Hiển thị các bài đăng có nhãn Ở Tây. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ở Tây. Hiển thị tất cả bài đăng

Năng lượng Xanh hay là sự tự sát


Mình hay xem mấy chương trình có những ý tưởng khá hay về kỹ thuật , y tế xã hội hiện đại nhất là chú tâm về tương lai. Hôm nay tình cờ thấy có chương trình bên Anh quốc Alliance for responsible citizenship nên tò mò xem thì thất kinh. Đây là họ mời các diễn giả đa số là thiên hữu. Cho nên bác nào dị ứng về đảng cộng hòa thì không nên theo dõi. 

Đây là chân móng của cột gió giá trung bình là 1 triệu đô la mà chả cho bao nhiêu năng lượng. Chạy về Palm Springs thấy mấy cột gió nhưng ít cột quay.

Mình thấy có một ông giáo sư có làm việc cho PBS, đoán là thiên tả diễn thuyết về nền giáo dục Hoa Kỳ rất đúng vì đào tạo những người như ông Trump, Elon Musk, JD Vance,… như phân chia giai cấp. Có dịp mình kể lại vụ này. 


Trong buổi hội thảo có nhiều người giải thích khá hay về sự thật ngày nay tại Âu châu. Bác nào buồn đời thì theo đường dẫn để nghe họ nói chuyện. Xem họ phân tích mình mới hiểu tại sao Âu châu ngày nay nghèo hơn trước. Khi mình mới sang Hoa Kỳ thì GDP của âu châu ngang ngửa với Hoa Kỳ, nay chỉ còn 45%. Nay còn đòi đánh cho Puchin chết luôn. Mới xem thống kê của Nả Uy và Thuỵ Điển chỉ có 110 xe tăng mà đòi đánh đấm. Puchin cười. 


Âu châu điển hình là người Pháp vẫn sống trong quá khứ, cứ nghĩ mình là cái rốn của thiên hạ nhưng không biết là vật đổi sao dời. Họ cứ đặt ra các chỉ tiêu và nghĩ thiên hạ sẽ bắt chước họ như khi xưa với những tư tưởng hiện sinh này nọ. Những người khai phá các giống dân khác man rợ trên thế giới. 


Kể từ năm 1990, Vương quốc Anh đã cắt giảm hơn 50% lượng khí thải carbon. Về vấn đề này, xứ sương mù này dẫn đầu G20. Nhưng trong hành trình tìm kiếm năng lượng tái tạo, Anh quốc đã đánh mất một điều gì đó mà không ai dự tính. Xứ này đã không còn chú ý đến những sự đánh đổi liên quan đến chính sách năng lượng. Anh quốc có thể hãnh diện vì đang dẫn đầu G20 về việc cắt giảm khí thải, nhưng cũng đang dẫn đầu trong việc hy sinh an ninh năng lượng của mình. Anh quốc đang dẫn đầu trong việc phá hủy cảnh quan nông thôn cổ xưa của mình. Anh quốc đang dẫn đầu trong việc phá hủy cơ sở công nghiệp của mình. Và đang dẫn đầu trong việc làm cho người dân của mình trở nên nghèo đói. Đây không phải là quan điểm chính trị của đảng phái. Mục tiêu phát thải ròng bằng Net 0 thực sự đang bị đẩy đến giới hạn cực độ bởi một chính phủ Lao động theo chủ nghĩa tư tưởng năng lượng xanh. Họ tin hoàn toàn vào sự việc. 


Mình lấy thí dụ trong vườn mình, có dự tính đáo giếng lấy nước tưới cây. Vấn đề là đào giếng xong thì phải cần điện để bơm nước lên rồi phải lọc nước vì nước có chất muối nhiều. Bơm nước tốn điện cúng giá phân nữa tiền nước hiện nay.  có thể gắn năng lượng mặt trời lại tốn thêm cả 100 ngàn nữa.


Nhưng chính sách đã được chính phủ Bảo thủ thông qua thành luật. Đây cũng không phải là bài phát biểu về biến đổi khí hậu, bắt chước cô bé Greta Thunberg 16 tuổi xứ Thuỵ Điển được tôn sùng như thánh sống của nhân loại ngày nay.

Thánh nữ môi trường xanh, phạm một lỗi là chỉ trích DO Thái nên nay không còn nghe tiếng nữa.

Trên thực tế, đây là một vấn đề toàn cầu. Không chỉ riêng vè Anh quốc mà là vấn đề của Châu Âu, của Canada thậm chí một vấn đề của Úc mà mình có dịp thăm tháng 1 vừa qua. Những quốc gia này đã bị nhiễm một sự cuồng tín về ý thức hệ khiến phải hy sinh sự thịnh vượng kinh tế và sinh kế của người dân, tất cả chỉ vì mục đích tạo ra một số thay đổi nhỏ về mức độ carbon dioxide trong khí quyển. Chủ nghĩa tư bản giai đoạn cuối dễ sa vào những niềm tin xa xỉ do các trí thức văn phòng tư duy đột phá. Đi chơi thấy các cột gió ở Úc và Tân Tây Lan.


Chúng ta coi sự thịnh vượng của Âu châu là điều hiển nhiên, xem nền tảng của nền dân chủ tự do và thị trường tự do là nền tảng của sự thịnh vượng đó là điều hiển nhiên. Và Âu Châu sa vào những mốt thời trang mà họ không đủ khả năng chi trả. Và vì vậy, những quốc gia này, đang ở giai đoạn cuối của chủ nghĩa tư bản, đã mắc phải một trường hợp nghiêm trọng của hội chứng rối loạn khí hậu. Hầu hết các quốc gia châu Âu đều cam kết đạt mức phát thải ròng bằng NET 0 vào năm 2050, tương tự như Úc và Canada. Mình về pháp bị đám Tây đầm quen khi xưa chửi kêu Hoa Kỳ rút ra khỏi hiệp ước Paris. Bạn bè kêu đạp xe đạp, đi xe lửa, thải khí thải ít hơn thay vì đi xe hơi. Các mục tiêu của Scandinavia, Bắc Âu thì sớm hơn một chút.


Nhưng chính sách biến đổi khí hậu là một vấn đề hành động tập thể. Đây là cội nguồn của tất cả các vấn đề hành động tập thể. Nếu chỉ một số quốc gia hy sinh và những quốc gia khác thì không, thì tất cả những gì họ làm là xóa sổ sự thịnh vượng của chính mình. Vì cảm giác tội lỗi không đúng chỗ, Âu Châu muốn làm gương nên đã để các quốc gia châu Á đặt ra chỉ tiêu đạt chỉ tiêu Net 0 trễ hơn nhiều. Trung Cộng chính thức cam kết đến năm 2060, Ả Rập Xê Út đến năm 2060, nghĩa là sau Âu châu và Hoa Kỳ của chính phủ Biden 35 năm còn Ấn Độ đến năm 2070, 45 năm sau. Và nếu thời hạn đạt mức phát thải ròng bằng 0 của Trung Cộng là 35 hoặc 45 năm nữa, thì Trung Cộng hay Ấn Độ có thể tạm thời bỏ qua nó không chú tâm thực thi. Và đó chính xác là những gì đang xảy ra. Hàng năm, lượng tiêu thụ than của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ giảm nhưng thực tế hàng năm, lượng tiêu thụ lại gia tăng rất nhiều.


Trung Quốc có 1161 nhà máy điện chạy bằng than. Vào năm 2023, họ đã xây dựng hai nhà máy mỗi tuần hay 104 mỗi năm. Ấn Độ chỉ có 285 nhà máy, nhưng giờ đây họ cũng đã bị mê hoặc bởi than. Hiện tại, họ đang mở hai nhà máy mỗi tháng và kế hoạch xây dựng của họ đang được đẩy nhanh. Trung Quốc và Ấn Độ cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 nhưng 45 năm sau. Âu châu tự bớt thải khí độc nhưng anh ba tàu và anh cà ri nị cứ gia tăng mỗi năm thêm nhà máy thải khí độc. Khí độc trên nguyên tắc thải ra xứ họ nhưng gió sẽ thổi chúng qua các nước khác. Thế là ngọng.


Nhưng chính Hoa Kỳ đã chơi trò chơi thông minh nhất. Chính Hoa Kỳ, thông qua Al Gore, đã phát động nỗi lo về khí hậu trên toàn thế giới. Với bài diễn văn sự thật khó chịu. Năm 2009, Al Gore đã báo động rằng Bắc Cực sẽ không còn băng tuyết vào mùa hè năm 2014. Nay chúng ta đã ở năm 2025, 11 năm sau ngày ông Al Gore báo động, được giải hòa bình Nobel.

Nhưng Hoa Kỳ chưa bao giờ ngừng khoan các giếng dầu, ông Trump tuyên bố Drill Baby để bán dầu khí cho Âu châu. Tại sao Hoa Kỳ phá nổ đường dẫn dầu khí Nord Stream của Nga bán cho Âu châu. Và bây giờ, đúng vào thời điểm mà nhiều nước phương Tây đã nuốt trọn ý tưởng về mục tiêu phát thải ròng bằng số không.


Nhưng cũng giống như chủ nghĩa thức tĩnh, Wokery và DEI, nước Mỹ đã tung ra một loạt các niềm tin xa xỉ trên thế giới. Hãy xem những niềm tin đó được lan truyền như thế nào, chỉ để rồi vứt bỏ chúng ngay trên chính đất nước của họ ngay trước khi chúng đạt đến điểm hủy diệt chết người. Không giống như châu Âu nói riêng, Hoa Kỳ vẫn có DNA để chống lại những ý tưởng có hại cho sự giàu có của chúng ta. Nếu hiểu được nền tảng của việc tạo ra của cải và bạn không coi chúng là điều hiển nhiên. Ngày nay, Âu châu có hệ thống miễn dịch yếu hơn nhiều. Chính phủ Trump đang cố gắng trừ khử chủ nghĩa thức tĩnh va DEI.


Vì vậy, Âu châu đang tiến dần trong chế độ tự hủy diệt, tự sát hoàn toàn. Vậy châu Âu đang lên kế hoạch đạt mức phát thải ròng bằng không như thế nào? Âu châu cần có một chiến lược song song. Một mặt, đóng cửa sớm một số nguồn năng lượng đáng tin cậy nhất của mình, như than và hạt nhân, và ngừng hoạt động thăm dò dầu khí ngoài khơi. Tuần vừa qua, bên Tây Ban Nha được xem là nước có năng lượng xanh nhiều nhất bị cúp điện, dân chúng ra đường chơi vì không có điện.


Mặt khác, đang đánh thuế khí thải carbon, đẩy chi phí năng lượng và điện của người dân lên cao trên mọi phương diện, và gây thêm gánh nặng cho ngành công nghiệp và người tiêu dùng. Thí dụ Cali là tiểu bang có giá xăng cao nhất nước Mỹ, gấp 2 so với tiểu bang Texas. Có một số tin xấu cho những người cuồng tín về mức phát thải ròng bằng không. Châu Âu có thể hoặc không thể đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng số không của Anh quốc, nhưng một điều chắc chắn sẽ làm là xóa sổ những gì còn lại của cơ sở công nghiệp. Chi phí điện cho người dùng công nghiệp ở Anh quốc cao gấp năm lần Hoa Kỳ, gấp bảy lần Trung Quốc. Đức cũng không kém xa. Nhất là từ khi cuộc chiến Ukraine xẩy ra, phải mua khí đốt đắt hơn vì phải cấm vận khí đốt của Nga. Đây là những hành động tự sát kinh tế quốc gia.


Bây giờ nói sơ qua về hai kẻ cuồng tín nổi bật, Anh và Đức. Đức từng chủ yếu dựa vào hỗn hợp nhiên liệu hóa thạch và hạt nhân, nhưng bà thủ tướng Angela Merkel đã quyết định loại bỏ ngành công nghiệp hạt nhân, và điều đó khiến họ ngày càng phụ thuộc vào khí đốt của Nga và gió Đức. Chúng ta đều biết chuyện gì đã xảy ra với khí đốt của Nga, vì vậy bây giờ Đức dựa vào hỗn hợp khí đốt nhập cảng từ Hoa Kỳ và Qatar và gió Đức.


Nhưng có một vấn đề với gió Đức. Nó không thổi mọi lúc. Tất nhiên, vấn đề về gió không chỉ xảy ra ở Đức, nhưng Đức có từ hay nhất để mô tả nó, Dunkelflaute. Trong những khoảng thời gian gió không thổi, có thể kéo dài tới hai tuần, hệ thống phải dựa vào các nguồn năng lượng khác, chẳng hạn như khí đốt, để duy trì hoạt động. Do đó mình Chán Mớ Đời khi nghe bạn bè bên Âu châu chửi mình. Những người chỉ đi làm công cho thiên hạ thường có suy nghĩ rất xa thực tế, rất lý tưởng, không nghĩ đến các khía cạnh chính là kinh tế.


Đó là lý do tại sao một số người nghĩ rằng một từ tốt hơn cho năng lượng tái tạo là không đáng tin cậy. Không đáng tin cậy về cơ bản là một dạng năng lượng ký sinh. Chi phí biến điện của chúng về mặt lý thuyết có thể thấp hơn, nhưng do tính không liên tục của chúng, chúng chỉ có thể hoạt động ngày nay như một phần của hệ thống năng lượng được cân bằng bởi các nhà cung cấp khác. Người ta rất hy vọng rằng vấn đề này sẽ được giải quyết thông qua việc phát triển kho lưu trữ giá rẻ, nhưng giải pháp đó vẫn chưa xuất hiện.


Xin nói về về năng lượng mặt trời của Cali. Nêu sai đi Las Vegas, tước khi đến biên giới Cali-Nevada, sẽ thấy mấy trăm mẫu gắn các bảng hứng năng lượng mặt trời, với mấy trụ cao vời vời. Vấn đề là không thâu nhập nhiều năng lượng tốn mấy trăm triệu tiền thuế của người Mỹ tại Cali. Nghe nói đâu cuối năm này là họ dẹp. Tương tự chương trình của công ty Solyndra, cúng 500,000 cho quỹ tranh cử ông Obama, đắc cử ông Obama chỉ thị cho công ty này vay 550 triệu. Một năm sau công ty này phá sản, tổng giám đốc bỏ túi 100 triệu về hưu. Sản phẩm đắt quá so với Trung Cộng.


Gió từng được coi là giải pháp tốt nhất, giờ đây hy vọng lớn nhất là pin. Nhưng những loại pin có tuổi thọ dài nhất trên thế giới hiện nay chỉ có khả năng lưu trữ trong sáu đến tám giờ. Dunkelflaute có thể kéo dài tới hai tuần.


Vì vậy, chúng ta cần một bước tiến lớn về công nghệ nếu pin truyền thống là giải pháp. Trong khi đó, chi phí điện của Đức đã tăng lên mức cao nhất thế giới, chỉ sau Anh. Đây là một thảm họa đối với Đức, vì thế mạnh lịch sử của nước này nằm ở các ngành công nghiệp phụ thuộc nhiều vào năng lượng - ô tô, hóa chất, thép, hàng hóa vốn. Các doanh nghiệp Đức biết điều này.


Tính chung, vào năm 2023, 30 công ty hàng đầu tại Đức chỉ đầu tư 15 tỷ euro vào Đức. Họ đã đầu tư 115 tỷ euro vào Hoa Kỳ. Nay ông Trump lên thì Đức quốc sẽ đầu tư thêm vào Hoa Kỳ.


Anh là đối thủ cạnh tranh hàng đầu của Đức trong các cuộc chiến thảm họa. Vào những năm 1990, hạt nhân chiếm hơn một phần tư lượng điện, nhưng hiện tại Anh chỉ còn lại năm nhà máy. Bốn trong số này dự kiến ​​sẽ đóng cửa trong năm năm tới. Có rất nhiều cuộc thảo luận về các lò phản ứng mô hình nhỏ, nhưng việc chờ đợi phê duyệt những lò phản ứng này là vô tận, bị các quan chức trì hoãn.


Trong khi đó, Anh quốc đang cạn kiệt công suất dầu khí trước thời hạn. Theo một số tính toán, Anh có đủ trữ lượng khí đốt ở Bắc Hải để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong 35 năm. Tuy nhiên, kể từ năm 2019, Anh đã từ chối cấp bất kỳ giấy phép khai thác dầu khí mới nào. Thậm chí còn đánh thuế bất ngờ được thiết kế riêng cho các nhà sản xuất hiện tại.

Nhưng Ed Miliband có một kế hoạch khôn ngoan. Ông ấy muốn xây dựng rất nhiều cối xay gió. Và đừng quên năng lượng mặt trời. Ông ấy có kế hoạch xây dựng hơn một tỷ tấm pin mặt trời trên khắp Vương quốc Anh. Và vì vậy, vùng nông thôn Anh, được Constable và Turner bất tử hóa, sẽ sớm được cải thiện với diện tích lớn các tấm quang điện.


Trên thực tế, theo Ngân hàng Thế giới, chỉ có một quốc gia có ít ánh nắng mặt trời hơn Anh, đó là Ireland. Khi mình ở Luân Đôn, ít khi thấy mặt trời, mưa mỗi ngày. Anh quốc  cũng không có lợi thế so sánh trong việc xây dựng các tấm pin mặt trời, tất cả đều được sản xuất tại Trung Quốc bằng than. Tất nhiên, chúng tôi có lợi thế về gió, nhưng gió của Anh lại giống với gió Đức.


Chúng tôi cũng đang chịu ảnh hưởng của Dunkelflaute. Cả Đức và Anh đều đang hy vọng và cầu nguyện cho một giải pháp cho vấn đề lưu trữ, nhưng đây là canh bạc chính sách lớn nhất trong lịch sử. Ed Miliband chắc chắn là một tay cờ bạc, nhưng ông ấy không đánh bạc bằng tiền của chính mình. Ông ấy đang đánh bạc bằng nền kinh tế Anh và bằng sinh kế của người Anh.


Chúng ta có thể thấy hậu quả rồi. Các lò cao thép, khởi đầu cho cuộc cách mạng kỹ nghệ Anh quốc, tạo dựng một đế quốc thường tự hào mặt trời không bao giờ lặn trên xứ Anh quốc. Các nhà máy thép cuối cùng của Anh sẽ đóng cửa trong năm nay. Anh đã mất một phần ba ngành công nghiệp hóa chất trong bốn năm qua. Jim Ratcliffe, chủ sở hữu của công ty hóa chất độc lập lớn nhất Anh, đã cảnh báo rằng ngành công nghiệp hóa chất của Anh quốc đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Ông đang chuyển công ty của mình, INEOS, sang Mỹ.

Nhưng chính ngành công nghiệp ô tô là nơi châu Âu giành được giải thưởng lớn nhất cho sự tự thiêu. EU đã đặt ra mục tiêu đóng cửa mọi hoạt động bán ô tô có động cơ đốt trong vào năm 2035. Và anh ba tàu sẽ bò đến bán BYD.


Nhưng Brexit Britain sẽ không chịu thua kém. Anh có thể không phải là quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất ô tô, nhưng có thể là quốc gia dẫn đầu thế giới về phá hủy ngành sản xuất ô tô. Anh quốc đã đưa mục tiêu của mình về ô tô chỉ chạy bằng điện lên năm 2030, sớm hơn EU năm năm. Ngành công nghiệp ô tô EU vẫn sử dụng gần 14 triệu lao động. Ngành công nghiệp ô tô Vương quốc Anh, 813.000 lao động. Chán Mớ Đời 


Câu hỏi duy nhất là có bao nhiêu người trong số họ vẫn có việc làm khi Ed Miliband mất chức. Trong bài phát biểu gần đây tại Baku, Zakir Sharma đã trấn an người dân Anh rằng mặc dù ông đặt ra mục tiêu phát thải cực kỳ quyết liệt, mọi người sẽ không phải thay đổi bất cứ điều gì về lối sống của mình. Điều này thật vô lý. Giới tinh hoa cầm quyền của châu Âu đang mắc phải căn bệnh mà thiên hạ gọi là phủ nhận sự đánh đổi.


Chi phí ẩn của mức phát thải ròng bằng 0

Chúng ta nói như thể các khoản trợ cấp khổng lồ cho các ngành công nghiệp tái tạo hoặc viện trợ khí hậu toàn cầu không có hậu quả về mặt ngân sách. OWR Cali này chạy xe điện được hỗ trợ đủ thứ còn chạy xe bằng xăng à trả chết bỏ. Lý do là họ muốn dân Cali chạy xe điện hết. Chúng ta cố tình làm ngơ trước tình trạng mất việc làm thảm khốc trong các ngành công nghiệp phụ thuộc vào năng lượng và chúng ta phớt lờ tác động của chi phí năng lượng đối với mức sống của mọi người. Khi ông BIden lên thì họ đóng đường ống dẫn dầu Keystone, sa thải 15,000 công nhân. Mức phát thải ròng bằng 0 đang khiến mọi người khốn khổ và nạn nhân chính của nó là những người nghèo. 


Người nghèo đâu mua xe điện được vì đắt, chỉ mua xe cũ chạy xăng.

Anh và Đức là những người chịu thiệt của mức phát thải ròng bằng 0. Việc tạo ra nguồn điện sạch dồi dào là một điều tuyệt vời miễn là nó hoạt động và khả thi về mặt thương mại. Nhưng Anh và EU đặc biệt đã kết hợp nó với các chính sách được thiết kế có chủ đích để khiến việc sử dụng năng lượng trở nên đắt đỏ một cách quá đáng.


Quá đắt đỏ đến mức khiến các công ty phải đóng cửa hoặc chuyển ra nước ngoài. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang nêu gương nhưng các quốc gia khác lại không làm theo chúng ta. Tất cả những gì chúng ta đang làm là chuyển giao nguồn cung cấp năng lượng của mình cho Hoa Kỳ và vùng Vịnh và chuyển giao hoạt động sản xuất của mình cho Hoa Kỳ và Trung Quốc. Chúng ta đã xuất khẩu việc làm của mình sang các quốc gia gây ô nhiễm nhiều hơn và chúng ta đang tái nhập khí thải bằng cách mua hàng hóa của họ và chúng ta đang làm tất cả những điều này trên lưng của người nghèo.


Các dã man là các trí thức Âu châu và Mỹ cho rằng mình làm sạch môi trường của xứ họ, chuyển các nhà máy qua các nước như Trung Cộng, Ấn Độ, Việt Nam,…khiến dân mấy xứ này chết vì môi trường ô nhiễm, vấn đề là cứ khói ở mấy xứ này bay qua lại các nưuosc bên cạnh. Nhớ có năm cháy rừng ở Nam Dương, khói bay sang đến Tân Gia BA, Thái Lan,…


Năng lượng giá rẻ và dồi dào là nền tảng hỗ trợ cho sự thịnh vượng của Âu châu và Tây Phương. Ngành công nghiệp biết điều này, Hoa Kỳ biết điều này, các quốc gia ở vùng Vịnh biết điều này và Trung Quốc biết điều này. Câu hỏi dành cho châu Âu, Úc và Canada rất đơn giản. Liệu chúng ta có chọn truyền lại nền tảng thịnh vượng của mình không? Nếu không, chúng ta sẽ chỉ đơn giản là tiếp tục đi theo con đường giải trừ quân bị kinh tế đơn phương. Trung Cộng sẽ vui vẻ đóng nhận tin này. Do đó Hoa Kỳ bắt đầu thay đổi chính sách năng lượng cua nền công nghiệp của họ.


Giáo sư Thomas Sowell cho rằng các kỹ sư mà sai thì cầu cống, đường xá của họ thiết kế sẽ xụp đỗ, kiến trúc sư mà thiết kế sao thì cao ốc xụp đỗ còn các trí thức khơi khơi đẻ ra các chương trình giảm khí đố thải cho vừa tư duy của mình mà sai thì không ai bắt họ phải bị trách nhiệm.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen thì 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Lại chuyện lá cờ


Hôm nay trời mưa nên chả làm gì được. Chạy lên vườn thấy thợ đến rồi về, không hái bơ. Mình cũng bò về luôn. Mưa thì đỡ tốn tiền nước nhưng lại không làm được việc. Trưa đi gặp một ông thần quen trên mạng vì anh ta muốn hỏi mình chuyện về bán hay không bán nhà. Đến nơi thì thấy anh ta đi với một chị mới di dân sang Hoa Kỳ với 3 đứa con.


Chị ta có căn nhà cho thuê từ 8 năm qua, nay mới lấy lại vì người mướn chỉ muốn trả có $2,650/ tháng trong khi các mặt bằng trong khu vực thì độ $2,800. Mình nói chị lấy lại phải sửa chửa lại, sơn phết mất cả $14,500 như người quản lý báo cáo, trong khi để yên, lấy $2,650 vẫn lợi hơn thay vì tốn $14,500 mà chỉ được có $150/ tháng hay $1,800/ năm, mất đến 9 năm trời mới lấy lại vốn thì không lợi. 


Chị ta hỏi nên bán hay giữ. Mình nói không biết tuỳ hoàn cảnh của chị chớ mình đâu biết tài chánh của chị ta ra sao mà xía vô. Có lẻ cách tốt nhất là mua một chung cư đa hộ độ 5 căn trở lên thì dễ mượn tiền ngân hàng vì mới qua nên không có tín dụng. Mua chung cư đa hộ trên 5 căn thì được xem nợ thương mại nên ngân hàng chỉ xét trên số tiền mướn và cho mượn thay vì phải xét tín dụng của mình nếu mua 4 căn trở xuống. Con mình đang kiếm chung cư mua thì mình nói tìm trên 5 căn hộ mà mua vì chúng còn trẻ nên chưa có tín dụng. Như vậy mua mấy căn rồi cho thuê mấy căn kia, ở một căn và từ từ tạo dựng tỷ số tín dụng lên sau này.


Ông thần nói chị này sinh sau 1975 nên khi sang đây thấy lá cờ Việt Nam Cộng Hoà thì kêu cờ 3 Que. Khiến mình cười vì đó là quen mồm của người Việt. Mẹ mình cũng kêu Giải phóng vô đây khổ lắm con. Đó là quen mồm nói những có thể sẽ gây hiểu lầm. Chị ta nói mấy đứa con cũng khó chịu hay ngạc nhiên khi thấy cờ Việt Nam Cộng Hoà khiến mình buồn cười. Con mình đi học, cô giáo bảo vẽ cờ Việt Nam thì chúng cũng vẽ cờ đỏ sao vàng vì lên mạng thấy. Chỉ sau này đi hướng đạo thì thấy chào cờ vàng 3 gạch mới từ từ hiểu. 


Thật ra lá cờ này có từ lâu khi triều đình nhà Nguyễn lấy quẻ Ly (離) (trong kinh dịch để làm cờ xứ mình. Sau khi vua Bảo đại thoái vị thì chính phủ Trần Trọng Kim sử dụng Quẻ Càn gồm ba vạch liền (), tượng trưng cho trời, sức mạnh, sự sáng tạo và quyền lực. Ba sọc đỏ trên nền vàng của lá cờ được giải thích là biểu tượng của quẻ Càn, đại diện cho sự thống nhất của ba miền Bắc, Trung, Nam Việt Nam, đồng thời nói lên tinh thần quốc gia và ý chí mạnh mẽ của dân tộc. Màu vàng nền cờ tượng trưng cho hành Thổ, liên quan đến chủ quyền quốc gia, trong khi màu đỏ của các sọc thuộc hành Hỏa, biểu thị phương Nam và sự thịnh vượng.


Cờ này được sử dụng sau khi chính phủ Trần Trọng Kim lên còn lá cờ Nhà Nguyễn theo quẻ Ly.

Hình như cờ Nam Hàn cũng lấy mấy quẻ trong Kinh Dịch và thêm biểu tượng Âm Dương để làm cờ cho quốc gia của họ. Cờ Nam Hàn (Taegeukgi) được lấy từ triết lý Kinh Dịch, cụ thể là các quẻ trong Bát Quái. Bốn góc của lá cờ có bốn quẻ chính từ Kinh Dịch, mỗi quẻ mang một ý nghĩa riêng:

1.  Càn (乾) (, ba vạch liền, góc trên bên trái): Tượng trưng cho trời, sức mạnh, sự sáng tạo và khởi đầu.

2.  Khôn (坤) (, ba vạch đứt, góc dưới bên phải): Tượng trưng cho đất, sự nuôi dưỡng, nhu thuận và ổn định.

3.  Cảm (坎) (, một vạch liền giữa hai vạch đứt, góc dưới bên trái): Tượng trưng cho nước, sự nguy hiểm, linh hoạt và sâu sắc.

4.  Ly (離) (, một vạch đứt giữa hai vạch liền, góc trên bên phải): Tượng trưng cho lửa, sự sáng tỏ, gắn kết và nhiệt huyết.

Hình tròn Taegeuk ở trung tâm cờ thể hiện sự cân bằng âm dương, một khái niệm cốt lõi trong Kinh Dịch, biểu thị sự hài hòa và chuyển hóa không ngừng của vũ trụ. Mỗi quẻ và biểu tượng trên cờ đều phản ánh triết lý về sự cân bằng, biến đổi và mối quan hệ giữa các yếu tố trong tự nhiên theo Kinh Dịch. (Tài liệu trên internet).


Mình nhớ thời đi làm ở Anh quốc, có tham gia mấy ngày lễ Tết với người Việt tỵ nạn tại đây. Vấn đề là người Việt tỵ nạn tại Anh quốc gồm 2 thành phần: người đi từ miền nam và người đi từ miền Bắc. Cả hai đều là nạn nhân, không thể sống tại Việt Nam hay bị Hà Nội đuổi về tàu vì có chiến tranh với Trung Cộng. Đa số là người Việt gốc tàu. Người ra đi từ miền Bắc không muốn chào lá cờ Việt Nam Cộng Hoà và người miền nam không muốn chào lá cờ của Hà Nội. Dù ai cũng là nạn nhân của chế độ mới. Cuối cùng họ thống nhất là trong các buổi họp cộng đồng không có chào cờ là xong chuyện. Đâu phải chào cờ mới yêu Việt Nam.


Mình nói có anh bạn người Hoà Lan, khi mình ghé thăm xứ anh ta. Anh ta chỉ bên kia đường là dân theo đạo Tin Lành ở, còn bên này là nhà anh ta theo Công Giáo. Nếu anh ta sinh bên kia đường thì nay đã là dân theo đạo Tin Lành. Không có chọn lựa vì bị áp đặt từ khi mới sinh, lớn lên được dạy dỗ không yêu thích người theo đạo Tin Lành.


Mình nói lá cờ Việt Nam hiện nay gây mâu thuẫn giữa người Việt với nhau. Bên thì kêu là cờ vàng 3 sọc đỏ mới biểu tượng tổ quốc của họ còn một bên thì kêu lá cờ đỏ sao vàng. Ai đúng ai sai. Khó trả lời. Biết đâu 10 năm, 20 năm nữa, Việt Nam sẽ thay lá cờ khác. Mình thích ăn chè 3 màu, tượng trưng cho 3 miền của Việt Nam, thiết kế cờ màu vàng, trắng nước dừa và xanh. Như vậy ai cũng nhất trí hết ngoại trừ những ai không thích nước cốt dừa. Khỏe.


Chúng ta bị áp đặt từ gia đình, trường học như anh bạn người Hoà Lan, sinh bên này thì trở thành Thiên Chúa Giáo, đi học trường công Giáo chớ không phải tự lựa chọn. Mình khi xưa, bà ngoại dẫn đi chùa thì nghĩ mình là Phật giáo, khiêng bàn thờ ra đường, lạy Phật đủ trò, trong khi ông bà cụ mình thì theo đạo Tổ Tiên Chính Giáo, bắt mình đi hướng đạo của Tổ Tiên CHính Giáo nhưng khi qua pháp đến dự lễ ở chùa Khánh Anh mình mới xin quy y, lựa chọn Phật Giáo. Mình cũng có đi nhà thờ bên Pháp với mấy người bạn Tây đầm, khi họ kêu mình trở về đạo để tìm hiểu thêm về Thiên CHúa Giáo nhưng cuối cùng mình chọn Phật giáo. Mình có tự do chọn lựa tôn giáo mình cảm thấy gần với mình hơn khi lớn lên. Nên có quen vài cô công giáo nhưng không đả thông tư tưởng được. Có ông kia quen, lấy vợ công giáo kêu con tôi không có tội tại sao lại bắt nó rữa tội sau 1 tháng ra đời. Tôi và mẹ nó thả gà ra đá sinh ra nó. Chớ nó có biết gì mà kêu nó có tội. Mới sinh ra đời đã có tội phải rữa tội.

Tương tự mỗi thứ 4 mình đi dự họp mặt của hội Lions quốc tế, và Toastmasters, tại đây mình đều đứng nghiêm chỉnh với các hội viên khác, chào cờ Hoa Kỳ. Đó là sự chọn lựa của mình về quốc gia và đọc lời nguyện trung thành với nước đã cưu mang mình. Khi còn ở Việt Nam mình sinh ra tại miền nam nên chỉ biết lá cờ và quốc ca Việt Nam Cộng Hoà do nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, một người cộng sản viết bài mang tên “Thanh Niên Hành Khúc”. Có người kêu lấy bản nhạc “Việt Nam Việt Nam” của ông Phạm Duy làm quốc ca cho Việt Nam Cộng Hoà, không dùng bài do người cộng sản sáng tác. Người cộng sản làm bản nhạc hay thì Việt Nam Cộng Hoà vẫn sử dụng, không vì khác chiến tuyến mà không dùng. Vẫn tiếp nối lịch sử cận đại của người Việt thay vì xoá bỏ ký ức ấy, đáng được tôn trọng. Tương tự ngày nay người Việt tại Việt Nam hát nhạc vàng Bolero bú xua la mua của Việt Nam Cộng Hoà mà trước đây có mấy người ở miền Bắc nghe nhạc vàng thì bị đi cải tạo như ông Lộc Vàng và thân hữu. Nếu sinh ra tại miền Bắc như mấy người em họ của mình thì họ chào lá cờ đỏ sao vàng. Không có sự lựa chọn. Không lẻ mình lại chống gia đình bên nội? Nay ở Hoa Kỳ mình có sự lựa chọn lá cờ đại diện cho tổ quốc của mình như trường hợp tôn giáo.


Mình về Việt Nam, có anh bạn Đảng viên, kể là ông anh bên Mỹ chửi anh ta vì treo cờ đỏ sao vàng. Nhưng ở đây, khu phố đến nhà kêu gọi treo cờ, không treo là có thể bị quy vào tội chống phá. Tết vừa rồi, về Việt Nam chạy xe từ Đà Lạt ra đến Huế. Dọc hai bên đường, thấy nhà nào cũng treo cờ. Mình nói ở Việt Nam mà may cờ bán vào mấy dịp này là hốt bạc. Bác tài xế kêu là cơ cấu cả rồi. Mỗi chậu cúc và lá cờ ở mỗi hộ là 300,000 đồng. Không treo cờ và để chậu cúc trước nhà là hơi bị mệt. Anh của người bạn không hiểu vấn nạn này.


Như trường hợp chị ở Việt Nam, quen chào lá cờ tổ quốc từ bé nên bị dị ứng khi thấy lá cờ Việt Nam Cộng Hoà. Từ bé chị đã được giáo dục là bọn ngụy quân ngụy quyền này nọ nên có thể chị đã căm thù tàn dư chế độ cũ. Tương tự những người ra đi từ miền nam, đều có vấn đề với chế độ mới. Chị ra đi dù từ bé được nói đến tội ác Mỹ ngụy, dù giàu có ở Việt Nam, nhưng muốn con mình có tương lai khá hơn trong một môi trường tốt. Con chị nay học ở Hoa Kỳ, từ mẫu giáo lên đến trung học, không phải đóng học phí hay mua sách gì cả. Tất cả đều được trường phát, thậm chí hai cuốn. Một để ở nhà làm bài tập và một ở trong lớp để khỏi mất công đem sách vở vào lớp hay về nhà. Chị phải thông cảm cho nhưng người không thể sống trong chế độ mới vì lý lịch. Con cái của họ không được đi học đại học. Sau này họ đã bỏ chế độ đó rồi nhưng trước Đổi Mới là như vậy nên người ta phải bỏ nước ra đi để tìm tương lai cho họ và con họ như chị ngày nay.


Hôm qua đi dự lễ gây quỹ từ thiện cho các chương trình giáo dục ở Việt Nam, mình được giới thiệu một chị từ Việt Nam qua. Chị này nghe kể rất giàu có về nhà đất. Chị cho con sang đây học từ trung học đến MBA. Có nhà cửa bên này nhưng vẫn lo vì chưa vào quốc tịch Mỹ, nên có thể qua Tây Ban Nha mua nhà thì sau một năm mấy tháng là được vào quốc tịch Tây Ban Nha. Có dạo nhà cửa ở Tây Ban Nha được xây như điên, kiểu bên Trung Cộng, tại các thành phố miền nam gần bãi biển, vì người đức và người Anh quốc xuống mấy vùng này nghỉ hè rồi không ai mua nên chính phủ Tây Ban Nha ra luật về di trú dễ dàng để tống bớt mấy nhà cửa xây dư thừa.


Hôm qua xem phim tài liệu họ cho biết năm 2024, có đến trên 14 ngàn triệu Phú người Tàu di dân qua Hoa Kỳ, Gia-nã-đại hay các nước ở Âu châu. Nay thì từ đầu năm, họ ngăn chận, không cấp phát sổ thông hành, nhiều khi rút lại sổ thông hành, không cho xuất ngoại. Nghe nói sau khi ông Trump tuyên bố đóng 5 triệu đô la sẽ được qua Mỹ nên người Tàu xếp hàng từ giữa đêm để nộp đơn. Xin nhắc lại 5 triệu đô La. Tại sao người có số tiền lớn như vậy mà vẫn tìm đường ra đi, hạ cánh an toàn vì bất an.


Đời người rồi cũng qua đi, chế độ nào rồi cũng có ngày được đổi thay, lá cờ tổ quốc cũng sẽ được thay đổi. Chúng ta nhìn nhau bằng tình người Việt thay vì vướng mắt bởi những cái gì không quan trọng, do tuyên truyền của hai bên. Người đức họ thống nhất và đồng ý lá cờ chung như ngày nay. Hay làm như người Việt tại Anh quốc, không cần chào cờ gì cả. Khỏe đời, không chửi bới nhau. Tình người quan trọng hơn lá cờ. Nhất là nay họ là công dân của Anh quốc, Hoa Kỳ, Gia-nã-đại,…


Đó là nói theo những gì mình nghĩ một cách khiêm tốn, chưa từng tham dự vào cuộc chiến vì còn nhỏ khi chiến tranh chấm dứt nhưng trên thực tế rất khó. Hôm nay mình có xem một khúc phim của lính Mỹ tham chiến tại Việt Nam. Có nghe giọng điện đàm luôn của người sử dụng vô tuyến điện kêu gọi cứu viện. Một đại đội lính Mỹ có đâu 180 người bị hoả lực của Việt Cộng pháo kích và tấn công, họ kêu Việt Cộng có nhiều đạn dược hơn họ, suốt mấy ngày và cuối cùng sau khi đẩy lui cộng quân thì họ có đến 128 người chết và bị thương. Một ông cựu quân nhân tham chiến tại Việt Nam kể là khi thấy đồng đội bị chết, lòng căm thù của ông ta trở nên tàn bạo. Ông ta chỉ muốn tàn sát hết để giúp lòng căm thù nguôi đi. Những hình ảnh đồng đội bị sát hại vẫn đeo đuổi ông ta đến ngày nay. 55 năm sau vẫn bị hậu chứng của chiến trường.


Những người từng chiến đấu cho hai bên, từng ra trận, nhìn thấy đồng đội bị sát hại hay bị bỏ tù ở trại cải tạo sau 30/4/75 thì có lẻ khó mà quên những ngày tháng đã qua. Cho thấy lá cờ không quan trọng mà tình người mới đáng tôn trọng. 50 năm sau, chúng ta vẫn bị đầu độc tuyên truyền, chưa được giải độc. Chỉ có khi qua đời thì mới nghĩa tử nghĩa tận. 


Có cuốn phim “Ngày giỗ” của đạo diễn Hàm Trần, nói về hai anh em ruột vì thời cuộc xa cách nhau. Người anh đi với ông bố vô bưng. Người em sống với mẹ lớn lên đi lính Việt Nam Cộng Hoà. Anh em gặp nhau ngoài mặt trời bắn nhau. Người em bị người anh bắn chết, người em trước khi chết thấy bảo vật, lá bùa mà người mẹ đã tháo ra để đeo lên người anh bị đau, không theo cha được. Người em trước khi tắt thở kêu tên người anh. Chiến tranh chấm dứt người anh đi tu và mỗi năm đến ngày mình giết anh lại làm lễ giỗ. Đó là một chuyện thật của cuộc chiến. Còn biết bao nhiều chuyện thật như vậy trong chiến tranh chưa được kể lại. Chán Mớ Đời 


https://youtu.be/0CJE1p7eS9c?si=Dd5vi7bztN9dhD3d


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn