Showing posts with label Đàlạt. Show all posts
Showing posts with label Đàlạt. Show all posts

Sắc luật 14067 và ảnh hưởng

 Ông Biden mới ký executive order #14067, giới truyền thông hoan hô nhưng nếu xét kỹ có lẻ chính phủ có một agenda khác với đạo luật này, kiểu dương đông kích tây. Các chuyên gia cho biết nếu chúng ta chịu khó đọc kỹ lưỡng thì có lẻ chính phủ đang tăng tốc để thành lập ngân hàn trung ương về digital currency (tiền kỹ thuật số).

Trung Cộng đã thử tiền này trước thế vận hội mùa đông Bắc Kinh, các quốc gia âu châu và Hoa Kỳ cũng đang muốn sử dụng loại tiền tệ này, để dễ kiểm soát người dân của nước họ. Gần đây, chúng ta thấy tin tức người Tàu ở Trung Cộng, không chịu đóng tiền mượn ngân hàng để mua nhà. Để mình giải thích.

Tại Hoa Kỳ, người Mỹ muốn mua nhà mới thì ra chỗ công trường, thường họ làm mấy căn nhà kiểu mẫu, cho mình đi xem. Nếu thích thì vào văn phòng, xem bản đồ thiết kế để xem căn nào rẻ hay đắt tuỳ hướng, đất rộng hay hẹp để chọn. Khi đã chọn thì họ bắt mình đặt cọc, đại khái 1% hay 2% số tiền của căn nhà sau khi xây xong. Điển hình, mua căn nhà #20, lô B, giá $500,000. 2% là $10,000. Người mua phải ký giấy tờ muốn mua căn nhà đó, và ký tấm ngân phiếu $10,000. 6 tháng sau, nhà xây xong thì họ mượn ngân hàng 80% hay $400,000 và đặt cọc $100,000.

Vì lý do gì đó, mất việc hay vợ chồng cãi nhau, không mua nữa thì mất số tiền đặt cọc. Trước đây, có nhiều người có tiền, cứ đi mua nhà, đặt cọc $10,000 cho mấy căn rồi tước khi mua, họ xoay qua bán lại cho người nào muốn mua. Điển hình là nhà hiện tại bán $500,000 nhưng đang lên nên 6 tháng sau có thể lên độ $550,000. Người đặt cọc $10,000 xoay qua bán $550,000, bỏ túi $50,000. Sau này, họ cấm bán lại nên hết chơi trò đặt cục gạch rồi ai đến cần mua vé xe đò sớm thì bán lại chỗ cục gạch của mình.

Ngược lại bên Trung Cộng thì người Tàu muốn mua một căn hộ mới thì họ giao cho nhà developer $100,000 và mượn ngân hàng $400,000 để đưa cho nhà thầu xây cất. Xem như chưa dọn vô mà đã phải đóng tiền hụi chết rồi. Do đó công ty địa ốc thứ 3 của Trung Cộng mang tên Evergrande đang bị phá sản, không có tiền trả nợ khiên những người đặt tiền mua nhà, kêu không trả ngân hàng. Họ lo ngại là các công ty địa ốc bị phá sản không ai giao nhà cho họ.

Họ đi xe lửa đến các vùng khác để kêu gọi người mua nhà ở nơi khác không đóng tiền nợ cho ngân hàng. Trung Cộng có hệ thống social Credit, tín dụng công dân ưu tú. Muốn mua vé xe lửa để đi đến chỗ khác, thì không được mua vé vì hiện lên đèn đỏ. Chán Mớ Đời  

Trước khi mình đi chơi, nghe nói mấy ông tài xế xe vận tải ở Gia-nã-đại, đình công đủ trò. Thủ tướng Gia-nã-đại trốn, để một phó thủ trưởng Christopher Freeland ra lo vụ này. Ông ta ra lệnh các ngân hàng đóng băng các trương mục ngân hàng của các tài xế này. Họ không được rút tiền để trả biên lại, nuôi vợ con,.. nên khi mình về lại Hoa Kỳ thì vụ xe vận tãi chìm trong quên lãng. Các tài xế, không rút lui thì tài khoản ngân hàng bị đóng băng. Xong om

Vấn đề là tiền kỹ thuật số, trong tương lai sẽ được các quốc gia sử dụng như Thuỵ Điển đi tiên phong, không còn tiền tươi nữa. Họ kêu để dễ kiểm soát những ai trốn thuế, trả tiền tươi như trên thực tế để kiểm soát người dân như trường hợp Gia-nã-đại vừa qua.

Trong tương lai nếu mình muốn rút tiền tươi từ ngân hàng thì hơi mệt. Họ sẽ hỏi đem giấy khai sinh, 5 người chứng nhận mình là công dân mỹ,… chính phủ sẽ tìm cách loại trừ hết tiền mỹ kim bằng giấy. Có thể họ sẽ thành lập một uỷ ban để lo vụ thu hồi tiền giấy. Một người Mỹ hay người ở Việt Nam, không thể nào giữ tiền ngoại tệ. Ngoại tệ là chính phủ kiểm soát hết.

Trong hệ thống mới, sẽ bớt các cò ở giữa. Thí dụ ngày nay, chúng ta ăn tô phở. Trả $12 bằng thẻ tín dụng. Chủ tiệm chặt thuế, rồi chúng ta cà thẻ hay gõ cái tích trên cái máy. Tiền sẽ được công ty thẻ tín dụng Visa, MC hay AE,… thu 3%. Sau đó họ gửi cái biên lai về cho mình với tiền lời 21%, nếu mình trả trễ 1 ngày. Để làm tính. Mình mua tô phở giá $12.00, tiền thuế 7.75% là $0.93, cho tiền boa $2.7 nữa vị chi $15. Công ty tín dụng chặt 3% số tiền là $0.45. Chủ bán phở còn lại $14.55. 3 tháng sau mới viết cái ngân phiếu gửi cho chính phủ vì có giấy tờ, còn nếu trả tiền tươi thì chính phủ không bao giờ nhìn thấy thuế vì chủ tiệm phở làm nhem tờ biên lai với hành trần nước béo.

Nay chính phủ làm hệ thống tiền tệ kỹ thuật toán thì ngay tức khắc mình trả tiền là 7.75% thuế bay vào quỹ của chính phủ. Mấy ông ngân hàng chỉ ăn tiền lời trên người khách hàng.

Có lẻ cái nguy hiểm nhất là chính phủ biết rõ chúng ta, ngoại trừ chúng ta tắt điện thoại, không cầm theo vì họ đều theo dõi chúng ta với kỹ thuật toán. Cứ tưởng tượng chúng ta viết gì trên mạng xã hội, họ đều ghi nhận cả như ngày nay, bắn các quảng cáo, bú xua la mua.

Vấn đề là chính phủ buồn đời, đóng băng trương mục của người dân là đời em cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn. Trường hợp này đã từng xẩy ra trong quá khứ. Vào năm 1933, chính phủ ra lệnh người Mỹ phải nộp vàng của họ cho chính phủ, được cái là chính phủ hoàn tiền. Ngược lại trong cuộc chiến thế giới thứ 2, sợ người Mỹ gốc Nhật Bản hay Đức quốc, làm gián điệp cho Nhật Bản và Đức quốc, chính phủ mỹ lùa các người gốc Nhật Bản và Đức quốc vào các trại tập trung, vớt hết đất đai của họ.

60 năm sau, chính phủ mỹ mới lên tiếng xin lỗi gia đình các người này nhưng đất đai của họ đều bị mất cả. Năm kia mình có đi bộ trên vùng Palo Verde, buồn đời vào viện bảo tàng khu vực này thì chới với. Đất đai giàu có vùng này, khi xưa thuộc các gia đình nông dân Nhật Bản và Mễ tây cơ nhưng thế chiến thứ 2 bị tịch thu và sau đó người Mỹ trắng lấy luôn đến nay. Nay thì giá đắt hơn kim cương. Báo chí có nói đến vụ một gia đình nông dân người da màu, bị tịch thâu đất đai. Nay mới được đền bù, trả lại, giá đâu $180 triệu đôla.

Thử hỏi, chính quyền đương thời là cộng hoà hay dân chủ. Họ muốn đàn áp đối phương. Anh A  chán chính phủ B nên tặng tiền giúp anh B tranh cử, chống anh À. Họ biết được nên đóng băng tài khoản của anh A thế là ngọng.

Vụ covid, cá chính phủ bắt mọi người chích, nếu không thì không được du lịch, đi làm, đủ trò. Vấn đề là có nhiều người chích 3, 4 mũi vẫn bị dính covid là sao. Cho thấy chích ngừa không bảo vệ, ngăn ngừa bệnh dịch lây lan. Nay họ mới hiểu ra nên hoan hô hai ông bác sĩ ở Cali, bị chửi bới khi họ quay video nói vào năm 2020 là các ngăn sống cấm chợ, không đúng.

Xứ Haiti nghèo không có tiền chích ngừa cho dân họ, vẫn sống phây phây, chả có bệnh dịch lan tràn gì cả. Một năm có đến hơn 600,000 người Mỹ chết vì bệnh cúm, dù có chích ngừa. Có hai ông bác sĩ kêu gọi là không nên chích ngừa, đủ trò, truyền thông không cho họ nói. Mình có xem trên YouTube thì nay chứng minh họ đã đúng. (Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Đà Lạt ngập trong mưa gió

 Mấy hôm nay, đọc tin tức thấy Đà Lạt bị ngập khiến mình nhớ đến những mùa mưa khi xưa, Đà Lạt cũng ngập trong nước lũ. Địa thế Đà Lạt là vùng đồi núi, có vài không gian là bằng, tạm gọi là thung lũng. Khi thiết kế đô thị, mấy ông tây bà đầm được thiết kế cho ở các nơi có đồi như dọc đường Trần Hưng Đạo, Hùng Vương,.. toạ độ trên cao nên khi mưa chảy xuống thung lũng, nơi họ đào thêm 2 cái hồ nhân tạo được gọi là Grand Lac và Petit Lac.

Hồ Lớn để người Pháp chơi các môn trượt nước, tắm, đua thuyền còn Hồ Nhỏ thì để thị dân sở tại dùng. Đến năm 1932, có một bão lũ lớn, phá vỡ cái đập của hồ lớn, tràn xuống phía thung lũng nơi người Việt và người Mọi ở , cuốn theo 15 người Việt chết. Từ đó họ mới dời khu chợ người Việt lên KHu Hoà BÌnh ngày nay, trước đó dành cho người Pháp. Còn vùng thung lũng thì để trồng rau, sau năm 1952, họ thành lập Ấp Ánh Sáng, phía trên đồi một tị.

Nhìn tấm ảnh này khiến mình nhớ ngày xưa cũng bị dính lụt như vậy ở góc Hai Bà Trưng và Cầu Cẩm Đô

Nếu nhìn bản đồ Đà Lạt, khu vực dành cho người Việt ở trước khi tây về nước, ta thấy hồ Xuân Hương, có suối Cam Ly chảy về phía Cam Ly qua khu LÒ Gạch, Lò Rèn. Ngoài ra phía Đa Thiện, Số 6, Số 4 có 2 con suối chảy về khu vực giữa Phan Đình Phùng và Hai Bà Trưng là thung lũng.

Nếu xem kỹ thì khu vực này được ông bà Võ Đình Dung mua hết, từ Mã Thánh, Số 4 về đến trường Việt Anh, rồi cho dân làm vườn Đà Lạt thuê. Ông Võ Đình Dung khi xưa là nhà thầu khoán, xây nhà ga xe lửa Đà Lạt, khu dãy Hoà Bình xung quanh hội trường Hoà Bình là của ông ta. Sau này tu hành, ông ta bán lại cho các thương gia Đà Lạt. Mình không biết hậu duệ của ông bà còn sống ở Đà Lạt hay không. Có cơ hội mình muốn hỏi thăm thêm chi tiết về ông thầu khoán nổi tiếng Đà Lạt một thời.

Bão lũ năm 1932, là phá vỡ cái đê của hồ Lớn, lụt và cuốn đi 15 mạng người Việt khiến chính phủ Pháp phải dời khu người Việt sinh sống lên khu Hoà Bình, dành cho người Pháp 
Bão lũ năm 1932, làm ngập vùng Đà Lạt xưa

Dọc bờ suối của đường Phan Đinh Phùng và Hai Bà Trưng có người ta ở mặt tiền, còn sau lưng là các nhà vườn. Nhà vườn thì dùng nước suối để tưới rau cải. Dân cư Đà Lạt sau Mậu Thân gia tăng khủng khiếp. Có lẻ do chính sách phá làng lùa nông dân vào thành phố của quân đội Hoa Kỳ, nhà cửa mọc lên bú xua la mua tại Đà Lạt. Thương phế binh cắm dùi. Xung quanh nhà mình thiên hạ cứ xin tôn và xi măng làm nhà. 

Sau Mậu Thân có chương trình tái thiết của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà, thiên hạ xin tiền, xi măng để làm nhà lại. Mình nhớ gia đình dì Ba Ca, trên Số 4, chạy giặc xuống nhà mình, được chính phủ cho xi măng, làm hắc lô, rồi chở về nhà ở Số 4 bị bom đánh cháy, làm lại.

Dưới đường Hai Bà Trưng, có một lô đất đẹp, nằm giữa cư xá Địa Dư và trường Nữ Công Gia Chánh, của ai, mới cày xong nhưng vì Mậu Thân xảy ra nên họ ngần ngại xây cất nhà cửa thì thiên hạ cắm dùi chiếm hết. Xây nhà gỗ vớ vẫn xấu xí. Hình như nhà Lê Nam Sơn ở đây, học chung với mình, bố anh chàng là thợ may. Nghe nói sau 75, làm cách mạng lớn lắm, xách sacoche đi đây đi đó, nay nghe nói bán mì ở Bảo Lộc.

Phía sau còn đường Phan Đình Phùng, bổng nhiên có nhiều con hẻm được mọc lên vội vã, nha cửa mọc lên như nấm đông cô. Chỗ nào có dân cư chỗ đó có rác. Từ cuối hẻm mà ra đường Phan Đình PHùng để đỗ rác thì khá châm vì phải cuốc bộ độ 50-100 mét.

Trong khi đó bên cạnh họ có con suối từ Đa Thiện chảy về. Người dân ở gần, cứ đem rác ra đổ xuống suối, nước cuống trôi về Cam Ly khiến thác Cam Ly hôi như nhà xí. Được cái là các cặp tình nhân hay đến đây, viết tên mình quyện vào nhau, với cái mũi tên xuyên tim, rồi nắm tay nhau thề thốt, suối Cam Ly có cạn núi Lâm Viên có mòn nhưng mối tình hữu nghị đôi ta vẫn bền vững như hãng sơn Bạch Tuyết, ở Ba Son.

Gặp mùa mưa có nước trôi mạnh nên có thể kéo theo rác nhưng vào mùa khô là ngọng nên rác từ từ chất thành núi. Mỗi lần mình đi ngang qua mấy con suối này là thấy ruồi nhặng bay như quân nguyên. Đi ngang cầu Cẩm Đô là thấy rác và rác, không thấy suối đâu cả.

Rồi ngày qua đi qua đi qua, khi mùa mưa đến. Nước từ Đa Thiện chảy về bị các núi rác chấn lại nên từ từ dâng lên và tràn ngập các vườn rau và các con hẻm ở gần chợ nhỏ Phan Đình Phùng, ngay tiệm thuốc tây Lâm Viên và tiệm may của ông Ba Hoà. Đi ngang đây là thấy dân ở trong hẻm này, quét nước, múc nước đỗ ra ngoài nhà. Đa số xây thêm cái tường nhỏ nơi cửa bước vào nhà để nước đừng chảy vào trong nhà.

Phía bên đường Hai Bà Trưng cũng bị lụt nhưng chỉ có vùng thấp như chỗ nhà thầy Thành Bắp Sú, gần cầu Cẩm Đô. Khu nhà mình thì không nhưng nếu ra phía sau nhà của hai nhà ông Duy và ông Ngự thì thấy nước suối dâng lên rất cao, ngập mấy cây chuối của họ trồng.

Bà sơ và đám trẻ đi câu cá ở hồ Xuân Hương

Khúc trường Việt Anh cũng bị hay khu đường Cường Để, abattoir, nhìn xung quanh chỉ thấy sông và sông. Có lần nước dâng kéo trôi mấy thùng phân và thuốc sâu ở mấy khu vườn ở đường Nguyễn Trãi, Phan Chu Trinh, kéo thuốc sâu ra hồ Xuân Hương, làm mấy con cá chết, nổi lềnh bềnh, dân Đà Lạt đi vớt về ăn, trừ sán trừ sâu trong ruột luôn.

Mình nhớ có lần lụt, chạy xe về nhà, đi ngang qua cầu Cẩm Đô, đến đường Hai Bà Trưng thì bị ngập nước, ống bô. Thế là dẫn xe về rồi sau đó đem ra tên sửa xe Honda ở đường Cường Để, ngay cầu Lê Quý Đôn. Mất mấy ngàn để nghe anh ta hát: “người ta thường nói có tiền mua tiên cũng được, còn anh là thợ sửa hOnda, sức mấy có tiền mua em” Chán Mớ Đời 

Sau này mình về Đà Lạt, cứ thắc mắc là rác và ống cống Đà Lạt chảy về đâu. Khi xưa, ở chợ Đà Lạt, khi mưa, có mấy ông cống rãnh chảy ra bờ hồ, đúng hơn là thải xuống chỗ bến xe, xuống suối Cam Ly, chảy về khu Thác Cam Ly. Mình nghe nói là xứ Đan Mạch có viện trợ làm hệ thống ống cống rác chớ Việt Nam chả làm nên trò trống gì cả.

Mình để ý chỗ mấy con suối từ MẢ Thánh chạy về Cẩm Đô, được xây cất bằng các đá ong nhưng lại làm con suối nhỏ lại, không rộng như ngày xưa. Đi qua mấy chiếc cầu nhỏ rất ngắn không như ngày xưa, rất xa. Đi trên mấy tấm gỗ, nhúng nhúng khiến sợ lọt xuống suối.

Nhớ ngay cư xá Địa Dư, có chiếc cầu khỉ, sau này đoàn hướng đạo Lâm Viên, do anh Ngữ, con bà ấm Thảo, hướng dẫn làm chiếc cầu chắc hơn và có chỗ cầm tay để khi qua cầu. Anh Ngữ sau này, đi Thuỷ Quân Lục Chiến bị thương ở Thạch Hãn, mất một con mắt. Sau này , không biết trôi dạt về nơi đâu.

Đà Lạt ngày nay lụt thì dễ hiểu. Cây cối bị chặt hết, thay vào đó là nhà và nhà nên không giữ nước, nước từ cao cứ ụp xuống chỗ thấp. Mình về Đà Lạt, đi vòng vòng xem thì thấy mấy nhà kính, đúng hơn là nylon phủ khắp nơi, gây sức nóng trong không gian, không có cây cối gi cả. 

Ngay ở xóm xưa của mình, có nhiều cây cối, nay thì không có một ngọn cây, không có chim đậu, không còn nghe tiếng chim hót vào sáng bình minh như ngày nào. Mình chỉ thấy nhà và nhà, không biết ai sống bên cạnh, toàn là các cổng to đùng, chia cách hàng xóm láng giềng. Khi xưa, hết dầu, hết đường, có thể chạy qua hàng xóm mượn muỗng múi, thẻ đường. Nay mình hỏi ai sống bên cạnh, nhà mình lắc đầu. Chúng ta đã trở những con ốc đảo vô hình không để ý đến sự tàn phá của chúng ta đối với môi trường.

Khi mưa là chỉ thấy sông và sông. Cái đập ở cầu Ông Đạo đã bị vỡ một lần vì mưa bão vào năm 1932, cuốn trôi bao nhiêu nhà khi xưa. Nếu không khéo thì Đà Lạt sẽ bị phá tan vì sự phát triển quá tải, không nghĩ đến môi trường.

Chúng ta hay quên, chúng ta là nhân tố trong môi trường sinh thái to lớn. Nếu chúng ta cứ xây cất, phát triển vô tội vạ thì đời con cháu sẽ không còn môi trường để sinh sống.

Nhớ có một tập đoàn Tân gia ba mướn công ty của mình làm việc, thiết kế một dự án khu nghỉ dưỡng, ăn chơi ở Suối Vàng Dankia. Mình có hỏi vấn đề thanh lọc, xử lý rác rưới ở hồ Dankia thì bị dẹp qua một bên. Sau này dự án bị bỏ dỡ, mình mừng. Ai ngờ nay về lên Suối Vàng thì thất kinh, còn te tua hơn dự án của Tân Gia  BA khi xưa.


Từ ngày, mình mua cái vườn, có cọ sát với thiên nhiên môi trường, mới giác ngộ cách mạng về những sai lầm khi xưa, xây nhà vô tội vạ để kiếm tiền. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tấm ảnh thứ 2

 Nhìn tấm ảnh này thì quá đẹp. Đà Lạt một thời. Ngoài chợ Đà Lạt thì có lẻ xung quanh hồ Xuân Hương, để lại cho mình rất nhiều kỷ niệm của thời bé.

Ngay giữa hồ là Thuỷ Tạ, câu lạc bộ nước được người Pháp xây dựng mang tên “La Grenouillère”, lấy tên một câu lạc bộ nước, tại ngoại ô Paris, rất nổi tiếng vào thời người Pháp gọi La Belle Époque. người Pháp xa xứ, cũng xây dựng lại hình ảnh của quê nhà như người Việt mình ở hải ngoại, mở tiệm phở pasteur, quán ăn Dakao,…

Chỗ này là 1 trong ngã tư của Đà Lạt. Chỗ bùng binh Thuỷ Tạ, con đường bên tay phải là đường Cộng Hoà, khởi đầu từ bùng binh Thủy Tạ, chạy dọc theo hồ Xuân Hương, qua sân vận động, đến ngã ba Bà Huyện Thanh Quan và đường Nguyễn Trãi. Còn đường bên tay phải, phía dưới tên Nguyễn Tường Tộ, chạy về cây xăng Kim Cúc, đường Nguyễn Tri Phương để đi thác Prenn.

Bên tay trái, có con đường mình không nhớ tên, chỉ nhớ chạy vòng vòng lên đường Tự Đức, phía sau khách sạn Palace. Chỗ này nổi tiếng vụ đánh cướp ngân hàng Việt Nam Thương Tín hay Đông Phương ngân hàng. Mình có bò đến đây để xem ông tài xế lái xe ngân hàng, diễn lại vụ cướp, đem tiền lên kho bạc, ăn thông với mấy tên nào, giả bộ ăn cướp, rồi đem xe bỏ dưới đèo Prenn. Chỗ này cây thông rất nhiều nên có người người chụp ảnh Đà Lạt, đến chỗ này để thấy ánh sáng xuyên qua mấy cây thông và các nữ sinh đi học trong sương mù.

Cảnh sát lấy cung, khệnh cho vài đòn là ông thần tài xế, khai hết. Sau đó họ bắt được mấy tên đồng loã tại Sàigòn. Chỗ đường nhỏ này và đường Trần Quốc Toản, có cây xăng Esso.

Cận cảnh là những căn nhà nghỉ xây khi Đà Lạt mới được thành lập, trước khi xây khách sạn Palace. Nếu mình không lầm là 5 căn, mình đã kể.

Ngay góc đường Cộng Hoà và Nguyễn Trường Tộ, là nhà hàng Đào Nguyên. Trước 75, là nhà hàng có nhảy đầm. Câu lạc bộ thể thao mà người Pháp thành lập khi xây dựng khách sạn Palace, không có người đến nghỉ vì không có gì để tiêu khiển. Người Pháp mới thành lập câu lạc bộ thể thao, gồm quần vợt, và chơi các môn thể thao nước như bơi lội, đua thuyền ở Thuỷ Tạ. 

Nhà hàng Đào Nguyên, lúc đầu được tây gọi “La Chaumière”, túp lều tranh, mình có kể rồi, lười đi kiếm ảnh vì mái nhà được lợp bằng rơm như khi xưa ở Pháp, nơi người ta để rơm. Sau này họ cho xây mới lại. Khi Tây về nước, hình như có thay đổi nhiều tên đến Đào Nguyên là cuối cùng, mướn của thị xã Đà Lạt. Mấy nhà của Tây để lại thì thuộc về thị xã, lấy cho thuê để có tiền xây dựng Đà Lạt như chợ Đà Lạt, thao trường,… Chỗ này để người ta chơi thể thao xong thì vào đó uống giải khát hay ăn nhẹ. Sau này thời đệ nhị cộng hoà cho phép nhảy đầm. Thời ông Diệm thì cấm thì phải.

Có mấy sân quần vợt, hình như 4 thì phải. Khi xưa, chỉ các tay giàu có Đà Lạt mới ra sân. Hình như phải đóng niên liễm cho câu lạc bộ, mới được vào đây. Mình đánh ở ty Công Chánh ở đường Pasteur. Mình chỉ đến đây khi có đại hội thể thao quân khu II. Có lần hai anh em Đinh Quốc Tuấn và Đinh Quốc Cường, từ Phan Thiết lên đánh như vũ bão khiến mấy đại gia Đà Lạt dạo ấy, cho con đi học đánh quần vợt đẻ trở thành Đinh Quốc Tuấn thứ 2. Bên cạnh là Thao Trường, để khi nào buồn đời mình sẽ kể về thao trường thời võ sĩ Minh Cảnh đả lôi đài,…

Mình có kể về xây dựng Thuỷ Tạ rồi, nhìn qua bên kia hồ, thấy đồi cù dạo ấy xác xơ, ít cây cối hơn như ngày nay. Chỉ khác là khi xưa, ai cũng lên đây được, trai gái Đà Lạt thường hẹn hò ở đây. Mình phát hiện ra một cô hàng xóm, đi chơi với bồ tại đây. Khá vui.

Có lần chạy vòng vòng ở đây, để xem mấy cặp đang tự tình, bổng nhiên Dương Quang Trí, ngồi sau mình bị một trái cù từ đâu bay cái vù đến trúng ngay đầu. Mình ngồi trước và thằng Nguyên ngồi sau không bị mà tên ngồi giữa bị trúng. Kinh

Nhìn lại mới thấy ông bác sĩ Đào Huy Hách với ông Phó Bá Long, đang đi bộ, vác theo gậy đánh cù, đang đi tới. Họ đánh rồi trái cù chạm đất rồi văng lên trúng thằng Trí. Sau này, mình có thiết kế lại câu lạc bộ sân cù và khách sạn Palace, khi công ty được ông chủ DHL mướn làm.

Hồi nhỏ, mình có lên sân cù để xem nhảy dù. Có lần thấy ông Nguyễn Chánh Thi, anh chú bác với ông ngoại mình, làng Dưỡng Mong, Thừa Thiên. Thấy ông Thi nhảy dù, cầm cờ Việt Nam Cộng Hoà, về nhà mình bắt chước, leo lên mái nhà, cầm cờ Việt Nam Cộng Hoà nhảy xuống, té lăn cu Cheng, bể đầu, máu me tùm lum, nay còn cái xẹo to đùng.

Một lần khác thì thấy ông Lâm Quang Thơ, chỉ huy trưởng trường Võ Bị, nhảy dù xuống sân cù. Ngoài ra còn có vụ thi thả diều trên đồi Cù. Dạo ấy, mình hay đi theo mấy đứa lớn trong xóm ra đây. Hôm trước nói chuyện với anh bạn hàng xóm xưa, nhắc lại thằng Dư.

Hai bên Sân Cù, có hai hồ nhỏ; bên trái là hồ Đội Có, dành để bơm nước cho thị xã Đà Lạt, ty Công Quản Nước, năm bên cạnh, ông cụ mình làm tại đây dưới quyền ông Nguyễn Văn Tùng, bố của anh chàng tên Huân, học trên mình một lớp ở Yersin.

Hồ bên phải là hồ Tống Lệ, nơi mình hay ra đây câu cá với ông dượng mình nhưng chả được con nào. Mình có xem hình ảnh trước năm 1932, khi bão lũ cuốn trôi cái đê đập ở ngay Thuỷ Tạ thì không thấy hai hồ này. Mình đoán là tây cho làm hai cái hồ này để hứng nước để khi hồ đầy nước vào mùa mưa, để tránh nạn tức đê làm vỡ đập nữa.

Hồ Đội Có được người Đà Lạt gọi vì do ông Đội Có xây dựng, ông ta có dẫy nhà chỗ bến xe Tùng Nghĩa mà người Đà Lạt khi xưa hay gọi dãy nhà Đội Có. Toàn là dân thầu khoán, cai lục lộ khi xưa làm cho tây xong thì giàu có, xây nhà, mua đất như Đội Có, Võ Đình Dung, Nguyễn Văn Tiếng,..

Chúng ta thấy nhà sinh hoạt của hướng đạo Lâm Viên ngay bờ hồ, bên cạnh là ống nước bơm nước từ hồ Xuân Hương vào nhà máy nước bên cạnh hồ Đội Có nơi ông cụ mình khi xưa làm việc.

Đạo quán Lâm Viên, hình do Nguyễn Kính gửi, lễ rước của nhà thờ. Đạo quán này lúc mới được xây cất. Nếu mình không lầm có thời te tua sau đó được trùng tu lại

Chúng ta thấy nhà hàng Thanh Thuỷ, hình như mình có vào đây uống nước một lần khi xưa. Ai ở Sàigòn lên chơi, dẫn mình ra đây uống được chai nước cam vàng, mê ly. Lác đác trên hồ thấy mấy pê-đa-lô, nay họ gắn mấy con thiên nga nên hơi chán vì không nhìn thấy phong cảnh nhiều.

Cuối cùng bên tay trái có con đường nhỏ lác đá, đi lên khách sạn Palace. Xong om

Xem hình ảnh xứ người, nhìn Đà Lạt chỉ muốn khóc

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Trung tâm luyện thi tú tài Đà Lạt xưa

 “Có căn bản đâu mà lấy lại căn bản”. Đó là lời thầy Tạ Tất Thắng, dạy mình anh văn đâu 1, 2 tháng tại trường Văn Học, thầy Hoàng Trọng Hàn dạy đến cuối năm. Thầy dạy anh văn chính ở trường Trần Hưng Đạo, buổi chiều thầy có dạy thêm ở Hội Việt Mỹ. Dạo ấy, các trường thi nhau mở các lớp luyện thi tú tài, hay các lớp toán lý hoá lấy căn bản, nên thầy buồn đời kêu đã dốt thì làm sao có căn bản mà lấy lại căn bản như các quảng cáo, biểu ngữ dán hay căng đầy đường phố Đà Lạt thủa xưa.

Nói cho ngay, thời đó, chiến tranh, học hành mà lộn xộn, con trai phải đi lính thêm có vụ đôn quân. Do đó có trò nhảy lớp cho kịp tuổi. Nhiều khi có người học trễ 1, 2 năm nhưng sợ đi lính nên phải nhảy lớp thì chới với vì học lớp dưới đã kém mà còn nhảy lớp thì sức Phù Đổng khó tiến xa nên không có căn bản, bơi lội trong vũng lầy vô biên. Do đó thầy Thắng kêu có căn bản đâu mà lấy lại.

Lần trước về Đà Lạt, mình có dịp gặp lại thầy Thắng. Có anh bạn vẫn liên lạc với thầy thường xuyên, dẫn đến thăm thầy. Nhà thầy gần viện đại học Đà Lạt. Thầy chỉ cây Hồng hay mận mà anh bạn đã đem lại trồng tại nhà thầy mấy chục năm về trước. Cô Thắng phải ngồi bên để thuyết minh vì thầy bắt đầu lộn chỗ này xọ chỗ kia. Thầy cô kể chuyện khi xưa đi tán nhau ra sao. Khá vui.

Đường Hải Thượng, ngay cổng vào trường Việt Anh, đi chút xíu thì đến ngã tư Hoàng Diệu và Hai Bà Trưng. Rẽ tay trái vào đường Hoàng Diệu thì sẽ thấy trường Văn Học bên tay phải. 

Sau 75, thầy Thắng có sang Hoa Kỳ dạy đại học ở Hoa Kỳ, một thời gian, không nhớ tiểu bang nào, hình như Alabama.

Cứ đầu niên học là thấy một đám học chung mất tích, hoá ra chúng nhảy qua trường Việt, nhảy lớp để học cho kịp tuổi. Trường hợp này lại gây ra một vấn nạn khác là “hệ thống làm chứng chỉ giả”. Muốn vô học lớp 11 thì phải có chứng chỉ, học bạ của lớp 10, chứng nhận đã học xong chương trình lớp 10. Mà đã nhảy lớp theo kiểu thần đồng theo tinh thần Phù Đổng của người Việt thì phải chạy chứng chỉ giả để nộp cho trường mới. Do đó không có căn bản nên phải đi học luyện thi để lại căn bản. Đúng hơn là tìm căn bản.

Sau này, mình gặp lại mấy người bạn học chung, mới nghe họ kể mới hiểu. Có người lấy tên và chứng chỉ của người em đi học trường khác. Người kể mua chứng chỉ ở Sàigòn, người kể mua chứng chỉ từ thầy nọ, cô kia đủ trò, hoá ra giáo dục thời đó có một kỹ nghệ “tiên chứng chỉ hậu học văn”. Vào nhà, hỏi cho gặp tên học chung lớp thì cậu em hắn đi ra, hỏi mình là ai. Chán Mớ Đời 

Mình gặp lại một anh bạn thân, học giỏi, kể là có tên trong lớp học cực dốt, rớt tú tài nhưng bố mẹ hắn năn nỉ bố mẹ anh bạn, cho mượn giấy tờ của anh ta để nộp đơn du học. Kinh

Cầu thang lên trường Văn Học. Trung tâm luyện thi nổi tiếng Đà Lạt ngày xưa. Nghe nói là có lớp luyện thi đệ nhất cấp vào các trường công Đà Lạt. Học trường công thì miễn phí nên phải qua một kỳ thi tuyển. Do đó các học sinh trường này, thường là thành phần học giỏi từ tiểu học nên đa số đậu cao khi thi tú tài.

Ngoài chứng chỉ giả còn phải chạy thêm giấy khai sinh. Nhiều người lớn tuổi, mình nhớ trong lớp có nhiều tên lớn hơn mình cả 4 tuổi mà trong giấy khái sinh lại thua mình đến 2 tuổi. Từ đó đưa đến vấn nạn tham nhũng. Công chức thì ký giấy tờ, giấy khai sinh giả, thầy cô trong trường ký chứng chỉ, học bạ giả cho học sinh, tạo ra một nền kinh tế học đường bên lề khiến nhiều người trở nên giàu có.

Thời đó, con trai đi học là để khỏi đi lính, ra chiến trường chớ không phải để trở thành một chuyên gia tốt, giúp đất nước,… giấc mơ của mình ngày xưa là đừng đi lính vì sợ chết. Trong xóm có nhiều tên quen, đi lính chết hết, có tên đào ngủ. Học ra đại học thì cũng phải nhập ngũ, nhưng ít ra còn sống thêm được vài năm đại học. Ra trường nếu hên thì được biệt phái về dạy một trường trung học nào đó thay vì ra chiến trường.

Giấy khai sinh thì mình đoán là lên toà án hay khu phố. Mình chỉ nhớ là khi nộp đơn du học đi tây thì phải lên toà án, nhờ họ dịch giấy khai sinh, bằng Tú tài, học bạ, thị thực chữa ký để gửi nộp đơn đại học bên tây.

Lại thêm cái vụ thẻ Nhân Dân Tự Vệ. Hình như từ 16 tuổi trở lên, con trai phải gia nhập đoàn Nhân Dân Tự Vệ, được phát súng rồi chia phiên đi gác ở trụ sở. Mình nhớ ở bên đường Phan Đình Phùng thì có đồn Nhân Dân Tự Vệ, ngay hợp tác Xã rau, ngay dốc Ngã Ba Chùa, trước cầu thang của chùa Linh Sơn. Còn Khu Phố II, nơi mình ở thì có cái đồn Nhân Dân Tự Vệ, trên đường Thi Sách, phía sau trường Đa Nghĩa, gần nhà Tuấn Cao, nay ở Củ Chi. 

Nhớ có lần Việt Cộng nằm vùng tấn công cái đồn đó, bắn nhau bú xua la mua. Ở nhà mình, ông cụ và mình nghe tiếng súng, đứng nhìn qua cửa sổ về phía trường Đa Nghĩa, đạn đỏ bay tá lả, hơi lo lo. Phía trên Số 4 là coi như để cho nằm vùng ban đêm. Trước đó, ban đêm họ về, bắn trưởng ấp và bắt con trai đi theo cách mạng, cướp chính quyền rồi củng cố quyền lực.

Có lần, nằm vùng ở ấp An Lạc, hay Hoà Lạc, chỗ kho bạc đi vào, cạnh trường Adran, tấn công trung tâm thẩm vấn Đà Lạt, ở đường Bá Đa Lộc. Ban đêm nghe súng nổ liên tu ti. Hôm sau, mình chạy xe vào, thấy xác chết Việt Cộng nằm vùng, nằm la liệt ở đường BÁ đa Lộc. Ruồi bu, đen nghiệt. Hình như họ cố ý để đó để làm gương hay sao đó hay để các người con trong gia đình nuôi thêm hận thù.

Ra đường, cảnh sát xét giấy tờ. Có 4 thẻ cần thiết: thẻ căn cước, thẻ học sinh hay sinh viên, thẻ hoãn dịch và thẻ nhân dân tự vệ. Mình nhớ tối thứ 5 mỗi tuần, trên đài phát thanh Đà Lạt, có chương trình Nhân Dân Tự Vệ, với bài hát đầu tiên: “giặc đến nhà đàn bà cũng phải đánh, vận nước ta gặp hồi gian nguy, anh em ta ơi cũng nhau kết đoàn, cùng nhau chống giặc không gì hay hơn. Nhân dân tự vệ, nhân dân tự vệ, cầm súng cầm dao, gậy gộc Xuống đường,…”. Nhớ tới đó, bác nào nhớ thêm xin cho em biết.

Mình thì ở khu phố II nhưng thẻ Nhân Dân Tự Vệ thì do ông Ngô La, chủ tịch khu phố I ký, khỏi phải đi gác đêm. Ông Ngô La quen ông bà cụ mình nên dễ dãi. Chớ mình mà ghi danh ở khu phố II là đi gác tuần 3 lần thì hết học hành gì cả. Trong xóm mình hình như chả có tên nào đi gác nhân dân tự vệ. Mấy tên trong lớp nhất là ở khu Du Sinh, chúng đi gác mỗi đêm. Lâu lâu thì lại nghe tin mấy tên nhân dân tự vệ bắn nhau. Cứ ra đường kênh sì po là chạy về nhà, vác súng ra bắn nhau.

Mình nhớ có lần đi cắm trại với trường Văn Học ở hồ Than Thở, có mấy tên nào ở khu đó, bò lại kênh xì po thằng Hùng, hình như họ Cao. Lộn khu hắn ở có tên Cao Minh Đức, nhà có tiệm thuốc tây ở dốc Ngã Ba Chùa, còn hắn là Phan Thế Hùng thì phải. Nghe nói sau 75 là Cách Mạng 30, chết rồi. Hắn học Yersin trước kia với mình, sau qua Văn Học trước mình. Nó kêu mình chở về nhà. Ai ngờ ông thần, nhân dân tự vệ ngã ba chùa, đàn em ông Phấn hợp tác xã rau, vác cây súng Carbin M1, chạy lên kiếm mấy tên kia. Mình thiếu điều lạy nó, kêu đừng nóng.

Đó là hậu quả của chiến tranh, con người không muốn chết. Kẻ có tiền thì chạy chọt để con họ không đi lính, còn ai không có tiền thì phải lên đường tòng quân, anh Dũng đền nợ nước.

Mình nhớ có lần, ông thầy hỏi anh bạn học chung lớp, năm ngoái em học trường nào. Anh bạn đâu biết, ông bố chạy chứng chỉ giả ở trường nào dưới Cà Mau nên thật tình kêu Dạ em không biết khiến cả lớp cười toé phở hôm đó.

Thường thì đi học trường tư hay trường công nhưng đến năm thi tú tài thì phải đi học thêm các lớp luyện thi tú tài 1 và tú tài 2.  Trong các lớp luyện thi tú tài tại Đà Lạt thì các lớp luyện thi của trường Văn Học được khá nhiều học sinh Đà Lạt theo học.

Thầy Phạm Kế Viêm và thầy Hoàng Trọng Hàn

Mình không rõ lắm nhưng đoán là nhờ có 3 ông thầy dạy, nổi tiếng là dạy hay, nhiều người đậu. Nhất là đậu cao. Có nhiều học sinh giỏi của trường khác đến học luyện thi như các trường công Trần Hưng Đạo và Bùi Thị Xuân. Khi đậu là xem như học sinh của mấy trường kia nhưng trung tâm luyện thi Văn Học lại được tiếng lây.

Dạo ấy mình mới sang Văn Học, đúng lúc mấy ông thầy dạy ở đây, không được phép dạy ở trường này nữa. Không kể vì dính tới nhiều người bạn thân. Đa số mấy thầy là giảng viên trường Võ BỊ Quốc gia Đà Lạt, xem như thầy giỏi của Việt Nam Cộng Hoà. Học sinh bỏ trường Văn Học, chạy theo bộ Tam Sư: thầy Phạm Kế Viêm, dạy toán, mình có bà dì là em dâu của cô Viêm, thầy Thân Trọng Bình dạy Vật lý và thầy Bào, dạy hoá học.

Trường Việt Anh, đi vào cổng thấy lớp nơi mình học tiếng Nhật Bản buổi chiều. Một trong những trung tâm luyện thi tú tài.

Bộ Tam sư này qua trường Việt Anh dạy nên mấy người học chung lớp bỏ chạy sang đó rất nhiều. Theo mình là do mình học chớ thầy giỏi mà mình không chịu học thì bù trớt. Hè trước khi qua Văn Học, mình có đi học lớp hè ở trường Việt Anh. Có thầy Viêm, thầy Bình dạy toán lý hoá. Cũng ít người lắm, độ 20 người, trong đó có ca sĩ Anh Dũng ngày nay. 

Gặp anh chàng này mình không dám nhận, sợ người ta kêu mình cứ thấy sang thì chạy lại nhận họ. Anh chàng này là em rể của Nguyễn Minh Dũng, đánh bóng bàn cho Adran khi xưa, con của hai bác Nguyễn Đình Thừa, bạn bố mẹ mình, hay đi tổ đình ở đường Cường Để, thợ mộc ở đường Phan Đình Phùng. Lâu lâu có nhắn tin  với Dũng nhưng chưa bao giờ gặp lại dù anh ta ở vùng này. Đánh bóng bàn lão tướng, mình có đến trung tâm bóng bàn ở góc đường Euclid và Westminster nhưng không gặp anh chàng.

Đậu tú tài, mình về Sàigòn lo giấy tờ đi du học, thấy biểu ngữ quảng cáo luyện thi toán lý hoá đủ trò. Nhìn lại thì công nhận giáo dục thời xưa có bề trái là vụ con trai sợ đi lính nên có phần tiêu cực, chạy giấy tờ giả để được học thêm, khỏi ra tiền tuyến.

Đọc tài liệu thì miền bắc, họ định hướng người dân là tất cả cho tiền tuyến, giải phóng miền nam còn Việt Nam Cộng Hoà không có định hướng gì cả để động viên người dân ra trận. Ông nội mình sợ hàng xóm chê cười nên dục ông chú mình đi bộ đội vào nam, bị B 52 dập chết trên đường mòn Trường Sơn. Thanh niên như mình khi xưa, ít ai muốn ra trận. Mình tìm đường đi tây, trốn lính, trốn nghĩa vụ, để rồi ngày nay làm kẻ vô tổ quốc, nhận các nước khác làm tổ quốc thứ 2.

Nếu dạo ấy, người miền nam mà hiểu được đời sống như sau 75 thì bảo đảm chả có ai muốn hoãn dịch cả hay nằm vùng. Ai nấy đều xung phong ra trận. Cuộc chiến chỉ kết thúc trong vòng 3 tháng. Có bác kia ở Cần Thơ, miền quê kể. Nếu quốc gia trở lại, nó núp trong quần tui thì tui cũng lột quần, rũ nó ra để quốc gia bắt nó. Đả đảo Thiệu Kỳ, mua cái gì cũng có. Hoan hô hồ chí minh, mua cái đinh cũng xếp hàng. Chán Mớ Đời 

Cuối tuần rồi, có anh bạn học chung ở Văn Học khi xưa, nay ở Houston, gọi điện nói chuyện. Anh ta hỏi mày nhớ ông thầy Bấc không. Nói không biết vì chắc dạy lớp đệ nhất cấp. Anh ta kêu ông thầy vô lớp chửi mỹ tùm lum, đem hình ảnh Mỹ Lai vô lớp rồi chửi mỹ. Mình có kể vụ này rồi. Có một đại uý mỹ ra lệnh cho binh sĩ tàn sát nguyên một làng người Việt tên Mỹ Lai, xác chết nằm la liệt, do một nhà báo chụp được. Từ đó khi binh sĩ mỹ tham chiến ở Việt Nam về nước thì bị gọi giết trẻ em. Một trong những biến cố trong chiến tranh Việt Nam làm người Mỹ bừng tỉnh về cuộc chiến, khiến họ đem quân về. Từ đó, các tin tức chiến trường ở Á pHủ Hãn, Iraq,…đều bị thanh lọc hết. Mình nghe một anh bạn khác kể là ông thầy này nằm vùng.

 Anh ta kể sau 75, về Sàigòn thấy ông thầy ngồi bán bánh ú. Ông thầy cũng ngợ ngợ nhìn anh ta, sợ làm mất mặt thầy nên không dám đến chào. Anh bạn lại hỏi biết thầy Trần Đại không, mình lại tịt nữa. Anh bạn học Trần Hưng Đạo 2 năm rồi chạy qua Văn Học, vì sợ đi lính. Anh này hơn mình một tuổi nhưng học trễ đến 2 năm, cuối cùng bị đôn quân, đi học gỡ mìn. Anh ta kêu ông thầy hay tự giới thiệu, tôi tên Trần Đại, không phải du đảng như tiểu thuyết như Điệu Ru Nước mẮt mà chính hiệu Trần Đại. Anh ta nói được biết ông thầy chết trên đường vượt biển, đi chung với một cô học chung, hàng xóm ở đường Hai Bà Trưng khi xưa. Anh ta nghe đài phát thanh ở Houston kể về mấy người chết ở đảo này, có nói tên của thầy.

Nói đến người chết trên đường vượt biển, cuối tuần rồi, mình đến nhà người bạn ăn cơm. Anh ta kể là có lần đi theo phái đoàn người Việt về thăm các mộ bia của người tỵ nạn ở Nam Dương, Mã Lai và Thái Lan. Anh ta đem máy ảnh để chụp các thẻ bài của những người chết trên đảo hay vượt biển. Khi thấy mộ tập thể của mấy người chết, trong số đó có vợ con một nhà văn nổi tiếng, đã viết kể về chuyến đi hãi hùng này. 

Anh ta thấy mấy cái thánh giá, chữ Vạn,… trên cái mộ chung tập thể. Anh ta cố chụp một tấm nhưng không được. Cuối cùng thì anh lấy một bó nhang rồi khấn, xin cho chụp một tấm ảnh. Tách! Anh chụp được nhưng chỉ có một cái. Sau đó máy không sử dụng được nữa. Anh ta nói “tôi vô chùa vô chúa, nhưng gặp cảnh này thì không tin không được.”

Anh ta còn kể trước khi đi, có một người bạn nhờ đến một địa điểm nào, chụp cho tấm ảnh cái mộ của gia đình anh ta. Đến nơi đi thăm viếng, chụp hình hết mấy mộ nhưng không thấy mộ đề tên mẹ anh ta. Gần chiều, tàu sắp đi vì không dám ở lại, người hồi giáo ra cắt cổ. Anh ta hỏi người hướng dẫn viên bản địa, có còn chỗ nào nữa không , ông ta kêu còn, chỉ lên đồi nên xin phép 5 phút chạy lên đồi xem. Vừa lên thì có tấm bảng đề tên mẹ của anh bạn. Vô Phật vô Chúa nhưng hỏi có tin không?


Anh ta kể, đi theo đoàn có một chị kia, cứ khóc bù lu bù loa nhưng vì quen đời sống bên mỹ nên cũng không hỏi. Đến cuối ngày, chịu không được anh ta hỏi thì được trả lời, gia đình tôi 7 người chết hết, chôn trong nấm mồ tập thể đó. Đó không phải là trường hợp duy nhất mà còn rất nhiều cảnh như vậy như bài hát đứa bé và viên sỏi của nhạc sĩ Phan văn Hưng, thơ của Trần Trung Đạo.

 https://youtu.be/VltsSNsY4Kc

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Ngày tàn của đế quốc

 Nhớ hồi nhỏ xem phim “ngày tàn của đế quốc La MÔ tại rạp Hoà Bình khiến mình mê cô đào Sophia Loren từ dạo ấy. Mình không nhớ câu chuyện ra sao nhưng khi đi viếng xứ Thổ Nhĩ Kỳ, thăm các di tích lịch sử của đế chế la mã khiến mình suy nghĩ về tương lai của Hoa Kỳ, quê hương thứ 2 của mình, đang trên đường dẫn đến sụp đỗ. Có thể chưa hoàn toàn trong lúc mình còn sống nhưng chắc không lâu vì các điều kiện dẫn đến sự sụp đỗ tương tự các đế chế khác trong lịch sử nhân loại đang được thành hình.

Năm 1971, tổng thống Nixon tuyên bố một cách không chính thức, Hoa Kỳ hết tiền. Lý do là tiền tệ dạo ấy dựa trên số vàng dự trữ. Một ounce vàng tương đương với 35 đô la. Ngày nay một ounce vàng trị giá trên $1,800. Dạo ấy, một người Mỹ hay du khách, có thể bước vào bất cứ một ngân hàng nào, đưa cho nhân viên ngân hàng 35 đô sẽ có thể rút một ounce vàng vì tiền đô la được bảo chứng bởi số lượng vàng dự trữ trong ngân khố Hoa Kỳ.

Vấn đề là người Mỹ in tiền xài nhiều hơn số dự trữ vàng và nếu mấy xứ khác buồn tình, đưa đô la của họ giữ, để đổi lấy vàng thì Hoa Kỳ ngọng vì không có vàng để trả cho họ. Ông Nixon tuyên bố trên đài truyền hình là chỉ thị cho bộ trưởng tài chính Connally, ngưng chuyển đổi mỹ kim qua vàng. Mọi người nghĩ thị trường chứng khoán sẽ sụp đỗ hôm sau, ai ngờ lại tăng lên 25%. Hoan hô cách mạng đôla.

Tương tự năm 1933, tổng thống Roosevelt, cũng tuyên bố như ông Nixon, tạm ngưng các hoạt động ngân hàng để xoay sở, tìm phương cách chống đỡ. Cuối cùng mỹ kim xuống giá. Buồn đời mình đọc thêm tài liệu trong khi đợi đồng chí gái mua sắm, trên máy bay và khi đợi máy bay trễ.

Chúng ta thấy các hiện tượng vớ vẩn nhưng xét cho cùng là ngòi thuốc nổ cho sự bạo loạn, làm mất trật tự xã hội. Các quốc gia không đủ tiền để trả nợ nên họ in tiền. Do sự chênh lệch giàu nghèo, ta thấy các nhóm chống đối nhau, tạo dựng các phong trào dân tuý và quan trọng nhất là các cuộc tranh chấp ngoại quốc. 

Quốc hội Hoa Kỳ dự tính chi tiêu từ 2020 -2030, theo đà thì 2050 sẽ lên thêm 180%

Bổng nhiên báo chí truyền thông đánh tới tấp Trung Cộng dưới thời ông Trump. Hàng ngày tuyên truyền trên báo chí, truyền thông đầy. Là người Việt, mình không ưa tàu nhưng mình theo quan niệm Libertarian Capitalist nên vẫn đầu tư, mua cổ phiếu của các công ty tàu, lên như điên. Đầu tư đi ngược với những gì luồng chính đám đông theo.

Gần đây, có rất nhiều công ty tàu bị rút khỏi thị trường chứng khoán của Hoa Kỳ. Trước đây, mình tưởng các công ty này sẽ được gia nhập nhưng Hoa Kỳ sợ các công ty này vớt tiền của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ nên loại bỏ thay vì đã dự bị đưa họ vào để làm giàu thị trường chứng khoán. Chỉ có vài công ty đã được gia nhập trước đây khiến mình mua.

Tình hình hiện nay tương tự vào những thập niên 1930 -1945 của thế kỷ 20. Các biến cố tạo ra cuộc thay đổi quyền lực, tạo dựng một trật tự mới trên thế giới. Như cuộc cách mạng 1789 tại Pháp, 1917 tại Nga, hay thậm chí cuộc cách mạng Hoa Kỳ, chống lại Anh quốc, hay cuộc nội chiến của Hoa Kỳ….

Sau thế chiến thứ 2, cuộc đàm phán ở Bretton Wood, đã nhất trí để đồng Mỹ kim làm “Reserve Currency” cho một trật tự thế giới mới.

Nhìn lại lịch sử của thế giới từ 500 năm qua, chúng ta thấy sự hình thành và sụp đỗ của đế quốc Hoà Lan với tiền Guilder, đến sự thành hình của đế quốc Anh quốc, với sự sụp đổ của đồng bảng Anh Sterling Pound rồi đến sự tàn lụi của đế quốc Trung hoa, đời nhà Minh. Xa hơn là các nước có Hải quân hùng mạnh, đi khám phá và chiếm đóng các thuộc địa như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Đến ngày nay, người ta cũng không  hiểu lý do nhà Mình, đang chế các tàu lớn hơn tây phương để đi các vùng lớn , đã đến Ấn Độ, rồi bổng nhiên họ dẹp bỏ các xưởng đóng tàu, bế môn toả cảng. Nếu không chính sách này thì có lẻ nhà Minh rất mạnh, khi ngo Anh quốc đến xâm chiếm.

Sự hình thành của đế quốc đều tuần tự như sau. Họ chú tâm vào ngành giáo dục, tạo dựng các bộ óc tinh tế, giúp họ khám phá ra các kỹ thuật mới và áp dụng vào đời sống thường nhật. Nhờ đó họ có thể cạnh tranh với quốc tế, tạo dựng các trung tâm kinh tài như Amsterdam, Luân Đôn, New York,.

Các đế chế đều được thành lập bởi các lãnh đạo giỏi theo quy trình như sau: đoạt lấy quyền lực vì mạnh hơn phe đối lập, rồi củng cố quyền lực bằng cách trừ khử, làm suy yếu kẻ đối lập để họ không làm kỳ đà cản mũi. Sau đó họ thiết lập hệ thống hành chánh, giáo dục, làm việc đúng theo đường lối của họ. Sau đó là một giai đoạn dài về hoà bình, không lo âu. Trong giai đoạn này, giới lãnh đạo phải thực hiện hệ thống hành chánh giúp các cơ quan hoạt động hữu hiệu về kinh tế cũng như giáo dục,…

Từ từ họ chuyển qua sản xuất các mô hình mới và sáng tạo ra các kỹ thuật mới. Điển hình Hoà Lan, sau khi đánh bại đế chế Habsburg (Áo quốc ngày nay), họ đã sáng chế ra nhiều kỹ thuật thời đó như chế tàu to lớn, có thể đi xa để buôn bán. Từ đó thành lập chủ nghĩa tư bản mà mình đã kể, bảo trợ cho các cuộc hành hải, như các triều đình Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nhà trước đây. Các chuyến đi này rất nguy hiểm vì có thể bị chìm trên biển cả, mất hết vốn liếng như trường hợp các vua chúa Tây Ban Nhà và Bồ Đào Nha nên họ kêu gọi các doanh thương bỏ tiền, chung vốn bảo trợ các chuyến đi. Nếu có mất thì chỉ mất một ít vốn thay vì phá sản vô hình trung tạo dựng chủ nghĩa tư bản.

Để bảo đảm các chuyến đi, họ phải có một Hải quân hùng mạng để tránh bị các tàu khác đánh chiếm, cướp phá. Mấy năm trước, chúng ta thường nghe đến các cuộc hải tặc ở gần bờ biển Somalia,, khiến Hoa Kỳ phải đưa lực lượng đặc biệt đến vùng này, đã dẹp bỏ nạn này. 

Tương tự Bồ Đào Nha khi xưa, giàu có vì có hải quân hùng mạnh, bảo vệ thuyền buồm của họ di chuyển đến á châu và Nam Mỹ,… nói chung các đế quốc đều sử dụng chủ nghĩa tư bản để khuyến khích người dân, phát triển, làm giàu.

Trung Cộng tuy mang danh là chủ nghĩa cộng sản, nhưng phát triển phải theo đường lối của chủ Nghĩa tư bản. Ông Đặng Tiểu bÌnh cho rằng mèo trắng hay mèo đen cũng được, miễn sao bắt được chuột. 

Người Hoà Lan thành lập Dutch East India Company cũng như Anh quốc sau này thành lập British East India Company để gửi các tàu bè đi xa, thám hiểm. Khi các đế chế này hình thành thì lôi cuốn tiền bạc khắp nơi, tạo dựng Amsterdam, trung tâm tài chánh tương tự Luân Đôn sau này.

Điểm quan trọng là chính phủ, các thương buôn và quân đội phải hợp tác với nhau. Hoà Lan có Deutch East India Company, Anh quốc có British East India COmpany, Hoa Kỳ có US Military Industrial Complex mà tổng thống Eisenhower đã nhắc nhở người Mỹ trong bài diễn văn cuối cùng tại toà Bạch Ốc. Những công ty này thực sự cầm quyền, có rất nhiều ảnh hưởng vào các chính sách của chính phủ về đối ngoại và đội nội.

Mình nhớ trong lúc tuyển cử, bà Clinton đang dẫn đầu, tiền vô như nước bổng nhiên ông Obama, biến mất trên diễn đàn bầu cử. Sau này người ta khám phá ra, ông ta đi gặp nhóm lợi ích kỹ nghệ chiến tranh. Tuần lễ sau, bà Clinton hết tiền và chấp nhận chức ngoại trưởng, bỏ giấc mộng làm nữ tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ.

Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ là một tướng hồi hưu, có chân trong hội đồng quản trị của công ty đứng thứ 2 về sản xuất vũ khí của Hoa Kỳ. Thời ông Bush con cũng có ông Tướng khác, họ bổ nhiệm người da màu để dễ sai bảo hơn. Ông Colin Powell kể là ngày nhục nhất đời ông khi đứng trước Liên hIệp quốc, nói láo là Sadam Hussein có vũ khí hoá học để Hoa Kỳ có thể lấy cớ xâm chiếm Iraq.

Trong khi đó ông tướng da trắng khác tên Wes Clark, cựu tổng tư lệnh Khối BẮc Đại Tây Dương, kêu sau vụ 9/11, ông ta được triệu về Ngũ Giác Đài, và được cho xem chương trình xâm chiếm 7 nước ở trung đông. Ngày nay chỉ có một nước họ chưa dám xâm chiếm đó là Ba tư vì sợ mấy ông Ayatollah bắn bom nguyên tử khơi khơi.

Hôm nay có tin tức Hoa Kỳ bảo kê DO Thái tấn công Ba Tư. Mình đoán là sau vụ Ukraine, Ba Tư sẽ bị hỏi thăm sức khoẻ. Mấy ông thần Ả Rập, dạo này lên mặt làm khó dễ Obama, Biden nên có lẻ nếu họ thanh toán được chiến trường Ukraine thì sẽ làm áp lực khá nhiều ở các nước khác.

Các nước như Guyane, có mức gai tăng kinh tế năm nay lên đến 50%, hay Venezuela bây giờ bắt đầu ngóc đầu lên lại nhờ giá dầu lên cao, trả được nợ cho Trung Cộng,…

Ukraine đồng ý giải thể hệ thống hạch nhân của họ thì Putin xâm chiếm năm 2014, và năm nay. Nếu họ đừng nghe lời phương tây, vẫn giữ các nhà máy, đầu đạn nguyên tử của thời Liên Sô thì không ai dám xâm chiếm. Tương tự chúng ta thấy Bắc Hàn và Ba Tư, cương quyết, không bao giờ giải thể vũ khi hạt nhân của họ. Đưa đến hệ quả, cấm vận và kinh tế của họ khó mà đạt được một sự thịnh vượng sau này.

Khi buôn bán thịnh vượng thì đời sống của đế chế lên cao, giá thành theo đó cũng lên cao vì thợ thuyền trong nước đòi hỏi lương bổng cao hơn để họ có thể sinh sống thoải mái. Khi kỹ thuật lên cao thì các nước khác cũng học hỏi bắt chước như trường hợp kỹ nghệ đóng tàu hoà lan, giá cao nên các chủ hoà lan xoay qua các công ty Anh quốc để “outsource”. Các nhân công Anh quốc rất giỏi và rẻ nên các chủ ông Hoà Lan bán cái cho Anh quốc chế tạo hàng hoá như Hoa Kỳ đã chuyển sang Trung Cộng, kỹ nghệ sản xuất đồ dùng cho người Mỹ.

Khi người Hoà Lan giàu có thì họ bắt đầu sinh lễ nghĩa, ăn uống, bận đồ hiệu, chơi hoa tulip,… con cháu họ bắt đầu có cuộc sống nhẹ nhàng, không muốn chịu khổ cực như ông bố. Từ từ xuống dốc và đế chế Anh quốc lên với thời đại huy hoàng của nữ hoàng Victoria.

Các giới trưởng giả, con buôn hoà lan giàu có, họ cho con họ học hành. Dạo dó không có vụ thi cử, cứ ghi danh vào đại học, sống cuộc sống xa hoa trong khi giai cấp công nhân thì bị thất nghiệp vì thuyền buồm để đưa cho công nhân Anh quốc đóng nên tạo các sự bất mãn giữa hai gia cấp. Mình có xem một phim hoà lan khá hay kể về thời đại này. Cuối cùng thì cuộc chiến với Anh quốc quá tốn kém khiến đế chế hoà lan tàn lụi.

Hoa Kỳ với cuộc chiến chóng khủng bố đa lấy đi bao nhiêu mạng người và tiền của của Hoa Kỳ. Ông bIden cho rút lui bất chấp hậu quả, để lại hàng tỷ Mỹ kim quân nhu cho Ba Tư, kẻ đứng phía sau Taliban.

Tương tự đế chế Anh quốc cũng trải nghiệm như đế chế hoà lan và cuối cùng bị Đức quốc qua mặt và cuối cùng đưa đến 2 cuộc thế chiến khiến đế chế Anh quốc banh ta lông nhường lại ngôi vị cho Hoa Kỳ. Hoa Kỳ sau 9/11 cũng đi đánh trận khắp nơi, có trên 800 căn cứ quân sự trên 70 nước trên thế giới. Vấn đề là Hoa Kỳ phải trả một giá rất đắt cho sự bành trướng của mình, khác với chủ nghĩa của các người lập quốc, kêu gọi, đừng bao dính dáng vào các quốc gia khác.

Nay lại chi thêm tiền để tranh chấp với Trung Cộng. Lịch sử lập lại Hoà Lan, nhờ Anh quốc sản xuất dùm mình, và chuyển giao công nghệ cho Anh quốc. Hoa Kỳ tương tự chuyển giao công nghệ cho Trung Cộng và nay Trung Cộng chiếm lĩnh tiên phong chế độ 5 Gờ và các chip điện tử nên phải bảo vệ Đài Loan. Một năm Trung Cộng gửi 1,000,000 sinh viên qua Hoa Kỳ để học kỹ thuật Hoa Kỳ và sản xuất 3,500,000 kỹ sư trong nước. Trong khi đó Hoa Kỳ chỉ cho ra lò 600,000 cử nhân hàng năm. Ấn Độ gửi 200,000 sinh vieen hàng năm sang Hoa Kỳ, và đào tạo hơn 3 triệu kỹ sư hàng năm tại các đại học khó nhất của họ. Làm sao Hoa Kỳ có thể chống lại sự bành trướng của Trung Cộng hay Ấn Độ. Nghe mấy tên buôn chính trị kêu Hoa Kỳ là số 1 thì bán lúa giống.

Năm 1980, lương người Mỹ cao gấp 40 lần người Tàu và bắt đầu mượn tiền người Tàu như người Anh quốc mượn tiền các thuộc địa cũ. Hoà lan cũng làm tương tự mượn tiền. Người Tàu và người Nhật Bản chỉ biết làm việc và để dành tiền và cho Hoa Kỳ mượn tiền. Cách tốt nhất là mua trái phiếu của Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ mượn tiền để trang trải chi phí cho các cuộc chiến tranh ở Á Phủ Hãn, Yemen, Syria,.. năm 2008, Trung Cộng mất một cơ hội đánh sập Hoa Kỳ trong lúc khủng hoảng tài chánh. Họ cao ngạo khi được người Mỹ cúi đầu mượn tiền nên bail out người Mỹ. Nếu họ để Hoa Kỳ gục ngã cho sự lỗi lầm thì có lẻ ngày nay, Trung Cộng đã thống nhất với Đài Loan, mạnh nhất thế giới. Đó là cơ may cho Hoa Kỳ. Hy vọng Hoa Kỳ sẽ theo đó mà tìm đường trở lại vị trí của mình. Covid đến lại tiếp tục in tiền. Dân tình không  đi làm, ở nhà lãnh tiền thất nghiệp. Các công ty lớn được lãnh tiền dù không sản xuất, cho nhân viên nghỉ việc.

Khi mọi việc lộn xộn, chính phủ thường đánh thuế bọn giàu có như ông Biden mới tuyên bố. Thuê tuyển thêm 80,000 công chức làm cho sở thuế. Kiểu đánh tư sản mại bản. Dân giàu có sẽ bỏ chạy ra ngoại quốc, không đầu tư trong nước nữa. Các công ty như Amazon, Apple lợi nhuận hàng năm lên cao ngất nhưng không đóng thuế. Nay chính phủ Biden kêu không cần biết công ty ở xứ nào, phải đánh thuế 15%.

Ta thấy sự việc này xẩy ra thời ông tổng thống Roosevelt nhưng xẩy ra yên bình, khác với cuộc cách mạng đầy bạo lực xẩy ra ở pháp, cách mạng Nga hay cách mạng Trung Cộng. Năm 2018, mình ghé thăm con gái đang theo học tại Hương cảng. Xe Taxi mới chạy vào thành phố, đã thấy người HƯơng Cảng, biểu tình chống đối chính quyền Bắc Kinh, kẹt xe. Sau đó nghe nói có đến 1 triệu người tại đây xuống đường chống đối gì luật gì Bắc Kinh mới ra. Thành phố có 7.5 triệu người mà có đến 1 triệu người bỏ làm, xuống đường biểu tình.

Đùng một cách covid xuất hiện, mọi người đều phải ở trong nhà như một phép lạ. Nay ai đi biểu tình hay có tư tưởng chống đối thì màu đỏ hiện lên điện thoại cầm tay, không được mua nhà, mượn tiền, đủ trò,.. chế độ xét lý lịch của thời Mao sến sáng trở lại với công nghệ thông tinh. Anh chống đối nhà nước thì con cháu sẽ đói như vua Gia Long từng nói, có đói nói mới nghe.

Chiến tranh với Anh quốc khiến hoà lan bị vỡ nợ, họ phải in tiền thêm. Dần dần tiền Guilder bị phá giá và đế chế biến mất. Tương tự Anh quốc cũng bị khủng hoảng vào thế chiến thứ 2. Ông Churchill kêu gào đánh Hitler dù trước đó đã gửi ông Chamberlain sang ký kết với Hitler. Bị vỡ nợ nên phải trả lại độc lập cho các thuộc địa của mình. Sau thế chiến thứ 2, Hoa Kỳ là nước mạnh nhất, ai nấy cũng mơ đến American Dream, sản xuất 60% sản phẩm kỹ nghệ của thế giới. Ai nấy trên thế giới đều muốn mua xe của Hoa Kỳ.

Theo lịch sử, các đế chế đều có ngày tàn tương tự cơ thể con người. Lúc mới sinh ra, đi học, kiếm việc làm, có lương bổng cao từ từ, ăn uống vô độ, bị bệnh đủ trò và chết. Muốn sống lâu, chúng ta phải thức tỉnh, ăn uống kỹ lưỡng, vận động, sẽ giúp cơ thể khoẻ để sống lâu 100 tuổi.

Nếu nhìn người Mỹ nay có gần 40% dân số được xem là bệnh béo phì, kèm theo các hệ luỵ của căn bệnh của thế kỷ này. Nếu không khéo sẽ bị bệnh nặng, đột quỵ hay ung thư thì tan gia bại sản hết.

Thứ trưởng Hoa Kỳ Nuland năm 2014, tuyên bố Hoa Kỳ đã chi 5 tỷ đôla để giúp hướng dẫn người Ukraine học cách dân chủ. Đưa đến cách mạng đủ thứ trò, khiến ông tổng thống được người dân bầu chính thức, phải bỏ của chạy lấy người sang Nga tỵ nạn. Hoa Kỳ cho tiền để giúp các thành phần chống đối các nước sang Hoa Kỳ học tập dân chủ chi đó như Liên Xô khi xưa, huấn luyện các thành viên cộng sản để đấu tranh bạo lực ở các nước khác.

Chiến tranh Việt Nam xẩy ra khi Hoa Kỳ kêu thuyết Domino, nếu Việt Nam lọt vào tay công sản thì cả vùng đông Nam Á đều nhuộm đỏ. Nay họ kêu Ukraine mà lọt vào tay Putin thì các nước khác cũng sẽ lọt vào quỹ đạo của Putin nên các nước âu châu, không mặn mòi với Hoa Kỳ lắm nhưng hơi sợ. Thà theo thằng mỹ còn sống đàng hoàng chớ bị Putin đè cổ thì chắc khó sống. Ai nấy đều xin vào NATO hết.

Dạo này mình mua đọc tài liệu nhiều để chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng vô tiền khoán hậu. Mình chỉ mong sẽ không xẩy ra nhưng chắc ăn nên phòng bị, chuẩn bị để khi hữu sự thì biết đâu mà lần. (Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Thầy Chử Bá Anh

 Có lẻ những người sinh sống tại Đà Lạt khi xưa, thầy Chử Bá Anh có rất nhiều ảnh hưởng trong cuộc đời mình. Thầy cho mình học miễn phí hai năm, đỡ biết bao nhiêu tiền cho bà cụ mình. Để trả ơn, mình phải làm trưởng lớp hai năm, học cách tổ chức văn nghệ, lạc quyên, trại hè,..với nhóm cùng tuổi, giúp mình có kinh nghiệm làm hành trang trên đường đời sau này.

Mình biết đến thầy trước khi vào học trường Văn Học. Thầy và vợ thầy quen biết ông bà cụ mình lâu lắm, khi mới vào Đà Lạt lập nghiệp. Ông cụ mình, gốc Bắc như thầy, mẹ mình thì gốc Huế như cô Vi Khuê, vào Đà Lạt năm 1948 nên có lẻ vì vậy thân nhau từ xưa. Cô mua gạo của bà cụ mình. Cuộc đời đưa đẩy sau này mình sang Văn Học, ra hải ngoại gặp lại gia đình thầy ở Hoa Kỳ.

Chính thầy viết thư hỏi thăm mình sau 75, khi thấy mình đăng tin tìm người thân trên báo chí việt ngữ. Mình đang học tại Paris, sau 75 thì mất tin tức gia đình, không biết sống chết ra sao nên thấy có tờ báo việt ngữ hỏi thăm tin tức nhau. Thư từ qua lại đến 10 năm sau mới có dịp sang Hoa Kỳ thăm gia đình thầy. Nhớ lần chót gặp thầy. Thầy đưa ra phi trường để bay về New York, thầy buồn kêu chia tay chiều phi trường. Không ngờ đó là lần chót gặp lại thầy.

Thầy Chử Bá Anh, hình đăng trên trang nhà cựu học sinh Văn Học Đà Lạt.
Khi ông cụ mình giải ngủ, theo học lớp đêm tại trường Thăng Long hay trường Hiếu Học ở đường Hai Bà Trưng, do thầy làm hiệu trưởng, trước khi sang Hoàng Diệu, mở trường Văn Học. Đêm đêm mình hay đi đón ông cụ tan lớp ra. Thường người ta đi đón con tan trường, mình thì đi đón bố đi học về. Cuộc đời có nhiều cái lạ. Nhìn lại thì mình chịu ảnh hưởng rất nhiều của ông cụ. Có gia đình rồi mới chịu học. Học ngày chưa đủ tranh thủ học đêm.

Mình nghe Chử Nhất Anh kể, khi xưa thầy phát hiện ra mối tình hữu nghị với cô Vi Khuê ở Huế. Ngày nào, cũng mang một đóa hoa hồng đến tặng cô, đang làm phát ngôn viên cho đài phát thanh Huế. Mẹ mình tên Thương, nhưng khi đi làm ô sin cho nhà ông cậu họ, em của bà Võ Quang Tiềm, có người con gái tên Thương nên phải đổi tên mẹ thành Thuận, để tránh lộn tên trong nhà. Do đó, ngoài chợ Đà Lạt gọi mẹ mình là Bà Thuận, còn trong xóm gọi Bà Đoài, tên ông cụ mình. Có sự trùng hợp vì tên cô Vi Khuê cũng là Thuận. Chỉ tiếc khi mẹ mình sang Hoa Kỳ, mình đưa xuống Virginia đến thăm cô, trên đường đi, Chử Nhất Anh báo tin cô qua đời. Chỉ gặp lại Đinh Anh quốc và gia đình.

Mấy thang cấp lên trường Văn Học Đà Lạt xưa. Nay về thì không thấy gì nữa, ngoài nhà và nhà.

Cuộc đời đưa đẩy thầy cô vào Đà Lạt, lập nghiệp, mở trường dạy học đến 75, di tản sang Hoa Kỳ. Mình phục cô Vi Khuê, có 4 người con và vẫn tiếp tục học đại học, tốt nghiệp cử nhân văn chương. Sau này, làm hiệu trưởng trường Văn Khoa, dưới Chi Lăng. Mình có con xong thì chữ nghĩa đều trả hết về người, về thầy cô ngày xưa. 

Mình nhớ lần đầu tiên, gặp thầy ở nhà mình. Dạo ấy, mình chưa qua học Văn Học. Thầy gõ cửa nhà mình, hỏi ông cụ mình đâu. Mình nói đi làm, chưa về. Thầy hỏi mình biết lái xe không, nói biết. Thầy nhờ kéo xe của thầy bị dính xình trên đường Thi Sách, chỗ nhà ông Ba Tây, đúng hơn là trước nhà ông Hành, bố thằng Nhân. 

Chiếc xe Jeep cua rông cụ mình ngày xưa

Dạo ấy, ông cụ mình được ty công quản nước cấp cho một công xa Chevolet, xe bán tải và bà cụ có mua một chiếc xe Jeep. Chiếc xe Jeep mình đoán là của ai thua bài, bán rẻ nên bà cụ mua và sơn màu xanh da trời, cho biết là xe dân sự vì sơn màu quân xe, sợ Việt Cộng cho ăn b40. Xe Jeep màu xanh này chỉ có một chiếc tại Đà Lạt. Hôm ấy ông cụ dùng công xa chở thợ đi làm ở đâu nên có chiếc xe Jeep ở nhà. Mình lấy xe Jeep, chạy lên đường Thi Sách. Hoá ra ông thần Chử Nhị Anh, lái chiếc xe Mercedes trắng của thầy, chạy ngang đây dính xình nên kẹt.

Thiên hạ gốc Đà Lạt không nên gặp lại mình vì nhiều khi mình đột suất nhớ vớ vẩn chi tiết gì đến họ ngày xưa lại khiến họ điên đầu. Sáng nay mới thức giấc, có ông thần nào bên tây, gửi cho hình ảnh Đà Lạt rất nhiều. Có vài tấm mình chưa có. Tự nhủ sẽ không kể chuyện Đà Lạt nữa, thiên hạ cứ gửi hình ảnh xưa cho mình nên chắc phải làm con tằm nhả tơ Đà Lạt xưa. Chán Mớ Đời 

Mình lấy xe Jeep, cột dây xích phía sau, kéo xe Mercedes ra khỏi đường xình. Sau này, gặp ông thần Chử Nhị Anh, kể lại thì hắn như người về từ đỉnh gió hú, ngơ ngác, ú ớ như nghe chuyện kinh dị. Mình có kể vụ tổ chức văn nghệ, nấu chè bán kiếm tiền đi picnic ở thác Datanla, hôm ấy hắn và Chử Tam Anh đánh đàn cho ban nhạc của lớp. Hùng Con Của đánh trống, Hắn tuyệt nhiên không nhớ, nhìn mình như bò đội nón. Chán Mớ Đời 

Mình kể thêm thầy Nguyễn Minh Diễm được học trò mời lên giúp vui văn nghệ, thầy đứng tại chỗ kể chuyện ngày xưa, thầy có xung phong hát trong lớp. Hát vừa xong, thầy chủ nhiệm nói với cả lớp, anh Diễm sợ các em không hiểu bài hát nên cố ý đọc trước khi hát khiến bà con cười như cái chợ. Hắn lại nhìn mình như người về từ cỏi âm. Buồn đời mình kể tiếp.

Mình kể Đinh Anh quốc, nhà đường Phan Đình Phùng gần bên tiệm giày Hồ Út, người Quảng, đánh guitar cổ điển khiến mấy cô mê như chết đuối. Sau được thầy Nguyễn Thạc chỉ thêm vài đường thì tên này nhớ cực. Sau này gặp bạn học cũ, tên nào ngơ ngơ ngác ngác về quá khứ thì mình không gợi chuyện Đà Lạt xưa, còn gặp những tên như Đinh Anh quốc thì kể chuyện Đà Lạt xưa sướng mồm. Hắn được dịp kể về 5 năm đi kinh tế mới, dạy học sinh CHu-ru, học tiếng CHu Ru. Tên này thuộc dạng nhớ dai, chưa trả nhớ về không. Có lẻ hắn hay đi chùa. 

Ông thần Nhị Anh, một hôm, hỏi mình có tấm ảnh nào ngày xưa ở Đà Lạt, gửi cho hắn. Một tuần sau hắn gửi cho bản thảo kỷ yếu Văn Học #2, mang tựa đề “mực tím Sơn đen”. Anh chàng này ra kỷ yếu số 1 cho lần hội ngộ đầu tiên của học sinh và giáo sư tại San Jose. Có nhiều người viết lắm, đến cuốn thứ 2 thì các ngòi viết của trường Văn Học tịt ngòi, chỉ còn mình viết. Sau này có hai ông thần đọc bài mình trên mạng, kêu khó tìm bài cũ của mình, nên họ thành lập một Bờ-lốc mang danh mực tím sơn đen, rồi tải bao nhiêu bài của mình viết và quên. Ai buồn đời nhớ Đà Lạt, vào đó đọc.  

Chử Nhị Anh, người lựa 100 bài tiêu biểu về Đà Lạt, và những năm tháng sau 75 của mình, in thành cuốn Mực Tím Sơn Đen, bán trên Amazon. Biên tập, sửa chính tả nên đọc dễ hiểu hơn. Có mấy người bạn học của đồng chí gái ở Việt Nam, gửi mua từ Amazon về.

Năm sau, ông cụ nói mình sang học Văn Học vì thầy Chử Bá Anh cho học bổng. Thế là mình bò qua Văn Học, khỏi đóng tiền. Có lẻ sợ cúp học bổng nên mình bắt đầu chịu khó học rồi cuộc đời đưa đẩy mình gặp bạn học Ngô Văn Thuỷ, dẫn đến nhà thầy Lưu Văn Nguyên chơi, khuyên mình ráng học đi Tây,…từ đó cuộc đời mình bước sang một trang sử mới, không đánh bi-da, ngắm gái vớ vẩn, chỉ mơ đến Paris có gì lạ không em.

Thầy Chử Bá Anh phong mình làm trưởng lớp mà dạo ấy, chương trình quân sự hóa học đường kêu cái tên rất oai: Liên Đoàn Trưởng, còn tên phó là Vũ Văn Tùng, nay mất tích, không ai nhớ hắn cả. Mình hỏi mấy ông thần học chung khi xưa thì họ đều ú ớ. Về Việt Nam, gặp lại bạn bè, tưởng họ nhớ, giúp tìm lại bạn học khi xưa. Hoá ra trí óc họ trả nhớ về không khá nhiều nên sau này mình cũng không hỏi thêm về những người học chung khi xưa. Chỉ cần Cái Bớt Một Thời nhớ mình là vui rồi.

Có lần mình đến ăn nhà hàng với mấy người học trò cũ của Văn Học, được một cô lịch sự ra phết, bận quần không đáy, bắt tay như đầm, tự giới thiệu: “mình là Kim Anh” khiến mình chới với, đứng hình như ngỗng ị, không nhớ trong lớp có cô nào tên Kim Anh cả. Đang chơi vơi thì ca sĩ ngân hàng kêu, Phạm Thị Gái ngày xưa đó khiến mình như người mất trí. Gặp lại nhau sau 45 năm đã không nhận ra, còn đổi tên thì bố thằng tây nào biết. Chán Mớ Đời  

Lúc này mình mới nhận ra cô gái có nước da bánh mật khi xưa trong lớp, đám con trai hay gọi Gái Đen, tên cúng cơm là Phạm Thị Gái. Có lẻ sau 75, cô ta đột phá tư duy, tên cúng cơm không phải là mỹ từ, tương xứng với nét đẹp của mình nên chọn cho mình một cái tên đầy truyền thống cách mạng hơn. Mình nhớ cô này nên kể chuyện ngày xưa, năm lớp 11 đi Nha Trang, Phan Rang cắm trại với trường thì có cô này và Trần Văn Tiến đi chung. Cô nàng nhìn mình như bò đội nón về quê, không nhớ gì cả. Chán Mớ Đời 

Mình nhắc đến Võ Hoàng Đa, vì nghe tên này kể là sau 75, có thời đưa cô này đi về dưới mưa, nhà ở đâu  ở gần Mả Thánh, sau đó chạy mất dép về lại đường Phan đình Phùng vì sợ ma. Cô nàng lại lắc đầu nên mình đành quay sang nói chuyện với thầy Phạm Văn An cho chắc ăn.

Làm trưởng lớp, mình được thầy giao phó nhiệm vụ thành lập ban nhạc để tham gia đại hội nhạc trẻ ở trường Trí Đức sau Tết. Mình giác ngộ cách mạng là muốn mấy tên con trai trong lớp nghe mình thì đi kiếm mấy cô, nhờ họ kêu gọi mấy tên tham gia tổ chức văn nghệ hát cho nhau nghe, để tập dợt văn nghệ, tuyển lựa tài năng thêm bán chè gây quỹ. Kiếm mấy tên chơi đàn, chơi trống và ca sĩ ở các lớp khác, tập dợt rồi tuyển lựa để đi thi đấu.

Mình nhát gái nên nhờ Vũ Văn Tùng hỏi mấy cô lớp khác, làm ca sĩ cho chương trình. Cứ nhờ mấy cô kêu gọi mấy tên và mấy tên kêu gọi mấy cô. Không cãi vã gì cả, ai nấy đều vui như tết, hăng say tham gia, đóng góp công sức vào chương trình.

Mình thì không rành văn nghệ lắm nhưng bán chè thấy có lời khá nhiều thì rất thích, phụ giúp mấy cô phần này. Cuối cùng cả lớp đồng ý dùng tiền ấy để mua thức ăn cho picnic ở Datanla.

Mỗi tuần phải xuống nhà Thầy ở đường Nguyễn Du để ban nhạc dợt đàn với hai ông thần Nhị Anh và Tam Anh. Nhà mấy ông thần này có đủ máy móc, đàn để dợt. Sau đó, mấy ca sĩ hát để thâu âm và băng nhựa, ra chơi thầy bỏ cho thiên hạ nghe. 

Đến ngày hát hò ở trường Trí Đức thì bị bể. Lý do Trần Thiện Tân, chơi Bass. Khi tập thì nó chơi đàn 6 dây nhưng đến nơi thì ban tổ chức đưa đàn 4 dây mà hắn không biết chơi loại 4 dây thế là ngọng. Mình không nhớ cái bớt một thời hát bản gì hôm ấy, chỉ nhớ chi Hường hát bản tủ Tóc mai sợi vắn sợ dài chi đó. Mình đứng dưới sân trường, nghe thiên hạ bàn tán về trường Văn Học khi mấy ông thần chơi bài Mustafa. Chán Mớ Đời 

Sau này, sang New York làm việc, thầy có nhờ mình mua sách báo ngoại quốc ở New York. Có tin tức gì về Việt Nam thì gửi cho thầy. Dạo ấy thầy đi làm cho công ty nhưng có đam mê làm báo nên có làm CBA News. Dạo ấy được xem là tin tức đàng hoàng nhất tại hải ngoại, tin tức lúc nào cũng được kiểm chứng kỹ lưỡng, không tung tin giật gân, câu Like. Thầy gửi báo Phụ Nữ diễn Đàn cho mình hàng tháng để học tiếng Việt. Từ ngày đi tây, mình đâu có đọc báo việt ngữ, ít gặp người Việt nên nói tiếng Việt khá lọng ngọng. Nhờ báo Phụ nữ Diễn Đàn, giúp mình học tiếng Việt lại.

Nhớ dạo thầy mới làm báo tại Đà Lạt. Thầy hay vào lớp, trong khi mấy thầy dạy trường Trần Hưng Đạo chạy xe đến, đọc những bài thầy viết kể về tin tức Đà Lạt. Có lần thầy đọc bài về chuyện cặp trai gái nào đi xuống thác Prenn, chơi rồi bị cướp. Thầy kể như đang chứng kiến, hiển thị mọi việc khiến mấy tên trong lớp há mồm kêu u chau, u châu hay hè. Không nhớ tờ báo nào thầy cộng tác, hình như Đông Phương. 

Cũng dạo ấy, ông cụ mình với mấy người bạn như ông Việt Quang ở khu Hoà Bình, bên cạnh tiệm kính Anh Lân, cũng làm đặc phái viên cho tờ báo nào ở Sàigòn. Hình như tờ Sóng Thần, lâu lâu thấy ông cụ đem tờ báo về, kêu đọc tin tức về Đà Lạt. Có vài tin xe cán chó ở Đà Lạt. Chán Mớ Đời 

Cuối tháng là có màn phát bảng danh dự và học bạ. Sau đó, những học sinh tiên tiến, hậu lùi được phong trong sổ phong thần, nghĩa là ăn số không, trứng vịt tháng đó, lần lượt xếp hàng vào văn phòng, để được trao quà lưu niệm, mấy roi mây vào mông để khắc ghi lại tuổi học trò. Có lần tên Đa bị ăn roi mây, chạy về kêu người đẹp mày bị ăn mấy roi. Chán Mớ Đời 

Gặp lại học trò cũ Văn Học, ai nấy đều nhớ đến món roi mây của thầy. Mình thì nhớ mấy hôm chào cờ. Cứ sáng thứ 2, trước khi vào học, có màn chào cờ. Năm đầu tiên, không biết vụ này nên đứng sớ rớ trên sân trường trong khi thiên hạ trốn, núp phía sau bạn học. Thầy kêu tên mình lên, lớ ngớ đi lên bục xi măng, thầy kêu mình hô chào cờ. Thế là mình ngọng.

Quay lại thì thấy hàng nghìn con mắt như viên đạn đồng AK, khiến mình muốn trốn, độn thổ. Cuối cùng thì cũng thu hết can đảm, hô hét thượng kỳ như ở võ đường khiến tên Nguyễn Mơ, nhà ở dưới Cô Giang, vào lớp hỏi thằng nào hô chào cờ. Tên Mơ này, và vài tên khác, không thích chào cờ, đứng ở dưới đường, chỗ quán bà Cai, không biết hắn có phải nằm vùng hay không, không thích chào cờ Việt Nam Cộng Hoà. Hắn có người anh tên Nguyễn Ước, lớn tuổi hơn nhưng học chung với mình rồi mất tích, không biết đi lính hay vào bưng.

Về Đà Lạt, Ngô Văn Thuỷ lấy điện thoại gọi hắn, bảo có mình về thì hắn lại mắc cái bệnh trả nhớ về không của dân Đà Lạt, lắc đầu không nhớ. Mình nhắc những buổi chiều đá banh với nhau ở sân vận động Đà Lạt với đám kho bạc lại làm hắn tịt nữa. Được biết anh chàng, làm hướng dẫn viên du lịch, dẫn Tây ba lô đi phược.

Nhớ có lần đi lạc quyên, cứu trợ miền trung. Mình, trưởng lớp, bàn với đám bạn, rủ mấy cô đi chung. Có thời gian để đả thông tư tưởng. Mình mượn xe ông cụ chạy xuống Tùng Nghĩa. Mình lý giải là ai cũng đi khắp Đà Lạt hôm ấy, nếu mình ra ngoại ô thì độc quyền ở vùng đó, một mình một cỏi, tha hồ xin tiền của bá tánh. Thiên hạ chắc không quỳ cúng tiền cho đồng bào miền trung.

Thất bại hoàn toàn vì trên thực tế dân Tùng nghĩa đói hơn dân Đà Lạt nên đi xin ở chợ Đức Trọng, chả ai cho. Cả đám, ai nấy như người mất sổ gạo, bao nhiêu nhiệt huyết của thanh niên, đi xin tiền giúp đồng bào nạn nhân lũ lụt miền trung đều tiêu tan. Thêm chiếc xe của ông cụ bị cục đá bắn trên đường làm một lỗ nơi cái bình nước, làm hạ nhiệt.

May thay nhà Trần Thiện Tân ở Tùng Nghĩa nên chạy lại nhà nó, kêu ông bố cầu cứu. Bố nó có nhà thuốc tây, không biết có bị mấy ông kẹ ra thăm hỏi, kêu đóng góp cho Cách mạng hay không. Bố nó kêu ngồi đây ăn cơm rồi từ từ ông ta kiếm chỗ hàn cái bình nước lại. Đi khắp Tùng Nghĩa mới có một chỗ chịu hàn hay đúng hơn là biết hàn. 

Hàn xong thì chạy về Đà Lạt, trời đã về chiều. Mình sợ quá giờ người ta không cho lên Đà Lạt vì khúc đèo Prenn, có một lô cốt. Đến chiều là họ đóng không cho ai lên Đà Lạt nữa. May quá, kịp giờ, chạy về nhà thầy Chử Bá Anh ở Nguyễn Du. Gặp tụi này về, thầy mừng mệt thở luôn vì các thầy cô đóng đô, bố mẹ mấy cô đi kiếm con. Trong lớp 12 B có một cô gái độc nhất, tên Song Kim, đi một mình quyên được nhiều tiền nhất toàn trường. Nhóm mình tốn tiền xăng, tiền sửa xe, xin đâu có mấy trăm bạc. Vụ này giúp mình sau này phải điều nghiên kỹ lưỡng trước khi làm việc gì, không theo ý mình mà hỏi rõ mọi việc.

Nhớ lần đầu tiên gặp lại gia đình thầy cô ở vùng đông Bắc khá vui, được cô cho ăn cá kho với trà nhớ đời. Cô giải thích trà làm giảm mùi tanh của cá. Cô Vi Khuê tặng mình cuốn tập thơ Cát Vàng, có nhiều bài thơ rất hay. Có mấy bài được Phan Ni Tấn, Chử Tam Anh phổ nhạc rất hay.

Mấy chị em họ Chử chụp hình kỷ niệm tại Đà Lạt trước khi đi du học. Mình có gặp lại hai chị em Mai Thanh và Phi Nga. Hai chị em cô này được thầy cô Chử Bá Anh chấm để làm dâu sau này nhưng 75 đến nên tan hàng.

Năm ấy Văn Học có mình đi du học đầu tiên, sau đó thì đến Hùng Con Cua, thằng Nguyên, đi Gia-nã-đại, rồi đến 4 chị em họ Chử đi Hoa Kỳ. Cả đám đều có nghị định được chính phủ Việt Nam Cộng Hoà cho đi du học cùn một lúc nhưng mình thì giấy tờ đi Pháp nhanh hơn. Sau này, mình đều gặp lại mấy người này tại Hoa Kỳ và Gia-nã-đại.

Gặp bạn học cũ, ai cũng kể là rất sợ thầy Chử Bá Anh nhưng lại thương thầy, dù khi xưa hay bị ăn roi mây nhớ đời. Có người kể, cúp cua, đi đánh bi da, thầy lái xe, chạy vòng vòng phố, kiếm được rồi chở về trường, kêu ráng học, khiến nhiều người đậu Tú tài, có người đậu Bình và ưu, đã thay đổi cuộc đời họ.

Khi tin thầy qua đời, Chử Tam Anh viết cho mình, cho rằng ba tôi sống một cuộc đời Mỹ mãn. Sau này Tam Anh qua đời, Nhất Anh kêu đừng qua Virginia đi đám tang, sau đó mấy ngày thì một anh bạn thân khác ở Văn Học cũng qua đời vì ung thư. Hai người bạn học cũ thân nhất thời Văn Học, ở Hải ngoại giả từ cuộc chơi sớm.

Mình định không kể về Đà Lạt nữa nhưng thiên hạ cứ gửi thêm hình ảnh xưa Đà Lạt. Bao nhiêu kỷ niệm một thời trẻ trâu lại từ đâu kéo về, phải viết xuống để đầu óc bớt lùng bùng như cảm ơn những người quen, bạn, thầy cô, đã đi qua đời mình, để lại một chút gì đó trên con đường đời của mình đã đi qua.

Có lẻ hai năm học Văn Học, để lại cho mình nhiều dấu ấn hơn 10 năm tình cũ với Yersin. Mình ít nhớ về về bạn học Yersin hơn là Văn Học. Có lẻ Văn Học là khoảng thời gian mình lớn hơn, để ý đến gái gú cũng có thể mình được cử làm trưởng lớp nên có tham gia các sinh hoạt của trường nên bắt buộc phải nhớ.

Hai năm Văn Học có lẻ là hai năm hạnh phúc nhất thời gian ở Đà Lạt, có nhiều kỷ niệm của một thời thanh mai trúc mã. Mình đã gặp những người thầy, đã cấy vào đầu mình những hạt mầm, giúp mình vững niềm tin hơn trên đường đời sau này. Mình học được từ thầy Chử Bá Anh lối sống đam mê. Thầy thích làm báo vì đam mê, dù không tiền. Sau này sang Cali lập nghiệp thì mới hiểu nghề làm báo của thầy có trách nhiệm, khác với báo biếu, báo chửi mà người Việt lượm ở cửa ra vào các chợ. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Xung quanh chợ Đà Lạt trước 1963

 Hôm nay, ngồi lọc một ít hình ảnh cũ Đà Lạt, thấy có mấy tấm ảnh xung quanh Chợ Mới Đà Lạt, trước khi ông Diệm bị lật đổ thấy tiếc vì sau đó, ông Trần Văn Phước, thị trưởng Đà Lạt bị Hội Đồng Cách Mạng cách chức, lấy cung, xem có ăn gian khi xây chợ và không tìm chứng cứ nào cả. Lấy bụng ta suy bụng người.

Giới theo nịnh chế độ mới, tố cáo ông Phước là ăn gian, ăn hối lộ những khi đưa sổ sách ra thì thấy ông ta không ăn một đồng của dân thị xã Đà Lạt. Nên nhắc lại công ơn của thị trưởng Trần Văn Phước, ông ta mượn tiền ngân hàng để xây và sau đó bán các gian hàng cho những người như mẹ mình, đã thu vốn lại và trả hết cả vốn lẫn lời. Mình có kể vụ này rồi.

Theo mình hiểu, ông Trần Văn Phước là thị trưởng người Việt tại chức lâu nhất. Sau ông ta có vài người chỉ được bổ nhiệm vài năm hay vài tháng, đặc biệt có một nữ thị trưởng đầu tiên, tên Nguyễn Thị Hậu, mình có người dì bà con, làm thư ký cho bà, khen bà này giỏi lắm. Nghe nói bà ta đã từng làm người mẫu cho Cát Tường Le Mur ngoài Hà Nội. Người cuối cùng trước khi Đà Lạt di tản là ông Nguyễn Hợp Đoàn. Ông này sang Hoa Kỳ, mở tiệm bán đồ trang trí nội thất rất thành công. Ở Cali, cũng có một ông tướng mở tiệm loại này khá thành công, nay qua đời, cái tiệm chắc con cháu bán nên đã được phá huỷ để xây trung tâm văn hoá, thương mại.

Sau 1963, Đà Lạt bắt đầu xây lộn xộn. Các cuộc chỉnh lý liên tục, thay thị trưởng như chong chóng nên không có ai làm gì cho sự phát triển Đà Lạt, để lại dấu ấn thêm các ông tá được chỉ định làm thị trưởng Đà Lạt kiêm tỉnh trưởng Tuyên Đức, để lo về an ninh, vì Việt Cộng đánh phá. Mình chỉ biết ông Nguyễn Hợp Đoàn có chương trình dời 2 bến xe đò ở trong thị xã ra ngoại ô, ở đường Nguyễn Tri Phương mà ngày nay mình thấy họ làm ở địa điểm đã dự tính trước 1975. Ông cụ mình làm ở Ty Công CHánh và Công Quản Nước Đà Lạt nên hay kể cho bạn nghe còn mình thì hóng chuyện người lớn. Chán Mớ Đời 

Mình thấy bản vẽ thiết kế chợ Đà Lạt và xung quanh của kiến trúc sư Nguyễn Duy Thức thì không thấy khách sạn Mộng Đẹp và nhà hàng La Tulipe Rouge. Những địa điểm này được thiết kế xây vườn Bách Thảo, hoa để du khách và thị dân du ngoạn, ngày nay người ta gọi là vùng xanh. Sau này, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ được chỉ định, thiết kế đô thị khu Hoà Bình và Chợ Mới Đà Lạt nên mới thấy các khu phố hai bên chợ và nhà hàng La Tulipe Rouge và khách sạn Mộng Đẹp. 

Mình thấy cái cầu nổi đi vào chợ là điểm hay nhất của thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, chỉ tiếc là cầu thang lớn đi xuống chợ, không được liên kết với nhà hàng La Tulipe Rouge và khách sạn Mộng Đẹp. Dượng Thụ đã từng ở La MÃ 3 năm, có thể dùng cầu thang chỗ công trường Tây Ban Nha làm mẫu.

Xem hình trên, mình đoán được chụp trên mái nhà của Khu Hoà Bình. Cận cảnh là khu thương mại, có “arcade “ không biết tiếng Việt gọi là gì, sau này kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, thiết kế phá bỏ, bù lại thì thêm khách sạn Mộng Đẹp và nhà hàng La Tulipe Rouge hai bên cầu thang đi xuống chợ. Mình có kể trong bài sự thành lập Khu Hoà Bình.

Ngoài ra thay vì làm vườn hoa như dự định, họ xây thêm mấy căn phố bên phải của đại lộ đi vào từ bùng binh, căn đầu tiên là cà phê Hạnh Tâm, có một ngân hàng tên Nam Đô và tiệm chụp hình gì quên tên, chắc phải lục lại mấy bài viết của mình trước đây. Già rồi nên bắt đầu quên. Chỉ nhớ là ở đường Duy Tân có một tiệm, con trai ông này, tên gì có chữ Khánh, ra đó mở để chụp hình lưu niệm cho du khách đến xứ hoa Anh Đào.

Ta thấy từ bùng binh cầu Ông Đạo chạy vào chợ có một đại lộ rộng thênh thang, hai bên đại lộ là bãi cỏ và vườn hoa. Hai bên hông vườn hoa , có hai con đường nhỏ để xe hơi có thể chạy ra, hay để đậu xe, ngoại quốc gọi là lộ chửa cháy. 

Trong trường hợp có sự cố ở trong chợ, xe không vào được vì kẹt xe,…thì xe cứu hoả có thể chạy theo hai đường nhỏ này vào. Mình về Đà Lạt thì thấy đông nghẹt, xe và người chen chút, chỉ cầu mong là đừng cháy chợ vì sẽ có người chết rất nhiều, không thoát được và xe vòi rồng cũng không chạy vào được. Mình có đi vòng vòng để xem có những vòi nước lớn để khi khi có cháy thì nhân viên cứu hỏa có thể sử dụng để chửa cháy thì tuyệt nhiên không thấy. Bệnh nghề nghiệp. Khi vào rạp xi nê hay đi xem hát, khách sạn,…mình luôn luôn xem lối thoát chửa cháy. Chán Mớ Đời 

Khi xưa, ở hai đầu chợ, đều có bể nước nên khi có hoả hoạn, người ta có thể lấy nước dội để dập tắt lửa nhỏ. Nay thì tuyệt nhiên không thấy. Có lẻ họ dấu chỗ nào mình không thấy.

 Mình nhớ sau này, khi có chợ Tết thì hai bên đại lộ từ Cầu Ông Đạo chạy vào, xe đậu nghẹt nhưng không thấy ai đậu xe ở hai đường nhỏ cả.

Dọc con đường Lê Đại Hành đã thấy trồng mấy cây mai, nở vào mùa xuân, đẹp lạ lùng. Mấy kiosque ở đường Thành Thái, nằm thấp dưới, không choáng tầm nhìn của dãy nhà, đúng hơn là cư xá công chức bên tay phải. Tiệm kem Việt Hưng là căn đầu, của một ông người bắc, nhà đâu trong đường Trần BÌnh Trọng, mình có học ở vườn trẻ Thanh Ngọc với hai cô cháu của ông ta.

Thị trưởng Trần Văn Phước (ngồi giữa), người có công xây dựng Đà Lạt sau khi người Pháp về nước. Ông này sinh trưởng tại Nam Vang, được ông Ngô Đình Diệm bổ nhiệm lên Đà Lạt. Ông ta mượn tiền để xây chợ Đà Lạt, được xem là ngôi chợ đẹp nhất Đông Nam Á dạo đó.

Mình kể cho những người cùng thế hệ của mình hay lớn tuổi chớ thế hệ của em mình thì chắc như bò đội nón, chả hiểu mô tê chi. Cuối đường Thành Thái là rạp xi-nê Eden, sau này bán lại người Việt, đổi tên lại Ngọc Lan và Ngọc Hiệp.

Phía bên kia hồ Xuân Hương thấy con đường Trần Quốc Toản, nối liền với Phạm Ngũ Lão ngay ngã ba đường lên dốc nhà thờ Con Gà. Không nhớ đường này gọi là gì. Hình như Lê Đại Hành, kéo dài từ đây qua cầu Ông Đạo rồi lên đến khu Hoà Bình. Bên tay trái, thấy biệt thự của bà dược sĩ Nguyễn Thị Hai mà nay họ mới đập bỏ, để nới rộng con đường Trần Quốc Toản. Phía sau hơi mờ là khách sạn Palace.

Hình này, cho thấy họ đang làm đường, tráng nhựa, thấy chiếc xe hủ lô của ty công chánh khiến mình nhớ vài kỷ niệm về làm đường ở Đà Lạt khi xưa. Hình này cho thấy họ mới trồng mấy cây tùng nhỏ ở ngay bùng binh, sau này to lớn hơn, không biết bây giờ còn hay không.

Bên phải là một phần của chợ mới Đà Lạt vừa mới xây xong, cầu thang to lớn để nối với khu Hoà Bình. Chúng ta thấy dãy phố do ông Võ Đình Dung xây cất cho thuê, sau này thì bán lại, khá nhiều mấy người gốc Hoa mua như Chic Shanghai, Vĩnh Chấn. Mình chỉ nhớ căn đầu bên trái, chỗ cầu thang đi băng đến đường Trương Vĩnh Ký, là nhà ông trồng răng của ông Trình, mình có học chung con ông ta tên Huy. Tên này đánh vũ cầu rất hay.

Điều phản cảm nhất trong tấm ảnh này là khách sạn Thuỷ Tiên 4 tầng, được xem là cao nhất Đà Lạt thời đó, nằm chình ình sau dãy phố của ông bà Võ ĐÌnh Dung. Bên phải chỗ cái talus là dãy phố rất tây, có arcades để tránh nắng vào buổi chiều. Nếu đi phố thì ai cũng thấy phía dẫy phố đồng hồ Tiến Đạt và tiệm thuốc Anh Lân, đều có máy tấm vãi che nắng vào buổi chiều để tránh nắng lọt vào. Có dịp mình sẽ kể rõ hơn. Sắp đi chơi cả tháng nên không biết có nhớ khi về. Ai thích thì nhắn mình.

Tấm này chắc được chụp cùng lúc với tấm trên cho thấy bên tay trái, đã bắt đầu thực hiện vườn hoa ngay cầu thang, còn phía bên phải thì bến xe đò Chi Lăng đã hoạt động, không thấy La Tulipe rouge hay khách sạn Mộng Đẹp. Tấm ảnh này chỉ rõ cầu thang chợ đi lên rồi nói tiếp với cầu thang chỗ phòng trồng trăng nha sĩ Trình, và đường Trương Vĩnh Ký. Mấy cái bàn với dù được dựng lên để bán đồ kỷ niệm cho du khách nhưng không có ai mua cả, cuối cùng quăng. Lý do không ai muốn mỗi ngày phải đem đồ đến bán rồi tối đem về. Đà Lạt mùa mưa gió là chết, không có chỗ núp.

Ông này xin phép xây 3 tầng nhưng chơi cha thiên hạ, xây thêm 1 tầng và đóng phạt nhè nhẹ, thị dân Đà Lạt mất một công viên để ra đây chơi. Phải bò đến vườn Bích câu mới có chỗ để tâm sự buồn vui đời anh em.

Hình này sau 1963, ông thầu khoán xây chợ mới Đà Lạt, tên Nguyễn Linh Chiểu, chạy chọt làm sao mua miếng đất chỗ cái vườn hoa bên cạnh cầu thang lớn, xây cái khách sạn to đùng. Cái mất dậy là ông ta xây lậu thêm 2 tầng, khiến che mất quang cảnh của thị dân từ khu Hoà Bình xuống hồ Xuân Hương. Nghe nói ông ta có bị phạt nhưng nhẹ, đút lót một tí là xong với quan chức đệ nhị cộng hoà.

Nếu mình không lầm cửa chính đi vào nhà hàng từ cầu thang. Khi có tiền mình hay đến đây mua bánh mì thịt có pâte gan, ăn ngon kể gì. Chỗ này có nhảy đầm, ăn uống dành cho giới thượng lưu Đà Lạt khi xưa. Ca sĩ Khánh Ly khởi nghiệp tại vũ trường này. Mình không biết Xí Rổ chém Đại Ca Thay ở đây hay phía dưới bên sẽ đò. Nghe kể khi xưa, Xí Rổ giỏi võ.
Nhà hàng La Tulipe Rouge, được xây cất 2 tầng, để không che quang cảnh từ khu Hoà Bình. Trong khi khách sạn Mộng Đẹp chơi cha, xây thành 4 tầng, che lấp hết. Hình này cho thấy cái tháp chuông, điểm nhấn của Đà Lạt tương tự khi người ta trông về phía nam thì sẽ thấy tháp chuông nhà thờ Con Gà.
Tấm ảnh này chụp ngày trên đường Lê Đại Hành, cho thấy khách sạn Mộng Đẹp của ông Nguyễn Linh Chiểu, xây lậu thêm 2 tầng nên che lấp quang cảnh của Đà Lạt nhìn từ khu Hoà Bình, nhất là từ xa người ta thấy khách sạn này che mất cái tháp chuông của khu Hoà Bình. Mình thích tấm ảnh này vì có chiếc xe Jeep của ông cụ. Đà Lạt khi xưa chỉ có một chiếc xe Jeep tư nhân, sơn màu xanh da trời, thêm bảng số nữa.
Họa đồ thiết kế đầu tiên của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, rể Đà Lạt cho thấy chiếc cầu nổi, nối khu Hoà Bình vào lầu 2 Chợ Mới. Thấy cầu thang cắt ngang dãy phố nhà hàng La Tulipe Rouge và khách sạn Mộng Đẹp. Đặc biệt là các kiosque dọc bên đại lộ từ cầu Ông Đạo chạy vào, khác với hoạ đồ cuối cùng. Bãi đậu pedalo nhà hàng Thanh Thuỷ sau này.

Mấy căn phố trên đại lộ vào chợ mới Đà Lạt. Căn đầu tiên bên phải là tiệm cà phê Hạnh Tâm
3 căn phố gần chợ. Dạo ấy thị dân Đà Lạt ít ai có xe nên đi bộ mệ thở
3 căn phố như hình trên nhưng hình màu, chắc người Mỹ chụp vì dạo ấy ít người Việt chơi hình màu lắm. Có tiệm hớt tóc, còn 2 căn phố kia chưa có người mua hay mướn, một sau này là tiệm chụp hình còn Nam Đô Ngân Hàng là căn thứ 4.
Hình này chắc chụp từ trực thăng, thấy mấy căn phố cách nhau, đại lộ vào chợ, hai bên có con đường nhỏ để vòng ra. Khách sạn Mộng Đẹp (Modern) nằm sát dốc Lê Đại Hành. Mình thấy đường Thành Thái có tiệm gà Gala với cái nóc nhà khác với tiệm kia. Bên trái là rạp xi nê Ngọc Lan.
Hình chụp từ đầu đại lộ đi vào, bên phải các căn phố đang được xây cất. Khi xưa đi bộ chỗ này mệt thở vì to rộng. Vào dịp Tết thì họ cấm xe đi vào phía sau chợ nên xe đậu suốt hai bên đường đầy. Lý do là họ dùng đường để làm chợ cho những ai muốn kiếm thêm tiền đẻ ăn Tết. Đông lắm. Bên trái chợ, có căn 3 tầng, đối diện photo Hồng Châu, sau này bị phá bỏ.

Bên tay phải cầu thang cũng khệnh nhà hàng La Tulipe rouge, trông rất phản cảm, làm mất vẻ oai vệ của cầu thang. (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn