Showing posts with label thể thao. Show all posts
Showing posts with label thể thao. Show all posts

Whitney Houston ngày nay

 Lâu lâu vợ kêu chở đi ăn tiệc, đúng hơn các hội tại Bolsa tổ chức ăn cơm nhà hàng tàu để gây quỹ gì đó. Người ngoại quốc có nguyên tắc; ăn ra ăn, văn nghệ ra văn nghệ, họ không bao giờ trộn hai thứ này với nhau. Đi dự các buổi gây quỹ của người Mỹ thì chỉ có nghe họ nói về chương trình và các thành tựu năm vừa qua và cho biết năm tới sẽ thực hiện những chương trình gì, rồi kêu gọi mọi người đóng góp và bán tranh ảnh,… 


Người việt mình thì một công 3, 4 chuyện nên chương trình kéo dài mệt thở luôn. Mỗi lần đi dự tiệc của người Việt là được chờ như đám cưới nên cảm thán cho ca sĩ tại bữa tiệc, vừa hát mà nghe thiên hạ đang nhai nhóp nhép, kêu đưa tui chai xì dầu, gà này dai quá. Ồn ào như cái chợ, không ai nghe ca sĩ hát cả.


Gần đây, có điểm đặc biệt là khi ca sĩ lên hát thì có rất nhiều phụ nữ, bỏ ăn, nhảy lên sân khấu để đóng ẹo qua ẹo lại với ca sĩ, trong khi mấy ông chồng chụp hình quay video ở dưới. Mình thấy hơi lạ vì mình trả tiền để vừa nhai vừa nuốt vừa nghe ca sĩ hát, chớ đâu phải để xem mấy bà khá lớn tuổi, mập phì múa máy trên sân khấu, che luôn cả ca sĩ. Chán Mớ Đời nên mình cũng không nhìn lên sân khấu, cố nhai miếng gà nướng cho xong bữa rồi mở điện thoại ra lướt mạng cho qua thời gian, chở vợ về.


Gần đây, trong một buổi ca nhạc kịch tại Anh quốc, cảnh sát cơ động phải đem dùi cùi đến một hí viện để giải tán đám khán giả đi xem Bodyguard kiểu Broadway show mà mình đã xem Miss Saigon, Evita ở Luân đôn. Lý do là vài khán giả xem show, cảm hứng, đứng dậy hát theo ca sĩ khiến những người khác bất bình, vì họ trả tiền để nghe ca sĩ hát chớ không phải mấy người mê bài hát “I will always love you”, nổi tiếng qua giọng ca của ca sĩ Whitney Houston, được viết bởi Dolly Parton.

Khi ca sĩ đang hát bài này thì có vài khán giả cảm xúc dâng tràn nên cũng đứng lên hát ké, rống theo ca sĩ, hoặc cầm điện thoại mở đèn lắc qua lắc lại khiến khán giả ngồi cạnh, kêu suỵt ngồi xuống là choảng nhau khiến họ phải kêu cảnh sát đến. Lịch sự như ăng-lê ngày nay. Chán Mớ Đời 


Chẳng bù lại khi xưa, đi nghe nhạc chậm trễ 1 phút, gác dan bắt đứng ngoài đợi đến màn 1 hết, mới cho vào. Cho thấy văn hoá tự sướng đã thay đổi rất nhiều trong các sinh hoạt xã hội. Ai cũng theo chủ nghĩa tự xướng, tik tok, không để ý tới người khác. 


Các nhân viên của đoàn hát, rút kinh nghiệm từ những lần trước, đã đưa các bảng hiệu trước khi trình diễn, kêu gọi những ca sĩ vô danh, không nên hát theo ca sĩ trong lúc trình diễn. Nhưng các ca sĩ tự xướng kêu biết bố mày là ai không? Do you know my sugar daddy? Cứ tiếp tục lắc qua lắc lại rống như bò Houston Texas.


Các nơi khác ở Anh quốc, cũng đăng trên facebook của ca đoàn nhạc kịch, yêu cầu khán giả không hát theo để ca sĩ chính hiệu con Nai vàng hát. Các chương trình truyền hình đều bàn cãi về vấn nạn này. Ca sĩ nghiệp dư karaoke tại nhà muốn trổ tài trước đám đông. Mua vé vào để hát ké. Kinh


Có một bình luận viên kêu tại sao lại cấm đến khi họ cho chiếu một cờ líp trong hí viện, mấy người đứng dậy, hát theo ca sĩ chính nên phải xin lỗi khán giả. Một ca sĩ chính của show, cho rằng khán giả không thể nào tưởng tượng mình đang diễn đạt bài ca bổng nhiên nghe nhiều giọng thét lên từ khán giả khiến họ không định tâm được để thể hiện bài hát. Ca sĩ chính không được huấn luyện xử lý trong những tình huống này. Chán Mớ Đời 


Khi xưa, mình thích hát lắm. Họp bạn là mình hét đến khi gặp đồng chí gái. Cô nàng kêu giọng anh rất tồi, muốn lấy tôi thì từ bỏ mộng ca sĩ nghiệp dư. Mới hiểu lý do thiên hạ bỏ mình chạy mất dép hết, để thấm thía bản nhạc người đi qua đời tôi. Cuộc đời ca sĩ nghiệp dư chấm dứt từ đó. Nhiều khi họp bạn hát hò, mình cũng ngứa mồm nhưng đồng chí gái trừng mắt mình nên không dám ghi danh, bò ra sau ngồi xem đám nhậu cho xong đời. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Đội tuyển tây đen bất đắc dĩ

 Vậy là xong. Không phải xem đá banh nữa. Trận chung kết năm nay quá đỉnh. Tưởng là xong khi Á Căn Đình dẫn 2-0, ai ngờ đội tuyển Pháp mà mình là cổ động viên, gỡ huề như Hoà Lan, rồi đưa đến đá luân lưu. Vẫn giữ sổ thông hành Pháp.

Đội tuyển pháp trong hiệp 2, thấy toàn là mấy ông tây đen, ngoại trừ thủ môn khiến thiên hạ kêu đội tây đen. Nhiều người kêu toàn là tây đen đá cho nước pháp nhưng ít ai hiểu lý do.

Cầu thủ Mbappe sinh tại Paris, bố là gốc Cameroon và mẹ là Algérie, đá cho đội tuyển pháp

Cầu thủ Kylian Mbappe, sinh tại Paris, đoạt giải chân vàng có ông bố gốc xứ Cameroon và bà mẹ gốc Algerie. Ông bố tuyên bố đâu 4 năm trước khi con ông ta đoạt chức vô địch thế giới với đội tuyển Pháp. Ổng ta muốn con trai đá cho đội tuyển Cameroon, quê hương nơi ông ta sinh ra nhưng khi liên lạc với tổng hội túc cầu xứ Cameroon, họ đòi tiền lại quả nhưng ông ta không có nên khi đội tuyển Pháp gọi, không đòi tiền thì ông chấp nhận.

Nay xứ này kêu gọi khúc ruột ngàn dậm nhưng ông Mbappe con từ chối, kêu “Je suis Français”. Thế là mình dân Cameroon ném đá kêu mất gốc. Chán Mớ Đời 

Tương tự cầu thủ Breel Embolo của đội tuyển Thuỵ Sĩ, cũng gốc Cameroon, bằng một đường phản động đã tung lưới đội Cameroon, quê hương nơi ông ta sinh ra nhưng thay vì chạy như điên, ông ta chỉ dơ tay lên (xem hình) trong khi các cầu thủ Thuỵ Sĩ reo mừng chạy như điên khùng, chạy lại ôm cổ ông ta. Bàn đá lọt lưới phản động, phản quốc khiến người dân Cameroon, muốn đến nhà gia đình của ông ta ở Cameroon để đốt. 

Bà mẹ của ông ta lên tiếng, để con tôi yên, Thuỵ Sĩ huấn luyện con tôi, còn muốn đá cho đội tuyển Cameroon, phải chi tiền cho mấy cán bộ điều hành. Cameroon chỉ muốn đòi tiền mãi lộ để được đá cho xứ này. Cứ như được ban phát một đặc ân để đá cho đội tuyển nên phải chạy tiền. Không biết bao nhiêu cầu thủ của đội tuyển xứ này phải trả tiền cho mấy cán bộ bóng đá.

Cầu thủ Embolo, gốc Cameroon nhưng lại đá cho đội tuyển Thuỵ Sĩ, không dám reo mừng theo phép lịch sự của đá banh, không reo mừng khi đá lọt lưới đội mà mình từng đầu quân.

Tham nhũng lan tràn tại các đội tuyển phi châu. Nhớ mấy năm trước, các giới thẩm quyền của đội tuyển phi châu, không trả tiền cho cầu thủ khiến họ phải làm reo khiến bộ trưởng phải bay đến với Vali tiền để trả cho họ, nếu không cầu thủ không tập dợt hay ra sân cỏ. Nếu họ thắng thì các quan lớn bỏ túi hết tiền thưởng. Năm nay các đội phi châu đá Chán Mớ Đời, chỉ có đội Ma-rốc là làm nên cháo, nhờ rất nhiều cầu thủ sinh tại Âu châu, đá cho các câu lạc bộ nổi tiếng.

Cũng nên nhắc sự thành công của đội Ma-rốc không phải bà rá mà do sự đầu tư lâu ngày của xứ này vào túc cầu. Năm 2007, nghĩa là 15 năm về trước, vua Mohammed VI, chi đâu 15 triệu đô la để thành lập một trung tâm huấn luyện, đào tạo cầu thủ túc cầu xứ này với sự trợ giúp kỹ thuật của câu lạc bộ Lyon, Pháp quốc. Mục đích để đào tạo một thế hệ tương lai túc cầu cho Ma-rốc. Các cầu thủ trẻ xuất thân từ các trường huấn luyện của xứ này, được các đội tuyển Âu châu chú ý, mua. Năm nay, Xứ Ma-rốc này đã có tết vì đã vào bán kết, là quốc gia phi châu đầu tiên đứng thứ 4 trên thế giới, có rất nhiều người hâm mộ, ủng hộ.

Mình nhớ ông Guillou, cựu cầu thủ của đội tuyển pháp và huấn luyện viên của đội tuyển Nice, đã đề nghị tổng hội túc cầu pháp, cho ông ta mở các trung tâm huấn luyện túc cầu ở phi châu nhằm đào tạo các cầu thủ vùng này để đá cho câu lạc bộ tại pháp, để câu khán giả phi châu. Không ngờ 40 năm sau, Phi châu sản xuất các cầu thủ rất giỏi, đá cho câu lạc bộ Âu châu.

Cầu thủ Timothy Leah, đá lọt lưới cho đội Hoa Kỳ tỏng trận tranh với đội tuyển Wales, là con trai của tổn thống xứ Liberia. Bố cậu ta từng là cầu thủ nổi tiếng của xứ Liberia, đá cho đội Milan ngày xưa. Sau nhường tiếng tăm của đời cầu thủ, ông ta đắc cử tổng thống nhưng người con trai sinh và lớn lên tại Hoa Kỳ nên muốn đá cho hội tuyển của Hoa Kỳ.

Trước đây, dưới thời huấn luyện viên Klinsman, túc cầu của Hoa Kỳ còn yếu vì mới được thương mại hoá sau giải túc cầu năm 1994 nên Hoa Kỳ đi tìm các cầu thủ bên Đức quốc, có bố mẹ là người Mỹ. Các cầu thủ này hạng B, khó có khả năng đá cho đội tuyển Đức quốc nên đầu quân cho đội tuyển Hoa Kỳ, nhiều người chả biết tiếng Mỹ. Nay nhờ các trung tâm huấn luyện toàn quốc nhất là trung tâm ở Florida của nhà quảng cáo nên Hoa Kỳ sản xuất cầu thủ đá cho các đội bóng Âu châu.

Người Mỹ lấy chất xám trí tuệ của thế giới còn Âu châu thích lấy chất đen của Phi Châu để đá banh cho họ xem như đế chế la mã khi xưa, tìm kiếm, huấn luyện các tay giác đấu để mua vui cho nhân dân quên đi sự đóng thuế.

Ma-rốc có tầm nhìn xa, không cầu mong các Thánh Gióng túc cầu, xuất hiện để giúp quốc gia họ đoạt giải vô địch túc cầu. Còn tham nhũng tại các quốc gia phi châu thì đừng mong thành vô địch dù họ có thể có nhiều cầu thủ giỏi tương tự các chế độ có chế độ xét lý lịch thì không bao giờ có hiền tài để giúp đất nước phát triển cho kịp thế giới.

Mình nhớ có đọc bài phỏng vấn một cầu thủ trẻ đang lên của Lỗ Ma Ni, có ông bố người Việt và bà mẹ người lỗ ma ni. Ông ta kêu sẽ đá cho Lỗ Ma ni, còn Việt Nam thì không. Trong đội tuyển Nhật Bản, có câu thủ họ Doan khiến mình tưởng sau đọc tên theo chữ Nhật thì Chán Mớ Đời 

Nếu các nước phi châu không bỏ tính cách tham nhũng, chú tâm đến sự ích lợi quốc gia, thay vì quyền lợi cá nhân thì sẽ không bao giờ đoạt giải túc cầu thế giới hay bất cứ điều gì khác. Kỳ này, không có đội tuyển Côte d’Ivoire nên không thấy vụ cầu thủ làm reo, đòi trả tiền. 

Nghe nói năm nay vô địch thế giới sẽ được lãnh đâu trên 400 triệu đô la chưa kể tiền quảng cáo sau này. Chưa kể là thường sau khi đoạt giải vô địch thì GDP lên vì các nước khác mua đồ của nước vô địch. Mình nhớ năm 1982, Ý Đại Lợi vô địch, mình đi chơi ở xứ này cả 3 tháng, có bản nhạc nổi tiếng, nghe suốt mùa hè L’italiano. 2 tuần nữa mình sẽ viếng thăm Chí Lợi và Á Căn Đình, tha hồ nghe thiên hạ ca tụng Messi dù lạm phát lên trên 100%.

4 năm tới giải vô địch sẽ được 3 nước bắc Mỹ tổ chức chung, mình sẽ cố nhớ, mua vé xem trận chung kết. Hy vọng ở Los Angeles.

Sau đây là danh sách các cầu thủ gốc phi châu đá cho đội tuyển Âu châu. 

ANGOLA
William Carvalho (Portugal),
Blaise Matuidi (France)
CAMEROUN
Breel Embolo (Switzerland),
François Moubandje (Switzerland),
Samuel Umtiti (France)
CAPE VERDE
Eliseu (Portugal),
Gelson Fernandez (Switzerland),
João Mário (Portugal),
Nani (Portugal),
Renato Sanches (Portugal)
IVORY COAST
Johan Djourou (Switzerland),
Jonathan Tah (Germany)
EGYPT
Stephan El Shaarawy (Italy)
ETHIOPIA
Theodor Gebre Selassie (Czech Rep)
GHANA
Jérôme Boateng (Germany)
GUINEA
Paul Pogba (France)
GUINEA BISSAU
Danilo Pereira (Portugal),
Eder (Portugal)
KENYA
Martin Olsson (Sweden),
Divock Origi (Belgium)
MALI
Moussa Dembélé (Belgium),
Ngolo Kanté (France),
Moussa Sissoko (France)
MORROCCO
Marouane Fellaini (Belgium),
Adil Rami (France)
NIGERIA
David Alaba (Austria),
Dele Alli (England),
Angelo Ogbonna (Italy),
Rubin Okotie (Austria),
Hal Robson-Kanu (Wales)
Ross Barkley(England) *Ross Barkley's great grand parents had ancestral roots from Nigeria*
DR CONGO
Michy Batshuayi (Belgium),
Christian Benteke (Belgium),
Jason Denayer (Belgium),
Christian Kabasele (Belgium),
Jordan Lukaku (Belgium),
Romelu Lukaku (Belgium),
Steve Mandanda (France),
Eliaquim Mangala (France),
Denis Zakaria (Switzerland)
SENEGAL 
Patrice Evra (France),
Bacary Sagna (France),
Leroy Sané (Germany)
TUNISIA
Sami Khedira (Germany)
TANZANIA
Marcus Rashford (England).

Nguyễn Hoàng Sơn 



Tình yêu thời A Còng

 Tuần rồi, đi học bổ túc văn hoá về, đồng chí gái kêu đi ăn kỵ người anh bà con. Từ thời covid đến nay, họ hàng không gặp nhau, nhất là mấy người bà con nay tra tuổi, sợ chết, không muốn gặp ai cả. Ông anh này khi xưa là sĩ quan, đi cải tạo 10 năm, qua Mỹ theo chương trình H.O. Sang đây được vài năm thì qua đời. Mỗi năm, vợ chồng mình đều dự đám giỗ vì rất thân tình với bên vợ khi xưa tại Việt Nam. Sau 30 năm khói lửa, nội chiến từng ngày với đồng chí gái, chỉ còn mình là đi dự các kỵ giỗ bên vợ. Dâu rể chi đều vắng bóng khiến một chị dâu kêu mình là ông rể tốt. Kinh

Bà chị họ có mấy người con, đã nên bề gia thất ngoại trừ cô con út. Mình thường thấy trong gia đình Việt Nam, nhiều cô con gái út, không lập gia đình, ở vậy để chăm sóc bố mẹ về già. Ngồi ăn, mọi người ôn lại kỷ niệm về ông anh rể đã qua đời, về thời bao cấp, khổ cực ra sao. Bổng bà chị kêu cô chú nói với con Bé chịu khó lấy chồng cho chị an tâm sau này khiến mình suýt sặc cả tô bún bò. Bên vợ mình, gia đình nào cũng có một cô tên Bé nên khi mô gặp nhau hay bị lộn, đồng chí gái cũng bị kêu Bé. Trên 6, 7 bó vẫn kêu Bé đây, Bé Mô. Chán Mớ Đời 

Mình quen 1 gia đình H.O , có đâu 4, 5 cô con gái. Sang đây, mấy cô con gái được trai bu như kiến nên bố mẹ gả chồng hết. Năm đó hai vợ chồng mình đi ăn cưới mệt thở với gia đình này. Nay mấy cô con gái đều ly dị cả. Hôm trước, nghe nói có một cô sắp lên xe hoa lại. Mình kêu bận leo núi rồi. 

Khi xưa, người Việt tỵ nạn, đa số là đàn ông vượt biển, đưa đến cơ chế thị trường người Việt tại hải ngoại theo diện trai thừa gái thiếu. Đi ăn tiệc, sinh nhật ai thì một cô dù xấu như Chung Vô Diệm, vẫn có cả đám đàn ông cần vợ bu theo như dòi. Thậm chí mấy ông đã có vợ con ở Việt Nam cũng đăng ký. Khi nhu cầu nhiều mà cung thiếu thì hàng thiếu chất lượng cũng trở thành hàng xịn, hàng hiếm như thời bao cấp. Mấy tên nông dân như mình thì khó lấy vợ vì tệ lắm phải có cái bằng kỹ sư, lương tốt thì mới dám đi xin xỏ tình yêu, đời tôi đó, em xem chỉ trồng bơ. Ngoài ra chỉ có bác sĩ, nha sĩ ,…cái gì có chữ Sĩ mới được mấy cô đoái hoài đến.

Khi làn sóng H.O sang định cư tại Hoa Kỳ, thị trường trai nhiều gái thiếu được cân bình nên mấy cô theo gia đình H.O mà không có tinh thần tiến cao, chưa bị ảnh hưởng chủ nghĩa nữ quyền, đi học lại thì bố mẹ gả phách cho tên nào có công ăn việc làm để quản lý đời con gái họ vì quan niệm xưa có con gái trong nhà như có trái bom nổ chậm, quên khuấy là có thuốc ngừa thai. Mấy cô lấy chồng sớm, từ từ nhận ra tại Hoa Kỳ phải tự lập bản thân, đi học lại hay đi làm nail rồi từ từ sugar you you go, sugar me me go. Lý do là tính gia trưởng của đàn ông việt vẫn chưa được tẩy xoá trong xã hội dành cho phụ nữ. Mình thường thấy mấy cô gốc việt đều lấy Mỹ hết. Cao ráo, trí thức lại biết chìu chuộng vợ thay vì vợ đâu làm đồ nhậu. Chán Mớ Đời 

Đi Mễ chơi với mấy người bạn, có anh bạn ăn chay ngày rằm khiến mụ vợ kêu anh nói dùm chồng em để ông ta ăn chay. Anh bạn kêu chồng cô còn hơn tôi. Anh ta biết những gì phải làm, tập thể dục, tập võ, kiêng ăn, nhịn đói để thanh lọc cơ thể. Tôi muốn theo anh ta mà không được khiến mình buồn cười. Mình nói với anh ta, mình giác ngộ cách mạng đã trúng số độc đắc khi lấy đồng chí gái còn mụ vợ thì chả biết gì cả, cứ chạy vòng vòng theo mấy bà phản động, kêu tôi là thằng nông dân, cần được nha sĩ như anh bổ túc văn hoá. Anh bạn giải thích thêm, đi bộ với anh tôi thở không ra mà anh cứ nói oang oang cho thấy nội lực anh rất mạnh.

Khi xưa mình đi khắp Âu châu rồi sang Mỹ, gần 40 tuổi mới có người chấp nhận đăng ký quản lý đời mình nay lại bà chị họ nhờ mình xúi thiên hạ lấy vợ lấy chồng nên sặc bún bò. Chán Mớ Đời 

Vấn đề ngày nay, cơ chế thị trường trai gái khá phức tạp. Con trai thích con gái, con trai thích con trai và ngược lại như xe SUV Subaru, được các cô đồng tính ưa chuộng nên nhiều khi thấy bà lái xe Subaru là hết dám nhìn, chiêm ngưỡng dù có đẹp rực rỡ. Thống kê cho biết xe Subaru, rất được ưa chuộng bởi mấy người đồng tính. Hôm trước, đọc tin tức thấy một nữ cầu thủ Hoa Kỳ, đẹp, xinh xắn tuyên bố làm đám cưới với một nữ cầu thủ khác trong đội tuyển Hoa Kỳ. Nghe nói là đa số mấy cô chơi bóng chuyền đều thích người cùng phái. Cao lêu nghêu nên chỉ tìm được người đồng phái chớ đàn ông cao hơn hơn mấy cô này rất ít, khó tìm.

Đồng chí gái kêu để từ từ chị ơi, lo chi. Bà chị kêu từ từ cái chi, tra rồi, gần 40 rồi, hết sinh con đẻ cái khiến mình thất kinh. Khi mình vào làm rể dòng họ này thì cô cháu đâu còn học lớp vỡ lòng. Thời gian qua mau thật. Báo chí Mỹ cho biết nuôi một đứa con đến 18 tuổi tốn trung bình trên 200 ngàn đô. Vừa nuốt xong tô bún bò mình hỏi thế lúc trước, có thấy đi chơi với một giáo sư nào, nay còn không. Bà mẹ nhảy vào thằng nớ thương hắn cả 4 năm rồi mà hắn không ưn. Mình hỏi răn không chịu.

Cô cháu kêu anh chàng đâu có hỏi cưới đâu mà chịu với không. Mình ngạc nhiên đưa mắt như bảo tiếp tục. Cô cháu nói tiếp hắn yêu kiểu chi cô chú, cháu không hiểu. Gặp nhau là hắn đưa sách cho con đọc, kêu cuốn ni hay lắm do một ông tây nổi tiếng tên Thomas Piketty viết. Cái chi mà Tư Bản thế kỷ 21 (Capital in the 21st century). Tháng trước gặp hắn thì cho mượn Basic Economy của Thomas Sowell. Có lẻ vì vậy, khi xưa người xưa hay kêu ai ơi chớ lấy học trò, dài lưng tốn vải ăn no lại nằm. Chán Mớ Đời 

Mình hỏi thế hai đứa đi chơi chỉ nói chuyện về kinh tế, không làm gì cả khiến đồng chí gái thúc cùi chỏ mình đau điếng. Mình nói để anh hỏi, chớ tình yêu thì phải theo quy trình của con tim trước theo sau con chim, phải diễn biến hoà bình mới đi đến kết cục. Chớ gặp thế lực thù địch như vợ thì chừng nào con cháu mới lấy chồng.

Mình hỏi có nắm tay không, cô cháu kêu lâu lâu có nắm đi qua đường. Thế có ôm nhau mớm nhau không. Cô cháu kêu chú hỏi chi lạ rứa. Mình kêu thì tình yêu phải đi từ a đến z chớ, kỳ chi. Mi tra rồi, còn ốt dột chi nữa. Có đi xi nê không. Cô cháu kêu lâu lâu cũng đi xem. Thế hắn có rờ mó chi mi không, đồng chí gái nhảy vào hỏi. 

Khiến mình nhớ đến cô gái đi xe đò từ San Jose xuống Bolsa. Chuyện này phải kể ngoài đời chớ kể đây mất hay.

Cô cháu kể đi chơi mà anh chàng giáo sư cứ làm như đi họp chi bộ, thanh niên đoàn khiến mình như bò đội nón. Đồng chí gái giải thích là ở Việt Nam giới trẻ hay đi họp đoàn, họp tổ chi đó để được là đối tượng đoàn, gia nhập đảng cộng sản. Anh ta cứ nói về thị trường chứng khoáng, công ty này mới lập công ty kia mới sụp tiệm,.. Chán Mớ Đời 

Có anh bạn cho biết tình yêu phải qua nhiều giai đoạn như giải một phương trình; mới quen rồi đi đến thân mật, rồi đường mật, đến bí mật qua tối mật, cuối cùng là dập mật. Mình kể anh bạn, kiếm được việc làm cho đồng chí gái khi mới dọn qua Cali. Anh ta kể lấy vợ hơn 2 tuổi. Trong thời gian đả thông tư tưởng, anh ta nắm tay cô vợ, mới đầu run run nhưng không thấy cô nàng phản ứng nên từ từ đánh bạo thám hiểm mấy chỗ khác trên cơ thể cô vợ. Anh ta chỉ bà vợ rồi nói không thấy bà ta phản ứng thế là đè đầu xuống. Quen hơi quen hám đưa nhau ra toà đăng ký kết hôn. Xong om.

Mình nói đứa cháu là kiếm chồng trí thức nhức đầu lắm. Cứ như bà nào làm đạo diễn, được bên trên bố trí lấy nhà thơ Xuân Diệu. Đêm tân hôn, bà ta tắm rữa sạch sẽ, nằm trên giường chờ đợi giây phút nhiệm màu, ấp ủ từ khi mới dậy thì, trong khi ông nhà thơ ngồi làm thơ nhớ người yêu sinh bắc tử Nam. Đừng bao giờ bị dính vào trường hợp của ông thi sĩ này cả. Phải thử súng ống thằng bồ trước mới cho đăng ký quản lý đời nhau. Súng đạn tốt thì tiếp tục đả thông tư tưởng còn không thì kiếm tên khác. Nếu không thử trước sẽ ca bài chim oán đồ khúc cả đời. Ly dị tốn tiền lắm.

Khi xưa, công chúa Tiên Dung lấy phải anh Chử Đồng Tử, dù nghèo nhưng súng ống to cứng như cây chuối. Con bé hỏi chuyện ra răn. Mình đang ăn bát chè đậu ngự nên kêu từ từ đứng nóng. Ăn xong chén chè, uống trà sen xong, mình mới kể cho con cháu. 

Khi xưa, có 2 cha con rất nghèo, họ Chử, làm nghề mót củi. Nghèo đến nổi chỉ có một cái khố để bận nên hai bố con thay phiên nhau ra ngoài nhà. Bố đi chợ bán củi thì bận khố, con ở nhà cởi truồng, lấy lá chuối che thân. Một hôm ông bố bị dính covid nên lăn ra chết. Trước khi chết, ông bố dặn là phải đốt cái khố để cúng, qua bên kia thế giới, bố có khố để bận, khỏi mắc cở với người ta trên thiên đình. Nhất là không bị nhiễm covid, không có con thừa tự, cúng vái thì càng đói khổ bên kia thế giới.

Người con nghe lời cha, lột cái khố ra đốt cúng tiễn cho bố về bên kia thế giới. Kể tới đây, mình hỏi có cúng tiền bạc cho bọ mi không, cả bên nớ không tiền, phải đi xin welfare mất công. Cô cháu kêu dạ không. Mình nói phải cúng tiền đô hay đốt vào cái thẻ tín dụng để bên kia thế giới, bọ mi có thể cà thẻ mà xài.

Ngày ngày đi kiếm củi, hái trái trên rừng hay tránh người lạ vì trần truồng. Một hôm, đang câu cá thì thấy tàu bè chạy trên sông. Cờ xí phất phới khiến Chử Đồng Tử tò mò men theo bờ đến xem. Sau đó thấy lính tráng chạy lên bờ khiến anh chàng họ Chử lo ngại chạy trốn nhưng 3 phía đều bị quân lính chận nên chạy vào cái hố mà anh ta thường trốn ở đấy khi có người lạ đi ngang, rồi phủ cát lên mình.

Cô công chúa, bận bikini nhảy xuống sông tắm gội, sau đó lên bờ. Đám tuỳ tùng, đã lấy mấy cái cọc cắm trên cát, lấy vãi bọc lại làm nhà tắm để công chúa vào tắm. Không ngờ lại đúng vị trí anh chàng họ Chử đang núp dưới cát. Công chúa có tật tắm lâu. Vừa tắm vừa hát nghêu ngao bài trống cơm, yêu nhau cởi áo ôi à cho nhau, về nhà lên giường ôi à chơi nhau nên từ từ nước chảy cuốn theo cát và lòi ra anh chàng không khố.

Đang hát yêu nhau cởi áo ôi à cho nhau thì công chúa nhìn xuống chân thì hét lên rồi ngất xỉu. Khi tỉnh giấc thì thấy một anh chàng ốm đói, không áo quần, ngồi bên cạnh với củ chuối rất hoành tráng. Mình kể tới đó thì đồng chí gái xen vào kêu không kể nữa. Bảo con cháu là phải xét xem tên đó có củ chuối không. Nếu không bình thường là dẹp, bỏ đi, đừng có đợi chờ, mùa Xuân phụ nữ qua mau. Hoá ra đồng chí gái lấy mình vì sợ hát mùa xuân qua mau.

Cô cháu kêu mình kể tiếp. Mình làm thêm chén chè đậu ngự. Cái khổ lấy vợ gốc Huế, thì chỉ ăn bún bò Huế, bánh bột lọt, bánh nậm khi có kỵ giỗ.

Sau đó, công chúa phải về cung nhưng vẫn nhớ đến chàng trai không khố như Mộng Cô nhớ ông sư Hư Trúc trong Thiên Long BÁt Bộ. Công chúa u sầu đâm ra bệnh. Bao nhiêu lương y đến chữa bệnh nhưng công chúa vẫn không ăn không uống như con sáo trong lồng. Cuối cùng cùng vua cha mới kêu ai chữa được bệnh cho công chúa sẽ làm phò mã. Thế là tất cả lang băm trên Facebook đều nô nức về cung để chữa bệnh cho công chúa. Công chúa vẫn không khỏi bệnh.

Một hôm, có một anh chàng không có khố, chỉ đeo cái rọ đan bằng tre để bảo vệ con chim đa đa, xin vào cung chữa bệnh cho công cháu. Binh lính muốn đuổi anh ta đi vì không áo quần nhưng công chúa nghe tiếng anh họ Chử, kêu cho mời vào.

Gặp lại cố nhân, công cháu hết bệnh. Anh chàng không khố, kêu phải đóng cửa phòng công chúa 3 ngày 3 đêm để anh ta đuổi con ma nhập vào công chúa. Cứ 2 tiếng là quân đầu bếp đem cơm đưa vào để anh vô khố họ Chử bồi dưỡng để trị bệnh cho công chúa.

Sau ba ngày 3 đêm, công chúa khoẻ lại và vua cha thấy con gái vui mừng nên gả Chử Đồng Tử cho con gái. Kêu thợ may đến đo đạt, may áo quần cho anh ta. Xong om.

Hình như cô cháu ngấm được sự thật cuộc đời nên gần như giác ngộ cách mạng. Hy vọng ông giáo sư sẽ theo quy trình diễn biến hoà bình để còn đi ăn cưới cô cháu. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 




Tại sao nam cầu thủ túc cầu bận xu chiêng?

 Đi chơi ở Mexico nhưng vẫn theo dõi giải túc cầu thế giới, gặp dân xứ này than đội tuyển của họ năm nay dỡ quá nên ủng hộ xứ Ma-rốc. Mình rất ngạc nhiên khi thấy cầu thủ cởi áo ra khi làm bàn rồi chạy như điên như chả hiểu chuyện gì xảy ra. Thay vì thấy 6 múi lại thấy các cầu thủ này bận đồ lót như xú chiêng của phụ nữ mà hình ảnh độc đáo nhất và nổi tiếng nhất khi cầu thủ của nữ đội tuyển Hoa Kỳ đá luân lưu đoạt chức vô địch thế giới khiến cô Chastain lột áo quăng lên trời lòi ra xú chiêng thể thao. Đàn ông buồn năm phút tưởng lòi ra bộ ngực vĩ đại. 

Lúc đầu mình tưởng họ bận loại này để bó cái lưng để khỏi bị chấn thương khi đối thủ húc họ hay thục cùi chỏ hay gì đó như họ dán băng keo ngay đùi để khỏi bị cơ bắp lộn xộn. Ngu như mình nên nghĩ bậy. Cứ tưởng là cầu thủ đồng tính. Dạo này có nhiều nam cầu thủ đồng tính, bắt chước các nữ cầu thủ ra mặt, lên tiếng về giới tính của họ. Thấy đội tuyển của Hoa Kỳ có một cô rất xinh, mới đây nghe cô ta mới thành hôn với một cô khác trong đội tuyển. Chán Mớ Đời   

Buồn đời trên tàu không biết làm gì mình gút gồ thì hóa ra họ bận cái áo có gắn 1 gps dùng để định vị, thu nhận các dữ liệu của cầu thủ để huấn luyện viên, cầu thủ sử dụng để tập luyện và thi đấu.  
Cầu thủ Nam Hàn Hwang Hee-chan, trên, sau khi thắng Bồ Đào Nha, bận áo định vị 

Mình mò mò tài liệu thì khám phá ra công ty Catapult Sports, sản xuất và bán mấy áo này để định vị, đo đạt cầu thủ chạy, quyết đấu ra sao, tập luyện như chạy trong lúc thi đấu được bao nhiêu cây số, vận tốc và cường độ. 

Hèn gì mình thấy báo chí đưa thống kê cầu thủ chạy bao nhiêu cây số, đưa bóng bị mất bao nhiêu lần hay đoạt banh lại từ đối thủ,…

Xem như sau một buổi tập dợt hay thi đấu, đội huấn luyện viên có thể xem thống kê về cầu thủ. Mình nhớ có trận MU thua, hôm sau huấn luyện viên bắt cả đội chạy 12 cây số vì thống kê cho biết đội mờ u này chạy ít hơn đối thủ đến 12 cây số. Hóa ra là nhờ vào mấy áo định vị này. Qua thống kê thì đội huấn luyện viên có thể bỏ vào máy điện toán để biết cách giúp cầu thủ lấy lại sức. 

Điển hình người ta cho biết cầu thủ Ba Lan Robert Lewandowski đi bộ nhiều nhất trong các trận đấu ở vòng loại của giải túc cầu thế giới, khá hơn cầu thủ Lionel Messi, của đội tuyển A Căn Đình trong khi cầu thủ Antonee Robinson của Hoa Kỳ chạy 35.4 kilometer một giờ. Có lẻ vì vậy mà cầu thủ Ronaldo phải ngồi chầu rìa vì đã già nên chạy chậm hay quên chạy. Chỉ cho vào độ 20 phút cuối để có thể thay đổi tình thế với kinh nghiệm của mình. Sáng nay anh chàng này vào sân, máy tính rằn ganh ta đụng được trái banh 7 lần.

Cầu thủ Ben White của đội tuyển Anh quốc tức giận vì không được đá nên cãi lộn với phó huấn luyện viên. Ông này đưa ra những dữ kiện về tập luyện của cầu thủ này và tống cổ về nước để giữ tinh thần của đội tuyển không bị phân chia. Rốt cuộc Anh quốc vẫn thua Pháp quốc.

Mấy áo GPS này được các huấn luyện Viên giúp cầu thủ lấy lại sức, ăn uống ra sao tương tự quả banh cũng có máy định vị điện tử được bỏ ở trong quả banh và trước khi đấu đều được chạc điện. Các loại chip điện tử định vị này được truyền lên vệ tinh nên chúng ta thấy quả banh của đội tuyển Nhật Bản tưởng ra. Ngoài ra những vệ tinh cho thấy quả bóng vẫn 1/8 cm ở làn vôi của đường biên giúp Nhật Bản thắng đội tuyển Đức. 

Trong quả banh có gắn một con chip điện tử thiết kế bởi công ty kinexon, nặng độ 14 gr, có hai thiết bị:
  • Ultra-wideband (UWB) sensor: 1 kỹ thuật cao hơn GPS Bluetooth định vị và truyền vào máy điện toán vị thế của trái banh khi đi chuyển
  • Inertial measurement unit (IMU) để biết vị trí trên không gian của trái banh. 
  • Do đó người ta kêu cầu thủ Ronaldo đóng kịch rất dỡ dù đầu anh ta không chạm vào trái banh nhưng cứ là toáng với nụ cười hoa hàm tếu như vừa đội đầu vào lưới. 
Hệ thống này chụp 500 lần trong vòng 1 giây đồng hồ. Các dữ liệu được truyền qua hệ thống định vị gọi local positioning system (LPS), được kết nối khắp sân đá. Bây giờ mình mới hiểu lý do làm sao người ta bắt được lỗi việt vị vì khi trái banh được chuyền đi bởi một cầu thủ và định vị của cầu thủ nhận bóng có bị việt vị hay không từ 1/500 giây, họ còn đeo cánh tay cùi chỏ lòi ra hay không. 

Nội đem theo điện thoại bên mình thì máy tự động tính mình đi bao nhiêu bước, leo vào nhiêu thang cấp trong ngày. Cuối ngày chỉ mở ra xem, thấy thiếu thì đi thêm cho đủ. 
Vớ chật quá nên cầu thủ sợ vọt bẻ nên cắt mấy lỗ

Ngoài ra còn thấy vụ vớ của cầu thủ bị cắt nhiều lỗ. Lúc đầu mình tưởng bị chuột gặm hay ai đá làm lũng lỗ. Mò mò mới hiểu là vì vớ bó chặt quá khiến cầu thủ hay bị vọp  bẻ nên họ lấy kéo cắt từng lỗ giúp máu lưu thông không bị vọp bẻ trong khi người ta khuyên là nên mang vớ bó sát chân để giúp máu lưu thông. 

Giải túc cầu năm nay được tổ chức vào mùa đông, khơi khơi vì mấy ông ả rập giàu có, muốn tổ chức đá banh. Thiên hạ chửi mệt nghỉ vì tham nhũng, các công ty quảng cáo rầm trời rồi mấy ông ả rập chơi khâm, không cho bán bia vào giờ chót. Ít ra có tiền mua giải túc cầu cũng được vì 100 năm nữa chưa chắc là có khả năng tổ chức dù có mua các cầu thủ nổi tiếng thế giới. 

Hoa Kỳ khởi đầu biết về tức cầu từ khi tổ chức giải thế giới năm 1994, xem như 30 năm nay, mới bắt đầu có cầu thủ đá cho các đội tuyên ở Âu châu tương tự các đội tuyển Nhật Bản và Hàn quốc điều có cầu thủ đá ở Âu châu nên trình độ của họ được nâng cao một in tuy chưa bằng Âu châu. Đang xem đội Ma-rốc cũng có rất nhiều cầu thủ đá cho các câu lạc bộ Âu châu. 
Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Khiêm tốn để học hỏi

 Nhớ đâu 20 năm về trước, sau khi mình viếng thăm Nam Dương về thì có vụ bạo loạn xẩy ra tại xứ này sau khi ông tổng thống gốc người Hoa từ chức. Khi viếng thăm xứ này thì bố mẹ người bạn học rằng bao nhiêu của cải, thương mại đều nằm trong tay của dòng họ tổng thống độc tài này khiến Hoa Kỳ phải lên tiếng kêu gọi ông ta từ chức để có bầu cử tự do lại. Ở vùng Đông Nam Á, có nhiều lãnh đạo gốc người Hoa như Hun Sen của Cambuchia, Duerte của Phi Luật Tân, Suharto của Nam Dương,..

 Trong mấy ngày, người dân ở đây, đập phá tiệm buôn, hiếp dâm phụ nữ gốc tàu. Họ cho biết người gốc tàu là 5% dân số Nam Dương mà chiếm đến 80% tài sản xứ này, tạo ra bực tức, căm ghét của người sở tại. Trường hợp này không chỉ riêng tại Nam dương mà đa số các nước trong vùng đều lâm vào hoàn cảnh tương tự. Người Tàu chiếm lĩnh thị trường, kinh tế của các quốc gia này như thời Việt Nam Cộng Hoà, khiến ông thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ phải đem Tạ Vinh ra bắn mới làm giá gạo xuống. đám đầu cơ tích trữ này cũng bán gạo cho Việt Cộng,…

Mình nhớ học lịch sử với ông thầy Hà Mai Phương. Ông có cái tính ghét người Tàu. Thầy kêu tôi thà mua hàng ở tiệm người Việt dù đắt, thay vì mua ở tiệm người Tàu rẻ hơn. Mua của người Việt giúp người Việt làm giàu. Thấy chí lý nên mình đi mua đồ ở tiệm người Việt thì thấy đắt hơn tiệm tàu, nhất là chủ tiệm nhìn mình như khinh Bỉ, sợ mình ăn cắp đồ nên cuối cùng mình lại mua của người Tàu, vui vẻ. Mình hỏi mẹ mình thì bà cụ kêu người Tàu tin tưởng hơn. Mẹ mình bị nhiều người Việt giựt tiền, xù nợ nhưng tuyệt nhiên người Tàu thì không. Sau 75, chạy giặc về thì mất hết tiền bạc, may bà tàu bán tương ớt ở cầu thang chợ cho mượn tiền để buôn bán lại.

Người Tàu hay người Ấn Độ di cư đến một quốc gia lạ, như Fiji, Nam Phi, nghèo đói nhưng với sự chịu khó, từ từ họ chiếm lĩnh thị trường của xứ này. Nay ở Hoa Kỳ mới nhận ra. Các người di dân chịu khó nên tiết kiệm, làm ăn dần dần tạo ra một tài sản lớn.

Đi viếng Ý Đại Lợi, thấy mấy tiệm bán tạp hoá của người Á châu, mở cửa 24/7 trong khi người Ý thì lười, hay ở Tiệp, cũng thấy mấy người Việt có các cửa hàng tạp hoá nhỏ, mở cửa ngày đêm tạo ra một tầng lớp di dân giàu có dù không rành tiếng sở tại. Nghe nói đám da trắng kỳ thị cũng hay đập phá tiệm của người Việt.

Vào những thập niên 20 của thế kỷ trước, người gốc Do thái chiếm 6% dân số Hung Gia Lợi và 11% dân Ba Lan, nhưng họ có đến hơn 50% y sĩ của hai nước này, cũng như có mặt trong thương trường. Tương tự đầu thế kỷ 20, các công ty sản xuất lớn tại Ba Tây, đa số là người di dân gốc Đức làm chủ.

Vào thế kỷ 19, 3 nước Anh quốc, Hoa Kỳ và Đức quốc sản xuất tất cả sản phẩm bằng máy cho cả thế giới nhưng đến thế kỷ 20 thì 17% dân số trên thế giới sản xuất 80% sản phẩm tiêu thụ trên thế giới. Tại sao có sự khác biệt như vậy. Các nhà xã hội học hay kinh tế gia viện dẫn đủ chứng cớ nên rối đầu.

Vào thập niên 60, người Tàu ở MÃ Lai có bằng cấp kỹ sư, đại học gấp 100 lần người mã lai. Ở phi châu như Nigeria, chỉ 9% dân số học đại học. Dưới thời đế chế Áo-Hung, năm 1900, 40% dân Ba lAn mù chữ, 75 % dân Serbo-Croatian mù chữ trong khi dân gốc đức chỉ có 6% là không biết đọc. Nói cho ngay, người Áo nói tiếng đức nên người đức dễ học còn các giống dân khác toàn là nông dân.

Các nhà xã hội học hay chính trị gia kêu gọi sự bình đẳng nhưng khi số lượng người mù chữ hay có bằng cấp đại học khác nhau thì làm sao chúng ta có thể gọi bình đẳng về lợi tức khi có sự bất bình đẳng về học vấn. Việt Nam đã hiểu ra vấn đề nên đã cải thiện đào tạo trên 24,000 tiến sĩ. Tại Quận Cam, số lượng y sĩ gốc la tinh rất ít nên họ đi khám các phòng mạch người Việt. Mình bảo đảm y sĩ và nha sĩ, dược sĩ ở Quận Cam đông hơn các đồng nghiệp tại Đà Lạt.

Sự khác biệt, chênh lệch về học vấn không phải là yếu tố chính đưa đến sự chênh lệch giữa giàu và nghèo. Nhớ lên San Jose chơi, ở nhà người bạn, có cổng gác đủ trò. Hai vợ chồng là kỹ sư, ở nhà 2 triệu dạo đó. Mình chỉ con mình căn nhà trên đồi cao, nói bạn của bố mẹ là kỹ sư ở nhà hai triệu, còn người Việt bán bánh mì ở nhà 10 triệu. 

Trong thời trung cổ, ở các xứ đông âu, các giống dân đức, do thái sống trong các thành phố, còn các giống dân slavic thì ở ngoài ruộng, làm nông như mình. Sống trong thành phố thì người ta mới học các nghề thủ công, buôn bán mới phát triển về tài chánh như nghề kim hoàn, làm móng ngựa,… còn ở ngoài đồng, làm ruộng thì muôn đời vẫn không thay đổi, đói khát dựa vào thời tiết.

Xem thống kê thì các giống dân di dân đến Hoa Kỳ hay Úc Đại lợi vào đầu thế kỷ 20. Các người đến từ đông Âu và Nam Âu châu, lợi tức của họ chỉ bằng 15% các giống dân đến từ Na Uy, Hoà LAn, Thuỵ Điển và Anh quốc.

Trong thời kỳ Liên Xô, người ta nhận thấy vùng Trung Á có nhiều con hơn người nga da trắng hay các vùng Baltic do đó khó mà có sự bình đẳng như các chính trị gia kêu gọi. Muốn học cần có khả năng thu thập kiến thức. Khi xưa, vào lớp là mình ngáp vì thầy cô dạy chi chi mình không hiểu hay không có sự thông minh để thu nhập các thông tin từ thầy cô. Nay làm nông dân thấy đúng nghề hơn.

Người ta kêu gọi bình đẳng là sự không tưởng. Văn hoá của mỗi giống dân tuỳ thuộc vào địa lý và phát triển lâu dài và có nhiều hệ quả khác biệt về văn hoá. Làm sao một người sinh sống tại Bắc Âu có thể hiểu về lạc đà của người Bedouin trong sa mạc? Ngược lại người Bedouin làm sao biết câu cá, đánh cá như người Bắc ÂU. Một người Eskimo không thể nào hiểu trồng bơ như mình hay ngược lại mình khó mà sống trong mấy cái igloo vì lạnh.

Người ta cho rằng khác biệt về địa lý gây nên sự khác biệt về tài sản, văn hoá,.. Khi người Tây Ban Nha xâm chiếm đảo Canary, khám phá một bộ lạc gốc da trắng sống như thời đồ đá. Tương tự khi người Anh quốc tìm ra Úc châu thì khám phá ra người aborigine. Các thành phố là những điểm tiền vệ của sự phát triển của nhân loại vì là nơi giao thoa thương mại và các văn hoá. Ngày nay, giới trẻ không muốn đụng chạm đến các nhóm người này, họ muốn họ tiếp tục sống như tổ tiên họ, không điện nước, máy điều hoà không khí,…thay vì sống với tiện nghi ngày nay để nhân danh bảo vệ văn hoá.

Điển hình trên vườn mình không có điện, wifi thì làm sao tiến bộ, không cập nhật tin tức thêm làm việc ngành nông thì phải tranh thủ làm cho xong để về vì sợ kẹt xe.

Năm nay, mình đi ta bà khắp nơi nên học hỏi được nhiều thứ, những hiểu biết qua sách vở được kiểm nghiệm, chứng tỏ mình bị định kiến qua cái nhìn của tác giả các bài báo. Ai Cập , Jordan không như mình nghĩ trước đây tương tự Dubai và Thổ Nhĩ Kỳ,.. trước đây mình như con ếch ngồi đáy giếng với tư duy tre làng. Nói đến Thổ Nhĩ Kỳ, may quá khi mình viếng thăm xứ này không bị gì dù kiểm soát an ninh. Nhớ có năm, vừa rời Luân đôn bay sang Venice, xem truyền hình thấy chất nổ ở ngay gần khách sạn hôm qua.

Từ thời con người biết làm thuyền bè để di chuyển cho nhanh thì các thành phố đều được thành lập been cạnh các con sông. Sau đó khi họ chế được tàu lớn để ra biển khơi thì các thành phố được mọc lên cạnh bờ biển. Thành phố Lutece (Paris) được thành lập cạnh con sông Seine. Di chuyển bằng thuỷ lộ rất quan trọng từ ngàn xưa, như con sông Nile đã giúp phát triển xứ Ai Cập, tạo dựng một nền văn minh cực đỉnh.

Khi người Anh quốc vượt Đại Tây Dương, và gặp các người Iroquois ở các vùng Gia-nã-đại và Hoa Kỳ ngày nay, họ sử dụng các tay lái tàu sáng chế bởi người Tàu, xem xét địa bàn lượng giác do người Ai Cập sáng chế, tính toán với toán học do người ấn độ sáng lập, nhất là sự hiểu biết của họ được ghi lại bằng chữ viết do người La Mã sáng lập Mẫu tự Latinh.

Trong khi đó các người dân bản địa sinh sống tại Bắc Mỹ, không có liên hệ với các thổ dân của nền văn minh Aztec hay Inca tại Nam Mỹ. Sự xung đột văn hoá đầu tiên tại châu Mỹ không phải văn hoá Anh quốc chống chọi văn hoá người bản địa mà là sự xung đột văn hoá tạo dựng cả vùng đất rộng của thế giới với văn hoá của một vùng bị cô lập. Do đó văn hoá của hai bên khác nhau như ai đó nói địa lý chưa bao giờ được xem là công bằng.

Hồi nhỏ học địa lý về nước pháp cũng như âu châu thì thấy mấy con sông dài, chảy vòng vèo qua các ánh đồng, liên kết với các kinh tế và văn hoá khác nhau như sông Danube chảy qua nhiều nước từ Lỗ MA Ni, Hung Gia lợi, Áo quốc đến Đức quốc,… sông Meuse chảy từ Đức quốc, qua Bỉ quốc rồi đến Hoà Lan,… chảy qua nhiều vùng với ngôn ngữ khác nhau. Các xứ này có 4 mùa nên nước chảy xuyên Âu châu quanh năm. Ngược lại các dòng sông ở phi châu như dòng sông Nile mà mình có dịp đi du thuyền 3 ngày 3 đêm tháng vừa rồi. Nước lên xuống rất nhiều và làm ngập nước, gây ngập lụt, phá hoại mùa màn. Các thành phố không được thành lập gần dòng sông. Thương mại đều phải đi qua sa mạc, sử dụng lạc đà,…không di chuyển hàng hoá nhiều tạo dựng một văn hoá thương mại khác biệt với người âu châu, sử dụng thuyền bè.

Phi châu to gấp 2 âu châu nhưng lại ít bờ biển hơn âu châu. Các hải cảng ở phi châu rất ít trong khi âu châu có rất nhiều hải cảng giúp cho việc mua bán, tàu bè cập bến dễ dàng. Do đó thương mại quốc tế ít phát triển tại phi châu trước đây. Điểm đặc biệt là dân số phi châu chiếm 10% dân số thế giới nhưng ngôn ngữ của họ chiếm 1/3 ngôn ngữ thế giới.

Nói về Trung hoa thì họ dẫn đầu thế giới về kỹ thuật, tổ chức trong nhiều thế kỷ chỉ mấy thế kỷ sau này, họ bị bỏ xa bởi Âu châu. Họ chế ra thuốc nổ để làm pháo bông trong khi người âu châu sử dụng để làm súng đạn. Vào thế kỷ 15, trung hoa có tàu lớn hơn cả tàu Âu châu, gửi các chuyến tàu đi xa hơn dưới sự lãnh đạo của đô đốc Dương Hệ trước Kha luân Bố cả 50 năm. Người ta cho rằng các thuyền buồm này, to lớn và đi nhanh hơn tàu Âu châu. Không biết vì lý do gì mà nhà Minh bế môn toả cảng, đốt hết tàu bè, và bỏ các vùng dân cư ven biển. Và từ đó tụt hầu đưa đến bị người Âu châu chiếm đóng mà ngày nay Trung Cộng đang tìm cách rữa hận như bán fentanyl cho người Âu châu và người Mỹ để trả thù khi xưa bán cho tổ tiên họ thuốc phiện,…

Lịch sử cho thấy các người di dân từ các vùng đông Âu đến Bắc Mỹ hay Úc Châu, đều có lợi tức thấp hơn người đến từ Tây âu. Nếu người phi châu di dân đàng hoàng, không bị bắt làm nô lệ, di dân như các người đông Âu, liệu lợi tức của họ cao hơn các người đến từ đông Âu.

Chắc chắn là người phi châu sẽ bị kỳ thị nhưng đừng quên các giống người di dân khác đến Hoa Kỳ và Úc Châu có lợi tức cao như người Tàu và người Nhật Bản hơn người Mỹ trung bình mặc dù người Tàu và người Nhật Bản bị kỳ thị bởi người Mỹ da trắng.

Người da đen bị treo cổ bởi người Mỹ da trắng mà họ gọi lynching. Đám đông tự quyết định xử tử người da đen chưa được toà án xét xử. Có năm lên đến 181 người bị xử tử bới đám đông da trắng. Người da đen đến Haiti được dành độc lập từ 200 năm trước thì trên nguyên tắc họ được tự do và có nhiều lợi tức hơn các người Mỹ da đen.

Trên thực tế thì người Mỹ da đen có lợi tức cao hơn các người da đen ở Trung Mỹ, được tự do trước nm da đen 200 năm. Hàng ngày chúng ta cứ nghe Black Lives Matter, các chính trị gia ăn có rồi chúng ta cứ tư duy theo truyền thông nhưng nếu đọc thống kê thì ta thấy Haiti bây giờ loạn. Du khách không dám tới vì bị bắt cóc chuộc tiền,.. lượng bổng người da đen ở vùng Trung Mỹ thấp hơn rất nhiều người Mỹ da đen tại Hoa Kỳ.

Khi xưa, có sự kỳ thị, chia cách ở miền nam giữa người da đen và người Mỹ da trắng. Một đứa bé da đen đi học 9 năm bằng một đứa bé da trắng đi học 6 năm. Học sinh da trắng học xong thì sách cũ được đưa sang trường da đen để sử dụng do đó chắc chắn thi cử đều khác nhau. Một đứa da trắng vẫn khá hơn học sinh da đen. Chưa chắc.

Thử xem khi học sinh gốc Nhật Bản và Mễ di dân đến California. Không có sự kỳ thị giữa hai giống dân này, đều làm ruộng canh nông. Họ đều học chung lớp nhưng thi cử lại khác, kết quả khác với người da trắng và da đen. Lý do? Người ta không biết rõ, chỉ đoán là vì văn hoá của mỗi cộng đồng.

Người ta cho biết năm 1899, khi các trường trung học tại hoa thịnh đốn được chia 3 trường da trắng và 1 da màu. Khi thi cử thì trường da màu được điểm cao hơn 2 trường da trắng dù trường học, thiết bị tệ hại hơn trường da trắng. Ngày nay, trường học này được xây cất mới lại như trường da trắng thì họ khám phá ra thi cử của trường này thấp hơn da trắng. Cho thấy khi nghèo, người ta cố gắng học để hy vọng có tương lai tươi sáng hơn.

Lịch sử, địa lý và văn hoá gây nhiều ảnh hưởng cho sự thịnh vượng của một quốc gia nhưng không phải là một tiền định. Các quốc gia đều có thể thay đổi từ tụt hậu đến tiên phong của các nền văn minh. Điển hình một nước dân ít, nhỏ bé, trên một hòn đảo nhỏ như Anh quốc, lạc hậu để rồi trở thành một đế quốc hùng mạnh rộng lớn như đế quốc la mã. 

Nước Tô Cách Lan được xem lạc hậu nhưng đến thế kỷ 18, khi họ bị đô hộ bởi người Anh quốc thì họ tạo ra một thế hệ trí thức rất cao, không những về mặt kinh tế, y khoa và kỹ nghệ cho Anh quốc và cả thế giới.

Người Anh quốc cần nhiều thế kỷ mới tiếp thu các kỹ thuật tân tiến mang lại từ các người la mã, Norman hay các người di dân Huguenot, Đức, Do Thái để phát triển nền kinh tế của họ. Khi người la mã rút khỏi Anh quốc để bảo vệ đế chế của họ tại châu âu thì kinh tế và cơ cấu chính trị của Anh quốc sụp đổ. Phải đợi đến 1,000 năm sau, Anh quốc mới vực dậy, trở thành tiên phong trong cuộc cách mạng kỹ nghệ và kiểm soát 1/4 đất trên thế giới.

Khi chiếc tàu Commodore Perry tặng Nhật Bản chiếc xe hoả. Người Nhật Bản xem nó như một quái vật, lo ngại rồi từ từ họ đam mê và giác ngộ rằng họ thua người da trắng và sẵn sàng học hỏi từ người da trắng. 1 thế kỷ sau, xe lửa của họ vượt xa xe amstrack của Hoa Kỳ. Sách giáo khoa của họ dạy học sinh Nhật Bản về Lincoln và franklin dù bị Hoa Kỳ chiếm đóng thay vì hô hào đánh cho Mỹ cút. Người Nhật Bản, khiêm tốn, biết mình thua xa người Mỹ, học tập và làm việc từ nhiều thế hệ để vượt qua sự lạc hậu về kỹ thuật. Kết quả là họ đã vượt trội Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực. Đi Phi châu, trung đông thậm chí tại Hoa Kỳ, xe hơi, đồ điền tử của họ đầy đường.

Dạo này trên mạng thấy thiên hạ tải hình chiếc tàu của Panama rồi một công ty người Việt mướn, sơn phết lại để tên công ty họ khiến bà con nhảy vào chỉ trích đủ trò. Mình thấy nên ủng hộ, bắt chước cách làm ăn của người ngoại quốc, quảng cáo có gì lạ đâu. Mướn chiếc tàu rẻ hơn là mua. Người mình thích chê bai nhưng ít khi chịu khó làm. Trên mạng có người viết bài hay tải hình ảnh lên là bị ném đá. Kêu viết như cứt, chụp hình như mọi,… phải lý giải vì sao người ta viết như cứt để người viết hiểu và học tập rút kinh nghiệm.

Mình thích đọc bài của người ngoại quốc nhất là các phản biện để hiểu rõ hơn vấn đề. Người đọc đưa ra nhiều ý kiến khá lạ và sáng tạo. Ít ai nhảy vào kêu viết như cứt cả. Họ không đồng ý thì phản biện, đưa ra lý do để thuyết phục độc giả, có thể giúp người viết có cái nhìn khác mà họ chưa nghĩ tới.

Người tô cách lan bắt chước người Anh quốc 100% để rồi họ bức phá người Anh quốc về kỹ thuật và y khoa,.. lịch sử chứng tỏ khi muốn thành công, chúng ta phải tự xét mình là dốt, thua kém người ta thì mới để tâm ra mà học hỏi cho bì kịp người hơn mình. Phải khiêm tốn, để học hỏi. Thay vì ganh tị rồi chửi tìm cách hạ nhục, chê bai. Như trường hợp người nam dương, đập phá tiệm nhà cửa của người nam dương gốc hoa. Thay vì nhận ra mình thua kém, học hỏi cách làm giàu của người Tàu. Đập phá để nói lên sự bất lực của dân mình, ngu dốt không giúp chúng ta khôn lên hay giàu có.

Hồi nhỏ ở Việt Nam, nghe mấy ông thầy nói người Việt mình thông minh, đủ trò. Đến khi qua tây, học chết bỏ, vẫn thấy thằng tây con đầm văn hoá chúng quá cao. Mình học 10 nhớ 1 còn chúng thì nói thao thao bất tuyệt về nghệ thuật, về lịch sử, địa lý, chính trị khiến mình chới với. Từ từ mình nhận ra mình cực dốt, bị nhồi sọ bởi mấy ông thầy có tinh thần yêu nước quá khích nên hỏi tây đầm chỉ cách học mới lò mò ra trường chớ cứ khư khư kêu mình thông minh hơn Tây đầm như thầy dạy việt văn nói là hỏng đời trai. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


   
   


Chuẩn Bị leo núi cao nhất Châu-Phi

 Mấy tuần nay, theo chương trình mình phải tập luyện cho chuyến đi Châu Phi vào ngày thứ thứ 6 này, để leo đỉnh núi cao nhất phi châu. Có vài việc kéo đến nên chỉ lên vườn hàng ngày đi bộ, chiều đi bộ với vợ trong xóm, cũng có đồi để bò lên. Trung bình mỗi ngày mình đi bộ từ 7-9 dậm.

Mình mới bán được miếng đất và mấy căn nhà nên phải chạy kiếm nhà mua để khỏi phải đóng thuế. Đồng chí gái lại tổ chức đi chơi ở hồ Mammoth mất mấy ngày. May là cô nàng huỷ chuyến đi lên San Jose, nếu không chắc mình xụm bà chè.

Dưới ngọn núi là một núi lửa đang ngủ. Ráng ngủ bình yên, để tui leo lên rồi muốn làm gì thì làm
Bản đồ của AllTrails, tải về để khi leo mà mở ra xem. Có hướng dẫn viên nên không sợ lạc nhưng cũng đem theo cho chắc ăn

Ngoài đi bộ, phải mua sắm mấy áo quần để leo núi. Mình bị cú leo núi Whitney tháng 6 vừa qua nên hơi sợ. Hôm leo núi Whitney, mấy tháng không mưa, đúng hôm đó lại mưa. Trời rất lạnh trên núi nhất là bị ướt, tay lạnh cóng, mình tưởng ngón tay bị tê liệt luôn. Có đem theo găng tay nhưng chưa kịp đeo vào nhưng mình nghĩ loại găng tay này chỉ để đi núi sơ sơ chớ còn gặp tuyết trên đỉnh thì ngọng.

Leo núi Kilimanjaro như tháng tư vừa rồi leo núi bên Peru đến Machu Pichu, đi từ dưới lên, nơi có cỏ cây, hoa lá, hoa lan rừng,..đến trên núi, chỉ còn đá và đá. Vấn đề là mình leo lên đỉnh 16,800 cao bộ còn đây là 19,305 cao bộ, xem như cao hơn 1,000 mét nữa.

Xem video họ cho thấy là lên núi có tuyết, nhất là chuyến đi lên núi lại vào 11-12 giờ đêm, trong 6-7 tiếng để ngắm mặt trời mọc ở trên đỉnh. Tương tự ở Peru, phải khởi hành vào lúc 3 giờ sáng để đến Cổng Trời, đợi mặt trời mọc. Đúng thật đẹp không thể tả. Trời tối rồi từ từ mây hiện ra rồi ánh mặt trời từ từ lộ ra hình ảnh Machu Picchu đẹp nức nở. Hy vọng mình sẽ bò lên được trên đỉnh Kilimanjaro để xem mặt trời mọc.

Hôm này đọc tường trình của một người vừa lên đỉnh, cho hay không có tuyết. Thế cũng mừng nhưng lạnh thì chắc chắn là lạnh. Hy vọng đừng mưa, cả khổ. Đọc tin khí tượng địa phương thì có thể mưa và tuyết. Leo núi thì thời tiết như phụ nữ, rất bất thường. Khi nắng khi mưa khó mà lần, phải chuẩn bị. Như người Mỹ hay nói: “đừng tiên đoán, cứ chuẩn bị”.

Mình chọn chuyến này vì có trăng rằm nhưng có lẻ sẽ không thấy trăng. Nếu thấy thì chắc đẹp. Nhiều khi lên cao, gặp mây phủ hằng Nga nên chịu. Sáng nay thức giấc thấy trời mưa là rầu. Lên núi mà mưa là rầu thêm trên cao có thể có tuyết, lạnh. Vừa lạnh vừa không khí loãng. Chỉ biết vái trời, đi bình yên.

Hôm qua, bay từ LA đến Istanbul, chỉ có 60 phút để đổi máy bay, vác Balô và xách Duffel Bag chạy như điên để đổi chuyến bay đến Kilimanjaro. Lý do không gửi hành lý vì đọc trên mạng, thiên hạ rên là đến phi trường Kilimanjaro thì thường hành lý thất lạc mà nếu đem theo đồ để leo núi, mà không có là ngọng. 

Bay đêm trên trời nhìn xuống thấy đèn các thành phố hiện lên, đến khi bay qua Địa Trung Hải thì tối om, rồi đến Phi Châu, thấy đèn lờ mờ vài đóm nhỏ rải rác, cho thấy Châu Phi vẫn chưa được phát triển man rợ như Âu châu.

Đến nơi vào lúc 1:30 sáng, đi bộ từ phi cơ vào Hải quan, trước nhất họ hỏi thẻ chích ngừa rồi qua Hải quan. May mình xin chiếu khán trên mạng nên không phải đợi chờ lâu. Ai chưa có chiếu khán thì đứng đợi. 2 giờ sáng ít ai làm việc. Qua Hải quan, ra ngoài phi trường, thấy một đám người phi, đứng đợi. Mình đoán là các tài xế đến đón các du khách về nhà nghỉ. Ở Hoa Kỳ, quen gặp người Mỹ da đen to béo, nay sang phi châu thì thấy họ gầy gầy thiếu ăn nên hơi ngạc nhiên.

Phi trường này được sử dụng bởi 2 thành phố lớn tên Moshi và Arusha. Từ phi trường ra thì gặp quốc lộ, rẽ trái là đi Arusha, còn mình thì đi về Moshi. Nói cho ngay mình chả biết thủ đô xứ này là gì, hình như đọc đâu đó là Dodoma, một thủ đô mới được thành lập để thay thế thủ phủ cũ có cái tên khá dài và khó nhớ. Dân số là 63 triệu, thủ đô chỉ có 600,000 người sống. Ít khi để ý đến xứ này. Dạo ở Pháp, báo chí với dân từ thuộc địa cũ của pháp đến sinh sống nên báo chí có nói đến các xứ Senegal, Congo, Côte d’ Ivoire,…còn thuộc địa cũ của Anh quốc thì gà mờ.

Thật ra Đức quốc chiếm đóng xứ Tanzania trước để làm thuộc địa của họ, đến khi thất trận đệ nhất thế chiến mới bị Anh quốc chiếm. Xứ này có trên 100 chủng tộc, nói đủ loại thổ ngữ. Ngôn ngữ chính là Swahili. Khi người dã trắng chiếm đóng Châu Phi, họ cứ chia biên giới thẳng bong, bất chấp các bộ lạc sống ra sao nên, gây lộn xộn, chiến tranh. Có lẻ là cách chia để trị của người thực dân da trắng.

Mình thấy trong bóng tối, khó nhìn kỹ nên kêu Follow Alice, công ty du lịch dẫn mình lên đỉnh thì một ông bước ra từ bóng tối cầm cái bảng nhỏ tí của công ty. Xe van kiểu hồi mình về Việt Nam lần đầu tiên, đường xá thì họ đắp mô để xe không chạy nhanh. Cứ chạy chút là xe chậm lại. Ban đêm vẫn thấy cảnh sát công lộ, núp rình. Chán Mớ Đời 

Nhà nghỉ được xây cất rất đặc thù. Hai phòng dính nhau, một bên thì đi phía bên kia. Rất sạch sẽ. Anh chàng nào tiết kế nước mưa cuốn đi rất hay, dùng sỏi đá.

Về đến nhà nghỉ là gần 3 giờ sáng. Tắm rửa xong thì ngủ. Trên máy bay, họ cho ăn mệt thở. Kỳ này mình đi hạng thương gia nên có thể ngủ ngáy được. Họ phục vụ liên hồi, ăn mệt thở, đi vệ sinh không phải đợi chờ lâu. 

Trên xe về nhà nghỉ, mở Internet, trả lời tin nhắn và ký qua DocuSign để họ mở escrow. Hôm nào mình về thì đóng. Đến nơi, thì có người gác dan mở cổng, trời tối om nên chả biết đâu là bến bờ. Cô ở lễ tiếp tân, bò dậy từ phía sau vườn, ghi danh mình và scan sổ thông hành, đem mình đến phòng. Rộng thênh thang. Phòng mình có một anh người Việt đi chung từ Florida nhưng gặp bão Ian nên đổi chuyến bay nên đến trễ hơn, ngày mai thì phải. Mình đề phòng đến sớm hơn một ngày để có thời gian hạp thổ.

Chuyến đi lên núi sẽ mất 6 ngày, và chuyến đi xuống mất 2 ngày. Thêm ngày đi ngày về nên họ tính 10 ngày. Trong 7 con đường mòn dẫn lên đỉnh thì mình chọn con đường dài nhất và lâu nhất. Con đường này nghe nói có đến 90% thành công. Lý do là đi chậm nên giúp cơ thể quen dần cao độ. Trẻ họ có thể đi nhanh nhưng mình trên 6 bó nên thà đi chậm còn hơn bị lộn xộn.

Trước khi đi, mình có đi khám bác sĩ để chích ngừa mấy bệnh có thể gặp phải bên Phi CHâu. Bác sĩ cho thuốc uống chống bệnh sốt rét, lên cao độ mà bị chóng mặt, nhức đầu, và thuốc trị bệnh bị Tào Tháo rượt. Mình bị lần đầu tiên về thăm Việt Nam, mấy ngày trời không ăn uống gì được.

Chiều mai thì sẽ họp mặt với nhóm người đi chung với mình và trưởng đoàn để nghe về cuộc hành trình 10 ngày tự thắng để tự leo lên. Chán Mớ Đời nếu qua được cú này thì sang năm mình sẽ chơi base camp đầu tiên cho mấy người leo lên đỉnh Everest. Cao độ hơn đây độ 2,000 cao bộ. Kilimanjaro được xem là ngọn núi cao nhất Phi Châu.

Tháng 2 năm tới sẽ về Việt Nam viếng Sơn Đoong, đã ghi danh và đóng tiền rồi. Đồng chí gái kêu sao không cho mụ đi. Mình nói có anh kia gọi điện thoại kêu chỉ còn một chỗ, đi hay không thì anh ta ghi danh luôn. Thế là mụ vợ chửi banh xác. Không biết mụ đi nổi hay không. Đi chỗ thấp thấp như Utah thì ok nhưng còn leo cao hơn thì không biết. Để sang năm, mình dẫn mụ lên đỉnh Baldy ở nam Cali xem. Mụ đi được thì sẽ cho đi cao hơn. Thêm mụ không thích cắm trại, ngủ bờ ngủ bụi.

Thôi đi ăn cơm, rồi ngủ mấy hôm nay thiếu ngủ trầm trọng.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn