Showing posts with label Hướng nghiệp. Show all posts
Showing posts with label Hướng nghiệp. Show all posts

Nên hay không đầu tư tại Sedona

 Sedona là một vùng thiên nhiên, có cao độ tương tự như Đà Lạt, 4,000 cao bộ. Họ cho rằng vùng này là một trong những vùng có vòng xoáy năng lượng trên thế giới như ở các vùng như Kim Tự Tháp Ai Cập, Machu Picchu, Peru, Bali của Nam Dương, Stonehenge của Anh quốc, hay Uluru ở Úc Đại Lợi. Có lẻ vì vậy mà có những trung tâm thiền tại vùng này, khiến thiên hạ khắp nơi trên thế giới kéo về đây.

Đồng chí gái tại Sedona

Viếng vùng này, kinh tế dựa trên du lịch, thấy họ phát triển rất hay, không phá nát thiên nhiên. Nhà cửa đều thấp, che dấu sau bóng cây, màu mè rất hài hoà với thiên nhiên. Điển hình khi họ cho xây một trung tâm nghỉ dưỡng, họ vẫn để nguyên cái cây đã có sẵn, và xây bên cạnh khiến có nhiều nơi cứ như thể phong cảnh của Đế Thiên Đế Thích của Campuchia, rất hài hoà.

Cây già hơn căn phố, họ không chặt đi và xây bên cạnh

Nghe nói cao nguyên này mỗi 80 năm là cao hơn một tí vì đất trồi lên. Mình không ngờ là sau 20 năm, vùng này phát triển nhanh tương tự thành phố Phượng Hoàng (Phoenix), theo truyền thuyết sống lại từ đống tro tàn.

Nghe bà Mỹ quen, cho biết vùng này khí hậu rất tốt cho người già, bà tính dọn về đây hưu trí, để trị bệnh phong thấp. Mình có thấy rất nhiều viện dưỡng lão ở xa xa trung tâm thành phố. Nói chung là chỉ có du khách, ngoài ra không có gì cả. Tiệm ăn, khách sạn đầy.

Ngày nay, người Mỹ theo trào lưu về với thiên nhiên nên họ đi dã ngoại (hiking) hay đi xe đạp leo núi rất nhiều nên các vùng núi được du khách thăm viếng quanh năm thay vì chỉ vào mùa đông để trượt tuyết, còn mùa hè thì ngáp ruồi.

Đến đây, bổng nhớ Đà Lạt, đi hỏi các chuyên viên địa ốc để tìm hiểu thêm về đời sống ở đây và tương lai. Trung tâm du lịch nên kinh tế chỉ dựa vào du lịch. Gặp đại dịch như vừa qua thì chỉ có khóc. Mình gặp cặp vợ chồng chuyên viên địa ốc, họ mời đi xem mấy căn nhà để mua cho thuê mà giá trên trời. 

Theo họ chỉ có 20 căn nhà đang được rao bán tại đây. Mình đi cho biết trong khi mụ vợ thì cứ đòi mua khiến mình bực mình. Cặp vợ chồng đánh tâm lý vào mụ vợ nhưng cuối cùng mình mời họ đi ăn cơm trưa trước khi về.

Mình có nói chuyện với một ông người Ấn Độ, chủ nhân một motel. Người ấn đầu tư vào khách sạn nhất là Motel. Lý do là để có thẻ xanh cư trú tại Hoa Kỳ, vì tạo công ăn việc làm. Sau khi có giấy tờ thì họ bán lại cho đồng hương, lời hơn. Tình hình ở Arizona, không thân thiện với dân cư ở lậu như Cali nên dân lao động rất khan hiếm, khó kiếm người làm giường, nệm chùi dọn. Cho thấy không nên đầu tư vào mướn nhà cửa ở đây. Khách đến nhận phòng mà không có người dọn dẹp là mất tiền.

Các chuyên gia địa ốc là dân buôn bán. Họ nói hiện tại chỉ có 20 căn nhà rao bán nên chắc chắn là đói. Họ cố thuyết phục mình mua để họ có hoa hồng nên nghe họ báo cáo tình hình nhưng không nên quyết định ngay. Phải điều nghiên kỹ càng, không thể hứng lên là mua. Mua nhà đâu phải cưới vợ mà gấp rút. Mình thì không muốn đầu tư ở xa. Nếu có thì mua một tiệm ăn hay quán cà phê của Starbucks, cho thuê theo NNN thì được. Nghe nói Starbucks đang đóng cửa khá nhiều tiệm vì họ ra quá nhiều, không đủ khách hàng nên một số phải đóng cửa.

Mình đang tính mua mấy quán ăn như Sonic, Taco Bell, hay các tiệm như Dollar Store, bán đồ rẻ, mọc như nấm khắp Hoa Kỳ. Mua thì có lời, khỏi phải lo lắng sửa chửa vì theo dạng NNN nên người mướn nhà lo hết. Vấn đề là sau 15 năm hợp đồng, mình sẽ phải làm gì với mấy tiệm này nếu người mướn không ký tái hợp đồng lại. Có thể tuần sau, mình chạy lên Sacramento, để xem một tiệm ăn.

Họ bỏ thì giờ đưa đi xem nhà cũng nên mời họ ăn cơm rồi dặn có condomnium rẻ rẻ thì mua chớ còn mấy nhà tổ chảng thì chịu vì bảo trì rất tốn tiền. Họ cũng hiểu. Thật ra nếu có dịp đi chơi thì mướn căn nhà cho khỏe, tội vạ gì ôm cục nợ. Xong om

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 



Lò vi-sóng là tiếng gọi tử thần?

 Có một bác, bạn hàng với bà cụ mình, 20 năm trước đi Úc Đại Lợi thăm con cháu, nói với cô em mình là bác mê nhất là cái lò hâm thức ăn (lò vi-sóng). Nay về Việt Nam, nhà nào cũng có trang bị một cái lò vi-sóng cả. Nói cho ngay, lò vi-sống giúp các người nội trợ ít tốn thời gian đẻ nấu ăn nhất là chúng ta sống trong thời đại mà thời gian đi nhanh chóng cho kịp các CPU. Nay lại có lò dryer, bỏ thịt vào 15 phút sau chín.

Ngày nay, lò vi-sóng được thông dụng thường nhật. Vợ chồng đi làm cả ngày, về nhà, chỉ việc lấy đồ ăn trong ngăn đá hay tủ lạnh, bỏ vào lò ví sóng, và phút sau là có bữa cớm cho cả gia đình.

Lò vi-sóng sử dụng các “vi-sóng”, những làn sóng bé li-ti. Các làn sóng được xem là các điện từ trường (electromagnetic field EMF), tạo bởi một Magnetron. Có độ run 2.4 tỷ lần/ giây đồng hồ, khiến các phân tử của nước trong thức ăn tạo cộng hưởng ở tầng số cao và sinh nhiệt.

Thông thường chúng ta nấu ăn thì nhiệt từ bên ngoài đi vào trong, như nướng thịt gà, ngoài bị cháy mà trong vẫn chưa chín. Bên tây, có khi người ta luộc sơ sơ thịt heo rồi ướp cho thấm rồi mới nướng để tránh tình trạng ngoài chín trong sống.

Nấu bằng lò vi-sóng, khởi đầu bởi các tế bào và phân tử tại các điểm có nước, tạo ra năng lượng mà người ta gọi là hệ ứng nhiệt.

Vấn đề là khi chúng ta sử dụng lò vi-sóng, các vi-sóng không chỉ nằm phía trong lò vi-sóng. Nó có thể xuyên qua các tường nhà, trần nhà hay chính bản thân của mình nếu đứng gần. Tiện đây, mình nhắc lại, các làn sóng của wi-fi cũng gây lộn xộn cho cơ thể của mình. Mình đọc tài liệu thì bên Úc Đại Lợi, trong điện thoại cầm tay của mình, có cảnh báo cho khách hàng là điện thoại cầm tay, có thể đưa đến nguy hiểm cho sức khoẻ của họ như thể trước mấy bao thuốc lá, họ phải đề hút thuốc có thể đưa đến ung thư.

Do đó, chúng ta nên tiêu thụ sinh tố C cho nhiều. Ki lò nguyên tử Fukushima bị hỏng, người ta truyền sinh tố C cho các nhân viên, lãnh nhiệm vụ vào lò nguyên tử để sửa chửa. Sinh tố C  giúp phòng ngừa các phóng xạ.

Có tên bạn đại hàn, chuyên về công nghệ, nói cho mình biết là không nên dùng chế độ 5 Gờ trong nhà, vì các làn sóng có thể đi xuyên qua tường, trần nhà, cơ thể. Hiện nay chỉ đụng rồi rồi phản lại nên mình tránh ngồi cạnh cái router đang phát sóng. Tốt nhất là xài các ether nét, cắm vào máy điện toán. Vấn đề là điện thoại cầm tay, thì cắm ở đâu. Trên xe, mình thường để điện thoại ở ghế bên cạnh, để tránh xa từ trường và để khỏi đụng tới nó khi kẹt xe. Ai gọi điện thoại thì chạy thẳng vào xe hơi nên có thể trả lời.

Tương tự lò vi-sóng khi được sử dụng sẽ làm các vi-sóng xuyên qua lò, tường trần nhà nên tránh đứng bên cạnh. Đi xa xa một tí để tránh bị các phóng xạ.


Năm 2011, tổ chức y tế thế giới WHO, chính thức công bố là EMF thuộc loại 2B có khả năng tạo ra ung thư. Ngoài ra các máy của lò vi-sóng tạo ra các điện từ trường được đo tới 10 milligauss. Ngày xưa, học điện, phải làm tính 3 cái này, khá nhức đầu. Người ta lại cho biết, chỉ cần hứng độ 4 milligauss là có thể bị ung thư máu. Chán Mớ Đời 

Chế độ Đức quốc Xã, đã chế tạo các lò vi-sóng để giúp nấu thực phẩm cho quân đội họ, khi tham chiếm Nga Sô. Nga sô đã cấm sử dụng lò vi-sóng năm 1976 sau rất nhiều nghiên cứu, thử nghiệm. Họ chỉ cho phép sử dụng khi chế độ LIên-Xô sụp đổ.


Mình kể sau đay vài điểm chính khi sử dụng lò vi-sóng:

Nấu ăn bằng lò vi sóng, tạo thành các d-Bitrosodienthanolamines, một loại ung thư.

Nếu hâm sữa bằng lò vi-sóng, sẽ giúp các chất đạm biến thành các chất ung thư.

Các nhà thương Thuỵ Sĩ cho biết, lò vi-sóng gia tăng các chất béo. Ngoài ra còn giảm các hồng huyết cầu và bạch huyết cầu. Kinh

Nếu hâm nóng các loại trái cây đông lạnh, sẽ hoán chuyển một số glucose và galacto có mầm ung thư. Ngay nấu sơ sơ các rau cải tỏng lò vi-sóng cũng tạo các mầm ung thư.

Các khoa học gia Nga Sô nghiên cứu các thực phẩm được nấu hay hâm bằng lò vi-sóng mất từ 60% đến 90% các chất dinh dưỡng. Các sinh tố C, B, E các khoán chất khác đều bị tiêu huỷ. Chán Mớ Đời 

Nếu hâm Thức ăn, bỏ chút nước là 97% các antioxidants đều bay hết. Cái này thì được thấy làm khi nấu khoai lang tím. Cô nàng lười nấu, lại nghe ai nói là tốt cho cơ thể, ngăn ngừa bệnh ung thư nên mua khoai lang tím, bỏ vào cái đĩa, đổ tí nước rồi phủ giấy nhựa trên cãi đĩa. Mấy phút sau là ăn. Chán Mớ Đời 

Ngoài ra, nếu nấu hay hâm trong các hộp thức ăn nhựa (to go) hay mua từ siêu thị, các chất độc ung thư có thể lan ra như polyethylene terpthalate (PET), benzene, to luyên, y lên từ các hộp đựng pizza, popcorn (bắp rang) mà đi xem xi-nê, thấy họ làm thơm lừng lựng.

Người ta khuyên là nên dùng các loại nồi như hấp thức ăn, như người Việt hông xôi. Đem thức ăn đông lạnh từ trước để xã đá. Nấu ít, ăn liền, để tránh hâm đi hâm lại. Vấn đề là làm sao thuyết phục được đồng chí gái vì mụ vợ cứ kêu mình tuyên truyền chống phá nhà nước. Chán Mớ Đời 

Ngày nay, các tin tức lẫn lộn từ những khoá học gia được mua bởi các công ty thực phẩm và những chống nên tuỳ chúng ta, muốn tin hay không là quyền tự do của mỗi người. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

  

Chấm dứt một cuộc tình Thái-Việt

 Dạo thằng con học tiểu học, có chơi thân với một tên gốc Mít và Thái. Bố nó là người Thái, mẹ nó cũng là người Thái nhưng gốc Việt. Nghe nói có một cộng đồng người Việt tại Vọng Các. Trong hồi ký của ông Trần Trọng Kim có đề cập đến vấn đề này. Mình có ông Dượng, gốc Bắc kỳ, năm 1945, chạy tản cư với gia đình, ông lạc sang Thái Lan, lấy vợ Thái bên đó, đến khi liên lạc được với bố mẹ, di cư vào nam, nên đem 4 đứa con về Việt Nam. Có lần ở Luân Đôn, mình vào tiệm ăn tàu, nổi tiếng món vịt quay ngon nhất thủ đô Anh quốc, gặp chị phục vụ viên, nói tiếng Việt giọng Bắc cực chuẩn, tự xưng sinh tại Thái Lan. Mình sinh tại Đà Lạt, mới qua Tây mấy năm đã quên lú tiếng Việt. Chán Mớ Đời 

Bạn thằng con họ Bạch như gia đình thầy Bạch Thái Hà, chắc có máu làm ăn của gia đình Bạch Thái Bưởi vì rất giàu. Kể sau. Bố mẹ nó đặt tên Johann, họ Bạch nên đi học, thầy cô gọi Johann Bach như nhạc sĩ nổi tiếng của Tây Âu, chỉ có điều là hắn chơi nhạc rất tồi. Hai đứa chơi thân nên có trò ngủ nhà bạn. Mỗi lần thằng con ôm áo quần qua nhà thằng bạn ngủ, về nhà là cứ u chau, u chau… 

Chúc các bác gái một ngày phụ nữ đòi quyền sống như mấy cô đại diện Corona

Được gia đình bạn cho ăn uống mệt thở, không hà tiện như ở nhà mình. Nhà lại to, 1 phòng ngủ to hơn cả cái nhà của mình. Nhà họ ở khu Orange Park Acres, nghĩa là lô đất nhà tối thiểu trên một mẫu Anh quốc. Vợ chồng mình được mời đến nhà chơi một lần thì thất kinh vì nhà to hơn cái đình. Dạo ấy mà nhà đã có màn ảnh ghép ở lại to trên tường để xem đá banh. Độ 9 cái màn ảnh 35 inches ghép lại, nhà mình có một cái 27 inches được xem là hạnh phúc rồi. Họ có riêng phòng tập tạ, máy chạy bộ đủ trò, to hơn cả căn nàh của mình. Viếng nhà người ta xong mình thấy thẹn quá, không biết làm sao mà có thể làm giàu như họ. Đành nói với đồng chí gái là kiếp sau, anh ráng làm giàu như người ta. Mụ vợ kêu kiếp sau, gặp anh là tui băng qua đường tránh đụng anh. Chán Mớ Đời 

Họ nhờ có quốc tịch Mỹ và Thái nên xuất cảng đồ về Việt Nam và Thái Lan từ lâu. Không hỏi rõ vụ này. Họ chỉ kể là làm xuất nhập cảnh thức ăn của xứ này qua Mỹ rồi mua đồ gì bên này bán lại cho hai xứ bên kia. Giàu nức nở. Sau này, lớn lên hai đứa học khác trường trung học. Mình cho con học trường trung học ở Villa Park còn họ thì cho con học trường ở Anaheim Hills, gần nhà họ hơn.

Hôm trước, buồn đời mình chạy ngang khu Orange Park Acres để xem nhà cửa xây cất tới đâu rồi. Khi xưa, mình mê mua nhà khu này nhưng mụ vợ chê khu này, kêu hàng xóm xa cách quá. Nay ở nhà hàng xóm bên cạnh, chả gặp ai cả. Lâu lâu gặp, hỏi mấy câu trời mưa nắng xong là chạy. Sau 15 năm thì nhà cửa được xây cất lại rất nhiều. Khu này đất rộng nên dân giàu, có nuôi ngựa để cởi vòng vòng sau nhà hay trước nhà. Xưa kia là nhà như nông trại nay thì toàn là biệt phủ hết.

Chạy qua nhà thằng Johann thì thấy bà mẹ nó đứng trước nhà nên dừng lại hỏi thăm. Bà cho biết thằng con nay đi làm kỹ sư, còn ông chồng thì ly dị rồi. Mình không muốn hỏi thêm, định cáo từ nhưng buồn đời hay sao bà ta kể. Ông chồng về Thái Lan, có em chân dài nào túm cổ nên ông ta đòi ly dị, để đem cô ta sang. Ra toà thì bà ta gốc Việt nên hơi keo kiệt, mướn luật sư rẻ nên bị luật sư của ông chồng cãi hay nên ông chồng giữ căn nhà to đùng, còn bà thì lấy căn nhỏ hơn cho thuê khi xưa.

Như hiểu được sự ngơ ngơ ngáo ngáo của mình, bà ta kể tiếp. Trước khi dọn ra, bà ta mua mấy ký tôm về ăn rồi còn dư thì bà ta lấy cái gậy bằng nhôm để móc màn cửa sổ của mỗi phòng. Mấy ống này tròn, làm bằng nhôm nên ở trong rỗng. Bà ta lấy cái đầu ra rồi nhét võ tôm và tôm còn dư và những tình cảm yêu thương sâu đậm cho kẻ nội thù vào mấy cái ống rồi đậy nắp lại. Nhà từ trên xuống dưới nhất là phòng khách có mấy cái màn đẹp tuyệt vời của bà mua đặt bên Thái Lan đem về, đều được thiết bị các con tôm Thái Lan. Sau đó bà ta ca bản Capri! C’ est Fini!

Bà ta giao chìa khoá cho luật sư rồi ông chồng và cô bồ mới dọn vào. Được vài hôm thì bốc mùi. Ông chồng kêu thợ diệt chuột đủ trò đến. Tốn mấy ngàn đồng mà mùi hôi không bay đi, xịt mấy lít nước hoa CoCo Channel đủ trò nhưng hôi vẫn hoàn hôi. Ông chồng quyết định bán nhưng khách thấy nhà đẹp nhưng vừa mở cửa vào là chạy mất dép. Để cả năm không bán được nên bà ta nhờ luật sư, hỏi có thể xét lại tiền bạc chia ra sao thì bà ta lấy lại căn nhà. Nhà trị gía đâu 5 triệu nhưng bà ta điều đình sao đó chỉ trả có $500,000. Kinh

Giấy tờ xong xuôi thì bà ta cho thợ lấy mấy cái màn đem quăn hết, cho sơn phết lại nên hết ngửi mùi tôm chết theo cuộc tình hữu nghị 30 năm.

Hôm nay là ngày 8 tháng 3, ngày phụ nữ thế giới. Em kể lại đây để mấy bác nào có chồng về Việt Nam, kiếm em chân dài, đòi lấy luôn căn nhà của mấy bác thì nên chơi đòn cô gái Thái Lan gốc Việt Nam. Kinh

Còn mấy bác trai thì sau 3 năm, vào quốc tịch các em chân dài đá mấy bác, thì dùng chiêu này để lấy lại căn nhà mà mấy bác đã bỏ công sức, lao động để mua.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Một ký ức Đà Lạt vừa bị xoá bỏ

 Mình định viết về tấm ảnh này từ lâu, về căn nhà đối diện hồ Xuân Hương của bà dược sĩ, kiêm dân biểu Nguyễn Thị Hai khi xưa. Không biết tác giả của tấm ảnh là ai, có thể chụp lén một cặp trai gái đang ngồi cạnh hồ Xuân Hương, nơi bệ xi-măng, xây tròn xung quanh những cây tùng, nhìn qua biệt thự của bà dược sĩ Nguyễn Thị Hai, mang tên Trang Hai. 

Biệt thự, mình ước mơ một ngày được ở trong đó khi còn bé. Nay thì thất kinh vì họ đã cho dẹp bỏ, xoá hết tàn dư của chế độ cũ. Chắc để xây khách sạn cao cấp tại đây. Chắc sẽ dện cả chục tầng cao hơn mấy cây thông. Có người cho biết là để nới rộng đường Trần Quốc Toản vì giao thông Đà Lạt bị banh-ta-lông. Dần dần đồi núi Đà Lạt sẽ bị xén đất hết, trở thành đồng bằng. Chán Mớ Đời 

Khi xưa, đường Hai Bà Trưng, khúc lên đồi bệnh viện Nhi đồng, cư xá viện Pasteur là đồi. Nay về thấy họ xắn đất, để xây nhà nên mình hơi lo là một ngày nào đó, đất sẽ bị trùi vì nước mưa đọng lại, bao nhiêu đất trên đồi sẽ phủ hết phía dưới đường Hai Bà Trưng tương tự như khu vực mới bị lỡ đất ở xóm Bà Thái khi xưa. Đất Đà Lạt toàn là đất sét thêm hệ thống dẫn thoát nước mưa khá thô sơ. Lâu ngày, nước tụ sẽ đẩy đất ở dưới vì bị đọng nước.

Gần nhà mình ở Cali, cách đây độ 15 năm có một cái tường talus xây cao độ 3 tầng lầu để chống giữ đất đồi bị trùi. Một năm bị El Nino đến thăm, mưa liên tu ti mấy ngày khiến đất bị trùi, kéo theo bức tường xi-măng dầy độ 30 cm và nhà cửa trên cao.

Hồi nhỏ, mình mơ có một ngày sẽ làm chủ căn biệt thự của ông bác sĩ Sohier và căn nhà này. Không hiểu tại sao, dạo học Văn Học, mình hay chạy xe lòng vòng Đà Lạt, xem các biệt thự thay vì đi ngắm gái, đánh bi-da như xưa với mấy tên bạn. Bên cạnh biệt thự này, phía tay phải, ngay cầu Ông Đạo đi qua, có căn biệt thự của gia đình một cô bạn học chung năm xưa 11B tên Hà, và một cô khác tên Vy Thị Thu Thuỷ ở trọ. Mình có đến nhà vì muốn xem bên trong nhưng không được cho vô nhà, chắc họ sợ mình chôm đồ. Mặt mình rất là gian gian từ xưa đến nay. Ít ai mời vào nhà họ.

Theo mình, kiến trúc biệt thự này không đẹp như các căn khác tại Đà Lạt ở đường Trần Hưng Đạo, Hùng Vương hay Huỳnh Thúc Kháng,… chắc không phải do ông kiến trúc sư tây vẽ. Cũng có thể chỉ là nhà nghỉ mát cho gia đình ở Sàigòn, lâu lâu lên Đà Lạt chơi nên không xây cất to lớn. Hình như mình có kể về ông tây này, đã thiết kế những căn biệt thự tại Đà Lạt xưa, rất đẹp. 

Sau này, thời đệ nhất Cộng Hoà, bổng nhiên có một thế hệ kiến trúc sư trẻ Việt Nam xuất hiện, thiết kế các công trình ở Đà Lạt rất đẹp, khá tân tiến và hiện đại cho vùng Đông Nam-Á thời ấy như chợ Đà Lạt, Giáo Hoàng Học Viện, trường Võ Bị Quốc Gia, viện đại học Đà Lạt,…

Thường thì văn học và nghệ thuật nói lên tư duy của người dân, trí thức trong hoàn cảnh hiện tại và những viễn kiến cho tương lai. Việt Nam Cộng Hoà, thời ông Diệm như một thời đại khai phóng, mở đường cho một Việt Nam mới hiện đại, sau khi dành lại độc lập. Nhờ đó mà kiến trúc và nghệ thuật thời ấy khá mới mẻ, đầy sáng tạo. Cộng thêm các nhà trí thức và văn nghệ từ Bắc di cư vào nam, tạo ra một nguồn lửa văn học và nghệ thuật rất đặc biệt và còn ảnh hưởng đến ngày nay, vẫn tồn tại trong người Việt.

Mình thấy tấm ảnh rất đẹp. Chụp trên đường Nguyễn Thái Học, gần đường lên Nhà Lao, nơi mẹ mình bị nhốt tại đây gần 6 tháng thời Tây. Cặp trai gái Đà Lạt trong tấm ảnh, chắc đang bàn về tương lai, sở hữu một căn nhà như biệt thự của bà dược sĩ Nguyễn Thị Hai, nằm trên đường Trần Quốc Toản mà khi xưa đi học, mỗi ngày đều chạy qua đây. Nhưng muốn đến căn nhà, phải làm sao qua hồ nước. Một thử thách của đời người. Bơi qua hồ hay đi vòng cầu Ông Đạo Trần Văn Lý. Có người cho biết là biệt thự mang tên “Trang Hai”, chắc mang tên tiệm dược khoa mang tên Trang Hai Dược Cuộc của bà Nguyễn Thị Hai.
Tấm ảnh này có lẻ khi mới được xây cất thời Tây, trước năm 1922, cùng thời với khách sạn Palace. Khi tây về nước, người Việt mua lại rồi làm vũ trường, nhà hàng. Mình nhớ hồi nhỏ có vào đây một lần với ông cụ khi có bạn ở đâu đến chơi, ngồi ngoài vườn, uống nước cam vàng dưới mấy cây thông khiến mình mê căn nhà này. Thấy tên tiệm là “Au Cabaret”. Sau này bà dược sĩ Nguyễn Thị Hai, ở Sàigòn mua lại rồi cho xây thêm một gian bên tay trái, tương đối đẹp hơn trước. Thấy lạ, mặt tiền này hướng về hướng Bắc của Đà Lạt, có lẻ vì vậy mà họ xây cửa sổ cao hơn mấy cánh cửa ra vào, vì cái mái nhà và veranda che khuất ánh sáng.

Hình này cho thấy sau khi được xây thêm một phần bên tay trái, cái lan-can trên lầu 2, được phá đi chỉ còn chỗ phòng ngủ chính đi ra veranda, để đứng ngắm hồ Xuân Hương. Dựa trên ảnh trên thì mình đoán căn nhà được nới rộng thêm về hướng BẮc, so với bức tường của nhà bếp. Do đó họ làm một dàn Pergola để nói hai phần mới và cũ. Hướng bắc thêm nhìn ra hồ nên họ làm cửa sổ sát trần nhà để có cái nhìn rộng hơn về hồ Xuân Hương. Phần bên trái được xây thêm, mình đoán là cửa ra ngoài, cũng là cầu thang lên lầu gần đó, có cửa sổ tròn, không biết có phải nhà tắm tại đây hay không.
Có lẻ không có đất, địa thế trên đồi nên phần cho người làm ở và nhà bếp được xây dính liền. Thường thì mấy biệt thự lớn ở Đà Lạt, có xây phần của gia nhân ở phía sau như nhà của bác sĩ Lương ở đường Phan Chu Trinh thì phải. Cầu thang đi xuống đường Trần Quốc Toản, có lẻ được xây khi còn thời làm nhà hàng “Au Cabaret” để khách có thể đến thay vì đi vòng lên con đường phía sau lên kho bạc, nơi mà có vụ cướp xe ngân hàng của ông Nguyễn Tấn Đời, năm mình học 3ème hay Seconde thì phải. Mỗi lần chạy ngang con đường này, là mình hay liếc vào cổng căn nhà mộng mơ của tuổi trẻ.

Họ cho phá xập hết căn nhà ít nhất cũng trên 90 năm vì năm 1932 có lũ lụt thì hình ảnh cho thấy chưa được xây. Đường Trần Quốc Toản chỉ là con đường nhỏ. Một di tích lịch sử của hồ Xuân Hương. Có người cho mình thấy tấm ảnh chụp trước năm 1932, thấy căn nhà hai tầng này. Xin cảm ơn. Mình viết theo ký ức nên nhiều lúc không chính xác, bác nào thấy sai thì cho biết để em cập nhật hoá.
Đây tấm ảnh của một người tại Đà Lạt, mới gửi cho mình. Mình có tấm ảnh này nhưng không để ý. Hình này chụp trước năm 1932 vì cái đập-đê ngay chỗ Thuỷ Tạ (chưa được xây), đã thấy căn biệt thự có chấm đỏ. Cảm ơn người Đà Lạt đã chỉ cho. Theo giải thích thì năm 1922, khách sạn Palace được xây xong thì đã thấy căn biệt thự này rồi. Có thể là nhà của quản lý khách sạn Palace vì rất sơ sài.
Theo chú thích của anh người Đà Lạt, tấm ảnh trên vào năm 1932, khi khách sạn Du Parc vừa được xây xong (chấm xanh đậm) còn chấm đỏ là biệt thư sau này mang tên Trang Hai, chỉ hai gian nhà như tấm ảnh nhà hàng “au Cabaret”. Xem tấm ảnh này thì hoá ra khu bị lũ lụt năm 1932, nằm phía bên kia cầu Ông Đạo. Mình lại đoán phía bên nhà hàng Thanh Thuỷ. Để hôm nào, mình rảnh sẽ sửa lại. Không nhớ bài nào. Chán Mớ Đời 

Nhìn từ bên kia hồ sang (đường Nguyễn Thái Học). Phía sau căn nhà này là đường chạy lên bưu điện. Vấn đề là nới rộng ra nhưng xe chạy vào chợ vẫn phải đi qua cầu Ông Đạo nhỏ bé, vẫn gây ùn tắc. Chán Mớ Đời 
Xong om

Năm 1971-1972 mình đi bộ từ khu Hòa Bình tới Adran mỗi ngày cũng đi ngang ngôi nhà này và vài nhà khác trước khi leo lên những bậc thang Dalat Palace rồi xuống dốc xuống Adran, cũng mơ ước và thắc mắc ai là chủ những ngôi nhà trong mơ này.

Nhờ Sony NguyenUsa - Hoàng Tử Bé Đà Lạt - Le Dalat Petit Prince'S Me, mới biết chủ ngôi nhà là dược sĩ Nguyễn Thị Hai, chủ nhân viện bào chế Trang Hai, bà Hai cũng là dân biểu Nguyễn Thị Hai. Dược sĩ Hai cũng dính dáng xa gần với cô trình dược viên Nguyễn Thị Mai Anh (https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Th%E1%BB%8B_Mai_Anh) là phu nhân tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trước khi cô lấy chồng, nghĩa là bà Hai là big boss và giàu có từ hồi bà Thiệu còn là con gái, hồi còn Tây mà đã làm chủ viện bào chế dược phẩm. (Dũng Le)

Bùng binh hồ Xuân Hương ngày nay. Chắc chụp trước rạp xi-nê Ngọc Lan, chỗ quán phở ngày xưa, bãi đậu xe Honda cho khán giả xem xi-nê. Mình nhớ có leo lên đây với ông cụ một lần khi về thăm Đà Lạt. Đó là lần cuối mình đi chơi với ông cụ. Lần sau về thì ông cụ yếu. Xong om

Năm 1995, khi mình thiết kế một dự án du lịch của tập đoàn Tân Gia Ba, phát triển khu Dankia. Tập đoàn này mướn công ty mình thiết kế khách sạn Equatorial ở Sàigòn. Mình có nghĩ về sự phát triển Đà Lạt trong tương lai. Theo mình thì Đà Lạt nên dời hệ thống hành chánh và kinh tế về Bảo Lộc, cũng thuộc tỉnh Lâm Đồng, cận Sàigòn, Long Khánh hơn là phải chạy thêm 150 cây số. Long Khánh, khi về Sàigòn, mình có chạy qua khi lên Đà Lạt, xa Sàigòn một tị, nên xây phi trường quốc tế để không gây kẹt xe tại sân bay trong Sàigòn.

Du khách quốc tế hay nội địa từ phi trường ở Long Khánh, có thể lên Bảo Lộc nhanh. Phi trường Liên Khương nhiều khi bị mây mù nên khó đáp xuống, làm trễ nải du lịch. Trong khi đó, cho phát triển các trung tâm du lịch và khách sạn cho du khách đến Đà Lạt về phía Đức Trọng, Tùng NGhĩa hay Đơn Dương vì du khách có thể đi tắm biển ở Ninh Chữ, Cà Ná, Phan Thiết hay Nhà Trang. Sáng đi chiều về, hay ngược lại vẫn hưởng được cái lạnh của Đà Lạt. Rau cải trồng xung quanh Đà Lạt như ở Tùng Nghĩa,..

Du khách đến Đà Lạt bằng xe buýt điện từ Đức Trọng, Trại MÁt, Đơn Dương lên trong ngày rồi chiều về lại. Biến Đà Lạt thành một thành phố như ở Thuỵ Sĩ với những phong cảnh, kiến trúc như ở Thuỵ Sĩ, sẽ làm du khách mê và trở lại. Tha hồ mà cho mướn phong cảnh Đà Lạt để các hãng phim quốc tế ở Á Châu mướn, khỏi đi qua Thuỵ Sĩ. Mình làm việc hai năm tại Thuỵ Sĩ, thấy hao hao Đà Lạt nên nghĩ sau này, có về Đà Lạt, sẽ thiết kế theo khung cảnh Thuỵ Sĩ nhưng vẫn giữ tâm hồn của Đà Lạt.

Các khách sạn sẵn có tại Đà Lạt thì trùng tu lại, nâng cấp lên, giá cao hơn. Ở Hoa Kỳ, muốn ngủ qua đêm các trung tâm du lịch, người ta phải đặt phòng trước cả năm hay 2 năm vì giới hạn phòng và giá rất cao, ít tiện nghi.

Các trung tâm du lịch trên núi tại Hoa Kỳ hay âu châu, thường họ không cho xe cộ vào nhiều quá. Đậu phía ngoài rồi đi xe buýt chở vào. Chỉ có những người sinh sống ở trong thì có thể vào hay các khách sạn sang trọng, đắc tiền. Dùng tiền du khách để tu bổ lại Đà Lạt. Đà Lạt sẽ thu hút du khách ngoại quốc nhiều hơn như Hội An. Nếu mình không lầm, ngày nay chỉ có đường Minh Mạng là còn chút gì của Đà Lạt xưa, từ khúc Nguyễn Biểu đi xuống chỗ quẹo. Không gian vẫn còn chút gì của Đà Lạt khi xưa.

Mai mốt, họ đập phá khu dinh tỉnh trưởng xong thì sẽ làm thịt luôn các khu phố xung quanh. Mình không rõ dự án xây khách sạn trên đồi dinh tỉnh trưởng, có thiết kế thêm về chỗ đậu xe cho du khách hay không. Mình chỉ nhớ là có lần ở Sàigòn, một anh bạn học cũ với đồng chí gái, dẫn mình đi ăn cưới con của một người bạn học cũ. Đến một nơi có đến 10 sảnh để tổ chức một lúc 10 đám cưới thì không có bãi đậu xe dưới hầm hay đâu cả. Phải chạy qua khu nhà dân, nhờ họ coi xe, trả tiền họ. Dưới hầm thì khó vì nước. Mình đọc tài liệu thì nước sông Sàigòn dâng mỗi năm mấy cm.

Khi xưa, mỗi lần có chợ Tết, mình thấy kẹt xe hơi rất nhiều ở dưới chợ. Nay dân đông gấp 3, 4 lần và thêm xe cộ nhiều thì Chán Mớ Đời.

Thật ra, người tây phương cũng lầm lẫn rất nhiều khi kiến thiết lại đô thị của họ sau đệ nhị thế chiến. Sau này, họ khám phá ra những lỗi lầm của họ nên đã thay đổi. Mình đi khắp âu châu khi xưa, nên có dịp viếng các trung tâm đô thị bị bom, chiến tranh tàn phá để xem thành phố nào đã tái thiết lại. Có lẻ chúng ta nên rút kinh nghiệm của họ để phát triển Đà Lạt thay vì đọc mấy cuốn sách cũ mèm từ 100 năm qua về thiết kế đô thị, để áp dụng kiến trúc xã hội chủ nghĩa sai lầm của thế giới vào Đà Lạt. Chán Mớ Đời 

Mình nghe nói là họ sẽ đóng cửa đèo Prenn để nới rộng con đường lên Đà Lạt để khỏi bị kẹt xe. Con đường đèo này, được xem là đẹp nhất Việt Nam. Adieu Đà Lạt. 

Làm như vậy để không phát triển Đà Lạt quá tải sẽ hết thu hút du khách. Du khách ngoại quốc đến Việt Nam, họ thích biển hơn là núi rừng vì xứ họ đã lạnh rồi. Hè chỉ muốn ra biển tắm nắng. Do đó muốn thu hút du khách thì Đà Lạt phải có đặc trưng về nét gì đó tương tự Hội An được thế giới biết đến vì Phố Cổ. Du khách nội địa thì chỉ đến vào các dịp Tết,… sau đó thì dân cư Đà Lạt ngáp ruồi, hay bị nhiễm Covid như mấy tuần lễ sau Tết nên chặt chém, làm 3 tháng sống 1 năm như các trung tâm du lịch gần biển ở âu châu.

Các tỉnh ở Đức quốc, bị bom đạn trong thời đệ nhị thế chiến. Ngày nay, người đức họ cho xây lại như xưa với kỹ thuật ngày nay. Đi viếng mấy chỗ này rất đẹp. Ngay Luân Đôn bị Đức quốc Xã dội bom, mình làm việc ở Luân Đôn được hai năm, đi đến những nơi được xem bị bỏ bom thì thấy vẫn như xưa, không có gì thay đổi cả.

Đà Lạt chỉ có xe buýt chạy bằng điện hay đi bộ trong thành phố. Trồng thêm hoa Anh Đào như ở Nhật Bản. Mấy phố như đường Minh Mạng, Hàm Nghi, Tăng Bạt Hổ sẽ như các thành phố nhỏ của Thuỵ Sĩ trên núi. Du khách trả tiền trước ở khách sạn nên không cần bán vé hay soát vé gì cả. Nay thì xong om. Chán Mớ Đời 

Đây là một thí dụ: thành phố Dresden của Đức quốc, khi xưa, quân đội đồng minh, dội bom gần như nát bấy nhưng họ vẫn xây lại như xưa thay vì huỷ bỏ, xây cái mới, rẻ hơn. Phố xá cho đi bộ, không có xe hơi chạy qua.
Hình ảnh thành phố Dresden năm 1968 và sau khi thống nhất được Tây đức bơm tiền để sửa chửa lại hết để người đức trở về. Khi tường Bá Linh sụp đỗ thì người Đông đức bỏ chạy hết qua Tây đức. 
Hình ảnh năm 1983, đông Đức (cộng sản) đói không có tiền tu sửa lại đến khi thống nhất, Tây đức bỏ tiền kiến thiết lại. May là bọn tư bản không dãy chết nếu không thì những ngôi nhà cũ khi xưa của Đức quốc sẽ không bao giờ được xây sửa lại, làm viện bảo tàn tội ác tư bản.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Webinar về an ninh mạng trên đài truyền hình Little Sàigòn

 Càng ngày chúng ta càng sử dụng Internet để chuyển tiền, trả nợ qua các hệ thống tài chánh và chúng ta có thể bị lừa. Mình có người em rể làm kỹ thuật thông tin cho một công ty bị hacker chiếm mất website rồi kêu trả tiền chuộc đâu $30,000. Anh ta phải bỏ thì giờ làm lại website nhưng tin tức, tài liệu của công ty đã bị người khác ăn cắp.

Một anh bạn khác bị ăn cắp số an sinh xã hội, rồi họ lần ra bằng lái xe,…và mua xe BMW dưới tên của anh ta. Phải mất cả năm hai năm mới bắt được thủ phạm làm trong ngân hàng, nên biết thông tin của mình hết.

Tuần này, nghe nói nhóm Hacker nào đã hack các website của Nga Sô. Do đó chúng ta phải cẩn thận. Mình đang do dự, chưa biết phải sử dụng phần mềm nào để giữ các mật mã khi vào các các trang nhà ngân hàng, bảo hiểm để trả tiền. Hy vọng, thứ 7 này mình sẽ hỏi anh chuyên gia về lưu trữ mật mã. Nay mình có nhiều trương mục lắm nên đầu óc hơi lộn xộn, khó nhớ hết mật mã.

Thứ 7 này, mình sẽ tiếp chuyện với ông Quan Đinh, một chuyên gia về an ninh mạng trong chương trình “Tài Chính” trực tuyến của đài truyền hình Little Sàigòn. Chương trình sẽ được trực tuyến qua Zoom. Nếu bác nào tò mò và muốn biết về Phishing, baiting, malware,… và đặt câu hỏi thì xin ghi danh trước qua đường link sau đây:

Where: 
Join Zoom Meeting
https://us02web.zoom.us/j/3683327266?pwd=K0JWN0VTU09rdkJJd29hK2R4R3FzUT09
Meeting ID: 368 332 7266
Passcode: LSTV

When: 
Saturday March 5th from 2PM-2:40PM 


Thân mời

Nguyễn Hoàng Sơn 

Sông Cờ Đỏ, giúp Trung Cộng làm bá chủ Á Châu

 Mình xin giới thiệu một bài viết của bác sĩ Ngô Thế Vinh của Liên Đoàn Biệt Cách Nhảy Dù khi xưa, một chuyên gia về Đồng Bằng Sông Cửu Long. Mình quen anh ta, trước đại dịch, hay gặp mỗi tháng với mấy anh bạn khác để bàn về vấn đề cứu nguy đồng bằng sông Cửu Long. Anh ta nghiên cứu rất lâu về vấn đề này, có đi xem địa thế của con sông này từ bên tàu.

VIỄN CẢNH 2022: TUNG HOÀNH VỚI SÔNG CỜ ĐỎ: TRUNG QUỐC ĐANG VẮT KIỆT NGUỒN NƯỚC CỦA CHÂU Á

Dẫn Nhập _Các dân tộc sống trên lục địa Châu Á ở hạ lưu các dòng sông từ Tây Tạng và Trung Quốc chảy xuống, trên 1,6 tỉ người này đã phải gánh chịu hết cả thiệt hại kinh tế nông nghiệp, ngư nghiệp và môi trường các hạ vực đã bị thoái hóa dần dần suốt nhiều thập niên qua trong khi Trung Quốc hưởng hết ích lợi nhờ thủy điện vì trên thượng nguồn họ xây hàng trăm con đập, tàng trữ hàng trăm tỉ mét khối nước, giam hãm 90% phù sa và thay đổi toàn diện dòng chảy môi sinh trên toàn lưu vực. Nhưng tham vọng Trung Quốc chưa dừng lại, Trung Quốc đã bắt đầu xây một đại công trình mang tên Sông Cờ Đỏ, dài trên 6.180 km để hàng năm chuyển dòng lấy 60 tỉ mét khối nước ngay từ nguồn không cho xuống hạ lưu sông Mekong, Salween và Brahmaputra. Sông Cờ Đỏ của Trung Quốc là một mối đe doạ tiềm tàng to lớn, với khả năng gây ra tội ác cho nhân loại – imminent threat to humanity. Trung Quốc tránh không ký bất cứ một hiệp ước hợp tác sông ngòi quốc tế nào, để họ đơn phương thực hiện những tham vọng của mình. Không một siêu cường nào trên thế giới ngạo mạn khai thác dòng nước bất chấp cuộc sống của bao nhiêu triệu cư dân hạ lưu như thế.  Việt Ecology Foundation

Bắc Kinh có khả năng dùng “vũ khí nước” như một đòn ngoại giao bắt 25% dân số thế giới làm con tin / holding hostage. Khác với những hồ chứa đập thuỷ điện, vừa giữ nước vừa xả nước, Sông Cờ Đỏ là một chiến lược đổi dòng lấy nước – có nghĩa là 100% lượng nước này sẽ bị mất đi – không bao giờ được đền bù,  đối với các quốc gia hạ nguồn. [1]

Hình 1: Quốc gia Tây Tạng, nơi phát xuất những con sông lớn của Châu Á: (1) Dương Tử, (2) Hoàng Hà, (3) Indus, (4) Sutlej, (5) Yarlung Tsangpo – Brahmaputra, (6) Irrawaddy, (7) Salween, (8) Mekong. [nguồn: Bản đồ cập nhật của Michael Buckley, Meltdown in Tibet,Palgrave MacMillan 2014] [3]

CƠ THỂ HỌC CÁC CON SÔNG LỚN CHÂU Á

Các con sông lớn như mạch sống của toàn Châu Á đều bắt nguồn từ Cao nguyên Tây Tạng, còn được mệnh danh là Cực Thứ Ba của Trái Đất. 

_ Đông Tây Tạng: phía đông là khởi nguồn của hai con sông lớn hoàn toàn nằm trong lãnh thổ Trung Quốc: (1) sông Dương Tử6.500 km dài nhất Châu Á chảy về hướng đông theo suốt chiều ngang lãnh thổ Trung Hoa tới Thượng Hải – Shanghai, (2) sôngHoàng Hà thì chảy về hướng bắc rồi chuyển sang hướng đông tới Thiên Tân – Tianjin, và cả hai cùng đổ ra biển Trung Hoa.

_ Tây Tây Tạng: phía tây bắc, là (3) sông Indus và (4) sông Sutlej chảy về hướng tây nam và giao thoa với ba con sông khác để hình thành vùng châu thổ Punjab giữa hai nước Ấn và Hồi. Phía tây nam là (5) sông Yarlung Tsangpo là “con sông cao nhất thế giới”, với các ghềnh thác xuyên dãy Hy Mã Lạp Sơn, rồi chảy qua Ấn độ, Bhutan và Bangladesh, con sông đổi tên là sôngBrahmaputra trước khi đổ vào Vịnh Bengal, Ấn Độ Dương. 

_ Nam Tây Tạng: phía nam là ba con sông (6) sông Irrawaddy và (7) sông Salween chảy xuống Miến Điện theo hướng bắc nam trước khi đổ vào Biển Andaman. Riêng con (8) sông Mekong chảy qua nhiều quốc gia  với nhiều tên khác nhau, từ Tây Tạng: có tên Dza-Chu có nghĩa “nguồn nước của đá”, tiếp tục chảy về hướng nam băng qua những hẻm núi sâu của tỉnh Vân Nam với tên Trung Hoa là Lan Thương Giang / Lancang Jiang “con sông xanh cuộn sóng”qua đến biên giới Lào Thái mang một tên khác Mae Nam Khong “con sông mẹ”, xuống Cam Bốt lại mang một tên khác nữa Tonle Thom “con sông lớn”, cuối cùng chảy qua Việt Nam mang tên Cửu Long với hai nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu đổ ra Biển Đông trước kia bằng chín cửa sông, nhưng nay chỉ còn bảy. [Hình 1] 

TÂY TẠNG KHÔ HẠN CHÂU Á CHẾT

Và cũng dễ hiểu tại sao, bằng mọi giá Trung Quốc phải chiếm cho bằng được Tây Tạng – vùng cao nguyên chiến lược vô cùng quan trọng, giàu có về nguồn nước, phong phú về tài nguyên thiên nhiên – đó cũng là “định mệnh sinh học – biological destiny”của Tây Tạng, một quốc gia nhỏ bé với chưa tới 1,5 triệu dân bản địa (thống kê 1965, dân số gốc Tây Tạng 1,321,500; Leo A. Orleans, The China Quarterly Jul-Sep, 1966) và đang bị Hán hoá, người Tây Tạng nay đã trở thành thiểu số ngay trên đất nước mình. 

Phải chứng kiến tốc độ tàn phá sinh cảnh Tây Tạng, ngay nơi đầu nguồn,  các con sông lớn Châu Á đang bị Trung Quốc khai thác một cách triệt để với những đập thuỷ điện, cùng với nạn phá rừng tự sát / suicidal deforestation, tới các kế hoạch khai thác hầm mỏ đại quy mô, gây ô nhiễm nguồn nước. Hiện tượng biến đổi khí hậu với khí thải từ các nhà máy đốt nhiên liệu hoá thạch đang gây hiệu ứng nhà kính khiến khối băng tuyết tưởng như vô tận nơi cực thứ ba trái đất đang nhanh chóng bị đẩy lùi và tan rã.

Cũng để thấy rằng, những con sông Châu Á từng nguyên sinh trong thế kỷ trước thì nay đã biến dạng suy thoái và không còn như xưa nữa.

Cảnh tượng ấy khiến Đức Dalai Lama đang lưu vong phải thốt lên lời kêu cứu và ông đã chọn ưu tiên bảo vệ môi sinh thay vì những vấn đề chính trị nóng bỏng. Trong một lần gặp gỡ với Đại sứ Hoa Kỳ Timothy Roemer ở New Delhi, thủ đô Ấn Độ vào tháng 8/2009, Đức Dalai Lama nói rằng:   

"Lịch trình chính trị có thể hoãn lại 5-10 năm nhưng cộng đồng quốc tế cần tập trung quan tâm tới biến đổi khí hậu trên Cao nguyên Tây Tạng: khối băng tuyết đang tan rã, nạn phá rừng, và ô nhiễm nguồn nước do những dự án khai thác hầm mỏ, là những vấn đề cấp thiết, không thể chờ đợi."[nguồn: Wikileaks Cables, the Guardian 10 Aug. 2009]

Bắc Kinh xác nhận là sẽ xây thêm các con đập thuỷ điện lớn trên thượng nguồn sông Yarlung Tsangpo – Brahmaputra, trước khi con sông xuyên quốc gia ấy chảy sang Ấn Độ, Bhutan và Bangladesh. Brahmaputra là dòng sông huyết mạch của ba quốc gia này.  

Khi các công trình hoàn tất, tổng công suất / total capacity của những con đập thủy điện trên Cao nguyên Tây Tạng sẽ “nhiều lần lớn hơn” công suất con đập Tam Hiệp (Three Gorges Dam): 22.500 megawatts, lớn nhất thế giới trên sông Dương Tử.

Hình 2: Bích chương của Hội Phụ nữ Tây Tạng:Hâm Nóng Toàn Cầu trên Cao nguyên Tây Tạng; Nếu Tây Tạng khô hạn, Châu Á chết. [3]

Cho dù đang có những mối lo âu về sự tồn vong của quê hương Tây Tạng nhưng Đức Dalai Lama rất quan tâm tới những vấn đề chung của nhân loại. Ông nói tới vấn đề môi sinh rất sớm với tầm nhìn xa và trong mối tương quan toàn cầu và “phải làm sao giữ xanh hành tinh này, qua thông điệp nhân Ngày Môi Sinh Thế Giới / World Environment Day [ngày 05.06.1986]:

“Hòa bình và sự sống trên trái đất đang bị đe dọa bởi những hoạt động của con người thiếu quan tâm tới những giá trị nhân bản. Hủy hoại thiên nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên là do hậu quả của lòng tham lam và thiếu tôn kính đối với sự sống trên hành tinh này... Chúng ta dễ dàng tha thứ cho những gì đã xảy ra trong quá khứ do bởi u minh. Nhưng ngày nay do hiểu biết hơn, chúng ta phải duyệt xét lại với tiêu chuẩn đạo đức là phần gia tài nào mà chúng ta thừa hưởng, phần nào chúng ta có trách nhiệm sẽ truyền lại cho thế hệ mai sau."[3]

SÔNG CỜ ĐỎ / HỒNG KỲ HÀ 红旗河 
MỘT KHỦNG LONG CỦA BẮC KINH

Từ mấy thập niên qua, ai cũng đã biết Trung Quốc đã và đang xây thêmhàng trăm đập thủy điện trên khắp các dòng sông với những hồ chứa nước khổng lồ, ngăn chặn phù sa làm đảo lộn toàn hệ sinh thái, tác động đến sinh kế của bao nhiêu triệucư dân dưới nguồn. 

Nay tiến thêm một bước đột phá nữa, Trung Quốc đang có thêm một kế hoạch vĩ mô / mega project, vô cùng táo bạo – khai mở một con sông nhân tạo: Sông Cờ Đỏ / Red Flag River, lớn nhất thế giới xuyên lưu vực, kết nối với mạng lưới sông thiên nhiên của Châu Á, nhằm chuyển nước về hướng Bắc củng cố nền an ninh nguồn nước – cũng là nguồn an ninh lương thực của Trung Quốc. Với dự án Sông Cờ Đỏ dài 6.180 km này, Trung Quốc hàng năm sẽ giành thêm được 60 tỉ mét khối nước – có nghĩa là các quốc gia khác sẽ mất đi lượng nước sinh hoạt thiết yếu này.

Không tham khảo với các quốc gia láng giềng,có thể nói Trung Quốc với hơn 1.4 tỉ dân đã đơn phương khai mào một trận chiếnmôi sinh không tiếng súng và sẽ gieo hoạ cho 1,6 tỉ người thuộc các dân tộc lân bang chung sống với họ trên lục địa Châu Á.

Sông Cờ Đỏ có tham vọng chuyển 60 tỉ mét khối nước hàng năm tương đương với 21% lượng nước đầu nguồn hàng năm tại ba con sông xuyên quốc gia / transnational rivers: Mekong, Salween và Brahmaputra. Lượng nước quý giá này chính là nguồn sống, sinh kế của các dân tộc Nam Á, và Đông Nam Á vẫn phải dựa vào số nước ấy sẽ được chuyển tới vùng Tân Cương – Xinjiang phía bắc và tây bắc Trung Quốc.

Dự án Sông Cờ Đỏ xuyên lưu vực này sẽ gây chấn động dư luận nơi các quốc gia lân bang – đặc biệt là Ấn Độ, quốc gia có dân số đông thứ hai chỉ sau Trung Quốc. 

Những nước dưới hạ nguồn sẽ phải rất quan tâm trước một viễn tượng có thể khó lường. Do Tây Tạng có nước chảy xuống là nhờ mưa và tuyết tan khi trời ấm, mức nước và lưu lượng sẽ cao nhất từ tháng hai cho đến tháng bảy, cho 70% tổng số nước cả năm, khi đó là thời gian tối ưu cho con Sông Cờ Đỏ dựa vào thế năng và động năng cao để chuyển dòng và chiếm đoạt nhiều nước nhất. Các nước hạ lưu cùng lúc đó lại đang vào mùa khô, vì thế sau khi Sông Cờ Đỏ hoạt động, hạn hán giáng xuống hạ lưu chắc chắn sẽ khắc nghiệt hơn nữa. Lúc đó họ chỉ còn biết dựa vào lòng tử tế của Trung Quốc, điều mà người Tây Tạng, Ngô Duy Nhĩ, Việt Nam đã từng được nếm trải. 

Vì thế Sông Cờ Đỏ của Trung Quốc đã tiềm tàng một mối đe doạ to lớn, gần như tội ác cho nhân loại – imminent threat to humanity. Trung Quốc đã tránh không ký bất cứ một hiệp ước hợp tác sông ngòi quốc tế nào, để họ không bị ràng buộc có thể đơn phương thực hiện những tham vọng của mình. Không một siêu cường nào trên thế giới ngạo mạn khai thác dòng nước bất chấp cuộc sống của bao nhiêu triệu cư dân hạ lưu như thế.  

Riêng Việt Nam thì sao?  Vẫn là sự im ắng “truyền thống” cho dù Sông Cờ Đỏ sẽ lấy nước sông Mekong từ ngay nơi đầu nguồn.

Trung Quốc “vĩ đại” theo nhiều ý nghĩa, thể hiện cho tinh thần Đại Hán ấy trong quá khứ đã có Vạn Lý Trường Thành, là một trong bảy kỳ quan của thế giới. Nay với tiến bộ khoa học kỹ thuật, Trung Quốc còn thực hiện thêm những công trình mới có tầm vóc thế giới: đập thuỷ điện Tam Hiệp trên sông Dương Tử lớn nhất thế giới, và nay Sông Cờ Đỏ sẽ là con sông nhân tạo chuyển dòng lấy nước cũng lớn nhất thế giới với chi phí tốn kém nhất thế giới. Đây là một đại công trình làm thay đổi cả diện mạo của lục địa Châu Á. Với sẵn nguồn nhân lực, với quyết tâm và có khả năng kỹ thuật cao, Bắc Kinh có thể dư sức thực hiện Dự án Sông Cờ Đỏ này. Nhưng với cái giá nào phải trả của các quốc gia lân bang thì không được Bắc Kinh quan tâm tới.

Hình 3a: Sông Cờ Đỏ với Dự án chuyển nước vĩ mô “tam tung, tứ hoành / ba dọc, bốn ngang”; (a) đường đen mỏng: các dòng sông lớn; (b) đường đen đậm: Sông Cờ Đỏ và hai nhánh chính nối với các con sông thiên nhiên trong dự án chuyển nước nối lưu vực nam-bắc của Trung Quốc; (c) đường đen đậm đứt quãng gần: đường dẫn nước nam-bắc trong Dự án Chuyển Nước Nam-Bắc / SNWTP / South-North Water Transfer Project; (d) đường đen đậm đứt quãng xa: trong kế hoạch thực hiện. [nguồn: Bản đồ của Genevieve Donnellon-May và Mark Wang trên The Diplomat Oct. 7, 2021, với thêm ghi chú tiếng Việt của người viết] 


Hình 3b: GS Vương Hạo (Wang Hao), Chủ tịch Nhóm Chuyên gia trong cuộc Hội thoại về “Sông Cờ Đỏ” – một dự án vĩ đại của Trung Quốc – đã ngạo mạn phát biểu: “Ít nhất trên quy mô ngàn năm / thiên niên kỷ, Dự án Sông Cờ Đỏ sẽ đem lại những lợi ích vượt xa hơn là những tác hại.” 

LỊCH SỬ SÔNG CỜ ĐỎ VỚI “TAM TUNG TỨ HOÀNH”

Dự án này được soạn thảo bởi “nhóm nghiên cứu S4679” của Đại học Thanh Hoa / Tsinghua ở Bắc Kinh – được so sánh như một Harvard của Đông phương; do giáo sư Vương Hạo / Wang Hao là kỹ sư trưởng của Viện Nghiên Cứu Tài nguyên Nước và Thuỷ điện của Trung Quốc.

Sông Cờ Đỏ là một hệ thống thuỷ lợi với dòng chảy trọng lực / gravity flow water diversion system, lấy nước từ các con sông trên cao nguyên Tây Tạng [được mệnh danh là “nóc của thế giới” với độ cao trung bình 4.500 m trên mặt biển], dẫn vào một đường kênh chính / main channel đưa nước tới vùng Tân Cương / Xinjiang khô cằn – có khả năng “biến Tân Cương thành một California Made in China xanh tươi trù phú”, đồng thời cũng dùng con sông nhánh Chunfeng dẫn một lượng nước khổng lồ vào lưu vực Turpan tới vùng bắc Tân Cương. [Hình 3a,b] 

Công trình thuỷ lợi Sông Cờ Đỏ còn đem nước tới Tân Cương và các tỉnh phía tây bắc như Cam Túc / Gansu, Ninh Hạ / Ningxia. Các tỉnh này nếu có nguồn nước sẽ trở thành một vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất nước. Ước tính là lượng nước cung cấp cho các tỉnh tây bắc sẽ nhiều hơn lưu lượng nước hàng năm của con sông Hoàng Hà / Yellow River đổ ra biển. Dự án này sẽ tạo thêm được 13,3 triệu hectares diện tích canh tác ở Tân Cương và thêm 130.000 km2 các ốc đảo / oasis xanh tươi ở vùng tây bắc Trung Quốc. 

Ngoài những lợi ích về canh nông kể trên, Sông Cờ Đỏ còn bảo đảm an toàn nguồn nước cho Trung Quốc. Với Kế hoạch Dự án Chuyển Nước Nam-Bắc / SNWTP / South-North Water Transfer Project, Trung Quốc tạo được một mạng lưới nước / water grid system có tên là “tam tung tứ hoành / 三纵四横 / ba dọc bốn ngang”:

Tam tung / sanzhong / ba dọc: là 3 tuyến dẫn nước từ nam lên bắc; 2 tuyến trung và đông đã hoàn thành, tuyến tây đang triển khai. Khi tuyến phía tây này hoàn tất, sẽ có 17 tỉ mét khối nước được chuyển từ thượng nguồn sông Dương Tử sang sông Hoàng Hà ngay từ trên cao nguyên Tây Tạng, có khả năng phục sinh con sông Hoàng (Hà) đang bị cạn kiệt.  

Tứ hoành / siheng / bốn ngang: là 4 dòng sông chảy từ tây sang đông là: Hoàng Hà (Yellow river), Hoài Hà (Huai river), Dương Tử (Yangtze river) và Hải Hà (Haihe river) 
Hệ thống “Tam Tung Tứ Hoành” này sẽ bảo đảm cung cấp nguồn nước cho thủ đô Bắc Kinh và các thị trấn lớn vùng bình nguyên phía bắc Trung Quốc. 

Ngoài ra, Sông Cờ Đỏ còn có thêm hai kênh sông Hồng Duyên / Hongyan Hà dẫn nước đến Diên An / Yan’an phía bắc tỉnh Thiểm Tây / Shaanxi, và sông Mạc Bắc / Mobei dẫn nước vào Nội Mông và cả Bắc Kinh. Cũng qua kênh sông Mạc Bắc, Sông Cờ Đỏ cung cấp nguồn nước cho vùng đồng bằng phía bắc Trung Quốc, và qua nhánh sông Hồng Duyên cung cấp nước cho lưu vực Tứ Xuyên / Sichuan Basin. [Hình 3a,b]

Đây là một bức tranh quy hoạch thuỷ lợi cực lớn –không chỉ tạo ra một hệ thống cấp nước mới cho vùng tây bắc Trung Quốc mà còn kết nối với hệ thống mạng lưới nước quốc gia để có "bảo đảm kép" về mặt chiến lược cung cấp nguồn nước cho Bắc Kinh và vùng bắc Trung Quốc[1]

VẪN BIỆN HỘ CHO TRUNG QUỐC

Rồi ra, chúng ta sẽ không ngạc nhiên nếu vẫn có một số vị tiến sĩ hay trí thức khoa bảng trong và cả ngoài nước – sẽ hành xử như những luật sư tự nguyện bào chữa cho Bắc Kinh rằng: Đừng đổ lỗi cho Trung Quốc. Họ vẫn chỉ biết dựa vào một con số đơn giản, cho rằng chỉ có 16% số lưu lượng sông Mekong đổ xuống từ Trung Quốc. Và nay, Sông Cờ Đỏ có lấy thêm đi mấy phần trăm % của con số 16% ấy thì nạn hạn hán nếu có xảy ra cũng không phải lỗi Trung Quốc.

Thực tế vào mùa khô khi nước khan hiếm nhất, lượng nước từ Trung Quốc xuống Mekong lên tới 40% và 70%, gấp hai tới bốn lần hơn con số họ cố ý trích dẫn. [nguồn: https://www.lowyinstitute.org/the-interpreter/china-eyes-its-next-prize-mekong]

Và người ta vẫn có thể tự ru ngủ mà bảo rằng: tranh chấp nước “trên nguồn – dưới nguồn / upstream – downstream” bấy lâu vẫn là chuyện bình thường, ngay cả giữa các địa phương trong cùng một quốc gia. 

Có cần nhắc với họ không là năm 2016, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam đã phải lên tiếng cầu cứu xin Trung Quốc xả nước từ con đập Cảnh Hồng / Jinhong để cứu đại hạn nơi ĐBSCL lúc đó, và cuối cùng cũng không đạt hiệu quả nào! 


Hình 4: trên, Hạn hán khắc nghiệt nơi ĐBSCL năm 2016, khiến Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng lúc đó phải lên tiếng cầu cứu Trung Quốc cho xả nước từ hồ chứa đập thuỷ điện Cảnh Hồng nhưng không đạt hiệu quả nào; dưới, Cái bắt tay “hữu nghị” của Tập Cận Bình – lúc đó là Phó Chủ tịch TQ và TT  Nguyễn Tấn Dũng tháng 12/2011. [nguồn: trái, VN Express 3/11/2016] 

SÔNG CỜ ĐỎ VỚI TRÁI TIM BIỂN HỒ VÀ ĐBSCL

Tuy dự án Sông Cờ Đỏ S4678 không được công bố chính thức nhưng chắc chắn sẽ gây ra sự quan tâm rộng rãi. Cao nguyên Tây Tạng vốn được coi là một vùng sinh thái trù phú nhưng cũng rất mong manh và dễ bị tổn thương. 

Sông Cờ Đỏ chắc chắn làm giảm thêm nguồn nước của các con sông xuyên quốc gia – trong đó có sông Mekong. 

Rõ ràng, Sông Cờ Đỏ sẽ đem lại cho Trung Quốc một thứ “siêu quyền lực” bá chủ về nguồn nước  / hydro-hegemony trên toàn Châu Á, với “quyền sinh sát tắt mở vòi nước” theo ý mình – nhất là khi Bắc Kinh muốn cho các nước nhỏ “một bài học” – vẫn nói theo ngôn từ của Đặng Tiểu Bình. 

Ngoài nước lớn là Ấn Độ, có đủ sức đối trọng với Trung Quốc, hầu như chưa có các quốc gia hạ nguồn nào khác chính thức lên tiếng – Riêng với Uỷ Ban Mekong Việt Nam – 23 phố Hàng Tre Hà Nội, cách ĐBSCL hơn 1.600 km, thì vẫn là sự im lặng hay hoàn toàn bị động. 

Vẫn với một khuôn mẫu hành xử bấy lâu, chưa bao giờ Bắc Kinh muốn chia sẻ thông tin / hay muốn thực lòng tham khảo với các quốc gia hạ nguồn về dự án Sông Cờ Đỏ S4679, chắc chắn sẽ có ảnh hưởng huỷ hoại lâu dài đối các dòng sông xuyên quốc gia này. 

Theo ước tính của hai tác giả Genevieve Donnellon-May / Đại Học  Singapore và Mark Wang / Đại học Melbourne, thì Bắc Kinh có khả năng dùng “vũ khí nước” như một đòn ngoại giao bắt 25% dân số thế giới làm con tin / holding hostage. Khác với những hồ chứa đập thuỷ điện, vừa giữ nước vừa xả nước, Sông Cờ Đỏ là một chiến lược đổi dòng lấy nước – có nghĩa là 100% lượng nước này sẽ bị mất đi – không bao giờ được đền bù,  đối với các quốc gia hạ nguồn. [1]

_ Tình trạng “đói lũ” ở ĐBSCL đã xảy ra thường xuyên hơn trong những năm gần đây. Lũ – mùa nước nổi xuống ĐBSCL, phụ thuộc chính vào lượng nước mưa từ thượng nguồn sông Mekong. Nếu mưa ít ở lưu vực trên / upper basin, kéo theo nạn thiếu nước trong hàng trăm các hồ chứa thuỷ điện, thì khi tới mùa mưa nước sẽ bị chặn lại trong các hồ chứa – thay vì lượng nước mưa ấy ồ ạt theo dòng sông xuôi chảy xuống hạ lưu. Hậu quả là sông Mekong sẽ thiếu nước, gây tình trạng hạn hán trên toàn hệ thống sông rạch. 

_ Do đó sẽ rất ngây thơ để bảo rằng 16% lưu lượng nước từ Trung Quốc là không đáng kể, và cho rằng các hồ thuỷ điện không tiêu thụ nước. Nhưng khi các hồ thuỷ điện thiếu nước, phải cần thời gian lâu để tích trữ lại lượng nước thiếu vào chuỗi các hồ chứa, những hồ chứa đập thuỷ điện đã “phá vỡ cả một chu kỳ điều hợp thiên nhiên kỳ diệu” của con sông Mekong. Không còn lũ cao / hay đỉnh lũ trong mùa mưa để con sông Tonle Sap có thể chảy ngược dòng vào Biển Hồ, tăng diện tích Biển Hồ lên gấp 5 lần (từ 2.700 km2 mùa khô tới 16.000 km2 mùa mưa). Biển Hồ được ví như một biển dự trữ nước ngọt thiên nhiên khổng lồ tiếp nước cho cả hai vùng châu thổ Tonle Sap / Cam Bốt và ĐBSCL / Việt Nam trong cả hai mùa mưa nắng.  

Một con sông sinh thái / river ecosystem không đơn giản chỉ có nước mà phải là một dòng chảy bao gồm các sinh vật / biotic (như cây cỏ, rong tảo, sò ốc tôm cá), những vi sinh vật / microorganisms cùng với những vật thể phi sinh khác / abiotic (như cát sỏi phù sa), tất cả cùng tương tác với nhau như một cơ thể sống.   

Tác hại của chuỗi đập thủy điện và nay với thêm Con Sông Cờ Đỏ không chỉ cướp nguồn nước mà còn huỷ hoại hệ sinh thái của con sông: chặn nguồn phù sa trong các hồ chứa – mà phù sa là yếu tố bấy lâu bồi đắp tạo dựng nên vùng đồng bằng châu thổ từ hàng bao ngàn năm. Nay cũng nguồn nước ấy khi xuống tới ĐBSCL do “bị đói phù sa”, đã dẫn tới một tiến trình đảo nghịch: thay vì bồi đắp, thì nay lại “ăn đất” gây sạt lở không chỉ các bờ sông mà cả suốt chiều dài 800km vùng ven biển.  

_ Rồi còn phải kể tới nạn đất lún do lạm dụng khai thác tầng nước ngầm, cùng với ảnh hưởng của “biến đổi khí hậu” hâm nóng toàn cầu, nước biển dâng, với các hiện tượng El Niño và La Niña khiến các vùng châu thổ là dễ bị tổn thương nhất – trong đó có ĐBSCL, và tất cả đã làm đảo lộn mọi dự đoán về thời tiết thuỷ văn để có thể kịp thời đối phó! 

TRUNG QUỐC VẪN LỐI HÀNH XỬ CÔN ĐỒ

Tháng 2 năm 1972, khi TT Nixon viếng thăm Bắc Kinh, bắt tay với Mao Trạch Đông dọn đường cho một Trung Quốc mở cửa; rồi tiếp theo đó với chính sách “Đổi Mới” của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng vươn lên như một siêu cường, theo cái nghĩa “nước lớn bá quyền”, và chính Đặng Tiểu Bình đã từng giáng cho Việt Nam một bài học bằng trận chiến tranh đẫm máu nơi biên giới phía bắc (1979). 

Và rồi như một chính sách nhất quán, Bắc Kinh đã có một lối hành xử rất côn đồ từ Biển Đông (với Hoàng Sa Trường Sa và với Đường Lưỡi Bò), vào tới đất liền chiếm đoạt nguồn nước, luôn luôn hăm doạ và bắt nạt các “tiểu quốc / nước bé”, bất chấp mọi trật tự và luật pháp quốc tế.

Bằng chứng là mới đây vào tháng 10/2021 Trung Quốc đã ngang nhiên từ chối ký một “hiệp ước chia sẻ nước / water sharing treaty” với các quốc gia hạ nguồn. [1]

Chia sẻ thông tin, chấp nhận đối thoại chân thành, điều mà các chuyên gia thuỷ học Trung Quốc có thể dễ dàng làm nhưng đối lại vẫn là sự vô cảm.  Không đối thoại, không có tham khảo, trên mọi dự án lớn liên quan tới toàn vùng, cho dù Bắc Kinh biết rằng cách hành xử ấy sẽ tạo nên những mối quan hệ căng thẳng nhưng họ vẫn bất chấp. Với Trung Quốc ngày nay, chỉ có một tiếng nói của sức mạnh. Cuộc đấu tranh để sinh tồn có thể dẫn tới cuộc chiến tranh vì nước ngay trong thế kỷ 21 này

NGÔ THẾ VINH 
Mekong Delta 1995 – 2022

 

THAM KHẢO:

  1. _ What’s Behind China’s Latest Mega Hydro-Engineering Project. Genevieve Donnellon-May, Mark Wang. The Diplomat Oct 07, 2021. 
    _ Red Flag River and China Downstream Neighbors. Genevieve Donnellon-May, Mark Wang. The Diplomat Oct 23, 2021.

  2. Đồng Bằng Sông Cửu Long và Những Bước Phát Triển Tự Huỷ Hoại. Ngô Thế Vinh. Việt Ecology Foundation May 01, 2018 vietecology.org/article/article/299

  3. Mùa Xuân Tây Tạng và Câu Chuyện Những Dòng Sông. Ngô Thế Vinh. Việt Ecology Foundation. Jan 20, 2017 vietecology.org/article/article/197

  4. Thoi Thóp Trái Tim Biển Hồ, Miền Tây Đau Thắt Ngực. Ngô Thế Vinh. Việt Ecology Foundation. Nov 7, 2015 vietecology.org/article/article/122



Làm cách nào để trị bệnh tiểu đường?

 Mình thấy trong phòng một bác sĩ, treo trên tường một tấm bảng ghi bệnh tiểu đường là bệnh ung thư, không chữa trị được khiến mình thất kinh, lo sợ ăn uống cẩn thận nhưng vấn đề là ăn uống ra sao. Lý do là “bệnh tòng khẩu nhập”. Ngày nay, chúng ta bị ảnh hưởng các thông tin sai lệch, tin giả, của giới truyền thông, quảng cáo các sản phẩm nên không biết đâu là bến bờ.

Thêm vào đó, các công ty thực phẩm rao bán với những chế độ dinh dưỡng đủ loại nên chúng ta như bò đội nón. Khi thì nghe người ta nói ông bác sĩ này nói phải ăn chay, khi thì nghe ông bác sĩ kêu phải ăn thịt, khi thì nói ăn gạo lức, khi thì ăn thịt bò nhúng dấm,…

Lấy thí dụ bà nữ hoàng Elizabeth đệ nhị, bà ta gần 100 tuổi, nghe nói mới bị dính covid. Người ta cho biết bà ta bệnh đủ trò như tiểu đường vì cao tuổi. Trên thực tế, bà ta không bị tiểu đường loại II. Lý do là bà ta không ăn chay, bà ta ăn rất ít tinh bột. Nghe kể là máy bay riêng của bà ta, bay sang Bảo Gia Lợi để mua ya-ua loại tinh khiết nhất, chở về cho bà ta ăn. Bà ta được bác sĩ giỏi nhất nhì Anh quốc, chăm sóc nên tin tức y khoa chính chắn. Mình nghèo thì ăn dưa muối, cà muối cũng có Probiotic thế thôi.

Từ ngày mình giảm được 20 cân thì đầu óc bớt lộn xộn, đi đứng thoải mái hơn. Từ 175 cân anh, mình chỉ còn 155 cân anh, BMI <25. Mình muốn xuống nữa nhưng mụ vợ cấm. Vấn đề là tỷ lệ đường của mình, được xem như là tiền-tiểu đường (pre-diabetes) nên tìm cách hạ xuống từ mấy năm nay. Hỏi bác sĩ thì bác sĩ chỉ nói ăn theo kim tự tháp dinh dưỡng của chính phủ Hoa Kỳ khuyến khích. Thêm nữa bác sĩ của mình, bụng to như cái trống chầu, lại khuyên mình nên giảm BMI. Chán Mớ Đời 

Năm này qua tháng nọ cố gắng, theo lời bác sĩ nhưng lượng đường vẫn không thay đổi. Từ ngày mình bắt đầu đọc sách về y khoa, theo các lớp y khoa của đại học y khoa San Francisco thì khám phá ra những gì mình đọc hay nghe thiên hạ thậm chí bác sĩ đều không chính xác. Ăn chay cũng mập. Tiểu đường cũng có người ốm, không nhất thiết béo phì. Thế Lảy nà thế Lào?

Hôm Tết, mình ra nghĩa trang ở Bolsa để viếng mộ ông bà nhạc, chạy qua Peek Family, thấy một ông sư, béo phì, đi khểnh khạn, không nổi đến làm lễ di quan hay cầu siêu cho ai đó. Bụng ông ta to kinh hoàng, khoát áo cà sa thêm vào, hiện thân Trư BÁt Giới. Rau cải không làm mập mà thủ phạm chính là tinh bột như gạo cơm, bánh mì, bún, spaghetti là loại mình thích ăn nhất. Kinh

Chúng ta thấy con bò to đùng, kêu bò bò nhưng lại ăn toàn cỏ. Thế lầy nà thế Lào? Mình có kể vụ này rồi. Ai tò mò thì mò trên bờ-lốc của mình. Con bò trên nguyên tắc là ăn chay, ngược lại mấy con coyote mình thấy trên vườn hay cọp, sư tử, ăn thịt lại gầy, chạy nhanh. Vậy ăn chay khiến chúng ta mập hay ăn thịt (chất đạm) giúp chúng ta gầy? Lý do?

Mình bắt đầu nghe mấy ông bác sĩ tố cáo các hội bảo vệ súc vật, do các công ty thực phẩm chi tiền, để định hướng dư luận ăn chay, không ăn thịt,… quốc hội tiểu bang ra đạo luật về chăn nuôi gia cầm, như nuôi heo, nuôi gà chuồng, phải có kích thước ra sao, để khỏi mang tội xúc phạm đến súc vật,…khiến giá cả thịt leo thang vì phải nuôi đúng tiêu chuẩn. Trên nguyên tắc thì cũng đúng, nếu vậy chúng ta đừng ăn thịt. Đó là lý do chính các công ty thực phẩm mong muốn. Các công ty bán thịt lại tìm cách chống lại, tiếp thị chế độ dinh dưỡng Keto, không ăn gạo lúa mà ăn thịt,…Chán Mớ Đời 

Kim tự tháp về dinh dưỡng là do các công ty thực phẩm lớn nhất hoàn cầu, lobby để được chính phủ mỹ công bố, giúp họ bán thực phẩm. Họ đưa ra những phong trào như ăn Whole Wheat đủ trò để bán sản phẩm. Loại tinh bột nào cũng khiến chúng ta mập, về lâu về dài sẽ đưa đến bị bệnh tiểu đường và đến mất trí nhớ, trả nhớ về không.

Điển hình là các tay nhà nông lớn ở Cali và Florida, lobby phải ăn trái cây, để giúp họ bán trái cây. Từ đó người Mỹ không ăn trái cây theo mùa như khi xưa mà ăn quanh năm trái cây được hái non mấy tháng trước, không có chất bổ hay sinh tố như họ tuyên truyền. 

Mình đi học ở đại học Riverside về trồng trọt. Ông giáo sư đưa quả táo hỏi quả này đã được hái mấy ngày rồi. Ai nấy đều đoán sai. Ông ta cho biết là 9 tháng 18 ngày. Thế thì ăn như không vì không có sinh tố, chất bổ mà chỉ toàn là đường. Chúng ta đi học, được thầy giảng là trái cây phải ăn chín mới có đủ sinh tố, chất dinh dưỡng còn hái non thì làm gì có đủ. Nhiều loại trái chín cây như trái sầu riêng, nay họ hái trước bỏ tủ đông. Mít thì họ cắt một đầu rồi lấy chất hoá học bọc lại để khỏi hư. Họ lại ngâm thuốc để da lán, tươi lâu ngày, ăn vô rất độc. Mình có kể trong vụ thí nghiệm “mua quýt tàu bán ở Phước Lộc Thọ”.

Đường là nguyên nhân đưa đến cơ thể béo phì. Nhiều khi họ xịt thuốc kích thích, diệt trùng, mình ăn vào là ngọng. Mình có theo học một lớp của đại học Riverside về giúp trồng bơ. Họ khuyến khích chủ trại xịt loại thuốc hormone để giúp đậu trái nhiều và to lớn. 1 cây bơ trung bình có đến 1 triệu hoa, trung bình chỉ có độ 500 trái. Trước đây thì họ cấm sử dụng loại này, nay đã được lobby nên FDA cho phép. Mình nghe qua thì ham lắm nhưng thôi không muốn làm giàu, sát hại thiên hạ.

Mình xem mấy phim thấy có lý, quay mấy người to béo, rồi ăn chay thì gầy lại. Nay lại khám phá ra chính các công ty thực phẩm, bỏ tiền để tạo ra cuốn phim tài liệu này để bán sản phẩm của họ. Ngày nay, khi mình xem phim tài liệu về y tế, dinh dưỡng là đều gú-gồ để xem ai bảo trợ để lần ra nguyên do. Đúng hơn thì mình đọc tài liệu cả nhiều nơi để có một cái nhìn riêng. Chúng ta đang sống trong thời đại thông tin nên hay bị tuyên truyền, quảng cáo. Nên nhớ “hữu xạ tự nhiên hương”, nếu tốt thì không ai bỏ tiền ra quảng cáo.

Đây là thống kê năm 2014. Mình vào trang nhà CDC.Gov thì được biết hiện nay 37 triệu người mỹ bị bệnh tiểu đường loại II. Đại loại cứ 10 người Mỹ là có một người bị tiểu đường loại II. Mình nghe các bác sĩ khác kêu là vào năm 2030, con số gia tăng nếu người Mỹ tiếp tục ăn theo chế độ dinh dưỡng như hiện nay, 25% dân số của Hoa Kỳ sẽ bị bệnh này.

Các tin tức mình đã đọc về dinh dưỡng thì càng khiến mình lộn xộn vì bài báo này nói như thế này, ông bác sĩ kia nói thế nọ. Như mình đã kể về ông bác sĩ Fettke, ở Úc Đại Lợi. Ông ta là người bác sĩ độc nhất tại xứ Kanguru, không được phép khuyên bệnh nhân về dinh dưỡng. Lý do là các công ty thực phẩm bán sản phẩm ít lại và cho rằng ông ta không có bằng về dinh dưỡng nên không được khuyên bệnh nhân về dinh dưỡng. Chán Mớ Đời 

Mình đi bác sĩ, bác sĩ nhiều bệnh nhân nên không có thì giờ nhiều. Đa phần, họ xét hồ sơ mình 2 phút trước khi khám nên họ bù trớt. Thay vì hỏi mình trong năm vừa rồi, ăn uống ra sao, tập thể dục mỗi ngày,.. họ chỉ chiếu vào kết quả thử nghiệm máu rồi kêu uống thuốc. Ngoài ra, họ cũng muốn bảo vệ bằng hành nghề họ nên phải theo các quy trình được đưa ra do nhà thương hay hội y sĩ Hoa Kỳ.

Kỳ vừa rồi đi khám sức khỏe thường niên, mình đi vườn về nên mang giày nông  dân, nặng 5 cân chưa kể có dính đất, bận áo quần, áo lạnh nên khi cân là lên hơn 10 cân 165 lbs thay vì 154.8lbs bình thường. Độ đo không chính xác thế là BMI của mình hơn >25. Thế là ông bác sĩ kêu phải uống thuốc vì mập quá. Chán Mớ Đời 

Cứ 6 giây đồng hồ, là chúng ta có một người trên thế giới qua đời vì căn bệnh tiểu đường này. Cho nên ai có tiền thì mua cổ phiếu của các công ty sản xuất thuốc về tiểu đường và statins. Mình ghét họ nhưng vẫn phải mua cũng như Philips Morris bán thuốc lá.

Các chuyên gia cho rằng bệnh tiểu đường là bệnh cấp tính, không chữa trị được như vị bác sĩ mình quen treo tấm bảng trên tường. Mình có theo dõi một Seminar của một bác sĩ bên Anh quốc, kể ông ta cũng bị tiểu đường nên không biết nói gì với bệnh nhân của ông ta, ngoài việc theo kim tự tháp dinh dưỡng và tập thể dục trong suốt 20 năm trời. Đến khi ông ta tìm được cách chữa trị, tự trị liệu cho chính mình.

Ông ta cho rằng, ông ta chỉ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng. Thay vì ăn chay, ăn tinh bột, các chất dinh dưỡng tạo ra đường thì ông hạn chế hết, chỉ ăn protein như thịt cá thì giảm cân và từ từ bệnh tiểu đường biến mất, không cần uống thuốc.

Làm sao để bình dân học vụ bệnh tiểu đường? Các chất dinh dưỡng khi tiêu thụ vào sẽ biến đổi một số ra Glucose, tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Lấy thí dụ như sau:

Điển hình mùa đông chúng ta phải sưởi ấm căn nhà. Muốn sưởi ấm, chúng ta cần những loại như cây, khúc gỗ hay nhánh cây để đốt, tạo ra năng lượng nhất là phải đóng cửa sổ và cửa ra vào để hơi ấm không thoát ra ngoài. Nhánh cây (tinh bột) thì chúng ta đốt cháy nhanh tàn, còn các khúc gỗ (chất đạm) cháy lâu hơn cành cây, các khúc cây to (chất béo) thì lâu nhất. Khi đã bị đốt hết thì còn lại tro tàn. Phải xử lý ra sao?

Các tế bào của chúng ta cần nhiên liệu và ty thể như máy động cơ. Ty thể chúng ta hoán chuyển nhiên liệu thành ATP (Adenosine Triphosphate) giúp biến hoá trong cơ thể, đưa năng lượng đến các tế bào như xăng được bơm vào carburator và được bougie đốt cháy khiến các sú-ắp quay tạo ra năng lượng khiến động cơ nổ chạy.

Cơ thể dùng Glucose, tinh bột, chất béo hay amino acid từ protein (chất đạm) để đốt tạo năng lượng cho ty thể. Tinh bột được đốt rất nhanh như mấy nhánh cây được lửa đốt cháy rất nhanh. Do đó sau khi ăn cơm, bánh mì,.. (tinh bột) chúng ta mau đói vì được đốt rất nhanh. 

Theo chế độ dinh dưỡng ngày nay, chúng ta ăn không những 3 bữa mỗi ngày mà có thể đến 5, 6 bữa. Sáng ăn lúc 7 giờ, đến 10 giờ chơi cái bánh hay trái chuối, trưa ăn cơm xong thì độ 3 giờ làm thêm cái bánh, hay chè khoai môn, khoai tây chiên khô, hay gì đó, ya-ua rồi tối đến ăn cơm chiều rồi 8-9 giờ tối ăn thêm khi xem xi-nê, truyền hình rất tình tứ với bắp rang trước khi đi ngủ.

Đói thì phải lăn vào bếp ăn tiếp, do đó cứ vài tiếng là thấy đói lại. Khi hết nhánh cây thì chúng ta ra khỏi nhà lấy thêm nhánh cây đem vào (ăn) thì phải mở cửa để đem thêm nhánh cây vào sau đó đóng lại. Đó là công việc của tuyến tuỵ (pancreas), mở cửa để đưa Glucose vào và đóng lại. 

Ăn tinh bột, tạo nên Glucose rồi insulin

Lúc mở cửa để đem nhánh cây vào (ăn) thì hơi ấm bị thất thoát khá nhiều. Một thời gian sau, cứ mở đóng hoài cánh cửa sẽ bị hư. Để hơi ấm không thoát ra ngoài, người ta đóng cửa, khoá lại. Hiện tượng này gọi là kháng insulin nhưng cơ thể cần glucose nên người ta phải tìm cách nhét insulin vào bằng cách uống thuốc hay chích như thể họ đục một cái lỗ trong tường rồi truyền vào than hay chất gì có thể đốt trong lò sưởi. Do đó có nhiều người gầy nhưng bị bệnh tiểu đường vì họ ăn nhưng không tạo được insulin, để truyền vào cơ thể vì cửa bị khoá chốt. Chán Mớ Đời 

Để mình tìm cách bình dân học vụ về ăn tinh bột. Thay vì ăn ngày 3 bữa, chúng ta lại ăn snack, chè đủ trò giữa các bữa ăn. Cứ xem như mình đem vào nhánh cây nhiều quá nên nhét vào lò sưởi đầy nên thay vì cháy, chúng trở thành than. Chúng ta lại lấy ra than ra chất bên cạnh để bỏ nhánh cây khác vào. Dần dần than chất đầy nhà, chúng ta phải xây thêm mấy kho để chứa đó là chất béo dư thừa khi chúng ta ăn quá nhiều, khiến cái bụng phệ ra. 

Mình có giải thích chất béo theo kiểu tủ ngăn đá như sau: khi hai đứa con còn đi học. Mình mua đồ ăn ở Costco mỗi tuần, để nấu cho chúng ăn trong tuần. Con nít ăn như cọp nên phải tiếp tục đi mua vì tủ lạnh hết thức ăn nhanh. Khi chúng đi học xa thì quen mua ở Costco nên đồ ăn nhiều. Hai vợ chồng không ăn nhiều như xưa, ăn không hết nên lấy hộp bỏ vào rồi bỏ ngăn đá. Từ từ ngăn đá đầy thức ăn cũ (đó là chất béo nơi cái bụng hay chỗ nào khác trên cơ thể). 

Muốn hết béo thì chúng ta ngưng mua đồ ăn, lấy đồ trong ngăn đá ra hâm lại để ăn. Đó là cách vô thất, nhịn đói, để cơ thể lấy chất béo ở bụng và các nơi khác tiêu thụ, khiến chúng ta giảm cân. Tủ lạnh chạy ngon ơ, ít tốn điện. Đó là cách mình làm giảm cân và chất béo qua cách vô thất định kỳ. Ngày xưa, ông Xu Huệ ở Đà Lạt, có hướng dẫn thiên hạ vô thất. Xong om

Trong khi chúng ta ăn chất đạm (protein) như đun mấy thanh củi thì lâu tàn hơn, ít phải đóng mở cửa để đem củi vào. Nếu dùng thân cây to (chất béo) để đốt lò sưởi thì cháy lâu cả đêm hay cả ngày. Lâu đói, ít  ăn lại. Khi chúng ta ăn protein, chất đạm như đậu, thịt thì cảm thấy lâu đói.

Mình chỉ tìm cách hiểu một cách bình dân học vụ cho dễ nhớ vì các từ y khoa khá phức tạp. Cơ thể con người không cần phải tiêu thụ tinh bột để sống. Chúng ta chỉ cần một ít glucose và fructose mà người ta gọi Gluconeognenesis và polyol.

Glucose gồm phân nữa là đường và phân nữa là fructose. Gạo, bánh mì, spaghetti, khoai là tinh bột glucose carbohydrate . Fructose là đường của trái cây.

Khi glucose được thấm vào đường ruột, sẽ đưa thẳng lên đến não bộ, sau đó glucose sẽ đi vào trong cơ bắp dưới sự hướng dẫn của insulin. Đây mới là điều đáng nhớ là cơ thể chỉ cung cấp 4 gram của glucose cho mỗi lần, còn dư thì chuyển thành Glycogen và chất béo. Như mình nói trên, là lò sưởi chỉ có thể chứa một số nhánh cây thôi nên không đốt cháy hết được nên chỉ ủ thành than (chất béo) rồi chứa trong kho.

Người ta cho biết một lát bánh mì có độ 5 muỗng cà phê glucose, mà một muỗng đường cà phê có độ 4 gr, xem như 20 gr nếu mình ăn một lát mì. Do đó khi đi mua thực phẩm, cần xem bao nhiêu gr đường rồi chia cho 4 là biết bao nhiêu muỗng đường. Mình để ý, mỗi lần đi Costco mua bánh croissant về ăn là vài ngày sau thấy lên cân ngay. Đồng chí gái không ăn nên sợ hư nên mình chơi mỗi lần 3 croissant. Chán Mớ Đời 

Từ độ khám phá ra vụ này mình hết dám ăn bánh mì, croissant hay cơm,… nhắc lại là bệnh tiều đường là nguyên do không biến thể được glucose vào cơ thể. Bớt ăn tinh bột. Ra phố mình kêu phở không bánh phở.

Muốn chữa bệnh tiểu đường, giảm hàm lượng glucose vào cơ thể. Ăn rau cải, chất đạm và chất béo loại tốt. Mình phải lái xe 40 dậm để mua dầu olive loại chính gốc, từ trong thùng ra, thay vì mua ở siêu thị đều bị pha hết. Dầu olive tốt đều được bỏ trong chai thuỷ tinh màu đen để tránh ánh sáng. Cần nhất là không dùng dầu công nghệ mà mình đã kể.

Đồng chí gái kêu sao mình có thể nhịn đói lâu. Lý do là mình bắt đầu ăn theo chế độ một ngày một bữa (One Meal A Day). Cơ thể từ từ quen. Lúc đầu mình ăn theo chế độ Intermittent Fasting, ăn trong vòng 8 tiếng, sau đó thì giảm dần. Sau này, ăn chất đạm hay chất béo thì thấy no lâu. Ăn đậu phụng, hạt nhân, óc chó, dầu olive thì không thấy đói vì các loại này là củi nên cháy lâu. Ăn thịt đủ trò thì no lâu, không đói như ăn bánh mì croissant hay cơm,…như xưa. Cơ thể thon lại. Tóc bớt bạc, hơi đen lại. Hy vọng vài năm nữa tóc sẽ đen lại hoàn toàn.

Có dạo, đang tập ở Đông Phương Hội, một bác lớn tuổi, bổng nhiên quỵ xuống. Mình thấy bác hơi lộn xộn nên kêu người đứng cạnh chụp bác lại để tránh bị ngã. Có chị y tá quen mấy cảnh này thêm tại nhà vì có mẹ già đã từng gọi cầu cứu Khoa nên lấy kim đâm 10 đầu ngón tay, cho máu rỉ ra rồi xoa dầu nóng, cho ăn viên kẹo, từ từ bác khoẻ lại. Có lần đồng chí gái, đi bộ với mình về, cô nàng bổng đổ mồ hôi như tắm, mình bắt mạch thì thấy chậm nên cũng lấy kim trong ví ra để châm 10 ngón tay, xoa dầu rồi lấy mật ong pha nước ấm cho uống mới đỡ lại. Từ vụ bác tập quỵ ngã, mình thủ trong ví 2 cây kim mà người ta dùng để chích lấy máu đo tiểu đường. Khi gặp ai bị vụ này thì cứ rút kim ra chích ở 10 ngón tay để giúp máu lưu thông. Điển hình là khi mình mở vòi nước, không chảy thì mở nắp bình nước thì sẽ giúp nước thoát ra.

Trường hợp máu thiếu glucose. Thường cơ thể thấy đầu nhẹ, đổ mồ hồi và ít cảm nhận. Lý do nhiều insulin


Có nhiều glucose trong máu vì ăn quá nhiều tinh bột, ít insulin, ít thuốc tiểu đường. Trường hợp nặng có thể đưa đến tử vong.

Hiện tượng này được xem là thiếu đường (hypoglycaemia) đó là hệ ứng của bệnh tiều đường. Ngoài ra có một hiệu ứng khác là nhiều đường thì gọi là hyperglycaemia.
Nhớ hình ảnh này, khi chúng ta ăn nhiều tinh bột, các mạch máu sẽ bị cứng như miếng bánh mì nướng, sẽ kể sau lần sau nếu nhớ.

Cách tốt nhất là nên tìm cách giảm chất đường trong máu. Mình có độ đường được xem là pre-diabetes, tiền tháo đường. Lý do được giải thích như sau: khi chúng ta bỏ miếng bánh mì vào lò nướng thì miếng bánh mì sẽ bị cứng dòn và hơi bị cháy. Hiện tượng được gọi là Advanced Glycation End (AGE). Được biết đến là phản ứng Maillard do một khoa học gia pháp tên Louis Maillard khám phá và được các công ty thực phẩm sử dụng để làm thức ăn bán cho chúng ta.

Tháng trước, mình thử làm bánh mì để xem phản ứng hoá học khi nhồi bột, để tìm hiểu hiện tượng, phản ứng hoá học của bột mì và men và độ nóng. Thôi hơi dài, ngưng ở đây, sẽ viết tiếp lần sau (còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn