Đổi giờ mùa Đông

 Đổi giờ năm nay sẽ vào chủ nhật tuần này (chủ nhật đầu tiên của tháng 11). Mình sẽ đang ở tiểu bang Arizona, đi dã ngoại với đồng chí gái và bạn. Người ta ra lệnh đổi giờ sau cuộc khủng hoảng dầu hoả vào thật niên 70 của thế kỷ trước.

Mình nhớ hè năm 1975, khi mình đang đi làm hè tại Mantes La Jolie thì họ ra lệnh đổi giờ mùa hè lần đầu tiên. Lý do là để tiết kiệm sự tiêu thụ dầu hoả. Thường mùa hè thì trời sáng lâu hơn mùa đông. Mình đi du lịch ở xứ Thuỵ Điển, Đan Mạch khi xưa, chiều mặt trời vẫn mọc đến 10 giờ đêm, vào lều ngủ chút xíu thì mặt trời mọc lại đâu vào 3 giờ sáng.

Nha Kiều Lộ cho rằng đổi giờ mùa đông và hè giúp tiết kiện năng lượng , tai nạn xe cộ và giảm tội ác. Ngược lại, các chuyên gia về giấc ngủ lại cho rằng đổi giờ giấc sẽ khiến người Mỹ mất ngủ, tốn tiền hơn là tiết kiệm năng lượng,…

Trên thực tế thì các hiệp hội thượng mại mỹ muốn dùng thời gian này để buôn bán, kiếm tiền thêm. Người ta cho biết đổi giờ mùa đông vào tháng 11 như năm nay vào chú rể nhật đầu tiên của tháng 11. Họ cố ý kéo dài vì 31 tháng 10 là Lễ Cô Hồn, Halloween, giúp họ bán kẹo cho con nít nhiều hơn.

Đổi giờ màu hè giúp bán thêm 200 triệu dụng cụ thể thao chơi banh cù.thường là giờ mùa hè được thay đổi vào tháng 4 nay thì vào tháng 3 để buôn bán thêm.

Họ cho rằng những hệ quả tiêu cực của việc đổi giờ đưa đến những cuộc tai nạn xe cộ vào mùa Xuân không đáng để thay đổi giờ giấc.

Năm 2020, các chuyên gia về giấc ngủ lên tiếng Hoa Kỳ cần phải loại bỏ sự thay đổi giờ mùa hè và được sự ủng hộ của các chuyện gia y tế.


Lý do là giấc ngủ rất quan trọng cho sức khoẻ người Mỹ như dinh dưỡng và tập thể dục. Họ cho rằng gửi là một trong những căn bản của sức khỏe của chúng ta. Người thiếu ngủ sẽ lấy quyết định dễ dàng, thiếu suy nghĩ vì họ ít để ý đến những hậu quả. Điển hình, con nít mất ngủ có thể chạy ra dường, không để ý đến chung quanh. Chúng làm những hành động bất ngờ và ít suy nghĩ trước.

Cái này thì mình hiểu được. Mình có kinh qua một lần khi đi làm ở Nữu Ước. Mình có quen một cô sinh viên y khoá ở Philadelphia. Cô nàng bị rớt một môn về anatomy nên nhờ mình tối ghé lại, đi vào nhà xác, đúng hơn là nơi trường để mấy xác chết để sinh viên họ về cơ thể. Trước đó một tuần, có cô sinh viên khác, bị gác dan hiếp dâm vì ở tỏng phòng học một mình.

Chiều đi làm ra, mình lấy xe lửa xuống Philadelphia, sau đó vào nhà xác, ngồi lấy mấy các kẹp để mở ra các nơi trên thi thể để hỏi cô nàng, bộ phận này tên gì,…. Khi không trở thành sinh viên y khoa bất đắc dĩ. Chán Mớ Đời. 2 giờ sáng mới về phòng, ngủ một giấc đâu 3 tiếng, rồi lấy xe buýt, xe lửa lên lại Nữu Ước để đi làm. Đúng bà tháng sau, cô nàng đậu lại môn anatomy la mình trốn luôn, không dám gặp lại. Giờ nhớ lại vẫn còn kinh hoàng vì thiếu ngủ, phai ngủ trên xe lửa, vô hãng chỉ muốn ngủ. Kinh

Giấc ngủ giúp não bộ làm việc, kiến tạo, lấy quyết định rỏ ràng,… thiếu ngủ khiến người ta lơ là, không chú ý,… mình thấy dạo con mình còn đi học, chúng bận học đủ trò khiến mình lo nhưng cơ chế đã như vậy phải theo. Nếu biết được như hôm nay thì mình sẽ không cho con mình sống như kiểu học sinh tại Hoa Kỳ.

Sáng dậy sớm, để ôn bài rồi chiều học ra, phải đi bơi cho đội bơi của hội hay trường. Về nhà ăn uống rồi làm bài tập. Cuối tuần phải đi bơi đua hay đi hướng đạo, học tiếng Việt,… đủ trò. Lý do, muốn vào đại học phải có những sinh hoạt ngoại khoá,..

Thiếu ngủ dễ đưa đến bệnh trầm cảm và có ý định quyên sinh. Giấc ngủ giúp cơ thể hàn gắn, tái tạo lại các bộ phận tim mạch, thận, giảm các bệnh cao máu, tiểu đường, bệnh béo phì và tai biến,…

Tương tự, các người làm đêm, dễ bị bệnh ung thư, tiểu đường, tim mạch.

Người ta nghĩ đổi giờ sẽ giúp tránh tai nạn nhưng trên thực tế thì trái ngược. Người ta nhận thấy 6% tai nạn gia tăng khi thay đổi giờ mùa hè. Nhất là vào buổi sáng ở miền tây Hoa Kỳ. Các tai nạn xảy ra vì thiếu ngủ vì vào mua hè thì người Mỹ mất một giờ ngủ.

Người ta nghiên cứu tại Phần Lan 2 tuần trước và 2 tuần sau khi đổi giờ. Người ta nhận thấy nạn nhân vì tai biến gia tăng hơn 8% từ năm 2004-2013. Các bệnh nhân ung thư bị tai biến gia tăng lên 25% sau khi đổi giờ hè so với các thời gian khác trong năm.

Trong bản đúc kết về y khoa điều dưỡng năm 2019, họ nghiên cứu về thay đổi giờ mùa hè trên hơn 100,000 người, có nhiều vụ tai biến xảy ra khi thay đổi giờ vào mùa hè và mùa thu. Các người Mỹ miền Tây, nguy cơ bị ung thư theo nghiên cứu của hiệp hội Ung Thư Hoa Kỳ.

Người ta nghiên cứu về các học sinh thì được biết vào tuổi dậy thì, hormones thay đổi khiến các học sinh bị lộn xộn khi phải thức sớm, ngủ trễ hơn, thay đổi giờ giấc ngủ. Thường vào mùa Xuân thì thay đổi giờ giấc là chính lúc các học sinh phải chuẩn bị học thi SAT hay làm các chương trình học đường như Schiences Fair,… ảnh hưởng đến các kỳ thi rất trầm trọng.

Có thể năm 2022, Hoa Kỳ sẽ bỏ vụ đổi giờ mùa đông và mùa hè. Nếu bác nào muốn triệt tiêu luôn đổi giờ vào mùa hè và mùa đông thì nên nhớ đi bầu nhớ. Có trên 19 tiểu bang muốn huỷ bỏ vụ đổi giờ.

Nguyễn Hoàng Sơn 


Xui hay rủi

 Sáng nay, theo chương trình, cả nhà đi Utah, Arizona để leo núi và hy vọng sẽ trúng số để vào vùng Wave, nổi tiếng thế giới mà lần trước mình không được may mắn. Chỗ này, họ chỉ cho mỗi ngày  25 người được vào. 10 người ghi tên trên mạng và 15 người bốc thăm tại chỗ. Trên mạng thì đa số dành cho người ngoại quốc, để họ có dịp sang Hoa Kỳ.

Tối qua, có mấy người bạn Hội An đến ăn cơm. Mụ vợ đang ăn, bổng điện thoại reo, cầm điện thoại nói nói, nói, đi vòng vòng rồi quên cái bậc thang nên trật chân, xưng vù. Mình lấy rượu thầy võ xoa bóp vừa khuyên không nên đi chơi, huỷ chuyến đi. Mình sợ cô nàng bị gãy chân như mấy năm trước. Về già, xương hay bị rỗng nên dễ gãy. 

Sáng nay, gọi hẹn bác sĩ khẩn vào chụp hình quang tuyến, xem sao. Thế là phải huỷ chuyến đi dù đã đóng tiền. Bác sỹ rọi quang tuyến, cho biết đốt xương chân phải bị nứt. Không được lái xe, thế là mình phải hầu vụ lái xe này trong vòng mấy tháng tới. Lần trước cô nàng bị nứt chân trái nên có thể đạp thắng với chân phải. Đang tinh s mua cho cô nàng chiếc xe mới nay chắc phải gác lại. Chán Mớ Đời 

Mình dự tính mua căn nhà khác, nhỏ, 1 tầng để ở, khỏi phải mất công leo lầu như hiện nay. Về già, đồng chí gái đi đứng lạng quạnh, té thì mệt. Vấn đề là sẽ không tìm được một khu vườn rộng lớn như bây giờ.

Cô cháu gái dự định đi chung gọi điện thoại cho biết là bị đụng xe. Chán Mớ Đời. Hai người gặp vận xui mà ngồi chung xe thì hơi mệt. Mình thì ăn cái gì bị trúng độc, nên bị Tào Tháo rượt, lạnh người, ói cả mật xanh. Được cái là nằm nhà được mấy tiếng, uống nước lạnh thì ấm người lại. Lâu lắm rồi mới bị vụ này. Lần cuối là khi về Việt Nam lần đầu. Ăn cái gì bị Tào Tháo rượt chạy không kịp.

Ngồi nói chuyện với anh bạn Hội An, cùng tuổi. Anh ta kể sống 17 năm với cộng sản. Một chế độ hà khắc nhưng anh ta vẫn sống sót. Man khai lý lịch mới sống nổi. Bố anh ta đi cải tạo, nhà cửa bị Việt Cộng tịch thu, đuổi cả gia đình đi kinh tế mới. Em út không được đi học. 1 cô em là bạn thân của đồng chí gái, sau này vượt biển qua Úc, đi học đại học lại, làm cho chính phủ. Anh ta học đại học khoa học Sàigòn, ra trường đậu thủ khoa nên được bổ đi làm ở trung tâm nguyên tử lực Đà Lạt. Lúc đó, Liên Sô quản lý nhà máy này, Việt Cộng mới siêu tra kỹ hơn thì anh ta bị lộ.

Đôi lần vượt biển hoài không lọt, sau này nhờ làm cho một công ty về công nghệ thông tin, buôn lậu đồ cấm vận qua khối Liên Xô. Dạo ấy, Hoa Kỳ cấm vận, không cho bán các máy điện toán, điện tử qua khối Liên Xô. Việt Nam đi mua ở các xứ lân cận rồi chuyển lậu bán qua khối Liên Xô. Anh ta kể đi qua mấy xứ Ba Lan, Đông Đức, Nga Sô, thấy mấy cái máy điện toán cá nhân của họ mà thất kinh. Cổ lổ xỉ. Việt Nam được xem Liên Xô là đàn anh vĩ đại nhưng khi đến nơi, xét về công nghệ thông tin thì Chán Mớ Đời. 

Hương Cảng giàu có là nhờ vụ buôn bán này qua Trung Cộng,..và khối cộng sản. Hiện nay, Hoa Kỳ cấm vận Triều Tiên nhưng theo mình chắc vãn có đám tàu buôn bán lậu với Triều Tiên và Ba Tư.

Anh cho biết đi để giao hàng và Q.A., bỏ cái đĩa D.O.S vào cho máy chạy là xong bổn phận. Ông chủ hãng này cũng bỏ trốn sau này. Anh ta đang ở đông đức thì bức tường Bá Linh bị xụp đổ, anh ta có đi vòng vòng nhưng không vượt tuyến như đa số người Việt đi lao động quốc tế tại đây.

Anh ta kể dạo ấy Ái Vân vượt tuyến khiến cộng đồng người Việt ở khối Liên Xô rúng động. Mình chưa hỏi vụ anh ta sang Hoa Kỳ ra sao. Chỉ biết anh ta là xếp của một anh bạn thân làm ở Bell Labs.

Hôm qua, đọc báo Anh ngữ, bà Phương Thảo kể khi đi học tại Nga Sô thì đã bắt đầu buôn bán, nhập cảng máy móc và xuất cảng về Việt Nam các nhu yếu phẩm nên khi ra trường đã thành triệu Phú. Mình đoán là buôn lậu như anh bạn Hội An kể. Các tỷ Phú Việt Nam ngày nay, đều xuất phát từ buôn bán khi xưa theo kiểu này.

Đi bộ với đồng chí gái, nay chắc phải đợi vài tháng nữa.

Mình theo dõi anh này qua các chương trình hoạt động từ thiện của nhóm anh ta mà Lửa Việt Youth Organization có tài trợ một số chương trình của nhóm anh này. Anh nói về hải quan làm khó dễ vì đem thuốc về phát cho dân nghèo, phải cho tiền để qua cho rồi. Cách đây mấy năm có video trên YouTube quay cảnh các học sinh đi học, phải bơi qua dòng sông.

Phóng viên của Hà Nội tường trình về các học sinh, bơi qua sông để đi học.

https://youtu.be/S1O8rwAZhfk

Lần sau, anh ta về, muốn đi lên vùng đó để xem sao có thể giúp đỡ các em được gì. Anh ta kể, gặp mấy ma sơ thì họ khuyên không nên đi. Tính Quảng Nam của anh ta thì càng thử thách thì lại càng muốn đi. Tối đó, anh ta nghe mấy ma sơ cầu nguyện, và một ma sơ đề nghị sẽ đồng hành, lên đó có người dẫn đường để tới nơi.

Sáng ra, vừa lên xe thì có điện thoại reo. Ma sơ nói là bề trên thương chúng ta, ông cha sở trên vùng đó, đã cử một con chiên ra đợi để dẫn đường lên trên đó. Tới nơi thì anh ta và vài thiện nguyện viên, đến gặp hiệu trưởng, trong khi đó một anh bạn khác đi gặp các em hỏi chuyện.

Anh ta thấy công an ngồi đó rồi, rất nhẹ nhàng, không lên tiếng gì cả. Một anh nha sĩ cũng đi về Việt Nam, vùng Quảng Nam, quê anh ta để chăm sóc răng cho người nghèo, cũng gật đầu. Kêu công an chìm ngồi đầy, khi họ đi làm công tác y tế từ thiện. Việt Cộng bán các phiếu thứ tự cho người nghèo do lái đoàn cấp phát. Chán Mớ Đời 

Ông hiệu trưởng cho biết là phóng viên nào đó chụp hình các em bơi sông vào mùa hè rồi viết bú xua la mua. Chớ anh thấy trời mưa bão như thế này thì ai dám bơi qua sông. Đúng thật, hôm ấy trời mưa, nhìn xuống sông thì không thể nào bơi qua được. Hiệu trưởng chỉ trên tường có đầy phao cứu hộ,… anh  và nhóm anh phát quà cho các học sinh nhưng chúng không trả lời những câu hỏi có bơi qua sông để đi học. Lên xe, anh bạn ở địa phương cho biết, có hỏi chuyện các em trong khi anh ta và phái đoàn nói chuyện với hiệu trưởng. Thì có thật, các em phải bơi qua sông. Qua bài báo thì Hà Nội mới chửi bới hiệu trưởng nên họ mới mua sắm các phao cứu hộ, cho các em.

Cuộc đời anh này khá ly kỳ. Mình nói anh ta nên viết kể lại 17 năm sống dưới thời cộng sản. Làm thế nào để anh chui lọt được, để giúp con cháu miền nam, học hỏi. Chế độ lý lịch sẽ cản trở không cho phép con dân miền nam ngất đầu lên. Thủ khoa đại học khoa học Sàigòn dù con của Nguỵ quyền.

Mai anh ta đi sớm về New Jersey. Hôm nào mình rảnh, điện thoại hỏi thêm về vụ đi buôn lậu ở Liên Sô. Khi xưa, mình có đọc những bài viết của ông nào khi xưa ở khối Liên Xô, đi buôn lậu. Người Việt với nhau bên đó, cạnh tranh, chém giết, thanh toán nhau rất ghê. 

Tin giờ chót: công ty đang mua miếng đất , xin gia hạn thêm 60 ngày, trả thêm 25% giá tiền nên mình ưng ngay. Mình đã đợi 5 năm rồi, thêm 2 tháng để  được thêm 25% thì cũng được. Lý do là người tay trong của họ trong hội đồng thành phố, lăn đùng ra chết nên phải chạy chọc người mới.

(Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn  

Mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc

 Nhớ khi xưa, sau Mậu Thân, mình hay qua nhà hàng xóm chơi ngoài sân với mấy đứa trong xóm, nhà hàng xóm mở radio, đài phát thanh “Mẹ Việt Nam” và “Mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc”, lâu lâu hình như đầu giờ thì cô phát ngôn viên kêu: “sinh Bắc tử Nam” kèm theo tiếng kèn của bài truy điệu Chiến Sỹ Trận Vong, khiến mình rợn tóc gáy. Nhất là vào buổi tối sau giờ giới nghiêm. Kinh

Chị Gái, hàng xóm, nay ở Cali hay nghe đài này khi học bài, họ phát thanh những bản nhạc lạ, khác với đài Sàigòn. Mình đoán chị ta nghe đài này vì có ông anh đầu đi lính biệt kích, nhảy toán trên đường mòn Hochiminh. Cho thấy những gì tai nghe để lại dấu ấn cho chúng ta. Mình gặp lại bạn học cũ, thì ít ai nhớ đến đài này, họ nghe đài Sàigòn với nhạc mà ngày nay người ta gọi là Nhạc vàng, còn đài mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc thì chương trình khác.

Cũng hơn 20 năm rồi, mình tình cờ vào một trang nhà của cựu chiến binh mỹ tại Việt Nam, thì thấy họ nói đến chiến tranh tâm lý chiến tại Việt Nam, mới khám phá ra đài Mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc là do CIA của mỹ thành lập trong chương trình Tâm Lý Chiến, nhằm đánh vào hậu phương Hà Nội.

Năm 1962, William Colby, trưởng mạng lưới CIA tại Sàigòn, sau này trở thành giám đốc cơ quan tình báo Hoa Kỳ, muốn tạo một mặt trận gây bất ổn tại hậu phương của Hà Nội như cho người xâm nhập miền Bắc, tạo dựng một phòng trào chống đối Hà Nội như cộng quân đã làm tại miền nam.

Trong thời chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ có thực hiện tâm lý chiến với đài VOA, Âu Châu Tự Do để phát thanh vào các nước cộng sản trong khối Liên Xô. Đi du lịch tại Đông Âu, mình thấy ở Prague có bức tường mà giới trẻ Tiệp Khắc khi xưa, dựng lên bức tường The Beatles, họ nghe nhạc trẻ của tây phương và mê mẫn. Nếu không có những chương tình nhạc và văn hoá được phát thanh trên những chương trình Voice of America, tiếng nói Hoa Kỳ thì có lẻ khối Liên Xô không bị xụp đỗ.

Một trong những thất bại của chế độ cộng sản tại Đông Âu là không ngăn chặn được các video phim ảnh từ Tây Âu và Hoa Kỳ được đem lậu vào xứ họ. Trong cuốn phim tài liệu Lỗ Ma ni, kể về CHuck Norris đóng vai binh sĩ bị Việt Cộng bắt, nhốt vào bao bố rồi bỏ con chuột vào để cắn ông ta. Thay vì bị chuột cắn, ông ta cắn con chuột khiến dân Lỗ Ma Ni xem phim này thích thú và sự lo sợ cộng sản bớt dần và cuối cùng đứng lên lật đổ, bắn chết hai vợ chồng Ceaucescu. Ai tò mò thì xem phim này, nói tiếng Lỗ-ma-ni, phụ đề Tây Ban Nha. https://youtu.be/0l_ouM35-ew

Trong phim này, họ cũng nói đến những hình ảnh tại các nước ở tây phương, vào siêu thị, thấy thức ăn bày bán đầy. Nếu có một phim thì còn tin là do tuyên truyền của tư bản dãy chết nhưng sau khi xem nhiều phim thì họ tin thật. Điển hình khi phái đoàn Liên Xô theo Gorbachov qua Anh Quốc họp với bà Thatcher. Các nhân viên phái đoàn Liên Xô, kêu họ muốn đi viếng xưởng bánh mì của Anh Quốc khiến mấy ông xứ này ngơ ngác như bò đội nón. Kêu chúng tôi không có xưởng làm bánh mì. Mỗi địa phương có nhiều lò bánh mì, tùy theo nhu cầu của khách hàng cư ngụ, tự làm tự bán cho dân địa phương.

Mấy ông liên Xô nghĩ là phái đoàn Anh Quốc muốn dấu, kêu huỷ bỏ tất cả chương trình gặp gỡ, họ chỉ muốn tham quan các lò bánh mì. Người ta dẫn phái đoàn đi tham quan các lò bánh mì trong thành phố, nói chuyện tự nhiên, vô tư với mấy người chủ lò bánh mì, giải thích là tuỳ cuối tuần, làm nhiều bánh mì hơn vì chủ nhật nghỉ nên dân mua nhiều. Họ chỉ làm theo nhu cầu chớ không theo kế hoạch ngủ niên như trong các xã hội chủ nghĩa. Một trong những chuyến tham quan các nước tây phương đã đưa đến sự cáo chung của khối Liên Xô. Sản xuất theo cung cầu thay vì theo chỉ thị, nghị quyết vớ vẩn.

Trở lại chiến tranh tâm lý chiến tại Việt Nam. Người Mỹ muốn Hà Nội phải bảo vệ hậu cần, bảo vệ tâm lý chiến, tránh nhân dân nổi loạn. Từ đó họ huấn luyện các người di cư, để gửi về Bắc để hoạt động như điệp viên Đặng Chí Bình, mình đã kể. Tình báo của Hà Nội có mặt trong cơ quan chính quyền Việt Nam Cộng Hoà, nhất là ông Lê Quang Tung, người chỉ huy các cuộc xâm nhập tình báo vào Bắc Việt bị giết sau vụ đảo chính 1/11/1963. Mình đoán là Hà Nội ra lệnh người nằm vùng của họ như đại tá Phạm Ngọc Thảo,..tìm cách trừ khử ông này và em ông ta. Từ đó tình báo Việt Nam Cộng Hoà bị người của Hà Nội xâm nhập vào và các toán biệt kích, điệp viên nhảy Bắc đều bị bắt như trường hợp Đặng CHí BÌnh.

Năm 1963, CIA phụ trách chiến tranh bí mật chống Hà Nội, phái một số nhân viên của họ về Military Assistance Command Vietnam (MACV) để giúp chương trình OP39 do đại tá Clyde Russell phụ trách và chấm dứt năm 1968 dưới thời tổng thống Johnson. Khi ông Nixon lên, bắt tay với Bắc Kinh, bỏ rơi Đài Loan, tìm cách rút quân ra khỏi Việt Nam nên cắt các chương trình tâm lý chiến chống phá Hà Nội.

Theo hồ sơ giải mật của Ngũ Giác Đài, về các chiến tranh bí mật đối với Hà Nội (the secret war against Hà Nội), có nói đến chương trình OP 39, cấy vào tâm trí người dân tại Bắc việt tinh thần chống cộng. Họ dựa vào lịch sử ông vua Lê Lợi, Nguyễn Trãi dùng tâm công, đưa ra truyền thuyết cái gươm thần ở Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Lục Thuỷ) và thành lập một “mặt trận gươm thiêng ái quốc”, để tạo ra một huyền thoại như vua Lê lợi khi xưa. Người Việt tại miền Bắc vẫn chưa quên được vụ cải cách ruộng đất từ 1953-1956, của Đảng cộng sản.

Họ bầu một nhân vật ma tên là Lê Hưng Quốc, lấy họ Lê để phù hợp với Gươm thiêng, đưa ra truyền thông đủ trò, đả kích Hà Nội là tay sai cho Trung Cộng, lập lại nô lệ cho tàu cộng như 1000 năm đô hộ,… kêu đã trấn áp 10,000 đảng viên tại Bắc việt,… Fake News xuất hiện từ thời Lê Lợi với những chiếc lá được thả trôi sông, do kiến ăn các chữ viết bằng mật ong.

Đến năm 1965, họ thành lập đài phát thanh Mặt Trận Gươm Thiêng Ái Quốc, mướn các phi công Đài Loan bay thả dù các máy radio, truyền đơn, tạo như phim dã tưởng một chính quyền. Mình nghe kể người dân miền Bắc lượm được radio nhưng không biết tắt máy vì sợ công an bắt nên quăn xuống xuống ao. Bù trớt.

Được biết là CIA có chương trình chống phá Trung Cộng, bằng cách gửi các biệt đội Đài Loan của Tưởng Giới Thạch xâm nhập Trung Cộng để chống phá. Sau này, họ mướn các phi công này để bay các chuyến thả toán biệt kích Việt Nam Cộng Hoà.

Thiên đàng đảo (Cù LAo Chàm) căn cứ của mặt trận gươm thiêng ái quốc

Họ đặt một căn cứ ở Cù LAo Chàm, gọi là Thiên Đàng Đảo (paradise Island) ngoài khơi Đà Nẵng, khi nào họ bắt được thuyền đánh cá của Bắc việt thì đem về đây, không quên bịt mắt. Lên đảo họ cho thấy thiên hạ sinh hoạt như tổ kháng chiến, học tập rồi thả họ về. Nghe kể mấy người đi biển từ Bắc Việt, đều khám phá ra ngay là Cù LAo Chàm vì cây cối khác với miền Bắc từ vỹ tuyến 17 trở xlên. Đến năm 1966, có 353 người từ miền Bắc bị bắt và đưa lên đảo này để huấn luyện. Mình đoán Việt Cộng cho người của họ, giả dạng bị bắt để dò la tin tức, các hoạt động trên đảo này.

Họ làm đài này có tầng số cạnh đài Hà Nội nên khi mình nghe đài này ban đêm thì hay nghe đài Hà Nội trước khi đi ngủ. Nghe kể có lần ông cụ đi thanh tra các nhân dân tự vệ về thì nghe đài Hà Nội oang oang trong phòng mình. Kinh. Khi xưa, mình cũng tò mò nghe đài Hà Nội để xem phía bên kia, nơi ông bà nội ở có gì lạ. Hình như họ có làm một đài Hà Nội giả, có tần sóng cạnh tần sóng củ đài phát thanh Hà Nội để người nghe tìm đài lộn.


Vào tháng 5, năm 1965, Hoa Kỳ cho thành lập cơ quan Joint US Public Affairs Office (JUSPAO), để phối hợp tất cả các công tác tâm lý chiến, dân sự và quân sự, gồm các tổ chức tại Bắc Việt, đường mòn Hochiminh, Lào và Miên. Juspao điều hành đài phát thanh Tiếng Nói Tự Do (Voice of freedom), phát thanh 75 tiếng mỗi tuần bằng 5 Ngôn ngữ.(Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tặng tiền đại học hay làm thương mại

 Tuần này, người Việt khắp nơi bàn tán về vụ tỷ phú người Việt, Nguyễn thị Phương Thảo, chủ tịch hãng hàng không Vietjet, đã hiến tặng trường đại học Linacre của viện đại học Oxford, Anh quốc, 155 triệu bản Anh. Để đáp lại thiện tình, trường đại học này sẽ được đổi tên thành Thao University (đại học Thảo).

Đa số người Việt cho rằng, tiền này nên để tặng cho các đại học tại Việt Nam. Người Anh quốc thì cho rằng đổi tên một khoa học gia người Anh thành một người khác vì số tiền cúng dường là không tốt. Nhóm của bà Thảo đã tuyên bố đến năm 2050, công ty của họ sẽ hoàn tất chỉ tiêu “zero emission “. 

Trên thực tế, đây không phải lần đầu tiên tên một đại học được đặt tên lại với tên người hảo tâm. Phải biết là số tiền do bà Thảo tặng là cao nhất từ khi trường được thành lập 500 năm qua.


Điển hình đại học Manchester College, được đổi tên thành Harris Manchester College vào năm 1996 khi thương gia Lord Harris tặng tiền. Tương tự đại học Said Business School, được mang tên người tài phiệt Wafic Said khi ông ta tặng 70 triệu bản Anh hay trường Blavatnik School do người Anh gốc Ukraine tên Len Blavatnik tặng. Cho thấy có nhiều người ngoại quốc tặng tiền cho đại học danh tiếng này.

Số tiền do bà Phương Thảo tặng đại học Oxford, lớn hơn số tiền 150 triệu bản anh của tỷ phú Stephen Schwarzman 2 năm trước để giúp thành lập một trung tâm được gọi là Schwarzman Centre.

Viện đại học Oxford, từ mấy trăm năm qua đã đaò tạo biết bao nhiêu khoa hoc gia, chính trị gia, thiên tài cho thế giới. Nếu mình có tiền, mình cũng cho đại học này như bà Thảo.

Sau này sẽ có bảng tên trường là Thao College.

Nói là người Việt thì phải giúp người Việt. Theo tin tức mình đọc trên báo tại Việt Nam, do Hà Nội kiểm soát thì các đại học, có giáo sư mua bằng giả, thậm chí viện trưởng đại học… Mỗi năm, Reuters cho in tên 3,500 người có ảnh hưởng trên thế giới, đóng góp cho khoa học thì chỉ có 3 người gốc Việt Nam. 2 người ở hải ngoại và một người tại Việt Nam, từng du học ở ngoại quốc về.

Việt Nam nói có trên 20,000 tiến sĩ mà không có đóng góp gì cho nhân loại.

Khi xưa, người Việt hay chê nước Lào. Nay họ xây đường xe lửa cao tốc chạy từ Trung Cộng sang mấy trăm cây số và đã hoàn tất, rẻ hơn đường xe Cát Linh, chỉ có mấy cây số chưa làm xong. Cho tiền các đại học tại Việt Nam thì 50% vào túi các lãnh đạo hết để mua bằng giả. Rồi lại bán bằng giả cho các cán bộ. Có nên dung túng, giúp các đại học tiếp tục bán bằng giả. Học sinh thi đậu vào đại học được 30 điểm lại bị loại trong khi con cán bộ ít điểm hơn lại được vào học.

1 dược sĩ cho biết đi theo phái đoàn y tế về Việt Nam. Có một ông trưởng trung tâm y tế vùng đó, mà cầm lọ thuốc cảm sốt, không biết loại gì.

Họ có thể đặt tên rồi lâu lâu đòi thêm tiền nếu không thì đổi tên người khác. Xong om  

Đọc tiểu sử của bà Thảo thấy khá đặc biệt. Chắc là con của Đảng viên nên mới được đi học tại Liên Xô. Khi còn sinh viên, bà ta đã bắt đầu buôn bán, nhập cảng đồ từ Việt Nam, và xuất cảng về Việt Nam các mặt hàng cần thiết. Sau khi tốt nghiệp, bà ta đã trở thành triệu phú. Gia đình chắc cũng làm lớn nên mới để hàng nhập cảnh Việt Nam êm xuôi. Mình nghe kể nhiều người du học sang Liên Xô chỉ lo buôn bán về Việt Nam, nay giàu nức nở. Học thì có bằng hữu nghị xong om.

Ngày nay, bà ta là tỷ phú. Người ta ước lượng gia tài độ $2.7 tỷ hay 2 tỷ bản anh. Bà ta giàu lên nhờ thành lập công ty hàng không VietJet, với những nhà cao tầng và khu nghỉ dưỡng tại Việt Nam.

Số tiền 155 triệu bản anh, sẽ được công ty Sovico chuyển giao. Theo báo chí Anh quốc, công ty Soveco là thương hiệu mẹ, kiểm soát VietJet. Sovico lại có nhiều cổ phần nhất của HDBank, mà bà Thảo làm phó chủ tịch. HDBank này là ngân hàng chính của Vietnam National Petrolum Group, do nhà nước Việt Nam làm chủ. Hôm ký giấy tờ tặng tiền cho đại học Oxford có mặt thủ tướng Việt Nam, tham dự hội nghị về môi trường COP 26. Nay mình mới hiểu lý do nào bà ta có thể mượn tiền để mua máy bay mới của Hoa Kỳ và âu châu. Mình nhớ cách đây mấy năm có nghe nói VietJet ký giấy mua mấy trăm chiếc máy bay. Tuần này, ViêtJet đã ký giấy tờ mua máy của Roll Royce đâu 400 triệu và Airbus.

Theo mình, thì cuộc tặng tiền cho đại học Oxford là từ Hà Nội. Để làm gì, được lợi buôn bán với Anh quốc hay chi đó mình không biết. Sự hiện diện của thủ tướng Hà Nội, đã nói lên sự việc. Không biết có liên quan gì đến vụ mấy chục người Việt di dân chết trong xe tải đồ lạnh hay không. Chắc không vì 30 người Việt chết chả làm dân Anh quốc khóc cả.

Người ta cho biết bà ta có tài sản độ 2 tỷ bản anh, hay 2,000,000,000. Lấy 155 triệu mà bà ta hiến tặng cho, chia với 2 tỷ, là 8% tài sản của bà ta. Lấy thí dụ một người Mỹ gốc Việt, tại cali có tài sản độ 1 triệu (một căn nhà trung bình ở Cali là 1 triệu đô) là $77,500. Mình thấy nhiều người Việt, làm nail tặng cho Lua Viet Youth Organization mỗi năm $20,000 từ 20 năm qua để giúp dỡ người Việt tại quê nhà về y tế, giáo dục,… do đó so với tài sản của bà ta có, thì 8% tài sản không nhiều lắm. Bà ta lại được chính phủ Anh quốc tạo điều kiện để làm ăn, cho VietJet bay đến Anh quốc,… thuế má sẽ được trừ trong vòng vài năm.

Ở tây phương, người ta tặng tiền cho đại học, y tế, các hoạt động xã hội để trừ thuế. Nhờ đó mà giúp xã hội họ khá hơn. Điển hình, mình là hội viên của Lions International từ 25 năm nay. Các thương gia trong thành phố họp mặt để gây quỹ để giúp các hội bảo về phụ nữ bị bạo hành, các hội ung thư, con nít nghèo đi học,…

Thư viện Việt Nam tại Cali được các mạnh thường quân người Việt tại Little Sàigòn tặng tiền để quảng cáo thương hiệu của họ nhưng nay họ về Việt Nam làm ăn nên ít ai cho tiền thư viện Việt Nam nên không biết khi nào sẽ đóng cửa khi các thành viên đều lên bàn thờ.

Mình thấy không nên lên án bà Thảo vì không biết đằng sau vụ hiến tặng này có những thương lượng gì khác để giúp cho bà ta kinh doanh tại Anh quốc hay đem lại sự thân thiện với Việt Nam. Có thể vài ngày nữa báo chí Anh quốc sẽ xì ra sự thật. Chán Mớ Đời 

Nếu mình không lầm là công ty VietJet Air do bà Nguyễn Thành Hà làm chủ tịch. Bà này là con gái của tướng Nguyễn Chí Thanh, có người em là là tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng công an. Cho nên có thể công ty này chỉ do bà Thảo đứng tên còn người nắm quyền hành, chủ thật sự là hai người con của Nguyễn Chí Thanh, chết trong chiến tranh Việt Nam.

Nên nhớ là Anh quốc đã rời cộng đồng âu châu, do đó Việt Nam phải thương lượng lại làm thương mại với Anh quốc. Nếu muốn có quốc tịch Anh quốc thì chỉ đóng độ, một vài triệu.

Nguyễn Hoàng Sơn 


DS Citroen của Pháp

 Hôm trước, thấy trên mạng tấm ảnh của chiếc xe DS của công ty xe hơi Citroen của pháp khiến mình nhớ đến ông bà chủ rạp xi-nê Ngọc Lan, và Ngọc Hiệp của Đà Lạt xưa. Nếu mình không lầm, họ có chiếc xe này, hay đậu trước rạp xi-nê Ngọc Lan hay chở con đi học trường Yersin Đà Lạt.

Hình như ở Đà Lạt dạo ấy chỉ có họ làm chủ một chiếc xe cực sang này. Nếu mình không lầm thì tiệm thuốc tây Mình Tâm, có một chiếc xe Peugeot 504, cũng thuộc hạng chiến đấu ở Đà Lạt. Cô bạn học từ Sàigòn lên học, tên MInh Trang cũng có một chiếc Peugeot 504 này.


Đà Lạt nhỏ nên ai giàu có, đi xe hơi loại nào là biết đẳng cấp ngay. Nếu mình không lầm thì chiếc xe này, loại đầu tiên có độ nhíp được đưa lên xuống khi chạy. Đi đường trường thì hạ thấp xuống còn đi đường xình lầy, thì nâng lên để khỏi cạ vào đá trên đường, làm hư xe.

Hồi nhỏ xem phim Fantomas do vua hề Louis de Funes và Jean Marais, đóng thấy chiếc xe này xoè cánh ra rồi bay lên trời.

Chiếc xe này ra đời năm 1955, do một một người gốc Ý Đại Lợi thiết kế tên Flaminio Bertoni. Thật ra công ty Citroen đã bắt đầu nghiên cứu loại xe này từ những năm 1930, đến 20 năm sau mới ra đời.

Chiếc xe rất đẹp, chỉ trong một ngày, tại hội chợ xe ở Anh quốc, có đến 12,000 đặt cọc để mua chiếc xe này, dù người Anh quốc không thích người Pháp lắm.

Chiếc xe này sau này nổi tiếng khi tổng thống pháp De Gaulle ngồi trong xe, bị đám quân nhân thuộc OAS ám sát, ông và vợ, tuỳ tùng ngồi trong không bị thương tích dù đạn bắn xuyên,… sau vụ ám sát hụt này thì cả thế giới, ai có tiền đều mua xe này cả.

DS viết tắt đọc thành Déesse, tiếng pháp nghĩa là nữ thần.

Nghe kể có 12 quân nhân cầm súng chận đường bắn chiếc xe nhưng chỉ có 2 cảnh sát công lộ, chạy dẫn đường bị bắn chết còn tổng thống và vợ ở trong xe không bị gì cả. Tên tài xế quá giỏi vì 4 bánh xe bị bắn lũng nhưng vẫn chạy xe đến nơi an toàn.

Nói đến OAS , viết tắt của Organisation de l’armée secrète, một tổ chức do các cựu quân nhân pháp từng tham gia tại Đông Dương và Algerie, thành lập. Tổng thống De Gaulle muốn trao trả lại độc lập cho các thuộc địa cũ như Algerie sau Điện Biên Phủ. Các quân nhân chưa thức thời, vẫn ngoan cố muốn giữ đế quốc Pháp. Họ muốn ám sát tổng thống de Gaulle để làm một cuộc đảo chánh. May thay, ông De Gaulle không bị hề hấn gì cả, sau đó ra lệnh bắt giam các chủ mưu và có xử tử một người đầu não của vụ này.

Mình có ăn cơm hai lần với ông tướng Raoul Salan, và vài ông tá khác từng bị De Gaulle giam mấy năm tù tại Paris nên mới biết vụ này. Có một thiểu số người Pháp rất thù ông de Gaulle, cho rằng chính ông ta đã làm tan rã đế quốc pháp. Họ muốn tiếp tục chiếm đóng Algerie và các nước khác tại phi châu nhưng ông De Gaulle ra lệnh trao trả lại độc lập cho các xứ này. Lý do chính là sau đệ nhị thế chiến Pháp quốc te tua, không đủ sức kinh tế để đánh nhau. Tương tự Anh quốc cũng phải trao trả lại các thuộc địa của họ. Có thể chương trình Marshall, giúp phục hồi kinh tế âu châu có điều khoản này.

Công ty xe hơi Citroen do ông André Citroën thành lập. Khởi đầu là sản xuất súng đạn cho thế chiến thứ nhất, gần hết chiến tranh thì ông ta lo lắng, sẽ ra sao với những nhà máy to đùng mà không có đồ sản xuất. Ông ta bắt chước công ty xe hơi Ford, sản xuất xe hơi mà mình hay thấy trong mấy tấm ảnh của ở Đà Lạt vào thời tây thuộc địa.

Chiếc xe Traction Avant, khá thông dụng vào những năm 1940, xem phim tây, hay thấy mật vụ của tây hay chạy xe này. Khi xưa, ty công quản nước có cấp cho ông cụ mình chiếc xe loại này, màu đen. Tiệm hủ tiếu Nam Vang và lữ quán Sàigòn cũng có một chiếc tương tự.
Chiếc Citroen CX vào những năm 1970-80 khi mình còn đi học tại Paris, có ngồi trên xe này vài lần của gia đình tên bạn học.
Xe con cóc 2 CV hay thấy mấy bà sơ chạy xe này ở Đà Lạt khi xưa.

Có hai loại xe Citroen khá thông dụng tại Đà Lạt khi xưa là xe con cóc 2CV, hai mã lực và xe Traction gọi tắt từ Traction Avant, chạy bằng hai bánh trước. Sau này, khi mình đi học tại Paris thì lâu lâu đi chơi với gia đình tên bạn tây. Bố nó có chiếc xe Citroen CX, to hơn chiếc DS, ngồi êm kinh hoàng. Xong om

Nguyễn Hoàng Sơn 



Chọn Tình yêu hay chức tước?

 Tuần này, thiên hạ bàn tán về công chúa Nhật Bản, bỏ chức vị của mình để lấy chồng dân giả, chạy theo mối tình hữu nghị của tuổi còn đi học. Mình thấy không gì to lớn lắm. Mình ngưỡng mộ nhất là ông vua Edward VII của Anh quốc, thoái vị để lấy cô vợ người Mỹ, đã có hai đời chồng.

Ông vua này làm vua chưa được một năm, đã thoái vị, nhường ngôi lại cho người em trai kế, bố của bà nữ hoàng Elizabeth đệ nhị, sau đó truyền ngôi lại cho bà này vì không có con trai. Triều đình Anh quốc không bắt buộc người nối dõi phải là con trai nên cũng đỡ không bị lộn xộn về con trai con gái.

Do đó bà nữ hoàng Elizabeth đệ nhị được lên ngôi, khiến cuộc đời binh nghiệp của ông hoàng tế Philip chấm dứt, nép sau lưng vợ. Dạo này, bà ta chắc cũng sắp sửa theo hoàng tế Philip nên Anh quốc đang chuẩn bị làm đám tang.

Cách đây vài năm, có một cuốn phim nói về ông vua em, bị cà lăm, George đệ lục, tập nói không bị lắp để đọc diễn văn lịch sử, kêu gọi nhân dân của đế quốc Anh, chống trả quân đội của Hitler. Phim “the King’s speech” này mình xem đi xem lại mấy lần rất hay. Hình như đoạt giải Oscar thì phải. Bài diễn văn của ông vua này được xét vào lịch sử, sau đó mới đến các bài diễn văn của thủ tướng Winston Churchill trong thế chiến thứ 2.

Ông vua Anh quốc Edward VII thoái vị để lấy bà vợ hai đời chồng.

Ông vua Edward VII, sinh năm 1894, con trai đầu của vua George V, lên ngôi vua của đế chế Anh quốc năm 1910. Ông vua Edward VII này không lấy vợ khiến hoàng cung chới với vì muốn ông ta lấy vợ sinh con đẻ cái để chuẩn bị làm vua, nối ngôi. Ông này được xem là Playboy, và mê một bà người Mỹ, có hai đời chồng tên Wallis Warfield Simpson. Bà này lấy ông chồng thứ 2 tên Ernest Simpson, một thương gia anh-mỹ, tại Luân Đôn. Bà này có hai đời chồng nên chắc giỏi về chuyện chăn gối nên ông vua này thương tới bến.

Hoàng gia không muốn ông ta lấy bà vợ hai đời chồng. Chuyện chưa ngã ngủ thì ông vua cha qua đời và hoàng tử được phong vua. Vua mới vẫn muốn lấy bà vợ hai đời chồng. Phải đợi bà Simpson ly dị chồng rồi mới làm đám cưới được. Đối với quần chúng và nhà thờ Anh quốc của một đế chế hùng mạnh nhất thế giới dạo ấy, họ không đồng ý ông vua lấy bà vợ hai đời chồng. Ông vua mới lên ngôi chưa đến 1 năm, đành thoái vị, nhường ngôi lại cho em trai, để được sống với người tình trăm năm.

Ngày xưa, Anh quốc theo thiên chúa giáo của toà thanh La-Mã, sau vua Anh quốc muốn ly dị vợ để lấy bà khác, toà thánh không chịu nên ông ta bỏ toà thánh la-mã, lập ra nhà thờ Anh quốc. Đến đời ông ta thì nhà vua hết uy quyền nên đành bỏ ngai vàng.

Không thấy lịch sử nói về bà vợ có hai đời chồng, bỏ chồng phi công để lấy thương gia giàu có, hay bỏ thương gia để lấy ông vua. Mình chưa thấy một cuốn sách nào viết về bà ta.

Lúc đầu, bị phản đối, ông vua Edward VII, đề nghị cho ông ta lấy bà vợ hai đời chồng, và bà vợ không có chức tước hay tiền bạc gì cả. Người âu châu gọi là “Morganatic marriage” hay “Left-handed mariage”, hôn nhân tay trái mà con cháu của họ sẽ không được nhận chức vị, tiền bạc, của cải gì cả. Họ ra luật này để tránh cảnh vua chết rồi quyền lợi vào tay hoàng hậu.,…

Con trai của công chúa Diana, lấy vợ cô mỹ đen nào đã có một đời chồng, là thấy khổ rồi, bị lên án đủ thứ nên phải bỏ hoàng cung, bò sang Gia-nã-đại sinh sống hay Hoa Kỳ, không nhớ rỏ. Thậm chí ngay công chúa Diana, khi mình làm việc tại Luân Đôn, có gặp mặt một lần khi đi với ông chủ. Bà này cao kinh khủng, rất đẹp. Khi họ tuyển được cô này, thì họ kéo lên mấy chục đời trước để tìm ra là có chút máu hoàng tộc. Không phải con thường dân.

Công chúa Mako và chồng

Hồi nhỏ mình đọc truyện cổ tích, kêu phụ nữ thường dân, mơ lấy hoàng tử như cô gái ngủ trong rừng, cô bé lọ lem bú xua la mua. Con trai thì mơ làm phò mã, như ông Chử Đồng tử, chỉ cần có cái khố, đủ lấy công chúa. Mình gốc bần cố nông nên thích chuyện ông Chử Đồng Tử này. Ông ta chỉ có cái khố nên khi thấy công chúa từ xa là trốn dưới cát. Không ngờ thấy công chúa tắm cởi trần, chim chóc nổi lên chào cờ nên khi công chúa phát hiện ra con chim của Chử động tử xuyên qua lớp cát nên mê, xin lấy làm chồng ngay. Tên Chử Động tử nhờ chim to mới lấy được công chúa, được phong làm phò mã chim to.

 Lớn lên đọc lịch sử thì thấy đúng là chuyện hoang đường vì trên thực tế, không có thằng thái tử nào bỏ quyền lực để đi lấy một cô gái chăn trâu, chăn cừu cả vì cái luật “morganatic” cả. Nhật Bản có luật cấm công chúa lấy người thường từ lâu, muốn có chồng có chim Made in bần cố nông thì phải từ chức “công chúa” như công chúa muốn theo Chử Động Tử về làm nông. May lắm làm cũng nữ rồi chết già trong hoàng cung.

Mình nói với con gái: con thông minh, không cần đợi thằng hoàng tử nào cả, cứ chạy theo và thực hiện giấc mơ của mình.

Dân dã với nhau mà còn chưa đủ “môn đăng hộ đối”. Mình gốc gác nông dân mà còn bị nông dân giàu hơn chê là không môn đăng hộ đối. Bần cố nông nhưng cũng có nhiều loại bần cố nông. Rảnh mình kể thêm về vụ này. 

Võ NGọc Sơn, học chung với mình khi xưa ở Yersin, mẹ nó là học trò của ông cậu bà con của mình. Bố ông cậu, chú ruột của mẹ mình, không cho lấy nhau. Kêu là con quan thì lấy nhà quan. Ông chú của mẹ mình, khi xưa làm quan dưới triều đình Bảo Đại. Sau này, bà ta lấy ông Sáu Có, sinh ra thằng Sơn. Mẹ thằng SƠn thương mình lắm, không hiểu tại sao. Mỗi lần vào tiệm của bà ở dưới chợ, chơi với thằng SƠn, là bà ta lấy bánh kẹo, cho mình ăn. Sau này, lớn lên nghe người lớn kể mới hiểu lý do bà ta cho kẹo. Mình suýt làm cháu của bà ta. Kinh

Ông vua Edward VII thoái vị, sang pháp ở với vợ, không phải đóng thuế gì cả. Trong đại chiến thứ 2, Nazi cho cảm tử quân, để bắt cóc hai vợ chồng này, làm vua bù nhìn ở hải ngoại như De Gaulle làm chính phủ lưu vong ở Anh quốc, tiếp tục kêu gọi người Pháp chống trả Đức quốc. Chính phủ Churchill bổ ông ta làm thống đốc ở Bahamas.

Sau chiến tranh, hai vợ chồng về lại Pháp ở. Bà mẹ của ông vua Edward VII này, không chịu gặp mặt con dâu dù con trai mình yêu thương, bỏ ngai vàng để lấy. Cho thấy làm vua, không phải luôn luôn là sướng cả. Hình như cuốn phim viết về ông vua cà lăm, cũng bị bà ta cấm nên phải đợi khi bà ta chết mới dựng phim được. Cũng may, vì sau đó người ta khám phá ra cuốn sổ tay của ông chuyên gia giúp ông vua cà lăm hết bị nói lắp nên khán giả rỏ tường tận hơn.

Theo mình hiểu thì làm vua hay con vua ở thời đại A còng này cũng châm lắm. Nghe nói vợ thái tử Nhật Bản cũng bị stress quá nhiều, bệnh đủ thứ trò vì phải sống theo các nguyên tắc được định ra. Họ phải đóng kịch hàng ngày, ăn nói ra sao, không bao giờ ăn thực nói thật. 

Chuyện cô công chúa, từ bỏ tước vị là một sự giải phóng cho cô ta về tinh thần. Cô ta du học nhiều nơi, có bằng cấp, nên không thể nào chấp nhận tự nhốt mình trong cái lồng công chúa, địa vị vớ vẩn như xưa.

Trước đây, đã có công chúa Diana, đã từ bỏ ra đi, nay đến con trai thứ. Công chúa Mako (không phải Ma Cô), bỏ hoàng cung đi, dựa vào cớ lấy chồng dân giả. Dạo mình sống tại luân Đôn, ngày nào cũng thấy báo chí tường thuật về hoàng tộc. Công chúa Diana bận đồ gì rồi thậm chí truyền hình cũng vậy.

Khi xưa, các vua chúa ở âu châu, để gã con cho nhau để củng cố gia tài, bảo vệ cho nhau. Sau này, các thương gia giàu có, cũng dựng vợ gã chồng con cái như giới quý tộc để bảo đảm tài sản và kinh doanh với nhau.

Có chị bạn kể, cô em gái giàu có lắm ở Sàigòn. Phải qua Luân Đôn, khóc lóc năn nỉ cô con gái có bằng tiến sĩ ở Anh quốc, lấy con một thương gia giàu có nhất nhì Việt Nam. Cô này không chịu nhưng cuối cùng cũng gạt nước mắt theo chồng, vì bà mẹ hứa cho bao nhiêu cổ phần trong công ty nhà chồng nghe nói mấy chục triệu đôla. Đám cưới xảy ra trước khi Sàigòn bị phong toả năm ngoái. Cô em gái bay về dự, phải bị cách ly trong khách sạn 2 tuần lễ. Vợ chồng chị bạn không về vì không muốn bị cách ly.

Mình có người em rể, kêu là lý lịch trích ngang, trích dọc 3 đời là hồng chuyên, có giấy chứng nhận của ông Hồ, xác nhận là vô sản chuyên chính. Ông thần lại mê, bằng mọi giá lấy cô em gái mình, con gái của phản động. Sau này, muốn vào đảng cộng sản, để được lên chức. Dù được bầu làm đối tượng Đảng rất lâu nhưng không được gia nhập đảng cộng sản vì lý lịch bên vợ. Nay bị đá ra khỏi cơ quan, nhường chỗ cho đảng viên. Cũng có nhiều trường hợp đặc biệt, nhưng xảy ra sau khi vào đảng cộng sản như con gái Ba Dũng lấy chồng Việt kiều.

Cho thấy tương lai của mấy đứa cháu mình ở Việt Nam không khá với chế độ lý lịch 10 đời. 

Có anh bạn học cũ ở Đà Lạt, kể là sau 75 te tua, không được đi học đại học. Nhờ học Hội Việt Mỹ khi xưa nên khi Đổi Mới thì các công ty quốc doanh cần người biết anh ngữ nên được nhận vào làm. Sau này, phải phấn đấu vào đảng để có thể làm ăn. Hy sinh đời bố củng cố đời con. Mấy người bạn học cũ, đảng viên, nay về hưu không còn ăn được nữa, bắt đầu bỏ bê đi họp đảng. Nhất là ai đã gửi con đi Gia-nã-đại, Hoa Kỳ học tập. Chán Mớ Đời 

Anh của người bạn học cũ đi H.O., sinh sống tại Hoa Kỳ, chửi anh bạn. Mình sống tại Hoa Kỳ, tự do chửi tổng thống mỹ, không bị bắt tù về tội mạ lỵ lãnh đạo nhưng ở Việt Nam, họ đi các nhà, bảo treo cờ. Không treo là có chuyện. Phải thông cảm cho họ.

Nguyễn Hoàng Sơn



Cô mụ đầm

Ngày nay, người ta đi sinh con đều ở nhà thương nhưng khi xưa thì ở nhà, rồi kêu cô Mụ đến nhà nhất là ở nhà quê, không đầy đủ tiện nghi như ở thành phố. Hồi nhỏ, mỗi lần bị hắt-xì là phải kêu “lạy Mụ”, để xin lỗi Cô Mụ vì bị phạt. Qua Tây, mình quen mồm, khi bọn tây đầm quen bị hắt-xì, mình cũng kêu “lạy mụ” khiến chúng ngơ ngác như bò đội nón. Sau này, chúng dạy phải kêu: ‘ à vos souhaits”, ở Đức quốc thì họ kêu  “Gesundheit”,…  

 Dạo ở bên tây, mình có nghe đến Cô Mụ Angélique de Coudray. Cô Mụ này được vua Louis 15, chỉ thị đi khắp Pháp quốc để huấn luyện các cô mụ khác. Cô ta (không chồng) đã cách mạng hoá giáo dục về sinh sản, tại Pháp quốc. Trước Cô Mụ này, các vụ đỡ đẻ đều do đàn ông làm.

Vào thế kỷ 18, Pháp quốc có vấn nạn về y tế cộng đồng: trẻ em chết rất nhiều khi sinh ra, nhất là tại miền quê, các tỉnh. Thống kê nhà thờ cho biết trung bình mỗi năm có đến 200,000 trẻ sơ sinh qua đời vì vệ sinh, không rửa tay, sát trùng hoặc không hiểu nhất là các trường hợp đẻ ngược.

Vào năm 1735, bệnh viện lâu đời nhất của Paris, Hôtel Dieu, mở lớp huấn luyện các cô mụ trong vòng 3 tháng nhưng không thành công. Lý do là các cô, các bà không muốn di chuyển và ở xa nhà quá lâu. Do đó, vấn nạn cô mụ, hộ sinh tại các tỉnh nhỏ vẫn tiếp tục thiếu hụt.

Cô Mụ Angélique de Coudray

Cô mụ  Angélique de Coudray, là cô mụ trưởng tại bệnh viện Hôtel Dieu, nơi có khoảng 1,500 bé sơ sinh ra đời mỗi năm. Cô ta học 3 năm tại École de Chirurgie và tốt nghiệp ngành Cô Mụ. Năm 1751, bà ta xuống vùng Auvergne, nghèo nàn. Cô ta nhận thấy các cô mụ tại đây, theo phương pháp hộ sinh rất nhanh. Nếu không sinh mau thì họ kêu các bà có thai, nhảy tưng tưng hay cho uống rau cỏ làm họ nôn nữa, đi cầu, khiến các các đứa bé sơ sinh chết nhiều hay bị bệnh khi sinh ra đời.

Khi chứng kiến cảnh tượng hộ sinh tại vùng này, Cô ta tìm cách hướng dẫn các cô mụ, cô ta làm các hình nộm phụ nữ mang thai để giải thích thế giới âm hộ, huyền bí với thai nhi rỏ ràng hơn.

Ai sang tây, có ghé lại thành phố Rouen thì viếng viện bảo tàng này. Những hình nộm do bà de Coudray làm để dạy các cô mụ khác.

Cô ta còn viết các bài giảng về hộ sinh, sau này được in thành sách mang tên “abrégé de l’art des accouchements », rất gọn, dễ hiểu, được bỏ trong cái tablier , để các cô mụ có thể lấy ra tra khảo khi gặp trường hợp rắc rối. Cô ta biết các cô mụ đều thất học, nên làm cuốn sách bình dân học vụ về hộ sinh, đúng hơn cuốn sổ tay để họ có thể học dễ dàng. Sau khi thụ huấn lớp giảng dạy của cô ta với các hình nộm, các cô mụ có thể theo đó mà hộ sinh tại các vùng quê, hẻo lánh.

Vào thời ấy, ý tưởng làm các hình nộm để giảng dạy là một ý nghĩ khá mới.

Một quan chức tại vùng Auvergne, nhờ bà ta làm một hình nộm cho mỗi thành phố đông dân cư của vùng này. Mỗi bác sĩ của mỗi tỉnh phải theo học lớp giảng của cô ta trong vòng 15 ngày, sau đó về lại thành phố của mình để giảng lại cho các cô mụ. Trường giải phẫu kêu cô ta đem các hình nộm đến cho họ xem xét và được cấp chứng chỉ để giúp giảng dạy về hộ sinh. 

Bà ta cho biết, sử dụng các hình nộm và cuốn sổ tay của bà thì sau 3 tháng, các phụ nữ có thể biết cách để hộ sinh, nhất là tránh các tai nạn có thể đưa đến nhiễm trùng, gây tai nạn khi hộ sinh. Cô ta được ông vua Louis 15, cử cô ta đi dạy hộ sinh khắp nước Pháp từ 1760 đến 1783. Mỗi thành phố trả tiền cho cô ta trong khi học trò thì học miễn phí. Tính ra bà ta đã huấn luyện trên 10,000 cô mụ hay 2/3 cô mụ của pháp thời đó.

Không phải ai cũng đồng ý với các giảng dạy về hộ sinh của Cô Mụ Angélique de Coudray cả. Các bác sĩ và Ông Mụ (người hộ sinh nam, tây gọi là Accoucheur) cho rằng phương pháp và các dụng cụ giảng dạy của cô ta không đúng,.. cô Mụ Angélique này, đơn độc trong ngành chỉ dành cho đàn ông. Đàn ông sợ mất quyền lợi và sĩ diện nên tiếp tục lên án cô ta rất nhiều.

Các bác sĩ tại Paris cấm không cho các cô mụ được theo học các lớp hộ sinh tại école de chirugie, khiến cô ta và 30 cô mụ khác lên tiếng đòi hỏi, mới phá bỏ được lệnh cấm đàn bà, cô mụ theo học tại đây. Họ không cho cô mụ đỡ đẻ với phương cách “forceps”, dùng cái kẹp để xoay đầu đứa bé nằm lộn ngược. Thường trong trường hợp này, đứa bé chết vì các cô mụ ít học khi xưa không hiểu nên hay làm chết ngạc.

Pháp quốc nhớ ơn Cô Mụ Angélique de Coudray này vì đã giúp giảm thiểu lượng trẻ sơ sinh chết non. Một trong những người tiên phong, cho quyền bình đẳng nam nữ tại Pháp quốc cũng như âu châu dạo ấy.

Khi xưa, ngoài trừ mình ra, được bác sĩ Phán hộ sinh, các em cảu mình đều được sinh tại các nhà hộ sinh với các cô Mụ như Trương thị Lập, dưới phòng mạch bác sĩ Lương và Cô Tuý tại nhà bảo sanh Tôn Thất Chí ở đường Phan Đình Phùng.

Nguyễn Hoàng Sơn 


Người nô-lệ da vàng

 Cuối tuần này, mình xem lại phim “The Great Debaters”. Phim này đã xem khá lâu về lịch sử của người Mỹ da đen, để hiểu thêm về quyền dân sự của Hoa Kỳ. Mình học lịch sử Hoa Kỳ năm lớp 11B, cho rằng cuộc nội chiến tại Hoa Kỳ gây nên bởi vấn nạn nô lệ. Trên thực tế, người Mỹ sinh sống tại miền bắc, đang khởi đầu cuộc cách mạng kỹ nghệ, cần nhân công, kêu gọi bãi bỏ chế độ nô lệ trong khi miền nam, sống nhờ về canh nông nhất là kỹ nghệ bông Gòn, không muốn bãi bỏ chế độ này.

Nếu xét về kinh tế, Hoa Kỳ được giàu có như ngày nay, nhờ vào nguồn nhân lực không công của người da đen, bị bắt cóc từ Phi châu, đưa sang Hoa Kỳ, và các thuộc địa khác của người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nhà,.. làm việc không lương. Tương tự, sau nội chiến, các đường xe hoả được thành lập tại Hoa Kỳ khi xưa, từ Đông sang Tây, nhờ vào giới di cư gốc Trung Hoa, làm việc cật lực, ít lương, lại bị trù dập.

Mình có đọc tài liệu về thời gian này, người á châu, bị kỳ thị rất nhiều, bị hạ sát khơi khơi. Sau vụ tấn công Trân Châu Cảng, người Mỹ gốc Nhật Bản, bị nhốt vào các trại tập trung. Lý do, người Mỹ sợ họ làm nội tuyến cho Nhật Bản, trong khi có nhiều người Mỹ gốc Nhật Bản, tham gia quân đội Hoa Kỳ đi đáng giặc ở á châu.

Đạo luật về người Tàu, được viết khi xưa, chưa có máy đánh chữ.

Người Tàu bị cấm, không được đem vợ con sang Hoa Kỳ, kỳ thị rất nhiều qua đạo luật “Chinese Exclusion Act vào năm 1882”. Chỉ đến khi Tưởng Giới Thạch, hợp tác với Hoa Kỳ để đánh đuổi quân Nhật Bản, luật cấm người Tàu mới được giải thể.

Sau nội chiến, miền nam, tuy thất trận, vẫn tiếp tục sống như xưa với đạo luật Jim Crow, kỳ thị chủng tộc, người da đen và da trắng không chung đụng với nhau, đến khi cuộc xuống đường vĩ đại, mấy triệu người do mục sư Luther King Jr.. khởi xướng đưa đến sự bãi bỏ chế độ Apartheid này. Cho thấy chúng ta, người Việt di dân đến đây, 7 năm sau khi các cuộc tranh đấu cho quyền dân sự của người da màu, đưa đến sự bãi bỏ chế độ kỳ thị, nếu không thì cũng mệt vì người Tàu di dân khi xưa bị bạc đãi rất nhiều.

Viện bảo tàng về nô lệ ở Montgomery, Alabama.

Nhà văn, giáo sư đại học Nguyễn Thanh Việt, đoạt giải Pulitzer, cho biết khi lên đài truyền hình ở Pháp quốc. Họ gọi ông ta là nhà văn mỹ trong khi tại Hoa Kỳ, người ta gọi ông ta nhà văn gốc việt. Cho thấy, sự kỳ thị vẫn còn vương vấn ở đâu đó nhưng chúng ta ít khi hay không muốn cảm nhận.

Người Mỹ trắng chơi chữ rất hay. Người da đỏ thì họ gọi “Native American”, người gốc Mễ thì họ gọi “Hispanic American”, người Tàu thì họ gọi “Chinese American”,… trong khi đó, họ là những người di dân từ Âu châu sang thì cứ gọi “American”. Lâu lâu có người gốc Việt hỏi mình, cự nự tại sao viết chữ người Mỹ (American) mình không viết hoa. Mình học chương trình pháp từ nhỏ lên đại học nên quen viết theo kiểu tây, chỉ viết hoa những “Nom propre” như “la France, le Vietnam” còn thì họ viết “les français, les françaises , les américains, américaines “. Khi viết mỹ ngữ thì máy điện toán tự động thay đổi nên không cần để ý lắm. Còn viết việt ngữ thì máy không tự động thay đổi. Không có gì đặc biệt.

Tương tự, họ kêu Kha Luân Bố khám phá ra Mỹ châu trong khi lịch sử cho biết, ông này đến Châu Mỹ, đã có người sinh sống từ mấy ngàn năm ở đây. Sự thật ngày nay là con cháu của người da trắng xét lại các hành vi của cha ông họ trong thời gian chiếm đóng Châu Mỹ. Họ kêu phá bỏ các tượng đài được xây dựng để vinh danh ông Kha Luân Bố. Thế hệ tương lai, lại phán xét những hành động cha ông của họ khi xưa. Ngày nay, người ta không dám tổ chức ngày Kha Luân Bố nữa. Tướng Robert Lee được xem là vị tướng anh hùng của người Mỹ, nay tượng đài ở miền nam bị dẹp bỏ.

Trở lại cuốn phim, kể về một nhóm tranh luận viên của đại học dành cho người Mỹ da đen. Vào thời đó, ở miền nam Hoa Kỳ, có vụ kỳ thị chủng tộc, nói như thời đại covid là “cách giãn xã hội” hay đúng hơn là “cách giãn chủng tộc”. Người da đen phải mở trường đại học riêng cho con em của họ, vì không được thâu nhận vào đại học của người da trắng.

Có một ông giáo sư thành lập một đội tranh luận, giúp các sinh viên học cách phản biện, tranh luận. Trong đội có 4 sinh viên tham gia, họ đọc sách rất nhiều để nghiên cứu cách dẫn chứng, biện luận. Người theo Thiên CHúa Giáo thì viện dẫn Kinh Thánh để biện luận cho mình.

Trong khi biện luận về một đề tài nào đó, các sinh viên phải đọc, tìm kiếm tài liệu của các kinh tế gia, sử gia, để biện luận cho họ. Phải đọc rất nhiều sách báo,…thay vì kêu “bác Hồ nói như vậy, như thế kia là ngọng”. Không ai có thể cãi được vì cãi là phản động, ở tù.

Trong văn hoá của thiên chúa giáo, ai mà nói ngược lại với toà thánh La-Mã như Copernic, Gallileo là bị xử ngay. Ngày nay, tôn giáo được loại khỏi chính trị nên bớt giáo điều. Ông mỹ nuôi ong trong vườn mình, bị covid. Lý do là ông mục sư của nhà thờ, bảo không được chích ngừa covid. Cuối tuần vừa rồi, mình hỏi thăm thì bà vợ kêu bị covid, mình kêu chạy vào bệnh viện cấp cứu ngay. Bác sĩ cho kháng sinh uống, nay đỡ đỡ.

Coi phim cao-bồi, thấy các vụ xử tử người, không được toà án phán xét mà người Mỹ gọi “Lynching”. Tài tử Client Eastwood có đóng một phim cao bồi, chuyên đi bắt kẻ gian đem về để ông toà xử xét rồi cuối cùng cho lên đoạn lầu đài để treo cổ. Sau này mới hiểu từ “Lynching” đến từ ông chuyên gia bán nô lệ tên William Lynch nổi tiếng với bài diễn văn “the making of a slave”. Sau này người ta dò lại thì bài diễn văn này được viết trước 30 năm trước khi ông ta ra đời. Người da trắng vẫn tin vào thuyết da trắng độc tôn. 40% người Mỹ da trắng được xem là gốc gác Đức quốc, và chúng ta đã biết Hitler lên ngôi nhờ vào thuyết da trắng độc tôn.

Chúng ta sống trong một nền dân chủ, được xem là khá nhất thế giới nhưng phải hiểu là không phải tự nhiên chúng ta có mà là một quá trình đấu tranh cho quyền làm người, quyền lợi từ nhiều chủng tộc khác nhau. Người da đen, người da đỏ, người da vàng, đi trước chúng ta đã chịu nhiều thua thiệt. Thế giới ngày nay, đã xích lại gần nhau. Kỳ thị chủng tộc tuy vẫn hiện diện nhưng bớt hơn xưa nhiều. Chúng ta cần giúp đỡ lẫn nhau, để dành quyền lực chính trị hơn trong xã hội đa chủng này.

Mình thấy có nhiều người Mỹ gốc Việt, cứ tự nhận mình là người mỹ da trắng. Họ đeo cái lăng kính của người da trắng, chê bai người da đen hay người gốc la tinh. Vụ đại dịch Vũ Hán xảy ra, bao nhiêu cuộc bạo hành người á châu, cho họ thấy chỉ là ảo tưởng. Chúng ta cần phải tranh đấu cho thế hệ con cháu chúng ta hưởng được quyền lợi, phúc lợi sau này. Khuyến khích chúng tham gia vào nền chính trị Hoa Kỳ thay vì học y khoa, làm bác sĩ. Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn  

Hành hương đến Santiago de Compostela

Có cặp vợ chồng bạn đang đi hành hương đến Santiago de Compostela ở Tây Ban Nha gần 2 tháng nay, chắc gần xong. Hai vợ chồng về hưu nên rảnh thời gian đi chơi. Mình và anh ta đã mua vé cho năm tới leo đỉnh Machu Pichu, cao trên 18,000 bộ, leo núi 7 ngày, cắm trại 6 đêm trong khi hai bà vợ đi mua sắm rồi đáp xe lửa lên tới đỉnh này, đón chồng. Nhiều người khoe đi lên đỉnh Machu Pichu nhưng thật ra họ chỉ đi xe lửa lên đó rồi đi xe lửa về. Xong om

Có hai cuộc hành hương mà mình muốn thực hiện trong đời: đi bộ đến thành phố Santiago de Compostela và Shikoku ở Nhật Bản. Một thì đi bộ qua các nhà thờ ở Tây BAn Nha và một thì đi bộ qua các ngôi chùa ở Nhật Bản. Mất độ 2 tháng đi bộ. Mình muốn thực hiện nhưng đồng chí vợ chưa rảnh, còn muốn làm việc thêm. Biết đâu sang năm, mụ vợ nghỉ hưu thì đi chơi. Mình đang truyền nghề cho thằng con để nó lo mấy việc cho mướn nhà, hai vợ chồng đi chơi như Hoàng Dung và Quách Tỉnh trong tiểu thuyết Kim Dung.

Cứ tưởng tượng 2 tháng trời đi bộ hàng ngày, gặp người lạ trên đường, nói chuyện, chia sẻ kinh nghiệm sống, văn hoá, nhân sinh quan cho nhau, không Facebook, không Internet. Đời sẽ chậm lại để có thể chánh niệm.

Khi xưa, thời sinh viên, mình đi giang hồ 3 tháng hè, đi quá giang xe khắp âu châu và bắc Phi. Đến mỗi nơi, mình ngồi vẽ tranh, bán cho dân địa phương hay du khách, kiếm tiền ăn ở. Mỗi ngày đều gặp người lạ, nói chuyện, hỏi về văn hoá của họ, không có điện thoại, không có Internet, cuộc sống rất mộc mạc. Về lại Paris, gặp lại tụi bạn tây đầm, mình rất ngạc nhiên là trước đây, mình cũng nói chuyện, suy nghĩ như chúng. Nhiều người mình gặp trên đường, vẫn làm bạn từ 40 năm qua, con của họ sang Hoa Kỳ, ở nhà mình.

Ở Bôn Sa, mấy bà hay rủ nhau đi 10 cái chùa trong một ngày, chụp hình tạo dáng câu “Like”, không có Phước tài gì cả vì Phật cũng không thấy mặt. Chán Mớ Đời 

Hình cô vợ bỏ lên Facebook nên mình đoán đưa lên đây được. Để mình gửi cho cô nàng đọc trước, xin phép bỏ lên mạng. Đang viết về hai ông bà. Cho tải hình lên không
Sure. Mong có dịp đi chơi chung với ông bà nữa.(cô vợ nhắn tin lại)

Anh bạn này với mình có một người tình chung khi xưa. Vui lắm. Hình như mình đã kể rồi. Anh ta quen cô nàng trước mình. Bố mẹ cô nàng không chịu lấy kỹ sư, tốt nghiệp M.I.T., nên anh ta đi học y khoa, để cưới cô nàng làm vợ. Bố mẹ cô nàng thấy đi học y khoa lâu quá nên gã cô nàng cho một ông bác sĩ khác, đã ra trường. Mình đi viếng Boston, lại gặp cô này, cô này trả nhẫn cưới lại cho ông bác sĩ ở Bôn Sa, khiến bố mẹ điên lên, gọi điện thoại cho mình kêu không được liên lạc với cô nàng.

Mình quen anh chàng này qua tên bạn học cũ Đà Lạt, tốt nghiệp tiến sĩ M.I.T., nên có viết thư hỏi mối tình hữu nghị của anh chàng với cô kia có sông liền sông, núi liền núi không. Anh chàng bảo mình cứ vô tư. Mình ôm đầu máu bỏ chạy rồi gặp bố mẹ anh chàng, đi hỏi đồng chí gái cho mình nên từ đó thân đến giờ. Bố mẹ anh chàng, cứ kêu đồng chí gái là con dâu nuôi. Đồng chí gái có giới thiệu cho anh chàng 1 cô cháu xinh lắm. Anh ta chịu đèn, nhưng còn bé quá nên không thành. Mình gặp cô vợ, thì kêu hắn cứ đăng ký để cô ta quản lý đời hắn. 

Cô vợ rất giỏi, quán xuyến mọi việc, đến năm 60 tuổi hắn về hưu. Hai vợ chồng đi chơi mệt thở từ mấy năm nay như bố mẹ khi xưa, sang Hoa Kỳ, không phải đi làm, cứ đi chơi 4 tháng 1 năm. Tụi này chọn tháng tư năm sau, leo núi Machu Pichu với nhau.

Cặp vợ chồng anh bạn đi chơi như Hoàng Dung và Quách Tỉnh. Nếu đợi thêm vài năm thì có thể sức khoẻ sẽ không cho phép nên đi được thì cứ đi. Nhiều khi mình đã chuẩn bị, tập luyện nhưng giờ chót không thực hiện được như trường hợp leo núi Whitney của mình tháng vừa rồi. Tiểu bang ra lệnh đóng cửa các công viên quốc gia và tiểu bang đúng 1 tuần lễ trước khi mình lên đường. Nay phải dời lại tháng 6 sang năm.

Cô vợ trong nhà thờ trên đường hành hương

Tuần tới, vợ chồng mình, đi dã ngoại ở vùng Arizona và Utah với vài người bạn. Chỗ này đã đi lại nhiều lần nhưng vẫn đẹp. Hy vọng kỳ này, trúng xổ số đi vùng “Wave” nổi tiếng. Khi xưa, ai muốn đi cũng được đến khi Microsoft lấy một tấm ảnh của vùng để làm mẫu “lưu màn hình” cho màn ảnh hệ thống điện toán của họ thì khắp thế giới, ai nấy đều muốn viếng chỗ này khiến họ phải đặt ra vụ bốc thăm để đi. Lần trước, mình bốc thăm mà không trúng, hy vọng kỳ này sẽ gặp may. Có người đã làm như vậy mỗi năm cả 10 năm qua nhưng không được.

Hình chụp cô vợ đi hành hương trên con đường mòn dẫn đến Santiago de Compostela

Santiago de Compostela là cứ điểm, hình tượng quan trọng của người Âu Châu trong cuộc chống lại sự cai trị của người Hồi Giáo. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha bị người hồi giáo chiếm đóng mấy trăm năm, ngay cả miền nam Pháp quốc từ miền nam, dãy núi Pyrenees đến vùng Poitiers mà khi xưa, mấy ông thầy tây dạy bài thơ “la chanson de Roland” với Charlemagne. Ông Roland này đóng vai Lê Lai cứu chúa, ở lại phía sau để chận lính hồi giáo để ông vua Charlemagne, chạy thoát. Sau này sang tây, đọc thêm tài liệu thì được biết vua Charlemagne, cố ý để ông Roland chết vì có vợ đẹp. Vua hưởng sau này.

Hình trên trang của cô vợ, một chiếc cầu cũ đi vào làng

Có lần, một ông chăn cừu tại vùng này, kêu thấy ông thánh tử vì đạo James (Jaime) hiện ra, cho biết nơi chôn cất của ông ta. Tương tự những câu chuyện xảy ra tại hang Lourdes, khiến thiên hạ đi hành hương hay Jeanne d’Arc. Mặc dù ông này ở tận xứ Trung Đông khi xưa, di chuyển không dễ dàng như ngày nay. Từ đó là khởi điểm cho cuộc hành hương đến ngôi mộ của thánh James, nghe nói linh thiêng. Ai cầu mong gì đều được nấy.

Theo bản đồ thì có nhiều con đường hành hương, từ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha nhiều nhất là vùng tây bắc của xứ đấu bò. Vợ chồng anh bạn đi theo đường Camino Frances, gần biên giới pháp, có đến 491 dặm, mất 2 tháng. Mình đoán là tuần này sẽ đi xong.

Người đi hành hương từ khắp nơi nên có nhiều đường để đến thành phố có ngôi mộ của thánh James. Có 7 đường chính. Đồng chí vợ chắc không muốn đi lâu nên chắc sẽ đi một trong mấy con đường, nhưng độ 100 cây số cho 7 ngày là xong. Không cần đi nhiều, đa số những người theo thiên chúa giáo mới chịu khó đi từ đầu.


Hoàng Dung và Quách Tỉnh đi hành hương.

Có một phim nói về con đường hành hương này do Martin Sheen đóng vai một người cha, bác sĩ nhãn khoa như anh bạn của mình, từ Hoa Kỳ bay sang Tây BAn Nha để nhận xác con, chết khi đi hành hương. Cuối cùng ông ta bỏ công ăn việc làm ở Hoa Kỳ, để đi bộ thay cho người con trai. Khá cảm động. Cha con bận làm ăn nên ít khi có dịp tâm tình, đi bộ hành hương này, mới hiểu thêm về người con trai. Lâu quá mình không nhớ rỏ. Ông ta có gặp vài người trên đường đi và hiểu thêm về nhân sinh quan, không nhất thiết phải có tiền nhiều. 

Đây hình ảnh hai vợ chồng chụp trước nhà thờ, điểm đến, sau 46 ngày đi bộ, 755 cây số, 7 ngày nghỉ ngơi. Cô vợ mới gửi cho mình sáng nay.

Mới nhận được tin nhắn của cô vợ:“We did it! After 755 kms , 46 days of walking, 7 days of rest,  we got to The Cathedral of Santiago!!!! This year being a Holy Jacobean year, we get to walk through the main gate to attend mass.. Always love your writings, Sơn. Glad to contribute in your story 😁”

Hy vọng mình sẽ thực hiện được trong năm tới.

Nguyễn Hoàng Sơn 

Thiên tài Việt Nam ở đâu?

 Tuần lễ này, được tin học trò của nhạc sĩ Đặng Thái sơn, đoạt giải dương cầm nhạc Chopin, được tổ chức tại Ba Lan mỗi 5 năm, khiến mọi người nức nở. Hai người có chút gốc gác việt được tham dự giải âm nhạc này đều ở hải ngoại, còn Việt Nam dù có trên 100 triệu người vẫn không cử được một thí sinh sau ông Đặng Thái Sơn. Nghe nói vào giờ chót, một người học trò của ông ta đã đoạt giải quán quân. Thầy giỏi đào tạo ra học trò giỏi.

Trên thực tế, Hà Nội không muốn gửi ông Đặng Thái Sơn đi thi khi xưa, tốn tiền cho con tên phản động, chỉ khi ông ta thắng giải, mới kêu hãnh diện quá Việt Nam ơi. Theo mình đọc tài liệu của Việt Nam, thì được biết bố ông ĐTS, được quy vào thành phần phản động nên khi được ông thầy người Nga, đề cử đi du học tại Mạc Tư Khoa, cũng bị bác đơn vì lý lịch. Đến khi ông thầy người Nga doạ, không cho các người được Đảng tuyển, những “hạt giống đỏ” đi, ĐTS mới được chấp thuận cho du học.

Người ngoại quốc khi phát hiện ra nhân tài thì họ tìm cách giúp đỡ dù không thân thích, khác chủng tộc. Mình thấy tấm ảnh, các bạn đồng môn người Pháp của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, công kênh ông ta trên vai, khi ông đoạt giải khôi nguyên Grand Prix de Rome. Dạo ấy sau Điện Biên Phủ, người Pháp rất ghét người Việt tại Pháp quốc. Mình nghe kể người Việt đi ngoài đường hay bị tây con chận đánh. 

Người Việt mình thấy ai giỏi hơn mình là tìm cách vùi dập nên ít khi có nhân tài vì mới lộ trong trứng đã bị bóp nát. Nghe nói mấy người đoạt giải quán quân Olympia đều ở lại nước ngoài khi có cơ hội.

Nga Sô dạo ấy như một đế chế, cần tìm kiếm các tài năng của đế chế để đào tạo. Khi ông ĐTS đi thi, toà đại sứ của Việt Nam cũng không màng đến, ông ta phải đi tự túc từ Nga Sô đến Ba-Lan, được ông thầy giúp đỡ. Sau này, thành danh, ông ta có trở về Việt Nam, Hà Nội phát nhà ở cho bố sống được một thời gian ngắn trước khi qua đời. Bố ông ta được chế độ bớt hà khắc lại. Phản động thường sinh ra nhân tài.

Có một anh bạn kể; một người đậu đầu miền nam, có danh sách đi du học tại Nga Sô, đến khi các ông từ ngoài bắc vào, loại tên ra để con họ, những hạt giống đỏ, đi thế. Người bạn thủ khoa, tự tử chết. Anh ta xuống tàu vượt biển. Mình nhớ dạo đi dạy ở đại học bách khoa Lausanne, bà thư ký cho biết, phải cẩn thận vì có nhiều học trò từ phi châu ghi danh học cao học, lại có bằng cấp hữu nghị của Liên Xô cấp. Bà ta cho biết các sinh viên ngoại quốc sang Liên Xô học, đều được cấp bằng cả dù học dốt. Gọi là bằng hữu nghị.

Đọc trong cuốn “bên thắng cuộc” của Huy Đức, kể có anh chàng nào đậu thủ khoa tại miền nam, không được vào đại học, đổi tên, đổi thành phố cũng vậy, vẫn bị đánh rớt. Mình có cô em đậu vào trường kiến trúc Sàigòn nhưng vì lý lịch gia đình, không được đi học, ở nhà đan áo len nay bán cà phê. Mình còn bận cái áo len của cô ta đan cho lần đầu tiên về thăm nhà.

Không biết bao nhiêu nhân tài của Việt Nam, bị loại bỏ vì chế độ lý lịch. Mình nói chuyện với một bác, khi xưa có giúp các sinh viên việt du học tại Hoa Kỳ. Bác nói mình nghĩ giúp chúng sang đây, dù con mấy ông lớn đảng viên. Chúng sẽ học điều hay, sau này có thể thay đổi đất nước. 20 năm sau, bác về thăm Việt Nam, gặp lại mấy người này. Bác kêu chúng học được sự khôn ngoan của người Mỹ , nay chúng còn ăn chận nhiều, tham nhũng hơn thế hệ bố của chúng. Chúng còn dã man hơn bố chúng vì có học. Chán Mớ Đời 

Tuần này thấy báo chí Việt Nam đánh ông bác sĩ nào, của bệnh viện Bạch Mai, đôn giá tiền mua máy móc trợ tim gì đó. Trí thức, có học ở hải ngoại về, còn ăn hơn những kẻ không ra hải ngoại. Chán Mớ Đời 

Nói cho ngay, chế độ lý lịch đã khởi mầm từ thời phong kiến xưa. Điển hình, ông Đào Duy Từ, con của các nghệ nhân, mà chế độ phong kiến cho là phường xướng ca vô loại. Ông ta giỏi nhưng không được đi thi. Nghe kể, đi thi, phải được làng xóm đề xuất mới được ghi danh đi thi. Bà mẹ, nhờ tên chủ làng phường xóm chi đó, nhận làm con nuôi, để lấy tên họ của ông ta đi thi. Ông Duy Từ đậu thủ khoa, bà mẹ xù ông cán bộ trong làng nên ông này đi thưa. Ông Đào Duy Từ bị tước bằng cấp dù đã đậu, khác với các cán bộ ngày nay, có bằng tiến sĩ ma. Đọc báo Việt Nam, cho biết có trường học nào mà đến 23 giáo viên có bằng giả, chưa học qua được bậc tiểu học.

Ông Đào Duy Từ, vượt biên, xuống miền nam được Chúa Nguyễn trọng dụng, đã giúp Nhà Nguyễn tại vị đến 274 năm, với những Luỹ Thầy, để chống bọn phương bắc đánh phá, chiếm đóng, ăn cướp.

Ông Đặng Thái Sơn, ở lại Gia-nã-đại, tiếp tục sự nghiệp âm nhạc quốc tế, không dám về Việt Nam ở, nay có học trò đoạt giải dương cầm quốc tế.

Nếu khi xưa, không có ông thầy người Nga, có lẻ thế giới đã mất đi một Đặng Thái Sơn.


Bao nhiêu người ở Việt Nam không may mắn như Đặng Thái Sơn, được người thầy can thiệp, đã phải bỏ ngang tài năng đi cấy lúa, lao động. 

Hình ảnh khi gặp lại một anh bạn học cũ khi xưa tại Sàigòn khiến mình không bao giờ quên được. Anh ta kể đang học đại học y khoa tại Huế, công an vào lớp, gọi tên anh ta, đem sách vở đi theo. Anh ta không bao giờ được trở lại lớp học. Mộng làm y sĩ để chữa bệnh cho người Việt tại các làng quê nghèo của Huế tan theo mây khói. Phải đi lao động nuôi thân. Nghe anh ta kể với sự luyến tiếc, bao nhiêu ấp ủ của một người thanh niên, muốn vào đại học để thay đổi, xã hội cộng đồng, biến theo mây khói. Chỉ vì hai chữ Lý-Lịch. Anh ta đâu có tội tình gì. Chỉ sinh ra tại miền nam. Cũng như tại miền bắc, bố phải đi quân dịch, đánh nhau cho Mỹ, tương tự ngoài bắc, thanh niên lao ra chiến trường, để đánh cho tàu cho liên sô. Chán Mớ Đời 

Nghe nói có ai đi học, thi đại học được 30 điểm mà vẫn không được học tỏng khi những thí sinh khác ít điểm hơn lại đậu.


Nguyễn Hoàng Sơn