Ngôi làng cao nhất âu châu trên núi Caucase


Trong chuyến đi viếng Georgia, một xứ thuộc khối Liên Xô cũ, mình chỉ thấy có ngôi làng cổ Ushguli ở cao độ 2,200 mét trên dẫy núi Caucase, chia đôi Âu châu và Á châu là rất lạ, được xem là khu vực người ở cao nhất ở Âu Châu còn các kiến trúc thời Liên Xô thì xem cho biết.

Trên đường đi lên núi ngăn đôi hai châu lục, mình thấy mấy tháp đài của thời trung cổ xây bằng bằng đá ở dọc hai bên bờ sông khá lạ. Xe ngừng lại Mestia ở cao độ 1,500 mét cao độ như Đà Lạt để ngủ qua đêm.

Sáng hôm sau thì xe SUV 4x4 đến chở tụi này lên núi viếng thăm một ngôi làng cổ vẫn còn giữ được nét cổ xưa, có lẻ ở xa phố thị vì ở Mestia có thấy nhiều tháp đài nhưng lẫn lộn với các kiến trúc nhà cửa hiện đại. Có một thành phố ở Ý Đại Lợi có các tháp đài tương tự nhưng cao hơn gấp đôi, ở vùng Toscana có tên là San Gimignano. Hoá ra hai thành phố này là sister cities.

Ngôi làng còn người ở cao độ cao nhất âu châu 2,200 mét với kiến trúc đặc thù.

Xe chạy lên núi mất đâu 2 tiếng vì đường xấu, nhiều nơi phải chạy qua các suối nhỏ rồi đến ngôi làng này. Xa xa chúng ta thấy đỉnh núi Shkhara, cao thứ 3 của Âu châu. Hai vợ chồng được đưa đi viếng thăm ngôi nhà thờ nhỏ nhắn được xây vào thế kỷ 12 tên Lamaria.


Ngôi nhà thờ này được xây trên điểm cao nhất làng, rất nhỏ so với những nhà thờ đã viếng thăm ở Georgia. Họ có mấy bức tranh vẽ trên tường khá đẹp nhưng cũng bị xoá nhiều trong thời Liên Xô. Mình thấy lần đầu tiên một ông linh mục lớn tuổi ở đây. Không thấy linh mục trẻ tuổi ở xứ này dù ông cố đạo được phép lấy vợ. Thắp một cây nến trong nhà thờ nhỏ bé.

Tường đá được xây từ thời trung cổ
Nhà được xây gắn liền với tháp đài phòng vệ, chỉ có một cửa ra vào
Mái nhà cũng được lợp bằng đá so với các nhà được làm thời liên xô hay gần đây bằng tôn 
Tấm ảnh chụp một gia đình Svan của vùng này
Căn nhà phía trong, trần nhà thấp để giữ nhiệt. Thấy cái cầu thang leo lên nơi trên loft để ngủ, phía dưới là để dê bò ngủ giúp sưởi ấm gia đình chủ nhà
Cái bếp ở giữa
Cái nôi để ru em bé và bàn ăn
Thấy thằng bé ngồi đập cái gì trong cái thố 

Cửa vào rất thấp, thấy đá vùng này từng thớt không dầy lắm, dễ xây không thấy họ trét gì cả để dính các miếng đá vào nhau

Ngôi nhà thờ trên cao 
Cửa vào nhà thờ cổ kính được xây từ thời trung cổ, mình thấy khung cửa rất lạ
Chi tiết của khung cửa được chạm trổ từng lớp. Du khách nhiều quá nên mình không thể ở lại xem xét kỹ hơn
Đỉnh núi  Shkhara, cao nhất phía Georgia  
Mình thích nhất màu của đá bị oxy hoá sau bao nhiêu năm
Phần dưới chắc đã được trùng tu lại với xi măng
Ngôi nhà thờ, một phần để ở, phần để thờ phụng Chúa và tháp đài để gia đình ông cố đạo chạy lên trên tử thủ khi quân xâm lược hay cướp bóc đến
Đồng chí gái đang tạo dáng trước đỉnh Shkhara 
Tháp đài tình yêu được trùng tu bởi một gia đình, và cho du khách thăm viếng kiếm tiền
Mình bò lên lầu 1 qua cái thang nhỏ
Lỗ châu mai để nhìn ra ngoài xem quân xâm lược, quân cướp 
Tầng cuối được làm lại với vật liệu nhẹ hơn 

Cầu thang leo lên lầu 2. Tối om ở trên quần thù bò lên đây là dã bị đạp tan xương
Lỗ lầu 1 nơi cầu thang leo lên


Đỉnh Shkhara cao thứ 3 ở âu châu
Mình thấy nhiều làng cổ như vậy dọc dường lên núi nhưng nhà cửa được xây dựng lại khá nhiều nên mất cái đẹp vật liệu chung.
Dãy núi Caucase chia đôi Âu Châu và Á Châu, mình ở bên Á Châu
Ăn sáng thấy có chả giò của họ. Họ cuốn phô mát dê bên trong rồi chiên. Mình ăn thử một cái thôi vì dầu mỡ hơi nhiều. Thích nhất là cái đĩa đựng trái ô líu, mình xơi hết mỗi lần ăn cơm còn phô mát thì thấy đã được kỹ nghệ hoá nên không đụng tới

Sau đó đi vòng vòng đến xem một căn nhà được xem còn giữ nét cổ xưa. Vùng thảo nguyên nên người ta nuôi bò, dê và trồng trọt. Khi các đạo quân Ottoman, Ba Tư xâm chiếm đánh phá các vùng này thì người dân leo lên mấy cái tháp đài, đóng chốt chỗ leo lên nên quân cướp không lên được. Muốn đốt tấm cửa cũng khó vì rất dày, xung quanh là đá ngay cả mái nhà. Trên đó họ để lương thực vài tháng cho gia đình ăn. Khi mùa đông đến thì quân cướp chỉ có rút lui vì rất lạnh ở cao độ 2,200 mét vì mùa đông tuyết phủ 6 tháng.


Mỗi căn nhà luôn gắn liền với tháp đài nên khi có chuyện là họ leo lên tháp với cung tên để bắn kẻ cướp. Dân địa phương có đặc điểm là cặp mắt của họ màu xanh. Người ta gọi là người Svan, cứ như người thượng du ở Việt Nam, nào là Ra đê, Nùng, Thái,… tóc họ màu đen. Bà nấu cơm cho tụi này ở khách sạn là người Svan, mắt xanh lá cây nhưng tóc đen. Bà ta thích đồng chí gái, cứ sờ sờ cánh tay của mụ vợ nhất là mình boa sau khi ăn thịnh soạn. Bữa cơm đầu tiên ở đây, bà ta nấu nhiều món đặc thù của vùng này. Xem như bữa cơm ngon nhất chuyến đi Georgia. Mình thích cơm Uzbekistan hơn,


Hiện nay làng này có 70 gia đình, độ 200 người ở. Khi viếng thăm căn nhà còn giữ nguyên vẹn lối trang trí cổ xưa khiến mình ngạc nhiên vì tương tự như một căn nhà ở trên núi Peru khi mình đi từ Saltankay về Machu Pichu. 


Căn nhà được chia hai tầng. Họ ngủ ở trên còn heo dê bò ở dưới vì mùa đông rất lạnh, có dê bò sưởi ấm, rất giống như ở quê bên Ý Đại Lợi mà mình viếng thăm nhà một cô bạn. Tối người ta vào chuồng bò để mấy bà đan áo cho bớt lạnh rồi tối đi ngủ thì họ nấu nước nóng bỏ trong cái túi nhựa, bỏ trên giường dưới cái mền cho ấm, để ngủ đến sáng mai.


Nghe kể là khi xưa có trên 300 căn hộ và tháp đài nhưng nay chỉ còn độ 30. Dân càng ngày càng thưa vì giới trẻ đi đến các tỉnh lớn để sinh sống, từ từ lối sống này sẽ bị mất. Nhất là thổ ngữ của họ sẽ biến mất một ngày. Trẻ em đi học tiếng Georgian sẽ không nói tiếng thổ ngữ. Họ có làm một cuốn phim về người Svan này, mình tính đi xem ở rạp nhưng nói thôi để về xem trên YouTube . Tối qua xem trên YouTube thì bắt đầu hiểu ý tưởng của họ xây các tháp đài dựa theo phong tục của vùng này. Họ giết người như ngoé. Cứ giận nhau là đâm chém nhau. Sinh sống tại các vùng có địa thế và thời tiết khắc nghiệt như vậy nên tính tình của họ rất bạo lực.


Đi Georgian chỉ có chỗ này mình thấy hay vì chưa bao giờ thấy lối kiến trúc một căn nhà nối liền với một tháp đài phòng thủ. Mỗi nhà mỗi tháp đài. Thường thì họ xây một cái thành xung quanh ngôi làng đây thì không. Mỗi nhà tự phòng thủ, một lối suy nghĩ khá lạ tự túc tự vệ. Dọc đường mình thấy rất nhiều ngôi làng với những tháp đài nhưng nhà ở đã được xây theo lối mới, mái nhà bằng tôn còn ở đây mái nhà làm bằng đá. 


Đó là văn hóa sẽ bị mai một khó mà cưỡng lại. Một văn hoá mạnh hơn sẽ giết một văn hoá khác khi kề cận. Ngoài ra còn tuỳ vào chính phủ. Một chính phủ có chính sách bảo tồn văn hoá xa lạ, khác lạ như Hoa Kỳ bỏ tiền ra để dạy các tiếng của các cộng đồng như người Việt, người Tàu,…mạnh nhất là người gốc la tinh. Cũng có những chính phủ với chính sách tiêu diệt các văn hoá khác, muốn đồng nhất một chính sách, sẽ tìm cách tiêu diệt như cấm nói thổ ngữ, không khuyến khích sự khác biệt.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Cung thiên di năm nay

Hồi trưa đi ăn cơm với hai ông anh vợ, một ông nói chú Sơn thích đi chơi, để anh giới thiệu đi chỗ này hay lắm, chỗ Lâm Tỳ Ni khiến mình thất kinh, kêu đi chơi phải đến những nơi có mấy cô đẹp, bia ôm, anh kêu đến những chỗ mấy bà già lụm khụm, bận áo tràng tụng chú đại bi là răng. Chú nói rứa chớ cô Trinh ra răng. Mình nói đi với cô Trinh chớ sao, gặp cái gì đẹp, mấy cô trẻ còn yêu đời một chút chớ đi chỗ tu hành thì chỉ thấy quan tài.


Có cô em nhắn tin hỏi sao anh cứ đi chơi hoài vậy khiến mình ngọng. Chỉ biết trả lời là gần 7 bó nên cần đi nhiều trước khi sức khoẻ không cho phép. Nhiều người quen thấy yếu rõ dù ít tuổi hơn mình. Từ đầu năm đến giờ mình khởi đầu đi Chí Lợi, Á Căn Đình rồi Nam Cực, đến Sơn Đoòng , Hà Nội, Đà Lạt, Sàigòn rồi bay đi Thái Lan với bà cụ rồi đến Seattle, Oregon, Boston, Bermuda, New York, New Jersey, Istanbul, Uzbekistan, Georgia, Qatar. Tháng 10 thì Los Mochis (Mễ tây cơ) rồi Honduras vào tháng 11 để khoá sổ cung thiên di năm 2023. Năm tới thì đi tiếp đến Nepal để leo Annapurna, Ấn Độ và 5 xứ Bắc Âu. Dự định sẽ đi hành hương 88 ngôi chùa Nhật Bản và Santiago di Compostella.


Thật ra mình thích đi du lịch từ nhỏ, đã mơ đến những nơi khi xem xi nê hay đọc sách của Tây phương nhất là những truyện trinh thám của Z28, mơ về những vùng trời xa xôi. Có lẻ Đà Lạt quá nhỏ bé khiến mình muốn thoát khỏi dung dịch ngột ngạt của chiến tranh. 

Mụ vợ đang tắm nắng ở Tbilisi 

Sau này sang Tây lại có dịp đi du lịch bụi khắp Tây Âu và Bắc Âu nhưng ngày nay đi với vợ nên phải có chỗ ăn ở đàng hoàng chớ xưa kia thời độc thân mình rất thích lang bạc kỳ hồ. Nhiều khi 12 giờ đêm đến một thành phố xa lạ, không biết chỗ nào để ngủ qua đêm, phải đeo Balô đi lang thang hỏi nhà trọ. Nay có vợ con đi chung nên không thể nào đột suất đi chơi. Phải chuẩn bị khách sạn trước chỉ có ăn uống thì chỗ nào thích, bò vào. Xứ nào ngôn ngữ không rành thì mướn hướng dẫn viên. Đồng chí gái muốn đi Bắc Âu sang năm, khu vực này mình có đi rồi, đa số đều nói anh ngữ nên không cần hướng dẫn viên, sẽ đi xe lửa, cho vợ ngủ couchette. Nói chung Âu châu thì không ngại về ngôn ngữ. Có dạo mình tính đi làm ở Đan Mạch vì mấy cô tóc vàng nhưng buồn và lạnh quá. 


Mình nhớ khi xưa ở Đà Lạt, đâu có bao giờ được đi nghỉ hè như bây giờ. Bà cụ mình buôn bán nuôi 10 đứa con nên chỉ biết nghỉ hè khi ở cử 1 tháng sau khi sinh mấy người con. Nay về già, bà cụ đi mệt thở luôn. Năm nay mình dẫn bà cụ đi Thái lan, tháng vừa rồi có cô em dẫn bà cụ đi Ninh Bình, Hạ Long và Hà Nội, nay thì có một cô em khác đang đưa bà cụ đi Huế, về thăm làng nội và ngoại.


Hồi còn bé, chuyến đi xa khỏi Đà Lạt đến Bảo Lộc, thăm ông ngoại vào dịp tết nhưng sau Mậu Thân thì xem như chôn chân tại thị xã vì an ninh. Đến cuối năm lớp 11 mới thấy biển lần đầu tiên, trường tổ chức đi Phan rang và Nha Trang. Đậu tú tài xong về Sàigòn mấy tuần lễ để xin đi du học rồi xem như được xổ lồng bay cao. Từ đó mình như con chim lạc đàn từ muôn kiếp trước, bay trên trời tha phương quên luôn lối về Đà Lạt.


Thời sinh viên khi nghỉ hè, mình vác ba-lô đi quá Giang xe thiên hạ đi khắp Tây Âu và Bắc phi trong 3 tháng hè, vẽ tranh bán có tiền nhiều hơn là ở Paris đi làm lương SMIC. Xe họ ngừng lại tỉnh nào thì mình nhảy xuống, đi kiếm phòng trọ, nhiều khi gặp dân địa phương mời ngủ lại nhà họ. Lâu lâu gặp mấy cô người Đức đi bụi, rủ mình đi theo vài ngày cho có bạn, không sợ đàn ông quấy phá.. mình có duyên đi chơi với mấy cô người Đức. Có hai cô quen khi xưa, được anh bạn người Hoà Lan cho biết một cô có 1 cô con gái và một cô thì không con. Người đức họ không đẻ con cái.



Vào phi trường, phải đợi mấy tiếng nên bò đi tắm rồi đi ngủ, có giường nên ngủ được một chút. Kêu họ nhớ gọi mình dậy khi máy bay sắp cất cánh. Ai vào họ cũng Scan boarding pass để biết chuyến bay của mình. Mình chỉ cần bỏ lên bàn cái boarding pass của mình thì khi ngủ say họ đánh thức dậy

Khi xưa, dân tình ở các nơi ngoại trừ Đức quốc, Hoà Lan và các nước bắc âu thì ít ai biết nói anh ngữ nên mình phải mò mò tiếng của họ để nói chuyện khá vui. Ngày nay thì tương đối dễ, đa số khắp nơi ai ai đều sử dụng anh ngữ nên khoẻ ít dùng đến thổ ngữ. Mình chỉ cần học vài câu xã giao phương ngữ để chào hỏi dân thường không biết anh ngữ còn ai có trình độ đại học thì đều biết ít nhiều anh ngữ. Khi nào bán được cái vườn mình sẽ bỏ thời gian học tiếng ả rập. 


Cái thú là đi đến những nơi được biết đến khi thầy giảng khi xưa ở trung học và đại học. Lúc Ấy chỉ học như con vẹt, không hiểu gì. Khi mục thị và hiển thị những gì học trong sách vở mới giúp mình thoát khỏi cái vòng ngu ngu khi xưa. 


Sau này có dịp đi chơi, mình tìm hiểu lý do tại sao nước này giàu có, phát triển hơn Việt Nam. Lý do nào xứ này có một lịch sử to đẹp, giàu có mà nay lại te tua. Giáo dục và Kinh tế quyết định tất cả.


Điển hình là thành phố Venise của Ý Đại Lợi, nhà cửa Mỹ thuật quá đẹp vì khi xưa chủ nhà buôn bán nên có tiền họ xây nhà đẹp. Đi chơi các nước thì thấy các nhà thờ công giáo bớt tín đồ. Ở Georgia thì không thấy ai cầu nguyện sau 70 năm cai trị bởi Liên Sô. Họ xây nhà thờ mới với lối kiến trúc thời trung cổ, các tường được ráp bằng đá được tạo hình ảnh motif bằng máy nên mất đi cái đẹp của sự bào mòn lịch sử qua năm tháng. Việt Nam có xây mấy chùa to đùng trên núi nhưng khó có thể sánh với chùa Thầy ở quê mình.

Tại sao các nước ở Đông NAm Á, khi xưa nghèo hơn Việt Nam thời Tây mà ngày nay đã vượt trội hơn Việt Nam quá xa, có thể nói mấy thập kỷ. Để hiểu chính sách lãnh đạo và phát triển rất quan trọng cho sự sống còn của một quốc gia. Gặp một giới lãnh đạo hay ông vua ngu là coi như có thể làm suy tàn một đế chế, một quốc gia. 


Tương tự một cá nhân hay gia đình. Gặp ông bố hay bà mẹ mà thích chơi bời, đánh bài là xem như đời cha ăn mặn đời con khát nước. Người cha không biết làm kinh tế giúp gia đình xóa đói giảm nghèo thì đứa con sau này cũng hành xử như bố mình, vô trách nhiệm. Ngoài ra phải nói đến kiến thức vì muốn tư duy đột phá anh cần có vốn về văn hóa cũng như một người làm bánh, họ cần bột và các nguyên liệu khác mới đổ bánh và có thể sáng tạo thêm. Giáo dục rất quan trọng để phát triển cá nhân và gia đình.

Bánh này được người Georgia ăn hàng ngày, mình đoán là bị ảnh hưởng của người Tàu khi xưa trên đường tơ lụa. Tortellini có thể được người ý đem về từ Trung Hoa khi họ ăn mì hoành thánh

Vùng Trung Á giàu có nhờ sự chuyển giao, gạch nối thương mại giữa Trung Hoa và Âu châu, họ là vùng giao thoa của hai nền văn minh âu -á nên thâu nhận được kỹ thuật của hai châu giúp họ có một nền văn hóa cao vời vợi đến khi Âu châu học hỏi được kỹ thuật của Á châu, đã dùng tàu để vượt đại dương đi buôn, không cần phải qua trung gian vùng Trung Á khiến vùng này te tua thêm bị cướp bóc và tôn giáo ngự trị, bảo vệ quyền lợi của giới tu sĩ như mollah nên đưa đến sự tồn vong của những nước trong vùng. Cho thấy khi lãnh đạo không hiểu được hiện tại và có viễn kiến về tương lai sẽ đưa đến bờ nghèo đói. Anh không thể nào làm dân giàu nước mạnh với những nghị quyết hay khẩu hiệu.


Đến Uzbekistan thấy đường phố sạch sẽ, không thấy các khẩu hiệu Cương Quyết xây dựng khu phố văn hoá gì cả, chỉ thấy mỗi 30 thước là có 3 cái thùng rác, được thiết kế khá đẹp. Uống nước xong thì bỏ vào thùng màu xanh lá cây, còn ăn uống gì thì bỏ vào thùng rác màu đỏ. Dân xứ này bị Liên Xô thống trị đến 70 năm. Xong om


Điển hình khi xưa người dân ít ai được đi học, chỉ có một số ít con vua chúa và giới tu hành mới được học chữ. Các giới này tập trung tất cả quyền lợi kinh tế trong tay và định đoạt số phận của giới nông dân. Người dân có thắc mắc về tinh thần cũng như tâm linh thì được các giáo sĩ thiên chúa giáo và hồi giáo nắm lấy vai trò lãnh đạo tinh thần. 


Chỉ đến khi nhóm reformist, cải cách bình dân học vụ, dạy người dân đọc và viết giúp họ có thể tự đọc được thánh kinh và tự giải thích, tự tìm con đường đạo đức. Từ đó tôn giáo mới chia ra nhiều hệ phái vì mỗi người có tự do tư duy, khác với sự ràng buộc khi xưa. Nhất Chúa nhì Cha thứ ba Ngô tổng thống.


Con người là một loại thú vật biết kể chuyện, tạo dựng những câu chuyện để khi gặp mặt thì họ kể cho nhau nghe. Các câu chuyện truyền khẩu từ từ được các người hậu thế thêm thắc nhiều tình tiết khác, giúp họ tạo ra các nền văn minh. Điển hình là ông Homer thì gom lại các câu chuyện truyền khẩu để kể lại trong Iliad và Ulysses mà một tên như như mình lại tin nên phải lang thang các nơi mà ông ta kể ở Sicily, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ. 


Khi xưa học Andromaque, của Jean Racine. Ông Tây dạy pháp văn, giảng tập thơ nói về người vợ nhìn chồng, con của vua Priam là Hector, phải bảo vệ thằng em dê vợ người ta khiến họ đem quân bao vây thành. Ông ta bị Achilles giết chết và kéo thân xác chạy vòng vòng. Những nổi đau của người vợ có mang, nhìn thân xác chồng bị kéo lê rồi chịu đựng bị hãm hiếp để cứu đứa con trong bụng. Đến khi mình đến thành Troie thì ngọng vì họ chế ra con ngựa thành Troie cho du khách chụp hình tạo dáng. Bao nhiêu hình ảnh mình tưởng tượng từ năm 4 ème bị tiêu tan theo mây khói. 

Về tôn giáo họ cũng kể chuyện này chuyện nọ, tạo niềm tin cho con người, dựa theo một đấng tối cao nào đó để sống theo gương của người mình tôn thờ. Đi viếng Con Đường Tơ Lụa khi xưa thì mới khám phá ra Phật giáo từ Ấn Độ được truyền bá đến các khu vực trên con đường này, dẫn đến Trung Hoa. Mình nghĩ phật giáo được truyền vào Trung hoa qua đường tơ lụa là đúng hơn là chuyện Đường Tăng và con khỉ. Vẫn còn những vết tích của ảnh hưởng phật giáo tại vùng này qua các mái nhà hình bông sen, hình tượng của Phật giáo. Tương tự các tôn giáo khác như thiên chúa giáo và hồi giáo cũng được truyền bá rộng rãi. Vùng này là nơi giao thoa của các nền văn minh từ Âu Châu đến Á Châu, khiến họ phát triển vượt bực về kinh tế cũng như khoa học,… lần đầu tiên mình được xem thấy cách người Tàu làm giấy qua các nghệ nhân Uzbekistan. Mình có quay video, rất dễ nhưng tìm tòi ra cách thức chắc cũng mất nhiều thời gian khi xưa.


Khi giao thương con người không thắc mắc về tôn giáo niềm tin của những người khác. Chỉ khi họ bắt đầu xen chính trị vào, cho là đạo của chúng tôi là số 1, bài bác các tôn giáo khác thì mới sinh ra hận thù, đánh nhau. Xét ra trên con đường tơ lụa có đến 5 tôn giáo chính còn mấy đạo nhỏ khác chưa tính. Đến nhiều thành phố có nhà thờ hồi giáo, Do tHái Giáo, Armenia giáo, thiên chúa giáo rồi Tin Lành,…


Hay khi viếng một tu viện cơ đốc chính thống ở Georgia, mình thấy kiến trúc tương tự thời trung cổ ở Âu châu nên đang chụp hình xem các rosace, bổng nhiên thấy họ chắn 3 bức tường bằng thiết màu đen, không hiểu lý do giống như cái thang máy. Mình đi vào trong để xem thì thấy toàn là đá che hết. Hỏi hướng dẫn viên cũng mù tịt, đọc tài liệu cũng ngọng. 

Mình thấy một ngôi nhà thờ xưa nhưng không hiểu sao họ lại dện 3 bức tường mới này. Chắc để bỏ túi riêng khiến UNESCO tước danh hiệu văn hoá thế giới 

Đi hai nước Georgia và Uzbekistan trên Con Đường Tơ Lựa xưa, thấy thức ăn có nhiều loại giống nhau, do ảnh hưởng của sự giao thoa các nền ẩm thực như:

Kẹo này giống kẹo Nougat của Tây chắc từ đây ra. Loại kẹo này có thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ nưhng họ làm nhỏ hơn.
Trà được uống rất nhiều tại Uzbekistan do người Tàu buôn bán. Sau này người Anh quốc đô hộ xứ ấn Độ  mới khiến người ấn Độ uống trà như điên. Mình có anh bạn người Ấn Độ, chửi bới người Anh quốc quá  chừng, làm ngu dân họ.
Món này như hoành thánh của người Tàu 
Tương tự ở Uzbekistan, họ ăn loại này rất nhiều cho thấy tortellini, chắc được nhóm Marco Polo đem về từ bên tàu với spaghetti
Thịt nướng của người Uzbekistan và Georgia 
Món cơm của người Uzbekistan 
Xà lách ở Uzbekistan và Georgia giống như xà lách của Hy Lạp 
Khachapuri cứ như pizza của Ý Đại Lợi món ăn hàng ngày của dân Georgia 
Món này người xứ Georgia ăn rất nhiều, như bánh bao hoành thánh của tàu 

Đi chơi được trải nghiệm các nơi khác mình sống, để hiểu thêm là mình may mắn, được Hoa Kỳ cho làm quê hương thứ 3. Gặp nhiều người ở xứ khác, sống trong môi trường chính trị, văn hoá, tôn giáo của họ thì khó mà thực hiện được giấc mơ của họ. Có người chỉ trích Hoa Kỳ, có các tệ nạn xã hội đủ trò. Hoa Kỳ chưa phải là thiên đường nhưng so với các quốc gia mình đã từng sống hay viếng thăm vẫn là số một dù chưa hoàn hảo.


 Vào các thành phố lớn như Los Angeles, Oregon , Seattle, San Francisco, New York, thấy các người vô gia cư đầy đường, cắm lều ở trên lề đường của thành phố. Có chương trình cho họ ở trong các trung tâm nhưng họ không chịu vì thích tự do. Ở các xứ khách thì đã cho đi cải tạo, học tập, lao động,…


Nói chung, mình may mắn sinh sống tại một xứ tự do, có thể thực hiện giấc mơ của mình là đi du lịch. Trải nghiệm cuộc sống với người sở tại thay vì cứ ăn phở Bolsa hoài. Đồng chí gái không chịu chớ nếu không cứ đi chơi xứ này qua xứ nọ, hà tiện thì cũng qua ngày với tiền an sinh xã hội hàng tháng. Buồn đời mình vẽ tranh bán cho du khách như xưa nhưng chắc khó bán hơn xưa vì ngày nay thiên hạ ít chuộng nghệ thuật và ai cũng có điện thoại. Mụ vợ chỉ thích đến những nơi đẹp đẽ để chụp hình nên ra lệnh không đi các nước hậu cộng sản nữa vì văn hóa cổ, tàn tích của chế độ cũ bị phá bỏ hết mà khi họ sửa lại thì thô thiển Chán Mớ Đời. 


Đi viếng vùng Trung Á, các cựu thuộc địa của liên Xô thì mới hiểu không có sự xâm chiếm của mấy ông nga la tư đem đến kỹ thuật khoa học chắc mấy xứ này vẫn sống ở thế kỷ 15. Tương tự khi xưa họ có một nền văn minh tột đỉnh, sự hiểu biết nghiên cứu của họ về khoa học như thiên văn, toán học. Có ông gì tên dài lùng khùng nghiên cứu về thân thể học bằng cách mổ xẻ xác chết. Người hồi giáo chết đi thì gia đình để xác ngoài trời để chim ăn xác đến khi chỉ còn xương thì họ mới đem hài cốt về chôn thì ông này ra mấy nơi phơi xác để mổ xẻ nghiên cứu về thân thể con người. 


Cho thấy chúng ta cần tiếp cận với các xứ khác để học hỏi thêm để có cái nhìn rộng rãi hơn, bớt đi những định kiến, nghe báo chí tuyên truyền. Cũng như cần có nhiều loại bạn, giao thiệp nhiều thành phần để hiểu thêm nhiều khía cạnh của cuộc sống để định hướng tương lai của mình. 


Cuộc đời không biết trước ngày mai, nay làm được gì thì làm chớ cứ nói đợi khi nào có tiền rồi làm hay khi về hưu. Mình có anh bạn người Mỹ, kể là sau khi về hưu, sẽ bán nhà ở Cali rồi hai vợ chồng dọn về một nơi xa xôi đâu Oregon, rồi đi chơi với vợ, sắm một chiếc xe RV. Đâu 1 tháng sau nghe tin anh ta qua đời lúc đó mình đang ở Thổ Nhĩ Kỳ. Chưa về hưu đã chết. Có một bác quen khi xưa, sang Hoa Kỳ năm 75, đi làm cán bộ xã hội Trên Los Angeles suốt 30 năm. Chiều chủ nhật lấy xe lửa, xe buýt từ Laguna Niguel lên Los Angeles ở phòng trọ. Chiều thứ 6 lại lấy xe buýt, xe lửa về thăm vợ con. Đi làm đúng 30 năm, về hưu được 6 tháng thì ung thư qua đời.


Thôi về già chúa cho bao nhiêu nhận bấy nhiêu. Bề trên thương thì cứ nhận. Từ đây đến cuối năm có đi hai chuyến do thiên hạ đãi nên phải đi. Năm tới tính sau nhưng có lẻ sẽ thực hiện đi hành hương 88 ngôi chùa ở Nhật Bản rồi thẳng đường bay qua Úc Đại Lợi. Mình phải tập dợt với đồng chí gái để hai vợ chồng leo Annapurna.


Đông Phương Hội bắt đầu tập lại sau khi đóng cửa vì covid. Các bác nào muốn tập thì báo cho em biết từ 5:30-7:00 sáng tại trung tâm võ thuật Việt Nam trên đường Moran.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Lấy chồng keo kiệt


Anh biết vì sao tui lấy anh không? Đó là câu hỏi của đồng chí gái khiến mình lắc đầu. Mình chỉ biết cô nàng bị mẹ vợ đem khuyến mãi vì dạo ấy 33 tuổi mà chưa chồng thì đối với các bà mẹ Việt Nam xem như sắp ở giá nhất là bà con có người bị ế vì kém chọn. Gia đình có 6 người con, ai nấy đều yên bề gia thất ngoại trừ đồng chí gái nên mẹ vợ lo, gặp ai cũng hỏi có con trai không để làm sui. Khi mình vào nhà, nói giọng Huế khiến bà ta mừng vì dâu rể đều toàn là Bắc kỳ thêm công giáo. Mình nói giọng Huế thêm Phật tử nên bà cụ mừng lắm. Rứa là được rồi. Không đòi hỏi chi nữa chớ nếu không mình lại ế tới giờ. Thêm mấy bà dì của vợ thích mình nói giọng Huế, nấu cơm cho ăn mệt nghỉ. 


Chỉ còn khâu ông bố vợ. Được cái ông cụ thích nói tiếng tây nên mình hầu ông cụ. Có lần đồng chí gái kêu về nhà ăn kỵ với toàn gia đình khiến mình ớn ớn xem như ra mắt cả dòng họ. Ông cụ bổng nhiên trọ trẹ khiến mình khó hiểu như ông anh cột chèo mình kể là khi nghe ông bố vợ nói chuyện kêu “cực khổ” anh ta lại hiểu “cứt khô” nên ngớ ngớ như ngỗng ị. Hôm ấy ông bố vợ hỏi mình “rựa bên nhà, hai bác còn đụ khôn?” Khiến mình chới với, kêu để cháu viết thư hỏi, mà bố cháu mới ở trại cải tạo về sau 15 năm nên chắc không khoẻ lắm, nếu có thì chắc chỉ lai rai khiến cả dòng họ cười đập bàn đập ghế. Sau này bố vợ kêu thằng ni bị thiệt thà. Rứa cho cưới. 

Như mình đã kể là mấy cô mình quen khi xưa đều kêu mình dẫn đến những tiệm ăn sang trọng để tạo khung cảnh lãng mạn, truyền thơ mộng, tạo dựng cuộc tình chưa chớm nở. Có cô muốn đi tàu, ăn trên biển nhìn mặt trời lặn với đàn cá heo hay xem cá voi như trong xi nê Titanic đến khi lên tàu, thấy cô nàng tựa đầu trên vai khiến mình thấy phê như ca từ khi xưa “vai anh em hãy tựa đầu cho anh nghe…” chưa hết câu ca thì cô nàng đã ói thấy mật xanh vào người mình rồi biến mất, không bao giờ trả lời điện thoại nữa. Cuộc tình chưa chớm nở đã héo mòn theo bãi cháo đậu xanh của người tình trên boong để lại mình, người viễn xứ trong buổi hoàng hôn đầy mùi tanh của nôn ói. Từ đó cô nào đòi đi tàu xem mặt trời lặn là mình từ chối ngay.


Đến khi gặp đồng chí gái thì mình hỏi cô nàng muốn ăn gì thì cô nàng kêu phở Nguyễn Huệ. Chỗ này dạo ấy bán phở gà nổi tiếng Bolsa sau đó thiên hạ bắt chước ra đủ loại gà phở. Hình như quán này đóng cửa rồi, chắc ông chủ về hưu. Mình tưởng cô nàng thích ăn gà vì mình tuổi gà nên chở đi ăn phở gà, chiều lại đổi món phở qua pollo loco gà điên nướng của Mễ. Vào tiệm có nhân viên bận đồng phục, xổ tiếng xì với mình khiến cô nàng thích lắm thêm lấy mấy chén ớt xanh đỏ tha hồ ăn cay như o gái Huế. Mình vốn dòng keo kiệt, lại được tên Do Thái dạy thêm nghề keo kiệt của người DO Thái, kiếm mấy coupon mua 1 tặng 1 khi báo chí họ gửi đến nhà mua 6 miếng được thêm 6 miếng tha hồ ăn gà. Ngồi xem người đẹp xâu xé mấy đùi gà chấm tương ớt vừa hít hà thấy như tấm tranh hiện thực Ý Đại Lợi và lãng mạn vô cùng. Ăn riết mình thành tuổi Dậu luôn. Giờ gặp thịt gà là mình ói. 

Tiệm này là hẹn hò của mối tình hữu nghị với đồng chí gái 

Mình chưa kịp trả lời cô nàng kêu vì Anh cứ cho tui ăn gà nên ớn quá. Hôm đi shopping ở chợ trời Santa Monica, thấy tiệm ăn Mỹ có vẻ sang nhưng không biết họ có cho vô hay không vì bận quần bò nên hỏi mình. Mình thì nghe cô này đòi ăn tiệm Tây thì kêu sợ thằng Tây nào rồi kéo cửa bước vô xì lô tiếng xì vì tiệm ăn gốc Tây Ban Nha. Mình quen thức ăn Tây Ban Nha nên chọn món paella cho cô nàng ăn ngon nhớ đời. Cô nàng thấy mình không sợ ai hết, có thể bảo bọc cho cô nàng nên từ hôm ấy nhất quyết theo mình thay vì chọn một tên kỹ sư cũng đang theo cô nàng. Ai ngờ lấy về nuôi mình mệt thở tới nay. 

Mình nói sợ thằng Tây nào là vì ở Hoa Kỳ nên đâu có sợ Tây, chỉ sợ thằng Mỹ thôi. Ai ngờ được vợ. Có lần mình về Hà Nội gặp người em họ hỏi về sự khác biệt giữa chế độ Mỹ và chế độ ta tại Việt Nam. Mình nói ở Hoa Kỳ bất cứ ai đều có thể đến trước tòa bạch cung và chỉ trích tổng thống Hoa Kỳ thì người em họ kêu tưởng gì chớ chuyện đó thì em ra công trường Ba Đình chửi tổng thống Bush cũng được đâu cần phải sang Mỹ.


Có lẻ quyết định cuối cùng của cô nàng là khi mình đi ăn cưới tên bạn trên San JOse, mình đi chung với mấy người bạn rồi đồng chí gái xin đi quá giang lên thăm mấy người bà con. Buồn đời sao một chị bạn rủ đồng chí gái đi ăn cưới luôn vì có một người bạn đã trả lời nhưng giờ chót bệnh, sợ tên bạn lỗ vốn hôm đó. Đi ăn cưới thì mình bận bộ đồ vía thay vì bộ đồ nông dân khiến cô nàng phê quá nên kêu may anh có bộ đồ vía này mới được vợ. Mình mua bộ đồ vía này khi đi ăn đám cưới tên bạn ở Philadelphia, nay vẫn bận sau 36 năm. Kinh


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn