Việt Nam 2025

 Việt Nam 2025

Chuyến đi Việt Nam lần này có 14 ngày mà hai vợ chồng chạy mệt đừ. Lần sau hết dám đi chơi kiểu này vì cứ ở đâu hai đêm lại vác Vali đi tiếp. Có nhiều nơi không định đi nhưng vào giờ chót, đột xuất kêu tài xế chở đi. 

Mình nghe nói vào dịp Tết, phi trường Nội Bài ít người ở hải ngoại về so với Sàigòn nên đặt vé về Hà Nội, luôn tiện thăm quê luôn. Ai ngờ đồng chí gái ngủ không được trên máy bay dù có giường nằm trong khi mình ngáy như gọi đò ở Bến Ngự. Đến phi trường nội bài thì kẹt ở hải quan vì hệ thống điện toán đứng hình, đợi đến 2 tiếng mới lấy hành lý được. Nghe tài xế nói là ở Sàigòn, đứng hình đến 4 tiếng đồng hồ vì thiên hạ về Việt Nam ăn tết đông quá. Đồng chí gái thì không ngủ được trong máy bay suốt 24 tiếng dù có giường nằm. Kêu nhức đầu là thấy mệt rồi.

Đồng chí gái tưởng là mình mướn khách sạn ở Hà Nội như mọi lần rồi sáng kêu xe về quê, nên khi nghe mình về quê ngủ khiến cô nàng muốn khóc. Lý do là lần trước về thì nhà cũ nát thêm cứt bò đầy với rơm rạ thêm ruồi xanh bay  như bươm bướm lượn mùa hè. Mình kêu nhà mới xây lại thì cô nàng hỏi có nước nóng không. Mình nhắn tin cô em kêu có. Hỏi có máy sấy tóc lại kêu có, tinh thần vẫn giao động không ổn lắm vì không ngủ được trên 24 tiếng. Đồng chí gái kêu kiếm khách sạn yên tịnh ngày mai cả sợ thiếu ngủ, đau là mệt. Hết đi đâu. 


Tắm xong xuôi thì ngủ đâu 2 giờ sáng. Sáng ra không nghe tiếng loa như lần trước về nên mừng vì nếu không lại đánh thức mụ vợ dậy sớm là mệt. Đời em sẽ teo tua khi vợ ngủ không được.

Ở phi trường trong khi đợi ở Hải quan, mình thấy quảng cáo khu nghỉ dưỡng Ba Vì nên lên mạng đặt phòng vì gần hơn Hà Nội ngoài ra vào Hà Nội ngủ thì ồn ào mà ra phi trường cũng mất cả tiếng chưa kể kẹt xe. Mình nhờ cô em đặt xe đi Ba Vì sau khi viếng mấy ông chú họ. Lên Ba Vì thì mưa nên chỉ ngủ rồi đi lòng vòng 2 đêm rồi bay vào Đà Lạt. Ăn tất niên, hôm sau ăn Tân niên với gia đình thì mồng hai cả nhà thẳng tiến Nha Trang. Có gặp anh bạn học xưa và vợ chồng một anh bạn học thời bé còn đối tượng một thời nghe nói có tang nên tránh.

 Mấy đứa cháu đi chơi trong khu Vin Pearl, mấy cô em và đồng chí gái đi mua sắm còn mình ngồi nói chuyện với bà cụ. Mấy lần trước đi chơi là bà cụ nhảy xuống biển tắm nay thì hết dám. Răng cỏ bị nha sĩ nhổ hết để đeo răng giả nên ăn uống yếu lại nên sức khoẻ. Mình không hiểu lý do phải nhổ hết răng. Chắc nha sĩ muốn làm tiền thay vì giữ răng còn tốt. 

Thấy ở phi trường, kêu gọi người dân tố cáo những ai nói xấu lãnh đạo, có nguy hại cho an ninh, nhưng thấy kêu tích chọn “tôi xin chịu trách nhiệm…” đọc tới đây là hết muốn tố cáo, chỉ điểm như ở trại cải tạo.

3 ngày với đại gia đình trôi nhanh. Mấy cô em ăn tôm hùm nướng mệt thở còn kêu chưa đã. Lại lên xe chia tay với gia đình. Mấy đứa cháu ôm chào cậu mợ Sơn. Lên đường, hai vợ chồng đi Quy Nhơn. Trên xe, mụ vợ cứ móc méo lãnh đạo, mình ra hiệu đừng vì bác tài đi bộ đội, sau được bố trí học hàm chi đó, rất yêu đảng, dán cờ đỏ trên xe. Xem như lần đầu tiên mình đi xe ra miền trung. Kỳ sau về chắc đi viếng cao nguyên như Komtum, Pleiku má đỏ môi Hồng với những trận chiến ác liệt khi xưa. Kỳ này chạy qua các địa danh như Bồng Sơn, Mộ Đức thấy rợn rợn. Cảm động nhất là chạy qua Tuy Hoà mà khi xưa mình hay nghe bài hát “chiều nay tôi đã đi qua Tuy Hoà…” của Nguyễn Đức Quang. 

Mẹ và đàn con từ trên xuống

Quy Nhơn phát triển nhưng lại dính vụ bất động sản đóng băng nên chả biết thế nào. Hẹn với anh bạn ở mộ Hàn Mạc Tử gần bãi biển. Chỗ này quá đẹp và thơ mộng. Mấy chương trình đầu tư của Trung Cộng khi xưa mình thấy bỏ dỡ dang ở Đà Nẵng.

Sau đó lại ra Hội An, nơi đồng chí gái sinh sống khi xưa trước khi vào Sàigòn để gặp lại bạn bè xưa. Có gặp anh bạn gốc Hội An ở Cali, đưa cô vợ về làm răng mới nhưng lộn xộn sao đó phải ở lâu hơn dự định. Rồi đi Huế một mình để viếng thăm nhà thờ bên ngoại và bên vợ. Địa điểm không xa mà chạy xe với tốc độ chậm và phải cẩn thận. Mình ngồi bên còn lo mệt thở huống chi bác tài, cứ lo bị phạt nguội. 

Quy Nhơn

Điểm vui nhất là gặp lại anh bạn không gặp từ COVID đến nay. Anh ta buồn đời về Việt Nam sinh sống sau khi nghỉ hưu. Chỉ theo dõi anh ta trên mạng bổng nhiên thấy anh ta cho biết đạp xe đạp từ Nha Trang ra Quy Nhơn để bắt chước ông thi sĩ Hàn Mạc Tử, bán trăng Việt Nam, kêu ai mua trăng không. Anh ta nhắn tin hẹn ở  mộ đầu tiên của Hàn Thị. Gặp anh ta chụp được tấm ảnh kỷ niệm ở bãi biển của nhà thờ Quy Hoà rồi lại tiếp tục chạy ra Hội An. 

Cảm động nhất đi ngang qua các địa danh có nhiều cuộc chiến tàn bạo khi xưa. Ghé Quảng Ngãi quê vợ của ông cậu ruột để ăn mắm Cái với thịt heo luộc. Có hình ảnh ở Quy Nhơn thấy buồn đó là con nít đại Hàn sang đây chơi cù. NGày xưa người nam Hàn đói nên gửi lính sang Việt Nam đánh thuê cho mỹ như ngày nay Bắc Hàn gửi lính đánh thuê cho Putin. 53 năm sau lại thấy hình ảnh người Việt phục vụ du khách đại Hàn. Ình như tỏng khách sạn, họ muốn các nhân viên chào hỏi khách hàng như người Nhật nên thấy họ chào rất thân thiện, đưa tay vào trái tim để cảm ơn hay nói gì đó. Nói chuyện với người dân, ai cũng muốn đi lao động quốc tế. 50 năm sau, người Việt vẫn tiếp tục ra đi dù ai cũng hát quê hương là chùm khế ngọt. Sáng nay đọc bài báo từ á châu, cho biết, người Tàu tiếp tục ra đi, đầu tư vào Hoa Kỳ, dù chửi bới mỹ. Có lẻ vì ở Trung Cộng, cần phải nói dối lòng người nhưng thân tâm vẫn muốn đi mỹ.

Mình không đi viếng Hội An vì đã đến nhiều lần. Lần cuối về có bà cụ và con gái bị lụt, cúp điện nên bỏ chạy như mẹ mình kêu:” u chao đi chơi mà răng như chạy giặc”. Chỉ ăn cao lầu với rau Trà Quế. Quá ngon món rau với cọng bé bé không như tại Cali to gấp ba. 

Mình kêu bác tài chở ra Huế để viếng nhà thờ bên ông ngoại lần đầu tiên vì mới được xây lại. Sau đó thăm quê mệ ngoại An Lưu, rồi Ao Hồ quê ngoại của vợ.

Trở lại Hội An thì ghé lại làng Thanh Quýt, chụp tấm ảnh cho anh bạn đã 53 năm không về cố quận. Hôm sau ra phi trường bay vào Sàigòn. Gặp lần đầu mấy người em họ bên ông ngoại mình và một anh bạn quen qua mạng, người đã làm bờ lốc cho mình. Người đã chuyển gần 2,000 bài viết qua bờ lốc. Mình cho anh ta biết là từ ngày anh ta làm bờ lốc đến nay gần có đến một triệu lượng đọc. Kinh

Đồng chí gái đi gặp bạn Trưng Vương ở Sàigòn. Sau đó hai vợ chồng chuẩn bị ra sân bay. Đồng chí gái kêu bằng tuổi này mà hai vợ chồng còn nắm tay đi trong chợ Bến Thành, mình nói ừ, tôi cầm tay cô để khỏi phải chạy đi mua tùm lum đồ. Còn chút tiền và thời gian, hai vợ chồng vào đấm bóp ở khách sạn rồi ra phi trường. Mình ngụ lại Holidays Inn gần phi trường nên xe shuttle của khách sạn miễn phí, chạy chưa tới 10 phút, chạy đường trong để tránh kẹt xe.


Rút kinh nghiệm, lần sau về chắc sẽ không chạy khắp nơi như vậy. Lên máy bay đi Úc Đại Lợi mới khám phá ra mình lộn ngày. Chuyện dài sẽ kể tiếp .


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Một ngày tại Sàigòn

 Một ngày tại Sàigòn 

Hôm nay thức dậy, đồng chí gái có hẹn với bạn nên mình nhắn tin anh bạn quen qua mạng xã hội. Anh ta là người đã làm và trang trí bờ lốc mực tím Sơn đen. Lần trước về thì anh ta đang ở miền Tây nên không gặp được. Sáng nay mới nhắn tin thì anh ta gọi lại kêu đang ở Bình Dương và hẹn sẽ chạy lên gặp. Chịu khó chạy 1 tiếng lên, đúng là phượt thủ. 

Có ông này chở cần xé vú sữa, hỏi mua không. Ông ta cắt cho ăn tại chỗ. 2 ký giá 120k. Ngon thì mua nhưng sắp ra phi trường nên trả ông ta 100k để ăn một trái. Quá ngon cần xé chưa bán được cân nào mà đã 12 giờ trưa. Kiếm ăn ở Sàigòn không phải dễ. Ông ta bóp bóp trái vú sữa trước khi cắt

Mình gọi gờ ráp cho đồng chí gái rồi đi với anh bạn kiếm cà phê ngồi Nói chuyện. Anh này cùng tuổi nên nói chuyện khá hợp nhau. Khi nghe giọng anh ta thì không phải dân Sàigòn chính cống nên hỏi thì được biết sinh ra tại Phú Yên rồi đi bộ đội qua bên Cao Miên rồi gặp vợ ở Sóc trăng nên xin làm rể miền Nam. Sau 5 năm Bồi dưỡng mối tình hữu nghị thì anh ta buồn đời lên cao nguyên làm thợ mộc rồi năm năm sau vợ chồng lại hợp nhất, lấy đất Sàigòn làm ăn, sinh con đẻ cái. 

Anh ta kể năm qua gần trắng tay vì tin tưởng bạn bè. Ủy quyền cho họ để mượn tiền ngân hàng mua đất bên cạnh nhưng họ không mượn được và bán luôn không thông báo cho biết. Phải năn nỉ nên được trả lại một ít. Chán Mớ Đời 

Anh bạn này hút thuốc nhiều. Ngồi nói chuyện hai tiếng mà anh ta phủ đầy hai gạt tàn thuốc lá. Nói chuyện uống cà phê mệt nên kêu cơm ăn. Rất ngon lâu lắm mới ăn lại cải chua kho cá. Cơm ở đây ngon hơn ở Quảng Ngãi. 

Ngồi nói chuyện với anh bạn thì khám phá hệ thống Grab giao hàng và nhận hàng. Hóa ra nền kinh tế ở Việt Nam nay rất đa dạng với Grab. Anh bạn nói họ gọi mua đồ rồi gọi xe Grap chở lại nhà hay tới lấy. Mình cứ thấy mấy bà mấy cô lên xuống lấy đồ ăn hay đồ mua. Rất hay ngược lại các mặt bằng đóng cửa khá nhiều dù đã qua Tết. Anh bạn cho biết là họ chỉ mua qua mạng đồ đạt rẻ dưới 500k vì sợ lừa đảo. Em rể gửi cho mình mật ong rừng từ Đà Lạt rồi grab đem lại khách sạn cho mình. Vận cứ uyển được cải thiện. 

Sau đó mình có hẹn gặp anh bạn học khi xưa ở Đà Lạt. Thấy anh bạn này khá xuống sắc. Anh này đi vượt biên cả chục lần không thoát nên ở lại lấy vợ. Khi xưa rất hiền có tập võ với mình buổi sáng ở ngã ba chùa. Có hai cháu nội còn con gái thì chưa muốn lấy chồng. Kể chuyện đời xưa khá vui, bạn ai còn ai mất. 

Sau đó lên phòng đợi vợ đi chơi với bạn về rồi ngủ. Còn phải lên đường thêm hai tuần nên phải giữ gìn sức khỏe. 2 tuần ở Việt Nam chạy mệt thở từ Hà Nội lên Ba Vì đến Đà Lạt rồi xuống Nha Trang rồi Quy Nhơn, Hội An rồi Huế cuối cùng là sf nên khá mệt đừ. Có người nhắn tin kêu muốn gặp nhưng mình đã lên máy bay đi Úc. Có người ở Sydney, nhắn tin trước khi mình đi nên sẽ gặp mặt khi mình quay về Sydney sau chuyến đi Tân Tây Lan.

Tối nay bay đi Úc Đại Lợi lần đầu tiên cho biết xứ kanguru sau đó Tân Tây Lan rồi về Cali hái bơ trả nợ. Xong om


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Sự thật về DOGE

Ai buồn đời vào trang nhà của DOGE

https://dogegov.com/

 Đi chơi nên không thì giờ đọc tin tức từ Hoa Kỳ. Từ khi ông Trump nhậm chức thì mình đi mất tiêu nhưng thấy có lẻ những gì ông ta đã tuyên bố khi tranh cử, để thương lượng nên vụ áp thuế ngày đầu tiên với Gia NÃ Đại , Mễ Tây Cơ được gác lại. Ông ta đưa di dân lậu tội phạm ra trại tù trứ danh Guantanamo, để đe doạ những phần tử tội phạm. Mình có xem một phim tài liệu về nhóm giang hồ MS 13, rất khủng khiếp. Ra đây là không thấy ngày về, gặp người yêu. Đọc tài liệu về bầu cử, mới hiểu lý do ông ta hoãn cấm TiK Tok. Có dịp mình sẽ kể vụ này. Rất quan trọng.

Các bác chịu khó như em vào trang nhà bạch cung để đọc để biết chính xác về tin tức mình đọc, có bị định hướng hay không, không nói lên sự thật hoàn toàn.

Người ta lo vụ ông ta ký nhiều sắc lệnh quá nên có thể sẽ bớt dân chủ đưa đến chế độ độc tài. Như trường hợp một bộ mới được thành lập dưới thời ông, do ông Elon Musk đảm trách. Nghe nói họ mướn chuyên viên rất trẻ. Các bộ khác không cho mật mã để vào máy điện toán của các bộ như ông Biden tuyên bố là sự chuyển tiếp sẽ được diễn ra trong ôn hoà. Vài ngày sau là đám chuyên gia trẻ này giải được hết các mật mã. Nếu vậy thì Trung Cộng hay Nga đều có thể vào được. Nghe nói năm vừa rồi, Trung Cộng cho người hack vào bộ kinh tế hay tài chánh Hoa Kỳ và ông Biden có viết thư báo cáo.

Mình thắc mắc về bộ mà Trump mới thành lập để điều tra về cách quản lý của nền hành chánh quan liêu Hoa Kỳ từ bấy lâu nay có đúng theo hiến pháp của Hoa Kỳ vì nếu không chúng ta sẽ làm chứng nhân cho một nền cai trị độc tài. Mình mò tài liệu, vào trang nhà của toà Bạch Cung đọc, rồi mò thêm được một bài viết của một luật sư mỹ Tom Renz nói về vụ này. Xin tóm tắc lại đây.

Đây chỉ nói là temporary organization, chớ không phải cả đời. 18 tháng có thể 4 năm sau đó ông tổng thống khác lên có thể dẹp.

Chính phủ Trump đã thực hiện điều này một cách hoàn hảo—hợp pháp, có chiến lược và hiệu quả tối đa. Các phương tiện truyền thông đã cố gắng xoay chuyển việc thành lập Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) như một cơ quan bất hảo, như Tom Renz đã phát hiện ra, đó chỉ là thông tin sai lệch. Sự thật là nội các của ông Trump đã không thành lập một cơ quan mới; đã tái sử dụng một cơ quan hiện có—Dịch vụ Kỹ thuật số Hoa Kỳ, United States Digital services gọi tắc (USDS)—đã hoạt động từ những năm của chính phủ Obama. Không cần sự chấp thuận mới của quốc hội và không cần thêm kinh phí. Chỉ cần sắp xếp lại các ưu tiên một cách thông minh. Hoá ra thời tổng thống Obama, họ đã thành lập một cơ quan về điện toán, giúp duyệt xét và bành trướng cho nước mỹ.

Thay vì lãng phí nguồn lực vào bộ máy quan liêu cồng kềnh, Trump và Elon Musk đã chuyển đổi USDS thành Dịch vụ DOGE Hoa Kỳ, tập trung vào hiệu quả, kiểm toán và hiện đại hóa của chính phủ. Đây là một động thái trực tiếp, hợp pháp và cực kỳ hiệu quả, tránh được tình trạng bế tắc thường thấy ở D.C., đại biểu đối lập phủ quyết biểu tình, chống này nọ. Nền tảng pháp lý rất vững chắc—Chương 36 của USCS cho phép phát triển công nghệ trong chính phủ và Trump chỉ đơn giản là sử dụng thẩm quyền đó để hợp lý hóa các hoạt động. 


Cho nên nhiều khi chúng ta chỉ trích, cũng cần xem lại tin tức chính xác thay vì cứ chửi bú xua la mua. Mình nghĩ các cố vấn của ông Trump, không phải tự nhiên đột phá tư duy thành lập bộ mới này. Họ đã điều nghiên từ lâu với các tay luật sư về lập pháp Hoa Kỳ. Chỉ sử dụng cái hiện hữu cho mục đích mới theo tinh thần của cơ quan đã được thành lập. Thêm họ có hỏi các ông bà tối cao pháp viện trước khi ra tay.

Đối với những người đang hoảng sợ về cái gọi là "chính phủ ngầm", mối quan tâm thực sự nên là những gì đang xảy ra dưới thời Biden. Chính quyền của ông đã trao hàng tỷ đô la cho các cơ quan tham nhũng như USAID, tài trợ lãng phí và gian lận dưới vỏ bọc "viện trợ" và "phát triển". Không giống như các hành động hành pháp vô luật pháp của Biden, Trump đảm bảo rằng DOGE được bảo vệ hoàn toàn khỏi các thách thức pháp lý, nhờ các điều khoản xung đột luật rõ ràng trong sắc lệnh hành pháp. Ông tổng thống Ukraine kêu là Hoa Kỳ và âu châu kêu viện trợ nhưng ông ta chỉ nhận được phân nữa còn số phân nữa kia không biết đi đâu. Chán Mớ Đời 


Ông Trump cũng đã sử dụng 5 USC 3161 để thành lập Tổ chức tạm thời dịch vụ DOGE của Hoa Kỳ, một lực lượng đặc nhiệm có thời hạn sẽ kiểm toán tích cực tình trạng kém hiệu quả của chính phủ trong 18 tháng. Không mở rộng bộ máy quan liêu vĩnh viễn. Chỉ cần một cuộc tấn công chính xác vào tình trạng lãng phí và tham nhũng. Cho mấy tên trẻ, làm việc 24/24, không vợ con chồng gì cả. Cắm cúi mà tìm ra các sơ hở của những chương trình, khơi khơi tốn tiền. Điển hình ông nuôi ong quen, kể là ông ta tham gia chương trình gì nào được, cho $200,000 nên phải mua xe Mercedes cho bà vợ. Ông ta muốn về hưu nhưng cứ ráng để xin tiền mỗi năm. Mình hỏi chương trình gì nhưng ông ta không nói. Chán Mớ Đời 

Các nhóm DOGE, bao gồm các chuyên gia về luật, nhân sự và kỹ thuật, sẽ được đưa vào mọi cơ quan hành chính để thực thi trách nhiệm giải trình. Trong nhiều năm, các cơ quan chính phủ phình to hoạt động mà không có sự giám sát nào—giờ đây, kỷ nguyên đó đã kết thúc. Mọi cơ quan phải ưu tiên DOGE, đảm bảo sáng kiến ​​này không chỉ là một gợi ý mà là một nhiệm vụ bắt buộc.


Mình không rành về luật nhưng theo những gì đọc thì ông Tom Renz cho biết; bất chấp những lo ngại của ông về quyền hành pháp, đã thừa nhận sự sáng suốt của cách tiếp cận này. Và ông ấy cho là ông Trump đsung, không chỉ tái cấu trúc USDS; ông ấy đã xây dựng một pháo đài pháp lý xung quanh nó. Đảng Dân chủ và các đồng minh truyền thông của họ sẽ cố gắng làm mất uy tín của điều này, nhưng thiết lập này là chặt chẽ.

Chỉ có hai trang giấy là có thể dựa đó làm việc hợp pháp. Kinh

Đây chính xác là kiểu lãnh đạo mà Washington lo sợ - một kiểu lãnh đạo không xin phép các quan chức mà thay vào đó buộc họ phải làm việc hiệu quả. Trump và Musk đang cắt giảm hàng thập kỷ về những kẻ bất tài bằng một kế hoạch hợp lý về mặt pháp lý cũng như hiệu quả tàn khốc. Nếu họ công bố tất cả những sai phạm, làm tiêu hao tiền bạc thì chắc chắn người Mỹ sẽ ủng hộ, cho dù không đồng quan điểm chính trị.

Mình hy vọng ông ta hạ thấp tiền thuế xuống, người Mỹ chỉ đóng 15%. Ai nấy đều đóng 15% như ông Mỹ đen ra tranh cử với khẩu hiệu 15, 15, 15 rồi chết. Hiện nay người mỹ giàu đóng thuế rất ít. Cứ tưởng tượng ông Elon Musk làm 10 tỷ một năm, đóng 15% là cũng được rồi thay vì rất ít.


Cho thấy vậy mà không phải vậy. Chúng ta cứ mù quáng nghe báo chí định hướng rồi ùa theo chống hay bênh ông Trump bú xua la mua. Mình nghĩ người lãnh đạo giỏi là người biết chọn những cố vấn giỏi và lấy quyết định. Xong om


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Ôn nội mi là cha tau

Hôm nay, mình đi Huế để viếng thăm quê ngoại và quê vợ. Huế không xa Hội An nhưng mất gần 3 tiếng đồng hồ lái xe, xem như 6 tiếng đồng hồ khứ hồi. Nếu ở Hoa Kỳ thì chạy độ 1 tiếng đồng hồ nhưng giao thông ở Việt Nam rất nguy hiểm khi xe khách chạy vừa bóp kèn. Vợ gặp các bạn học khi xưa Hội An nên chỉ có mình đi Huế. Xe khởi đầu ra khỏi Hội An thì mình thấy bên núi Non Nước mà khi xưa mình đã viếng, leo lên động thì thất kinh. Ngày nay họ bỏ tiền xây cầu thang máy, trang trí như toà tháp phật giáo to đùng để lấy tiền du khách vô hình trung phá nguyên cảnh trí của khu vực này.


 Ngày nay cái gì được thương mại hoá làm tiền. Như mộ của ông Hàn Mạc Tử, được bốc mộ, đem lên cao, nói là để cho nhà thơ nhìn ra vịnh Quy Nhơn nhưng theo mình, để thương mại hoá nhân vật danh tiếng trong thi ca thế kỷ 20 này. Có chỗ rộng để thiên hạ lên cúng dường, lấy thu phí, bán đồ lưu niệm, ăn uống trong khi để ở nhà thờ thì không được ồn ào nhất là không được kinh doanh. Chán Mớ Đời

Ai đi Quy Nhơn thì nếu ghé mộ của Hàn Mạc Tử thì nên đi địa điểm cũ ở nhà thờ Quy Hoà. Chỉ có riêng mình ở chốn này. Ai thích thì bắt chước anh bạn thi sĩ, đợi trăng rằm đến viếng, ngồi lại bên mộ ban đêm nhìn trăng để ngâm Ai mua trăng tôi bán trăng cho.

Nhà thờ họ Nguyễn Đăng

Xe chạy ngang những khu nghỉ dưỡng mà mấy lần trước về có ngụ lại rồi đến Đà Nẵng. Mình thấy xa xa tượng đài Phật Bà mà khi xưa có ghé thăm 2 lần với gia đình. Trong thành phố, có chùa gì họ xây tượng đài Phật rất to cao. Phải chi họ xây đại học hay trường học thì tốt hơn nhưng mấy cái này thì không có tiền cúng dường, không theo định hướng kinh tế thị trường.

So với lần cuối mình về thì Đà Nẵng ngày nay phát triển rất nhiều, không đâu ra đâu. Người dân nói nhờ ông Nguyễn Bá Thanh vì thấy đường phố rộng rãi, thoáng hơn là ở Sàigòn hay Hà Nội. 

Nhưng nhiều công trình đang xây dỡ rồi bỏ đó như Quy Nhơn, Hội An, Sàigòn và Hà Nội. Mình thấy một dự án khu nghỉ dưỡng mà lần trước về, cũng thấy có xây vớ vẩn như để giữ đất để bán, nay vẫn vậy. Ngoài Hội An, mình thấy có một khu vực xây nhà cửa kiểu tàu, ná ná Việt Nam, ngói đã lâu bị bỏ hoang. Chả hiểu sao.

Bác tài chỉ một tòa nhà kính, kêu đó là trung tâm hành chính nhưng không làm việc được vì nóng quá. Xe chạy dọc bờ biển nên khá chậm. Mình có nhắc đến khu nghỉ dưỡng ở Đà NẴng mà gia đình ngụ lại. Họ xây theo kiểu âu châu nên toàn bằng kiếng, không phải loại 3 lớp như ở âu châu chống lạnh và nóng, cách nhiệt nên nóng kinh khủng phải mở máy lạnh 24/24. Tốn tiền điện mệt thở. Ở vùng nhiệt đới phải để ý đến khí hậu.

Mình có hỏi bác tài lý do các chung cư bị bỏ trống. Anh ta kêu là họ xây chung cư mà không có trường học, công viên, hạ tầng cơ sở. Về ở chở con đi học xa xôi, kẹt xe, mất thời gian. Phải công nhận là có rất nhiều khu vực đang xây rồi bỏ đó hay xây xong cũng chả có thằng Tây nào mua hay mướn. Thấy tội, nợ vây ngân hàng chắc khó trả.

Cửa chính vào nhà thờ, mình đọc là Quảng Lưu Đức. Để về nhà mình mò thêm

3 tiếng sau mới vào Huế. Điểm đến đầu tiên là nhà thờ họ bên ông ngoại mình ở làng Dưỡng Mong. Địa chỉ ở làng ở xóm 1, xóm 2,… xe chạy vào đến Xóm 5 thì chỉ còn cây cầu nhỏ, đứng lại, gọi điện thoại. Thấy một bà dắt xe qua cầu, kêu tuân theo luật giao thông. Nghe giọng Huế của làng ông ngoại. Hôm qua mình có gọi điện thoại cho chị giữ chìa khóa nhà thờ nhưng khi đến làng, nhờ ông tài xế gốc Nam Định gọi. Anh ta chả hiểu giọng Huế, bên kia đường dây nghe giọng bắc kỳ, không hiểu, kêu chi rứa chi rứa rồi cúp luôn, không bắt máy. Cuối cùng chắc chị ta nhớ mình dặn hôm qua nên gọi lại, kêu thằng con đem xe ra chở về nhà thờ. 

Nhà thờ mới được xây lại, toàn là bê tông nhưng họ Sơn phết như gỗ rất cổ điển. Ruộng nương của gia tộc bị mất hết sau 75, mấy năm trước các người trong gia tộc, đóng góp mua miếng đất nhỏ để xây nhà thờ họ để con cháu ở xa có thể về viếng thăm.

Nhà thờ bên Mệ Ngoại mình được làm lại năm 2020

Sau đó thì mình kêu bác tài chở lại quê bà ngoại, An Lưu bên cạnh. Cũng gọi điện thoại cho rể ông cậu nhưng cũng chi rứa chi rứa rồi cúp máy luôn nên phải mò. Đang chạy trên đường thì thấy một đám thanh niên kê bàn ngồi ngay đường nhậu vào lúc 11:00 sáng. Chỉ có xe gắn máy thì qua được còn xe hơi thì chịu. Hỏi họ về xóm 6 thì một ông kêu đi đường ni nè về Trùi, ông thì kêu đi xóm 7. Rồi một ông khác màu đỏ kè, chạy ra kêu khôn phải khôn phải mi nói sai về bên tê kìa. Cải nhau như ăn bún bò Huế cay.  

Cuối cùng chạy vào cổng xóm 7 thì mình không nhận ra con đường đã đi qua lần trước nên ghé lại hỏi. Ông thần hỏi nhà ông Luyện, ông Vọng thì mình nhất trí thì ông ta mới chỉ đường đi đúng. Tới nhà thì mình vào nhà thờ. Thấy cửa mở nên ngạc nhiên nên đi qua bên cạnh nhà ông cậu, em của mệ ngoại. Ông cậu này mình có gặp khi cậu 103 tuổi, khỏe mạnh minh mẫn sau đó thì qua đời. Bà mợ 93 đang nằm trên giường. Mợ kêu đau mấy hôm ni nên để cửa mở cho thiên hạ vào thắp hương. Sau đó mợ dẫn qua bên kia nhà thờ có hình ảnh của ông bà cố ngoại. Mấy ông kia đi thắp hương ở đâu chỉ thấy cô dâu ở nhà. Chỗ này mình có đến lần trước lúc đang xây dựng lại. Cô em dâu kêu mai giỗ ông cố ngoại nhưng mình vào Sàigòn, thôi lần khác vậy để gặp mặt bà con. Mấy ông bà già kêu cậu mợ, gặp xong là qua đời. Nên mình ít dám gặp người lớn tuổi. Chán Mớ Đời 

Bác tài kêu anh đi xa Việt Nam trên 51 năm mà vẫn nói được giọng Bắc và Huế. Mình nói thuộc đa hệ. 

Nhà của ông bà ngoại của đồng chí gái 

Cúng tiền đi chợ làm cổ cho ông cố xong thì kêu xe chạy qua nhà thờ họ của bên mẹ vợ ở Ao Hồ. Chỗ này mình có về lần đầu. Chỗ này trên nguyên tắc là do cậu ruột của đồng chí gái giữ nhưng ông đi cách mạng nên vợ con ở ngoài Bắc. Con trai đầu vào Nam, bán cho đứa cháu họ bên ngoại của vợ.


Đứa cháu bỏ tiền ra làm lại nhà thờ đẹp lắm, bằng gỗ như xưa, gia phả treo rõ ràng. Anh của mẹ vợ đông, trong đó có họa sĩ Tôn Thất Đào. Hóa ra đồng chí gái là hậu duệ của vua Minh Mạng. Ông ta có 34 hoàng tử. Ông ngoại đồng chí gái là thế hệ thứ tư từ Minh Mạng xuống. Khu nhà rất rộng và đẹp. Đứa cháu xây căn nhà to đùng bên cạnh nên mất một chút thiên nhiên của khi xưa. Xong thủ tục thắp hương bên vợ, mình cho bác tài đi thắp hương bên vợ. Bác kêu vợ em là gốc hUế nhưng vào Sàigòn lâu nên nói giọng Nam nên em không hiểu giọng Huế. Bác tài kêu làm đàn bà Huế khổ lắm, đất đai mấy người con trai chia nhau hết còn con gái trong gia đình chả có gì cả. Mấy người con trai không cho chút gì cả. Bên nội của đồng chí gái thì đã gửi tiền về rồi. Mấy ông chú vợ mà mình gặp khi xưa chết hết nên chả biết ai nói chuyện. Mấy ông con trai thì chả ai gửi tiền, chỉ có bà chị và đồng chí gái mỗi năm, gửi tiền về làm đám chạp, giỗ. Cho nên thời nay có con trai là mất con, nó lo bên vợ còn con gái thì lo mồ mả gia tiên. Chán Mớ Đời 

Đình của làng Thanh Quýt, mình đã kể năm ngoái khi đi Ý Đại Lợi, gặp anh bạn gốc làng này. Anh ta chưa về lại quê từ năm 1972. Bố mẹ được bảo lãnh sang Ý Đại Lợi, xem như gia đình ở Ý Đại Lợi, chỉ có họ hàng nên cũng không muốn về.

Sau đó lại mất 3 tiếng ngồi xe về Hội an. Đang đi bổng mình nhớ đến anh bạn ở Ý Đại Lợi. Anh ta du học năm 1972, đến nay vẫn chưa về lại quê anh ta là Thanh Quýt. Nên mình kêu bác tài chạy vào làng này, đến cái đình làng, chả có thằng tây quảng nam hay cải nào cả. Chụp hình gửi cho anh ta để có chút gì quê xưa. Bác tài hỏi muốn đi viếng nhà của Nguyễn Văn Trỗi, mình lắc đầu, đi về hội an. Mai vào Sàigòn.


Tối qua, mình có gặp bà con bên ngoại Nguyễn Đăng ở Sàigòn lần đầu tiên. Lần trước về thì có gặp 2 người em họ, nay gặp đông hơn. Theo mình được kể thì họ bên ông ngoại mình là thuộc hậu duệ của nhà Mạc. Sau sợ bị tru di tam tộc nên đổi tên qua họ Nguyễn, lấy chữ lót Đăng để con cháu sau này nhớ đến Mạc Đăng Dung. Khi xưa, chú ruột của mẹ mình, làm quan đến chức Thị Độc 侍讀, , có nhiệm vụ đọc sách cho vua, nên ai ở khu ấp Xuân An, Đà Lạt khi xưa chắc biết ông Thị Dụ, chú của mẹ mình. Sau này ông ta được cử vào Bảo Lộc để cai quản, ông ta mới kêu gia đình họ hàng vào Lâm Đồng, phát đất cho anh em họ hàng để canh tác trà. Nói nôm na một người làm quan cả họ được nhờ. Mình nhớ ông ngoại mình khi xưa trồng trà và mấy người em. Hiệu trà Nguyễn Đăng. Sau 75 thì mất hết đất nên đa số các gia đình chuyển về Sàigòn sinh sống hay có người đi ra hải ngoại. Nay chỉ còn một gia đình trù trì tại Bảo Lộc để giữ nhà thờ.

Ngồi nói chuyện thì mới khám phá ra bên ngoại mình, nhiều người theo chế độ đa thê, đa con đa cháu nên chả biết ai ra ai. Như ông Thị Dụ có đến 5 bà nên có nghe kể một người em nói chuyện với một người khác: “ mi biết ông nội mi là ai khôn? Ông nội mi là cha tau”. Chú cháu gặp nhau, hỏi ra mới biết con của người anh cùng cha khác mẹ nên hỏi như dân Huế xưa. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Đưa vợ về phố HộI


Sáng nay ra xe về Hội An thì trời mưa suốt đoạn đường từ Quy Nhơn đến Hội An. Bên Mỹ thì chạy độ 2 tiếng đồng hồ là đến còn ở Việt Nam tốc độ cho phép trung bình là 50 cây số hay hay 31 dặm một giờ. Có quốc lộ nhưng xe khách chạy quá nhanh nên tài xế cố đi đường trong nhiều nên chậm. Xe rời Quy Nhơn từ 8:00 sáng mà đến 4 giờ chiều mới đến.

Xe chạy qua các vùng giao tranh khi xưa như Mộ Đức. Không có thì giờ nên mình không ghé lại làng Mỹ Lai khi xưa. Mình kêu tài xế ngừng ở Quảng Ngãi, quê của vợ ông cậu để anh ta ăn cơm, nghỉ ngơi một tí. Ăn cơm bình dân quán bên đường nên đồng chí gái sợ không ăn. Mình ăn thịt heo luộc với mắm cái, đặc sản vùng này, nhìn con sông Trà Khúc nổi danh với những câu thơ mình đọc đâu đó. Vùng Quảng Ngải có kẹo mạch nha nổi tiếng nhưng cũng không có thì giờ nếm lại. 

Từ khách sạn nhìn ra

Mình giang hồ nhiều nơi trên thế giới nên ngày nay đi viếng mấy chỗ này mà mình được biết khi học địa lý hay lịch sử Việt Nam khi xưa, thấy không như mình mơ tưởng khi xưa. Như Quy Nhơn, thấy không có gì xuất sắc cả. Nếu so với Phi Luật Tân thì mình thấy họ phát triển nhưng vẫn giữ được vẽ đẹp thiên nhiên của biển rừng. Cách đây 20 năm mình đến Nha Trang thấy họ phát triển rất hay nhưng nay trở lại thì bú xưa la mua. 

Chạy vào khu 4 mà họ dự tính xây khu công nghiệp ở Quy Nhơn thì thấy nhà cửa đang xây bỏ hoang quá nhiều. Thị trường địa ốc bong bóng bốc hơi, không ai mua. Vụ này mình có thấy cách đây 30 năm ở bên Mễ Tây Cơ vùng nam của Tijuana. 

Bác tài gốc Nam Định ăn nước mắm còn mình thì ăn mắm cái. Mình hỏi bà Năm mắm cái làm bằng gì, thì được biết làm bằng cá cơm với muối để cả năm. Có rau sống nhưng mình không dám ăn chỉ thịt luộc và mắm cái chang canh tần ô. Khá ngon. Đồng chí gái nhìn mình ăn mà sợ. Mình nhắn tin anh bạn thi sĩ là cẩn thận đạp xe về Nha Trang theo con đường Cái QUan. Anh ta trả lời mưa rất thích. Anh bạn này đồng tuổi, chơi thể thao không uống rượu không hút thuốc. Anh ta nói ăn uống như Bồ vậy. Anh ta theo dõi mình viết về dinh dưỡng trên bờ lốc nên người khoẻ mạnh. Anh bạn này và một anh bạn khác lớn hơn mình 2 tuổi gốc Đà Lạt mà mình biết vì leo núi Kilimanjaro với mình là khỏe chớ đa số bạn cùng đều oải hết. 

Cuối cùng chạy con đường mới làm, gần bờ biển thấy nghĩa địa trên cát rất nhiều, chạy vào Hội An, nơi đồng chí gái sinh sống 13 năm trước khi vào Sàigòn. Xe về khách sạn Lasenta cho có vẻ Tây vì tên Lá Sen Ta. Kiến trúc sư thiết kế khách sạn rất đẹp thấy lá sen màu đen khắp nơi. Trời mưa đồng chí gái chả muốn đi đâu vì cô bạn kêu mệt nên nằm nhà. Hai vợ chồng xuống tiệm ăn của khách sạn. Cao lầu đây nấu rất ngon ăn với rau Trà Quế nổi tiếng vùng này. Chắc hôm nay bạn đồng chí gái hội ngộ trong khi mình sẽ đi Huế ghé thăm nhà thờ tộc bên ngoại và bên vợ. Tối về lại Hội An. 

Lấy dân làm gốc

Dân liệu cũng xong


Lần trước hai vợ chồng đến đây với mẹ mình, con gái đang học ở Hương Cảnh cũng bay sang. Gặp đúng lụt, chạy mệt thở vì nước vào khách sạn, điện nước tắt hết.  Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Lại xa mẹ

 Lại ra đi như 51 năm về trước


Ăn sáng xong thì chia tay gia đình. Thấy bà cụ buồn buồn. Hôm trước kêu vui vì con cháu bay về thăm, ăn tết như xưa nhưng rồi chim đã ra ràng, lại phải bay về tổ ấm riêng của mỗi đứa con. Mấy ngày ngồi nói chuyện với mẹ thấy thương hình ảnh một người mẹ Việt Nam, hy sinh tận tuỵ để nuôi đàn em ăn học, rồi lấy chồng nuôi đàn con đến khi con cái lớn hết, lập gia đình mới an nhàn một tị nhưng lại cô đơn khi ông cụ qua đời.

Mấy người em thì tính tình vẫn như xưa, ít thay đổi, mới thấy tư duy, tính tình định đoạt tương lai và số phận của đời người. Muốn thay đổi cuộc sống thì phải tự thay đổi. 10 anh em như 10 ngón tay, có ngón dài ngón ngắn nhưng số phận đời người lại khác nhau. Người ở hải ngoại, người ở Đà Lạt. Nếu tin vào phước đức bố mẹ để lại thì trên nguyên tắc, ai nấy đều như nhau nhưng hành trình cuộc đời của mỗi người lại khác nhau. Nói như nhà Phật, chúng ta cần tự tạo phước cho mình. Bố mẹ thông minh nhưng nếu chúng ta thừa hưởng gen thông minh, nhưng lại lười thì khó mà học lên cao.

Mấy anh em còn lại với mẹ

Mỗi nhánh của một cây tốt đều có thể ra trái, xum xuê. Tuy cùng một cây, có nhánh lớn mạnh vì cố vươn lên để tìm ánh nắng mặt trời và nhánh nhỏ bé vì không đủ ánh sáng. Nói chung thì em út ngày nay, đều có của ăn của để. Xem như bố mẹ mình đã thành công về mặt con cháu khác với mấy người em của mẹ, cho thấy những gì mình làm đều có ảnh hưởng đến đời con cháu sau này. Như người xưa hay nói tích đức cho con vì có đức mặc sức mà ăn. Gần 70 năm cuộc đời, về lại Đà Lạt thăm hỏi về các người họ hàng khi xưa, thấy hậu vận của con cháu họ tuỳ theo cách đối xử, ăn ở của họ khi xưa nhất là sau 75. Mới hiểu câu ngạn ngữ khi xưa: “ở sởi lởi trời cho, ở so đo trời lấy lại” và người Mỹ hay nói: “what goes around, comes around.”

Muốn anh em, con cháu sum họp không phải dễ. May mắn nhất là mấy đứa cháu và con liên lạc với nhau thường xuyên trên mạng xã hội của nhóm của chúng. Vẫn giữ chặt tình máu đào dù sống rải rác trên 3 quốc gia. Nhiều gia đình, mình thấy anh em phấn đấu triệt tiêu nhau vì của cải cha mẹ để lại. Bố mẹ mình thì chả có gì ngoài ngôi nhà thờ từ đường. Anh em đều có nhà cửa đàng hoàng hết. Mình nghĩ là nhờ mẹ mình như con gà mẹ, kêu các đứa con về chuồng vào buổi chiều. Anh em đều noi theo gương mẹ, hy sinh cho em út. Như khi xưa, mình nhường ăn sáng cho mấy đứa em, nhịn đói đi học. Chúng xin để dành ra chơi ăn vì đói.


Rắn không chân bò quanh khắp núi

Gà không vú nuôi một đàn con ( mẹ mình tuổi dậu)


Mẹ mình kể sau 75, khi ông cụ đi tù, có vợ chồng bà nào thương hoàn cảnh của mẹ mình nên kêu ông chồng sáng đi chợ thì ghé nhà chở mẹ mình ra chợ nhưng mẹ mình từ chối. Lý do là không muốn mang tiếng, muốn giữ tiếng cho con sau này. Nếu không miệng đời sẽ đánh giá con cái khó lấy chồng , con bà này nọ, chồng ở trại cải tạo mà lại đi ngồi xe với ông khác dù không tình ý gì. Nhờ vậy mà sau này, em mình chơi huê, hay mướn mặt bằng, người ta hỏi con ai và khi biết mẹ mình nên cho tham gia. Làm ăn mà không có chữ tín thì xem như rồi đời.


Mẹ mình có cái hay là nhớ ơn những người đã giúp mẹ khi xưa. Như ông Võ Quang Tiềm, đứng ra bảo lãnh mẹ mình với ông Cao Minh Hiếu, thị trưởng Đà Lạt dạo ấy, người đã xây dựng ấp Ánh Sáng. Dạo ấy mẹ mình theo kháng chiến nên bị bắt, nhốt vào nhà Lao, cạnh hồ Xuân Hương. Ông Tiềm đứng ra bảo lãnh mới được tha. Sau này ông ta kêu ông cụ vào nhà ngủ để học thi vào ty công chánh. 4 giờ sáng ông ta đánh thức ông cụ dậy để ôn bài tập, mới đậu vào ty công chánh khi thi tuyển 50 người mà chỉ lấy có 5 người. Mẹ mình biết ông ta thích ăn chao và cá kho nên lâu lâu làm chao và cá kho đem vào cho ông ăn. Nhớ ơn ông bà Phúng, về Huế, đưa mẹ mình vào Đà Lạt, giúp việc để có tiền nuôi mấy người em ăn học ở Huế. Sau này mẹ mình cho bà mượn tiền để mở tiệm thuốc tây.


Mẹ nhớ nhất là người dân Đà Lạt sau 75, thương hoàn cảnh của mẹ mình nên có đồ gì muốn bán trong nhà là đem ra cho mẹ mình bán bán kiếm lời nuôi con và chồng ở traị cải tạo trong khi hàng xóm và vài người ở chợ tìm cách lấy điểm với cách mạng, tố cáo này nọ. Mẹ mình kể ai ai nếu có dịp mình gặp con cháu của họ sẽ cảm ơn dùm mẹ. Sự thật trong đời không ai thành đạt mà không có người giúp đỡ. 


Trong cuộc đời, như mẹ mình nói, ăn ở cho có tình có nghĩa, đừng có tham lam. Như cây trái mà vì tham lợi, bỏ chất hoá học, sẽ gây ung thư cho người mua trái của mình, mang tội. Mình biết nhưng họ không biết. Nhiều khi mình bị ung thư trước khách hàng vì xịt thuốc phân hay chất hoá học.


Cuộc đời có hợp rồi có tan, như thời tiết với các chu kỳ, Xuân Hạ Thu đông. Mình lại rời xa mẹ, tiếp tục cuộc viếng thăm Việt Nam với đồng chí gái ra miền Trung, nơi mẹ mình ra đời. Sau đó bay qua Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan rồi về lại Cali, hái bơ. Xong om


Chương trình thì mình bay đi Úc trong khi một cô em bay về Hoa Kỳ và một cô em đưa bà cụ đi Đà Nẵng Hội An chơi. 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn