Con đường đến chế độ nông nô

Tháng vừa rồi mình về Âu Châu, thăm viếng gia đình và bạn bè tại 3 quốc gia thì nhận thấy có sự thay đổi rất nhiều như ông Hayek khi xưa đã từng tiên đoán. Buồn đời mình đọc lại cuốn sách The road to serfdom ( con đường đến chế độ nông nô) của ông Friedrick Hayek. Ông ta sinh ra tại Áo quốc, sau này sang Anh quốc học, vào công dân Anh quốc. Mình thất kinh vì thực tế ngày nay đang xảy ra như ông ta cảnh cáo khi thế chiến thứ 2 gần chấm dứt. Âu châu cũng như Hoa Kỳ, các chế độ như ông ta đã tiên đoán.

Ông Norman Thomas, mục sư và ứng cử viên tổng thống của đảng Xã Hội Hoa Kỳ đã tuyên bố như sau:
"The American people will never knowingly adopt Socialism. But under
the name of 'liberalism' they will adopt every fragment of the Socialist
program, until one day America will be a Socialist nation, without
knowing how it happened."

Cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm nay cho thấy lưỡng Đảng đưa ra 2 ứng cử viên, thiếu tài thiếu đức. Thiên hạ choảng nhau vì chính trị, ai cũng cho rằng phe ta đúng, không nhân nhượng, không tìm một chỗ đứng giữa hai thế đứng tiêu cực như xưa. Các đại biểu quốc hội thì bị đuổi ra khỏi quốc hội vì tham nhũng, làm tay sai cho ngoại bang. Còn số đông chưa bị lộ. Hôm qua thị trưởng thành phố New York bị tòa buộc tội tham nhũng, không chịu từ chức. Ngoài ra, chúng ta thấy các Đảng phái cực hữu đang được dân chúng tín nhiệm để lãnh đạo các thể chế dân chủ tại Âu châu. Ngày nay họ đưa ra chính sách bài trừ người di dân, hồi giáo như Đức quốc xã khi xưa lên án và đưa đến cuộc diệt chủng người gốc do thái. Lịch sử đang lập lại. 

Năm 1944, Thế chiến II đang ở giai đoạn cuối. Ở mặt trận phía đông, Nga đang giành được thế chủ động trước Đức Quốc xã sau trận chiến Stalingrad. ở mặt trận phía tây, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ đang lên kế hoạch xâm lược, đổ bộ vùng Normandy. Các đồng minh đang chiếm ưu thế trên chiến trường và có lý do để tin rằng Đức Quốc xã và các đồng minh của họ sẽ bị đánh bại. Họ họp mặt nhau tại Breton Wood để bàn tính tương lai chia chác ra sao. 


Ông ta cho biết là khi còn trẻ đã tham gia thế chiến thứ 1, khiến ông ta cho rằng kinh tế là quan trọng để tránh chiến tranh và từ đó theo học ngành kinh tế.


Vậy tại sao tác giả, sau này là khôi nguyên giải Nobel Kinh tế, lại lo sợ rằng chính các cường quốc Đồng minh đang thắng trận đang có nguy cơ trở thành các quốc gia toàn trị? Quân đội Hồng quân của Stalin, sau khi đẩy lui quân đội của Hitler, truy kích đến Bá Linh. Sau đó luôn tiện thu nốt các nước khác trên đường đi rồi lập khối Varsovie và cai quản đến khi đế quốc liên Sô tan rã. Trong khi đó thì Hoa Kỳ chiếm các nước trên đường đến BÁ Linh, tạo dựng ra khối NATO. Dạo mình ở Âu châu thì đi đâu thiên hạ ghét người Mỹ. Tương tự mình hỏi mấy nước trong khối Varsovie thì họ cũng ghét người nga trong thời chiến tranh lạnh.


Có lẻ ông ta thấy những điểm tương đồng giữa nền kinh tế kế hoạch xã hội chủ nghĩa và các cấu trúc xã hội của Đức Quốc xã, và tin rằng những cấu trúc này có thể dẫn đến chủ nghĩa toàn trị. Ông ta cảm thấy phải cảnh báo thế giới. Mình tìm hiểu sâu hơn về nỗi sợ hãi của ông ấy, một trong những nhà tư tưởng tự do trung thành nhất thế kỷ XX, nhìn thế giới trong thời kỳ hỗn loạn như vậy. Ngày nay các quốc gia Âu châu cũng như Hoa Kỳ đang lâm vào thế mà tác giả đã lo lắng, cảnh báo cách đây 80 năm.


Khi Chiến tranh thế giới thứ hai lắng xuống và thế giới bắt đầu phục hồi sau mối đe dọa của Đức Quốc xã, một hệ tư tưởng mới và có thể nguy hiểm hơn vừa mới xuất hiện: chủ nghĩa xã hội. Đây có phải là một hệ tư tưởng khác mà thế giới nên cảnh giác không? Dạo mình qua Tây thì 25% người Pháp là Đảng viên cộng sản, bên Ý Đại Lợi thì có đến 35% Đảng viên cộng sản. Thủ tướng Aldo Moro muốn mời Đảng cộng sản tham gia nội các của ông ta thì bị khủng bố bắt và giết. Sau này đọc tài liệu thì họ cho rằng chính CIA ra tay để cảnh cáo các chính phủ thuộc nato. Có lẻ vì vậy, sau này chính phủ Ý Đại Lợi đã bắt giam một số nhân viên CIA, có nhà tối mật tại Ý Đại Lợi, bắt cóc người tình nghi là khủng bố.


Vấn đề là, nhiều người nghĩ rằng chủ nghĩa phát xít xuất phát từ phản ứng của tầng lớp thượng lưu, đại diện cho chủ nghĩa tư bản đối với chủ nghĩa xã hội của tầng lớp thấp hơn. Trước khi Hitler lên nắm quyền, các nhà dân chủ xã hội ở Đức đã tăng cường kiểm soát nhà nước đối với nền kinh tế như một phản ứng đối với cuộc khủng hoảng tiền tệ, lạm phát sau Thế chiến thứ nhất. Lạm phát sau chiến tranh khiến người Đức mong chờ 1 minh quân thì Hitler lên. Chính hệ thống toàn trị một phần do nhà nước kiểm soát này đã tạo tiền đề cho chủ nghĩa phát xít và đảng Đức Quốc xã.


Dưới thời ông Jimmy Carter, lạm phát Hoa Kỳ lên như diều gặp gió khiến chính phủ Reagan lên thay, phải đưa ra những biện phát gao gắt, kiểm soát để giảm lạm phát khởi đầu cho nền tảng kinh tế được chính phủ chỉ định thay vì để thị trường tự điều chỉnh như định nghĩa của chủ nghĩa tư bản. Và các chính sách này lưu lại hệ quả rất trầm trọng đến ngày nay. Ngày nay, chúng ta kêu ta Hoa Kỳ là nước tự do nhưng thực tế, chính phủ can thiệp hoàn toàn mọi thứ trong cuộc sống của chúng ta. Chính phủ chiếm 40% ngân sách quốc gia ngày nay. Ngân sách bị sử dụng vô tư như vụ đường xe hoả Bắc Nam Cali, suốt mấy năm trời, tốn 7 tỷ đô la mà có lẻ sẽ không bao giờ thực hiện được vì các luật lệ về môi trường cứ chồng chất.

Nhiều người không muốn con mình bị chích ngừa thì không được đi học. Nay người ta khám phá ra chích ngừa khiến trẻ em Hoa Kỳ bị bệnh tự kỷ ám thị. Trong tương lai họ có thể khoá trương mục ngân hàng của mình là ngọng. Mấy ông tỷ Phú của nga còn bị họ khoá sổ huống chi nông dân như mình.


Và nếu nó đã xảy ra ở Đức, Ý Đại Lợi và điều gì đã hay sẽ ngăn cản nó xảy ra ở những nơi khác? Khi xưa, sang làm việc Ý Đại Lợi để tìm đề tài cho luận án ra trường thì có nghiên cứu về chủ nghĩa tương lai (il futurismo) được xem là khởi đầu của chủ nghĩa Phát Xít mà Mussolini đã áp dụng tại xứ spaghetti.


Để tránh mối đe dọa này, điều quan trọng là phải xem bài học từ Đức Quốc xã (Nazionalsozialismus), nơi chủ nghĩa xã hội và sự hạn chế quyền tự do cá nhân bằng sự kiểm soát kinh tế của nhà nước đã dẫn đến chủ nghĩa toàn trị. Cũng là chủ nghĩa xã hội nhưng hướng về dân tộc hơn là thế giới đại đồng như Liên Sô. Đọc tài liệu về tuyên truyền của Goering thì cứ nói láo và lập đi lập lại thì cuối cũng quần chúng cũng phải tin. Bầu cử năm nay, cứ thấy đài truyền hình hay báo chí hai bên, cứ ca tụng ứng cử viên của mình và kêu theo thăm dò trên 100 người thì ứng cử viên mình thắng, làm nản chí đối thủ. Cuối cùng các cuộc thăm dò đều bựa cả vì ông trump thắng lớn.

Trên thực tế, vào năm 1944, Đức, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh có sự tương đồng đáng kinh ngạc vì cả ba quốc gia đều có sự tự do và bình đẳng bị hạn chế. Ví dụ, sự khởi đầu của chủ nghĩa xã hội đã được nhìn thấy ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh vào năm 1944, giống như ở Đức trước khi Hitler lên nắm quyền. Đảng cộng sản Hoa Kỳ đã được thành lập chỉ sau này với chủ nghĩa MacCathy mới thanh lọc các thành phần có Đảng tịch cộng sản. 


Hoa Kỳ mới bị cuộc khủng hoảng kinh tế từ năm 1929 kéo dài đến 1939 khiến chính phủ phải tạo ra các công ăn việc làm thay vì để tư nhân theo chủ nghĩa tự do từ ngày lập quốc. Họ cho các thanh niên Mỹ đi làm việc tại các công viên quốc gia, xây cất đường mòn như các nước khác kêu thanh niên đi công trường thuỷ lợi, được cái là Hoa Kỳ trả tiền. Những chương trình xây dựng do chính phủ lập ra để tạo công ăn việc làm cho người Mỹ rất nhiều. Vì trước đây, chính phủ rất nhỏ, không can thiệp vào tư nhân. Ngày nay chính phủ công chức đầy rẩy, hành chính rất chậm chạp. Mà ông Trump đề cử ông Vivek và Elon Musk để cải tổ nền hành chính Hoa Kỳ.

Nền giáo dục trung học của Hoa Kỳ rất yếu kém trong khi giáo dục đại học có thể xem là đứng đầu thế giới khiến sinh viên khắp thế giới quy về Hoa Kỳ để học dù đắt tiền. Lý do là đại học tại Hoa Kỳ tự trị, tự đưa ra giáo trình không lệ thuộc vào bộ giáo dục Hoa Kỳ trong khi cấp tiểu học và trung học thì phải theo giáo trình của bộ giáo dục. Theo thống kê thì trung bình mỗi năm có trên 3 triệu nam sinh tại Hoa Kỳ không tốt nghiệp trung học. Tuần này, sinh Nhật thứ 100 của ông cựu tổng thống này. Đi không được phải nằm để người ta đẩy mà họ kêu ông ta tuyên bố sẽ bầu cho Kamala.

Vì vậy, trong khi chính trị Hoa Kỳ và Anh chắc chắn không giống với chủ nghĩa phát xít tại thời điểm này, các quốc gia này có nguy cơ đi theo con đường nguy hiểm hướng tới tương lai toàn trị. Tác giả tin rằng các quốc gia này, trước đây không bị ràng buộc bởi sự kiểm soát kinh tế của nhà nước, giờ đây, bằng cách thực hiện nhiều quyền hạn hơn đối với các vấn đề kinh tế và tư nhân, đang trượt dốc theo hướng toàn trị.


Vậy tại sao sau thế chiến 2, chủ nghĩa xã hội lại phát triển mạnh mẽ? Bởi vì một quan niệm sai lầm phổ biến. Chủ nghĩa xã hội bị liên tưởng sai lầm với tự do và bình đẳng trong lựa chọn. Mình phải đọc lại mấy lần vụ này mới hiểu. Mình rất ngạc nhiên khi mới sang pháp. Lý do là từ Việt Nam, sống tại Đà Lạt thì mình chống Liên Xô, chủ nghĩa cộng sản dù không hiểu rõ nhưng tuyên truyền và Mậu Thân đã cho mình thấy sự tàn ác của Việt Cộng. Khi đến pháp thì mình định ninh xứ này làm ăn với Mỹ nên dân tình phải chống lại Liên Sô nhưng không. 25% theo Đảng cộng sản gộc, kiểu Liên Xô và đảng xã hội cũng đông lắm. Sau này ra trường thì ông Mitterrand đắc cử tổng thống. Đó là hệ quả của sự bình đẳng và lựa chọn.


 Chủ nghĩa tư bản thì bốc lột công nhân nên cần phải điều chỉnh cách làm việc kinh tế. Chính phủ phải can thiệp vào như trước thế chiến, mặt trận bình dân ở pháp, ra lệnh các công ty phải cho nhân viên nghỉ hè có lương…. Anh muốn đi làm để kiếm thêm tiền thì không được. Anh phải đi nghỉ hè này nọ. Dần dần, tinh thần buôn bán lập nghiệp bớt dần và người Pháp chỉ thích làm công chức, đi làm cho thiên hạ. Gần hè là công nhân đình công bãi thị, kêu tăng lương này nọ.

Hôm nay phải đi Costco mua thêm giấy vệ sinh và xà bông giặt đồ để trữ vì các kho bến tàu miền đông đình công. Kiểu này thì tội cho bà Kamala vì bà ta đang cần phiếu mà công đoàn trên nguyên tắc là phe của dân chủ nay lại đình công thì mệt. Nghe nói được dàn xếp rồi.

Muốn đuổi một nhân viên, phải đợi 1 năm và người thuê nhà không chịu trả tiền nhà thì cũng khó đuổi. Cali cũng tương tự, chính phủ đưa ra nhiều luật lệ nhằm bảo vệ môi trường, an ninh, cứu hộ, người thuê nhà,… khiến nhiều người không muốn đầu tư, mua nhà cho thuê. Khơi khơi họ kêu phải trả tiền nhân viên nhà hàng $25/ giờ thì các tiệm ăn phá sản, đóng cửa như Pizza Hut,… ngày nay tại Hoa Kỳ có đến 15 chuỗi nhà hàng đang gặp khó khăn, có thể bị phá sản vì các điều luật về nhân viên…


Vào cuối Thế chiến II, nhiều người đã liên tưởng chủ nghĩa xã hội với tự do và bình đẳng trong lựa chọn. Nó được coi là một cách dân chủ để sống một cuộc sống tự do và bình đẳng, nhưng những quan niệm này là không tưởng. Chúng ta đã chứng kiến sự sụp đỗ của khối liên Xô sau 70 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội. 


Tại sao vậy? Bởi vì nền kinh tế có kế hoạch của chủ nghĩa xã hội loại bỏ khả năng tự do cá nhân. Ví dụ, trong thời kỳ chủ nghĩa tự do cổ điển, khoa học và nền kinh tế phát triển tự do trong khi quyền tự do cá nhân đạt đến tầm cao chưa từng có. Anh muốn mở tiệm buôn bán, công ty sản xuất thì cứ tự nhiên. Ăn thua thì tùy cách anh quản lý, tìm thị trường, khách hàng. Nhưng chủ nghĩa xã hội lại có tác dụng ngược lại. Cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài suốt 10 năm tại Hoa Kỳ đã để lại dấu ấn cho người Mỹ, chính phủ không dám để cuộc suy thoái kéo theo chủ nghĩa tự do mà phải nhảy vào can thiệp. Như bơm tiền vào để thiên hạ mượn làm ăn, đi chơi, mua sắm để kích thích nền kinh tế đang suy thoái. Dần dần, chính phủ nợ chồng chất phải đóng thuế cao hơn. Trước năm 1913, người Mỹ không phải đóng thuê lợi tức, ngoại trừ khi có chiến tranh nay thì họ cứ sử dụng chiêu bài người giàu bốc lột người nghèo nên phải chia xẻ, đánh thuế thằng giàu để đưa cho người nghèo, theo hình ảnh Robin Hood khi xưa.

Điển hình khủng hoảng kinh tế năm 2008, chính phủ tung tiền ra để cứu các ngân hàng phá sản. Hay giúp các công ty xe hơi sản xuất xe điện,… những thành phần đã đóng góp vào quỹ ứng cử cho các đại biểu hay tổng thống. Công ty Solyndra đóng góp $500,000 cho quỹ ứng cử viên Obama, khi đắt cử ông Obama can thiệp để cho công ty Solyndra mượn nợ của chính phủ trên $535 triệu. Tổng giám đốc bỏ túi $100 triệu rồi khai phá sản. Xong om


Trên thực tế, chủ nghĩa xã hội được định nghĩa bởi những người lý thuyết hóa rằng nó sẽ phụ thuộc vào một nhà nước độc tài. Vì vậy, trong khi chủ nghĩa xã hội phấn đấu vì công lý xã hội, an ninh và bình đẳng, nó cũng kêu gọi bãi bỏ doanh nghiệp tư nhân, nghĩa là loại bỏ tự do cạnh tranh. Về Âu châu mình thấy người dân ở đây không có đầu óc kinh doanh. Họ chỉ an phận đi làm, có công việc ổn định như trong một chế độ nông nô. Các tiệm đóng cửa thấy buồn vì thể lệ làm ăn buôn bán quá khó khăn.


Dạo này mình theo dõi tin tức về Trung Cộng. Trong 40 năm mà người Tàu đã gầy dựng một nước giàu có, nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới nhưng gần đây cho thấy hệ quả của nền kinh tế định hướng thị trường. Các nhà máy ở Trung Cộng đóng cửa, dân vô gia cư sống ngoài đường rất đông, có trên 100,000 triệu Phú và tỷ phú ra nước ngoại định cư, ở Úc đại lợi, Gia-nã-đại và Hoa Kỳ. Họ ước lượng có trên 500 tỷ Mỹ kim đã chuyển ra nước ngoài. Họ phỏng vấn bà tàu nào từng là bí thư gì đó nay sống ở Gia-nã-đại, bà ta kêu nếu ở lại Trung Cộng là bị bắt. Bà ta đem tiền đầu tư ở Gia-nã-đại như thương xá chung cư. Con cháu bà ta sẽ sống vui vẻ đời đời sung túc nhờ bác Trudeau. 

Đây là biểu đồ chính phủ can thiệp vào kinh tế. Màu xanh biển là của Hoa Kỳ, cho thấy năm 2008, chính phủ in tiền để giúp mấy ngân hàng, màu nâu là Ấn Độ và màu đỏ là của Trung Cộng. Tuần rồi, họ in thêm tiền để giúp các ngân hàng chính phủ sống sót khiến thị tường chứng khoán lên lại. Ngày nay có rất nhiều thành phố ma mà người Tàu bỏ 70% tiền để dành hưu trí của họ để đầu tư. Nay bỏ hoang. Tương lai không khá nhất là dân số tụt giảm.

Các thành phố ma được xây dựng khắp nơi trên xứ này và không ai ở. Dân số Trung Cộng lại giảm thì ai mua. Nay banh ta lông. Chưa kể là ngành xây dựng tàu hũ khiến cầu cống tòa nhà cao ốc rụng như lá mùa thu. Gần đây có trận bão Yogi đánh vào Thượng Hải đã minh chứng. Nền xây dựng tàu hũ. Kinh tế nhờ vào các hạ tầng cơ sở mà nay phải bỏ tiền ra tu bổ lại thì chết. Tốn tiền phá đi rồi làm lại ngoài ra nhân số lại giảm vì chế độ một con. Đến năm 2050, dân số người Tàu sẽ có 1/3 biến mất.

Trên thực tế, chủ nghĩa xã hội được định nghĩa bởi những người đưa ra giả thuyết rằng nó sẽ phụ thuộc vào một nhà nước độc tài. Vì vậy, trong khi chủ nghĩa xã hội tranh đấu cho công bằng xã hội, an ninh và bình đẳng xã hội, nó cũng kêu gọi bãi bỏ doanh nghiệp tư nhân, có nghĩa là các phương tiện sản xuất không còn thuộc sở hữu tư nhân. Thay vào đó, những thứ này được kiểm soát bởi kế hoạch trung tâm hạn chế quyền tự do cá nhân. Như trường hợp Trung Cộng. Ông Jack Ma thành công với Alibaba thì bị tống giam.


Mặt khác, chủ nghĩa tự do cổ điển nỗ lực xây dựng một khuôn khổ pháp lý trong đó các cá nhân có thể tự do cạnh tranh. Vì vậy, một xã hội tự do cổ điển cho phép tự do lựa chọn và cá nhân trong khi một xã hội xã hội chủ nghĩa tạo ra một "tự do mới" làm tan biến sự bình đẳng của sự lựa chọn. Cái này rất quan trọng mà mình không biết giải thích cho hết ý mình hiểu. 


Trên thực tế, con đường dẫn đến tự do này là một trong những con đường đem lại nô lệ và đau khổ. Đó là bởi vì con đường này đòi hỏi sự bình đẳng về sự giàu có và quyền lực, điều này là không thể hiện hữu trong một nhà nước tự do cổ điển coi trọng chủ nghĩa cá nhân hơn tất cả. Anh em sinh ra cùng cha mẹ nhưng đã có sự khác biệt huống chi người ngoài. Người khá giả người đói rách vì sự chọn lựa của mình về cách sống. Nay họ đưa ra định đề là mọi người đều bình đẳng. Muốn bình đẳng, ai nấy phải tuân theo một khuôn khổ nào đó để giống nhau.

Trong một lần đọc diễn văn trên diễn đàn quốc tế, ông Putin có nhắc đến vấn đề này mà xứ ông khi xưa, đã thực thi trong suốt 70 năm với đầy nước mắt, đầy đọa người bất đồng chính kiến để xây dựng xã hội chủ nghĩa. Ông ta nói các nước Âu châu và Hoa Kỳ đang đi lại bánh xe cũ của Liên Xô. Có anh bạn học xưa kể sau 75, rất mừng khi được đi chăn bò vì không phải đi thanh niên xung phong. Cha mẹ cho học trường Tây để rồi đi chăn bò. Mà lại sung sướng trong tư thế con người mới của xã hội chủ nghĩa. 


Tuy nhiên, chủ nghĩa tập thể có nghĩa là ít cạnh tranh hơn và cuối cùng là mất đi sự lựa chọn. Vì vậy, trong khi Chủ nghĩa tập thể bao gồm các loại hình thể kế hoạch kinh tế khác nhau, mối nguy hiểm thực sự của chủ nghĩa xã hội là nó đã cố gắng lập kế hoạch chống lại sự cạnh tranh một cách hiệu quả. Có anh bạn kể đi Cuba với một người bạn từ Việt Nam qua. Ông từ Việt Nam kêu không bao giờ chấp nhận trở lại thời tem phiếu như sau 75 khi anh ta thấy xã hội Cuba vẫn còn sử dụng tem phiếu. Không còn sự cạnh tranh chỉ có sự phân phát của thiểu số cái quản. Hoặc buôn bán chui. 


Khi các ngành công nghiệp được tập trung, các công ty độc quyền lớn cuối cùng sẽ thống trị thị trường. Để chống lại độc quyền, cần một tổ chức trung ương để duy trì quyền kiểm soát hoàn toàn đối với chúng. Điều này đánh dấu sự kết thúc của cạnh tranh kinh tế, và sự lựa chọn tự do về giá cả và sản xuất sẽ phải đối mặt với số phận tương tự.


Một nền kinh tế kế hoạch có ý nghĩa mạnh mẽ đối với nền dân chủ và pháp quyền. Dân chủ vượt ra ngoài nền kinh tế. Về mặt lý thuyết, có. Nhưng một nền kinh tế kế hoạch có những tác động nghiêm trọng đến tương lai chính trị của một quốc gia. 


Trên thực tế, nó có thể loại bỏ dân chủ một cách hiệu quả. Điển hình vụ bầu cử năm nay thiên hạ chống và ủng hộ luật cấm phá thai. Mình đồng ý là phụ nữ có quyền phá thai vì đó là quyền tự do của họ nhưng nếu bắt mình phải trả tiền đóng thuế cho họ chịch xong rồi dính bầu, bắt mình chịu thiệt về lỗi lầm của họ. Họ muốn phá thai thì tự bỏ tiền ra mà phá hay kêu ông chồng hay bạn trai, không chịu sử dụng bao cao su trả tiền. Quyền quyết định của họ nhưng đừng bắt mình đóng thuế để trả cho họ. Tương tự họ muốn bãi bỏ các món nợ người Mỹ mượn tiền đi học đại học. Tại sao người không đi học lại phải trả tiền cho người đi học nhất là các môn không kiếm được việc làm. Năm 2008 các ngân hàng cho vay vô tội vạ không kiểm soát để rồi chính phủ lấy tiền dân để giúp họ không phá sản thay vì để tự do kinh doanh tự do phá sản. 

Vì vậy, mặc dù nghe có vẻ phản trực giác, nhưng chủ nghĩa xã hội với nền kinh tế có kế hoạch thực tế là không thể đạt được một cách dân chủ. Đó là bởi vì phần lớn xã hội có thể bỏ phiếu cho một nền kinh tế kế hoạch, nhưng sau đó các quyết định sẽ cần phải được đưa ra về những gì mà kế hoạch đòi hỏi. Vấn đề là mọi người đều có những sở thích và giá trị khác nhau, mà họ coi là cấp bách và quan trọng nhất.


Cứ lấy thí dụ, Đức quốc sau thế chiến 2, bị chia làm 2. Tây đức có các công ty xe hơi như Mercedes, Audi, Porsche, VW, rất bền tốt trong khi Đông Đức chỉ có xe Straban mà muốn mua thì phải đợi 20 năm. Tesla mới xây một nhà máy chế tạo pin cho xe tại Texas chỉ mất 14 tháng trong khi chỉ làm giấy tờ xin phép tại Cali mất hơn 2 năm. Bên Trung Cộng thì chỉ mất 11 tháng để xây cất.


Do đó, lập kế hoạch trong một nền dân chủ về căn bản sẽ giống như một nhóm quyết định họ muốn đi nghỉ hè, nhưng không thể quyết định ở đâu. Nói cách khác, sự hỗn loạn hoàn toàn. Mình xin đơn cử một thí dụ. Khi mấy đứa con còn nhỏ, cuối tuần cả gia đình đi ăn tiệm vào chiều thứ 6. Lên xe, đồng chí gái hỏi tụi con muốn ăn gì. Hai đứa con kêu ăn phở đứa thì kêu ăn hamburger, mình thì ngậm miệng vì biết kết quả. cuối cùng đồng chí gái kêu mình chạy đến tiệm cơm Huế vì mụ thích ăn bún bò. Mấy đứa con hỏi tại sao lúc nào cũng hỏi chúng rồi không chìu theo ý chúng muốn. Đồng chí gái nói đó là dân chủ tập thể, hỏi cho vui chớ mẹ quyết định. Xong om


Kết quả là, thiểu số sẽ đưa ra quyết định cho đa số. Đó là bởi vì, trong một nền kinh tế có kế hoạch mà đa số không thể quyết định, thiểu số phải. Đây là một bước tiến tới chế độ độc tài, hoặc mất hoàn toàn nền dân chủ và tự do. Mình sang Hoa Kỳ gần 40 năm, thấy ngày nay làm ăn rất khó khăn, luật lệ ra đời càng ngày càng nhiều khiến ít ai muốn làm ăn. Trong ngành xây cất, biết bao nhiêu luật lệ, chi phí khiến xây nhà cửa quá đắt. Xây xong thì chỉ có ai có khả năng tài chính mới mua được. Dân nghèo khó mà sỡ hữu được căn nhà để thực hiện giấc mơ Hoa Kỳ. Mình nhớ căn nhà cuối cùng xây cất. Mình chỉ xây trong trong 7 tuần lễ mà phải mất đến 7 tháng trời để xin phép và tốn 30% lệ phí cho thành phố. Sau đó mình bỏ nghề luôn vì không muốn phải quỳ luỵ mấy tên công chức ở thành phố. Chán Mớ Đời 


Trên hết, pháp quyền và quyền cá nhân bị hạn chế hoặc loại bỏ do kết quả của việc lập kế hoạch. Trước tiên, chúng ta hãy xem xét luật pháp, nói rằng tất cả các luật đều được xác định trước và được áp dụng như nhau. Ngoài tự do và quyền cá nhân, đây là một trong những thành tựu quan trọng nhất trong vài thế kỷ qua.


Nhưng, để một quốc gia lập kế hoạch cho một nền kinh tế, nó sẽ cần phải loại bỏ pháp quyền để có thể phản ứng với các tình huống và sự thay đổi khác nhau. Vì vậy, thay vì để lại quyền lực và thảo luận trực tiếp trong tay quốc hội, quyền ra quyết định sẽ được trao cho các hội đồng nhỏ, linh hoạt. Quyền cá nhân sẽ rất mạnh mẽ giúp cho kinh tế thay đổi nhanh chóng tuỳ theo tinh huống của kinh tế lúc bấy giờ.


Hệ quả của nền kinh tế định hướng thị trường của Trung Cộng cho thấy hiện nay các thành phố ma khắp nơi. Trung Cộng cứ cho xây nhà dinh thự rồi nay hết tiền. Các công ty ngoại quốc chuyển đi mới khác vì giá thành rẻ hơn ở Trung Cộng. Thế là giấc mơ Trung Cộng bay theo mây khói. Mà nếu khủng hoảng tài chánh xẩy ra tại Trung Cộng sẽ liên đới đến khắp thế giới. 

Ngoài ra còn vấn đề mà cựu thủ tướng Trung Cộng gọi là xây cất tàu hủ. Chế độ tham nhũng nên cán bộ ăn tiền 30%, khiến nhà thầu phải ăn gian vật liệu. Xem tài liệu thấy hằng trăm tòa nhà cao ốc cụm bà chè hay đường xá hư hao sau khi xây dựng. Kết quả sau 40 năm xây dựng từ khi Đặng tiểu bình yêu cầu đổi mới. Những thành phố như thượng Hải qua vụ bão lụt vừa qua đã chứng minh cửa sổ cao ốc bay te tua dù mới xây cất. Ai dám ở nữa. 


Chủ nghĩa xã hội dẫn đến chế độ độc tài và giảm đáng kể quyền tự do cá nhân. Bất chấp tác động của nó đến các cấu trúc xã hội, chủ nghĩa xã hội không ngăn cản mọi người tự đưa ra quyết định của họ, phải không? Thật ra, nó có. Có một nền kinh tế có kế hoạch có nghĩa là từ bỏ quyền kiểm soát hầu hết các phần của cuộc sống.


Hầu hết các khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta đều phụ thuộc vào tình hình kinh tế của chúng ta. Chỉ cần nghĩ về cách kiếm tiền và chọn mua gì: các lựa chọn được đưa ra bởi những người tham gia vào nền kinh tế quyết định giá cả.


Ví dụ, công việc của chúng ta chiếm phần lớn thời gian của chúng ta. Do đó, khả năng lựa chọn nơi làm việc của chúng ta là không thể tách rời khỏi sự tự do của chúng ta. Tuy nhiên, trong một nền kinh tế có kế hoạch, người lập kế hoạch chịu trách nhiệm xác định ai sản xuất cái gì, nó được phân chia như thế nào và mọi thứ có giá bao nhiêu.

Điều đó có nghĩa là người lập kế hoạch quyết định công việc nào chúng ta đủ điều kiện nhất để làm cũng như loại công việc nào. Sản phẩm và nhà ở chúng ta nhận được. Để cung cấp cho mọi người nhiều lựa chọn cá nhân hơn sẽ là đứng đối lập trực tiếp với phúc lợi xã hội và kế hoạch lớn hơn.

Có anh quen du học ở Liên Xô có nhà máy làm xì dầu bán cho người nga. Anh ta kể là muốn dẫn đường ống ga từ đường cái vào nhà máy của anh ta. 10 năm qua, cúng cho cán bộ trên 1 triệu đô La mà chưa được thực hiện. 


Nhưng điều quan trọng hơn là thực tế là ai đó cần phải chịu trách nhiệm. Trên thực tế, chính Lenin đã đặt câu hỏi nổi tiếng "Ai, ai?" Nói cách khác, ai chịu trách nhiệm quyết định số phận và nhu cầu của ai?


Sự cần thiết phải đưa ra quyết định này tạo ra một nhà nước toàn trị về lâu dài bởi vì một nhóm nhỏ, thậm chí có thể là một nhà độc tài duy nhất, cuối cùng quyết định những gì mọi người khác cần và những cơ hội mà họ có. Ví dụ, các kiến trúc sư có thể kiếm được ít hơn bình thường trong khi nông dân sẽ được trả nhiều hơn. 


Vì vậy, mặc dù chủ nghĩa xã hội hứa hẹn phân phối của cải công bằng hơn, nhưng nó không thể coi tất cả mọi người là bình đẳng tuyệt đối. Trong chủ nghĩa xã hội toàn trị, những người tồi tệ nhất chắc chắn sẽ đứng đầu. Ông ta đã tiên đoán từ lâu. Những người ngu ngốc được đứng đầu, cầm quyền, sẽ đưa đến những tai hại cho đất nước. Những người có chút đạo Đức sẽ không thể sống sót trong guồng máy này, họ sẽ bị đào thải, bỏ tù. Chỉ có những kẻ hồ hởi cướp đất của dân bán làm giàu rồi chuyển tiền ra nhập quốc hạ cánh an toàn. 


Thực tế là ai đó đang đưa ra quyết định cho người khác không nhất thiết là một điều xấu. Trên thực tế, những người phụ trách có thể nhân từ và tốt bụng, làm cho cuộc sống của mọi người tốt hơn. Thật không may, điều này khó xảy ra vì nhiều lý do.


Trước hết, nhóm phụ trách sẽ cần phải là một nhóm lớn đồng ý với mục tiêu của mình và cố gắng đại diện cho tất cả mọi người. Đây là nơi rắc rối bắt đầu:


Những người càng có học thức, họ càng khác nhau về đạo đức, chính trị và niềm tin kinh tế. Vì vậy, việc đoàn kết một nhóm người khổng lồ sẽ dễ dàng hơn nếu họ có cùng suy nghĩ hoặc là một phần của "quần chúng" ít giáo dục hơn. Vấn đề là những người không có nhiều trình độ học vấn thường dễ bị ảnh hưởng bởi tuyên truyền hiệu quả và có thể được tuyển dụng để đấu tranh cho một chế độ thực sự sẽ làm suy yếu quyền tự do của họ. Nhưng một vấn đề khác là nhà độc tài cần tập trung vào lợi ích lớn hơn của xã hội, có nghĩa là hạn chế quyền của người thiểu số. Trên thực tế, chủ nghĩa xã hội toàn trị hợp pháp hóa chính nó bằng cách tuyên bố làm việc vì lợi ích lớn hơn, để phân phối của cải công bằng hơn và bằng cách thiết lập một kế hoạch trung tâm chi phối ít nhiều mọi thứ.


Tuy nhiên, việc thực thi điều này đòi hỏi một nhà độc tài phải đưa ra những quyết định mơ hồ về mặt đạo đức. Điều đó có nghĩa là những người tin vào dân chủ và quyền cá nhân sẽ không bao giờ cai trị trong một nhà nước toàn trị như vậy, trong khi những người có tiêu chuẩn đạo đức thấp hơn sẽ lên nắm quyền.


Vì vậy, việc duy trì sự ủng hộ của đa số trong một chế độ xã hội chủ nghĩa đòi hỏi một nhà độc tài phải xâm phạm quyền của thiểu số. Ví dụ, bằng cách cấm họ công khai bày tỏ sự chỉ trích về hệ thống. Các hệ thống toàn trị nắm bắt và nắm giữ quyền lực thông qua sự tuân thủ, kiểm soát thông tin và kẻ thù là vật tế thần.


Giả sử một nhà độc tài lên nắm quyền. Duy trì quyền kiểm soát sẽ yêu cầu ông ta giữ cho mọi thành viên trong xã hội phù hợp với ý tưởng của mình. Làm thế nào ông ta có thể tạo ra sự phù hợp như vậy?


Bằng cách kiểm soát thông tin và phổ biến tuyên truyền. Nếu mọi người sẽ giúp thực hiện một kế hoạch như vậy và hướng tới một hệ thống với một mục đích duy nhất, họ cần phải hết lòng tin tưởng vào kết quả của nó.


Vì vậy, để chủ nghĩa xã hội hoạt động, mọi người không thể chỉ bị buộc phải làm việc hướng tới một mục tiêu chung. Kết quả sẽ là tình trạng bất ổn và cuối cùng là cách mạng. Thay vào đó, mọi người cần phải hoàn toàn tin rằng kế hoạch này là sự lựa chọn đúng đắn.


Tuyên truyền và truyền thông đóng một vai trò lớn ở đây. Ví dụ, nếu người lập kế hoạch kiểm soát tất cả các nguồn thông tin, sẽ không có phương tiện nào để phản đối niềm tin hoặc kế hoạch của anh ta, khiến nó không thể Hơn nữa, nếu bất kỳ ai cố gắng hành động chống lại kế hoạch, họ chắc chắn sẽ bị bịt miệng. Rốt cuộc, làm như vậy sẽ làm tổn hại đến cơ hội thành công của kế hoạch và sự truyền bá của quần chúng.


Nhưng để bịt miệng phe đối lập đòi hỏi một kẻ thù chung. Trên thực tế, một khía cạnh thiết yếu của bản chất con người là sự khó khăn mà chúng ta gặp phải khi đồng ý về các mục tiêu tích cực. Mặt khác, khá dễ dàng để chúng ta đồng ý về một kẻ thù, một kẻ thù khác mà chúng ta có thể chiến đấu chống lại. Đó chính xác là những gì người Do Thái đối với Đức Quốc xã. Ngày nay thì người di dân hay hồi giáo. Tỷ lệ người di dân phạm pháp ít hơn người dân sở tại nhưng họ sử dụng một tội phạm di dân hay hồi giáo để lên án, tạo ra chiêu bài trừ người di dân, cổ xúy cho một chế độ độc tài. 


Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn tình huống cụ thể đó: Nền kinh tế sau Thế chiến thứ nhất ở Đức đang chuyển sang một nền kinh tế có tổ chức hơn, ít cạnh tranh hơn. Mọi người đã quen với việc kiểm soát một tổ chức trung ương và đấu tranh với các hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa và các ý tưởng tự do cổ điển của các quốc gia như Vương quốc Anh. Khi mình đang Anh quốc làm việc thì kinh tế xứ này tế tua sau một thời gian lâu dài do Đảng lao động cầm quyền, bà Thatcher lên cải tổ nền kinh tế theo chế độ tự do. Bà ta thay vì quốc hữu hoá tất cả công ty lớn, đã tư hữu hoá hết như BBC, British telecom,… bọn đồng nghiệp kêu mình mua cổ phiếu, sẽ giàu to. Với tư duy nông nô như mình thì chỉ biết lắc đầu Chán Mớ Đời 


Những cuộc đấu tranh này đã trở nên đặc biệt phổ biến đối với những người trẻ tuổi ở Đức và chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi người Do Thái được Được miêu tả là "những nhà tư bản xấu xa" nhằm gây tổn hại cho nền kinh tế Đức. Người Do Thái nhanh chóng trở thành kẻ thù chung của người dân Đức khi họ đại diện cho sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản và do đó, chủ nghĩa tự do cổ điển. Sau Thế chiến II, việc duy trì đạo đức cá nhân quan trọng hơn bao giờ hết.


Ngay cả trước khi nó được đưa ra ánh sáng bao nhiêu cái chết và sự hủy diệt mà Thế chiến II đã gây ra, một điều đã trở nên rõ ràng: xây dựng lại châu Âu và phục hồi sau một cuộc diệt chủng tầm quan trọng như vậy sẽ vô cùng khó khăn. Nhưng, ngay cả vào năm 1944, vào thời điểm tác giả xuất bản tác phẩm này, rõ ràng là một điểm quan trọng trong những năm sau chiến tranh sẽ là việc nâng cao đạo đức cá nhân lên trên các đạo đức tập thể.


Lập luận của tác giả như sau:


Nếu Vương quốc Anh chọn chủ nghĩa tập thể, một số giá trị đạo đức nhất định, chẳng hạn như tự lực, độc lập và trách nhiệm, sẽ bị phá hủy. Mọi người sẽ mù quáng tuân theo mệnh lệnh, gắn bó với cái mà những người theo chủ nghĩa xã hội gọi là "Kế hoạch". Hơn nữa, chủ nghĩa tập thể sẽ cản trở việc tái thiết xã hội, khiến đất nước bị tê liệt và bị chiến tranh tàn ná. Vì vậy, tác giả đã đề xuất một tầm nhìn thay thế - một thị trường cạnh tranh và theo chủ nghĩa cá nhân sẽ thúc đẩy sự phục hồi nhanh chóng của đất nước và đưa mức sống của Vương quốc Anh trở lại mức trước chiến tranh hoặc cao hơn chỉ trong vài năm. Cạnh tranh sẽ dẫn đến việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ rất cần thiết đồng thời giảm giá, tất cả những điều này sẽ củng cố nền kinh tế.


Tác giả cũng chỉ ra rằng việc áp dụng chủ nghĩa xã hội sẽ tác động lớn đến các vấn đề thế giới. Vào thời điểm mà điều quan trọng là Vương quốc Anh phải thu hút người Đức bằng cách nhấn mạnh các đạo đức và đạo đức cá nhân như tự do và độc lập, việc lựa chọn chủ nghĩa tập thể sẽ là một sai lầm lớn.


Hơn nữa, các quốc gia theo chủ nghĩa tập thể khác, cần tập trung vào nền kinh tế của chính họ, sẽ bỏ qua mối quan hệ của họ với các quốc gia khác. Việc có một nền kinh tế quốc gia có kế hoạch độc lập với thị trường thế giới sẽ dẫn đến sự chênh lệch kinh tế lớn giữa Các quốc gia. Điều này sẽ thúc đẩy sự đố kị và ghen tị, do đó gây nguy hiểm cho hòa bình lâu dài.


Nhìn lại, chúng ta có thể thấy rằng Vương quốc Anh không trở thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa không có khả năng vượt qua chiến tranh, nhưng chủ nghĩa xã hội có tác động tiêu cực đến các khu vực khác của châu Âu và thế giới. Mình nhớ có lần xem BBC nói về chính phủ Đảng lao động Anh quốc đã quyết định sai chế tạo hỏa Tiễn tầm xa khiến trong hãng thiên hạ bàn tán khá sôi nổi.  Chủ nghĩa xã hội sẽ phát triển thành chủ nghĩa toàn trị vì nó cho phép nhà nước kiểm soát quá nhiều đối với nền kinh tế và người dân của đất nước. Để đảm bảo quyền tự do cá nhân và kinh tế của công dân, tốt hơn là nên thực hiện cách tiếp cận theo chủ nghĩa tự do ủng hộ rất ít sự kiểm soát của chính phủ. (Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Làm sao giảm lượng Glucose

 Làm sao giảm Glucose trong huyết quản dù có rất nhiều phương pháp được các bác sĩ, khoa học gia đưa ra nhằm giúp giảm lượng đường trong huyết quản. Cách mà bác sĩ khuyến khích là uống thuốc vì cứ 3 tháng phải trở lại, bác sĩ kê toa lấy tiền công. Một năm 4 lần cả đời như vậy. Chữa lành được một bệnh nhân là mất đi một khách hàng. Bài học vỡ lòng của sinh viên y khoa. Vấn đề là bộ não của chúng ta cần chất đường. Mà tiêu thụ nhiều đường thì lại hại đến các nội tạng khác. Vậy làm sao để biết cân bằng lượng đường của mình. Buồn đời mình đọc cuốn sách của một bà đầm nhưng làm việc tại Hoa Kỳ được gọi là Phương pháp Glucose Goddess của Jessie Inchauspé. 

Bà đầm này giải thích từ việc hiểu cách cơ thể xử lý glucose và tác động của nó đến sức khỏe tổng quát. Glucose (một dạng đường) là nguồn năng lượng chính cho cơ thể, nhưng những biến động lớn—gọi là tăng đột biến glucose—có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng, thèm ăn, tăng cân và các nguy cơ lâu dài như kháng insulin và tiểu đường loại 2.

Đọc cuốn này thì mình nhớ lại khi xưa ở Âu châu nhất là Pháp quốc, người ta ăn theo thứ tự như bà đầm phân tích khiến Glucose không tăng như điên dù người Pháp ăn nhiều và lâu. Mỗi bữa cơm với bạn bè là mấy tiếng đồng hồ không như ở Hoa Kỳ, 1 tiếng là xong.

Nhớ dạo mẹ mình mới sang Hoa Kỳ, ở với cô em. Cô em đo lượng đường sau khi mẹ ăn rồi rên đường lên. Mình nói thì ăn vào thì lượng đường phải lên chớ vì có glucose,… nay họ có đồ dán nơi tay để đo lượng đường 24/24 để chúng ta có thể theo dõi lượng đường khi ăn và khi nhịn ăn để cho biết cơ thể phản ứng thế nào khi ăn các chất dinh dưỡng. Nhưng cơ quan chính phủ về y tế chưa chấp nhận cho sử dụng trên thị trường nên ai cần thì tự trả tiền nghe nói đâu $100/ tháng. Cần phải có bác sĩ kê toa thì bảo hiểm mới trả. Muốn được kê toa thì phải uống thuốc. Chán Mớ Đời mình không hiểu lý do. Thường thì nếu người Mỹ giảm số lượng đường của họ thì đỡ tốn tiền cho bảo hiểm nhưng đây họ lại bắt buộc phải uống thuốc làm giàu cho công ty dược phẩm mới cho tiền mua mấy vụ này. Còn không thì bỏ tiền túi đâu $100/ tháng nhưng theo nhiều người lại kêu đỡ hơn tiền họ phải mua thuốc uống này nọ. Mình thấy có lẻ không hoàn toàn lắm

Có ông bác sĩ tải chuyện bệnh nhân ông ta hết bệnh nhờ chế độ dinh dưỡng như trên mỗi ngày 

Để mình kể thêm về sự đột biến của đường sau khi thực phẩm được hấp thụ và quá trình của lượng đường.

Khi chúng ta ăn thì lượng đường cấu tạo trong cơ thể sẽ trải qua 4 giai đoạn:

1/ ban đầu (0-30 phút): nếu ăn tinh bột, đường thì glucose sẽ bắt đầu tăng vọt nhanh. Nếu thực phẩm rất nhiều tinh bột, đường thì lượng đường trong cơ thể sẽ gia tăng rất nhanh. Còn chất béo, chất đạm nhiều thì sẽ gia tăng nhưng chậm hơn.

Biểu đồ cho thấy sau khi ăn là lượng đường vọt lên nhanh tuỳ theo thức ăn. GI viết tắt của Glycemic Index (chỉ số đường huyết). Biểu đồ chỉ 3 loại thức ăn GI cao, trung bình và thấp.

2/  đỉnh cao của glucose (30-60 phút): nếu ăn chất ngọt, tinh bột thì lượng đường sẽ gia tăng đến đỉnh cao là từ 30 đến 60 phút. Còn hấp thụ chất đạm, chất béo thì sẽ gia tăng nhưng không nhanh và cao như ăn tinh bột, đường.

Biểu đồ cho thấy sau khi ăn thì đường lên và sẽ xuống thấp hơn trước khi ăn. Lúc này, cơ thể sẽ báo động là đói. Ai bị tiểu đường là cảm thấy chóng mặt, thèm ăn ngay để giúp lượng đường bình thường lại. Nếu ăn lại liền thì sẽ không bao giờ chữa được bệnh kháng insulin. Bác sĩ khuyên là nên tập chịu khó nhịn ăn cho đúng giờ giấc. Mình hay uống nước ấm trong lúc này, giúp cơ thể ấm hơn vì thiếu đường.

3/ lượng glucose giảm (60-120 phút): sau khi lên đến đỉnh thì lượng đường sẽ giảm rất nhanh, khiến chúng ta mệt và nhất là đói. Nếu chúng ta ăn hổn hợp các chất đạm, chất xơ thì lượng glucose sẽ giảm dần nhưng không nhanh. Không cảm thấy đói nhanh. 

Biểu đồ cho thấy các loại thức ăn được tiêu hoá trong cơ thể tuỳ theo loại thực phẩm mình ăn vào.

4/ bình thường (2-3 tiếng):  lượng glucose sẽ trở lại bình thường, 2-3 tiếng sau khi ăn uống. Nếu ăn tinh bột nhiều thì sẽ khiến chúng ta bị (hypoglycemia), ít đường trong máu, khiến chúng ta mệt và đói lại. Lại phải ăn hay uống.

Theo biểu đồ này cho thấy màu đỏ (thức ăn tinh bột) và màu xanh (thức ăn đầy đủ tinh bột, chất xơ và chất đạm, chất béo). Cho thấy ăn tinh bột vào thì lượng đường lên rất nhanh và nếu chúng ta tiếp tục ăn như vậy thì sớm muộn gì sẽ bị kháng insulin và cao đường. Chỉ cần ăn uống thận trọng lại. Chúng ta thấy biểu đồ xuống thấp hơn trước khi ăn. Lúc này cơ thể sẽ thấy đói nhiều, đòi ăn.
Đỏ là tinh bột, xanh dương là chất đạm và xanh lá cây là chất béo

Sau đây là phân tích chi tiết hơn về các nguyên tắc của Phương pháp Nữ thần Glucose:


Ăn thực phẩm theo thứ tự:

Ý tưởng đằng sau quy tắc này là ăn thực phẩm theo thứ tự ảnh hưởng đến cách cơ thể xử lý glucose. Bà đầm khuyến khích là bắt đầu bằng chất xơ, như crudités mà người Pháp hay ăn, loại cà rốt, dưa leo được thái nhỏ ,.. sau đó ăn chất đạm, protein món chính và chất béo như fromage và cuối cùng là tiêu thụ tinh bột, carbohydrate như tráng miệng nếu thích còn không thì bỏ qua. 


 Tại sao nó hiệu quả: Chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột, carbohydrate và hấp thụ đường vào máu. Ăn rau giàu chất xơ trước tiên sẽ đóng vai trò như một “rào cản”, làm chậm quá trình hấp thụ glucose và giảm lượng đường tăng đột biến. Tương tự bác sĩ khuyên là không nên uống nước trái cây vì chỉ là đường fructose mà khuyên chúng ta ăn trái cây thì tốt hơn. Lý do là ăn trái cây thì có chất xơ và sẽ giúp giảm quá trình hấp thụ glucose không làm tăng đột biến lượng đường trong huyết quản. Ăn nhiều quá trái cây cũng không tốt vì đường. Cứ tưởng tượng tinh bột là giấy, chất đạm là các nhánh cây và chất béo là thân cây. Khi ta đốt giấy hay ngo thì cháy rất nhanh và tắt cũng nhanh. Các thanh củi nhỏ thì cháy chậm hơn hơn là giấy hay ngo trong khi các thân cây là chất béo cháy lâu hơn. 

Mẹo thực tế: họ khuyên đang ăn một bữa ăn bao gồm bánh mì, salad và thịt, hãy ăn salad trước, sau đó là thịt, protein và để dành bánh mì (tinh bột) cho bữa ăn cuối cùng. Mình thử trưa nay, ăn cơm ấn độ thì ăn đồ chay trước, rồi thịt, cuối cùng ăn chút Nam với tỏi nhưng nay sợ ớn tinh bột nên ăn chút ít, không dám ăn ngọt. Kiêng ăn tinh bột từ lâu nay nên mình không thèm lắm. 

Thêm giấm trước bữa ăn: uống một thìa giấm (như giấm táo) pha trong một cốc nước lớn trước khi ăn tinh bột được cho là giúp kiểm soát lượng glucose. Vụ này mình có nghe thiên hạ khuyên uống giấm táo mỗi ngày nhưng không hiểu lý do. Theo bà đầm thì bà ta rất ngạc nhiên khi đọc nghiên cứu về vụ này. Họ thử nghiệm thì rất đúng nên bà ta ghi vào trong cuốn sách. Vào tiệm ăn mình hay gọi lý nước ấm rồi bỏ chanh vào uống. 

Lý do tại sao nó hiệu quả: Giấm đã được chứng minh là làm chậm quá trình phân hủy tinh bột thành đường và giảm lượng glucose tăng đột biến. Axit axetic, thành phần hoạt tính trong giấm, giúp giảm chỉ số đường huyết của thực phẩm.

Mẹo thực tế: Uống hỗn hợp này khoảng 10-20 phút trước bữa ăn có chứa tinh bột, như mì ống hoặc bánh mì. Bà ta giải thích khi vào tiệm ăn, lý do người ta đem bánh mì, bơ ra cho mình ăn trong khi đợi các món chính. Lý do là ăn bánh mì trước sẽ tạo ra glucose giúp thực khách hưng phấn nhanh vì đường lên nên sau 1 tiếng ăn cơm, món chính thì đường sẽ tiêu tan và sẽ khiến chúng ta thèm hưng phấn và lúc đó là món tráng miệng, bánh ngọt bú xua la mua. Bà ta nói muốn ăn thì đợi mấy món chính xong thì mới ăn bánh mì. Lúc đó thì nguội mất tiêu. Nên khỏi ăn. Nay mình mới hiểu tại sao thích ăn bánh mì trét bơ. Được cái là bà ta dặn không nên uống nước liền sau khi ăn cơm. Lý do sẽ làm loãng các chất axit giúp tiêu hoá trong bao tử. người Mỹ uống CoCa hơi nhiều. 

Nhớ khi xưa, hàng xóm có một chị học trường Bùi Thị Xuân, dáng người khá đẩy đà, chị của một tên cở tuổi mình, quên tên. Hắn hay hát “cớ sao buồn này KIm”. Một hôm thì được tin chị nó chết vì uống giấm để giảm cân. Hóa ra người xưa, đã biết vụ này, uống giấm để giảm lượng đường nhưng vì không hiểu rõ nguyên lý nên chị ta uống quá độ nên cơ thể bị lộn xộn mà qua đời vì muốn ốm. Các cô gái Đà Lạt khi xưa, nhiều cô má Hồng xinh xinh nhưng cũng nhiều cô bự con.

Kết hợp tinh bột với chất đạm hoặc Chất béo:

Thay vì chỉ ăn tinh bột (ví dụ, ăn một lát bánh mì hoặc mì ống), bà đầm khuyên nên luôn kết hợp chúng với một nguồn chất đạm hoặc chất béo lành mạnh. Thực hành này giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và giảm lượng đường trong máu tăng đột biến. Kiểu ăn bánh mì thịt hay cơm với thịt giúp giảm lượng đường tăng đột biến. Vẫn có lượng đường vào cơ thể nhưng sẽ tránh được đường tăng đột biến quá nhanh. Lâu ngày sẽ khiến cơ thể bị kháng insulin. Nhớ khi xưa ra Bolsa mua hai ổ bánh mì nóng hổi, lái xe về nhà thì bay mất một ổ trong xe. Nay sợ hết dám ăn bánh mì. 


Lý do tại sao nó hiệu quả: Chất béo và chất đạm, protein làm chậm tốc độ đường từ tinh bột đi vào máu, giúp điều hòa lượng glucose. Xem như ăn toàn tinh bột không thì sẽ tạo ra đường đưa ngay vào huyết quản còn ăn chung với chất đạm và chất xơ thì hai loại này giúp cản lượng đường được đưa vào huyết quản nhanh chóng, không tạo đột biến lượng đường. Về già nên mình cũng ăn bớt lại tinh bột. Có chị nào giới thiệu gạo Thái Lan ngon. Mình mua một bao về ăn mỗi bữa 3 tô cơm với nước mắm hay thịt kho nên sau 3 tháng đi khám nghiệm máu thì đường tăng như điên. Nay phải hạn chế lại. May quá bao gạo hết nên không dám mua nữa. 

Mẹo thực tế: Nếu ăn bánh mì, hãy thêm bơ hoặc phô mai. Nếu ăn chuối, hãy kết hợp với một nắm hạt đậu. Khi xưa, mình tin là ăn bơ, chất béo không tốt nên khi được người ta đem món chính ra, chỉ ăn bánh mì không. Mấy tiệm cơm Ý Đại Lợi, thường họ để dầu olive với một loại giấm đen, balsamic vinegar. Không nên ăn giấm đó vì họ bỏ đường rất nhiều. Nay vào tiệm, họ đưa xà lách ra thì mình kêu đem dầu olive và dấm hay chanh ra cho mình thay vì ăn 3 dầu họ trộn vì toàn là đường không.


Ăn sáng đồ mặn:

Bà đầm đề nghị nên bắt đầu ngày mới bằng bữa sáng ít đường và tinh bột. Nhiều loại thực phẩm ăn sáng phổ biến, như ngũ cốc, bánh ngọt và nước ép trái cây, có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, có thể dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng và thèm ăn vào cuối ngày. Nên nhớ là vụ Oat meal là do ông Kellogg làm ra cho thiên hạ ở khu nghỉ dưỡng ăn và bán cho người Mỹ nên thiên hạ cứ ăn mà không hỏi lý do vì nghĩ giàu có ăn thì mình ăn. Khi xưa, mình nghĩ cho con ăn oat giúp chúng chóng lớn. Ai ngờ toàn đường. May chúng đi bơi mỗi ngày nên cũng không béo phì.


Lý do tại sao lại hiệu quả: Bữa sáng mặn, giàu chất đạm và chất béo (ví dụ: trứng, rau, bơ) giúp duy trì mức glucose ổn định, giúp duy trì năng lượng trong suốt cả ngày.

Mẹo thực tế: Thay vì ăn granola hoặc bánh mì nướng có đường, hãy ăn trứng rán với rau hoặc sữa chua Hy Lạp với các loại hạt và hạt.


Vận động sau bữa ăn:

Bà đầm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vận động sau bữa ăn để giúp cơ bắp sử dụng hết glucose được cơ thể tạo, giảm nguy cơ tăng đột biến lượng đường trong máu. Điều này không đòi hỏi phải tập thể dục cường độ cao—chỉ cần đi bộ sau bữa ăn cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Mình nhớ khi xưa, có quen một ông Tây, từng tham chiến tại Việt Nam. Đến nhà ông ta chơi, ăn cơm thì sau bữa ăn, thấy ông ta đi bộ.


Lý do tại sao nó hiệu quả: Sau khi ăn, cơ thể chuyển hóa thức ăn thành glucose để tạo năng lượng. Tập thể dục nhẹ, như đi bộ, giúp cơ bắp hấp thụ glucose, giảm lượng glucose lưu thông trong máu và giảm lượng đường tăng đột biến.

Mẹo thực tế: Đi bộ nhanh trong 10-15 phút hoặc tham gia các hoạt động thể chất nhẹ nhàng, như dọn dẹp nhà cửa, sau khi ăn. Mình hay tập Thái Cực Quyền sau khi ăn.

Nhìn hình thấy ông già 68 tuổi tóc bạc đeo ba lô leo núi. Để leo núi mình phải tọng các energy bar có rất nhiều đường để leo. Sau đó thì ngưng vì không muốn đường đột biến trong người. Nay về lại nhà thì ăn uống cẩn trọng lại. 

Tránh đồ ăn vặt ngọt giữa các bữa ăn:

Ăn vặt các loại thực phẩm có đường giữa các bữa ăn, như bánh ngọt, sô cô la hoặc nước trái cây, có thể gây ra tình trạng tăng đột biến glucose không cần thiết. Cơ thể buộc phải liên tục xử lý glucose, dẫn đến tình trạng năng lượng giảm mạnh và thèm ăn nhiều hơn. Khi xưa, người Mỹ ăn ngày 3 bữa nay thì con nít ăn đủ thứ, ngày đến 6, 7 lần nên béo phì ra vì lượng đường luôn luôn cao mà không tập thể dục.


Tại sao nó hiệu quả: Bằng cách tránh đồ ăn vặt chứa nhiều đường, cho cơ thể thời gian để duy trì mức glucose ổn định giữa các bữa ăn, ngăn ngừa tình trạng glucose tăng vọt thường dẫn đến mệt mỏi và ăn quá nhiều.

Lời khuyên thực tế: Nếu cần ăn vặt, hãy chọn các lựa chọn các món giàu chất đạm như một nắm hạt, pho mát hoặc trứng luộc. Nhớ bên Tây, thiên hạ vào quán cà phê hay ăn trứng luộc.


 Lợi ích của Phương pháp Glucose Goddess:

Mức năng lượng ổn định hơn: Ít tăng đột biến lượng đường trong máu có nghĩa là ít bị sụt giảm, dẫn đến năng lượng ổn định hơn trong suốt cả ngày. Mình nghe mấy người bạn bị tiểu đường kể là phải có đem theo kẹo này nọ để khi lượng đường giảm thì ăn để đường khỏi bị tuột. Có thể chúng ta nên thử ăn bớt tinh bột dần dần đừng có bỏ cái rụp là chổng khu luôn. Mình nghĩ nên mua cái máy đo đường nhìn qua ứng dụng sẽ biết rõ khi nào cần đường hay khi đường lên.


Giảm cảm giác thèm ăn: Khi mức glucose ổn định, não không phát tín hiệu để cung cấp năng lượng nhanh chóng (như đường), do đó chúng ta sẽ ít cảm thấy thèm ăn hơn.

Quản lý cân nặng: Mức glucose ổn định giúp ngăn ngừa tình trạng tích trữ chất béo và ăn quá nhiều. Khi lượng đường trong máu tăng đột biến và sụt giảm, cơ thể có nhiều khả năng tích trữ chất béo, đặc biệt là xung quanh bụng.

Sức khỏe trao đổi chất tốt hơn: Giảm các đợt tăng đột biến lượng glucose thường xuyên có thể cải thiện độ nhạy insulin, giảm nguy cơ mắc các vấn đề về trao đổi chất như kháng insulin và tiểu đường loại 2.


Phương pháp này dựa trên sự hiểu biết rằng các đợt tăng đột biến lượng glucose kích hoạt giải phóng insulin, một loại hormone giúp các tế bào hấp thụ đường. Khi các đợt tăng đột biến lượng glucose thường xuyên, mức insulin vẫn ở mức cao, dẫn đến tích trữ chất béo và có khả năng kháng insulin. Bà Inchauspé dựa trên các nghiên cứu khoa học về phản ứng glucose của cơ thể để hỗ trợ các lợi ích của phương pháp hấp thụ dinh dưỡng này.


Một trong những điểm mạnh của Phương pháp Nữ thần Glucose là nó không phải là chế độ ăn kiêng quá hạn chế. Ta vẫn có thể ăn những thực phẩm chúng ta thích (bao gồm tinh bột), nhưng bằng cách thay đổi thứ tự ăn và thực hiện những điều chỉnh nhỏ như thêm giấm hoặc chọn bữa sáng mặn nghĩa là ít tinh bột, có thể kiểm soát lượng glucose tăng đột biến. Mình nhớ bên Bỉ hay Hoà Lan, sáng thiên hạ ăn phô mát, thịt jăm-bông này nọ. Chỉ có bên Tây là ăn bánh mì nướng với bơ và confiture. Còn Hoa Kỳ thì cái đĩa to đùng đủ thứ. Buổi sáng thì có hiện tượng bình minh, đường lên cao dù chưa ăn gì cả. Có lẻ để giúp cơ thể mới thức dậy, có cảm giác hưng phấn để đi làm này nọ. Giáo sư Sinclair, đại học Harvard khuyên không nên ăn sáng trước 10 giờ sáng. Lý do là từ 5-9 giờ sáng, hiện tượng bình minh này xuất hiện, lượng đường lên cao nên khi ăn sáng thì sẽ giúp đột biến lượng đường.


Phương pháp này tập trung vào sự cân bằng, tính linh hoạt và những thay đổi thiết thực mà bất kỳ ai cũng có thể áp dụng, thay vì áp dụng các quy tắc ăn kiêng cực đoan. Nhiều người thấy dễ dàng kết hợp những mẹo này vào thói quen hiện tại của họ mà không phải từ bỏ những món ăn yêu thích.


Mình sẽ kể thêm về cách áp dụng những mẹo này vào các loại chế độ ăn uống.


Bài viết công phu, dẫn giải thuyết phục trên cơ sở khoa học, cho thấy tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng và cách thực hành. Thuốc men + dinh dưỡng + luyện tập thể lực có mối liên kết  chặt chẽ như 3 cạnh của một hình tam giác. Không thể xem nhẹ yếu tố nào. 

Hồi ông xã V còn, mỗi lần có hẹn gặp bác sĩ, ông bác sĩ luôn nhắc là phải dẫn V theo. Ông cần hỏi gì, dặn dò điều gì thì cứ nói với V. Có lần, ông dặn về mua giấm táo nhưng phải là loại có đóng con giấm ở đáy chai, mỗi ngày đong 2 tablespoons cho ông xã V uống trước bữa ăn khoảng 10'. Ban đầu, ông xã V kịch liệt phản đối vì không chịu được mùi giấm, dù V đã pha thêm nước cho bớt nồng. Năn nỉ hoài, ông bịt mũi ực một hơi. Đến ngày thứ năm kể từ ngày bắt đầu "cực hình",  về tới nhà, ông hỏi đã pha nước giấm sẵn cho ông chưa. Ông bảo có thấy khỏe hơn. Thực tế là số đo huyết áp mỗi sáng V  ghi nhận có giảm so với trước khi theo liệu trình giấm táo. 2 ngày gần nhất và những ngày sau đó, số đo ở khung 120/80 trước khi ăn. Có ngày đo được 118/80. Theo liệu trình này 15 ngày, thì V ngưng 1 tuần, vì sợ chất chua ảnh hưởng bao tử. Sau 1 tuần thì tiếp tục. 


Dùng rau trước tiên như là một cách lót cho lưng lửng bụng. Măng tây đút lò, đậu que, bắp cải xào dầu olive hoặc cải xanh, cải thìa luộc trộn dầu mè....Ông cứ làu bàu : riết rồi ông thấy ông giống như thỏ, dê, hay trâu bò vì được cho ăn rau không

Còn phần carb thì có gạo nâu basmati trộn với ít quinoa.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Leo núi Bà Lâm Viên


Nhớ năm lên 8, Đà Lạt có phong trào hành hương lên Núi Bà, lấy nước Cam Lồ về uống. Họ phao tin và bán hình Phật Bà về trên núi Lâm Viên khiến dân thị xã chạy lên núi xem Phật Bà và mua hình về để thờ trên bàn thờ. Nhà mình cũng có mua một tấm ở tiệm ảnh Hồng Châu, gần cầu thang chợ Đà Lạt và bỏ trong khung kính Phật Bà đăng Vân để trên bàn thờ. Chỗ khu bán hàng lưu niệm cho du khách trên khu Hòa Bình, bầy bán hình Phật Bà đầy tiệm như bánh mì mới ra lò. Thường người ta gọi núi Lâm Viên, Tây gọi là LangBiang nhưng dân Đà Lạt gọi núi BÀ. Có lẻ từ dạo nghe đồn có Phật Bà về trên đó.

Mệ ngoại mình đi chùa Linh Quang và chùa Linh Sơn nên có ghi danh đi hành hương lên núi Bà. Mình phải đi theo để xách giỏ trái cây và bông hoa cho mệ đem lên núi cúng. Hai mệ cháu đem theo ổ bánh mì Vĩnh Chấn, có đem theo đòn chả An Lộc nhưng mệ đưa cho một bà quen bỏ trong giỏ. Hai mệ cháu đi bộ qua vườn ông Ba Đà rồi đến ngã Ba Chùa, leo lên dốc Hàm Nghi, rồi lên xe đò Chi Lăng, đậu trước cổng chùa Linh Sơn. Đến giờ mấy bà già nói nhau về Phật BÀ linh thiêng ra sao đó mình không hiểu lắm, chỉ vui được ngồi xe đò là vui. Xe chạy đâu đó rồi ngưng lại dưới chân núi. Mọi người xuống xe, rồi theo con đường mòn lên núi. 

Dạo ấy, lính Mỹ chưa sang nên đài radar chưa được thành lập, nên chưa có đường chạy xe lên núi. Mình nhảy xuống xe, cầm cái giỏ đựng nhang đèn cầy rồi đi theo mấy ông trong khi mệ ngoại đi sau với mấy bà. Lâu lâu đi trên đường mòn nghe mấy ông hú ơ ơ như để báo đi tới đâu vì đường mòn ngoằn ngoèo để giúp thiên hạ đi sau không sợ lạc. Nhìn quanh nhìn quất không còn ai đi bên cạnh, họ đi nhanh lên trước. Mình đi một mình lên. Mấy bà đi sau. Cuối cùng mình lên đến đỉnh không thấy Phật bà ở đâu cả, chỉ thấy có cái trang và hai ông đứng quét cái trang và thắp hương. Thấy cái tượng Phật bà mà nhà mình mua tấm ảnh để bàn thờ. Hóa ra họ chụp cái tượng nhỏ này trong mây và kháo nhau là Phật bà hiện về. Trên núi thì có sương mù như hồ Xuân Hương vào buổi sáng mùa tựu trường. Nếu mình chụp hình đứng đó chắc cũng đăng Vân như tề thiên. Chán Mớ Đời 

Đói bụng nhưng mệ ngoại đi sau nên mình ngồi đợi với bụng đói meo trong khi hai ông kia ngồi ăn cơm vắt như tra tấn thằng bé 8 tuổi. Chán Mớ Đời, mong mệ ngoại lên mau. Cuối cùng mệ ngoại lên nhưng chưa cho ăn, kêu đem cái bình bông ra, bỏ bông vạn thọ vào rồi thắp hương xong xuôi mới cho ăn ổ bánh mì chả lụa, xịt chút tương. Ngon chi lạ! Rồi mọi người lục đục đi xuống núi, ghé lại con suối để lấy nước Cam Lồ. Mình lấy cái bình nhựa múc nước vào rồi đậy nắp lại bỏ trong giỏ vác trên vai lên xe đò. Về nhà, mệ ngoại để bình nước suối Cam Lồ lên bàn thờ cúng. Sau đó rót cho mình uống một ly nhỏ khiến mình học ngu đến ngày nay.

Lớn lên mới hiểu dạo ấy, Việt Cộng nằm vùng phao tin trừ Ma Quỷ (Mỹ Qua) vì chính phủ Johnson muốn đổ bộ lính Mỹ tại Việt Nam, để dứt điểm cuộc chiến thay vì dây dưa. Xem phim thời sự, thấy mấy cô gái việt, choàng vòng hoa cho các lính Mỹ, đến Việt Nam đánh đuổi Việt Cộng. Họ kêu nhà nào cũng phải vẽ dấu Phật giáo hay công giáo trước cửa để trừ ma quỷ đến bắt con nít. Núi Lâm Viên là địa điểm quân đội Mỹ đặt đài radar để kiểm soát không phận miền Tây Nguyên. Hình như có một đài khác ở Lạc Dương thì phải gần Đức Trọng. Sau này, cứ tối nhìn lên núi Bà là thấy đèn của quân đội Hoa Kỳ đóng trên đó. Rồi nghe đài Mẹ Việt Nam vang trong đêm tối ở nhà hàng xóm tạo cho mình một cảm xúc khó hiểu về chiến tranh. 

Có dạo một anh quen ở Đà Lạt, hỏi mình sao không về Đà Lạt leo núi Lâm Viên, mình nói 60 năm trước đã leo rồi. Nói cho ngay núi cao nhất Việt Nam là Hoàng Liên Sơn, thấp hơn ngọn núi Baldy của vùng này. Ngày nay, họ có dịch vụ chở du khách lên đỉnh Lâm Viên bằng xe Jeep của Việt Nam Cộng Hoà và Mỹ ngày xưa. Mình có ngồi xe lên núi với mấy đứa con nhưng khi xuống thì đi bộ cho rẻ tiền.

Nhiều khi mình tự hỏi, về già bổng thích leo núi. Có phải để tìm lại những vết chân xưa khi mỗi cuối tuần, mình phải vào ấp Sòng Sơn, đem gạo và thức ăn cho mấy người làm vườn trong Suối Tía. Mình rất ghét cuối tuần dạo đó. Thứ 7 và chủ Nhật, sáng mình ra chợ phụ dọn hàng cho mẹ mình. 18 năm sinh sống tại Đà Lạt, mình lúc nào cũng thấy mẹ mình có bầu nên sáng phải ra chợ phụ mẹ dọn hàng, cả bà cụ vác cái bầu cuối xuống khó khăn. Mẹ mình có bầu được 15 lần và sinh được 12 người con. Lý do đem gạo vì mua nguyên bao, mấy người làm vườn ăn rất lẹ, hay cho ai hay bán lại cho các người làm vườn bên cạnh nên mình phải đem gạo vào tiếp tế mỗi tuần. Biết đâu lại tiếp tế cho nằm vùng. Tối tối mấy ông kẹ ra kêu nấu cơm. 

Sau đó, đem 5 kí gạo và rau cải vào vườn, tiếp tế cho hai cặp vợ chồng làm vườn, ở trong vườn. Chú Hai và chú Nhị là anh em, lấy vợ từ Quảng Ngãi chạy giặc vào Đà Lạt, bà cụ thuê làm vườn. Trong vườn có cất cái nhà gỗ thông nhỏ, 2 gian, lợp tôn. Sau Mậu Thân thì chú NHị đi lính Địa Phương Quân còn chú Hai thì biệt tích. 1 năm sau thì chú Nhị chết trong khi thím Nhị có bầu. Chán Mớ Đời từ đó mình không gặp lại gia đình này. 

Vác 5 kí gạo và xách giỏ đồ ăn leo lên cầu thang chợ, mò lên đường Thành Thái, qua rạp Ngọc Lan, gần đến gần đường Cường Để thì có mấy thang cấp xuống cầu Bá Hộ Chúc bên cạnh ấp Ánh Sáng. Theo đường Bà Triệu lên đến đường Yersin, đi vòng 1 tí đến đường Đào Duy từ mà dân Đà Lạt gọi là Dốc Nhà Bò. Có lẻ khi xưa người ta nuôi bò ở khu vực này. Mình bò đi xuống dốc vì trơn, đi ngang nhà ông Lãm hình như họ Phí, quen ông cụ mình vì cứ Tết là hay dẫn mình vào thăm gia đình ông này. Mình sợ đi vào xóm này vì có mấy tên hay chận đầu bợp tai mình mình. Mình thì bắt chước Đơn Hùng Tín, bị tát tai cũng trơ trơ rồi đi. Nhờ vậy khi thiên hạ chửi mình, mình cũng chỉ cười. Chúc phúc cho họ.

Sau này mình có gặp lại tên Tiến Vinh, nhớ mại mại tên này hay chận đường mình ỷ thế có đám trong xóm này. Tên Vinh này học Yersin trên mình một lớp, hình như sau này có qua Văn Học. Nay ở San Diego, không dám bắt nạt mình nữa. Sau này để tránh bị bợp tai, mình phải đi đường Pasteur, xa hơn rồi quẹo trái đường Triệu Việt Vương, đến đồn Quân Cụ, nơi chú Ba, rể bà Cáp cạnh hàng mẹ mình, đóng ở đó. Có con dốc đường đất đỏ cao đùng, phía trên có cái bảng đề Ấp Sòng Sơn, Suối Tía. Hết cái dốc thì có con đường chỉ thấy xe máy cày và xe be vào chở cây hay chở bắp sú.

Đi qua cổng ấp Sòng Sơn thì có con đường của xe be nên xình lầy, với các dấu bánh xe dẫn đến một cái trang thờ ai đó. Chỗ này mình rất sợ vì mỗi lần đi ngang là nghe gió lạnh lạnh, lén nhìn vào cái trang thấy ai thắp hương đỏ lên đỏ xuống với làn gió. Đi độ 1 cây số thì đến con đường đi xuống vườn của nhà mình. Ông bà cụ mình kêu xe máy cày ủi con đường này để xe chở hàng Desoto, có thể xuống đây mỗi lần có bắp sú hay khoai Tây để chở đi bán. Hình như bà Marcel mua sú và khoai Tây sớm từ mẹ mình. Bà này giỏi, tự lái xe hàng khi xưa để lấy hàng. 

Sợ nhất là mùa mưa, không phải tưới khoai Tây hay bắp sú nhưng đi vào vườn là một đoạn đường vất vả vì đường trơn trợt, xình lầy. Vào vườn là khoảng 11 giờ, đưa gạo cho thím Nhị nấu cơm với thức ăn. Mình phải ở lại để trông chừng mấy người làm vườn để xem họ có hái sú hay khoai Tây bán cho ai đó. Ngoài ra mỗi tuần chỉ tiếp tế 5 ký gạo vì mua nguyên tạ vào thì mau hết nên tiếp tế từ từ. Có thể mấy người làm vườn đổi gạo lấy thức ăn với ai đó. 

Trưa thì mình ăn cơm với hai cặp vợ chồng làm vườn. Nói đúng hơn chỉ có bắp sú luộc chấm nước mắm. Khi được mùa khoai Tây thì ăn khoai Tây nên sau này mình không thích ăn khoai Tây gì lắm. Có lần họ giết được con heo rừng, ăn ngon cực. Heo rừng hay ra ban đêm ủi mấy luống khoai nên họ dăng bẩy bắt. Ngày xưa, nhà làm vườn mình ăn bắp sú mệt thở, nay có vườn bơ thì ăn bơ mệt thở. Ăn xong thì mình phụ thím Nhị và thím Hai, cắt khoai Tây để ủ ra giống để trồng. Độ 2, 3 giờ thì vác bắp sú về cho nhà ăn. Đi bộ từ vườn, qua Triệu Việt Vương, đường Pasteur, quẹo về đường Yersin, Lê Quý Đôn, rồi Hải Thượng, Hai BÀ Trưng. Nghĩ lại không hiểu sao, 8, 9 tuổi mình vẫn đi được con đường từ chợ Đà Lạt vào Suối TÍa rồi bò về nhà. Có lẻ quen đi bộ xa nên nay mình hay thích bò lên núi, trốn vợ la. 

 Có lẻ đã kinh qua vụ làm vườn nên trời Phật cho mình đi trước 75, không phải đi thuỷ lợi, thanh niên xung phong, kinh tế mới sau 75 như em mình sau này. Cả tuần bắp sú luộc chấm nước mắm với 1 quả trứng luộc bầm trong chén nước mắm. Thêm nhà mình có một dàn su do ông Hai làm rồi dọn đi, gia đình mình tiếp thu, cứ hái đem vào thái ra xào. Lâu lâu thấy có xào với thịt bò. Đến nay mình ớn lắm, không dám ăn lại từ khi rời Đà Lạt 50 năm về trước. Để đổi món mình có trồng đậu hòa Lan và cà chua ở nhà ăn. 

Được cái là mình có thể đi vòng vòng qua bên con suối, phía bên đó thì trồng bắp sú. Đêm đêm heo rừng hay ra lủi mấy luống khoai Tây. Nước suối Tía lạnh cóng, mùa khô thì dùng máy bơm nước Kubota để bơm lên tưới sú và khoai Tây. Trời nắng thì mình hay cởi trần tắm nơi suối, lạnh kinh hoàng nhưng đỡ phải tắm nước nóng tại nhà. Ở nhà tắm thì phải nấu cái ấm bằng nhôm, đâu 1 hay 2 lít nước, rồi chế vào chậu pha với nước mưa để tắm. Quen tắm hà tiện nước nên sau này mình cũng hà tiện nước khi tắm. Xem như mình thuộc dòng keo kiệt từ bé, không như con mình ngày nay. Chán Mớ Đời 

Năm Mậu Thân, Việt Cộng đánh vào Đà Lạt, chú Nhị bị động viên, không ai trông coi, làm vườn nên bà cụ ngưng không làm vườn nữa, giải phóng cuộc đời phụ làm vườn, tiếp tế lương gạo cho người làm vườn hàng tuần của mình. 3 năm trời, không có cuối tuần chạy chơi với đám hàng xóm. Cứ thứ 7, chủ Nhật vào vườn xong, đi bộ về nhà là oải rồi, chỉ biết ăn cơm rồi ngủ. 

Hôm trước, leo đỉnh Whitney xong, bò về lều, ngủ một giấc đến 12 tiếng. Sáng thức giấc, ngẫm lại cuộc đời leo đồi núi từ khi ở Đà Lạt đến nay. Mình đã lên núi Alpes của Pháp quốc như Chamonix, Dolomites của Ý Đại Lợi, các núi ở Thuỵ Sĩ như Zermatt, núi bên Áo Quốc, đặc biệt là ngọn núi thần thoại Olympic mà nhà thơ Hy Lạp Homer đã kể. Nhớ lên đó với cô bạn người Mỹ, khi đi chơi rồi mướn đồ trượt tuyết, không có ai hôm đó, chỉ có mình và cô bạn. Đẹp kể gì. Thời đó HY Lạp còn nghèo, trong tuần nên chả có thằng Hy Lạp nào bò đến. Thậm chí mình còn đến viếng dãy núi Caucase ngày xưa bị ông Tây bà đầm bắt học thuộc lòng ở Georgia.

Sau này, về già bò lên được đỉnh Kilimanjaro mà ông Hemingway tả hay con đường mòn Inca của nền văn minh đẹp này. Các địa danh núi đồi của Hoa Kỳ thì đa số mình đã có đi viếng rồi. Tuần vừa rồi đỉnh Whitney là cuối cùng muốn thực hiện.

Nay thì mình muốn đi bộ như hành hương với đồng chí gái, vì leo núi cao thì mụ vợ lên không nổi hay ăn ngủ dưới đất khiến mụ không chịu. Đã quên những ngày lênh đênh trên biển và năm tháng ngày tại trại tỵ nạn. Đi bộ thì chỉ độ 20-30 cây số mỗi ngày, không núi đồi cao lắm nên cũng dễ đi cho đồng chí gái.

Tấm ảnh này khiến nhớ năm tháng tại Paris.

Có hai con đường hành hương mà tụi này tính đi là Shikoku, viếng thăm 88 ngôi chùa ở Nhật Bản và Camino di Compostella. Hy vọng sang năm, hai vợ chồng có thể giang hồ như Quách Tĩnh và Hoàng Dung.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn