Bờ lốc được hơn 1 triệu lượt đọc


Hôm ở Tân Tây Lan, gú gồ đưa tin bờ lốc đã đạt được hơn 1 triệu lượt đọc khiến mình thất kinh. Lý do là tuần trước, mình mới gặp ông thần, tác giả bờ lốc tại Sàigòn. Mình không biết ông thần này, chỉ biết qua một ông thần khác ở Cali. Một hôm ông thần nhắn tin, hỏi tìm đâu bài mình viết về chuẩn bị vào đại học Hoa Kỳ. Mình có kể vụ hai đứa con vào đại học, làm giấy tờ ra sao, xin Grant đại khái nhất là họ có mấy seminar hướng dẫn. Mình nói tìm trên facebook của mình.

Hình ảnh ở Sydney khi xe ra khỏi xa lộ. Mới chụp xong thì thấy chiếc xe bên cạnh đậu lại cho tiền thế là ông ta chạy vòng vòng xin thêm. Hình ảnh rất ấn tượng khi thấy ông ta cầm cái ly rất lâu không nhúc nhích đến khi có người quay cửa sổ cho tiền

Ông thần kêu dài quá kiếm không ra. Sau đó ông thần đề nghị làm một bờ lốc cho mình, chuyển tất cả các bài viết từ facebook qua và giới thiệu ông thần ở Việt Nam. thế là bờ lốc Mực Tím Sơn Đen ra đời. Ông thần cặm cụi không biết bao nhiêu tiếng, tải từ facebook qua bờ lốc, đâu trên 1,900 bài mà mình viết từ 7 năm qua. Tải xong phải đọc vì để liệt kê vào mục du ký, Đà Lạt xưa,… nên chắc mất thời gian rất nhiều. Gặp nhau lần đầu tại Sàigòn, mình chỉ mời anh ta được ly cà phê rồi phải chạy đi gặp bà con.

Tên Mực Tím Sơn Đen là do một anh bạn học cũ Đà Lạt xưa, soạn ra 100 bài tiểu biểu, biên tập, sửa dấu chính tả lại vì mình dốt việt văn. Học trường tây nên việt văn được xem là sinh ngữ thứ 1, sau đó là anh văn. Lý do anh bạn học xưa làm cuốn kỷ yếu Mực Tím Sơn Đen vì theo anh ta, những gì mình kể, những trăn trở về quê hương, đều cảm nhận những khát khao của anh ta về Việt Nam cũng như những hình ảnh đẹp của ngày xưa thơ ấu.

1 triệu lượt đọc, mình đoán, đa số các bài viết sau khi bờ lốc ra đời. Nay có được 2256 bài. Bài được đọc nhiều nhất là trên 7,000 lượt đọc.

Nhìn lại để hiểu tại sao mình viết, kể chuyện đời xưa. Nhớ năm 3 ème, có ông hàng xóm, một hôm kêu mình vào nhà, cho mượn mấy cuốn sách Học Làm Người của Hoàng Xuân Việt và Nguyễn Hiến Lê đọc. Đọc mấy cuốn này thì họ có khuyên khi đọc sách báo, nên có cuốn sổ ghi chú lại những điểm quan trọng để nhớ, những cách viết ghi chú để khi đọc lại thì dễ nhớ cũng như thầy cô giảng những gì, cần viết ký hiệu, chữ tắt cho nhanh. Thế là lúc nào cũng kè kè cuốn sổ ghi đủ thứ. Đi học cũng ghi chép viết tắc, vẽ này nọ rồi về nhà đọc lại, rồi viết nhỏ lại, dán trên tường của phòng để dễ nhớ. Khi thi chỉ cần đứng nhìn trên tường các bài được tóm tắc là xong, rất dễ học thi.

Ông thần làm bờ lốc cho biết

 Do Sơn thường cập nhật bài vở chứ tạo blog ví như cái nền, sắm sửa đồ đạt là do bạn, khách quan tâm vào xem. Blog MTSĐ trên Google Search rất mạnh như một tờ báo. Mình thử gõ từ khóa chỉ tên blog và tên miền không đầy đủ mà nó hiển thị Trang chủ và 5 link phụ như hình dưới như một tờ báo mạng.”



Sang pháp và thời gian ở âu châu thì mình không đụng hay ít nói tiếng Việt đến khi sang Hoa Kỳ thì mới phát hiện mối tình hữu nghị với một cô sinh viên gốc Việt. Từ đó mới bắt đầu đọc sách báo việt ngữ lại. Sau này lấy vợ gốc Việt, ở vùng Bolsa nên đọc báo lá cải khi đi chợ. Đủ thứ mục để học lại tiếng Việt.

Ngoài báo lá cải mình có đọc thêm các trang nhà, thời đó chưa có bờ lốc nhưng có nhiều người làm trang nhà để ghi lại những gì họ đã trải nghiệm. Mình nhớ về học hành thì có một giáo sư đại học Paris V về môn toán, đến đời con cũng làm giáo sư toán đại học tại Pháp. Cách ông ta dạy con trên xứ người để mình học hỏi, dạy con ra sao.

Thùng thơ ở Úc đại Lợi, hơi giống ở Anh quốc 

Về Đà Lạt thì có ông luật sư Tằng giao, làm trang nhà rồi chép lại hết các bài vở liên quan đến Đà Lạt, hay một anh cựu học sinh Trần Hưng Đạo, tên Chinh thì phải viết kể về Đà Lạt. Lần trước về Sàigòn, mình có liên lạc anh này nhưng anh ta bận đi Hongkong, kỳ này về thì lại quên liên lạc. Hay một ông quên tên rồi, nghe nói đã qua đời, cũng kể lại thời bố mẹ ông ta vào Đà Lạt ở ấp Nghệ Tỉnh, do người ở Nghệ An và Hà Tỉnh, được đưa vào Đà Lạt để trồng rau cải cho người Pháp thành lập. Mình đọc để hiểu thêm về lịch sử thành hình của Đà Lạt. Nơi mình sinh ra đời, đâu ngờ có ngày mình lại kể về Đà Lạt, những kỷ niệm của thời con nít. Ngoài ra có rất nhiều người chia sẻ thêm các chi tiết về Đà Lạt xưa, giúp mình hiểu rõ thêm về thời gian xưa khi mình ở Đà Lạt.

1 triệu lượt đọc khiến mình thất kinh vì mình không có muốn kể chuyện đời xưa để câu Like. Có nhiều người trách là không phản biện này nọ. Thật ra mình có đọc nhưng để đó, khi nào rảnh sẽ viết để giải thích. Có người thích có người chửi mà mình không biết họ là ai nên không muốn bỏ thời gian đi cãi chuyện đâu đâu hay cảm ơn này nọ. Nhiều khi chỉ là hiểu lầm câu nói.

Được cái là qua bờ lốc mình có tìm lại được nhiều người bà con, bên nội cũng như bên ngoại, những người hàng xóm xưa, hay bạn học cũ một thời. Lâu lâu mình cũng ghi lại những gì trải nghiệm đời sống tại Hoa Kỳ. Lý do là có nhiều người Việt sang định cư tại Hoa Kỳ, lớn tuổi nên tiếng tây tiếng u không rành nên nhiều khi những gì mình kể giúp họ có một khái niệm về cuộc sống ở Hoa Kỳ.

Mình tưởng chỉ có thế hệ mình, thế hệ cuối cùng được Việt Nam Cộng Hoà đào tạo đọc bờ lốc nhưng sau này khám phá ra có nhiều người trẻ cũng thích đọc. Đối với họ để tìm hiểu thêm về thế hệ cha ông ngày xưa ở Đà Lạt như cháu ông Phác, ông từ của am Sohier, cháu ngoại ông Xu Huệ,… có ngừoi nhắn tin: “Dạ, cô chú như Thầy Cô của tụi con. Đọc các bài viết của chú, con như được trở về với các Thầy Cô năm xưa.”


Hy vọng mình có sức khoẻ để tiếp tục đọc sách báo, và kể chuyện đời xưa. Xong om


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Gặp đồng hương tại Sydney, Úc Đại Lợi


Sau hơn 3 tiếng đồng hồ bay trên biển, cuối cùng máy bay đáp xuống phi trường Sydney. Máy bay bay một vòng thành phố, nhìn qua cửa sổ thấy nhà hát Opera do Jørn Utzon một kiến trúc sư âu châu thiết kế, và được chọn qua một cuộc thi tuyển quốc tế gồm trên 200 kiến trúc sư. Buồn đời, cãi nhau ra sao đó khiến ông ta bỏ về xứ Đan Mạch. Chính phủ mới của Úc đại Lợi buồn đời ngưng trả tiền cho ông ta nên hết tiền đi chợ nên về nước. Sau đó một nhóm kiến trúc sư Úc Đại Lợi tiếp tục xây dựng nhà hát này. Ông này chết nhưng chưa bao giờ thấy công trình mình thiết kế. Họ có mời ông ta sang viếng thăm công trình nhưng già yếu nên không bay được. Nhà hát này được xem là một công trình danh tiếng và được unesco đưa vào di sản văn hoá thế giới dù mới có 72 năm. Mất 17 năm để xây dựng và 120 triệu tiền Úc dù khởi đầu chỉ tính có 7 triệu. Được cái là họ gây quỹ bằng xổ số kiến thiết nhà hát opera nên không đụng tiền thuế của dân. 

Hình ảnh ấn tượng nhìn từ máy bay

Sau khi qua Hải quan, Xuống lấy hành lý thì may quá hành lý đi cùng chuyến máy bay, không phải đợi. Lên phi cơ mới thấy tin nhắn của Expedia báo tin là họ chuyển mình qua chuyến sớm hơn. Rút kinh nghiệm lần sau phải xét tin nhắn. 

Lấy Uber về khách sạn xong thì có hai du học sinh đến đón, đưa hai vợ chồng đi bộ ra bến tàu. Phải công nhận đây là bến tàu mà mình thấy vui nhộn và thành công trong việc thiết kế đô thị. Đi mò mò đến nhà hát Opera. Phải công nhận rất ấn tượng. Sau đó hai du học sinh mời đi ăn ở quán Việt Nam gần phố tàu. Đi xe điện lần đầu tiên thấy hay. Trước khi lên tàu thì có cái máy, mọi người đến dùng thẻ tín dụng hay applePay bỏ gần máy để nghe tiếng keng rồi lên tàu. Nếu bị soát vé thì đưa điện thoại hay thẻ tín dụng ra thì họ sẽ rà biết mình có trả chưa. Thật ra để biết mình lên từ chặng nào rồi khi xuống thì phải lại cái máy chỗ dừng, rà một lần nữa thì máy biết và tính tiền cho cuốc xe điện. Không trốn được. Hệ thống hay. Nếu quên rà là máy tính trả 8 đô cho cả ngày. Nên ai cũng hăng hái tap điện thoại hay thẻ của họ. Paris nên bắt chước hệ thống này, đỡ mất công tốn giấy in vé. Dân địa phương thì mua vé qua ứng dụng còn du khách là ngọng. Nhất là những ai không biết tiếng Tây. 

Vào tiệm ăn Việt Nam, phải nói là ở xứ này cũng như Tân Tây lan, phần ăn rất lớn, nhiều hơn cả Bolsa. Mình thích thịt bò của của xứ này nên gọi gỏi bò, đồng chí gái thì bún bò. Mới gọi xong, cô phục vụ viên đánh vào cái máy cầm tay rồi kêu cho xin trả tiền luôn đưa luôn máy tính tiền để keng nữa. Móc điện thoại ra rà cái keng. Khá ngạc nhiên vì chưa ăn đã kêu trả tiền tại bàn. Hỏi ra thì vì có nhiều thực khách quên trả tiền, đi luôn. Ăn xong lại đi bộ về khách sạn. Trung bình mỗi ngày hai vợ chồng đi bộ 6 dặm. Hôm qua chơi trội đi đến 7 dặm. 


Nói chuyện với hai du học sinh, một đã tốt nghiệp tiến sĩ và một đậu thạch sĩ, và đang học lên, vừa đi học vừa đi làm. Cho thấy chất xám của Việt Nam từ từ tuôn ra ngoại quốc. Người giàu có thì đem tiền ra khỏi Việt Nam, giới học giỏi du học rồi ở lại xứ người. Biết bao nhiêu tiền của Việt Nam nuôi ăn học rồi không về. Ngoại quốc hưởng lợi. Người về nếu có bố mẹ có công ty lớn hay cán bộ lớn. Nhưng rồi một thời gian sau cũng ôm tiền hạ cánh an toàn tại các nước khác. Xem như tiền rời khỏi Việt Nam. 

Trước 75, du học sinh tốt nghiệp thì không về vì sợ đi lính, chỉ có số ít trở về lại, đa số là từ Hoa Kỳ vì giấy tờ cư trú.


Kỳ này đi Úc, gặp đồng hương ở Melbourne và Sydney rất dễ thương. Ở Melbourne, họ mời đi chơi, chỉ các nơi để viếng và các tiệm ăn ngon ở thành phố này. Chưa đến Sydney đã có một chị bạn học Trưng Vương với đồng chí gái khi xưa, đặt chỗ để đi tham quan ở Thanh Sơn (Blue Mountains), thêm hai cô du học sinh dẫn đi chơi và đi ăn. Chị bạn bận gia đình chi đó đang ở xa nên không gặp được. Đúng là xa quê hương ngộ đồng hương rất cảm động. Nhờ vậy mới biết thêm các hoạt động, đời sống của người Việt tại xứ này.


Tuần này nghe ông chủ tịch nước kêu là 50 năm trước, người Tân Gia Ba muốn sang Sàigòn, để chữa bệnh ở Chợ Rẫy của Việt Nam Cộng Hoà. Nay thì ngược lại. Đọc đâu đó, tân gia ba không cho một số người Việt nhập cảnh vì ngại các cô sẽ đứng đường.


Thấy hai du học sinh cũng khắc khoải về quê hương nhưng mình khuyên không nên về, uổng phí công sức và tài năng của họ như đã khuyên một du học sinh tại Nhật Bản, tốt nghiệp tiến sĩ khi xưa. Việt Nam không phải môi trường để cho người giỏi thăng tiến. Mình chỉ có một đời để sống. Về là đụng đến nồi cơm của người Việt tại Việt Nam. Mình nhớ có chị bạn tốt nghiệp y khoa đại học Cornell về Việt Nam, đem thuốc men và chữa trị miễn phí cho người Việt tại Huế. Các y sĩ tại địa phương đánh tiếng kêu mưu mô của Mỹ nói này nọ để người dân lo sợ, không dám đến. Các phái đoàn y tế ở Hải ngoại về Việt Nam cũng bị làm khó dễ dù làm từ thiện.

Trên 70 hạt giống đỏ được gửi qua Liên xô du học, sau khi liênxô tan rã, họ không chịu về dù bố mẹ là cán bộ gộc, có công với cách mạng. Đa số nhóm này, cuối cùng chạy qua mỹ và Gia-nã-đại gần hết. Mình có anh bạn học xưa, nghe kể sau 75, hô hào bạn bè phấn đấu, có đảng tịch làm lớn rồi lần chót mình gặp, nói là cho hai đứa con du học ở Gia-nã-đại rồi nay hạ cánh an toàn bên trời Tây luôn. Tài sản chuyển đi hết. 

Mình quen mấy du học sinh này qua mạng nên báo cho họ biết là Gú Gồ cho biết hôm qua, bờ lốc muctimsonden.com, từ ngày do hai ông thần; 1 ở Việt Nam và 1 ở Hoa Kỳ thành lập đã có trên 1 triệu lượt đọc. Đi Úc đại lợi kỳ này gặp nhiều người quen qua bờ lốc. Họ theo dõi mình từ lâu nên khi nghe tin sang xứ Kanguru, họ nhắn tin, hẹn gặp cũng như chở đi chơi. Rất cảm động. Bạn ảo trở thành thật. Có cô nói: “Dạ, cô chú như Thầy Cô của tụi con. Đọc các bài viết của chú, con như được trở về với các Thầy Cô năm xưa.”

Trung bình lượng độc giả ở Hoa Kỳ và Việt Nam chiếm đa số nhưng có nhiều nơi như Tân Gia Ba rất nhiều người đọc nên khá ngạc nhiên như Trung Cộng, nhất là xứ Ba Tư trung bình mỗi ngày có độ 200 lượng đọc. Không lẻ có vài người việt ở bên xứ ấy. Có nước mình không ngờ có người Việt sinh sống . Cho thấy người Việt mình di tản khắp nơi sau 75 như đàn ong chạy tứ tán. 

Ăn no xong đi bộ về khách sạn, chia tay hai cô du học sinh. Mình có kể là về Việt Nam vừa qua mình có gặp đại diện nhóm sinh viên dấn thân. Chị ta cho biết đời sống đắt đỏ nhất là các sinh viên học y khoa không có thời gian đi làm thêm nên nhờ mình bảo trợ thêm. Mình hứa sẽ cố gắng giúp các em. Hy vọng sẽ giúp họ đổi đời và thay đổi số phận gia đình họ sau này thay vì cứ hát tôi sinh mang kiếp con nhà nghèo.  (Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Lượm lặt trên đường

 Lượm trên đường 

Mình thấy có nhiều điều lạ ở xứ Tân Tây Lan nên ghi lại đây:

Xứ nổi tiếng là có chim Kiwi, khi đến nơi thì được biết loại chim này thuộc giống hiếm, có nguy cơ bị tuyệt giống nên họ nuôi trong chuồng, cho đẻ trứng rồi thả vào thiên nhiên. Chắc thịt ngon nên mấy con thú khác hay bắt ăn thịt. Hơn 60% trứng chim này không nở cũng như con người, mỗi cặp vợ chồng cần 2.1 con nít mới quân bình dân số. 

Tại đây thấy họ treo cờ LGBT khắp nơi, thấy đồng tính đủ loại sắc tộc đi vòng vòng nên không biết giống chim kiwi có bị đồng tính hay chuyển giới hay không nên trở thành hiếm. Mình sẽ xin tiền của USAID để chuyển giới tính cho chim kiwi. Loại chim này sống về đêm như chim cú hay dơi. Bay mấy ngàn dặm để thấy được hai con chim kiwi trong chuồng tối đen tối mù. Chán Mớ Đời 

Dân đây nói giọng lợ lợ với người Anh quốc. Có nhiều người nói rất khó hiểu nhưng từ từ quen nơi hiểu được như ông tài xế chở hai vợ chồng đi tham quan mấy chỗ ở miền nam. 


Xăng ở xứ này giá gấp đôi cali. Hèn gì đời sống mắc mỏ. Trên $8/gallon


Điểm nhấn là hôm qua trên đường về Auckland, mót tè nên mình nói ông tài xế ghé chỗ nào để xả xú bắp. Ông ta ra xa lộ chạy đến một thị trấn nào đó, bên đường có căn nhà nhỏ làm bằng nhôm oxydable, nhảy xuống đến bấm cái nút thì cửa mở đi vào nhấn cái nút thì có tiếng nói cửa đã khóa rồi kêu ông bà có 10 phút tối đa để làm phận sự. Sau đó nhạc nổi lên nhẹ nhàng loại baroque. Xong xuôi rửa tay bấm nút thì cửa tự động mở. Miễn phí. Pha cho tổng thống macron sang đây đi tè chỗ này để pháp bắt chước thiết bị ở bên Tây. 

Du lịch ở Tân Tây Lan rất bài bản nhất là họ xây dựng nhà vệ sinh khắp nơi và sạch sẽ. Ngay vào tiệm ăn tàu thấy sạch. Lần đầu tiên vào nhà ăn tàu trên thế giới mà thấy cầu tiêu tương đối sạch. 

Nhà vệ sinh được thiết kế đàng hoàng
Cửa mở hé, đến bấm nút
Phía trong là cho người khuyết tật luôn

Chạy xe ngoài Auckland thì thấy đa số là nhà tiền chế, nhỏ gọn và rẻ vì nhà xây rất đắt. Họ cho biết từ khi COVID thì lạm phát, nhà cửa lên như điên. 

Thịt bò ở đây rất mềm và nhiều omega 3 vì được nuôi tự nhiên, ăn cỏ trên các cánh đồng. Phong cảnh các cánh đồng xanh khiến mình nhớ đến xứ Ái nhỉ Lan. 

Từ ngày rời New York nay mpowis thấy lại tiệm Comme des Garcons

Xứ này theo chủ nghĩa thức tĩnh nên bao dung về giới tính đủ trò. Đi ngoài đường thấy người đồng tính, chuyến giới khá đông. Cờ LGBT khắp nơi. Đặc biệt người trẻ lai khá đông nhất là á châu và da trắng. Thấy nhiều cô gốc Á đông đi với mấy ông già da trắng. Chắc về hưu, ly dị về á châu kiếm một cô về hầu hạ thay vì suốt đời hầu mụ vợ da trắng với nữ quyển hay chủ nghĩa thức tĩnh. 

Vẫn thấy da trắng ăn uống trong các tiệm sang trọng và dân thiểu số phục vụ. Nay xứ này hạn chế di dân so với thập niên trước. 

Xứ này theo chính sách bảo vệ môi trường. Có ba loại thùng rác: xanh cho giấy, đỏ cho rác, vàng cho nhựa. Họ muốn sử dụng ít nhựa nên ai mua đồ cần cái bị nylon thì trả thêm $2 trong khi ở Cali chỉ trả thêm 10 xu. Thấy trả 2 đô thì thiên hạ kẹo như mình phải suy nghĩ thay vì xách cái bị hay bỏ vào ba lô. 

Thức ăn nhanh của Mỹ rất được ưa chuộng Tại xứ này. Đi đâu cũng thấy MacDonalds, KFC, Taco Bell, không nói nói chuyện với dân bản xứ nên không biết họ nghĩ thế nào về người Mỹ. Chắc chắn đa số ghét ông Trump. 


Họ có chương trình ca nhạc của người bản địa nhưng mình chán mấy vụ này rồi nên không đi xem. Mình nghĩ họ bựa ra để kiếm tiền của du khách chớ chả có văn hóa gì cả. Ngày nay muốn xem thì lên du tu be xem có hết. 

Ở quan thuế khi nhập cảnh họ rất gắt gao, kiểm soát những thức ăn, cây cối đem vào nước họ nên cần khai báo cho chắc ăn. 

Mình thấy có cái điện thoại công cộng cho người khuyết tật nhưng trả tiền bằng thẻ tín dụng thay vì bạc cắc như khi xưa. 

Nói chung xứ này hiền hòa không lạnh lắm về mùa đông, sống có vẻ êm đềm cho người gốc á châu. Không biết có đối chọi giữa các sắc tộc hay không. Không nói chuyện với người bản xứ nhiều nên chưa có nắm rõ nội tình. Đa số sống về cảnh nông xuất cảng trái cây, lúa thóc sữa thịt bò thịt trừu và len. Họ có mở một nhà máy nhuộm lông cừu của họ tại Đà Lạt để tránh ô nhiễm môi trường ở xứ họ. Chán Mớ Đời 


Hôm nay ra phi trường thì thấy hai cách bán vé máy bay. Mình check-in ở khách sạn không được, Qantas kêu ra phi trường. Ra phi trường thì họ kêu máy bay đầy, kêu đi chuyến sau. Mình đồng ý với điều kiện cho vào lounge.  Mình có thẻ AE nên có thể vào lounge nhưng muốn xem lounge của Qantas. Họ đồng ý cho vào lounge Qantas với lên máy bay trước như vé thương gia.  Đang đứng thì có tên hành khách Mỹ chạy lại kêu không Hiểu vì American airline huỷ phân nữa các chuyến bay. Chắc máy bay không đầy nên American airline dồn lại chuyến sau nên phải bay về Mỹ qua ngã san Francisco rồi phải đổi đủ trò. Trong khi Qantas cho bán vé líp ba ga. Ở mỹ thì luật cấm bán kiểu này nên hay bị hủy chuyến bay. Hy vọng đến nơi. Nói chung chuyến đi này khởi hành hơi vội vàng nên cũng có nhiều trục trặc. 

Chào Tân tây Lan


Khi qua cửa quan thuế thì máy scan không được vé của hai vợ chồng khiến họ phải mở cửa cho qua nên khi vào lounge mình hỏi nếu được In lại cho mình Boarding pass thì họ scan được. Hai vợ chồng ngồi uống nước tính chút nữa đi lấy đồ ăn. Đùng một cái nghe báo là chuyến bay Qantas mà mình trên nguyên tắc bay kêu mọi người ra cổng. Buồn đời mình xem lại thì thấy boarding Pass cho chuyến bay này thay vì chuyến sau nên chạy ra hỏi lại. Họ xem máy và kêu đúng là chuyến bay của mình thế là phải chạy nữa. Mụ vợ thì lo mất áo dài mua ở Việt Nam vì không biết vali sẽ bay cùng chuyến bay hay chuyến sau nên cứ rào rào. Chán Mớ Đời đi thích đem theo vali nhỏ nhưng mụ vợ mua đồ tùm lum nên phải gửi Vali to mua ở Sàigòn. Hy vọng chuyến này sẽ giúp mụ không nữa đồ khi đi chơi để khỏi thất lạc hành lý. 

Lên máy bay còn lo sợ có ai trùng ghế đến khi máy bay đóng cửa mới yên tâm. Giờ không biết đến Sydney có lấy được Vali hay không. Thôi thì tới đâu hay tới đó. Cùng lắm đến chỗ thất lạc hành lý đưa địa chỉ khách sạn cho họ đem lại. 

Mình quên xem tin nhắn của Expedia, có báo cho hay chuyến bay đổi. Tới phi trường, có hành lý hết. Hú vía


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Viếng đột xuất Tân Tây Lan

Mình chưa bao giờ nghĩ viếng xứ Kiwi này. Trên đường về Việt Nam ăn tết, thường máy bay phải ngừng lại một nước như Nam Hàn, Nhật Bản, Đài loan,.. nên mình hay ở lại thêm vài ngày để xem mấy xứ này. Lúc đầu tính ngừng lại Đài Loan trên đường về Mỹ, kỳ này thấy vé ghé lại úc đại lợi rẻ hơn là đi Đài Loan nên quyết đinh đến xứ Kanguru, xem như mình đã đi hết các châu của thế giới, sau khi đã đến Antartica, và Nam Cực hai năm trước.

Trong khi soạn chương trình thì mình nhận tin một anh bạn học khi xưa ở Đà Lạt, và một cặp vợ chồng quen qua mạng xã hội, và một thân hữu của Đông Phương Hội, hỏi ngày giờ đến Melbourne. Mình để trồng thời gian mấy ngày để đi chơi và tính đi xe lửa từ Melbourne đến Sydney để xem phong cảnh xứ này. Cũng định đi viếng sâu vào xứ Úc, viếng các nơi dân bản địa sinh sống nhưng vé máy bay xa xôi, phải đổi tùm lum, bổng thấy bản đồ Tân Tây Lan bên cạnh xứ Kanguru nên xem vé còn rẻ hơn bay nội địa xứ Úc nên đột xuất bay qua Tân Tây Lan để xem xứ Kiwi ra sao khiến cô em hỏi anh đi được bao nhiêu nước rồi. Mình nói không nhớ độ trên 80 quốc gia từ 51 năm qua.


Xứ này nhỏ chỉ có độ trên 5 triệu người dân, gồm da trắng chiếm độ 60%, á châu độ 25%, người bản địa Maori đâu 18%. Thêm dân từ vùng ả rập, Thổ Nhĩ Kỳ khá đông. Vị nguyên thủ của họ cũng như Úc đại Lợi là vua Charles III mà gần đây trong chuyến công du, ông ta bị một bà nào thượng nghị sĩ ở Úc đại lợi, chửi te tua. Đời sống rất đắt, ăn uống đắt hơn bên Mỹ. Nhưng thịt bò rất mềm, nuôi ngoài cánh đồng, ăn cỏ thay vì ăn bắp như bên mỹ.

Đồng chí gái lái tàu, thật ra có 2 tay lái trên chiếc tàu lịch sử đã thắng giải America Cup năm 1995

Xứ này đi trước Úc đại lợi đến 3 múi giờ và Việt Nam đến 6 múi giờ nhưng trời 8 giờ tối vẫn còn sáng. Đến phi trường thì mình ghé mua esim để có số điện thoại địa phương, liên lạc khi đặt tour đi chơi để liên lạc với tài xế này nọ. Còn nếu không thì mua trên mạng, internet để sử dụng, rẻ hơn. Mình dùng Ảiralo, tải eSim xứ nào muốn đi về điện thoại rồi trả tiền để kích hoạt. Hết data thì nạp thêm. Mình quên gọi điện thoại cho At&T ttuowsc khi đi, để mở khoá điện thoại của vợ nên không cài được eSim cho vợ nên phải làm hot pot cho vợ xài ké.


Sau khi ăn sáng, hai vợ chồng đi bộ ra bến tàu thấy một chiếc du thuyền to đùng đang cập bến. Mình có thấy các chuyến Hải hành từ Úc châu đến xứ này và vòng vòng nhưng chắc sẽ không bao giờ đi vì khá xa. Có chuyến đi từ Úc về á châu nhưng mất cả tháng. Thật sự ở Hoa Kỳ và Gia-nã-đại phong cảnh rất hùng vĩ, có nhiều chỗ chưa đi. Sau này chán đi ngoại quốc, lái xe tàng tàng đi những tiểu bang mà mình chưa có dịp đi.


Chụp hình cho vợ trong khi thương mại thời trang loại xịn. Sau đó ghé vào ăn kem rồi thẳng bước đến bến tàu. Mình có đặt chỗ trên du thuyền loại chạy bằng buồm. Đúng hơn là chiếc tàu buồm đã thắng giải America Cup năm 1995 khi đánh bại Hoa Kỳ lần đầu tiên. Nghe nói ngày nay muốn đua America cup có ít nhất 500 triệu. 

Khi tàu chạy ra biển thì phải đi ngang một chiếc cầu, được kéo lên hai bên để tàu với mấy cột buồm cao ngất chạy qua. Tàu ra khơi thì họ kêu ai xung phong cầm đồ quay buồm lên. Tính đưa tay như nghe nói là nặng 200 ký thêm gió thổi nên không chơi dại. Có 3 cặp nhảy ra quay cần để kéo dây lên. Họ có 4 loại dây 4 màu để nhận ra kéo cột buồm nào. Thấy có hai cột buồm. Tàu chạy theo lộ trình của giải America cup sau 1995. Khi thắng thì pHải tiếp theo được tranh tài tại xứ mới thắng. Không hiểu sao dạo đó lại xem giải này dù chả biết gì về hàng Hải.  Chụp hình cho vợ rồi tàu quay lại bến sau 2 tiếng đồng hồ. Thấy bến tàu được tự động hóa cách lấy containers. 

Áo phao rất nhỏ, khi đụng trận thì có sợi dây kéo thì tự động mở ra khắp người để giúp mình nổi trên biển

Xuống bến tàu đi vòng vòng vì chưa đói để đồng chí gái xem đồ rồi ghé vào ăn xíu mại và mì Tú xuyên. Đi vòng vòng trong khu Á châu vì toàn là tiệm ăn á châu. Đồng chí gái bổng thèm ăn cơm Việt Nam nên ghé tiệm ăn Việt Nam. Thịt rất ngon như bò và heo. 


Tối về khách sạn ngủ sớm vì sáng mai phải dậy sớm. Xe đón 6 giờ sáng chở đi xa viếng mấy khu đặc biệt ở ngoại thành như văn hóa của người bản địa. 

Tân Tây Lan có trên 5 triệu dân nhưng được cái giống dân gốc Á châu có đến 25% nên đi ngoài đường thấy đông người á châu. Da trắng độ 60% và người bản địa Maori thầu số còn lại. Mình thấy nhiều người á châu đi với người da trắng cũng như mấy cô trẻ á châu đi với mấy ông già xứ này. Chắc họ chán mấy bà da trắng thức tỉnh xâm hình hay ra lệnh nên qua Thái lan vớt một bà về cho khỏe đời. 

Kỹ nghệ chính của xứ này là nông nghiệp. Hôm nay đi chơi xa mới thấy hai bên đường các nông trại nuôi bò ăn cỏ, họ trồng bắp không GMO. Mình mê thịt bò ở đây, rất mềm cứ ở trên đồi gặm cỏ không bị stress như bò nuôi trong chuồng như ở Mỹ nên mềm quá. Ăn sướng ghê. 

Hôm nay, xe đến đón hai vợ chồng đi viếng mấy cái động và nơi có suối nước nóng. Tò mò đi chớ đã đến Sơn Đoòng và động Phong Nha thì mấy chỗ này chán lắm. Đến chỗ suối nước nóng thì nhỏ xíu nếu so sánh với bên mỹ ở công viên Yellowstone. Chụp hình cho vợ vui rồi kêu tài xế chở về. 

Đi tân Tây Lan xem như lần đầu cũng lần cuối vì chả có gì xem cả. Được cái hôm nay thấy con chim Kiwi, một con đực một con cái. Nghe nói đến chim này nhưng đến nơi thì khám phá ra loại chim này sống về đêm như chim cú hay dơi và là loại chim hiếm, đang bị tuyệt giống.



Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Nhân sự là chính

Dưới sự lãnh đạo hành pháp của Đảng Dân Chủ, chúng ta thấy họ sử dụng chính sách DEI để tuyển người hay bổ nhiệm vào các vị trí quan trọng của chính quyền như người đồng tính, chuyển giới, da đen, da vàng này nọ. Trên nguyên tắc thì có lý vì trong một xã hội hợp chủng quốc, chúng ta cần giúp các nhóm thiểu số vươn theo dòng chính nếu không họ sẽ không đuổi bắt kịp. Ngược lại sẽ làm giảm tốc độ phát triển của cuộc cách mạng công nghệ của thế kỷ 21. Vì cần người tài giỏi thay vì đồng tính, đen vàng,..


Chính phủ Trump thì lựa người giỏi không phân biệt tuổi tác hay lập trường như trường hợp bà Tulsi, cựu dân biểu Dân chủ sau đó không đồng ý với đường lối của Đảng nên nhảy ra rồi đầu quân vào Đảng Cộng Hoà hay ông Robert Kennedy Jr bị Đảng dân chủ cho ra rìa nên ứng cử độc lập rồi được ông Trump chiêu hồi về. Hay ông ấn độ, sẽ nắm quyền FBI, nhìn mặt thấy sợ. Họ sử dụng những người tài giỏi bất chấp tôn giáo hay giới tính hoặc chính trị. Nếu mình không lầm, ông trump có một bộ trưởng hiện nay là đồng tính.


Khi Trung Cộng sử dụng máy móc để tự động hóa xếp các container trên các Hải cảng thì chính quyền Biden đồng ý không sử dụng máy móc, tự động hóa ở các Hải cảng để nghe lời các công đoàn sợ bị thất nghiệp. Hôm nay chạy dọc cảng auckland thì thấy bến tàu tự động hoá hết.

Điểm ngạc nhiên là ông Trump giao cho bà tulsi làm giám đốc an ninh quốc gia, cai quản tất cả 18 ngành tình báo và công lực của Hoa Kỳ dù còn trẻ tuổi và đúng hơn là chưa có kinh nghiệm ngoài những năm tháng nhập ngủ. Đánh nhau ở chiến trường. Nghe bà ta nói chuyện thì thấy giỏi, hiểu rộng.


Hôm trước đọc tài liệu nói về think tank Heritage, nhắc đến cựu cố vấn, đúng hơn là phó giám đốc an ninh quốc gia cho ông Trump nhiệm kỳ trước tên Troup Hemenway, ông thần này có viết về nhân sự là chính cho cớ cấu hành chính cũng như quân đội ở thế kỷ 21 này. Tò mò mình đọc tài liệu thì thất kinh nhưng hiểu được thời a Còng chúng ta cần phải cập nhật hoá nếu không thì quân đội sẽ như của ông Putin, sa lầy hay mỹ tại Á Phủ Hãn, cứ loay hoay với quan niệm cũ rích.


Cho thấy các think tank, ngồi nghiên cứu về thế giới ngày mai mới giúp Hoa Kỳ thoát khỏi vòng tự kêu và suy thoái như các đế chế khác. Hy vọng các lực chống cải tổ Hoa Kỳ sẽ dần dần được dẹp tắt. Chúng ta không thể sống ở thế kỷ 21 mà tư duy ở thế kỷ 19 với chủ nghĩa mát xít này nọ. Sự thay đổi công nghệ quá nhanh chóng. AI sẽ thay chúng ta làm việc các công việc nhàm chán. Mình nhớ khi vào học thì vẽ tay như hàng trăm năm trước đến khi có ACAD vẽ thì nhanh chóng, không phải vẽ lại các thứ nhàm chán. Nay thì AI vẽ nhanh như thần gió. 


Đọc tài liệu nghiên cứu của ông Hemenway thì thất kinh vì những gì ông Trump và DOGE đang làm là đã được ông ta trước đây viết hết. Cho thấy không phải tự nhiên, trong vòng mấy tuần lễ họ làm thiên hạ mất ăn mất ngủ. Để hôm nào về mình sẽ kể. Kinh


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn