Phong Trào Nằm Thẳng

 


Dạo này mình theo dõi tin tức hơn nhiều vì chiến tranh khắp nơi. Khi kinh tế gặp khó khăn, các chính phủ đều tìm cách đánh nhau. Xem Ukraine, bên Lebanon, bên Do Thái bên Trung Đông. Nay Trung Cộng doạ đánh chiếm Đài loan hay Phi Luật Tân lên tiếng cảnh báo Trung Cộng vì kinh tế toàn cầu đang suy thoái thì thất kinh vì sau những hào quang của 40 năm phát triển vô tiền khoáng hậu thì bổng nhiên cảm thấy Trung Cộng sẽ tan rã. Và khó mà cải tiến, xây dựng lại những hào nhoáng bên ngoài như trước đây vì bên trong chỉ rỗng. Cho thấy Bạo phát bạo tàn. 

Cái gì xây dựng tuy chậm nhưng nền móng vững chắc thì sẽ khó bị sụp đổ. Đế chế la mã đã tan rã hơn 15 thế kỷ nhưng các công trình của họ vẫn còn tồn tại tương tự các công trình của Hy Lạp trên 2000 năm. Nhìn các con đường dưới thời la mã đến nay vẫn còn bền vững. Năm 2009 mình ghé lại Bắc kinh để viếng mấy công trình thế vận hội thì sau 1 năm đã te tua. 


Sự phát triển của Nhật Bản và Trung Cộng khởi đầu tương tự nhưng ý chí thì khác nhau. Sau đệ nhị thế chiến, Nhật Bản gia tăng sản xuất, bán cho ngoại quốc đồ rẻ nhưng thay vì tiếp tục sản xuất đồ rẻ tiền làm giàu, họ theo chủ trương làm đồ tốt nên tiếp tục nghiên cứu sản xuất đồ tốt khiến sau này sản phẩm của họ được ưa chuộng khắp thế giới dù đắt giá. Người Tàu vẫn tiếp tục sản phẩm rẻ và mau hư nên danh tiếng Made in china truyền khắp thế giới. Cứ nghe đồ tàu là dân trên thế giới chỉ biết cười ruồi. 


Tưởng họ chỉ sản xuất đồ dỏm bán cho ngoại quốc ai ngờ, thể chế chính trị của họ tạo dựng một nền tham nhũng căn bản khiến các nhà thầu xây dựng phải quên lương tâm để kiếm lợi. Xây dối trá, thiếu phẩm chất và ngày nay chúng ta thấy cơn bão yogi bay qua thành phố nhỏ là bao nhiêu công trình, nhà cao ốc bay theo cánh chim hải Âu. Đường xá, nhà cửa cao tầng sụp đỗ nhanh chóng vì chất liệu.


Kinh tế suy thoái, tỷ lệ giới trẻ học ra trường thất nghiệp lên đến 27%, nghe nói chính phủ không đăng tỷ lệ nữa. Thế hệ trẻ ngày nay, không công ăn việc làm thậm chí có công việc, cũng đu theo một phòng trào mà họ gọi “tang Ping” khiến cho chính phủ lo sợ bạo động sau này. 


Cụm từ "nằm thẳng" (*tang ping*) trở nên phổ biến vào năm 2021 sau khi một bài đăng trên diễn đàn mạng xã hội Baidu Tieba của Trung Quốc thu hút sự chú ý rộng rãi. Bài đăng có tiêu đề "Nằm Thẳng Là Công Lý" và mô tả quyết định của tác giả từ chối theo đuổi sự thành công không ngừng nghỉ và thay vào đó chấp nhận lối sống tối giản, ít nỗ lực. Ý tưởng này đã tạo được sự đồng cảm với nhiều người trẻ Trung Quốc cảm thấy bị áp lực bởi cuộc sống hiện đại.

Thật sự khắp thế giới ngày nay, giới trẻ có xu hướng chạy theo tư duy tối giản (minimalism), chán ngán cuộc chạy đua nghề nghiệp mà xã hội đã tạo dựng. Có cuốn phim Hoa Kỳ do hai anh chàng quay và nay được giới trẻ mời đi nói chuyện khắp nơi. Họ muốn tự do quyết định cuộc đời họ thay vì bị cha mẹ và xã hội ép buộc qua các gương thành công là tối cao của mục đích sống ở đời. Sau lưng các người thành công là những dằn vặc đau khổ. Tại sao các người nổi tiếng lại tự kết liễu đời họ như Anthony Bourdain, Robin William,… hàng năm có trên 400 y sĩ Mỹ tự kết liễu cuộc đời họ mà bố mẹ người Việt cứ bắt con mình đeo đuổi những ngành này vì đem tiền bạc, nhà to cửa rộng lại sung sướng. 


Khi chúng ta tự hỏi tại sao ngày nay người Mỹ sử dụng thuốc an thần hay các loại ma tuý nhiều. Họ bị áp lực xã hội, gia đình, chạy theo các hình tướng được xem là thành đạt, đưa đến sự trống vắng về tâm hồn. Nếu chúng ta không đạt được thì kêu con chúng ta tiếp tục.

Ở nhà mình cũng tu theo đồng chí gái 

Ý tưởng "nằm thẳng" không hoàn toàn mới. Nó có thể được truy nguyên từ các biểu hiện không hài lòng trước đó với văn hóa làm việc căng thẳng, như xu hướng "Thanh niên Phật giáo" vào năm 2017, nơi những người trẻ tuổi có thái độ thoải mái hơn, thờ ơ với cuộc sống và tham vọng nghề nghiệp. Có lẻ vì vậy mà Trung Cộng cấm, bắt các người thuộc Phá Luân Công. Chủ trương một lối sống khác với đường lối của Đảng cộng sản vạch ra cho người Tàu.


Gần đây có ông Minh Tuệ, đi khất thực sống bờ sống bụi khiến nhiều người suy nghĩ lại nhân sinh quan của mình trước những cám dỗ hay hối thúc của xã hội. Có lẻ hình ảnh ông minh Tuệ đã đưa ra một đáp án khác, khiến người dân ùn ùn chạy theo. Hình ảnh khiến mình giác ngộ khi thiên hạ đến cúng tiền thì ông ta không nhận, ai cho nhiều thức Ăn quá trước giờ ngọ, ông ta cũng từ chối hay sau khi đã ăn rồi. Chúng ta có thể từ chối trước tiền bạc và những cám dỗ khác? 

Nhớ đi Sơn Đoòng mình co đi chung với một nhóm trẻ ở Việt Nam. Họ được xem là thành đạt, làm cho công ty nước ngoài vì trả tiền cho chuyến đi 4 ngày với giá $3,000 nhưng họ không nghĩ đến chuyện lập gia đình mà để dành tiền đi du lịch khám phá các nơi.

Mình nhớ trước đây khách hàng hay bạn bè, giới thiệu khách hàng nhưng khi mình đi gặp họ thì khuyên họ không nên làm, xây nhà cửa khiến bị đồng chí gái chửi. Mình về hưu từ năm 2008 đến nay nếu còn tiếp tục vẽ và xây nhà thì chắc giàu vì địa ốc Cali lên như diều từ 14 năm qua và ngành xây dựng làm không kịp thở. 

Phải có một ý chí vững chắc như Minh Tuệ mới không bị cám dỗ. Xem tin tức cho thấy cán bộ Trung Cộng bị tố tham nhũng trong chiến dịch làm sạch xã hội Trung Cộng cho thấy. Tại sao phải dành dựt để rồi bị lên án ở tù này nọ. Hy sinh đời bố củng cố đời con? Mình tìm kiếm thêm tài liệu thì được biết như sau. Không chỉ tại Trung Cộng mà cả thế giới ngày nay, giới trẻ đang theo trường phái này như thế hệ mình khi xưa ở Âu châu, đa số có khuynh hướng theo xã hội chủ nghĩa rồi khi liên sô sụp đỗ thì ai nấy chạy theo chân lý của silicon valley. Làm giàu bất chấp gia đình cuộc sống riêng tư. 

Động Lực Chính Đằng Sau Phong Trào


1. Áp Lực Công Việc Cao: Văn hóa làm việc "996" (từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, sáu ngày mỗi tuần) đã trở nên ngày càng phổ biến ở Trung Quốc, đặc biệt là trong ngành công nghệ. Nhớ khi xưa, mới ra trường, mình cũng lao động như vậy, chả thấy mặt trời. Văn hóa này khiến người lao động không có nhiều thời gian cho cuộc sống cá nhân và thường dẫn đến tình trạng kiệt sức. Mình sang Nam Hàn nói chuyện với dân sở tại. Có anh kia kêu cô Bồ làm việc đến 11 giờ đêm mỗi ngày nên chỉ gặp nhau 2 tiếng ngày chủ Nhật rồi phải vào sở làm tiếp. Họ kể có người già chết trong căn hộ không ai hay đến khi bốc mùi. Tại sao chúng ta phải sống như vậy, chỉ biết làm việc để rồi mua áo quần, ví sang mà không được hưởng vì tối ngày chui đầu vào làm việc.


2. Thách Thức Kinh Tế: Chi phí sinh hoạt ở các thành phố lớn của Trung Quốc đã tăng vọt, khiến người trẻ khó có thể mua nhà, chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Nhiều người cảm thấy rằng mặc dù làm việc chăm chỉ, họ không thể đạt được sự ổn định tài chính mà thế hệ cha mẹ họ từng có. Con mình ra trường đi làm không biết chừng nào mua được nhà. Khi mình mua nhà đầu tiên thì giá nhà gấp 3 lương vợ chồng hàng năm nay con mình gấp 7,8 lần. 


3. Thiếu Cơ Hội Thăng Tiến Xã Hội: Mặc dù Trung Quốc có sự phát triển kinh tế nhanh chóng, cơ hội thăng tiến xã hội đã chững lại. Nhiều người trẻ cảm thấy cơ hội để tiến lên trong xã hội là rất hạn chế, dẫn đến cảm giác bất lực. Người ta cho rằng lỗi vì hệ thống, văn hóa con cán bộ lại làm cán bộ, chi truyền con nối nên ai không phải con Đảng viên thì chỉ biết nhìn đời mà không thể tham gia vì lý lịch trích dọc trích ngang.


4. Thất Vọng Với Thành Công Truyền Thống: Các dấu hiệu thành công truyền thống như mua nhà, kết hôn và sinh con ngày càng được coi là khó đạt được hoặc không mong muốn. Chi phí cao liên quan đến những cột mốc này đã khiến một số người trẻ đặt câu hỏi liệu chúng có đáng để theo đuổi hay không. Mình xem họ phỏng vấn một tên ở Bắc kinh, tên này kêu muốn mời một cô gái đi giao lưu, cô ta hỏi có nhà chưa. Kêu chưa thì cô gái nói khi nào mua nhà rồi gọi cô ta. Kinh


5. Từ Chối Chủ Nghĩa Tiêu Dùng: Phong trào cũng đại diện cho việc từ chối chủ nghĩa tiêu dùng đã trở thành trọng tâm của xã hội Trung Quốc. Bằng cách "nằm thẳng", những người trẻ đang từ chối theo đuổi không ngừng các sản phẩm vật chất và biểu tượng địa vị. Cái này thì khiến các chủ ngoại quốc như Hermes hay Louis Vuiton lo ngại vì họ khôn, thông minh tạo dựng thương hiệu ở Á châu là người thành đạt phải ăn bận như Tây đầm. 

Tại sao phải mua sắm mấy đồ hiệu? Để chứng tỏ chúng ta thành đạt. Nhất là nay đồ giả khắp nơi. Thiên hạ mua rốt cuộc không biết thật hay giả. Chúng ta sống ở thời kỳ quái đản không biết đâu là thật đâu là giả.

Cách họ muốn kinh tế mạnh là thúc đẩy người dân mua sắm, ăn chơi. Có mua sắm mới có người bán, người sản xuất sản phẩm, mở nhà hàng, tiền bạc lưu thông. Nay ra thuyết hà tiện, keo kiệt như mình thì kinh tế chết là cái chắc. Không tiêu dùng thì thị trường không tăng trưởng nhất là ngày nay thế giới bắt đầu tẩy chay hàng hoá sản xuất từ Trung Cộng. Thật ra là giá thành làm tại Trung Cộng ngày nay không còn rẻ nữa, gia tăng gấp 14 lần cách đây 20 năm nên các công ty rút ra khỏi xứ này. 

Phản Ứng Của Chính Quyền


Chính phủ Trung Quốc đã phản ứng mạnh mẽ với phong trào "nằm thẳng", coi đó là mối đe dọa đối với tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội của đất nước. Phong trào này thách thức câu chuyện "Giấc mơ Trung Hoa" mà chính phủ đề ra, nhấn mạnh sự chăm chỉ, thịnh vượng và phục hưng quốc gia.

Mình muốn viếng xứ Bhutan vì nghe nói họ không chạy đua như các nước khác, chỉ tội là phải trả $200/ ngày tiền thuế để viếng xứ này.


Hành Động Của Chính Phủ:


1. Kiểm Duyệt: Chính quyền Trung Quốc đã kiểm duyệt các cuộc thảo luận về "nằm thẳng" trên các nền tảng mạng xã hội, bao gồm Weibo và WeChat. Các bài đăng và nhóm quảng bá phong trào đã bị xóa và cụm từ "nằm thẳng" bị hạn chế trong các tìm kiếm. Mình không rõ co phải phái Luân Công đa gây ảnh hưởng đến sự việc này vì thấy Trung Cộng đàn áp giáo phái này.

2. Chiến Dịch Tuyên Truyền: Chính phủ đã phát động các chiến dịch để thúc đẩy đạo đức làm việc tích cực và ngăn cản ý tưởng "nằm thẳng". Truyền thông nhà nước đã xuất bản các bài báo chỉ trích phong trào, cho rằng đó là vô trách nhiệm và có hại cho tương lai của đất nước.

3. Điều Chỉnh Chính Sách: Để đối phó với sự bất mãn gia tăng, chính phủ đã thực hiện một số điều chỉnh chính sách nhằm giảm bớt áp lực mà người trẻ đang phải đối mặt. Điều này bao gồm các nỗ lực điều chỉnh giờ làm việc quá mức trong ngành công nghệ và các biện pháp giải quyết chi phí cao của giáo dục và nhà ở.


 Ý Nghĩa Xã Hội Rộng Lớn

Phong trào "nằm thẳng" không chỉ là một lựa chọn lối sống; nó còn là một hình thức kháng cự thụ động chống lại áp lực quá mức của xã hội hiện đại Trung Quốc. Nó phản ánh cảm giác vỡ mộng và bất mãn sâu sắc của thế hệ trẻ, những người cảm thấy rằng các con đường truyền thống để đạt được thành công ngày càng khó tiếp cận.

Tác Động Đến Xã Hội và Kinh Tế:


- Tham Gia Lực Lượng Lao Động: Nếu nhiều người trẻ chọn "nằm thẳng", nó có thể dẫn đến giảm tham gia vào lực lượng lao động, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp dựa vào lịch làm việc căng thẳng. Điều này có thể có những tác động lâu dài đối với năng suất kinh tế.

Hôm qua mình xem một phỏng vấn thì họ giải thích giáo dục ở Trung Cộng theo kiểu học thuộc lòng, học gạo để thi nên tinh thần tò mò, suy luận không có như ở đại học Hoa Kỳ nên mỗi năm họ có mấy triệu sinh viên tốt nghiệp nhưng chả tạo ra gì cả ngoại trừ ăn cắp trí tuệ của thiên hạ. Họ được huấn luyện từ bé học tủ, quay bài nên lớn lên cũng vậy. Dù họ thông minh.

Khi thế  giới bắt đầu Tẩy chay Trung Cộng thì sẽ khốn đốn. Lý do ngày nay các công ty ngoại rút lui vì giá thành gia tăng gấp 14 lần so với 20 năm về trước. Đồ sản xuất tại Trung Cộng không còn rẻ nữa nên thiên hạ bỏ chạy.

- Thay Đổi Chuẩn Mực Xã Hội: Phong trào này thách thức các chuẩn mực xã hội sâu sắc về thành công, công việc và tiêu dùng. Nó có thể dẫn đến sự thay đổi trong các giá trị xã hội, với sự nhấn mạnh nhiều hơn vào cân bằng công việc-cuộc sống, sức khỏe tâm lý và sự thỏa mãn cá nhân.



- Chia Rẽ Thế Hệ: Phong trào đã làm nổi bật sự chia rẽ ngày càng gia tăng giữa các thế hệ ở Trung Quốc. Thế hệ lớn tuổi, những người đã trải qua những khó khăn của các thập kỷ trước, thường coi phong trào này là vô trách nhiệm, trong khi thế hệ trẻ xem đó là phản ứng cần thiết đối với một hệ thống không bền vững.

Vụ này mình nghe người Việt di cư than phiền mỗi khi họp mặt kêu rằng con cháu ngày nay sinh trưởng tại Hoa Kỳ không chịu khó như thế hệ thứ nhất vượt biển sang đây. Con chúa chúng ta sinh trưởng tại đây vào thời đại khác nên tư duy khác, không thể nào ép buộc con cái phải cày ngày chưa đủ tranh thủ cày đêm, keo kiệt như mình để rồi một mai thức dậy nhìn lại đời bổng thấy rong rêu. Bệnh hoạn, có tiền chả làm được gì.


Tương Lai Của Phong Trào


Hiện tại chưa rõ phong trào "nằm thẳng" sẽ phát triển như thế nào. Mặc dù chính phủ đã thực hiện các bước để đàn áp, nhưng các vấn đề căn bản dẫn đến phong trào này vẫn chưa được giải quyết. Miễn là người trẻ tiếp tục đối mặt với áp lực cao và cơ hội hạn chế, mong muốn "nằm thẳng" có khả năng vẫn tồn tại dưới một số hình thức.

Năm 1968, tại Hoa Kỳ cũn như Âu châu có một cuộc cách mạng văn hoá chống lại các ý tưởng truyền thống. Sinh viên học sinh biểu tình đòi thay đổi. Ở Pháp, chính phủ De Gaulle bị lung lay. Bắt buộc phải cải cách học đường và xã hội.

Phong trào này đã khơi dậy những cuộc thảo luận quan trọng về tính bền vững của mô hình kinh tế hiện tại của Trung Quốc, sức khỏe tâm lý của công dân và nhu cầu cải cách xã hội. Tuy nhiên, liệu những cuộc thảo luận này có dẫn đến thay đổi đáng kể hay không vẫn còn là một câu hỏi mở.



Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn