Hộp quẹt Zippo trong thời chiến tranh

 Hồi nhỏ thấy mấy người lớn nhất là mấy ông lính, hay xài hộp quẹt của lính mỹ Zippo. Lúc đầu toàn là bằng bạc, sau thấy có màu xanh,… Dạo ấy, người Việt còn xài hột quẹt ống để hút thuốc Cẩm Lệ, hình như bắt chước của tây đem qua. Hột quẹt Zippo, có đặc điểm khi trời gió, không tắt. Ông cụ mình có một cái hộp quẹt này trong khi mệ ngoại hay ông ngoại thì xài hộp quẹt Việt Nam, để hút thuốc Cẩm Lệ.

Ở ngoài khu Hoà Bình, có một địa điểm mà ai có hộp quẹt Zippo, hay bút máy đem ra đấy để khắc chữ trên hộp quẹt. Ngày nay, người ta hay xâm mình để toả sáng, nói lên một câu toả sáng trên thân thể mình. Khi xưa, mình hay thấy mấy ông lính, xâm trên tay “xa quê hương nhớ mẹ già”.

Một bật lửa Zippo, được một Bính sĩ mỹ khắc những tâm tư trong thời chiến khi xâm mình chưa được phổ biến như ngày nay

Theo một trang nhà của cựu binh sĩ mỹ tham chiến tại Việt Nam, lính mỹ khi xưa chưa có tục xâm mình như ngày nay. Họ lại có hộp quẹt, bật lửa hiệu Zippo và khắc trên đó những ý tưởng của mình trong thời chiến như ngày nay, giới trẻ xâm đầy người. Sau chiến tranh Việt Nam, khi các cựu chiến binh Hoa Kỳ trở lại Việt Nam, thì thị trường bật lửa giả với những chữ khắc trong thời chiến của chiến binh mỹ phát triển rất mạnh, khiến các trang nhà của cựu chiến binh mỹ phải lên tiếng. Có ông mỹ đi Việt Nam đến hơn 20 lần trong vòng 15 năm để tìm kiếm mua bật lửa Zippo trong thời chiến tranh Việt Nam.

Đây là chân dung người sáng lập công ty Zippo, ông George B Blaisdel

Lính mỹ cho biết khi xưa, trong các chiến dịch “truy tìm và phá huỷ” (search and destroy) , họ dùng bật lửa Zippo để đốt các làng mạc ở thôn quê của người Việt. Đài CBS có truyền hình một đoạn, lính mỹ đốt làng Cẩm Nè, Quảng Nam với chiếc bật lửa. Người lính mỹ cho biết, không sử dụng đuốc như xưa mà chỉ cần cái bật lửa Zippo. Xong om

Bật lửa này mình thấy hao hao giống cái hộp quẹt mà Mệ Ngoại mình hay dùng để hút thuốc Cẩm Lệ. Chỉ khác là bằng nhôm màu bạc. Lâu lâu, hết đá, mình phải mở cái đuôi để bỏ cục đá nhỏ vào rồi vặn lại, hoặc thay cái tim, đổ dầu hôi để quẹt thì phải. Ai nhớ rõ hơn thì cho em xin. Mình nhớ có đọc đâu đó, tây  cho người Việt mở công ty để sản xuất bật lửa loại này tại Việt Nam nhưng quên tên.

Theo mấy người lính mỹ tại Việt Nam, cái bật lửa Zippo được ưa chuộng nhất như một báu vật riêng tư, lính có thể khắc trên ấy những tâm tư của mình khi ấy. Sau đó là cái đồ mở đồ hộp P38 mà mình đã kể. Sau này, cựu chiến binh mỹ trở lại Việt Nam thì thấy bán rất nhiều Zippo hàng giả, làm để bán cho du khách.

Công ty sản xuất hộp quẹt Zippo được thành lập bởi ông George G Blaisdell vào năm 1932, ảnh hưởng bởi bật lửa của công ty IMCO của Áo Quốc. Công ty này được thành lập vào năm 1907 bởi ông JUlius Meister. Bật lửa của họ được sáng chế bằng các vỏ đạn được sử dụng trong thế chiến thứ 1 và được phổ biến trong quân đội. Cuối cùng thì Zippo khiến IMCO phá sản.

Khi xưa, chiến tranh nên các vỏ đạn đầy nên họ dùng vỏ đận để là hộp quẹt

Theo kể lúc đầu, ông Blaisdell muốn gọi tên bật lửa là Zipper sau đổi thành Zippo cho có vẻ đương đại. 3-3-1936, chính phủ Hoa Kỳ ký giấy chấp nhận bằng sáng chế của Zippo, và từ đó trở nên nổi tiếng đến ngày nay.

Sơ đồ bản vẽ của hộp quẹt Zippo

Bật lửa Zippo được phổ biến trong quân đội trong đệ nhị thế chiến. Công ty Zippo ngưng sản xuất hộp quẹt nội địa, dùng tất cả nhân lực để sản xuất cho tiền tuyến. Mình cứ thấy mấy đứa bạn hút thuốc, cứ ngồi, bật cái nắp qua lại, làm sao để khi mở nắp một ngón thì có thể vừa bật cháy luôn thay vì cần đến hai động tác.



2 thế kỷ trước, năm 1805, người ta sáng chế ra que diêm để tạo ra lửa, do một nhà hoá học người Pháp, tên Jean-Louis Chancel. Cây diêm được xem là khởi nguồn cho các người đi sau, chế tạo ra hộp quẹt.

18 năm sau, có một người đức, tên Johann Wolfgang Döbereiner phát mình ra cái hộp quẹt đầu tiên, thường được gọi là đèn Döbereiner. Không giống hộp quẹt ngày nay and rất khó sử dụng và nguy hiểm.

Năm 1826, ông John Walker, tên sao giống ông làm Whishky, chế ra loại diêm quẹt. Ông này không được bằng sáng chế về cây diêm nên sau này một ông khác tên Samuel Jones, lấy cái ý này và bán dưới tên “Lucifer”.

1892, hột quẹt được bằng sáng chế tại Hoa Kỳ dưới tên ông Joshua Pusey. Sau này công ty Diamond Match mua bằng sáng chế và khởi đầu bán hột quẹt diêm khắp nước .

Đến năm 1961, công ty pháp tên Feudor phát minh ra cái bật lửa xài một lần, sau đó công ty Gillette mau lại. Dạo mình ở âu châu thì dân hút thuốc xài loại này nhiều. Nay thì đủ loại rất nhẹ, xài bằng ga. Xài hết thì quăn.

Nói chung cái hộp quẹt, tuy thuộc cá nhân nhưng lại được sử dụng trước công chúng. Có thể nói như một loại trang sức của đàn ông. Người ta làm dấu để tránh bị đánh cắp nên khắc tên hay những ý tưởng gì mà họ thích như ngày nay, người ta xâm trên thân thể rồi mai sau lại trả tiền để gọt bỏ vì sợ ung thư.

Mình không hút thuốc nên ít khi sử dụng mấy loại nhưng cũng có chút gì để nhớ của thời con nít ở Việt Nam. Xong om

Nguyễn Hoàng Sơn  




Propolis chữa bệnh ung thư và tim mạch….

 Ông mỹ nuôi ong trong vườn mình, đưa cho một chai Propolis, do mấy con ong sản xuất, thường gặp ở cửa vào các tổ ong. Mình đang đọc mấy trăm trang về 63 nghiên cứu đại học trên thế giới về các sản phẩm của ong, để xem mật ong, Propolis, sữa ong chúa,…có tính chất chữa bệnh hay phòng bệnh ra sao. Thường người ta chỉ nói đến mật ong, ít nghe nói đến các phấn hoa của ong, sữa ong chúa, Propolis,…

Ngày nay, các đàn ong trên thế giới chết rất nhiều. Lý do, nông dân dùng thuốc trừ sâu và các từ trường từ các trạm làn sóng điện thoại di động. Không những ong mà người ta nhận thấy, lượng chim rừng cũng biến mất khá nhiều. Nghe đâu 30%. Những hình ảnh mấy con chim đậu trên dây điện khá hiếm hoi vào thời nay. Nếu không có ong thì sẽ không có trái cây, nhân loại sẽ đi về đâu. 

 Tháng 3 này, mình sẽ lên thung lũng San Joaquín, được xem là thánh địa hạnh nhân của thế giới, cần rất nhiều ong trong thời gian cây ra hoa. Các người nuôi ong từ khắp nơi trên Hoa Kỳ, thậm chí tại Florida, phải lái xe xuyên bang, chở các tổ ong bằng xe tải và xe dỡ hàng đến Cali trong vòng 1 tháng. Mỗi tổ ong được chủ nông trại trồng hạnh nhân trả $250. Các khách sạn trong vùng đông đảo trong vòng một tháng trời như ngày hội của mấy người nuôi ong. Các hội chợ, triển lãm, thuyết trình về nghề nuôi ong được thành lập vào mùa này. Tháng 3 này, mình sẽ lên đó với ông nuôi ong vài ngày để xem và phụ ông Mỹ nuôi ong lái xe.

Vấn đề của vùng này là nước. Có nhiều trại trồng hạnh nhân phải bỏ hoang vì tiền nước quá đắt. Có trại phải bỏ đâu 10,000 acres. Tương tự ngành trồng bơ, vùng Fallbrook phải chặt cây để trồng nho. Năm nay, bơ lên giá. Trong Costco, thấy giá $9.99 thay vì $5.99 như mọi lần.

Ong ít lại khiến mật ong rất hiếm, do đó người Tàu pha với đường để bán. Ngày nay, 90% mật ong được bán ngoài chợ đều được pha chế hết. Muốn mua mật ong chính gốc, không pha chế thì rất đắt. Mấy tên nuôi ong Mễ hay mỹ mình quen đều bán giá gấp đôi ông nuôi ong tại vườn mình. Mình có xem phim tài liệu về kỹ nghệ mật ong. Các văn phòng khám xét y tế về thực phẩm, phát hiện trong mật ong của Trung Cộng gần như hoàn toàn là đường của gạo. Khó truy tầm. Khi họ truy tầm ra thì Trung Cộng lại biến chế cách khác. Ngoài ra, các loại mật ong xuất cảng từ Việt Nam, đều có phấn hoa của các vùng Trung Cộng. Họ suy ra là Trung Cộng đem sang Việt Nam, rồi người Việt dán nhãn maze Việt Nam rồi xuất cảng qua Âu châu và Hoa Kỳ.

Nói chung thì Trung Cộng nắm hoàn toàn thị trường mật ong trên thế giới. Ở Vũ Hán, nơi vi khuẩn COVID-19 xảy ra, có trên 5,000 trại nuôi ong. Nghe nói ít ai bị dính covid. Lý do là họ quen bị ong chích nên hệ thống miễn dịch của họ rất cao. Mình vào vườn, đi ngang mấy tổ ong, cứ muốn chúng chích để giúp hệ miễn dịch tốt nhưng lại không bị đốt. Chắc chúng chê mùi thịt của mình.

Hôm nay, đi chợ, mua một thỏi bơ làm bằng sữa bò nuôi ăn cỏ trên cánh đồng, không bị công nghệ hoá cỏ giá $15. Kinh! Thôi kệ đắt nhưng cho chắc ăn, không bị bỏ đủ thứ mà mình không hiểu hay biết. Rất ngon! Cứ như bơ tây ngày xưa, thời sinh viên, nghèo, chỉ mua baguette, trét bơ ăn qua ngày khi tiệm ăn đại học đóng cửa.

Hôm nay, ghi lại đây các tính chất chữa bệnh của Propolis, một trong những sản phẩm của ong. Các nhà nghiên cứu xem đây là phép lạ vì có thể khử trùng, đâu 30 loại gồm loại gây bệnh cúm:

Thử nghiệm cho thấy Propolis có khả năng diệt trừ 21 loại vi khuẩn, 9 loại nấm ký sinh trùng, gồm cả vi khuẩn cúm.

Propolis, thường được gọi là keo của ong: một sản phẩm như nhựa thông trộn chung từ trên 20 loại cây, do các con ong sử dụng nước miếng và sáp ong để tạo thành và được ong trét vào các khe hở của tổ ong giúp bảo vệ phía ngoài các tổ ong. Các tổ ong có những khe hở vì được làm bằng gỗ. Theo thời gian, gỗ bị teo lại, tạo ra những khe hở nên các con ong phải tạo ra các propolis, chất nhựa để trét vào các chỗ hở để tránh mưa hay gió lạnh lùa vào nhất là kiến.

Dạo này, mùa đông các tổ ong sẽ được phòng ngự bằng các loại keo do ong tạo ra. Chỗ nào có khe hở thì đám ong tạo ra chất nhựa này để trét kín các nơi hở. Mai lên vườn, sẽ ghé mấy tổ ong xem sao. Sẽ hỏi ông nuôi ong, lấy một ít cho mình. Hôm nay, ông ta có cho một ít. Uống cái này trị ho. Đồng chí gái bị ho máy hôm trước, mình lấy propolis cho uống thì đỡ.

Ảnh chụp cận cảnh để thấy chất keo propolis, được ong dùng để trét vào các khe hở của tổ ong, làm bằng gỗ.

Ngoài ra propolis còn giúp tạo các cấu trúc của tổ ong cứng chắc hơn, giúp hệ thống cách nhiệt để giảm thiểu nước bị bốc hơi. Chống các nấm lạ, vi trùng lạ xâm nhập, các ký sinh trùng, giúp phong toả khắp tổ ong, chỉ chừa một lối vào. Kiểu như làm một bức tường thành xung quanh tổ ong. Trong trường hợp có 1 con thằn lằn nhỏ hay chuột chui vào và bị chết ở trong tổ ong, thì các con ong sẽ dùng propolis để phong toả kiểu gói lại như các xác chết Ai Cập để tránh hôi thối, bốc mùi. Người ta nghiên cứu cho biết là người Ai Cập sử dụng chất propolis để bó các xác chết trong các kim tự tháp.

Khi ong thu nạp các phấn hoa và nhuỵ hoa, lấy nước và các nhựa cây cần thiết để cấu tạo propolis. Trong vườn mình, ông nuôi ong phải để mấy thùng phi nước và bèo. Lý do ong rất cần nước, bèo để ong có thể đậu trên mà uống nước để khỏi bị chìm. Tố chất của propolis tuỳ thuộc theo môi trường xung quanh, cây cỏ loại gì. Người ta cho biết ai mà bị bệnh dị ứng thì nên ăn mật ong của vùng đang ở vì ong đi hút các nhuỵ hoa của cây trái trong vùng, sẽ giúp người bị bệnh từ từ chữa lành bệnh dị ứng khi mùa xuân về. Theo mình nếu ai dùng propolis thì cũng nên dùng loại sản xuất tại địa phương thay vì mua từ bên tàu, được pha chế.

Nghe ông nuôi ong kể, ông ta thích để tổ ong ở vườn mình vì có mấy cây khuynh diệp xung quanh và dừa, nở hoa vào mùa đông. Như chúng ta biết khuynh diệp có những tố chất chữa bệnh, có thể propolis, lấy từ nhựa cây khuynh diệp tốt hơn. Mùa Xuân thì có hoa cây bơ ra hoa, bưởi, quýt, sau đó là các hoa dại trong vùng rồi đến khuynh diệp và mấy cây dừa ra hoa. Hôm qua, mình thấy có nhiều cây đã ra hoa. Hy vọng sẽ không bị lạnh làm chết héo trước khi ra trái. Thường thì vào tháng 3 mới ra hoa.

Vấn đề ông này lười, không muốn lấy mấy nhựa ong để bán nên mình phải mua từ mấy tên nuôi ong khác. Phải chạy cực xa và đắt hay nhờ ông ta khi gặp mấy tên kia, mua dùm. Ông này già, chỉ làm cho khoẻ người, có dịp ra khỏi nhà để không nghe bà vợ cằn nhằn ở nhà. Mật ong của ông ta rẻ hơn mấy tên nuôi ong khác mà mình quen. Có thể ông ta bán rẻ cho mình vì cho ông ta để tổ ong trong vườn. Mấy tên kia, nuôi ong mình quen thì bán $70/ bình, hơn gấp đôi giá của ông ta.

Các nghiên cứu gia tại Đức quốc cho rằng: các bệnh nhân bị cúm, uống độ 50 giọt propolis, 4 lần một ngày thì vi khuẩn cúm giảm tới 40%. Các bệnh nhân được chữa trị bởi propolis sẽ lành trong vòng 3-4 ngày thay vì 6-7 ngày với thuốc tây. Hôm nay, mình bắt đầu. Bỏ propolis nguyên chất lấy từ tổ ong hôm qua.

Propolis là một loại kháng sinh cực tốt, chống lại sự phát triển của các vi khuẩn, giúp giải toả các vấn đề hít thở khó khăn khi bị cúm. Họ cho biết, buổi sáng khi thức giấc, uống một muỗng mật ong với propolis sẽ ngừa các chứng lên men trong bao tử.

Propolis có các kháng oxy-hoá để trị bệnh suyễn, giúp cơ thể thu nhận các sinh tố C và bình thường hoá các hormones. Nếu dùng điều lượng hàng ngày sẽ giúp phòng ngừa bệnh áp huyết cao và nhịp tim loạn xạ, và bình thường hoá lượng cholesterol trong huyết quản, giúp cải tạo lại sự đàn hồi của các mạch máu.

Ai mà bị bệnh phong tình thì dùng propolis để xoa lên chỗ kín, sẽ giúp mau lành, hay bị phong ngứa cũng vậy hay bị phỏng. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22707327/

Theo 63 nghiên cứu, 12 từ âu châu, 7 từ á châu, 30 từ Trung Cộng, 4 từ Ba-Tây, 6 từ Nhật Bản, 2 từ Hàn Quốc, 1 từ phi CHâu và một từ Mã Lai Á mà viện quốc gia y tế của Hoa Kỳ phát hành. Mình chỉ tóm tắc vì rất khó nuốt nếu không quen các từ khoa học,.. nếu ai thích thì mình sẽ nói rõ lần sau.

Nói chung từ ngày mình phát hiện ra y khoa tây phương nhằm để bán thuốc thì mình tìm hiểu thêm về các phương cách chữa bệnh từ xưa đến thế kỷ 20. Chương trình Y khoa tây phương được giảng dạy tại đại học do các công ty dược phẩm và thực phẩm bảo trợ, đào tạo các bác sĩ trở thành các chuyên viên cho thuốc uống do các công ty dược phẩm sản xuất. Y khoa hiện đại rất giỏi về mỗ xẻ nhưng về trị liệu qua thuốc thì hơi mệt vì tạo ra các hệ ứng phụ.

Mình đang đọc các nghiên cứu về hệ ứng phụ khi uống thuốc trị cao mỡ. Kinh hoàng. Thà không uống còn hơn là uống, chết trễ hơn là uống. Hôm nào sẽ tải lên đây. 

Ngoài ra họ cho biết là propolis có thể giúp trị một số bệnh ung thư. Xem đường dẫn trên của National Institutes of Health (viện quốc gia y tế). Cho thấy có nhiều tính chất kháng ung thư như ngăn cản các tế bào ung thư phát triển, giảm thiểu các tế bào có khả năng trở thành ung thư và ngăn cản các tế bào ung thư liên lạc với nhau. Nhất là ung thư ngực.

Càng đọc các nghiên cứu này thì càng thích thú vì có những tố chất giúp kháng ung thư. Ai tò mò thì tra gú gồ. Vì dài lắm, sợ thiên hạ phải mất thời gian uống nước để đọc. Để hôm nào mình kể về các điểm tốt về y khoa của mật ong. Xong om

Mình kèm đây đường nối của trung tâm y tế quốc gia Hoa Kỳ, nói về propolis.

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3872021/

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Nên Làm Living Trust hay không

 Lạ! Bài mình viết về những việc cần làm trước khi hưu trí đã lâu rồi, ít ai đọc nhưng hôm trước, có người bạn hỏi lại, vì đang thuyết phục bố mẹ làm Living trust, để con cháu khỏi mất thời gian nhiều khi đụng trận. Bố mẹ ở tiểu bang khác, xa mấy người con. Nay đại dịch, con cháu không gặp mặt cả hai năm qua vì sợ bị lây. Mình kêu vào bờ lốc mà đọc thì lại nghe bên đầu dây, sẵn đây ông giải thích luôn cho khoẻ, rồi mở máy cho bố mẹ nghe luôn. Sau đó, mình lục trong bờ lốc và sửa lại chút đỉnh, tải về lại thì hôm nay xem lại, thấy thiên hạ đọc nhiều, lại hỏi mình tùm lum dù đã dặn là đi hỏi luật sư.

 Chắc qua vụ đại dịch, ai cũng giác ngộ một điều; chúng ta không thuộc loại “bất tử”. Chúng ta có thể đi theo ông bà rất nhanh, không một lời từ giả như trong phim bộ.

Mình hiểu tâm trạng mấy người bạn này, họ cứ phân vân, nên làm hay không. Vô sản đâu cần làm,… có rất nhiều lý do để không làm. Đọc sách báo về luật pháp, chừng hai trang là buồn ngủ như trường hợp mình. Đi hỏi luật sư thì sợ tốn tiền nên cứ mò mò. Mình làm di chúc, living trust đến 3 lần rồi. Tốn bộn tiền. Chỉ có làm mới hiểu được khiếm khuyết phần nào, khó có thể đúng ngay lần đầu. Mình bò đi seminar về di chúc rất nhiều vì thuộc dạng ngu lâu dốt bền.

 https://youtu.be/5rGsOzdY5KQ

https://youtu.be/PpGG1ZhoqE0

https://youtu.be/b8_MK6PodoU

https://youtu.be/Xy1wN-Qa3u4


Đi seminar thì luật sư doạ đủ trò, rồi ngưng, bảo lấy hẹn. Cũng có seminar, có những người không phải luật sư thực hiện. Mỗi seminar học được một tí. Thường luật sư có phần mềm, chỉ cần điền tên mình vào rồi in ra xong om. Mình có mua phần mềm để làm mấy vụ này, cộng giấy tờ khi sử dụng corporation hay LLC, và Trust,…

Thực tế thì nên trả tiền để hiểu rõ việc cần làm, thay vì nghe ai nói bậy bạ như sơn đen rồi làm sai. Cứ lâu lâu học được cái gì khác thì phải làm bổ túc. Lại chửi thề tên luật sư trước vì nó không chỉ bảo mình. Nếu luật sư giải thích hết thì chỉ gặp mình một lần, họ cần mình trở lại khi có câu hỏi để lấy thêm tiền. Lần thứ 3 thì huỷ cái cũ, luật sư làm cái mới, đề tên y chang như cái cũ. Chỉ việc mình xé cái cũ bỏ đi để con cháu không bị lộn xộn.

Phim bộ, để chuẩn bị cho một nhân vật chính chết, họ phải làm thổ huyết, rên rỉ, đợi người tình hay con cháu về rồi nắm tay, trăn trối bú xu bà la chập rồi mới thở cái hắt, nghẹo đầu qua phải để chết, trong tiếng khóc nức nở của người tình hay người con gầm thét, con nguyện sẽ trả thù. Thực tế thì cái chết có thể đến trong tít tắt.

Tuần trước, trời mưa, ngồi xe với thằng con. Mình dặn là trời mưa, không nên chạy làn “car pool” vì nếu thắng là xe bay vô tường bê tông bên tay trái ngay. Cách đây, 2 tuần, chạy xe trên xa lộ trên đường về, có chiếc xe của ông mỹ nào quẹt vào xe mình nhẹ bên tay phải. Sau đó cả hai tấp xe lại ở cây xăng, trao đổi giấy tờ bảo hiểm. Hú vía! May không ai bị thương tích gì cả. Phật độ! Cô em mình biết được hỏi cúng tạ chưa?

Một điều chắc chắn là chúng ta sẽ qua đời. Vấn đề là không biết lúc nào. Có người nằm Coma hơn 10 năm mà vẫn trơ trơ, hành vợ con hàng ngày. Cho thấy muốn chết đâu phải dễ. Khi nào đến giờ Chúa gọi về thì mới được đi hay khi nào nợ trần ai hết thì chúng ta trút hơi thở cuối cùng. Lên thiên đàng, ông thánh Phê-rô lục máy điện toán, kêu không có trong sổ là phải tiếp tục nằm Coma đến giờ Ngọ, mới được vào thiên đàng.

Có người bảo khi nằm Coma thì muốn rút ống để khỏi làm khổ con cháu. Mình hỏi đã làm di chúc chưa? Nói chưa. Hỏi đã làm giấy uỷ quyền về y tế chưa? Nói chưa. Hỏi đã làm giấy uỷ quyền về tài chánh chưa? Nói chưa,… mình muốn rút ống thì phải làm giấy tờ uỷ quyền cho ai đó, rút ống. Không lẻ mình nằm trên giường kêu bác sĩ rút ống. Khi mình nằm coma, người được uỷ quyền, đưa cái giấy uỷ quyền thì nhà thương mới cho rút ống. Giúp mình tiêu diêu miền cực lạc thay vì nằm coma. Thiền nằm mấy chục năm.

Theo thống kê năm 2017, phân nữa người Mỹ không làm di chúc. Đó là một nước tân tiến, thuộc văn hoá thực dụng. Mình mua nhà của một bà người Mỹ cho vay lại. Nay bà ta qua đời, mình muốn trả đứt món nợ cho con bà ta nhưng con bà cho biết; dạo này hơi túng, mới bị mỗ tim xong, không tiền làm probate, do đó dù họ cần tiền nhưng mình không thể trả hết món nợ cho họ được vì họ không có quyền ký tên bãi nợ (reconveyance) . Chỉ có thể trả hàng tháng. Mình nghĩ có trục trặc gì đó với Living trust, hay khi bà mẹ bị lãng trí, họ thay đổi, gì đó. Mình sẽ gặp họ tuần tới để xem. Định sẽ gặp hôm nay nhưng thằng con mình bị dính covid nên không dám gặp ai.

Nếu mình thật sự thương con cháu thì nên viết di chúc và thị thực chữ ký để cho mỗi đứa con một bản để tránh lộn xộn khi hữu sự. Ông Larry King, nổi tiếng đài truyền hình, vào giờ chót, trước khi chết, ông ta viết lại di chúc bằng tay, vẫn có hiệu lực, loại bà vợ cuối cùng ra khỏi “estate”, gia tài để lại cho mấy đứa con của mấy bà vợ trước. Xong om. Vấn đề không phải làm living trust hay những giấy tờ khác. Vấn đề là phải viết xuống những gì mình mong muốn. Được thị thực chữ ký để không có ai tranh cãi. Có những người họ thị thực chữ ký cho mình, cứ gọi họ là họ chạy đến nhà. Còn không muốn trả tiền thì ra ngân hàng của mình, đều có người làm chứng giấy tờ mình ký, miễn phí. Xong om

Mình nghe kể, có ông bố mất. Mấy anh em họp bàn lo việc hậu sự. Người thì kêu bố dặn, hoả táng, đem về Việt Nam, rắc lên núi Ba Vì gì đó. Người thì kêu bố bảo em là chôn trong nghĩa trang quân đội cùng các chiến hữu. Thế là mấy anh em choảng nhau.

Cuối cùng hỏi đóng tiền làm đám tang thì ai cũng lơ hết, viện cớ nghèo, con đi học đại học bú xua la mua,… cuối cùng hoả táng rồi đợi khi nào có ai về quê, đem cái lọ về rải tro của bố. 10 năm nay chưa có ai về.

Có người nghe ai xúi dại, kêu bán căn nhà của mình, lấy tiền cho con, để chúng mua căn nhà khang trang hơn, rồi mình dọn về ở chung với chúng. Họ nghe ai nói, làm như vậy thì vô sản, khi nào già thì có thể được chính phủ nuôi, nên bán nhà, đưa cho con để mua nhà to đùng, trả thuế cao hơn, bảo hiểm cao hơn, quá mức lương của chúng.

Mới dọn về chưa được bao lâu, hai đứa choảng nhau, ly dị ra toà. Thế là con đi mướn nhà riêng và bố mẹ đi mướn phòng riêng vì phải chia tiền cho con dâu hay thằng rể cà chớn thêm tiền luật sư. Nếu trường hợp các bác cho con cái tiền để chúng mua nhà, lúc nào cũng phải bắt chúng ký chung cái nợ về số tiền cho chúng với tiền lời, cấn cái nợ vào căn nhà. Lỡ chúng có ly dị thì khi bán cái nhà, chúng phải trả lại số tiền mấy bác cho cộng với tiền lời. Khi nào mình đi tây phương thì số tiền ấy dành cho con các bác, thằng rể hay con dâu không được đụng tới.

Mình nghe vụ này nhiều lắm. Chắc do mấy người chuyện gia địa ốc xúi, để họ ăn huê hồng. Mình chỉ cần viết trong di chúc và living trust: là có ý định trở lại sau khi rời viện dưỡng lão thì không ai bắt các bác phải bán nhà cả. Mình có viết về vấn đề này rồi. Cứ lấy nhà cho thuê để trả tiền viện dưỡng lão. Xong om

Có ông Mễ, nghe ai sang tên căn nhà cho thằng con để lãnh tiền già chi đó. Đùng một cái thằng con lăn ra chết. Cô con dâu muốn bán nhà nhưng ông bố chồng không cho ai vào xem. Thế là ngọng. Họ nhờ ai nói lại với mình. Mình mua xong gõ cửa kêu là chủ nhà mới. Muốn ở thì trả tiền nhà hàng tháng từ 13 năm nay rồi.

Có người hỏi mình đã làm living trust rồi. Có phải chuyển giấy tờ căn nhà, xe cộ qua living trust. Cái này là bắt buộc. Living trust là một pháp nhân tương tự như một corporation. Khi mình thành lập living trust như một công ty, mà mình là tổng giám đốc, lo quản trị tài sản của công ty. Khi mình có mệnh hệ nào thì trong di chúc cho biết là sẽ là người thay thế mình để làm tổng giám đốc. Sau khi chia chác xong thì huỷ cái living trust. 

Nếu mình không chuyển qua living trust thì xem như chưa có làm gì cả. Living trust không có tài sản gì cả. Thường luật sư rất mất dạy, ăn tiền chỗ này. Cứ sang tên là họ vớt mấy trăm nhất là ở Cali nay lên giá đâu tiền record lên tới $75 hay hơn/ cái. Chí phèo vẫn hoàn chí phèo. Khi mình qua đời thì nhà cửa vẫn đứng tên mình, thay vì Living trust, phải qua tòa probate. Tương tự làm đám cưới mà không ra toà làm giấy tờ, tuyên thệ trước một đại diện của chính phủ (đám cưới dân sự) thì đâu cần phải ly dị vì trên giấy tờ hai người vẫn chưa lấy nhau dù có tổ chức đình đám ở nhà hàng. Cô dâu chú rể lên sân khấu hát phải chi đêm ấy anh đừng say.

Có một điểm là nếu ai ở Florida thì không nên chuyển căn nhà qua living trust của mình. Lý do là tiểu bang này có luật về căn nhà của mình bất khả xâm phạm (Homestead Act). Mấy người giàu có thường chọn tiểu bang này làm quê hương như ông Rich Dad của mình. Ông ta ở Florida 6 tháng 1 ngày còn số ngày còn lại ở Cali. Cali không có đạo luật này. Nhớ vụ ông mỹ giết bà vợ tên Nicole Brown Simpson và ông bồ, được trắng án. Bị thua kiện dân sự nhưng không ai đụng đến nhà ông ta ở Florida. Ông ta ở Florida để khỏi đóng thuế tiểu bang, và có nhà ở Cali. Nhà ở Cali bị tịch thu để bồi thường cho nạn nhân còn nhà ở Florida to đùng, không ai dám rờ đến. Ông ta bị tù khi cướp lấy đồ của ông ta đã được bán cho ai đó. Vì lẻ đó mà mấy người già hay dọn về Florida ở, rẻ hơn Cali, và căn nhà họ mua, không được ai lấy cả dù bị thưa kiện. Ông Mic, dạy nghề cho mình, nay dọn qua Florida ở. 

Lấy thí dụ vợ chồng Thị Nở và Chí Phèo làm living trust thì có thể gọi: “Thị Nở and Chí Phèo as trustees of the Phèo Nở Family Living Trust, dated 01-27-2022”. Phải có tên Trustee, tên living trust và ngày thành lập. Không có 1 trong 3 phần trên là ngọng. Vì có nhiều người trùng tên Thị Nở và Chí Phèo do đó phải có ngày thành lập. Hay có thể viết, Phèo Nở Family Living Trust, dated 01-27-22, Thị Nở and Chí Phèo, trustees.,… 

Mình có thể tự làm living trust, trên mạng, họ bán đầy, cứ lấy một về làm, chỉnh sửa lại theo ý mình. Làm luôn mấy tờ giấy uỷ quyền, mấy cái này thì không có gì rắc rối, chỉ điền tên vào là xong om.

Cũng có luật sư đàng hoàng nhưng hiếm. Cần hỏi vòng vòng, các người đã làm rồi. Nói cho ngay, họ dùng phần mềm làm chung cho thiên hạ, ngoại trừ có gì đặc biệt thì phải viết thêm, họ lấy thêm tiền. (Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 




Tìm lại bạn thời thơ ấu sau 50 năm

 Hôm qua, nhận được cú điện thoại từ Gia-nã-đại. Một anh chàng hàng xóm xưa, trên đường Thi Sách, kêu mới nói chuyện với Huỳnh Kim Sang, em bà con chi đó của anh ta, sau 20 năm mất liên lạc. Anh chàng này, có gặp lại cách đây mấy năm tại Quận Cam. Mình chỉ mại mại nhớ vì khi xưa không thân lắm. Anh chàng ở trong xóm của Mai Thế Lương, học trường Thanh Ngọc trên mình 1 vài lớp. Hình như gia đình của Mại Thế Lương mướn nhà của bố mẹ hắn. 

Dạo ấy, mình học trường Thanh Ngọc buổi sáng, chiều thì học Yersin, được xe trường này đưa đón. Hình như có hai chiếc xe, một màu vàng và một màu xanh. Mình đi xe màu vàng. Có tên Mai Thế Lương này đi chung với một tên Thọ, lớn hơn vài tuổi. Nếu mình không lầm hắn có hai cô em gái tên Mai Thế Lan và Mai Thế Liên. Đến nhà hắn, thấy bàn thờ to đùng của ông bố bị Việt Cộng giết đâu dưới đèo Prenn. Sau này, gia đình hắn dọn đi đâu nên hết liên lạc. Có gặp lại hắn một lần trong đập Đa Thiện, Thung Lũng Tình Yêu trước khi mình đi Tây. Hắn cứ như tây, cởi truồng, làm Chử Đồng Tử nhảy xuống hồ vô tư. Chỉ tiếc là không thấy công chúa Tiên Dung đâu cả.

Xóm Thi Sách đoạn này cạnh nhà thương, mẹ anh chàng Phú bán ngoài chợ, quen bà cụ mình. Có vài người mình biết mặt nhưng không quen. Muốn đến xóm này thì phải đi ngang cư xá Pasteur. Dãy nhà này thì cửa chính trổ ra đường Hai Bà Trưng, nhưng phía sau thì đỗ về đường Thi Sách. Có một chị quen ở đây mà mình không biết, kêu là bạn học của chị Tâm, con bác Tô trên đường Thi Sách. Biết chị Mão, anh Toàn, Thằng Hiệp,… qua Cali mới gặp, sau này lâu lâu hai chị em lên đài truyền hình hội thoại của đài Little Sàigòn.

Mình xin điện thoại gọi nói chuyện với Huỳnh Kim Sang ngay, hiện định cư tại Houston. Nghe lại giọng anh chàng này khá cảm động, bặt tin hắn từ năm 1972, sau mùa hè Đỏ Lửa. Việt Nam Cộng Hoà đôn quân, anh chàng sinh 1955 nên không được hoãn dịch, phải lên đường. Có tên em họ của hắn, gặp mình kêu hắn có viết thư cho mình nhưng tên này lười đưa lại, quăn xọt rác.

Mình về lại Đà Lạt lần đầu tiên, có đi tìm anh chàng này, Nguyễn Đình Tài và Ngô Văn Thuỷ nhưng không gặp. Chỉ có Đào Văn Quý, gặp ông cụ mình, báo tin, đến nhà mình thăm. Sau này, về Đà Lạt, không thấy bóng dáng Quý đâu nữa. Ông cụ kêu dạo trước anh chàng chạy xe ôm, sau bị ngựa đá hay sao đó, người lênh bênh, đi làm bảo vệ đâu đó. Anh chàng này học rất giỏi, đậu Assez Bien tú tài tây. Sau 75, làm đủ thứ trò rồi chạy xe ôm nuôi vợ con. Nghe nói vợ bỏ hay sao đó. Gặp lại bạn thấy thương. Không ngờ cuộc đời cho hai người học chung trường, chung lớp, chung thầy nhưng kết cục lại khác nhau. Khó định nghĩa được hay định trước tương lai của mỗi người.

Cũng có thể định nghĩa về cái Duyên, hội đủ điều kiện. Mình sang Văn Học thì chơi với Hùng Con Cua và Nguyên. Có anh du học tại Gia-nã-đại. Hai tên này cũng muốn du học, theo gót chân của anh chúng nên mình cũng ké theo giấc mơ của chúng. Mẹ mình khi xưa làm ô-sin cho bà Phúng, mẹ của cậu Mạnh, du học bên Pháp. Năm 1973, cậu có về thăm Đà Lạt, đến nhà mình thăm mẹ. Cậu kể phục mẹ mình lắm nên giúp mình kiếm được học bổng đi du học bên tây. Cậu Nghị, con ông Đàng, mình có gặp một lần trước khi cậu đi du học, cũng giúp mình ghi danh đại học khiến mình được trời ị trúng đầu, đi tây. Bà cụ tốt với thiên hạ nên thiên hạ giúp mình đi du học. Tương tự sau 75, họ giúp mẹ mình, buôn bán nuôi con và thăm nuôi chồng ở trại cải tạo 15 năm.

40 năm sau, mới gặp lại Tài và Thuỷ nhờ liên lạc qua diễn đàn Văn Học Đà Lạt xưa. Thủy có cho mình số điện thoại của Sang nhưng liên lạc không được, chắc đổi số. Nay gặp lại qua điện thoại thì bao nhiêu kỷ niệm của hàng xóm khi xưa, tự đâu trôi về với vận tốc nhanh của dây cáp thay vì chế độ 3 Gờ.

Hồi bé, hắn học tư với anh Bình, con ông Khoa nên khi ra chơi, cả đám hay chơi bắn bi với nhau. Sau này lớn lên thì hắn học trường Đa Nghĩa nên ít gặp nhau lâu lâu có gặp mặt thì cười như chào nhau. Đến khi mình sang Văn Học thì ngày đầu vào lớp, mình thấy hắn nên hắn ra hiệu mình ngồi cạnh. 

Quen hắn thì mình đang ngây thơ, chỉ thích tập võ hay chơi bóng bàn nay hắn rủ đi ngắm gái. Hắn có cô em học dưới một lớp thì phải, có mấy cô bạn học chung ghé nhà nên hắn tinh thông việc gái gú. Hắn biết cô nào ở đâu, tên gì. Một hôm, hắn ghé nhà, kêu đi chơi. Mình vác xe chạy vòng vòng với hắn. Sau đó, hắn kêu chạy về đường Hai Bà Trưng. Đến gần xóm Địa Dư, hắn kêu chậm chậm lại rồi chỉ sau lưng một cô gái đang đi một mình, ôm tập vỡ như Hoàng Thị Ngọ của ông Phạm Thiên Thư. Thật ra, nhìn phía sau, ai cũng là tiên nữ cả.

Hắn nói xem mặt cô gái. Mình chạy qua, ráng hết cam đảm, quay lại thiệt nhanh để xem cô nàng, sợ cô ta bắt gặp. Hắn hỏi đẹp không. Mình nói Duyệt. Dạo ấy, mình đã cận thị nhưng chưa đeo kính. Trông xa thì ai cũng là hoa Thiên Lý cả. Mình thấy cô ta đi vào chiếc cầu khu nhà ông Lào nên ngạc nhiên. Không ngờ có cô gái ở khúc này mà mình không biết. Nay phải nhờ một tên ở xóm khác chỉ. Chán Mớ Đời 

Khi mình về Hà Nội, tham dự buổi hội thảo về phát triển Việt Nam, sau thời Đổi Mới. Có một bà trong phái đoàn thanh niên cộng sản Việt Nam, đến chào mình, tự xưng là người Đà Lạt. Kêu biết em gái của mình, bố mẹ của mình, và ở xóm Địa Dư, cạnh nhà ông Lào. Mình hỏi có phải em gái của một tên mình hay đá banh chung hồi nhỏ. Cô nàng kêu đích thị khiến mình thất kinh, suýt ngất đi trong sự hổn loạn tinh thần. Mình hỏi anh chàng nhớ cô này, hắn cười, kêu mày còn nhớ à. Chán Mớ Đời

Dạo ấy, hắn và một tên khác thích hai cô trong lớp nên cứ viết thư truyền cho nhau. Mình thấy chúng sao gan cùng mình. Dám nói chuyện với gái. Ở xóm mình, gặp mấy cô láng giềng, mình mở mồm không ra, cứ cúi đầu lủi nhanh.

Mình hỏi hắn còn nhớ Nguyễn Thị Ri? Anh chàng bật cười, kêu mày còn nhớ à. Mày nhắc tao mới nhớ. Mấy chục năm nay, quên mất tiêu. Dạo ấy, mình mới sang trường Văn Học, ma mới nên cái gì cũng lạ. Trong lớp 11B, có độ 20% là nữ sinh. Mấy cô được xếp ngồi phía trên bên tay phải của lớp, bên trái thì con trai và phía sau mấy bàn con gái là đực rựa. Nói chung, mấy cô là thiểu số nhưng mồm rất to. Có một bàn toàn là mấy cô, cứ cười nói rất ồn ào, ăn vụng trong lớp. Gà trống thì gáy còn gà mái thì tục tát để gây chú ý cho gà trống.

Đó là trong lớp, khi ra chơi, tương tự, mấy cô tóm lại từng tụ, mấy tên gom lại một đống, nói chuyện chi đó rồi có thằng bổng ré lên như bệnh thần kinh, rồi lén lén địa về mấy cô. Sân trường cứ như cái chuồng gà. Nay kể lại mới thấy những giây phút ấy quá ngây thơ, giúp mình còn chút gì để nhớ, hồi tưởng lại thời, khởi đầu hỏi ai biểu em là con gái cho đời anh te tua. 

Hắn kể khi xưa, mày hay dùng mấy từ, câu rất lạ tai. Có lần đi sau một cô, mày nói câu … khiến cô ấy quay lại, chửi đồ mất dạy. Chán Mớ Đời . Sau này, khi viết tiếng Việt, bí chữ mình chế luôn cho khoẻ như khi xưa, nói tiếng Việt mình không biết từ vựng nhiều nên hay chế khiến tụi bạn đực ra, kêu hay hay dù mình hay chúng chả hiểu nhưng đại khái là hiểu ý mình muốn nói gì.

Trong số đó có Nguyễn thị Ri, gốc Chàm, từ Phan Rang lên học. Hết năm 11B thì mất tiêu, về quê lấy chồng hay vô bưng. Cũng có thể di tản qua trường Việt Anh. Lên năm 12B, một số rất đông học sinh, chuyển qua trường Việt Anh vì bộ Tam Sư, 3 ông thầy nổi tiếng dạy Toán Lý Hoá Đà Lạt dạo ấy, đầu quân  qua trường Việt Anh. Có hai cô rất xinh, mất tích. Chán Mớ Đời 

NGuyễn thị Ri và Nguyễn thị Đức như cặp bài trùng. Tên Sang và tên Hiệp, lớp 11A kết hai chị này, viết thư nhờ mình trao cho hai cô nàng. Tự nhiên mình được công tác người đưa thư. May mà không bị dính cái huông nếu không ra ngoại quốc đi làm cho bưu điện.

Học buổi sáng, chiều tên Sang này và em họ hắn tên Tuấn rủ mình đi đá banh ở sân vận động, với xóm kho bạc. Có tên Cường nhỏ nhỏ người nhưng đá khá hay. Có 2 anh em Nguyễn Mơ, Nguyễn Ước ở Cô Giang. Thành ở ngay xóm Giếng, trước khách sạn Mimosa, và đám học sinh Việt Anh… cả đám đá banh, trời mưa cũng đá, xỉn lầy, vũng nước cứ lăn ra đá. Cuộc đời thấy nhẹ nhàng.

Có hôm, hắn kêu mình không đi đá banh, đến nhà Nguyễn thị Ri, ở đường Thủ Khoa Huân. Cô này chắc nhà giàu vì ở trọ căn biệt thự to đùng hay là Việt Cộng nằm vùng không biết. Đứng đợi trước cổng thì thấy tên Hiệp 11A bò lại. Hoá ra hai tên này, viết thư hẹn hò với 2 cô kia, nhưng sợ sao đó lại kéo mình theo. Mình để hai cặp đả thông tư tưởng trong nhà. Mình bò ra sân sau, nhìn về hướng hồ Xuân Hương rất đẹp vì thấy luôn ấp Ánh Sáng và đạp cầu ông Đạo. Sau này, chúng hẹn hò ra sao thì không thấy rủ mình nữa. Mình lại bò đi đá banh.

Đùng một cái, Việt Nam Cộng Hoà ra lệnh đôn quân. Mình nhớ khuôn mặt của tên Sang này, cầm giấy gọi nhập ngủ rồi 2, 3 ngày sau. Hắn và tên em họ tên Tuấn, trong lớp có đâu 10% nam sinh, biến mất sau vụ đôn quân. Cả lớp đang vui đùa như trẻ thơ, bổng nhiên cảm nhận ra mình đã lớn, có trách nhiệm với đất nước. Bổng nhiên trở thành Phù Đổng, ra trận, không hiểu vì sao, phải học giết người.

Sang kể đi lính, vào chỗ khám sức khoẻ thì gặp tên Nguyễn Văn Vinh, bạn học chung lớp, đi Thuỷ Quân Lục CHiến, tước đó mấy tháng, bị thương, đang nằm viện. Hắn Chán Mớ Đời. Ngày đầu tiên nhập ngủ mà gặp tên bạn học đi trước hắn đâu trước khi vào học. Ra trận đầu tiên, bị thương. Mình thì không nhớ anh chàng này.

Học tập quân sự xong thì Sang được gửi đi học gở mìn, chất nổ, được biệt phái về phi trường Tân Sân Nhất. Ngày ngày đi tuần, xem có vật nào khả nghi, do mấy ông kẹ gài hay ai đó báo cho biết thì đến lần mò, gở. Không may thì cái đùng to lớn tiêu diêu miền cực lạc. Chiến tranh rất vô tình và tàn ác. Anh chàng kể chỗ ngày nay, Việt Cộng thành lập bảo tàng tội ác mỹ ngụy là nơi anh ta đóng quân. Anh ta thì đi gỡ mìn, chất nổ của đặc công Việt Cộng mà họ lại gắn tội ác mỹ ngụy.

Sau 75, thì bò về nhà. Đi làm thợ, lơ xe đò. Ngô Văn Thuỷ rủ ghi tên vào làm công nhân nhà máy gì đó. Một hôm cuối tuần đón xe về thì gặp ông cậu, đang lái xe tải. Ông cậu cho quá giang về nhà. Tối đó, thấy người lạ lên gác nói chuyện với ông cậu. Hắn bò lên gác, lén lén nghe. Sau đó, ông khách lạ đi đâu thì bò đi theo đến Rạch Giá. Ông khách lạ gặp anh của Sang, nói có thằng nào như công an, cứ đi theo ông ta. Ông anh kêu em tui. Ông anh tổ chức vượt biển nhưng không nói cho ai. Thế là hắn được lên tàu. Ra biển, thuyền chồng chành tưởng chết nhưng được tàu kéo vào bờ.

1 năm sau, định cư tại Hoa Kỳ, ở Houston. Cách đây, 20 năm, về Việt Nam một chuyến, có tên bạn giới thiệu cô cháu. Hắn bò về Cần Thơ gặp. Thấy nghèo quá nên lấy, đem qua Hoa Kỳ. Nay có hai mụn con. Chưa về hưu được vì con gái út mới 14 tuổi. Mình hỏi vợ chắc đẹp vì nghe nói gái miền tây đẹp như tây. Hắn nói không, đẹp thì nó đâu ở lâu ở dài với mình. Anh chàng có gửi hình vợ con thấy cũng hạnh phúc lắm.

Mình nghe hai anh bạn học cũ, kể chuyện vượt biển. Một anh thì khá hài hước, kể chuyến đi ra sao, một anh thì khá ly kỳ. Một anh thì tổ chức vượt biển, bị công an còng đầu, kêu lên Sàigòn, kiếm người về mua bãi. Một anh chàng thì cứ đi theo ông đầu nậu vượt biển. Có thể ông cậu muốn anh ta đi nên kêu đi theo ông này kiểu canh me. (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 


Đóng thuế khi qua đời tại Hoa Kỳ

 Hôm trước, có chị bạn gọi điện thoại hỏi về thuế sau khi qua đời. Mình đang ăn cơm nên nói sơ sơ, nay viết xuống đây cho rõ. Người Mỹ gọi là “death taxes ”, để chỉ định hai loại thuế liên quan đến thừa kế. Thuế gia sản  (estate tax) được đánh thuế trên tổng số giá trị của gia sản, tất cả những gì người qua đời làm chủ như nhà cửa, xe cộ, nữ trang, tiền trong ngân hàng,… và thuế thừa kế (inheritance taxes), được đánh trên số tiền mà người thừa kế nhận được.

Ở Hoa Kỳ, có một điều chắc chắn cho người Mỹ bình thường là phải đóng thuế. Đi làm, đóng thuế, làm có tiền mua sắm, chính phủ đánh thuế trên số tiền mình mua sắm. Ở Quận Cam, nay đóng thuế 8.75% và Los Angeles là 9.75%. Do đó mua mấy đồ đắt giá như xe thì nên mua tại Quận Cam thay vì ở Los Angeles. Mua một chiếc xe gái $40,000, đóng thêm thuế 1% là $400. 

Thấy vậy chúng ta tiết kiệm, bỏ ngân hàng cũng bị đánh thuế trên tiền lời. Về hưu, không đi làm, lấy tiền để dành hưu trí cũng bị đánh thuế, tức quá lăn ra chết, cũng bị chính phủ bò đến cái hòm, đánh thuế cho những gì chúng ta để lại trần gian. Tưởng xong om, ai ngờ có nhiều tiểu bang, cho rằng con cháu của chúng ta không xứng đáng nhận tiền, gia tài, lại đánh thuế chúng. Thế mà ai cũng muốn vượt qua bao hiểm nguy, tốn bạc triệu đến xứ tư bản dãy chết này. 

Chỉ có mua thức ăn trong siêu thị thì không bị đóng thuế. Nếu mua thức ăn như sandwiches,..thì nên mua tỏng siêu thị, không phải đóng thêm 8.75%. Đó là dân ngu khu đen như chúng ta, còn tỷ phú thì không. Như ông Bloomberg, bỏ ra nữa tỷ đôla để tranh cử tổng thống, không ai bầu cả. Không đóng thuế mà chết đi gia sản để lại bạc tỷ cũng không đóng thuế. 

Gần đây, mình có người đại gia tại Việt Nam dọ hỏi mua cái vườn bơ của mình, để xây cất đầu tư theo chương trình EB-5 khiến mình ngạc nhiên. Họ giàu có tại Việt Nam, tại sao lại muốn sang Hoa Kỳ tìm bãi đáp an toàn.

Em chỉ kể thông tin, các bác đừng có tin em. Cần hiểu rõ thêm thì kiếm luật sư mà tham khảo thêm, đừng có kêu em. Em là nông dân, không biết gì. Đừng có tin em nhé.

Tóm lại gia sản để lại của người qua đời, trên nguyên tắc sẽ đóng thuế tài sản tuỳ theo thẩm định của chính phủ và người thừa kế sẽ đóng thuế trên tài sản thừa kế nếu lâm vào những trường hợp sẽ kể sau. Trust có thể sử dụng đúng loại, và thiết kế đúng, để tránh bị đánh thuế. Gia sản để lại, người thừa kế có thể bị đánh thuế.

Tài sản có thể bị đánh thuế hai lần. Lần đầu trên gia sản để lại và sau đó tiểu bang đánh thuế người thừa kế. Chính phủ liên bang không đánh thuế các người thừa kế nhưng có vài tiểu bang đánh thuế các người thừa kế gia tài như:

  • Nebraska
  • Iowa
  • Kentucky
  • Pennsylvania
  • New Jersey

Các người thừa kế, không phải lo ngại bị đánh thuế thừa kế nếu không cư ngụ trong 6 tiểu bang kể trên. 

Thuế Gia Sản (estate tax) : có 12 tiểu bang bắt đóng thuế gia sản: 

  • Washington
  • Oregon
  • Minnesota
  • Illinois
  • New York
  • Vermont
  • Maine
  • Massachusetts
  • Rhode Island
  • Connecticut
  • Maryland
  • Hawaii1 

Theo luật hiện hành thì gia sản mỗi người có trên $11.7 triệu (2021) , vợ chồng thì 23.4 triệu thì số thặng dư sẽ bị đánh thuế ở cấp liên bang. Mình hỏi chị bạn, gia sản của mẹ dưới 12 triệu thì không lo bị đánh thuế. Mình xem các tiểu bang đánh thuế thì may quá, chị ta và mấy người em không cư ngụ trong mấy tiểu bang này. Ngoài trừ ai ở Maryland.

Vấn đề là 4 năm nữa thì số tiền miễn thuế gia sản từ $11.7 triệu sẽ xuống còn 5 triệu (2026) khi Tax Cuts and Jobs Act (TCJA) hết hiệu lực. Ai có gia sản từ 5 triệu lên đến 12 triệu thì nên chết trước năm 2026.

Các tiểu bang Hoa Kỳ đánh thuế thừa kế. Xem chú thích

Có nhiều trường hợp, ai có tiền nhiều trên 5 triệu thì phải tặng cho một hội từ thiện chính thức tại Hoa Kỳ, để giúp bớt đóng thuế. IRS có danh sách các tổ chức từ thiện này trên trang nhà của họ. Nếu cho thì gia sản của người qua đời sẽ giảm bớt số tiền đóng thuế. Đa số chúng ta không sợ nhưng nếu chúng ta qua đời sau 2026, khi lạm phát gia tăng, căn nhà của các bác từ 1 triệu đô leo lên 2, 3 triệu là hơi mệt. Từ đây đến đó, các luật của ông Biden, tìm cách đánh thuế người giàu sẽ len vào.

Đảng Dân Chủ tìm cách đánh thuế mấy ông tỷ phú nhưng bị đánh dội ngược nên họ bỏ ý định đó, và sẽ đánh các người trung bình là khốn cho dân có nhà cửa chút chút, người Mỹ trung lưu. Do đó em đang tính nghiên cứu thêm về GRAT để xem sao. Hôm trước, đi leo núi với anh bạn. Anh ta kể mấy căn nhà của anh ta đều mua bằng tiền tươi khiến mình thất kinh. Cần phải bỏ một cái nợ, để trừ bớt gia sản. Thí dụ: gia sản trị giá 30 triệu mà nợ 10 triệu thì xem như tài sản để lại chỉ có giá trị 20 triệu, dưới số 23.4 triệu cho hai vợ chồng. Mỗi người được 11.7 triệu miễn thuế.

Đồng chí gái có chung tư tưởng với vợ chồng anh bạn, không muốn có nợ nần gì cả khi về hưu. Chán Mớ Đời 

Hiện nay, người Mỹ có quyền tặng tiền cho cơ quan từ thiện hay con cháu, $15,000/ người và mỗi năm. Kéo dài đến khi qua đời. Vào trang nhà của IRS để xem. Mình nhớ cô bạn người Mỹ khi xưa, đi chơi bên Hy Lạp với mình. Bà nội cô ta cho cô ta $10,000 mỗi năm để đi học đại học hay đi chơi để giảm bớt tài sản. Họ gọi là Gift Taxes.

Ngoài ra, chúng ta có thể chuyển lần tiền bạc sang cho con cháu từ từ mà không bị ảnh hưởng đến tài sản. Cứ rút $15,000 ra khỏi số tiền dư trên $11.7 triệu và năm 2026 là 5 triệu. Điển hình có 2 người con, lập gia đình, mỗi đức có 2 đứa theo chỉ tiêu “trai hay gái, chỉ hai mà thôi”. Tổng cộng 2 con, 2 rể hay dâu, và 4 đứa cháu. Tổng cộng 8 người hậu duệ thì cứ cho mỗi năm $15,000/ người. Tổng cộng $120,000/ năm. Trả tiền cho cháu đi học, cho con vay tiền mua nhà,… ai mà có độ 20 người con, cháu, rể và dâu là bay $300,000/ năm. 10 năm là được 1.2 triệu,…

Anh bạn hỏi bỏ tài sản vào Living trust vẫn bị đóng thuế. Chắc chắn rồi. Người ta làm Living Trust để tránh các trường hợp người dân từ đâu đến, tự nhận là có phần trong gia tài. Điển hình cô Anna Nicole Smith, cô này là vũ nữ, rất đẹp, được ông tỷ phú 89 tuổi mê, lấy làm vợ. 18 tháng sau, mỗi ngày được cô mớm sữa cho nên ông tỷ phú tiêu diêu miền cực lạc. Gia đình ông ta khám phá ra là ông ta chuyển tên người giám hộ gia tài là cô vũ nữ nên đưa nhau ra toà. Cuối cùng cô Smith này được mấy trăm triệu, thay vì mấy tỷ đôla. Làm vợ ông glà 87 tuổi được 18 tháng được mấy trăm triệu thì cũng ráng. Theo báo chí Luật Khoa thì được $449,754,134.00, sau 18 tháng mớm sữa cho ông già 90 tuổi.

Buồn đời cô này, thấy có tiền nhiều nên nhiều tên nhảy vào ăn có. Đùng một cái, cô này lăn đùn ra chết. Có cả chục tên đứng ra tự xưng là cha của đứa con của cô. Ra toà, khám DNA đủ trò. Nếu cô ta làm Living Trust, để lại di chúc, có người giám hộ, được chỉ định thì sẽ không lo vụ này.

Living Trust sẽ không phải qua toà án thừa kế (probate court). Các tài sản sẽ được chuyển nhượng cho các người thừa kế (living beneficiaries). Tránh được toà án thừa kế nhưng vẫn phải bị đánh thuế nếu lâm vào những trường hợp kể trên.

Có hai loại Trust:

Revocable Trusts: loại này có thể huỷ bỏ, thường người sử dụng loại này khi chúng ta đi làm estate planning. Loại này không trốn thuế được. Người thành lập TRUST này có thể huỷ bỏ bất cứ lúc nào. Họ có thể chuyển tài sản qua tên họ lại hay chuyển người thừa kế. Các lợi tức của trust đều được đánh thuế khi người thành lập Trust, làm thuế hàng năm.

Irrevocable Trusts: khi người thành lập Trust này thì xem như là không có quyền sửa đổi. Một khi đã giao chuyển tài sản vào đây thì không có quyền lấy lại như Revocable Trust. Họ phải kiếm một người giám hộ để quản lý cái trust này. Loại Trust này có thể tránh thuế tài sản nếu có nhiều tiền và sử dụng đúng khuông khổ cho phép.

Các quỹ hưu trí (Retirement Account): khi chúng ta qua đời mà có một quỹ hưu trí để lại cho con cháu. Chính phủ không muốn đợi 30 năm nữa để đánh thuế. Họ bắt con cháu thừa hưởng gia tài phải lấy ra để họ đánh thuế hàng năm. Còn nếu người phối ngẫu còn sống thì phải rút ra từ từ sau 70.5 tuổi.

Xin mở ngoặc: nếu bác nào cảm thấy còn sung sức, về Việt Nam lấy em chân dài nào trẻ hơn 40 chục tuổi. Đem sang đây, cô ta sẽ bắt chước Anna Nicole Smith, sẽ quần thảo các bác trong vòng 18 tháng để đưa bác lên thiên đàng trong tiếng hát Nghìn Trùng Xa Cách. Tiền hưu trí sẽ chuyển qua cô vợ 25 tuổi, cô này sẽ có đến 40 năm để rút tiền ra. Cô ta có thể ăn tiền an sinh xã hội của bác đến khi chết. Đại loại $2,700/ tháng đến chết. Thử làm tính nhé: khi bác qua đời, quỹ hưu trí có $100,000. Các bác ghi trong di chúc là không được rút ra, chỉ có thể rút ra khi cô vợ đến tuổi 65. Cấm lấy chồng lại trước 65 tuổi. Nếu lấy chồng trước thì tài sản sẽ cho Sơn Đen làm quỹ đen. Xong om

40 năm, tiền lời cứ tính đổ đồng 12% lời hàng năm, xem 40 năm sau, vợ chân dài của mấy bác sẽ có bao nhiêu? Cô vợ sẽ có 12 triệu. Trong suốt 40 năm cô ta không được lấy thằng khác, chỉ chăm sóc con cháu các bác để lãnh 12 triệu. Vẫn lãnh được an sinh xã hội của mấy bác hàng tháng, khỏi đi làm. Kinh

Các bác có thể chuyển tiền, tài sản cho người phối ngẫu đến 100%. Chỉ có người chưa phải công dân mỹ thì chỉ được lãnh $164,000/ năm (2022). Vì vậy mà con mấy bác sẽ chống đối việc bác về Việt Nam lấy chân dài.

Thuế tiền lời (Capital Gains Taxes): lấy thí dụ, các bác mua một căn nhà khi sang Hoa Kỳ, giá $200,000 đến khi bác chết thì trị giá căn nhà lên 1 triệu ở Cali. Trên nguyên tắc thì lời $800,000. Nếu bác nghe lời ai xúi dại, chuyển tên qua cho con cháu để lãnh Medicare,.. con cháu của bác bán căn nhà thì trên nguyên tắc là phải đóng thuế tiền lời trên 800,000 độ 33% ở Cali. Nếu các bác để giấy tờ đàng hoàng lại, chuyển tên qua living Trust, khi qua đời, con cháu sẽ hưởng quy chế mà thuế vụ gọi là Stepped up basis . Căn nhà giá trị 1 triệu sẽ được tính vào số tiền 11.7 triệu miễn thuế tài sản. Con cháu các bác có quyền bán mà không phải đóng thuế nếu cư ngụ trong những tiểu bang, không đánh thuế tài sản.

Thuế tài sản: trung bình thì số tiền hơn 11.2 triệu sẽ bị liên bang đánh thuế từ 18% đến 40%. Tiểu bang có thể đánh đến 16%. Chán Mớ Đời 

Đừng có hỏi em nhé, cứ ra bolsa kiếm luật sư mà hỏi.

Nguyễn Hoàng Sơn 

Học và viết tiếng Việt

 Dạo này, có ông thần nào “dán tên mình” vào một bài viết của cô nào, than là ngày nay người Việt viết tiếng Việt rất cẩu thả, sai lỗi chính tả, đủ trò. Thiên hạ nhảy vào hội đồng, ném đá những người viết sai chính tả như mình. Chán Mớ Đời 

Mình đoán là các chiến sĩ an ninh mạng, đang định hướng dư luận để họ quên đi vụ công ty Việt Á, được gắn huy chương nhà nước gì đó.

Thật sự, trình độ tiếng Việt của mỗi người Việt rất khác nhau nên không thể so sánh được. Mình lấy thí dụ: một cô bạn học khi xưa ở Yersin. Từ bé tới lớn học trường Tây, sau 75 qua tây học tiếp. Nay sống ở tây nên tiếng Việt không rành lắm. Ông chồng nói với mình là cô nàng đọc nhưng không hiểu những gì mình viết. Lý do là tiếng Việt không rành, chỉ biết nói chuyện vớ vẩn với người Việt tại Pháp. Dạo mình mới sang pháp, gặp người Việt, nói tiếng Việt như con mình ngày nay.

Một cô khác, tương tự, kêu ông chồng dịch ra tiếng tây những email của mình. Rồi email tiếng tây cho mình nhờ, dịch ra dùm tiếng Pháp, khiến mình ngọng. Chắc ông chồng Chán Mớ Đời cứ phải dịch ra tiếng tây cho cô nàng. Nói chung là mấy ông chồng liên lạc với mình nhiều hơn vì phải đọc i-meo của mình, rồi giải thích cho vợ còn mấy cô đọc không xong thì viết gì nổi. 

Mình theo dõi mấy người bạn học cũ Yersin, nay vẫn còn sinh sống tại Việt Nam. Họ viết rất chuẩn tiếng Việt. Lâu lâu có người sửa lỗi chính tả của mình. Lý do từ 1975 đến nay, họ sống tại Việt Nam thì tiếng Việt của họ phải được hoàn chỉnh, khác với các người bạn học cũ, ở hải ngoại.

Do đó, chúng ta không thể nào gọi những người không rành tiếng Việt là mất gốc, khinh thường chữ Mẹ Đẻ,… một người Việt tại Việt Nam, có thể không viết chính tả chuẩn vì họ không được học cao. Ngày nay, nhờ Internet, họ có thể lên mạng, giao tiếp với thiên hạ, nên có thể còm tiếng Việt sai chính tả. 

Nếu mình không lấy vợ việt thì chắc ngày nay cũng ngọng tiếng Việt. Mình đọc sách báo việt ngữ lại khi sang Hoa Kỳ làm việc. Tại New York, mình có gửi mua báo việt ngữ để đọc hàng tháng nên lò mò được chút tiếng Việt.

Cách đây mấy năm, một cô bạn i-meo kêu có liên lạc được với một cô học chung lớp khi xưa nên mình liên lạc và kể qua i-meo những kỷ niệm một thời đi học chung. Ai ngờ, cô bạn kêu còn nhớ gì không, kể tiếp. Thế là từ đó mình khởi đầu nghiệp dư viết ba-láp, ba-sàm cho đến nay. Cô bạn phải sửa chính tả cho mình khá nhiều, gửi cách thức đánh dấu hỏi ngã tùm lum nhưng vẫn sai chính tả. Hình như họ gọi là biên tập viên ở Hà Nội.

Mình nhớ có mua sách của ông Nguyễn Hiến Lê nói về tiếng Việt, xuất bản trước khi mình sinh ra đời. Không ngờ ngày nay, mình vẫn theo ý của ông ta. Khi nói hay viết tiếng Việt, mình cố gắng ít dùng tiếng địa phương (anh ngữ hay tiếng Ý Đại Lợi, tiếng Pháp,…). Có những từ không biết, phải dùng từ tiếng Việt sau 75.

Có anh bạn khi xưa học Marie Curie, ghét mấy người bạn học cũ, gặp nhau là cứ xổ toàn là toi, toi, moi moi,.. có lần anh ta kêu hôm qua tao đi xe lửa, tao lên toa, tao đái trên đầu toi,… cứ tưởng tượng mình đang nói chuyện với người Mỹ, bổng nhiên xổ một tràng tiếng Việt vào, hỏi họ có hiểu không. Mình có tên bạn người Tàu, đại hàn, khi gặp chúng, đang nói chuyện chúng xổ một tràng tiếng tàu hay tiếng Hàn với mấy người đồng hương của họ khiến mình ngọng.

Có lần mình viết tiếng Mễ, dặn ông thợ đến sau thì làm những việc như sau. Khi ông ta đến, mình mới khám phá ra ông ta không biết đọc tiếng Mễ. Ông thợ hay người mướn nhà gốc Mễ, nhắn tin cho mình sai chính tả tiếng Mễ rất nhiều. Mình đâu thể đánh giá họ là mất gốc. Tại quê nhà, họ là nông dân như mình, không được đi học nhiều hay thậm chí không được đến trường.

Mình tham gia hội Toastmasters để tập nói anh ngữ trước công chúng. Mình khám phá ra rất nhiều người Mỹ cũng lấn cấn vấn đề văn phạm nên mỗi buổi họp đều có người thay phiên nói về văn phạm hay nêu ra cái sai của mỗi người khi nói chuyện. Nói chung thì chỉ có những người mỹ lớn tuổi mới để ý đến cái sai văn phạm.

Thật ra tiếng Việt là một sinh ngữ nên thay đổi liên tục, cập nhập hoá với đời sống hiện đại. Nếu chúng ta mở mấy cuốn sách của nhà thi hào Anh quốc Shakespeare, chúng ta thấy anh ngữ thời của ông ta rất khác những gì chúng ta học ở trường. Đọc đã không hiểu mà bà thầy anh văn, dẫn mình đi xem King Lear ở hí viện Luân Đôn. Mình hiểu câu truyện trước đó, chớ khi xem kịch diễn thì ngọng.

Việt Nam có chữ Nôm, được dùng trước khi người Pháp đến, nay xem như là “TỬ NGỮ”, một ngôn ngữ chết như Hy-Lạp-ngữ. Có dạo mình mua sách để học chữ Nôm nhưng được 3 ngày thì bỏ cuộc. Có anh bạn xưa, rất chăm chỉ, mỗi ngày học một chữ, nay khoe học được mấy ngàn chữ.

Mình học chương trình Pháp từ bé, đến khi sang Pháp thì mình ngọng. Cách mình nói, được dạy trong sách vỡ nhưng gặp tây đầm thì họ nói cách khác. Điển hình: mình được ông tây bà đầm dạy nói: “je ne sais pas” thì bọn sinh viên học chung với mình kêu “sais-pas moi”. Ngoài ra là một sinh ngữ nên người pháp dùng tiếng lóng khá nhiều nhất là dân Paris. Mình phải mượn truyện thời đại để đọc, học các từ lóng của Tây đầm.

Dạo còn sinh viên, có một ông nhạc sĩ tây khá nổi tiếng với giới trẻ, tên Renaud. Mình nghe mấy đứa bạn trong lớp mở radio để nghe. Điệu nhạc thì rất đương đại nhưng mình không hiểu gì cả vì ông ta sử dụng tiếng lóng của người Pháp. Mình nghe như vịt nghe sấm nhưng từ từ rồi cũng hiểu được tiếng lóng của Tây đầm.

J'étais tranquille j'étais peinard
Accoudé au flipper
Le type est entré dans le bar
A commandé un jambon beurre
Et y s'est approché de moi
Et y m'a regardé comme ça
T'as des bottes, mon pote
Elles me bottent
Je parie que c'est des santiags
Viens faire un tour dans le terrain vague
Je vais t'apprendre un jeu rigolo
A grands coups de chaînes de vélo
Je te fais tes bottes à la baston
….

Dạo điện thoại bắt đầu có phần nhắn tin. Mình thấy mấy đứa con nhắn tin rất ngắn khiến mình tăm tối như LOL, idk,… nhưng từ từ rồi cũng hiểu ý chúng muốn nói gì.  Mình về Việt Nam, nói chuyện với mấy người em. Mình kêu mai ra “phi trường” khiến mấy cô em nhìn mình như bò đội nón. Một cô em khác nhanh trí kêu là “sân bay” mới giúp cô em kia thoát cảnh bò đội nón. Ngay trong gia đình còn không hiểu nhau thì người ngoài còn khó gấp bội.

Khi xưa, họ có làm mấy cái tách uống cà phê cho người có râu. Do đó, chúng ta không nên vơ đũa cả nắm về người viết không rành tiếng Việt.

Có người ở hải ngoại dị ứng với những từ dùng tại Việt Nam. Ngôn ngữ mà người ta dùng hằng ngày được xem là Sinh Ngữ, một ngôn ngữ sống thì có những từ mới, được phát minh và được người dân sử dụng. Mình học tiếng Việt thời Việt Nam Cộng Hoà, nên khi dùng từ được học ở trường khi xưa. Nhiều khi quên, đọc báo việt ngữ ngày nay, ngay các báo xuất bản tại Hoa Kỳ, cũng sử dụng những từ sau 75. Lý do là người Việt rời sau 75 khá đông. Giới di tản, dần dần vào viện dưỡng lão hết. Trong tương lại sẽ không có ai dùng các từ vựng Việt Nam Cộng Hoà. 

Chúng ta có thể dị ứng với các từ hậu 75 nhưng không thể chối cãi đó là ngữ vựng đang được sử dụng thường nhật. Vài năm nữa, thế hệ di tản ở hải ngoại qua đời, chúng ta sẽ không thấy ai sử dụng các từ trước 75 nữa.

Mình thấy nhiều người dị ứng với các cụm từ hậu 75 nhưng lại tải về trong nhóm các bài viết từ Việt Nam. Theo mình là do các chiến sĩ an ninh mạng viết để định hướng dư luận. Họ viết nhiều chuyện không thể tin được nhưng họ cứ tải về, câu Like mút mùa.

Hồi mình ở Anh quốc, học anh ngữ với người Anh nên dùng mấy từ của người Anh quốc dùng. Đến khi sang Hoa Kỳ thì lộn xà ngầu, các từ người Mỹ dùng hơi khác với người Anh quốc. Còn người Gia-nã-đại vùng Québec thì còn cha thiên hạ. Họ dùng từ của người Pháp 2, 3 thế kỷ trước đây. Giọng của họ khó nghe. Mình nhớ đi xem một phim pháp ngữ của Gia-nã-đại. Đâu 1 tiếng đồng hồ đầu tiên, mình chả hiểu gì cả. Hỏi cô bạn đầm, cũng lắc đầu nên sợ tới già, không dám xem phim tây Gia-nã-đại.

Mình thấy ở Việt Nam, giới trẻ dùng các từ lạ như “cu-te”, hoá ra là đọc từ anh ngữ “cute” theo cách phát âm của người Việt. Hôm trước, mình xem một chương trình hội thoại ở Việt Nam về giới trẻ. Mình thấy họ sử dụng các từ anh ngữ khá nhiều như thế hệ bố mình, xổ tiếng tây.

Có cô ca sĩ, nghe đồng chí gái kêu rất nổi tiếng ở Việt Nam. Cô này nói bận độ “Bờ lắc” khiến mình ngọng, đồng chí gái cười rồi giải thích. Hoá ra cô ta đọc tiếng anh từ “Black” theo âm điệu quan họ. Cô ta kể hôm nay cô ta bận đồ đen vì lý do gì đó. Mình theo dõi mấy đứa cháu trên mạng. Thấy chúng dùng những từ rất lạ. Trong tương lai, các từ chúng dùng ngày nay, sẽ được phổ thông hoá, mang vào tự điển Việt Nam. Xong om

Ngày xưa, nghe mấy ông thầy người Việt dạy trường tây, nói tiếng tây thì quen. Đến khi sang tây thì chới với vì phát âm sai. Mình cần một thời gian khá lâu mới quen phát âm theo tây đầm. Lý do phát âm theo mấy ông thầy, bà cô người Việt dạy chúng không hiểu. Nay mình theo học lớp phát âm tiếng anh tại đại học, để bỏ bớt cái âm hưởng nước mắm.

Có câu chuyện: một ông sư đi ngang một căn nhà, thấy hào quang toả lên. Tò mò ông ta đi vào xem. Ông thấy một bà cụ, ngồi lần chuỗi đọc Chú Đại Bi. Bà ta niệm “Tô Bò Kho”. Ông thầy ngứa mồm, nói bà ơi; Ta Bà Ha, bà niệm sai rồi. Bà cụ tiếp thu lời dạy của thầy nên tiếp tục niệm “Ta Bà Ha”. Bổng nhiên hào quang biến mất. Ông sư thấy lỗi của mình, nên nói tôi nói đùa với bà đấy, cứ tụng “tô Bò Kho”. Chán Mớ Đời 

Năm nay, mình theo học đại học cộng đồng, lớp miễn phí về cách phát âm anh ngữ. Mình tham gia hội Toastmasters, khi nói bọn mỹ có vấn đề hiểu mình vì nhiều từ mình phát âm không chuẩn lắm. Thấy khiếm khuyết thì đi học thêm, nhất là miễn phí. (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 

Những điều cần làm trước khi hưu trí

Có anh bạn cắc cớ kêu nhờ viết lại những điều cần làm trước khi về hưu. Mình viết nhiều rồi nên nói anh ta vào bờ lốc mà tìm. Nhưng anh ta lại réo kêu tìm không ra nên mình phải tìm rồi cập nhật hoá thêm những tin tức mới. Tu mà không học thì đưa đến vô minh, học mà không tu thì đưa đến tà kiến.

Tuần trước trên đài truyền hình Little Sàigòn , mình và bác sĩ Tâm, có nói đến vấn đề làm Living Trust. Ai muốn xem thì gọi hay lên trang nhà của họ mà xem. Tụi này làm 2 buổi vì đề tài hơi dài. Lý do phải làm living trust để tránh lộn xộn nhất là khi mình nằm coma.

Có người hỏi mình là tự làm Living Trust, di chúc,..được không? Thật ra trên mạng có thiếu gì mấy phần này. Cứ tải đêm về xài. Tước đây , mình có mua phần mềm để làm ba cái này. Nó giúp mình viết thứ tự mọi thứ rồi kêu luật sư làm để tránh anh em cãi nhau sau khi qua đời. Theo mình hiểu thì tốt nhất tìm một luật sư chuyên về luật gia đình. Mình làm đâu $1,500 nguyên gói. Còn không muốn tốn tiền thì cứ viết ra rồi ra ngân hàng, nhờ thị thực chữ ký để tránh anh chị em cãi nhau. Mấy tờ giấy uỷ quyền thì tìm trên mạng rồi đề tên ai và thị thực chữ ký. Không biết để tên ai thì cứ bỏ tên mình vào. Để khi bị coma, con cháu có thể ký giấy tờ dùm cho mình hay rút ống.

Mình cuối tuần này đi seminar về địa ốc và cuối tháng thì đi seminar về cấu trúc pháp lý thương mại và gia đình ở Las Vegas. Mình có kể cho thằng con là có anh bạn, hàng năm mình đều gửi thiệp chúc tết, gọi điện thoại chúc sinh nhật nên khi có seminar này thì bố gọi cho ông ta. Bố biết ông ta là khách hàng của tổ hợp luật sư tổ chức seminar nên nhờ ông ta hỏi dùm và được đi ké miễn phí nếu không bố sẽ phải tốn $1,997 cho hai ngày bồi dưỡng trí tuệ.

Anh bạn muốn đọc lại những gì mình đã viết nên mình đoán nay hắn mới ngấm, sau vụ covid nên muốn tìm hiểu thêm nên kể lại đây. Mình chỉ muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình chớ không muốn làm tài khôn vì mình thuộc loài ngu lâu dốt sớm. Các bác nào có kinh nghiệm khác thì bổ túc thêm, bồi dưỡng kiến thức cho mọi người. 

Bác nào muốn làm gì thì nên hỏi luật sư, mà phải là luật sư chuyên về luật gia đình, chớ kiếm mấy ông thần chuyên lo xe đụng tai nạn xe cộ thì lại tốn thêm tiền vì họ phải ăn chia với đồng nghiệp rành về luật gia đình hay tính thêm giờ để điều nghiên thêm.

Năm ngoái mình xem lại và bổ túc giấy tờ đi chúc, dù đã viết xuống hết để nói chuyện với luật sư, tên này vớt mình cả ngàn bạc dù mình gặp nói chuyện rất nhanh với tất cả hồ sơ. Cái giống luật sư chuyên làm tiền nên cẩn thận. Kiếm tên nào làm trọn gói cho chắc ăn.

Mình năm nay 66 tuổi mà ông cụ mình sống đến 90 tuổi thì mình có hy vọng sống đến 90 tuổi hay lâu hơn nên phải chuẩn bị đủ trò vì mình không biết cái ngày, giờ nào mình sẽ rời bỏ cỏi đời. Mình có ông anh họ của đồng chí gái, hơn mình đâu 3 tuổi mới gặp nhau ăn uống vui vẻ với toàn gia đình thì hôm sau nghe anh ta chết bất đắc kỳ tử.

Mình không biết ngày nào đi nên phải chuẩn bị nếu, vâng nếu mình thật sự thương vợ con. Mình có ông bạn già mỹ kêu là khi mẹ ông ta qua đời, ông ta mất gần 5 năm trời để lùng, kiếm giấy tờ của bà mẹ để lại rồi chia với mấy người em, mỗi người được $100,000.00 sau khi đóng thuế tài sản và luật sư phí. 3 anh em mướn 3 tên luật sư vì sợ mấy người kia ăn gian. Ông ta bảo không cần $100,000.00 vì 5 năm trời ông ta có thể làm nhiều hơn nhưng vì thương mẹ đã giao trọng trách nên phải làm giúp mấy cô em.

Lý do là khi vợ con không biết gì thì bọn luật sư như diều hâu, sẽ bu vào làm thịt vợ con. Cứ $350/ giỏ là hết tiền. Có tên luật sư mình hay đi Seminar của hắn, mới tuyên bố là lấy $700/ giờ thay vì $500 như trước.

Mỗi lần ông bà cụ sang Mỹ chơi hay khi mình về Việt Nam thì đều có dặn ông bà cụ làm di chúc để con cháu sau này không xâu xé nhau mặc dù anh em ai nấy đều có tài sản riêng nhưng đã lập gia đình thì người phối ngẩu hay xía vào với lòng tham. Mỗi lần gặp lại hỏi ông bà cụ đã làm chưa trong suốt 20 năm nên năm kia mình về thì kêu xe, đưa ông bà cụ đến văn phòng luật sư để làm di chúc. Tối đó cả nhà như cái chợ vì có người không đồng ý với di chúc của ông bà cụ vì nghĩ cá nhân họ phải được nhiều hơn, đòi miếng đất này mảnh nhà kia. 8 tháng sau ông cụ mình qua đời. Hú vía!

Vấn đề là khi về già con người đâm sợ chết nên tránh nói về di chúc,..., cũng có thể theo phong tục người Việt rất kỵ nói đến chuyện hậu sự. Nội khi cha mẹ qua đời anh em cãi nhau về chôn hay thiêu, bỏ vô chùa A hay chùa B là đủ lắm trò.... Hồi nhỏ mình vào nhà mấy người lớn tuổi thì thấy họ mua sẳn cái hòm cho hai vợ chồng để khi đụng chuyện thì không lo bị bó chiếu đem chôn, chết không có áo quan. Sau 75, nhà nào cũng te tua nghe nói khi họ qua đời thì gia đình dùng cái hòm khi xưa nếu không thì chỉ bó chiếu đem chôn. 

Probate: chứng thực di chúc

Mình chỉ nói về luật thừa kế ở Hoa Kỳ. Khi một người nằm xuống ở Cali, tài sản được xem như của chung cho hai vợ chồng, chồng chết thì người vợ thừa kế. Cái khổ là phải ra toà, đăng báo thiệp tang đủ trò để báo cho thiên hạ, ai có nợ nần gì hay con rơi con rớt ở đâu đến đòi gia tài. Người Mỹ gọi là Probate. Mình nghe kể nhiều chuyện quái lắm như cháu ba đời ở đâu chạy lại, kêu là ông chú có hứa cho cái nhà, tuy không có giấy tờ, luật sư kiện lên kiện xuống, tốn tiền.

Lấy thí dụ bà Anna Nicole Smith lấy ông chồng hơn bà ta 55 tuổi. Sau 18 tháng làm ông kia ngủm cù đeo để lại gia tài cả tỷ bạc. Vợ cũ và con riêng thưa kiện rốt cuộc bà ta được mấy trăm triệu thì lại lăn đùng ra chết vì overdose. Mấy tên nào nhảy vào tự xưng mình là cha của con nhỏ bà này nên kiện tụng ỏm cù tỏi.

Nghe kể ông Elvis Presley chết đột ngột không để lại di chúc nên phiên toà probate kéo dài đến 18 năm, luật sư phí trả mệt thở hay bà Nathalie Wood chết đuối để lại cho gia đình mệt thở, kéo dài gần 20 năm. Do đó cứ viết di chúc ngay bằng tay cũng được và đề ngày và ký là cũng giúp gia đình bớt trả luật sư phí vì đám luật sư thì là cơ hội để vắt sữa, càng lâu càng nhiều tiền. 

Living Trust: Theo công ty bảo hiểm AARP, 60% dân mỹ không có làm di chúc hay Living trust. Công ty này chuyên về các người về hưu. Về hưu thì họ dụ mình vào hội của họ rồi bán tin tức của mình cho mấy tay buôn khác. Đó là người Mỹ, còn người Việt tại Hoa Kỳ thì chắc còn ít hơn.

Living Trust là một hồ sơ, mà 1 phần hay hoàn toàn tài sản của mình được bỏ vào trong đó trong khi mình còn sống. Khi mình qua đời, tài sản sẽ được chuyển giao cho những người thừa kế, theo di chúc. Người cai quản cái Trust được gọi là Trustee. Thường là hai vợ chồng. Do dó, khi thành lập Living Trust, cúng ta phải chuyển chủ quyền của nhà cửa, tài sản vào đây. Nếu không thì cũng bằng thừa vì các chủ quyền đều đứng tên mình.

Do đó đa số người Mỹ làm Living Trust và di chúc để tránh cái nạn Probate, ra toà lâu lắc lại tốn tiền. Trust thì nó có nhiều loại Trust nhưng trong trường hợp thừa kế thì người ta dùng tạm gọi là AB trust và ABC trust. Khi hai vợ chồng thành lập Living Trust thì tất cả những tài sản cần phải mang tên của cái Living Trust. Thí dụ căn nhà của hai vợ chồng đứng tên "Lê Thị Nở and Lê Chí Phèo as Husband and Wife as Joint Tenants" thì đổi tên ở văn khố của thành phố là " Lê Thị Nở and Lê Chí Phèo as Trustee of the LE Family Trust, dated 02-02-17, tương tự xe cộ,..., đều phải sang tên qua cái Living Trust nếu không thì vẫn phải qua probate. Trong Living Trust, cần có đoạn là tất Cả tài sản ở ngoài vì mới mua hay quên chưa sang tên cho cái Living Trust tự động được cho vào cái trust. 

Làm cái này xong thì phải đi kèm với cái di chúc cho biết Ý định của mình phân chia tài sản ra sao nếu không con cháu xé xác nhau, mất anh mất em. Tiền bạc lòng tham không thay lòng đổi dạ nhưng sẽ làm hiện ra cái tâm của con người. 

Khi Chí Phèo chết thì người ta chia ra hai phần A và B. A là 50% gia tài của Chí Phèo và B là 50% gia tài của Thị Nở. Chính phủ sẽ đánh thuế trên tài sản của Trust A của Chí Phèo, theo 2017 thì được miễn 5.45 triệu đầu tiên. Thí dụ tài sản của hai vợ chồng là 20 triệu thì 50% là 10 triệu. Lấy 10 triệu - 5.45 triệu đầu tiên được miễn thuế, Trust A chỉ phải đóng thuế số tiên $4.55 triệu coi như đi đong 60% nếu ở Cali. 

Trong vòng 9 tháng từ ngày Chí Phèo đi gặp Nam Cao thì Thị Nở phải kiếm tiền đóng cho sở thuế 60% của 4.45 triệu còn nếu tài sản của hai vợ chồng này dưới 10 triệu thì miễn đóng. Do đó quốc hội và ông tờ rum có thể sẽ hủy bỏ thuế thừa kế trong nhiệm kỳ này. Nay là 22 triệu đến năm 2025. 

Có dạo nếu gia tài có trên một triệu là bị đóng thuế nên nhiều gia đình làm tiểu thương, thí dụ có cái tiệm bán hoa thì người ta cho người đến nhận định giá thì trên 2 triệu thì gia quyến phải bán cái tiệm để đóng thuế mà khi bán gấp thì bán giá hời. Thí dụ: tiệm hoa nhỏ nằm trong khu giá 2 triệu. Gia đình bán gấp vì phải trả thuế trong vòng 9 tháng thì giá bán sẽ thấp xem như $1.5 đi. Đóng thuế mất $600,000 (60%) cho số tiền trên 1 triệu bị chịu thuế ($2 triệu (trị gái) - $1 triệu = $1 triệu) còn lại $900,000 ($1.5  triệu - $600,00 thuế) thì phải đi kiếm chỗ nào rẻ để mua lại tiệm hoa thì lợi nhuận ít đi. 

Bảo hiểm nhân thọ: cái này thì khi mới có con thì mình có mua. Nay thì khỏi vì tiền trả rất khẩm, mỗi tháng trên $700, coi như gần $1,000/ tháng. 12 ngàn một năm.

Do đó người ta phải mua bảo hiểm nhân thọ để khi chết thì có tiền bảo hiểm ( không phải bị đóng thuế), để đóng thuế và giữ cái tiệm hoa, cuộc sống gia đình vẫn bình thường sau khi Chí Phèo qua đời. Có thể dùng tiền bảo hiểm nhân thọ để trả dứt cái nợ ngân hàng để vợ con Thị Nở khỏi nhọc nhằn, và nhớ đến Chí Phèo.

Power of Attorney: giấy uỷ quyền về tài chánh và y tế.

Cái khổ là người tính không bằng trời tính, trường hợp mình không chịu chết thoải mái nhưng lại muốn hành vợ con thêm một thời gian cho bỏ ghét nên Chí Phèo đâm mất trí nhớ hay bị tai biến liệt không đi đâu được. Vợ con phải thay nhau thay tả, chăm sóc thuốc men ôi thôi đủ trò. Có tiền thì chúng lo, còn không tiền thì chúng bỏ vào nhà thương thí.

Trong trường hợp nữa sống nữa chết thì theo pháp lý Chí Phèo không còn đủ minh mẫn để tự quyết định những gì liên quan đến mình như tài chánh, y tế,... Do đó phải làm Power of Attorney, ủy quyền về tài chánh và một về y tế. Nếu không thì trục trặc khi mua bán gì, cần cả hai vợ chồng ký mà Chí Phèo đang lơ tơ mơ thì không có hiệu lực, không bán được. Thị Nở cần tiền lo cho CHí phèo nhưng không bán được vì cần chữ ký của Chí Phèo. Chán Mớ Đời 

Tài chánh thì ủy quyền cho Thị Nở ký giấy tờ về mặt pháp lý. Một cái giấy ủy quyền về y tế để trong trường hợp bác sĩ nói hết thuốc chữa thì Thị Nở có quyền nhờ bác sĩ Rút ống. Dạo mình mới sang mỹ có một vụ ở Florida. Bà vợ xem như chết chỉ nằm đút ống, ông chồng thì muốn Rút ống để lấy vợ khác còn bà mẹ vợ thì không cho. Hai bên tố tụng nhau đến cuối cùng toà phán cho Rút ống để ông chồng đợi hơn 10 năm đi lấy vợ khác. 

Gần đây đài BBC cho xem một phóng sự khá lạ. Người ta phát giác một ông da trắng đi ngơ ngơ ngoài đường ở bên Anh quốc nhưng lại nói giọng mỹ nên chính phủ đem vào nơi người già neo đơn nuôi. Phóng viên BBC mới bò sang mỹ thì tìm ra nơi ông mỹ trắng này ở. Căn nhà bị cháy rụi không biết trước khi ông này được thằng con và bà vợ cho du lịch một chiều bên anh quốc. Được biết là thằng con và bà vợ đưa ông ta sang anh chơi rồi trở về hô ông ta mất tích. Có lẻ bà vợ và người con để ông ta lại bên anh quốc để lãnh tiền bảo hiểm và nói ông ta chết tiêu trong nhà. Mình chỉ đoán như vậy nhưng đó là chiêu để có thể bán hay rút tiền từ trương mục ngân hàng.

Một khi toà đã xong phần probate thì không có quyền đòi hỏi về gia tài nữa do đó dân giàu hay làm cái trò mà mình gọi là chiêu Jackie Kennedy Onassis. Bà ta nói đúng hơn luật sư của bà ta cố tình để vài bông tai, lặt vặt ở ngoài trust và phải qua Probate thì sau khi toà tuyên phán xong thì không ai có quyền đòi nợ hay không đồng ý với tờ di chúc. Bà ta có mắc nợ ai hay con cháu Onassis muốn đòi cái gì thì bù trớt khi nhớ ra cái này cái nọ do cha ông mình để lại.

Tiền hưu trong 30 năm

Theo chính sách nhà nước thì người ta về hưu vào tuổi 67 vậy tính ra mình phải sống thêm 23 năm, không lao động thì lấy thu nhập đâu ra để mà xài. 

Khi đi làm thì mỗi người ở mỹ phải đóng tiền an sinh xã hội hàng tháng, 6.7% trên tổng số lương của mình cho an sinh xã hội. Khi về hưu thì chính phủ tính trên số tiền mình đã đóng để trả tiền an sinh xã hội cho mình đến khi mình qua đời thì người phối ngẫu sẽ lãnh đến khi mãn phần. 

Mình đi làm cho công ty ở Hoa Kỳ đâu tổng cộng là 8 năm trước khi mở công ty riêng nên theo thư của sở an sinh xã hội mình sẽ được lãnh độ $700/ tháng trong khi đồng chí gái thì lãnh đâu gần $2,000/ tháng. Tính ra là 8 năm đi làm cho hãng mình đã đóng $21,440.00 cho an sinh xã hội để đổi lấy $700/ tháng hay $8,400/ năm. Nếu mình sống thêm 23 năm sau khi về hưu thì chính phủ phải trả $8,400 x 23 năm = $193,200.00 thì chính phủ lỗ tới mòn đít luôn vì vậy người ta luôn nói quỹ an sinh xã hội sẽ mất hết. Do đó từ ngày làm riêng qua công ty mình không đóng tiền an sinh xã hội nữa.


Khi chính phủ Hoa Kỳ nghĩ ra quỹ an sinh xã hội thì trung bình người Mỹ chết vào tuổi 62 tuổi, nghĩa là chết trước khi về hưu ở tuổi 65. Vợ được hưởng chừng 3-5 năm là ngũm. Chính phủ nhà nước lời to. Cái khốn nạn là xứ mỹ đoạt giải Nobel hàng năm nên nghành y tế cải thiện nên khiến dân mỹ sống lâu mà người ta tính ngày nay vào tuổi 83 cho đàn ông còn đàn bà thêm 3 tuổi nữa.

Lấy thí dụ hai vợ chồng Chí Phèo, Thị Nở về hưu không có gì hết ngoài $2,700 của an sinh xã hội thì thử xem họ còn bao nhiêu sau khi đóng thuế.

$2,700/ tháng x 12 tháng = $32,400. Theo chính phủ Hoa Kỳ thì lợi tức dưới $27,500 thì được xem là nghèo, miễn đóng thuế. Lấy $32,400 - $27,500 = $4,900 số tiền phải đóng 15% thuế liên bang và 9.3% tiểu bang và 3.8% ObamaCare (23.1%) hay $1,132 coi như còn lại $31,267 hay $2,605/ tháng.

Nếu vợ chồng Thị Nở Chí Phèo chịu khó đi share phòng thì tốn độ $500/ phòng. Thuốc men, bảo hiểm y tế coi như $700/ tháng , bảo hiểm xe cộ là thêm $200/ tháng, nếu xe hư hay sau 10 năm phải thay là phải dự trù $500/ tháng. Coi như phải chi tiêu $1,900/ tháng còn lại $705 đồng để mua đồ ăn. Chán Mớ Đời 

IRA, 401 K,...

Về hưu hai chồng lãnh $2,700/ tháng thì không đủ trả tiền nhà mượn của ngân hàng nên phải cần thêm lợi nhuận từ nơi khác. 

Khi đi làm thì công ty họ có cho làm những quỹ hưu trí như 401 K, pension Plan,... Trường hợp đồng chí gái thì hàng năm được cho đóng đâu 2 lần được $8,000/ năm thì công ty "match" cho thêm 60% tương tự mình đầu tư mua cổ phiếu mà được lời ngay 60% nên mình phải phấn đấu tư tưởng không tiêu xài để hàng năm đóng cho mụ vợ $8,000 để được thêm $3,200, chưa kể là cổ phiếu công ty lên nữa cứ xem như 10%/ năm. 

Nếu công ty không có những chương trình này thì mình có thể dùng những chương trình Individual Retirement Account (IRA), mỗi năm được bỏ vào $6,500 mà đến 70.5 tuổi thì phải Rút ra nếu không sẽ bị phạt vì chính phủ muốn đánh thuế do đó mình thành lập Roth IRA, loại self directed là mình tự quyết định đầu tư vào cái gì như cho mượn tiền lấy lời hay mua nhà cho thuê hoặc mua vàng. Lý do là nếu không mình phải mua cổ phiếu của những Broker lại mất tiền. 

Mình thì theo tử vi cho là có cung nô bộc vì có nhiều người không quen, kêu mình đừng đi làm để họ giúp cho mỗi tháng tuỳ khả năng nên cũng đâm lười không muốn đi làm từ 12 năm nay nên mới có thì giờ viết véo trên mạng. 

Long Term Care

Khi về già thì bệnh tật nhiều nên trung bình người già ở Hoa Kỳ trả hàng tháng độ $250-$300 cho tiền thuốc và bảo hiểm y tế độ $350, coi như mất $600-$650/ tháng. Xem truyền hình thấy quảng cáo thuốc đủ trò. Về già người ta hay bị đau khớp xương. Có dịp mình sẽ kể về vụ này và nếu ai muốn toa thuốc ngâm rượu để uống mỗi ngày trước khi đi ngủ thì cho mình hay. 

Rồi một ngày đẹp trời bổng nhiên mình quên đi cầu cứ đứng tại chỗ rồi tương ra thì cần có người phụ giúp nếu không con cháu sẽ cho vào viện tế bần nên cần có bảo hiểm Long Term Care hay nguồn lợi nhuận nào khác để nuôi người giúp cho. Người nghèo thì chính phủ cho người đến chở đi chợ, lau nhà tắm rữa cho. Khổ nổi bảo hiểm họ không muốn lổ nên họ chỉ trả trong 3 năm vì theo nguyên tắc sau 3 năm làm ngu ngu ngơ ngơ thì mình phải chết nhưng ngày này thuốc men đủ trò nên người ta sống hơn 3 năm nên bảo hiểm chỉ hạn định số tiền trả tối đa. Đại khái công ty lấy $18,000/ năm trong vòng 15,20 năm nhưng chỉ chi tối đa $45,000/ năm trong vòng 3 năm nên cái này cũng không xong. 

Người Việt mình sang đây chịu khó đi làm nên cũng đủ mua nhà cần kiệm về hưu cũng tạm ổn. Vấn đề là người Việt mình chịu khó cho con ăn học theo diện Hy sinh đời Bố củng cố đời con. Rút tiền trong quỹ hưu để cho con ăn học. Đồng chí gái có cô chị họ nay trên 70 tuổi vẫn đi làm vì lỡ Rút tiền hưu cho con đi học Ucla. Ra trường hai đứa con kiếm việc khó nên chạy xe cứu thương và một đứa thì đi làm cho một cơ quan bất vụ lợi nên lợi tức cũng không nhiều. Hôm qua mình được biết hàng năm chính phủ liên bang cho đại học Berkeley 338 triệu nhưng 50% sinh viên đại học danh tiếng này ra trường không có việc làm.

Do đó nếu để ý thì ra chợ WalMart hay tiệm ăn MacDonald thì sẽ thấy đa số nhân viên vào ca đêm đều là người già cả. Vào siêu thị thì thấy những người già đứng hỏi Plastic or Paper ở quầy thâu ngân viên, để bỏ đồ vào bịch cho khách hàng. Họ về hưu nhưng không đủ sống phải đi làm thêm lại ngại hàng xóm nên phải làm ca đêm. Có cô bạn y tá kể là đi đến nhà các người già để chăm sóc thì thấy có nhiều thức ăn cho cho chó mèo trong tủ lạnh dù bệnh nhân không nuôi chó mèo.

Hậu sự: chúng ta nên viết xuống, muốn khi qua đời, vợ con làm cái gì. Chôn hay hoả táng,… mình thì hiến tặng cơ thể cho khoa học. Khỏi tốn tiền vợ con, mua hòm rồi hoả táng. Đỡ tốn tiền vợ con. Mình dặn mấy đứa con là bố có qua đời thì đừng lo đi nhận xác vì đã cho khoá học. Để chính phủ lo. Vào máy điên toán của bố, mở cái hồ sơ “Instruction to beyond”. Trong đó, mình giải thích tuần tự nữhng gì Living trust có,… dạo này, mình đang dạy thằng con nên hy vọng, nó sẽ hiểu hết sau này khi đụng trận.

Tây có câu ngạn ngữ "Aides-toi, le Ciel t'aidera". Hồi nhỏ học bài ngụ ngôn "la cigale et la fourmi" của Jean De La Fontaine khiến mình bị nhập tâm, cứ loay hoay tính chuyện ngày mai từ lúc đi Tây đến nay. 

Đi Tây một thân một mình không ai nương tựa nên lúc nào cũng không dám tiêu xài rồi thành thói quen. Sang Hoa Kỳ cũng vậy cứ lo lỡ mất việc rồi kinh tế te tua nên cứ lo mãi. Nay mấy đứa con vào đại học nên cũng bớt lo một phần. Ông tờ rum lên vật đổi sao dời nên mình lại phải kiếm seminar đi học. Học mãi. 

Chán mớ đời!

  

Nhs