Showing posts with label Địa ốc. Show all posts
Showing posts with label Địa ốc. Show all posts

Du lịch Ý Đại Lợi

 Đi Ý *

Trong các nước mà mình đã từng sinh sống, mình thích nhất nước Ý Đại Lợi vì thực phẩm, kiến trúc, gái gú, văn hoá,... Nếu không đi Mỹ thì mình đã nhận nơi đây làm quê hương. Mình nhớ hồi ở Đà Lạt, có coi phim "Made in Italy" ở rạp Ngọc Lan, vui thần sầu. Mình không nhớ tên ông thầy dạy thế vài lần về môn sử thì phải. 

Cứ gần hết giờ là ông thầy người Nam kể chuyện phim của Ý Đại Lợi, ông có tài kể chuyện phim thuộc trường phái Tân Hiện Thực "người ăn cắp xe đạp" (ladri di biciclette, của Vittorio de Sica). Nghe ông ta kể khiến mình mơ ngày nào viếng thăm Ý Quốc nhất là mê xi nê Ý, hậu đệ nhị thế chiến. Dạo còn sinh viên, cuối tuần đi coi xi nê Ý ở thư viện Centre Pompidou hay Cinémathèque ở Trocadero. 

Sau đại chiến thứ 2, điện ảnh của Ý Đại Lợi bổng nổi lên một làn sóng mới, các đạo diễn trẻ thay phiên nhau cho ra đời những phim rất hay, nói về đời sống sau chiến tranh của người Ý Đại Lợi. Rất nghèo vì là phe thua cuộc. Tương tự sau này, tại Đài Loan, có làn sóng các đại diễn trẻ làm nữhng phim kể về thừoi sau 1949, khi quân đội của Tưởng Giới Thạch thua trận, bỏ chạy sang hò đảo này. Mình xem hầu hết các phim của Ý Đại Lợi và Đài Loan của các đạo diễn trẻ này.

Năm đầu vào trường kiến trúc, lễ khoá mùa xuân, lớp có tổ chức đi chơi một tuần ở Siena gần thành phố Firenze vùng Toscana (Ý). Mình muốn đi nhưng lại kẹt giấy tờ vì dạo ấy Saigon vừa mất cho nên sổ thông hành VNCH không còn giá trị. Đang xin tỵ nạn chính trị nên chưa có giấy tờ đi nước khác, may có thằng bạn quen một tên VN có quốc tịch Pháp nên mượn thẻ căn cước của hắn để qua biên giới. Lúc tới biên giới mấy đứa bạn tây, đầm đều run cả nhưng thấy ngồi chung nên quan thuế cũng không dòm ngó gì cả. Tính ra là mình có 4 sổ thông hành, VNCH, Pháp, Cộng đồng Âu Châu nay thì dùng Mỹ.

Đây là Piazza Del Campo của thành phố Siena. Mình đi Ý Đại Lợi lần đầu tiên là thành phố này. Mình nhớ nhất là ngồi ngoài trời nơi tiệm ăn thứ 3 từ phải qua trái (trong hình). Khi bồi bàn đem ra hai đĩa spaghetti cho mình và ông thầy. Đúng lúc con chim nào bay ngang làm một bãi ngay cái đĩa spaghetti của ông thầy. Tại Ý Đại Lợi, chim Bồ câu, hay bay vòng vòng ở các quảng trường. Ngày nay, đến Venise, toàn là chim và chim. Lại giúp một nhóm người làm tiền, bán thức ăn cho chim, để chim bu lại chụp hình. Chán Mớ Đời 

Trong lớp, chia ra nhiều nhóm thân nhau đi viếng thành phố này trong ngày nhưng mình lại thích đi với ông phụ giáo còn trẻ. Mỗi ngày ông này đi vẽ nên mình ngồi bên vẽ để học cách vẽ của ông ta. Mình có hai kỷ niệm vui nhất về ông này. Lần đi Siena, sau một ngày vẽ thì hai thầy trò kéo nhau đi ăn tiệm ngay ở Piazza Del Campo, ông này lại muốn ngồi ngoài trời nên khi người bồi bạn vừa bưng đĩa spaggetti nóng hổi ra, chưa kịp ăn thì một con bồ câu bay ngang thả bom ngay xuống đĩa spaggetti làm phải tốn tiền kêu đĩa khác. Một lần khác ông ta rũ mình đi La Mã chơi vì có người em bạn dì tên Marc Porel, cho mượn nhà trong vòng một tháng. Ông Marc Porel này là tài tử xi nê, nổi tiếng một thời đóng với Alain Delon, bồ với Ursula Andress nổi tiếng trong vai Bond Girl với Sean Connery trong phim Dr. No, sau này chết vì ma tuý. 

Trong xe lửa từ Paris đến La Mã, ông ta kể cho mình nghe những mánh mung của dân Ý móc túi du khách. Khi xe lửa vào ga Termini của thủ đô La Mã, ông ta dặn mình là cẩn thận, tụi móc túi đã để ý đến mày rồi. Hai thầy trò lấy xe buýt về tới nhà, ông này rờ tay vô túi quần thì cái bóp của ông ta không cánh đã bay làm mình muốn cười nhưng không được. Đi ra đồn cảnh sát Ý để báo cáo, để đến toà đại sứ Pháp xin giấy tờ tạm để về nước thì gặp 2 cặp người Mỹ, bị mất chiếc xe chở bằng tàu thuỷ từ mỹ sang, ngay cả vali lẫn tiền bạc, sổ thông hành thấy tội thể thảm. Từ đó, khi đi Ý Đại Lợi, mình phải mua báo địa phương, cầm trong tay, để làm như mình là người sống tại địa phương. Nay thì người Tàu đông như quân Nguyên. Có một phố tàu tại thủ đô La-Mã. Kinh

Ga xe -lửa của La-Mã, nơi mình và ông thầy vừa bước ra khỏi đây, leo lên xe buýt là mất cái ví. Chán Mớ Đời nay thì nạn móc túi nhiều hơn trước. Lần trước, đến thăm La-Mã với đồng chí gái, mình ở gần nhà ga này để tiện lấy xe lửa đi chơi.

Dạo đó dân Ý nổi tiếng về ăn cắp, du khách đi xe lửa, ngủ couchette, họ thổi thuốc mê để lấy đồ. Mình nghe kể chuyện ăn cắp như; có người lái xe hơi dừng ở đèn đỏ thì thấy trong kính chiếu hậu có người đứng tè vào xe mình nên mở cửa chạy ra chửi bới thì có tên khác nhảy lên xe vọt chạy đi. Có cặp vợ chồng Pháp đi chơi nhưng sợ bị mất xe nên bà vợ vào viếng viện bảo tàng trước trong khi ông chồng ngồi coi xe, buồn ngủ hay sao lúc bà vợ đi ra thì thấy mất bốn cái bánh xe. Trong mấy phim có tài tử danh tiếng Toto đóng có mấy cảnh dân Napoli ăn cắp tại Nhà ga, xe buýt.... Sau này mình đi Giang Hồ thì tới thành phố nào cũng mua tờ báo địa phương kẹp nách nên được yên thân, ngụ ý là mình thuộc dân địa phương.

Mình có vẽ cảnh này tại Venise, sau này trở lại chỉ chụp hình với đồng chí gái trên chiếc cầu này.

Mình đi Ý lần thứ hai vào năm sau khi lớp tổ chức đi Venise. Phải công nhận thành phố này quá thơ mộng, tối sau ăn cơm cả đám rủ nhau ra Piazza San Marco, uống nước rồi nhảy Valse trong tiếng vĩ cầm do các nghệ nhân chơi. Sau này mình đi viếng thành phố này mỗi năm khi còn ở Âu Châu, lần chót đến là năm 2006 khi đưa vợ con đi Âu Châu thăm bạn bè cũ nhưng cái không khí khi xưa hình như không còn nữa, không còn ai chơi vĩ cầm nơi các tiệm ăn hay cà phê. Du khách đông hơn xưa nhiều và khác xưa. Tây ba lô nhiều.

Ở đây có vụ là dân bồi bàn gian lận khi thối tiền. Mình thấy rõ ràng tên bồi bàn đếm nhưng khi đến tay tên bạn thì thiếu hai tờ nên khi đi Ý là mình phải đếm lại trước mặt tên bồi bàn nếu không là bị gian ngay. Lần cuối thì dùng thẻ tín dụng nên hết sợ. Dạo đó nước Ý còn dùng tiền Lire nên một quan Pháp ăn đâu 15,000 tiền Ý như thể mình về VN, lấy đô la đổi ra tiền đồng, đếm mỏi tay. Có mấy cái đảo nhỏ xung quanh thành phố này, có một đảo tên Lido mà mỗi năm có tổ chức giải xi nê quốc tế và Biannale về kiến trúc. Ngoài ra có 2 đảo Murano, Burano,.. rất dễ thương, ít du khách hơn, nhà cửa bớt đồ sộ vì khi xưa là làng đánh cá và làm ve chai, nay có mấy tiệm thổi ve chai thành ly tách, bình hoa,…

Thành phố Brescia, Ý Đại Lợi. Nơi mình đến ăn giáng sinh đầu tiên tại Ý Đại Lợi. Sau này đi La MÃ nhiều hơn vì vui và dễ vẽ tranh bán cho du khách. Tại Brescia, mình chỉ bán được có một tấm. Chán Mớ Đời 

Giáng sinh năm 1980 thì được một cô bạn Ý quen ở Luân Đôn mời sang chơi. Nhà cô này cách thành phố lớn Brescia khoảng 50 km. Mùa đông nhưng mình cũng phải đi vẽ để bán tranh trả tiền tàu lửa. Sau bạn trai của cô này có một bà chị kiến trúc sư ,nên mình hỏi quen hãng kiến trúc nào mướn người vẽ thì cô ta giới thiệu một giáo sư ở đại học Torino (Turin), thủ phủ của hãng xe hơi Fiat nên mình đến Torino làm việc, nhân tiện kiếm tài liệu để làm luận án ra trường. Mình làm việc được 6 tháng rồi đi giang hồ 3 tháng hè từ nam chí bắc Ý Đại Lợi, vẽ tranh bán. Sau này, cô bạn lấy một tên người anh, dọn sang Luân Đôn, còn tên bạn trai, lấy cô bạn cô Elena mà mình có gặp khi đi chơi chung khi xưa.

Đi từ Bắc xuống miền Nam Ý rồi qua đảo Sicily, có ghé lại thăm vài tên bạn ở chung ký túc xá nên có rất nhiều kỷ niệm vào thời gian ấy. Nhớ đi xe đò từ Agrigento đến cái làng Corleone, nổi tiếng qua phim Bố Già thì mình buồn chả biết làm gì nên vẽ hí hoạ anh tài xế, cuối cùng anh này cho mình đi không bù lại mình tặng cái hí hoạ của anh ta. Thật ra cái làng Corleone, ở phía Tây của hòn đảo này nhưng ông Francis Coppola lại lấy một làng khác, cạnh Agrigento để quay phim này. Nhờ đó mà nay du khách viếng khắp nơi.

Làng này nhỏ nên chỉ có hai tiệm ăn mà một tiệm đóng cửa hôm đó nên mình phải vào tiệm còn lại. Mới vào cửa thì tên hầu bàn hỏi mình là sinh viên thì mình gật đầu. Khi xem thực đơn thì không thấy đề giá tiền nên hỏi người hầu bàn thì hắn nói đừng có lo, trường trả nên mình kêu đủ món, ăn cho nhanh vì có nhóm sinh viên Mỹ đi du lịch cả xe buýt sẽ ghé lại ăn tối. Ăn xong thì lo chuồng ngay vì thấy vài tên sinh viên Mỹ bắt đầu vào mà không chịu ngồi chung bàn với mình nên ký tên rồi ra cửa. Sau này kể cho tụi bạn sinh viên Ý thì không tên nào tin cả, nên đến mấy chục năm sau, gặp lại tụi nó vẫn bắt mình kể lại chuyện đó.

Nước Ý là một nước, gồm các tiểu vương quốc mới thống nhất bởi ông Garibaldi trên 150 năm nay, còn trẻ hơn Hoa Kỳ nên rất phức tạp. Mỗi vùng nói thổ ngữ địa phương tương tự như ở Thụy Sĩ, ở nhà thì họ nói thổ ngữ còn đi học thì nói và viết tiếng Ý. Gặp người lớn tuổi nhiều khi họ không biết viết hay nói tiếng Ý. Miền Nam Ý rất khác xa với miền Bắc cho nên có sự kỳ thị giữa Nam Bắc nhất là về khí hậu. Miền Nam nóng hơn nên khi mình ghé lại thăm mấy tên sinh viên ở chung ký túc xá thì trưa là đi ngủ, chiều khoảng 5-6 giờ là ăn bánh mì nướng trét dầu olive, sang thì thêm chút cà chua. Không có máy điều hoà không khí như ở Hoa Kỳ.

Xong thì đi rão phố trong làng vào lúc đó thì nam nữ ăn bận rất là chải chuốt, đi đầy đường mà làng thì chỉ có một con đường chính, cứ đi dăm ba phút lại về chốn cũ nhưng thật ra rất lâu vì cứ đi vài bước thì bạn mình gặp người quen là đứng lại giới thiệu mình, rồi họ hỏi tông ti họ hàng của mình cũng mất 15 phút để trả lời rồi lại đi vài thước lại Ciao, Ciao bắt tay hỏi chuyện. Nhớ đến “Ciao” (đọc như “chào” của tiếng Việt) mà người Ý hay chào hỏi khi gặp nhau, dân Tây cũng bắt chước. Lúc mới sang Tây không biết nên khi thấy tụi Tây cứ kêu “Ciao” thay vì “Salut” thì mình tưởng chúng biết tiếng Việt nên khâm phục. Không ngờ tây đầm biết văn hoá Việt Nam để chào mình. Chán Mớ Đời 

Dân Ý tương tự như người Huế, ra đường phải chải chuốt, nghèo nhưng ăn bận sang lắm. Dân Ý nghèo hơn với Pháp nên người dân di cư sang Mỹ hay đi lao động ở các nước âu châu miền bắc như Pháp, Bỉ, Đức, Á Căn Đình,... Ở Bỉ có một ca sĩ mà người Việt rất mến mộ, gốc Ý tên Salvatore Adamo với mấy bài như "Tombe la neige", La Nuit,...Có lẻ mình là thằng Á Đông đầu tiên đặt chân đến mấy làng này nên cả làng xôn xao, ùa ra hỏi chuyện. Hai ngày sau là mình quen hết làng, lại được họ mời về nhà ăn uống rất khuya.

Dạo còn ở VN mình thích bản nhạc Back to Sorriento mà ông Phạm Duy có phổ lời Việt, nên có ghé lại vùng Napoli để viếng núi lửa Vesuve, đảo Capri và thành phố này. Có dạo cả thế giới thích dịch các bản nhạc dân ca của vùng này như Bambino, O sole mio,...hình như Elvis Presley có dịch ra It's now or never. 

Mình có ngồi vẽ chỗ nào tương tự chỗ này, cạnh một biệt thự. Đến trưa thì chủ nhà đi ra, mời mình vào ăn cơm trưa với gia đình họ. Chiều mình phải quay về Sorriento vì đảo này không có lữ quán thanh niên.

Ở đảo Capri, đang ngồi vẽ thì có gia đình Ý kêu vào ăn cơm, ngồi xem biển đẹp lạ lùng làm nhớ tới bản nhạc “Capri c' est fini” mà mình hay bắt chước Hervé Vilard rống như bò “.

Capri, c'est fini,

Et dire que c'était la ville

De mon premier amour,…

 Mình viếng thành phố Napoli để vẽ những nơi mà Sophia Loren và Marcello Maestroiani từng đóng trong phim của Vittorio De Sica. Xứ này nghèo nên họ ăn Pizza hay spaggetti al dente, nấu hơi sống để lâu đói. Sau này dân vùng này di cư sang Mỹ nên làm pizza bán khiến món này trở thành phổ thông. Khi lính Mỹ đổ bộ vào Ý để đánh quân Đức quốc xã thì đi lùng kiếm pizza nên từ dạo đó các vùng khác ở Ý mới bắt đầu biết và ăn Pizza. Gregory Peck có đóng một phim, quên tên rồi kể về thời lính Mỹ đổ bộ tới Napoli rất cảm động.

Đảo Sicily phải công nhận đẹp thật, bao nhiêu công trình của Hy Lạp và đế quốc La Mã vẫn còn, phong cảnh thì khô cằn, chỉ có trồng cây olive, bị ảnh hưởng của Văn hoá Á rập vì bị đô hộ khá lâu tuy không bằng Tây Ban Nha. Có điều lạ là đàn bà ai cũng bận đồ đen cả vì để tang người thân 3 hay 5 năm, sau đó thì có người khác trong gia đình bị giết thì lại để tang, cứ thấy trên tường dán các tờ cáo phó mà rầu. 

Mình có vẽ đền này, quá đẹp.

Mình nhớ lần đầu tiên đến Siracusa, đang ngồi vẽ thì có hai cô bé xinh lắm đến ngồi bên cạnh xem mình vẽ, kêu mắt mình một mí đủ trò nhưng mình chả dám hỏi han gì cả, sau đó có một cô hỏi chuyện thì mình trả lời nhưng cứ dáo dác xem xung quanh có anh em của mấy cô này không vì sợ bị lupara (bắn). Có lẻ bị ảnh hưởng của Á Rập nên ra đường con gái phải có anh trai đi theo. Vẽ xong là chạy không dám ở nán lại. Sau này gặp tụi bạn thì tụi nó nói chỉ là đồn đại. Con gái vùng Sicily có lẻ bị lai Á rập nên tóc đen, khác với mấy cô ở vùng Veneto, tóc vàng nhiều hơn, rất là đẹp.

Dạo còn ở Âu Châu thì mỗi Giáng sinh mình đều đi La Mã chơi với một gia đình Ý quen. Gia đình anh bạn này thì thuộc thành phần nghệ sĩ, đánh đàn... Ông bố thì khi xưa chơi ban nhạc, về hưu làm đàn accordeon để bán, cô chị thì dạy dương cầm, ông chồng cũng đánh đàn cho ban nhạc. La Mã có cái truyền thống, tục lệ là vào đêm giao thừa, mọi người quăng liệng các đồ cũ qua cửa sổ nên ngày đó không thấy ai đậu xe ngoài đường vì người ta liệng lavabo, cầu tiêu,... Trai gái tặng quà quần sì màu đỏ cho hên. Nói chung mình thích dân ý miền Nam hơn. Kiến trúc ở đây thì quá đẹp khó mà kể hết.

Sau khi ra trường, mình bỏ 6 tháng đi chơi vòng Âu châu với cô bạn Mỹ. Từ Hy Lạp mình đi tàu về Ý, có ghé lại vùng Bari và Foggia thăm vài người bạn quen khi còn ở ký túc xá. Vùng này là nền Văn minh Etrusque, có lẻ đẹp hơn văn hoá La Mã, có dịp sẽ kể. Vào nhà người bạn ở lại thì hắn đem mấy cái đồ gốm, khảo cổ mấy ngàn năm đào ra cho cô Mỹ xem. Cô này xem xong nói ở Mỹ là phải ở trong viện bảo tàng, tên bạn kêu, đồ này nhiều quá nên ai cũng lượm về. Xứ Mỹ mới thành lập trên 200 năm trong khi các đồ gốm này đã có trên 2,500 năm. Trong phim Roma, đạo diễn Federico Fellini có quay các cảnh đào hầm để xây xe điện ngầm thì cứ gặp cái di tích lịch sử của thời La Mã nên phải dời đường rày đi chỗ khác nên tốn tiền và mất thời gian.

Nếu ai chưa đi Ý thì nên đi nhất là thành phố trên biển Venise vì có câu xem Venise rồi chết, hình như đạo diễn Visconti có làm một phim có tựa đề này. Hai thành phố khác mà mình muốn đưa vợ đến thăm là Firenze và Roma. Hi vọng năm 2016 sẽ đi âu châu được vì 2014 thì có gia đình mấy người em sang chơi còn 2015 thì về Đà Lạt thăm ông bà cụ. 

2016, mình có đưa vợ con đến Venise. Quá đẹp! Mình tính năm nay đi lại, để xem sao. Vợ mình mê Venise và La-Mã, không thích Florence.

(Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Học và viết tiếng Việt

 Dạo này, có ông thần nào “dán tên mình” vào một bài viết của cô nào, than là ngày nay người Việt viết tiếng Việt rất cẩu thả, sai lỗi chính tả, đủ trò. Thiên hạ nhảy vào hội đồng, ném đá những người viết sai chính tả như mình. Chán Mớ Đời 

Mình đoán là các chiến sĩ an ninh mạng, đang định hướng dư luận để họ quên đi vụ công ty Việt Á, được gắn huy chương nhà nước gì đó.

Thật sự, trình độ tiếng Việt của mỗi người Việt rất khác nhau nên không thể so sánh được. Mình lấy thí dụ: một cô bạn học khi xưa ở Yersin. Từ bé tới lớn học trường Tây, sau 75 qua tây học tiếp. Nay sống ở tây nên tiếng Việt không rành lắm. Ông chồng nói với mình là cô nàng đọc nhưng không hiểu những gì mình viết. Lý do là tiếng Việt không rành, chỉ biết nói chuyện vớ vẩn với người Việt tại Pháp. Dạo mình mới sang pháp, gặp người Việt, nói tiếng Việt như con mình ngày nay.

Một cô khác, tương tự, kêu ông chồng dịch ra tiếng tây những email của mình. Rồi email tiếng tây cho mình nhờ, dịch ra dùm tiếng Pháp, khiến mình ngọng. Chắc ông chồng Chán Mớ Đời cứ phải dịch ra tiếng tây cho cô nàng. Nói chung là mấy ông chồng liên lạc với mình nhiều hơn vì phải đọc i-meo của mình, rồi giải thích cho vợ còn mấy cô đọc không xong thì viết gì nổi. 

Mình theo dõi mấy người bạn học cũ Yersin, nay vẫn còn sinh sống tại Việt Nam. Họ viết rất chuẩn tiếng Việt. Lâu lâu có người sửa lỗi chính tả của mình. Lý do từ 1975 đến nay, họ sống tại Việt Nam thì tiếng Việt của họ phải được hoàn chỉnh, khác với các người bạn học cũ, ở hải ngoại.

Do đó, chúng ta không thể nào gọi những người không rành tiếng Việt là mất gốc, khinh thường chữ Mẹ Đẻ,… một người Việt tại Việt Nam, có thể không viết chính tả chuẩn vì họ không được học cao. Ngày nay, nhờ Internet, họ có thể lên mạng, giao tiếp với thiên hạ, nên có thể còm tiếng Việt sai chính tả. 

Nếu mình không lấy vợ việt thì chắc ngày nay cũng ngọng tiếng Việt. Mình đọc sách báo việt ngữ lại khi sang Hoa Kỳ làm việc. Tại New York, mình có gửi mua báo việt ngữ để đọc hàng tháng nên lò mò được chút tiếng Việt.

Cách đây mấy năm, một cô bạn i-meo kêu có liên lạc được với một cô học chung lớp khi xưa nên mình liên lạc và kể qua i-meo những kỷ niệm một thời đi học chung. Ai ngờ, cô bạn kêu còn nhớ gì không, kể tiếp. Thế là từ đó mình khởi đầu nghiệp dư viết ba-láp, ba-sàm cho đến nay. Cô bạn phải sửa chính tả cho mình khá nhiều, gửi cách thức đánh dấu hỏi ngã tùm lum nhưng vẫn sai chính tả. Hình như họ gọi là biên tập viên ở Hà Nội.

Mình nhớ có mua sách của ông Nguyễn Hiến Lê nói về tiếng Việt, xuất bản trước khi mình sinh ra đời. Không ngờ ngày nay, mình vẫn theo ý của ông ta. Khi nói hay viết tiếng Việt, mình cố gắng ít dùng tiếng địa phương (anh ngữ hay tiếng Ý Đại Lợi, tiếng Pháp,…). Có những từ không biết, phải dùng từ tiếng Việt sau 75.

Có anh bạn khi xưa học Marie Curie, ghét mấy người bạn học cũ, gặp nhau là cứ xổ toàn là toi, toi, moi moi,.. có lần anh ta kêu hôm qua tao đi xe lửa, tao lên toa, tao đái trên đầu toi,… cứ tưởng tượng mình đang nói chuyện với người Mỹ, bổng nhiên xổ một tràng tiếng Việt vào, hỏi họ có hiểu không. Mình có tên bạn người Tàu, đại hàn, khi gặp chúng, đang nói chuyện chúng xổ một tràng tiếng tàu hay tiếng Hàn với mấy người đồng hương của họ khiến mình ngọng.

Có lần mình viết tiếng Mễ, dặn ông thợ đến sau thì làm những việc như sau. Khi ông ta đến, mình mới khám phá ra ông ta không biết đọc tiếng Mễ. Ông thợ hay người mướn nhà gốc Mễ, nhắn tin cho mình sai chính tả tiếng Mễ rất nhiều. Mình đâu thể đánh giá họ là mất gốc. Tại quê nhà, họ là nông dân như mình, không được đi học nhiều hay thậm chí không được đến trường.

Mình tham gia hội Toastmasters để tập nói anh ngữ trước công chúng. Mình khám phá ra rất nhiều người Mỹ cũng lấn cấn vấn đề văn phạm nên mỗi buổi họp đều có người thay phiên nói về văn phạm hay nêu ra cái sai của mỗi người khi nói chuyện. Nói chung thì chỉ có những người mỹ lớn tuổi mới để ý đến cái sai văn phạm.

Thật ra tiếng Việt là một sinh ngữ nên thay đổi liên tục, cập nhập hoá với đời sống hiện đại. Nếu chúng ta mở mấy cuốn sách của nhà thi hào Anh quốc Shakespeare, chúng ta thấy anh ngữ thời của ông ta rất khác những gì chúng ta học ở trường. Đọc đã không hiểu mà bà thầy anh văn, dẫn mình đi xem King Lear ở hí viện Luân Đôn. Mình hiểu câu truyện trước đó, chớ khi xem kịch diễn thì ngọng.

Việt Nam có chữ Nôm, được dùng trước khi người Pháp đến, nay xem như là “TỬ NGỮ”, một ngôn ngữ chết như Hy-Lạp-ngữ. Có dạo mình mua sách để học chữ Nôm nhưng được 3 ngày thì bỏ cuộc. Có anh bạn xưa, rất chăm chỉ, mỗi ngày học một chữ, nay khoe học được mấy ngàn chữ.

Mình học chương trình Pháp từ bé, đến khi sang Pháp thì mình ngọng. Cách mình nói, được dạy trong sách vỡ nhưng gặp tây đầm thì họ nói cách khác. Điển hình: mình được ông tây bà đầm dạy nói: “je ne sais pas” thì bọn sinh viên học chung với mình kêu “sais-pas moi”. Ngoài ra là một sinh ngữ nên người pháp dùng tiếng lóng khá nhiều nhất là dân Paris. Mình phải mượn truyện thời đại để đọc, học các từ lóng của Tây đầm.

Dạo còn sinh viên, có một ông nhạc sĩ tây khá nổi tiếng với giới trẻ, tên Renaud. Mình nghe mấy đứa bạn trong lớp mở radio để nghe. Điệu nhạc thì rất đương đại nhưng mình không hiểu gì cả vì ông ta sử dụng tiếng lóng của người Pháp. Mình nghe như vịt nghe sấm nhưng từ từ rồi cũng hiểu được tiếng lóng của Tây đầm.

J'étais tranquille j'étais peinard
Accoudé au flipper
Le type est entré dans le bar
A commandé un jambon beurre
Et y s'est approché de moi
Et y m'a regardé comme ça
T'as des bottes, mon pote
Elles me bottent
Je parie que c'est des santiags
Viens faire un tour dans le terrain vague
Je vais t'apprendre un jeu rigolo
A grands coups de chaînes de vélo
Je te fais tes bottes à la baston
….

Dạo điện thoại bắt đầu có phần nhắn tin. Mình thấy mấy đứa con nhắn tin rất ngắn khiến mình tăm tối như LOL, idk,… nhưng từ từ rồi cũng hiểu ý chúng muốn nói gì.  Mình về Việt Nam, nói chuyện với mấy người em. Mình kêu mai ra “phi trường” khiến mấy cô em nhìn mình như bò đội nón. Một cô em khác nhanh trí kêu là “sân bay” mới giúp cô em kia thoát cảnh bò đội nón. Ngay trong gia đình còn không hiểu nhau thì người ngoài còn khó gấp bội.

Khi xưa, họ có làm mấy cái tách uống cà phê cho người có râu. Do đó, chúng ta không nên vơ đũa cả nắm về người viết không rành tiếng Việt.

Có người ở hải ngoại dị ứng với những từ dùng tại Việt Nam. Ngôn ngữ mà người ta dùng hằng ngày được xem là Sinh Ngữ, một ngôn ngữ sống thì có những từ mới, được phát minh và được người dân sử dụng. Mình học tiếng Việt thời Việt Nam Cộng Hoà, nên khi dùng từ được học ở trường khi xưa. Nhiều khi quên, đọc báo việt ngữ ngày nay, ngay các báo xuất bản tại Hoa Kỳ, cũng sử dụng những từ sau 75. Lý do là người Việt rời sau 75 khá đông. Giới di tản, dần dần vào viện dưỡng lão hết. Trong tương lại sẽ không có ai dùng các từ vựng Việt Nam Cộng Hoà. 

Chúng ta có thể dị ứng với các từ hậu 75 nhưng không thể chối cãi đó là ngữ vựng đang được sử dụng thường nhật. Vài năm nữa, thế hệ di tản ở hải ngoại qua đời, chúng ta sẽ không thấy ai sử dụng các từ trước 75 nữa.

Mình thấy nhiều người dị ứng với các cụm từ hậu 75 nhưng lại tải về trong nhóm các bài viết từ Việt Nam. Theo mình là do các chiến sĩ an ninh mạng viết để định hướng dư luận. Họ viết nhiều chuyện không thể tin được nhưng họ cứ tải về, câu Like mút mùa.

Hồi mình ở Anh quốc, học anh ngữ với người Anh nên dùng mấy từ của người Anh quốc dùng. Đến khi sang Hoa Kỳ thì lộn xà ngầu, các từ người Mỹ dùng hơi khác với người Anh quốc. Còn người Gia-nã-đại vùng Québec thì còn cha thiên hạ. Họ dùng từ của người Pháp 2, 3 thế kỷ trước đây. Giọng của họ khó nghe. Mình nhớ đi xem một phim pháp ngữ của Gia-nã-đại. Đâu 1 tiếng đồng hồ đầu tiên, mình chả hiểu gì cả. Hỏi cô bạn đầm, cũng lắc đầu nên sợ tới già, không dám xem phim tây Gia-nã-đại.

Mình thấy ở Việt Nam, giới trẻ dùng các từ lạ như “cu-te”, hoá ra là đọc từ anh ngữ “cute” theo cách phát âm của người Việt. Hôm trước, mình xem một chương trình hội thoại ở Việt Nam về giới trẻ. Mình thấy họ sử dụng các từ anh ngữ khá nhiều như thế hệ bố mình, xổ tiếng tây.

Có cô ca sĩ, nghe đồng chí gái kêu rất nổi tiếng ở Việt Nam. Cô này nói bận độ “Bờ lắc” khiến mình ngọng, đồng chí gái cười rồi giải thích. Hoá ra cô ta đọc tiếng anh từ “Black” theo âm điệu quan họ. Cô ta kể hôm nay cô ta bận đồ đen vì lý do gì đó. Mình theo dõi mấy đứa cháu trên mạng. Thấy chúng dùng những từ rất lạ. Trong tương lai, các từ chúng dùng ngày nay, sẽ được phổ thông hoá, mang vào tự điển Việt Nam. Xong om

Ngày xưa, nghe mấy ông thầy người Việt dạy trường tây, nói tiếng tây thì quen. Đến khi sang tây thì chới với vì phát âm sai. Mình cần một thời gian khá lâu mới quen phát âm theo tây đầm. Lý do phát âm theo mấy ông thầy, bà cô người Việt dạy chúng không hiểu. Nay mình theo học lớp phát âm tiếng anh tại đại học, để bỏ bớt cái âm hưởng nước mắm.

Có câu chuyện: một ông sư đi ngang một căn nhà, thấy hào quang toả lên. Tò mò ông ta đi vào xem. Ông thấy một bà cụ, ngồi lần chuỗi đọc Chú Đại Bi. Bà ta niệm “Tô Bò Kho”. Ông thầy ngứa mồm, nói bà ơi; Ta Bà Ha, bà niệm sai rồi. Bà cụ tiếp thu lời dạy của thầy nên tiếp tục niệm “Ta Bà Ha”. Bổng nhiên hào quang biến mất. Ông sư thấy lỗi của mình, nên nói tôi nói đùa với bà đấy, cứ tụng “tô Bò Kho”. Chán Mớ Đời 

Năm nay, mình theo học đại học cộng đồng, lớp miễn phí về cách phát âm anh ngữ. Mình tham gia hội Toastmasters, khi nói bọn mỹ có vấn đề hiểu mình vì nhiều từ mình phát âm không chuẩn lắm. Thấy khiếm khuyết thì đi học thêm, nhất là miễn phí. (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 

Hàng xóm không quen

 Hôm nay, mình nhận tin nhắn chúc mừng giáng sinh, nhưng không biết là ai. Theo phép lịch sự, mình nhắn lại cảm ơn và cầu chúc gia đình chị ấy được nhiều sức khoẻ. Lại được hồi âm, kêu em nhỏ tuổi hơn chị Thuỷ, cô em kế mình. Đoán là chắc quen thân gia đình mình vì biết đến cô em kế của mình ở bên Tây. Nên hỏi tiếp mới khám ra một chị hàng hàng xóm, ở cư xá Địa Dư khi xưa, có bà mẹ bán bánh căng.

Mình nói, chỉ nhớ khi xưa xóm này có một bà bán bắp nướng. Chị ta kêu cũng là bà đó, khiến mình suy nghĩ khá nhiều, moi óc trí nhớ mình để xem có ai bán bánh căng khi xưa tại đây. Hoá ra, trước 75 thì bán bắp nướng, thơm dứa cắt từng miếng, rồi sau 75 thì bán bánh căng mà mấy cô em mình là khách hàng quen. Cứ kéo nhau xuống đây ăn chịu, rồi mẹ mình trả sau, kiểu khi xưa mình hay ăn ghi sổ ngoài chợ. Mình chưa có dịp ăn bánh căn của mẹ chị ấy. 

Khi xưa, công chức có đồng lương cố định nên nhiều bà vợ, phải buôn bán thêm. Xóm mình có Bà Ron đi bán thêm ngoài chợ, bà Phúc gánh nồi bún bò đi bán thêm mỗi sáng, chỉ tiếc mình không có tiền để mua ăn. Dì Tân, con bà Dụ cũng mở cái quán nhỏ trước nhà để bán tạp hoá, kiếm thêm chút tiền nuôi con. Mình đoán bà Chí cũng tương tự, chiều chiều, ra ngồi trước cư xá, ngay chỗ con hẻm đi qua Phan đình Phùng, bán bắp nướng. Mình cũng không có tiền để mua ăn nên chỉ nhớ mại mại, có thấy một bà bán bắp nướng.

Chị này cũng tốt bụng, chắc nhờ ăn bánh căn của mẹ khi xưa. Đọc bài mình viết về Đà Lạt, lên nhà mình chụp hình để gửi cho mình xem, đỡ nhớ nhà. Lâu lâu có gì lạ thì cho biết. Chị hứa khi mình về Đà Lạt, sẽ lên nhà đổ cho ăn bánh căng gia truyền của gia đình. 

Ảnh chị ta chụp trong sân nhà mình. Thấy hoa bà cụ trồng.

Mình có một cô hàng xóm xa xa một tị, cũng không biết nhau khi xưa, con Cò Đào, ở xóm hai ông thần Sơn Tánh, thợ may khi xưa. Chị này, khi mình đi tây chắc còn bận quần thủng đáy. Cũng tìm tin tức về Đà Lạt xưa, để gửi cho mình đọc. Họ biết mình thích hóng chuyện nên có gì là lạ về Đà Lạt xưa thì gửi cho mình. Còn chuyện ngày nay thì mình chịu.

Có nhiều người đọc bài của mình, lại biết mẹ mình nên hay gặp mẹ mình trò chuyện, giúp bà cụ có chuyện để nói, bớt nổi cô đơn khi về già. Bố mình đã ra đi, bạn bè, người quen cũng lần lượt ra đi, để lại cỏi trống vắng trong đời. Mình đi tây, gần 20 năm mới trở lại Đà Lạt nên bà cụ nhớ nhiều. Thích nói chuyện với mình để kể chuyện ai đó, nhắc đến mình.

Từ ngày, có hai ông thần làm bờ lốc cho mình thì làm quen người Đà Lạt khá nhiều. Họ gửi hình Đà Lạt xưa hay kể những mẫu chuyện ngày xưa tại Đà Lạt ra sao. Ai chết vì tình, ai chết vì yêu gái Đà Lạt, đủ trò. Nghe họ kể thì mình thất kinh vì không biết đến mấy chuyện này. Chuyện trong xóm thì nhớ còn chuyện ở ngoài phố hay phường khác thì chịu.

Mình nhớ nhất câu chuyện, một cô gái chết đuối ở hồ Xuân Hương. Có một cặp trai gái yêu nhau, thề non hẹn biển nhưng bố mẹ cô nàng không chịu. Kêu tên này không đàng hoàng, cứ ham chơi, chi đó. Thế là hai anh chị họp khẩn, đề suất một kiến nghị và cả hai nhất trí là tìm cái chết, lấy nhau ở suối vàng như Romeo và Juliet Đà Lạt. Để lại tuyệt mạng thư, xin hãy chôn chúng con gần nhau trên đồi thông để các cặp trai gái yêu nhau sau này lên Đồi Thông hai mộ, để đắp mộ cuộc tình sớm nắng chiều mưa. Sau đó, cả hai ra bờ hồ, đứng trên cầu chữ Y, hôn nhau lần cuối rồi nắm tay nhau nhảy cái đùng xuống hồ.

Cái khốn nạn là tên con trai, thề non hẹn biển nhưng lại biết bơi. Nên khi nhảy xuống hồ thì hắn theo thói quen bơi trốn qua bên kia bờ trong khi cô gái như cơn mưa phùn của Đức Huy, từ từ chìm theo cuộc tình. Tên con trai bơi qua Thuỷ Tạ, leo lên bờ, sợ quá, đi xe đò về Sàigòn. Mấy ngày sau, cảnh sát còng đầu ở Sàigòn, giải về Đà Lạt. Từ đó con trai Đà Lạt mang tiếng là hứa lèo nên mình bỏ đi Tây để khỏi mang tiếng ác. Chán Mớ Đời 

Hình chị hàng xóm gửi, chỗ Ấp Ánh Sáng, họ giải toả để xây nhà nhưng mới được phần bên của con đường Ấp Ánh Sáng. Trong khi chờ đợi, mua khu bên kia thì họ cho trồng hoa cho thiên hạ chụp hình.

Có mấy người Đà Lạt xưa, tính tổ chức, gặp mặt ngày mai, ăn bún bò. Con gái mình từ Nữu Ước về ăn giáng sinh với gia đình, kêu chắc dính covid. Hôm qua, nó bảo kết quả thử nghiệm là dương tính nên mình báo cho họ, hẹn khi khác. Giáng sinh năm ni sao thấy lạ. Con gái về, thường thấy nó vui, kể chuyện đủ trò, nay nằm trong phòng xem phim. Thằng con theo mình lên vườn, hái bơ cho cô cháu bán kiếm tiền ăn Giáng Sinh. 

Đồng chí gái thì bệnh, ăn uống không đủ chất bổ nên chở đi bệnh viện xem. Bác sĩ kêu thiếu Sodium và Potassium nên chóng mặt. Về nhà mình phải bồi dưỡng thức ăn. Mấy hôm nay ngủ được nên cũng mừng. Đồng chí gái bắt đầu tập Trạm Trang Công và thở nên thấy đỡ. Ngủ tương đối khá hơn trước. Mình nói tập Hồng Gia và Trạm Trang Công, không chịu vì lãnh đạo lúc nào cũng quang vinh, vĩ đại, không thể nghe thằng chồng nông dân. Đau quá, phải nghe nên bắt mình tập chung thì đỡ. Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời vợ lớn mà nghe lời chồng.

Dạo này, mình đang lo bán mấy căn nhà ở xa, lái xe cả tiếng để mua mấy căn hộ gần nhà mình, nên cũng lu bu, không nấu ăn cho vợ. Vợ làm việc ở nhà nên không nấu cơm được. Mới bán được vài căn ở xa để mua vài căn hộ khác thuộc thành phố mình ở. Đang truyền nghề cho thằng con.

Tuần trước, có hẹn với một cặp vợ chồng mỹ trên Torrance, họ bán 4 căn hộ thuộc vùng Rent Control nên mình không thích lắm nhưng họ có thể cho vay lại. Dẫn thằng con theo để họ nghề thương lượng. Mình kêu nó đem theo hồ sơ tất cả mấy căn nhà mình mua, do chủ nhà vay lại để đưa cho chủ nhà xem làm bằng chứng. Người già, họ rất cẩn thận nên phải rò trước những lo âu của họ.

Mình đoán là chủ nhà cần tiền để làm gì đó. Họ không có con cái. Họ muốn bán lấy tiền rồi đóng thuế cho khoẻ việc đời. Chắc sức khoẻ không khá vì mình thấy bà vợ, người quyết định, bố mẹ để lại, khuôn mặt không thấy khoẻ lắm. Khu này cho mướn mỗi căn hộ giá $1,750/ tháng mà họ chỉ cho thuê $650/ tháng. Chắc họ không lên tiền nhà từ 20 năm nay. Cuối cùng thì họ bán cho ai trả tiền liền, dù phải đóng thuế. Không có duyên mua thì đành chịu nhưng thằng con cũng học được chút gì.

Dạo này mưa đầu mùa nên phải lên vườn xem có hư hại gì không. Nên cũng bận. Mỗi ngày lên vườn đi bộ tối thiểu 4 dặm, để chuẩn bị leo núi Machu Pichu 7 ngày 6 đêm tại Peru trong 4 tháng tới rồi Đỉnh Whitney mà năm ngoái mình không thực hiện được vì họ đóng cửa các công viên tại Cali phòng cháy rừng.

Tối qua, mình nấu tôm hùm và cá hồi, cả nhà ngồi 4 góc bàn lớn để ăn giáng sinh. Uống champagne, sau đó hát karaoke, khá vui. Sau những giờ phút căng thẳng vì con gái dính covid. Hôm qua, 3 cha con đi bộ 4 dậm, che dù dưới mưa. Đi dưới mưa Cali, lại nhớ mưa Đà Lạt.

Đầu năm, chúc các anh chị cùng gia quyến được nhiều sức khoẻ.

Nguyễn Hoàng Sơn 

ADU, SB 9, và SB 10

Đầu năm nay 2022, hai đạo luật về địa ốc SB 9 và SB 10 sẽ bắt đầu hiệu lực. Hai đạo luật tiểu bang này được thông qua nhằm cải tiến tình trạng khan hiếm nhà cửa tại California. Dân số lên đến gần 40 triệu người, thường được tập trung tại miền bắc xung quanh San Francisco và miền nam xung quanh Los Angeles. Còn miền trung Cali thì chỉ ruộng và ruộng, ít dân cư. 

Theo thống kê, tiểu bang Cali cần tối thiểu thêm 3.5 triệu căn hộ và 2 đạo luật SB 9 và SB 10, sẽ giúp Cali có thêm 3.5 triệu căn hộ trong vườn 4 năm tới. Hơi hoang đường nhưng khiến mình thích nên tính đi làm nghề vẽ và xây nhà lại.

Theo thống kê thì năm 2020, vùng Los Angeles có đến 65,000 người vô gia cư. Hôm qua, mình ghé lại Bolsa để mua cháo cho vợ. Xe vừa vào bãi đậu xe, phía sau thấy số người vô gia cư gia tăng khá nhiều. Khi xưa, thấy một hay hai người, nay đông hơn quân Nguyên. Cho thấy, vụ đại dịch đã làm nhiều người mất nhà.

Theo mình hiểu việc khan hiếm nhà cửa tại tiểu bang Cali vì luật lệ xây cất năm 2000. Từ khi tiểu bang chuyển hướng chính trị, bầu cho đảng Dân Chủ. Luật lệ bắt buộc phải đóng tiền đủ thứ để bảo vệ môi trường,..khiến xây cất rất mất công, mất thời gian khiến nhà cửa lên giá như điên. Mình nhớ xây căn nhà 2 tầng, 4 phòng ngủ 3 phòng tắm, ga-ra 2 xe chỉ mất có 6 tuần lễ trong khi thủ tục giấy tờ phải mất đến 7 tháng trời. Từ đó, mình bỏ nghề xây nhà cửa vì lâu lắc. Mượn tiền để xây nhà mà chúng bắt phải đợi cả năm thì chết.

Giá xây nhà ở Cali đắt gấp 3 lần các tiểu bang khác.

Thật ra, các luật mới về xây cất, giúp kỹ thuật xây dựng tốt hơn, nhà cửa sẽ bảo đảm khi bị động đất,… vấn đề là các thủ tục hành chánh gây thêm phiền phức, mất thời gian. Mình đi Seminar, gặp mấy ông giám đốc than trời. Họ muốn đầu tư, xây công ty, mướn thợ, tạo thêm công ăn việc làm cho một thành phố Moreno Valley lên đến 40,000 công việc. Vấn đề thành phố, không cho phép. Bắt phải mướn một chuyên gia về môi trường xem xét có loại kangooroo chuột chi đó hay cắc kè,… một loại thú hoang mà không ai biết hay nghe đến bao giờ.

Các nhà đầu tư, mua đất để xây nhà, chi phí quá cao nên khi bán thì chỉ có dân trung lưu , có chút tiền mới mua được. Còn dân nghèo thì đành chịu, đi thuê chung cư. Luật xây cất, công nhân lao động, bắt buộc đủ trò khiến tiền lệ phí giấy tờ lên đến 15-20% tổng số xây cất nhà cửa.

Vấn đề này đưa đến vấn nạn khác là họ phải mua các khu đất ở gần rừng, giá rẻ, đất hoang để phát triển, gây nhiều vấn đề về hoả hoạn, cháy rừng tại Cali.

Từ 20 năm qua, Cali không thấy xây cất chung cư hay nhà cửa cho dân nghèo. Khó làm! Ai cũng hiểu vấn đề nhưng không nói ra. Trước năm 2000, mình xin phép xây cất, ngay tại chỗ. Chỉ vào thành phố, đem bản vẽ rồi tên kỹ sư của thành phố, xét rồi đóng dấu. Nếu sai nhiều thì hắn kêu về sữa lại rồi hẹn ngày khác.

Nay thành phố, sợ bị thưa kiện nên giao cho mấy công ty kỹ sư tư nhân để họ xét duyệt. Bọn này thì mình không gặp mặt được, cứ viết thư kêu sửa cái này, cái kia để câu thêm giờ, kiếm thêm chút tiền. Thủ tục xin giấy phép kéo dài, mất thời gian. Tốn thêm tiền vì thành phố ở giữa kiếm chút tiền, làm thủ tục đưa cho kỹ sư tư nhân xem xét hồ sơ.

Khi ông Trump lên thì có ra chương trình Opportunity Zone, hầu giúp tái thiết lại các khu phố cổ nhân đụng phải các luật lệ xây dựng mới của tiểu bang và địa phương nên cũng ngọng.

Để giải thích thêm vụ khan hiếm nhà cửa tại Cali. Khác với các tiểu bang khác, Cali được xây dựng, phát triển sau đệ nhị thế chiến thứ 2. Dạo ấy, xe hơi được xem là phương tiện, giải phóng con người. Ở các tiểu bang khác, đi đâu phải leo lên xe buýt, xe Tram, xe lửa hay máy bay. Hệ thống hạ tầng cơ sở khá ổn định.

Ở Cali, các công ty bán xe hơi khuyến khích mua xe hơi, để được tự do nên các thành phố, hạ tầng cơ sở, kiến thiết đô thị được dựa trên việc di chuyển xe hơi. Đi các tiểu bang khác thì chạy xe trên xa lộ cả tiếng đồng hồ không thấy một bóng con bò. Cali trở thành biểu tượng của người Mỹ, vùng đất hứa nên ai nấy cũng dọn về đây ở, nhất là vùng Silicon Valley, khởi đầu cuộc cách mạng công nghệ điện toán.

Xa lộ Cali được xây đến 5, 6 làn mà vẫn chật cứng. Thiên hạ dọn về đây ở vì khí hậu và công việc. Tiểu bang lại khuyến khích xây nhà cửa, biệt thự nên cần đất. Trước đây ở Los Angeles, mỗi miếng đất là 3,000 sq.ft., xây một căn hộ 2 phòng ngủ 1 phòng tắm. Không cần ga ra, chỉ cần có chỗ đậu cho một chiếc xe.

Nay xây nhà phải có ga-ra 2 xe và chỗ đậu cho ít nhất hai chiếc xe khác. 5 năm gần đây, mình thấy người ta xây các chung cư nhiều hơn là nhà. Trong các thành phố, họ đập phá hay sử dụng các khu kỹ nghệ để làm chung cư.

Cách đây 2 năm, luật ADU ra đời nhằm giải quyết vấn nạn nhà cửa ở Cali. Đạo luật này cho phép chúng ta xây trong lô đất của mình thêm 1 ADU (accessory Dwelling Unit), một căn hộ khác và 1 JADU (junior accessory dwelling unit), hoán đổi ga-ra thành căn hộ nhỏ. Luật ADU bổng nhiên biến vùng đất Cali từ 1 căn hộ thành khu có thể xây 3 căn hộ trong một đêm. Luật này ra đời cũng khiến dân Cali nức nở nhưng vẫn gặp phải vấn đề thủ tục hành chánh. Người dân đi xin phép xây cất thì bị chính quyền địa phương, thành phố bác đơn xin xây thêm ADU. Thế là ngọng. Một ông thầu khoán kể là khách hàng ở thành phố Thousand Oaks, xin xây thêm ADU nhưng bị bác đơn hết.

Từ đó họ mới cho ra luật SB 9 và SB 10. SB 10 giúp các thành phố có thể thay đổi các vùng lại để gia tăng các căn hộ. Điển hình là các thành phố bắt mỗi lô đất phải 10,000 sqft. Họ có thể bớt lại sự đòi hỏi.

SB 9 thì cho phép chúng ta có thể chia lô đất đang ở thành 2. Và có thể xây 2 căn hộ. Xem như từ 1 căn nhà, chúng ta có thể biến thành 4 căn. Cái hay là họ không đòi hỏi phải thêm chỗ đậu xe, nhất là ga-ra. Trước đây, trung bình 1 căn nhà 3,4 phòng ngủ thì tiêu chuẩn ga-ra 2 xe. 5 phòng thì 3 xe nên tốn tiền. Nay chỉ cần từ nhà đến bến đậu xe buýt chỉ cần không quá nữa dậm là không cần phải có chỗ đậu xe hay ga-ra.

Vấn đề sẽ xẩy ra là trong các khu dân cư sẽ có vấn đề đậu xe. Ngày nay, vào các khu dân cư bình dân là thấy xe đậu đầy nhất là vụ đại dịch, thiên hạ học hay làm việc ở nhà. Ban ngày đã không có chỗ đậu xe. Đêm về là một vấn đề hay sáng nào mà thành phố cho xe đi quét đường.

Dạo này, mình dự seminar và đọc tài liệu về ADU và SB 9, 10 khá nhiều để có cái nhìn rõ ràng hơn.

SB 9 biến các lô đất tại Cali thành vùng R-2. Chủ nhà có thể chia lô đất của mình ra làm 2, không dưới 1,200 sqft. Hai lô đất bằng nhau hay 40% của lô rộng nhất. Thành phố có thể đòi hỏi thêm một chỗ đậu xe.

SB 9 không áp dụng vào các chương trình đập phá hay sửa chửa các chung cư dành cho người nghèo. Hay những công trình cần phải phá đập hơn 25% hay những nhà nằm trong khu phố cổ, lịch sử. Mình có sửa chửa một căn nhà trong phố lịch sử. Mệt lắm.

SB 9 cho thấy nhiều vấn đề sẽ xẩy ra: chỗ đậu xe, an ninh cho dân cư vì càng đông thì khó kiểm soát, đưa đến trộm cướp phạm pháp. SB 9 xem như đã xoá sổ các vùng dân cư biệt thự.

Xem hình giữa nhà cửa hiện nay, biệt thự. Người ta có thể chia ra làm hai, gọi là Duplex, rồi thêm JADU, thêm một ADU (bên phải) hay chia ra làm hai, thành 2 duplex mỗi lô và thêm mỗi lô một JADU. Xem như 6 căn hộ.

Đây là bản vẽ cho ADU được xây mới. 1 phòng ngủ, 1 phòng tắm.
Bản vẽ hoán dổi ga-ra 2 xe thành căn hộ, 1 phòng ngủ và 1 phòng tắm.
Bản vẽ hoán chuyển ga-ra 2 xe trên lầu. Xem như vẫn giữ 2 xe đậu trong ga-ra.

Xem về tài chánh, có nên làm hay không? (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 

Đôi mắt người xưa

Có cô nào gốc Đà Lạt, cắc-cớ hỏi đối tượng ngày xưa ở Đà Lạt là ai? Thời biết nhìn con gái dưới ánh mắt khù khờ thay vì chửi lộn như xưa, mình thích nhiều cô như vào tiệm ăn bao bụng. Đến năm 12 B thì trung kiên với một đối tượng rồi thì đi tây. Hết phim.

Có phim “Đôi mắt người xưa” thì phải, quay cảnh ở Đà Lạt. Mình nhớ hồi nhỏ, nhà ở ấp Ánh Sáng, ai đó dẫn mình ra chỗ Thanh Thuỷ để xem người ta quay xi-nê, hình như tài tử Lê Quỳnh đóng với Thanh Nga thì phải. Đạp Pédalo trên hồ Xuân Hương. Sau này về Đà Lạt, mình có đạp Pédalo với mấy đứa con, gió thổi ngược , đạp hoài không vào bờ được. 

Hình như quay theo một tuồng cải lương, cùng mang tựa đề. Câu chuyện, nói về anh chàng đi du học bên tây, học y khoa rồi về, gặp lại “đôi mắt người xưa” khi cô ta ở dưới quê, đọc báo thấy quảng cáo phòng mạch, đem con rơi của ông bác sĩ ở Tây về. Ông bác sĩ làm cô nàng có bầu rồi đi tây, về Việt Nam thì lấy vợ và mở phòng mạch hộ sinh ở Sàigòn. Xong om

Sau này, mình đi Tây nhưng khác với ông Lê Quỳnh thay vì 5 phút như trong phim, mấy chục năm sau mới trở về Đà Lạt, bắt chước Út Trà Ôn ca bản: “20 năm sau, tôi trở về bến nước năm xưa để tìm lại đối tượng một thời,..”. Đối tượng một thời vẫn còn sinh sống tại Đà Lạt nhưng mình không dám bò lại tiệm cô nàng để chào. Mấy tên hàng xóm khi xưa, gặp lại, mình chào, chúng đưa mặt như bò đội nón, ngơ ngác, kêu không nhớ. Mình bỏ mộng đi tìm lại người quen khi xưa.

Viếng Hội An lần đầu, gặp mấy cô bạn cũ của đồng chí vợ. Có người kể, một ông di tản năm 75. 20 năm sau, trở về Phố Cổ. Bao nhiêu trăn trở, ông quyết định, đi tìm lại cô bạn gái ngày xưa. Ông ta lần mò vào xóm xưa, thấy một bà cụ, ngồi bán xôi bên đường thì hỏi nhà “cô Mai”. Bà cụ bán xôi đáp giọng Hợi En: “doạ em đơi ” khiến anh chàng thất kinh, bỏ đi về một lèo. Về nhà chắc sẽ hát: “giết người đi, giết người đi”.

Sau bao nhiêu năm, sống với Việt Cộng trong thời bao cấp, cô nàng già, răng rụng xuống nồi xôi đậu, lên chức bà ngoại. Như trường hợp thi sỹ Hoàng Cầm, mê chị Vinh, để rồi mấy năm sau, gặp chị ta lại, te tua sau khi lấy chồng, ông ta xé bài thơ ấp ủ, tâm đắc từ bé “lá Diêu Bông”.

Cô bạn kể tiếp, một anh khác, mần mò tìm lại đối tượng một thời. Nay cô nàng to như con gà mái mệ, con đàn cháu đống. Kinh hãi. Rồi quay sang hỏi mình có gặp lại đôi mắt người xưa thì nói không dám. Nghe kể là đã hãi rồi.

Rời Việt Nam lâu, nay về lại quê xưa, ai đi tìm lại đối tượng một thời như đi tìm Lá Diêu Bông. Vì chỉ có hình ảnh của ký ức ngày xưa, đụng chạm thực tế thì hơi phiền. Khó mà đứng vững khi cuốn phim chiếu chậm, bổng nhiên cái vèo như xem phim trên mạng, bị cắt xén, chạy tới đoạn kết. 

Vào những năm 1972-1973, ông Hoàng Đức Nhã, làm tổng trưởng Dân Vận, có thực hiện được 2 chương trình, cho sinh viên, kiều bào tại âu châu và Hoa Kỳ về thăm quê hương trước khi Sàigòn mất. Nhằm giải độc tuyên truyền của Cộng Sản tại xứ người. Mình nhớ có lần, gặp con trai cụ Sâm, dạy hè mình, ở đường HÙng Vương. Nhà cụ từ đường Hùng Vương, đối diện trường Petit Lycée , có con dốc đi xuống, băng qua cái vườn rau, đến nhà gỗ của cụ. Mùa mưa hay bị lụt dù nhà cụ được xây trên nền cao. Hình như cháu ngoại hay cháu nội của cụ học chung với mình khi xưa. Hình như tên Thanh thì phải. 

Con trai cụ Sâm, du học bên tây, lấy vợ đầm. Năm đó về thăm Đà Lạt, có ghé nhà dì Thanh, con bà Phúng, học chung khi xưa. Dì Thanh khi xưa cũng thuộc dạng xinh đẹp, con bà Đàng như dì Luận thì đẹp có tiếng Đà Lạt. Con cụ Sâm chắc xem phim đôi mắt người xưa nên về tìm lại dì Thanh. Không biết tâm trạng của ông ta ra sao. Chỉ nhớ bà vợ đầm, ngồi bên cạnh, ngáp ruồi Đà Lạt, bay vo ve xung quanh. Mình thì sợ ngoại quốc, không dám mở mồm với tiếng Tây Bồi. Chỉ biết Bonjour, xong là tịt, đứng nhìn họ như người trong sở thú.


Năm 1994, mình được một tổ chức NGO, trả tiền về Hà Nội, dự một hội thảo về phát triển Việt Nam trong thời kỳ Đổi Mới. Trong phái đoàn từ phía Việt Nam, có một chị, đại diện đoàn thanh niên cộng Sản HCM, tự nhận là người Đà Lạt, nói biết bố mẹ, em gái của mình khiến mình thất kinh. Chị ta nói gia đình khi xưa, ở bên cạnh nhà ông bà Lào, cư xá Địa Dư.

Mình bổng nhớ đến một cô gái, đối tượng của Huỳnh KIm Sang. Có lần, hắn bảo mình chở hắn đi đâu, rồi trên đường về trên đường Hai BÀ Trưng. Hắn bổng kêu mình chạy chậm chậm lại, rồi nói xem mặt cô nữ sinh, đi chánh niệm trên đường. Mình chạy ngang, rồi lén quay lại để xem mặt cô gái. Dạo ấy, mình đã bị cận thị nhưng chưa đeo kính. Thấy cô nàng, tóc dài, gây gầy. Thằng Sang hỏi đẹp không, mình nhất trí ngay. Sau đó, đảo xe lại thì khám phá cô nàng đi vào xóm khu Địa Dư, cạnh nhà ông Lào.

 Xóm Địa Dư, gồm 3 dãy nhà, xây 2 tầng. Từ đường Hai Bà Trưng, có mấy cái cầu gỗ đi vào mấy căn hộ, nên không thể lộn được. Cầu cô nàng đi vào chỉ có nhà Ông Bà Lào, sau đó là nhà Chú Be và nhà thằng Hùng, đá banh với mình khi xưa. Chú Be khi xưa đi lính với ông cụ mình, sau này chú đi tàu hàng hải, lâu lâu mới về nên mình biết mẹ của Chú.

Sau mùa hè Đỏ Lửa, đôn quân, thằng Sang đi lính vì sinh 1955. Mình không còn để ý đến cô này vì có nhiều đối tượng khác. Mấy tên học chung thì kết mấy cô khác, nên bàn chuyện mấy đối tượng khác. 25 năm sau, mình như Từ Thức trở về quê, gặp lại một bà, tự xưng là đối tượng ngày xưa của HUỳnh Kim Sang, lại hát bài Mimosa của dân Đà Lạt, khiến mình thất kinh! Mình hỏi có phải em gái của thằng Hùng, thường đá banh với mình khi xưa. Cô nàng kêu dạ đúng. Choáng vánh luôn! Viết tới đây thì nhận được điện thoại của Huỳnh Kim Sang sau 48 năm. Cứ viết nhắc đến ai thì tìm lại người đó. Kinh

Đối tượng một thời. Hình chụp cô nàng làm kỷ niệm trước khi tây. Có người Đà Lạt hỏi mình đối tượng một thời ở Đà Lạt là ai nên mình đăng hình cô nàng ngày xưa lên cho thiên hạ xem. Kỷ niệm một thời ta đã yêu em. 

Từ độ ấy, mình không dám nghĩ đến chuyện, đi tìm đối tượng ngày xưa. Hãi hùng! Về Đà Lạt, mấy người em, kêu đi thăm đối tượng một thời, vẫn còn ở Đà Lạt nhưng mình sợ, không dám đối diện thực trạng của 25 năm, thời gian đã lão hoá, tàn phá tuổi thanh xuân của chúng ta. Chúng ta, ai cũng bị lão hoá. Thường ký ức của chúng ta dừng chân lại ngay từ khi lên máy bay, hay xuống thuyền vượt biển. Khi gặp lại bạn bè xưa hay đối tượng thì như con cá, mình chặc cái đầu và cái đuôi rồi ráp nhau lại, bỏ phần giữa, rồi ráp lại cái đầu và cái đuôi nên không ăn khớp lắm.

Cách đây mấy năm, mình về Đà Lạt, tìm ra được một tên bạn học cũ, trên diễn đàn Văn Học nên nhắn tin. Hắn kêu, sẽ tổ chức họp mặt với các bạn học khi xưa, sau đó hắn chêm thêm, đối tượng một thời sẽ có mặt khiến mình nổi da gà. Trước khi về Việt Nam, mình có gặp lại tên HÙng Con Cua. Nhờ tên này, mình mới biết chính phủ Việt Nam Cộng Hoà, cho mình đi du học. Hắn ở Sàigòn, gửi một bản nghị định của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà lên cho mình. Hôm sau mình về Sàigòn, làm giấy tờ, sổ thông hành, và xin chiếu khán của toà đại sứ và 1 tuần lễ sau là khởi đầu cuộc phiêu lưu dài 20 năm mới trở lại Đà Lạt.


Để nhắc lại gia phả tên Hùng COn Cua này. Bố mẹ hắn có tiệm thuốc bắc tên Dưỡng An đường thì phải, có huy hiệu hai con cua ở đường Duy Tân, ngay góc Trương Vĩnh Ký. Đi học để khỏi lộn với Hùng khác thì chúng bạn hay gọi HÙng COn Cua. Anh hắn cũng tên Hùng, chỉ có chữ lót là khác nên khi gọi Hùng Con Cua thì hay nhầm lẫn anh em nó. Nhà nó ở dưới chợ Đà Lạt, cạnh nhà Nguyễn Văn Thuận, rể bà Ngà, bạn của mẹ mình và nhà ông Đàng, sau này dì Mỹ Dung ở và buôn bán tại đây. Sau 75, thì tiệm trên Duy Tân bị chiếm, em hay con gái nuôi mới mở tiệm thuốc bắc dưới chợ. 


Mình kể đây vì đọc trên mạng, có nhiều người cãi nhau về tiệm thuốc bắc này, người nói trên Duy Tân, người nói dưới chợ. Ngoài ra, có người BÁc và Cô không lập gia đình, mở tiệm ăn và khách sạn mang tên Cẩm Đô. Sau này, di dân sang Pháp, hiến cái khách sạn to đùng cho Việt Cộng. Ông bác nó, tội lắm đi tìm mình, để lại tin nhắn. Lúc đó mình đang ở Ý Đại Lợi. Khi về Paris, mình có ghé thăm hai người này vài lần rồi đi làm ở Thuỵ Sĩ. Nghe nói ông bác đã qua đời, còn người cô thì vào viện dưỡng lão.


Người Đà Lạt xưa rất chân tình. Ông bà đi Pháp, quen với mẹ mình. Mẹ mình nhờ ghé thăm mình. Bà gác dan của khu mình ở, kêu họ như có một trách nhiệm tìm ra mình.


Hắn được đi du học ở Gia-nã-đại, còn mình thì đi Tây. Hắn qua Mỹ, đón đối tượng của hắn ngày xưa, chở chị em cô này với ông chồng, trên xe đi khắp 4 vùng chiến thuật. Mấy bà chị này kinh hoàng lắm. Gặp mình là hỏi bú xua la mua, hỏi ngày xưa, đặt tên cúng cơm của em họ là gì, khai ra ngay, khiến mình không biết ất giáp gì cả. Hoá ra, họ đọc i-meo những bài mình viết về tuổi học trò ngày xưa ở Đà Lạt.

Gặp lại đối tượng, đại gia Đà Lạt nên rất mừng cho cô nàng 

Thấy tên này tỉnh bơ như Con Cua, hiệu thuốc Bắc của bố mẹ hắn khi xưa, không ngại ngùng gì cả. Cứ như Tây nên khi về Đà Lạt mình cũng bớt ngại gặp lại Cái Bớt Ngày Xưa, nhưng cũng lo trong lòng. Nói chung thì cũng không sợ thất vọng vì đã thấy hình bóng đương đại cô nàng trên diễn đàn Văn Học rồi.


Biết cô nàng sống sót sau 75 là vui rồi. Thấy tên HÙng Con Cua và đối tượng hắn ngày nào, tỉnh bơ bên ông chồng mỹ nên cũng làm liều đi dự hội ngộ học sinh Văn Học xưa.


Mình lấy xe taxi đến chỗ hẹn. Mình khám phá ra họ xây một con đường nối liền đường Lê Quý Đôn khi xưa, băng qua đường Hùng Vương, qua luôn trường Petit Lycee, con đường chạy lên đến gần viện Pasteur. Con đường mà học sinh hay đi tắc đến trường thay vì đi bộ theo con đường xe chạy, quẹo vô trường. Chỗ này mình hay mục kích thằng Khoa và thằng Tuấn Trung, hai tên dân Số 4 đánh nhau. Chúng đánh nhau ở Số 4 chưa đủ, tranh thủ lên trường đánh tiếp.


Chương trình hẹn ở tiệm cà phê, để gặp riêng thầy An và mấy tên học chung với mình để nói chuyện. Tối thì có bữa cơm với nhiều học sinh Văn Học khác. Mình gặp lại thầy An, dạy Việt Văn mình năm 11B. Thầy ở Bảo Lộc, nhưng phải dậy sớm từ 4 giờ sáng, lấy xe buýt lên Đà Lạt để gặp lại mình. Lý do thầy tò mò xem mặt thằng học trò ngày xưa ra sao. Thầy không nhớ mình, lại đọc bài mình kể khi xưa học với thầy ra sao.

Gặp lại thầy Phạm văn An, dạy việt văn năm 11B.

Mình kể khi học về Đoạn Tuyệt của Nhất Linh. Mình mê khi thầy giảng về luật khoa, khi Loan bị ra toà về tội đâm ông chồng chết. Mình nhớ nhất; thầy khuyên học sinh có Bồ, nên chở nhau lên Thác Cam Ly, đem theo lon sơn Bạch Tuyết với cái cọ. Viết tên hai người trên vách đá, rồi vẽ thêm một mũi tên đâm thủng hai quả tim vàng. Rồi nắm tay cùng thề trước thác Cam Ly, đầy rác từ Đà Lạt trôi về: “sông có cạn, núi có mòn xong mối tình hữu nghị của đôi ta luôn luôn bền vững đến khi nào hãng sơn Bạch Tuyết bị xụp tiệm”. Ai ngờ 2 năm sau, Việt Cộng vào. Đứt phim.


Mình mới bước vào thì thầy An kêu: “nhận ra rồi, nhận ra rồi”. Thầy nhận ra mình, một trong những tên phá trong lớp ngày xưa. Viết sai lỗi chính tả tùm lum. Quay qua thì nhận ra mấy tên học chung khi xưa. Có mấy cô khác thì chịu vì học bạn A. Ban B năm lớp 12 B, chỉ có độc nhất một cô nữ sinh tên Song Kim. Toán khô khan nên mấy cô theo ban C hết. Ngồi nói chuyện vài phút thì Cái Bớt Một Thời đi vào. Mình đứng dậy chào, thấy vẫn xinh như xưa. Hú vía!

Ngồi với mấy tên học chung khi xưa năm 11 B, lên 12 B thì chúng bỏ chạy sang ban À, và Cái Bớt Một Thời

Mình có gặp lại một cô học chung 3 tháng khi xưa, không nhận ra mình. Cô này mình đặt tên là “Người đẹp Song Pha” vì nhà ở Song Pha, lên Đà Lạt, trọ học. Cô nàng là nguyên nhân Nguyễn Đình Tài bị 302 đánh. Năm 12, cô này sang ban A  học nên mình không biết, chỉ nghe tên Tài kể lại, sau 41 năm. Hắn kể trong lớp có tên Châu, khi xưa học chung với mình ở Yersin, nhà ở phía sau lưng trường Petit Lycée. Nay hắn ở Úc. Hắn kết người đẹp Song Pha, trong lớp cũng có một tên khác kết cô này. Thế là hai tên choảng nhau, thằng Tài nhảy vào can. Thằng Châu mét lính 302 quen, chận đầu thằng Tài đánh. Chán Mớ Đời 


Cô này khi xưa, thuộc diện xinh gái, nay thì te tua thêm đối tượng của một tên học Văn Học, hắn hay kể. Mình gặp lại, chụp hình cô nàng, gửi cho hắn. Hắn té xỉu. Kinh


Tên Tài rất có tình với bạn bè. Em thằng Dương Quang Trí, con ông Marcel. đi chọc gái ra sao, thiên hạ đè đầu nó đánh trước cửa trường Văn Học. Tài nhảy vào đánh giải vây nếu không thằng Trí bị rạch mặt. Sau này đậu tú tài hạng Bình, nó cho tên nào mượn bằng tú tài và thẻ căn cước để nộp đơn di du học. Mình về Đà Lạt lần đầu, đi tìm nó nhưng không gặp. Chỉ gặp em nó kêu là nó đang chạy xe hàng ở Hà Nội. Tài tập võ chung với mình ở Ngã BA CHùa với anh họ hắn là Sỹ, học Trần Hưng Đạo, sau đi nhảy dù chết.


Mình được bố trí ngồi cạnh cô nàng. Cô nàng cho mình xem ảnh con gái, ở San Jose, cháu ngoại ,… xong gọi điện thoại cho Người Đẹp Phao Câu để mình nói chuyện. Cô này thì có gặp tại nhà mình với HÙng Con Cua vì em của đối tượng hắn, mà mấy bà chị đè đầu mình xuống tra tấn để khai đặt tên cô nàng là Người Đẹp Phao Câu. Khi xưa, cô nàng có cái Mông Cực Đỉnh,  xàng xê trước đám con trai mỗi lần ra chơi nên mình đặt tên cho nó dễ nhớ.


Khi xưa, mình làm cô Mụ, đặt tên mấy cô nàng trong lớp hay trong trường để dễ nhớ khi bàn tán về gái gú. Nào là Chị HAi, CHị Sui, CHị Cả, Thuỷ Dâm, Phi Liên Xô, người đẹp Song Pha, …. Khiến nhiều tên cứ hỏi mình hoài về mấy tên này. Có cô học chung tên Vy Thị Thu Thuỷ, đám trong lớp đặt tên trước khi mình vào Văn Học, là Vê Tê Tam Thừa cho có vẽ dân ban B. Cô này xinh, lớn tuổi hơn mình, hay mượn vỡ của mình để sửa chính tả. Sau này, mình bắt đầu viết về những kỷ niệm Đà Lạt thì Chị Cả hay sửa lỗi chính tả cho mình trước khi công bố cho thiên hạ đọc. Sau này, mình viết nhiều quá nên cô nàng đầu hàng, không có thì giờ để sửa lỗi chính tả. Chán Mớ Đời 


Cô nàng mời đi ăn sáng với mấy người bạn của cô nàng ở Đà Lạt và giới thiệu mình là “người đặc biệt”. Kinh! Có một cô là em gái của một cô rất xinh ngày xưa ở Văn Học. Có thể gọi đứng thứ 3 của trường sau Cái Bớt Một Thời và Trần Thị Ánh Nguyệt. Tên Vũ Văn Tùng, nhà ở ngay dốc Cẩm Đô, lên nhà thương, mê cô này lắm. Hắn hay ngồi khi ra chơi, nhìn theo cô nàng.


Nói chung thì gặp lại đôi mắt người xưa thì rất vui. Vui vì cô nàng còn sống. Thứ hai cô nàng là đại gia Đà Lạt, không cực khổ. Cô nàng kể là lưu lại hết mấy bài mình viết về Đà Lạt. Có đi tìm mình sau 75. Lúc đó mình đang mê đầm, mắt xanh tóc vàng thì chịu. Gặp lại bạn xưa, thấy họ sung sướng, giàu có là một cái mừng. Mình có gặp lại vài người bạn học cũ, vì lý lịch gia đình nên cuộc đời có kết cục khá buồn, vì không được đi học đại học tiếp.


Nguyễn Hoàng Sơn






Các con hẻm ngày xưa

Những con hẻm khi xưa của Đàlạt 

 

Dạo còn bé, mình hay đi bộ qua các con hẻm trong phố, đi tắt để tránh đi vòng vòng, đường xa nên những hình ảnh của những con hẻm khi xưa còn ghi lại cho mình nhiều dấu ấn. Ngày nay, về thì hẻm hóc ở Đà Lạt mọc như nấm, nhà cửa xây khắp nơi nên không biết đâu là bến bờ. Tên đường đổi thay vào đó những tên tuổi mà ngay dân địa phương không biết tiểu sử của những tên này.

 

Mình hay đi nhất là những con hẻm nối liền đường Hai Bà Trưng và Phan Đình Phùng. Gần nhà mình có một con hẻm nối với ngã ba chùa, phải đi từ nhà ông Lào, cư xá Địa Dư băng qua con suối bằng chiếc cầu khỉ rồi xuyên qua vườn ông Ba Đà rồi mở ra đường Phan Đình Phùng, ngay góc cây xăng Ngã Ba Chùa, cạnh bên nhà một tên học Yersin khi xưa, hay đi chiếc xe Honda Monkey mà không nhớ tên, hình như Cường thì phải. 

Ngày mình về thì nghe bà cụ kể mới đi đám bà Ba Đà, thọ trên 90 tuổi còn ông chồng thì qua đời cách đây 5,6 năm. Khi xưa ông làm vườn, nhiều khi thấy thương ông ta mỗi lần mưa, con suối chảy từ số 4 về làm ngập lụt lênh láng khu vườn trồng rau của ông ta. Sau 75, thì ông ta lấy luôn đất mướn của gia đình Võ Đình Dung, sau này bán đất cho thiên hạ làm nhà nên con cháu ông ta khá giả.


Trước Mậu Thân, mình hay đến giếng nhà ông ta, xin nước, xách đem về nhà xài. May ông bà thương tình, cho gánh nước giếng. Không biết thuốc sâu, phân bón có ngấm xuống đất, chảy tới giếng nước. Nói chung, giếng nước của ông Ba Đà và ông Ba Tây trên đường Thì Sách, chỉ dùng để tắm rửa và giặt quần áo, còn hứng nước mưa để để ăn uống.

 

Khu này, họ xây làm bờ thành bằng đá ong ở hai ven suối chảy theo nhiều nấc thang nên tránh lụt nhưng khi mưa thì xem nước chảy rất xiết, nghe nói nếu mưa lâu thì Đà Lạt có những nơi sẽ bị lụt, có lẻ khúc Cường Để và khúc đi về thác Camly vì khi xưa hay bị ngập lụt vùng này. Nói đến đường Cường Để thì nghe nói họ sẽ làm lại cái bùng binh này vì xe cộ chạy tới đây là loạn cả lên. Hôm qua, mình đi bộ với ông cụ từ nhà, ra hồ Xuân Hương, ngang qua đây mới hiểu cách băng qua đường của người Việt ở Việt Nam.

 

Ấp Ánh Sáng bị giải toả một phần, nay họ trồng hoa tạm trong khi chờ đợi mua luôn phần còn lại để xây nhà cửa phố xá nhưng chắc là để tàn phá vẻ đẹp của Đà Lạt như toà thị chính ở đường Yersin, khi xưa là rừng cây thông, có một căn nhà kiếng, nay 4 cục 6,7 tầng chi đó nhìn là chới với. Mình có thấy bản vẽ của khu này khi xây xong. Kiến trúc bắt chước bên Tây 40 năm về trước. Đứng ngay cầu Ông Đạo, thấy 4 khối to chình ình vô cảm, trong khi rừng thông từ trường Nazareth kéo dài đến đường Bà Triệu biến mất.

 

Con hẻm thứ hai, nối liền Hai Bà Trưng và Phan Đình Phùng. Bắt đầu từ mấy thang cấp trước khu vệ sinh của cư xá Địa Dư, có gia đình Phạm Ngọc Liên và Văn Tài Phát (Yersin) ở, băng qua chiếc cầu do hướng đạo Lâm Viên xây dựng. Mình nhớ hồi nhỏ chỉ có hai tấm ván, bắt ngang con suối, có vài miếng gỗ nhỏ đóng ngang tấm ván để khỏi trơn trợt, té xuống suối, mỗi lần đi ngang thì hai tấm váng bung lên cong xuống, có nhiều tên ba de hay nhảy lên để làm Thiên Hạ yếu bóng vía té xuống suối. Có một bà bị "lại" nên mỗi lần gặp đám con nít hay chọc kêu thả xuống, thả xuống thế là bà ta quăng gánh xuống, đổ đồ tùm lum thấy tội.

 

Mình và cô em kế hay dắt nhau ra đây ngồi vào buổi chiều, đợi bà cụ đi chợ về. Sau này, thấy anh Ngữ, con của ông bà Ấm Thảo, gần nhà mình, trưởng đội của hướng đạo Lâm Viên và cậu Đằng, huynh trưởng Lâm Viên, điều khiển các đoàn sinh, xây dựng cái cầu bằng gỗ rộng độ 1.5m. Chiếc cầu này mình đi qua nhiều nhất khi còn bé sau này có xe Honda thì hết ngoại trừ khi đi học về. Hôm qua, đi đến nhà pmc thì mình tính ra là mất 10 phút đi bộ từ nhà đến trường Văn Học. Để trả lời câu hỏi của ông thần 2b, trên đồi của ty quan thuế thì còn đúng hai cây mới trồng sau này.

 

Từ cư xá Đia Dư, đi xuống mấy thang cấp lằng nhằng, làm bằng đá ong, băng qua con suối với chiếc cầu gỗ. Con suối này vào mùa khô thì đầy rác của dân cư ở xóm Địa Dư đến mùa mưa thì nước chảy bị nghẹt nên gây lụt nên nhà ở xóm Địa Dư được xây trên nền móng khá cao độ một thước tây với những thang cấp để nước lụt không vào nhà. Nếu mình không lầm thì 3 dãy cư xá này được xây hai tầng. Tầng dưới có một hộ và tầng trên có một hộ, nhà vệ sinh chung thì có đâu 4 nam 4 nữ thêm chổ máy nước để giặt quần áo dơ. Dân cư xá hay chơi pétanque ở đây còn con nít thì bắn bi , tạt lon,...Ngày nay thì chỉ thấy nhà và nhà cao 2,3 tầng, tiệm ăn, hàng quán đầy. Hôm trước, đi kiếm nhà tên Văn Tài Phát nhưng mò không ra.

 

Từ cái cầu gỗ thì có con đường đất đi băng qua mấy cái vườn mà bên trái là nhà Cậu Liễu, anh bà con với bà cụ, bán thuốc cẩm lệ. Con đường đất dẫn đến một con suối khác nhỏ hơn nên cái cầu bắt ngang chỉ có 2 tấm ván. Suối cũng nghẹt rác vào mùa khô và gây lụt lội vào mùa mưa. Nhà của dân cư ở xóm này đều xây cái tường nhỏ độ 30 cm, ngay cửa để cản mưa khỏi vào nhà khi mùa mưa lụt đến. Qua cái cầu khỉ thì dẫn đến con hẻm nhỏ mà mỗi sáng đều có chợ mà người ta hay gọi Chợ Nhỏ, dẫn đến đường Phan Đình Phúng, bên trái có tiệm thuốc tây Lâm Viên còn bên phải là nhà may liễng Viên Quang của ông Ba Hoà, người Huế. Ngày nay vẫn còn do mấy người con tiếp thu, tiếp tục nghề của gia đình, cạnh bên là nhà bán gạo của Liên Thái Cực Đạo, học Bùi Thị Xuân mà mình có gặp một lần khi cô nàng chở vợ chồng 2b đi mua nhà ở Virginia.

 

Nơi xóm Địa Dư, ngay con hẻm đi qua Phan Đình Phùng thì ngược lại, người đi từ PĐP về thì có con hẻm từ cư xá Địa Dư lên đường Thi Sách, phải bước qua mấy tấm đan xi măng đậy che cái cống từ các nhà xung quanh đổ xuống. Khi lên tới Thi Sách thì bên trái là nhà của thằng Thạch, lớn tuổi hơn mình và nhà ông Tác làm cho Địa Dư, có chiếc xe Lam chở gạo của bà cụ đi giao hàng sáng sớm để tránh bị bắt vì bà cụ mình không có môn bài bán gạo. 


Nhà tên Thạch này khi xưa là động tiên nâu, dân nghiện thuốc phiện là vô đây, nhà này không bao giờ thấy mở cửa sổ, có cây lựu mà đám con nít hay trèo hàng rào vào ăn cắp trái non. Hôm trước đi ngang thì mình thấy bảng đề bán căn nhà mục nát, nghe nói đâu $50,000, chắc là miếng đất vì căn nhà gỗ được xây khá lâu trước khi mình ra đời.

 

Trên đường Hai Bà Trưng, khúc nhà mình có con hẻm đi từ Hai Bà Trưng qua Thi Sách lên đến đường Calmette, chỗ nhà thương Nhi Đồng. Chỗ này gần nhà nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, anh ta có làm bài thơ và phổ nhạc về con dốc 3 con đường: Hai Bà Trưng, Thì Sách và Calmette, nhà mình nằm ngay con dốc và đường Thì Sách.


Tình Tôi, Con Dốc Nhỏ
Nguyễn Đức Quang   

Nơi tôi ở rất gần một con đường
Con dốc nhỏ đắm mình giữa mù sương
Thành phố âm u nhìn con dốc đứng
nhà cũ vây quanh tường vôi nứt rạn
khung cửa lầu cao có em ánh đèn sáng

Con dốc nhỏ thích tôi người đứng chờ
trông ngây dại giữa chiều nắng chiều mưa
chờ bước chân quen, gập ghềnh đất đỏ
chờ những hoang liêu một mùi phấn nhẹ
tôi đưa nàng bước lên tuổi xuân thì

Phố xóm nghèo sơm lan chuyện chúng mình
những mái nhà liếc trộm bước tình duyên
chuyện lúc hai tôi ngồi chân dốc vắng
mặt đất ngây ngây mùi thơm bắp nướng
vai sát bờ vai gờn gợn những trầm hương

Chân dốc nhỏ dẫn đi quanh bóng hồ
môi em mềm hút cạn cánh bụi mưa
hàng liễu giang tay bầy chim trốn gió
từng bước em rung người trong tiếng thở
Em cắn bờ vai: lắm khi lòng bất ngờ ..

Từng đêm từng đêm, con dốc vàng ánh đèn
điệu sáo thần tiên gọi vang tận cõi trên
cuộc tình ngơ ngác không hứa hẹn thêm
nào trời hạnh phúc đâu biết gì hơn
vui với cuộc vui bước khuya tình len lén

Để có nhiều hôm, phố núi gọi mưa về
đường dốc trợt trơn, lòng vang lừng khúc ca
em bước cạnh thôi có chi mà ấm lạ
mưa mãi tình ơi con tim tôi nhóm lửa thật rồi

Nhưng một chiều bỗng em đổi hướng đời
vắng một người dốc mòn cũng lẻ loi
Nhịp trống cao nguyên từng cơn buốt nhói
chờ mãi nơi đây lòng tôi thấm mỏi
em nơi nào, đã thênh thang lộ mới

Trong thinh lặng có tôi chờ rất dài
bông hoa cỏ cắn chặt giữa đầu môi
ngàn cánh hoa bay ngập con ngõ vắng
hàng xóm chung quanh nhìn tôi cố gượng
con dốc nhìn tôi bước đi bằng vết thương

Nay tôi ở rất xa một con đường


Đúng! Nay mình ở rất xa một con đường, thỉnh thoảng nhớ đến cột điện ngay sau lưng phòng của mình ngày ấy. Con dốc này được xem như con hẻm của Đà Lạt, độc nhất nối 3 con đường chính của Đà Lạt: Hai BÀ Trưng, Thi Sách và Calmette.


Ngoài ra còn có con hẻm đi từ dốc Hai Bà Trưng, khu cư xá Bưu Điện, đi lên đường Thi Sách. Trong xóm này có hai nhà may Sơn và Tánh mà khi xưa đám trẻ hay đến đây may quần áo, nay thấy nhà may Tánh ở đường Minh Mạng gần nhà may Văn Gừng khi xưa. Nếu mình không lầm thì khúc hãng cưa xu Tiến ở Phan Đình Phùng, có một đường tắc, băng qua khu vườn sú đến đường Hai Bà Trưng nhưng mình ít đi khu đi, nhà thầy Hồ Thành Tâm ở trong xóm này, nay họ làm con đường hẻm thẳng tuốt qua đường Phan Đình Phùng.

 

Cũng trên đường Hai Bà Trưng, góc Trường Nữ Công Gia Chánh, có hai con hẻm, nối liền đường Thi Sách, nơi anh em Lai và Thái, nổi tiếng du đảng ở khu này, bà mẹ bán thức ăn ngoài chợ cá. Cũng gần đây có con hẻm từ khu nhà do thương phế binh, chiếm đóng, cắm dùi, xây nhà gỗ đi ngang qua nhà Nguyễn Hùng, Nguyễn Đình Tài, Lê Nam Sơn và Lê Hùng Sơn. Rồi đến tiệm mỳ quảng của cây xăng Ngọc Hiệp. Nghe nói Lê Nam Sơn, ngày nay có mở tiệm mì ở Blao khá thành công.

 

Đi tới cuối dốc Hai Bà Trưng thì có con hẻm gần nhà thầy Thành Bắp Sú, có con hẻm đi lên nhà thương, mình ít khi vào đây. Tới cầu Cẩm Đô thì rẽ trái để ra phố, có hẻm mà mình đi qua để ra phố còn được gọi là dốc Nhà Làng, của đường Nguyễn Biểu nối liền Tăng Bạt Hổ và đường Minh Mạng. Con hẻm bắt đầu từ Minh Mạng rồi được tẻ ra làm hai nhánh; một nhánh rẽ phải là đi xuống Cẩm Đô của đường Cầu Quẹo hay Phan Đình Phùng, một nhánh rẽ trái đi lên đường Duy Tân. Từ Góc tiệm Cẩm Đô đi lên dốc Nhà Làng thì bên phải có một bãi đất hoang, sau này tiệm chụp hình Mỹ Dung và ông Đoàn, vua đốn cây rừng, xây 4 căn nhà trước 75 nên chắc sau này mất hết.

 

Bên trái là một dãy nhà hai tầng có đường cống đen ngòm vào mùa nắng thì thì bốc thối còn mùa mưa thì tương đối sạch hơn. Chỗ mấy thang cấp nơi nhà hàng Cẩm Đô nhìn sang thì có một con hẻm nhỏ và ngắn hơn nối với đường Minh Mạng và Tăng Bạt Hổ, góc tiệm Vọng Nguyệt Lầu, gần nhà chú thím Lìn, bán mì và cà phê kế hàng bà cụ mình.

Chỗ này có cái hẻm đi vào mấy căn nhà phái sau.
Chỗ này có cái hẻm đi lên đường Hàm Nghi, ngay góc Phở Tùng, có văn phòng bảo hiểm Rồng vàng của bác Hoè.

 

Từ đường Hàm Nghi, bến xe Tùng Nghĩa, cạnh phở Tùng, một lần bị cháy sau Mậu Thân, có con hẻm nhỏ đi xuống dốc, khá cao đến góc Minh Mạng và Phan Đình Phùng, có công ty bảo hiểm Rồng Vàng của bác Hoè, cựu vô địch bóng bàn Đà Lạt và tiệm uốn tóc Ba Lê, bên trái là tiệm kem Thuỷ Tinh và tiệm chụp hình. Ngày nay thì tiệm uốn tóc Bâ Lê vẫn còn chắc con cháu bà chủ tiếp thu chức năng nghiệp vụ bồi dưỡng đời sống văn hoá cho phụ nữ Đà Lạt.

Đây là dốc Nhà Làng, khởi đầu từ đường Phan Đình Phùng, trước khách sạn Cẩm Đô. Có mấy căn nhà của ông Đoàn, photo Mỹ Dung xây trước 75.
Chỗ nhà bảo sanh Hiền CHi, Tôn Thất CHí, có con hẻm đi vào xóm phía trong
Chỗ này có cái dốc, đi lên đường Hàm Nghi, bên tay phải là chỗ ông giáo Kim dạy học.

 

Hồi bé mình có học hè với ông giáo Kim ở Phan Đình Phùng, ngay khách sạn Mimosa thì có con hẻm đi lên đường Hàm Nghi, ngay chỗ nhà thờ Tin Lành. Mình chỉ nhớ con hẻm này là có ống cống nên khá hôi, mùa mưa thì trơn trợt, nay thì họ có tráng xi măng nên xe Honda có thể chạy lên xuống. Nói chung thì có ống cống chính ở đường nên trong nhà, xài nước thì nước bẫn chạy thẳng ra ống cống của ngoài đường nên hết thấy cống rảnh như xưa với ruồi bu, nhặng đậu. Thêm họ có xe rác nên tạm ổn vấn đề vệ sinh. Mỗi khu phố, có một chiếc thùng rác to, mọi người đem rác ra đổ ở đấy rồi trong tuần có xe rác to đến xúc, mang đi.

 

Đường Phan đình Phùng thì có hẻm trường Tân Sanh nhưng mình ít khi có dịp vào đó ngoại trừ đi giao hàng của bà cụ vì không quen ai. Cạnh rạp Ngọc Hiệp, bên phải cũng có cái hẻm nhỏ mà ngày nay vẫn còn. Gần đó, có cây xăng Ngọc Hiệp, có con hẻm đi vào nhà nđt, nh, lns, lhs, ở đầu ngỏ có quán mì quảng trứ danh của ông bắc kỳ với hiệu Thanh Bình. Ngày nay thì thấy quán ăn Như Ý, khi xưa nằm cạnh tiệm Kim Linh, nay được dời vào hẻm này.

 

Đối diện rạp Ngọc Hiệp, có một cái hẻm cụt nhỏ đi vào nhà của Sỹ, học THĐ, anh họ của NĐT, gần tiệm tắm nước nóng Minh Tâm, ngày nay là phía ngoài là tiệm phở Phi Thuyền. Trong đó có nhà của chú Cương, làm an ninh quân đội, dượng của NĐT. Đi xa một tí là có cái hẻm cạnh nhà bảo sanh Hiền Chi, có cái hẻm cụt nhỏ mà trong đó có nhà của VHĐ bên cạnh là phòng mạch của bác sĩ Phán, nơi mình được ra đời.

 

Ở ngã ba chùa thì có con hẻm cụt nhỏ mà TTT, dân Tùng Nghĩa ở trọ ở đây, cạnh nhà NLĐ, đối diện là con hẻm cụt bên cạnh hảng cưa Xu Huệ. Bà dì mình ở trong này nên mùa mưa là lụt, xình lầy kinh hoàng lắm, nay vẫn còn, tương đối ít bùn và lụt. Thật ra Bà Dì lấy ông chồng cắt tóc, ở ngoài đường, cạnh nhà NĐT nay ở Gia Nã Đại nhưng rồi sau này bán nhà chui vào hẻm trong, mới qua đời năm nay.

 

Từ ngã ba chùa đi về phía mả thánh thì bên phải có con hẻm đi vào ấp Mỹ Lộc. Mình ít khi vào xóm này vì dân đây khá dữ, gốc Quảng hơi nhiều. Năm Mậu Thân thì VC xây lô cốt trên đồi này và xiềng chân cán binh vào lô cốt nên phải tử thủ. Từ nhà mình nhìn sang thấy lính võ bị đánh từ dưới đồi đánh lên, súng trong lô cốt bắn ra như mưa đến khi hết đạn thì lính Võ Bị đến nhặt súng như phim Vic Morrow. Đi lại một chúc, khúc gần hãng cưa Xu Tiến, đối diện hảng này có một con hẻm mà thầy HTT ở trong đó, mình có ghé vào thăm với NVT vài lần. Thầy Hồ Thanh Tâm ở tù 7 năm, nay định cư ở Virginia, mình có ghé thăm tháng trước. Sau khúc này lên tới mả thánh thì toàn vườn bắp sú không, cuối đường thì có hai căn nhà của gia đình Trần Văn Tiến, từ Kỹ thuật La San qua Văn Học, nghe nói sau 75 thì không ai gặp mặt lại.

 

Trên đường Võ Tánh, có vài hẻm nhưng mình chỉ biết hẻm Tăng Văn Danh vì nhà PTN và  ĐQD ở trong khu này, phía trong có vài tên khá du côn nên mình chỉ đến nhà tên PTN, sau này thì hắn đi du học ở Ottawa còn ĐQD nay ở San Jose. Hẻm này gần trường Bùi Thị Xuân nên trưa chiều, nữ sinh trường này đi học về thì chả có tên nào dám lảng vảng tới khu vực để bắt chước Phạm Thiên Thư làm thơ Ngày Xưa Hoàng Thị, toàn con gái nên chúng dữ lắm. Nói đến nữ sinh BTX, ĐQD có chỉ cho mình xem một cô tên Nhung ở Phạm Ngũ Lão mà hôm trước gặp HTNH ở xóm này, lại quên hỏi về cô này. Cô này có cặp mắt thiên thần nhưng hơi mập.

 

Hồi bé nhà mình làm vườn thì cuối tuần phải vác cuốc vào Suối Tía làm rẫy nên hay đi vào Dốc Nhà Bò, đường Đào Duy Từ, cạnh Tiểu Khu, với hàng rào chống B40 dọc đường Pasteur mà Cô Thuỷ kể ngoài Bắc họ gọi là nơi chích chó vì ai bị chó cắn thì phải lại cơ quan này để chích ngừa chó dại. Hôm Tết, gặp NTV học Yersin trên mình một lớp, sau này đi lính, khi xưa ở trong xóm này.

 

Ấp Xuân An thì mình chỉ vào những ngày Tết và kỵ giỗ của bên ngoại mình vì chú ruột của bà cụ ở trong này. Chỉ nhớ là nơi này khá trơn trợt, mấy con đường mòn không có lót đá, chỉ toàn đường đất nên khi mưa là cả một vấn đề, bù lại thì được ăn ổi, mận. Nghe nói nay mận Trại Hầm bị tuyệt giống vì họ phá hết để trồng cà phê. TVĐ nay làm vườn trồng cà phê, hắn nói chêm vào mấy cây bơ. Lu bu quá nên quên đi viếng vườn hắn để xem. Trên tuyến đường từ Đà Lạt về Nha Trang thì có thấy khá nhiều khu đất họ trồng cà phê. Năm nay ngừoi ta dự đoán El Nino sẽ đến thì giá cà phê sẽ lên giá, năm sau TVĐ trồng cà phê chắc sẽ trúng mùa.

 

Ấp An Lạc nằm chỗ đường Bá Đa Lộc đi vào trường Lasan Adran, tới khúc Trung Tâm Thẩm Vấn thì có đường nhỏ rẽ xuống là Ấp An Lạc. Khu này là dân nằm vùng nhiều lắm, có lần họ tấn công TTTV, sáng hôm sau thấy xác chết nằm la liệt, ruồi nhặng bu đen xịt nhưng không có gia đình nào đến nhận xác.

 

Ngày nay về thì chịu thua, nhà cửa mọc đầy, nhà 3,4 tầng cạnh mấy cái lều, tạo nên một không gian khá siêu thực. Cái hay là không phân chia giai cấp như bên Mỹ, nhà khu giàu, khu nghèo mặc dù chính phủ luôn luôn tránh tình trạng sự cách biệt nên các trường học  đều gồm học sinh khu nghèo và khu giàu, khu trừ những khu nào quá giàu thì thôi. Ở Việt Nam thì trên con đường hay hẻm, có căn nhà xây cao 4 tầng bên cạnh đống rác hay căn lều xiêu vẹo, làm bằng tôn.

 

Trên đường Hai Bà Trưng mình có thấy trên đồi, khu cư xá Kiến Thiết xưa, có một căn nhà làm bằng gỗ, nằm trơ trọi trên dãy nhà 3 tầng, tiệm ở lầu 1, còn dân ở trên hai tầng trên hay khách sạn và nhà nghỉ. Ông cụ mình bảo là cán bộ vào chiếm sau 75, nên chắc sau này sẽ bán để chủ sẽ lấy đất của đồi ra, để xây mấy tầng lầu như bên cạnh. Có về VN thì mới hiểu lý do dân gốc Việt ở vùng Bolsa, hay xây những căn nhà to tổ chảng bên cạnh những căn hộ bình thường mà 20 năm chưa chắc bán lấy được vốn lại mà phải trả tiền thuế địa ốc quá cao.

 

Ai xa Đà Lạt lâu ngày mà về thăm lại nơi mình đã lớn lên thì không thể nào nhận ra đâu là đâu. Nhà cửa, phố xá mọc lên bú xua la mua. Mình may có về năm 1992 nên có thấy Đà Lạt như thời mình đi Tây, Đà Lạt dạo đó như được phủ lên một màu rong rêu, cũ nát sau gần 20 năm kinh qua thời Bao cấp, nhưng ngày nay thì đủ trò. Các kiến trúc thiết kế thì bắt chước kiểu Hậu Hiện Đại của Âu Mỹ mà 40 năm trước khi mình còn là sinh viên Kiến Trúc khá phổ thông, chỉ khác là các kiến trúc sư sở tại, có lẻ không am hiểu rõ về các căn bản của kiến trúc âu châu nên bắt chước mà không đúng trông rất ngây ngô, lại không hợp với không gian hay khí hậu nhưng đã nói lên văn hoá bắt chước, không có tư duy đột phá gì.


Khi quy hoạch, chúng ta cần để người tài giỏi như đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà đã làm, còn để cho nhóm lợi quy hoạch thì sẽ tan nát hết vì chúng chỉ nghĩ đến lợi nhuận. Chán Mớ Đời 

 

Nguyễn Hoàng Sơn