Thức ăn cấm tại Âu châu, bán tại Hoa Kỳ

 Đi chơi ở Âu châu, tò mò một mình theo mấy người bạn đi chợ thì thấy là lạ vì lâu quá không sống ở Âu châu. Ngày nay tiệm nhỏ như bán bánh mì, tạp hóa điều đóng cửa tiệm. Đi bộ trên phố thấy cửa đóng hết khá buồn. Âu cũng là xã hội đang trải qua những thay đổi văn hóa khi họ mua qua mạng hay đi siêu thị vì không có thời giời như xưa. Tranh thủ mua thức ăn tại một choox thay vì đi Khắp phố mua sắm. Sáng nay mình đi theo vào chợ thì đoán là siêu thị của Pepsi Cola vì mang tên Pepco với logo của công ty Pepsi Cola. Ngoài ra mình thấy người dân ở Pháp, Ý Đại Lợi thậm chí xứ Slovenia uống nước ngọt CoCa Cola nhiều hơn xưa. Các tiệm ăn như MacDonalds mọc khắp nơi ngay trong làng nhỏ. Lâu lâu có gặp người béo phì như người Mỹ nhưng nói chung vẫn chưa đến nổi như tại Hoa Kỳ .

Một siêu thị ở tỉnh nhỏ mang tên Pepco

Nhưng hỏi vòng vòng mình khám phá ra những thức ăn chế biến công nghệ hóa mà người Mỹ ăn như điên lại bị cấm tại Âu châu.

Dưới đây là 12 loại thực phẩm bán tại Hoa Kỳ bị cấm ở các quốc gia khác, nên tránh:

Coffee Mate, bánh quy Pillsbury, bánh quy giòn Ritz

Thụy Sĩ, Áo, Hungary, Iceland, Na Uy và Đan Mạch đều đã cấm những thứ này.

Lý do là hàm lượng chất béo chuyển hóa, đặc biệt là dầu đậu nành và dầu hạt bông được hydro hóa một phần, có liên quan đến bệnh tim. Mình thấy người Mỹ dùng rất nhiều khi uống cà phê nhất là thêm hóa chất cho tươm mùi vị.

Lúa mì mỏng, vảy mờ hay frosted flakes mà khi xưa mình mua cho con ăn

Vương quốc Anh, Nhật Bản và một số nước ở Châu Âu đã cấm các loại ngũ cốc này vì chứa một chất hóa học có tên là BHT (butylat hydroxytoluene). Chất tăng cường hương vị đã được chứng minh là có thể gây tổn thương gan, phổi, tuyến giáp và thận.

Skittles, Pop-Tarts, Gatorade

Những món ăn nhẹ có đường này bị cấm ở Liên minh Châu Âu vì chúng có chứa thuốc nhuộm như vàng 5, vàng 6 và đỏ 40. Khi xưa hay mua cho con uống khi đi bơi đua. Nhớ có ông quan tòa quen ở hội Lions kể, ông ta ăn skittles thì bị chới với tưởng chết. Lượng đường nhiều nên tăng biến đột suất Glucose.

EU đã cấm những màu nhân tạo này sau khi nghiên cứu chỉ ra rằng chúng có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ. Mình có kể vụ này rồi  


Phơi nhiễm glyphosate

Glyphosate là thành phần hoạt chất trong "Round-Up". Thuốc diệt cỏ phổ biến này được sử dụng rộng rãi trên khắp Hoa Kỳ. Loại này nay đã được đổi tên khác. Hôm trước vào tiệm mua đồ cho vườn bơ thấy bày bán lại dưới nhãn hiệu khác. Trước đây khi họ bán thì bắt khách hàng ký tên đã được thông báo gây nguy hiểm cho cơ thể.

Các cơ quan đã cho phép tăng gấp 40 lần lượng phơi nhiễm glyphosate được phép ở Hoa Kỳ, trong khi nó vẫn nghiêm ngặt hơn ở châu Âu.

Tại sao điều này lại quan trọng?

Nó tiêu diệt các vi khuẩn tốt trong ruột của bạn. Và sức khỏe đường ruột thích hợp rất quan trọng đối với chức năng miễn dịch, kiểm soát hormone, hấp thụ chất dinh dưỡng và hơn thế nữa.

Đường ruột không khỏe mạnh dẫn đến người không khỏe mạnh và việc giảm thiểu phơi nhiễm glyphosate là bước khởi đầu.

90% thực phẩm trong cửa hàng tạp hóa là đồ ăn vặt. Hầu hết các loại thực phẩm “lành mạnh” chỉ là thực phẩm đã qua chế biến với những nhãn hiệu cầu kỳ.

Đi Âu châu mới hiểu thêm về tình hình xứ Hoa Kỳ. Dạo này bác sĩ và các nhà dinh dưỡng lên tiếng báo động khá nhiều.

Chỗ để xe đẩy, có mái nếu không khi tuyết rơi là mệt
Có cái khe nhỏ màu đỏ để đút 50 xu vào thì sợi dây xích được thả ra  khi về đem lại, gắn dây xích vào thì đồng 50 xu nhả ra

Tại Ý Đại Lợi họ có cách thu dọn xe đẩy khi đi chợ. Ở Hoa Kỳ thì khi vào tiệm thì họ để sẵn xe đẩy đi chợ rồi khi ra cửa thì đẩy xe đến chỗ đậu xe rồi khách hàng quán bên cạnh rồi lái xe đi. Siêu thị phải mướn người đi kéo mấy xe đẩy này vào siêu thị. Để tránh thiên hạ ăn cắp xe đây họ phải làm hàng rào điện tử nên khi đẩy ra vòng đai thì xe tự động ngừng lại. Trước đây mình thấy chợ Việt Nam thuê người đi lượm xe đẩy do khách hàng người Việt đẩy về nhà rồi bỏ lây lấy bên dường ở bolsa. 

Đây người ý để xe đẩy ở nhiều nơi trong bãi đậu xe. Khách hàng lái xe đến, bỏ 50 xu vào xe thì mở được chìa khóa đẩy xe vô chợ. Khi ra về đẩy xe lại chỗ cũ móc khóa vào thì lấy lại được 50 xu còn không thì mất. Khá hữu hiệu nhưng không biết có thi hành bên Hoa Kỳ được không vì dân tình lười to béo. 

Anh bạn làm bánh mì trấu (whole wheat) mà người ý gọi integrale, lúa mà họ chưa tách trấu ra rồi họ xây thành bột không như ở Hoa Kỳ. Loại này màu nâu đen. Ăn rất ngon. Ăn cà chua là hết xẩy. Nhớ khi xưa ở Ý Đại Lợi ngày nào cũng ăn cà chua. Tươi ngon dễ sợ. Pasta thì họ nấu Al dente nên ăn ngon. Mấy người bạn cho ăn thịt nướng dồi nướng hay salami ngon quá dở. Hôm trước đi ăn ở một tiệm ở thành phố Montagnana, nguyên thành phố nhỏ nằm trong một thành trì bằng đá và gạch còn khá nguyên vẹn. Nơi có món prosciutto crudo rất cực đỉnh. Thường thiên hạ chỉ nghe đến Parma. Bánh mì thì phải công nhận ngon hơn bên Mỹ nói chung thức ăn ở đây rất ngon còn bên Mỹ nhiều nhưng da số là đồ đã được chế biến. Bánh mì nhỏ loại ổ bánh mì Sàigòn hay Cali  họ làm ăn rất ngon không như bánh mì ở bên Mỹ.

Đi gần hai tuần nên bắt đầu nhớ vợ. Gần mỗi miệng xa mỗ mắt nên cuối tuần về Paris lại, đi thăm bạn học khi xưa rồi vẻ Cali. Hiện đang ở Torino thăm lại một thời ở đây. Sáng nay đi chợ với hai vợ chồng anh quen thời mình ở đây. vào hợp tác xã mua 4 chai dầu ô liu nguyên chất extra virgin đem về Mỹ ăn.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Bạn tôi là nhạc sĩ

 Bạn tôi là nhạc sĩ


Kỳ viếng thăm vùng Veneto này, Mình được vợ chồng anh bạn quen thời mình đi làm ở Torino, mời ở lại chơi và chở đi thăm các thị trấn trong vùng và xứ Slovenia. Cặp vợ chồng này mình không gặp lại từ năm 1986 khi còn làm việc ở London. Có vợ chồng anh bạn từ Torino đến chơi nên rủ nhau đi viếng xứ Slovenia thuộc khối Đông Âu khi xưa. Luôn tiện ghé lại Trieste một thành phố biển khi xưa thuộc đế chế Áo Hung. 

Nhạc Sĩ Hoàng Hoa và nhạc sĩ Nguyễn Hoàng

Hôm nay trên đường từ Slovenia về lại vùng Veneto nơi anh bạn sinh sống. Ngồi trong xe bổng nhiên nói chuyện đến ca hát nhạc nhiếc thì chị vợ anh bạn cho nghe bài hát “quảng nam ơi vẫn còn đây nổi nhớ.  “. Sau đó, Chị vợ anh bạn từ Torino nói cho nghe bài “khi tôi chết đừng đưa tôi ra biển” của trung tá Nguyễn Văn Phán khiến mình thất kinh vì cách đây đâu một năm thiếu tá Lê Xuân Phong của tiểu đoàn 204, trực thuộc của đại đội trinh sát 302 mà cố vấn Mỹ khi xưa viết sách khen đại đội này đánh trận rất giỏi. Họ mang danh cố vấn nhưng thật ra là học nghề của lính 302. Thiếu tá Phong có gửi mình bài hát này nên mình tìm thêm tài liệu về trung tá thủy quân lục chiến để viết kể giai thoại về vị trung tá thủy quân lục chiến cùng đơn vị đã đánh chiếm lại Huế, quê hương của ông năm Mậu Thân. Mình có ghi nhạc sĩ Nguyễn Hoàng phổ nhạc bài theo của ông ta. 

Nay ngồi trên xe nghe chị vợ đánh đàn và hát khiến mình rợn tóc gáy vì đâu ngờ người bạn ngày xưa trở thành nhạc sĩ danh tiếng khi nào. Tối về nhà anh ta và chị vợ đánh đàn cho nghe của hai người sáng tác. 

Anh bạn phổ thơ của ông Phạm Thiên Thư như bài “vết chim bay”. 

Anh đón em ngày xưa

Trên gác chuông chùa nọ

Con chim nào qua đó

…..

Mười năm anh qua đó

Còn vẫn dấu chim xưa

Anh một mình gọi nhỏ

Chim ơi biết đâu mà tìm


Anh ta bay trong thiền thơ của Thầy Thích  Tuệ Sỹ với “Khung trời cũ”

Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở

Đỉnh đá này và hạt muối chưa tan….

Hay bài Hà Nội phố cũ thơ của Phạm Ngọc hay Mưa trên Thượng Thành của Tuỳ Anh, Biển Vắng của Quang Tuấn hay bức thư tỉnh sơ cổ nhất của Nguyễn Thùy hay những chất thơ tình yêu như Đưa em về cuối hạ của Đan Hạ và Giã Biệt của Mạc Phi Hoàng nhưng có anh ra phổ nhạc thơ của Đan Hà người gốc Cam Lộ mà khi xưa Mùa hè đỏ lửa chiến trận tàn khốc nhắc cho thị dân biết từ năm 1998. Có lẻ dạo đó anh ta mới mua nhà trả tiền tươi sau bao năm tiết kiệm nên thổn thức “Ai làm quê hương cơ Hàn quê ơi “ hay đêm nằm mơ thấy nắng của Trần Trung Tá nhớ đến những người bạn quân ngủ đã nằm xuống trong nghĩa trang quân đội

Nhưng có lẻ bài hát khiến mình cảm động nhất là “quảng nam ơi vẫn còn đây nổi nhớ”, phổ thơ của Dư Mỹ năm 2001. Nói lên tâm trạng của một người con xa quê xứ Quảng nơi anh ta sinh ra tại làng Thanh Quýt. Từ ngày đi du học đến nay chưa một lần về lại thăm quê xưa. 

Bài hát nhắc lại còn sông Thu Bồn, về thăm phố Hội Chùa Cầu. Nhớ đến chiều nào xuôi thuyền ra Cửa Đại mà mình đã có dịp đi thuyền khi về thăm Phố Cổ quê hương của đồng chí gái. Bài hát nhắc đến Sông Hàn (thật ra nhà thơ Dư Mỹ nói đến sông Hoài nhưng có lẻ anh ta nhớ quá con sông Hàn năm xưa nên mượn phép thi sĩ đổi lại con sông Hàn cho nặng tình nổi nhớ của tuổi học trò khi em khóc bên ta. Qua cầu Câu Lâu nhớ về Vĩnh Điện gần quê anh ta làng Thanh Quýt nơi làm thuốc lá nổi tiếng Cẩm Lệ. Người dân làng này phơi lá thuốc rồi lấy đọt nấu để xịt các lá khô rồi quấn lại cuống dài. 

Quảng nam ơi bao giờ trở lại, thăm một lần rồi mãi mãi mai sau. Tâm trạng này mình có trải qua vì khi xưa nhớ về Đà Lạt suốt mấy chục năm đến khi về lại Đà Lạt thăm nơi chôn nhau cắt rún để rồi ngậm ngùi tiếc nhớ những hình ảnh xa xưa đã bị phá vỡ trong ký ức. Mai ta chết dù vùi thây viễn xứ, hồn vẫn vậy về nơi chôn nhau cắt rốn. 

Hỏi ra thì khám phá ông Nguyễn Văn Trỗi cũng là dân Thanh quýt, khi xưa gọi là làng Kim Quất nhưng sau vì kỵ huý chúa Nguyễn Kim nên dân làng đổi thành Thanh Quýt. Làng này có một thượng thư tên Trương Công Hy được gọi là Lưỡng quốc Thượng Thư vì làm quan cho nhà Tây Sơn cũng như Nhà Nguyễn. Mẹ anh ta là hậu Duệ của gia tộc Trương Công. Nay chắc có thêm mộ ông Nguyễn Văn Trổi. 

Nghe kể khi xưa chạy từ Đà Nẳng vào Hội An phải chạy ngang làng Thanh Quýt hay bị mấy ông kẹ ở đây bắn sẻ hoặc đắp mô. Có lần du kích mời mấy ông chỉ huy đi ăn cưới rồi nằm vùng tập kích cái đồn gần quốc lộ khiến thiệt hại rất nhiều chỉ có một ông trung sĩ giả chết mới sống sót. 

https://youtu.be/C811Vowg4vM?si=vt0cIR3L33VFTYhl

Anh ta giải thích khi xưa cho con đi học nhạc rồi cũng đi nên buồn đời anh ta lấy sách vở của con để học nhạc lý rồi với tâm hồn trai xứ Quảng anh ta đưa nhạc vào những lời thơ khiến anh ta xúc động. 

Phải công nhận người Quảng Nam quá giỏi. Chịu khó đi làm dành tiền mua nhà. Anh ta một mình đi làm để vợ chăm sóc nuôi con thêm mua nhà to như cái đình lại có cái vườn to lớn không cần trả góp. Mình thì để vợ đi làm, ở nhà xem đá banh. Thấy bạn mình thành công, con cái ra trường thành danh hết nên rất mừng chẳng bù lại ngày xưa thời sinh viên học không biết ngày mô ra trường, mất liên lạc với gia đình, không Tiền bạc đi làm đi học. 

Hôm nay, mình đi Torino để tìm lại vết chân xưa nơi mình thời gian sinh sống 9 tháng. 

Dạo đó mình hên nên học sớm được một năm. Số là mỗi dự án nộp thì được hội đồng giám khảo thương thêm , kêu tỵ nạn nên boa thêm tín chỉ. Thí dụ dự án vẽ là 3 tín chỉ thì ai được hội đồng giám khảo cho điểm cao các dự án khác thì được thêm 1 hay 1.5 tín chỉ. Dự án nhanh trong ngày nộp thì được 1 tín chỉ thì thêm 0.5 tiền chỉ. Mình bà rá hay được thêm tín chỉ nên thay vì học 6 năm đủ tín chỉ thì chỉ mất năm năm. Mình qua Ý Đại Lợi nghĩ lễ giáng sinh nhà cô bạn quen thì bạn trai cô ta giới thiệu một người bà con làm kiến trúc sư ở Torino. Mình gặp cô này và được giới thiệu một bà giáo sư ở đại học bách khoa Torino giới thiệu ông chồng có văn phòng kiến trúc và được nhận làm nên mình về Paris đem đồ sang làm việc và ở ký túc xá sinh viên Torino và gặp người sinh viên người Việt đầu tiên là ông thần xứ Quảng. Torino ơi nỗi nhớ vẫn còn đó. 

Mấy chục năm gặp lại thấy ai nấy đều có sức khỏe con cháu thành tài, bác sĩ kỹ sư ở quê hương thứ 2 là mừng cho nhau. Hy vọng sẽ được đón tiếp tại Hoa Kỳ trong tương lai vì trên 7 bó thì không phải dễ đi xa, ngồi máy bay lâu dài trên không. 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Gặp lại bà mẹ nuôi ( đầm)

 Gặp bà mẹ nuôi (đầm)


Hôm nay, thức giấc xong thì đi thăm bà mẹ nuôi đầm, người đã cho mình tá túc căn phòng ô sin của gia đình bà trong suốt thời gian đi học. Số là mình đi làm công việc đầu tiên tại pháp ở La Clusaz. Theo một colonie de vacances. Mùa đông học sinh pháp được nghĩ 1 hay 2 tuần thì bố mẹ bận đi làm nên gửi con theo mấy đoàn này cho lên núi trượt tuyết. Mình được nhận thế một tên nào vào giờ chót không đi được. Nhiệm vụ là phụ hai tên đầu bếp và chùi dọn nhà vệ sinh. 

Trời mưa paris cho thỏa lòng đội chờ

Đi chuyến này thì gặp tên trưởng đoàn, hắn hay hỏi chuyện rồi cho địa chỉ. Một hôm nhận được thư của anh chàng mời đến nhà ăn cơm. Hỏi ra thì mình nói căn phòng đang ở sắp bị phá để xây cao ốc nên đang kiếm chỗ ở. Đâu một tuần sau thì nhận thư của vợ hắn nói gọi cho bà dì vì bà ta có phòng ô sin cho mướn. 

Hôm nay gặp bà mẹ nuôi mới kể đầu đuôi. Khi cô cháu gọi thì đúng lúc hôm ấy bà giúp việc người Tây Ban Nha đưa trả lại chìa khóa để về xứ . Dạo ấy dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha nghèo nên mấy bà thường bỏ chồng con qua pháp làm ô sin, gửi tiền về nuôi chồng uống rượu. Để dành một số vốn thì mấy bà về lại xứ làm ăn xây nhà cửa. Thế là mình có duyên ở phòng ô sin. Bà ta lấy mình mỗi tháng 100 quan pháp. Dạo ấy chưa có tiền Euro. Mỗi đầu tháng mình gõ cửa trả tiền. Có lần mình được mời ở lại ăn cơm kể chuyện gia đình không biết sống chết vì dạo đó mất liên lạc với gia đình suốt 3 năm sau mới biết tin tức gia đình còn sống ở Đà Lạt. Tháng sau mình trở lại trả tiền thì bà ta kêu từ nay về sau bà ta sẽ không lấy tiền nhà nữa thế là mình còn dư một trăm quan sau này để gửi chui cho bà cụ ở Việt Nam. 

Cuối năm mình đều tham dự lễ giáng sinh nhà bà ta với con của bà. Con đầu học giỏi ra kỹ sư hai thằng con kia học bị rớt Hoài nên bị đuổi sau đó đi học nghề thợ mộc còn cô con gái thì học thành y tá đúng hơn là lo các trẻ em có vấn đề. Dần dần mình được xem như thành viên trong gia đình. 

Ghé lại nơi khi xưa ở tận lầu chót. Con đường này mình chạy bộ ra jardin d’acclimatation mỗi sáng 

Sau này em mình vượt biên sang thì hai ông bà bảo lãnh từ trại tỵ nạn sang rồi cho ở trong nhà vì mấy đứa con ra riêng. Dạy tiếng Tây dẫn đi chợ đi búa. 

Ra trường thì mình chạy qua Ý Đại Lợi rồi Thụy sĩ rồi Anh quốc rồi Hoa Kỳ làm việc. Chỉ về thăm khi hai ông bà tổ chức lễ 60 năm cuộc đời và lần chót cách đây mấy năm khi đi thăm con gái học ở Ý Đại Lợi. 

Hôm nay trở lại thấy bà đã hơn 99 tuổi, có 5 người con, 17 đứa cháu và 21 chắc. Đồng chí gái có mua tặng bà ta tấm Ngọc thạch khiến bà mừng lắm vì vẫn nhớ đến bà. Nay già nên hơi mệt. Ngồi chút xíu là mệt nhưng đầu óc vẫn tinh tấn nhớ nhiều. Mình ghé thăm khiến bà ta nhớ lại những kỷ niệm xưa kia. 

Bà ta kể là khi mới dọn vào ở bà ta có đưa cho mình cái lò sưởi bằng điện nhỏ nhưng không đủ ấm vì không dám đưa cái lớn sợ bị cháy cầu chì. Sau này cái bình nước nóng bị hư nên luôn tiện mới sửa lại đường dây điện nên mới đưa mình cái lò sưởi điện cũ lớn hơn một chút. Mình nhớ là nóng quá vì phòng ô sin lại nhỏ nên không dùng. Xem như 8 năm trời ở đó không xài lò sưởi. Mùa đông học bài thì chỉ bận hết áo manteau rồi học. 

Có nhiều khi mình cần vẽ đồ án qua đêm cho xong thì bà ta kêu xuống nhà bà ta vẽ. Bà ta chỉ cái bàn ăn hồi chiều khiến mình từ từ nhớ lại như đi tìm các vết chân xưa. Phòng mình chỉ có cái bàn nhỏ và cái giường là hết chỗ nhúc nhích mà bản vẽ lại to lớn gấp ba lần cái bàn của mình. Thường mình vẽ ở trường đến khi trường đóng cửa 8:00 giờ tối rồi về nhưng ông thầy buồn đời hay cho thêm bài tập làm khi nghĩ giáng sinh hay mùa đông nên phải cần cái bàn to đùng Để vẽ. May bà ta kêu xuống nhà vẽ nếu không thì chả biết sao. Sau này mình có quen một tên Tây, nhà to lắm nên hắn kêu lại nhà hắn vẽ vì có bàn ghế rộng rãi luôn tiện giúp hắn vẽ. Tên bạn này bổng nhiên 10 năm về trước đâm ra không nhớ ai cả nên khi mình về thăm chỉ biết ngồi nhìn bạn chìm trong thế giới của hắn. Kỳ này chắc không gặp được vì vợ hắn kêu bỏ hắn trong viện nào ở Cherbourg. Lần trước về thì cả tuần cho vô nhà thương cuối tuần vợ con đem về nay chắc bệnh nặng hơn nên cho ở luôn trong nhà thương. 

Mình hỏi thăm cô cháu đã giới thiệu mình cho gia đình bà thì được biết ở miền quê nhưng nay bắt đầu lẫn rồi. Hình như hơn mình đâu 4,5 tuổi gì đó. Còn ông chồng thì chết lâu rồi khi mình còn đi học. Mình có đi đám ma nhà thờ. Xem như không có duyên gặp lại vì cũng chả biết mình là thằng an mà mít nào cả. 

Đi máy bay rẻ tiền đúng nghĩa. Ăn không cho ăn uống cũng không cho uống. Muốn uống trả tiền. Mình ăn ở phòng đợi của American Express nên cũng không cần ăn, đem theo bình 1.5 lít nước nên rỉ rã suốt 10 tiếng trên máy bay đỡ khát. Mình thấy có mấy tên thấy chỗ trống cạnh khu vực mình nên kéo nhau xuống ngồi vì máy bay không đầy. Ai ngờ năm phút sau tên tiếp đãi viên bò lại với cái máy chạc 50 Euro. Mình chả đổi gì cả lại có chỗ tốt ngồi ngủ được một giấc. Đọc chút sách cho qua giờ. 

Đến phi trường thì có thằng cháu ra đón. Mới ngày nào nó bé tí ti nay to cao như Tây. Về nhà cô em ở Rueil Malmaison. Trên xa lộ kẹt xe mưa bắt đầu rơi như khóc một đứa con hoang đàng trở về quê hương thứ hai. Nghe nói mai vẫn còn mưa nên chắc bò ra Paris đi vòng vòng tìm lại chút hương xưa. 

Hôm nay đi RER thì khi đến La Defense thì mùi và hơi của đường hầm bùng lại trong hơi thở của mình. Mấy chục năm rồi vẫn còn mùi này. Được cái xe RER ngày nay như xe Amtrak cũng có hai tầng không như xưa giống xe métro. Còn xe điện ngầm métro thì nay có các tường kinh và cửa chắn còn xe thì không người lái. Hôm nay chỉ đi đến Neuilly còn mai thì chắc ra khu la tinh bò lại trường cũ xem. Nghe nói nay họ dọn về quận 13 cạnh sông seine không còn chia năm xẻ bảy như xưa nữa. 

Mưa không dứt lại nhớ Cali nhớ đồng chí gái với tiếng lên dây đàn từng từng tứng từng. Mình thấy mụ vợ mua cây đàn mới vì American express báo cho biết. Cô em mua cho esim số điện thoại mới và Internet cho một tháng nên có số điện thoại Tây rồi. Đây là lần đầu tiên có số điện thoại Tây vì sinh viên thì không có. Thời đó là tối giãn, không điện thoại, không truyền hình chỉ radio nghe đài phát thanh. 

Trở lại paris mới chợt nhận ra mình có nhiều kỷ niệm tại xứ này. Rời paris mình để lại rất nhiều kỷ niệm của tuổi sinh viên. 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Làm sao giảm cân nhanh

 Mình có kể hiện tượng ăn ít lại vẫn béo phì vì không đúng loại thực phẩm. Mình đọc lại cuốn sách của ông Taubes để có ý niệm về bị béo phì ra dù ăn ít lại  ”Why We Get Fat: And What to Do About It” (Tại sao chúng ta béo lên và phải làm gì) của Gary Taubes đưa ra quan điểm khác với cách hiểu truyền thống về béo phì và tăng cân, đặc biệt là quan niệm rằng chúng ta tăng cân chỉ vì ăn quá nhiều và ít vận động. Taubes cho rằng thủ phạm chính không phải là lượng calo mà chúng ta tiêu thụ, mà là loại thực phẩm chúng ta ăn, đặc biệt là việc tiêu thụ quá nhiều carbohydrate tinh chế và đường.

Ông người Nhật này đoạt giải Nobel khi tìm ra autophagy https://www.nobelprize.org/prizes/medicine/2016/ohsumi/facts/

Mình có kể về thức ăn gây về sự tăng biến Glucose khiến lượng đường lên xuống bất thường làm hổn loạn sự tiết chế insulin tạo nên chất béo cũng như khiến chúng ta bị bệnh tháo đường…. Không phải như chúng ra tưởng lầm trước đây là vì ăn nhiều nên chúng ta béo phì.

Dưới đây là phân tích chi tiết về những ý chính trong cuốn sách:


1. Bác bỏ quan niệm về calo:


Taubes bắt đầu bằng cách chất vấn mô hình Calories In, Calories Out (CICO) được chấp nhận rộng rãi. Quan điểm truyền thống là chúng ta tăng cân vì tiêu thụ nhiều calo hơn mức chúng ta đốt cháy, và để giảm cân, chỉ cần ăn ít calo hơn hoặc vận động nhiều hơn. Tuy nhiên, Taubes lập luận rằng điều này làm đơn giản hóa vấn đề và bỏ qua các cơ chế sinh học điều chỉnh việc lưu trữ chất béo.

Không phải tất cả calo đều giống nhau: Taubes nhấn mạnh rằng calo từ carbohydrate, chất béo và protein tác động lên cơ thể theo những cách khác nhau. Ví dụ, một calo từ đường sẽ được cơ thể xử lý khác với một calo từ chất béo vì các phản ứng hormon mà mỗi loại thực phẩm kích thích.

Lầm tưởng về việc ăn quá nhiều: Nhiều người thường cho rằng béo phì là do tham ăn hoặc thiếu kiểm soát. Taubes chỉ ra rằng béo phì không chỉ là do ăn nhiều mà là do sự mất cân bằng hormon, đặc biệt là insulin, khiến người ta thèm ăn và tích tụ chất béo.


2. Giả thuyết carbohydrate-insulin:


Trọng tâm của lý thuyết của Taubes là giả thuyết carbohydrate-insulin. Ông cho rằng carbohydrate, đặc biệt là những loại tinh chế như đường và tinh bột, là nguyên nhân chính dẫn đến béo phì. Quá trình này hoạt động như sau:

Khi ăn carbohydrate, chúng phân hủy thành glucose (đường), làm tăng mức đường trong máu.

Để đối phó, tuyến tụy tiết ra insulin, một loại hormon giúp tế bào hấp thụ glucose để tạo năng lượng. Insulin cũng báo hiệu cơ thể lưu trữ glucose dư thừa dưới dạng chất béo.

Mức insulin cao thúc đẩy việc lưu trữ chất béo và ức chế quá trình phân giải mỡ (lipolysis), tức là khi insulin cao, cơ thể bị khóa trong trạng thái lưu trữ chất béo thay vì đốt cháy nó để lấy năng lượng.

Khi ăn một chế độ ăn giàu carbohydrate, mức insulin luôn ở mức cao, khiến việc giảm cân trở nên khó khăn dù bạn có tiêu thụ ít calo hay tập thể dục nhiều hơn.


3. Bối cảnh lịch sử của béo phì:


Taubes xem xét cách tư duy y học về béo phì đã phát triển qua thời gian:

Quan điểm từ thế kỷ 19: Vào thế kỷ 19, nhiều bác sĩ tin rằng carbohydrate, đặc biệt là đường và tinh bột, là nguyên nhân chính gây tăng cân. Họ đã điều trị béo phì bằng cách khuyến nghị chế độ ăn ít carb.

Sự nổi lên của thuyết calo: Đầu thế kỷ 20, trọng tâm chuyển sang việc đếm calo, với niềm tin rằng “một calo là một calo” bất kể nguồn gốc của nó. Điều này dẫn đến quan niệm rằng giảm cân chỉ là vấn đề ăn ít đi và vận động nhiều hơn.

Hướng dẫn dinh dưỡng sai lầm: Từ những năm 1970, các hướng dẫn y tế công cộng bắt đầu nhấn mạnh chế độ ăn ít chất béo, nhiều carbohydrate như một cách để ngăn ngừa bệnh tim và béo phì. Taubes lập luận rằng lời khuyên này, dựa trên nghiên cứu không chính xác, đã dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ béo phì vì nó bỏ qua vai trò của carbohydrate trong việc lưu trữ chất béo.


4. Tại sao chế độ ăn ít chất béo thất bại:


Taubes rất chỉ trích các chế độ ăn ít chất béo, đã được khuyến nghị rộng rãi trong nhiều thập kỷ. Ông giải thích tại sao những chế độ ăn này thường thất bại:

Chế độ ăn ít chất béo, giàu carbohydrate: Khi mọi người giảm chất béo, họ thường thay thế bằng carbohydrate, điều này làm tăng mức insulin, dẫn đến việc lưu trữ nhiều chất béo hơn và gia tăng cảm giác đói. Mặc dù có thể giảm lượng calo tổng thể, phản ứng hormon đối với carbohydrate làm suy yếu khả năng giảm cân.

Chất béo không phải là kẻ thù: Taubes cho rằng chất béo trong chế độ ăn, ngược lại với niềm tin phổ biến, không khiến chúng ta béo. Chất béo và protein ít ảnh hưởng đến mức insulin và giúp cơ thể cảm thấy no, giảm cảm giác thèm ăn.


5. Điều hòa hormon về lưu trữ chất béo:


Taubes nhấn mạnh rằng việc lưu trữ chất béo được điều chỉnh bởi các hormon, chủ yếu là insulin. Dưới đây là cách cơ thể quản lý chất béo:


Mô mỡ là kho năng lượng: Cơ thể chúng ta lưu trữ năng lượng dư thừa trong các tế bào mỡ để sử dụng sau này. Tuy nhiên, khi mức insulin cao, các tế bào mỡ ở trạng thái lưu trữ và không thể giải phóng chất béo để sử dụng năng lượng.

Insulin giữ chất béo trong tế bào mỡ: Miễn là insulin ở mức cao, các tế bào mỡ tiếp tục lưu trữ chất béo và cơ thể dựa nhiều hơn vào glucose để lấy năng lượng. Khi giảm lượng carbohydrate, mức insulin giảm, cho phép tế bào mỡ giải phóng chất béo để đốt cháy năng lượng, dẫn đến giảm cân.



6. Cảm giác đói và vòng luẩn quẩn:


Taubes giải thích rằng loại thực phẩm chúng ta ăn ảnh hưởng đến mức độ đói của chúng ta. Một chế độ ăn nhiều carbohydrate kích thích sản xuất insulin, dẫn đến việc lưu trữ chất béo hơn. Khi chất béo tích tụ trong cơ thể, não nhận được tín hiệu về việc thiếu năng lượng, dẫn đến cảm giác đói và khiến mọi người ăn nhiều hơn.


Tại sao cắt giảm calo không hiệu quả: Khi mọi người hạn chế calo nhưng vẫn tiếp tục ăn chế độ ăn nhiều carbohydrate, họ thường cảm thấy đói vì các tế bào mỡ vẫn lưu trữ năng lượng thay vì giải phóng nó để sử dụng. Điều này tạo ra một cảm giác thiếu thốn liên tục, khiến cho việc duy trì chế độ ăn ít calo trong thời gian dài trở nên khó khăn.

Nhớ có lần mua một cái pizza to đùng. Định bụng ăn nữa cái rồi để dành mai ăn tiếp. Nhưng càng ăn càng đói cuối cùng ăn hết pizza mà vẫn đồ. Đó là cảm giác thiếu thốn các chất dinh dưỡng khác mà cơ thể thiếu. Mình thấy đói nên tiếp tục ăn cho đến hết pizza thay vì ăn các thực phẩm khác. 

Vấn đề tại Hoa Kỳ khẩu phần nhiều. Đời sống vội vã khiến người Mỹ không đủ các món như người Pháp. người Pháp ăn có nhiều món, khai vị món chính món phụ rồi xà lách phô mát cuối cùng tráng miệng công người Mỹ chơi luôn món chính nên thường thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết khác   


7. Những gì nên làm:


Taubes ủng hộ một chế độ ăn ít carbohydrate, nhiều chất béo (LCHF) như một phương pháp tốt nhất để giảm cân và cải thiện sức khỏe tổng thể. Dưới đây là những khuyến nghị chính:

Giảm carbohydrate: Taubes gợi ý cắt giảm carbohydrate tinh chế như bánh mì, mì ống và thực phẩm chứa nhiều đường, vì những thực phẩm này làm tăng mức insulin và thúc đẩy lưu trữ chất béo.

Ăn nhiều chất béo và protein: Các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, phô mai, bơ và rau ít carbohydrate (như rau lá xanh) nên là những thành phần chính trong chế độ ăn. Những thực phẩm này có ít ảnh hưởng đến mức insulin và giúp giảm cảm giác đói.

Hạn chế trái cây và rau củ chứa tinh bột: Mặc dù trái cây thường được coi là tốt cho sức khỏe, Taubes khuyến nghị hạn chế những loại trái cây có nhiều đường như chuối và nho, cũng như các loại rau củ chứa tinh bột như khoai tây, vì chúng cũng làm tăng mức đường huyết và insulin.


8. Lợi ích của chế độ ăn ít carbohydrate:


Taubes liệt kê một số lợi ích tiềm năng của chế độ ăn ít carbohydrate, ngoài việc giảm cân:


Cải thiện kiểm soát đường huyết: Chế độ ăn ít carbohydrate có thể giúp ổn định mức đường huyết, đặc biệt có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường hoặc kháng insulin.

Giảm cảm giác đói: Với mức insulin thấp hơn, cơ thể có thể dễ dàng sử dụng chất béo dự trữ làm năng lượng, giúp giảm cơn đói và cảm giác thèm ăn liên tục thường gặp ở chế độ ăn nhiều carbohydrate.

Cải thiện sức khỏe chuyển hóa: Taubes cho rằng việc giảm carbohydrate có thể cải thiện sức khỏe chuyển hóa tổng thể bằng cách giảm triglycerides, tăng HDL (cholesterol tốt), và giảm các dấu hiệu viêm.


9. Phê phán cách tiếp cận chính thống:


Taubes rất chỉ trích lời khuyên dinh dưỡng chính thống, đã nhấn mạnh sự quan trọng của việc giảm chất béo và đếm calo. Ông lập luận rằng:


Phong trào ăn ít chất béo dựa trên khoa học sai lầm: Taubes cho rằng nhiều nghiên cứu liên kết chất béo trong chế độ ăn với bệnh tim và béo phì đã bị sai lệch hoặc hiểu sai. Ông nhấn mạnh các nghiên cứu cho thấy không có mối liên hệ rõ ràng giữa việc tiêu thụ chất béo và tăng cân hoặc bệnh tim.

Tập trung vào calo là sai lầm: Bằng cách tập trung vào lượng calo, các cơ quan y tế đã bỏ qua các tác động hormon của các loại thực phẩm khác nhau, đặc biệt là vai trò của carbohydrate trong việc thúc đẩy béo phì.


Kết luận:


“Why We Get Fat” của Gary Taubes thách thức trí tuệ thông thường về béo phì, lập luận rằng đó không chỉ đơn thuần là vấn đề ăn quá nhiều và ít vận động. Thay vào đó, ông chỉ ra rằng carbohydrate, đặc biệt là những loại tinh chế và đường, là nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng mức insulin, từ đó làm tăng việc lưu trữ chất béo. Giải pháp của ông là một chế độ ăn ít carbohydrate, nhiều chất béo, giúp giảm insulin, thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo và giải quyết nguyên nhân gốc rễ của béo phì trên cơ sở hormon. Cuốn sách gợi ý rằng cách chúng ta nghĩ về chế độ ăn và béo phì cần phải thay đổi cơ bản - từ việc tập trung vào calo sang việc hiểu rõ các phản ứng hormon mà thực phẩm kích thích.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn