Showing posts with label Ở Tây. Show all posts
Showing posts with label Ở Tây. Show all posts

Chiến tranh Ukraine vs Việt Nam

Xem truyền hình, có nhiều lúc thấy tổng thống Biden như bị lẫn, ông ta đưa tay bắt tay một người vô hình sau khi đọc diễn văn nhưng phải công nhận công của ông ta rất lớn trong cuộc chiến tranh Nga-Ukraine. Liên Hiệp Âu Châu ký giấy mua 15 tỷ mét khối khí lõng trong năm 2022, và dần dần sẽ tiếp tục tăng thêm để khỏi phải bị áp lực của Nga Sô 155 tỷ mét khối. Biết bao nhiêu tiền cho Hoa Kỳ, trong khi đó Hoa Kỳ vẫn tiếp tục mua dầu khí của Nga dù ra lệnh cấm vận.

Kỳ đi âu châu vừa rồi ông ta đã ký giấy bán thêm 35 phản lực cơ F35 cho Đức quốc, bất chấp âu châu đang làm một loại phi cơ chiến đấy Scaf, hợp tác với Pháp quốc và Tây Ban Nha. Chưa kể thế giới sẽ không mua vũ khí nga sô mà quay qua mua của Hoa Kỳ và Anh quốc, 2 nước được xem là có lợi nhất trong cuộc chiến này. Trong khi đó lúa mì của Ukraine đang bị mốc thối vì bị nga sô vây hãm, của Nga thì không được bán vì bị cấm vận, các nông dân của Hoa Kỳ sẽ tha hồ bán lúa mì cho âu châu với giá khủng. Nga sô và Ukraine chiếm 25% tổng số lúa mì bán cho thế giới trong khi đó Hoa Kỳ bán 18% thêm số lượng so với năm ngoái. Cho thấy Hoa Kỳ lãi to trong cuộc chiến này, nên mới viện trợ thêm 800 triệu súng ống cho Ukraine. Xét ra, ông Biden cũng biết thời cơ hay chỉ là một con múa rối để nhóm tài phiệt chiến tranh phía sau, giật dây phía sau nhưng lời to. Có lẻ nên bán vũ khí cho các cuộc chiến thay vì tham gia như ở Á Phủ Hãn, I-Raq,..

Đọc tin tức lại khám phá ra từ năm 2014, lực lượng đặc biệt của Hoa Kỳ đã bắt đầu huấn luyện cho quân đội Ukraine, kỹ thuật mới về chiến tranh hiện đại. Do đó quân đội Ukraine tuy ít hơn Nga Sô nhưng có thể chống trả lại được đoàn quân “chí nguyện” của Poutine. Có lẻ vì vậy mà dân âu châu nhất là phe cực hữu của Âu Châu không thích Hoa Kỳ. Thấy tuần hành của các nhóm ủng hộ Nga Sô ở Đức quốc. Báo cực hữu của tây như Le Figaro chửi mỹ bay đầu.

Từ 3 tuần lễ nay, tin tức chiến trận từ Ukraine khiến người Mỹ chú ý rất nhiều khiến mình nghĩ đến cuộc chiến tại Việt Nam đã để lại nhiều người chết, thương phế bình và gia đình đổ vỡ mà đến ngày nay, vẫn chưa hàn gắn đối với các cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hoà, và Hoa Kỳ.

Cuộc chiến tại Ukraine sẽ thay đổi cuộc sống của chúng ta và người dân trên thế giới, đúng hơn là các nước tây phương. Các nước này sẽ bị lệ thuộc vào Hoa Kỳ nhiều hơn về thương mại và địa chính trị thay vì trung lập như mấy chục năm qua. Hoa Kỳ sẽ ủng hộ Putin tồn tại, để làm giàu, bán vũ khí, bán lúa mì, ngũ cốc. Em phải mua cổ phiếu của ExxonMobil nhờ GoldenPass sẽ bán dầu khí cho Âu Châu.

 Sau khi đồng minh thắng trận trong cuộc chiến tranh thế giới năm 1945. Thế giới được chia thành 2 khối: phe tự xưng là thế giới Tự Do và phe tự xưng là thế giới Đại Đồng. Người Nga và Ukraine, có thể nói có lịch sử chung khá lâu, nay cuộc chiến này sẽ biến họ thành kẻ thù cho nhiều thế hệ mai sau. 

Trong cuộc chiến tranh lạnh, hai phe đều choảng nhau qua trung gian các nước xa xa như ở Việt Nam, Đông Dương, hay các nước PHi Châu. Có lẻ vì vậy, mà ông Lê Duẫn từng tuyên bố chúng ta đánh cho Tàu, cho Liên Sô. Nhờ đó, Tây Âu sống yên ổn, có cuộc sống khá sung túc, ngân sách quốc phòng của họ chỉ chi có 1% tổng số GDP vì có anh Mỹ gác cho ngủ.

Đùng một cái, cuộc chiến Ukraine xảy ra khiến quốc hội Đức quốc, biểu quyết gia tăng ngân sách quốc phòng lên đến gấp đôi và có thể trong tương lai, sẽ gia tăng hơn. Khi xưa, các nước tây phương hay choảng nhau thời vua chúa nên ngân sách quốc phòng lên đến 50%-80%. Tiền dân đóng thuế để lo chuẩn bị chiến tranh nên xã hội không tiến được nhiều so với 80 năm vừa qua từ khi cuộc đại thế chiến thứ 2 vừa chấm dứt. Có nhiều sử gia cho rằng thế chiến thứ hai là thế chiến thứ 1, được tiếp tục sau khi đình chiến được vài năm để quân bại trận, chỉnh trang lại vũ khí và kinh tế.

Nhìn lại Việt Nam Cộng Hoà khi xưa, mỹ viện trợ mà ngân quỹ dành cho quốc phòng quá nhiều để có thể phát triển kinh tế một cách bình thường trong khi ngoài Bắc thì tất cả viện trợ của Liên Xô và Trung Cộng đều theo khẩu hiệu tất cả cho tiền tuyến. Sau 75 thì kỹ thuật, xã hội miền bắc thua xa miền nam. Như ông Hoài Thành từng nói: Nguỵ theo cơ bản là xấu nhưng sao chúng phát triển và lịch sự hơn ta.

Nếu ngân sách quốc phòng gia tăng thì tiền bạc dùng cho các chương trình phúc lợi cho dân chúng sẽ bị cắt xén để chi cho quốc phòng. Thanh niên sẽ phải bỏ học để đi quân dịch như thời mình ở Tây. Cuộc sống sẽ bị xáo trộn.

Khi một nước muốn xâm chiến một nước khác thì họ tìm đủ cớ để đánh chiếm như Hitler, đánh chiếm Ba-LAn, rồi các nước lân cận,… tương tự Hồng Quân đưa xe tăng vào Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc,… hay Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam. Vui nhất là Putin kêu bọn phát-xít ở Kiev khiến mình nức nở. Ông tổng thống Ukraine hiện tại là người gốc Do Thái, bị phát xít diệt chủng đến 6 triệu người. Liên Xô cũng đàn áp người gốc Do Thái sau 1945. Luật lệ nga sô không cho phép người ngoại quốc được vào quốc tịch Nga. Mình có gặp một cặp vợ chồng người Việt, du học tại nga rồi khi liên Xô tan rã thì họ ở lại, làm ăn và rất thành đạt. Họ cho biết là không xin vào quốc tịch của Nga Sô nên cho con họ du học tại Hoa Kỳ rồi tìm cách nhập cư tại đây khi con họ lập gia dình với người Mỹ tại Hoa Kỳ.

Theo mình hiểu sau 1954, người Pháp thất trận tại Điện Biên Phủ, buộc phải rút quân khỏi thuộc địa cũ. Họ vẫn muốn giữ quyền lợi tại các thuộc địa cũ. Ông Ngô Đình Nhu có một người bạn học cũ, làm dân biểu quốc hội Tây, nên nhờ lobby, đưa ông ông NGô Đình Diệm về làm thủ tướng cho quốc trưởng Bảo Đại. De Gaulle đồng ý vì muốn vùng Đông Dương của Pháp trở thành trung lập. Ông này chống mỹ một cây, chắc hiểu thâm ý của Hoa Kỳ khi ông ta làm kháng chiến chống đức quốc xã tại Anh quốc trong đệ nhị thế chiến.

Có lẻ vì vậy mà những tin tức về ông Ngô Đình Nhu, gặp gỡ phái đoàn Hà Nội tại Ấn Độ, có thể đúng. Chính phủ NGô Đình Diệm, tìm cách trở thành trung lập như khối do Ấn Độ (non-alignement). Có thể lý do đó mà người mỹ lật đổ chế độ đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà, và tìm cớ để đổ bộ quân đội họ vào Việt Nam qua vụ con tàu Maddox.

Tương tự Putin, người Mỹ nghĩ là chỉ trong vài tháng sẽ bình định được miền nam nhưng bị sa lầy tại Việt Nam, sau đó phải rút khỏi miền nam và đổi lấy việc bán coca cola cho Trung Cộng. Phủi tay khiến quân dân miền Nam chới với. Xong om.

Theo mình đọc tài liệu mật được giải mã của Hoa Kỳ thì ông tổng thống JFK, khi làm thượng nghị sĩ sĩ, đã được chính phủ Hoa Kỳ gửi sang Việt Nam và ông ta kết luận, không nên giúp pháp trở lại đông dương. Khi lên làm tổng thống, ông ta cho chống việc gửi cố vấn quân sự qua Việt Nam. Ông ta bị ám sát 1 ngày sau khi ký sắc luật, rút các cố vấn quân sự ra khỏi Việt Nam. 

Ông tổng thống Eisenhower có lên tiếng báo động các thế lực của tập đoàn vũ khí, lũng đoạn giới chính trị của Hoa Kỳ trong bài diễn văn cuối cùng trước khi mãn nhiệm kỳ. Theo tài liệu mật được giải mã thì các cố vấn quân sự của tổng thống Kennedy, thuộc loại diều hâu, muốn tấn công Liên Xô khi vụ khủng hoảng vịnh Con Heo tại Cuba. 

Các pháo đài B 52 tại Âu châu được lệnh báo động để bỏ bom khối Varsovie nhưng ông Kennedy nhất quyết đợi thêm kết quả thương thuyết. Có lẻ tình báo của Liên Sô đã báo cáo nên ông Khrushev mới cho tháo gỡ các dàn hoả tiễn không phải nguyên tử tại Cuba đem về. Theo tài liệu giải mật thì có một người của KGB đã báo động cho Hoa Kỳ là không phải đạn nguyên tử ở Cuba. Ông này sau bị gián điệp nằm vùng của KGB, báo cáo và đã giết ông này. Gần đây có nhiều cuốn phim tài liệu của Anh quốc và Hoa Kỳ và Do Thái nói về nhân vật này.

Nông dân đức lái xe máy cày theo hình vẽ, kêu gọi Hoà Bình

Lính nga hay lính Ukraine cũng là con người nên mình thấy thương cho những người lính bị giới cầm quyền đưa ra mặt trận, trong khi con cháu họ vẫn vui đùa tại hậu phương.

Xem mấy tập phim bộ của Ukraine “đầy tớ nhân dân”, do ông đương kim tổng thống viết soạn và đóng khiến mình thất kinh, nhất là tin tức chiến trường cho thấy sự tham nhũng đã ăn sâu vào quân đội của Nga Sô. Trong phim bộ Đầy Tớ Nhân Dân, có cảnh một ông đại tá thì phải, bán bánh xe để nuôi lính. Cấp trên đã ăn hết tiền dành cho quân đội.

Thấy hình ảnh các hoả tiễn của quân đội Nga Sô bắn vào Ukraine, không nổ. Nghe nói mỗi viên đạn như vậy tốn mấy trăm ngàn. Mình có nói chuyện với một anh, gốc miền bắc, du học tại Liên Xô. Anh ta nói có anh bạn tướng quân đội bắc Việt, cho biết là các tướng tham nhũng, ăn quá nên súng ống xe tăng chắc không ra trận được như vụ ông đại tá Nga Sô nào tự tử khi khám phá ra xe tăng không sử dụng được.

Tấm biến hoạ này khiến mình nhớ đến 75, người Việt hay kêu miền Nam nhận họ, miền bắc nhận hàng. Bộ đội là những người từ miền bắc đi bộ vào nam, thấy cái gì ưng thì đội đi về bắc.

Tham nhũng là bề trái của các chế độ độc tài, không có cơ quan nào kiểm soát, sẽ giúp chế độ xụp đỗ nếu phải chống trả quân đội xâm chiếm vì không được lòng dân. Người Ukraine, đã thử nghiệm 70 năm chế độ cộng sản, và mấy năm theo chế độ độc tài. Nay họ thà chết thay vì đầu hàng thì khó mà đánh thắng.

Đọc tài liệu thì cho biết quân đội Nga Sô, thay vì mua bánh xe của Michelin, họ lại mua bánh xe của Trung Cộng nên ra trận là bị lộn xộn, xe chạy không được. Có những thứ khác, khiến người ta trước đây rất lo sợ đội quân hùng mạnh của Nga Sô nay thì chới với vì thiếu xăng, thiếu hậu cần.

Trung Cộng cứ hăm he đánh chiếm Đài Loan nhưng Đài Loan lại được Hoa Kỳ yểm trợ. Nay họ bán cho hỏa tiễn Patriot. Vấn đề là Việt Nam, Trung Cộng có thể đánh chiếm Việt Nam để thị uy cho cả vùng. Trung Cộng đã khống chế hoàn toàn kinh tế Việt Nam cho nên họ không cần đánh Việt Nam. Chỉ mấy ngày sau khi Putin ra lệnh xâm chiếm Ukraine là Trung Cộng đã cho tàu đến khoan dầu đâu cách bờ biển Việt Nam 60 hải lý. Việt Nam chỉ lên tiếng rất lịch sự, yêu cầu Trung Cộng nên tôn trọng chủ quyền Việt Nam rồi im rơ vì đang lo bắt các đại gia.

Trong chế độ chủ nghĩa Tân thực dân của thế kỷ này, người ta chỉ khống chế bằng kinh tế, để mấy tên cầm quyền tại địa phương nghe theo mình, khỏi mất công đem quân đội chiếm giữ. Trung Cộng chỉ cần cho mượn tiền là có thể kiểm soát hệ thống chính trị của Việt Nam và các nước khác theo chương trình Con Đường Lụa của thế kỷ 21. Các nước mượn tiền, giới cầm quyền bỏ túi, nên phải đội vốn, nợ như chúa chổm nên phải nghe lời Trung Cộng.

Vấn đề Việt Nam, từ mấy chục năm qua rất thân với Nga Sô, mua súng đạn của Nga như xe tăng mà trên chiến trường Ukraine cho thấy bị banh-ta-lông. Một chiến xa giá 2 triệu đô-la, chắc Việt Nam phải trả 4 triệu mà chưa chắc chạy được. Nhớ mấy chiếc tàu của Vinashin?

Anh quen từng du học tại Liên Xô cho biết bọn Nga, nhất là đám KGB, công an. Chúng nó tàn bạo lắm. Mạng con người không nghĩa lý gì đối với chúng. Chúng được đào tạo từ thời cộng sản nên khó mà thay đổi. Các vụ thảm sát tại Bucha, cho thấy sự tàn bạo của chế độ như Mậu Thân năm 1968 tại Huế.

Câu chuyện đưa đến câu hỏi. Nếu có chiến tranh xẩy ra giữ Việt Nam và Trung Cộng, có ai ở ngoại quốc, trở về Việt Nam, chống xâm lăng như mấy người Ukraine ở hải ngoại? Trong bàn, không có ai đưa tay lên cả. Có anh kêu điên sao, để bảo vệ bọn cầm quyền, tham nhũng bú xua la mua. Mình nhớ năm 1979, có người kể là khi hay tin Trung Cộng xua quân qua đánh Hà Nội, dân miền Nam hoan hô, kêu đánh cho chúng chết đi.

Ngày nào còn các tập đoàn chế tạo vũ khí thì sẽ còn can-qua. Pháp bán súng đạn cho cuộc chiến ở Yemen, nay quay qua chửi Hoa Kỳ tặng vũ khí cho Ukraine, để biểu diễn cho thế giới xem để mua. Truyền thông chỉ nói đến các vụ súng bắn chiến xa và trực thăng để quảng cáo cho Hoa Kỳ bán vũ khí. Chỉ có dân đen là chết một cách vô tội vạ. Chán Mớ Đời  

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Lòng nhân ái là vũ khí tốt nhất

 Hôm nay, nhận được hình ảnh, video từ Ukraine khiến mình cảm động. Thấy anh chàng người Ukraine mà mình gửi tiền, mua đồ đem biếu các người già. Mình gửi các hình ảnh cho bà mỹ quen và anh bạn vắng bóng từ 30 năm qua, đã gửi tiền nhờ gửi cho nạn nhân chiến tranh tại Ukraine. Họ rất vui khi nhận hình ảnh từ Ukraine.

Xem hình, mình thấy lạ, nhớ lại những người Pháp, đã giúp đỡ mình khi mới sang Pháp hay những người Ý Đại Lợi, Thuỵ Sĩ, Anh quốc,… Những người mình gặp và giúp mình chút gì đó như bữa cơm khi đói thời sinh viên trên đường đời. Nay đến phiên mình, trả ơn họ qua những món quà nho nhỏ từ Hoa Kỳ cho những nạn nhân chiến tranh. Có lẻ mình sẽ không bao giờ gặp họ như những người pháp khi xưa, tặng mình áo quần, giày vớ thời sinh viên.

Thế giới đang chim ngưỡng con mèo Ukraine đang trở thành con sư tử trong việc bảo vệ tự do của xứ họ.

Trong lá thư được chuyển ngữ khiến mình buồn cười. Lý do là người chuyển ngữ sinh trưởng tại miền bắc và từng là du học sinh tại Liên Xô nên văn ngữ rất lạ đối với mình như “giải phóng, xâm lược, đóng gói, bộ đội Nga, bộ đội Ukraine, vận chuyển”,… có một câu khiến mình chới với: “lòng tốt chính là vũ khí”.

Các tin tức chiến sự hôm nay cho biết quân đội Ukraine đã đánh chìm một tàu chiến lớn của Nga Sô. Có lẻ lòng tốt của dân Âu Châu, Hoa Kỳ, Gia-nã-đại,.., những người yêu chuộng tự do, dân chủ đã giúp sức, như đưa “lòng tốt chính là vũ khí” cho người dân Ukraine chống lại “bọn xâm lược”. Mình chỉ mong chiến tranh chấm dứt để người dân đừng chết oan, do những kẻ ngồi trong cung điện, ra lệnh kẻ nghèo xông trận giết nhau để họ hưởng lợi.

Mình tải đây vài tấm ảnh nhận được tuần trước.

Cuối tuần này mình đi Arizona rồi sẽ đi Peru để leo núi 7 ngày. 7 ngày không có Internet. Để xem sao? Mình chỉ đem theo máy chụp hình















Mình đem theo carnet d’esquisse để xem có vẽ được hay không. Nếu không thì quay video và chụp hình, ghi lại kỷ niệm leo núi ở miền Nam Mỹ. Lần đầu tiên mình xuống Nam BÁn Cầu. 7 ngày không Internet để xem có sống sót hay không. Một trải nghiệm mới trên núi.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Khiêu vũ cao đẳng quốc gia mỹ thuật

 Như mình đã kể, hàng năm có hai lễ chính của trường: lễ nhập môn và buổi khiêu vũ nổi tiếng được gọi là “Bal des Quat’z’arts”, viết tắt của Bal des Quartre Arts (4 nghệ thuật), tượng trưng cho 4 môn của trường: Kiến trúc, hội hoạ, điêu khắc và chạm trỗ.

Bal des Quat’z’arts rất nổi tiếng trong giới trẻ, giới già thì cho đó là văn hoá đồi trụy. Chỉ được mời, phải có vé mời được vào nên khắp Paris, ai cũng muốn tham dự. Theo tài liệu thì lễ này được bắt đầu năm 1892, tại Paris, vào thời La Belle époque . Khởi đầu được tổ chức tại Montmartre, không phải ở trường. Có lẻ bắt chước lễ hội các người gitanes tại khu vực này. Sau đệ nhị thế chiến thì nhóm Gitanes này được dời ra ngoại ô.

Khởi đầu thì nhỏ nhưng rất thành công. Mình không hiểu vì lý do gì, có thể sau cuộc cách mạng, họ muốn tổ chức các cuộc ăn chơi để xoa diệu lòng dân vì dạo ấy, họ chặt đầu khá nhiều người Pháp, đến nổi phải chế ra máy chém để chặt cho nhanh cho kịp nhu cầu vì đao phủ thủ làm việc quá tải. Dân tây chặt đầu vua Louis 16 và bà vợ làm cô bé chăn cừu thấy vui quá nên hồ hởi phấn khởi chém hết thiên hạ trong các cuộc chỉnh lý, kêu phản bội cách mạng gì đó như mấy ông Robespierre và Danton, đưa ra biện pháp chém đầu khiến sau này hậu thế bắt chước, chém đầu họ luôn. Họ quên câu nói của cách mạng là đừng chém đầu người khác nếu không muốn người khác chém đầu mình.

Máy chém được tây gọi là Guillotine, mang tên ông y sĩ họ Guillotin, đã tư duy đột phá, thiết kế cái máy chém này. Đến thời tây thuộc, họ không xài nữa nên đem qua Việt Nam và các thuộc địa để chém dân đòi độc lập. Hình như mình có kể về cái máy chém rồi. Ai tò mò thì tìm trên bờ lốc của mình.

Lần thứ nhì được tổ chức ngày 9 tháng 2, năm 1893 tại Moulin Rouge. Các người mẫu khỏa thân đi dạo như một bức tranh hiện thực, đến nữa đêm thì có một phụ nữ khoả thân đứng trên bàn gây ra tranh cải kiện tụng.

Affiche của lễ hội của trường được thay đổi hàng năm về đề tài
Sinh viên hoá trang để tham dự tương tự lễ nhập môn cũng bú xua la mua như trên. Nói chung thì phong cách rất lập dị, man rợ. Bảo đảm đồng chí gái mà thấy hình ảnh của mình trong những năm tháng sinh viên chắc không dám lấy. Từ một tên ngố ở tỉnh lẻ như Đà Lạt, được thảy vào chuồng cọp của trường mỹ thuật. Sống sót ra trường là một may mắn của cuộc đời. Mình có mấy tên bạn, ở tỉnh lẻ về Paris học, tối nào cũng đi nhảy đầm, uống rượu riết chả ra trường bị đuổi, không biết giờ làm cái gì.
Những affiche được tổ chức để các sinh viên tham dự, để được chọn. Thấy toàn là chim dế treo lủng lẳng
Dạo đi học, mình cũng hay hoá trang thành những tên điên khùng như trên.

Dần dần trở thành lễ hội của các môn sinh của 4 phân khoa của trường. Mỗi năm đều có một đề tài riêng. Nữ giới được phép tháp tùng đều phải vẽ trên người như những bức hoạ rồi phủ lên áo quần hoá trang, dần dần sẽ được cởi ra hết khi trời về sáng. Lúc đó mới đi thưởng lãm tranh sống thực. Kinh

 Năm đầu tiên 1893, một người mẫu cho sinh viên vẽ bị bắt vì tội công xúc tu sĩ, cởi trần như nhộng, đứng lên cái khiêng, để mấy sinh viên khiên đi khắp phố như nữ thần tự do. Cô này bị bắt và phạt 100 quan khiến các sinh viên nổi loạn, cởi trần lấy lá nho chắn hạ bộ nhưng không tìm ra được cô này, và được kết luận là cô ta đã tự tử. Xong om

Cô người mẫu này, dám khoả thân đứng trên cái khiêng để sinh viên trường vác đi giữa phố phường, bị phạt 100 quan. Sau này mất tích. Cô ta thường làm người mẫu cho sinh viên tập vẽ nude. Dạo mình học, các người mẫu được trả khá tiền, tính tương đương ngày nay độ 100 đôla / giờ

Từ năm 1900 trở đi thì các đề tài thường lấy từ các truyện cổ của HY Lạp, hay Ai Cập, Krmers,… sau đó thì họ in các biểu ngữ, Bích chương dán khắp khu Latinh. Mình nhớ đề tài năm mình vào học về xứ Ấn Độ. Ông thầy mình dự thi với hình vẽ mấy ông và bà Ấn Độ múa máy trước cái đền có hình như dương vật. Kinh. Sau đó được in ra và nhóm ma mới như mình được sai đi dán Bích chương khắp khu Latinh. Có một cô học chung người Ba-Tư, nhìn hoài không hiểu đến khi thằng Jeff giải thích, chỉ tháp cao với cái nóc nhà như cái vòm là dương vật,…thì cô ta mới giác ngộ cách mạng và ré lên như bị Allah thục cà lét. Kinh


Mình đen sẵn nên dạo đó không cần hoá trang. Mấy cô như vậy đi ngang qua thì hay bị béo mông nên được gọi là “pinc
e-fesses”

Đến năm 1968 thì có cuộc cách mạng văn hoá, các sinh viên khắp Âu châu, khởi đầu ở Nanterre, gần Paris vào tháng 5 mà nay giới trẻ hay gọi là Mai 68. Ai tham dự các cuộc biểu tình đình công bãi thị được gọi là ‘Soixanthuitard” Họ bắt chước cuộc cách mạng văn hoá do Mao Trạch Đông khởi xướng ở Trung Cộng, đặt lại vấn đề văn hoá trong lịch sử Pháp. 

Sinh viên biểu tình trước cổng trường cao đẳng g quốc gia mỹ thuật Paris.

Các sinh viên xuống đường, nạy các cục đá ong làm đường, để quăng vào các cảnh sát cơ động nên sau đó, chính phủ De Gaulle phải dẹp hết các đường bằng đá ong, để làm nhựa đường. Từ đó lễ hội được tạm ngưng. 

Sinh viên học sinh nạy đá đường lên để chọi cảnh sát dã chiến, nên sau này chính phủ cho làm lại đường nhựa hết. Cái mất dậy là ngày nay họ lại bắt đầu làm lại với các lề đường. Chán Mớ Đời 

Lịch sử rất quái. Vụ khiêu vũ này được các nhà cách mạng 1789 đề xướng để nhân dân ăn chơi, quên đi các cuộc thanh trừng giết chóc của cách mạng. Sau này các hậu duệ làm cách mạng, cho đó là hủ hoá, mất đạo đức cách mạng nên cấm vào năm 1968. Cho rằng dân lao động thợ thuyền đau khổ bị bọn chủ cường hào ác bá hành hạ mà các anh chị yên vui nhảy nhót. Nghe nói họ thành lập lại lễ hội này vào năm 2012. Chán Mớ Đời 

Chính phủ ra luật, thay đổi cách sinh hoạt giảng dạy tại các đại học nhằm kiểm soát, bớt tự do phóng túng như xưa. Họ đổi trường thành các Unité Pédagogique . Không nhớ là bao nhiêu, lúc mình vào học thì có đâu 6 UP. Mỗi UP như vậy thì tự chọn cách giảng dạy. Mình theo UP2, theo cách giảng dậy cổ truyền nghĩa là phải học vẽ, lễ nhập môn, khiêu vũ bú cua la mua… còn các UP khác thì thiên về lý thuyết hơn, họ cho rằng kiến trúc sư không cần biết vẽ, chỉ nói trong đầu, tư duy đột xuất là ra nhà ra cửa. Đa số là theo các ông thầy đảng viên cộng sản hay Xã hội.

Sinh viên tự thiết kế các quần áo hoá trang theo đề tài nên khá vui thay vì mau đồ may sẵn như ngày nay. Chán Mớ Đời 

Mình may học theo lối cổ truyền nên biết vẽ. Sau này ra trường, đi khắp thế giới được tuyển dụng vì biết vẽ vì đa số kiến trúc sư ngày nay không biết vẽ. Nay thì máy điện toán vẽ cho họ. Năm đầu tiên mình vào học thì lớp mình có đến 22 tên. Khi ra trường chỉ có 2 tên; mình và thằng Jeff. Số còn lại thì bỏ cuộc sau 1, 2 năm vì không hợp còn thì họ đổi UP học cho dễ hơn vì không cần học vẽ. Vẽ xấu là bị đánh rớt, học lại. UP của mình theo hệ thống cổ truyền nên rất khó. Vẽ hoạ đồ mà xấu thì không được điểm nên trung bình đa số ra trường sau 10 năm. Phải đi thực tập cho các công ty kiến trúc để học vẽ trước mới được chấm ra trường.

Mình may mắn, có ông thầy thương nên trưa, thay vì đi uống cà phê với đám học chung sau khi ăn trưa, ông ta khuyên mình vác giá đi vẽ ngoài khu Latinh hay bên dòng sông Seine, đem về cho ông ta chỉ cách vẽ đẹp hơn nên tiến bộ nhanh. Đi du lịch ông ta cũng rủ đi theo. Sau này ông ta lấy một cô bạn học chung. Nhờ vậy, khi làm dự án, mình đều được điểm cao và được thêm tín chỉ. Thí dụ đồ án có 3 tin chỉ. Được điểm A thì mình được thêm 1.5 tín chỉ là 4.5 tín chỉ còn điểm B thì được thêm 0.5 tín chỉ là 3.5, C thì 3 tín chỉ còn D thì được 2. Mình may mắn được điểm cao đều đều nên đủ tín chỉ sau 5 năm thay vì 6 năm nên tình cờ tìm được công việc ở Ý Đại Lợi nên mình qua Ý Đại Lợi làm việc 1 năm luôn tiện tìm đề tài cho luận án ra trường. Tổng cộng 6 năm thay vì trung bình là 10 năm ăn chơi như đa số. 

Trở lại năm đầu được tham dự lễ hội của trường. Như mình kể, sau cuộc cách mạng 1968, họ bỏ lễ hội của trường nhưng các lò kiến trúc cổ truyền vẫn tiếp tục truyền thống cao đẳng mỹ thuật nên các atelier đều tổ chức lễ hội nhưng không quy mô như xưa. Họ gọi là “Pince-fesses”, béo mông. Nói như ngôn ngữ hiện đại là sách nhiễu tình dục.

Mấy tuần đâu có học hành gì, các ma mới đều bị điều động làm sân khấu, trang hoàng, mua rượu,…từ ngoài đi vào họ làm một con đường hầm gọi là catacombe mà Paris có, để họ bỏ xác người chết khi xưa ở dưới đất. Xương đầu lâu đầy nơi, tối om. Mấy cô đi vào mò mò đường, là mấy tên béo mông mấy cô, kêu oai oai rất vui. Sau đó mới vào nơi, sân khấu thì có ban nhạc chơi, có mấy thùng rượu to để cho bà con tha hồ uống. Ai không có hoá trang thì không được vào và không có giấy mời thì miễn vào.

Sinh viên nhảy đầm lúc đầu thì còn thấy áo quần sau đó thì rượu vào thì áo quần bay đâu hết. Mình thấy nhiều cặp ôm nhau làm tình một xó, đủ thứ đã nói khó diễn tả hết. Nói chung là rất vui, cha con nhảy đầm chơi tới bến, không như mấy ông bà người Việt ở bolsa, lướt quở nay bô-nê-rô hay cha cha. Mình nghe đài truyền hình pháp kể là mấy cán bộ nhớn Việt Nam ăn chơi cũng kinh lắm. Họ đổ rượu vào bồn tắm đầy rồi cho mấy cô trinh nữ vào nằm tắm, xong thì họ múc rượu mấy cô tắm xong để uống để có khí trinh nữ, ghi úp bổ dương gì đó. Chán Mớ Đời .

Phải xong hai vụ này thì sinh viên mới bắt đầu lo thi cử, vẽ sáng đêm để nộp đồ án mà chúng gọi là Charrette. Có dịp mình kể vì không có cái này thì không phải sinh viên kiến trúc.

Thời sinh viên mình ăn chơi nhảy đầm ở trường nên nay chán không thích nhảy đầm nữa. Mà nhảy với người Việt thì chán như con dán. Tây nhảy đầm là nhạc luôn tu ti còn dân an ná mít ở bolsa thì cứ một bản bô-nê-rô rồi đến cha cha làm mất hứng. Lâu lâu đồng chí gái kêu lắm phải bò theo mụ vợ. Mụ kêu ra nhảy vài bản cho mụ vui chớ mình thấy không ham kiểu nhảy đầm Việt Nam hoá.

Mình ở Việt Nam đâu biết nhảy đầm. Ngơ ngơ dân xứ thượng lại lọt vào trường cao đẳng Mỹ thuật như đến một hành tinh khác. Có tên bạn học chung kêu tới nhà dạy nhảy với cô em hắn rồi đi Boum với nhau. Mình thì cứ xem thiên hạ nhảy ra sao thì bắt chước làm theo hay chế thêm theo kiểu đi quyền Thái Cực Đạo nên tây đầm khoái lắm. Mấy con em của mấy thằng bạn cứ chê anh chúng, kêu phải học nhảy thêm với mình. Chúng cứ kéo đầu mình đi nhảy đầm.

Đi làm bồi cuối tuần mà chúng cứ đứng chực ở ngoài xe, xong việc là chạy ra lên xe chúng đi nhảy đầm đến 3, 4 giờ sáng mới bò về. Phước đức ông bà để lại nên mình học ra trường chớ rất nhiều tên ham chơi quá nên quên tốt nghiệp luôn. Ở Tây mà học rớt quá 2 năm là chúng đuổi học. Tốn tiền nhà nước.

Từ một tên ngu ngơ ở Đà Lạt, qua Tây mình đã ngố rồi, khi vào học gặp văn hoá đồi trụy nữa nên mình tan theo mấy khói. Không hiểu sao lại tốt nghiệp được. Ngồi viết nhớ lại một thời đi qua, quá vui, hưởng thụ đầy đủ, nay không thiết ăn chơi nhậu nhẹt. Nhiều khi tự hỏi nếu mình học kỹ sư thì có lẻ cuộc đời mình có một kết cục khác. Học xong ra trường đi làm, lấy vợ ở pháp. Xong om

Học kiến trúc thì mình có thể đi làm tứ xứ, lang bạc kỳ hồ, vẽ tranh bán khi đi giang hồ vào mùa hè khắp âu châu. Có lẻ bị ảnh hưởng của kiến trúc nên mình đầu óc hơi điên điên, làm khổ vợ con. Nay thì đi làm vườn, trở lại đời nông dân, lưng đội nắng, mặt thì vá đất. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Lễ nhập môn trường cao đẳng quốc gia mỹ thuật Paris

 Hôm qua, có hai anh bạn ghé nhà chơi. Một anh du học tại Liên Xô và một anh thì hụt đi Liên Xô. Anh thứ nhất đi Liên Xô năm 1975 (24.5 điểm). Bố mẹ là cán bộ tập kết còn anh thứ 2 đậu thủ khoa vào đại học Huế (29.5 điểm), sau đó thì được tuyển chọn đi du học bên Liên Xô, với một số sinh viên thủ khoa miền Nam, tỏng số đó có một MC nổi tiếng ngày nay tại Việt Nam. Được cho đi học tiếng Nga tại Võ Văn Tần trong vòng 1 năm. Cuối cùng mấy ông ngoài Bắc vào tìm cách loại để con họ đi thế, theo quy trình đào tạo các hạt giống đỏ. Xong om

Có một thủ khoa miền nam, bị loại, tự tử sau đó vì bao nhiêu giấc mơ tuổi trẻ đi Liên Xô bị phá huỷ còn anh thủ khoa đại học Huế thì tìm đường vượt biển. Sang Hoa Kỳ học Berkeley đi làm được mệnh danh là King of Start-up, làm cho các công ty công nghệ mới khởi đầu và rất thành công. Nghe họ kể về những giấc mơ du học, của tuổi trẻ sau 75, những ngày tháng ở Mạc Tư Khoa, kêu bọn Nga gian ác lắm. Chúng đánh người Việt như kẻ thù. Học xong thì chạy qua Ukraine làm ăn, rất thành công.

3 người Việt đi học ở hải ngoại; người đi Nga, người đi mỹ và người đi Tây rồi cuối cùng gặp lại tại Hoa Kỳ và kêu Hoa Kỳ là số một, dù dân chủ chưa được hoàn hảo lắm. Xong om

Tối qua đi ngủ bổng nhiên nhớ đến thời sinh viên. Mình có 2 đứa cháu ở Việt Nam, theo học trường kiến trúc Sàigòn. Không biết chúng có trải nghiệm như mình hay không vì trường kiến trúc Sàigòn, khi xưa bị ảnh hưởng của trường kiến trúc pháp. Đà Lạt có thời có trường kiến trúc tại Grand Lycee. Ông Ngô Viết Thụ tốt nghiệp tường này trước khi đi Tây.

Trường mình học thường được gọi école nationale supérieure des beaux-arts (ENSBA), dịch nôm na là Trường Cao Đẳng Quốc Gia Mỹ-Thuật. Trường tọa lạc tại đường Bonaparte, gần sông Seine, Quai Malaquais, gần đó có nhà ga Orsay, nay họ sử dụng làm viện bảo tàng và hàn lâm viện của Pháp.

Khuôn viên của trường cao đẳng quốc gia mỹ thuật. Lớp lịch sử mỹ thuật phía bên tay trái

Mình ở Neuilly/ seine nên lấy métro xuống trạm Louvre, đi bộ qua cầu “nghệ kiều” (passerelle des arts ) mà sau này, về lại Paris, thấy du khách có trò mua ổ khoá rồi còng vào chỗ lang cang, để cho mọi người biết mối tình của họ sông liền sông, núi liền núi. Mình nhắc vụ này vì phong cảnh quá đẹp của Paris, mình thường thấy mỗi khi đi học.

Cứ như bài văn của ông Thanh Tịnh về buổi đi học lần đầu tiên. Lúc mình đi qua cầu, vào mùa thu, lúc nhập học, thấy sương mù rồi ánh mặt trời loé lên phía Cầu Mới (pont neuf), rồi đến đảo phố (île de la cité) rồi nhà thờ đức bà, đẹp không kể nổi. Lần sau về Paris, chắc sẽ kiếm khách sạn gần đấy, để sáng thức giấc, cố lội đi qua chiếc cầu này để tìm lại hình ảnh của một thời. Vấn đề là đồng chí gái không thích Tây. Mới đến thì không thích nhưng nếu ở lâu thì mới cảm nhận được thủ đô ánh sáng này.

Đây là quang cảnh tương tự mình thấy mỗi khi đi học, đẹp nhất là buổi sáng khi ánh nắng bình mình vừa ló dạng trong sương mù.

Trường ÉNSBA được thành lập năm 1648, mang tên académie royale de peinture at de sculpture, đến năm  1793 thì ngôi trường huấn nghệ nhân cho triều đình bị dẹp bỏ sau cuộc cách mạng, để xoá hết dấu tích tàn dư của chế độ cũ. Đến năm 1817, thì được thiết lập lại và có thêm môn kiến trúc.

Khi xưa, vua chúa đều tuyển chọn các nghệ nhân tốt nghiệp trường này để vẽ tranh hay điêu khắc cho họ. Nhiều nghệ nhân nổi tiếng được đào tạo tại đây như Degas, Delacroix, Ingrosso, Seurat, Rodin,… ông hoạ sĩ Paul Cezanne nộp đơn hai lần nhưng bị từ chối. 

Bức tranh nói về Bal Des Quat’z’Arts của trường quốc gia cao đẳng mỹ thuật Paris khiến mấy cô đầm nghe mình học ở Beaux-Arts, cứ réo áo mình khi đến mùa lễ hội này để được mời tham dự.

Hàng năm trường này tổ chức một cuộc thi khuyết danh để tránh xì-căn-đang, bao che. Các thí sinh không được công bố danh tánh trên bản vẽ của mình. Mỗi bộ môn có một khôi nguyên, sẽ được chính phủ pháp đài thọ  trong 3 năm, nghiên cứu sinh tại thủ đô La-Mã, tại Villa Medici mà người pháp gọi. Những người này sẽ được cho đề tài để nghiên cứu trong thời gian lưu lại đây. Khi xưa, mấy người được đến đây, thường đi sang các xứ như Hy Lạp, Thổ NHĩ Kỳ, để nghiên cứu về lịch sử của các nền văn mình cổ.

Một người Việt xuất thân từ trường này và là khôi nguyên của giải Grand Prix de Rome về môn kiến trúc là ông Ngô Viết Thụ, mình kêu bằng dượng, bà con bên mẹ mình. Có lẻ mình học kiến trúc cũng vì dượng. Trước khi đi tây, mình có gặp dượng ở nhà ông Phúng. Dượng kêu, qua tây, kiếm con đầm nào nuôi ăn học rồi về. Chán Mớ Đời 

Lần đầu tiên về Việt Nam, mình có gặp dượng. Dượng có một người em vợ, trai út của ông bà Võ Quang Tiềm, cũng tốt nghiệp trường này.

Học các môn như lịch sử, toán, vật lý,.. thì học chung cả trường còn các bộ môn về kiến trúc, hội hoạ và điêu khắc thì học theo các tổ, lò. Các sinh viên được chia thành các atelier, tạm gọi là “lò”, sinh viên có quyền chọn lò nào để được huấn nghệ bởi một kiến trúc sư khá nổi tiếng. Mình thì chả biết ai là ai nên chọn đại atelier của ông Xavier Arsène Henry, ông này á quân của giải Grand Prix de Rome. Kiến trúc sư trưởng của thành phố Bordeaux về phát triển sau đệ nhị thế chiến, cánh tay phải của ông tỉnh trưởng Bordeaux, có thời làm đến thủ tướng của pháp. Ông này có 2 phụ giáo về kiến trúc và một phụ giáo về vẽ. Vẽ thì thường vẽ khoả thân và nature morte.

Mình nhớ lần đầu tiên học vẽ, thấy đầm ở truồng, ngồi, nằm trên bục cho mình tập vẽ, chim cò gì bị rối loạn. Đó lần đầu tiên thấy đàn bà cởi trần, râu ria rất là lạ. Kinh

Mỗi năm atelier có hai lễ chính đó là lễ nhập môn và Pince-fesses, tên của lễ tại trường có khiêu vũ, rất nổi tiếng của Paris. Mình có mấy cô đầm làm quen để được mời tham dự các buổi dạ vũ truyền thống này. Sẽ kể sau.

Năm đầu tiên, các sinh viên ma mới đều phải làm lễ nhập môn, truyền thống của trường. Hôm họp mặt đầu tiên của niên khoá, đám đàn anh sai tụi ma mới như mình đi mua rượu, đồ ăn mang về. Đến khi họp thì mình hỏi không có nước. Chúng phá lên cười, kêu xứ Tây không có trò uống nước, vì nước đắt hơn rượu. Mình thấy hai thùng tonneau để chình ình, khát quá, đành lấy một ly uống. Tối đó mình không biết làm sao bò về nhà, leo lên 7 tầng lầu, để vào ngủ ở phòng ô-sin. Sáng dậy, đầu đau như búa bổ nên tởn đến già. Sau này được giao trách nhiệm đi mua thức uống thì mình lén mua thêm nước ngọt.

Một hôm, vừa bò vào lớp thì nghe bọn đàn anh ra lệnh, đi mua bao nylon nhỏ, về chúng khuấy sơn vẽ và nước rồi bỏ vào bịch, cột lại. Sau đó, chúng mở cửa sổ rồi cứ tự nhiên như người Parisien, ném mấy bịch sơn xuống đường trúng người bộ hành và mui xe hơi, gây kẹt xe. Cảnh sát bò đến, chỉ đứng nhìn lên vì khuôn viên đại học, không được vào. Chán Mớ Đời 

Trong buổi họp, đám đàn anh bàn chuyện tổ chức lễ nhập môn và Pince-fesses của năm. Nghe đám đàn anh nói đến lễ nhập môn khiến mình và đám học chung niên khoá lo âu vì được nghe về các huyền thoại của trường cao đẳng mỹ thuật này. Đám đàn anh lại bú xua thêm la mua nên càng lo ngại.

Một hôm, độ 3 giờ chiều, mình nghe tiếng kèn trống của đội kèn đồng thì bọn đàn anh kêu lễ nhập môn của atelier nào đó. Mọi người chạy xuống đường, mình thấy mấy cô đầm và thằng Tây ở truồng, mình đầy sơn, chạy lêu thêu trong cái lạnh của mùa thu Paris, ra Saint Germain des Pré trong khi đó thì đội kèn đồng thổi tò te, chơi mấy bản nhạc khá lạ.

Mình ngơ ngác lo sợ đến cái ngày lễ nhập môn của mình, cũng phải bị cởi truồng, chạy lòng vòng ngoài phố. Bố mẹ, mất tin tức từ ngày Đà Lạt di tản, chắc không biết thằng con này, khi không đổi nghề, thay vì học kỹ sư nay lại bò đi học kiến trúc. Chán Mớ Đời 

Rồi ngày lễ nhập môn cũng tới. Cả tuần đám ma mới như mình chả học hành gì cả, phải đi mua cây, mua vải màn về làm sân khấu, đủ trò, kết hoa trang hoàng thời kỳ La-Mã vì đề tài năm nay là hoàng đế Carigula, một tên bạo chúa khét tiếng của thời La MÃ.

Đến ngày thì phải ra chợ Les Halles, dạo ấy chưa dời về Rungis, xin cá thối, đuôi cá mà người ta quăn. Đem về treo ngoài cửa sổ vì hôi. Có đám mua rượu đủ trò, còn ban nhạc kèn đồng thì tập dợt.

Đến giờ thì đám ma mới như mình bị dồn vào một phòng, để hoá trang thành nô lệ. Có thằng Jeff, bận đồ như các tay giác đấu, nói là hoá trang thành Spartacus. Mình nghe phía tường bên kia, tiếng la hét của đám đàn anh, kêu gào, đem bọn nô lệ ra đây.

Rồi một hồi chuông te te như phim la mã rống lên. Tên đàn anh hướng dẫn tụi này, kêu bò qua cái lỗ thế là bọn trai gái gì cũng theo thứ tự vần ABC, bò ra cái lỗ nhỏ trong tiếng la ó của đám đàn anh bên kia thế giới. 

Mình vừa bò ra khỏi cái lỗ thì phựt phựt, bao nhiêu cá hồi chiều mình đi xin  bị bọn đàn anh ném vào người vào đầu. Mình cất kính rồi nên chỉ thấy lờ mờ. Mấy tên đàn anh và mấy chị, bận đồ như các thượng nghị sĩ đời xưa, La hét, quăn rượu vào mặt mình và đám ma mới. Áo quần gì đều ướt phải rượu. Thằng Jeff vừa bò, hiên ngang đứng kêu “je suis Spartacus” thì bị ngay cái đầu cá thối ngay mặt nên hết muốn làm cách mạng, lo che đầu, chạy vòng vòng trong tiếng nhạc fanfare.

Sau đó đến màn thi đua xem ai có vú đẹp nhất và chim to nhất. Họ bắt đám ma mới con trai như mình đi lên mezzanine rồi cởi quần xì, ra chúng chiêm ngưỡng con chim. Thằng Jean đoạt giải nhất nên tối đó được bà mẹ ma mới (mère des nouveaux ) dẫn về nhà khai phóng, dạy hò giã gạo. Sau đó thì đám con gái đi lên Mezzanine, cũng phơi ngực như mấy bà nữ quyền ở Ukraine bây giờ. Hình như con Alba đoạt giải nhất vì ngực to như trái dưa hấu. Kinh

Có một atelier tên Lamache, không bao giờ nhận nữ giới vào học. Atelier này toàn con trai nên hay ăn hiếp các atelier khác. Chúng hay đổ bộ, tấn công, đem mấy bịch sơn vào atelier khác, quăng đầy nơi, phá tung hết, khiến ma mới phải đi dọn dẹp mệt. Có lần chúng tấn công atelier mình. Mình là ma mới nên ngồi hành lang, chúng chạy vào, quăng bịch sơn trên Bàn vẽ của mình mới vẽ xong đợi ngày mai nộp. Nổi điên, mình kéo thằng tây quăng bịch và khệnh cho nó một trận. Từ đó, lớp atelier mình không còn bị phá thối nữa.

Sau đó thì cha con nhảy đầm cứ như Esmeralda trong thằng gù notre dame. Tiếng nhạc tiếng trống, bà con uống rượu như điên, mình ngồi như bò đội nón, có thằng đàn anh đến hỏi “ça vas toi?” Mình chỉ biết u chau u chau ngồi xem đám tây đầm vui đùa. Hôm ấy, mình nhịn khát, không uống rượu, về tới nhà mới uống nước. Kinh

Đại loại, hàng năm sinh viên hoá trang kiểu hình này. Mấy cô học mỹ thuật rất chịu chơi

Sau đó thì chúng bàn đến tổ chức Bal des Quat’z’Arts nổi tiếng một thời mà chúng gọi là Pince-fesses, béo mông rất thú. Sẽ kể sau. Mình nhảy đầm với đám sinh viên trường này, quá vui. Nay ở Cali mình Chán Mớ Đời khi thấy mấy hội hè người Việt tổ chức khiêu vũ chán như con dán. Nay phải lên vườn.

Lần sau mình sẽ kể chuyện nhảy đầm ở trường này. Có 1 không 2, nếu đã tham dự một lần thì không muốn nhảy đầm mấy chỗ khác nhất là ở Bolsa.

Con gái mình qua Tây, có ghé đến trường này, chụp hình gửi cho mình. Nó nói bây giờ mới hiểu lý do bố cứ điên điên, không bình thường như bố mẹ bạn gốc việt của nó. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 



Đời là vô thường?

 Mình thường nghe mấy người quen lớn tuổi, khi nói chuyện với nhau, hay chép miệng bảo đời là vô thường, rồi gật gật cái đầu như tâm đắc về lời nói rất “vô thưởng vô phạt” của họ. Mình hay nghe mấy ông sư dùng cụm từ “vô thường” này khi thuyết pháp, khiến lơ mơ lơ mơ về cụm từ này.

Mình nhớ nhất lần đầu tiên, xem truyền hình tại Hoa Kỳ, ở nhà cô bạn mỹ quen từ khi còn ở Paris. Vận tốc nói chuyện của các xướng ngôn viên tại Hoa Kỳ rất nhanh, rồi quảng cáo ào ào, khác với các đài BBC tại Anh quốc khiến mình chới với không hiểu chuyện gì xẩy ra.

Sau này, sang Hoa Kỳ làm việc và định cư luôn thì mới hiểu xã hội Hoa Kỳ, được định hướng theo chủ nghĩa hưởng thụ, tiêu thụ vô tội vạ. Thiên hạ làm việc cực hơn, nhiều giờ hơn dân âu châu, để có tiền, mua sắm những thứ mà xét ra không cần thiết lắm. Họ như bị làn sóng lớn, cuốn họ theo cuộc chạy đua, mua sắm, để tạo ra chút hạnh phúc trong chốc lát mà Hà Nội hay tuyên truyền là phồn vinh giả tạo. Ở  Âu châu người ta ăn xong là lo tính đi nghỉ hè.

Cuộc sống tại Hoa Kỳ quá nhiều đòi hỏi khiến người Mỹ bị stress, đi mua sắm như thể kiếm chút Dopamine khiến họ bị nghiện luôn. Vợ chồng bỏ nhau vì tài chánh. Nghe báo chí kể, nữ giới đi mua sắm, phải làm giả các biên lai để chồng không bất bình,…

Trẻ em xem truyền hình cũng bị tẩy não bởi các món quà, đồ chơi đủ trò. Chính phủ có ra luật, cấm truyền thông, quảng cáo cho thiếu nhi trên truyền hình. Ngày nay, con nít mới 1 tuổi đã bấm loạn xạ, đầu óc cứ chăm chú vào cái iPad thì tương lai của chúng khó mà lường. Chúng ta càng ngày càng bị điều kiện hoá bởi cái điện thoại. Đã được gắn vào đầu tư tưởng hưởng thụ, tiêu thụ, mua sắm, đòi hỏi. Theo nhà Phật thì cái Dục là khởi đầu cho sự đau khổ. Người tây phương chạy theo lối sống hưởng thụ chốc lát nên hay bị khủng hoảng tinh thần, trầm cảm,… đọc báo chí á châu thì người dân ở các xứ này dần dần lâm vào tình trạng các nước tây phương, bận đồ hiệu, không đủ tiền thì bận đồ hàng nhái.

Người Mỹ bị truyền thông quảng cáo, tiếp thị khiến họ phải chạy đi sửa mông, sửa ngực đủ trò, để có cảm tưởng là cô đào nào trên phim bộ. Người ta lên mạng, chụp hình tạo dáng. Giới trẻ ngày nay nhất là phái nữ, gia tăng tỷ lệ tự tử hơn 168% vào năm 2014 so với 2008. Lý do là chụp hình tạo dáng, bỏ lên mạng bị chê là xấu hay điên,… ai có tỷ lệ năm 2021 thì cho em xin.

Mình sống tại vài nước ở âu châu trước khi định cư tại Hoa Kỳ. Sau 36 năm, có lẻ mình chưa bị hệ thống xã hội của Hoa Kỳ nhồi sọ hoàn toàn nhờ đã sinh sống tại các nước ở Âu châu. Khi gặp người quen, bạn bè tại nhà ai, mình không biết gì về xe cộ, thời trang hay bóng bầu dục, thậm chí không biết nhậu nên đám quen biết Chán Mớ Đời mình lắm. Không rành nên mình chỉ ngồi ăn, ít lên tiếng.

Tại Hoa Kỳ, người Mỹ hay nói đến quốc gia này là số một trên thế giới, Giấc Mơ Hoa Kỳ,… ra Bolsa, mình thấy người Việt đi xe chiến đấu, xịn, đeo LV giả, đủ trò để loè thiên hạ mình là người thành đạt.

Thế nào là thành đạt? Giàu có? Đi xe xịn? Bận áo quần hạng xịn? Tuỳ theo định nghĩa của mỗi cá nhân, ……….

Đúng Hoa Kỳ là một quốc gia mạnh nhất thế giới, có nền kinh tế mạnh nhất, có thể thua Trung Cộng vì người Tàu họ không cho tiền tệ của họ theo giá chính thức thị trường. Giấc mơ Hoa Kỳ có thể đúng với một thiểu số, còn lại thì khá châm. 

Ông Elon Musk, một người Nam Phi, thành công bậc nhất trên thế giới, nhờ sinh sống và làm việc tại Hoa Kỳ. Nếu ông ta ở lại Nam Phi thì chắc chắc sẽ không ngất đầu lên được vì đa số là người da đen, người Nam Phi da trắng là thiểu số. Hoa Kỳ hùng mạnh vì tôn trọng tự do, và cho phép người di dân một cơ hội để tạo dựng cuộc sống, thực hiện giấc mơ của họ. Ở âu châu, một người ngoại quốc, dù có quốc tịch của nước sở tại, cũng khó mà thành công như ông Elon Musk.

Lên Los Angeles thấy dân vô gia cư rất nhiều. Hôm trước, chạy xe mình thấy số người vô gia cư, trước đây ở Anaheim, nay bị đuổi, chạy về đây.

Xã hội Hoa Kỳ được định nghĩa bởi bọn con buôn qua sự trung gian của giới truyền thông. Truyền thông cứ rao rao các nhân vật của thế giới điện ảnh, truyền hình để bán áo quần, giầy dép, xe cộ,.. nói chung người Mỹ thích mua sắm hơn là chú ý về tinh thần.

Tấm ảnh này nói lên sự quảng cáo về tâm lý khiến người Mỹ chạy đi mua đồ mà họ không cần thiết nhưng vì thấy khuyến mải, nghĩ mình không mua là dại dột. Họ đâu có biết là công ty tăng giá rồi ghi hạ giá 50%.

Cứ thấy mỗi kỳ lễ Tạ Ơn và giáng sinh xong là có màn chen lấn, đứng đợi, đem lều ra ngủ qua đêm để được là những người đầu tiên vào các siêu thị đang rao khuyến mại. Người mỹ gọi là Black Friday. Việt Nam mình có Tháng Tư Đen, Hoa Kỳ có Thứ Sáu Đen mỗi năm, để các siêu thị bán tháo đồ trong năm còn ứ đọng. Hình ảnh thiên hạ, dành nhau để mua một món hàng, đủ trò. Mình nhớ có lần đi mua đồ chơi cho thằng con hồi nhỏ, đi không biết bao nhiêu tiệm vẫn không tìm ra. 

Mình nhớ khi dọn về căn nhà ở thành phố Orange. Mình thất kinh vì trong đời không bao giờ nghĩ sẽ ở trong căn nhà to đùng như vậy. Cái phòng đựng quần áo của hai vợ chồng, to hơn căn phòng ô-sin của mình ở Paris trong 8 năm. Mụ vợ kêu phía bên này, là đồ của tui, còn phía bên kia là đồ của anh. Quay đi quay lại, mình thấy đồng chí gái bành trướng, quần áo của mụ xâm lược qua phần của mình, đến nổi mình không còn chỗ, phải đem ra ga-ra treo mấy cái để đi vườn.

Chúng ta cứ đi mua sắm vô cớ, mua vì thấy bán khuyến mại, tự nghĩ là đã mua một món đồ rẻ, dù không cần thiết lắm. Sau đó, bỏ cả đống, không bao giờ đụng đến. Chúng ta sống với cảm tính nhiều hơn là so sánh, đắn đo những gì cần thiết cho cuộc sống. Chúng ta mất phương hướng của cuộc đời, chúng ta bị lôi cuốn bởi bạn bè, truyền thông, tự tạo ra cảm giác, đưa đến sự tha hoá về tâm thần.

Không cần ở nhà cao cửa rộng, chỉ cần một mái ấm là hạnh phúc.

Dạo mình mới sang Cali, nghe thiên hạ kể nhiều người lái xe cũ, không có máy lạnh nhưng vẫn đóng cửa sổ vào mùa hè, để thiên hạ tưởng đi xe xịn, có gắn máy lạnh. Tại sao phải tự làm khổ chúng ta? Sợ người ta chê cười? Không có mợ chợ cũng đông. Chả ai để ý chúng ta ngoài đường. Chúng ta sống trong sự hoang tưởng là người quan trọng, của thời cuộc. Trên thực tế thì chả ai để ý gì đến mình. Tại sao phải tự hoang tưởng mình là cái rốn của vũ trụ.

Mình nhớ đi chơi với đồng chí gái trên chiếc xe cũ, chỉ có một cuốn băng cassette của Út Trà Ôn hát bản “tình anh bán chiếu” khiến đồng chí gái kêu đi xe tui cho xong.

Dạo này, giới trẻ tìm về sự đơn thuần, tối giản mà họ gọi chủ nghĩa tối đơn giản (minimalism). Có ông kể rất thành đạt, làm quản lý trên 100 người. Một hôm, có điện thoại, thấy mẹ ông ta gọi nhưng bận quá nên ông ta nghĩ tối sẽ gọi lại. Không ngờ đó là lần cuối ông nghe giọng mẹ của ông ta. Bà mẹ bị lộn xộn ra sao đó, nên gọi ông ta sau đó bị đứng tim chết. Xong om

Những câu chuyện như trên như để cảnh tỉnh chúng ta cứ chạy đua với cuộc sống tiêu thụ. Chúng ta phải có cái điện thoại mới ra ra đời, phải có cái kính RayBan, cái ví Louis Vuiton, đủ trò. Tại sao? Để khẳng định chúng ta là người thành đạt? Nói như Việt Cộng là phồn vinh giả tạo. Đeo mấy cái này, có giúp chúng ta khá hơn hay không? Về mặt đạo đức? Về Tài chánh? Chắc chắn là mất một số tiền lớn, để đầu tư.

Ông anh cột-chèo của mình, nha sĩ kể là có người bà con hỏi cái đồng hồ Rolex của anh ta là thiệt hay giả. Anh ta kêu đồ thật. Người bà con là bác sĩ, nói anh cũng có một cái nhưng giả. Mình đeo giả nhưng thiên hạ tưởng đồ thiệt. Nghe tới đó, mỗi lần đi ăn uống ở đây, mình hết dám trầm trò thiên hạ bận đồ, trang sức. Nghe nói có cô ca sĩ nổi tiếng nào mua áo quần xong bận đi diễn rồi đem trả lại.

Hình này cho rằng, để râu không có nghĩa là nam giới khi để một phụ nữ mang thai đứng trong xe điện. Tương tự bận đồ hiệu chưa chắc giúp chúng ta có phong độ, thành đạt.

Mình nghĩ cái mặt cà-bưng, nông dân của mình thì bận đồ hiệu vào cũng lòi ra cái dốt, cái ngu, phong cách nông dân của mình. Cho nên chả cần bận đồ hiệu. Cứ vào tiệm Goodwill mua đồ phát chẩn có mấy đồng để bận làm vườn. Xong om

Có anh bạn linh mục kể với mình. Có ông nào bị ung thư nên người em gọi, nhờ ông ta đến nhà, an ủi chi đó. Ông bị ung thư kêu là con cảm ơn Chúa đã cho con bệnh ung thư để hiểu về cuộc đời. Con mãi mê làm tiền nên không để ý đến vợ con. Nay con lớn chỉ cho chúng tiền mua xe xịn, áo quần nhưng cha con không bao giờ nói chuyện với nhau. (Còn tiếp)


Bận quần áo hàng nhái. Nhà thiết kế thời trang Tây, nhắn tin cho cô người mẫu Việt Nam, nổi tiếng là không nên sử dụng hàng nhái của mẫu do chính ông ta thiết kế rồi bỏ lên cái hình người mẫu của ông ta bên cạnh.Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Áo tắm bikini

 Hôm trước, lướt trên mạng, thấy có người viết về áo tắm hai mảnh bikini. Mình đoán là người trong nước, thiếu thông tin, viết về hải ngoại không đúng. Áo tắm hai mảnh Bikini được đặt tên theo địa danh Bikini Atoll, một hòn đảo nhỏ ở Thái Bình Dương mà Hoa Kỳ cho nổ thử nghiệm trái bom nguyên tử của họ đầu tiên. Còn hai quả tại Nhật Bản thì họ chỉ bỏ chớ cũng không biết sự lợi hại ra thế nào. Dạo mình đi học ở Pháp, cứ lâu lâu nghe pháp cho thử nghiệm bom nguyên tử rồi báo chí thiên hạ chửi đủ trò.


Sau đệ nhị thế chiến, âu châu đang tìm cách xây dựng lại các đổ vỡ do thế chiến gây nên. Giới trẻ nhìn về tương lai sáng lạng hơn. Các tư tưởng mới được khai phóng về nghệ thuật thời trang từ đó đưa đến áo tắm hai mảnh, thường được gọi là Bikini. 

Ursuka Andress trong phim Dr. No . Cô đào này cho biết nhờ phim này mà sau này có thể đóng đủ loại phim và không cần làm việc khi về già.

Trong lịch sử nữ giới bận áo tắm hai mảnh đã có từ thời La-Hy mà người ta nhận thấy trên các bức tranh trên tường của những thời đại này. Thời trang thay đổi tuỳ theo xã hội qua thời gian.

Bà này bận đồ như vậy đi tắm biển mà bị bắt vi phạm thuần phong Mỹ tục

Năm 1907, bà Annette Kellermann, bận độ tắm bó người bị bắt vi phạm thuần phong mỹ tục. Từ những năm 1920 trở về sau thì thời trang khoả thân bớt bị chụp mũ mất đạo đức cách mạng. Các minh tinh màn bạc bận áo 2 mảnh như Jayne Mansfield, Ave Gardner khiến sự chấp thuận càng ngày dễ hơn để lộ thân thể. Do đó không nên chống đôi người đạo hồi, không cho nữ giới bận áo tắm khoe ngực.

Nữ tài tử Ave Gardner bận áo tắm 2 mảnh với đạo luật Hayes nên không được phơi rốn vào năm 1940

Tại Hoa Kỳ, có một đạo luật được gọi là Hayes, không cho Hồ Ly Vọng để lòi lỗ rốn từ năm 1934. Chỉ sau đệ nhị thế chiến thì mới bắt đầu cải cách. Trên thế giới, các tư tưởng sáng tạo mới được đưa ra như ở Việt Nam có nhóm của ông Cát Tường Le Mur. Ở Pháp quốc có nhà thiết kế thời trang Jacques Heim đưa ra áo tắm 2 mảnh mang tên “Atome” và ông Louiss Réard với “bikini” đã làm chấn động dư luận tại Pháp.

Cô vũ nữ khoả thân này mới dám bận để chụp hình tại hồ tắm tại PAris. Kiểu áo Bikini lần đầu tiên.

Kiểu áo tắm Bikini được trình làng 4 ngày sau khi Hoa Kỳ cho nổ thử nghiệm trái bom nguyên tử tại đảo Bikini Atoll ở Thái Bình Dương mà chả ai nghe đến bao giờ. Vấn đề là không có người mẫu thời trang nào dám bận nên ông Réard phải mướn một vũ nữ khoả thân tên là Micheline Bernadini bận trình diễn tại hồ tắm.

Đến năm 1960 thì đạo luật Haynes Code được xoá bỏ nên Hồ Ly Vọng tha hồ mà trình diễn áo tắm cực ngắn.

Có lẻ hình ảnh nữ giới bận áo tắm Bikini khiến mình thất hồn là khi xem phim “Dr. No”, khi tài tử Thụy sĩ Ursula Andress xuất hiện từ ngoài biển, đi bộ vào với con dao đeo bên hông. Vừa hát nhạc Hạ Uy Di khiến anh chàng điệp viên 007 cùng hàng triệu khán giả như mình ngớ ngẩn luôn.

Sang Tây, nhớ có lần đi biển miền Nam nước Pháp, có tụi quen giữa đường, tại LỮ Quán Thanh Niên, người Bỉ, rủ đến viếng một bãi biển nơi người ta khoả thân. Thấy hấp dẫn nên mình đi theo. Vào nơi mấy chị ngại không cởi hết quần áo, ngồi mé ngoài, còn mình và tên Bỉ, cởi phăng hết quần áo rồi bò ra biển. Mình chỉ sợ con chim ngẫu hứng chỉa nòng về hướng Ukraine.

Lạ một điều là thấy đàn bà đầy ở truồng nhưng con chim mình không xao xuyến, vẫn cương quyết, phấn đấu, giữ vững lập trường cách mạng. Còn mấy ông thì chim cò gì nhỏ bé, so với cái bụng thè lè như của mình bây giờ. Có người thì lũng lẵng đi thấy Chán Mớ Đời. Được độ 1 tiếng phơi nắng, cả 4 bò về lại thành phố, không nhớ tên, của vùng Camargue.


Bãi biển ở đây thì bận áo quần, mấy bà bận quần, phơi ngực rất hấp dẫn. Có cô đầm, chắc sinh viên, hè ra biển làm việc, đi bán kem trên bãi biển. Cô ta rất xinh lại phơi cặp vú đẹp không thể tả, đeo cái bình đựng kem đi rao hàng, ai nấy đều gọi lại mua kem để địa hai ngọn núi lửa. Kinh

Qua mỹ thì thấy phụ nữ bận áo tắm một mảnh khiến mình thấy lạ. Đầm thì topless mà mỹ nữ thì bận áo tắm một mảnh che khắp nơi. Chán Mớ Đời 

Sau này mới thấy trò bận áo 2 mảnh nhưng không hấp dẫn như thời ở Âu Châu. Các bà các cô tại đây, khá béo phì. Lấy vợ rồi nên sợ đàn bà, không dám nhìn nữa. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Nụ Hôn Lịch Sử

 Nhớ dạo mới sang Tây, đi đến nhà ai, thấy đàn ông thì bắt tay mình, còn mấy bà mấy cô thì lại hôn má mình nên tưởng mấy bà mấy cô thích mình. Sau này, ở lâu mới khám phá ra đó là phong tục truyền thống của người Pháp vì đi các nước lân cận, ít có vụ bisou bisou kiểu Phú Lăng Sa. Sau vụ đại dịch COVID-19 có lẻ phong tục này sẽ thay đổi, người Pháp sẽ bớt hôn má nhau.

Coi xi-nê, mấy phim như bố già xã hội đen, Mafia thì thấy mấy tên đàn ông ôm nhau hôn nhau để tỏ lòng tin tưởng nhau trước khi giết nhau thì nghĩ là xi-nê, ai ngờ có lần thấy bức ảnh của chủ tịch đảng cộng sản Liên Xô ôm hôn thắm thiết chủ tịch đảng cộng sản Đông Đức Hoenecker càng khiến mình nghĩ người cộng sản có phong tục rất nhân văn này. Cũng có thể tấm ảnh này đã làm rạn nức chế độ Liên Xô vì người ta ái ngại.

Sau này lại thấy hình ảnh ông Hồ ôm hôn ông Mao Sến Sáng để tỏ lòng trung thành tuyệt đối anh em xã hội chủ nghĩa. Mình đoán là ở các xứ xã hội chủ nghĩa, cộng sản là ôm hôn thắm thiết, răng hở môi lạnh,… của một thiên đường của thế giới đại đồng mà nhân loại đang tìm cách đi đến như ở San Francisco. Lá cờ ngủ sắc đã được giới đồng tính khắp ở năm châu bốn bể sử dụng để nhận ra nhau.

Nụ hôn lịch sử nói lên tình anh em thắm thiết xã hội chủ nghĩa. Sau này có nhiều nghệ sĩ vẽ lại cảnh này bán đấu giá kiếm tiền rất nhiều. Mình không biết người đồng tính nghĩ ra sao về nụ hôn lịch sử này nhưng mình thì thấy rờn rợn.
Nụ hôn anh em răng hở môi lạnh, được vẽ lại với nụ hôn hữu nghị tình anh em

Buồn đời, mình kiếm tài liệu đọc thì khám phá ra nụ hôn của đàn ông với đàn ông đã có từ lâu trong lịch sử người tây phương. Hoá ra bức ảnh này đã khiến ông Putin ra lệnh cấm từ năm 2013; đàn ông không được hôn đàn ông nơi công cộng tương tự nữ giới cũng không được hôn nhau, cho dù là nụ hôn thắm thiết đầy thương yêu.

Đoạn phim ngắn ông hỒ ôm hôn Mao chủ tịch. Mình tìm không ra bức ảnh hai người anh em xã hội chủ nghĩa Sông liên sông núi liền núi ôm hôn thắm thiết như Breznev và Hoenecker. Có xem khi xưa nhưng không lưu lại. Ai có thì cho em xin
Không biết ông Hồ hôn ai đây
Mình không biết ảnh này có thật hay không

Tại các quốc gia như Ấn Độ và Trung Cộng, xem như phân nữa dân số thế giới, không có vụ hôn nhau giữa chốn đông người. Dạo này có lẻ mới thay đổi nhưng mình nghe nói trong phim Ấn Độ, có luật cấm chiếu cảnh nóng, hai người hôn nhau, môi hôn thắm thiết. Những phim gần đây mình thấy có vẻ thay đổi, các tài tử có hôn nhau rất nhanh còn cảnh nóng làm tình thì không có. Đàn ông Ấn Độ nổi tiếng hiếp dâm công cộng mà cho họ xem cảnh nóng này thì chắc nhiều phụ nữ ấn độ lâm nạn và bị giết.

Các bộ lạc phi châu cũng không có màn ôm hôn thắm thiết khi chào nhau. Tại Hoa Kỳ thì mình thấy họ ôm nhau thay vì hôn má như người Pháp. Người Pháp thì gặp nhau hôn má mà họ gọi “les bises”, tiếng lóng là “bisou”. Nhưng tuỳ vùng, có nơi thì 3 cái, nơi thì 4 cái hay ở Paris thì đâu 2 cái. Mỗi lần gặp nhau, nội đợi nhau làm bisou không là mất 5-10 phút. Nghe kể mấy vùng như Bretagne thì chỉ muốn làm một cái hôn má khi gặp nhau thay vì 2 như người sinh sống tại Paris, để tự khẳng định văn hoá của họ khác dân Parisien.

Nghe nói dần dần cái văn hoá mi má nhau đang được giới trẻ loại bỏ, có lẻ bị ảnh hưởng của thế giới khi các phim ngoại quốc được trình chiếu nhất là từ vụ Covid. Ngay tại Hoa Kỳ, mấy hội đoàn mình tham gia, người Mỹ họ đưa cùi chỏ để cụng nhau hay cái chân hoặc nắm đấm.

Mình ngạc nhiên là văn hoá hôn má tại Pháp quốc chỉ mới được xuất hiện từ thế kỷ 19, do các bà khởi xướng. Đàn ông và đàn bà không cùng gia đình hôn má nhau chỉ mới được xuất hiện vào những năm 70 của thế kỷ 20, có thể từ các phong trào ảnh hưởng của xã hội chủ nghĩa, thế giới đại đồng.

Nụ hôn má thường được sử dụng trong các của nghi lễ, nghi thức ngoại giao khi người ta tặng huy chương cho cấp dưới, để nói lên lòng trân trọng,… xuất hiện từ thời La MÃ, Do thái,…

Họ cho biết khi xưa ở xứ Ba-Tư, khi 2 người đàn ông, cùng đẳng cấp gặp nhau thì họ hôn môi còn nếu khác giai cấp thì hôn má. Trong kinh thánh, có nói đến đàn ông hôn nhau như ông Giê-Su hôn các tông đồ, ngay ông Giu-Đa phản bội Chúa, cũng ra hiệu cho lính lA MÃ biết, người nào mình hôn, chính là ông Giê-Su. Sau này, người ta gọi nụ hôn của thần chết.

Thời Trung Cổ, thì chủ tớ hôn môi nhau để nói lên lòng trung thành tuyệt đối của họ nhưng đã mất dần phong tục này vào thời Phục Hưng, chỉ còn thấy trong các người thân gia đình, cha mẹ con cái.

Mình đang tìm tài liệu để xem đại dịch năm 1918, đã giết mấy chục triệu người trên thế giới, có ảnh hưởng gì đến văn hoá của đại chúng. Chắc chắn covid đã thay đổi cách chào hỏi, ngoại giao.

Trước đây, mình thấy giới trẻ gặp nhau thì hay đưa bàn tay đánh vào nhau, hay nhảy lên đưa cái bụng in vào nhau, nay thì đưa cái chân ra đá đá nhau qua lại. Có người đưa cùi chỏ ra đụng nhau như khi xưa mình và đám trẻ trong xóm hay kêu cái cùi loi tao.

Tương tự trong kiến trúc, người ta xây các cầu thang tròn, đi lên cầu thang phía bên trái, để khi có bọn phản loạn tấn công thì trên thành, người ta dễ đánh hơn vì thuận tay phải còn đối phương thì bị kẹt bởi cái tường bên tay phải, khó sử dụng kiếm. Điển hình, khi xưa, các hiệp sĩ như Samurai hay người tây phương đều đeo kiếm bên trái, và đi bên trái. Lý do là họ thuận tay phải nên đeo bên trái để tay phải có thể rút kiếm ra dễ dàng. 

Họ cửi ngựa cũng bên tay trái, đến thời Napoleon thì họ đổi qua bên phải vì ông này lùn, thuận tay trái nên hay tấn công địch quân từ hướng phải. Ông ta ra lệnh quân đội đi bên tay phải để dễ thấy khi quân đội ông ta đi duyệt binh. Từ đó người Pháp lái xe bên phải trong khi người Anh quốc vẫn tiếp tục chạy xe bên trái. Đa số các thuộc địa cũ của Anh quốc vẫn chạy xe bên trái, ngoại trừ các nước như Hoa Kỳ, Gia-nã-đại đã được độc lập từ xưa. Xong om

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn