Trường Đa Nghĩa

Nhìn tấm ảnh của ông Bill Robie, phi công mỹ từng tham chiến tại Đàlạt, chụp gần xóm mình nên bao nhiêu kỷ niệm về xóm xưa, như ngọn suối Manon Des Sources, được khơi lại nên kể lại đây để khỏi nhớ. Mình cảm thấy “Không Nhớ” là một hạnh phúc của đời người. Khi nhớ, người ta quay quắt, khắc khoải trong đầu như ông Marcel Proust, khi xưa cứ lêu bêu về cái làng Combrey của ông ta. Mình có anh bạn học cũ, cứ quay quắt về Đàlạt, tìm hình ảnh của chợ Đàlạt, để vẽ lại qua hình ảnh, để rồi anh ta trở lại Đàlạt sau 42 năm xa vắng, không nghe anh ta nhắc đến Đàlạt nữa.

Tấm ảnh cho thấy lãnh địa Đức Bà (domaine de Marie), rộng lớn, có 3 con đường đi qua: Trần Bình Trọng, chỗ nhà của Easy Rider, Calmette, Ngô QUyền lên Số 4 bên tay phải, đường Thi Sách, và cái dốc, con đường mòn nhỏ nối liền đường Ngô Quyền, Thi Sách và Hai Bà Trưng, cạnh trường tiểu học Đa Nghĩa xưa, nay đổi thành trường Lê Quý Đôn thì phải. Mình có trở lại đây, tập dưỡng sinh vài ngày khi về Đàlạt, với mẹ mình và nhóm người cao tuổi.

Xem hình thì mới nhận thấy khuôn viên của LÃnh Địa Đức BÀ rất to, hình như 25 mẫu đất, nay không biết còn lại bao nhiêu. Mình không rành đường Calmette lắm, chỉ thấy nhà của chị Lệ Khánh, con cậu Mân, làm phó trưởng ty cảnh sát Đàlạt. Chị này nổi tiếng với bài thơ: “em là con gái trời bắt xấu”. Căn nhà hai tầng đối diện nhà thương Nhi Đồng. Nhà của gia đình nhạc sỹ Nguyễn Đức Quang, không có trong tấm ảnh, phía bên tay trái.

Đường Thi Sách thì nhớ nhiều hơn, ngay cái dốc từ Ngô Quyền, đi băng xuống Thi Sách và Hai Bà Trưng, có dãy cư xá của ty Kiên Thiết, có nhà tên Cao Tuấn, và nhà ông Định, bắc kỳ, ông cụ mình hay đến đây đánh Chắn. Xuống tí xíu bên tay trái là nhà của thằng Lê Công HÙng, con của ông Lê Công Oai, vua bắt nằm vùng của trung tâm thẩm vấn. Nghe con Cò Đào, chung xóm thì tên Hùng nay ở Tà In. Trước nhà có cổng nhưng lại kéo thêm hàng rào kẽm gai loại cuốn. Tối là kéo lại thêm mấy cái lon coca để lỡ nằm vùng đến nhà là biết. Mình ăn thịt chó lần đầu tiên trong đời ở nhà này.

Đối diện nhà nó là căn biệt thư to đùng của trung tá Tốn, xe bị nổ mìn khi xưa trong Đa Thiện. Nhà này cũng kẽm gai đầy vì gần Số 4, nằm vùng nhiều lắm. Ông này có cô con gái tên Thi, mà tên Tuấn Cao, hàng xóm, cứ hát bản nhạc của ông Hoàng Thi Thơ, “Thi ơi Thi,..” đến nay, dù đã đào địa đạo ở Củ Chi, vẫn còn nhắc. Ai có tin tức cô này thì cho hắn xin. Nghe nói học cùng khoá với mình ở Yersin, nay ở Mỹ.

Đi tới phía tay trái chút xíu, là vườn của bà Hành, mẹ thằng Nhân và con Xuân. Mình hay đến đây để bắt lăn quăn về cho gà ăn, trong cái hồ chứa nước mưa. Chỗ này, tên Chử NHị Anh,  có lần chạy chiếc xe Mercedes, màu trắng của bố hắn, đi ngang đây bị xình lầy. Thầy Chử BÁ Anh, đến nhà mình, nhờ cậu kéo chiếc xe ra khỏi vùng lầy. Mình đem xe Jeep của ông cụ lên đường Thi Sách, lấy dây dừa kéo chiếc xe ra khỏi vùng xình, xớ rớ sao cái huy hiệu tròn của Mercedes gắn trên capot bị gãy, khiến thầy CBA rầu. Mình kể lại vụ này thì tên Nhị ANh nhìn mình như bò đội nón, không nhớ. Cho thấy nhớ là mệt vì khi kể chuyện thiên hạ thì họ lại không nhớ. Họ hạnh phúc hơn. Chán Mớ Đời 

Bà Hành, giận chồng có vợ bé nên cắm dùi miếng đất trên đường Thi Sách, gần nhà mình, mở quán bán tạp hóa, nuôi con. Thằng Nhân, học Văn Học, rớt tú tài, đi lính sư đoàn 7, chết trận gần Cai Lậy. Con XUân nghe kể nay giàu lắm, ở Sàigòn. Trong xóm mình dạo ấy, nay nghe con Xuân, con gái đầu của bà Ron và Tí Em là đại gia tại Sàigòn.

Bài này, viết về trường Đa Nghĩa mà chạy lòng vòng. Cho thấy cái đầu của mình cứ chạy lêu bêu ở đâu.

Nhìn không ảnh, chỗ con đường mòn, băng từ đường Hai Bà Trưng, lên Thi Sách, đến đường Ngô Quyền, ngay Thi Sách có nhà biến điện. Sau này thì có đồn Nhân Dân Tự Vệ, bị nằm vùng tấn công 1 lần vào ban đêm, ở nhà mình, bố mình với mình đứng xem qua cửa sổ. Thằng Tuấn, em bà con chi với hUỳnh Kim Sang, rủ mình đi nhân dân tự vệ khu phố II nhưng mình được ông NGô La ký giấy Nhân Dân Tự Vệ ở KHu phố I. Hú vía, nếu không bị lãnh đạn khi nằm vùng tấn công.

Bên tay phải là khuôn viên của trường tiểu học Đa NGhĩa, rất to. Chỉ có một dãy lớp, mái trường được lợp bằng loại tôn xi-măng. Chỗ cầu thang từ đường Hai Bà Trưng lên, có nhà hiệu trưởng và văn phòng. Hình này lúc đầu vì mình nhớ sau này có hai dãy lớp, học sinh nhiều hơn nên họ xây thêm lớp học. Thêm cái nhà nhỏ của ông Cai bên cạnh.

Mình được thiên hạ gửi cho 700 tấm ảnh cũ về Đàlạt, thêm đọc trên mạng có những ảnh mình chôm về để viết. Nay tải lên đây cho bà con xem. Em không biết là ảnh tải về từ đâu. Mình không biết tác giả là ai nên không xin phép. Ai là tác giả thì cho em biết để bổ túc tên thêm.
Chỗ này là nơi tam cấp đi lên từ đường Hai Bà Trưng. Cổng có hai lá cửa để đóng lại sau khi tan trường. Nếu mình không lầm thì có hai lớp, sáng chiều. Cô em gái mình học ở đây, vào buổi sáng thì phải. Đi bộ lên trường, sau này thi đậu vào trường Bùi Thị Xuân, đến khi Việt Cộng vào.

Nói chung mình đến khu này, xa lắm là nhà Bà Cáp, Dì Gái (Ngụ), hay nhà thằng Kháng, học chung khi xưa. Chớ lên Số 4 thì xa lắm là tiệm đánh bi-da.
Dạo ấy, muốn học ở đây phải thi tuyển vào. Ai rớt thì học trường tư, xung quanh đó. Bên đường Phan Đình Phùng có trường MInh Trí, gần xóm Giếng, và trường Trưng Vương của mấy bà sơ, gần Ngã Ba Chùa. Xóm mình có anh Bình, con ông Khoa, mở lớp dạy con nít trong xóm đến khi anh ta đi lính sau Mậu Thân.

Mấy tên học với anh Bình như Phú NGuyễn, nay ở Montreal, Huỳnh Kim Sang, Bình, Tuấn, Cường ở xóm Pasteur, sau này đi Võ Bị. Trong xóm mình thì có thằng Sửu và thằng Dư, anh con Thuý. Anh BÌnh dạy học rất giỏi vì không thấy đứa nào đậu vào trường trung học công như Trần Hưng Đạo và Bùi Thị Xuân. Thằng Dư và Thằng Sửu rớt, còn mấy tên kia, sau này thấy học Văn Học hết.

Anh Bình có thằng con đầu tên Đắc, thua mình một tuổi nhưng không hiểu sao lại kêu anh Bình. Còn em của anh Bình, thì mình kêu Cô Cúc, chú Sanh và chú Hành. Chú Sanh đi Võ Bị, còn chú Hành thì đậu vào không lưu, làm việc ở phi trường Tân sân Nhất. Còn cô Cúc thì lấy ông sỹ quan nào, mất tích từ khi rời Đàlạt, theo chồng.

Cô Cúc, có lần chạy qua nhà mình trốn anh Bình, khóc lóc bú xua la mua. Số là anh BÌnh nhờ đem thằng Đắc hay thằng Thái đi bác sỹ, cô này kêu bận chi đó. Thế là anh Bình nổi điên lên, lấy giày dép của cô đem chặt hết, áo quần cũng xé bương ra hết, khệnh cô em tả tơi, chạy qua nhà mình núp, đợi mẹ mình hay ông cụ, sang nhà nói phải trái.

Có lần, cô đi chơi với ông tây về, ông tây đậu xe trước sân nhà mình, khiến mình tức nên lấy cục gạch chấn bánh xe, khiến chiếc xe con cóc, 2 ngựa, từ từ chạy lui xuống hố. Kinh

Lần đầu tiên về Đàlạt, ông cụ chở mình lên Nghĩa địa Du Sinh, viếng mộ của hai người em, thấy một cái mộ, có hình anh Bình, lại đề tên Lê MInh Sớm, tự ANh Bình. Hoá ra, anh ta theo Việt Cộng, bị bắt thời Ngô tổng thống, bị đày ra Côn Đảo, về lại Đàlạt, làm giấy khai sinh giả. Có thể vì vậy trong xóm gọi anh BÌnh để khỏi lôi thôi đến tiểu sử cách mạng của anh ta. Sau này anh ta đi lính kiểng, sáng đi chiều về trên Nhà LAo, chỗ cầu Ông Đạo, nơi mẹ mình bị mật thám bắt, giam tại đây. Sau nhờ ông Võ Quang Tiềm, bảo lãnh nên ông thị trưởng Cao MInh Hiệu, mới thả, nếu không có thể bị bắn chết như 21 ngươi ở Cam Ly, mà có một bà tên Lan sống sót ở Số 4.

Khi ông Khoa về hưu, dọn về Ba Ngoài ở, trả lại nhà cho ty công chánh, sau này gia đình ông Tước dọn đến ở. Anh Bình cắm dùi miếng đất sau nhà vệ sinh công cộng của xóm, lại khiến bà làm vườn, người chửi cả tháng khi mình và thằng Khánh Ù, ăn cắp buồn chuối của bà ta.

Bà ta và cô Kim, vợ anh Bình chửi nhau vì bà ta nghĩ miếng đất nằm cạnh chuồng heo của bà là thuộc về gia đình bà ta. Hai bà này, gốc Bắc nên chửi nhau hay lắm, không nhớ chửi ra sao.
Đọc trên mạng, có ai nói là hình bố của họ, hiệu trưởng đầu tiên của trường tiểu học Đa Nghĩa.
Chắc là ông hiệu trưởng đầu tiên của trưởng.

Mình nhớ trường có ông Cai, có thằng con tên Hùng thì phải, bằng tuổi mình hay hơn 1 tuổi. Nhà ông Cai ở gần nhà hiệu trưởng. Thằng con ông Cai hay đánh lộn với thằng Đôn, ở xóm mình. Không hiểu lý do, chắc là kết cô nào trong xóm mình. Dạo ấy, trong xóm hai gia đình có con gái đẹp, nhà ông bà Tước và nhà ông bà Hân, cạnh nhà thằng Đôn. Sau này, mình không thấy thằng con ông Cai nữa, chắc trốn vào bưng hay đi lính. Thằng Đôn, sau 75, đi bộ đội chết. 

Hồi nhỏ, hay chạy lên trường này này đá banh với tụi xóm gần đó, sau này hay bị chúng đánh nên hết dám lên, nhất là khu Số 4. Sau này, mình có phát hiện ra một cô bé học đệ nhất cấp buổi chiều ở Văn Học, rất xinh, má hồng, ở đâu gần trường này, nhưng không biết nhà. Khuôn mặt giống chị Phạm thị Bích Thuỷ, nay ở Đức quốc, mình có gặp một lần trong buổi hội ngộ tại San Jose, không biết có phải em gái của chị này hay không. Lúc gặp quên hỏi. Chán Mớ Đời 

Dạ ngày xưa có Chị  Thuỳ Oanh rất rất là xinh, nét đẹp rất Tây hay đội mũ có vành rộng ,học trường Văn học buổi chiều nhà ở ngay đối diện cổng chính( Hai bà Trưng) trường Đa nghĩa nhà có cây 🌲 trước sân nhà (chị ấy sinh tầm năm 1960 ,61)

Mình thấy trên mạng có bài của chị Thiên Hương, nữ sinh Bùi Thị Xuân viết về bố chị ta, hiệu trưởng trường  Đa Nghĩa, đem về đây cho mọi người đọc thêm nếu thích. Đem về không được vì PDF , Blogger không cho. Ai muốn đọc thì vào nhóm Đa Nghĩa trên Facebook.


Trường Đa Nghĩa năm 1946 (Ecole Elementaire de Da Nghia): Từ trái sang : Thầy Đinh Thái Anh, Thầy Đồng Văn Cảnh, Thầy  Đinh Văn Viên .

Nguyễn Hoàng Sơn


Sản phẩm của ong

 Hôm qua, mình dẫn thằng con đến nhà ông mỹ nuôi ong, cho nó mục thị về cách lấy mật ong, cũng nhiêu khê lắm. Từ các thùng ong để trong vườn bơ, ông ta phải bận quần áo, xịt khói để ong không chích, để chở mấy thùng tổ ong về nhà. Từ đó, mới bỏ vào cái máy, hớt các đầu xáp khỏi các thớt mật ong, nếu không thì sẽ không lấy được mật ong vì sáp của ong phủ kín các lỗ ong hình lục giác, hầu tránh mật ong chảy ra vì được dựng đứng trong tổ ong.

Sau khi hớt các mặt sáp phía ngoài của tổ ong, sẽ bỏ bào một cái thùng chạy máy ly tâm, để lấy mật ong ra. Mật ong chảy xuống một cái bể hứng mật ong, được sưởi ấm để bơm vào thùng phi. Từ thùng phi, ông ta sẽ chở đến nơi họ cho vào thùng. Chỗ này mình có đến, rất tinh khiết, được sát trùng kỹ lưỡng và được thanh tra hàng tháng bởi thành phố. Nhân viên bận đồ như trong phòng thí nghiệm. Sạch sẻ an toàn trên xa lộ.

 Thùng và nắp đựng mật ong, mua từ các công ty được phép bán và đã được khứ trùng trước đó. Lấy mật ong mà cứ thấy ong bay ào ào như phản lực khi xưa trên vùng trời để thả bom. Kinh

Mình học được sự bình tỉnh từ khi có cái vườn bơ. Đi qua các thùng nuôi ong thì đi từ từ, bình thường, không nhanh không chậm. Nếu đi nhanh thì chúng bay theo đốt ngay. Nay thì mình cầu cho cúng đốt, sẽ giúp hệ thống miễn nhiễm của mình mạnh hơn. Cái máy của ông ta hơi cũ vì loại mới ngày nay, có thể làm 4 lần nhiều hơn. Ông ta về già nên làm tà tà cho khoẻ cơ thể. 74 tuổi mà vẫn leo đồi, khiêng mấy thùng đồ nặng trong khi mấy tên cùng tuổi mình, lên vườn mình đi độ 50 mét là đứng hình, tạo dáng người nông dân anh hùng.

Khi xưa, ông ta có 2,000 tổ ong nay chỉ giữ lại độ 500. Mấy tên nuôi ong làm tiền mỗi năm nhờ đem tổ ong lên thung lũng San Joaquín, thủ đô hạnh nhân của Hoa Kỳ. Mỗi tổ ong sẽ được trả $225. Không có tổ ong thì hoa hạnh nhân sẽ không đậu trái. Có tên Mễ nuôi ong có đến 5,000 tổ, xem như được một triệu trong vòng 1 tháng nhưng vận chuyển 5,000 thùng tổ ong rất châm. Nhiều tên nuôi ong ở tiểu bang Florida, cũng lái xe chở hàng ngàn tổ ong trên xa lộ, chạy xuyên bang đến Cali để đặt tổ ong.

Tên này chỉ cho mình cái vườn trồng chà là ở Blythe, mà họ muốn bán nhưng mình không thương lượng được thêm mụ vợ cấm mua. Tên này có một vườn chà là, mỗi năm, đến tháng này mình mua chà là tươi của hắn ăn cực ngon, ít đường hơn. Mình leo núi, chỉ ăn có 5 trái chà là là khoẻ, không ăn cơm gì cả. Mỗi ngày làm 3 trái, có rất nhiều Potassium.

Tổ ong làm bằng sáp hình lục giác, mật ong nằm ở trong, sau đó được phủ lên một chất sáp khác. Do đó, phải bỏ vào máy, hớt phần sáp che tổ, hình lục giác. Loại sáp này dùng làm đèn cầy hay môi son để tránh bị khô môi. Ăn thì chả có chất bổ béo gì cả. Mấy tên nào khôn thì bỏ chút ít trong bình mật ong thì khách hàng tin hơn.

Mình mời hai vợ chồng ông nuôi ong đi ăn cơm trưa, nói với thằng con là lâu lâu nên mời họ đi ăn cơm để họ để tổ ong tại vườn, miễn phí. Thường các vườn bơ khác thì họ lấy $50/ tổ, đây không phải trả tiền nên phải ngoại giao một tí.

Ngoài mật ong ra, ong còn sản xuất những sản phẩm khác tốt hơn nhưng ít ai biết đến: sữa ong chúa, loại nguyên chất đắt tiền lắm, phấn hoa, khi ong đậu trên mấy cái hoa thì bụi phấn dính vào chân, từ từ khô nên khi bay về tổ thì chúng làm các phấn hoa thành những cục nhỏ khô, ăn hết chê, propolis cũng tương tự rất tốt cho cơ thể miễn nhiễm.

Sữa ong chúa, có màu vàng vàng, ăn rất the the, chua chua
Propolis hơi đắng
Phấn hoa, tròn tròn dính vào chân của ong, tha về tổ. Ai bị dị ứng thì nên ăn loại này, nhất là được sản xuất trong vùng mình ở vì phấn hoa của vùng sẽ giúp mình miễn nhiễm các bụi phấn sau này.
Glycemic Index của mật ong là 58, ít hơn đường chút đỉnh.

Mình có đọc mật ong có thể giúp giảm bệnh tiểu đường thì kết quả cho thấy chưa rõ ràng lắm. Bên Thổ Nhĩ Kỳ thì họ nghiên cứu với bệnh nhân có bệnh tiểu đường cấp 2. Họ cho ăn 5-25 gram mật ong mỗi ngày trong vòng 4 tháng, kết quả cho thấy giảm hemoglobin A1c (HbA1c). Một nghiên cứu khác ở Ai Cập thì lại cho thấy HbA1c lên. Tốt nhất là mình tự xem và thử lấy chính mình trước và sau khi thử máu. Mật ong có nhiều chất bổ sung tốt nhưng không nên dùng nhiều lắm vì đường.

Quan trọng là mua loại nguyên chất, đa số mật ong ngoài thị tường đều do Trung Cộng sản xuất, họ pha chế với đường nhiều lắm. Muốn biết mật ong nguyên chất thì cứ dốc ngược chai mật ong. Nếu mật ong chảy nhanh là đồ pha chế, còn nguyên chất như trong vườn mình thì đặt kẹo.

Nguyễn Hoàng Sơn 

Trường Võ Bị Quốc Gia Đàlạt

 Mình có viết về trường Lục Quân, tiền thân của trường Võ Bị Quốc Gia Đàlạt. Nay có tìm thêm một số hình ảnh của trường nên tải lên đây cho bà con xem. Theo mình, kiến trúc của trường rất đẹp vào thời đó. Thời Ngô tổng thống, có một thế hệ kiến trúc sư Việt Nam, thiết kế nhiều công trình rất đẹp tại Đàlạt như chợ Đàlạt, Giáo Hoàng Học Viện, trường Võ Bị Quốc Gia, đại học Đàlạt, Chợ Mới Đàlat. 

Hình này do ông phi công Bill Robie, từng tham chiến tại Việt Nam chụp từ trực thăng. Cổng vào trường được thiết kế rất đẹp, tượng trưng cho các binh chủng của quân lực Việt Nam Cộng Hoà, mái che như cánh máy bay,…
Mình có tấm ảnh chụp khu vực phía cuối hình cung, là chỗ nhà ăn. Tìm chưa ra. Chán Mớ Đời 
Cái hay là kiến trúc sư, thiết kế hai dãy nhà cao tầng hình cung giúp cho không gian khi đứng nhất là khi tập trung để làm mãn khoá không bị không gian ứ đọng nhưng các dãy nhà của các chế độ độc tài cộng sản và phát xít như ở các nước Đông Âu, Ý Đại Lợi 
Hình này thấy toàn diện khuôn viên trường. Từ cổng (bị che) bên phải đi vào trường có hai dãy nhà hai bên, cuối cùng là khu nhà ăn, nhảy đầm khi mãn khoá, hình vòng cung. Xung quanh có con đường bao bọc cả trường, để chở đồ hay chửa cháy. Phần đất đỏ, mình đoán là nơi tập bắn súng,…
Hình này thấy rõ hơn, chụp từ phía bên kia, từ cổng trường, xa xa mình đoán là Ấp Thái Phiên
Các giảng đường
Sinh viên Võ Bị đi vòng vòng theo các giảng đường và cư xá.


Hình do Jean Luc Le gửi
Lễ mãn khoá
Phải công nhận quân phục đại lễ rất đẹp, có chút gì của trường Bách Khoa của Pháp (école polytechnique)
Nghe nói có mấy tuần huấn nhục

Hình này thấy dãy cuối là nơi có sinh hoạt chung như ăn uống tổ chức nhảy đầm khi mãn khoá,…
Lễ mãn khoá có tổng thống tham dự
Tự thắng để chỉ huy




Thủ khoa bắn tên khắp 4 phương trời. Xóm mình, ngay dốc Hai Bà Trưng có anh Nguyễn Đức Phống, đậu thủ khoa, ra trận lần đầu bị tử thương. Nên khoá năm sau đó được đặt tên khoá Nguyễn Đức Phống. Chán Mớ Đời 
Tân sinh xếp hàng để nhập trường. Toàn là người đậu tú tài 2 mới được nhận, còn tú tài 1 thì vào trường Thủ Đức
Tập họp.
Chương trình huấn luyện 4 năm, tốt nghiệp có văn bằng tương đương cử nhân. Sau này quân đội cần lính nên chương trình được hạ xuống còn 2 năm để cung cấp sỹ quan tại chiến trường. 

(Đọc từ Mực Tím Sơn Đen có chi tiết không đúng về Võ Bị Đà Lạt "Chương trình huấn luyện 4 năm, tốt nghiệp có văn bằng tương đương cử nhân. Sau này quân đội cần lính nên chương trình được hạ xuống còn 2 năm để cung cấp sỹ quan tại chiến trường"

Chương trình 4 năm chỉ bắt đầu từ khoá 16 (thực tế chỉ 3.5 rưỡi), 17 (2.5 rưỡi) tới khoá 22 lại chia làm  22 A và B (2 năm và 4 năm, bận không có thời giờ kiểm lại A hay B cái nào 4, cái nào 2), tới khoá 30 và 31 không hoàn tất nhưng "mãn khoá" bổ sung chiến trường tại Long Thành vào  tháng 4-1975.

Hoàng Tử Đà Lạt chỉnh lại.) Dũng Lê

Nhớ khẩu súng Garant to đùng, dài mà năm Mậu Thân, Võ Bị xách chạy khá nặng.

Thấy kẻ những hàng để phóng viên, chắc cho lễ mãn khoá.
Sinh viên thực tập vật lý

Lớp sinh ngữ theo mình, qua những gì viết trên bảng.


Thư viện

Trước cổng trường. Đồng phục đại lễ rất đẹp.

Nguyễn Hoàng Sơn 


Khẩu hiệu “tự thắng để chỉ huy” rất hay.

Cám ơn A. Sơn biên tập bài hay, đầy đủ! Xin góp thêm chút xíu thông tin: Kiến trúc sư VÕ MINH NGHIỆM, ra Bắc học khoá 1943 Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, theo Khoa Kiến trúc học ở Đà Lạt rồi Sài Gòn, cùng lớp với Nguyễn Bá Lăng. Ra trường ông vào ngành Công binh trong quân đội Sài Gòn, tu nghiệp nhiều năm ở Hoa Kỳ. Công trình ông sáng tác nhiều là các doanh trại quân đội, tác phẩm chính được nhiều người biết đến là Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt...
Maquétte của kiến trúc sư Võ Minh Nghiệm


Hình này do Thu Kim gửi, mình đoán là bộ chỉ huy

Có ai gửi mình bài báo của nhà báo Kỳ Mỹ Duyên nên ghi lại
 CHÀNG TỪ KHI VÀO NƠI GIÓ CÁT

Tác Giả: Kiều Mỹ Duyên

Phóng sự chiến trường của nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên

Chinh Chiến Điêu Linh

Đà Lạt đó, đất của những rừng thông ngàn năm thì thầm với gió. Đất của suối, của hoa và của những người con gái hai má đỏ hồng. Và ở đó, cũng là nơi xuất thân của những người trai luôn luôn tâm niệm nam nhi chí tại bốn phương, lấy hình ảnh oai hùng của kẻ gác ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo làm biểu tượng. Nhắc đến Đà Lạt là có cả ngàn điều để nhớ, trăm điều để thương. 

Con đường dốc quanh co, với hai hàng thông trồng dọc hai bên đường, một đầu là khu phố Hoà Bình, trái tim của Đà Lạt, một đầu là quân trường nổi tiếng, trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, nơi đào tạo những người luôn lấy hình ảnh của bốn chữ Tang Bồng Hồ Thỉ làm lý tưởng, cái biểu tượng hào hùng đó cũng là một trong những nghi thức không thể thiếu trong ngày mãn khoá: sinh viên thủ khoa của khoá, trước lễ đài, một chân quỳ gối, một tay cầm cung, một tay giương tên, bắn đi bốn hướng. Những mũi tên bắn đi từ những người trai Võ Bị đó, đã có nhiều mũi bắn vào tim giai nhân bốn phương. Gần nhất là những người con gái đôi má đỏ hồng của Đà Lạt. Người đến, đến từ muôn phương, người đi, đi về vạn nẻo, để lại nhiều thiên tình sử trong cái thành phố nhỏ bé này... 

Con đường từ phố Hoà Bình, một khu phố nhỏ, dễ thương, lúc nào cũng có hình ảnh của những đôi tình nhân khắp nơi đến. Đến tìm cái lạnh co ro, tìm sự gần gũi nhau hơn trong bầu trời sương mù của Đà Lạt. Con đường đổ xuống bên dưới chân phố, bọc theo hồ Xuân Hương, với cà phê Thủy Tạ, với những chiếc Pédalo lượn lờ trên mặt nước, đưa đôi tình nhân vào cõi mộng mơ. Qua khỏi hồ Xuân Hương, con đường bắt đầu có độ dốc cao dần, rồi đến nhà ga, cũng là Trạm Hàng Không Dân Sự. Qua khỏi nhà ga, một đường rẽ lên Trại Hầm, vùng đất của những trái mận no tròn, chỉ nhìn qua là muốn cắn ngay. Một đường cứ đi tiếp, sau chừng bốn, năm cây số đã vào địa phận của trường Võ Bị Đà Lạt. Quanh co qua những khu trồng rau xanh mướt, bên phải là hồ Than Thở. Chỉ nghe tên thôi cũng đủ tưởng tượng được cảnh hồ đẹp và buồn đến đâu. Qua khỏi hồ Than Thở, với những khúc lượn vòng trên những đồi thông là đến cổng trường. Một mối tình nào đó, bắt đầu sự gặp gỡ có thể trong quán cà phê, hay tại một gian hàng hoa trong chợ Hoà Bình, hoặc ngay trên những con đường phố Đà Lạt, để hẹn hò bên hồ Xuân Hương, đưa nhau đến đổ lệ bên hồ Than Thở, rồi chia tay nhau tại nhà ga, và biệt ly, nhớ nhung từ đây… Tất cả diễn ra trên con đường đó, và con đường có thể giản dị mà đặt tên: Con Đường Tình Sử. 

Đoạn đường từ hồ Than Thở đến cổng chính của trường là một đoạn đường rất đẹp. Đường tráng nhựa êm ái, chạy quanh co trong những đồi thông thật thơ mộng. Một trạm kiểm soát trước khi vào cổng chính mang tên cổng Thái Phiên. Cổng chính của trường nhìn ra đồi núi chập chùng. Cổng sau của trường, cổng Lý Thường Kiệt, ngõ ra khu phố Catina, một khu phố nhỏ mang tên một khách sạn lớn ở đây, khách sạn có từ thời Pháp thuộc. Một cổng phụ nối liền với trại gia binh của trường là cổng Mê Linh. Trường Võ Bị nằm trên một khuôn viên rất rộng. Từ cổng Thái Phiên đi vòng qua cổng Lý Thường Kiệt cũng phải mất gần mười lăm phút lái xe. Ngoài ba cổng chính trường còn có nhiều cổng không tên khác mà chỉ có sinh viên sĩ quan và Quân Cảnh 302 của trường biết mà thôi.

Từ những cổng không tên đó, trong một đêm sương mù phủ xuống dày đặc, có những sinh viên sĩ quan đa tình, liều lĩnh lén rời trường để đến một nơi nào dưới phố, dưới một mái nhà, có người con gái đang ngồi trong khung cửa chờ mong. Những sinh viên sĩ quan dám đi qua những cổng không tên đó, thường thường đã là niên trưởng. Chứ các Cùi mới năm thứ nhất thì còn "cùi" lắm, khó lọt mắt xanh của người đẹp. Mà không có người đẹp chờ mong, thì chẳng lẽ liều lĩnh trốn ra khỏi trường chỉ đến dốc Duy Tân uống một ly sữa đậu nành nóng rồi lại trở vào hay sao? Và để tiếp nối truyền thống đó, khi các niên trưởng gần đến ngày ra trường, cũng vui vẻ bàn giao lại cho đàn em những cổng không tên này, để rồi bao nhiêu mối tình đã nở và biết bao con tim đã héo mòn.

Một người con gái kể cho tôi nghe chuyện tình của nàng, một Chinh Phụ Ngâm Khúc của người con gái mới hai mươi hai tuổi tròn. Buổi chiều từ trường về, Quyên nhận được thư Nguyên. Phong bì đóng dấu Bưu Điện Nha Trang, chứ không gửi qua Quân Bưu. Anh chàng lại trốn ra phố Nha Trang chơi rồi, Quyên nhủ thầm. 

“Quyên của anh, 

Ngày mai, thứ hai, anh làm lễ mãn khoá ở trường Dù. Đúng ra còn nợ trường này một saut nữa, nhưng saut cuối cùng để dành nhảy về trường mẹ. Sáng thứ ba, lúc 10 giờ, em đến ngoài cổng Mê Linh, nhớ mang theo ống dòm. Người nhảy xuống đầu tiên là Trung Tướng Chỉ Huy Trưởng. Người thứ nhì là anh: Thủ Khoa Khoá Dù. Em đứng chỗ nào cho dễ thấy, anh sẽ đáp ngay trước mặt em. Gặp nhau sau. Thương nhiều.”

Thư Nguyên lúc nào cũng vậy, ngắn gọn và đùa cợt. Thủ khoa của khoá Dù! Thật là cứng đầu, nói mãi không chịu nghe. Ba mẹ đã hăm rồi, ra trường mà chọn mấy cái binh chủng đồ bông, đồ rằn để miệt mài ngoài chiến trận là đừng hòng gả con gái cho. Ba đã có lần nói thẳng với Nguyên: "Sống ở đời, khôn ngoan là ai sao mình vậy. Học đủ để ra trường là được rồi. Ra trường sẽ gửi gắm về làm ở thành phố cho an nhàn tấm thân, lại có thì giờ lo cho vợ con sau này". Nguyên cười, dạ dạ, rồi những lời khuyên bảo cũng như nước chảy qua đá trên thác Cam Ly.

Nhớ lần đầu tiên gặp Nguyên, Quyên không hiểu tại sao sau này mình lại thương được người đã làm mình tức đến khóc được. Buổi sáng thứ bảy đó, Quyên và em trai đi phố mua sắm mấy thứ lặt vặt, rồi hai chị em vào Mê Kông uống nước. Buổi sáng cuối tuần nào khu phố Hoà Bình cũng đầy bóng dáng những sinh viên sĩ quan Võ Bị trong bộ đại lễ bốn túi mùa đông, dáng người thẳng, bước chân vững chải, nụ cười, ánh mắt tự tin.

Buổi sáng hôm nay trời Đà Lạt thật đẹp, nắng rực rỡ trên những cành Mimosa đang bắt đầu nở hoa vàng. Khu phố nhỏ bé này có vẻ ồn ào hơn, vì hôm nay là ngày được ra phép đầu tiên của một khoá Võ Bị vừa xong thời gian huấn nhục, mới làm lễ gắn Alpha tối hôm qua. Lần ra phép đầu tiên cứ như là cọp sút chuồng, mấy anh chàng sinh viên sĩ quan vừa hung hăng, phá phách, vừa mang cái nét thật ngố trong bộ đại lễ mặc lần đầu.

Tóc của mấy chàng còn ngắn đúng kiểu mẫu, cử chỉ cứng nhắc, nét mặt nửa ba gai, nửa còn khớp vì bị hành tận mạng trong những ngày huấn nhục vừa qua. Họ phá phách như là một truyền thống. Trường dễ dãi cho lần ra phép đầu tiên sau ngày lễ gắn Alpha, miễn là không quá trớn. Nguyên ngồi bàn kế bàn Quyên, cùng với mấy người bạn đồng khoá. Họ ăn uống, cười nói có vẻ thoả thích với những giây phút tự do ngắn ngủi, rồi bắt đầu tìm những mục tiêu để phá. Mục tiêu của họ là những chàng trai híp-py, tóc để dài như con gái. 

Thanh niên Đà Lạt đã quen với truyền thống này rồi. Hễ cuối tuần mà có khoá Võ Bị nào vừa làm lễ gắn Alpha, ngày mai được ra phép là họ tránh không xuống phố, để “văn” và “võ” khỏi đụng nhau lôi thôi. Hoàng kẹt đi với chị nên đành chịu trận. Quyên ngồi im không nói gì, cho đến khi một người trong bàn của Nguyên đòi qua cắt tóc Hoàng thì Quyên phản ứng ngay. Quyên lấy bút, nhìn bảng tên trên ngực áo của anh chàng này, giọng thách thức:

- Anh dám làm không?

Nguyên nảy giờ chưa dự phần, vội đứng lên ngăn lại: 

- Thôi thôi, mình đi phố chơi, đừng chọc bà chằng này nữa.

Quyên tức muốn phát khóc, trợn mắt nhìn thẳng mặt người vừa gọi mình là bà chằng. Vầng trán rộng, nét mặt cương nghị lẫn chút bướng bỉnh, dáng người dong dỏng cao và thẳng. Vài tuần nữa bớt cái nét ngố của một anh Cùi vừa mới gắn Alpha thì coi cũng được, Quyên nhủ thầm, nguýt dài một cái, đuôi mắt quét rụng cả mấy búp hoa của cành Mimosa chưng trên quầy.

Làm như có duyên có nợ gì đó, những tuần kế tiếp họ lại đụng đầu nhau trong phở Tùng, trong cà phê Thủy Tạ… Và một buổi sáng thứ Bảy, mẹ bảo Quyên ra chợ mua vài ký mận để về Sài Gòn biếu bà con. Lựa mận xong, Quyên đang loay hoay không biết thế nào để bê mấy bao mận nặng chĩu này ra xe lam, thì một bàn tay đỡ nhẹ:

- Tôi mang dùm cô về tận nhà.

Và không cần biết Quyên có đồng ý hay không, Nguyên vẫy taxi. Quyên cũng không hiểu sao lúc đó mình lại thụ động như vậy. Riu ríu lên xe và để cho Nguyên mang mấy bao mận vào tận nhà, chào bác trai, chào bác gái, tự nhiên như quen biết đã lâu ngày.

Bốn năm trôi qua. Đối với những người con gái đã yêu người trai Võ Bị, bốn năm, mỗi ngày tính bằng một tuần. Như vậy, bốn năm rút lại còn được bao nhiêu ngày? Và mỗi ngày gặp nhau được bao nhiêu giờ? 

Rồi Nguyên làm lễ mãn khoá. Chàng vẫn là thủ khoa của khoá. Vẫn giữ truyền thống của người theo nghiệp võ tự ngàn xưa. Trong lễ mãn khoá, chàng đã giương cây cung bắn bốn mũi tên ra bốn hướng, để biểu tượng chí tang bồng hồ thỉ của kẻ nam nhi. Rồi chàng rời Đà Lạt như một mũi tên rời dây cung, để lại cho Quyên khắp mọi nơi, mọi nẻo trong cái thành phố nhỏ bé lạnh lẽo đầy sương mù này, đâu đâu cũng là kỷ niệm…

Những gì Quyên mong đợi bây giờ là những bức thư ngắn ngủi, từ những địa danh xa lạ gửi về. Thư mới nhận hôm qua cũng ngắn như một bức điện tín: 

“Quyên của anh, 

Vừa chiếm lại Quảng Trị. Trận đánh thật khốc liệt, giành nhau từng tấc đất. Xong rồi. Ngày mai xin 12 giờ phép, phóng xe vào Huế ăn tô bún bò cho biết cay đến đâu và nhìn xem nữ sinh Đồng Khánh đi học qua cầu Trường Tiền đẹp như thế nào. Mong em luôn luôn vui vẻ.

Thương nhiều.”

Nguyên đi biền biệt. Gót giày hành quân của chàng dẫm qua không biết bao nhiêu là địa danh. Mỗi năm được về phép mấy ngày, chia ra cho gia đình ở Sài Gòn vài ngày, cho Quyên ở Đà Lạt vài ngày, còn lại cho bạn bè. Nguyên được thăng cấp rất nhanh bởi những chiến công vẻ vang. Những hoa mai trên cổ áo của Nguyên là do chính tay Quyên thêu trong những lần Nguyên về phép. Cứ mỗi lần thêu thêm một hoa mai cho Nguyên là lòng Quyên lại chỉu nặng thêm một ít. Một câu nói nửa đùa nửa thật của người bạn học cùng lớp, mà mỗi lần nhớ đến, đã làm cho Quyên cảm thấy chới với như người mất đà vì bắt hụt vào chiếc bóng:

- Lấy chồng Võ Bị thì chớ có lấy thủ khoa. Thủ khoa nào của Võ Bị cũng sớm được tổ quốc ghi ơn... 

Bước vào Võ Bị là Nguyên đã chọn con đường binh nghiệp. Suốt bốn năm miệt mài rèn luyện cả văn lẫn võ. Nguyên hãnh diện với sáu chữ: Sinh Viên Võ Bị Đà Lạt. Nguyên muốn mình xứng đáng với niềm hãnh diện đó, trong trường, ngoài quân sự và văn hoá, Nguyên học quyền thuật, kiếm thuật, học cỡi ngựa, chơi đàn, nhảy đầm rất đẹp, pha coctail rất ngon. Ra trận, Nguyên đánh giặc rất gan lì. Tất cả để giữ cái truyền thống của hai chữ “Đa Hiệu” mang trên vai. Và luật của tạo hoá là như vậy: truyền thống càng hào hùng, định mệnh càng khắc nghiệt.

Quyên biết mình chỉ là sợi tơ, không thể nào buộc nổi một cánh chim bằng với hào khí đang còn ngất trời. Chỉ còn biết chờ, chỉ còn biết đợi. Đợi chờ cho đến ngày chim bằng mỏi cánh, hoặc là…

Quyên không dám nghĩ đến. Không dám ích kỷ mong muốn Nguyên dừng chân bằng một sự hy sinh quá lớn. Mà thật sự thì Nguyên đã hy sinh, hy sinh cả một tuổi thanh xuân của chàng cho chiến trận, hy sinh cả một tình yêu như mật ngọt trong khung trời Đà Lạt mộng mơ này, để lăn mình vào nơi gió cát…

Kiều Mỹ Duyên
—oo0oo—