Tại sao chúng ta nên nghèo

 Thế giới ngày này đã thay đổi rất nhiều từ khi khối Liên-sô xụp đỗ. Người ta thấy hiện tượng người á châu bị bệnh béo phì rất nhiều. Các dinh dưỡng gia cho rằng nguyên do là vì họ ăn cơm, có nhiều tinh bột. Nếu chúng ta xét lại thì người á châu nhất là vùng Đông Nam Á, thuộc nền văn mình lúa nước, họ trồng lúa và ăn gạo từ mấy ngàn năm qua. Mình nhớ khi xưa, nhà buổi sáng nấu nồi cơm cho mấy anh em ăn trước khi đi học, chỉ và với nước mắm và một hột vịt luộc cho cả nhà ăn với trái ớt, khá lắm thì có thêm bắp xú để chấm. Ai nấy đều ốm nhom ốm nhách.

Hôm trước, xem phim Tuổi Dại, được thực hiện vào năm 1974 tại Sàigòn và Đàlạt, thấy các diễn viên đều ốm như mắm bò hóc. Ngược lại ngày nay, xem phim hay truyền hình Việt Nam thì thấy dân tình khá béo tốt, không thua gì bên Hoa Kỳ.

Xem thống kê thì người ta được biết năm 1975, lúc Sàigòn bị mất thì dân số Ấn Độ chỉ có 1.5% bị bệnh béo phì. Dạo ấy ở bên Tây cứ thấy hình ảnh các trẻ em Bangladesh, nghèo đói, còn bên Trung Cộng của Mao chủ-tịch thì 2.5% bị bệnh béo phì, chắc là cán bộ.

Đến năm 2014, xem như 40 năm sau thì ấn Độ từ 1.5% béo phì lên đến 8%, hay 500% còn Trung Cộng thì nhờ phép lạ kinh tế, theo bước chân của Mao chủ-tịch làm một bước nhảy vọt từ 2.5% lên đến 18%. Con nít Trung Cộng ở quê từ 0.03% nhảy lên 17.2%. Trung Cộng lại theo chủ nghĩa trai hay gái chỉ một con mà thôi nên thằng bé ra đời, được ông bà nội, ông bà ngoại đút cho ăn mệt thở như cho hạm ăn. Kinh

Nhìn biểu đồ, cho thấy năm 1975, người Mỹ bị bệnh béo phì lên 33%, vào 2014 thì xuống được một chút, ngược lại Ấn Độ và Trung Cộng gia tăng rất mạnh. Ngày nay 25% người Mỹ được xem là bị béo phì.

Nếu xét về bệnh tiểu đường thì năm 1980, Ấn Độ có 12 triệu người bị bệnh tiểu đường, Trung Cộng có 64 triệu người bị bệnh tiểu đường. Đến năm 2014 thì Ấn Độ từ 12 triệu nhảy lên 20 triệu người bị liệt kê là bị bệnh tháo đường còn Trung Cộng thì từ 64 triệu nhảy lên 103 triệu người bị bệnh này.

Mình có kể về lúa mì mà người tây phương dùng để làm bánh mì. Khi xưa, lúa được giã vỏ rồi xay để làm bánh mì đen nên cứng như đá, có thể để dành mấy tháng. Bên Ý Đại Lợi, mấy người nuôi dê, bò, đem bò dê lên núi ăn cỏ vào mùa Xuân, vợ họ làm bánh mì mấy tháng trời để họ ăn. Sau này, họ biết cách xay, làm bột mì trắng, dành cho người giàu có nhưng loại bột này mất hết sinh tố, chất dinh dưỡng, chỉ còn là tinh bột.

Tương tự, người á chấu trồng lúa gạo, sau gặt hái thì có gạo lứt nhưng chừng mấy trăm năm đổ lại, họ biết cách giả gạo để làm gạo trắng, và mất hết chất dinh dưỡng, chỉ còn là tinh bột. Khi xưa, sản xuất lúa gạo thì thường người ta để dành ăn, hay bán trong vùng nhưng khi họ bắt đầu mua bán, nhập cảng, xuất cảng thì họ phải làm gạo trắng để giữ lâu hơn nhất là ngày nay, họ bỏ hoá chất bảo quản nhiều để mọt khỏi ăn và giữ lâu ngày hơn. Nói chung là gạo ngày nay không có chất dinh dưỡng, ngoài tinh bột. Trước 1975, kinh tế kém nên người dân ăn gạo nhưng mà ít, nay họ ăn các thức ăn khác như người tây phương nên đâm ra cũng bệnh béo phì và tiểu đường như người tây phương, chỉ khác là gạo thay vì bánh mì. Chán Mớ Đời 

Nếu xét glycimex Index (G.I.) của gạo thì tỷ số là 60 so với đường 100. Dinh dưỡng của gạo thì gạo lứt có tinh bột, chất đạm, chất sơ, sinh tố, khoáng chất và Thiamine B1, còn gạo trắng thì chỉ có tinh bột còn chất đạm thì chưa chắc. Xem như gạo trắng chỉ là đường. Người ta nói người ăn gạo trắng về già hay bị bệnh Beriberi, bệnh thủng, yếu đuối, tay chân run rẩy, bị sưng, đau đớn, ...

Người ta giải mả vấn nạn là 200 năm về trước, 85% dân số trên thế giới thuộc dạng nghèo, ngày nay chỉ có 9%. 50 năm vừa qua thì tỷ lệ giảm nghèo lên đến 50%. Chúng ta thấy trường hợp Trung Cộng hay ngày cả Việt Nam, từ ngày từ bỏ chế độ bao cấp, ngăn sống cấm chợ, dân tình khá lên.

Từ mấy chục năm nay, thực phẩm chế biến, khởi đầu từ Hoa Kỳ, đã lan tràn khắp nơi trên thế giới như các tiệm ăn MacDonalds, uống coca cola, pizza,... người dân làm việc trong văn phòng, ít hoạt động lại ăn nhiều hơn trước nên từ từ dự trữ chất béo trong người và đưa đến bệnh tiểu đường.

Cách đây 200 năm, không ai nghe hay biết đến bệnh tiểu đường, ngày nay có 425 triệu người bị bệnh tiểu đường và tiên đoán vào năm 2045, sẽ có 629 triệu người bị bệnh tiểu đường. Trên thực tế có thể hơn nữa.

Xứ Mễ tây Cơ cũng như các nước vùng trung-mỹ cũng lâm vào tình trạng như á châu ngày nay. Dân xứ này ăn bắp ngô rất nhiều. Tổ tiên của họ ăn bắp từ mấy ngàn năm qua. Chính người tây phương khám phá ra khoai tây và ngô tại đây, vào đem về âu châu để trồng, giúp âu châu hết bị nạn chết đói.

Các nhà dinh dưỡng cho biết lý do chính là họ ăn đường, thực phẩm chế biến và ít hoạt động như xưa ở nhà quê. Khi hoạt động thì giúp tiêu thụ các chất đường trong cơ thể. Thật ra vì các nước này cũng giàu lên.

Người Việt chúng ta hay nói “phát tài phát tướng”, Mễ Tây Cơ được xem là xứ tiêu thụ nước ngọt như coca cola nhiều nhất thế giới. Nước ngọt được làm bằng bắp ngô. Thực phẩm chế biến không có sinh tố như mình đã kể nên ăn càng nhiều càng đói, càng tạo thêm đường trong cơ thể, tạo thêm chất béo.

Ngày nay 90% bắp ngô trên thế giới là GMO. 2.5 tỷ cân anh bắp hay 320 cân / mỗi người. Người ta trồng bắp để chế tạo ra:

40% Ethanol

36% dành cho thú vật chăn nuôi

12% để làm thực phẩm cho con người tiêu thụ, xi-rô,...

Ngô là món ăn quan trọng của người Mễ, bắp nhận 4 carbon thay vì các rau cải khác chỉ có 3 carbon do đó họ thích trồng bắp để bảo vệ môi trường. Bắp được sử dụng để chế biến các thứ như sau:

Nước ngọt 100%

Thịt 93% bắp

Burger 52% là bắp, khoai chiên là 23%. Nay họ dùng đậu nành để làm thịt giả,.... đậu nành thì cũng như bắp. Chán Mớ Đời 

Mấy người thợ làm cho mình, thích uống nước ngọt lắm. Mua thức ăn cho họ là phải làm thêm 1 lít nước ngọt vì quen từ bé. Khi xưa ở Việt Nam mỗi lần được uống nước ngọt là vui lắm, sang mỹ thấy họ uống coca thả dàn. Vào tiệm ăn, kêu coca hay pepsi là người tiếp viên, cứ ghé lại rót đầy thêm ly nên thiên hạ uống mệt thở. Uống chất đường sẽ giúp thực khách hưng phấn. Ra về còn lấy cho đầy ly để đem theo. Chán Mớ Đời 

Người ta nuôi thú vật như bò, heo, gà bằng ngô. Do đó thú vật được nuôi bởi ngô thì sẽ có rất nhiều omega 6 theo tỷ lệ 20:1. Khi chúng ta ăn thịt bò, thịt gà được nuôi bởi các hạt ngô. Nếu tỷ lệ Omega 6 nhiều hơn Omega 3 trong cơ thể của chúng ta thì sẽ gây nhiều vấn đề, có thể đưa đến các tế bào ung thư. Mình đã kể rồi.

Nghèo thì ốm nhom như khi xưa nên ở Việt Nam, mình hay nghe người ta khen ai to béo, kêu phát tài phát tướng. Khi làm ra tiền thì người ta hay đi ăn nên béo ra. Béo ra thì dễ bị bệnh và chết sớm. Do đó, muốn sống lâu thì nên nghèo, không nên giàu có. Có lẻ vì vậy mà người Việt thích hát nhạc “kiếp nghèo”.

 Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Các người đầu tư địa ốc 2021

 Hôm nay, mình ghé lại tiệm ăn để gặp ông Mic và nhóm đệ tử của ông ta. Mỗi thứ 3, ông ta ăn trưa với nhóm học nghề đầu tư ở thành phố Chino. Mình quen ông Mic cũng trên 25 năm. Ông ta ở Riverside nên bao nhiêu nhà cửa đều ở vùng này. Mình gặp ông ta ở tiệm ăn Coco’s vào mỗi buổi sáng thứ 6, khi nhóm đầu tư địa ốc họp mặt ăn sáng ở thành phố Brea.

Ông này có cuộc đời khá kỳ lạ. Khi xưa, ông ta là du đảng, lấy vợ rồi ăn trợ cấp, sống ở Mobile home park. Một ngày đẹp trời, ông ta chán cuộc đời ăn trợ cấp nên hai vợ chồng quyết định, giả từ của sống xã hội chủ nghĩa, chế độ bao cấp của nhà nước, không muốn bị cán bộ xã hội làm khó dễ nữa nên bỏ trợ cấp, đi làm, tìm thú vui trong cuộc đời lao động vinh quang.

Bà vợ đi chùi nhà cho thiên hạ còn ông thì đi làm thợ vịn ở công trường. Từ từ ông ta biết tay nghề, đi xây thầu cất nhà cửa. Một hôm, ông ta đọc cuốn sách “How to Wake Up the Financial Genius Inside You” rồi đề xuất một kiến nghị với bà vợ là để dành tiền mua căn nhà, làm tổ ấm uyên-ương. Ông ta giới thiệu mình cuốn sách này khi mới vào nghề.

Mình có đọc cuốn này và vài cuốn khác do ông này viết. Cuốn này hay nhất. Ông này rất thành công nhưng sau đó lại dính vào cái bệnh dại gái nên bay hết tài sản. Chán Mớ Đời 

Trời thương, bà vợ đồng ý nên hai vợ chồng chỉ tiêu xài tiền lương của bà còn tiền của ông làm ra thì để dành tậu căn nhà. 2 năm sau thì họ đủ tiền để đặt cọc, mua một căn nhà cũ, rồi ông ta sửa chửa lại. Rồi từ từ vì quen xài có một lương nên họ mua thêm nhà cho thuê. Ngày nay thì họ có 52 căn nhà cho thuê. Mình có gặp bà vợ, kể lại những nhọc nhằn, lúc khởi đầu, hà tiện, thèm khác áo quần thời trang,...

Có lần hai vợ chồng đi chơi đâu trên Vancouver. Thiên hạ kêu sao không đi Alaska luôn. Thế là ông nói bà vợ ở đó với bạn, ông bay về Cali, lấy tiền thuê nhà xong, bỏ vào ngân hàng rồi bay lên lại, hai vợ chồng đi chơi thêm 3 tuần. Dân cho thuê nhà chỉ làm việc có 1 tuần trong tháng. Nhận tiền thuê nhà bỏ ngân hàng, trả nợ chi phí trong tháng rồi gửi hoá đơn cho tháng sau. Nay thì có email, Quickbook làm sẵn nên có thể ở Alaska làm qua điện thoại. Người thuê nhà tự động trả qua ngân hàng.

Hai vợ chồng hay đi seminar với nhau để học hỏi thêm rồi ai mới vào nghề như mình 25 năm về trước thì ông ta chỉ, hướng dẫn. Tương tự ngày nay, ai mới vào nghề thì mình hướng dẫn.

Hôm nay đến thì gặp vài tay quen từ 20 năm qua nhưng cũng có vài tay mới vào nghề. Năm 2000, ông ta kêu mình chạy ra RiverSide mua nhà nhưng đi học nghề thì thiên hạ kêu là không nên mua nhà xa quá chỗ ở hơn 1 tiếng đồng hồ lái xe. Khi có vấn đề, mất thì giờ chạy xa. Nhà ở Quận Cam thì mua không nổi, quá đắt lại không đủ tiền trả tiền sở hụi. Có mấy căn họ kêu bán nhưng không có tiền đành chịu.

8 năm sau, mình nghe lời ông ta chạy ra RiverSide, tuy xa nhưng phải mở đường máu, lùng nhà quá rẻ. Một căn nhà chỉ mua với giá $50,000, 4 căn chỉ có $99,000 tha hồ mà mua. Cho thuê mỗi căn $1,200, cứ 3 năm là lấy lại vốn. Nội xây một căn nhà mới là đã thấy đi đong $150,000. 

Xui cái là Obama cấm không cho ngân hàng tịch thu nhà nữa nên thiên hạ cứ ở chơi, rồi họ cho tiền lời xuống thấp, thế là dân tình vui vẻ lại. Giá nhà lại lên. Thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 2008. Xong om

Ngồi nói chuyện với một bà gốc El Salvador, nghe bà ta kể về cuộc đời của bà khiến mình thất kinh nên ghi lại đây.

Bà ta sinh trưởng tại El Salvador. Khi miền NAm Việt Nam bị Việt Cộng chiếm đóng thì Hoa Kỳ rất sợ các nước Nam Mỹ và Trung Mỹ rơi vào tay công sản nên ra lệnh, giúp quân nhân đảo chánh ở CHí Lợi, Á Căn Đình, các nước trung-mỹ thì cũng te tua. Các đội quân phiệt, giết người như ngoé ngay giám mục cũng bị giết. Mẹ bà ta bị giết nên bà ta được cứu vớt đem sang Hoa Kỳ và mấy người em không cha mẹ. Từ từ bà đi học, đi làm rồi một ngày đẹp trời chợt giác ngộ là nên mua nhà cho thuê. Từ đó, bà ta đi kiếm nhà mua bán nay cũng khá. Tuy chưa đủ để về hưu.

Bà em cũng có mặt trong đám và cô con gái, bận cái áo T-shirt đề I Love Passive Income. Bà ta kể là đi làm cho luật sư. Tìm được một thân chủ cho luật sư thì trung bình luật sư vớt được $25,000 cho mỗi vụ đụng xe nhưng bà chỉ được trả lương có $1,200 mà lo làm nên không có thì giờ chăm sóc con gái. Nay vào nghề mua nhà, sửa chửa lại thì có thì giờ lo cho con gái. Kinh

Bà ta kể là có mua một cái Mobile home, giá $60,000 nhưng chủ bán đòi tiền mặt chớ không nhận cashier check. Bà thấy lạ nhưng cũng chìu, đem tiền tươi lại nhưng kêu cô con gái quay vi-zeo rồi ông chủ bán đi Las Vegas. 3 ngày sau cúng hết $60,000, trở lại nạy cửa chui vào. Kêu đại dịch mất cả năm mới truật xuất ra khỏi. 

Bà ta kêu thằng cháu rình, đợi ông bán nhà đi khỏi là chạy vô nhà, thay ổ khoá lại hết. Tên này trở lại chửi bới tùm lum, bà kêu cảnh sát lại, cảnh sát kêu ông kia phải đi, cấm không được bén mảng lại gần nhà. Có gì thì đi kiện qua toà án. May quá khi cảnh sát đến là bà ta đã ở trong nhà. Người ở ngoài muốn vào thì phải đi kiện ở toà. Toà cho phép thì mới có cảnh sát đến trục xuất. Cảnh sát xem vi-zeo là có đưa cho tên bán lấy tiền tươi. Do đó, chủ nhà sợ nhất là nhà trống vì thiên hạ đột nhập vào ở là mệt, mất thời gian truật xuất họ.

Từ hơn 1 năm nay, bà ta mua Mobile home cũ, sửa chửa lại rồi bán, được nhiều tiền hơn là đi làm cho luật sư, lại có thì giờ chăm sóc con gái.

Có một cuốn sách khác mà mình thích đọc lại mỗi năm là “the richest man in Babylon “

Những loại sách này rất bình dân học vụ, dễ hiểu chớ đọc mấy sách của các tiến sĩ kinh tế là nhức đầu vì chỉ lý thuyết. Cuốn này mình có đưa cho mấy đứa con đọc nhưng không biết chúng có nhớ gì không. Nay chắc chú tâm kiếm bạn gái bạn trai. Chán Mớ Đời 

Nghe bà này kể xong cuộc đời của bà là mệt, phải bò về trong khi cả nhóm vẫn ngồi nghe thiên hạ kể chuyện. Dạo này thị trường địa ốc lên cao nên đông người, muốn làm giàu qua địa ốc. Đến khi nào thị trường địa ốc te tua thì cha con lặn mất. Thiên hạ hay a-dua, cứ nghĩ làm địa ốc là mau giàu nhưng khi đụng trận thì Chán Mớ Đời bỏ cuộc rất nhiều.

Thật sự, các họp mặt này giúp mình rất nhiều vì nghe thiên hạ bị lừa ra sao để tránh như vụ tên bán nhà đòi tiền tươi. Hay có nhiều chuyện động trời khác. Mình học kinh nghiệm của người khác để tránh bị lừa. Trên đời này, khi đụng đến tiền là có người lường gạt. Các nạn nhân thường là người lớn tuổi. Về hưu sợ không đủ tiền để xài lâu năm nên hay nghe lời bọn bất lương dụ đầu tư vào cái này dễ ăn, lời to.

Nên nhớ nếu lời to thì chả thằng nào dại mà kêu mình. Mình mà biết cách làm ra tiền, thì đi mượn tiền thiên hạ rồi đầu tư. Sau này thắng thì trả thiên hạ. Chỉ có khi nào người ta không muốn cho mượn tiền mà đòi chung hùn với nhau thì mới đồng ý.

Nguyễn Hoàng Sơn 

Trồng bơ bán bơ

 Mùa bơ tại Cali thường bắt đầu từ cuối tháng 2, khi trận chung kết giải bóng bầu dục tại Hoa Kỳ, thường được gọi là Super-bowl . Người Mỹ thường tụ họp, làm guacamole để ăn và ngày 5/5 (Cinco de mayo) ngày lễ độc lập của Mễ Tây Cơ, thì người Mỹ gốc Mễ ăn bơ nhiều nhất. Thường mình bán đầu mùa cho Superbowl và đợi đến trung tuần tháng 4 là bán hết vì giá cao cho lễ độc lập của xứ Mễ tây Cơ.

Bộ canh nông Cali phải thẩm định độ chất béo trong quả bơ trước khi cho bán ngoài thị trường. Có nhiều người bán trước mùa thì bị phạt. Năm ngoái có ông mua bơ ở vườn mình rồi bán ngoài chợ nông dân (farmers’ market ), bị phạt $1,000 vì bán trước khi được bộ canh nông tiểu bang cho phép.

Người tiêu dùng thì không biết nhưng trong ngành trồng bơ hay các trái cây khác thì hằm bà lằn. Vườn nào mà được “GAP certified “ (Good American Products) như vườn mình thì giới mua sĩ thích lắm, và mua giá cao hơn. Lý do là phải theo các thể lệ của chính phủ và bị thanh tra chính phủ đến thăm viếng hàng năm.

Anh chàng đem xe đến mua bơ của mình rồi bán lại tại chợ Nông Dân.

Đi học mấy cái này rất châm vì phải biết cách-ly nước và các loại phân bón, hoá chất,....để khỏi bị ô nhiễm, có thể gây bệnh cho người tiêu dùng. Thêm vệ sinh, y tế. Do đó các công ty mua sĩ, đem từ vườn về là họ ngâm vào các chất hoá học để cho vỏ tươi lâu và sát trùng đủ loại. 

Do đó, 1 trái táo có thể để dành cả năm mà vẫn tươi. Thiên hạ hay hỏi mình là họ mua bơ từ các chợ về, ngoài tươi trong lại đen là sao. Mình giải thích vì họ ngâm thuốc và để lâu. 

Thiên hạ cứ xin bơ của mình, mình kêu bơ em trồng để bán chớ không để cho, khiến nhiều người giận. Mình trồng chơi ở nhà thì xin được, đây trồng để bán mà cứ xin, rồi giận. Có người lại kêu mình hái đem về cho họ vì ngại đi xa. Mình lên vườn để làm việc chớ có phải đi làm công quả ở chùa đâu. Chán Mớ Đời 

Khi mùa bơ đến thì phải hái và bán. Bán thường thì cho các công ty mua sỉ thì giá thấp còn muốn giá cao thì tự bán ở các chợ nông dân hay ngoài đường. Năm nào được mùa thì phải mướn người hái và bán cho các công ty mua sỉ. 

Thường mấy công ty này mua xong thì bán cho các xứ ở á-châu như Nhật Bản, Trung Cộng, Tân-gia-ba,.. công ty mình thường bán cho thì bán cho Nhật Bản. Nghe nói một trái bơ bên đó giá $8. Họ nhập cảng từ MỄ-tây-cơ, Peru, Chí-lợi vào thì bán cho dân mỹ để có lợi nhuận nhiều do đó bơ thường bị ngâm thuốc trước để được lâu. Nếu bán bơ Cali thì giá cao hơn thị trường hiện nay.

Năm nay thất mùa nên mình phải bán rỉ-rả, kêu con lên phụ hái rồi bán cho chợ Nông-dân. Thông thường thì bơ đến tháng 5-6 là phải hái hết vì chúng sẽ rụng thêm là chất béo quá nhiều sẽ làm đen cái đáy của trái bơ. Khó bán. Nhất là tháng này thì hoa đã nở, và sẽ thành quả, phải hái để chất dinh dưỡng nuôi trái mới.


Bơ hái từ từ nên phải bỏ vào mấy thùng này để dễ di chuyển đến chợ nông dân. Còn bán sỉ thì họ đưa cho mình các thùng cần xé loại chứa 1000 cân anh, độ 450 kí-lô rồi khi xe tải của họ đến thì câu lên và chở đi. Nếu nhìn cái vỏ bơ thì thấy bắt đầu có phần bị sậm tối. Lý do là bị nắng. Lá bắt đầu rụng để ra hoa cho mùa tới nên vỏ bơ bị sạm nắng.

Thiên nhiên lạ lắm. Khi sắp ra hoa thì lá khô rơi rồi nụ hoa mọc ra rồi hoa nở thì có lá mới mọc ra để che nắng các trái vừa đậu. Trung bình mỗi cây có cả triệu đoá hoa nhưng đậu trái độ 500, rồi từ từ cơ thể của cây chịu không nổi, tiếp dưỡng cho trái nên rụng một số. Tuần vừa rồi, ông mỹ nuôi ong đem mấy trăm tổ ong đến vườn để cho hoa thụ phấn.


Anh chàng cắt cần xé làm hai để chở cho tiện. Khi nào mướn người hái thì họ đem lại cả chục người. Thường thì trong vòng một tuần là họ hái hết vườn. Mỗi ngày trung bình một người hái được 1,500 cân anh. Hôm qua mình hái có phân nữa của họ là đã oải. Đó là mình chỉ hái trái gần mặt đất, còn họ phải leo lên thang để hái. Anh chàng hay hái thuê cho mình, mỗi năm phải xin phép chính phủ để đem người hái từ Mễ sang. Mấy người này lấy $70 để hái một cần xé còn dân hái ở mỹ thì lấy gấp đôi mà tìm không ra.

Các tổ công đoàn lao-động, kêu gọi biểu tình tẩy chay các nhà vườn vì sử dụng người hái đem từ Mễ Tây Cơ sang. Họ kêu $150/ ngày không được phải $450/ ngày chi đó. Họ không muốn dân Cali ăn bơ. Chán Mớ Đời họ không kể là trả $150/ cần xé. Trung bình mỗi người hái 1.5 cần xé, xem như $225/ ngày. Chủ phải trả tiền bảo hiểm tai nạn lao động thêm $150 nữa vị chi là $375.

Họ nhập cảng bơ từ Mễ tây Cơ qua nên giá thị trường rẻ, không đủ sỡ hụi. Bọn mua sỉ thì làm áp lực.

Năm được mùa thì số lượng trái có thể lên đến 250,000 cân anh, còn thất mùa thì phân nữa hoặc 1/3. Mình vừa làm lại hệ thống nước, hy vọng sẽ ít tốn nước, nhất là nước tưới đúng chỗ. Mình đang chuẩn bị trang bị hệ thống sensor độ ẩm để có thể tự động tự động tắt nước tưới, không tốn hao nước tưới. Từ xưa đến nay, người ta tưới vì ngại khô nước nhưng nay với công nghệ tân tiến thì có thể đo độ ẩm, giúp mình biết khi nào cần tưới khi nào ngưng.

Thứ 4 này mình chạy xuống Escondido, viếng một ông mỹ già có vườn bơ từ 40 năm nay. Mình gặp ông ta trong một Seminar nên theo ông ta học nghề. Cứ lâu lâu chạy xuống vườn ông ta, học hỏi thêm rồi mời ông ta đi ăn trưa. Ông ta tính về hưu, bán cái vườn. Mình nói muốn thì bán cho mình nhưng để xem vì ông ta đã bán phân nữa cho tên bên cạnh.

Hôm qua, anh chàng đến chở bơ đi bán cho đám bán ở chợ nông dân. Anh ta đưa mình một cọc tiền lẻ, tờ $5 khiến mình thất kinh vì bỏ ví không được, dầy cộm. Hỏi ra, anh ta mới giải thích là bán bơ cho một tên nào. Hắn để cái xe bò-ếch trước nhà và mấy bịch bơ. Bỏ cái hộp đựng tiền rồi thiên hạ đi bộ qua nhà anh ta, dừng lại, bỏ vào hộp $5 rồi lấy đi một bịch bơ. Mỗi ngày lời $50-$100, nhưng phải ở trong khu người đàng hoàng chớ ở mấy vùng cà chớn thì chúng lấy bơ và tiền đi luôn. Cứ lâu lâu, anh chàng chạy ra xem, thiếu bơ thì bỏ thêm. Mỗi tháng bỏ túi thêm $2,000. Xong om

Nghe vậy khoái quá, muốn làm, chạy về nhà, bố trí tư tưởng, thưa với đồng chí gái về ý tưởng làm ra tiền để khỏi mang tiếng ăn theo vợ. Không còn sợ bị vợ la là cứ lang thang, chả làm gì. Vợ kêu thôi thôi tui xin Ôn. Làm mình cụt hứng. Cuộc đời mình lạ lắm. Cứ nghĩ cái gì ra để làm tiền là bị vợ cắt ngang, không duyệt, tiếp thu ý chí can cường, quyết làm giàu của mình.

Khi xưa, đi học mua nhà cho thuê về. Nói với vợ là ráng chịu khó 20 năm nữa là mình giàu. Vợ kêu tui lạy anh, tui lạy anh. Rồi như sợ mình không nghe lời đảng, đồng chí gái đi nói với mấy ông anh bà chị. Mấy ông bà chị vợ này kêu mình lại dũa nát nước, kêu nhà đang xuống mà đi mua nhà. Tiền đâu ra mà đi mua nhà.

Cuối cùng mình lén mụ vợ đi mua nhà, bỏ tên trong Trust nên không cần mụ ký. Đặt cọc vài ngàn nên mình lén ký cũng được và chủ cho vay lại nên không cần mụ vợ ký chung. Xong om.

Sau này anh chị vợ kêu “ông Sơn hên, mua nhà lúc nó xuống” Chán Mớ Đời 

Nghĩ lại thì thương mụ vợ. Khi xưa, bạn bè họ hàng của mụ kêu đừng lấy cái thằng Đen ấy, nghèo rách khố nhưng đồng chí gái nghĩ còn vớt vát được cái nghề Kiến Trúc Sư, du học vớ vẩn. Ai ngờ lấy nhau được vài năm mình lại xuống cấp, đi lợp mái nhà, xây nhà cho thiên hạ. Gặp ai mình kêu làm nghề thợ hồ, đồng chí gái phải bồi vào kêu là kiến trúc sư. Nay lại càng xuống cấp, xuống tận đáy xã hội làm nông dân nghiệp dư. Ai cũng gọi Bà Nông Dân Nghiệp Dư.

Để coi, em tính cuối tuần này làm hay tuần sau. Chỉ sợ em đi vườn thì mụ vợ ở nhà dẹp quán bán bơ dã chiến của em quá.

Cứ đem cái Easy-up ra, để đống bơ trên xe bồ-ệch thêm cái thùng đựng tiền. Viết vài tờ quảng cáo. Mình hay thấy mấy nhà, trồng lựu hay táo chi đó cũng để một thùng ngoài đường và cái hộp đựng tiền. Cuối tuần thì ông thợ đến phụ, và cũng muốn rời nhà vì ở nhà lại mê đá banh, mở xem Mờ U đá chán như con gián nên vào vườn lao động vinh Quang, cho khoẻ người.

Hôm nay ở nhà, dưỡng sức cho khoẻ và đi chợ cho vợ. Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Ai-phôn tui-phôn

 Facebook nhắc đến bài mình viết mấy năm về trước về điện thoại di động khiến mình chợt nhận ra chúng ta bị lệ thuộc vào của điện thoại di động. Ra đường là phải có nó nếu không là mệt, như người trong sa mạc, không biết cầu cứu ai.  Không có nó là đời mất vui, như con người thiếu nước trong sa-mạc. Nói một cách yếm thế hơn là nô-lệ cho cái điện thoại. Có thể trong tương lai, chúng ta sẽ không còn sử dụng điện thoại di động, thay vào đó là một cái chip siêu nhỏ được cài đặt trong người.

Vào quán ăn, mình thấy cảnh quen thuộc cả gia đình, mạnh ai nấy cầm cái điện thoại trong khi chờ đợi, thậm chí khi ăn họ cũng dán mắt vào cái điện thoại. Như bài hát thủa nào “chúng ta yêu nhau tuy xa mà gần, tuy gần nhưng cách xa...” sự liên hệ của con người qua điện thoại di động. Khi xưa, khi cần gọi mấy đứa con trong phòng xuống ăn cơm thì dùng interphone nay thì phải nhắn tin qua điện thoại.

Cho thấy con người liên lạc với nhau rất nhiều nhưng qua nhắn tin. Dần dần cuộc sống sẽ mất đi khoảng cách, không gian và thời gian. Sẽ không có ngày, có đêm, cuộc sống càng nhanh chóng, fast lane cho vận tốc siêu thanh, đúng hơn là vận tốc của chip điện tử. Chúng ta chỉ sống qua cái điện thoại, không có nó là không có cuộc sống.


Khi xưa, vào quán phở thấy ông chồng cần tờ báo biếu quảng cáo, nhặt ở chợ, hay báo trong tiệm phở để cập nhập tin tức thay vì nhìn mặt mụ vợ đang theo thể loại mùa thu đến, mất đi cái nụ cười thanh xuân khi mới quen nhau.

Người ta cho rằng, chúng ta mê hay nghiện điện thoại vì sự chán chường của cuộc sống. Do đó con người hay mở điện thoại di động để xem có gì mới lạ, kích thích cuộc sống của họ hay không. Mở Facebook để xem có bạn nào mới đăng tấm ảnh nào hay có ai xem ảnh mình mới xeo-phì tô mì gà mới ăn. Thậm chí có người cứ lấy hình chụp món ăn của ai rồi tải lên mạng, như thể mình mới làm, đẻ câu Like. Thậm chí lấy hình ảnh của ai đó rồi xoá tên người đăng, bỏ tên mình vào như thể mình vừa làm tô mì. Tạo dáng xeo-phì.

Khi khám phá ra có điều gì lạ, nhấn like hay có nhiều like về tấm ảnh của mình, chúng ta nhận được cảm giác thích thú và từ từ chúng ta đâm nghiện những khoảnh khắc tạo dopamine ấy.

Trong xã hội đông đúc đến hơn 7 tỷ người mà người ta tính đến năm 2050, dân số thế giới sẽ lên đến 9 tỷ người. Chúng ta không là cái gì cả. Chúng ta chán chường vì không được ai biết đến, vô danh nên cố tạo ra sự duyên dáng, dùng photoshop để vượt qua số phận. Cái mặt như cái bánh bao nhưng chúng ta vẫn làm dáng làm duyên để đạt triệu LIKE. Kinh

Đang viết đến đây thì mụ vợ đi ngang kêu chán chường quá. Mình kêu chán thì lên vườn sẽ hết. Mụ vợ kêu nghe ôn nói làm tui càng chán hơn nữa.

Khi xưa, chúng ta ở trong một cái làng nhỏ nên chúng ta phải thoả hiệp hay lắng nghe sự đối thoại với người hàng xóm hay bạn bè. Ngược lại, ngày nay chúng ta có bạn bè trên mạng, có cùng chí hướng, yêu thích về một vấn đề nào đó. Chúng ta chỉ làm quen với những người có cùng chính kiến, sở thích,..nên chúng ta không cần phải đối thoại, lắng nghe những ý kiến khác biệt. Dần dần chúng ta nghĩ chúng ta đúng vì những người bạn trên mạng đều đồng ý, nhất trí với mình. Chúng ta không màng đến sự thoả hiệp, thương lượng hay lắng nghe người đối thoại, đưa đến tình trạng cực đoan.

Chúng ta chứng kiến những sự việc, thay vì làm cái gì đó thì lại móc điện thoại ra quay. Các cảnh học sinh đánh nhau, không đi báo thầy cô hay hiệu trưởng, cứ quay vô-tư để tải lên mạng được triệu Like. Dần dần cuộc sống của chúng ta bị điều kiện hoá bởi cái điện thoại cầm tay. Nhiều khi ngồi ăn với vợ con. Mụ vợ và con gái cứ kêu khoan, không cho ăn vì phải để họ chụp hình câu Like, khiến mình nổi điên. Cấm không được đem điện thoại vào bàn. 

Vợ chồng con cái gặp nhau một lần sau 1 ngày làm việc, cần có thời gian, không gian để trao đổi, bồi dưỡng sự liên hệ, tình cảm với nhau. Nay cứ lấy cái điện thoại làm chính.

Trong vụ bầu cử vừa qua, đã nói lên sự ảnh hưởng của mạng xã hội về con người chúng ta. Vợ chồng cãi nhau, bạn bè không thèm nhìn mặt nhau, vì bất đồng chính kiến với mình. Chúng ta cứ rêu rao tự do ngôn luận nhưng không để cho người bất đồng chính kiến bầy tỏ quan điểm của họ. Không khác những chế độ độc tài của Việt Cộng, Trung Cộng hay quân phiệt.

Các nhà tâm lý học khuyến cáo về tình trạng lệ thuộc vào điện thoại thông minh. Họ cho rằng tỷ lệ bệnh trầm cảm và tự tử gia tăng. Trẻ em bị bạn bè chửi bới chi đó trên mạng là tự tử. Người lớn chắc cũng vậy, ai đó mắng mình thì cảm thấy nhục nhã rồi tự vận.

Chúng ta cứ tìm kiến những cảm giác thích thú dopamine nên cứ xét điện thoại hoài làm mất hết sự chú ý vào công việc học hành nên tình trạng ADD gia tăng rất nhiều. Sự việc này sẽ cản trở năng suất làm việc của chúng ta. Nhất là học sinh về việc học hành.

Về sức khoẻ thì mỗi ngày mất 8-10 tiếng trên điện thoại sẽ làm chúng ta bất bình thường, cũng như chơi game điện tử,.. các hoạt động này đưa đến đau cổ, đau lưng,...


Quan trọng nhất là mất ngủ. Đồng chí gái có vấn đề khó ngủ, cứ lướt mạng trước khi đi ngủ nhưng không bao giờ nghe lời chồng. Mình thì tập xong, ngồi thiền một tí rồi ngủ tới sáng. Khỏe ru.

Điện thoại bên thoại bên Úc Đại Lợi đều phải ghi cho người tiêu dùng biết là các làn sóng từ trường,  phóng xạ “có thể” làm họ bị ung thư. 1/2 ong ở Hoa Kỳ chết vì các cột điện phát sóng tưng tự 1/3 chim ở Hoa Kỳ cũng chết hay biến đi đâu nhưng các công ty điện thoại không cần phải cảnh báo cho khách tiêu dùng. Mình phải mua cái đò bọc điện thoại để tránh bớt phóng xạ. Chán Mớ Đời 

Mình cài hệ thống là không nhận điện thoại sau 7 giờ tối. Chuyện quan trọng của thiên hạ chưa chắc là chuyện quan trọng của mình. Làm nghề cho thuê nhà, mình quen rồi. Cái gì hơi lộn xộn là họ gọi mình dù 12 giờ đêm nên không bao giờ bắt máy. Sáng ra gọi họ lại thì mọi việc đã yên ổn.

Dạo này mình tìm cách bớt lên mạng, bớt tò mò, xem có ai đọc bài của mình. Sáng ra, tải một bài lên rồi chiều xét lại. Xong om

Mình xoá khá nhiều mấy cái App có chức năng mà mình ít khi dùng. Thêm nữa, dạo này là mùa Bơ nên phải lên vườn, hái bơ cho thiên hạ đến lấy. Lên xe, mình cũng không mở các chương trình hội thoại hay radio thì thấy đầu óc thoải mái hơn, không cố gắng tìm hiểu môn này, môn nọ.

Có lẻ làm vườn, thiên nhiên đã giúp mình trở lại bình thường?

Khi nào cảm thấy trống vắng thì mình tập thở. Khi tập thở thì đầu óc bổng nhiên an vui. Xong om

Nguyễn Hoàng Sơn 

Nàng! 1 sản phẩm của tình yêu


Tuần này, trên Facebook của NAM ROM, có tải 1 phim Việt, được xem là phim cuối cùng thực hiện của Việt Nam Cộng Hoà trước khi Việt Cộng vào, được quay năm 1974. Phim này do con trai ông Thái Đức Nhã làm đạo diễn, đến 45 năm sau mới được trình chiếu trên YouTube dưới tên “Tuổi Dại” ( Green Age). Xem link

https://youtu.be/dHwABXu4kuY

Có ca sĩ Thanh Mai đóng vai phụ, khuôn mặt rất dễ thương tương tự mụ vợ mình. Xin phép được ca tụng đồng chí gái 1 tí.

Xem hình xưa thì đồng chí gái giống ca sĩ Thanh Mai nhưng sau 30 năm lãnh đạo, đối chọi với mình thì như Francis Cabrel hát “Elle a dû faire toutes les gueres pour être te-tua .. »

Khi còn sống bà Thái Đức Nhã quen với bà cụ mình. Hình như có biệt thự ở đường Pasteur, cạnh nhà nghỉ mát của gia đình dì của đồng chí gái. Có lần sang Hoa Kỳ chơi, bà cụ mình nói chuyện với bà dì vợ thì được biết là hai nhà cạnh nhau. Họ biết nhau ở Sàigòn. Về Đàlạt mẹ mình có kể chuyện với bà Nhã. 

Phim này được quay bằng phim màu. Trước 75, ít khi có phim Việt được quay bằng phim màu, toàn là đen trắng. Hình như mình có xem phim Chân Trời Tím, Người Tình Không Chân Dung là phim màu. Thấy cũng vui vì được nhìn lại những hình ảnh của Sàigòn xưa, thời trang của giới trẻ, tóc dài đủ trò. Cốt truyện thì như bao nhiêu chuyện Việt Nam, con gái nhà giàu mê trai nhà nghèo, anh chàng này là dân Đàlạt. Khi xưa mình cũng nghèo nhưng chả cô nào nhà nghèo để ý cả. Chán Mớ Đời 

Người Việt mình thích Nghèo. Hạnh phúc vì nghèo. Người ta phỏng vấn ông nhạc sĩ nào đó, quên tên rồi. Lý do ông làm nhạc về nghèo. Ông ta kể mấy bản nhạc viết về nghèo, lại bán chạy nhất nên phải sản suất theo thị hiếu của thị trường.

Nếu viết về con nhà nghèo lấy con nhà nghèo hay con nhà giàu lấy con nhà giàu, không có câu khách được. Nghe kể có ông ca sĩ nào cứ hát bản nhạc Kiếp Nghèo, mua được mấy căn nhà. Xem báo chí mỹ, hay tây phương, họ cứ kể chuyện nhà giàu hay vua chúa mới bán chạy. Người tây phương thích làm giàu nên học cách làm giàu, chạy theo người giàu có để học nghề, còn người Việt thì thích nghèo, ngâm nga kiếp nghèo.

Rồi lại chửi bới người yêu phụ tình, đi lấy chồng. Anh nghèo, lười, không chịu làm việc, cứ tối ngày say sưa, lại bảo tôi về làm vợ, nuôi anh thì khốn nạn cho cuộc đời tôi. “Cứ rên rỉ, người ta lại bỏ con rồi Chúa ơi. Chán Mớ Đời “

 Có mấy cảnh quay tại Sân Cù Đàlạt và những thác nước như Pongour hay Gougat mà mình chưa bao giờ viếng khi xưa vì an ninh. Nhìn lại khi xưa không có dịp đi chơi với cô nào ở Đàlạt trên sân cù, thác nước ,... Buồn!

Cốt truyện là một cuộc tình tay ba, có anh chàng con nhà giàu, chả thấy học hành gì cả, không đi lính, cứ lái xe đi tán gái và hát hò ban nhạc. Thời đó, con trai mà không học đại học thì phải đi quân dịch, ai muốn miễn dịch thì phải học ngày chưa đủ, tranh thủ học đêm. Chỉ có con mấy ông lớn mới có tiền chạy chọt để miễn dịch. 

Còn một ông thần là sinh viên Phú Thọ, con công chức, không giàu, lại là bạn thân của con trai nhà giàu từ thời mẫu giáo, thấy có vẻ gượng gạo ra sao. Khi xưa mình đi học, mấy tên học chung thuộc giai cấp giàu, không bao giờ chơi với mình. Đến nhà thằng nào, là đứng ở ngoài chơi, đâu có cho vô nhà, sợ chôm chỉa. Đây lại nói con gái nhà giàu mê con nhà nghèo. Chán Mớ Đời 

Nói đến Chân Trời Tím, nghe kể là sau 1975, Việt Cộng để tấm ảnh của tài tử Kim Vui bận bikini trong viện bảo tàng Tội Ác Mỹ-Nguỵ. Nay cảnh nóng trong phim Việt Nam quá nhiều. Phải mất 45 năm để Hà Nội mới qua mặt Sàigòn.

Nghe nói , Việt Cộng để tấm ảnh của nữa tài tử Kim Vui trong viện bảo tàng tối ác mỹ-ngụy . Ai biết tấm ảnh nào thì cho mình hay. Mình mò tấm ảnh này trên mạng.

Phim vừa hết thì YouTube chuyển qua phim “Nàng” khiến mình thất kinh vì có xem phim này với học sinh trường Văn Học và Văn Khoa khi xưa tại rạp xi-nê Hoà BÌnh năm 11 B. Dạo ấy, cứ cuối tháng, là học sinh hai trường được xem xi-nê miễn phí tại rạp xi-nê Hoà BÌnh của ông bà chủ tiệm Chic Shanghai từ 10 giờ đến 12:00. Học tiết đầu xong, ra chơi là cả đám cuốc bộ hay đi xe gắn máy lên đường Duy Tân. Vui nức nở. Cái thú đi xi-nê miễn phí và cùng cả trường, khá vui, nhiều kỷ-niệm. Vào rạp thì la ó, chọc ghẹo mấy cô, trong khi thầy CBA cứ đi vòng vòng.

Hình này mình xem ở bên tây, khi báo chí tây chụp ảnh ngày Việt Cộng vào Sàigòn. Khiến mình thất kinh.

Thằng nào có đối tượng thì cứ chu mõ rống để đối tượng nghe giọng vịt lộn của hắn. Đâu phải chỉ có một tên, toàn là gà trống gáy như cái chuồng gà loạn cào cào lên. Chỉ đến khi tắt đèn thì mới ngưng, lẻ tẻ vài câu của mấy tên còn ghiền gáy trong rạp.

Đồng chí gái xem, kêu 50 năm về trước mà cốt truyện khá hơn xi-nê Việt Nam ngày nay. Tuần rồi đồng chí gái xem phim “Bụi Đời” của Việt Nam ngày nay thực hiện. Chán như con gián. Đồng chí gái xem còn mình thì ngủ để ngày mai lên vườn.

Phim Nàng được quay theo một cuốn tiểu thuyết, khuôn mặt của Thẩm Thuý Hằng quá đẹp nhưng không hiểu sao bà ấy vẫn muốn thăm viếng các ông bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ. Mình không nhớ cốt truyện vì đã xem lâu quá. Chỉ nhớ mặt của tài tử Thẩm Thuý Hằng quá đẹp rồi có cảnh kép độc cải lương Việt-Hùng, ôm hay hiếp dâm cô nào làm việc trong nhà ông ta. Mình chỉ định hướng những cảnh ấn tượng không à.

Hình như phim này được giải xi-nê Á Châu chi đó, cho thấy trình độ điện ảnh Việt Nam khi xưa cao hơn các nước khác trong vùng. Sau này điện-ảnh Đài Loan, có một thế hệ đạo diễn trẻ, bắt chước nhóm đạo diễn Ý Đại Lợi, làm phim loại “tân-hiện-thực” khá nổi tiếng. Mình rất mê nhóm này, xem gần như toàn tập phim của họ vì có chút gì tương tự Việt Nam.

Mỗi tháng học sinh Văn Học và Văn Khoa được xem xi-nê miễn phí nên tháng đó không tốn tiền đi coi xi-nê tại rạp Hoà Bình.


Hình này cho thấy rạp đang chiếu phim Mãnh Lực Đồng Tiền cũng do đạo diễn Lê MỘng Hoàng thực hiện sau khi quay phim Nàng. Phim Nàng được coi năm 1972, chắc Mãnh lực Đồng Tiền năm 1973 hay 1974. Ông đạo diễn này, du học bên pháp, rồi học thêm về xi-nê cùng thời với ông Hoàng Anh Tuấn, Vĩnh Noãn,... mình không có coi phim này, nghe nói có Hùng Cường và Mai Lệ Huyền đóng. Mình mê xem phim ngoại quốc hơn phim việt.

Xem phim ngoại quốc, thấy hình ảnh tuyết rơi, cảnh đẹp nên giúp cánh buồm tuổi thơ của mình bay bổng ra khơi, còn phim Việt Nam thì cứ thấy nghèo với những giấc mơ Phù Đổng. Đậu được cái bằng là có con nhà giàu đem tới gả như các tuồng cải lương hồ quảng.

Phim Việt Nam khi xưa, mình thấy phim “chúng tôi muốn sống” của ông Vĩnh Noãn quá hay, so với thời đại ấy. Ông này là anh của bà chị dâu họ của đồng chí gái nhưng mình không có dịp gặp, chỉ đi đám tang khi ông qua đời. Không hiểu sao, bộ chiêu hồi không tiếp tục làm những phim tương tự để chống cộng.

Khi họ xây xong chợ Mới thì chợ Cũ (rạp Xi-nê Hoà Bình) được làm lại. Có rạp xi-nê phía trong còn xung quanh thì các tiệm bán hàng. Mình có thấy bản vẽ của rạp xi nê và trên lầu với thương xá xung quanh rạp xi-nê nhưng cuối cùng chắc tốn kém hay không ai chịu đầu tư nên chỉ làm một tầng. Để hôm nào mình tải hình ảnh khu Hoà Bình từ thời thành lập đến nay. Bản vẽ cho thấy khu thương xá có đến 4 tầng.


Thường thường trước khi vào phim chính, họ hay chiếu mấy tấm quảng cáo các thương hiệu tại Đàlạt, rồi các phim dạo, các phim sắp sữa được chiếu trong nay mai. Mình không nhớ hôm ấy, chiếu phim gì nhưng lúc chiếu thử thì cách quảng cáo của phim Nàng rất ư là ấn tượng khiến mình nhớ đến ngày nay. 

“Nàng! Một sản phẩm của tình yêu” rồi chiếu cảnh Thẩm Thuý Hằng trong vai Vân, một cô gái mồ côi từ nhỏ,...có La Thoại tân, Trần Quang,... lâu quá không nhớ hết. Cũng tại rạp Hoà Bình, bà dì mình có dẫn đi xem phim “Chiều Kỷ-niệm” cũng do Thẩm Thuý Hằng đóng vai chính. Mình không nhớ cốt truyện, chỉ nhớ TTH lái xe décapotable chạy ngang, làm bắn bùn lên người ông hoạ sĩ Thanh Tú đang đứng vẽ bên đường. Phim Việt Nam hay có diễn viên cải lương đóng như Thanh Tú, Việt hÙng, Hùng Cường, chắc để câu khách cải lương. Bình dân hơn, dễ kiếm tiền. Phim như Người Tình Không Chân Dung của đạo diễn Hoàng Vĩnh lộc rất hay vào thời ấy thì thiên hạ không hiểu.

Mình có tật là có gì ấn tượng thì mình hay lập lại. Qua hôm sau vào lớp, trong lúc đợi thầy vào lớp thì mình kêu “nàng ! 1 sản phẩm của tình yêu” khiến đám học chung cười rồi từ từ cả đám trong lớp bắt chước, kêu “nàng! 1 sản phẩm của tình yêu”. Lâu lâu thầy đang viết trên bảng thì ở dưới có tên nào rống lên “nàng! 1 sản phẩm của tình yêu” khiến thầy quay lại ngơ ngác như bò đội nón.

Dạo về Đàlạt, gặp lại bạn học cũ thì Ca sĩ Ngân Hàng kêu hắn nhớ mình nhờ câu “Nhà nó nghèo” mà mình là tên đầu tiên phát biểu trong lớp. Hôm ấy vào giờ thầy Nguyên, dạy Hình Học. Thầy kêu Trần Thiện Tân lên bảng để khảo bài. Anh chàng này hơn mình 3 tuổi mà lại khai trụt tuổi sinh năm 1959 như tính trước anh ta sẽ thi rớt tú tài 5 lần. Nhà ở Tùng Nghĩa, ông bố có tiệm thuốc Tây, khá giàu. Khi mình mượn xe ông cụ chở cả đám xuống Tùng Nghĩa đi quyên tiền cho đồng bào bão lụt miền trung thì bị hư xe. Bố của Tân, lo hết vụ này mới lái xe về Đàlạt được. Cuối năm 12B, anh chàng này thi rớt tú-tài rồi chạy về Sàigòn, học lại. Từ đó, không gặp lại.

Thầy Nguyên hỏi anh ta gì mà anh ta trả lời không được. Thầy Nguyên hỏi “Tại sao em không hiểu?” anh chàng Tân đứng đực như bò đội nón. Mình bổng nhiên kêu “Nhà nó nghèo thầy” khiến thầy Nguyên bật cười khiến cả lớp rống theo. Từ đó trong lớp, thầy giáo hỏi, ai trả lời không được là cứ kêu tại nhà nó nghèo. Câu nhà nó nghèo đi theo mình đến nay.

Ngày nay thì mình kêu “Bơ! 1 sản phẩm của tình yêu” Chán Mớ Đời 

Anh chàng mua bơ, đến với chiếc xe cũ, làm nhớ khi xưa ông cụ mình cũng có chiếc công xa này. Hôm nay, bán được nữa tấn. Hai cha con hái mất 4 tiếng đồng hồ.

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tại sao chúng ta phải lên tiếng?

 Từ khi đại dịch khởi đầu năm ngoái thì tội ác, nạn kỳ thị, đối với người Mỹ gốc Á châu gia tăng khủng khiếp. Với những cụm từ Chinaflu, Chinavirus, KungFlu,...đã tạo ra một làn sóng chống đối, sợ hải, kỳ thị người gốc á-châu. Theo nghiên cứu của đại học San Bernardino, miền Nam Cali thì tội phạm kỳ thị chủng tộc đối với các sắc dân giảm 7% toàn quốc, ngược lại đối với người Mỹ gốc á-châu gia tăng 150%. Trong đó các nạn nhân phụ nữ chiếm đến 68.1%. Kinh

 https://youtu.be/oOag2ZP-KqY


https://youtu.be/XIBHsy9KhgM


Ngành nail ở Hoa Kỳ là nghề thu dụng người Mỹ gốc Việt rất nhiều, rất dễ bị phá phách. Đa số là phụ nữ làm việc trong các tiệm nail nên rất nguy hiểm cho người Mỹ gốc Việt, làm ăn trong một môi trường đầy kỳ thị, được định hướng về mặt chính trị. Không những tại Hoa Kỳ mà ngay cả ở Âu châu, chúng ta thấy những vụ bạo hành kỳ thị người á-châu xảy ra rất nhiều. Đọc báo đức ngữ, thấy tấm ảnh cô gái gốc Á, cầm tấm bảng đề “ tôi không phải vi-khuẩn” (ich bin kein virus) tại thành phố Wien, thủ đô nước Áo khiến mình lạnh xương sống. Mới đi chơi ở đây, trước vụ đại dịch xảy ra.

Xứ này và Đức quốc nổi tiếng là kỳ thị chủng tộc, đã đưa đến vụ sát hại hơn 6 triệu người gốc Do Thái. Lịch sử luôn luôn được lập lại theo chu kỳ.

Những tội ác như vụ giết các phụ nữ trong các tiệm đấm bóp ở Atlanta, tiểu bang Georgia hay xô lấn bà cụ gốc tàu trên San Francisco,... còn miệt thị hay thoá mạ khi đi đường khi lái xe thì vô số như có ông gốc mít kể, ở thành phố Ỉrvine. Ông ta đang lái xe, có bà Mỹ lái xe bên cạnh, kêu quay cửa sổ xuống rồi hét : “go back to China”, khiến ông ta giật mình rồi kêu: “I’m not Chinese”. Chán Mớ Đời 



Đối với người da trắng hay da đen hay chủng tộc nào đi nữa thì họ khó phân biệt được người gốc á châu là người Tàu hay người Việt hoặc người nhật,... tương tự người á châu khó phân biệt, người Pháp, người Ý, người Anh Quốc,...

Tuần này, mình được mời tham dự với bác sĩ Tâm Nguyễn, cuộc hội thoại trên đài truyền hình Little Sàigòn, có sự tham dự của cảnh sát trưởng và phó cảnh sát trưởng của thành phố Garden Grove, nơi có rất đông người Mỹ gốc Việt cư ngụ.

Sau một giờ đồng hồ nói chuyện trên đài, mình nhận xét lời khuyên của hai ông có quyền uy và trách nhiệm của công lực thành phố này là người Mỹ gốc á châu cần phải lên tiếng. Nếu chúng ta không lên tiếng thì nhân viên công lực sẽ không  bao giờ biết đến vấn đề, trở ngại của chúng ta đối với sự kỳ thị hay những khó khăn trong cuộc sống.

Chúng ta từng sống tại một nơi mà nhà cầm quyền, không được dân bầu lên một cách tự do, bị công an sách nhiễu, làm tiền trắng trợn, ăn hối lộ nên quen cái tính “1 sự nhịn 9 sự lành” an phận của kẻ miệng bé nhỏ trước sự trấn áp của nhà cầm quyền. Do đó chúng ta không muốn nói lên hay thưa kiện những bất công xảy đến cho mình.

Năm ngoái khi ông cảnh sát mỹ trắng đè cổ ông người da đen đến ngộp thở chết, thấy có một ông cảnh sát khác gốc á châu, đứng nhìn thiên hạ như bảo vệ ông da trắng trấn áp ông da đen. Tò mò mình xem tên thì thấy là người gốc Mường nên không quan tâm.

Sau nghĩ lại, hình ảnh của ông cảnh sát người Mường đứng canh, không can thiệp đồng nghiệp có thể đem lại một hình ảnh xấu cho người Mỹ gốc á châu nên mình bắt đầu lo ngại. Đi xa hơn một chút thì mình thấy hình ảnh của một tên nô lệ da vàng, hãnh diện làm cu-li cho người da trắng. 

Mình có dịp sinh sống tại nhiều quốc gia thì nhận thấy người Việt sinh sống tại đó, cứ khen xứ họ đang ở đẹp tốt hơn các xứ bên cạnh. Họ chỉ lập lại những gì người bản xứ nói, không hề có chút tư duy và nguy hiểm nhất là họ cứ đinh ninh mình là người Pháp, người ý, người đan mạch, chính gốc da trắng.

Nói chuyện với người Mỹ gốc Á châu thì mình có cảm tưởng họ tự cho họ là người da trắng, được người da trắng chấp nhận, thu nhận họ vào cùng đẳng cấp với họ nên hay chê bai các chủng tộc da màu khác. Nào là tụi đen, tụi Rệp, tụi Mễ,...

Có đoạn phim, một cựu chiến binh mỹ gốc á-châu, cho rằng ông ta bị kỳ thị, sống trong lo âu nhưng gần đây, sự kỳ thị gia tăng, người ta đặt câu hỏi ông ta không yêu nước, quốc gia Hoa Kỳ và ông ta cởi áo cho xem những vết thương tại chiến trường khi ông ta tham gia quân đội Hoa Kỳ trên 20 năm để trả lời những câu hỏi về tinh thần ái quốc.

https://youtu.be/zTJa_SwHcTE

Khi người mỹ kêu người á châu giỏi toán. Thoạt đầu chúng ta cho đó là một lời khen ngợi nhưng nếu suy nghĩ thêm một chút thì câu nói, lời khen tặng ấy là sự kỳ thị. Thứ nhất là câu nói “người á châu giỏi toán học” là không đúng thực tế và có sự kỳ thị, khiến con em chúng ta bị chèn ép khi vào đại học. 

Người Mỹ gốc Á châu chiếm có 5-6% dân số Hoa Kỳ. Trên nguyên tắc, chúng ta được xem là chủng tộc thiểu số nhưng khi xin tuyển vào đại học, các đại học Hoa Kỳ xem chúng ta như người da trắng, thành phần đa số. Cách đây vài năm, có một học sinh gốc đại hàn, kiện đại học Princeton. Lý do là anh ta đạt 100% điểm SAT nhưng không được nhận trong khi một bạn học cùng lớp người da trắng được nhận vào dù ít điểm SAT hơn. Mình rất vui không phải anh chàng gốc Đại Hàn kiện tụng nhưng vì thế hệ con cháu mình bắt đầu lên tiếng đòi hỏi sự công bằng cho người á châu.

Trong các kỳ thi toán quốc tế, có vài quốc gia á châu đoạt các hạng đầu đồng thời cũng có những quốc gia á châu khác về hạng thứ 38, 59, 63,... do đó không thể nói chung người á châu giỏi toán. Một nước á châu như Ấn Độ, Trung Cộng có trên 1 tỷ người thì chắc chắn họ phải sản xuất ra những người giỏi toán xuất chúng nhưng không có nghĩa là người á châu giỏi toán. Tại Hoa Kỳ cũng tương tự, trong số học sinh người Mỹ gốc á châu, cũng có chủng tộc này này học khá hơn giống dân khác của á châu.

Trong xã hội Hoa Kỳ ngày nay, người gốc á châu thường được xem là người thiểu số kiểu mẫu, làm việc chăm chỉ, học giỏi, siêng năng nhưng vào thế kỷ 18, người á châu được xem là “mongoloids “ hơi bị bệnh tàng tàng trong khi người da trắng được xem là “caucasoids “, là một con người có trí tuệ tuyệt đối.

Ông Yasuhito Takezawa có viết “Problems with the terms: “caucasoid”, “mongoloid” and “negroid”, mà người ta gọi trong môn học “Craniometry” do ông Johann Friedrich Blumenbach khởi xướng. Để hôm nào mình kể rõ vụ này hơn.

Như nói trên, người Mỹ gốc á châu, được người da trắng xem như một loại người thiểu số kiểu mẫu, để các chủng tộc khác noi theo. Như thể ngầm bảo các chủng tộc khác, bọn da vàng á châu làm được thì tại sao chúng mày không làm được. Tạo dựng một huyền thoại về người á châu như thể “khử-nhân-tính” họ. Họ chỉ biết giỏi toán ngoài ra không biết gì hết khi người ta gán cho những người giỏi toán là “nerd “, những người đại thông minh, những kẻ không biết gì về nhân văn, diễn đạt như trong các phim “ a beautiful mind” do Russell Crowe đóng vai ông giáo sư toán bị điên.

Chúng ta nghe người Mỹ khen là da vàng học giỏi thì vui và hãnh diện vô hình trung tạo áp lực cho con cháu chúng ta vì thực tế không phải vậy. Khi xưa mình học dốt nên phải theo học ban B vì không muốn gạo bài như ban A, hay giỏi sinh ngữ, viết luận văn hay để theo ban C.

Trong những ngày vừa qua, sau vụ sát hại mấy người á châu ở Atlanta, chỉ có truyền thông người da trắng lên tiếng còn ngoài ra không thấy các tổ chức người Mỹ gốc á châu lên tiếng hay xuống đường biểu tình. Có người nói với mình là thằng nào giết mấy người gốc đại hàn rồi nhún vai, xem như mình là người da trắng.

Một tên kỳ thị đâu có phân biệt người gốc tàu, gốc đại hàn, Việt Nam,... hắn chỉ thấy da vàng là rút súng ra ria một băn đạn. Mình không thấy cộng đồng người Việt xuống đường lên tiếng như năm ngoái họ xuống đường ủng hộ hay chống đối ông Trump. Vấn đề quan trọng nhất cho thế hệ mai sau là kỳ thị chủng tộc.

Chúng ta thấy cách tuyển lựa vào đại học, người á châu không được xem là thiểu số dù người Mỹ gốc á châu chỉ chiếm 5-6% dân số Hoa Kỳ. Người gốc da đen, Mễ la tinh được xem là thiểu số khi họ chiếm 15-45% dân số Hoa Kỳ. Đi làm, họ sẽ viện cớ là á châu, có thể là làm gián điệp cho Trung Cộng, thế là hết lên chức hay được cho vào những chức vụ cao, hợp với khả năng của mình. (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tiên Bán Phở Hậu Học Văn

Anh Hàng Phở

Hôm nay, mình ghé lại tiệm phở của một anh quen vì có khuyến mãi 50%. Anh này khi xưa là kỹ sư sau này già, bị hãng sa thãi, không kiếm được việc. Lấy tiền hưu để dành, nghe lời mấy tên bạn khuyến khích, mở hàng phở nên giờ đây, ngồi ngáp ruồi. Dạo còn đi làm thì anh hay nấu phở mời bạn bè đến ăn thì cái đám cô hồn, chim tinh gia này cứ khuyên anh ta mở hàng phở nhưng khi anh ta mở tiệm thì không có tên cô hồn nào đến ăn. Như ai nói; thù ai thì khuyến khích họ mở tiệm ăn.

Khi mình đến thì thấy anh ta đang ngủ gật trên ghế. Nghe tiếng động, vội vàng thức giấc, vừa chủ vừa đầu bếp vừa bồi bàn. Mình gọi tô phở gân sách vì nghe nói ăn gì bổ nấy nên mình ăn gân cho bổ gân già, ăn sách cho bổ bao tử, hắn không nấu ngầu pín, kêu ít ai ăn vì đa số thực khách nam bị tiểu đường. Anh ta chạy vào bếp nghe nồi niêu xoong chảo hát hò lon con gì thì 5 phút sau bưng ra tô phở nóng thơm lừng lựng, thêm đĩa hành trần không nước béo.

Thật ra, phở Bolsa thì ngon nhất Hoa Kỳ nhưng ăn riết thì cũng chán, không cần phải đổi tiệm. Anh này chưa có máu tham lắm nên nghèo, không bỏ bột ngọt. Mình thấy mấy tiệm kia chất đầy bao bột ngọt trong cầu tiêu. Mình hay ra đây ăn vì có ông chủ thích tâm sự. Mình lại thuộc dân thích hóng chuyện nên xem như tâm đầu hợp ý, cho qua nhưng lo nghĩ về trả tiền tiệm, tiền thịt.

Mình bẻ rau bỏ vào to, chút chanh, chút ớt xanh, trộn đều lên, chưa kịp ăn thì anh ta đã xà xuống ngồi đối diện mình, khuôn mặt có vẻ khẩn trương, lập cập rồi kể mới nằm mơ thấy ông Khổng Khâu về. Mình chưa kịp nhai miếng gân thì anh ta đã vội vàng kể; đang nằm ngủ vì cửa hàng ế khách thì bổng thấy một ông tàu râu ria dài thòng lòng, chống gậy đi vào, vuốt râu bảo sao mi không chào ta. 

Mày không nhớ câu thánh hiền dạy: “Tiên học lễ, hậu bán phở”. Mày không chào thực khách thì chúng cảm thấy mất giá trị nên không trở lại. Một là mày chào khách hai là mày chửi chúng như bọn bún mắng cháo chửi tại Hà Nội. Khách vào mày mắt lờ đờ như nghe tin vợ ốm nghén thì sao mà khá.

Anh ta chưa kịp hoàn hồn thì ông ta tự xưng là "Không Chết" mà bọn biết chữ bên tàu cứ gọi là Khổng Tử, tên ông là Bất Tử nghĩa là không chết nhưng chúng viết lộn chữ Không thành Khổng. 

Ông Không Chết tự giới thiệu làm anh ta hoảng hồn vội chạy vào bếp pha cà phê rồi đem ra mời ông Không Chết. Anh ta chế một tí cà phê để tráng cái tách rồi hất đổ xuống đất rồi chế cà phê, mời ông khách râu dài. Ông này vuốt râu, từ từ nói khá khá, ngươi bán phở mà biết "trà đạo" của ta, khen cho ngươi. Anh ta ngơ ngác thì ông Không Chết bảo; theo đạo trà thì người ta không uống nước thứ nhất mà rãi xuống đất để tạ ơn Đất Trời đã giúp nuôi trà lớn. Anh hàng phở bảo thưa không, con ngu dốt không biết trà đạo, con đổ nước thứ nhất vì tráng cái tách sợ còn dính xà bông, sợ bị nhiễm cô-vi, ông uống mất vệ sinh chớ có biết trà đạo khi nào.

Ông khách Không Chết như người ở lại Charlie, uống một ngụm thì bảo đây là trà Ô Long , trà rồng đen ở vùng Giang Nam. Anh hàng phở thưa cà phê phin của Đà Lạt, chớ không phải trà rồng đen. Khi xưa, con cháu của ông sang cai trị nước chúng con thì bắt mua trà uống, nhất là cái đám biết chữ Hán, cứ ngồi rung đùi, ngâm thơ Lý Bạch để uống trà, tư tưởng và văn hoá từ từ bị nô lệ, hán hoá, cái gì cũng Tầu là nhất. Sau này thì Tây mũi lỏ sang cai trị, chúng không uống trà nhưng lại uống cà phê nên đám sĩ phu theo tây học lại bắt chước chủ của họ uống cà phê, đọc thơ Lamartine, vỗ đùi khen hay hay tuyệt tuyệt. Cái gì của Tây là nhất!

Nhân cơ hội này, anh hàng phở muốn tìm hiểu về Tứ thư Ngũ kinh nên hỏi thầy Không Chết. Ông Không Chết bảo bọn cai trị nước ông ta xây dựng mỗi nước trên thế giới mấy cái viện Không Chết nên bắt ông ta đi tuần tra xem có đúng như ý nhà nước vạch định hay không nên hôm nay sang Los Angeles xem xét thì khi bay qua vùng Bolsa thấy thơm mùi phở bò nên ghé lại. Âu cũng là duyên nên ta kể cho người sự thật về ta.


Ta sinh ra tại nước Lỗ sau này bị người Hán chiếm đóng và bị Hán hoá sau vài đời. Lúc nhỏ ta đi học ra làm quan nhưng một hôm cãi không lại một tên bán thịt lợn vô học, giận quá nên ta khệnh hắn bằng cái bình trà. Không ngờ hắn lăn ra chết cái đùng, ta phải kêu bọn công an có mặt tại hiện trường, bày mưu, tạo ra cảnh hắn tự tử chết, kêu thân nhân đến lãnh xác về.

Có thằng muốn cái chức của ta nên báo với quan trên nên vua đuổi ta đi. Ta đi sang mấy nước khác theo tinh thần lao động quốc tế, kiếm cơm thì không ai nhận cả vì cái résume , có chút đen tối của ta, giúp người tự tử thì gặp một tên chết  sắp ngoài đường thì ta cứu sống nên gọi hắn là Tử Lộ. Tên này cũng đói nên đi theo ta rồi dây dưa thêm vài tên khác. Cuối cùng ta được làm quan vì một ông chúa cần một tên làm lễ tế văn đàn và quên xem resume của ta, có người nhà chết bệnh dịch nên phải lo ma chay nhiều cho nên ta mới kêu "tiên học lễ hậu học văn". 

Sau đó, ông vua xứ này tìm được một tên tư duy đột phá ra câu "tiên học phí hậu học văn", muốn đi học thì phải đóng tiền, không được miễn phí như xưa, làm giàu cho vua nên đuổi ta. Già rồi nên ta muốn trở lại quê hương để chết thì không ngờ mấy tên quân tử cũng đói như ta, kêu gào quân tử ăn bất cầu no, đi theo. 

Về quê thì ta mở trường dạy học, bỏ mộng làm quan. Học trò đến đông không phải vì ta giỏi mà học trò thích nghe ta kể chuyện phiêu lưu lúc ta đi xứ này xứ nọ kiếm ăn hay chuyện tếu. Dạo đó chỉ đi bộ, giàu thì có ngựa hay xe bò. Mấy tên học trò đề nghị ta ghi lại trong cuốn sách để lở sau này ta chết thì không còn ai nhớ để kể chuyện xưa.

Ta viết bằng tiếng xứ ta thì có mấy tên học trò như Chết Đường, Chết Mạnh,..., lại không hiểu thổ ngữ xứ ta nên phải dịch ra 4 thứ tiếng cho 4 thằng học trò, nhạc để hoà tấu khi làm đám ma gọi là Ngũ Cung  đem về quê hương của chúng để dạy học nên từ đó dân gian nghĩ là ta đã viết Tứ Thư Ngũ Kinh, thật ra là Ngũ Cung chớ không phải Kinh. Nói tới đây thì ông Không Chết bảo đi đường từ Trung Quốc sang mà đám tàu không bồi dưỡng gì cả nên đói, vô bếp làm thêm cho ông tô phở rồi sẽ kể tiếp. (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 

Cha con trồng bơ cho tương lai

 Cuối tuần này, mình kêu hai đứa con lên vườn hái bơ. Mình nhắn tin là rời nhà 7:30 sáng. Con gái xin rời nhà 8:00 giờ vì có trận đấu tối thứ 6, coi với bạn nên về trễ. Mình nhất trí. Con gái tốt nghiệp USC ra mà mình cũng bắt làm nông dân, lái xe máy cày mút mùa lệ thuỷ vào cuối tuần. Thằng con kêu “it’s not easy to be your son” , làm con của mình rất khó.

Sáng thứ 7, 3 cha con lên đường còn đồng chí gái thì còn ngủ, hẹn đi chơi với bạn hay chi đó. Đồng chí gái chỉ lên vườn khi nào có bạn muốn lên chơi còn thì không thích nghề làm nông. 3 cha con hái bơ để bán cho các người bán bơ ở chợ nông dân (farmers market) . Họ đến vườn mình lấy bơ rồi đem ra chợ bán giá gấp 3.



Trong khi hai đứa con hái bơ còn mình thì đi vòng vòng cưa cây, nhánh khô. Được cái là hai đứa con theo kiểu nghề dạy nghề, tìm ra cách hái cho nhanh nên cũng vui. Hái được 7 thùng trong vòng 3 tiếng, bán được $210. Hai anh em chia nhau. Mình cho chúng hết tiền bán bơ để từ từ kéo chúng lên làm vườn cuối tuần rồi khi tới mùa hái thì chúng hái lấy tiền, dần dần chúng thay thế mình luôn.

Lúc đầu mua vườn này để xây 300 căn hộ nhưng nay chả thích nữa, lại thích làm nông dân nên mình đặt mua thêm cây bơ giống tốt để trồng thêm vào cuối năm nay. Mới trồng được 50 cây bơ, loại khác Hass, như Bacon, Duerte ăn rất ngon, béo hơn Hass và cuối năm nay thì có thêm 250 cây nữa. Thấy trồng cây, học hỏi thêm về canh nông, đời sống con người qua cây cỏ thấy hay hơn là cứ bám vào xây nhà cửa.

Mình mới xin được tiền chính phủ, để thay lại toàn bộ hệ thống tưới nước nên hết lo ngại các con thú cắn phá hệ thống tưới. Tuần tới sẽ gắn hệ thống có chức năng để tự động tắt nước khi độ ẩm của đất vừa đủ khi nước tưới thấm đất. Hy vọng sẽ bớt tiền nước. Hy vọng sẽ tìm ra cách dùng năng lượng mặt trời để sử dụng Wi-Fi giúp mình tự động tắt mở hệ thống tưới nước từ nhà, đỡ mất công chạy lên vườn.

Hệ thống theo dõi độ ẩm của đất để giúp mình biết khi nào tắt nước và mở nước, sử dụng hệ thống Internet, tốn độ $6,000. Đang xin thêm tiền chính phủ để bố trí hệ thống này nhưng có lẻ sẽ làm vào cuối năm vì nay đã tháng 4 nên trời nắng, cây cần nước. Hệ thống này tốt khi nào trời vào thu hay mùa đông, còn mùa hè thì luôn luôn cần nước vì bốc hơi nước.

Hiện tại các cây bơ quá già và cao nên mình phải từ từ cắt ngắn để cho các nhánh cây mới mọc ra để ra trái nhiều hơn. Khi nào thực hiện xong phần này thì thu hoạch sẽ cao hơn hiện giờ và nhanh nữa.

Hôm qua, đi ăn ở nhà bạn đồng chí gái, mấy người bạn kêu nên làm cái hồ nuôi cá, chỗ picnic rồi cho thiên hạ vào câu cá, picnic, hái trái vào mùa vì người Việt không biết đi đâu chơi. Thành lập một khu vườn cho thiên hạ đến du lịch sinh thái cuối tuần, vừa xem vườn, vừa xem các tổ ong, câu cá, nấu nướng ngoài trời,... Nói cho ngay mình hết ham làm giàu. Năm ngoái đồng chí gái đau một trận, khiến mình suy nghĩ lại các dự tính. Kiểu này, chắc khi đồng chí gái về hưu thì dẫn nhau đi chơi, đến khi mỏi chân, không lết nữa chớ chả muốn bỏ tâm trí làm giàu nữa.

Được cái là từ mấy năm nay, mình tìm ra cái thú kể chuyện đời xưa nên cũng có việc để làm cho qua ngày từ khi về hưu 10 năm nay. Nay tính mỗi tuần, bỏ ra vài tiếng đồng hồ, ra biển đi lượm rác trên bãi biển cho vui đời. Tự tạo dựng một định hướng trong cuộc đời, làm cái gì để làm đẹp đời hơn. Vừa đi bộ vừa hít gió biển vừa làm việc gì cho có ý nghĩa cuộc đời. Mỗi thứ 6, mình sẽ đi hay thứ 4.

Đang tìm cách chuyển dần trách nhiệm sang cho hai đứa con.

Mình thì tính xây một trung tâm văn hoá Thuyền Nhân nhỏ ở vườn, cộng vài cái nhà nhỏ để ai muốn mướn để ở vài ngày, tu thiền,... vườn sẽ hái quả để nuôi trung tâm văn hoá này. Có thể sẽ khai thác vấn đề người Việt hay du khách đến đây để viếng, picnic, ở lại, hái trái,...để tụi con lo vụ này, tạo dựng một legacy cho gia đình mình, cha truyền con nối đến đời cháu mình sau này.

Trong tương lai thế hệ cháu mình sẽ về nguồn và cần các trung tâm văn hoá như vậy. Quan trọng là kiếm tiền để lo các sinh hoạt của trung tâm. Do đó dùng vườn bơ để nuôi các sinh hoạt của trung tâm văn hoá, không cần phải đi xin xỏ thiên hạ.

Nguyễn Hoàng Sơn 


Nhìn từ vườn mình. Có nhà, ai vô đây ở cuối tuần nhìn phong cảnh cũng đẹp


Ông mỹ nuôi ong để lấy mật ong nguyên chất. Ai cần mật ong thì nói mình sẽ mua dùm từ ông này. Bảo đảm nguyên chất

Hội thoại với cảnh sát trưởng thành phố Garden Grove

 Hôm qua, mình được mời tham dự buổi hội thoại với cảnh sát trưởng và phó cảnh sát trưởng của thành phố Garden Grove, cùng với bác sĩ Tâm của trường thẩm mỹ trên đài truyền hình Little Sàigòn. Chủ đề buổi hội thoại về các tội ác kỳ thị với người á châu. Lúc đầu, nghe nói có hai vị luật sư gốc Việt sẽ tham gia chương trình nhưng sau đó không hiểu sao, họ lại mời mình và bác sĩ Tâm. Mình thì sai đâu đánh đó, nông dân miệt vườn bơ. Trong ngày làm nông dân, chạy về sớm, cạo râu, lên đồ, thắt nơ bú xua la mua lên truyền hình. Chán Mớ Đời 


https://youtu.be/oOag2ZP-KqY


https://youtu.be/d0opjGO_E6k



Mình cho hai ông cảnh sát xem hình ảnh nhân viên của hai ông ta đeo khẩu trang do Bút Nhóm Lửa Việt thân tặng năm ngoái khi đại dịch xẩy ra qua chương trình Masks Save Lives. Hai ông này này cảm ơn sự giúp đỡ của cộng đồng người Việt trong thời gian qua.

 https://youtu.be/oOag2ZP-KqY


https://youtu.be/XIBHsy9KhgM


Khởi đầu, cảnh sát trưởng giải thích sự khác biệt giữa “Hate Crime” và “Hate Incident”. Hate Crime là đánh đập,... còn Hate Incident như thoá mạ. Mình dịch là chửi nên chị chủ nhóm nhắc khéo mình. 47 năm qua mới nghe lại cụm từ “thoá-mạ” của người Huế hay dùng. Hình như có cụm từ “miệt thị” của người Bắc.

Bác sĩ Tâm có làm việc với hai ông này trong một chương trình họp báo khác trước đây. Mình hỏi về tỷ lệ các vụ kỳ thị đối với người á châu gia tăng 150% từ khởi đầu đại dịch, phụ nữ chiếm 68.1%  của những sự kiện này, xin họ cho biết phương cách nào để phòng ngừa những vụ này xẩy ra.

Họ cho biết là chúng ta cần phải liên lạc với họ vì nếu chúng ta không thông báo thì không có cách nào để họ biết và ngăn ngừa. Cứ liên lạc điện thoại của thành phố sẽ có người trả lời bằng việt-ngữ 714-741-5704. Ngoài ra họ có một người mỹ gốc Việt tên Kelly Huynh, đặt trách về vấn đề phòng ngừa các nạn kỳ thị người á châu.

Họ cho biết năm vừa qua, tại thành phố Garden Grove có 5 vụ kỳ thị xẩy ra. Họ có thành lập các khoá huấn luyện tự vệ do các võ đường người Việt tại khu Little Sàigòn hướng dẫn. Họ nhắc lại chúng ta phải gọi cho họ để họ biết cho dù một việc rất nhẹ như gặp ai thoá mạ mình ngoài đường để họ đến và cảnh báo người kỳ thị vì có thể bị rắc rối với pháp luật.

Chương trình gồm 20 phút nên phải quay thành hai chương trình. 1 sẽ được phát sóng tuần này và một dành cho tuần sau. Hỏi một câu, là thấy mất 10 phút nên tụi này làm luôn 2 cử, 40 phút để giải thích cho rõ đề tài. Trước đây, chỉ mới chào hỏi là hết thời gian thêm mình không phải đến đài để thu hình 2 lần một tháng. Đây cứ làm một lần cho một tháng, khoẻ ru đời.

Như hai ông cảnh sát trưởng và phó nói; chúng ta cần phải lên tiếng. Nếu chúng ta im lặng thì không ai biết. Mình có nói đến vấn đề người Mỹ gốc việt đến Hoa Kỳ, từ sống trong một chế độ áp bức, người ta không tin tưởng vào công an, Hà Nội do đó họ ngại vì sợ bị trả thù.... hai ông này nói là trách nhiệm của họ là bảo vệ người dân, bất kỳ một chủng tộc, nói Nôm na như Việt Cộng là “đầy tớ của nhân dân” theo nghĩa của chế độ dân chủ. Họ nói chúng ta phải lên tiếng thì họ mới biết để giúp đỡ nạn nhân và tránh lập lại trong tương lai.

Mình cũng nhắc đến là khi mình chuyển sang Cali thì băng đảng hoạt động khá mạnh ở các thành phố của khu Little Sàigòn nhưng nay thì các tệ đoan này giảm rất nhiều. 

Câu hỏi cuối cùng là họ có một chương trình hành động nào để tránh cảnh bạo loạn như năm 1982, các người da đen đốt phá khu thương mại của người á châu. Mình có ông anh vợ, có tiệm bị đốt cháy trong vụ này, sau phải dọn đi vùng khác cho yên thân.

Họ cho biết là đừng có lo ngại, họ có chương trình hành động khi có bạo loạn. Họ đương cử trước đây có một vụ xuống đường lên đến 7,500 người, nhưng chỉ có một vụ xịt sơn trên xe thiên hạ. Ông phó cảnh sát trưởng, chuyên lo về băng đảng và bạo loạn.

Qua vụ đối thoại, mình học được một điều là chúng ta phải lên tiếng dù chỉ bị thoá mạ như “go back to China”. Đừng có kêu “tôi không phải người Tàu”. Đối với các chủng tộc khác, họ không thể nào phân biệt được người Tàu, người Việt hay người Thái, người PHi,... đối với họ, người gốc Á châu là người Tàu. Tương tự đối với chúng ta, khó phân biệt người Đức, người Pháp, người Ý đều là người da trắng.

Không phải chúng ta ghét tàu rồi kệ. Chúng ta phải lên tiếng nhất là phải đồng hành với người Mỹ gốc tàu tại Hoa Kỳ để bảo vệ quyền lợi của mình trên đất nước này vì quyền lợi chung của người Mỹ gốc á châu. Sẽ kể rõ hơn trong bài khác.



Mình thấy chị chủ nhóm, chịu khó mời các nhân viên công lực để chúng ta có thể tham khảo về vấn đề quan trọng này mà ít ai dám hỏi. Rất nên được khuyến khích, để giúp cộng đồng người Mỹ gốc việt đi vào dòng chính của Hoa Kỳ thì con cháu của chúng ta mới thăng tiến trong xã hội này.

Nguyễn Hoàng Sơn 

Giải khát nước ngọt trước 75

 Giải khát trước 75

Nhớ dạo sang Maroc, khi xe đò ghé lại Marrakech, mình gặp một tên xe ôm người Maroc, hỏi nhà trọ thì hắn chở mình về nhà của hắn ở trong hẻm, đầy bụi đỏ. Vào nhà hỏi thăm gia đình nó xong thì ông bố của hắn, kêu thằng con nhỏ chạy đi mua chai nước Coca để mời mình. Tương tự khi xưa, khách quý đến nhà thì ông bà cụ kêu mình chạy đi mua ở quán trong xóm chai nước cam hay chai la ve.

Vấn đề vệ sinh nên mình không uống, vì không biết đá làm bằng nước gì, sợ đau bụng, chỉ xin nước trà đường của họ. Dân xứ này gọi trà là “chai”, phát âm của tàu về trà nhưng họ lại bỏ đường và lá rau thơm. Họ pha xong bỏ trong cái bình có cái cổ cao rồi chế vào ly từ xa rất điệu nghệ mà sau này khi xem phim về Trung Đông, mình vẫn hay bắt gặp cảnh này.

Về Việt Nam lần đầu mình cũng bị chửi là làm bộ, ta đây Việt kiều. Đến thăm gia đình ông cậu, họ sai thằng em họ đi mua nước ngọt, mình sợ uống đá đau bụng nên chỉ xin trà nóng. Sau này bà mợ đi H.O., sang Hoa Kỳ, mới kể là lúc ấy, mợ không biết nên căm thù thằng cháu Việt kiều. Mình chỉ biết cười vì về Đàlạt mình bị Tào Tháo rượt suốt 10 ngày trời, không ăn uống gì được. Về lại Mỹ, đồng chí gái không nhận ra mình khi đón ở phi trường .

Mình sinh sau trận Điện Biên Phủ, thực dân Tây bỏ thuộc địa của đế quốc họ, về nước khá nhiều trên thế giới trong đó có Đông Dương nhưng tàn tích của chế độ cũ vẫn còn đến khi quân đội mỹ đổ bộ tại Đà Nẳng, văn hoá Mỹ mới từ từ xoá dần tàn tích của chế độ thực dân đến 1975.

Hồi nhỏ vào các dịp Tết thì mình mới có dịp uống nước ngọt mà dạo ấy chỉ thấy khi nhà có giỗ, mua la de Con Cọp hay 33, nước cam vàng hay xá xị, để đãi khách, hình như công ty nước ngọt này độc quyền tại Miền Nam. Dạo ấy chưa có Coca Cola hay RC Cola, Fanta,… nếu mình không lầm thì Fanta được chế biến bởi hãng Coca Cola tại Đức, trong thời gian Hitler cầm quyền. Công ty Coca Cola tại Đức, không được tiếp tế chất Coca Cola từ Mỹ nên họ lấy trái cây địa phương để chế thành nước Fanta, màu vàng để bán cho người đức. Coca Cola có mặt tại Sàigòn lần đầu tiên năm 1960.

Có một tên lính Tây, tên Victor Larue, sang Đông Dương, khi giải ngủ thì ông thần này ở lại Việt Nam và thành lập một công ty bán nước đá, được gọi là Brasseries Glacières de l’ Indochine (BGI) vào năm 1875. Lúc đầu chỉ bán nước đá, sau mới sản xuất thêm bia từ năm 1909. Có nhiều giải thích lý do người Việt khi xưa gọi bia là La-de. Người thì nói là từ tiếng tây “la Bière ‘, người thì nói từ chữ Larue, tên của ông chủ mà người Việt đọc là La Ru E. Theo mình thì có thấy một tấm quảng cáo ngày xưa “LAVE LARUE”, chắc họ quảng cáo bia với slogan “lave” nghĩa là lau, hàm ý rữa sạch phiền muộn với Larue? Nên từ đó người Việt gọi LAVE thành La De? Không sống thời thực dân nên chịu, ai biết cho em xin.




Chai nhỏ 33 thì họ gọi la-de 33, vì chứa 0.33 lít còn để xuất cảng thì gọi 33 Export nhưng người Việt tiêu thụ nhiều nhất là bia Con Cọp, chai to 66 cl. Mình nhớ trên cái chai, có hình con cọp với hai nhánh hoa Houblon để làm bia, giống trái thơm còn nhản bia 33 thì có đủ thứ tiếng, đề Bière, Bia, Beer, Bir, Birra, cứ uống La De xong là ai nấy đều biết 5 ngoại ngữ. Hình như để chuyên chở, họ bỏ trong mấy cái thùng gỗ cao độ 10 cm, chia làm 24 ngăn cho 24 chai thì phải. Lâu quá không nhớ số chai. Ai ngày xưa, nhà có bán nước ngọt thì chắc nhớ, cho xin. 1975, hãng BGI được 100 tuổi và bị Việt Cộng tịch thâu, hình như nay vẫn còn bia của hãng này do công ty Heineken làm chủ.


Nhà máy sản xuất bia BGI khi xưa ở bến Chưng Dương


Ngoài ra họ còn bán nước cam vàng và xá xị mà khi xưa mình thèm nhỏ nước miếng luôn đến khi quân đội Mỹ sang thì mới phát hiện các lon nước ngọt như Fanta, RC Cola,… không cần có đồ khui, chỉ cần khưi cái miếng nhôm nhỏ có cái lỗ lên rồi kéo lên là nghe cái póc rồi hơi ga ào ào chảy ra, đưa tới miệng tu một tràn như người đi trong sa mạc. Nếu mình không lầm, dạo ấy có loại nước cam vàng do hãng Bireley’s thì phải, trong chai. Qua Mỹ thì tìm không ra, vì đã bị hãng khác mua ngược lại Xá Xị thì có Dr Pepper có màu vị tương tự.

Quảng cáo đẹp nhất, người lính mỹ tại chiến trường Việt Nam với chai coca cola

Loại chai bằng ve chai, được đựng trong cái thùng bằng gỗ 24 chai

Nhớ Tết năm nào, bà cụ mình làm chả thủ và thịt đông cho mấy ngày Tết. Mình tự cho là lớn nên lấy lon bia Hamms thì phải, rồi lấy chả thủ ăn và uống bia như người lớn. Bia tuy đắng nhưng mình cũng chịu khó nhăn mặt tu được 2 ngụm, sau đó say, mặt đỏ leo lên giường ngủ tới sáng hôm sau, đầu nhức quá nên từ dạo ấy chừa uống bia. Lần đầu cũng lần cuối tương tự hút thuốc, thấy đắng nghét nên cũng thử một lần rồi không đụng tới giờ.

Theo các tài liệu mỹ thì dạo ấy, mỗi lon bia mỹ, quân đội mỹ chỉ trả có 15 xu nên họ uống rất nhiều nhất là loại bia lạnh. Có dịp mình kể về người Mỹ tiêu thụ bia thời chiến tranh tại Việt Nam.

Hình như đồ mỹ rẻ hơn nên dần dần thấy người ta tiêu thụ nước giải khát của mỹ, có lẻ lính mỹ nhận được nhưng không dùng hay nhiều nên kêu mấy cô Me Mỹ, đem ra chợ trời bán rẻ. Nước ngọt hay la de của BGI, có cái bất tiện là phải đóng tiền thế chân, khi nào đem trả chai không thì chủ quán hoàn lại tiền còn uống bia lon giản tiện hơn, không phải nộp tiền đặt cọc vì vậy sau Mậu Thân chỉ thấy toàn đồ mỹ.

Hình như sau này, VNCH có ra hàng Quân Tiếp Vụ cho lính mua nên có La De Quân Tiếp Vụ cũng do hãng BGI sản xuất rồi thuốc lá nữa, không hút thuốc nên không nhớ lắm. Kiểu họ bắt chước quân đội Mỹ với hàng PX, bán cho quân đội rẻ hơn, để giúp binh lính trong thời buổi kiệm ước vì dạo ấy lạm phát kinh hoàng.

Dạo đi Ninh Chữ, trong xe DQT bổng nhiên đọc bài thơ Bastos Luxe, lấy những chữ của hiệu thuốc lá để làm thơ  khiến cả đám trong xe cứ u chầu u chầu:

Buồn những lúc cô đơn gối chiếc

Ánh lửa tù che hết nẽo tương lai

Song cửa sắt ngăn đôi đời du đảng

Tiếc làm gì khi mối tình ta tan vỡ

Sống làm gì với kiếp lang thang

Lời hẹn ước năm xưa em còn nhớ

U sầu buồn hởi cố nhân

Xe hoa đón rước người em gái

Em đã sang ngang lỗi hẹn thề

Khi sang Tây, mình cố tìm nước cam vàng hay xá xị thậm chí bia Con Cọp của BGI nhưng không ra, mới hiểu là của tây thuộc địa làm nên xứ Phú Lang Xa không biết đến, ngược lại xứ Tây có vô số loại bia, thêm vào bia từ các nước lân cận như Anh Quốc, Đức,…đầy tràn nên bắt đầu quên sản phẩm BGI từ đó đến nay. Người Tây ít uống bia, họ uống rượu đỏ nhiều hơn, chỉ những vùng cận biên giới Bỉ và Đức thì người ta uống bia nhiều mà người đức có lễ hội Bia nổi tiếng vào tháng 10 mỗi năm, được gọi là Oktoberfest mà chưa bao giờ tham dự.

Dạo ấy có công ty Orangina, quảng cáo rất nhiều về nước cam, sau này ở Hoa Kỳ, lâu lâu thấy loại nước này thì mua cho vợ uống hay nước suối Perrier, ai ngờ đồng chí gái lại thích đồ tây, đắt tiền hơn, cứ đi Costco là mua. Chán mớ đời.


Sau này mình có học lớp về Marketing, ông thầy giải thích là các món đồ thường hay được phụ nữ mua, họ hay làm theo hình ảnh dương vật như mấy chai Shampoo, xà bông,…. Orangina ra đời, cái cổ chai làm tựa tựa dương vật nên trong tiềm thức được các bà bên tây ưa chuộng vì cầm cái gì thấy quen quen. He he he. Hay loại chai nước Perrier,…

Hình như BGI, sau khi Pháp trao trả độc lập lại cho Việt Nam thì từ Indochine, được đổi thành International thì phải. Nước bên tây có ga còn đắt hơn cả rượu, loại ăn cơm (vin de table) nên mình cũng ít uống nước ngọt nên không nhớ.

Bên Âu Châu, người ta uống nước giải khát hay bia không có đá, chỉ bỏ tủ lạnh rồi uống. Khi sang mỹ, mình thấy họ bỏ một cái ly cối đầy áp nước đá rồi mới chế nước ngọt vào thì kêu bọn đế quốc này, gian ác thật. Ăn gian nên mình uống từ từ, ai ngờ mới được hai hớp, cô chạy bàn ghé lại tọng thêm nước coca vào, đá lổm cổm chạy vào ly. Bên mỹ ăn uống thả dàn, một giá tiền do đó dân mỹ mập phì.

Nhớ có bấy nhiêu.

Xong om

Nguyễn Hoàng Sơn