền văn mình cổ.

Một người Việt xuất thân từ trường này và là khôi nguyên của giải Grand Prix de Rome về môn kiến trúc là ông Ngô Viết Thụ, mình kêu bằng dượng, bà con bên mẹ mình. Có lẻ mình học kiến trúc cũng vì dượng. Trước khi đi tây, mình có gặp dượng ở nhà ông Phúng. Dượng kêu, qua tây, kiếm con đầm nào nuôi ăn học rồi về. Chán Mớ Đời 

Lần đầu tiên về Việt Nam, mình có gặp dượng. Dượng có một người em vợ, trai út của ông bà Võ Quang Tiềm, cũng tốt nghiệp trường này.

Học các môn như lịch sử, toán, vật lý,.. thì học chung cả trường còn các bộ môn về kiến trúc, hội hoạ và điêu khắc thì học theo các tổ, lò. Các sinh viên được chia thành các atelier, tạm gọi là “lò”, sinh viên có quyền chọn lò nào để được huấn nghệ bởi một kiến trúc sư khá nổi tiếng. Mình thì chả biết ai là ai nên chọn đại atelier của ông Xavier Arsène Henry, ông này á quân của giải Grand Prix de Rome. Kiến trúc sư trưởng của thành phố Bordeaux về phát triển sau đệ nhị thế chiến, cánh tay phải của ông tỉnh trưởng Bordeaux, có thời làm đến thủ tướng của pháp. Ông này có 2 phụ giáo về kiến trúc và một phụ giáo về vẽ. Vẽ thì thường vẽ khoả thân và nature morte.

Mình nhớ lần đầu tiên học vẽ, thấy đầm ở truồng, ngồi, nằm trên bục cho mình tập vẽ, chim cò gì bị rối loạn. Đó lần đầu tiên thấy đàn bà cởi trần, râu ria rất là lạ. Kinh

Mỗi năm atelier có hai lễ chính đó là lễ nhập môn và Pince-fesses, tên của lễ tại trường có khiêu vũ, rất nổi tiếng của Paris. Mình có mấy cô đầm làm quen để được mời tham dự các buổi dạ vũ truyền thống này. Sẽ kể sau.

Năm đầu tiên, các sinh viên ma mới đều phải làm lễ nhập môn, truyền thống của trường. Hôm họp mặt đầu tiên của niên khoá, đám đàn anh sai tụi ma mới như mình đi mua rượu, đồ ăn mang về. Đến khi họp thì mình hỏi không có nước. Chúng phá lên cười, kêu xứ Tây không có trò uống nước, vì nước đắt hơn rượu. Mình thấy hai thùng tonneau để chình ình, khát quá, đành lấy một ly uống. Tối đó mình không biết làm sao bò về nhà, leo lên 7 tầng lầu, để vào ngủ ở phòng ô-sin. Sáng dậy, đầu đau như búa bổ nên tởn đến già. Sau này được giao trách nhiệm đi mua thức uống thì mình lén mua thêm nước ngọt.

Một hôm, vừa bò vào lớp thì nghe bọn đàn anh ra lệnh, đi mua bao nylon nhỏ, về chúng khuấy sơn vẽ và nước rồi bỏ vào bịch, cột lại. Sau đó, chúng mở cửa sổ rồi cứ tự nhiên như người Parisien, ném mấy bịch sơn xuống đường trúng người bộ hành và mui xe hơi, gây kẹt xe. Cảnh sát bò đến, chỉ đứng nhìn lên vì khuôn viên đại học, không được vào. Chán Mớ Đời 

Trong buổi họp, đám đàn anh bàn chuyện tổ chức lễ nhập môn và Pince-fesses của năm. Nghe đám đàn anh nói đến lễ nhập môn khiến mình và đám học chung niên khoá lo âu vì được nghe về các huyền thoại của trường cao đẳng mỹ thuật này. Đám đàn anh lại bú xua thêm la mua nên càng lo ngại.

Một hôm, độ 3 giờ chiều, mình nghe tiếng kèn trống của đội kèn đồng thì bọn đàn anh kêu lễ nhập môn của atelier nào đó. Mọi người chạy xuống đường, mình thấy mấy cô đầm và thằng Tây ở truồng, mình đầy sơn, chạy lêu thêu trong cái lạnh của mùa thu Paris, ra Saint Germain des Pré trong khi đó thì đội kèn đồng thổi tò te, chơi mấy bản nhạc khá lạ.

Mình ngơ ngác lo sợ đến cái ngày lễ nhập môn của mình, cũng phải bị cởi truồng, chạy lòng vòng ngoài phố. Bố mẹ, mất tin tức từ ngày Đà Lạt di tản, chắc không biết thằng con này, khi không đổi nghề, thay vì học kỹ sư nay lại bò đi học kiến trúc. Chán Mớ Đời 

Rồi ngày lễ nhập môn cũng tới. Cả tuần đám ma mới như mình chả học hành gì cả, phải đi mua cây, mua vải màn về làm sân khấu, đủ trò, kết hoa trang hoàng thời kỳ La-Mã vì đề tài năm nay là hoàng đế Carigula, một tên bạo chúa khét tiếng của thời La MÃ.

Đến ngày thì phải ra chợ Les Halles, dạo ấy chưa dời về Rungis, xin cá thối, đuôi cá mà người ta quăn. Đem về treo ngoài cửa sổ vì hôi. Có đám mua rượu đủ trò, còn ban nhạc kèn đồng thì tập dợt.

Đến giờ thì đám ma mới như mình bị dồn vào một phòng, để hoá trang thành nô lệ. Có thằng Jeff, bận đồ như các tay giác đấu, nói là hoá trang thành Spartacus. Mình nghe phía tường bên kia, tiếng la hét của đám đàn anh, kêu gào, đem bọn nô lệ ra đây.

Rồi một hồi chuông te te như phim la mã rống lên. Tên đàn anh hướng dẫn tụi này, kêu bò qua cái lỗ thế là bọn trai gái gì cũng theo thứ tự vần ABC, bò ra cái lỗ nhỏ trong tiếng la ó của đám đàn anh bên kia thế giới. 

Mình vừa bò ra khỏi cái lỗ thì phựt phựt, bao nhiêu cá hồi chiều mình đi xin  bị bọn đàn anh ném vào người vào đầu. Mình cất kính rồi nên chỉ thấy lờ mờ. Mấy tên đàn anh và mấy chị, bận đồ như các thượng nghị sĩ đời xưa, La hét, quăn rượu vào mặt mình và đám ma mới. Áo quần gì đều ướt phải rượu. Thằng Jeff vừa bò, hiên ngang đứng kêu “je suis Spartacus” thì bị ngay cái đầu cá thối ngay mặt nên hết muốn làm cách mạng, lo che đầu, chạy vòng vòng trong tiếng nhạc fanfare.

Sau đó đến màn thi đua xem ai có vú đẹp nhất và chim to nhất. Họ bắt đám ma mới con trai như mình đi lên mezzanine rồi cởi quần xì, ra chúng chiêm ngưỡng con chim. Thằng Jean đoạt giải nhất nên tối đó được bà mẹ ma mới (mère des nouveaux ) dẫn về nhà khai phóng, dạy hò giã gạo. Sau đó thì đám con gái đi lên Mezzanine, cũng phơi ngực như mấy bà nữ quyền ở Ukraine bây giờ. Hình như con Alba đoạt giải nhất vì ngực to như trái dưa hấu. Kinh

Có một atelier tên Lamache, không bao giờ nhận nữ giới vào học. Atelier này toàn con trai nên hay ăn hiếp các atelier khác. Chúng hay đổ bộ, tấn công, đem mấy bịch sơn vào atelier khác, quăng đầy nơi, phá tung hết, khiến ma mới phải đi dọn dẹp mệt. Có lần chúng tấn công atelier mình. Mình là ma mới nên ngồi hành lang, chúng chạy vào, quăng bịch sơn trên Bàn vẽ của mình mới vẽ xong đợi ngày mai nộp. Nổi điên, mình kéo thằng tây quăng bịch và khệnh cho nó một trận. Từ đó, lớp atelier mình không còn bị phá thối nữa.

Sau đó thì cha con nhảy đầm cứ như Esmeralda trong thằng gù notre dame. Tiếng nhạc tiếng trống, bà con uống rượu như điên, mình ngồi như bò đội nón, có thằng đàn anh đến hỏi “ça vas toi?” Mình chỉ biết u chau u chau ngồi xem đám tây đầm vui đùa. Hôm ấy, mình nhịn khát, không uống rượu, về tới nhà mới uống nước. Kinh

Đại loại, hàng năm sinh viên hoá trang kiểu hình này. Mấy cô học mỹ thuật rất chịu chơi

Sau đó thì chúng bàn đến tổ chức Bal des Quat’z’Arts nổi tiếng một thời mà chúng gọi là Pince-fesses, béo mông rất thú. Sẽ kể sau. Mình nhảy đầm với đám sinh viên trường này, quá vui. Nay ở Cali mình Chán Mớ Đời khi thấy mấy hội hè người Việt tổ chức khiêu vũ chán như con dán. Nay phải lên vườn.

Lần sau mình sẽ kể chuyện nhảy đầm ở trường này. Có 1 không 2, nếu đã tham dự một lần thì không muốn nhảy đầm mấy chỗ khác nhất là ở Bolsa.

Con gái mình qua Tây, có ghé đến trường này, chụp hình gửi cho mình. Nó nói bây giờ mới hiểu lý do bố cứ điên điên, không bình thường như bố mẹ bạn gốc việt của nó. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 



Mối tình đầu trả nhớ về không

 Tuần này, buồn đời mình xem phim Tây Ban Nha, để nhớ về thời gian ở xứ này, tuy ngắn ngủi nhưng đầy ắp tình người. Cuốn phim nói về một người đàn ông lớn tuổi, bắt đầu trả nhớ về không. Bổng nhiên nhớ đến cô gái năm xưa, khi mới lớn, đã làm cho ông ta xúc động đến ngày nay.

Ông Mario, một cựu giáo sư toán ở đại học Valencia, nay về hưu và goá vợ. Mỗi ngày, ông ra quán ăn sáng và chơi Crossfire-figure đăng trên báo. Cô bồi bàn hỏi ông ta, thông thường, trước khi cô ta đem thức ăn ra thì ông đã làm xong các bài toán trên báo. Hôm nay, chưa xong là thế nào. Ăn xong lại đến trả tiền, cô bồi bàn cho biết ông đã trả tiền rồi. Hẹn gặp lại ngày mai.

Ông bước ra cửa tiệm, chần chừ, không biết đi ngã nào về nhà. Đạo diễn tả lên cảnh ông ta bắt đầu bị bệnh Alzheimer. Ông ta đi khám nghiệm, bực bội khi thấy bà cán bộ y tế, cứ hỏi về cộng trừ nhân chia. Ông ta kêu là cựu giáo sư toán đại học mà bà lại hỏi tôi là thế nào. Cuối cùng ông bước ra cửa thì gặp cô con gái đang đến nhà thương để giới thiệu thuốc mới cho bác sĩ.

Lần sau đi khám nghiệm về trí nhớ thì cô con gái tháp tùng. Cuối cùng bà cán bộ y tế nói ông ta không thể ở một mình, phải cho vào viện dưỡng lão. Cô con gái nói, không được, tôi sẽ lo cho bố tôi. Thế là ông ta dọn về ở với gia đình cô con gái. Cô con gái có một đứa con gái với ông chồng làm nghề huấn luyện thể dục.

Cô con gái thì bận công việc vì dân buôn bán, về nhà vẫn phải nấu ăn cho chồng con và nay thêm ông bố. Gặp ông bố về già, trả nhớ về không, quăn thức ăn đủ trò. Nói chung thì cô ta không có thì giờ chăm sóc ông bố trả nhớ về không vì bận công việc, chỉ nuôi ở nhà, lo ăn uống thế thôi.

Được cái là cô cháu ngoại và ông ta có thời gian nói chuyện, tâm sự với nhau. Cô cháu nói là có bồ khiến ông ta giật mình, bảo cháu mới 12 tuổi đầu mà đã có bồ. Hỏi quen ở đâu, nói trên mạng khiến ông ta thất kinh. Cô cháu nói là có thể tìm đủ mọi người trên mạng. Ông ta hỏi có thể tìm được Marguerita Vader không? Cô cháu hỏi bồ cũ của ông. Nói không nhưng cô gái này khiến ông ta mê say đắm mà không dám thổ lộ thời học sinh. Cái này hầu như bệnh của mọi chàng trai mới lớn, trong đó có mình. Chán Mớ Đời 

Cảnh quay, ông ta khi xưa, ngồi làm toán trên chiếc cầu, và một cô gái nhìn ra biển và đang hát. Cô gái quay lại hỏi đi chơi không thì ông ta nói phải học. Ông ta mê toán nên cứ lấy sách giải toán, học đủ trò. Rồi cô gái bỏ đi, hình ảnh một cô gái dậy đẹp như thiên thần, đứng dậy bỏ đi như thoáng hiện rồi biến mất trong năm tháng của đời người. Ông ta nhớ cô gái thích văn chương.

Cô cháu ngoại kêu sao không tìm qua các cựu học sinh của trường khi xưa. Thế là cô ta vào trang nhà của trường học cũ khi xưa, ghi tên ông ngoại, chụp hình ông ngoại để làm tài khoản trên Facebook. Ông ta cũng mua cái điện thoại thông minh, cũng quẹt quẹt tìm kiếm, lướt mạng. 

Một hôm cô cháu ngoại kêu tìm ra địa chỉ của cô con gái, đối tượng đầu tiên của ông ta. Thế là hai ông cháu lên xe chạy đi tìm. Giữa đường hết xăng nên ghé vào đỗ xăng, đến khi trả tiền thì ông ta kêu không quen biết cô cháu ngoại nên người bán xăng, gọi điện thoại cho cảnh sát.

Cô con gái và chồng đi taxi đến để lái xe, chở hai ông cháu về. Khám phá ra ông ta đổ dầu diesel thay vì xăng nên xe nằm một cục, phải kêu xe đến kéo về ga-ra địa phương. Tối đó, cả gia đình ngủ lại khách sạn. Bà vợ có thời gian suy nghĩ lại cuộc đời hiện tại và lấy quyết định. Bà ta nói với ông chồng là khi trở về Valencia, thì muốn ông chồng dọn ra. Lý do là bà ta biết ông ta ngoại tình. Ông ta cho biết, ngoại tình để cho bà biết vì mãi lo làm ăn, sự nghiệp và bỏ bê gia đình.

Số Pi được xem như mối tình đầu, bất tận

Cô con gái hỏi ông bố, sao lại có thể phụ tình của mẹ cô ta. Cô ta không muốn ông ta đi gặp lại người con gái đó. Ông ta nói tiếng Tây Ban Nha rất hay, khó diễn đạt lại đây. Phụ nữ như các phương trình toán học nhưng đối với ông ta cô gái ấy như số Pi. Con số này rất lạ, chỉ đứng riêng một mình và không bao giờ chấm dứt. Hình bóng cô ta như con số Pi vẫn theo đuổi ông ta từ bé đến nay. Ông ta muốn gặp lại cô ta trước khi ông ta quên cô ta, trả nhớ về không. Bác nào muốn gặp lại người tình xưa thì cứ viện cớ của ông này là sắp mất trí nhớ nên muốn gặp lại một lần, mối tình đầu. Xong om, bảo đảm là sẽ không mất trí nhớ nữa, nhiều khi hải hùng kéo dài đến khi ra đi Vĩnh viễn. 

Nghe tới đây thì cô con gái chấp thuận chở ông ta đi tìm kiếm cô gái ngày xưa. Đến nơi, ông ta đi mua hoa để tặng đôi mắt người xưa. Ông ta bận đồ cực đỉnh, cô con gái nói có phải bộ đồ bố bận khi đi cưới mẹ con. Ông ta không trả lời. Đến nhà, gõ cửa thì một bà cụ gìa ra mở cửa khiến ông ta thất kinh, hồn vía lên mây, kêu không phải đôi mắt người xưa của ông ta. Cô con gái hỏi có phải đây là nhà của bà Marguerita thì bà chủ nhà kêu không. Bà ấy bán nhà cho tôi rồi dọn đi đâu. Hỏi địa chỉ thì không biết. Thế là bao nhiêu hồi hộp đều trôi xuống sông. Cả gia đình trở về Valencia.

Trên đường về thì cô cháu ngoại reo lên, nói là thằng bồ chưa bao giờ gặp, nói biết bà ta, hiện đang sinh sống tại Valencia và địa chỉ. Với điều kiện là cô ta phải đến gặp hắn khi hắn viếng thăm Valencia để tham dự đám cưới của họ hàng.

Cả gia đình đến dự đám cưới. Cô cháu thấy một tên cực đẹp trai, đang chụp hình tạo dáng, xeo-phì với một cô gái khác, đến chào kêu “Ola Pau, estoy Ana “ khiến tên con trai kia như bò đội nón, nhìn cô cháu ngoại ngơ ngác. Cuối cùng thì tên Pau xuất hiện, to béo, hắn đã lấy hình tên đẹp trai là em họ để đăng trên Facebook. Hai bên kênh nhau hỏi tại sao lại cho hình ảnh khác, không đưa hình thật. Cô cháu gái cũng xấu lại đi cà nhắc nhưng cuối cùng thì cũng OK. Hắn cho địa chỉ của đôi mắt người xưa của ông ngoại. Cái này, đa phần dân cư mạng đều bỏ hình từ thời Bảo đại còn tắm cởi truồng nên không nên gặp mặt. Chán Mớ Đời 

Thế là cả nhà chạy đi tìm vì ở cùng thành phố. Đến nơi, thì khám phá ra bà ta đã trả nhớ về không, ngồi nơi ghế nhìn về xa xăm. Ông ta khám phá ra bà ta đang thêu trên cái khăn tay số “Vô Cực” mà ông ta nói với cô ta ngày xưa, về tình yêu là vô cực. Ông chồng bà ta nhảy vào nói, bà ta từ độ mất trí nhớ cứ hay thêu số 8 nằm nghiêng, khiến ông ta nức nở và hãnh diện là cô gái ngày xưa vẫn nghĩ đến ông ta.

Cuối phim, cho thấy ông ta và cô gái ngày xưa, vào viện dưỡng lão ngồi bên nhau, nhìn biển như ngày xưa. Mối tình đầu trả nhớ về không.

Nếu định nghĩa tình yêu qua toán học, chúng ta thấy các cuộc tình đi qua như những phương trình hay các định đề. Chúng ta có thể thổn thức khi bắt gặp một ánh mắt, một nụ cười của một cô gái đã ghi tạc vào ký ức. Để rồi khi về già, bao nhiêu hình ảnh ngày xưa, bổng đâu như các ngọn sóng dào dạc trở về như các con cá hồi, lội ngược dòng suối, trở về miền ký ức nên thơ của thời mới lớn, tập tành biết yêu, biết nhớ.

Để rồi một ngày, các phương trình ấy, bị triệt tiêu khi chúng ta lao vào xã hội, lo sự nghiệp, lập gia đình, với các bổn phận. Chúng ta quên sống với người bạn đời, con cái, cha mẹ, để rồi một hôm, tất cả bay đi, vuột khỏi tầm tay như tình trạng cô con gái. Cô ta bị áp lực bởi một người cha là giáo sư đại học nên phải theo học ngành kỹ sư, để leo thang danh vọng để bì kịp sự thành đạt của người cha, để rồi hạnh phúc bay theo cơn mưa trên biển vắng của Valencia.

Tôi yêu em với tình yêu "Cố Định" 

 Hiến dâng em hai nghiệm số "Âm Dương"  

Tìm chu kỳ của "Hàm Số" tuần hoàn, 

 Để im lặng một "Đường Cong" biểu diển  

Dùng "Định Lý" thay người câu ước hẹn  

Lấy "Lũy Thừa" làm dáng lá thư duyên  

Giải "Đạo Hàm" mong tiếp xúc cùng em 

Tìm "Tọa Độ" của "Phương Trình Toán Học"  

Tôi yêu em đôi mắt buồn "Lưu Động"  

Mũi dọc dừa "Thẳng Góc" với môi son  

Tôi "Khai Triển" người yêu lý tưởng  

"So Sánh" rồi ghi chú nơi đây  

Tình yêu này là "Phương Trình Bậc Nhất"  

"Chứng Minh" rằng tôi một dạ yêu em  (vô danh)


Ngày nay, Internet đã giúp chúng ta trở về miền quá khứ, tìm lại bạn bè, người quen của thời xưa. Mình có chở đồng chí gái đi thăm gia đình đối tượng một thời khi xưa. Mình cũng có gặp lại đôi mắt ngày xưa, giúp tìm lại chút hồn nhiên của thời mới lớn trước khi trả nhớ về không, về miền vô cực. Cô nàng vẫn nhớ tới mình.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Áo tắm bikini

 Hôm trước, lướt trên mạng, thấy có người viết về áo tắm hai mảnh bikini. Mình đoán là người trong nước, thiếu thông tin, viết về hải ngoại không đúng. Áo tắm hai mảnh Bikini được đặt tên theo địa danh Bikini Atoll, một hòn đảo nhỏ ở Thái Bình Dương mà Hoa Kỳ cho nổ thử nghiệm trái bom nguyên tử của họ đầu tiên. Còn hai quả tại Nhật Bản thì họ chỉ bỏ chớ cũng không biết sự lợi hại ra thế nào. Dạo mình đi học ở Pháp, cứ lâu lâu nghe pháp cho thử nghiệm bom nguyên tử rồi báo chí thiên hạ chửi đủ trò.


Sau đệ nhị thế chiến, âu châu đang tìm cách xây dựng lại các đổ vỡ do thế chiến gây nên. Giới trẻ nhìn về tương lai sáng lạng hơn. Các tư tưởng mới được khai phóng về nghệ thuật thời trang từ đó đưa đến áo tắm hai mảnh, thường được gọi là Bikini. 

Ursuka Andress trong phim Dr. No . Cô đào này cho biết nhờ phim này mà sau này có thể đóng đủ loại phim và không cần làm việc khi về già.

Trong lịch sử nữ giới bận áo tắm hai mảnh đã có từ thời La-Hy mà người ta nhận thấy trên các bức tranh trên tường của những thời đại này. Thời trang thay đổi tuỳ theo xã hội qua thời gian.

Bà này bận đồ như vậy đi tắm biển mà bị bắt vi phạm thuần phong Mỹ tục

Năm 1907, bà Annette Kellermann, bận độ tắm bó người bị bắt vi phạm thuần phong mỹ tục. Từ những năm 1920 trở về sau thì thời trang khoả thân bớt bị chụp mũ mất đạo đức cách mạng. Các minh tinh màn bạc bận áo 2 mảnh như Jayne Mansfield, Ave Gardner khiến sự chấp thuận càng ngày dễ hơn để lộ thân thể. Do đó không nên chống đôi người đạo hồi, không cho nữ giới bận áo tắm khoe ngực.

Nữ tài tử Ave Gardner bận áo tắm 2 mảnh với đạo luật Hayes nên không được phơi rốn vào năm 1940

Tại Hoa Kỳ, có một đạo luật được gọi là Hayes, không cho Hồ Ly Vọng để lòi lỗ rốn từ năm 1934. Chỉ sau đệ nhị thế chiến thì mới bắt đầu cải cách. Trên thế giới, các tư tưởng sáng tạo mới được đưa ra như ở Việt Nam có nhóm của ông Cát Tường Le Mur. Ở Pháp quốc có nhà thiết kế thời trang Jacques Heim đưa ra áo tắm 2 mảnh mang tên “Atome” và ông Louiss Réard với “bikini” đã làm chấn động dư luận tại Pháp.

Cô vũ nữ khoả thân này mới dám bận để chụp hình tại hồ tắm tại PAris. Kiểu áo Bikini lần đầu tiên.

Kiểu áo tắm Bikini được trình làng 4 ngày sau khi Hoa Kỳ cho nổ thử nghiệm trái bom nguyên tử tại đảo Bikini Atoll ở Thái Bình Dương mà chả ai nghe đến bao giờ. Vấn đề là không có người mẫu thời trang nào dám bận nên ông Réard phải mướn một vũ nữ khoả thân tên là Micheline Bernadini bận trình diễn tại hồ tắm.

Đến năm 1960 thì đạo luật Haynes Code được xoá bỏ nên Hồ Ly Vọng tha hồ mà trình diễn áo tắm cực ngắn.

Có lẻ hình ảnh nữ giới bận áo tắm Bikini khiến mình thất hồn là khi xem phim “Dr. No”, khi tài tử Thụy sĩ Ursula Andress xuất hiện từ ngoài biển, đi bộ vào với con dao đeo bên hông. Vừa hát nhạc Hạ Uy Di khiến anh chàng điệp viên 007 cùng hàng triệu khán giả như mình ngớ ngẩn luôn.

Sang Tây, nhớ có lần đi biển miền Nam nước Pháp, có tụi quen giữa đường, tại LỮ Quán Thanh Niên, người Bỉ, rủ đến viếng một bãi biển nơi người ta khoả thân. Thấy hấp dẫn nên mình đi theo. Vào nơi mấy chị ngại không cởi hết quần áo, ngồi mé ngoài, còn mình và tên Bỉ, cởi phăng hết quần áo rồi bò ra biển. Mình chỉ sợ con chim ngẫu hứng chỉa nòng về hướng Ukraine.

Lạ một điều là thấy đàn bà đầy ở truồng nhưng con chim mình không xao xuyến, vẫn cương quyết, phấn đấu, giữ vững lập trường cách mạng. Còn mấy ông thì chim cò gì nhỏ bé, so với cái bụng thè lè như của mình bây giờ. Có người thì lũng lẵng đi thấy Chán Mớ Đời. Được độ 1 tiếng phơi nắng, cả 4 bò về lại thành phố, không nhớ tên, của vùng Camargue.


Bãi biển ở đây thì bận áo quần, mấy bà bận quần, phơi ngực rất hấp dẫn. Có cô đầm, chắc sinh viên, hè ra biển làm việc, đi bán kem trên bãi biển. Cô ta rất xinh lại phơi cặp vú đẹp không thể tả, đeo cái bình đựng kem đi rao hàng, ai nấy đều gọi lại mua kem để địa hai ngọn núi lửa. Kinh

Qua mỹ thì thấy phụ nữ bận áo tắm một mảnh khiến mình thấy lạ. Đầm thì topless mà mỹ nữ thì bận áo tắm một mảnh che khắp nơi. Chán Mớ Đời 

Sau này mới thấy trò bận áo 2 mảnh nhưng không hấp dẫn như thời ở Âu Châu. Các bà các cô tại đây, khá béo phì. Lấy vợ rồi nên sợ đàn bà, không dám nhìn nữa. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Một chút nhân ái từ Ukraine

 Khi nghe tin Putin ra lệnh cho quân đội xâm lược chiếm đóng Ukraine, vài người bạn gọi mình, hỏi xem có thể làm gì để giúp các nạn nhân của cuộc xâm lược phi lý này. Mình thì i-tờ về Ukraine, chỉ biết trả lời chỉ có thể gửi tiền tặng họ trong lúc khốn cùng.

Năm 1975, chỉ có 150,000 người Việt di tản mà chính phủ Hoa Kỳ khốn đốn, nay nghe nói có đến 4 triệu người di tản Ukraine, độ 10% dấn số của xứ này. Có một linh mục trong nhóm Mục Vụ Không Biên Giới, đã bay sang Ý Đại Lợi, nơi trại tạm cư của người tỵ nạn Ukraine. Mình được nhóm chỉ định gửi cho cha Tri $3,000 để cha có thể giúp người tỵ nạn ngay tại Ý Đại Lợi.

Loay hoay thì một anh bạn kêu mới liên lạc với một chị, hay giúp các chương trình hổ trợ y tế cho người nghèo tại Việt Nam. Chị này từng là du học sinh tại Ukraine, nay đã định cư tại Hoa Kỳ. Chị ta vẫn còn liên lạc vì còn công ty tại Ukraine. Chị ta giới thiệu một người bạn Ukraina, đã đưa con ra khỏi Ukraine, hai vợ chồng ở lại để giúp sức các người Ukraine và binh sĩ trong cuộc chiến chống xâm lăng.

Tấm tranh nói lên sự cuồng bạo của lính Nga, tàn sát người Ukraine như Việt Cộng giết người trong vụ Mậu Thân với những nấm mồ tập thể. Đúng là họ giải phóng người Ukraine bằng cách sát hại một viên đạn sau gót.

Mình xin địa chỉ và tài khoản để gửi cho anh ta chút tiền của Mục Vụ Không Biên Giới (Ministry without borders). Vấn đề là tại ngân hàng họ không tìm ra địa chỉ thành phố Kiev trong hệ thống của họ. Nên mình gửi thử $200 với tiền cước $50 để xem có đến hay không. 1 ngày sau thì nhận được tin của hai vợ chồng này, chụp hình với cái logo của mục vụ không biên giới và hàng hoá, họ mua để tiếp tế cho người dân ở vùng này, khiến mình và mấy người bạn hồ hởi, gửi tiếp.

Mình xem đài truyền hình đức về Ukraine thì mới hiểu lý do là ngân hàng mỹ không tìm ra thành phố Kiev. Số là thời Liên Xô thì họ đặt tên Kiev nhưng khi nước này dành độc lập thì họ đổi tên thành Kyiv nên máy điện toán của ngân hàng ngọng. 




Lá thư của họ được dịch sang việt-ngữ:


Cảm ơn các bạn đã và đang cùng chiến tuyến và ở bên cạnh chúng tôi.

 

Cảm ơn Mục Vụ Không Biên Giới với những giúp đỡ rất thiết thực và nhanh chóng của tất cả quí bạn. Ngân khoản mà anh Hoàng Sơn gởi đến rất hiệu quả. Vợ chồng chúng tôi đã quyết định ở lại Thủ Đô Kyiv. Nơi mà tiếng nổ của hỏa tiễn, đạn pháo kích nỗ liên tục và chung quang chúng tôi. Quân đội Nga đang tìm cách tàn sát và phá vỡ tất cả những gì chúng tôi Yêu Thương và kính trọng nhất Trong thời gian qua, anh chị Tiến – Quỳnh Hoa (người bạn ngày xưa đã sống tại thành phố này) – đã giới thiệu linh mục Hoài Chương, anh Hoàng Son và Mục Vụ Không Biên Giới. Chúng tôi đã nhận được từ các bạn $2,000 và hứa sẽ tiếp tục trợ giúp chúng tôi. Trong tuyệt vọng của chúng tôi và của dân tộc Ukraina, thì quí ví và Cộng Đoàn Thế Giới đã và đang là niền Hỵ Vọng và Yêu Thương bằng lời nguyện và hiện kim.

 

Trong nhiều ngày qua, thủ đô Kyiv đã giới nghiêm vì hỏa tiễn và đạn pháo kích của quân đội Nga, nên chúng tôi không ra ngoài được. Ngày hôm nay chúng tôi đã tìm và mua những thực phẩm cần thiết. Mang tới cho cảnh sát quận Golosievskoe. Họ đang làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh và tiêu diệt các lực lượng đặc nhiệm, biệt kích của Nga đang tìm mọi cách để đột nhập và thành phố. Thêm vào đó chúng tôi phân phát cho những gia đình có con nhỏ và người già yếu... đang sống trong các nguyện đường, nhà Hát, các đường hầm của xe lửa và bãi đậu xe. Xin nhận nơi đây lời cảm tạ và thành kính biết ơn.

 

Quân đội Nga mang xe tăng, tàu chiến, tên lửa, đạn pháo... đến quê hương và dân tộc chúng tôi. Họ loan truyền giải phóng nhưng thực sự họ tạo nên Ly Tán, tàn phá, chết và bi thương không kể hết được. Cộng Đồng Thế Giới và Mục Vụ Không Biên Giới đã và đang giúp chúng tôi chiến đấu cho Yêu Thương, sống và sẵn sàng Chết trong Yêu Thương và Tương Lai của dân tộc Ucraine và Hoà Bình của Thế Giới. Xin đừng bỏ chúng tôi

            Ps. Cha hoài chương, anh hoàng sơn, AC – Tiến Hoa, khi ngồi viết đến các bạn các giòng chữ này – thì tiếngười nỗ của đán pháo và tên lửa rơi không xa hầm trú này. Xin Cha một lời nguyện nhé. 

-- 

Sau đó, mình gửi thêm tổng cộng là $5,000. Có một anh bạn đã 30 năm không gặp, bổng nhiên gọi mình từ Atlanta, kêu gửi dùm $1,000. Vào buổi họp mặt của toastmasters, hôm đến phiên mình đọc diễn văn về tiểu luận ngắn 7 phút, mình nói về From Ukraine with Love, dựa theo phim James Bond 007, mang tựa đề From Russia with love do Sean Connery đóng. Tổng cộng qua mình đã gửi đến tay của họ là $6,200 ($5,000 của Mục Vụ Không Biên Giới, $1,000 của anh bạn từ Atlanta và $200 của bà mỹ quen). Hy vọng bạn bè giúp đỡ thêm vì khả năng mình và Mục Vụ Không Biên Giới cũng có hạn.

Bà vợ đi mua thực phẩm để đem lại cho những người lớn tuổi, không di tản. Tấm ảnh này khiến mình nhớ đến Mậu Thân, người sống trên Số 4, chạy xuống các trường học như Việt Anh, Đoàn Thị Điểm, Văn Học, để tạm lánh bom đạn.

Mình nói về cuộc di tản của người Việt vào năm 1975 như gia đình mình chạy di tản từ Đà Lạt về Sàigòn, suýt chết giữa đường khi Việt Cộng pháo kích, man rợ như hồng quân của Putin đang làm tại Ukraine. Nghe nhà kể là chạy giặc về Phan Rang rồi trên đường đi BÌnh Tuy, có một chiếc xe Lam vượt qua xe ông cụ mình. Vài phút sau thấy chiếc xe Lam đó bị pháo kích trúng chết cả đám, nằm vệ đường trong tiếng kinh cầu.

Mình có nói “never forget where you are come from” , đừng bao giờ quên nguồn gốc mình. Mình không di tản nhưng vẫn nhớ là từng làm người vô tổ quốc, tỵ nạn ở xứ người. Tiền bạc không có, có người Pháp giúp đỡ, tặng cho cái áo ấm mùa đông, cái quần ngắn cho mùa hè. Ngày nay, mình không phân biệt chủng tộc. Khi người tỵ nạn Syria đến, mình có để dành một căn hộ nhỏ cho người tỵ nạn, bất chấp họ là người gì, đạo gì để họ tạm ổn để xin việc làm, trợ cấp rồi ra riêng như nhớ ơn ông bà Marco, Cayla và Pellerin khi xưa đã giúp mình trong những bước đầu ở xứ lạ quê người.

Khi mình tốt nghiệp ra trường, mình có cảm ơn sự giúp đỡ của họ. Họ kêu, đừng có nghĩ đến ơn nghĩa, sau này, trên đường đời, mày thấy ai cần sự giúp đỡ thì cứ giúp họ như chúng tao giúp mày. Không ơn nghĩa gì cả, chỉ là lòng nhân ái của bề trên tặng cho chúng ta.

Có anh bạn kêu là anh ta khóc khi thấy họ in ra cái logo của mục vụ Không Biên Giới. Vấn đề là thiên hạ cứ nhắn tin kêu mình là cha. Linh mục Nguyễn Hoàng Sơn. Khi xưa, mình ế vợ vì hay đồng hành với mấy linh mục. Vào nhà con chiên thấy có con gái xinh đẹp, tính bò đến hỏi chuyện thì bà mẹ hỏi: “Cha hay Thầy để con xưng hô cho dễ”. Chán Mớ Đời 

Khi xưa, mình mướn căn phòng ô-sin (chambre de bonne) Paris. Sau đó người Pháp đã cho mình ở không lấy tiền, giúp mình có chút tiền để ăn học và tốt nghiệp. Nếu không có lòng nhân ái của người Pháp thì có lẻ mình không có ngày hôm nay.


Sau đó có một bà mỹ gốc DO Thái, ông bà sinh ra tại Nga Sô, gửi cho mình $200 nhờ gửi qua Mục Vụ Không Biên Giới.

Доброго дня! Дякую церкві без кордонів, за те що сьогодні ми змогли знову відвідати пожежну частину Оболонського району. Нарешті, сьогодні ми знайшли дуже дефіцитні товари: тушонка зі свинини, та вермішель Мівіна. Пожежна частина обличчі начальника Дмитра Володимировича Демченка, вислала величезну подяку церкві без кордонів це вже 3-й раз за 8 днів коли ми відвідали частину. 120 пожежників кожен день рятують від пожеж , викликаних попаданням ракет , від завалів в житлових будинках . Нас вже впізнають і чекають . Додому рятувальники попадають рідко , тому піклування про них -це додаткове врятоване життя людини , збережене майно . Але головне - це молитви за мир ,  спокій в Україні та світі , ми не забудемо всю допомогу , та ваші молитви. Дякуємо Пане Тієн та Хоа . Передайте Отцям церкви без кордонів велику подяку від наших рятувальників і особисто від нас !!! 

Надсилаю фото , що окупанти зробили з пожежною частиною В Пущі -Водиці , що також відноситься до Оболнського району , де працюють наші рятувальники. (Hiểu chết liền, nhờ một anh bạn người Việt từ Ukraine chuyển ngữ)


Chào bạn! Tôi cảm ơn Mục vụ không biên giới, vì thực tế là hôm nay chúng tôi đã có thể đến thăm sở cứu hỏa của quận Obolon một lần nữa. Cuối cùng, hôm nay chúng tôi tìm thấy hàng hóa rất khan hiếm: thịt lợn hầm, và mì ăn liền Mivina. Sở cứu hỏa với người đứng đầu Dmitry Vladimirovich Demchenko, đã gửi một lời cảm ơn rất lớn đến Mục vụ không biên giới, đây là lần thứ 3 trong vòng 8 ngày khi chúng tôi đến thăm khu vực này. 120 lính cứu hỏa mỗi ngày dập lửa các đám cháy do tên lửa bắn vào các tòa nhà dân cư. Những người lính cứu hỏa luôn luôn chờ đợi sự giúp đỡ của chúng ta. Nhân viên cứu hỏa hiếm khi về nhà phải trực chiến 24 /24 vì vậy chăm sóc họ là việc rất quan trọng Nhưng quan trọng hơn cả là những lời cầu nguyện cho hòa bình, hòa bình ở Ukraine và thế giới của các bạn . Chúng tôi sẽ không bao giờ quên tất cả sự giúp đỡ và lời cầu nguyện của bạn. Hãy dành cho các Cha của Mục vụ Không Biên giới một lời cảm ơn tuyệt vời từ những người lính cứu hỏa của chúng tôi và cá nhân !!! 

Tôi gửi một số bức ảnh về những gì những kẻ chiếm đóng đã làm với sở cứu hỏa ở Pushcha-Voditsa, cũng thuộc quận Obolinsky, nơi các người lính cứu hỏa của chúng tôi làm việc. 

Vấn đề ngày nay, chúng ta sống trong một môi trường của người tây phương nên truyền thông của họ chỉ chú ý đến những gì liên quan đến người tây phương còn những quốc gia khác hay chủng tộc, tôn giáo khác với tây phương thì ít chú ý đến.

Mình đọc báo của các nước Trung Đông thì dân các xứ này chửi người tây phương vì dân họ bị Nga Sô bỏ bom từ mấy năm nay, không ai lên tiếng như Syria, Yemen,… người Việt tỵ nạn chúng ta sống lâu ngày tại xứ tây phương đâm ra tưởng mình là người tây phương nên có người lên tiếng chống đối việc Hoa Kỳ nhận các người tỵ nạn từ Syria hay Á Phủ Hãn,…

Khi Hoa Kỳ nhận 150,000 người Việt di tản năm 1975, các người Mỹ chống chiến tranh Việt Nam như ông Biden đã từng tuyên bố tàn dư của chế độ Việt Nam Cộng Hoà là rác đang trôi dạt vào Hoa Kỳ, lên tiếng không nhận. Ngày nay, người Á Phủ Hãn cũng như người miền Nam, tin vào người Mỹ, tìm cách để xây dựng một xã hội dân chủ nhưng không thành. Không lẻ chúng ta kêu họ là rác từ xa đến, và không muốn giúp họ như một số người Mỹ đã từng phê phán người Việt di tản?

Khi Đại Dịch xẩy ra, mấy người bạn nhờ mình giúp 1 tay để lo vụ khẩu trang, diện trang và đổ bảo hồ cho chương trình Masks Save Lives thì bạn bè khắp nơi, gọi réo mình để giúp đỡ tài chánh,… mình đang lo làm lại hệ thống nước tưới trên vườn nhưng phải chạy về sau ăn trưa để phụ giúp mấy anh chị tình nguyện viên. Mấy chương trình khác thì ít hơn còn chương trình giúp tỵ nạn Ukraine, nạn nhân của bạo quyền thì không ai gọi cho mình, ngoại trừ một anh bạn không liên lạc từ 30 năm qua.

Nhận nhắn tin của hai vợ chồng từ Kyiv, nói về sự đóng góp nhỏ nhỏ của nhóm tụi này, phải nhờ anh bạn từ Ukraine dịch lại mới biết họ mua thực phẩm để giúp các người già, không di tản được, các lính cứu hoả,…


Có lẻ khi chiến tranh chấm dứt, mình sẽ làm một chuyến đi Ukraine để xem tình hình ra sao. Khi xưa, đọc Z28, thấy ông Tống Văn Bình đi đến Odessa với người đẹp Ukraine, mắt xanh nghe rất phê. Mình có giấc mơ đi viếng hải cảng này. Nay đến chắc tiêu tan hết. Phải đến khi chưa xây dựng lại mới hiểu được sự tàn khốc của chiến tranh, để không theo phe nào.

Доброго дня шановні Hoàng Chuong та Аno Son ! Ви як представники та керманичі Церкви без кордонів повинні знати , що Вашими молитвами , величезною допомогою , просто увагою , та нашою відвагою нам вдалося вперше визволити від російських військ міста Ірпінь , Бучу , Гостомель , Димер , Іванків , Бородянка , Велика Димерка , Дмитрівка, Макарів . Вперше сьогодні мало чути канонади вибухів в Києві , вперше можна буде потрапити в ці місця де люди вмирали , хто вижив,  той просто герой в цих місцях . Ми тепер зможемо привезти необхідну гуманітарну допомогу до цих місць. Там люди на межі життя та смерті . Вони пили воду з талого  снігу , їли раз на три дні , і їли лушпайки від картоплі . Зараз ми спрямуємо,  ті гроші що ви надали на закупівлю ліків , їжі , спальників та на паливо , щоб доставити все необхідне до людей , які не винні ні в чому . Ті гроші , що ви перерахували нам раніше ми спрямували на адресну допомогу інвалідам , людям яким ледве вистачає на прості потреби . Вони моляться на Вас , Це допомога , яка в цей час не має ціни . Знову привезли багато всього до пожежників , рятувальників . Дай Бог ми переможемо і вони Вас зустрінуть після перемоги з Повагою та подякою. 

Ваші молитви та героїзм нашого народу  дав нам можливість сьогодні вперше отримати перші здобутки :


✔️На Поліському напрямку підрозділами Збройних Сил України відновлено контроль над населеними пунктами Демидів, Димер, Литвинівка, Гаврилівка, Козаровичі, Жовтневе, Глибівка, Ясногородка, Талакунь, Сухолуччя, Липівка, Гавронщина, Маковище, Миколаївка, Хмільна.


✔️На Сіверському напрямку після відходу противника підрозділами Збройних Сил України взято під контроль населені пункти Рудня, Шевченкове, Бобрик, Стара Басань, Нова Басань, Макіївка, Погреби, Бажанівка,  Володимирівка, Шняківка, Сальне, Софіївка, Гаврилівка.-

Дякуємо вам Святі Отці Церкви без кордонів . Ви є часткою наших допомог і перемог !!!!!!


Xin được gửi lời chào thân thương nhất đến cha Hoàng Chương và anh Sơn . Các bạn, với tư cách là đại diện và lãnh đạo của Mục vụ không biên giới, nên biết rằng bằng những lời cầu nguyện và sự giúp đỡ to lớn của mình , bằng lòng can đảm của chúng tôi, chúng tôi đã lần đầu tiên giải phóng khỏi quân đội Nga thành phố Irpin, Bucha, Gostomel, Dimer, Ivankiv, Borodyanka, Velyka Dimerka, Dmytrivka, Makariv. Lần đầu tiên ngày hôm nay, không còn nghe thấy những tiếng đạn pháo ở Kiev, lần đầu tiên chúng tôi có thể đến những nơi mà mọi người đã chết, gặp những người sống sót để có thể mang viện trợ nhân đạo cần thiết đến những nơi này. Có những người đang trên bờ vực của sự sống và cái chết. Họ uống nước từ tuyết tan chảy, ăn ba ngày một lần và ăn vỏ khoai tây. Bây giờ chúng tôi sẽ dùng số tiền mà Mục vụ không biên giới đã gửi cho chúng tôi (2200 usd) để mua thuốc, thực phẩm, túi ngủ và nhiên liệu để cung cấp cho mọi người . Số tiền mà bạn đã chuyển cho chúng tôi trước đó( 3000 USD ) chúng tôi đã dùng để hỗ trợ có hiệu quả cho người khuyết tật, những người hầu như không có gì hết cho các nhu cầu tối thiểu của mình. Họ vẫn đang hàng ngày cầu nguyện cho các bạn, đây là sự giúp đỡ, mà tại thời điểm này là vô giá . Chúng tôi đã mang rất nhiều thứ cần thơ cho lính cứu hỏa, nhân viên cứu hộ. Chúa muốn, chúng tôi sẽ giành chiến thắng và họ sẽ gặp các bạn sau chiến thắng với sự tôn trọng và lòng biết ơn sâu sắc 

Những lời cầu nguyện của các bạn và chủ nghĩa anh hùng của nhân dân chúng tôi đã cho chúng tôi cơ hội hôm nay lần đầu tiên để nhận được những chiến thắng đầu tiên:

✔️Theo hướng Polissya, các đơn vị của Lực lượng Vũ trang Ukraine đã khôi phục quyền kiểm soát các khu dân cư Demidov, Dimer, Litvinivka, Gavrilovka, Kozarovychi, Zhovtneve, Hlybivka, Yasnogorodka, Talakun, Sukholuchya, Lypivka, Gavronshchyna, Makovyshche, Mykolaivka, Khmilna.

✔️Theo hướng Seversky, sau khi kẻ thù rời đi, các đơn vị của Lực lượng Vũ trang Ukraine đã kiểm soát các khu dân cư Rudnya, Shevchenkove, Bobryk, Stara Basan, Nova Basan, Makeevka, Pogreby, Bazhanivka, Volodymyrivka, Shniakivka, Salne, Sofiyivka, Gavrilovka.-

Cảm ơn các Cha của Mục vụ không biên giới. Bạn là một phần của sự giúp đỡ và chiến thắng của chúng tôi !!!!!!

Сьогодні ходив до нашої православної української церкви. Молився за здоров’я наших воїнів, всіх людей які зараз стоять на охороні нашої держави. Також молився за вашу допомогу і за те щоб у вас все було добре.


Hôm nay tôi đã đến Nhà thờ Chính thống Ukraina của chúng tôi. Tôi đã cầu nguyện cho sức khỏe của những người lính của chúng ta, tất cả những người hiện đang đứng ở tuyến đầu bảo vệ đất nước .Tôi cũng cầu nguyện cho các bạn và cầu chúc cho mọi người được mạnh khỏe và bình an 

Thiên hạ cứ gọi mình, xưng cha và con, phải đính chính hoài mình là người Lương. Làm việc với mấy ông cha. Mấy có vợ rồi chớ không thì ế vợ cả đời.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Chấm dứt một cuộc tình Thái-Việt

 Dạo thằng con học tiểu học, có chơi thân với một tên gốc Mít và Thái. Bố nó là người Thái, mẹ nó cũng là người Thái nhưng gốc Việt. Nghe nói có một cộng đồng người Việt tại Vọng Các. Trong hồi ký của ông Trần Trọng Kim có đề cập đến vấn đề này. Mình có ông Dượng, gốc Bắc kỳ, năm 1945, chạy tản cư với gia đình, ông lạc sang Thái Lan, lấy vợ Thái bên đó, đến khi liên lạc được với bố mẹ, di cư vào nam, nên đem 4 đứa con về Việt Nam. Có lần ở Luân Đôn, mình vào tiệm ăn tàu, nổi tiếng món vịt quay ngon nhất thủ đô Anh quốc, gặp chị phục vụ viên, nói tiếng Việt giọng Bắc cực chuẩn, tự xưng sinh tại Thái Lan. Mình sinh tại Đà Lạt, mới qua Tây mấy năm đã quên lú tiếng Việt. Chán Mớ Đời 

Bạn thằng con họ Bạch như gia đình thầy Bạch Thái Hà, chắc có máu làm ăn của gia đình Bạch Thái Bưởi vì rất giàu. Kể sau. Bố mẹ nó đặt tên Johann, họ Bạch nên đi học, thầy cô gọi Johann Bach như nhạc sĩ nổi tiếng của Tây Âu, chỉ có điều là hắn chơi nhạc rất tồi. Hai đứa chơi thân nên có trò ngủ nhà bạn. Mỗi lần thằng con ôm áo quần qua nhà thằng bạn ngủ, về nhà là cứ u chau, u chau… 

Chúc các bác gái một ngày phụ nữ đòi quyền sống như mấy cô đại diện Corona

Được gia đình bạn cho ăn uống mệt thở, không hà tiện như ở nhà mình. Nhà lại to, 1 phòng ngủ to hơn cả cái nhà của mình. Nhà họ ở khu Orange Park Acres, nghĩa là lô đất nhà tối thiểu trên một mẫu Anh quốc. Vợ chồng mình được mời đến nhà chơi một lần thì thất kinh vì nhà to hơn cái đình. Dạo ấy mà nhà đã có màn ảnh ghép ở lại to trên tường để xem đá banh. Độ 9 cái màn ảnh 35 inches ghép lại, nhà mình có một cái 27 inches được xem là hạnh phúc rồi. Họ có riêng phòng tập tạ, máy chạy bộ đủ trò, to hơn cả căn nàh của mình. Viếng nhà người ta xong mình thấy thẹn quá, không biết làm sao mà có thể làm giàu như họ. Đành nói với đồng chí gái là kiếp sau, anh ráng làm giàu như người ta. Mụ vợ kêu kiếp sau, gặp anh là tui băng qua đường tránh đụng anh. Chán Mớ Đời 

Họ nhờ có quốc tịch Mỹ và Thái nên xuất cảng đồ về Việt Nam và Thái Lan từ lâu. Không hỏi rõ vụ này. Họ chỉ kể là làm xuất nhập cảnh thức ăn của xứ này qua Mỹ rồi mua đồ gì bên này bán lại cho hai xứ bên kia. Giàu nức nở. Sau này, lớn lên hai đứa học khác trường trung học. Mình cho con học trường trung học ở Villa Park còn họ thì cho con học trường ở Anaheim Hills, gần nhà họ hơn.

Hôm trước, buồn đời mình chạy ngang khu Orange Park Acres để xem nhà cửa xây cất tới đâu rồi. Khi xưa, mình mê mua nhà khu này nhưng mụ vợ chê khu này, kêu hàng xóm xa cách quá. Nay ở nhà hàng xóm bên cạnh, chả gặp ai cả. Lâu lâu gặp, hỏi mấy câu trời mưa nắng xong là chạy. Sau 15 năm thì nhà cửa được xây cất lại rất nhiều. Khu này đất rộng nên dân giàu, có nuôi ngựa để cởi vòng vòng sau nhà hay trước nhà. Xưa kia là nhà như nông trại nay thì toàn là biệt phủ hết.

Chạy qua nhà thằng Johann thì thấy bà mẹ nó đứng trước nhà nên dừng lại hỏi thăm. Bà cho biết thằng con nay đi làm kỹ sư, còn ông chồng thì ly dị rồi. Mình không muốn hỏi thêm, định cáo từ nhưng buồn đời hay sao bà ta kể. Ông chồng về Thái Lan, có em chân dài nào túm cổ nên ông ta đòi ly dị, để đem cô ta sang. Ra toà thì bà ta gốc Việt nên hơi keo kiệt, mướn luật sư rẻ nên bị luật sư của ông chồng cãi hay nên ông chồng giữ căn nhà to đùng, còn bà thì lấy căn nhỏ hơn cho thuê khi xưa.

Như hiểu được sự ngơ ngơ ngáo ngáo của mình, bà ta kể tiếp. Trước khi dọn ra, bà ta mua mấy ký tôm về ăn rồi còn dư thì bà ta lấy cái gậy bằng nhôm để móc màn cửa sổ của mỗi phòng. Mấy ống này tròn, làm bằng nhôm nên ở trong rỗng. Bà ta lấy cái đầu ra rồi nhét võ tôm và tôm còn dư và những tình cảm yêu thương sâu đậm cho kẻ nội thù vào mấy cái ống rồi đậy nắp lại. Nhà từ trên xuống dưới nhất là phòng khách có mấy cái màn đẹp tuyệt vời của bà mua đặt bên Thái Lan đem về, đều được thiết bị các con tôm Thái Lan. Sau đó bà ta ca bản Capri! C’ est Fini!

Bà ta giao chìa khoá cho luật sư rồi ông chồng và cô bồ mới dọn vào. Được vài hôm thì bốc mùi. Ông chồng kêu thợ diệt chuột đủ trò đến. Tốn mấy ngàn đồng mà mùi hôi không bay đi, xịt mấy lít nước hoa CoCo Channel đủ trò nhưng hôi vẫn hoàn hôi. Ông chồng quyết định bán nhưng khách thấy nhà đẹp nhưng vừa mở cửa vào là chạy mất dép. Để cả năm không bán được nên bà ta nhờ luật sư, hỏi có thể xét lại tiền bạc chia ra sao thì bà ta lấy lại căn nhà. Nhà trị gía đâu 5 triệu nhưng bà ta điều đình sao đó chỉ trả có $500,000. Kinh

Giấy tờ xong xuôi thì bà ta cho thợ lấy mấy cái màn đem quăn hết, cho sơn phết lại nên hết ngửi mùi tôm chết theo cuộc tình hữu nghị 30 năm.

Hôm nay là ngày 8 tháng 3, ngày phụ nữ thế giới. Em kể lại đây để mấy bác nào có chồng về Việt Nam, kiếm em chân dài, đòi lấy luôn căn nhà của mấy bác thì nên chơi đòn cô gái Thái Lan gốc Việt Nam. Kinh

Còn mấy bác trai thì sau 3 năm, vào quốc tịch các em chân dài đá mấy bác, thì dùng chiêu này để lấy lại căn nhà mà mấy bác đã bỏ công sức, lao động để mua.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn