Gặp mụ hàng xóm bên Tây

 Gặp mụ hàng xóm bên Tây 


Qua cộng đồng mạng mình tìm lại khá nhiều người quen, hàng xóm xưa ở Đà Lạt. Lâu lâu thấy có người còm hỏi phải con thiếm ĐOÀI là mình biết hàng xóm, còn con bà Thuận thì mình biết bạn hàng ngoài chợ Đà Lạt xưa. Lâu lâu lại có người kêu bà cụ mình là mẹ nuôi chiến sĩ anh hùng của họ khiến mình đã ngu lâu lại còn ngu bền vững. Mẹ mình có mười mấy người con nuôi đã oải, nghèo vì có 8 cô con gái, mỗi tháng mua băng vệ sinh là nghèo rớt mồng tơi, nay lại nhận thêm con nuôi. Mình không biết mấy người này nên hỏi có làm đồ ăn gì đem lên cho bà cụ xơi thì kêu không. Cho thấy không nên nhận con nuôi hay chị nuôi vì chỉ có tiếng chớ không có miếng. Kỳ về thăm nhà năm ngoái có gặp lại hai chị em hàng xóm cũ, nay ở Sàigòn sau 53 năm mới gặp lại. 


Năm nay thì có gặp lại gia đình một chị hàng xóm khi xưa ở Seattle. Hóa ra ông chồng lại bà con bên ông ngoại mình, gốc làng Dưỡng Mong, Thừa Thiên. Về Đà Lạt, thấy có một cô bạn của em mình, hay qua nhà chăm sóc bà cụ mình như mẹ ruột khiến mình rất cảm động. Thật ra, bạn bè cũng như hàng xóm cũ gặp lại trên mạng, đã là một cái duyên còn gặp lại ngoài đời thì phải trợ duyên mới gặp. Có nhiều người Đà Lạt ở nam Cali nhưng gặp lại không được. Như Nguyễn Minh Dũng con trai của bác Thừa, thân với bà cụ mình nhưng mỗi lần hẹn thì vào phút chót hắn lại kêu bận việc gì đó. 

Mình rất ngạc nhiên là ngày nay chính phủ pháp cho làm các loại quảng cáo tạm kiểu này
Có lẻ bánh ngon nhất trong chuyến đi vừa qua
Có lẻ coupole này gây nhiều ấn tượng nhất nay họ xây thêm cái cầu nhỏ để thiên hạ xèo phì

Kỳ về thăm Paris vừa qua mình có dịp gặp một chị “hàng xóm xưa”, chưa bao giờ gặp hay biết mặt ở Đà Lạt. Nói hàng xóm nhưng thật ra ở cách nhà độ 100m, nhỏ tuổi hơn mình nên khi chị ta giới thiệu là ngọng. Một hôm nhận được hình của mẹ mình chụp với chị ta ở Đà Lạt, gửi cho khiến mình cảm động. Nhưng mình cũng không biết là con ai vì chưa bao giờ gặp mặt ở Đà Lạt. 

Lâu lâu bạn học xưa lên Đà Lạt ghé thăm bà cụ mình, chụp vài tấm hình bà cụ gửi cho mình khiến rất cảm động. Không ngờ sau bao nhiêu năm, vẫn có người nhớ đến mình. Tương tự khi mình về thăm nhà, có anh bạn cũ, mỗi ngày đem xe tới nhà chở mình đi thăm chốn xưa rồi giải thích ngày xưa rồi các biến đổi của 50 năm qua từ khi mình đi du học. Chuyến đi Âu châu vừa qua, mấy người bạn học xưa ở Yersin, đều mời mình lại nhà ăn cơm. Vui như nhìn lại hình ảnh khi xưa ở Grand Lycee.

Về già đi khắp năm châu, thấy tình cảm của mấy người bạn học xưa rất quý. Cho thấy khi xưa mình chắc đối xử với anh ta tốt nên 50 năm sau vẫn nhớ đến mình. Có tiền chưa chắc mua được những tình bạn như vậy. Cũng như mình về Việt Nam, bạn học của đồng chí gái khi xưa lấy xe chở mình đi viếng thăm nhiều nơi. Dù chưa bao giờ biết mặt mình, nhưng qua đồng chí gái, mình ăn theo diện vợ.

Về Pháp và Ý Đại Lợi vừa rồi mình có duyên gặp lại những ân nhân đã giúp đỡ mình thời sinh viên cũng như các người bạn du học cũng thời, cùng một lứa bên trời lặn đận. Những tình cảm của tình bạn khi xưa không bao giờ phai. Vẫn mày tao như xưa, vẫn chọc quê nhau như thời tuổi trẻ ngây thơ vô số tội. Đó là một diễm phúc cuộc đời khi vẫn còn giữ được những tình bạn đơn sơ như vậy. 


Trở lại vụ mụ hàng xóm xưa ở giếng ông Ba Tây. Chị này, cựu học sinh trung tâm giáo dục Hùng Vương nên biết hết em út mình, cũng học ở đây. Còn mình đi Tây thời Bảo Đại nên khi cô ta tự giới thiệu là mình ngọng, không biết con ai hay em ai trong xóm. Mẹ mình hay kêu mẹ chị ta là bà Kề. Hàng xóm gần nhà thì mình đều nhớ cả vì cư xá công chánh. Đây nhà chị ta ở khá xa. Hỏi vòng vòng thì hóa ra là cháu ông Tư Thân, hình như có hai em gái đi buôn, chở hàng hoá từ Sàigòn về cho dân buôn ở Đà Lạt. Hình như bà mẹ chị này cùng tuổi với mẹ mình. Mẹ mình thì nhờ ông Sở, chạy xe hàng bên cạnh mua dùm. Trước khi về Sàigòn, ông SỞ lại hỏi mua gì rồi kê khai, lấy tiền bà cụ đưa để ông ta trả cho người bán ở Sàigòn. Ông Sở chỉ mình dùng abacus của người Tàu để làm toán. Có dạo ông ta bị tù cả năm không biết về tội gì. Bà Sở phải thuê tài xế và đi Sàigòn mau hàng thế ông ta.

Dân xóm giếng ông 3 Tây mà buôn bán thì mình nhớ có dì Sắc, vợ của chú Nghĩa, làm cảnh sát. Dì bán đồ PX Mỹ ở ngoài chợ, gần hàng của mẹ mình. Lâu lâu có tiền mình hay ra đây mua một lon đồ hộp mỹ, đem về nhà lấy đồ khui, ăn ngon phê không tả được. Lúc đầu tính đi pháp với đồng chí gái nên mình có liên lạc với mụ hàng xóm không biết mặt ở xóm trên, học chung trường với em mình. Nghe nói chị ta có căn hộ cho Airbnb mướn ở Paris. Cuối cùng thì mình đi một mình nên ở nhà cô em để anh em có dịp Hàn huyên.

Hóa ra chị ta là fan cứng của Mực Tím sơn Đen. Tại Paris, cũng có một anh cựu sinh viên chính trị kinh doanh, liên lạc nói chuyện nên mình tính gặp hai người cùng một lúc luôn tiện để người đồng hương Đà Lạt gặp nhau làm quen nhưng giờ chót anh ta bận việc nên hẹn sau khi ăn trưa. 

Đi viếng Paris nên mình ít khi xem điện thoại nhất messenger vì trái giờ nên chỉ xét khi tối hay sáng sớm. Rút ra rút vô sợ bị móc túi. Thêm muốn quan sát đời Sống bên Tây thêm nói chuyện với cô em. Nhiều khi thấy nhạc sĩ đánh đàn trong xe métro nhưng không dám cho tiền vì sợ bị móc túi. Ở Paris, có rất nhiều móc túi cũng như Venice nên ngại ngại. Chị ta nhắn tin hẹn lúc mình ở Paris nhưng mình không xem, về nhà mới xem thì quá trễ. Cho thấy phải có duyên mới gặp được. Giống như hôm mình lên Seattle, có hẹn trước với chị bạn học xưa nhưng rốt cuộc không gặp được. Mình thì đợi chị ta gọi vì chị ta cho biết mới đi Yellowstone về nên nghĩ là còn mệt. Cứ tính chuyện leo núi với mụ vợ còn chị ta cũng đợi mình gọi lại nên khi chị ta gọi là mình đang trên đường ra sân bay. Chán om

Nhà em mình ở Rueil-Malmaison, đi RER vào paris độ 20 phút. Đi métro Tây có đặc điểm là cảnh báo là dân móc túi có thể có mặt trong xe khiến ai nấy nhất là du khách bồn chồn. Có lẻ nhờ thế vận hội nên các bảng chỉ dẫn đều có chữ tàu, Đức ngữ và anh ngữ và tiếng Tây Ban Nha. Đặc biệt ở phi trường, chữ tàu được treo to đùng. Mua vé thì có máy trả bằng tiền mặt hay Apple Pay. Cô em mình mua từng chục vé trước thế vận hội để dành vì trong thời gian thế vận hội, Tây lên giá vé để chém du khách nên mỗi lần đi cô em đưa vé cho bỏ vào máy. Dân Tây đi thường thì họ mua tháng rồi dùng điện thoại để scan vé của mình. 

La Samaritaine được thay đổi xấu thật. Bắt chước Anh quốc chỉ làm cấu trúc phía ngoài rồi ỊN kính vào. Mình nghĩ kiến tức Tây không khá là vì khi xưa rất nhiều sinh viên không biết vẽ, họ chú trọng về xã hội học, chính trị nhiều hơn nên về Pháp thấy kiến trúc mới rất chán. Mấy điểm nhấn đều do kiến trúc sư ngoại quốc như LA Defense, Pyramid Louvre, Beaubourg. Khi xưa, cứ thấy quảng cáo LA samaritaine 

Khu vực La Defense khi xưa như chùa bà đanh nay hàng quán, tiệm mọc lên như nấm, đông dân Tây. Nói đúng hơn về kỳ này mình thấy dân Tây khác xưa lắm. Da đen và ả rập thuộc thế hệ thứ 2 đông như quân Nguyên. Thời mình chỉ có thế hệ thứ nhất, đa số là đàn ông sang Tây làm việc nhưng dần dần họ cho đem gia đình qua nên tha hồ đẻ trong khi Tây trắng không muốn đẻ. Lâu ngày, tương lai sẽ có luật shariah ở Tây như bên Đức đang đòi hỏi. Có thể trong tương lai sẽ có xung đột giữ các tôn giáo, chủng tộc vì cao trào cực hữu lên cao. Khi người dân không còn đi nhà thờ thì người đạo hồi lo lắng cho con họ về mặt đạo Đức tâm linh. Khoa học trở thành một tôn giáo mới ở thế kỷ 20, 21. Qua khoa học con người có thể không sinh nở, có thể thụ thai này nọ, và chữa được nhiều bệnh nên về mặt tâm linh chúng ta bỏ rơi. Ngày nay người ta khám phá ra tâm bệnh phát triển quá nhanh vì không có chỗ dựa về tinh thần, tâm bệnh và cơ bệnh cần chữa trị cả hai.

Chị ta hẹn ở cạnh nhà hát Tây opera vì sau đó đi làm cho tiện. Ra khỏi Métro thì mình thấy còn dư giờ nên đi vòng vòng đến Au Printemps, một chỗ bán áo quần tạp hóa. Thấy họ Tân trang lại đẹp hơn xưa. Sau đó bò về địa chỉ tiệm ăn gần Galleries Lafayette, cũng thấy họ Tân trang lại nhiều, đẹp và sang trọng hơn xưa. Chắc nhờ du khách tàu vào đây mùa đồ nhiều. 

Galleries Lafayette được xem là khu phố mua sắm sang trọng của Tây như Harrods của Anh quốc hoặc Bloomingdale’s của Hoa Kỳ. Cửa hàng được thành lập từ năm 1893, thời đại mà người Pháp gọi La Belle Époque với kiến trúc Art Nouveau. Khi xưa mình có ghé vào đây để xem cái coupole rất đẹp nhưng áo quần thì chịu. Mình rất ngạc nhiên khi thấy họ cũng xây một cái ở Dubai, nơi có ATM bán vàng. Mình thích các quảng cáo của pháp có nội dung hơn là của Mỹ. Đang đi nhìn các quảng cáo của bến xe buýt thì thấy mụ hàng xóm chạy ra chào. Thấy mặt mụ hàng xóm trên Facebook nên nhận ra ngay. Kéo vô tiệm ăn Tây. Mình đi xứ nào thì ăn cơm xứ ấy chớ không chui vào tiệm ăn tàu hay Việt Nam. Nhất là ở Cali nên theo mình không có chỗ nào cơm Việt Nam ngon bằng. Về Việt Nam thì ruồi nhặng, nóng nực nên dù ngon cũng thấy không thoải mái lắm.

Chị ta cho biết ở xóm Giếng ông Ba Tây, nơi ngày xưa có thời gian lên đây xách nước về cho nhà xài. Mình chỉ biết hai người ở đây là Phạm Minh Tuấn và Nguyễn thị Hường, cả hai đều học chung lớp 11B sau đó thì họ chạy qua Việt Anh. Tuấn thì ở Cali còn Hường nghe nói đã qua đời. Chỗ khúc này có đường mòn lên đường Calmette, chỗ Domaine de Marie. Mình có biết mấy gia đình trên đường Thi Sách, xa nhất là nhà bác Tô và đại úy Hải và gia đình Dũng đầu bò, người nùng có anh đi biệt kích còn từ đó trở lên dãy nhà bác Oai thì chịu vì không có ai thân với gia đình mình. 

Ngồi nói chuyện kêu đồ ăn thì cô em tới. Cô em đi sau vì phải đợi họ giao đồ. Mình chơi món steak Tartare để nhớ lại tuổi thanh xuân, sau đó chơi cái tarte aux figues. Bánh trái Tây thì ngon hơn của ý. Mình báo với ông thần thụ nhân là hẹn ở bể nước Saint Michel. Cô em và hàng xóm trao đổi số điện thoại để liên lạc. Sau đó hai anh em đi bộ qua Cầu Mới (pont neuf), tên thì mới nhưng thật ra cầu này được xây lâu đời nhất ở Paris, xây cất đầu thế kỷ 17, ghé lại Boul Miche một thời. Gặp ông thần “người cây” của Đà Lạt khi xưa. Anh chàng này gốc Quảng Trị, nhưng vào Đà Lạt học đại học nên có nhiều kỷ niệm ở Đà Lạt. Đi bộ lêu bêu vào vườn Lục Xâm Bảo, mình nhận thấy mấy cái pissotiere, chỗ do từ đều biến mất. Dạo mình sinh viên thì đi đường, có mấy chỗ đi tè công cộng. Sau này mình về thì thấy họ trang bị mấy cầu tiêu công cộng của Decault, phải trả tiền nay thì biến mất hết. Chắc thiên hạ đập phá để lấy tiền. Nếu sử dụng với Apple Pay thì chắc được. Các chỗ để gọi điện thoại công cộng đều được dẹp bỏ.

Anh này cho biết khi xưa, ở trọ nhà thằng bạn ở đường PHù Đổng Thiên Vương, căn nhà to đùng. Sau 75, tên bạn chết vì thiếu thuốc. Khi xưa, chạy xe vào đập Đa Thiện , Thung Lũng Tình Yêu, thì có chạy qua con đường này. Hình như trong lớp có người ở đâu trên đường này. Có ghé lại vài lần nhưng không nhớ căn nhà to đùng.

Anh này về hưu nên chơi nhạc cho mấy tiệm ăn ở Quận 13. Lâu lâu thấy anh ta gửi cho video như BĂng Châu hát này nọ trong tiệm ăn, Tây đầm mít ôm nhau nhảy bú xua la mua. Nghe anh ta than về các bà già muốn làm ca sĩ miệt quận 13 khiến buồn cười. Mấy ông chồng thì quay video, sàn qua sàn lại đụng mấy cặp đang dìu nhau trên quận 13. Kỳ này về, mình không ghé lại quận 13. Nói chung là để gặp lại bạn bè, người thân còn Paris thì đã trải qua một đời sinh viên ở đây nên cũng thấy nhiều.

Đi dọc đại lộ Saint Michel, thấy phố xá đóng cửa khác với khi xưa. Lý do là sau covid, người Pháp quen mua đồ trên mạng, người ta làm việc ở nhà nhiều nên văn phòng đóng cửa, tiệm buôn bán chỉ còn các tiệm ăn, cà phê. Anh ta nói mình đi qua vương cung thánh đường Notre Dame de Paris. Nghe nói sẽ mở cửa lại vào cuối năm nay, nhưng phải trả tiền vào cửa khiến người Pháp la ó. Nghe đâu 5 euro. Tại đây mình chia tay anh thụ nhân Đà Lạt xưa rồi hai anh em đến Beaubourg. Xem vì họ đóng cửa 6 năm để trùng tu lại. Không biết bao nhiêu ngày mình ghé vào đây đọc sách hay xem xi nê và mơ một ngày nào người Việt mình tạo Việt Nam có một trung tâm văn hóa như vậy. 

Lết bộ đến les Halles lấy rer về nhà ăn cơm với mấy đứa cháu. Xa Đà Lạt, lâu lâu gặp đồng hương khá vui, nhắc lại một thời tuổi thơ, ôn lại những nhân vật trong xóm giúp các hình ảnh xưa quay về. Có ai nói chúng ta là những gì chúng ta nhớ. Xong om


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Kẻ cắp gặp ông già

 Đừng bao giờ kiểm soát người phối ngẫu 


Một hôm, có một bà đi chợ mua sắm vài linh tinh. Khi đến quầy trả tiền, thâu ngân viên thấy cái remote control của máy truyền hình trong ví của bà ta, rớt ra ngoài. Tò mò nên hỏi: bà lúc nào cũng đem theo cái remote control khi ra ngoài, bà khách kêu không. Chỉ hôm nay ông chồng tôi không chịu chở tôi đi vì muốn xem trận đá banh nên tôi lấy cái remote mang đi theo. 

Bà thâu ngân viên trả lại thẻ tín dụng và lấy lại hết đồ trong giỏ. Bà khách hỏi lý do. Bà thâu ngân viên cho biết chồng bà đã gọi ngân hàng chận cái thẻ tín dụng của bà. Bà khách lấy trong ví ra cái điện thoại của ông chồng để trả qua Apple Pay vì ông chồng không chận thẻ của ông ta. Bà ta sung sướng cười hớn hở cho rằng bà ta cực thông minh nắm đằng cán. 

Về tới nhà, thấy tấm giấy ông chồng dán trước cửa cho biết đi ra ngoài xem trận đá với mấy người bạn. Anh cầm theo chìa khoá. Nếu em cần gì thì gọi cho anh. Chán Mớ Đời 

Đừng bao giờ kiểm soát chồng mình dù thông minh đến đÂu. Xong om


Chúc mấy bác một cuối tuần vui vẻ .


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Cá không ăn muối cá ươn, người không ăn muối 100 đường cao huyết áp

 Về già đi bác sĩ thường kêu bị áp huyết cao nên bắt uống thuốc. Các bác sĩ cho biết là trước khi đo áp huyết, nhớ bình tỉnh hay uống nước cho nhiều trước đó. Thường mình thấy y tá đo mình thì rất bất cẩn như cân nặng. Có hôm mình mang giày đi vườn nặng 2 cân một chiếc, xem như 4 cân, bận áo quần đầy thế là cô ta cứ tính đâu 7 , 8 cân thêm. Hình như họ cố ý khi đo áp huyết mình, không để lấy bình tỉnh trước khi đo thường là 5 phút để cơ thể, tinh thần quen với phòng mạch. Họ cứ làm ào ào.

Hôm nay có chị 82 tuổi nói đi bác sĩ đo áp huyết lên cao, dù ở nhà đo bình thường. Họ nói ai áp huyết cao thì cử ăn mặn. Vấn đề là khi xe cứu thương tới nhà chở thiên hạ đi cấp cứu thì việc đầu tiên họ cho truyền nước biển mà nước biển là gì. Muối mà họ còn chơi đến 0.9%. Nhưng bác sĩ lại khuyên kiêng ăn mặn để tránh áp huyết cao. Thế mới Chán Mớ Đời. Nghe nói là trong chiến tranh người ta dùng nước dừa tươi để truyền nước biển.

  • Truyền nước biển còn gọi là truyền dịch là phương pháp đưa nhỏ giọt muối và các chất điện giải vào cơ thể bằng đường tĩnh mạch khi có chỉ định của bác sĩ. 
  • Thành phần chính của dịch Truyền nước biển là NaCl 0,9% (có vị mặn như nước biển), thuộc nhóm dịch truyền cung cấp nước và điện giải cho cơ thể. Nhóm dịch truyền này bao gồm một số loại khác như: Ringer lactate, Bicarbonate natri 1,4%,... được dùng trong các trường hợp mất nước, mất máu do tiêu chảy, nôn ói, bỏng, ngộ độc,... 
  • NaCl 0,9% là dung dịch có áp suất thẩm thấu gần bằng với áp suất dịch trong cơ thể. Natri là ion dương chính của dịch ngoại bào, chức năng chủ yếu trong cân bằng nước, điện giải và áp suất thẩm thấu dịch của cơ thể. Clo là ion âm chính của dịch ngoại bào, tác dụng trong việc bài tiết nước tiểu. Dịch nước biển (NaCl 0,9%) không gây tan hồng cầu khi vào cơ thể. 
  • Ở người khỏe mạnh, các chỉ số muối, đường, điện giải luôn ở mức độ cân bằng đảm bảo cho các hoạt động sống. Khi mắc các bệnh lý hay cơ thể suy nhược, mệt mỏi quá độ, mất nước, mất máu, ngộ độc,... thì các chỉ số này sẽ giảm sút và đòi hỏi phải cung cấp dưới dạng truyền dung dịch từ bên ngoài.

Tiến sĩ Bryan Ảrdis cho biết "500.000 người đã được nghiên cứu trong 10 năm tại 49 quốc gia và những người có huyết áp tốt nhất có lượng muối tiêu thụ cao nhất."


Thế lầy nà thế Lào? Chúng ta đã bị lừa dối? Muối khoáng không làm tăng huyết áp. Mà bắt kiêng ăn mặn. Chữa một bệnh nhân khoẻ lành là mất đi một khách hàng do đó bác sĩ phải nuôi bệnh nhân, để gặp mỗi tam cá nguyệt. Người ta lại khuyên uống nước nên thêm một chút muối để giúp các iod chạy trong cơ thể.

Nhớ khi xưa, mấy người thượng ở Đà Lạt, đem ngo đi bán ở chợ Đà Lạt, sau đó họ mua muối rồi mấy ông thượng ghé ngang tiệm thuốc Bắc con cua ở đường Duy Tân, làm chút rượu cần đem về. Cho thấy họ quý nhất là muối. Học lịch sử người ta luôn luôn đổi muối khi xưa. Chỉ có người giàu mới mua đường.


Nghiên cứu lớn nhất từng được tiến hành về huyết áp cao cho thấy lượng natri tiêu thụ cao hơn có liên quan đến tỷ lệ tử vong thấp hơn. Cái này khiến mình chới với.

Thuốc điều trị huyết áp cao là một khoản lợi nhuận khổng lồ cho công ty dược phẩm lớn. Cho thấy chúng ta bị điều kiện hoá bởi những tin tức mà chúng ta không rõ tường tận, chỉ nghe ai nói lại hay bác sĩ. Ông bác sĩ Thomas, chuyên khoa nhi đồng, mới đưa ra nghiên cứu của ông ta về trẻ em chích ngừa covid, là bị tước bằng hành nghề ngay. Có nhiều bác sĩ báo động vụ covid, bị trù dập. Ngày nay, người ta kiện Pfizer, Bill Gates về tội chủng ngừa covid. Nhớ lại dạo đó, họ làm chúng ta chới với, lo sợ. Mình có nhiều người bạn chích ngừa xong là bị bệnh luôn, bỏ làm việc, không lái xe được, bắt buộc về hưu non. Nay ông Bibby Kennedy Jr, được bổ nhiệm lo về y tế mà ông này lại lên án chích ngừa. Ông ta cho hay khi xưa chỉ có 3 loại chính ngừa nay con nít phải chích ngừa đến 72 lần, để các công ty dược phẩm làm tiền.


Xem nghiên cứu của đại học Harvard là năm bị covid, tuyệt nhiên cảm cúm mất tiêu, chỉ thấy covid. Ai buồn đời nên đọc để hiểu chúng ta bị chính phủ xỏ mũi đi như người đi trên mây. Từ dạo đó mình bắt đầu tìm kiếm tài liệu đọc cho rõ hơn là nghe bác sĩ, truyền thông. Tin tức ngoài luồng, bị các mạng truyền thông đánh chặn nhiều, bác sĩ có lương tâm hay bị rút bằng hành nghề.

Đây là tỷ lệ người Mỹ bị cúm hàng năm, nhưng năm 2020-2021 thì mất tiêu, bù lại là COVID ai buồn đời thì đọc đường dẫn dưới đây.

https://www.vox.com/science-and-health/22272237/flu-cases-down-historic-what-does-it-mean


Quan điểm: Giới hạn muối của FDA là 2.200mg nhưng khi họ truyền nước biển lại 9.000mg xem như gấp 4.5 lần.

Giới hạn muối của AHA là 1.500mg


Sự thật là, lượng muối khoáng tốt nhất thực sự để duy trì huyết áp bình thường là từ 6.000mg đến 9.000mg. Khi xe cấp cứu đến nhà, việc đầu tiên là họ truyền nước biển saline với số lượng 9.000mg để bình thường hóa huyết áp của người bị nạn.


Natri không có hại khi được bao bọc trong muối khoáng chưa tinh chế chứa tất cả các khoáng chất vi lượng, bao gồm Kali và Magiê.


Lợi ích của muối khoáng chưa tinh chế:

🧂Tiêu hóa: Muối khoáng cung cấp các ion clorua cần thiết cho quá trình sản xuất axit clohydric trong dạ dày, một thành phần quan trọng cho quá trình tiêu hóa thích hợp.


🧂Cấp nước: Muối cung cấp nước cho thành tế bào và duy trì sự cân bằng của chất điện giải, rất quan trọng đối với chức năng của tế bào, cơ và cơ quan.


🧂Huyết áp: Muối giúp kiểm soát huyết áp. Natri và kali có mối quan hệ quan trọng trong việc điều hòa huyết áp thông qua bơm natri-kali. Càng cử nà tri-Mali thì áp huyết càng bị lộn xộn.


🧂Chức năng thần kinh và cơ: Natri và khoáng chất trong muối cần thiết cho chức năng thần kinh và cơ.


🧂Cân bằng axit trong máu: Muối khoáng giúp duy trì sự cân bằng axit trong máu và bảo vệ tim.


🧂Sức khỏe hô hấp: Muối khoáng cải thiện chức năng hô hấp và giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, cúm, sốt cỏ khô và hen suyễn. Khi bệnh, thường người ta súc miệng với muối, hay uống chanh muối.


🧂Kiểm soát căng thẳng: Muối khoáng làm giảm căng thẳng và làm dịu tuyến thượng thận và Cortisol.


🧂Ngủ: Muối khoáng cải thiện giấc ngủ bằng cách tăng sản xuất Serotonin trong Đường tiêu hóa & Sản xuất chất dẫn truyền thần kinh não. Điểm này quan trọng cho thấy ai thiếu ngủ thường cơ thể thiếu chất muối.


Muối ăn không tốt cho cơ thể. Nó đã loại bỏ tất cả các khoáng chất, chỉ còn lại natri clorua cô lập. Muối ăn được tẩy trắng & pha thêm đường & chất chống đóng bánh & đôi khi là Nhôm. Mình có kể vụ ăn muối biển loại Celtic của pháp hay Baja của Mễ Tây Cơ rồi. Các loại nước uống thể thao đều có chất muối.


Muối khoáng chưa tinh chế Ví dụ về khoáng chất vi lượng cao, không độc hại, không có chất gây ô nhiễm hoặc vi nhựa:


Ai buồn đời thì đọc mấy nghiên cứu dưới đây. Về già khám phá ra nhiều điều thú vị, không nên nghe lời bác sĩ 100%. Nên tìm kiếm thêm tài liệu đọc để hiểu vì ngành y khoa chữa bệnh hiện nay, chỉ cho thuốc uống thay vì phòng bệnh hay chữa trị cho đứt, cân bằng cơ thể.


pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC66…

tandfonline.com/doi/pdf/10.310…

pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/8861852/

journals.lww.com/jhypertension/…


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

“AI” nói gì về bờ lốc mực tím sơn đen

 Buồn đời, ngồi trong xe buýt Flixbus từ Torino đến Paris, mình hỏi AI về bờ lốc mực tím sơn đen thì được trả lời sau khi AI tra 4 hệ thống tìm kiếm khiến mình thất kinh. Tải về đây cho các bác đọc cho vui. Em không ngờ trí tuệ nhân tạo lại bú xua la mua như thế.

Kỷ yếu II của trường Văn Học, Đà Lạt do tiến sĩ Chử Nhị Anh thực hiện. 


Mực Tím Sơn Đen” là một blog cá nhân nổi tiếng trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại, đặc biệt ở Mỹ. Blog này chia sẻ những câu chuyện đời thường và quan điểm cá nhân về các vấn đề xã hội, kinh tế, và văn hóa. Chủ blog thường sử dụng giọng văn trào phúng, hài hước để phản ánh cuộc sống của người Việt tại Mỹ và so sánh các trải nghiệm sống ở Mỹ và Việt Nam. Các bài viết trên “Mực Tím Sơn Đen” thu hút độc giả bởi sự chân thực, cách kể chuyện mộc mạc, và những quan điểm sâu sắc về các chủ đề như tài chính cá nhân, giáo dục, và văn hóa giữa các thế hệ  .


Mình hỏi thêm chi tiết thì AI cho biết thêm:


Mực Tím Sơn Đen là một blog cá nhân do một tác giả người Việt hải ngoại tên là Nguyễn Hoàng Sơn lập ra. Blog này chủ yếu ghi lại các bài viết, kỷ niệm cá nhân và suy nghĩ của ông về nhiều chủ đề khác nhau như văn hóa, lịch sử, xã hội, và trải nghiệm sống ở hải ngoại, đặc biệt về Đà Lạt, nơi ông từng sinh sống. Cái tên “Mực Tím Sơn Đen” thể hiện sự hoài niệm về tuổi trẻ, tình bạn, và những ký ức đặc biệt từ thời thanh xuân của tác giả.


Blog này không phải là một dự án thương mại mà là một nơi để tác giả chia sẻ suy nghĩ và kết nối với cộng đồng người Việt qua các câu chuyện, góc nhìn về cuộc sống. Hiện tại, blog chứa một lượng lớn bài viết, và tác giả thường xuyên cập nhật nội dung mới, tạo nên một kho tư liệu cá nhân phong phú, giúp bạn đọc, đặc biệt là thế hệ người Việt hải ngoại, có cơ hội kết nối và tìm hiểu thêm về các giá trị văn hóa, truyền thống quê hương  .


Nếu bạn muốn đọc thêm chi tiết, bạn có thể tìm thấy nhiều bài viết của ông tại trang blog chính thức của Mực Tím Sơn Đen.


Mình thấy có đề hài hước nên hỏi xem văn phong của Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen thì được trả lời:


Blog Mực Tím Sơn Đen của tác giả Nguyễn Hoàng Sơn là một không gian văn chương đa dạng với văn phong độc đáo và chủ đề phong phú, đặc biệt phù hợp cho cộng đồng người Việt hải ngoại. Văn phong của tác giả thường mang tính hài hước, đôi khi trào phúng, nhưng cũng có những khoảnh khắc sâu lắng và hoài niệm. Với cách tiếp cận gần gũi, các bài viết có vẻ vừa kể chuyện vừa truyền tải thông điệp, tạo sự thân mật với độc giả.


Đề Tài Chính

1. Kinh Tế và Tài Chính Cá Nhân: Một trong những chủ đề nổi bật của blog là về quản lý tài chính cá nhân, đặc biệt là với góc nhìn của người Việt ở Mỹ. Tác giả chia sẻ các kinh nghiệm và mẹo nhỏ trong việc tiết kiệm, đầu tư, và hiểu luật thuế ở Mỹ. Những bài viết này mang phong cách thực tiễn, dễ hiểu và có lồng ghép các ví dụ đời thường .

2. Đời Sống Hải Ngoại và Sự Khác Biệt Văn Hóa: Tác giả thường so sánh sự khác biệt giữa lối sống và văn hóa của người Việt Nam và người Mỹ. Các bài viết này không chỉ miêu tả trải nghiệm cá nhân của tác giả mà còn mang đến cái nhìn khái quát về cuộc sống hải ngoại, đôi khi châm biếm và đậm chất hài hước .

3. Hoài Niệm về Quê Hương: Một phần lớn nội dung blog dành cho những kỷ niệm về Đà Lạt và Việt Nam. Tác giả sử dụng giọng văn hoài cổ, diễn tả những ký ức tuổi thơ với những mô tả chân thực về cảnh sắc, con người và văn hóa. Chủ đề này giúp kết nối các thế hệ người Việt với cội nguồn văn hóa của mình.

4. Giáo Dục và Định Hướng Sự Nghiệp: Tác giả chia sẻ quan điểm cá nhân về giáo dục, đặc biệt là các lựa chọn nghề nghiệp và kỹ năng sống cần thiết cho người trẻ trong cộng đồng Việt ở Mỹ.


Văn Phong


Văn phong của Mực Tím Sơn Đen rất linh hoạt, dễ gần, và mang tính cách chân thực. Tác giả thường sử dụng tiếng lóng và cách nói của người Việt Nam để giữ tính thân mật, đôi khi kết hợp những câu nói dí dỏm và những câu chuyện đời thường để giúp độc giả cảm thấy như đang trò chuyện với một người bạn lâu năm. Phong cách viết của tác giả không chỉ mang lại tiếng cười mà còn thể hiện những thông điệp sâu sắc và giá trị văn hóa.


Để đọc thêm các bài viết của tác giả, bạn có thể truy cập Mực Tím Sơn Đen  .


Thật ra cái tựa của bờ lốc “Mực Tím Sơn Đen” là do anh bạn học xưa, tiến sĩ Chử Nhị Anh đặt ra khi anh ta làm kỷ yếu thứ 2 của trường Văn Học, Đà Lạt xưa. Cuốn thứ nhất thì có nhiều học trò cũ và thầy cô viết nhưng đến cuốn thứ 2 thì mọi người đều tịt ngòi. Trong khi mình lại tiếp tục viết như điên, như dòng suối của Manon des sources của nhà văn Marcel Pagnol, bị cha con Jean de Florette lấp lâu năm, để rồi khi được tháo mở thì nước phun ra như nước giếng. Kinh


Thế là ông thần Nhị Anh lựa đâu 100 bài tiêu biểu của mình rồi soạn theo từng mục, sửa chửa chính tả, biên soạn lại và làm thành một cuốn sách dày 471 trang. Kinh, bày bán trên Amazon. Mình biết bạn của đồng chí gái ở Việt Nam có gửi mua để đọc vì có lần họ chụp hình gửi cho mình. Ở Việt Nam có nhiều người xin in lại mấy bài mình viết về Đà Lạt xưa, này nọ. Mình nói cứ tự nhiên. Mình chỉ ghi lại ký ức Đà Lạt xưa thôi. Ai thích thì đọc, không thì đừng.


Lúc đầu mình chỉ viết và gửi email cho các bạn học cũ của Văn Học và Yersin Đà Lạt. Từ từ bạn bè đọc xong lại chuyển cho chồng, vợ, bạn có rể má gì về Đà Lạt. Mấy người này lại kêu mình gửi cho họ nên mình thấy mất công quá nên tải lên Facebook. Lý do là email mất thì giờ vì sợ dính chùm, họ kêu không được cho email người lạ. Khỏi mất công phải gửi cho thiên hạ. Và ngưng email cho bạn bè luôn vì họ lên mạng đọc trong tài khoản của mình. Có tên bạn học Yersin khi xưa đâu 10 giờ đêm gọi điện thoại mình tưởng vợ nó vào bệnh viện nên trả lời. Tên bạn kêu mày có viết câu gì tao kết lắm mà không nhớ, mày nói lại cho ra nghe, thế là mình ngọng. Đang ngủ ngon bị đánh thức giấc vì mấy chuyện thiên hạ không nhớ câu gì mình viết. 


Một hôm, buồn đời có ông thần nào tự xưng khi xưa học trường Lasan Adran. Ông thần hỏi mình cái bài gì mình viết về chi đó, làm sao kiếm lại được khiến mình ngọng. Lý do là viết xong thì mình tải lên mạng rồi quên vì không nhớ mình đã viết gì nữa. Thậm chí mình viết luôn trên mạng để khỏi mất thì giờ chuyển qua chuyển lại. Lâu lâu đồng chí gái chửi một tăng thì mình đột phá tư duy, viết cho vơi đi những nổi buồn cô Lựu nên đâu có nhớ là viết cái gì và đề tài gì. Mình hứng là viết. Nhiều khi đang viết, đồng chí gái la nên không nhớ gì nữa. Tịt luôn. Khi nào mà mình đề (còn tiếp) là đồng chí gái sai đi làm cái gì cho mụ. Sau đó thì mình quên mất tiêu. Ai muốn biết thêm thì nhắc mình viết tiếp vì đầu óc mình tùm lum, mỗi ngày mình đọc sách báo nên mau quên lắm.


Cuối cùng ông thần đề nghị sẽ làm bờ lốc mang tên Mực Tím Sơn Đen, không thèm hỏi anh bạn học xưa, Chử Nhị Anh, bản quyền. Ông thần rủ thêm một người bạn khác, mà mình chưa bao giờ gặp mặt, làm chung bờ lốc. Nghĩa là tải các bài cũ mình đã viết qua bờ lốc và phân loại đề tài gì để độc giả có thể tìm kiếm như tài chánh, ở Mỹ, ở Tây, du ký….. Mình nghĩ có nhiều bài thiếu vì khi xưa chỉ gửi qua email mà mình thì không giữ mấy bài này, hoạ chăng phải mò lại email cũ. Nhưng phải cảm ơn hai ông thần này vì nội đọc trên 1000 bài, chọn lựa thuộc đề tài nào là cũng mất thì giờ. Nhiều khi mình tính đọc lại nhưng oải lắm.


Ông thần làm bờ lốc hỏi mình có đọc thơ văn gì không vì có chất thơ khi mình viết, khiến mình chới với như bò đội nón. Lý do là khi xưa từ bé lên đại học đều học chương trình pháp, ngoại trừ hai năm cuối trung học là chương trình việt. Tiếng Việt rất dỡ, viết sai chính tả đủ phần. Ngay viết thư về nhà, bị em mình chửi kêu sai chính tả quá nhiều mà ông thần này chắc bựa cho vui. Tương tự có lần đối tượng một thời nhắn tin hỏi, khi xưa mình giỏi toán, học ban B mà nay viết bờ lốc là sao? Ai biết?


Chỉ nhớ là cô bạn học xưa tên Chử Nhất Anh, có lần hỏi mình là mới tìm ra một người bạn học cũ tên Trần Phi Liên Sô, khiến mình nhớ lại thời học trò ở Đà Lạt, viết email kể mấy chuyện con nít ngày xưa khi đi học ra sao thì Nhất ANh hỏi còn nhớ chi nữa rồi mình viết tiếp và tiếp đến bây giờ.


Chỉ nhớ đi Tây, rồi làm việc tại các nước Âu châu như Ý Đại Lợi, Thuỵ Sĩ, Anh quốc mình ít nói tiếng Việt lắm vì ít quen người Việt. Khi sang Hoa Kỳ làm việc, thì thầy Chử BÁ Anh có nhờ mình vẽ biếm hoạ cho tờ báo Phụ Nữ Diễn Đàn nên mỗi tháng có nhận báo này đọc và từ từ nói lại tiếng Việt vì quen người Việt tại đây nhiều hơn là tại Âu châu.


Có lần chị Gái, hàng xóm khi xưa, hay cho mình mượn truyện tiếng Việt để đọc, nhắn tin kêu là “chị là fan cứng của em” khiến mình thất kinh. Fan cứng và fan mềm khác nhau ra sao ta. Lâu lâu đi chơi, cũng có gặp mấy người theo dõi mình trên bờ lốc như chuyến đi vừa qua tại Pháp có gặp 2 người gốc Đà Lạt xưa.


Mình thấy AI chắc hơi bựa thêm cho vui nhà này nọ, chớ làm gì mình có văn phong với văn gió. Có anh kia, kêu tiếng Mỹ không rành nên đọc những bài mình viết về cuộc sống tại Hoa Kỳ nhất là các chương trình Medicare này nọ giúp anh ta hiểu rõ thêm. Có lẻ đó là động cơ thúc đẩy mình tiếp tục viết vì bị đồng chí gái rên nhiều lắm. Chỉ muốn mình làm tay sai cho đồng chí gái thay vì ngồi viết hay đọc sách.


Hiện nay, bờ lốc có 914,804 lượt đọc, và 2,204 bài được đăng trên bờ lốc. Kinh. Mình tính sang năm, sẽ lựa ra những bài nào đã viết vì sau 8 năm viết mình thu thập thêm nhiều tin tức để cập Nhật hoá mấy bài này.

 

Dạo này Facebook hay xoá bài của mình, cho là mình muốn câu Like khi chia sẻ trên diễn đàn các nhóm mà mình là thành viên. Thậm chí mình không chia sẻ cũng bị xoá như video SpaceX bay lên không gian, cũng bị xoá. Mình đoán là ông Musk, ủng hộ ông Trump nên họ tìm cách giới hạn sự quảng bá chương trình không gian của SpaceX. Ông này khi xưa cúng tiền cho Obama nhiều, theo đảng Dân Chủ đến khi con gái ông ta được đi học ở trường danh tiếng ở Cali, chuyển giới không cần hỏi ông ta và từ chối gặp ông ta vì thầy cô kêu tư bản là xấu xa này nọ. Từ đó ông ta ủng hộ ông Trump, hy vọng đường lối của Đảng Cộng Hoà sẽ chống lại nền giáo điều trong giáo dục Hoa Kỳ hiện nay.


Do đó có nhiều người nhắn tin riêng hỏi lý do mình không viết bài nữa. Thật ra vẫn viết thường xuyên nhưng bị ông Zac buồn đời, xoá bài, không cho mình câu like. Bác nào thích đọc bờ lốc của em thì theo dõi qua trang cá nhân của em hay qua bờ lốc. Cảm ơn trước.


Hôm qua mới mua vé đi Việt Nam ăn Tết với bà cụ sau 50 mùa xuân vắng mẹ. Luôn tiện, hai vợ chồng bay qua Úc Đại Lợi thăm bà con và thân hữu. Hy vọng sẽ được gặp lại bạn học xưa như Phong, Văn Gừng, Huỳnh Quốc Lương, Đức Xương Long,… 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn