Thầy Chử Bá Anh

 Có lẻ những người sinh sống tại Đà Lạt khi xưa, thầy Chử Bá Anh có rất nhiều ảnh hưởng trong cuộc đời mình. Thầy cho mình học miễn phí hai năm, đỡ biết bao nhiêu tiền cho bà cụ mình. Để trả ơn, mình phải làm trưởng lớp hai năm, học cách tổ chức văn nghệ, lạc quyên, trại hè,..với nhóm cùng tuổi, giúp mình có kinh nghiệm làm hành trang trên đường đời sau này.

Mình biết đến thầy trước khi vào học trường Văn Học. Thầy và vợ thầy quen biết ông bà cụ mình lâu lắm, khi mới vào Đà Lạt lập nghiệp. Ông cụ mình, gốc Bắc như thầy, mẹ mình thì gốc Huế như cô Vi Khuê, vào Đà Lạt năm 1948 nên có lẻ vì vậy thân nhau từ xưa. Cô mua gạo của bà cụ mình. Cuộc đời đưa đẩy sau này mình sang Văn Học, ra hải ngoại gặp lại gia đình thầy ở Hoa Kỳ.

Chính thầy viết thư hỏi thăm mình sau 75, khi thấy mình đăng tin tìm người thân trên báo chí việt ngữ. Mình đang học tại Paris, sau 75 thì mất tin tức gia đình, không biết sống chết ra sao nên thấy có tờ báo việt ngữ hỏi thăm tin tức nhau. Thư từ qua lại đến 10 năm sau mới có dịp sang Hoa Kỳ thăm gia đình thầy. Nhớ lần chót gặp thầy. Thầy đưa ra phi trường để bay về New York, thầy buồn kêu chia tay chiều phi trường. Không ngờ đó là lần chót gặp lại thầy.

Thầy Chử Bá Anh, hình đăng trên trang nhà cựu học sinh Văn Học Đà Lạt.
Khi ông cụ mình giải ngủ, theo học lớp đêm tại trường Thăng Long hay trường Hiếu Học ở đường Hai Bà Trưng, do thầy làm hiệu trưởng, trước khi sang Hoàng Diệu, mở trường Văn Học. Đêm đêm mình hay đi đón ông cụ tan lớp ra. Thường người ta đi đón con tan trường, mình thì đi đón bố đi học về. Cuộc đời có nhiều cái lạ. Nhìn lại thì mình chịu ảnh hưởng rất nhiều của ông cụ. Có gia đình rồi mới chịu học. Học ngày chưa đủ tranh thủ học đêm.

Mình nghe Chử Nhất Anh kể, khi xưa thầy phát hiện ra mối tình hữu nghị với cô Vi Khuê ở Huế. Ngày nào, cũng mang một đóa hoa hồng đến tặng cô, đang làm phát ngôn viên cho đài phát thanh Huế. Mẹ mình tên Thương, nhưng khi đi làm ô sin cho nhà ông cậu họ, em của bà Võ Quang Tiềm, có người con gái tên Thương nên phải đổi tên mẹ thành Thuận, để tránh lộn tên trong nhà. Do đó, ngoài chợ Đà Lạt gọi mẹ mình là Bà Thuận, còn trong xóm gọi Bà Đoài, tên ông cụ mình. Có sự trùng hợp vì tên cô Vi Khuê cũng là Thuận. Chỉ tiếc khi mẹ mình sang Hoa Kỳ, mình đưa xuống Virginia đến thăm cô, trên đường đi, Chử Nhất Anh báo tin cô qua đời. Chỉ gặp lại Đinh Anh quốc và gia đình.

Mấy thang cấp lên trường Văn Học Đà Lạt xưa. Nay về thì không thấy gì nữa, ngoài nhà và nhà.

Cuộc đời đưa đẩy thầy cô vào Đà Lạt, lập nghiệp, mở trường dạy học đến 75, di tản sang Hoa Kỳ. Mình phục cô Vi Khuê, có 4 người con và vẫn tiếp tục học đại học, tốt nghiệp cử nhân văn chương. Sau này, làm hiệu trưởng trường Văn Khoa, dưới Chi Lăng. Mình có con xong thì chữ nghĩa đều trả hết về người, về thầy cô ngày xưa. 

Mình nhớ lần đầu tiên, gặp thầy ở nhà mình. Dạo ấy, mình chưa qua học Văn Học. Thầy gõ cửa nhà mình, hỏi ông cụ mình đâu. Mình nói đi làm, chưa về. Thầy hỏi mình biết lái xe không, nói biết. Thầy nhờ kéo xe của thầy bị dính xình trên đường Thi Sách, chỗ nhà ông Ba Tây, đúng hơn là trước nhà ông Hành, bố thằng Nhân. 

Chiếc xe Jeep cua rông cụ mình ngày xưa

Dạo ấy, ông cụ mình được ty công quản nước cấp cho một công xa Chevolet, xe bán tải và bà cụ có mua một chiếc xe Jeep. Chiếc xe Jeep mình đoán là của ai thua bài, bán rẻ nên bà cụ mua và sơn màu xanh da trời, cho biết là xe dân sự vì sơn màu quân xe, sợ Việt Cộng cho ăn b40. Xe Jeep màu xanh này chỉ có một chiếc tại Đà Lạt. Hôm ấy ông cụ dùng công xa chở thợ đi làm ở đâu nên có chiếc xe Jeep ở nhà. Mình lấy xe Jeep, chạy lên đường Thi Sách. Hoá ra ông thần Chử Nhị Anh, lái chiếc xe Mercedes trắng của thầy, chạy ngang đây dính xình nên kẹt.

Thiên hạ gốc Đà Lạt không nên gặp lại mình vì nhiều khi mình đột suất nhớ vớ vẩn chi tiết gì đến họ ngày xưa lại khiến họ điên đầu. Sáng nay mới thức giấc, có ông thần nào bên tây, gửi cho hình ảnh Đà Lạt rất nhiều. Có vài tấm mình chưa có. Tự nhủ sẽ không kể chuyện Đà Lạt nữa, thiên hạ cứ gửi hình ảnh xưa cho mình nên chắc phải làm con tằm nhả tơ Đà Lạt xưa. Chán Mớ Đời 

Mình lấy xe Jeep, cột dây xích phía sau, kéo xe Mercedes ra khỏi đường xình. Sau này, gặp ông thần Chử Nhị Anh, kể lại thì hắn như người về từ đỉnh gió hú, ngơ ngác, ú ớ như nghe chuyện kinh dị. Mình có kể vụ tổ chức văn nghệ, nấu chè bán kiếm tiền đi picnic ở thác Datanla, hôm ấy hắn và Chử Tam Anh đánh đàn cho ban nhạc của lớp. Hùng Con Của đánh trống, Hắn tuyệt nhiên không nhớ, nhìn mình như bò đội nón. Chán Mớ Đời 

Mình kể thêm thầy Nguyễn Minh Diễm được học trò mời lên giúp vui văn nghệ, thầy đứng tại chỗ kể chuyện ngày xưa, thầy có xung phong hát trong lớp. Hát vừa xong, thầy chủ nhiệm nói với cả lớp, anh Diễm sợ các em không hiểu bài hát nên cố ý đọc trước khi hát khiến bà con cười như cái chợ. Hắn lại nhìn mình như người về từ cỏi âm. Buồn đời mình kể tiếp.

Mình kể Đinh Anh quốc, nhà đường Phan Đình Phùng gần bên tiệm giày Hồ Út, người Quảng, đánh guitar cổ điển khiến mấy cô mê như chết đuối. Sau được thầy Nguyễn Thạc chỉ thêm vài đường thì tên này nhớ cực. Sau này gặp bạn học cũ, tên nào ngơ ngơ ngác ngác về quá khứ thì mình không gợi chuyện Đà Lạt xưa, còn gặp những tên như Đinh Anh quốc thì kể chuyện Đà Lạt xưa sướng mồm. Hắn được dịp kể về 5 năm đi kinh tế mới, dạy học sinh CHu-ru, học tiếng CHu Ru. Tên này thuộc dạng nhớ dai, chưa trả nhớ về không. Có lẻ hắn hay đi chùa. 

Ông thần Nhị Anh, một hôm, hỏi mình có tấm ảnh nào ngày xưa ở Đà Lạt, gửi cho hắn. Một tuần sau hắn gửi cho bản thảo kỷ yếu Văn Học #2, mang tựa đề “mực tím Sơn đen”. Anh chàng này ra kỷ yếu số 1 cho lần hội ngộ đầu tiên của học sinh và giáo sư tại San Jose. Có nhiều người viết lắm, đến cuốn thứ 2 thì các ngòi viết của trường Văn Học tịt ngòi, chỉ còn mình viết. Sau này có hai ông thần đọc bài mình trên mạng, kêu khó tìm bài cũ của mình, nên họ thành lập một Bờ-lốc mang danh mực tím sơn đen, rồi tải bao nhiêu bài của mình viết và quên. Ai buồn đời nhớ Đà Lạt, vào đó đọc.  

Chử Nhị Anh, người lựa 100 bài tiêu biểu về Đà Lạt, và những năm tháng sau 75 của mình, in thành cuốn Mực Tím Sơn Đen, bán trên Amazon. Biên tập, sửa chính tả nên đọc dễ hiểu hơn. Có mấy người bạn học của đồng chí gái ở Việt Nam, gửi mua từ Amazon về.

Năm sau, ông cụ nói mình sang học Văn Học vì thầy Chử Bá Anh cho học bổng. Thế là mình bò qua Văn Học, khỏi đóng tiền. Có lẻ sợ cúp học bổng nên mình bắt đầu chịu khó học rồi cuộc đời đưa đẩy mình gặp bạn học Ngô Văn Thuỷ, dẫn đến nhà thầy Lưu Văn Nguyên chơi, khuyên mình ráng học đi Tây,…từ đó cuộc đời mình bước sang một trang sử mới, không đánh bi-da, ngắm gái vớ vẩn, chỉ mơ đến Paris có gì lạ không em.

Thầy Chử Bá Anh phong mình làm trưởng lớp mà dạo ấy, chương trình quân sự hóa học đường kêu cái tên rất oai: Liên Đoàn Trưởng, còn tên phó là Vũ Văn Tùng, nay mất tích, không ai nhớ hắn cả. Mình hỏi mấy ông thần học chung khi xưa thì họ đều ú ớ. Về Việt Nam, gặp lại bạn bè, tưởng họ nhớ, giúp tìm lại bạn học khi xưa. Hoá ra trí óc họ trả nhớ về không khá nhiều nên sau này mình cũng không hỏi thêm về những người học chung khi xưa. Chỉ cần Cái Bớt Một Thời nhớ mình là vui rồi.

Có lần mình đến ăn nhà hàng với mấy người học trò cũ của Văn Học, được một cô lịch sự ra phết, bận quần không đáy, bắt tay như đầm, tự giới thiệu: “mình là Kim Anh” khiến mình chới với, đứng hình như ngỗng ị, không nhớ trong lớp có cô nào tên Kim Anh cả. Đang chơi vơi thì ca sĩ ngân hàng kêu, Phạm Thị Gái ngày xưa đó khiến mình như người mất trí. Gặp lại nhau sau 45 năm đã không nhận ra, còn đổi tên thì bố thằng tây nào biết. Chán Mớ Đời  

Lúc này mình mới nhận ra cô gái có nước da bánh mật khi xưa trong lớp, đám con trai hay gọi Gái Đen, tên cúng cơm là Phạm Thị Gái. Có lẻ sau 75, cô ta đột phá tư duy, tên cúng cơm không phải là mỹ từ, tương xứng với nét đẹp của mình nên chọn cho mình một cái tên đầy truyền thống cách mạng hơn. Mình nhớ cô này nên kể chuyện ngày xưa, năm lớp 11 đi Nha Trang, Phan Rang cắm trại với trường thì có cô này và Trần Văn Tiến đi chung. Cô nàng nhìn mình như bò đội nón về quê, không nhớ gì cả. Chán Mớ Đời 

Mình nhắc đến Võ Hoàng Đa, vì nghe tên này kể là sau 75, có thời đưa cô này đi về dưới mưa, nhà ở đâu  ở gần Mả Thánh, sau đó chạy mất dép về lại đường Phan đình Phùng vì sợ ma. Cô nàng lại lắc đầu nên mình đành quay sang nói chuyện với thầy Phạm Văn An cho chắc ăn.

Làm trưởng lớp, mình được thầy giao phó nhiệm vụ thành lập ban nhạc để tham gia đại hội nhạc trẻ ở trường Trí Đức sau Tết. Mình giác ngộ cách mạng là muốn mấy tên con trai trong lớp nghe mình thì đi kiếm mấy cô, nhờ họ kêu gọi mấy tên tham gia tổ chức văn nghệ hát cho nhau nghe, để tập dợt văn nghệ, tuyển lựa tài năng thêm bán chè gây quỹ. Kiếm mấy tên chơi đàn, chơi trống và ca sĩ ở các lớp khác, tập dợt rồi tuyển lựa để đi thi đấu.

Mình nhát gái nên nhờ Vũ Văn Tùng hỏi mấy cô lớp khác, làm ca sĩ cho chương trình. Cứ nhờ mấy cô kêu gọi mấy tên và mấy tên kêu gọi mấy cô. Không cãi vã gì cả, ai nấy đều vui như tết, hăng say tham gia, đóng góp công sức vào chương trình.

Mình thì không rành văn nghệ lắm nhưng bán chè thấy có lời khá nhiều thì rất thích, phụ giúp mấy cô phần này. Cuối cùng cả lớp đồng ý dùng tiền ấy để mua thức ăn cho picnic ở Datanla.

Mỗi tuần phải xuống nhà Thầy ở đường Nguyễn Du để ban nhạc dợt đàn với hai ông thần Nhị Anh và Tam Anh. Nhà mấy ông thần này có đủ máy móc, đàn để dợt. Sau đó, mấy ca sĩ hát để thâu âm và băng nhựa, ra chơi thầy bỏ cho thiên hạ nghe. 

Đến ngày hát hò ở trường Trí Đức thì bị bể. Lý do Trần Thiện Tân, chơi Bass. Khi tập thì nó chơi đàn 6 dây nhưng đến nơi thì ban tổ chức đưa đàn 4 dây mà hắn không biết chơi loại 4 dây thế là ngọng. Mình không nhớ cái bớt một thời hát bản gì hôm ấy, chỉ nhớ chi Hường hát bản tủ Tóc mai sợi vắn sợ dài chi đó. Mình đứng dưới sân trường, nghe thiên hạ bàn tán về trường Văn Học khi mấy ông thần chơi bài Mustafa. Chán Mớ Đời 

Sau này, sang New York làm việc, thầy có nhờ mình mua sách báo ngoại quốc ở New York. Có tin tức gì về Việt Nam thì gửi cho thầy. Dạo ấy thầy đi làm cho công ty nhưng có đam mê làm báo nên có làm CBA News. Dạo ấy được xem là tin tức đàng hoàng nhất tại hải ngoại, tin tức lúc nào cũng được kiểm chứng kỹ lưỡng, không tung tin giật gân, câu Like. Thầy gửi báo Phụ Nữ diễn Đàn cho mình hàng tháng để học tiếng Việt. Từ ngày đi tây, mình đâu có đọc báo việt ngữ, ít gặp người Việt nên nói tiếng Việt khá lọng ngọng. Nhờ báo Phụ nữ Diễn Đàn, giúp mình học tiếng Việt lại.

Nhớ dạo thầy mới làm báo tại Đà Lạt. Thầy hay vào lớp, trong khi mấy thầy dạy trường Trần Hưng Đạo chạy xe đến, đọc những bài thầy viết kể về tin tức Đà Lạt. Có lần thầy đọc bài về chuyện cặp trai gái nào đi xuống thác Prenn, chơi rồi bị cướp. Thầy kể như đang chứng kiến, hiển thị mọi việc khiến mấy tên trong lớp há mồm kêu u chau, u châu hay hè. Không nhớ tờ báo nào thầy cộng tác, hình như Đông Phương. 

Cũng dạo ấy, ông cụ mình với mấy người bạn như ông Việt Quang ở khu Hoà Bình, bên cạnh tiệm kính Anh Lân, cũng làm đặc phái viên cho tờ báo nào ở Sàigòn. Hình như tờ Sóng Thần, lâu lâu thấy ông cụ đem tờ báo về, kêu đọc tin tức về Đà Lạt. Có vài tin xe cán chó ở Đà Lạt. Chán Mớ Đời 

Cuối tháng là có màn phát bảng danh dự và học bạ. Sau đó, những học sinh tiên tiến, hậu lùi được phong trong sổ phong thần, nghĩa là ăn số không, trứng vịt tháng đó, lần lượt xếp hàng vào văn phòng, để được trao quà lưu niệm, mấy roi mây vào mông để khắc ghi lại tuổi học trò. Có lần tên Đa bị ăn roi mây, chạy về kêu người đẹp mày bị ăn mấy roi. Chán Mớ Đời 

Gặp lại học trò cũ Văn Học, ai nấy đều nhớ đến món roi mây của thầy. Mình thì nhớ mấy hôm chào cờ. Cứ sáng thứ 2, trước khi vào học, có màn chào cờ. Năm đầu tiên, không biết vụ này nên đứng sớ rớ trên sân trường trong khi thiên hạ trốn, núp phía sau bạn học. Thầy kêu tên mình lên, lớ ngớ đi lên bục xi măng, thầy kêu mình hô chào cờ. Thế là mình ngọng.

Quay lại thì thấy hàng nghìn con mắt như viên đạn đồng AK, khiến mình muốn trốn, độn thổ. Cuối cùng thì cũng thu hết can đảm, hô hét thượng kỳ như ở võ đường khiến tên Nguyễn Mơ, nhà ở dưới Cô Giang, vào lớp hỏi thằng nào hô chào cờ. Tên Mơ này, và vài tên khác, không thích chào cờ, đứng ở dưới đường, chỗ quán bà Cai, không biết hắn có phải nằm vùng hay không, không thích chào cờ Việt Nam Cộng Hoà. Hắn có người anh tên Nguyễn Ước, lớn tuổi hơn nhưng học chung với mình rồi mất tích, không biết đi lính hay vào bưng.

Về Đà Lạt, Ngô Văn Thuỷ lấy điện thoại gọi hắn, bảo có mình về thì hắn lại mắc cái bệnh trả nhớ về không của dân Đà Lạt, lắc đầu không nhớ. Mình nhắc những buổi chiều đá banh với nhau ở sân vận động Đà Lạt với đám kho bạc lại làm hắn tịt nữa. Được biết anh chàng, làm hướng dẫn viên du lịch, dẫn Tây ba lô đi phược.

Nhớ có lần đi lạc quyên, cứu trợ miền trung. Mình, trưởng lớp, bàn với đám bạn, rủ mấy cô đi chung. Có thời gian để đả thông tư tưởng. Mình mượn xe ông cụ chạy xuống Tùng Nghĩa. Mình lý giải là ai cũng đi khắp Đà Lạt hôm ấy, nếu mình ra ngoại ô thì độc quyền ở vùng đó, một mình một cỏi, tha hồ xin tiền của bá tánh. Thiên hạ chắc không quỳ cúng tiền cho đồng bào miền trung.

Thất bại hoàn toàn vì trên thực tế dân Tùng nghĩa đói hơn dân Đà Lạt nên đi xin ở chợ Đức Trọng, chả ai cho. Cả đám, ai nấy như người mất sổ gạo, bao nhiêu nhiệt huyết của thanh niên, đi xin tiền giúp đồng bào nạn nhân lũ lụt miền trung đều tiêu tan. Thêm chiếc xe của ông cụ bị cục đá bắn trên đường làm một lỗ nơi cái bình nước, làm hạ nhiệt.

May thay nhà Trần Thiện Tân ở Tùng Nghĩa nên chạy lại nhà nó, kêu ông bố cầu cứu. Bố nó có nhà thuốc tây, không biết có bị mấy ông kẹ ra thăm hỏi, kêu đóng góp cho Cách mạng hay không. Bố nó kêu ngồi đây ăn cơm rồi từ từ ông ta kiếm chỗ hàn cái bình nước lại. Đi khắp Tùng Nghĩa mới có một chỗ chịu hàn hay đúng hơn là biết hàn. 

Hàn xong thì chạy về Đà Lạt, trời đã về chiều. Mình sợ quá giờ người ta không cho lên Đà Lạt vì khúc đèo Prenn, có một lô cốt. Đến chiều là họ đóng không cho ai lên Đà Lạt nữa. May quá, kịp giờ, chạy về nhà thầy Chử Bá Anh ở Nguyễn Du. Gặp tụi này về, thầy mừng mệt thở luôn vì các thầy cô đóng đô, bố mẹ mấy cô đi kiếm con. Trong lớp 12 B có một cô gái độc nhất, tên Song Kim, đi một mình quyên được nhiều tiền nhất toàn trường. Nhóm mình tốn tiền xăng, tiền sửa xe, xin đâu có mấy trăm bạc. Vụ này giúp mình sau này phải điều nghiên kỹ lưỡng trước khi làm việc gì, không theo ý mình mà hỏi rõ mọi việc.

Nhớ lần đầu tiên gặp lại gia đình thầy cô ở vùng đông Bắc khá vui, được cô cho ăn cá kho với trà nhớ đời. Cô giải thích trà làm giảm mùi tanh của cá. Cô Vi Khuê tặng mình cuốn tập thơ Cát Vàng, có nhiều bài thơ rất hay. Có mấy bài được Phan Ni Tấn, Chử Tam Anh phổ nhạc rất hay.

Mấy chị em họ Chử chụp hình kỷ niệm tại Đà Lạt trước khi đi du học. Mình có gặp lại hai chị em Mai Thanh và Phi Nga. Hai chị em cô này được thầy cô Chử Bá Anh chấm để làm dâu sau này nhưng 75 đến nên tan hàng.

Năm ấy Văn Học có mình đi du học đầu tiên, sau đó thì đến Hùng Con Cua, thằng Nguyên, đi Gia-nã-đại, rồi đến 4 chị em họ Chử đi Hoa Kỳ. Cả đám đều có nghị định được chính phủ Việt Nam Cộng Hoà cho đi du học cùn một lúc nhưng mình thì giấy tờ đi Pháp nhanh hơn. Sau này, mình đều gặp lại mấy người này tại Hoa Kỳ và Gia-nã-đại.

Gặp bạn học cũ, ai cũng kể là rất sợ thầy Chử Bá Anh nhưng lại thương thầy, dù khi xưa hay bị ăn roi mây nhớ đời. Có người kể, cúp cua, đi đánh bi da, thầy lái xe, chạy vòng vòng phố, kiếm được rồi chở về trường, kêu ráng học, khiến nhiều người đậu Tú tài, có người đậu Bình và ưu, đã thay đổi cuộc đời họ.

Khi tin thầy qua đời, Chử Tam Anh viết cho mình, cho rằng ba tôi sống một cuộc đời Mỹ mãn. Sau này Tam Anh qua đời, Nhất Anh kêu đừng qua Virginia đi đám tang, sau đó mấy ngày thì một anh bạn thân khác ở Văn Học cũng qua đời vì ung thư. Hai người bạn học cũ thân nhất thời Văn Học, ở Hải ngoại giả từ cuộc chơi sớm.

Mình định không kể về Đà Lạt nữa nhưng thiên hạ cứ gửi thêm hình ảnh xưa Đà Lạt. Bao nhiêu kỷ niệm một thời trẻ trâu lại từ đâu kéo về, phải viết xuống để đầu óc bớt lùng bùng như cảm ơn những người quen, bạn, thầy cô, đã đi qua đời mình, để lại một chút gì đó trên con đường đời của mình đã đi qua.

Có lẻ hai năm học Văn Học, để lại cho mình nhiều dấu ấn hơn 10 năm tình cũ với Yersin. Mình ít nhớ về về bạn học Yersin hơn là Văn Học. Có lẻ Văn Học là khoảng thời gian mình lớn hơn, để ý đến gái gú cũng có thể mình được cử làm trưởng lớp nên có tham gia các sinh hoạt của trường nên bắt buộc phải nhớ.

Hai năm Văn Học có lẻ là hai năm hạnh phúc nhất thời gian ở Đà Lạt, có nhiều kỷ niệm của một thời thanh mai trúc mã. Mình đã gặp những người thầy, đã cấy vào đầu mình những hạt mầm, giúp mình vững niềm tin hơn trên đường đời sau này. Mình học được từ thầy Chử Bá Anh lối sống đam mê. Thầy thích làm báo vì đam mê, dù không tiền. Sau này sang Cali lập nghiệp thì mới hiểu nghề làm báo của thầy có trách nhiệm, khác với báo biếu, báo chửi mà người Việt lượm ở cửa ra vào các chợ. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Những câu hỏi tháng 8, 2022

 Dạo mình sống ở âu châu, thường thấy vào mùa hè, các công nhân đình công nhất là mấy ông thần làm cho SNCF, hệ thống xe hoả của chính phủ. Lý do là dân tây có 30 ngày hè, họ đi hè vào tháng 7 hay tháng 8. Đi du lịch ở âu châu thì nên tránh hai tháng này vì phố xá đóng cửa, không tấp nập như tháng 9. Nếu đình công vào lúc này thì có thể làm áp lực với chính phủ để được tăng lương, nếu không thì nhân dân chửi mệt thở.

Năm nay, mình thấy có nhiều triệu chứng, bạo loạn đang xẩy ra khắp nơi. Đầu tiên, mấy ông tài xế xe tải ở Gia-nã-đại, đình công, bị bắt đủ trò. Báo chí cho rằng, các tài xé xe tải chán việc bị khám xét ở biên giới về chích ngừa, thêm đám cực hữu, phát xít bú xua la mua, làm áp lực, nhảy vào kêu gọi chống đối chính phủ.

Theo các kinh tế gia, giá dầu Diesel lên như điên, khiến lợi tức các tài xế bị giảm rất nhiều. Do đó họ mới đình công, chống đối. Người dân bị báo chí định hướng có sự tham gia của các tổ chức phát xít,.. thời buổi này, cứ đụng đến là bị chụp mũ Phát xít bú xua la mua.

Trước khi đi Dubai, lại thấy mấy ông nông dân chuyên chính ở Hoà Lan biểu tình. Lý do chính phủ không cho họ trồng trọt, để tuân theo những ký kết tại Paris về khí hậu. Mấy ông thần này, đem máy cày vào trại lính, kéo ngay máy bay quân sự ra đường, không thua gì mấy ông nông dân Ukraine kéo xe tăng của bộ đội Putin. Nay nghe nói đã lây sang các nước khác ở Âu Châu.

Ở Hoa Kỳ, cũng có vấn nạn này, họ không cho nông dân khai thác thêm đất đai. Mình đang tìm kiếm cơ quan ở Cali, để làm đơn, không muốn khai thác trồng bơ nữa, để chính phủ cho tiền hàng năm như lợi nhuận để xài, khỏi phải trồng lo tưới cây, bỏ phân. Một mặt được mang tiếng là một người bảo vệ môi trường. Bác nào biết cơ quan này thì cho em hay để em nộp đơn, thoát đời nông dân, có tiền xài đến muôn đời.

Các nhà lịch sử hay so sánh các tổng thống đầu tiên của nền dân chủ Hoa Kỳ và mấy ông thần được bầu bán sau này. Mấy ông đầu tiên có viễn kiến về quốc gia, dân chủ còn mấy ông sau này toàn là tay sai cho tài phiệt. Đúng hơn là người Mỹ không có quyền lựa chọn, họ chỉ đưa ra ứng cử viên 1 hay 2 để bầu.

Đi Dubai và Thổ Nhĩ Kỳ, ra khỏi Hoa Kỳ, mình đọc tin tức trên các báo âu châu, bổng nhiên giác ngộ cách mạng. Không hiểu những biến động trên thế giới, có liên quan gì với nhau.

Người ta nói Trung Cộng có trên 90 triệu căn hộ, không người ở. Một công ty bất động sản Evergrande, không có đủ tiền để trả tiền lời, nợ nần. Công ty này lớn hơn Lehman Brothers của Hoa Kỳ, bị banh ta lông năm 2008. Có tin tức cho biết, Trung Cộng ra lệnh Lockdown nhiều nơi bên tàu để tránh bị bạo động. Thấy hình ảnh của cơ quan truyền thông tây phương đưa lên đủ trò. 

Mình đang cố tìm tài liệu của bên Hương Cảng để xem vì muốn có cái nhìn chân thật hơn. Hôm qua mình mới mua thêm cổ phiếu của các công ty Trung Cộng. Mình có mua cổ phiếu của vài công ty Trung Cộng mà báo chí tây phương cứ loạn tin sắp sụp đỗ. Mình cứ thấy nó đi lên nên phải kiếm tài liệu đọc cho chắc ăn.

Đại dịch Covid, được chính phủ trên thế giới đưa ra nhằm để tránh nhân dân nổi loạn. Mới nghe nói hết con vi khuẩn này thì lại nghe đến con vi khuẩn khác tái sinh, rồi nay như là đã quen nên họ cho ra loại vi khuẩn gì về khỉ. Chán Mớ Đời 

Người ta kêu xứ Haiti, không có tiền chích ngừa cho dân chúng, chỉ có 1% dân số bị nhiễm vi trùng này. Hay Thuỵ Điển, không bắt người dân của họ phải cách giãn xã hội đủ trò, số lượng người chết còn thấp hơn các nước âu châu khác. Hàng năm Hoa Kỳ có đến trên 750,000 người Mỹ chết vì bị cúm. Từ ngày ông Biden lên, không thấy họ nhắc đến số người Mỹ chết vì covid.

Lại thấy hình ảnh, người Tàu không chịu trả tiền nhà vì các công trình xây cất căn hộ của họ bị ngưng, ngân hàng không cho họ rút tiền ra,…đủ trò. Hôm qua đọc tin ngân hàng Nhật Bản không cho Trung Cộng vay tiền nữa. Có thể vì vậy, để định hướng dư luận, Trung Cộng làm dữ khi bà chủ tịch hạ viện Hoa Kỳ thăm viếng Đài Loan, để câu phiếu cho đảng dân chủ với cuộc bầu cử sắp đến. Phi cơ chiến đấu, tàu bè quân sự của Trung Cộng, bay lượn khắp biển đông cho vui cửa, giúp người Tàu phấn chấn, hô hào lấy lại xứ Đài, quên đi thực tại, tiền mình không lấy ra được.

Ở Hoa Kỳ, nếu bỏ tiền vào ngân hàng, chỉ bảo đảm có $250,000 bởi FDIC. Vấn đề là họ có đưa lại ngay hay nhỏ giọt trong vòng 30 năm.

Chiến tranh tại Ukraine, có phải là Hoa Kỳ và Putin bắt tay với nhau để chơi anh Đức. Nước Đức là nước mạnh nhất trong liên hiệp âu châu. Ai muốn cái gì phải qua tay ông thần ăn Zauerkraut. Chỉ tội là họ khi không tự phát, dẹp bỏ các lò nguyên tử để theo chế độ năng lượng xanh. Khác với ông tây, vẫn giữ các lò nguyên tử để có điện. Ông Nhật Bản thì bị Fukusima nhưng vẫn tiếp tục chơi lò nguyên tử.

Kỹ nghệ của Đức quốc, cần khí đốt mà nay cấm vận ông Nga thì ông Đức ngọng. Có người kêu Liên Hiệp Âu châu sắp bị tan rã khi Anh quốc rút khỏi. Đức quốc đã mạnh nên không cần lộn xộn với các nước bên cạnh. Phải bảo kê mấy nước nghèo như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,…  Mình còn chưa tin lắm, ai có tài liệu về vấn đề này thì cho em xin. Bổng nhiên ông Putin lái xe tăng vào Ukraine như mùa Xuân Tiệp khắc hay Budapest năm nào, khiến thiên hạ lo sợ, đoàn kết lại. Ngay ông đức biết là sẽ bị lạnh thấu xương vẫn kiên quyết tảy chay dầu khí Putin. Đọc kỹ thì lệnh cấm vận, phải mất thêm mấy tháng để Goldman Sach làm ăn cho xong. Đúng hơn các công ty Hoa Kỳ đã muốn rui ra khỏi nga từ lâu. Hôm nào buồn đời sẽ kể.

Âu châu hiện nay cũng bị lạm phát mút mùa lệ thuỷ mà các xứ này theo xã hội chủ nghĩa. Triệt tiêu gần hết các ý tưởng làm giàu của người dân vì bị đánh thuế. Giới trẻ thất nghiệp lên đến 20%. Được nhà nước nuôi. Dân số xem như tiêu tùng vì không chịu đẻ. Anh ba tàu với chế độ trai hay gái chỉ một mà thôi, nay có đến 300 triệu người Tàu về hưu, 1 người Tàu phải nuôi ông bà nội ông bà ngoại thêm thằng con là ngọng. Tây phương nay không sợ tàu như trước nữa.

Đồng đô la ăn tương đương với đồng Euro thì có thể đoán là lạm phát bên đó còn cao hơn Hoa Kỳ. Trước đây 1 Euro ăn trên 1.2 đôla.

Đùng một cái, chiến sự xẩy ra tại Ukraine, khiến các nước của Liên Hiệp nhất trí với nhau, nhờ anh mỸ bảo kê dùm ông Putin. Thế là họ đồng loạt mua vũ khí, đóng thêm tiền cho quốc phòng. Tiền chi cho quốc phòng, sẽ được trích ra từ các chương trình xã hội, y tế khác. Thế là nhân dân đóng thuế để mua súng của Hoa Kỳ,… thấy đăng hình Đức quốc mua máy bay Chinook để tiếp tế cho quân đội họ. Anh Phi luật tân cũng xù anh Nga để mua vũ khí, máy bay của Hoa Kỳ. Mình không tin có sự tình cờ trong cuộc đời.

 Trước bầu cử tổng thống, tài liệu mình mua về đầu tư, kêu mua cổ phiếu các công ty dầu hoả. Buồn đời, mình nghe họ nên mua cổ phiếu vài công ty nhỏ thôi. Đùng một cái ông Biden đắc cử. Việc đầu tiên của ông này làm, ký sắc lệnh, ngưng hoạt động đường ống dẫn dầu Keystone, từ Gia-nã-đại xuống miền nam Hoa Kỳ khiến hơn 10,000 chuyên viên làm cho đường dẫn dầu này bị thất nghiệp. Để bù vào đấy, giá dầu, xăng nhớt lên như điên. Buồn đời mình xem cổ phiếu thì thất kinh vì thấy lên chóng mặt, không dám nhìn. Từ 25 đô một thùng nay nhảy cái vèo, như phù đổng thiên vương lên trên 120 đô. 

Tình hình kinh tế, địa ốc hiện nay tại Hoa Kỳ. Tháng 1 năm 2021, tiền lời 2.65%, nhà cửa trung bình ở Hoa Kỳ là $401,700/ căn. Hôm nay tiền lời cho 30 năm là 5.65%, nhà lên như điên $546,900, xem như $150,000 trong vòng 18 tháng, tiền lời 5.65%, thêm 3%. Tính ra trong vòng 18 tháng trả tiền lời mỗi  tháng từ $1,294 lên $2,525 mà lương bổng không lên. Nông dân ngu như mình cũng hiểu cái kết ra sao.

Tin tức về công ăn việc làm, toàn là bán thời gian, hay làm tối đa 30 giờ mỗi tuần, nhân công, nhân viên không được bảo hiểm y tế, hưu trí, đủ trò. Cái nguy hiểm là chính phủ làm con số giả nên khó tin tưởng. Mình thấy nhiều người kêu bị sa thải mà truyền thông cứ kêu nhiều việc bán thời gian. Bầu cử tháng 11 sắp tới nên chính phủ tìm cách vá đầu này, vá đầu kia để qua vụ bầu cử thì banh ta lông. Dân giàu thì giàu hơn còn dân nghèo thì đói thêm vì tin vào tuyên truyền của chính phủ. Họ ra rã về Ukraine để mọi người quên đi tình hình kinh tế. Muốn biểu tình, bạo loạn thì họ ra lệnh con vi rút gì đó, đóng cửa. Xong om

Các chuyên gia còn kêu sẽ lên nữa, khiến mình không hiểu các chính trị gia Hoa Kỳ cũng như trên thế giới, đọc kinh hàng ngày về môi trường như đang tạo dựng một tôn giáo mới của thế kỷ 21. Kinh

Mình tin chắc là đám đại biểu, chính trị gia tại Hoa thịnh đốn, đều mua cổ phiếu của mấy công ty dầu hoả, một mặt thì hô hào năng lượng xanh bú xua la mua, ca tụng cô bé ở xứ Bắc âu, Greta gì đó, anh hùng gì đó, đòi cho cô ta giải Nobel.

Mỗi lần đi đỗ xăng là méo mặt vì xăng ở Cali cao nhất xứ cờ hoa. Mụ vợ mình rên, đỗ bình xăng trên 100 đô. Mình tò mò thấy dầu Diesel lại lên càng cao khiến mình thất kinh. Mình bắt đầu lo vì Hoa Kỳ sẽ rơi vào những vụ này như mình đã thấy tại Thổ Nhĩ Kỳ. Lương người Thổ Nhĩ Kỳ bình thường $400/ tháng mà đỗ xăng giá tương đương ở Cali. Cứ nghĩ một ngày nào đó, phải đỗ xăng với giá $50/ gallon là muốn khóc.

Họ cho biết là đến năm 2035 là Cali chỉ sử dụng xe điện mà các năng lượng xanh như gió, mặt trời, chỉ chiếm 15% số lượng người Mỹ tiêu dùng hàng ngày vào năm 2050. Anh gắn quạt gió, đến mùa đông tuyết là ngọng bị đóng băng. Năng lượng mặt trời, nếu ai đi con đường số 15 từ Cali đến Las Vegas, gần biên giới của hai tiểu bang, sẽ thấy bên trái một rừng tấm thu hút năng lượng mặt trời, có mấy cột cao sáng chói để giúp máy bay, đừng bay lạc vào.

Vấn đề là chính phủ ký kết với đám nhà thầu, đã cho tiền tranh cử, gắn hệ thống cổ lổ sĩ nên đọc báo, họ kêu là sẽ bỏ vì tốn tiền bảo trì, mà kỹ thuật của 20 năm về trước, thua mấy anh ba tàu xa. Tương tự, ông Obama, được công ty Solyndra tặng 500 ngàn cho quỹ bầu cử. Sau khi đắc cử, ông ta kêu cho công ty này vay $500 triệu đô la để thực hiện cuộc cách mạng năng lượng xanh. Mấy tháng sau, công ty này phá sản, CEO lượm mấy chục triệu bỏ túi. Người Mỹ đóng thuế trả nợ cho vụ 500 triệu. Hoan hô Obama. Chán Mớ Đời 

Thời người Ả Rập chiếm đóng Tây Ban Nha, các tôn giáo như thiên chúa giáo, do thái giáo, hồi giáo sống hoà bình với nhau. Đến khi người thiên chúa giáo đánh đuổi được người ả rập thì ra lệnh, mọi người phải theo thiên chúa giáo, trở về đạo. Sau đó lại có một số người cũng thờ phụng chúa nhưng lấy tên là Tin Lành, cơ độc giáo, kêu mọi người phải theo cơ đốc giáo. Thế là gây ra cuộc chiến 100 năm, giết không biết bao nhiêu người tại âu châu.

Buồn đời, một ông từ đảo Corse, vượt biên, lên Paris, muốn thống nhất âu châu, thế giới, đưa 5 triệu người chết trước khi ông ta qua đời ở đảo Sainte Helene. Buồn đời, thiên hạ đọc bản tuyên ngôn cộng sản của ông Marx và Hegel, một thánh kinh tôn giáo mới ra lò, đưa đến hàng trăm triệu người chết khắp thế giới.

Nay thế giới thấy khoa học, đã tàn phá môi trường nên tạo ra một tôn giáo mới, kêu gọi hạ giảm gas carbonique thế là thiên hạ ùn ùn hô hoán, bất chấp có khả thi hay không. Tự xưng là người tiến bộ, bảo vệ môi trường. Chán Mớ Đời  (Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tỷ lệ người Mỹ béo phì

 Hôm nay, đọc tin tức về tỷ lệ người Mỹ béo phì khiến mình thất kinh. Được xem là dân chúng béo nhất lịch sử loài người. Lần đầu tiên lịch sử loài người, con người chết không vì chết đói mà chết vì ăn nhiều. Thời kỳ đế chế la mã bị tan vỡ vì người la mã không thích đánh giặc mà chỉ thích ăn uống. Họ có xây những nơi gọi là vomitorium, để người la mã, đến đó nôn ói ra sau khi ăn để nhai tiếp tục nữa, suốt ngày, suốt đêm. Ngày nay, người ta cho biết 25% dân mỹ, không có khả năng chiến đấu vì béo phì, không đạt tiêu chuẩn của người lính thời nay. Mình có kể vụ này, thân hình béo phì thì khó mà di chuyển nhanh.

người Mỹ trưởng thành gần 40% béo phì. Bệnh này dẫn đến các loại bệnh khác như cao áp huyết, cao đường, cao máu.

Người ta cho rằng, đời sống thời nay, người Mỹ không có thì giờ nấu ăn tại nhà nên họ khoán cho các công ty thực phẩm, với tư duy làm tiền cho nhiều. Các công ty này dùng các loại bắp, đậu nành, đường,..qua thực phẩm công nghệ hoá, giúp họ đạt được nhiều lợi tức cao, bất chấp đạo Đức.

Gần đây, Liên Hiệp Âu Châu cho rằng chất Nitrite bỏ vào các súc xích jăm-bông, hay cái loại thịt công nghệ giúp bảo quản lâu ngày, gây bệnh ung thư. Các chuyên gia y tế dã cảnh báo hàng mấy chục năm qua.

Các sản phẩm dinh dưỡng thường nhật của người Mỹ.
Các công ty đa quốc gia về thực phẩm, chiếm gọn toàn thị trường thực phẩm thế giới. Họ quảng cáo hay đến nổi các nước nghèo cố gắng để mua ăn, nghĩ là tốt bổ. Sang Thổ Nhĩ Kỳ, đi đâu cũng thấy quảng cáo thức ăn này, nhất là ngày nay lạm phát, khiến đời sống người dân khó khăn hơn trước, phải ăn thực phẩm công nghệ.

Chỉ có một ít công ty thực phẩm, kiểm soát trên 30,000 sản phẩm dinh dưỡng mà chúng ta mua trong các siêu thị. Điển hình về thịt, chỉ có 4 công ty thực phẩm chính, kiểm soát 80-90% thịt của thị trường tiêu thụ. Họ làm áp lực với các nông dân, mua rẻ, bù lại nông dân phải sử dụng các thực phẩm nhân tạo, không tốt để có thể sống còn.

Có anh bạn, gốc Đà Lạt, về hưu, bán công ty thực phẩm Kosher của anh ta gầy dựng cho Tyson.

Cái nguy hiểm nhất của thực phẩm hiện nay, không có khái niệm về mùa màng. Chúng ta có thể ăn quanh năm những gì chúng ta muốn. Nông dân trồng một loại (mono-cropping), chúng ta không sống theo thiên nhiên như thế hệ cha ông, chúng ta có thể trồng quanh năm với nhà kính. Thăm viếng Thổ Nhĩ Kỳ, mình thấy dọc đường quốc lộ của họ, các nhà kính, đúng hơn nylon, trồng đủ thứ như chuối và các loại cây khác thuộc miền nhiệt đới.

Điển hình thiên nhiên cho chúng ta trái cây vào mùa hè, có fructose để tạo ra chất béo, dự trữ để chuẩn bị cho mùa đông, giúp tiêu thụ chất béo như các con thú ngủ đông. Nay chúng ta có thể ăn trái cây quanh năm nên chất béo được tạo ra trong cơ thể, không có thời gian, cơ hội được được phân huỷ, sử dụng, khiến chúng ta béo phì, kèm theo các hệ luỵ của nó.

Mình có kể vụ dầu ăn công nghệ này rồi, tạo ra omega-6, đưa đến tế bào ung thư

Chúng ta thay thế các chất béo tốt để nấu ăn như bơ, mỡ bởi các loại dầu ăn công nghiệp, sốt công nghệ hoá, được pha đủ loại chất hoá học như Nitrite mà gần đây, Liên Hiệp Âu châu, thú nhạn là gây ung thư và đang tìm cách ngăn chặn. Các công ty thực phẩm bỏ tiền cho các đại biểu tranh cử nên không dám cấm hoàn toàn. Ngay cả ông Bloomberg, cựu thị trưởng thành phố Nữu Ước, bà Obama muốn cấm các trường học, không được bán các chai nước ngọt quá lớn, đành phải câm mồm trước áp lực của các công ty thực phẩm.

Khi xưa, cứ sợ con mình bị béo nên cứ mua đồ ăn không có chất béo, lại mua mấy loại này cho chúng ăn. Càng nguy hiểm hơn vì toàn là đường hoá học và chất bảo quản, chất há học giúp chúng ta ghiền.

Các công ty thực phẩm mướn mấy tên bồi bút, để phỉ báng chống đối, tạo ra các phong trào phòng ngừa béo để bán hàng. Tạo ra phong trào “Fat-Free”. Bỏ loại các chất béo tốt, để thay thế vào đó đường hoá học, và tinh bột, mà ngày nay chúng ta biết tạo ra Glucose, fructose đưa đến chất béo, khiến bệnh béo phì.

Các nông dân Hoa Kỳ được chính phủ bảo trợ, bao cấp nhưng trên thực tế là các công ty thực phẩm, nhận được tiền bạc của chính phủ. Nông dân như mình chả được xu teng nào.

Chính phủ tạo cơ hội, giúp đỡ nông dân trồng trọt các loại bắp, lúa và đậu nành. Hoa Kỳ là nước sản xuất nhiều đậu nành nhất thế giới để tiếp tế cho guồng máy chế tạo thực phẩm. Chính phủ hổ trợ tiền cho các công ty thực phẩm, để trồng 3 loại cốc này từ năm 1995 lên đến 200 tỷ đô la. Với loại GMO này, họ có thể nuôi người Mỹ, nuôi bò, lợn, gà,..

Chính phủ Hoa Kỳ khuyến khích nông dân khai thác nông trại lớn thay vì nông trại nhỏ vào năm 1971, dưới chính quyền Nixon. Chủ đích này tập trung hoá cho hệ thống thực phẩm Hoa Kỳ, kiểm soát bởi một số nhỏ công ty đa quốc gia theo chủ nghĩa tư bản. Họ tìm mua hết các công ty cạnh tranh, để chiếm độc quyền thị trường tiêu thụ.

Nguy hiểm hơn là các công ty dược phẩm liên kết, thậm chí mua luôn các công ty thực phẩm như trường hợp công ty Bayer của Đức quốc, mua công ty Monsanto của Hoa Kỳ. Công ty Monsanto kiểm soát 80% các hạt giống GMO. Nếu nông dân không mua hạt giống của họ, mà tự tạo ra hạt giống, sẽ bị kiện cáo, bị phá sản.mình có xem một phim tài liệu, kể bên Ấn Độ, nông dân trồng lúa từ bao nhiêu đời, bổng nhiên ngày nay, bị ép phải mua lúa giống của mấy công ty đa quốc gia, nếu không thì bị phạt tù. Công ty này đã ghi danh bằng sáng chế về lúa giống.

Ngày nay, y khoa tây phương quan tâm nhiều hơn về chữa bệnh, thay vì phòng ngừa. Các bác sĩ trở thành những drug dealers, kê toa thuốc cho bệnh nhân. Mỗi năm bác sĩ tại Hoa Kỳ, kê 4 tỷ toa thuốc cho bệnh nhân, giúp các công ty dược phẩm làm giàu. Và người Mỹ bị bệnh tới khi chết.

Gặp bác sĩ là cứ kê toa, sau đó kêu tái khám 3 tháng sau để họ có thêm tiền và kê toa thuốc. Lương y như ác mẫu.

Điển hình, đi khám nghiệm máu của mình bình thường nhưng ông bác sĩ kêu phải phòng ngừa bệnh đột quỵ, đủ trò, kê toa cho mình uống statins. Mình kêu không, thà chết còn hơn uống thuốc. Chán Mớ Đời

Mấy bác sĩ còn chút y đức lên tiếng báo động thì bị truy tố ra toà, đòi rút bằng nên đa số phải câm họng. 

Chính phủ cấm người Mỹ uống sữa tươi, chưa được pasteurized, kêu là sợ vi khuẩn nhưng chúng ta được rao bán, tiếp thị mua các loại chết người.


Báo chí bồi bút lên tiếng kêu gào ăn thịt bò là tàn phá môi trường, kêu gọi bớt ăn thịt để bảo vệ môi trường. Họ cho phép nhà thờ 7 Day Adventists gây ảnh hưởng cho thực phẩm tiêu thụ tại Hoa Kỳ. Họ cho rằng vườn địa đàng “Eden” chế độ dinh dưỡng nên khi xưa mình mua cho con ăn cho bổ, mau lớn. Toàn là đường với đường. Giúp con nít Hoa Kỳ béo phì như điên, chạy không nổi.

Nay mình giác ngộ cách mạng nên đọc thêm tài liệu ngoài luồng. Đi Thổ Nhĩ Kỳ, thấy họ ăn thoải mái, thức ăn tươi. Về lại cali. Hôm qua đến tiệm ăn thường mình thấy ngon nhưng thấy Chán Mớ Đời, thức ăn không tươi.


Nay quyết tự nấu ăn, bớt đi ăn ngoài. Mua đồ tươi từ nông dân như mình. Em bán bơ nhé, không phải đồ chùa nên muốn ăn bơ vườn em thì trả tiền. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Tự tử sau khi trúng số 31 triệu

 Mình thường nghe mấy người trúng số độc đắc, 2-5 năm sau thì nghèo lại như trước, nhiều khi còn te tua hơn nữa. Họ lý giải là họ không biết quản trị tài sản tiền bạc của họ nên số tiền sẽ không cánh mà bay. Tương tự các tài tử, cầu thủ giàu có đến khi nghỉ thi đấu thì te tua như trường hợp ông võ sĩ Mike Tyson,… mình xem một phỏng vấn một cầu thủ bóng rổ nổi tiếng khi xưa của đài truyền hình, ông này bảo là khi có tiền, bạn bè xúi mua xe Ferrari, mấy chục chiếc, có xe chạy số tay mà ông ta không biết lái nên để trong kho. Đến khi hết tiền thì bán rẻ.

Hôm trước, đọc trên mạng, có một ông người Mỹ, 2 năm sau trúng giải độc đắc 31 triệu, ông ta tự tử chết trong căn phòng của hai vợ chồng. Kinh

Trước tháng 6 năm 1997, ông Baillie Bob Harrell Jr., là một người bình thường, vật lộn với đời sống để gầy dựng tổ ấm gia đình. Ông ta làm việc ở Home Depot, sau khi bị sa thải mấy lần. Ông ta lo lắng về tiền bạc, và muốn kiếm thêm tiền để nuôi gia đình, bớt chật vật hơn.

Ông ta là một người ngoan đạo, nên lời giảng của mục sư, tạo cho ông nhiều niềm tin, hy vọng vào tương lai. Mỗi thứ tư và thứ 7 hàng tuần, ông ta cố gắng để dành vài đồng để mua vé số, hy vọng trúng để tạo dựng tương lai của gia đình ông ta.

Ông ta chọn những con số dựa theo ngày sinh tháng đẻ của con mình. Rồi máy bán vé số sẽ tìm dùm ông ta con số cần thiết. Tuần nào cũng qua đi, ông ta vẫn tin tưởng đến vận may sẽ xảy đến trong đời. Một ngày đẹp trời, CHúa đã trả lời niềm tin tuyệt đối của ông ta, cho ông ta trúng số độc đắc tiểu bang Texas với số tiền 31 triệu đôla. Mỗi tiểu bang ở Hoa Kỳ, có xổ số của tiểu bang. Hôm mình ở Thổ Nhĩ Kỳ, có tin ông nào trúng số hơn 1 tỷ đôla. Hy vọng báo chí nói về ông ta 5 năm tới.

Có lần mình có xem một chương trình đài truyền hình, quay mấy người mới trúng số, đi mua nhà. Xem họ đi mua nhà thì mình chỉ tiếc một điều là họ không ở quận cam vì mình có thể mua lại trong vòng 2 năm.

Căn bản nhất trong đời sống thường nhật là tiền bạc. Nhà trường không bao giờ dạy chúng ta quản lý tiền bạc. Họ dạy 3 thứ gì đâu, như đo mất bao nhiều tiếng đồng hồ để lên cung trăng, vớ vẩn. Không thực tế. Trên thực tế thì thầy cô cũng i tờ về quản lý tài chính nên không thể dạy chúng ta.

Ông Bob trở thành triệu phú vào năm 47 tuổi. Ông ta nghĩ nếu trúng số thì cuộc đời sẽ thay đổi tích cực nhưng không ngờ thay đổi quá sung sướng. Từ một người vô danh, bổng nhiêu ông trở thành thần tượng của tỉnh lỵ, ai cũng chào ông ta như một minh tinh màn bạc hồ ly vọng.

Khi lãnh được tiền xổ số, ông ta mua cho mọi người trong gia đình một chiếc xe hơi mới, và cuộc sống cũng thay đổi với số tiền. Ông ta cúng tặng nhà thờ, nơi ông ta cầu nguyện hàng tuần một số tiền khủng. Ai trong nhà thờ cần tiền, đều được ông ta giúp đỡ. Ông Bob vui mừng bổng nhiên trở thành một nhân vật được trọng nể và cách xài tiền của ông ta cũng theo gió mây ngàn bay.

Ông ta bắt đầu bồ bịch với gái trẻ vì khi con người ta trở thành triệu phú, nhìn sang bên cạnh thấy bà vợ sao lại già mau thế. Ông ta vun tiền cho cô gái trẻ đẹp và cuộc sống lứa đôi, cùng một lứa bên trời lận đận bị tan vỡ. Bà vợ chia tay và chia số tiền khủng độc đắc sau 1 năm trúng số.

Cuộc đời của ông Bob, bước sang một trang sử mới. Ông ta giác ngộ cách mạng là thay vì giúp đỡ đời sống của ông ta, đồng tiền mang lại cho ông ta nhiều vấn đề. Ông ta nghe lời chiêu dụ của một công ty tài chánh là để họ đứng ra, lãnh số tiền 1 lần thay vì nhận số tiền trong vòng 20 năm.

Trúng số tại Hoa Kỳ phải đóng thuế mà nếu đóng thuế lợi tức 31 triệu thì khá mệt, có thể lên đến 60% vào dạo đó. Bài báo không nói rõ. Nếu 60% là coi như bay đứt 19 triệu đôla. Còn nếu lãnh trong vòng 30 năm, Thì mỗi năm lãnh được 1 triệu,…

Ông ta cứ muốn lãnh được tiền ngay để trang trải các chi phí của cuộc sống mới. Khi nghèo thì không ai muốn làm bạn nhưng khi có tiền, thì thiên hạ bu lại như dòi. Ông ta đồng ý nhận 2.25 triệu tiền tươi để đổi lấy 10 năm phân nữa số tiền trúng số (bà vợ lấy một nữa). Ông ROn, nuôi ong trong vườn mình kể, bà vợ thứ 2 của ông ta, bỏ ông ta sau khi trúng số. Một hôm đi làm về, ông ta thấy trên bàn, tờ giấy ly dị và lá thư giả từ, bảo đừng tìm bà ta nữa. Sau này mới biết bà ta trúng số và chết sớm.

Sau khi lãnh được số tiền trúng số còn lại. Cuộc đời địa ngục của ông ta bắt đầu. Ông ta giác ngộ cách mạng về lỗi lầm của mình. Từ một người cha, chồng trong một gia đình ấm cúng tuy thiếu thốn, nay phải sống cuộc sống cô đơn và không hạnh phúc.

Ông Bob, trúng độc đắc 31 triệu để rồi 2 năm sau, tự tử chết vì không kham nổi cuộc đời mới.

Ông ta muốn trở về với bà vợ nhưng bà này, đã có phân nữa tiền không chịu. Không biết bà ta có bị trai trẻ bu theo như ruồi hay không. Một hôm, ông ta xin đến nhà ăn cơm với vợ con thì chạy vào phòng ngủ của hai người. Rút khẩu súng ra, bỏ vào mồm và bóp cò cái đùng. Chấm dứt cuộc đời triệu phú. Chán Mớ Đời 

Ông ta để lại lá thư tuyệt mệnh, có đoạn nói với bà vợ. Ông ta không muốn giàu có, chỉ muốn có bà ta bên cạnh. Chán Mớ Đời 

Vấn đề là ông Bob không phải một nạn nhân của sự giàu sang quá nhanh. Rất nhiều người trúng số, hay lãnh tiền gia tài của bố mẹ để lại, không biết quý đồng tiền, đánh mất cái thú của cuộc sống khi kiếm được tiền từ trên trời rơi xuống.

Dân gian có câu, ai giàu ba họ, ai khó ba đời. Thế hệ đầu tiên làm ăn, chịu khó, nói để dành cho con một số vốn để lập nghiệp nhưng con cái, chúng đâu có biết về tài chánh, nhất là quản trị về tài chánh nên tha hồ tiêu phí để rồi bay hết.

Người trúng số, thay đổi nhân sinh quan, tiêu xài, ma tuý, cờ bạc, phá hỏng hôn nhân. Họ mất bạn bè tốt, chỉ còn bạn bè ăn có, muốn chia xẻ số tiền của họ. Mình nghe kể ông Michael Jackson, lúc còn sinh thời, đi chơi là có một đoàn tuỳ tùng đi theo. Mỗi đêm ở Las Vegas, là ông ta phải trả 100,000 đô la cho họ. Sau này, nghe nói tài sản của ông ta cũng ít lắm. 

Mình nhớ có đọc một bài báo kể về một bà nào ở Ohio, mê đánh bài. Thua nhiều rồi một hôm, sòng bài liên lạc, hỏi sao không thấy bà đến chơi nữa. Bà ta kể là đang lo giấy tờ hưởng tài sản để lại của bố mẹ. Sòng bài hỏi bao nhiêu, bà ta nói đâu 5 triệu cách đây 20 năm. Tuần lễ sau, sòng bài gửi chuyên cơ, máy bay riêng đến thành phố của bà này, rước về Las Vegas. Mấy tháng sau, trắng tay luôn. Nói như người Việt, của đi thay người. Chán Mớ Đời 

Trước khi kết liễu cuộc đời , ông Bob có nói với cố vấn tài chánh của mình. Trúng số là điều tiêu cực nhất đến với cuộc đời ông ta. Đọc tới đây, mình nhìn sang ghế bên cạnh thấy mụ vợ đang ngáy. Máy bay đang bay trên không về Cali, có mụ vợ bên cạnh, gối đầu lên vai, tuy mỏi tay nhưng chỉ biết cười. Đó là hạnh phúc của đời người. Có vợ là đã thành triệu phú rồi.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Những câu hỏi ngu ngày xưa

 Những câu hỏi ngu ngày xưa

Hồi nhỏ đi học mình hay bị thầy cô và bạn cùng lớp, hay lắc đầu kêu ngu vì hay thắc mắc vớ vẩn. Sau 75, người ta định nghĩa, mình có dòng máu phản động, con cháu phú nông, không chấp nhận sự giải thích khơi khơi, thỏa mãn sự hiếu kỳ của mình. Trong lớp khi ông Tây bà đầm hỏi thì ai cũng đưa tay lên để dành trả lời mình thì ngược lại để hỏi thầy cô nên thường không được thầy cô kêu mình để khỏi bực mình vì những câu hỏi ngu. 

Điển hình khi mình học định đề hình học Euclid thì hai đường thẳng song song không gặp nhau. Lên trung học thì thầy cô lại kêu trọng lực gì của ông Tây ăn Lê nào, nằm đợi trái táo rụng rớt ngay đầu. Đau quá bổng nhiên u đầu, tư duy đột phá về trọng lượng và trọng lực nên viết cuốn sách to đùng bằng tiếng la tinh về nguyên lý vật lý chi đó, chả ai đọc cả. Thầy cô kêu khi vật gì được quăng lên sẽ rớt xuống vì trọng lực của trái đất. Mình thắc mắc hỏi sao cái bong bóng mới mua hôm trước ở khu Hoà Bình lại bay lên trời.
 
Học hình học 3 chiều kêu hai đường thẳng song song sẽ không bao giờ gặp nhau. Mình lại thắc mắc nếu để hai vật cứ tự do rơi thì sẽ gặp nhau ở trọng tâm của trái đất vì trọng lực của trái đất.
Đây bản đồ đường bay từ Istanbul đến LAX. Cuộc đời muốn đi thẳng có được không.

Thầy lại dạy đường ngắn nhất từ hai điểm là đường thẳng nối từ hai điểm. Đi máy bay thì họ lại bay lên phía Bắc theo hình cung thay vì bay thẳng. Thế lầy nà thế Lào? Chán Mớ Đời 

Đi Tây thì mình càng hỏi thì mấy ông Tây càng trả lời. Không biết thì ông Tây kêu mình vào thư viện hỏi. Xong om. Chưa bao giờ thấy một ông Tây dạy mình kêu mình ngu. Đó là sự khác biệt giữa thầy Tây và thầy ta. 
Dạo bên tây, lâu lâu mình ghé nhà bạn để xem chương trình Columbia do đó Peter Falk đóng. Ông này hay hỏi những câu vớ vẩn khiến thiên hạ bực mình.

Thầy ta luôn luôn kêu mình ngu còn thầy Tây thì thích được một thằng học trò của thuộc địa cũ hỏi chuyện. Có lẻ theo tinh thần giáo hoá dân thuộc địa ngu dốt. 

Khi học hình học ở trường bên Tây, mình có đem mấy thắc mắc ngày xưa để hỏi mấy ông Tây. Ông Tây lại kêu không có những câu hỏi ngu chỉ có những đứa ngu như mày mới đặt câu hỏi. Chán Mớ Đời 

Thay vì kêu mình ngu dốt cực, ông Tây giải thích về Loxodromie. Ông Tây kêu phi công hay thuyền trưởng trên biển đều biết. Muốn bay trên trời hay đi biển thì phải thay đổi liên tục hướng bay hay hướng biển vì nếu không sẽ gặp Hải tặc. 

Lý do là trên bản đồ, in trên mặt phẳng nhưng trên thực tế chúng ta sống trên một quả địa cầu to đùng. 
Sau này có con mình mua quả địa cầu để bàn, gây tò mò cho mấy đứa con.  Mình chỉ nó Việt Nam ở đâu rồi lấy sợi dây để đo từ Việt Nam đến Cali thì ngạc nhiên khi thấy khoảng cách như thầy toán dạy ngày xưa đường ngắn từ hai điểm là đường thẳng nối hai điểm là sai. Chán Mớ Đời 

Hoá ra đường ngắn nhất lại chạy theo Bắc cực như khi đi máy bay. 
Buồn đời mình mò gú gồ thì khám phá ra đủ trò. 

Họ cho thấy muốn bay từ New York đến Mạc Tư khoa thì đường bay dài hơn nếu bay từ new York qua đại Tây Dương, qua eo biển Manche rồi Đức quốc, Ba Lan, Belarus và mạc tư khoa. 

Ngược lại bay ngắn nhất là từ New York - Canada - Iceland - Norway - Sweden - Finland - Moscow.  Lý do là chu vi của trái đất nhỏ hơn khi đến Bắc Cực hay Nam Cực. 

Do đó bay lên phía Bắc hay phía Nam Cực thì con đường ngắn hơn. Xong om

Cái vòng tròn to nhất được gọi là Orthodrome (đương thẳng cắt quả địa cầu làm hai, giống nhau mà ta hay gọi vùng equador nơi mặt trời đứng bóng 90 độ. 

Ngoài ra chúng ta bay theo các múi giờ mà múi giờ ở Bắc cực ngắn hơn là ở đường trung tuyến equador. 
Mình đang ngồi phicơ bay về Cali thì họ bay từ Istanbul lên phía Bắc, qua Bảo Gia Lợi, Lỗ mA ni, Na Uy, đủ trò. 

Ngày xưa, hàng xóm cho mượn sách đọc thì được biết ánh sáng đi chuyển theo góc độ 8.3 độ do ông Einstein đưa ra và người ta đã chứng minh là đúng khi có Nguyệt thực hay Nhật thực. 

Vào lớp Quang học ông thầy lại dạy đi thẳng khiến mình đã ngu là ngu bền, ngu vững. Hỏi thì ông thầy lắc đầu, mấy tên trong lớp lại xem mình thằng điên. Thế là mình ngọng.  Vấn đề là con mình sau này học trung học ở Hoa Kỳ thì nó lại biết vụ này. 
Bản đồ thế giới, thấy phi châu được vẽ nhỏ lại. Thế lày nà thế Lào?

Từ đó mình bắt đầu không tin thầy nữa, mình thích đọc tài liệu đủ trò để kiểm chứng. Ai nói gì thì mình đều tìm hỏi ông chú mình tên gú gồ 

Để hỏi. Thật ra cũng không trách mấy người thầy xưa. Họ học tới đâu thì dạy tới đó cho nên khi mình đọc sách vớ vẩn nên hay thắc mắc những thì thấy nói. Có đúng hay không.
 
Tương tự ngày nay mình cũng đọc hai bên hay ba bên để có câu kết luận riêng. Dạo này trên mạng xã hội thiên hạ hết chửi hay bênh ông Trump nên xoay qua bênh Putin hay chửi Putin xâm lăng xứ Ukraina. 

Mình chỉ biết là các công ty sản xuất vũ khí cho chiến tranh làm việc 24/24 mà vẫn không đủ nhân lực và khí liệu để sản xuất. Mình tính mua cổ phiếu của các công ty này nhưng thấy các video thấy xe tăng bốc cháy tùm lum. 

Cứ một xe tăng bốc cháy là mấy mạng người đi về đất chúa hay đất Lê nin. Thấy dễ sợ nên không muốn làm giàu trên xương máu của lính hai bên. 

Một bên được dạy từ bé là liên sô là anh hùng bú xưa la mua nên chắc chắn là phải ủng hộ thiên tài Putin, đem quân nướng ở xứ người. Một bên thì chán ngán cách tuyên truyền nên ủng hộ Ukraine thế là choảng nhau trên mạng. Đâu là sự thật? Chúng ta đã mất trái tim nhân ái.

Mình nghe mấy người quen, từng sinh sống tại Ukraine và vẫn còn liên lạc với người thân tại đấy. Họ cho biết Putin đang phá Ukraine, họ nói chuyện với gia đình tại Việt Nam, đa số là người từ miền Bắc. Bố mẹ hay anh em ở Việt Nam ủng hộ Putin nên từ nhau. Không nói chuyện với nhau nữa.
Tiếp viên vừa cho biết máy bay chuẩn bị đáp xuống LAX, ngừng đây. (Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn 


Tại sao người ở trung đông ít bị ung thư?

 Đi viếng Dubai và Thổ Nhĩ Kỳ, tò mò về văn hoá và chế độ dinh dưỡng của họ thì khám phá ra dân ở mấy xứ này ít bị ung thư hơn các nước tây phương và á châu, mặt dầu họ tiêu thụ rất nhiều chất đường. Cứ thấy thiên hạ ăn Turkish Delight, baclava,… khoa học chứng minh là đường nuôi dưỡng và giúp phát triển các tế bào ung thư. Thế lầy nà thế Lào? 

Mình thấy nhiều người béo phì, đàn ông có, phụ nữ có nhưng không nhiều cỡ như ở Hoa Kỳ. Họ có vấn đề tim mạch, Cholesterol làm nghẹt mạch máu vì ít uống nước,… nhưng về ung thư thì rất ít so với thế giới. Chán Mớ Đời 

Y khoa thời nay

Theo tổ chức y tế liên hiệp quốc thì trung bình trên thế giới, cứ 100,000 người thì có đến 198 người mắc bệnh ung thư nhưng đàn ông thì nhiều hơn phụ nữ (206.9 đàn ông và phụ nữ 178.1/ 100,000). Xứ Saudi Arabia có chỉ số là 96 người/ 100,000, Yemen có 97/ 100,000, Oman 104, Quatar 107, UAE (Dubai) 107, Kuwait 116/ 100,000.

So với Úc Đại Lợi thì 468/ 100,000, Ái Nhỉ Lan 374/ 100,000, Hung Gia Lợi 368/ 100,000 và Hoa Kỳ 352/ 100,000. Úc Đại lỢi đoạt giải huy chương vàng về bệnh ung thư dù dân số họ ít, đâu 26 triệu người. Không biết có phải vì ăn thịt kanguru hay không.

Theo Liên Hiệp Quốc, năm 2018 Việt Nam có 104/ 100,000, đứng thứ 57 toàn cầu. Năm 2018, Việt Nam có 115,000 người chết vì bệnh ung thư cho dân số 100,000,000 người. Ai tò mò thì đọc cái link sau đây:

https://www.wcrf.org/cancer-trends/global-cancer-data-by-country/

Những nguyên do chính đưa đến ung thư là tiêu thụ nhiều chất đường, thực phẩm công nghệ hoá, bị bệnh béo phì, thiếu sinh tố D… Đa số các người sống phía bắc thiếu ánh sáng mặt trời nên hay bị ung thư, xương yếu. Gần đây, Liên hIệp Âu Châu kêu gọi hạng chế sử dụng Nitrite, vì gây nên ung thư. Mình có kể vụ này rồi. Ở mấy xứ hồi giáo , họ không ăn thịt lợn nên mấy loại dồi của họ dùng toàn thịt bò hay cừu nên màu hồng hơn là ở các xứ thiên chúa giáo dùng thịt heo.

Meze của Thổ Nhĩ Kỳ được dọn ra cho bữa cơm, rất nhiều Probiotic. Mình thường thấy người Nhật Bản và đại hàn cũng hay ăn những thứ lặt vặt này. Nhớ thời sinh viên, mình được một cô bạn mời về thành phố Munster, vùng Alsace. Mình thấy bố cô ta trồng đậu,…mùa hè ông ta hái xong nhiều quá nên bỏ vào các lọ làm như dưa muối, đậy nắp lại, để ăn vào mùa đông, trời tuyết. Nay nghĩ lại là một các ăn Probiotic rất tốt cho cơ thể.

Mò mò mới hiểu vì họ còn giữ phong tục tập quán cổ truyền. Vô thất một tháng trong năm khi mùa chay tịnh Ramadan đến. Không ăn trong khoảng thời gian sau khi mặt trời mọc và trước khi mặt trời lặn. Hình thức tương tự như Vô Thất Gián Đoạn (Intermittent fasting) trong suốt một tháng. Chỉ khác là họ không được uống nước trong ngày, thời gian nhịn đói.

Mình nhớ khi xưa, ông Xu Huệ, ở Ngã Ba CHùa, râu tóc bạc phơ nhưng được cái là da ông ta hồng hào, hướng dẫn mấy người dân Đà Lạt, vô thất. Nhịn đói. Sáng sáng mình đi tập võ ở hãng cưa thì thấy ông ta hướng dẫn vài người tập thể dục khi vô thất. Hình như ông ta kêu họ uống nước chanh.

Khi nhịn đói thì cơ thể không nhận được chất ngọt khiến các tế bào ung thư bị đói, không phát triển được. Thêm hiện tượng “autophagy” giúp tái sinh các tế bào xấu, bị hư, giảm thiểu khả năng các tế bào xấu, ung thư sinh sản. Ngoài ra nhịn đói còn giúp gia tăng các tế bào miễn dịch, khiến hệ thống miễn dịch mạnh hơn, có thể tiêu diệt tế bào ung thư. Tạo dựng hệ thống kháng oxy hoá.

Khi con chó bị đau, không bao giờ ăn cả, để cơ thể tự chữa lấy, tự điều chỉnh. Ngày xưa, khi con chó ở nhà không ăn thì mệ ngoại nói con chó bị đau trong khi mình hay em út bị đau thì mẹ mình bắt ăn. Thừa cơ hội mình xin ăn mì Cẩm Đô cho mau lành. Có lẻ vì vậy người ta nói một con ngựa đau ốm thì cả tàu không ăn cỏ. Các con ngựa khác sợ bị ngộ độc chớ chả phải yêu thương con ngựa bị đau nhưng thầy cô mình giảng đủ trò, nào là mấy con ngựa yêu nhau nên nhịn đói vì giác ngộ cách mạng.

Gia vị và các loại trà họ uống. Đủ thứ loại trà. Mình có mua loại trà jasmin, có một bông và lá được sấy khô, bỏ vào ly nở ra to đầy ly. Kinh. Uống rất ngon

Ngoài nhịn ăn, họ còn ăn gia vị đủ thứ. Đi 3 tuần mình ăn thức ăn của họ có nhiều gia vị khác nhau như nghệ. Saffron rất đắt tiền, có đến 5 loại. Saffron này có chất kháng oxy, chống ung thư. Cô em mua loại này của ông cò hướng dẫn viên ở Dubai, tặng cho vợ mình. Bỏ vào ly nước thì nổi lình bình, còn loại mình mua, phải trả giá 20% giá họ ra, loại tốt nhất từ Ba Tư mà họ hỏi mình muốn họ gói lại hay không thì mình kêu không, lấy bỏ vào ba lô của mình ngay vì sợ họ tráo khi gói. Loại này bỏ vào ly nước thì chìm ngay. Ngoài ra mình còn thấy quế, đủ thứ gia vị mà ít khi thấy ở Hoa Kỳ.

Mình có ghé vào tiệm này để nếm thử mấy loại ngâm dấm, Probiotic rất tốt cho đường tiêu hoá.

Thêm họ ăn dầu olive nguyên nhiều, các loại đậu đen, mè, và chà là. Ngoài ra họ ăn các Probiotic rất nhiều. Họ ít hút thuốc lá nhưng ở Thổ Nhĩ Kỳ thì thấy nhiều lắm nhưng không nhiều như khi mình ở Tây. Trung bình trên thế giới có đến 20% dân số hút thuốc lá, phụ nữ chiếm 1/5 số này nhưng ở Iraq, có 3%, Yemen 9%, Kuwait 3%, …nói chung ít hơn đa số trên thế giới. Nếu so với Chí Lợi thì 40% phụ nữ hút thuốc lá, Croatia lên đến 41%. Nếu một người hút thuốc hay nhai thuốc lá, có khả năng 22 lần bị ung thư hơn người không hút thuốc. 

25% ung thư là do hút thuốc, người ta tính có hơn 4,000 loại hoá chất được tẩm trong các điếu thuốc lá. Trong đó có đến 70 loại mà người ta biết chắc chắn gây ra bệnh ung thư.

Uống rượu gây ra bệnh ung thư tại các nước tây phương. Rượu bị cấm ở các nước hồi giáo nên người ta cho đó là một trong những yêu tố khiến bệnh ung thư xuất hiện ít tại các xứ hồi giáo trung đông. Hôm tước mình đọc tài liệu của giáo sư Sinclair ở đại học Harvard, cho rằng uống rượu sẽ khiến cơ thể chúng ta mau già. Mấy xứ này nóng như thiêu đốt nên không sợ bị ung thư vì thiếu sinh tố D.

Các tế bào ung thư cần chất ngọt mà nếu mình không ăn thì cơ thể không có chất ngọt vào để nuôi. Từ nghìn xưa, con người đã biết tập nhịn đói để tự chữa bệnh. Nghe nói ông tổ y khoa tây phương, Hippocrates, nói là cho người bệnh ăn là vô tình giết họ nhanh hơn. Các tôn giáo đều có vô thất hết nhưng dần dần, người ta chỉ nghe đến hồi giáo. Khi xưa, ông Giê Su đi vào sa mạc 40 ngày, chắc là cũng nhịn đói.

Aryan, một loại sữa chua, rất nhiều Probiotic 

Ngày nay, chúng ta có ý tưởng là không ăn là chết. Thật ra khi ăn khiến con người mình buồn ngủ, đầu óc mu muội, ngược lại khi đói thì tinh thần minh mẫn hơn. Mình có kể vụ này rồi. Không uống nước thì chết lẹ nhưng nhịn ăn thì không. Đi chơi về, mình phải nhịn ăn mấy ngày để giảm bớt chất ngọt đã tộn vô mồm khi ở Thổ Nhĩ Kỳ. Mình không lên cân nhưng cho chắc ăn, ngưng ăn trong vòng 48 tiếng đồng hồ cho chắc ăn. Ông bác sĩ Gundry khuyên vô thất gián đoạn hơn là vô thất và uống nước. Lý do ngày nay cơ thể chúng ta tiếp nhận quá nhiều các chất độc vì môi trường sinh sống và thức ăn được đưa vào miệng.

Thấy người dân Thổ Nhĩ Kỳ uống Ayran, một loại ya-ua và nước, rất nhiều Probiotic, nhất là các bữa ăn có rất nhiều mấy món meze, đa số là rau cải chế biến rất ngon, có nhiều Probiotic và họ ăn phô mát rất nhiều. Ngược Đại Hàn, tương tự ăn kim chi rất tốt, người Đức ăn zauerkraut. Mình có ghi những món ăn của họ. Để hôm nào rảnh, mình kể. Ai muốn biết thì nhắc mình vì mình hay quên lắm.

Tóm lại nên theo chế độ ăn uống vô thất gián đoạn, sẽ giúp cơ thể tái sinh các tế bào xấu, hư hại. Khi ăn hoài, liên tục thì cơ thể không có thời gian tân trang lại. (Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Đi bụi một thời

 Nhớ thời sinh viên, nghèo, đi chơi khắp âu châu bằng xe lửa, quá giang, xe đò, gặp quen đủ thứ người. Có người mình vẫn còn giữ liên lạc đến nay, con họ qua Cali ở nhà mình vào mùa hè để học tiếng anh,.. Trước hè, mình mua cuốn sách du lịch của tây “Guide des routards”, để xem họ cập nhật hoá các khách sạn nhất là các lữ quán thanh niên (auberge de la jeunesse). Đi ngoại quốc thì phải làm thêm cái thẻ quốc tế lữ quán thanh niên. Có thẻ này mình mới được vào các lữ quán này ở qua đêm, tối đa họ cho 3 đêm vì để dành chỗ cho giới trẻ khác đến. Thường thì giường xếp đôi, người nằm trên người nằm dưới. 

Mình thích nhất là các lữ quán ở Thuỵ Điển. Lý do là họ chỉ có một phòng tắm tập thể cho cả nam lẫn nữ sử dụng, nam nữ bình đẳng hết. Vào tắm lâu lâu 1 tí để ngắm mấy cô tóc vàng, thân hình bốc lửa. Nhớ lần đầu tiên đang tắm, bổng nhiên một cô tóc vàng bước vào kêu Hello, khiến mình thất kinh, cảm thấy mình như Chử Đồng Tử thấy thấy công chúa đang tắm. Chim sò gì biến mất tiêu. Chán Mớ Đời 

Thời sinh viên đói như mình, thích đi du lịch bụi, đều dựa vào mấy cuốn hướng dẫn du lịch này.

Năm 1968, khi Pháp có cuộc cách mạng văn hoá, sinh viên học sinh xuống đường biểu tình, kêu gọi thay đổi xã hội với những bản nhạc như le Métèque của nhạc sĩ Georges Moustaki, gốc Hy Lạp, tỵ nạn chế độ quân phiệt, hay phim Macadam Cow-boy. Có một ông tây hippie đi giang hồ, đi bụi qua qua Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Pakistan, Katmandu,.. 

4 năm sau khi trở về Pháp, ông ta đưa cho ban biên tập tờ báo Actuel, các phóng sự, ông ta kể khi đi bụi qua 22 quốc gia. Vấn đề là có 19 nhà xuất bản ở Pháp chê, không muốn in cuốn sách hướng dẫn du lịch cho giới trẻ nghèo, muốn trải nghiệm như ông phóng viên. Xui cái là ông thần thứ 20, đồng ý xuất bản cuốn sách du lịch, bị xe buýt cán chết.

Cuối cùng vào những năm 1975-1980, khi mình còn sinh viên thì nhà sách nổi tiếng Hachette, đồng ý đầu tư vào, với hình bìa một tên lãng tử giang hồ khắp địa cầu. Nhìn lại nếu không có cuốn sách du lịch của Hachette thì có lẻ mình đã không đi bụi một đời khi xưa. Cũng có thể mình đã làm hướng dẫn viên du lịch cho lữ quán thanh niên của Paris, đưa mấy nhóm trẻ tây đầm, đi du lịch qua Hoà LAn, Đức quốc,..

Dạo ở New York, mình có giúp một anh sinh viên của đại học Princeton, viết lại lịch sử của Việt Nam, khi anh chàng này đi viếng Việt Nam vào năm 1990 hay 1989, sau đó công ty Lonely Planet nhờ anh ta viết cuốn hướng dẫn du lịch về Việt Nam, lúc mới mở cửa. Lý do anh ta cứ lấy lịch sử Việt Nam do mỹ viết nên mình phải sửa lại nhiều. Anh ta có tặng một cuốn khi họ in, có tên mình trong đó. Nay quăng đâu mất. Sàigòn mất nếu không dạo đó, mình có thể viết sách hướng dẫn du lịch đi bụi của mình ở âu châu. Nhiều khi muốn viết lại những kỷ niệm đã trải nghiệm một thời nhưng thấy oải quá.

 Ngoài ra phải mua cuốn Guide de Michelin màu xanh, giới thiệu về văn hoá, đi viếng viện bảo tàng nào,… họ có nói về các tiệm ăn ngon của thành phố nhưng dạo đó, mình chỉ ăn cơm bụi nên không màng đến lắm. Chỉ mua để đọc tin tức về các ngôi nhà lịch sử, đền đài, nhà thờ, viện bảo tàng, giờ mở cửa… ngày nay thì với Internet thì tha hồ đọc tin tức xạo, thiên hạ chụp hình tạo dáng.

Khi xưa đói tin tức nên mấy cuốn sách này như bửu bối, giữ kỹ lắm như chỉ cách đi xe lửa, mua thẻ trong một tháng cho sinh viên học sinh. Đi chơi ban ngày, tối bò lên xe lửa ngủ, chạy tàu đêm, để đỡ tốn tiền khách sạn,…

Cuốn routard nói về các tiệm ăn, lữ quán thanh niên, văn hoá lề đường, cẩn thận bị giựt tiền,…còn cuốn Michelin thì nói về văn hoá, lịch sử thành phố, sắp viếng,…

Đến đâu, mình đều đi thăm viếng các viện bảo tàng hay kiến trúc mới và cổ. Sau đó thì ngồi vẽ để bán tranh cho du khách hay người dân sở tại để có tiền trả tiền ăn và nhà nghỉ. Nhà nghỉ thường là ngủ tại các lữ quán thanh niên, nhiều nơi buồn buồn họ kêu mình phải dọn nhà tắm vớ vẩn thường là ở Tây. Ăn xong thì phải lo dọn, làm tạp dịch chung cũng vui theo tinh thần hippie dạo ấy. 

Thường thì một cặp vợ chồng trẻ, hậu phong trào hippie, tham gia cuộc cách mạng văn hoá mà tây gọi “soixante-huitard”, thời trẻ đi làm cách mạng, rốt cuộc chả có nghề ngỗng gì cả, mua cái nhà hay mướn của ai, dọn dẹp, mỗi phòng ngủ, nhét vào 4-8 mạng tuỳ lớn nhỏ, chứa được 10-20 sinh viên trẻ, đói nhưng thích phiêu lưu. Họ lo điểm tâm, và tối còn trưa thì miễn. Kiếm được tiền sống qua ngày và theo đuổi giấc mộng sống như trong các hợp tác xã cộng sản hay kibutzz của người Do Thái về miền đất hứa.

Đến nơi mà họ có nấu ăn cơm chiều thì ghi đóng tiền, ghi danh lấy giường thì ghi tên ăn và đóng tiền, ở lại ăn với đám sinh viên học sinh đi bụi như mình. Hợp nhau thì đi chung vài đoạn đường rồi chia tay như mình đạp xe đạp với hai chị em Klaudia, từ Frankfurt, đi thăm các lâu đài bên dòng sông Loire, của Pháp. Nhớ ở vùng đó ăn được món foie gras, gan ngỗng mà họ làm pâte, nhớ cả đời trai. Còn không thì bò ra phố, đi kiếm tiệm ăn bình dân, kéo ghế ngồi ăn.

Trưa thì dễ, vào chợ mua mấy lát jăm-bông và ổ bánh mì, ra công viên nào, có bóng mát, uống nước lạnh cũng qua ngày. Chỗ nào lữ quán thanh niên không nấu ăn tối thì mình đi ăn cơm quán bình dân. Dạo ấy, đói nên thấy ngon chi lạ. Nghĩ lại mình ít khi nói chuyện với đám tây đầm đi bụi, đa số là gặp đám đức và mỹ nhiều, vài mạng gốc Ý Đại Lợi, và Tây Ban Nha. Đi với chúng thì có thể nói tiếng anh, tiếng ý hay Tây Ban Nha được, còn gặp tây đầm thì lại xổ tiếng tây. Chán Mớ Đời 

Nói chung thì đa số giới trẻ đi bụi thời đó mình gặp nhiều nhất là người tây đức, Thuỵ điển, anh quốc. Tây đầm có nhưng ít hơn. Có thể đám xứ lạnh, mùa hè bò xuống miền nam kiếm ánh nắng, còn tây đầm thì thích bò lên mấy xứ bắc âu. Cũng có thể mấy xứ này giàu có hơn nên có tiền đi bụi.

Có lần mình gặp một cô từ Tân Tây Lan đi bụi một mình. Mình khen cô ta là gan dạ, dám đi du lịch một mình. Cô nào kêu đâu có. Lúc đầu, tôi đi với một cô bạn nhưng giữa đường lạc mất. Đành tiếp tục một mình. Dạo ấy đâu có Internet, đến thành phố nào, muốn để lại tin nhắn cho bạn là vào lữ quán thanh niên rồi viết mấy dòng, gắn lên bảng.

Lâu lâu cũng hên, gặp được vài tên có xe hơi, đi quá giang. Có lần gặp một tên Ý Đại Lợi, có xe hơi, kêu hắn là đảng viên xã hội, ở lữ quán thanh niên, chở đi chơi trong vùng, có ghé lại một vườn nho. Hai thằng nhảy xuống xe hái máy buồng nho, đem lên xe, ăn ngon cực. Cái gì không trả tiền ăn không thể tả được. Như tên Ý Đại Lợi, kêu bọn trồng nho, có nợ máu với nhân dân nên mình phải lấy của chúng để trả thù cho nhân dân. Chán Mớ Đời 

Có lần đi quá giang xe, xe vừa thắng là mình đeo ba lô, chạy cả 100 thước mới lên xe được, vì khi họ thấy mình thì họ không để ý, hay còn bàn tính với nhau trong xe, nên hay không đón mình nên thường thường chạy xa cả trăm thước mới thắng. Vừa chạy lại thì nghe tiếng Tây nên lên xe xổ tiếng tây. Hoá ra hai chị em ở Toulouse đi nghỉ hè, xuống thăm một tên bạn ở Algeciras, như mũi Cà Mau của Việt Nam. Ở đây là điểm cuối cùng của Tây Ban Nha, bên cạnh Gilbratar của Anh quốc.

12 giờ đêm xe mới chạy lại, đi kiếm nhà tên này cũng châm, hắn đang đi nhậu ở đâu. Khi xưa đâu có Internet, điện thoại di động. Cuối cùng mò tới một hộp đêm, mới mò ra hắn vào lúc 2 giờ sáng. Hắn kéo về nhà, chỉ cho một cái phòng, lăn xuống đất ngủ. 

Sáng hôm sau, mình thức giấc, lấy ba lô ra chào hắn để lên đường. Mình không định đến thành phố này vì chả có gì lịch sử cả. Tên chủ nhà kêu đi đâu, ở lại đây, không cho mình đi. Cuối cùng, mình ở lại cả tuần lễ, được hắn dẫn đi chơi, làm quen với một cô Tây Ban Nha khá xinh tên Carmen, đủ trò. Cô này bạo lắm, đang ngồi sau khi đi biển về, cô ta hỏi mình có muốn tắm chung không. Mình ngây Ngô gật đầu. Chán Mớ Đời 

Trước khi chia tay, mình nhìn phía bên kia bờ biển Địa Trung Hải, thấy đất liền, nơi đó là xứ Ma rốc, mà mình hay ăn cá mòi hộp khi còn ở Việt Nam. Thế là mình mua vé tàu leo lên đi sang phi châu. Vừa lên boong tàu, mùi dầu diesel làm mình ói nôn hết. Chán Mớ Đời 

Có lần, mình hẹn với cô bạn đầm từ Paris sẽ hẹn gặp nhau ở Seville, Tây Ban Nha. Vì mình đi trước vì đi 3 tháng hè và ghé những chỗ khác nên mỗi lần đến đâu, mình để lại tin nhắn, là sẽ đi đâu, hẹn nhau ngày nào. 

Thật sự, trước khi lấy nhau, cách tốt nhất là đi bụi chung với nhau thì mới hiểu rõ người kia. Mình gặp nhiều cặp đi chơi rồi cãi nhau bú xua la mua, bỏ nhau, giữa đường. Đừng bao giờ đợi đến đi tuần trăng mật là hỏng một đời trai. Lấy lầm một người, sẽ làm mình khổ cả đời trai.

Đi bụi, mình cần một người đồng hành, có đầu óc sắc bén để biết đâu là bến bờ. Biết chịu đựng nhau, hiểu rõ đối tượng mình muốn sống đến trọn đời. Điển hình đi chơi với đồng chí gái, lúc mới lấy nhau thì hay bực mình vì cô nàng cứ ngủ nướng. Mình thì dậy sớm, không biết làm gì, ngồi nghe cô nàng ngáy. Chán Mớ Đời 

Có lần đi Hy Lạp, mình bị đau đầu, nên phải nằm nghỉ ở khách sạn, cô bạn mỹ, chạy đi mua thuốc cho mình, rồi giặt áo quần dùm vì mình mệt. Gặp cô nào mà chửi đổng lên là xem như phải đóng phim như Humphrey Bogart trong Casablanca.

Ngày nay đi du lịch với vợ con thì không có màn hứng tinh đi đâu. Lúc nào cũng phải đặt cho khách sạn trước, vợ không vào các quán ăn bình dân nên mất cái thú trải nghiệm cơm dân giả, đạm bạc. Đồng chí gái thì thích mấy chỗ nào có phong cảnh đẹp, có người đông. Mình không thích mấy chỗ du khách nên cố tìm hỏi các tiệm ăn mà người địa phương đến ăn. Có mấy tiệm ăn quá cực đỉnh. Có lẻ chuyến đi vừa qua là mình ăn đủ loại, đặc sản đủ miền của Thổ Nhĩ Kỳ. Rất ngon.

Đi du lịch với vợ con thì khó gặp được du khách hay người bản xứ để hỏi chuyện như xưa. Thời xưa, đi du lịch một mình, làm Mít Ba Lô, hay gặp đám trẻ cùng tuổi ở lữ quán thanh niên khi ăn tối hay ăn sáng. Dạo ấy, đi chơi làm Mít Ba-lô, mình không thấy ai là á châu đi chơi cả. Năm khi 10 hoạ thì gặp một vài người Nhật Bản ba-lô. Mình có gặp một anh chàng Nhật Bản, ở Cordova, sang đó ở lại một năm để học Flamenco. Sau này tình cờ thấy trên YouTube anh chàng chơi guitar như dạo ấy anh ta chơi cho mình nghe. Mình thì không biết tiếng Nhật Bản, anh ta thì không biết tiếng tây tiếng u nên chỉ ra dấu với nhau khá vui, trọn một buổi tối ở ngoài trời.

Đi khắp nơi đều thấy sự hiện diện của nền văn hoá mỹ. Dân ngoại quốc chửi mỹ nhưng vẫn thích uống coca và ăn hamburger.

Hỏi chuyện chúng từ đâu đến, và đi đâu. Mình nói sắp đi viếng chỗ này chỗ nọ, đúng những nơi chúng đã đi qua, sẽ cho ý kiến, ăn ngủ ở đâu, viếng thăm cái gì, coi chừng dân thổ địa,… buồn đời, có người kêu sẽ đến thành phố mình sắp đến thì đi chung, có dịp đấu láo anh ngữ.

Ngày xưa, mình đi bụi, chỉ đem có hai bộ đồ để thay đổi, đến nơi nào thì tranh thủ giặt đồ, phơi nơi giường. Lúc nào cũng đeo cái ruột tượng, đúng hơn là cái ví nơi cổ để bỏ sổ thông hành và tiền. Ngủ hay đi tắm, lúc nào cũng bên người. Ba lô thì chỉ có một sơn màu, dụng cụ để vẽ và bình nước. Thêm cái ghế xếp để ngồi vẽ và giá vẽ. Ra đường đứng đón xe quá giang, dễ dàng, nhẹ nhàng.

Ngày nay, đồng chí gái xếp áo quần đủ trò để mình bận chụp hình với cô nàng. Mình nói chỉ đem theo một Vali nhỏ để lên máy bay, rồi ra sớm, đỡ mất thì giờ. Vấn đề là phụ nữ có tư duy khác khi đi du lịch. Mụ vợ mình đem theo không biết bao nhiêu cái mũ, kính đen, áo quần. Đồng chí gái bỏ quần áo của mình lại khi thấy áo quần mụ vợ đem theo không còn chỗ. Mỗi ngày một bộ đồ, một cái ví, một cái kính khác. Chán Mớ Đời 

Thay vì viếng thăm bảo tàng viện như khi đi bụi, mình phải theo vợ đi vào các chợ mua sắm. Buồn đời, mình ngồi vẽ viết trong khi vợ đi ngắm đồ rồi kêu mình trả giá và trả tiền. Vợ mình thì ngại trả giá, nghĩ là mất giá con nhà nòi nhưng tiếc tiền nên ra kêu mình vào trả tiền. Mình trả 20-30% tối đa rồi kêu vợ đi ra bằng tiếng Việt. Mụ vợ thì muốn mua, mình nói đi về, đi ra, đừng quay lại, đừng quay lại, đừng quay lại. Đúng như mình nghĩ, vừa ra khỏi cửa là họ chạy ra kêu ok giá mình trả. Chán Mớ Đời 

Mới đi nữa đường, đã phải mua thêm cái Vali, xem ra đồng chí gái cần 2.5 Vali. Chưa kể là mấy cái ba lô nhỏ đem theo. Ôi đàn bà! (Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn