Người đã thay đổi thế giới với cái hình vuông
Mình đi đâu cũng thấy có cái mã QR. Về Việt Nam cũng nghe thiên hạ kêu quét cái Cu-Rờ là ra ngay. Lúc đầu không hiểu nhưng khi họ chỉ mới giác ngộ cách mạng. Mình kiếm xem công ty nào phát minh ra cái mã QR này để mua cổ phiếu thì khám phá họ không lấy bản quyền, cho không. Ai muốn xài thì dùng. Buồn đời mình đi tìm tài liệu vụ này.
Vào những năm cuối thế kỷ 20, năm 1994 một kỹ sư người Nhật tên Masahiro Hara chắc bị vợ la nên ngồi thừ ra và nghĩ cách làm sao giải quyết một vấn đề khiến các nơi đều Chán Mớ Đời: đó là Mã Vạch (Barcodes.) các mã vạch dạo ấy rất chậm và không lưu giữ được nhiều dữ liệu. Thế giới công nghệ đang tiến nhanh tiến mạnh nhưng cái mã vạch với những hàng kẽ cứ không chịu tiến thêm.
Mục tiêu ban đầu là tạo ra một hệ thống mã hóa dữ liệu tốt hơn mã vạch truyền thống để theo dõi các bộ phận trong quy trình sản xuất ô tô. Mã vạch 1D chỉ lưu được lượng dữ liệu hạn chế (khoảng 20 ký tự), trong khi mã QR có thể chứa tới hàng nghìn ký tự và được đọc nhanh hơn nhờ thiết kế ma trận 2D.
Ông kỹ sư này làm cho công ty Denso Wave, một công ty nhỏ của Toyota trong ngành xe hơi, cần sự chính xác và tốc độ nên ông ta đột phá tư duy, cần tìm cách làm nhanh hơn. Một hôm, buồn đời, ông ta chơi cờ Go, có bàn cờ với hai loại nút màu đen và trắng. Dạo ở Paris , có nhiều Tây đầm muốn học chơi cờ này. Mình nhìn vào bàn cờ với đầu óc nông dân thấy không làm ra tiền nên không học chơi. Nghe nói chơi cái này sẽ khiến đầu óc bớt ngu muội nhưng nông dân thì có làm cách nào cũng là nông dân ngu dốt bền. Ông ta kêu tại sao không sử dụng một cái gì như bàn cờ Go và trữ các dữ liệu như các thế cờ. Thế là thay vì chơi cờ ông ta tìm cách viết lập trình để tìm ra cách sử dụng dự trữ dữ liệu.
Ông Masahiro và các cộng sự viên vô tình tạo dựng một cuộc cách mạng nhẹ nhàng, không những đã thay đổi các MÃ Vạch mà đã thay đổi hoàn toàn cách lữ trữ dữ liệu. Như có thể đọc từ mọi tình huống, góc độ, nếu bị hư vẫn có thể Scan và lưu trữ gấp trăm lần các dữ liệu của Mã VẠch. Họ gọi Quick Response Code hay gọn hơn QR Code, người Việt kêu là mã Cu-rờ. Không ai nhắc đến nhưng từ từ mọi người sử dụng nó miễn phí. Mình có thử trên bờ lốc. Sau này người ta dùng làm các thực đơn trong tiệm ăn, trả tiền, hay vào các dữ liệu y tế, trả lời đi dự các sự kiện thậm chí còn gửi nụ hôn qua mạng bú xua la mua.
Cờ Go có đến 3^361 cách trên bàn cờ có 19 ô x 19 ô. Còn hơn cả số hạt nhân chỉ có 10^80.
Mã QR sử dụng cấu trúc ma trận (hình vuông) với các ô đen trắng để mã hóa dữ liệu. Ba hình vuông lớn ở các góc giúp định vị và căn chỉnh khi quét. Mã này có khả năng sửa lỗi (Reed-Solomon), cho phép đọc được ngay cả khi một phần mã bị hỏng hoặc che khuất.
Sau khi được giới thiệu, mã QR chủ yếu được sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô tại Nhật Bản. Denso Wave đã cấp phép miễn phí cho công nghệ này, cho phép các công ty khác phát triển và áp dụng mã QR mà không phải trả phí bản quyền. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, việc sử dụng mã QR vẫn bị giới hạn do thiếu thiết bị quét phổ biến.
Sự phổ biến của mã QR tăng vọt nhờ sự phát triển của điện thoại thông minh có camera tích hợp. Năm 2002, các nhà sản xuất điện thoại tại Nhật Bản bắt đầu tích hợp phần mềm đọc mã QR vào thiết bị, giúp người dùng quét mã dễ dàng. Mã QR bắt đầu xuất hiện trong quảng cáo, tiếp thị, và các ứng dụng thương mại như vé điện tử, phiếu giảm giá, và thông tin sản phẩm.
Với sự phổ biến của điện thoại thông minh trên toàn cầu, mã QR trở thành công cụ phổ biến trong nhiều lĩnh vực:
• Thanh toán di động: Các ứng dụng như WeChat và Alipay ở Trung Quốc sử dụng mã QR để thanh toán nhanh.
• Tiếp thị: Doanh nghiệp sử dụng mã QR để liên kết đến website, mạng xã hội, hoặc thông tin khuyến mãi.
• Quản lý danh tính: Mã QR được dùng trong vé điện tử, thẻ lên máy bay, và thậm chí xác nhận tiêm chủng trong đại dịch COVID-19.
Năm 2011, mã QR được chuẩn hóa quốc tế (ISO/IEC 18004), giúp công nghệ này được chấp nhận rộng rãi hơn. Mã QR trở nên phổ biến hơn bao giờ hết trong đại dịch, được sử dụng để truy vết tiếp xúc, kiểm tra y tế, thực đơn nhà hàng không tiếp xúc, và thanh toán không dùng tiền mặt. Điều này thúc đẩy sự tích hợp mã QR vào các ứng dụng và hệ điều hành (như iOS và Android) mà không cần phần mềm bên thứ ba.
Mã QR tiếp tục được cải tiến với các biến thể như mã QR vi mô (Micro QR) và mã QR động (dynamic QR) có thể chỉnh sửa nội dung. Công nghệ này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, từ blockchain, NFT, đến quản lý chuỗi cung ứng. Sự đơn giản, tính linh hoạt, và khả năng truy cập dễ dàng đảm bảo mã QR vẫn là một công cụ quan trọng trong kỷ nguyên số.
Từ một giải pháp công nghiệp tại Nhật Bản, mã QR đã trở thành một công nghệ toàn cầu nhờ tính hiệu quả và sự phổ biến của điện thoại thông minh. Denso Wave vẫn sở hữu bằng sáng chế nhưng không thu phí bản quyền, giúp mã QR được sử dụng rộng rãi mà không gặp rào cản tài chính. Nếu là công ty Mỹ thì chắc đã tài chính hoá bằng sáng chế của mình. Cũng may cho thế giới nên được sử dụng miễn phí. Chỉ có ngày nay có nhiều ứng dụng để làm QR MÃ.
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét