Nên hay không truy tầm ung thư ngực

 Cứ lâu lâu nghe đồng chí gái kêu đi khám ngực để truy tìm ung thư ngực. Hỏi lý do thì trả lời: “bác sỹ kêu đi”. Phụ nữ được chỉ dẫn cần khám, truy tầm ung thư ngực nhưng không được giải thích lý do để lấy  quyết định. Người ta hay nói bệnh ung thư vì gen của gia đình nhưng ngày này, khoa học đã chứng minh là ung thư vì gen chỉ xảy đến với người ta độ 1%, còn 99% kia là vì lối sống, ăn uống gây nên.

Trong tờ “Journal of the National cancer institute” cho hay “selling the screening can be easy”, chỉ cần doạ người ta lo sợ bằng cách nói thêm về những nguy hiểm, tạo thêm niềm tin về những ưu điểm của truy tầm ung thư. Nhất là đừng bao giờ nhắc đến những nguy hại do phóng xạ khi truy tầm ung thư. Hôm qua mình đi nha sỹ, họ kêu chụp Quang tuyến hàm răng, phải lấy áo bảo hộ che thân mình để tránh bị ảnh hưởng.

Khi nhắc đến ung thư làm người ta sợ về căn bệnh vô hình, không có khám nghiệm nào mà khiến bệnh nhân lo âu nhiều như truy tầm ung thư. Mình nhớ cách đây mấy năm, đi mỗ cục bướu trong người. Về nhà đợi kết quả 2 tuần lễ, khiến mình chới với, đọc một loạt 5 cuốn sách về ung thư để quên sự chờ đợi. Kết quả bướu lành. Hú vía.

Cách tiếp thị của nhà thương và bác sỹ là truy tầm sớm thì dễ chữa hơn thế là mọi người xung phong. Mấy tờ truyền đơn của American Cancer Society, cho biết nếu ai chưa làm Mammogram, để truy tầm ung thư thì nên khám kỹ lưỡng hơn về ngực. Có điều là đàn ông họ không lưu ý truy tầm ung thư. Nghe nói đàn ông dễ bị ung thư tuyến tiền liệt, không lẻ bắt mấy ông đưa chim cho họ truy tầm. Tìm không ra mà chim dế hết cương luôn.


Ông chủ tịch hiệp hội ung thư Hoa Kỳ (American cancer Association) cho biết không nên truy tầm ung thư tuyến tiền liệt nhưng lại đồng ý là phụ nữ nên truy tầm ung thư ngực. Thế lầy nà thế Lào?

Được biết 70% phụ nữ sẽ không chịu khám ngực để truy tầm ung thư nếu họ được giải thích tận tình, các lợi và hại của mammogram 

Bài báo cho biết truy tầm ung thư ngực có nhiều điều lợi nhưng cũng có thể đưa đến nhiều vấn đề do phóng xạ và thuốc uống. Truy tầm ung thư thường được sử dụng là mammogram . Từ 50 năm qua, có trên 600,000 phụ nữ Hoa Kỳ tham dự trong 10 thử nghiệm. Ai cũng kêu là thử nghiệm, truy tầm ung thư rất có lợi nhưng ít ai nói đến những cái hại của nó. Ngược lại chỉ có 1 thử nghiệm về áp huyết cao cho đàn ông trong vòng 2 năm và chỉ có 150 người tham dự cuộc thử nghiệm này đã giúp bác sĩ quyết định về áp huyết cao gây ra nhiều bệnh tật, cơ nguy đột tử. Chán Mớ Đời 

Tại sao lãnh vực truy tầm ung thư đều chú tâm vào truy tầm ngực phụ nữ vì kỹ nghệ chết tạo máy móc truy tầm ung thư giúp các radiologist đọc lên đến hàng trăm tỷ đôla. Họ cho biết là nên truy tầm ung thư ngực vào tuổi 30, 40, người thì nói ở tuổi 50. Người thì cho biết mỗi năm, người thì kêu không nên làm đều. Biết nghe ai bây giờ.

Mình có cô cháu bị ung thư ngực khi còn trẻ. Mình đoán bị stress quá, sinh con, chồng mất việc, ngân hàng kéo căn nhà, phải dọn vào một cái garage để hai vợ chòng 3 đứa con ở. Ung thư vì stress rất nhiều, vì ăn uống không điều độ, ngủ ngáy không tốt,… may quá, cô cháu còn trẻ nên có thể vươn lên và qua khỏi bệnh.

Đi truy tầm sẽ đưa đến vấn đề tài chánh hao hụt của bệnh nhân, nhất là tinh thần như mình cách đây mấy năm. Mình nhớ đi khám bác sĩ, ông ta kêu mình đi chụp MRI hay chi đó, rồi khi gặp lại, ông ta cầm tờ giấy của ông bác sĩ về radiologie rồi đọc cho mình nghe, lấy $300. Cứ gửi thẳng cho mình đỡ tốn $300. Có thể nói bác sĩ thường,  nhiều khi không đọc được các tấm ảnh chụp của máy . Chán Mớ Đời 

Khi truy tầm ung thư ngực bằng Mammogram, người ta cho phụ nữ uống một loại thuốc. Họ phát hiện máu của người uống loại thuốc này chỉ số p gia tăng kinh hoàng. Sẽ giải thích sau nếu bác nào tò mò thì em sẽ kể thêm vì dạo này em đang đọc tài liệu về chiến tranh Việt Nam.

Phụ nữ được tiếp thị về mammogram, tuyệt nhiên không biết gì cả về sự lợi hại của việc này. Người ta thăm dò các phụ nữ thì 9 trong 10 người được hỏi, không có khái niệm gì về lợi hay hại của sự truy tầm ung thư này. Đâu phải lỗi của họ. Lý do là quảng cáo tiếp thị. Điển hình, chúng ta cứ nghe nói ăn chuối là có nhiều chất Potassium nhưng trên thực tế, người ta cho biết lượng Potassium trong chuối đứng thứ 105 chi đó, sau cải, chà là,…các công ty bán chuối quảng cáo đầy trên truyền hình, sách báo từ mấy chục năm qua nên in hằn trong trí óc chúng ta, không cần xem xét lại. Mình leo núi 14 tiếng đồng hồ, chỉ ăn có nắm đậu và 5 trái chà là, khỏe tênh. Chà là có rất nhiều Potassium, giúp người ta vượt sa mạc, nhất là bồi dưỡng sau khi hò giã gạo với đồng chí gái.

Đây là thống kê về sự nguy hiểm của phóng xạ khi truy tầm ung thư và gây nên bệnh ung thư nếu đi mỗi năm thì nhiều hơn, đi mỗi 10 năm thì ít lại. Chưa có bệnh thì đi thử nghiệm, có thể tạo ra bệnh ung thư. Chán Mớ Đời 

Người ta tin rằng truy tầm ung thư vú sẽ sớm phát hiện ra, thậm chí họ không am tường, hiểu những cơ bản về mammogram. Họ chỉ được bác sỹ nói, không đưa ra lý do, giải thích sự lợi hại của mammogram. Một kết quả về nền văn hoá, phong trào đi bộ gây quỹ để chống ung thư với các tổ chức pink ruban mà đồng chí gái cứ kêu mình đi bộ khi xưa, đồng hành với phụ nữ bị ung thư, chữa trị, nghiên cứu. Sau này mình khám phá ra các tổ chức này đều được hỗ trợ bởi kỹ nghệ thực phẩm, dược phẩm đã gây nên ung thư. Ai tò mò, tìm đọc những bài mình kể còn không thì gút gồ Chán Mớ Đời 

Tóm lại; mammogram được nghiên cứu và sử dụng để truy tầm tất các ung thư và gây nhiều tranh cãi nhất hiện nay. Điển hình, người ta chỉ thử nghiệm 150 người đàn ông về áp huyết cao trong vòng 2 năm, đã khiến các bác sĩ kết luận về việc điều trị bệnh áp huyết cao. Trong khi 10 năm qua, họ đã thực hiện trên 10 thử nghiệm, với trên 600,000 phụ nữ vẫn chưa đưa đến kết cục về các thử nghiệm nói trên.

Đề tài khá dài, khó tóm tắt trong một bài ngắn. Bác nào tò mò thêm thì em sẽ kể thêm. Em sẽ đếm số lượng người đọc. Viết theo kiểu đặt hàng. Viết về tình yêu vớ vẩn thì bà con đọc rất nhiều, còn viết kể về tránh bệnh tật thì thiên hạ ít đọc. 

Vợ em thì tin bác sỹ, em cản không được. Bác nào muốn vợ đi tây phương cực lạc sớm nên khuyến khích vợ đi khám ngực và mấy thứ kia hàng năm, sẽ giảm tuổi thọ. Còn ai thương vợ thì cứ cản vợ không nghe mấy tên bác sỹ như em. Khuyên nên đi bác sỹ già, họ có kinh nghiệm, không cần làm tiền nhiều để trả nợ. Bác gái nào thấy chồng mình khuyên đi khám chụp hình phóng xạ Hoài là biết ông ta có sỹ đồ về Việt Nam kiếm chân dài. Chán Mớ Đời 

Người ta cho biết là chẩn đoán, thử nghiệm tìm ra ung thư ngực là đã quá trễ. Nếu không thử nghiệm mammogram thì người ta tầm ra trung bình ở tuổi 22.8. Còn với mammogram thì ung thư có thể vào tuổi 21.4 tuổi. Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Thầy Lê Phỉ, trường Việt Anh

 Hôm trước, tình cờ thấy trên mạng hình của thầy Lê Phỉ, hiệu trưởng trường Việt Anh, Đàlạt xưa, khiến mình nhớ lại vài kỷ niệm với trường này. Mình không phải học sinh chính của trường, chỉ học các lớp ngoại khoá, lớp Nhật ngữ và Hội Việt Mỹ ở trường này được hai năm. Theo một giáo sư của trường này thì thầy Lê Phỉ, dạo ấy mang cấp bậc Đại Uý, thuộc trường Võ Bị Quốc Gia Đàlạt. Năm nay độ 94 tuổi.

Dạo ấy, ông Kỳ không cho sinh viên Việt Nam Cộng Hoà du học ở Pháp và Bỉ nữa, ra lệnh đóng cửa trường tây cho rằng sang đấy, nghe Việt Cộng dụ dỗ theo cộng sản chống lại chính phủ Việt Nam Cộng Hoà. Dạo ấy bằng Tú tài Việt Nam Cộng Hoà được công nhận tương đương tại âu châu, không phải qua một kỳ thi khảo sát nào khác để vào học đại học.

Qua tây thì mới khám phá ra ông Kỳ, trong một chuyến công du, tuyên bố rất cảm phục sự thu hút của Hitler, tên đồ tể mà mọi người ở âu châu ghê tởm nên bị báo chí ngoại quốc đánh tơ bời nên ông ghét tây, ra lệnh đóng cửa trường tây, đưa đến trung tâm giáo dục HÙng Vương ra đời. Grand Lycee, it học sinh dời về Petit Lycee.

Mình đoán là anh ngữ của ông ta không giỏi nên khi tuyên bố bằng anh ngữ sẽ gặp khó khăn để diễn đạt ý của ông ta cho chính xác. Tốt nhất là nói tiếng Việt để thông dịch viên nói lại, để khỏi thất lạc khi chuyển ngữ. Theo mình thì ông Thiệu giỏi anh ngữ hơn ông Kỳ. Mình có nhớ nghe ông ta đọc diễn văn khi công du Hoa Kỳ. Không hiểu lý do phải đọc anh ngữ, thay vì tiếng Việt. Có thông dịch viên thì cần gì phải nghĩ nát óc tiếng anh.

Thầy Lê Phỉ trong bộ đồng phục hướng đạo Lâm Viên của Đàlạt xưa. Mình có ông cậu bà con tên Đằng, lái chiếc xe Lambretta, huynh trưởng hướng đạo Lâm Viên, ở cạnh nhà ông bà Nguyễn Đình Thừa ở đường Phan Đình Phùng.
Hình này mình đoán thầy Phỉ chụp với hai cô học trò cũ hay hướng đạo sinh Lâm Viên. Bận đồng phục hướng đạo Lâm Viên, bị Việt Cộng dẹp sau 75, nghe nói nay cho hoạt động trở lại.
Thầy xem mấy tấm ảnh, mình đoán là do thầy chụp lấy. Mình có mấy tấm ảnh này nhưng không biết tác giả, nay xem tấm ảnh này mơi rõ, tải lên mạng cho người Đàlạt xem. Khi xưa, thầy có đam mê chụp hình vì thấy nhiều tấm trên mạng về Đàlạt, ghi tên Lê Phỉ.

Mình có nhận được chú thích của anh Van Tran, trưởng nam của ông Trần Văn Châu, tiệm chụp hình Hồng Châu ở ngay cầu thang lên chợ Mới như sau: “ Anh Sony, tôi, con cả của  tác giả của những tấm hình nghệ thuật mà anh đăng trên , bố tôi, Trần Văn Châu có tặng một số hình ảnh mà ông chụp khi chúng tôi còn sống tại Dalat cho ông Lê Phỉ lúc ông dạy lớp chụp ảnh tại trường Việt Anh này. Vài tháng sau khi ông cụ tôi mất có nhiều người đã ngang nhiên chiếm bản  quyền. Hiện chúng tôi đang giữ âm bản trong tay, không những một vài tấm mà những tấm gần thế kỷ cùa Dalat khi còn phôi thai.”
Hy vọng sẽ có ngày, gặp lại được anh này để xem hình ảnh xưa của Đàlạt. Hình do con ông Châu gửi, chụp chung với thầy Phỉ khi xưa.
Đây tấm ảnh theo lời anh Van Tran, là của bố anh ta ông Trần Văn Châu chụp và tặng cho thầy Lê Phỉ để trong album theo hình trên. Mình đoán là photo Hồng Châu. Người Việt mình hay lấy hình của thiên hạ rồi gắn tên của họ vào như tấm ảnh này đề Kiênthuc.net.vn. Hình chụp trên đường Trần Quốc Toản, một gia đình thượng, đeo gù mang ngo đến chợ Đàlạt để bán, đổi gạo muối. Ở chợ khi xưa, mình thấy họ đứng ở hàng hoa, đối diện bến xe đò Chi Lăng, vũ trường La Tulipe Rouge để bán. Thiên hạ cứ thấy thượng là tìm cách trả giá, mua cho rẻ rồi khi họ có tiền lại bị mấy bà hàng chợ bán gạo muối đắt giá. Chán Mớ Đời 

Sau này, thị dân Đàlạt dùng lò dầu hôi nên ít thấy người thượng, đem ngo ra chợ bán. Không biết tương lai của họ ra sao, sống nghề gì. Để hỏi anh Van Tran xem tác giả tấm ảnh này là bố anh ta hay thầy Phỉ. Mình thấy trong album của thầy Phỉ đang xem.

Tấm này mình đoán là của thầy Lê Phỉ chụp vì có đọc trên mạng, ai đó nói tấm ảnh dưới là của thầy Lê pHỉ chụp. Không gian 
Tấm này mình có thấy chú thích là của thầy Lê Phỉ chụp. Thiên hạ ngang nhiên ghép tên tuổi của họ vào. Nay mình mới hiểu khi xem ảnh người Việt chụp ngày nay, tên của họ ký trên tấm ảnh còn to hơn tấm ảnh. Chán Mớ Đời 


Mình đoán là chụp chung với vợ thầy.

Vụ ra lệnh cấm không cho du học ở các nước pháp ngữ ở âu châu, thiên hạ muốn đi du học thì quay qua học đức ngữ, nhật ngữ và Ý ngữ để du học tại các nước như Tây Đức, Ý Đại Lợi và Nhật Bản. Thiên hạ đua nhau đi học tiếng Nhật. Mình thấy anh Vui, con bác Cháu, bán mắm ở ngoài chợ, nhà ở ấp Ánh Sáng đi du học ở Nhật Bản nên cũng mò, ghi tên học nhật ngữ. 

Ở Đàlạt dạo ấy, trường Việt Anh có mở lớp nhật ngữ do một ông đạo sĩ, hình như tên Trang, du học bên Nhật Bản về dạy nên thiên hạ rủ nhau đi học đông lắm. Mình cũng đi học thử tiếng của xứ Samurai. Trong lớp có mấy ông thầy dạy trường Việt Anh, ngay ông Nghiêm Phú Phát cũng đi học,…vào lớp nhật ngữ, là đồng môn với mình, vào lớp hè làm thầy mình. Chán Mớ Đời 

Mình học hội việt mỹ, xem như vào các buổi chiều tối, đi học sinh ngữ cả tuần, rồi Đức ngữ với ông cha Leahy ở Giáo Hoàng Học Viện. Rốt cuộc mình chả thông tiếng nào cả. Qua Nhật Bản lần đầu tiên, mình xổ tiếng nhật, vợ con lác mắt đến khi taxi đưa đi lạc gần cả tiếng, trả cuốc xe gần $100, cách đây 10 năm, bị vợ chửi thối đầu. Chán Mớ Đời 

Mình chưa bao giờ nói chuyện với thầy Lê Phỉ, chỉ nhớ là người Huế, thấp thấp người. Thầy quen mẹ mình và bác Hoè, vô địch bóng bàn Đàlạt một thời, có văn phòng bán bảo hiểm Rồng Vàng ở cuối đường Minh Mạng, ngay cái đốc lên đường Hàm Nghi, ngay Phở Tùng. Hay hát ở đài phát thanh Huế và Đàlạt xưa.

Năm mình sang Văn Học, mấy ông thầy dạy thêm ở Văn Học, được thầy Lê Phỉ mời qua Việt ANh dạy khiến một số đông học sinh của Văn Học, bỏ trường chạy qua Việt Anh như tên Phạm Anh Tuấn, nhà ở xóm ông BA Tây, nơi mình hay đến xách nước.

Hình này do ông Lê Huy Cầm tải lên, mới để ý đến tấm bảng treo trước văn phòng. Hình chụp các thầy cô của trường Việt Anh. Mình nhận ra một thầy dạy mình hoá học lớp hè, học Nhật Ngữ với mình nhưng không nhớ tên, người Nam. Mình chưa bao giờ thấy tấm bảng này, khi đi học ngoại ngữ ở trường này, chỉ nhìn toàn là mấy nữ sinh không. Nói chung các cô mà siêng học ngoại ngữ, đa số không đẹp lắm. Mấy năm học hội việt mỹ, chả thấy cô nào xinh cả. Chán Mớ Đời 

Lúc học hè, mình có để ý đến một cô tên Nguyễn thị Hoàng Lan, nữ sinh BÙi Thị Xuân, nhà ở ngay đường Hai Bà Trưng, căn đầu tiên ở trường Thăng Long cũ. Còn vương đạo quân tử thì chả hiểu gì cả. Mà đúng dạo ấy tiếng Việt mình rất dốt, từ trường tây qua nên chịu.

Xóm mình có thím Mãn, vợ chú Hà Thúc Mãn, cán sự Công Chánh, cháu ông Hà Thúc Nhơn, một thời tử thủ trong bệnh viện, chống tham nhũng, bị xe tăng bắn chết. Thím tốt nghiệp trường mỹ thuật Huế, lấy chồng vào Đàlạt, dạy vẽ ở trường Việt Anh. Nếu mình không lầm thì thím khá đẹp. Con trai trong xóm mê như điên. Có chị Huệ, con ông bà Hân, học ở đây.
Hình chụp từ sân trường ra phía chỗ ra vào, thấy văn phòng và lớp dạy nhật ngữ mà mình theo học khi xưa. Mình đoán là đang chào cờ hay chi đó mà thấy thầy cô đứng dưới mái hiên. Bảng hiệu trường, theo mình được ghép từ tấm hình phía dưới.
Hình chụp từ cổng ra vào, thấy phía sau là lớp học nhật ngữ mà mình theo học năm xưa. Nhiều kỷ niệm của tuổi thơ. Dạo ấy đi học nhật ngữ, toàn là người lớn tuổi. Thím Tâm, tiệm thuốc tây Mình Tâm cũng thấy có mặt. Hình như bà con chi với ông đaọ sĩ Trang.
Hình này, chụp ở đường Hải Thượng, trước cổng trường Việt Anh. Mình có một kỷ niệm ở đây. Dạo ấy, học lớp 11, bắt đầu tập lái xe Jeep của ông cụ. Sau cơm trưa, mình đưa mấy người em đi học ở Hùng Vương, trên đường về, chạy ngang đây. Trong trường, có chiếc xe con cóc của vợ thầy Phạm Kế Viêm, chị chồng của người dì bà con mình, tiệm thuốc tây Hiệp Thạnh ở đường Duy Tân, chạy từ trong trường chạy ra cái ào ra. Đụng xe mình. Xe cô bị móp còn xe Jeep ông cụ không bị gì. Cô Viêm, chạy vào trường, lúc sau thầy Viêm đi ra, gặp mình, kêu đi đi. Hình như cô đưa thầy Viêm đi dạy. Hú vía. Sau này có người gửi cho mình bài viết của cô nói rằng dạo ấy chưa có bằng lái xe. Chán Mớ Đời 
Thầy Phạm Kế Viêm dạy toán lớp hè ở Việt ANh và thầy Hoàng Trọng Hàn, hiệu trưởng trường Trần Hưng đạo, có dạy mình anh ngữ ở Văn Học mấy tháng. Thầy có vợ rất đẹp.

Theo mình được biết thì trường Việt ANh, lúc đầu do con ông Võ Đình Dung xây cất, làm hiệu trưởng sau này thầy Lê Phỉ mướn lại, đổi tên thành trường Việt Anh. Không ảnh cho thấy khuôn viên của trường Việt ANh khi xưa, chụp năm 1969, nơi tiếp các đồng bào chạy giặc năm Mậu Thân. Phía sau là đường Hai Bà Trưng. Nếu nhìn rỏ sẽ thấy con suối từ số 6 chạy về, rồi qua Hoàng Diệu, về Cam Ly.

Dãy lớp đối diện văn phòng là nơi mình học hội việt mỹ ban đêm, sau Mậu thân, khi phi thuyền Apollo 11 đổ bộ lên mặt trăng, họ cho mấy cái nút đeo cổ áo, truyền đơn đủ trò. Lớp nhật ngữ thì căn đầu tiên bên phải từ cổng. Văn phòng Hội Việt Mỹ ở đường Yersin, cạnh thư viện Đàlạt, có bác làm thư ký, rất đẹp, sau này có gặp bác tại SAP-VN nhưng không biết là người Đàlạt, không bao giờ nói chuyện. Sau khi bác qua đời thì mới gặp lại con gái của bác.

Căn nhà bên kia đường Hai Bà Trưng, số 5, của gia đình Ngọc Bích, học Yersin, dưới mình 1 hay 2 lớp, nơi nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, hay đi xe đạp với người em, Vinh Kennedy đến tán cô vợ từ Sàigòn lên ở trọ, học đại học Đàlạt, tên Hồng thì phải. Khu vực này đều thuộc gia đình Võ Đình Dung khi xưa cả. Nhà của gia đình Bích cũng mướn của ông bà Võ Đình Dung. Mấy vườn rau từ đây chạy lên Mã Thánh đều của ông Võ Đình Dung. Có thể xem ông ta là giàu nhất Đàlạt, sau đó mới đến ông Võ Quang Tiềm.

Mình có tấm ảnh chụp ngược lại từ cầu Cẩm Đô nhưng để khi nào rảnh lục ra rồi bỏ lên đây. Nghe nói thầy Lê Phỉ còn sống tại Đàlạt, chắc trên 90 tuổi, vì lớn tuổi hơn mẹ mình. Có lần về Đàlạt, anh bạn chở mình đi ngang nhà của Thầy ở Hai Bà Trưng, trước viện kiểm sát chi đó.

Về Đàlạt, thấy các trường tư thục xưa đều bị phá bỏ, xây nhà cửa. Không biết có phải chính sách của Hà Nội xoá bỏ các dấu tích của chế độ cũ, vẫn thấy buồn vì vào Grand Lycee Yersin không được, trường Văn Học, Việt Anh đều bị xoá bỏ hết. 12 năm học tập tại những nơi này đều bị xoá bỏ, chỉ còn lại hoài niệm của một thời.

Hôm nay, nhận được cáo phó của nhóm thân hữu Đàlạt gửi, báo tin một đồng hương, cựu học sinh trường Trần Hưng đạo đã qua đời tại vùng này, tải lên đây cho ai đã từng là bạn học của anh Ân, biết tin. Mình không biết ông này, đồng hương nên chuyển cáo phó cho ai biết để liên lạc với tang quyến.

Cám ơn Sơn. TRong bài Lữ quán của minh, đọc lại thấy có chỗ sai, nếu Sơn sửa lại giùm thì rất tốt. Đó là : đường Phan Bội Châu thay vì Phan Châu Trinh,

Trong bài về ông Lê Phỉ, mình có mấy hiểu biết ( thời diểm 1962-1965 và 1970-1971 mình có dạy trường VA và Văn Học) , gởi Sơn tham khảo :
Ô. Phỉ cũng là một huynh trưởng Hướng đạo ( thuộc đạo Lâm Viên thì phải) cùng với ô. Lê Văn Đằng. Năm nay ô.Phỉ 94 tuổi, hồi mình dạy  thì ô. mang cấp bậc đại uý, thuộc trường Võ bị quốc gia. Vợ ô. Phỉ là cô Thí, cũng dạy trường VA.NHiều GS trường VA là sĩ quan dạy ở Võ bị.
Ô. Trang tên là Lê Trung Trang, đeo kính cận, người rất gầy, trông như một đạo sĩ. Lúc ấy ông chưa xuất gia mặc cà sa như sau 1975. Trang rất giỏi tiếng Nhật và lúc ấy bị MTGP coi là tình báo của Nhật (?!). Trang rất thân với Phạm Công Thiện lúc ấy cũng dạy cùng trường, thường căp kè với nhau ( Khoảng 1963 Thiện rời Đà Lạt).
Ô. Hoàng Trọng Hàn là hiệu trưởng trường Trần Hưng Đạo  lúc mình sống ở ĐL 1969-1972, sau đó thì không rõ)

Những hình mới nhất. Có người cho thầy Lê phỉ đã 104 tuổi. Chắc họ nói hơi nhiều vì cùng thế hệ với ông cụ mình, chắc độ 94-97 tuổi

sơn viết bài này khá chi tiết.
Chú biết Thiên Sư Lê Trung Trang day tiếng Nhật trường Việt Anh
Là anh ruột thiểu Tướng Lê Trung Tường ) sư đoàn trưởng sư đoàn 23 .. nam 75.,)
Thiền Sư Trang ở khoản phải nhà chu (
31 Quang Trung Dalat).. do khi thím TÂM học tiếng Nhật gặp Thiêm Sû không chỗ ở nên
Chú lập một Cốc
để Thiền tu 73..
đen 75.. vc 
Cướp miền Nam Ong mang CÔC về Chua.. cuối cùng ông o chua Linh Son ĐaLat và qua đời chôn tai` Nghĩa địa 
Du Sinh. Mộ thiền sư rất đẹp do 
Hoi Thiền VN lập mộ.. 
đến thắp hương 
Mo bia khác chữ Hán uy
nghi..
2/
Theo chú biết thầy Phỉ gặp chú 2019 thay ông dạy châm cứu tại nhà và chưa binh nếu có ai rước..
Đại uý Lễ Phỉ và đại u
ý Mân cùng tốt nghiệp trường sĩ quan thời Pháp nên an ninh quân đội nghi liệt vào phòng nhì nên bị giải ngủ.. lập trường Việt Anh. Thầy rất dễ thường..
Mới khi về VN chu ghé thăm..
Góp ý  nhõ với Son và khích lệ Sơn tiếp tục..
Chú Phan 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Rạp xi-nê Ngọc Lan


Có lần một anh bạn từ Đàlạt chở mình đến văn phòng của Phước “Ngọc Lan”, ở Bolsa, con ông bà chủ rạp xi-nê Ngọc Lan và Ngọc Hiệp. Anh bạn, thân với Phước Ngọc Lan từ bé, sau này anh bạn vượt biển sang Hoa Kỳ, Phước Ngọc Lan giúp đỡ lúc khởi đầu ở xứ Cờ Hoa. Mình có hỏi anh chàng về lịch sử của rạp xi-nê. Anh ta hứa sẽ email cho mình. Một ngày đẹp trời, anh ta gửi bài của mình viết về mấy rạp xi-nê của Đàlạt trước 75. Của Ceasar trả về Ceasar. Chán Mớ Đời 

Có ông nào còm trên Facebook. Bạn bè gọi là Phước Ngọc Lan vì tên Phước, con của chủ rạp Ngọc Lan.

Cám ơn Anh post bài viết về rạp hát Ngọc Lan, Ngọc Hiệp. Hai rạp nầy trước 75 thuộc về của em ông ngoại của tôi, ông Phạm Ngọc Sum.

Tôi rất ngạc nhiên trong bài báo ghi Họ là Phước thay vì Phạm. 

Hy vọng ông thần này cho mình thêm chi tiết vì tên Phước, gửi cho mình bài mình viết về 3 rạp xi nê thời xưa.

Cây che mất mặt tiền của rạp xi nê Ngọc Lan, chỉ thấy phần khách sạn Ngọc Lan. Nhìn từ Cầu Ông Đạo lên. Không phải trước rạp Ngọc Lan.

Theo mình hiểu thì rạp xi-nê Ngọc Lan, trước kia, thời Tây mang tên là rạp Eden nhưng khi tây về nước thì bố mẹ Phước Ngọc Lan mua lại và đặt tên tiếng Việt, có lẻ con gái tên Ngọc Lan. Dạo ấy, Đàlạt có rạp Kinh Đô ở đường Hàm Nghi, rạp LangBian ở đường Phan Đình Phùng, rạp Ngọc Hiệp thì không biết trước xưa tên gì. Ai biết cho em hay. Mình có học với một cô tên Ngọc Chân, nghe nói là con gái của rạp Ngọc Lan, sau 75 lấy tên bạn học chung Quang Hà, nay đã qua đời.

Có người kêu là rạp Lang Bian là tiền thân của rạp Ngọc Hiệp thì không đúng vì hai rạp nằm gần nhau, giữa hai rạp là hai tiệm ăn Như Ý và Kim Linh. Rạp Lang bian rất nhỏ, theo trí nhớ của mình khi mường tượng lại cây xăng Ngọc Hiệp, nơi họ phá bỏ rạp để xây cây xăng, chỉ độ phân nữa rạp Ngọc Hiệp, chỗ có con hẻm đi vào quán mì quảng nổi tiếng của ông Bắc Kỳ, mình có ăn vài lần ở đây. Mình có viết về hai rạp này rồi.
Nhìn tấm ảnh này khiến mình nhớ lại những lần đi xem xi-nê tại rạp Ngọc Lan. Đi từ đường Thành Thái đến, có con dường dốc bằng xi-măng đi lên bên phải rồi vào rạp. Hình như phòng bán vé ở bên phải nơi thiên hạ đứng đầy. Đối diện mặt tiền là các thang cấp, xem hình trên, đi ra bãi đậu xe. Những phim ấn tượng nhất, mình xem tại đây là Love Story, Woodstock, Les Deux Gamins, Cleopatre, mùa hè 42,…

Hồi nhỏ mình nhớ là họ có bán nước ngọt, đậu rang, cạnh chỗ bán vé.
Hình này chụp cho thấy họ làm phòng ngủ thêm sau này. Chỗ này bị đặt chất nổ một lần vì cho lính mỹ thuê. Về Đàlạt, nghe mấy cô học chung ở Yersin cho biết là một cô học chung tên Nguyệt Thu, nằm vùng, là người đặt chất nổ. Mình chả nhớ cô Thu này là ai. Kinh chỗ này có gửi xe gắn máy khi đi xem xi-nê đầy đặt.
Hình này chụp từ dốc Mình Mạng, cho thấy rạp Lang Bian bị dẹp bỏ, thấy tường bên hông của tiệm Đức Lập, bán vật liệu xây cất. Rạp Ngọc Hiệp có gánh cải lương Thủ Đô từ Sàigòn lên. Giữa 2 rạp là một con đường nhỏ đi vào sau chỗ sửa xe, có ông tàu bán xắp xắp,… thấy 2 tiệm ăn tàu Như Ý và Kim Linh rồi đến rạp Liang Bian, sau này bị đập bỏ, thế vào đó là cây xăng Ngọc Hiệp (Shell).
Thấy tờ chương trình cho thấy số điện thoại của rạp Langbian là 190, như vậy Đàlạt dạo ấy chỉ có vài trăm người có số điện thoại.
Đây rạp Langbian, người lớn nói là hát bội và cải lương nhiều hơn là xi-nê. Rạp giáp tường nhà tiệm Đức Lập, khi phá bỏ rạp thì có con đường đi vào hẻm phía sau, chỗ có mấy cái quán, một trong những quán bán, là mì quảng của ông bắc kỳ. Bắc kỳ không bán phở lại bán mì quảng. Chán Mớ Đời 

Phim này mình có đi xem, năm học Seconde thì phải. Mê Ali MacGraw từ đó, sau này thấy hình cô ta về già Chán Mớ Đời 

Tờ chương trình mà khi xưa hay xin về làm kỷ niệm. Hồi bé thì bà bán vé không cho vì con nít, sau này hình như họ không in nữa thì phải.
Rạp Kinh Đô ở số 55 đường Hàm Nghi. Mình chưa bao giờ xem ở đây. Sau này thì họ dẹp bỏ. Mình đoán là quá nhỏ để có lời, phải làm lớn ra như rạp Hoà BÌnh để chứa thêm khán giả để trả tiền mướn phim, thêm ghế cũ thiên hạ không đến.
Mình nhớ xem phim này ở rạp Ngọc Lan (Cleopatre) phim dài lê mê. Hai rạp đều chiếu chung phim này nên khi hết cuộn này thì họ cho người đem xuống rạp Ngọc Hiệp để đổi cuộn kia. Thiên hạ đợi lâu, họ bán nước cam vàng BGI hay xá xị. Mình không có tiền, khát nước nóng như điên. Thiên hạ la ó. Ở rạp Ngọc Hiệp thì không có chiếu phim với cảnh hun hít như ở rạp Ngọc Lan.

Ở đây có màn kiểm duyệt như phim “Mùa hè 42”, lúc chiếu cảnh cô vợ được tin người chồng chết, tên con nít hàng xóm đang ôm nhảy đầm rồi cúp mất. Họ lấy cuốn vỡ che ống kính lại rồi khi họ mở ra thì thấy tên con nít bỏ chạy thụt mạng xuống đồi. Sau này ra Hải ngoại, mình ó xem lại thì có cảnh rờ mó hun hít. Chán Mớ Đời 

Vé đi xem phim thời xưa ở rạp Eden, tiền thân của rạp Ngọc Lan. Thôi ngưng ở đây, hôm nào rảnh mình kể tiếp.

Hehe
I see the house where I lived with the brown little duck house on top of picture 
My uncle in law raised about 10 ducks for eggs 
The house behind the Ngoc Lan
Thanks 


Có người cho biết là mình có dùng hình ảnh của anh ta trong bài. Thú thật mình không biết của ai. Lý do là có người gửi cho mình 700 tấm ảnh xưa của Đàlạt. Xem tấm nào có kỷ niệm thì mình viết, rồi tải lên. Ảnh của ai thì cho mình biết để ghi tên của họ. Cảm ơn 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Đường Cầu Quẹo Đàlạt

Khi xưa, hóng chuyện người lớn, họ hay nói đường Cầu Quẹo thay vì đường Phan Đình Phùng như giới trẻ mình gọi, nên ngạc nhiên nhưng không dám hỏi. Tương tự ngày nay, mình nói đường Mình Mạng thay vì Trương Công Định,.. Lý do không dám hỏi vì sợ bị ăn tát khi hỏi kèm theo câu : “mày ăn cơm hớt à?”. Khi hỏi, người lớn không trả lời được câu hỏi, thì mình bị ăn tát, rồi kêu “ sao mày dốt thế”. Mình sợ từ nhỏ hỏi chuyện, đặt câu hỏi người lớn, thầy cô vì sợ gọi: ‘sao mày dốt thế?”. 

Phải chi người lớn giải thích cho mình thì ngày nay, mình không bị lùng bùng trong đầu về những thắc mắc ngày xưa. Người lớn hiểu chuyện thì đã tây phương cực lạc, nay hỏi ai đây. Người sống Đàlạt thì nhìn mình như bò đội nón vì họ gọi mấy đường này khác tên,  khiến mình đực ra như ngỗng ị, điển hình họ gọi đường 3 tháng 2, thay vì Duy Tân. Hình như ngày kỷ niệm ông Trần Phú thành lập đảng cộng sản Đông Dương.

Mẹ mình có nói đường Cầu Quẹo vì quẹo quanh quẹo quất nhưng cái cầu nào nhưng không giải thích được. Cầu Cẩm Đô, trước kia, người Đàlạt gọi cầu ông Cửu Huần, cầu Lò-rèn, xa hơn là cầu La Sơn Phu Tử. Theo mình thì cầu La Sơn Phu Tử thì quá xa cho thời đó, ít ai ở. Chỉ có hai cầu “Cẩm Đô (Cửu Huần) và Lò Rèn”.

Thời tây mới thành lập khu người Việt thì đường Maréchal Foch (Duy Tân), chạy một chiều từ Phan Đình Phùng lên Chợ Cũ (Chợ Cây), khu Hoà Bình rồi chạy xung quanh chợ, đi xuống đường Mình Mạng, rồi quẹo con đường Phan Đình Phùng, để chạy đến cuối đường để quẹo lên đường Duy Tân. Vì lẻ đó mà người lớn khi xưa, gọi đường Cầu Quẹo vì có 2 chiếc cầu “Cẩm Đô” để quẹo qua đường Pasteur mà sau này người ta gọi sau này đường Hai Bà Trưng, và chiếc cầu Lò Rèn, cạnh trường Việt Anh. Bác nào có giải thích nào khác thì cho em xin, hay hỏi dùm người lớn tuổi quen, còn sống.

Mình hiểu lý do người Đàlạt xưa gọi “quẹo” vì con đường có hai cái quẹo để lên và xuống phố. Còn “cầu” thì chưa tìm ra được.

Đây là hình ảnh của đường Minh Mạng, quẹo xuống đường Cầu Quẹo (Phan Đình Phùng). Mình thấy căn nhà 2 tầng bằng gỗ của gia đình Đinh Anh Quốc, xưa là tiệm hớt tóc Như Ý, cạnh tiệm giày Hồ Út, người Quảng. Mình có xem một video phỏng vấn ông Hồ Út ngày nay. Theo hình này thì mình đoán là chưa có cầu Cẩm Đô vì nhìn phía sau nhà Đinh Anh Quốc thì chỉ thấy đồi thông và một phần nhà thương Đàlạt xưa, chưa thấy đường Hai Bà Trưng, được thành lập.

Nếu vậy là cầu Lò-rèn vì cầu ông Cửu Huần chưa được xây cất.

Có người cho biết lý do gọi là đường Cầu Quẹo vì ngay dốc Minh Mạng đi xuống có con suối nhỏ, nước từ trên đường Hàm Nghi chảy xuống cũng như dọc đường Phan đình Phùng, vì lẻ đó người Đàlạt xưa gọi là đường Cầu Quẹo.

Thấy con đường hẻm đi từ chỗ phòng mạch ông Sohier, tiệm thuốc tây Nguyễn duy Quang, lên đường Tăng Bạt Hổ, chỗ nhà bác Tám, bán ngoài chợ, mẹ của 2 anh em Phước và Hải, hồi nhỏ chơi với mình, sau này mở tiệm chè Mây Hồng. Nghe nói hai tên này đã qua đời sau 75.

Nay mình mới hiểu vì sao họ xây cái talus cao ở đường Phan Đình Phùng vì mấy căn phố tiệm Hồng Ngọc, nhà nghỉ Le Saigonnais, văn phòng bác sỹ Đào Huy Hách. Thật ra họ có thể xây tầng trên đâm ra đường Mình Mạng, tầng dưới đâm ra đường Phan Đình Phùng, khỏi mất công xây tường tốn tiền, lại mất mặt bằng ở đường Phan Đình Phùng.

Mình thấy rõ trường Thăng Long (Hiếu Học) nơi ông cụ mình đi học đêm để thi bằng tiểu học ở đường Hai Bà Trưng nhưng tuyệt nhiên không thấy bóng con đường Hai Bà Trưng (Pasteur thời Tây) từ góc Cẩm Đô. Đoán là chưa làm. Phía sau là đường Lò Gạch (Hoàng Diệu). Cuối đường này có cái lò nung gạch cho Đàlạt. Mình không biết đường Pasteur (Hai bà Trưng) đã được thành lập chưa vì thấy toàn là cây thông và đồi phía Nhà Thương.

Xa hơn thì thấy trường Couvent des Oiseaux trước núi Cam Ly. Chắc phải đeo kính loupe để xem cho rõ hơn. Chán Mớ Đời 

Đường Cầu Quẹo (Phan Đình Phùng) chỉ có mấy nhà đơn sơ, đoán là của người làm vườn phía sau, đa số là đất của gia đình Võ Đình Dung. Ông này khi xưa, nhà thầu khoán cho Tây, có chân trong hội đồng thị xã, tranh đấu để khu đất dành cho người Việt có đất rộng hơn thay vì 3 mét x 10 mét như kế hoạch. 

Nếu kể về công thì mình nghĩ Đàlạt phải nhớ ơn ông này vì ông ta có rất nhiều ảnh hưởng như cúng dường đất trên đồi cạnh ấp Mỹ Lộc để xây chùa Linh Sơn, và trên số 4, thành lập chùa Linh Quang. Ông ta mua đất hết các khu vực dành cho người Việt như giữa đường Hai Bà Trưng và đường Phan Đình Phùng. Sau này cho trường Việt Anh thuê, ông Ba Đà thuê,….

Nghe kể vợ ông ta là người đàn bà đầy bản lĩnh. Không có bà ta thì chắc ông Võ Đình Dung không thành công như xưa. Có dịp mình kể chuyện vợ chồng ông ta do người lớn như ông bà Võ Quang Tiềm kể lại.
Đây là góc quẹo từ đường Phan Đình Phùng lên Duy Tân khi xưa, thời đường một chiều. Chỗ cây thông khi xưa, có một quán nhỏ, tên Xuân Lan thì phải, nơi dạy đánh máy và ấn loát giấy tờ. Ông cụ mình sau khi giải ngủ, có đến đây học đánh máy, thi vào ty công chánh. 

Ông Đượm đậu đầu, còn ông cụ mình thì được ông Võ Quang Tiềm, kêu ra nhà ông bà ngủ, để học thi vì sợ ông cụ ở nhà buồn đời, lại kêu mẹ mình thức dậy “anh chưa thi đỗ thì chưa, thì chưa..”. Ông Tiềm có hỏi ông trưởng ty công chánh đề bài thi, giúp ông cụ mình đậu thứ nhì. Ông Tiềm không thích ông cụ mình vì bắc kỳ nhưng rất thương mẹ mình. Chính ông đi nhờ thị trưởng Đàlạt, Cao Minh Hiệu, bảo lãnh bà cụ tham gia kháng chiến, năm 17 tuổi bị mật thám bắt nhốt ở Nhà Lao, nếu không thì bị tra tấn, trấn nước nhiều nữa. Thậm chí có thể bị bắn trên Cam Ly như 21 người khác, có một bà tên Lan, trên Số 4 sống sót vụ xử tử các người theo Việt MInh khi xưa. Kinh
Nếu mình không lầm, đường này có cầu Lò Gạch, chạy vào đường Lò Gạch, đường Hoàng Diệu cũ., 

Mình kể lại đây để nhớ ơn mấy người bà con khi xưa đã giúp bố mẹ mình lập nghiệp tại Đàlạt như ông bà Nguyễn Văn Phúng (tiệm Hiệp Thạnh) và ông bà Võ Quang Tiềm (tiệm Vĩnh Hưng), bà con bên mẹ mình. Nghe kể lại ông Tiềm và ông Phúng, làm thợ may khi vào Đàlạt lập nghiệp. Hai ông may áo quần, rồi gánh 3 ngày 3 đêm, đi xuống Đơn Dương, để bán áo quần cho phu thợ đi làm đường rày xe lửa cho Tây. Chịu cực chịu khó nên sau này giàu có tiếng tại Đàlạt.

Xem như đường pHan Đình Phùng có hai cái quẹo, một xuống phố từ đường MInh Mạng và một từ đường Duy Tân (maréchal Foch)  chạy lên phố.

Thấy hai căn nhà nhỏ chỗ rạp xi nê Ngọc Hiệp sau này.
Đây tấm ảnh giúp mình hiểu được tấm ảnh đầu trên. Đường Minh Mạng quẹo xuống Phan Đình Phùng, có mấy bậc thang ngay bến xe taxi , có trạm biến điện, vẫn thấy nhà Đinh Anh Quốc, rạp Ngọc Hiệp đã được xây cất. Phía đường Minh Mạng là mấy nhà ngủ khách sạn. Một của ông Chà Và , chủ tiệm Saigonnais trên khu Hoà Bình làm chủ.

Phía sau thì thấy con đường nhỏ đi từ cầu Cẩm Đô lên nhà thương, và dãy nhà trên đồi thông, chỗ Hạnh ù, học lycee mà mình có gặp lại một lần ở Đàlạt. Cây thông rất nhiều so với thời phôi thai như hình trên, cho thấy người Pháp đã cho trồng thêm cây thông trên đồi.

Mình đọc ở đâu, họ kể là bố mẹ của tên Phước học Yersin, dưới mình một lớp, mua lại rạp xi-nê Ngọc Hiệp của ông tây nào về xứ. Mình có hỏi hắn thì hắn bê ngày bài mình viết về mấy rạp xi-nê Đàlạt xưa về cho mình. Chán Mớ Đời 

Bác nào có ý kiến hay tin tức khác thì cho em xin. Thấy hình dáng Đàlạt thủa ban đầu khiến em thấy bồi hồi và theo những gì nghe thấy để mò xem có đúng Đàlạt ngày xưa.

Có độc giả gửi :’ Đây là góc   nhìn rạp Ngọc  Hiệp  từ  lan can nhà tôi,  Nhà ở phía  số  chẵn trên đường  Cầu  Quẹo..phía sau nhà có 1 ngọn đồi , hình như trên đồi có  một  rạp hát khác không  phải  là  rạp  Ngọc  Hiệp...cám ơn  bạn đã  Post tài  liệu  này.....

Nguyễn Hoàng Sơn 
Có người giải thích như sau:

Sony NguyenUsa 
Mình sống ở  ĐALAT từ năm 1953 năm đó mình 10 tuổi, và nhà mình ngay tại đường HÀM NGHI, cũng gần ngã ba chùa LINH SƠN. Và thấy toàn thể mọi người đêu gọi là NGÃ BA CẦU QUẸO. Chứ chẳng ai nói đường cầu quẹo bao giờ.
Ngã ba cầu quẹo đây có hàm ý là:
Cầu đây không phải là chiếc cầu bắc qua sông. Mà cầu đây mang ý nối nhịp...
Bởi rõ ràng đây là ngã ba nhưng lại chỉ có 2 con đường, đó là đường PHAN Đ PHÙNG và HÀM NGHI mà lại là.... ngã ba, nối nhịp nhau bởi một ngã ba. Vì đây là ngã ba với địa hình tam giác.
Từ HÀM NGHI thì có 2 ngã, một ngã xuống PĐP, một ngã từ PĐP rẽ lên HN.
Còn từ PĐP thì chỉ có một ngã rẽ lên HN thôi. Cũng vì nét  đặc thù khá thú vị ấy nên dân địa phương mới gọi đó là:
NGÃ BA CẦU QUẸO. (Gãy khúc, ý nghĩa của chữ quẹo)
Và sau này có thêm tên NGÃ BA CHÙA nghe thanh tao hơn.
Đó là những gì mình biết về gốc gác ngã ba này từ ngày sống ở ĐL .đến giờ.
Còn cụm từ:
Đường cầu quẹo như bạn nói thì có thể sau này người bắc 1975 họ gọi lầm là đường cầu quẹo, thì mình không rõ. Chứ dân ĐALAT chẳng ai gọi 
"Đường cầu quẹo" bao giờ.

Lữ quán thanh niên Đàlạt (Võ Văn Điểm)

 Có anh bạn đọc những bài mình viết về Đàlạt nên lây bệnh nhớ Đàlạt, viết bài kể về lữ quán thanh niên, nơi anh ta cư ngụ trong thời gian học đại học Đàlạt, sau này anh làm giáo sư trường Bùi Thị Xuân. Mình có gặp anh ta và anh Nguyễn văn Đồng, cựu giáo sư trường Việt Anh, nay nổi tiếng với các tranh anh ta hoạ với hiền thê, hoạ sỹ Nguyễn Thị Hợp. Xin tải lên đây cho mọi người đọc nhất là các cựu học sinh của hai vị giáo sư này. Xin phép anh Điểm cho đăng vài tấm ảnh minh hoạ về những nơi anh kể của Đàlạt xưa. Thường mình chỉ đăng những bài mình viết trên bờ lốc của mình, Bác nào có kỷ niệm về Đàlạt mà muốn kể thì cứ tự nhiên gửi cho em, sẽ tải lên.

Mới tìm được tấm ảnh này trên trang nhà của Người Đàlạt,
Quán cơm học sinh, mình có ăn ở đây một vài lần. Rất dỡ. Chán Mớ Đời 

Hình ảnh lữ quán thanh niên Đàlạt xưa, trên đồi khúc đường Võ Tánh (hình của Đặng Văn Thông)

Lữ quán Thanh niêĐà Lt.

 

   Cơ ngơi Lữ quán không đồ sộ tráng lệ như Palace Hotel , Hotel du Parc ở đường Yersin, nhưng có  kiu dáng  trẻ trung vi toà nhà cao vi, mt lu màu sơn trng  và xanh, ca kiếng bóng loáng ni bt trêđỉnh ngđồi kề cn vi ngđồi thp hơn có Nhà thờ Tin Lành . Không rõ Lữ quáđược xây năm nào nhưng vi lp sinh viêĐại hĐà Lt  từ nhng năđầu thp kỷ 1960 trở đi, Lữ quán là mđịa chỉ rt quen thuc. Mt phn vì cng sau Lữ quán  nhìn ra đường Võ Tánh nơi có nhiu nhà trọ sinh viên ( mà chúng tôi gi là khu Quartier latin như ca Paris), và là li dn lên trường Bồ Đề, Bùi Thị Xuân, Trường chiến tranh chính trị  và Viđại hc.Phn khác là Lữ quán có mt căn tin đề bng Quán cơm Hc sinh, cung cp băn sáng, chiu vi giá bình dân, khong 7 đồng mt phn ( thđim 1964-65), thường gm mt tô canh súp tht ( nhưng hơi mđể có thể  chm rau), dĩa rau xà lách hoc dĩa rau củ  xào,mt trái chui tráng ming; còn cơm trng thì không gii hn ,muăn bao nhiêu thì tự xúc ly. Tuy gi là Quán cơm hc sinh, nhưng thđa phn là sinh viên  ngoi trú và dân lao động .Thnh thong, quán cũng đông khách, khi có hđoàn thanh thiếu niên từ các tnh ti du lch.


Hình ảnh Lãnh Địa Đức Bà nhìn từ đường Hàm Nghi, dưới chân của lữ quán thanh niên


  Có hai li dn lên Lữ quán. Mt li cho xe và mt lđi b. Li chính theo đường Cng Hoà, từ ngả ba Phan Bội Châu-Võ Tánh- Cng Hoà ( gn Nhà máy nước bên hồ Xuân Hương), đường tráng nha tinh tươm chy quanh co dưới tán rng thông dàđặc, tĩnh mch dn lêđỉnh đồi, vào cng chính ( nhưng là mt hu ca Lữ quán, mt trước có khong sân rng quay về  hướng  bc). Li phụ là khung cng sơđỏ khá cao kiu Nht,trông  thanh thoát dn lên ba bn lđi bộ  tráng xi măng ni nhau qua các bc tam cp  dn lêđến  khu nhà mt lu, ca kiếng, có ban công,  nm kề khu nhà chính ca Lữ quán. Cánh cng sơđỏ này nm  sát  và trông thng ra đường Võ Tánh , ngay phía phi ca cng là con dc xung, mt bên ni vàđường Hàm Nghi ,mt bên dn xung xa hơn, qua khi cng chùa Linh Sơn  ri ni vàđường Phan Đình Phùng.

Con đường Hàm Nghi nhìn từ đồi phía sau Lữ Quán thanh Niên


  Có thể nói từ trên  Lữ quán Thanh niên này  ta có mt cái  panorama view, mt cái nhìn toàn cnh rđẹp về Đà Lt. Đầu tiên, ta hãy nhìn  dài xung phía  dưới chân mình : cả mt na quả đồi xanh mượt cỏ óng ả trong nng sm trượt dài xung méđường Hàm Nghi . Chếch qua trái chút xíu li là mt ngđồi thp hơn cũng rn cỏ xanh, ngay lưng đồi là con  đường nha nhỏ và ngôi nhà thờ Tin lành mái ngói  nhn ,màđỏ sm nm hin lành khiêm tn. Con đường nha nhỏ này là mt nhánh ct cđường Hàm Nghi dn qua khu phố có tim tm nước nóng Vinh Quang, tim phở Bng… trước khi ti khu bến xe và khu Hoà Bình. 


Trở li vị trí ban đầu, ta sẽ thy ngay phía dướđường Hàm Nghi đổ xung là các mái nhà cao thp, cái ngói cái tôđủ màđủ cỡ lô nhô san sát xung tđường Phan Dình Phùng, từ đây nhà phố li chen chúc vi nhng mnh vườn rau xanh tươi từ thp lên cao dn, đụng nhng hàng cây thông cao và các nhà có vườn nhỏ hai bêđường Hai Bà Trưng. Và hướng lên trên chút na là khu bnh vin dưới các vòm cây xanh, khu  tu vin và nhà thờ Domaine de Marie  tường vôi hng nht  mái ngóđỏ tươi uy nghi nhưng trm mc dưới bu tri cao lng. Nhìn chếch qua hướng tây bên trái ,  hướng Thác Cam Ly sẽ thy dãy núi sm màu mà có nhng đêánh lđốt rng trên sườn núi gi lên hình nh mt thi cổ xưa huyn bí. Phía trên cái rng nhà ca ca hai con đường Hai Bà Trưng- Phan Đình Phùng, hơi chếch vế phía phi, ta như  thy cả mt thành phố  rt xa lô xô nhà ca nhỏ nhít màu  sơn trng cách khong đềđặn.Đó chính là khu nghĩđịa Mã Thánh thuc  Cây số 4 ni tiếng nhiu dân du đãng, giang h, bđời. 


Dõi mt ra xa hơn, hướng Dankia là ri rác vườn tược,  gn phía chân tri ni lên mờ mờ mt khu đồi cao, xanh kín cây rng   n hin  mt toà nhà dài màđá xám  trông như mt lâđài cổ kính thi Trung cổ châÂu : đấy chính là Hc vin Dòng chúa Cu Thế, trong đó có mt thư vin ln, nhiu sách quí hiếm. Cũng từ Lữ quán, nhìn tht gn phiá tay phi, chếch về hướng đông là chùa Linh Sơn uy nghiêm, cnh dó là trường tư thc Bồ Đề ( cng trường quay ra đường Võ Tánh). Dõi mt ra xa hơn ta gp tháp chuông nhà nguyn trêđồi  ca Viđại hc , ri dáng  dêđềm hai đỉnh núi Bà, tđỉnh Lang Biang . Có thể nóđứng ở Lữ quán ta có thể  nhìn thđược gn phân na  phố xá  cĐà Lt. Chưa kể là nhng lúc mưđổ mù tri,sương giăng  mờ mt, nhng khi nng mai rng rỡ , cả mt phn thành phố chìm lng hay bng tươi  óng ả mang li cho ta bao cm xúc  thi vị ,sâu lng khó quên.


Đường chụp từ nhà thờ Tin lành, phía sau Lữ Quán thanh Niên

  Tuy ở mt vị trí  thoáng đẹp như vy, nhưng không hiu sao Lữ quán lít khách ? Vì ở xa khu chợ chăng ? Vì đường sá không tiđi li. Hay vì thiếu  qung cáo, khuyến mãi  vv ? Phi chăng vì ít khách nên Lữ quáđã cho thuê dài hn mt số phòng? Và nhờ vy mà bn sinh viên chúng tôi mi thuê được mt phòng và ở sut 3 năm  từ lúc mi vào trường cho ti khi tt nghip ( 1962-1965). Đó là phòng số 3 thuc khu nhà 4 phòng 2 trt 2 lu. Phòng ca bn tôi trên lu , din tích chng 4x4 mét, có phòng tm và vệ sinh ngay ca ra vào. Phn còn li kê  hai giường tng bng st , mt cái bàn hc trò , vài ba cái ghế. Hai mt phòng gn kính trên na vách tường, mt mt có ca ra vào balcon khá rng quay ra phía cái cng kiu Nht.Căn phòng phia dưới  là ca mt gia đình ba mẹ con thuê. Cho đến niên khoá 1964-65, khai ging trường Chính trị kinh doanh vi số sinh viên tăng vt, có thêm vài ba phòng na cũng cho sinh viên thuê


Hình chụp từ đường Hàm Nghi xuống xóm Giếng Nước. Bên cạnh là trường tiểu học Minh Trí


Bn tôi 6 đứa, đều là sinh viêĐại hc sư phm ban Pháp văn và Triết : Nguyn NgcThch ( khoá 4 ,Pháp) còn lai 5 đứa thuc khóa 5 : Nguyn Hu Cu, Đinh Ngc Mô ( Pháp văn) ,Nguyn VăĐồng, Nguyn Văn Lai, và  tôi ( ban Triết). Vì phòng  chỉ có 4 giường chiếc nên  có lúc  hai đứa phi ngủ dưới sàn. Vào nhng ngàđầu tháng rng rnh tin hc bng ( 1.500 đồng ), thường kéo nhau đăn nhà hàng Mekong, Chic Shanghai, Nam Sơngn cui tháng “ yếđịa” ít tin ) thì cơm Lữ quán, bí-tết By Kỷ ( 7 đồng /miếng mng cỡ 3 ngón tay) cà phê bình dân Domino… Cuc sng sinh viên ngai trú thường tự do phóng túng kiu hoang đàng chi địa,  rong chơăn ngủ tht thường nên nhng bở đại hc xá goi đùa bn chúng tôi là “ti trâu bò”, vì vy mà chúng tôi cũng hào hng gi căn phòng trọ này là “chung số 3 ca 6  trâu bò”.( Nói thêm : 6 con trâu bò này là bn chí thân từ ngày ri chung dến tn hôm nay - gn 60  năm. Hai trong số này không còn trêđời na : Nguyn Ngc Thch, Đinh Ngc Mô)

Nhà hàng Chic Shanghai, được xem là nhà hàng khá nhất Đàlạt, cũng là chủ rạp Hoà Bình.


   It năm sau tháng 4 -1975 có dđĐà Lt, tìm li chỗ  trọ ngày cũ  thì thy khá nhiu nhà ca ln xn trên cái sườđồi cỏ xanh  trước kia . Đến khong 1993 thì thy  nhà ca  cht chng phủ kín cả ngn  đồi; bên phíđồi  Tin lành cũng thế. Không còn thy cái cng kiu  Nht và  khu nhà Lữ quáđâu na , chng biết còn hay hoàn toàn biến mt . 

Đây là hình ảnh đường Hàm Nghi của thời phôi thai của Đàlạt, thấy chúc đừng Cầu Quẹo, toà nhà của Lãnh Địa Đức Bà và nhà thương Đàlạt  

  Dù biết lẽ đời vt  đổi sao di liên tuc, nhưng đứng trước nơi xưa kia tng ghi du mđođời trai trẻ ca mình và bn hu, lòng không khi ngm ngùi tiếc nh.

 

                                                                                                                     Võ VăĐim

   

Cám ơn Sơn. TRong bài Lữ quán của minh, đọc lại thấy có chỗ sai, nếu Sơn sửa lại giùm thì rất tốt. Đó là : đường Phan Bội Châu thay vì Phan Châu Trinh,

Trong bài về ông Lê Phỉ, mình có mấy hiểu biết ( thời diểm 1962-1965 và 1970-1971 mình có dạy trường VA và Văn Học) , gởi Sơn tham khảo :
Ô. Phỉ cũng là một huynh trưởng Hướng đạo ( thuộc đạo Lâm Viên thì phải) cùng với ô. Lê Văn Đằng. Năm nay ô.Phỉ 94 tuổi, hồi mình dạy  thì ô. mang cấp bậc đại uý, thuộc trường Võ bị quốc gia. Vợ ô. Phỉ là cô Thí, cũng dạy trường VA.NHiều GS trường VA là sĩ quan dạy ở Võ bị.
Ô. Trang tên là Lê Trung Trang, đeo kính cận, người rất gầy, trông như một đạo sĩ. Lúc ấy ông chưa xuất gia mặc cà sa như sau 1975. Trang rất giỏi tiếng Nhật và lúc ấy bị MTGP coi là tình báo của Nhật (?!). Trang rất thân với Phạm Công Thiện lúc ấy cũng dạy cùng trường, thường căp kè với nhau ( Khoảng 1963 Thiện rời Đà Lạt).

Ô. Hoàng Trọng Hàn là hiệu trưởng trường Trần Hưng Đạo  lúc mình sống ở ĐL 1969-1972, sau đó thì không rõ)                                                                                                               San Diego,  2021