Cách làm tiền McDonald’s


Đi chơi ở Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan thì thấy tiệm ăn McDonald’s rất được ưa chuộng, các gia đình ngồi ăn như trên thiên đàng. Một cái Big Mac hay happy meal và uống coca. Bây giờ phải có trên 1 triệu mới có thể mua franchise của tiệm ăn McDonald’s ở Hoa Kỳ.


Cách đây mấy năm có sự kiện khá lạ lùng ở các nhà hàng McDonald’s. Đó là máy làm kem của nhà hàng hay bị hư, trung bình 15% các máy này. Nghe nói các thành phố lớn như New York thì lên đến 30%. Các franchisee ngạc nhiên vì phải trả tiền để sửa mà ác nhất là bị bắt buộc mướn một công ty được McDonald’s chấp thuận. Đó là cách công ty McDonalds tìm cách vớt thêm tiền của các franchisee.

Trước khi mình kể, xin tóm tắc là Ray Kroc, người đã mua lại công ty McDonald’s của hai anh em họ McDonald’s, và tạo dựng thành một chuỗi nhà hàng nổi tiếng thế giới. Họ làm giàu bằng cách mua đất ở các địa điểm quan trọng trong thành phố, rồi xây nhà hàng, cho các franchisee mướn. Lấy tiền mướn tiệm đắt hơn là chung quanh, lại thêm khấu hao tài sản, tiệm ăn khi cho mướn nên giàu nức nở.


Trở lại vụ xiết tiền các franchisee qua máy làm kem. Từ bao nhiêu năm, máy làm kem của công ty McDonald’s nổi tiếng là hay bị hư. Đến nổi thực khách phải làm cái app, ứng dụng để xem tiệm nào không bị hư để đến mua. Trung bình có độ 15% máy làm kem của các tiệm bị hư.


Lý do? Theo công ty giải thích là cần bảo trì khá phức tạp. Trên thực tế là cả tỷ đôla bảo trì khiến liên bang phải điều tra.

Vấn đề là cái máy làm kem tên Taylor C602, giá $18,000. Khi bị hỏng chỉ có những thợ được công ty này cho phép mới được sửa chửa. Mỗi năm các franchisees phải trả $24,000 để bảo trì cái máy này. Còn nhiều hơn là mua máy mới.

Có một công ty mới được thành lập mang tên Kytch, sản xuất một cái máy có thể do được code khi bị hư của máy làm kem Taylor và giúp các chủ tiệm tiết kiệm được 95% tiền bảo trì. Khiến sự độc quyền bảo trì bị đe doạ nên McDonalds gửi lá thư yêu cầu các franchises không được sử dụng linh kiện hay ứng dụng của Kytch. Nếu không sẽ mất bằng franchise.


Lý do là công ty quan tâm về mối an toàn. Trên thực tế, toàn thệ thống bảo trì nhằm mục đích khiến các franchises bị lệ thuộc vào công ty mẹ. Sửa chửa và bảo trì mỗi năm lên đến $24,000.


Kytch kiện McDonald’s với 900 triệu đô, và phơi bày về việc độc quyền bảo trì.

Tháng 9 năm 2021, uỷ ban thương mại liên bang bắt đầu điều tra sự việc. Họ khám phá ra sự liên kết MacDonalds với Taylor. Mỗi tiệm ăn khi máy bị hư, tốn thất mất $36,000 mua bán, cộng thêm chi phí $24,000 cho một năm, nói cách khác là họ mất $60,000 mỗi năm vì cái máy làm kem. Máy làm kem này được chế tạo chỉ có hệ thống của Taylor là sửa chửa được. Vấn đề không phải là máy làm kem mà sự sự khống chế của công ty, không cho phép sự đổi mới.


Giá cả như sau cho mỗi năm:

$18,000 để mua cái máy mới Taylor C602

$24,000 trả cho taylor về bảo trì hàng năm

$36,000 thất thu khi máy bị hỏng

1.1 tỷ đô la tiền chi phí bảo trì

$900 triệu vụ thưa kiện


Cho thấy làm ăn mà dựa theo người hác thì cũng tốt nhưng bị thiệt thòi. Chạy xe Uber, hay xe Grab phải đóng cho Uber 30%, tương tự có nhà cho mướn cũng phải đóng cho AirBnB.  (còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Công dân Mỹ được định nghĩa lại?

 


Đi chơi, trong khi đồng chí gái ngủ mình đọc thêm tài liệu về các chương trình của chính phủ Trump sẽ thực thi trong nhiệm kỳ của ông ta. Cái hay của người tây phương là họ có những tổ chức được gọi là Think Tank. Ở Tân Gia Ba họ có một nhóm nghiên cứu con đường phát triển của xứ sở họ trong vòng 50 năm tới. Ai buồn đời, bị vợ la thì tìm trên mạng của đại học Tân Gia Ba. Rất hay. Người ta nghĩ đến 50 năm tới, còn người Việt nghĩ đến 50 năm về trước. Chán Mớ Đời 


Ở âu châu đa số là của chính quyền trả tiền để nghiên cứu về các chiến lược cho tương lai trong khi Hoa Kỳ thì do các tổ chức tư nhân. Khi ai muốn tranh cử tổng thống thì thường hay dựa vào các think tank này để ra chương trình tranh cử và thực hiện trong vòng 4 năm của nhiệm kỳ. 

Ông tây này viếng Hoa Kỳ rồi viết một cuốn sách cho người Mỹ đọc, để hiểu về xứ họ.

Mình mò vào các think tank đọc thì khám phá ra những gì chính phủ Trump đang thực hiện từ một tháng qua đều đã được nghiên cứu từ lâu và cách thực thi, chương trình hành động, với khúc mắc pháp lý đã được dự phòng do đó khi vừa nhậm chức là các tin tức chóng mặt, không kịp thở, liên tục đưa lên mạng. Các chính khách phía Dân chủ đưa các chưởng lý ra tay, cấm đoán này nọ, nhưng rồi đều bị dẹp hết với những chưởng lý liên bang. Có rất nhiều chương trình mà phía cộng hoà muốn thực hiện trong 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ thứ 2 của ông Trump. Xem như các người được ông Trump, hay đúng hơn các người phía sau bổ nhiệm đều được thượng viện bầu chấp thuận vì cộng hoà chiếm đa số ghế. Chỉ có một hay 2 người dỡ hơi không bỏ phiếu vì tình hình ở tiểu bang của họ để kiếm phiếu năm tới khi bầu cử lại. Có 3 thượng nghị sĩ tuyên bố sẽ không ra tranh cử lần tới.

Đây là sự thật của người Mỹ gốc á châu phải đương đầu, cạnh tranh với da trắng (140 điểm), da đen (450 điểm) và mỹ la tinh (270 điểm). Cái này quan trọng hơn là cứ tưởng mình là mỹ trắng rồi chửi bới nhau. Hợp tác để chống lại sự kỳ thị vào đại học vì đó là chìa khoá cho tương lai con em chúng ta.


Có rất nhiều chương trình, hôm nay mình kể vụ chính phủ Trump muốn xét lại pháp lý công dân Hoa Kỳ của những người sinh đẻ tại Hoa Kỳ mà bố mẹ là di dân bất hợp pháp, không có quốc tịch Hoa Kỳ. Báo chí ít nói đến nhưng cực kỳ quan trọng. Có lẻ đó là chiến thuật của phía Cộng Hoà. Vì khi tối cao pháp viện mà nhất trí với EO của ông Trump thì chính phủ mỹ có thể tước quyền công dân của người Mỹ di dân như họ đang đe doạ một bà dân biểu Omar, ở tiểu bang Minnesota thì phải, gốc phi châu, và doạ đuổi bà ta về nước. Nếu như những gì họ thổi phòng là đúng. Người Mỹ gốc việt mà lộn xộn, theo dân chủ hay cộng hoà làm gì sai trái là a lê hấp về Việt Nam sống.


Có dạo ở Nam Cali, người ta khám phá các địa điểm chứa chấp các người Tàu từ Trung Cộng đi du lịch rồi sinh con, con mình được sinh ra tại Hoa Kỳ thì tự động là công dân Hoa Kỳ. Trong tương lai sẽ bảo lãnh bố mẹ vào quốc tịch Mỹ. Hình như mình có xem một phim của Trung Cộng sản xuất về vụ này luôn. Mấy phụ nữ mang thai ở Trung Cộng được gửi sang Hoa Kỳ du lịch, ở nhà của người Tàu tại đây để chăm sóc, rồi đưa vào nhà thương mẹ tròn con vuông. Họ nói đến người Tàu nhưng mình đoán các nước khác, ai có tiền và muốn hạ cánh an toàn trong tương lai, đều làm tương tự như người Tàu.

Hệ thống chính trị Hoa Kỳ được gọi là lưỡng đảng nhưng trên thực tế chỉ một đảng. Khi đi bầu, họ đưa ra hai phe để lựa chọn. Họ dùng truyền thông giúp thiên hạ chửi nhau cho vui rồi đâu lại vào đó. Xem 2 thượng nghị sĩ; bà Feinstein (dân chủ) bám vào quyền lực đến khi chết, nay ông McCornell (cộng hoà) mới tuyên bố giải nghệ vì già yếu, gần đất xa trời. Chắc đã thương lượng ra sao đó mới bỏ phiếu thuận cho Kash Patel. Mấy ông thần cứ doạ đem danh sách thân hữu viếng hòn đảo của ông tỷ phú Epstein, nhưng chả thấy đưa ra. Chỉ doạ khỉ thôi rồi sẽ xếp lại một bên. Chán Mớ Đời 


Vào ngày 20 tháng 1 năm 2025, Tổng thống Donald Trump đã ban hành một sắc lệnh hành pháp (EO) làm rõ điều kiện đủ để được cấp quốc tịch Hoa Kỳ trong bối cảnh Tu chính án thứ Mười bốn của Hiến pháp Hoa Kỳ.


Sắc lệnh hành pháp chỉ thị cho tất cả các cơ quan và bộ phận liên bang ngừng cấp hoặc chấp nhận các giấy tờ công nhận quyền công dân cho hai loại cá nhân: những người sinh ra từ mẹ là người nước ngoài có mặt bất hợp pháp tại Hoa Kỳ mà cha không phải là công dân hoặc thường trú nhân hợp pháp (LPR) của Hoa Kỳ tại thời điểm sinh và những người sinh ra từ mẹ là người nước ngoài có mặt hợp pháp tại Hoa Kỳ bằng thị thực tạm thời mà cha không phải là công dân hoặc thường trú nhân hợp pháp (LPR) tại thời điểm sinh.

Phản ứng dữ dội từ phe cánh tả chính trị là ngay lập tức và đã được dự đoán trước. Hai mươi hai tổng chưởng lý tiểu bang thuộc đảng Dân chủ đã đệ đơn kiện thách thức tính hợp lệ của EO, và vào ngày 23 tháng 1 năm 2025, một thẩm phán tòa án liên bang tại Seattle đã ban hành lệnh cấm tạm thời cấm chính quyền Trump thực thi EO trong mười bốn ngày, với tuyên bố rằng EO là "hoàn toàn vi hiến". Vụ này không thấy truyền thông nói đến khiến mình ngạc nhiên nên cố gắng đọc, hơi dài.


Vào ngày 5 tháng 2 năm 2025, một thẩm phán tòa án liên bang khác tại Maryland đã ban hành lệnh cấm trên toàn quốc, nhằm mục đích ngăn chặn chính quyền Trump thực thi và triển khai EO cho đến khi có giải pháp cuối cùng cho vụ kiện đó. Cuộc tranh luận về tính hợp hiến của quyền công dân theo chế độ bẩm sinh là một thành phần lâu đời và gây tranh cãi trong cuộc thảo luận chính sách rộng hơn về nhập cư. Các hành động trong ngày đầu tiên do chính quyền Trump thực hiện nên được coi là đòn mở màn cho nỗ lực đổi mới nhằm khôi phục mục đích và giá trị căn bản của quyền công dân, hạn chế dòng người nhập cư bất hợp pháp vượt biên giới phía nam và có lẽ quan trọng nhất là ngăn chặn những nỗ lực trong tương lai của phe cánh tả cấp tiến nhằm thực hiện lệnh ân xá hàng loạt gây tổn hại đến phúc lợi của người dân Mỹ. Thời Biden xem như thế giới đại đồng, tứ hải anh em một nhà, còn thời Trump thì chỉ mỹ thôi.

Có ông thần nào làm biểu đồ này rất rõ. Cho thấy hệ thống chính trị lưỡng đảng của Hoa Kỳ, ít khác nhau. Ngoại trừ mấy vụ phá thai, đồng tính vớ vẩn.

Mình nghe mấy chính trị gia cho rằng khi ông Reagan ký luật ân xá các người di dân lậu, đã biến tiểu bang Cali từ Cộng Hoà thành Dân Chủ. Và di dân lậu vào đông hơn vì hy vọng sẽ được ân xá. Nếu mình không lầm mỗi năm Hoa Kỳ có cho xổ số khắp thế giới để cho thẻ xanh. Phía cấp tiến thì muốn di dân lậu vào để bầu phiếu cho họ. Các tiểu bang do đảng Dân chủ đóng đô từ mấy chục năm nay như Cali, Oregon, New York, Washington, cho phép người di dân lậu có bằng lái xe. Nếu có bằng lái xe thì khi đi bầu, chỉ việc được bằng lái xe là có thể bầu. Nghe nói phe dân chủ kêu gọi người di dân lậu đi bầu vì sẽ được ân xá, cho vào thường trú dân,… mình chưa thấy bằng chứng.


Dưới thời tổng thống Obama, có hứa sẽ hợp thức hoá các người trẻ di dân lậu, DACA, được bố mẹ đem qua Hoa Kỳ khi còn nhỏ nhưng rồi khi đắc cử ông ta cũng làm ngơ. Lượng người trẻ này được đi học và chính phủ Hoa Kỳ trả tiền nhưng giấy tờ không hợp lệ. Có nhiều tiểu bang đa số là do Dân Chủ lãnh đạo như Cali, New York, Oregon, Washington, cho phép người di dân lậu được lấy bằng lái xe, và dùng như thẻ căn cước. Trước đây nhóm người này lái xe không có bằng lái nên khi gây tai nạn là thiệt thòi cho người Mỹ. Nay có bằng lái, có thể mua xe và trả tiền cho bảo hiểm rất đắt. Mình đoán là các công ty bảo hiểm lobby mấy tiểu bang này để làm thêm tiền.

Các người Mỹ cực hữu cho rằng Hoa Kỳ trước hết và quan trọng nhất là một quốc gia. Vì mục đích đó, điều bắt buộc là chính sách nhập cư và việc nhập quốc tịch phải phục vụ lợi ích cho công dân của quốc gia đó.

Sau Nội chiến, ba tu chính án Hiến pháp đã được phê chuẩn. Những tu chính án này, được gọi chung là Tu chính án Tái thiết, được thiết kế để thực hiện lời hứa về ý tưởng của người Mỹ, thực hiện đúng sự công nhận mới lạ của Người sáng lập rằng tất cả mọi người đều được Chúa tạo ra bình đẳng và được ban cho những quyền bất khả xâm phạm. Tu chính án thứ Mười ba đã được phê chuẩn vào năm 1865 và cuối cùng đã bãi bỏ chế độ nô lệ độc ác và về căn bản là phản lại tinh thần của Hoa Kỳ. Việc phê chuẩn Tu chính án thứ Mười bốn diễn ra ba năm sau đó, vào năm 1868, trao các tiêu chí về quyền công dân cho những nô lệ mới được giải phóng và thông qua các yêu cầu cụ thể về đại diện. Thời đại này, họ lên án chế độ nô lệ như chủ nghĩa thức tĩnh ngày nay, xét lại lịch sử Hoa Kỳ. Vì các người lập quốc đều có nô lệ, ngay cả nhà thờ. Các người nô lệ được đem đến Hoa Kỳ bằng cách vô đạo đức. 


Tu chính án thứ Mười lăm, được phê chuẩn vào năm 1870, công nhận quyền bỏ phiếu cho tất cả công dân bất kể chủng tộc, màu da hoặc tình trạng nô lệ trước đây. Dạo đó phụ nữ chưa được quyền bầu phiếu. Phải đợi đến tu chính án 19, 1919 phụ nữ Hoa Kỳ mới có quyền đi bầu. Cho thấy người đàn ông da đen có quyền bầu phiếu trước phụ nữ da trắng. 


Trong bối cảnh cuộc tranh luận lịch sử và hiện tại về quyền công dân theo quyền bẩm sinh, thì Tu chính án thứ Mười bốn là mối quan tâm chính. Những người ủng hộ quyền công dân theo quyền bẩm sinh không hạn chế cho rằng bất kỳ cá nhân nào sinh ra trên đất Hoa Kỳ, bất kể tình trạng công dân hoặc liên kết quốc gia của cha mẹ, đều tự động được cấp quyền công dân bẩm sinh theo Mục 1 của Tu chính án thứ Mười bốn. Cơ sở pháp lý làm nền tảng cho quan điểm thành lập này xuất phát từ vụ kiện Hoa Kỳ kiện Wong Kim Ark, liên quan đến một đứa trẻ là công dân Trung Quốc sinh ra tại Hoa Kỳ. Sau chuyến đi đến Trung Quốc đại lục, Wong Kim Ark đã bị từ chối nhập cảnh trở lại Hoa Kỳ và sau đó đã kiện Hoa Kỳ với lý do anh ta là công dân. Tòa án Tối cao đã ra phán quyết 6–2 có lợi cho anh ta. Chúng ta nên nhớ dạo ấy có luật Chinese Exclusion. Người Tàu sang Hoa Kỳ làm việc tại các nơi xây dựng hoả xa, hay đào vàng, không được bảo lãnh gia đình sang Hoa Kỳ,… người Tàu tương tự như nô lệ, không có quyền lợi gì cả. Mình có kể vụ này rồi, cho đến khi thế chiến thứ 2 khi Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch là đồng minh của Hoa Kỳ thì đạo luật này mới được bỏ nhưng không có nghĩ họ xem trọng người da vàng. Hay người gốc Ái Nhỉ Lan, sang Hoa Kỳ cũng bị đối xử rất tệ bạc vì hoàn cảnh lịch sử với Anh quốc. Mình có kể vụ này rồi.


Tuy nhiên, điều mà những người ủng hộ không thừa nhận trong trường hợp này là cha mẹ của Ark đã cư trú vĩnh viễn (tức là họ đã chứng minh lòng trung thành với chính phủ Hoa Kỳ và được công nhận là được ở lại) và không cư trú bất hợp pháp hoặc thậm chí hợp pháp trên cơ sở tạm thời. Ngày nay, cha mẹ của Ark sẽ tương đương với thường trú nhân hợp pháp, thường được gọi là người sở hữu "thẻ xanh". Cha mẹ ông Ark di dân sang Hoa Kỳ để làm việc, lúc ấy được phép vào Hoa Kỳ nhưng chắc chưa có thẻ xanh như ngày nay. Chắc ông thần về Trung Hoa kiếm vợ, chân dài đem qua Mỹ nhưng đến khi trở lại San Francisco thì không được nhập cảnh. Khi ông Charlie Chaplin có khuynh hướng thiên tả, về âu châu nghỉ hè hay thăm gia đình thì chính phủ Hoa Kỳ ra lệnh ông ta không được phép nhập cảnh lại, đành quay đầu vè Thuỵ Sĩ sinh sống đến mãn đời. Mình có xem một phim Nhật Bản, nói về người Nhật sinh sống tại Hạ Uy di, lấy vợ ở xứ Phù Tang thế kỷ trước rất cảm động.


Tòa án Tối cao chưa bao giờ cho rằng con cái của người nhập cư bất hợp pháp có quyền được hưởng quyền công dân tự động chỉ vì chúng được sinh ra trên đất Hoa Kỳ. Trái ngược với câu chuyện hiện tại, không có điều khoản hiến pháp hoặc tiền lệ tư pháp ràng buộc nào tuyên bố chính sách này về quyền công dân theo quyền bẩm sinh không hạn chế. Mình đoán là tối cao pháp viện Hoa Kỳ sẽ xử vụ này trong nay mai. Cần theo dõi vì mình người da vàng, nói chung trên mặt chính trị, không có kí lô nào cả. Cộng đồng người Mỹ gốc việt, thay vì nương vào nhau, lại cứ nghĩ mình là mỹ trắng nên hùa với họ chửi bới lẫn nhau như khi xưa, ở âu châu. Bên thân cộng bên chống cộng rồi đánh nhau vỡ đầu. Chán Mớ Đời 


Toàn văn của Điều khoản về quyền công dân như sau:


All persons born or naturalized in the United States, and subject to the jurisdiction thereof, are citizens of the United States and of the State wherein they reside. Tạm dịch: “Tất cả những người sinh ra hoặc nhập tịch tại Hoa Kỳ và chịu sự quản lý của Hoa Kỳ đều là công dân của Hoa Kỳ và của Tiểu bang nơi họ cư trú.”


Cụm từ "chịu sự quản lý của Hoa Kỳ" là trọng tâm của cuộc tranh luận về quyền công dân theo quyền bẩm sinh. Có một số loại quyền tài phán liên quan đến cuộc tranh luận về quyền công dân theo quyền bẩm sinh. Quyền tài phán lãnh thổ bao gồm quyền tài phán vốn có của chính phủ đối với những cá nhân có mặt về mặt vật lý trong ranh giới lãnh thổ. Quyền tài phán chính trị bao gồm quyền tài phán của chính phủ đối với những cá nhân hiện là công dân, không chịu sự quản lý của bất kỳ chính phủ nước ngoài nào khác và có nghĩa vụ trung thành với chính phủ đó. Đối với mục đích phân tích, quyền tài phán hoàn toàn là sự kết hợp của cả quyền tài phán lãnh thổ và quyền tài phán chính trị. Vào thời điểm phê chuẩn Tu chính án thứ Mười bốn, Thượng nghị sĩ Lyman Trumbull (R-IL) đã làm rõ rằng "thuộc thẩm quyền [của Hoa Kỳ]" có nghĩa là "không trung thành với bất kỳ ai khác và chịu sự thẩm quyền hoàn toàn của Hoa Kỳ". 


Cái này hơi căng vì nếu ai có có hai quốc tịch là hơi mệt. Trong tương lai, họ khám phá ra ai về Việt Nam làm quốc tịch Việt Nam để mua nhà cửa gì đó, có thể về Việt Nam ở luôn. Anh lãnh hưu trí Hoa Kỳ mà về Việt Nam xài tiền. Anh không trung thành với Hoa Kỳ. Có nhiều người ở Việt Nam, nói với mình là kêu con họ ở mỹ về Việt Nam nhập tịch Việt Nam để họ chuyển nhà cửa lại. Theo mình thì cái này nguy hiểm vì buồn buồn, họ không cho nhập cảnh lại là mệt. Như trường hợp ông Charlie Chaplin. Những ai di dân qua việc đầu tư, có sổ thông hành Hoa Kỳ nhưng cứ về xứ sở họ làm ăn rồi quên khai thuế này nọ, không biết có bị lộn xộn hay không. ông thần ELon Musk với AI thì họ truy ra hết.


Họ có nói thêm về người da đỏ nhưng thấy dài, thêm không dính dáng gì đến người Mỹ gốc việt nên mình không tóm tắc lại đây. Vì họ theo quy chế khác.


Sự hiểu biết về quyền công dân bẩm sinh được củng cố thêm bởi các tuyên bố trên sàn của Thượng nghị sĩ Reverdy Johnson (D-MD) trong cuộc tranh luận vào thế kỷ XIX: “Tất cả những người sinh ra tại Hoa Kỳ và không chịu sự quản lý của một Quyền lực nước ngoài nào đó—vì chắc chắn đó là ý của ủy ban đã đưa vấn đề này ra trước chúng ta—sẽ được coi là công dân Hoa Kỳ.”


Theo định nghĩa và thiết kế, tiêu chí này loại trừ những cá nhân sinh ra từ cha mẹ thuộc quyền tài phán chính trị của một quyền lực nước ngoài khác trong bối cảnh của cuộc tranh luận hiện tại, bao gồm cả con cái của những người nhập cư bất hợp pháp. Do đó, quyền tài phán hoàn toàn được hiểu đúng là một người có nghĩa vụ trung thành vĩnh viễn với chính phủ Hoa Kỳ. Việc Tu chính án thứ Mười bốn đưa vào cụm từ “chịu sự quản lý của quyền tài phán đó” rõ ràng là phù hợp với các thông số theo luật định được nêu trong Đạo luật Dân quyền năm 1866. Tuy nhiên, những người ủng hộ quyền công dân theo quyền bẩm sinh không hạn chế thường bỏ qua bối cảnh lịch sử và chính trị này của Điều khoản Quyền công dân của Tu chính án thứ Mười bốn. Cho thấy mấy người nghiên cứu sự việc rất rõ ràng nên khi kiện tụng ra toà thì những chi tiết này nhất là sử dụng lập luận các cựu thượng nghị sĩ Dân Chủ.


Vấn đề đầu tiên là bỏ qua một phần quan trọng trong chính ý kiến ​​của Tòa án Tối cao mà nó trích dẫn (Hoa Kỳ kiện Wong Kim Ark). Trong phán quyết, Thẩm phán Horace Gray viết rằng “Tu chính án thứ Mười bốn khẳng định quy tắc cổ xưa và cơ bản về quyền công dân theo nơi sinh trong lãnh thổ, trong sự trung thành và được đất nước bảo vệ, bao gồm tất cả trẻ em sinh ra ở đây từ người nước ngoài thường trú. Tuy nhiên, người nước ngoài thường trú là những người được phép ở trong nước. Theo định nghĩa, những người nhập cư bất hợp pháp không được phép. Vì vậy, ngôn ngữ của tòa án được sử dụng để biện minh cho quyền công dân theo nơi sinh đối với con cái của những người nhập cư bất hợp pháp không làm được những gì những người ủng hộ tuyên bố. 


Thứ hai, lập luận này không hoàn toàn phản bác lại các tuyên bố đương thời của các nhà lập pháp nhấn mạnh cả việc khuất phục trước một thế lực nước ngoài và việc không trung thành với Hoa Kỳ là những thành phần không đủ điều kiện để có được quyền công dân. Những người nhập cư bất hợp pháp với tư cách là cá nhân là những người không được phép ở lại quốc gia mà họ đã nhập cảnh và trên thực tế vẫn nợ lòng trung thành chính trị của họ với một thế lực nước ngoài: quốc gia xuất xứ của họ. Điều này đặc biệt đúng với những người đến Hoa Kỳ để tìm kiếm mức lương cao hơn hoặc chất lượng cuộc sống cao hơn.


Cho nên khi người Mỹ gốc việt họp mặt, vừa chào quốc kỳ Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà hay cờ Hà Nội thì có được xét là không trung thành với Hoa Kỳ. Ở âu châu, tình hình bầu cử ở Đức quốc cho thấy nhóm cực hữu đang lên, hay ở Ý Đại Lợi họ đang muốn theo các hoạt động của chính phủ Trump. Ở Ba LAn, Anh quốc, Tiệp khắc,…người Việt chào cờ Hà Nội, trong tương lai có thể gặp trở ngại?


Thứ ba, trong phạm vi mà lập luận này có đối đầu với các tuyên bố đương thời, thực tế là các hạn chế nhập cư theo luật định không xảy ra theo bất kỳ ý nghĩa có ý nghĩa nào cho đến tận sau khi Đạo luật Dân quyền năm 1866 và Tu chính án thứ Mười bốn được thông qua. Nhập cư vào thời điểm diễn ra các cuộc tranh luận này hầu như chỉ trong bối cảnh cư trú được phép. Hiện tượng nhập cư bất hợp pháp hàng loạt hiện nay qua biên giới Hoa Kỳ—trong đó các cá nhân vừa không được phép vừa giữ quyền công dân với quốc gia gốc của họ—không phải là điều mà các nhà lập pháp tranh luận về các đường nét của Điều khoản Quyền công dân sẽ nghĩ đến.


Tác động chính sách đáng chú ý như:


1. Chấm dứt hiện tượng “anchor baby”: Việc xóa bỏ quyền công dân theo quyền khai sinh không hạn chế sẽ chấm dứt cái gọi là mô hình “anchor baby”, trong đó những người nhập cư bất hợp pháp vượt biên vào Hoa Kỳ và sinh ra một đứa trẻ sau đó được cấp quyền công dân Hoa Kỳ tự động do chính sách jus soli de facto. Đứa trẻ đó sau đó trở thành cơ sở để cha mẹ không bị trục xuất, không phải theo luật mà là vấn đề thực tế. Lý do đó mà họ hay kêu gào chia cách bố mẹ và con cái. Mấy người di dân lậu, việc đầu tiên là sinh con để làm cái neo cho mình ở Hoa Kỳ.


Điểm dữ liệu chính: Một nghiên cứu của Pew năm 2018 cho thấy gần 1 trong 10 trẻ sơ sinh ở Hoa Kỳ được sinh ra từ cha mẹ là người nhập cư bất hợp pháp gần 250.000 trẻ mỗi năm. Các nhà thương lãnh nợ vì phải chăm sóc họ và không có bảo hiểm trả lại. Nên họ chặt ai có bảo hiểm. Nghe nói các bệnh viện gần biên giới mễ là bỏ chạy hết vì người Mễ đi qua biên giới, vào phòng cấp cứu chữa bệnh miễn phí. Các ước tính gần đây hơn cho thấy con số tổng thể tương tự, với cảnh báo lớn rằng tác động đầy đủ của những lần nhập cảnh bất hợp pháp kỷ lục trong cuộc khủng hoảng biên giới của Biden vẫn chưa được nhìn thấy. Trong 12 triệu người nhập cư lậu dưới thời tổng thống Biden, bao nhiêu người đẻ con. Hôm trước đi ăn cơm ở Bolsa, gặp ông mễ làm cho tiệm ăn, hỏi mình dạo này, dắt người qua biên giới lấy bao nhiêu. Mình nói 20k, ông ta nói có người quen mới trả 25k. Lâu rồi, mình nói chuyện với ông ta bằng tiếng mễ, ông ta ngạc nhiên hỏi tại sao biết tiếng mễ. Mình nói là coyote, tiếng lóng là người đưa người lậu qua biên giới. Ông ta hỏi mình lấy bao nhiêu, nói $5,000. Hai hôm sau ông ta gọi kêu có 5 người ở Tijuana muốn qua biên giới, mình lấy 20k được không. Chán Mớ Đời 

2. Giải quyết mối quan ngại về di cư theo chuỗi trong nhóm dân số DACA: Việc xóa bỏ quyền công dân theo quyền bẩm sinh không hạn chế làm sáng tỏ cuộc tranh luận về khoảng 1,7 triệu người nhập cư bất hợp pháp được hoãn trục xuất thông qua chính sách Hoãn hành động đối với những người đến Mỹ khi còn nhỏ (DACA). Việc bãi bỏ quyền công dân theo quyền bẩm sinh giúp đóng lại các con đường tương lai cho nhóm dân số DACA và con cái của họ để thúc đẩy "di cư theo chuỗi"(chain migration), liên tục cung cấp cho các thành viên gia đình được bảo lãnh để nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Hành động này cung cấp cho các nhà lập pháp các bước chính sách tiếp theo rõ ràng hơn cho một nhóm dân số vẫn còn trong tình trạng bấp bênh kể từ khi bản ghi nhớ vi hiến của Tổng thống Barack Obama được ban hành vào ngày 15 tháng 6 năm 2012.


Điểm dữ liệu chính: Một số ước tính cho thấy những người nhận DACA là cha mẹ của khoảng 300.000 trẻ em được cho là có quốc tịch Hoa Kỳ. Mặc dù vẫn chưa biết điều gì sẽ xảy ra với toàn bộ nhóm dân số DACA, nhưng việc chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh sẽ làm giảm bớt sự ân xá theo kiểu DACA trong tương lai đối với số lượng lớn người nhập cư bất hợp pháp và loại bỏ động cơ lớn nhất cho cả việc có và đưa trẻ em bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ.

3. Loại bỏ mối lo ngại về việc tách trẻ em: Việc loại bỏ quyền công dân theo nơi sinh không hạn chế sẽ vô hiệu hóa mối lo ngại về việc tách gia đình để trục xuất và trục xuất vì con cái của những người nhập cư bất hợp pháp không còn được cấp quyền công dân nữa. Sự thay đổi này đảm bảo các gia đình vẫn ở bên nhau khi những người nhập cư bất hợp pháp bị trả về hoặc tự trục xuất về quốc gia gốc của họ và được đưa trở lại dưới quyền tài phán chính trị thích hợp. Khi mà EO ông Trump được tối cao pháp viện cho là hợp hiến thì xem như không bị chống đối, kêu là dã man. Con của người di dân bất hợp pháp không phải là công dân mỹ thì có thể bị cưỡng bách hồi hương cùng với cha mẹ.


4. Khuyến khích thay đổi ở Trung và Nam Mỹ: Việc xóa bỏ quyền công dân theo nguyên tắc bẩm sinh không hạn chế báo hiệu cho phần còn lại của Tây bán cầu rằng Hoa Kỳ đang coi trọng chủ quyền và an ninh của mình một lần nữa. Điều này làm thay đổi đáng kể chính trị trong nước của các quốc gia Trung và Nam Mỹ vì họ biết rằng khả năng di cư bất hợp pháp hàng loạt trong tương lai đến Hoa Kỳ sẽ ít hơn nhiều, rằng kiều hối không còn là chiến lược kinh tế khả thi nữa và rằng có nhiều kỳ vọng hơn trong việc ưu tiên phúc lợi cho công dân của chính họ. Di Dân bất hợp pháp gửi tiền về cho xứ sở họ rất nhiều, giúp các quốc gia này sống mạnh. Nghe nói người Việt hải ngoại gửi về Việt Nam mỗi năm 16 tỷ đô la. https://tienphong.vn/kieu-hoi-chuyen-ve-viet-nam-dat-ky-luc-16-ty-usd-post1607584.tpo


5. Xóa bỏ sự thu hút dài hạn cho nhập cư bất hợp pháp: Việc xóa bỏ quyền công dân theo nguyên tắc bẩm sinh không hạn chế xóa bỏ một ngọn hải đăng trung tâm thu hút nhập cư bất hợp pháp vào Hoa Kỳ. Điều này làm tăng đáng kể khả năng ổn định lâu dài ở biên giới phía nam và giải phóng nguồn lực của người nộp thuế trong các cơ quan liên bang khi gánh nặng chống nhập cư bất hợp pháp giảm bớt.


6. Cải thiện an ninh quốc gia: Việc xóa bỏ quyền công dân theo nguyên tắc bẩm sinh xóa bỏ một phương tiện gián điệp ngày càng đáng lo ngại từ các thế lực thù địch như Trung Quốc, những thế lực khuyến khích công dân của họ tham gia vào "du lịch sinh con" trong khi ở Hoa Kỳ để cho một đứa trẻ được cấp quyền công dân tự động. Lòng trung thành chính trị của nhiều công dân Trung Quốc vẫn nằm ở Bắc Kinh, và chính sách công dân của Hoa Kỳ tạo điều kiện thuận lợi cho các nỗ lực gián điệp có lợi cho Đảng Cộng sản Trung Quốc.


Thế vận hội mùa đông vừa qua, có cô người Mỹ gốc tàu, thi đấu cho Trung Cộng thay vì Hoa Kỳ, đoạt mấy huy chương vàng, khiến người Mỹ tức giận, cho rằng cô ta chỉ hưởng cái tự do ở xứ này còn thì trung thành với Trung Cộng. Có mấy người Mỹ gốc việt thi đấu cho Việt Nam như môn bóng chuyền,… khi họ nói đến người Tàu thì người Mỹ đâu phân biệt người Việt hay người Tàu. Cho nên phải cẩn thận khi làm tín đồ cho ông Trump hay bà Kamala. Khi xưa, chiến tranh lạnh, người Mỹ đã thanh trừng các người thiên cộng, ngày nay chống Trung Cộng, thì họ sẽ thanh trừng người da vàng. Vì người Việt hay người Tàu đều tựa tựa như nhau.


7. Gây thiệt hại cho các băng đảng ma túy quốc tế bạo lực: Việc xóa bỏ quyền công dân theo quyền bẩm sinh không hạn chế giáng một đòn nghiêm trọng vào tài chính của các băng đảng ma túy quốc tế bạo lực hoạt động bên trong Mexico. Những kẻ khủng bố ma túy này hưởng lợi từ sự khốn khổ và hỗn loạn của tình trạng nhập cư bất hợp pháp và nạn buôn người hàng loạt. Vào một thời điểm nào đó trong chính quyền Biden, các băng đảng kiếm được 14 triệu đô la mỗi ngày từ hoạt động buôn người qua biên giới phía nam Hoa Kỳ.


8. Tập trung lại cuộc tranh luận toàn quốc về mục đích của quyền công dân: Việc xóa bỏ quyền công dân theo chế độ bẩm sinh không hạn chế thúc đẩy một cuộc thảo luận toàn quốc về quyền công dân, ý nghĩa và mục đích của quyền công dân trong nền cộng hòa của chúng ta. Cuộc tranh luận này đã quá hạn từ lâu và là một trong những vấn đề cốt lõi làm nền tảng cho sự lo lắng ngày càng tăng của người dân Mỹ. Việc khôi phục các đặc quyền và lợi ích của quyền công dân là rất quan trọng để đổi mới sự đồng thuận của Hoa Kỳ như một quốc gia dưới sự bảo vệ của Chúa với những lợi ích độc đáo và mục đích độc đáo cho người dân của mình.


Bất kể thế nào, các nhà hoạch định chính sách nên cân nhắc một số biện pháp bổ sung như một phần của cách tiếp cận chính sách lớn hơn nhằm chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh. Vấn đề then chốt trong số đó là vấn đề mang thai hộ và "du lịch sinh con". Sự tiến bộ của các công nghệ sinh sản mới đã tạo ra một hình thức du lịch sinh con mới, trong đó những người không phải công dân có thể đến Hoa Kỳ và sinh con thông qua một người mang thai hộ người Mỹ. Vụ này mình nghe lần đầu tiên.


Ngành công nghiệp "thuê tử cung" này đã trở nên nổi bật, với công dân Trung Quốc chiếm ưu thế. Một báo cáo từ Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ cho thấy 41 phần trăm khách hàng du lịch sinh con quốc tế (tức là những người tìm kiếm người mang thai hộ) đến từ Trung Quốc cộng sản. Một cặp vợ chồng ở California gần đây đã bị kết tội rửa tiền quốc tế vì điều hành một kế hoạch đưa phụ nữ Trung Quốc đang mang thai đến Hoa Kỳ để sinh con nhằm mục đích tự động cấp quyền công dân cho con cái của họ. Là một tiểu bang, một báo cáo gần đây cho thấy 75 phần trăm khách hàng du lịch sinh con sử dụng các cơ sở ở California.


Khi các cuộc chiến pháp lý và chính sách không thể tránh khỏi diễn ra, các nhà hoạch định chính sách nên hành động mạnh mẽ để mở ra những mặt trận mới. Cái này mới đáng kể, vì một khi các luật sư của phe cấp tiến kiện cáo, ra toà thì phía cộng hoà sẽ đưa ra những dữ kiện khác như sau:


1. Chấm dứt “Du lịch sinh nở” Mang thai hộ: Sắc lệnh hành pháp gần đây nhất làm rõ quyền công dân vẫn có khả năng để lại lỗ hổng cụ thể này trong việc mang thai hộ vì ngôn ngữ định nghĩa người mẹ là “người mẹ sinh học trực tiếp”, điều này có thể cho phép hình thức du lịch sinh nở này tiếp tục. Một cách có thể để ngăn chặn kết quả này là cung cấp ngôn ngữ làm rõ gắn nhãn các cân nhắc về quyền công dân cho các bậc cha mẹ dự định khi nói đến việc mang thai hộ. 

Mỗi năm, có 275,000 du học sinh người Tàu tại Hoa Kỳ. Trước khi về nước, làm một đứa, vậy xem độ 100,000 người Mỹ cho mỗi năm, 10 năm là 1 triệu, 25 năm sau chúng sinh con đẻ cái ở bên tàu, đều có giấy tờ người Mỹ. 100 năm sau, Hoa Kỳ sẽ là Trung Cộng.


2. Điều tra các cơ sở tại California: Bộ Tư pháp (DOJ) nên xem xét kỹ hơn các hoạt động của các cơ sở mang thai hộ tại California đang tạo điều kiện cho một số lượng lớn công dân nước ngoại quốc cố gắng neo giữ quyền công dân thông qua việc mang thai hộ. Đặc biệt, DOJ nên xác định xem có nỗ lực phối hợp nào nhằm vi phạm luật nhập cư của Hoa Kỳ hay không. Điều này sẽ trở nên đặc biệt quan trọng sau những chiến thắng pháp lý tiềm năng liên quan đến việc chấm dứt quyền công dân theo quyền bẩm sinh không hạn chế. 


Cuộc chiến giành quyền công dân theo quyền bẩm sinh nên được thúc đẩy thành một cuộc tranh luận công khai rộng rãi hơn về ý nghĩa hiện tại của việc trở thành công dân Hoa Kỳ và ý nghĩa của nó. Hoa Kỳ đã sa lầy trong một dạng khủng hoảng bản sắc trong nhiều thập kỷ. Chính sách công thường nâng cao nhu cầu của những người không phải công dân và các thế lực nước ngoài lên trên nhu cầu của công dân Hoa Kỳ. Mô hình này đã tạo điều kiện cho các cuộc chiến tranh bất tận ở nước ngoài, vũ trang hóa chính phủ trong nước và biến Hoa Kỳ thành một nơi phát thuốc phúc lợi do người nộp thuế tài trợ cho dân chúng toàn cầu. Tình trạng này đã mang lại lợi ích cho giới tinh hoa chính trị có nhiều mối quan hệ trong khi gây ra thiệt hại ngày càng tăng cho những công dân có cuộc sống, công sức và vận may khiến nước Mỹ trở thành quốc gia đặc biệt như trước nay. 


Theo mình vụ tái xét lại định nghĩa công dân Hoa Kỳ lúc này rất quan trọng, người Việt chúng ta nên lưu ý. Mình nghe truyền thông nói đến, qua những gì mình đọc về các chương trình của chính phủ Trump được các think tank phía Cộng Hoà dự thảo thì vụ này rất quan trọng. Thể chế Cộng Hoà Hoa Kỳ có lưỡng đảng nhưng chỉ là một.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Lần đầu tiên một cường quốc Âu châu bị á châu đánh bại


Hồi nhỏ, học lịch sử về phong trào Đông Du với những nhân vật Phan Bội Châu, Cường Để khiến mình mù tịt. Ở trường Việt ANh có dạy Nhật ngữ nên mình bò đi học vì thấy anh Vui, con bác Cháu đi du học bên Nhật Bản nên bò đi học Arigato, sê-ku-ra này nọ nhưng rồi cũng Chán Mớ Đời. Chỉ nhớ mại mại là đầu thế kỷ 20, hải quân Nhật Bản đã đánh thắng lần đầu tiên hải quân Sa Hoàng, người da trắng nên các chí sĩ Việt Nam, thức tĩnh, chạy qua Nhật Bản học hỏi, tạo ra phong trào đông du thay vì Tây Du như ông Phan Chu Trinh đề xướng.

Dạo mình ở Lausanne, Thuỵ Sĩ có theo học chương trình về phát triển đệ tam thế giới. Để ra trường mình có nghiên cứu sự phát triển dưới Minh Trị Thiên Hoàng, để xem có cách nào hay, giúp Việt Nam phát triển sau này.


Năm 1904, cả thế giới đều tưởng các các đế quốc tây phương là bất khả chiến bại, sử dụng kỹ thuật và súng đạn, để khống chế thế giới, thành lập các thuộc địa của họ. Ảo tưởng này bị dập tắt bởi Nhật Bản, một quốc gia khép kín, đã hạ nhục đế quốc Nga trong một cuộc chiến tranh tàn khốc. Đó là lần đầu tiên một quốc gia á châu đã đánh bại một cường quốc Tây Phương trong lịch sử cận đại.


Khi xưa, ông thầy dạy lịch sử chỉ nói vậy thôi chớ chả cho biết lý do. Mình có hỏi nhưng thầy làm ngơ, không trả lời. Bạn bè kêu mình hỏi vô duyên. Ngu thế mà cũng hỏi.

Bản đồ Mãn châu cho thấy có nhiều hầm mõ và khoáng sản


 Tại sao Nga Hoàng và Nhật Bản đánh nhau. Lý do chính, họ muốn làm chủ, bá quyền Mãn Châu và Triều Tiên có nhiều khoáng sản. Nga Hoàng cho là họ có quyền cai trị phía đông vì tây hay Anh quốc chiếm khá nhiều thuộc địa nên sa hoàng cũng phải có thuộc địa cho oai dù đất đai của họ nhiều và không ai ở. Trong khi Nhật Bản phát triển nhanh chóng và xem Sa hoàng là mối đe doạ vì vùng Mãn Châu có nhiều hầm mõ, khoáng sản. Là sự nguy hại cho sự sinh tồn của họ. Ngoại giao qua lại không đưa đến đâu nên Nhật Bản phải tìm cách chiếm giữ khoáng sản cho sự phát triển của họ.


Khi một nước tây phương, chiếm đống một thuộc địa, việc đầu tiên là họ cho người của họ đi khắp nước để tìm ra các hầm mỏ để giúp cho nền kinh tế của họ. Như trường hợp Việt Nam, người Pháp cho thăm dò mới tìm ra cao nguyên Lâm Viên, Ba Vì, Bà Nà, Sapa, Quảng Ninh,…

Ngày 8 tháng 2, năm 1904, một cách bất lịch sự, người Nhật không báo trước Sa Hoàng như sau này ở Trân Châu Cảng, tấn công bất ngờ hải quân nga hoàng tại hải cảng Arthur (ngày nay là Lushunkou, Trung Cộng). Rất nhiều thuyền của Sa hoàng bị tan nát không kịp rời hải cảng. Hải cảng Arthur của Sa Hoàng là hải cảng quan trọng nhất nằm về Thái BÌnh Dương. Người Nhật bao vây hải cảng này và pháo kích liên hồi gần một năm trời đến ngày 2 tháng giêng, 1905, lính Sa hoàng đầu hàng sau khi thiệt hại trên 10,000 binh sĩ.

Trong khi bao vây hải cảng Arthur, người Nhật và lính sa hoàng choảng nhau ở Mãn Châu. Trận đánh sông Yalu gần 3 tuần lễ, có sự tham gia trên 600,000 lính hai bên, được xem là trận chiến có nhiều binh sĩ tham chiến nhiều nhất. Cuối cùng quân đội Nhật Bản đánh lính nga hoàng chạy có cờ, hơn 100,000 binh sĩ chết, máu chảy thành sông. Nên nhớ vùng Đông của đế quốc sa hoàng có rất ít người vì người nga tự xem mình là thuộc về âu châu. Nga hoàng cho hạm đội vùng biển Baltic của họ di chuyển 18,000 dặm, vòng quanh thế giới để giúp sức hải quân ở Thái BÌnh Dương. Đi xa 18,000 dặm, họ thiếu lương thực, than nhiên liệu và đồ tiếp tế. Khi họ đến Thái Bình Dương thì lọt bẩy người Nhật dưới sự chỉ huy của đô đốc Togo Heihachiro.

Bản đồ chỉ hải quân sa hoàng phải di chuyển 18,000 dặm đến Thái Bình dương bị hải quân Nhật Bản chận đánh thua non

Trong vòng 2 ngày, hải quân Nhật Bản đã đánh chìm 31 tàu chiến trong số 38 tàu chiến của hải quân sa hOàng. Đó là lần đầu tiên một nước á châu đã xoá sạch hạm đội một cường quốc âu châu. Quân đội sa hoàng không còn lựa chọn ngoài đầu hàng nhưng không biết harikiri. Nhật Bản đánh tan quân đội sa hoàng tại Mãn Châu và hải quân sa hoàng trên Thái Bình Dương. Hoà ước được ký kết tại Portsmouth và ngày 5 tháng 9, năm 1905 dưới sự chứng kiến của tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt. Sa hoàng chấp nhận Triều Tiên thuộc về ảnh hưởng Nhật Bản, giao hải cảng Arthur, và phía nam của đảo Sakhalin cho Nhật Bản. Xem như sự bành trướng của đế quốc Nga Hoàng về phiá đông bị ngưng lại. Đi Uzbekistan thì khám phá ra có đến 60,000 người Mãn Châu, bi Stalin đuổi đi về phía Trung Á. Sợ làm gián điệp cho Trung Cộng.

Vấn đề là hoà ước được ký kết nhưng mấy ông người Nhật cảm thấy thua thiệt vì cũng tổn thất khá nhiều. Họ nghĩ họ đáng lẻ có đặc quyền nhiều hơn nên mới có giấc mơ bành trướng ở á châu như chiếm đóng trung hoa và các nước đông nam á. Gây nên cuộc chiến thảm khốc.

Sự đại bại tạo lên một sự hỗn loạn tại Nga, người dân biểu tình tại Saint Petersburg, bị lính sa hoàng bắn chết hàng trăm người. Đình công, bạo loạn nổi lên khắp nơi của đế chế. Và đưa đến cuộc cách mạng Bolschevik năm 1917. (Còn tiếp).


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn