85% Tiền an sinh xã hội bị đánh thuế?

Năm nay hai vợ chồng đều lãnh tiền an sinh xã hội nên mình đọc thêm tài liệu thuế vụ vì tiền an sinh xã hội sẽ bị đóng thuế nhiều nếu không để ý. Mình thì lấy từ năm 62 tuổi, được vài trăm đô vì khi xưa đóng ít năm. Mình thì không tin để dành lấy nhiều hơn vì chính phủ chiêu dụ để cướp tiền của dân. Để dành lấy nhiều hơn để bị đánh thuế thêm và chính phủ không phải trả nhiều vì khi chết là hết trả. Khi xưa, mình tưởng tiền an sinh xã hội sẽ không bị thuế, ai ngờ bị đánh từ 50% đến 85% tuỳ theo các lợi tức khác khi về hưu.


Mình có anh bạn người Mỹ kêu ráng cày thêm 18 tháng nữa để lãnh tiền an sinh xã hội nhiều hơn như lời chiêu dụ của chính phủ, lăn đùng ra chết. Hy vọng bà vợ lãnh được tiền an sinh xã hội của anh ta. Nếu bà còn đi làm thì hơi mệt và buồn đời lăn ra chết theo thì xem như số tiền an sinh xã hội mà hai vợ chồng đóng từ mấy chục năm qua, bay theo cánh chim biền biệt.

Sở an sinh xã hội trả tiền cho chúng ta tùy theo số tiền mình đã đóng khi còn làm việc mỗi kỳ lãnh lương thường là 6.2% cá nhân và công ty đóng 6.2% còn ai làm chủ thì đóng cả hai 12.4%. Vợ mình làm cho hãng nên đóng nhiều nên khi về hưu lãnh nhiều còn mình thì chỉ đi làm cho chủ đâu 8 năm ở xứ Mỹ nên đóng ít nên nhận ít hơn vợ. Do đó mình có quyền lãnh 1/2 số tiền của vợ lãnh. Đã kể trong bài tuần trước.


annual cost-of-living adjustments (COLAs)  ai buồn đời thì đọc cái link này nói về lạm phát hàng năm nên chủ tăng lương chớ chẳng phải nhân viên tài giỏi gì cả. Có một ông thần khoe với mình là hắn giỏi nên mỗi năm chủ kêu lại tăng lương lên được 2%. Con gái mình làm việc 18 tháng rồi nó nhảy công việc được tăng lương 77%. Vấn đề là người chủ khôn lắm. Cứ mỗi năm, họ làm bộ duyệt xét mỗi nhân viên về khả năng lao động khiến mọi người làm việc như điên. Sau đó họ nói nhỏ là sẽ tăng lương cho nhân viên 2-3% khiến ai nấy muốn khóc vì người chủ đã thấy rõ sự năng nổ làm việc của họ. Trên thực tế người ta chỉ trả thêm tiền COLA, lạm phát để mình khỏi kiếm việc khác. Còn nếu họ tìm được ai thay thế mình với lương rẻ hơn thì họ sẵn sàng đá cái bốc.


Điển hình là căn nhà nhỏ bé 2 phòng ngủ, 1 phòng tắm này khi xưa cách đây 24 năm giá $105,000 nay lên $490,000 vì lạm phát trong khi lương thầy giáo năm ấy $65,000 nay lên được $69,000. Ông thầy dạy trung học của thằng con, phải đi làm bồi thêm để nuôi bà bồ với 4 đứa con riêng. Mua 1 tặng 4. Ông ta ở Việt Nam thì có thể dạy ở nhà thêm còn ở Mỹ thì không được phép.


Lấy thí dụ trung bình vợ mình và công ty đóng $12,400/ năm dựa trên số lương từ 35 qua, xem như tổng cộng $434,000.00, nay đồng chí gái nhận được $28,000/ năm hy vọng đồng chí gái sống đến 82 tuổi trung bình phụ nữ Mỹ sống đến tuổi đó. Xem như lãnh thêm trong 18 năm tới xem như huề vốn. Nếu chết trước là chính phủ lợi. Còn thay vì đóng thuế an sinh xã hội nếu chúng ta bỏ $12,400 mỗi năm vào thị trường chứng khoán với trung bình 12% thì sau 35 năm thì được trên 90 triệu đô. Chả cần lãnh tiền an sinh xã hội như đi ăn xin. Nếu bỏ thường với tiền lời 4% ngân hàng thì được $12,792,233.12, nếu tính thêm đồng chí vợ sống thêm 18 năm, thì một năm lãnh ra độ $800,000/ năm thay vì $28,000- năm. Hồi bé mình học ca dao con ơi nhớ lấy câu này. Cướp đêm là giặc cướp ngày là chính phủ. Cho nên mình rất bực mấy tên tự nhận là chuyên gia tài chánh, xúi thiên hạ lấy tiền trễ để được lãnh nhiều hơn. Vì như vậy họ sẽ quậy quỹ hưu trí 401k hay IRA, của người Mỹ để lấy hoa hồng.


Theo cơ quan an sinh xã hội Hoa Kỳ thì tiền lãnh an sinh xã hội nhiều nhất như sau tùy vào tuổi về hưu ở tuổi 70 hay 62 (như mình), xin trích trốn cơ quan an sinh xã hội, có link phía dưới. The maximum benefit depends on the age you retire. For example, if you retire at full retirement age in 2023, your maximum benefit would be $3,627. However, if you retire at age 62 in 2023, your maximum benefit would be $2,572. If you retire at age 70 in 2023, your maximum benefit would be $4,555. Nếu về hưu đúng ở tuổi năm 2023 thì lãnh tối đa $3,627 dù trước đây đi làm đóng 12.4% cho những người làm tư, như bác sĩ cứ xem lợi tức $500,000/ năm . Lấy 12.4% nhân cho $500,000 ra $62,000.00/ năm nhưng khi về già chỉ được nhận $3,627/ tháng xem như 55% số tiền mình đóng mỗi năm. Đó là cách lấy tiền nhưng họ nói là lấy của nhà giàu trao cho người nghèo. Nghèo hay giàu chính phủ nhân danh chủ nghĩa ăn cướp dưới cái tên mỹ miều tư bản, xã hội, dân chủ xã hội bú xua la mua, vớt hết.


https://faq.ssa.gov/en-us/Topic/article/KA-01897


Cho nên mình không hiểu những người mở miệng là kêu các chương trình chính phủ tốt này nọ. Nhân danh người nghèo nông dân như mình toàn là ba sàm cả. Toàn là những chương trình giúp chính phủ cướp lấy tiền của người dân thông qua luật pháp. Nông dân ngu như mình cứ lấy tiền bỏ thị trường chứng khoán khỏe chả phải lộn xộn dây dưa với chính phủ. Chính phủ không làm gì ra tiền chỉ biết đóng thuế để lấy tiền trang trải các chi phí của mấy tên chính trị gia. Họ bố láo hết, có ai để ý là nay mình phải đóng thêm 3.8% tiền lương mỗi tháng cho ObamaCare nhưng họ lại dùng tên khác để không ai nhận ra. Ai buồn đời như mình thì đọc link sau đây:

New Tax Policies 

A total of 21 tax policies were linked to the ACA. Some are tax hikes, some are tax breaks, while others are just new reporting requirements. Below is a list of the 21 tax policies (with notes as to which have been repealed):

Nếu không rành thị trường chứng khoán, mình lấy $12,400 đặt cọc mua một căn nhà thì 35 năm qua mua được 35 căn nhà cho thuê. Nay mỗi căn cho $3,000 tiền thuê nhà mỗi tháng hay $105,000 tiền thuê nhà một tháng tha hồ ăn chơi không phải lễ phép khi gặp cán bộ xã hội để làm giấy tờ mình lấy tiền đã đóng từ 34 năm qua. 

Vấn đề là khi chúng ta lãnh tiền an sinh xã hội thì mỗi năm họ có cho thêm để bù theo lạm phát mà khung thuế của người Mỹ lãnh an sinh xã hội vẫn chưa được cập Nhật hóa từ năm 1984 đến nay. Có nghĩa là nếu tiền lãnh thêm có thể bị đánh thuế lợi tức nhiều vào tiền nhận an sinh xã hội. 


Đặc biệt là năm 2023 do 8.7% COLA cao nhất từ 40 năm nay. Mỗi năm người nhận an sinh xã hội hay bị dính khung thuế về lợi tức và phải trả thuế trên số tiền nhận được của an sinh xã hội. Người Mỹ gọi là thuế vô hình (stealth tax). Mọi người đều biết là tiền nhận an sinh xã hội bị đóng thuế nhưng ít ai hiểu rõ bị đánh thuế ra sao. 


Lấy thí dụ người nhận được $25,000 mỗi năm và người phối ngẫu lãnh chung đại khái tổng cộng là $32,000.

up to 50% of their Social Security income taxed


Cho những ai có lợi tức trên $34,000 và khai thuế chung với người phối ngẫu, tổng cộng lợi tức nhận trên $44,000 thì 85% số tiền nhận của an sinh xã hội sẽ bị đánh thuế. Ở Cali với $44,000 thì hai vợ chồng sao sống ra sao. Nội trả tiền mướn đất cho mobile home là đủ ngọng rồi. Mà lấy thêm tiền từ 401k ra để tiêu là bị chém thuế không nương tay. Thay vì chửi bới nhau về ông Biden hay ông trump, tốt nhất là chung sức, kêu gọi quốc hội Hoa Kỳ thay đổi thuế má cho người về hưu. Họ phải định hướng dư luận để người ta không biết gì về thuế má mà nổi loạn. Có nhiều cặp vợ chồng ly dị nhưng sống chung với nhau để mỗi người được $34,000 hay $68,000 cho hai người thay vì $44,000 cho cả hai theo khung thuế hiện nay.

Thường lợi tức chưa bị đánh thuế gồm cả trái phiếu miễn thuế và các nguồn lợi tức khác và 50% tiền ăn sinh xã hội. Lấy thí dụ nếu hai vợ chồng mình rút tiền từ quỹ hưu trí và tiền ăn sinh xã hội mỗi năm lên $50,000 thì 85% số tiền $35,000 tiền ăn sinh xã hội hay $29,750 sẽ bị đánh thuế. Mà đánh thuế xong thì tiền đâu xài cho đủ. Phải rút ra càng nhiều thì càng bị đánh thuế.


Lý do là COLA rất cao từ mấy năm qua nên đã số người về hưu hay bị dính 85% thuế tiền nhận An sinh xã hội. Nếu người ta tính thêm về lạm phát từ năm 1984 đến nay thì con số $25,000 lúc khởi đầu phải tương đương giá cả ngày nay là $73,000 còn hai vợ chồng khai chung thì nhưng thuế $32,000 thì được $93,200. Đây chính phủ làm như vô tình quên để đánh thuế những người già. 


Nếu chúng ta ngại đóng thuế nên không rút tiền quỹ hưu trí thì đến 70.5 tuổi phải lấy ra nếu không chính phủ phạt. Chính phủ không làm ra tiền nên họ ra luật để ép chúng ta phải lấy tiền ra để đóng thuế. 


Lấy thí dụ một cặp vợ chồng có quỹ hưu trí, muốn vào ở một nhà hưu trí giá $7,000 một người, hai vợ chồng là $14,000/ tháng hay $168,000/ năm. Vấn đề là mình phải lấy thêm ra để đóng thuế. Xem như phải rút quỹ hưu trí ra $240,000/ năm đóng thuế 31%. Có lẻ chỉ rút ra $200,000 còn $35,000 do an sinh xã hội trả cho đủ $235,000. Đóng thuế 31%. Còn ai muốn đi chơi thì ngọng nữa vì phải rút tiền quỹ hưu trí để xài xem như phải đóng thêm thuế. Cho nên họ khuyên chúng ta nên nghiên cứu kỹ trước khi về hưu. Thường chúng ta lo lắng về mua áo quần đi dạ hội hơn đi seminar về hưu trí nên về già chúng ta ít còn đường binh và hay bị mấy tên dụ dỗ đầu tư có lợi nhuận nhiều để lường gạt và mất trắng tiền hưu trí. Hay làm việc đều đều mà qua 70.5 tuổi thì phải rút tiền hưu trí ra dù còn đi làm thì xem như cho tiền chính phủ tiền để dành của mình vì không có tiền tiêu. 

Được biết thăm dò năm nay 58% người hưu trí muốn chế độ thuế lợi tức của họ được thay đổi. Còn quá ít vì không ai hiểu lý do mình bị đánh thuế. Khi trẻ thì còn châm chước trong khi về già thì không còn đi làm thì hơi mệt. Chúng ta Hân hoan đóng thuế trong khi bọn giàu có chả đóng nhiều như ông warren Buffett tuyên bố. Chán Mớ Đời 


Mình không bao giờ hãnh diện mở miệng chửi ông Trump hay đả đảo ông Biden cả vì chính phủ định hướng dư luận để người Mỹ quên đi mấy vụ cần thiết. Hay đồng giới, chuyển giới hoặc bát giới,… Nếu người Mỹ không có gì để chửi nhau thì sẽ buồn đời nhìn kỹ vào mấy vụ chính phủ cướp tiền trắng trợn của mình.


Vấn đề là người cao tuổi bị cô lập hóa trong các vụ thay đổi chính sách an sinh xã hội. Họ không có lợi tức để ủng hộ các chính trị gia đắc cử nên chả ai để ý đến họ, chỉ tuyên bố họ không hủy bỏ an sinh xã hội là sẽ được phiếu. Cứ nghe bọn truyền thông rêu rao là bọn Cộng Hoà muốn phế bỏ an sinh xã hội khiến dân già lo sợ bầu cho Dân Chủ. Phải hiểu là người trẻ đi làm như thế hệ con cái chúng ta để đóng thuế cho thế hệ chúng ta hưu trí. 


Khi quỹ an sinh xã hội ra đời, một người đi làm để nuôi 25 người về hưu mà thời đó người Mỹ chết ở tuổi 63.5 tuổi nghĩa là 18 tháng trước khi nhận được tấm ngân phiếu đầu tiên của an sinh xã hội. Ngày nay, người Mỹ chết ở độ tuổi 75 tuổi và phụ nữ chết trễ hơn 5-7 tuổi nên người ta tính nay 1 người đi làm đóng tiền an sinh xã hội cho 5 người về hưu. 10 năm nữa thì con cái mình đi làm đóng thuế để nuôi 3 người Mỹ với bệnh tật đủ trò.

Chúng ta bị giới hạn về lợi tức khi về già. Những người chỉ sống nhờ vào an sinh xã hội không thì cũng mệt vì tiền thuốc thang hàng tháng là $500, lại không được trừ thuế trong khi những người có tiền trong quỹ hưu trí mà rút ra xài thì lại nâng cao lợi tức hàng năm thì 85% số tiền an sinh xã hội sẽ bị đánh thuế. Do đó khi mấy tên dụ dỗ bán cổ phiếu hay chi đó toàn là bựa để ăn hoa Hồng. Họ thường kêu lúc về già thuế của mình ít lắm Chán Mớ Đời 

Nếu ai có 401(k) hay IRA thì nên chuyển qua Roth IRA vì Medicare sẽ lấy thẳng từ tiền ăn sinh xã hội của mình, sẽ giảm số tiền nhận an sinh xã hội. Do đó khi về hưu tiền rút ra từ Roth IRA sẽ không bị đóng thuế. 

Mình có nhà cho thuê nên được khấu hao tài sản nên trước đây mình chuyển các quỹ hưu trí qua Roth nên nay khỏe. 


Mình bỏ thời gian đọc về thuế vụ để biết cách binh khi về hưu thay vì lên mạng chửi bới biden hay trump. Chả có lợi gì cho mình vì chính quyền lúc nào cũng lo sợ người dân nổi loạn nên hay định hướng dư luận để thiên hạ quên đi thực tại là bị đánh thuế để mua súng đạn gửi qua Ukraine hay Gaza nhân danh tự do hay thiên chúa gì đó. 


 Mình có anh bạn sang đây trễ nên không đi làm, nhận được an sinh xã hội và được housing. Anh ta là người mình biết là khai thuế sớm nhất. Vào tháng 1 đầu năm, nhận được giấy khai báo của an sinh xã hội về số tiền lãnh được năm vừa qua là anh ta chạy ra văn phòng khai thuế ở bolsa để trả tiền khai thuế. Lý do là lợi tức thấp nên được chính phủ “refund” được mấy trăm. Mình chỉ anh ta lần sau vào thư viện xin tờ giấy khai thuế rồi mình chỉ anh ta điền ez form để khỏi trả người khai thuế $120.  


Tương tự tờ báo Forbes nổi tiếng về tài chính vừa được một tỷ phú người nga mua trong khi báo chí chửi bới Putin xâm chiếm Ukraine bú xua la mua, bị chế tài, cấm vận đủ trò. Chán Mớ Đời 


Máy bay vừa đáp cánh xuống phi trường Tijuana. Em ngưng đây. Nghe tin từ Mễ cho hay, máy bay vừa cất cánh thì họ đóng phi trường vì bão Norma ùa đến.


Có người phản hồi kêu mình gian lận vì không đóng tiền an sinh xã hội. Mình đoán là chiến sĩ an ninh mạng. Lý do mình chỉ đi làm có 8 năm ở Hoa Kỳ, sau này lấy vợ thì đồng chí vợ sinh ra hai đứa con rồi kêu mình ở nhà nuôi con, nấu cơm cho vợ. Anh chỉ cần yêu em và hai đứa con còn mọi việc ở ngoài để em lo. Không đi làm thì làm gì có lợi tức để đóng. Còn 12-15% có tiền cho vay lấy lời. Thiếu gì thiên hạ cần tiền mượn tiền cấn vào căn nhà của họ. Họ không trả thì xiết nhà. Ai có tiền muốn cho vay mình sẽ chỉ cho mấy người Broker để được 12% và 3% tiền hoa hồng. Chán Mớ Đời 


Có anh bạn qua Hoa Kỳ dưới diện đầu tư EB5, anh ta mua mấy khu thương mại bằng tiền tươi. Mình nghĩ anh ta nên mượn tiền ngân hàng để khấu trừ bớt thuế. Tiền rút ruột ra đưa cho Broker cho vay ăn 12%, mượn 7%, xem như lời 5% mỗi tháng. Mình mới giới thiệu anh ta một Broker để giúp anh ta mượn nợ. Ngoài ra có nhà hay cơ sở thương mại không có nợ rất nguy hiểm vì dễ bị thưa kiện. Khi có hai ba cái nợ thì khôgn ai muốn thưa kiện vì không có cơ hội đòi nợ được.


Có người còm tải về đây


À bác Sơn Đen có nhiều kiến thức hay. Nhưng trong bài này bác vung tay quá trán.

Mục đích của an sinh xã hội là cho tất cả dân được có quyền lợi trong lúc về hưu. Không phải ai cũng có đủ để đầu tư trong lúc làm việc. Nói chung nếu chính phủ không có chương trình này thì sẽ có rất ít người có tiền sống lúc về hưu. Ở Âu Châu chương trình này mạnh nên các cụ hưởng nhàn nhiều và ngoài đường có it hoặc là không có vô gia cư. Vấn đề xã hội dưới tư bản rất phức tạp vì những tỉ phú như Elon Musk và đồng bọn ghét chính phủ thậm tệ vì ngân cản không cho họ làm ăn như ý. Ngược lại chinh phủ phải nghĩ đến tất cả mọi người chứ không phải cho tỉ phú hay những người lanh lẹ như bác Sơn Đen nhà ta. Vấn đề này có được bàn cãi nhiều trong các kỳ tranh cử. Nếu như bác Sơn Đen nói thì chỉ cần đầu tư vào nhà đất hay thị trường chứng khoáng là có đủ tiền. Nhưng nhà đất và chứng khoáng lên xuống theo kinh tế. Nếu mình về hưu lúc kinh tế xuống thì "ngọng"-Sơn Đen. Còn các chương trình an sinh xã hội và Medicare thì chính phủ bắt buộc phải trả không lệ thuộc vào  kinh tế. Và chính phủ có ngân hàng trung ương có thể in thêm tiền nếu cần.

Nói thêm về việc bác Sơn Đen than phiền về Cộng Hòa và Dân Chủ "dụ" dân qua tuyên truyền thì có những bài nghiên cứu về kinh tế và cương lĩnh lâu dài của từng đảng. Hiện giờ Cộng Hòa nhắm bỏ tất cả các trợ cấp xã hôi từ sau khi đời Reagan và cho giới có của cải và tiền bạc được nhiều quyền lợi theo chủ nghĩa mạnh ai nấy sống khôn nhờ dại chịu. Còn Dân Chủ thì có cương lĩnh hỗ trợ giới hạ tầng qua các chương trình để đưa họ lên với tiêu chuẩn nước lên thì thuyền lên. Dân Chủ có tính cách hòa đồng hơn trong cương lĩnh họ, tùy các bác khôn ngoan quyết định. Nhìn vào xã hội Âu châu, nhất là Bắc Âu thì hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa thật sự không ghê sợ như mình nghe Công Hòa nói mà lại còn rất nhân đạo. Bác Sơn Đen sống ở Pháp rồi nên biết. Ở Đức thì chương trình xã hội rất tốt vì con cái ai cũng được đi học đầy đủ và có nhiều trợ cấp để có thể theo đuổi những gì mình muốn. Còn Thụy Sĩ thì như thiên đàng trên hạ giới, chỉ có vấn đề là kỹ luật quá khắt khe.

Nói về việc bỏ An Sinh Xã Hội vì thâm lủng ngân sách thì đó là do chương trình giảm thuế cho người giàu của Cộng Hòa (tham khảo nơi đây: https://www.commondreams.org/news/trump-bush-tax-cuts-fuel-growing-deficits).

Trong cộng đồng Việt Nam, phần lớn mình nghe nói đảng Công Hòa thì có cảm tình vì giống như Việt Nam Cộng Hòa và chống CS kịch liệt nhưng nhìn lại thì Dân Chủ cũng chống Công kịch liệt chỉ bị bôi bác là Xã Hội Chủ Nghĩa. Nếu không có Obamacare hay ACA thì số người không bảo hiểm sức khỏe ở Mỹ sẽ có rất nhiều và sẽ kéo theo phí tổn về sức khỏe cho cả nước. Chương trình xã hội theo thiển ý của mình rất quan trọng. Chính phủ cắt chi phí giáo dục thì kết quả không thấy ngay được, phải 12 năm sau khi mấy đứa vườn trẻ lên đại học mới thấy kết quả. Lúc đó không may mà Cộng Hòa lên thì họ sẽ giải quyết phạm pháp bằng cho thêm nhiều súng tự do. Nếu không may mà Dân Chủ lên thì nạn nghèo đói sẽ trầm trọng và ảnh hưởng đến an ninh cũng như mực sống chung.

Mỹ là xứ tự do và chỉ có hai đảng thôi nên rất xung đột. Thí dụ như chính phủ Đức thì bao giờ hay phần lớn là chính phủ phối hợp vả quốc hội có nhiều thành phần nên tránh được những "ngài" phạm pháp như Trump làm rối loạn.

Chúc các bác nhiều may mắn và an toàn ở Mỹ. Và đọc qua rồi bỏ ngoài tai cho em nhờ haha


Nguyễn Hoàng Sơn 


 

Trao đổi văn hoá với thành phố kết nghĩa Los mochis


Mình tham gia mấy hội từ thiện ít nghe nói đến của người Mỹ do bạn bè giới thiệu. Có một hội mang tên là thành phố kết nghĩa của thành phố bellflowers mà mình chả dính dáng gì cả vì không có nhà cho thuê ở đây. Mình tìm nhà mua nhưng không được như ý muốn. Chỉ vì ông Rich Dad mình cư ngụ tại đây nên mỗi thứ tư mình lên đây ăn trưa tại hội Lions International với ôngta để học nghề. Ngoài hội này còn mấy hội khác cứ thấy họ rủ đi chơi miễn phí nên cứ đi một mình. Lý do là đồng chí gái còn làm việc chỉ dành thời gian nghỉ hè với con. Con mình được đi theo mấy phái đoàn ở nhà thiên hạ tại Nhật Bản , Đức quốc ,… con họ lại sang nhà mình ở mấy tuần.

Tiếp đón tại phi trường với màn vũ địa phương. 


Chương trình của hội thành phố kết nghĩa là giao lưu, trao đổi văn hóa. Mỗi năm họ thay phiên viếng thăm nhau. Năm ngoái bên Mễ sang đến 40 người còn năm nay bên Mỹ sang không tới 18 Người. Năm nay mình hỏi mụ vợ muốn đi không vì không ai muốn đi cả, thiếu người sợ mất lòng hội bên Mễ. Dân Mễ htif ai cũng muốn sang mỹ còn dân mỹ thì đa số đã đi mỹ nên lười. Mụ vợ tính không đi nhưng rồi nghĩ sao lại bò đi. 


Bên Mễ họ tổ chức cho mình đi thăm viếng các nơi như khi họ sang thì bên này cho viếng universal studio mấy chỗ khác nổi tiếng du lịch. Nói chung họ thích đi sắm đồ hơn là tham quan. Bà vợ ông thị trưởng Bellflowers kể, cứ có thời gian rảnh là họ kêu cho họ đi mua sắm, họ đem theo. 2 cái Vali không để chứa đồ. Năm ngoái họ sang thì mình bận leo núi Kilimanjaro nên chỉ đóng góp hiện kim cho hội. Năm tới sẽ đón tiếp một cặp tại nhà. Nếu mình leo núi thì có đồng chí gái tiếp đón.


Muốn bay thẳng đến Los mochis thuộc vùng Sinaloa của Mễ Tây cơ thì hội mướn xe buýt chở xuống phi trường San Diego rồi đi bộ qua biên giới CBX, check in tại phi trường Tijuana rồi bay 90 phút. Rẻ và ít thời gian vì bay quốc tế phải ra phi trường sớm 3 tiếng rồi quá cảnh mất cả ngày. Ai đi Mexico thì đi kiểu này nhanh và rẻ. Nghe nói hãng hàng không Nhật Bản cũng có chuyến bay từ đây. Lần sau về Việt Nam mình đi thử xem. 

Cặp vợ chồng đón tiếp tụi này. Ông chồng là kỹ sư về hưu nhưng đi làm phụ cho người em. Không hiểu sao họ lại có cận vệ. Chắc sợ bị bắt cóc. Họ mới tổ chức 54 năm cưới nhau. Bà vợ lập gia đình năm 18 tuổi.


Xuống phi trường lấy hành lý xong, cả đoàn bò ra phòng đợi thì ban nhạc chơi mariachi múa chào cả đoàn khiến mụ vợ vui lắm, chụp hình lia chia. Đi cùng có vợ chồng thị trưởng thành phố người gốc phi luật Tân tên Sunny Santa- Inez. Dân Phi luật tân và Mễ có chung một lịch sử là bị người Tây Ban Nha đô hộ nên tên họ đều theo họ Tây Ban Nha. Thiên hạ chạy đến bắt tay mình như kẻ thân tình đến khi khám phá ra mình không phải thị trưởng thì họ quê, bỏ đi. Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen Quê như nông dân lên thành thị. 


Đang đứng lớ ngớ đợi mụ vợ chụp hình thì có bà Mễ chạy lại hàng rào cản, kêu tôi là chị nuôi của ông bà trong chuyến tham quan này. Mình cảm ơn hẹn gặp sau khi ra khỏi vòng vây. Lại có cặp vợ chồng mà lần trước mình ở nhà họ chạy lại chào hỏi. Gia đình đón mình năm nay mới tham gia nên được ưu tiên đón tiếp dân bên Mỹ qua. Mình thấy cặp kia hơi buồn vì mình rất mến họ lần trước. Sau hai ngày thì không thấy họ tham dự mấy sinh hoạt khác nữa. 

Anh cận vệ của vợ chồng chủ nhà, đeo cái bọc phía trước mình đoán có khẩu súng bên trong vì thấy nơi dây nịch có hai băng đạn. Anh ta vừa làm tài xế vừa làm người trả tiền cho bà chủ. Anh ta mở cửa cho bà chủ còn mình thì mở cửa cho mụ vợ. Có hôm đi chậm lại xe, bị mụ vợ chửi sao không mở xe cho mụ. Mụ nghĩ mình là cận vệ của mụ miễn phí. Phụ nữ lạ lắm.

Lên xe thì khám phá ra họ có cận vệ. Vùng này dân giàu có, sợ bị bắt cóc nên mướn cận vệ. Cận vệ lái xe nhưng không cài dây an toàn, chỉ cài sau lưng để lỡ có chuyện. Mình thấy anh ta đeo cái túi có nhãn hiệu cảnh sát đoán là có súng và bên hông hai băng đạn. Đồng chí gái hỏi con trai thì anh ta kêu cận vệ do cảnh sát gửi đến. Anh ta nói là từng đi thuỷ quân lục chiến nay làm cho cảnh sát được biệt phái đến làm cận vệ và tài xế. Cảnh sát trả một ít còn hai vợ chồng nuôi tụi này trả ngon ăn hơn.

 

Tướng tá như các diễn viên trong narcos. Anh ta kể là từng đi thuỷ quân lục chiến rồi chuyển về cảnh sát. Cảnh sát trả lương một ít còn thì chủ nhà trả hết nên lương khá hơn. Hôm trước ở nhà ai ăn cơm no bụng, hai vợ chồng đi bộ trong khu phố xem sao cho tiêu cơm. Bổng mình có cảm giác là lạ, quay lại thì thấy anh cận vệ đi phía sau độ 10 thước. Nên bò lại bữa tiệc cho anh ta bớt lo. Trước khi về, bo anh ta hậu hỉ, vui lắm. Bên này bà giúp việc đi làm một ngày được trả $3, còn anh ta chắc hơn một chút.


Họ dẫn đi tham quan nhiều nơi như chỗ bến tàu để giới thiệu đường đi từ Los mochis đến la Paz vùng nam Cali thường được gọi là baja california. Miền Bắc california thuộc Hoa Kỳ còn phía nam thuộc Mexico.  Thành phố Los Mochis có đến nữa triệu dân số so với Bellflower có 80,000 dân trong đó 67% dân thành phố này là gốc Mễ. Ông thị trường gốc Phi Luật tân, kêu phải quen biết nhiều mới đắc cử. Ông này giỏi, người phi luật tân, không dựa vào người gốc Phi mà đắc cử, ngoài ra ông ta còn làm việc rất hay, đã thay đổi bộ mặt của thành phố từ mấy năm nay. Cho tiền hay giảm thuế cho những ai muốn đầu tư, tạo thêm công ăn việc làm và đóng thuế cho thành phố. Người Việt mình chỉ dựa vào người Việt mới đắc cử, lại chửi bới nhau.

Món này được gọi là Tamales, tương tự bánh nậm của người Huế nhưng gói với lá bắp. Nhân ở trong loại này chỉ có bắp không. Ở Mỹ mình hay ăn loại có thịt như bánh nậm. Khi về bà chủ nhà cho mấy chục cái nhưng đồng chí gái nhờ bà chủ nhà đưa cho hai anh cận vệ đem về cho vợ con ăn. Có hai anh cận vệ, một cho người em và một cho hai ông bà này. Họ thay phiên.
Hôm ăn tối với tỉnh trưởng vùng này để ký kỷ niệm 30 năm hai thành phố kết nghĩa.

Trong một buổi họp báo ở văn phòng du lịch mới được thành lập hai năm qua, sau covid, mình có hỏi làm cách nào để tiếp thị thành phố cho du khách Hoa Kỳ cũng như thế giới. Bà đại diện văn phòng du lịch cho biết là các du thuyền nhỏ sẽ bắt đầu đưa du khách đến Hải cảng ở đây khởi đầu tháng 12 này, sẽ giúp du khách biết đến vùng này thay vì chỉ biết Mazartlan hay cảng Vallarta cách đó độ vài tiếng tàu. 


Cô ta cho biết ngày nay du khách muốn trải nghiệm thiên nhiên, họ đi dã ngoại, xe đạp vào thiên nhiên để khám phá chớ họ không muốn nằm bờ biển tắm nắng do đó họ thành lập nhiều hành trình trải nghiệm cho du khách có sự lựa chọn. Họ cho biết sau đại dịch thì du lịch đã thay đổi. Người ta bị cấm cung tại gia 2 năm trời nên nay họ muốn dã ngoại, lên núi ra sông thay vì ra biển ngồi một chỗ uống rượu. Mình thấy các quảng cáo của du lịch Việt Nam nhiều trên mạng. Còn đi du lịch, AirBnB cũng có thể trở thành một thời quên lãng vì bị các khách sạn lớn dập luôn tại các tỉnh. Chặt chém tiền dọn nhà lại bắt thiên hạ dọn nhà cho sạch thì ít ai đến. Khi xưa mình thích đi AIrBnB nhưng nay ở khách sạn cho khoẻ. 


Nghe cô ta giải thích thì mới hiểu lý do Phú quốc ế độ du khách ngoại quốc. Hôm trước đọc trên báo Hà Nội cho thấy nhà cầm quyền Kiên Giang đang tìm cách gia tăng du khách Tây Ta vì đa số du khách nội địa viếng thăm. Nguyên hòn đảo được mấy ông Việt Cộng bê tông hóa hết thì Tây đến làm gì. Có xem một video clip phỏng vấn một du khách đầm đang thăm viếng Phú Quốc thì cô ta lắc đầu chào thua sự thành lập của hòn đảo này. Bắt chước họ mà làm xấu hơn. Đà nẵng mình thấy họ cày nát Bà Nà còn mấy khách sạn dọc bãi biển khi xưa đẹp sau này họ cho người Tàu xây rẻ tiền xấu nên mình cũng chả muốn ghé lại. Ghé hội an thăm bạn đồng chí gái rồi ra Huế thăm quê ngoại còn đà nẵng thì chỉ ra phi trường thôi. 


Điển hình viếng thăm Sơn Đoòng mỗi năm chỉ cho 1,000 du khách viếng thăm, thiên hạ khắp thế giới ghi danh rất đắt tiền để chờ đợi đi. Theo thống kê thì có đến nữa triệu người muốn viếng thăm hang động này mỗi năm. Nếu họ cho đi hết thì rác đầy động luôn. Và chả ai muốn đến thăm nữa. Thấy du khách ngoại quốc than phiền vụ rác ở vịnh Hạ Long.

Châm ngôn của Hải quân Mễ tây cơ nơi cột cờ

Đà Lạt thì khách nội địa nhiều còn ngoại quốc chả ai muốn đến ngoại trừ vùng Đông Nam Á nhờ khí hậu. Hôm trước mình xem YouTube có ông nào ở Đà Lạt, chạy xe gắn máy kể khách sạn Đà Lạt nhà nghỉ đang đói du khách, nếu không cải thiện thì phá sản. Nghe nói chặt chém nên du khách viết trên mạng chả ai muốn đến. Qua cao miên? Lào và thái Lan dân tình rất dễ thương hiền lành không như người Việt nên du khách Tây trở lại nhiều. 


Ở phi trường Vọng Các mình hỏi cặp vợ chồng Tây lý do chọn thái Lan họ kêu bạn bè đi về kể rồi hỏi về Việt Nam. Họ kêu không, lý do kêu bạn bè đi về kể người Việt không thành thật lắm. Nhiều khi mình không muốn tiêu cực khi bàn về Việt Nam nhưng phải nói mấy ông Việt Cộng không cập nhật hóa được tình hình thế giới. Có người nhắn tin riêng yêu cầu mình đừng tiêu cực về Việt Nam, Đà Lạt. Bà đại diện phòng du lịch cũng như mấy người của thành phố tiếp đón phái đoàn từ Hoa Kỳ đều trẻ và đầy năng lượng muốn tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương và hãnh diện về thành phố của họ. Nói tiếng anh khá ổn nên mình nghĩ tương lại vùng này sẽ khá tuy có vấn đề tham nhũng và nơi dân buôn bán ma túy mạnh nhất vì nằm trên trục lộ sang Hoa Kỳ.


Điều mình nhận thấy là dân tình uống CoCa cola nhiều. Người Mễ được xem là người dân uống CoCa cola nhiều nhất thế giới dù dân số họ hơn Việt Nam vài triệu. 160 lít mỗi người hàng năm. Chia 12 tháng xem như mỗi tháng gần 14 lít CoCa cola. Có vùng Chiapas nơi công ty CoCa cola đặt nhà sản xuất làm nước ngọt do nước vùng này ngon nhất xứ này. Vùng Chiapas được xem là vùng tiêu thụ CoCa cola nhiều nhất thế giới. Dân Mễ to béo kinh hoàng nhờ uống CoCa cola rẻ hơn nước thường. Vùng Chiapas được xem là vùng mà người dân uống trùng bình mỗi ngày 2.25 lít CoCa cola hay 800 lít một năm. Dân tình 60% bị bệnh tháo đường. Khi xưa họ hay cầm súng chống đối quân đội Mễ để đòi độc lập tự do này thì thua non trước CoCa cola. Hết đánh nhau. Người Mỹ xưa đem nước ngọt đến mấy xứ này rồi từ từ giúp cầm quyền muôn đời. Dân nghiện coca cola tương tự các nước cua liên xô cũ như Uzbekistan, Georgia.

người dân đây tổ béo không thua gì người Mỹ. Họ uống CoCa cola như uống nước. Họ chiếm kỷ lục uống nhiều CoCa cola trên thế giới. Trung bình mỗi người 160 lít CoCa/ năm có vùng Chiapas người uống lên 800 lít một năm. 

Hôm qua đi viếng viện mồ côi. Có thằng bé đến bắt đồng chí gái bồng khiến cô nàng kêu trời. Nặng quá. Nghe kể là bố ở xứ này dân chơi nên sợ con rơi nên bỏ trốn khiến mấy cô gái nghe lời dụ dỗ đem lại đây. Mụ vợ muốn giúp các trại mồ côi ở Cali. Rất khó phá thai ở đây so với Cali, con nít bị dính thai tự tiện vào nhà thương phá thai không cần bố mẹ biết. Mụ vợ nói về Cali sẽ kiếm mấy viện mồ côi để giúp đỡ làm việc tại đây vài tiếng.


Trưa hôm qua vợ chồng chủ nhà dẫn đi ăn bào ngư tươi không chiên xào ngon quá cỡ. Chưa bao giờ được ăn bào ngư sống ngon như vậy lại to nữa ngoài ra tôm và mực cũng ngon. Mình kêu cerviche ăn phê luôn. Thứ sáu này vợ chồng mình đãi họ chắc dẫn tới đây ăn lại quá. Cứ hai năm đi viếng xứ này để ăn bào ngư tươi không đắt lắm nếu so tiền Mỹ. Như ăn tô phở bolsa. 


Hôm nay họ cho ra biển Los Bocas nghe nói đẹp lắm. Xe buýt chạy qua gần biên giới Hoa Kỳ nên phải xuống xe đi qua để họ lục xét túi mang theo để tìm ma túy. Con đường này vận chuyển ma túy nhiều nhất từ Mễ sang Hoa Kỳ. 

Tôm câu được ngoài biển, họ cắt đầu quăn, chi bán thân tôm, rất to, 1 ký lô giá $8 đô la.

Đến nhà của một cặp vợ chồng trong hội ở Los Mochis ngay bãi biển. Hai vợ chồng bò đi bộ trên biển, nắng kinh hồn dù là tháng 10. Thấy mấy tàu đánh cá và tôm nên ghé lại xem. Tôm to kinh hồn họ bán 1 ký độ $8 tươi vừa lưới vào. Họ lặc đầu tôm để bán. Họ mướn công ty quay thịt heo quay hôm trước làm bữa ăn. Kỳ này họ làm thịt bò nướng rồi bằm, lấy tortillas cuốn ăn với nhiều loại sauce. Người Mễ họ ăn cái gì cũng được băm nhỏ ra, như heo quay thị bò rồi cuốn với tortillas, một loại bánh tráng làm bằng bột mì hay bắp. Xứ này thích ăn bắp lắm nên họ gói kiểu bánh nậm bằng lá bắp. Ăn mệt thở rồi nằm ngủ một tí rồi dọn dẹp lên xe buýt về. Ngồi xe buýt có điều hòa không khí mát rượi thấy đời vui vẻ. Về tới Los mochis chắc độ 8 giờ tối.  Mặt trời sắp lặn. 


Hôm nay, ăn cơm tối với nhân viên thành phố. Thức ăn dỡ hơn lần trước đến phần chụp hình kỹ niệm. Mình đang đứng sau mụ vợ đang ngồi thì có một bà rất đẹp chạy lên đứng bên cạnh, kêu mình xích lại mới chụp được một pô thì ông chồng chạy lên đẩy ra kêu cho tôi đứng cạnh vợ. Chán Mớ Đời 

Món ceviche của họ tươi ăn rất ngon. Dân đây không ăn đồ biển sau 4 giờ chiều. 

Hồi trưa thì ăn cơm tại nhà vợ chồng cựu chủ tịch tỉnh, đúng. Họ làm món gà cuốn tortillas.

Còn hai ngày nữa là về. Bắt đầu thấm mệt rồi, họ cho ăn hoài nên bắt đầu ớn. Có nhiều món lạ không thấy ở Cali. Hôm nay họ cho ra biển. Tối mai là ăn tối cuối cùng Vợ chồng ông trưởng đoàn nằm nhà hết vì mệt. Họ lo chuẩn bị chuyến đi, quà cáp nên mất ngủ, sang đây lại phải đi viếng đủ thứ nên mệt. 


Tối trước khi đi, Mụ vợ kêu ngủ đến 12 giờ đêm thì thức giấc sợ ngủ quên. Sang Mễ, ăn uống xong họ dẫn đi viếng lễ bia, kiểu Oktoberfest nhưng mình biết mụ vợ mà đi là gục cả tuần vì thiếu ngủ. Nên kêu cận vệ chở về chứ mụ vợ cứ thấy vui là đi rồi không lượng sức khoẻ của mình là gục. Cả tuần cứ uống thuốc đủ trò, nằm nhà hay khách sạn.


Hôm qua là ngày chót. Buổi sáng đi ăn ở căn cứ Hải quân như lần trước. Sau đó về nghỉ rồi 2 giờ trưa đi ăn đồ biển. Mình mời vợ chồng nuôi tụi này cả tuần và vợ chồng thị trưởng bellflower. Cuối cùng đâu 12 mạng đến ăn nên mình trả tiền cho mọi người luôn. Nhưng ngon thật lần sau mình đến đây chỉ để đi ăn đồ biển. Vùng này nổi tiếng tôm tươi ngon. Thấy bên đường có bán tôm khô nhưng không biết họ làm ra sao có sạch không nên thôi. 

Một ngày trên bãi biển Lós Bocas, những cái mồm

Tối thì cũng có màn hát mariachi ăn thịt bò nướng nhưng mình oải rồi nên không ăn chỉ uống nước. Đến giờ tặng quà cho nhau làm kỷ niệm. Mình kể chuyện tếu lâm bằng tiếng Mễ khiến thiên hạ cười. Vậy là mình biết chọc cười dân Mễ. Mụ vợ hỏi anh nói gì mà họ cười vậy. Mình nói là người Mễ hay chào khách bằng câu “mi casa e su casa” anh thêm vô “mi esposa e su esposa” nghĩa là “nhà tôi cũng như nhà anh” và mình thêm “vợ tôi cũng như vợ anh” khiến mấy bà kêu No No sony. Rồi anh hỏi thiệt không thì chủ nhà kêu vợ tôi càm ràm hoài nên tôi tặng anh. Khiến người Mễ cười. Sau đó mấy ông kêu vợ tôi là của tôi. 


Từ hai năm nay vùng này bị hạn hán chỉ mưa đâu 5 ngày, bổng nhiên sáng nay trời mưa khiến cả đám sợ máy bay trễ. May quá máy bay cất cánh đúng giờ. Đang chạy trên phi đạo. Vấn đề là sợ trễ nên họ đặt xe buýt đón trễ hai tiếng. Hy vọng sẽ kêu họ lại sớm được. 


Đi chuyến này là cuối cùng của năm nay. Họ có mời đi theo một phái đoàn qua bên Honduras tháng 11 nhưng mệt rồi. Phải ghé El Salvador rồi mới đến Honduras. Năm nay xem như tháng nào cũng đi nên Oải.


Sang năm thì sẽ đi du thuyền hai chuyến. Tháng 2 thì đã trả tiền rồi vì có đám quen chuyên đầu tư địa ốc rủ đi. Mụ vợ đang rủ bạn mụ đi chung cho vui để chụp hình vì khi mình vô nghe họ nói về luật pháp năm 2024, đủ trò thì mụ vợ ngáp. Còn tháng 9 thì có chị bạn ở Seattle rủ đi Âu châu nên đang đợi chị ta cho biết ghi danh ra sao. Bác nào thích đi chung thì cho em biết. Đang tập mụ vợ leo núi cao cao để sang năm dẫn mụ đi leo núi cao ở ngoại quốc. Vài năm nữa chỉ biết ngồi một chỗ, hỏi ai rứa? Chán Mớ Đời 


Mới về đến nhà thì được tin từ Los Mochis là khi máy bay tụi này vừa cất cánh thì họ đóng phi trường vì bão đang kéo đến vùng này. Hên quá nếu máy bay trễ là ngọng. Số được về nhà nếu không lại khăn gói trở lại nhà mấy người Mễ nằm dề đợi mấy ngày sau. Họ bàn lần sau chắc mướn máy bay tư nhân loại nhẹ chở cả đám đi khoẻ, khỏi phải chờ đợi ở phi trường.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn