Tự và tự



Sáng nay đi tập dưỡng sinh về thì nhận i meo của sssđ, nhờ chụp cái nhà cũ ở Lê Thái Tổ nên gọi taxi đi. Mình đoán là sai vì hôm trước NĐT nói thì thấy căn nhà có một tầng mà sao hôm nay lại hai tầng. Hỏi ra thì Lê Thái Tổ khi xưa, nay được đổi thành Hùng Vương. Chụp xong thì bảo Tài xế cho lên Grand Lycee nay là cao đẳng sư phạm nhưng họ chỉ cho vào sau 11:30 nên kêu xe lại Lê Thái Tổ nhưng vẫn không tìm ra nhà của sssđ khi xưa nên đi lên đại học Đà Lạt thì mới nhớ là đại gia PĐK có nói đến khách sạn và siêu thị của hắn có hùn vốn nên xe chạy qua ngã Phan Chu Trinh thì có thấy khách sạn to đùng của hắn. Tài xế nói cái siêu thị của hắn bị Big C giết nên cũng buồn cho hắn. Xe chạy về hướng Đà Lạt, có chạy ngang trường Văn Khoa khi xưa nhưng không vào.

Chạy xuống ga xe lửa thì thấy quán phở Phi Thuyền khi xưa vẫn còn nhưng ngày nay tấp nập hơn, nhà cửa xây đầy. Thấy một đám Tây mướn xe đạp đi từng đoàn. Tên tài xế kể là Tây đạp không sao mà Việt Nam mình thì oải lắm.

Đến đại học thì đi bộ vào thấy tồi tệ hơn xưa, lò mò thì chỉ thấy họ xây thêm một trung tâm thể thao. Thấy sân quần vợt mà khi xưa hay chơi với đám NTT và VHĐ. Thấy có trung tâm Văn hoá của đại Hàn và Nhật lo chuyện lớp sinh ngữ và hôn nhân. Đi ngang khoa tin học thì bấy cái bảng to tổ bố niêm yết giá mỗi lớp là 550,000 đồng độ $20.00.

Sau đó thì lên viếng chùa Linh Quang trên Số 4 vì mọi lần mình về đều có ghé để nhớ lại thời con nít, đi chùa với bà ngoại. Hôm trước PMC đưa BT về ban đêm nên không thấy rõ. Ngày nay đường Nguyễn Công Trứ thì các vườn rau được thay thế bởi nhà và nhà. Mình không nhận ra nhà của Ngô Văn Thuỷ, có thấy cái đình ở nơi am Mệ Cai khi xưa. Mả Thánh thì họ bắt Thiên Hạ dời mộ đi hết nhưng chả thấy xây cất gì cả. Chạy qua ngã La Sơn Phu Tử thì thấy họ làm đường hay vá thì đúng hơn. Vẫn thấy những cô gái như ngày mình nhỏ, khiêng mấy rổ đá sạn trên công trường.

Ai ngờ chùa Linh Quang dạo này được kinh doanh hoá theo định chế kinh tế thị trường. Họ làm các tượng rẻ tiền về Thiên đại thánh, các nhân vật trong truyện Tây Du Ký rồi phật tử bá tánh đi hành hương ghé lại. Chùa bán áo thung, đủ thứ bú xua la mua. Xe chạy luôn đến khuôn viên thay vì đậu ở ngoài đường, nhìn quang cảnh nên mình hết muốn xuống xe, nói Tài xế chở về nhà. Đi ngang nhà chú Ba Thành, chạy xe lam khi xưa, đưa đón mấy tên học petit lycee như Tuấn Trung, Pđk, thằng Chương, con ông Đoàn. Mình nhớ có một cô bé học Văn Học dưới mình đâu 4 lớp, rất xinh ở khu này nhưng không biết nhà.

Sơn mến, xin cho Sơn biết thêm là đất ở mả thánh củ - Đà Lạt đã được ông bà Võ Đình Dung và ông bà Bùi Duy Chước tặng. Hai gia đình cùng di cư từ Thừa Thiên về Đà Lạt lập nghiệp. 
Nhắc đến những ngôi chùa Đà Lạt nổi tiếng, không thể không kể đến chùa Linh Quang. Ngôi chùa này còn có tên gọi khác là Linh Quang Cổ Tự hay Linh Quang Tổ Đình. Đây là ngôi chùa được xây dựng đầu tiên tại xứ sở ngàn hoa và cũng là nơi khơi nguồn cho nền đạo pháp tại tỉnh Lâm Đồng. Năm 1931, hòa thượng Thích Nhân Thứ đi từ Khánh Hòa đến Đà Lạt. Sau khi quan sát, tìm hiểu, ông đã chọn một khu đất trống trên ngọn đồi để dừng chân, lập nên một thảo am và gọi là “Linh Quang Tự”. Năm 1933, nhờ việc các tăng ni, phật tử cúng dường thường xuyên, thảo am đã trở thành Tam Bảo. Cho đến năm 1938, khi chấm dứt thời kỳ phong kiến, vua Bảo Đại đà ban sắc tứ cho chùa. Ông bà BÙI DUY CHƯỚC và con gái BÙI THỊ HIẾU cũng là một trông những ân nhân lớn của chùa Linh Quang Đà Lạt.
Xin gửi lời kính thăm Mệ.
Thân mến.
Lâm Quốc Dũng
(Con bà Bùi Thị Hiếu)

Hôm trước đi thăm hồ Tuyền Lâm để mấy đứa cháu cỡi voi, làm con cháu của Bà Trưng, Bà Triệu. Sau đó có ghé thiền viện Trúc Lâm gần đó thì thấy chán cảnh mua Phước bán đức, bán thần bán thánh nên chả muốn vào lạy Phật. Vườn hoa thì rào tùm lùm, mất đi cách tự nhiên. Thiền mà thấy toàn sự gò bó. Hôm qua lên chùa Linh Sơn vì sáng vào giờ đổi từ âm qua dương thì mình nghe tiếng chuông chùa Linh Sơn từ nhà mình khiến mình nhớ đến những buổi sinh viên tuyệt thực chống chính phủ nck. Chùa này tuy ít bị thương mại hoá nhưng có cái gì khiến mình chán, không có cái không gian của chùa khi xưa, thấy mấy con rùa nghe tiếng chuông bò về chùa trong những ngày rằm. Nghe nói dân sì ke ra hậu viện của chùa để đăng vân như Tề Thiên.
Ăn trưa xong thì trời mưa ầm ĩ nên vào phòng ngủ, nghe những giọt mưa rớt trên mái tôn khiến mình ngủ đến tối, khi mấy đứa em kêu dậy ăn cơm. Ở Cali thì mình thèm mưa tưới cây nhưng không có một giọt đây thì sáng nắng chiều mưa.

Mình mua hai cái điện thoại loại rẻ tiền cho hai bố con để liên lạc nhau cả mua sim mới bỏ vào iPhone thì không nhận được các cú điện thoại của thợ hay người mướn nhà mình cho chuyển qua Google voice để khỏi tốn tiền. Về nhà mình mở iPad cho ông cụ xem đá bóng trên mạng. Tên 2 B đang ở Kuwait, chỉ cho cách xem Netflix ở ngoài Hoa Kỳ. Hôm nào xuống Nha Trang sẽ mở cho mấy đứa con xem.

Nói đến điện thoại thì HH có tìm cho mình số điện thoại của Bích Thu vì PTTT có nhờ mình kiếm dùm. Mình gọi điện thoại cho cô này thì ả nói đúng rồi khi xưa chơi thân với PTTT và đang mong được nói chuyện với bạn xưa. Mình báo cáo lại với PTTT thì cô này lại kêu kiếm dùm Nguyễn thị Bích Thu luôn. Chán mớ đời! Ai biết cô này hiện ở đâu thì cho em hay. Cũng học Yersin sau đó thì qua Văn Học mấy năm cuối. Luôn tiện nhờ Bác đqd hay dì Thanh cho tên Đổ thị Bích Thu vào danh sách nhận i meo của nhóm. Cô nàng than là không có nhận i meo của nhóm.

Đi tập dưỡng sinh thì thấy cái biểu ngữ 5 điều răn của hcm và câu: "mỗi thầy, cô là một tấm gương đạo đức, tự học và chăm chỉ". Mình thấy mấy đứa cháu đi học thêm nên hỏi thì được biết là học sinh bị bắt buộc đi học thêm ở nhà thầy cô vì thi vào đại học, cần học bạ vì nhà nước tính điểm thi và học bạ nên phải đi học thêm thầy cô. Ai không đi thì tuy làm đúng đáp số thì vẫn được ít điểm vì thầy cô phê giải toán không đúng phương pháp. Gặp thầy cô thì nói con mình không theo kịp các bạn khác, đóng tiền đi học thì như phép lạ, con mình trở thành học sinh tiên tiến, được phong làm cháu ngoan của Bác.

Có một học sinh giỏi như TTA khi xưa nhưng điểm vẫn thấp vì làm bài không đúng phương pháp. Cho nên học sinh rất ghét thầy cô, gọi thầy giáo là tháo giày. Mình nghĩ là 55 năm nữa sẽ không có cảnh học trò nào từ Huế vào Bảo Lộc để thăm viếng thầy giáo như học trò cũ của thầy An hay hàng tháng đi thăm thầy như PMC và các bạn học xưa.

Sáng nay, hai bố con sẽ viếng đỉnh Lâm Viên nơi mà 50 năm về trước, mình đã từng lên núi để lấy nước Cam Lồ. Được tin Sanh Tử tiên sinh cùng thủ trưởng đã lên Đà Lạt và đã gặp Lão bà bà. Số tiên sinh sẽ giảm thọ khi bị mấy cọp cái của Yersin khi xưa.....

(Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn 

Tự tin

Nguyễn Hoàng Sơn

Hôm qua bơi xong, trên đường về nhà, cô con gái tập lái xe để chuẩn bị thi bằng lái cho tuần tới,cô nàng nói; lo lắng về xin vào đại học cho năm tới. Cô nàng dự định xin đi làm trong phòng thí nghiệm ở đại học UCI hè này, hi vọng có thể ghi danh vào các trường đại học lớn ở Cali. Cô nàng bảo có nhiều người giỏi hơn nên không biết có thực hiện, vào được trường mình mong muốn.

Mình bắt chước chim tinh gia của làng này, giảng đạo cho cô con gái. Trong đời, nhìn lên thì không bằng ai nhưng nếu nhìn xuống không ai bằng mình, có người giỏi hơn mình, có người dốt hơn mình. Con người thành công là nhờ vào chính mình nhưng yếu tố chính là niềm tin ở chính mình. Nếu không tin vào mình thì không một ai tin mình cả.

Mình kể 42 năm trước,

Tự tìm

Nguyễn Hoàng Sơn

Hôm trước, trong buổi liên hoan Giáng sinh, mình có dịp nói chuyện với một anh từ bên Đức sang chơi. Anh này du học sinh ở Đức, học xong ở lại đi làm. Mê võ thuật lại muốn tìm hiểu cái mò mò rờ rờ lờ lờ của thần võ, nên tranh thủ mấy ngày cuối năm sang Cali để thử nghiệm.

Anh chàng kể là thần võ tuy bận đi làm nhưng cứ trưa, chiều về ăn cơm là tranh thủ tìm cách cho anh ta ngộ ra cái llrrmm. Hội chủ lại phán cho anh chàng là nên thử tay chân của mình, một người không tập võ để nghiệm xét thể lực của mình. Đứng nói chuyện một hồi thì mình nói là nếu anh đọc những kinh nghiệm do TV thuật lại, rồi chạy theo những kinh nghiệm, cảm giác của TV thì anh sẽ không bao giờ, thật sự hiểu được về cơ thể của anh, mà nếu anh không hiểu được chính cơ thể của mình thì làm sao anh có thể địch lại đối phương. Anh chàng lớ ngớ nên mình phải giải thích thêm.

Tương lai thế hệ 9x

Nguyễn Hoàng Sơn

Đồng chí gái có mấy thằng cháu, thuộc thế hệ 8X, học các trường lớn của Cali, tốn tiền nhiều mà ra trường thì không kiếm việc được như mong muốn, nên đi làm việc tạm để kiếm sống, lương thấp, không có quỹ hưu trí, bảo hiểm y tế, coi như tương lai không khá. Mình đâm lo cho mấy đứa con nên tìm hiểu thêm về tương lai để có thể hướng dẫn chúng.

Tuần trước mình kể năm mình lập gia đình 1992 thì lương đồng chí gái mới ra trường được $28,000.00 trong khi thằng cháu vợ, tốt nghiệp Berkeley ra, kiếm việc không được nên đi làm manager cho GameStop được $20,000.00/ năm. Một thằng cháu khác học UCLA ra, kiếm việc không được làm tài xế xe cứu thương, ở với mẹ, khỏi tốn tiền lương đâu cũng xấp xỉ $20,000.00.

Câu hỏi dặt ra là sau 22 năm,

Tương lai

Nguyễn Hoàng Sơn

Mình nhớ dạo tiểu học, mình có coi cuốn phim "ngày tàn của đế quốc La Mã" ở rạp Hoà Bình, có Sophia Loren đóng. 40 năm sau, Hồ Ly Vọng cho làm lại cuốn phim này với tựa đề "gladiator" do Russel Crowe đóng vai chính. Cuốn phim xem ở rạp Hoà Bình đã làm mình đam mê, chơi đánh kiếm với bọn con nít trong xóm, thích làm Spartacus. Sau này sang Tây thì mình học và nghiên cứu về lịch sử của đế chế La Mã và sự lụi tàn của đế quốc này, mấy trăm năm sau Chúa Giáng sinh.

Trình độ kỹ thuật của các công trình sư thời La Mã rất cao, tương tự các amphitheater của Hy lạp, không có micro phone mà diễn viên nói trên sân khấu vang tiếng khắp núi rừng. Những công trình dẫn thuỷ nhập điền của nền văn minh La Mã được xem là số 1 vào thời gian đó.

Tuổi thơ và lon sữa

Hôm trước, kể chuyện thả diều làm mình nhớ đến những lon sữa đặt và sữa bột đã theo mình từ thời mới sinh ra đến khi đi tây. Những lon sữa này đã nuôi mình lớn lên trong chiến tranh và đã làm bạn với mình trong cuộc hành trình của tuổi thơ.

Nhà mình dạo ấy có đâu 10 anh em, bà cụ cứ trung bình 18 tháng lại ở cử một tháng rồi ra chợ buôn bán nên chỉ cho con bú vào buổi tối hay sáng sớm còn trong ngày mấy đứa em khóc sữa thì mấy đứa lớn có nhiệm vụ, pha sữa bột SMA hay Guigoz cho đứa bé bú, thật ra là cả hai đứa vì có khi bà cụ sinh năm một nên hay thấy bà cụ cho bú cả hai đứa như cặp sinh đôi. Cứ đứa gần lo săn sóc đứa kế, bồng bế, cho uống sữa,..., anh chị truyền em nối.

Tuổi hạc

Nguyễn Hoàng Sơn

Hai tuần nay, mẹ của đồng chí gái bị đưa vào nhà thương rồi được điều trị tại viện dưỡng lão. Trưa nay, mình đem thằng con vào thăm bà ngoại, thấy bà cười rất dễ thương, dù nói ú ớ. Không biết bà có nhận ra cháu ngoại hay không vì bị lẫn trí nhớ từ mấy năm nay.

Nhớ dạo cách đây 8 - 9 năm về trước, lúc sức khoẻ của Mẹ vợ bắt đầu yếu; bị tiểu đường, chân sưng vù nên mỗi ngày sau khi tập võ mình phải ghé lại nhà, xoa dầu, bóp chân cho cụ để chân khỏi sưng thêm cụ hút được khí lực của mình nên khoẻ thêm nên cả ngày cứ đợi mình đến. Được vài tháng thì chân cụ hết bị sưng lên nhưng cụ rất nóng, dữ dằn, la mắng, đánh người giúp việc, nên một ông anh vợ mời thầy về tụng kinh, cầu nguyện giải nạn thì thấy bớt. Sau đó thì lẫn, từ từ không nhớ ai, ngay cả con cháu.

Trương Chi vượt biển

Nguyễn Hoàng Sơn

Hắn chán chường cuộc sống thường nhật từ ngày Sàigòn đầu hàng. Mỗi ngày hắn phải lê lết các sân banh đá banh để được bồi dưỡng ổ bánh mì sau trận đấu. Hắn muốn tìm kiếm một hướng đi cho tương lai nên có người rủ hắn xuống Hải Sơn, gần Vũng Tàu để xem xét tình hình để vượt biển.

Lần đầu tiên, hắn mới nhìn tận mắt vùng miền sông nước mà hắn đã học ở trường về các địa dư của quê hương. Hắn nhìn thấy nhưng cánh đồng ruộng cò bay thẳng cánh như trong sách giáo khoa hồi tiểu học. Hắn được đi ghe trên sông Tiền và sông Hậu như những mạch máu của quê hương đất nước mà hắn sẽ phải lìa xa vì bị quê hương ruồng bỏ như một đứa con ghẻ, nguỵ quân.

Mặc dù dầm mưa dãi nắng đá banh độ nhật, thân hình hắn đen như đũa mun nhưng đến vùng sông nước thì dân địa phương vẫn nhận ra hắn là người lạ,

Trúng số, hao tài

Nguyễn Hoàng Sơn

Hôm trước như mọi năm, hai vợ chồng đi dự buổi cơm gây quỹ để giúp các chương trình từ thiện ở Việt Nam do đám bạn quen tổ chức trên 15 năm nay. Mình thì tham gia một tổ chức khác, cũng làm những chương trình tương tự. Hàng năm, vợ mình ủng hộ một bàn, rồi mời bạn bè đi cho vui, luôn tiện giới thiệu họ về chương trình này. Nếu họ thích thì có thể giúp đỡ thời gian hay tiền bạc. Mấy người bạn thường thì họ đưa lại tiền mua vé nhưng vợ mình không lấy nên họ dùng tiền ấy để mua vé số tặng vợ nên hay trúng như cái iPad mà mình dùng để viết,...

Năm nay, vợ mình trúng xổ số lô hạng nhì, được cái máy truyền hình 47", nhỏ hơn cái ở nhà nên mấy bà bạn xúi trả cái này, rồi mua cái lớn hơn. Mình chúa ghét mấy bà này, cứ chuyên đi xúi Thiên Hạ tiêu tiền rồi chê bai. Họ đến nhà mình là cứ xúi mình làm cái này,

Trung thu và tựu trường ngày xưa



Mỗi năm, đến mùa tựu trường thì mình lại nhớ đến bài "Tôi Đi Học" của ông Thanh Tịnh. Bài này dài nhưng mình chỉ nhớ đoạn trong cuốn Giáo Khoa "Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ, cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn; hôm nay tôi đi học."  Hồi bé ngạc nhiên tại sao ông Thanh Tịnh ở miền bắc mà sao họ lại cho dạy tại trường học miền nam. Ông thầy cho biết nước tự do không cấm những gì hay.

Ông thần N.A. cũng thuộc bài này vì khi sang thăm hắn ở San Diego. Trên xe đi lên Los Angeles, hắn có đọc lại bài này. Mỗi sáng đi bộ với vợ trong xóm, thì mình cũng hay lẩm bẩm bài này. Vợnắm tay dắt qua đường như ngày xưa đi với mẹ. Nhỏ có Mẹ, lớn có Vợ.
Lúc sáng chạy xe đi học, mình thường thấy hình ảnh sương mờ này (photo của Paul LeMinh) mình thấy nhiếp ảnh gia này chụp nhiều ảnh Đà Lạt rất đẹp. Xin mượn tải lên đây 


Nói đến buổi sáng đầy sương thu và gió lạnh thì mình không bao giờ quên những sáng của mùa tựu trường, chạy xe đi học, chạy dọc đường Trần Quốc Tuấn, từ Cầu Ông Đạo, nhìn thấy sương mai trong ánh sáng bình minh của mặt trời, mờ mờ sau nhà hàng Thuỷ Tạ. Sau này đi học ở Paris vào những buổi sáng mùa thu, đi xe métro, xuống trạm Louvre, đi băng qua cái viện bảo tàng, Cour de Carré, mà không ngờ sau này mình được tham gia, thiết kế cái Kim Tự Tháp khi làm việc cho hãng của ông I.M. Pei. Từ đó, đi qua Passerelle Des Arts, đối diện Viện Hàn Lâm của Pháp. Mình hay dừng lại trên cầu để ngắm những tia nắng của ban mai, hiện sau Nhà thờ Đức Bà, phía sau Cầu Mới (Pont Neuf), nhớ Đà Lạt, miệng khẽ hát "Ôi quê xưa biết bao giờ trởlại." Thời sinh viên, mình hay ra đây ngồi vẽ phong cảnh này. Hôm trước, xem hình thấy thanh niên thiếu nữ yêu nhau đem ổ khoá ra móc ở đây làm mất vẻ đẹp của không gian như khi xưa những tên dùng sơn của hãng Bạch Tuyết, vẽ tên mình và người con gái mình yêu trên những tảng đá ở thác Cam Ly.

Hình ảnh Cầu Mới (Pont Neuf) khi mình đi học, ngang qua Passerelle des Arts, ánh sáng đây chưa đẹp bằng lúc mình thấy với mặt trời bình minh và Notre Dame để Paris phía sau. Đẹp lắm. Lần sau về Paris, mình sẽ ở khách sạn gần đây để sáng sớm có thể đi bộ một mình ra đây ngắm trong khi đồng chí gái còn ngủ.

Những tia nắng ban mai trên Hồ Xuân Hương như bức tranh về phong cảnh rất đẹp khiến mình không bao giờ quên. Sau này xem những bức tranh của Claude Monet thì mới hiểu và cảm nhận được cái đẹp của dạo ấy. Phía sau Thuỷ Tạ là cái nóc chuông của trường Yersin, thường thường vào giờ đó thì mặt trời cũng đang lơ lửng, mờ mờ phía sau nóc chuông. Lần đầu vềthăm Đà Lạt, mình ngủtại khách sạn Palace. Buối sáng, mở cửa sổ, từ balcon nhìn xuống Thuỷ Tạ và hồrất đẹp nhưng vì mùa hè, mưa gió, không đẹp như khi vào thu.

Mình thích ngày đi học lại vì Tết Trung thu sắp đến. Đi học về, la cà ra phố, đi ngang qua các tiệm bánh, trưng bày mấy cái bánh Trung Thu, hình vuông. Bánh nướng có, bánh dẻo có. Cứ thòm thèm, ngày nào cũng đi qua đi lại, nhìn qua cửa kính, ước mơ ngoạm được cái bánh trung thu. Ngày nay, mua về cúng Phật rồi cho mấy đứa con ăn thì chúng nhăn mặt không ăn.

Nếu mình không lầm thì hàng năm, bà cụ mua hai cái bánh trung thu: một cái bánh nướng và một cái bánh dẻo để cúng Phật. Ngày nào, mấy anh em cũng nhìn lên bàn thờ xem hai cái bánh còn hay không, lâu lâu bắt cái ghế leo lên, dí cái lỗ mũi gần hai cái bánh để hít hà, miệng nam mô lạy Phật cho mau đến rằm.

Ngoài bánh Trung Thu thì có bánh con heo nướng. Nếu mình không lầm thì trong con heo không có nhân nhiệt gì cả hoặc nếu có thì nhân đậu xanh. Mấy cái bánh hình con heo to đâu khoảng 7‐10 cm, như con heo quay, cháy cháy, có gắng hai hột đậu đen làm hai con mắt rồi mấy chú Ba Tầu vẽ phẩm đỏ chi đó.

Mình hay chơi đánh đáo bằng bạc cắc với tụi trong xóm. Chơi bắn bi, tạt lon,... thì mình không giỏi nhưng chơi đánh đáo có bạc cắc thì mình ăn nhiều hơn thua. Cả đám đặt ra một đồng bạc cắc, rồi xem đứa nào đi trước. Cầm một cọc bạc cắc, thảy vào cái lỗ. Không hiểu tại sao, khi mình thảy, thường thường là hai ba đồng lọt vô lỗ là thấy ăn rồi thêm chọi, bún, mỗ,.... Mỗi lần ăn tiền tụi trong xóm là chạy sang rạp Ngọc Hiệp, khúc tiệm ông thầy mằng, có tiệm bán bánh Trung Thu, mua một hai con heo nướng đem về chia cho mấy đứa em. Chỉ có bột không mà ăn sao thấy ngon nức nở.

Ngoài mấy cái bánh Trung Thu ra, mình còn lượn vòng vòng đường Minh Mạng, cạnh tiệm bán sửa radio, tivi Công Đồng; có tiệm bánh, treo thêm các lồng đèn; có khung làm bằng tre vọt, dán giấy bóng. Thường thường là đèn ông sao, đèn hình con gà, con cá,... Không tiền thì mua mấy lồng đèn giấy xếp. Có lần thằng Dư, hàng xóm, học trường Trần Hưng Đạo, ai chỉ nó làm đèn Kéo Quân nhưng chả thấy quay gì cả. Có lần ông cụ mình làm cái đèn Cù nhưng nặng quá không khiêng đi khoe được.

Ngoài các lồng đèn, tiệm này còn bán mấy cái xe lon đẩy, có hình bướm mà sau này lớn lên học trung học, mình có làm để chơi hay cho mấy đứa em. Lấy cuộn chỉ đã xài hết chỉ, lấy cái ruột bằng gỗ. Dùng sợi dây kẽm xỏ qua lỗ cuộn chỉ mà người ta dùng để cắm vào cây sắt nhỏ nơi đầu máy may, để lúc đạp máy may thì sợi chỉ sẽ kéo cuộn chỉ quay vòng vòng, nhảchỉra.

Hình Nguyễn Kính mới gửi. Mình bắt đầu sưu tập hình ảnh Đà Lạt khi thấy tam ảnh này.

Mình lấy cái lon sữa bò dùng hết, đục hai cái lỗ hai đầu để xỏ dây kẽm từ cuộn chỉ. Lấy cái cây tre nhỏ gắn vào cuộn chỉ để đẩy cho xe chạy. Xếp sợi dây kẽm theo cấu trúc để khi mình đẩy cái xe thì mỗi vòng sẽ bật lên bật xuống để đánh vào lon sữa bò, gây tiếng vang keng keng. Tối Trung Thu, đi rước đèn thì cắm cái nến nhỏ trong lon sữa bò, đục vài lỗ bằng đinh thì ánh sáng từ các lỗ đinh tỏa ra khá đẹp trong đêm tối.

Mùa này họ hay bán con gà nung bằng đất sét, có miếng giấy cứng ở giữa để khi thổi hay dập đập nghe tiếng ueo ueo hay con rối hình gà trống hoặc mấy cái vụ.

Rằm Trung Thu thì trong xóm mình chả làm gì cả nhưng xóm Địa Dư thì tổ chức rước đèn khá vui. Xóm này có 3 mạng học Yersin; Phạm Ngọc Liên và Lâm Tài Phát và Nguyễn Anh Dũng. Đám con ông Lào, nhà ở cuối cư xá, hay làm ông Địa, con Lân rồi đánh trống Tùng Tùng... Đi một vòng từ xóm Địa Dư đến cư xá Công Chánh rồi đi lại. Đám con nít đi theo phía sau, rước đèn, mỗi đứa xách theo đèn ông sao, con gà, cá chép,.. sung sướng hát nhép nhép "đèn ông sao với đèn cá chép, em rước đèn này đến cung trăng... Tết trung thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường, lòng vui sướng với đèn trong tay, em múa ca dưới ánh trăng rằm,..." 

Có năm, không hiểu sao thiên hạ đua nhau ra Hồ Xuân Hương, thả lồng đèn hoa sen làm bằng giấy, có hình hoa sen, có gắn đèn cầy ở trong. Các nhà ở đường Hai Bà Trưng cũng rủ nhau thả đèn ở suối giữa đường Hai Bà Trưng và Phan Đình Phùng. Nhìn những hoa sen làm bằng giấy với ngọn nến lênh bênh trên Hồ khiến có cảm giác rợn rợn như cô hồn ở đâu bay lượng trên hồ. Mình không nhớ rõ năm nào nhưng chắc chắn là năm có trò "Trừ Ma quỷ". Nghe đồn, đêm đêm quỷ đi vòng vòng, Thiên hạ sợ ma quỷ vào nhà bắt con cháu nên lấy sơn hay vôi quẹt chữ Phạn hay cái Thánh Giá trước nhà. Mình chỉ nhớ một sáng, mở cửa ra đường thì thấy ai về bằng vôi chữ phạn ngay cửa nhà mình. Tương tự một lần, mở cửa nhà thấy ai treo trên cây Mimosa trước cửa nhà một hình nộm, đề chữ đã đão HCM. Sau này lớn lên mới hiểu là chiến dịch bài trừ, chống quân đội Mỹ tham gia chiến tranh VN, "ma quỷ" nói lái lại là "Mỹ qua".

Đi rước đèn xong, về nhà là đến giây phút mà mấy anh em chờ đợi lâu nay. Bà cụ đang cúng còn mình và mấy đứa em thì cứ thổi phù phù cho hương sớm tàn. Gọi bà cụ, nói hương tàn rồi nhưng bà cụ nói chưa tàn, đợi thánh thần về hưởng bánh cái đã, rồi châm trà cho thánh thần uống. Mình thì cứ lâm râm, khấn gọi thánh thần ăn cho mau mau nhưng có lẻ người chết hay thần thánh ăn rất chậm không như anh em nhà mình.

Lạy ba vái xong là xem bà cụ thỉnh bánh xuống. Bà cụ chia bánh làm hai, một phần để dành cho ngày mai. Bà cụ chia phần còn lại, ra làm bốn cho 4 anh em. Sau khi ăn phần mình xong thì cứ thò tay, lấy ngón tay chấm chấm mấy miếng bánh vụn nát rồi quẹt quẹt. Cái khổ là bà cụ mình cứ ba năm sinh hai đứa con nên những năm sau thì thay vì chia 4 phần lại chia làm 5,6,7,8,9... Nên phần bánh càng ngày càng nhỏlại theo từng lát cắt của bà cụ.

Mình nghe cô em kể trong thời Bao Cấp, một hôm bà cụ mua được trái soài tượng, đem về bồi dưỡng cho cả nhà. 8 đứa em ngồi xung quanh bà cụ. Bà cụ gọt cái võ trước, mấy chị em chia nhau chấm nước mắm ăn. Từ từ, bà cụ cắt từng miếng rồi chia đồng đều, cuối cùng là cái hột soài, mấy chị em truyền nhau để mút đúng một cái.

Một lần khác, đi chợ về, bà cụ có con mắt rất gian, ra hiệu cả nhà im lặng, kêu mấy đứa con đóng cửa sổ lại. Một đứa rình ở cửa sổ nếu người hàng xóm nào đi ngang hay rình mò chi thì cho biết. Bà cụ lấy một cái gói giấy báo, mở ra thì có nửa con gà luộc. Mỗi đứa em được chia cho một miếng thịt gà, sau đó thay phiên mút mút trong im lặng mấy cái xương gà rồi lấy cái cối để giả cho nát rồi đem ra sau vườn chôn khắp nơi. Nghe nói dạo đó, nhân dân ăn khoai mì và bo bo, ăn thịt rất hiếm, hàng xóm mà biết được sẽ tố cáo. Cảm ởn Hà Nội đã cho gia đình mình nếm mùi sau 75.

Một anh bạn kể đi Hà Nội chơi với vợ thì thấy họ bày thịt gà rất đẹp, không bị nát vì bị lưỡi dao chém đứt trên thớt nên tò mò hỏi thì khám phá ra dân ngoài bắc, sống dưới chế độ tem phiếu từ năm 1954 nên khi nhà làm thịt thì họ không dám cầm dao chặt mà lấy cái kéo cắt cao su để cắt nên từ đó họ quen dùng kéo đến ngày nay.

Mình thích nhất là bánh nướng. Mấy chú Ba ấn dấu đỏ trên bánh. Khi bà cụ cắt bánh ra thì thấy mè đen trộn với bí xay nhỏ rồi cái tròng đỏ của hột vịt, nhân trộn với đậu phụng, thịt hằm bà lằng,..Bánh dẻo thì màu trắng, chắc luộc. Không biết họ bỏ cái gì trong nhưng cứ thấy thơm thơm mùi mứt bí. Ngày nay coi hình ảnh họ làm bánh ở VN và bên Tàu thì hết dám mua, chỉ mua ở tiệm làm ở Bolsa, còn bánh nhập cảng từ TQ thì không dám.

Có năm, mình thấy có ông nào vác hai hộp bánh trung thu đến nhà, tìm gặp ông cụ. Mấy anh em mình thập thò sau cánh cửa, lâu lâu liếc vô phòng khách, nhìn hai hộp bánh, lâu lâu nuốt nước miếng cái ực. Tưởng tượng tối nay, bà cụ đi chợ về, được ăn một chầu bánh trung thu. Cuối cùng khách đi về, đưa cho ông cụ hai hộp bánh nhưng ông cụ không nhận, nhất quyết từ chối khiến mấy anh em, cõi lòng tan nát, bao nhiêu giấc mơ được ăn cái bánh nướng tan theo mây khói. Sau này lớn lên, mới hiểu ông Cụ không muốn bán rẻ lương tâm mình bằng hai hộp bánh dù đàn con đang thèm thuồng. Họ hay đến nhờ ông cụ ký giấy tờ khi làm ở nhà Kiều Lộ. Nghe kể, người ta nhờ người làm bánh bỏ vàng ở trong, gia chủ nhận quà bánh, khi ăn sẽ thấy mấy lượng vàng. Mình có cô em làm cán bộ nhưng thừa hưởng cái tính liêm chính của ông cụ, được bằng khen cán bộ ưu tú của thủ tướng tặng nhưng vẫn nghèo. Chán Mớ Đời 

Ngày nay, hàng năm mình mua một hộp bánh trung thu để cúng rằm, theo phong tục. Sau đó hai vợ chồng mất mấy ngày mới tự bồi dưỡng hết hộp bánh còn mấy đứa con thì chê không ăn. Hồi chúng còn nhỏ mình hay đem ra phố Bolsa, nơi Cộng đồng tổ chức Trung Thu, phát quà cho thiếu nhi. Cõng thằng con trên vai, Tùng xình Tùng xình theo điệu Lân múa. Thằng con vui lắm nhưng lớn lên thì nó chả màng đến trung thu. Chơi game điện tử thú hơn là chạy theo con lân. Năm nay quên chưa mua bánh.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn