Kiến thức là sức mạnh

 Kiến thức là sức mạnh


Nhớ dạo mới sang Hoa Kỳ làm việc tại New York, được xem là trung tâm tài Chánh của Hoa Kỳ cũng như thế giới. Đi dự mấy buổi họp mặt thân hữu mà đồng nghiệp rủ đi cho vui, nói chuyện với dân New York, ai cũng nói đến làm tiền khác với Âu châu. Sang Cali thì nghe thiên hạ nói toàn là chuyện mở công ty rồi IPO làm giàu trong khi mình chỉ muốn làm nông dân. Tại Âu châu, thiên hạ khoe nói đến vở kịch tiền vệ mới xem hay nghe ban nhạc nào sắp sửa nổi tiếng này nọ khiến mình cứ như con bò đội nón nhìn qua nhìn lại, mắt trố ra không hiểu gì cả. Tóm lại dân Mỹ nói đến làm tiền còn dân Âu châu thì nói đến văn hóa này nọ. Hay đúng hơn là văn hóa làm tiền để tiêu xài còn bên Tây là văn hoá, ít tiền nhưng có kiến thức để nồ thiên hạ. Cái nào cũng không hợp với mình. Chán Mớ Đời.

Dạo đó, ông Trump mới cho xuất bản cuốn “art of the deal” nên đến trưa, ra đi vòng vòng phố là thấy quảng cáo hay các tiệm sách trưng bày cuốn này. Tò mò mình mua một cuốn, đọc chả hiểu gì hết. Bò vào toà nhà Trump Tower do một người bạn thiết kế, thấy cũng rứa.

Một hôm đọc New York Time thấy có một bài báo nói về hai người trẻ, cùng tốt nghiệp chung một đại học, họ đều có nhiều ước mơ, hoài bảo chung về tương lai nhưng 25 năm sau khi họ đi họp bạn, cả hai đều lập gia đình, có con. Họ làm việc chung cho một công ty sản xuất ở vùng trung Tây Hoa Kỳ từ khi tốt nghiệp đến giờ. Nhưng có một sự khác biệt. Một trong hai người đàn ông là quản lý của một bộ phận nhỏ trong công ty đó. Người kia làm tổng giám đốc của công ty. 

Đọc đến đây thì mình nghĩ muốn làm chủ chớ đâu muốn làm quản lý này nọ. Muốn tạo dựng giấc mơ Hoa Kỳ. Nói đến giấc mơ Hoa Kỳ, thật ra mình sang Hoa Kỳ làm việc vì nghe lời một cô gốc việt, thề non hẹn biển. Ai ngờ mới sang New York, được 24 tiếng đồng hồ, cô ta kêu anh cái gì cũng được, chỉ có tội là nghèo. Em phải vâng lời cha mẹ đi lấy bác sĩ để báo hiếu. Thế là giấc mơ Hoa Kỳ của mình bay theo mây khói.

 Đọc thêm thì họ kêu Điều gì tạo nên sự khác biệt của hai người tốt nghiệp cùng trường cùng năm. Bài báo hỏi Bạn đã bao giờ tự hỏi, điều gì tạo nên sự khác biệt này trong cuộc sống của mọi người? Không phải lúc nào cũng là trí thông minh, tài năng hay sự tận tụy bẩm sinh. Không phải là một người muốn thành công còn người kia thì không. Đọc đến đây thì mình bắt đầu thích tác giả, mình không thông minh nên chỉ muốn đi đường ngắn. Tác giả kêu sự khác biệt nằm ở chỗ mỗi người biết gì và họ sử dụng kiến ​​thức đó như thế nào. Cái này khiến mình gãi đầu vì chả hiểu gì vì không biết sử dụng kiến thức ra sao. 

Đó là lý do tại sao tác giả hình như là chủ biên của tờ báo, viết thư cho bạn và những người như bạn về nhật báo The Wall Street Journal. Vì đó là toàn bộ mục đích của tờ The Journal: Cung cấp cho độc giả kiến ​​thức – kiến ​​thức mà họ có thể sử dụng trong kinh doanh. Mình là kiến trúc sư nên đâu biết gì về kinh doanh nên đọc tới đây là thấy hơi ngọng. Nhưng giấc mơ Hoa Kỳ mà ai cũng mong ước thực hiện được.

Mình đọc thấy có lý quá. Mới bò sang Hoa Kỳ nên đầu óc vẫn còn ngu mà 40 năm sau vẫn ngu, ngu lâu dốt bền. Xứng danh con cháu hậu duệ của xứ Đại Ngu. Nên bấm bụng mua báo mỗi ngày để đọc. Vấn đề là đọc tờ báo đầu tiên là thấy oải rồi. Toàn là QE, Money market hay StocksTracker bú xua la mua mà mình chả hiểu gì cả. Có lẻ vì vậy ngày nay mình làm nông dân cho khoẻ đời.

Tác giả còn viết thêm “Kiến thức là sức mạnh” khiến mình càng ngu bền vững. Bên Âu châu thấy dân tình, tự cho là trí thức, kiến thúc một bồ, cứ xổ mấy triết gia này nọ mà có giàu mạnh như Hoa Kỳ đâu. Nhớ năm thứ nhất, trong lớp đang họp, bàn cãi về chuyện tổ chức nhảy đầm hàng năm, có một tên Tây bổng nhiên rú lên: “pourquoi suis-je seul dans ce monde?” Khiến mình thất kinh, kêu u châu rồi cuối năm hắn rớt, bị đuổi. Chán Mớ Đời 

Bài báo lại nói tiếp; Hiện tại, độc giả đang đọc trang một của The Journal. Nó kết hợp tất cả các tin tức quan trọng trong ngày với các báo cáo chuyên sâu. Mọi giai đoạn của tin tức kinh doanh đều được đưa tin, từ các bài viết về lạm phát, giá bán buôn, giá ô tô, ưu đãi thuế cho các ngành công nghiệp cho đến các diễn biến lớn ở Washington và những nơi khác. Toàn là những từ mình có nghe đến nhưng chả hiểu gì cả.

Và có rất nhiều trang bên trong The Journal chứa đầy thông tin hấp dẫn và quan trọng hữu ích cho bạn đọc. Một chuyên mục hàng ngày về quản lý tiền cá nhân giúp bạn trở thành người tiết kiệm thông minh hơn, nhà đầu tư giỏi hơn, người chi tiêu khôn ngoan hơn. Có các chuyên mục hàng tuần về doanh nghiệp nhỏ, tiếp thị, bất động sản, công nghệ, phát triển khu vực. Nếu bạn chưa bao giờ đọc The Wall Street Journal, bạn không thể tưởng tượng được nó hữu ích như thế nào đối với bạn. Đọc tới đây mình thấy hay hay.

Mình định hỏi tụi đồng nghiệp khi đi ăn trưa vào buổi trưa thứ 6 sau khi được trả lương thì đùng một cái, họ kêu Black Monday, thị trường chứng khoán xuống như Tây say rượu thế là mình hết dám mon men vào thị trường chứng khoán New York.

Bài báo bồi thêm; Phần lớn thông tin xuất hiện trong The Journal không xuất hiện ở bất kỳ nơi nào khác. The Journal được in tại nhiều nhà máy trên khắp Hoa Kỳ, vì vậy bạn có thể nhận được sớm vào mỗi ngày làm việc.

Về hai người bạn cùng lớp đại học đó, tôi đã đề cập ở đầu lá thư này. Họ cùng tốt nghiệp đại học và cùng nhau bắt đầu trong thế giới kinh doanh. Vậy điều gì đã làm cho cuộc sống kinh doanh của họ trở nên khác biệt?

Kiến thức. Kiến thức hữu ích. Và ứng dụng của nó. Mình nghĩ là ứng dụng thì đúng hơn. Dạo ấy thiên hạ hay xổ câu của Mao chủ tịch; trí thức không bằng cục phân. 


Đầu tư vào thành công

Sau này mình đọc đâu đó, giải thích bài báo mà mình đọc được là một bài viết quảng cáo cho tờ báo này đã giúp bán lên đến 2 tỷ mỹ kim. Ai ngu như mình là cứ mua hàng ngày để đọc, để thu nhặt kiến thức nhưng rồi không có tiền để đầu tư nên bù trớt. Có kiến thức mà không có tiền đầu tư là ngọng. Mình có mấy người quen, mỗi lần gặp nhau là nghe họ nói phải mua cổ phiếu công ty này hay địa ốc tùm lum nhưng vẫn thấy họ đi làm mệt thở. Mình nghĩ nếu họ mua đầu tư như họ nói thì có lẻ đưa nghỉ hưu từ lâu. 


Bức thư kể về câu chuyện của hai sinh viên tốt nghiệp đại học bắt đầu sự nghiệp của họ tại cùng một công ty nhưng cuối cùng lại ở những vị trí hoàn toàn khác nhau—một người là quản lý và người kia là chủ tịch. Bức thư cho rằng mức độ thành công khác nhau của họ là do kiến ​​thức họ có được và cách họ áp dụng kiến ​​thức đó, nhấn mạnh giá trị của The Wall Street Journal trong việc cung cấp kiến ​​thức kinh doanh hữu ích. Nhìn lại, có thể tên tổng giám đốc lấy được bà vợ thuộc gia đình giàu có hay thông minh, lanh lợi nên mới thành công hơn tên bạn đồng khoá. Anh hên lấy được bà vợ tằng tiện, chăm sóc gia đình còn xui gặp mụ vợ tối ngày làm tín đồ thời trang, chụp ảnh tải lên mạng là khốn nạn một đời nông dân trồng bơ. 

Sau một tháng mua báo, mình ngưng vì chả hiểu gì cả lại tiếc tiền. Mình thấy đi theo voi ăn bả mía như ông tài xế trong phim Sabina. Ông ta làm tài xế cho ông chủ nên khi nghe ông chủ nói chuyện về đầu tư mua cổ phiếu thì ông ta lấy tiền tiết kiệm mua theo nên có một số vốn cho con gái đi Tây học tiếng Tây. Chán Mớ Đời

Sau này để dành tiền mình tập tành mua cổ phiếu thì mua đâu thua đó. Buồn đời mình đi học về chứng khoán. Ông thầy giải thích như sau; đài truyền hình mời được ông Warren Buffett hay ai đó nổi nói chuyện. Hỏi ông ta nên mua gì thì ông này nói mua vàng thế là dân ngu khu đen như mình cả tin đâm đầu đi mua vàng thì công ty ông Buffett bán vàng. Thị trường chứng khoán bị bọn tài phiệt lũng đoạn làm giàu như vụ chim cút khi xưa ở Việt Nam, trong khi mình nghe lời họ mua rồi khi họ ngưng bán thì lại xuống rẻ họ lại thu mua vào. Chán Mớ Đời nên mình ngưng từ đó chí thú trồng bơ. 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn