Showing posts with label Thiên hạ sự. Show all posts
Showing posts with label Thiên hạ sự. Show all posts

Tôn giáo mới của thế kỷ 21

 Đi chơi có dịp đọc lịch sử các nước viếng thăm, xem các di tích lịch sử từ thời Hy Lạp, La MÃ mà người tây phương gọi nền văn minh la-hy. Trước nhất, người Hy Lạp cứ tự nhận họ nữa thần, nữa người “Homo Deus” nên cuối cùng mất nước, bị nền văn mình khác chiếm đóng đô hộ.

Đến Capadoccia, thăm viếng mấy địa đạo mà khi xưa, những người đầu tiên, theo thiên chúa giáo trốn khi bị lính la mã săn đuổi, mình mới thấy con người chúng ta khác với mấy con khỉ vượn mà theo thuyết tiến hoá của Darwin, là thuỷ tổ của loài người.  

Sự khác biệt giữa người và khỉ là con người biết bựa chuyện, tư duy đột phá, kể chuyện khơi khơi nhưng lại có người tin. Nhờ đó mà văn minh loài người được thành hình, giúp chúng ta tiến hoá. Chúng ta có thể nhìn trời rồi nói trên trời có thượng đế, nếu bạn không làm theo những điều răn cấm thì khi bạn chết, thượng đế sẽ phạt bạn, đầy đọa xuống âm phủ,…lại có người tin vào lời của chúng ta và cúng tiền như người ta giải vong ở Việt Nam, cúng tiền cho sư…để được về cõi Vĩnh hằng.

Ngược lại chúng ta khó thuyết phục một con khỉ, vượn. Nói chúng cho chúng ta trái chuối, như thể cúng dường thùng phát sương, sau này chết sẽ được lên thiên đàng vượn khỉ. Có lẻ nhờ chúng ta tin vào những gì người khác kể, hay bựa ra đã giúp loài người tiến bộ hơn các loại khỉ hay muôn thú khác dù chúng có thể mạnh khoẻ hơn chúng ta nhiều. 

Nhờ những tư duy, bộ óc con người phát triển hơn các loại thú, loài người có thể kiểm soát được trái đất, môi trường chúng ta sinh sống. Chúng ta phải trả giá khi phát triển lên cao độ với những tham vọng, kiếm tiền nhiều vô hình trung tàn phá môi trường chúng ta sinh sống.

Nếu chúng ta xét lịch sử riêng của thế kỷ 20, khởi đầu có 3 câu chuyện chính, được kể cho dân gian trên thế giới:

 Một được gọi là chủ nghĩa Phát-xít, cho rằng lịch sử loài người là một cuộc đấu tranh liên tục giữa các quốc gia, chủng tộc. Chủ nghĩa này cho rằng sẽ tìm mọi cách để chinh phục và kiểm soát thế giới để con người có thể sống hoà bình, thịnh vượng với nhau, đưa đến cuộc diệt chủng 6 triệu người do thái và mấy chục triệu người khác trên thế giới và kết thúc khi thế chiến thứ 2 chấm dứt.

Hai là chủ nghĩa cộng sản, cho rằng lịch sử loài người là một chuỗi dài tranh đấu giữa các giai cấp từ ngàn xưa. Chủ nghĩa này có cái nhìn một thế giới đại đồng, bảo đảm sự công bằng, bình đẳng giữa mọi người trên thế gian, đưa đến hơn 100 triệu người bỏ xác để thực hiện thế giới đại đồng. Chủ nghĩa này sụp đỗ khi đế chế Liên Xô tan rã. Hôm qua, người lãnh đạo cuối cùng của liên bang Xô viết dã ra đi về cõi có mấy bác Marx, Lenin, Mao,… ông này vẫn muốn tiếp tục chủ nghĩa cộng sản, chỉ muốn cải tổ ai ngờ banh luôn đế chế vì đã bị mục nát từ căn bản.

Nói chung thuyết Phát Xít và Cộng Sản đều là xã hội chủ nghĩa, chỉ khác nhau là một phe nhìn theo một quốc gia, một chủng tộc Uber Alles và một phe nhìn thế giới đại đồng năm châu, tứ bể là anh em một nhà với tư duy làm theo năng xuất, hưởng theo nhu cầu.

Ba là chủ nghĩa tự do, bác bỏ hai thuyết trên, kêu lịch sử không phải là chuỗi dài đấu tranh giữa các quốc gia, hay giai cấp mà là cuộc đấu tranh không ngừng giữa Tự Do và Bạo Quyền. Chủ nghĩa này có viễn kiến là các chủng tộc kết hợp, giao lưu, làm việc với nhau, sẽ có những bất bình đẳng giữa con người với nhau nhưng đó là cái giá phải trả cho cuộc sống hoà bình và kết hợp. Làm theo năng suất hưởng theo năng suất, không làm thì đói.

Nhìn lại chúng ta thấy nguyên thế kỷ 20 là cuộc đấu tranh giữa 3 ý thức hệ nói trên, 3 câu chuyện được vài ông ăn không ngồi rồi, tư duy đột phá, được các quốc gia chạy theo đeo đuổi, tìm cách phát triển đất nước. Và cuối thế kỷ 20 thì lịch sử cho thấy chủ nghĩa tư do đã thắng. Đúng hơn là thuyết cộng sản đã phá sản.

Vấn đề là chủ nghĩa tự do được độc tôn từ 30 năm qua, bị phá sản. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, chủ nghĩa tự do, tranh dành quyền lợi, ảnh hưởng với chủ Nghĩa cộng sản, đã nhận ra những khiếm khuyết của mình nên đã tự thay đổi, để phổ cập với người dân, tranh dành ảnh hưởng với thuyết xã hội chủ nghĩa. Điển hình cho thành lập công đoàn để bảo vệ quyền lợi công nhân thợ thuyền, khác với thời ông Andrew Carnegie, cho đàn áp, bắn chết thợ thuyền đình công. Các ông chủ, tập đoàn cho phép nhân viên được đi nghỉ hè, vẫn được ăn lương, có bảo hiểm y tế, quỹ hưu trí... giúp chủ nghĩa này bớt mang tính bốc lột công nhân như thời Hoa Kỳ mới được thành lập, chế độ nô lệ.

Từ 30 năm qua, Hoa Kỳ và các nước tây phương toàn cầu hoá, đúng hơn là sử dụng chủ nghĩa tân thực dân, đem nhà máy từ Hoa Kỳ hay âu châu sang các nước nghèo hơn để sản xuất. Cuộc toàn cầu hoá đã khiến giới công nhân thợ thuyền tây phương mất đi quyền lực để bảo vệ quyền lợi của họ.

Mình nhớ, có dạo các công nhân đức của hãng Benz Mercedes, đòi tăng lương và làm việc mỗi tuần 36 tiếng, nghỉ hè 2 tháng. Họ làm áp lực để ban giám đốc vâng lời như trước kia, còn khối Liên Xô. Ban giám đốc kêu không được, công đoàn muốn đình công thì ban giám đốc, sẽ dọn sang Ba Lan, lương thợ thuyền Solidarnosc rẻ hơn gấp 20. Thế là công đoàn lao động đức ngọng, phải chấp nhận làm 40 tiếng một tuần,..hay thất nghiệp.

Giấc mơ Hoa Kỳ (American Dream) cũng từ đó bay mất. Khi xưa, công đoàn lao động bảo vệ các công nhân nên có thể thương lượng lương bổng khá khiến một công nhân đi làm có thể mua xe hơi, mua nhà cửa, có một cuộc sống sung túc. Hình ảnh mơ ước của công nhân toàn cầu.

Mình nhớ có lần mấy người làm cho siêu thị, thành viên của công đoàn lao động, đình công, đòi tăng lương. Họ cầm biểu ngữ, đứng ngoài siêu thị, kêu gọi khách hàng tẩy chay các siêu thị. Khách tiêu dùng khám phá ra họ làm thâu ngân viên mà lãnh $25/ giờ trong khi họ chỉ ăn $8/ giờ nên không ai ủng hộ họ hết. Giám đốc các siêu thị mướn người khác đến làm. Cuối cùng các nhân viên, thâu ngân viên phải ngưng đình công, trở lại làm việc và từ từ bị cho ra rìa hết. Mình không thấy họ nữa. Sau vụ đình công mình có hỏi họ thì họ kêu không tin vào công đoàn lao động nữa.

Khi các công ty toàn cầu hoá thì họ bỏ quỹ hưu trí, cho phá sản các công ty lớn như Sears,.. khi xưa đi làm cho một công ty là cả đời hiến dâng cho hãng, về hưu sẽ được công ty đền bù những hy sinh của mình khi xưa, cho tiền hưu, bảo hiểm y tế, sống cuộc đời thoải mái. Nay chả còn gì cả nên người Mỹ không mấy người có thể về hưu vì không có tiền để dành. Họ cho biết 90% người Mỹ có quỹ tiết kiệm không có tới $4,000. Làm sao về hưu?

Ngày nay, chúng ta thấy sự cách biệt giữa giới giàu có và công nhân quá xa, về lương bổng, đời sống. Anh giàu có thì có tín dụng tốt được mượn tiền nhiều với tiền lời thấp trong khi công nhân lương thấp, thay vì được đãi ngộ, giúp đỡ lại phải trả tiền lời cao hay không được mượn tiền. 

Người ta làm nghiên cứu về luật G.I. Act, một đạo luật được thành lập sau đệ nhị thế chiến nhằm giúp đỡ các cựu binh sĩ Hoa Kỳ, đã tham chiến. Được mua nhà với tiền lời rẻ, được chu cấp nếu muốn trở lại đại học,…

Cách khôn nhất ở Hoa Kỳ là 18 tuổi gia nhập quân đội Hoa Kỳ, được theo học kỹ sư hay bác sĩ, … sau đó giải ngủ, có thể mua nhà với tiền lời rẻ, không cần tiền đặt cọc, có hưu trí về già.

Đạo luật giúp cựu chiến binh Hoa Kỳ thì đa số người da trắng hưởng lợi nhiều nhất, người da màu thì chỉ lãnh được 5% tối đa. Khi chúng ta biết xong đại học, thời đó là có công ăn việc làm tốt, có thể mua nhà rẻ rồi tạo nên một tài sản, giúp thế hệ con cháu của mình tiến hơn. Người da màu, te tua, sau 2 thế hệ thì khoảng cách quá xa giữa người da trắng và da màu. Truyền thông lên án người da màu, đủ trò, nào là lười, ma tuý, ngoại hôn,…

Hôm trước, đọc báo cho thấy một cặp vợ chồng người da màu, kiện một công ty kiểm định giá nhà, kết quả là nhà của họ chỉ được định giá là $450,000 trong khi người Mỹ da trắng kế bên lại có đến $620,000. Chúng ta nói là sống trong một xã hội dân chủ,…nhưng chỉ là tương đối. Mình vẫn thấy sự kỳ thị rất nhiều. Khu Bolsa, khi mình dọn về, có nhiều người Mỹ da trắng nhưng sau đó họ bỏ chạy hết, dọn ra những khu mới, đầy đủ, tiện nghi hơn, học khu tốt hơn,.. chỉ có người Việt nhảy vào mua nhà ở khu vực LIttle Sàigòn. Ngay cả người đại hàn cũng bắt đầu dọn ra ngoại ô, có học khu tốt.

Vấn đề là người Mỹ ở ngoại quốc không được ưa chuộng, người ngoại quốc thích tiền của người Mỹ nhưng lại phẩn uất. Họ cho rằng cuộc sống của họ lầm than vì người Mỹ, bảo kê các viên chức cầm quyền của xứ họ. Chủ nghĩa tân thực dân là kiếm một tầng lớp tay sai sở tại để làm giàu cho họ.

Sadam HUssein muốn bán dầu hoả của Iraq để lấy tiền Euro. Bùm, ông ta bị treo cổ. Ông Khadafi, muốn bán dầu hoả lấy vàng thay vì đôla. Bùm, ông ta bị nhân dân kéo cổ từ ống cống giết chết trước mặt đài truyền hình. Truyền thông Tây phương tô vẽ ông ta là một tên khát máu, đủ trò trong khi dân chúng xứ ông này lại tôn thờ như một vị thánh vì ông ta dùng dầu hoả để phát triển xứ sở. Ba Tây, Ấn Độ, Nga Sô, Trung Cộng họp nhau để buôn bán, không sử dụng mỹ kim thì còn sống. Lý do họ có vũ khí hạch nhân nhưng sẽ tìm cách loại trừ để thay vào đó một người dễ sai bảo hơn.

Bà Victoria Nuland, thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ, trong một họp báo cho biết Hoa Kỳ đã sử dụng 5 tỷ đôla để giúp các NGO, giúp người Ukraine học tập, phát huy dân chủ tại Ukraine. Cuối cùng ông tổng thống được dân bầu đàng hoàng, theo Putin vì ông này cho cái deal tốt hơn Hoa Kỳ và các nước âu châu, nên bị dẹp, chạy qua Nga tỵ nạn. Từ đó Hoa Kỳ huấn luyện quân đội Ukraine khiến Putin Chán Mớ Đời nên xua quân xâm chiếm. 

Cứ tưởng tượng có lính tàu hay nga đóng quân hay huấn luyện quân đội của Mễ Tây Cơ hay Gia-nã-đại thì Hoa Kỳ sẽ nghĩ thế nào. Hoa Kỳ xâm chiếm Iraq, Á Phú Hãn,…ít ai lên tiếng chống đối. Nội Liên Xô gắn mấy dàn hoả tiễn giả ở Cuba, là người Mỹ đã muốn đánh nhau, may là ông Kennedy bình tỉnh, không nghe lời đám diều hâu. Mình đọc tài liệu giải mã vụ này. Có điệp viên của Liên Xô, báo cho Hoa Kỳ biết là hoả tiễn giả, những nhóm tập đoàn chiến tranh ở Hoa Thịnh Đốn vẫn muốn đánh nhau. Cuối cùng thì họ dẹp ông để một tên khác lên là đổ quân vào Việt Nam, đông như quân Nguyên đến khi bán được coca và MacDonalds cho Trung Cộng là rút lui.

https://youtu.be/rPVs5VuI8XI

Toàn cầu hoá thì giúp Trung Cộng, Ấn Độ giàu có lên nhưng lại gây một vấn đề khác tại Hoa Kỳ hay các nước âu châu. Công nhân của họ cảm thấy bị thừa thải, bị bỏ rơi sau lưng vì sự chênh lệch giai cấp giàu có và thợ thuyền càng ngày càng cách xa. Xem các chương trình về vô gia cư, ở Cali, Seattle khiếp luôn. Nạn ma tuý lan tràn, người Mỹ mất định hướng, tin vào tương lai như trước đây.

Xem mấy tấm panneau ở các nước Đông Âu, khối Liên Xô khi xưa, chúng ta thấy toàn là hình ảnh các công nhân nhà máy, làm ngày chưa đủ tranh thủ làm đêm để đưa đất nước đến một xã hội công bằng, bú xua la mua. Những hình ảnh đó giúp người dân hiểu biết, nhìn về tương lai của họ. Cảm thấy họ có đóng góp gì cho xã hội, cộng đồng.

Ngày nay, chúng ta nghe nói đến những đại danh từ như Blockchain, sinh vật học, thông minh nhân tạo,.. các công nhân thợ thuyền cảm thấy thừa thải, không can dự vào đường hướng tương lại của Hoa Kỳ hay âu châu. Các người sinh sống tại Silicon Valley, New York, Bắc kInh,.. quy hoạch về hệ thống 5 Gờ, thông minh nhân tạo khiến người mỹ bình thường cảm thấy lạc loài, bị bỏ rơi. Từ đó mới dấy lên các phong trào dân tuý, do các chính khách nói lên tiếng nói của những người bị bỏ rơi, bên lề lịch sử.

Nếu chúng ta nhìn lại thế kỷ 20 thì ở Đức quốc, dưới triều đại Hitler, Liên Xô với Stalin hay Hoa Kỳ với Roosevelt, đâu đâu các người dân đều tham gia kiến thiết đất nước dù chạy đua dưới lá cờ chủ nghĩa khác nhau. Khi Liên Xô thành công đưa con người lên vũ trụ, khiến Hoa Kỳ phải theo lời ông Kennedy đồng lòng để làm việc, giúp Hoa Kỳ đưa người lên không gian.

Ngày nay chúng ta nói đến cuộc cách mạng 4.0, 5 gờ khiến đa số người dân cảm thấy bị đào thải. Khi xưa, làm nông cần 100 người làm việc nhưng khi máy cày ra đời thì chỉ cần 10 người làm nông, còn 90 người kia phải ra thành phố kiếm việc làm trong các nhà máy chế tạo máy cày. 

Từ nông dân, họ được đào tạo, huấn luyện lắp ráp máy cày, tương đối cũng nhanh. Ngày nay, các công việc bảo trì các máy móc, người máy cần có một trình độ cao. Một người thâu ngân viên của siêu thị bị máy tính tự động thay thế, không có khả năng để đi học lại, để điều khiển máy móc, người máy. Họ sẽ gia nhập một giai cấp thừa thải của xã hội. (Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Ngày tàn của đế quốc

 Nhớ hồi nhỏ xem phim “ngày tàn của đế quốc La MÔ tại rạp Hoà Bình khiến mình mê cô đào Sophia Loren từ dạo ấy. Mình không nhớ câu chuyện ra sao nhưng khi đi viếng xứ Thổ Nhĩ Kỳ, thăm các di tích lịch sử của đế chế la mã khiến mình suy nghĩ về tương lai của Hoa Kỳ, quê hương thứ 2 của mình, đang trên đường dẫn đến sụp đỗ. Có thể chưa hoàn toàn trong lúc mình còn sống nhưng chắc không lâu vì các điều kiện dẫn đến sự sụp đỗ tương tự các đế chế khác trong lịch sử nhân loại đang được thành hình.

Năm 1971, tổng thống Nixon tuyên bố một cách không chính thức, Hoa Kỳ hết tiền. Lý do là tiền tệ dạo ấy dựa trên số vàng dự trữ. Một ounce vàng tương đương với 35 đô la. Ngày nay một ounce vàng trị giá trên $1,800. Dạo ấy, một người Mỹ hay du khách, có thể bước vào bất cứ một ngân hàng nào, đưa cho nhân viên ngân hàng 35 đô sẽ có thể rút một ounce vàng vì tiền đô la được bảo chứng bởi số lượng vàng dự trữ trong ngân khố Hoa Kỳ.

Vấn đề là người Mỹ in tiền xài nhiều hơn số dự trữ vàng và nếu mấy xứ khác buồn tình, đưa đô la của họ giữ, để đổi lấy vàng thì Hoa Kỳ ngọng vì không có vàng để trả cho họ. Ông Nixon tuyên bố trên đài truyền hình là chỉ thị cho bộ trưởng tài chính Connally, ngưng chuyển đổi mỹ kim qua vàng. Mọi người nghĩ thị trường chứng khoán sẽ sụp đỗ hôm sau, ai ngờ lại tăng lên 25%. Hoan hô cách mạng đôla.

Tương tự năm 1933, tổng thống Roosevelt, cũng tuyên bố như ông Nixon, tạm ngưng các hoạt động ngân hàng để xoay sở, tìm phương cách chống đỡ. Cuối cùng mỹ kim xuống giá. Buồn đời mình đọc thêm tài liệu trong khi đợi đồng chí gái mua sắm, trên máy bay và khi đợi máy bay trễ.

Chúng ta thấy các hiện tượng vớ vẩn nhưng xét cho cùng là ngòi thuốc nổ cho sự bạo loạn, làm mất trật tự xã hội. Các quốc gia không đủ tiền để trả nợ nên họ in tiền. Do sự chênh lệch giàu nghèo, ta thấy các nhóm chống đối nhau, tạo dựng các phong trào dân tuý và quan trọng nhất là các cuộc tranh chấp ngoại quốc. 

Quốc hội Hoa Kỳ dự tính chi tiêu từ 2020 -2030, theo đà thì 2050 sẽ lên thêm 180%

Bổng nhiên báo chí truyền thông đánh tới tấp Trung Cộng dưới thời ông Trump. Hàng ngày tuyên truyền trên báo chí, truyền thông đầy. Là người Việt, mình không ưa tàu nhưng mình theo quan niệm Libertarian Capitalist nên vẫn đầu tư, mua cổ phiếu của các công ty tàu, lên như điên. Đầu tư đi ngược với những gì luồng chính đám đông theo.

Gần đây, có rất nhiều công ty tàu bị rút khỏi thị trường chứng khoán của Hoa Kỳ. Trước đây, mình tưởng các công ty này sẽ được gia nhập nhưng Hoa Kỳ sợ các công ty này vớt tiền của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ nên loại bỏ thay vì đã dự bị đưa họ vào để làm giàu thị trường chứng khoán. Chỉ có vài công ty đã được gia nhập trước đây khiến mình mua.

Tình hình hiện nay tương tự vào những thập niên 1930 -1945 của thế kỷ 20. Các biến cố tạo ra cuộc thay đổi quyền lực, tạo dựng một trật tự mới trên thế giới. Như cuộc cách mạng 1789 tại Pháp, 1917 tại Nga, hay thậm chí cuộc cách mạng Hoa Kỳ, chống lại Anh quốc, hay cuộc nội chiến của Hoa Kỳ….

Sau thế chiến thứ 2, cuộc đàm phán ở Bretton Wood, đã nhất trí để đồng Mỹ kim làm “Reserve Currency” cho một trật tự thế giới mới.

Nhìn lại lịch sử của thế giới từ 500 năm qua, chúng ta thấy sự hình thành và sụp đỗ của đế quốc Hoà Lan với tiền Guilder, đến sự thành hình của đế quốc Anh quốc, với sự sụp đổ của đồng bảng Anh Sterling Pound rồi đến sự tàn lụi của đế quốc Trung hoa, đời nhà Minh. Xa hơn là các nước có Hải quân hùng mạnh, đi khám phá và chiếm đóng các thuộc địa như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Đến ngày nay, người ta cũng không  hiểu lý do nhà Mình, đang chế các tàu lớn hơn tây phương để đi các vùng lớn , đã đến Ấn Độ, rồi bổng nhiên họ dẹp bỏ các xưởng đóng tàu, bế môn toả cảng. Nếu không chính sách này thì có lẻ nhà Minh rất mạnh, khi ngo Anh quốc đến xâm chiếm.

Sự hình thành của đế quốc đều tuần tự như sau. Họ chú tâm vào ngành giáo dục, tạo dựng các bộ óc tinh tế, giúp họ khám phá ra các kỹ thuật mới và áp dụng vào đời sống thường nhật. Nhờ đó họ có thể cạnh tranh với quốc tế, tạo dựng các trung tâm kinh tài như Amsterdam, Luân Đôn, New York,.

Các đế chế đều được thành lập bởi các lãnh đạo giỏi theo quy trình như sau: đoạt lấy quyền lực vì mạnh hơn phe đối lập, rồi củng cố quyền lực bằng cách trừ khử, làm suy yếu kẻ đối lập để họ không làm kỳ đà cản mũi. Sau đó họ thiết lập hệ thống hành chánh, giáo dục, làm việc đúng theo đường lối của họ. Sau đó là một giai đoạn dài về hoà bình, không lo âu. Trong giai đoạn này, giới lãnh đạo phải thực hiện hệ thống hành chánh giúp các cơ quan hoạt động hữu hiệu về kinh tế cũng như giáo dục,…

Từ từ họ chuyển qua sản xuất các mô hình mới và sáng tạo ra các kỹ thuật mới. Điển hình Hoà Lan, sau khi đánh bại đế chế Habsburg (Áo quốc ngày nay), họ đã sáng chế ra nhiều kỹ thuật thời đó như chế tàu to lớn, có thể đi xa để buôn bán. Từ đó thành lập chủ nghĩa tư bản mà mình đã kể, bảo trợ cho các cuộc hành hải, như các triều đình Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nhà trước đây. Các chuyến đi này rất nguy hiểm vì có thể bị chìm trên biển cả, mất hết vốn liếng như trường hợp các vua chúa Tây Ban Nhà và Bồ Đào Nha nên họ kêu gọi các doanh thương bỏ tiền, chung vốn bảo trợ các chuyến đi. Nếu có mất thì chỉ mất một ít vốn thay vì phá sản vô hình trung tạo dựng chủ nghĩa tư bản.

Để bảo đảm các chuyến đi, họ phải có một Hải quân hùng mạng để tránh bị các tàu khác đánh chiếm, cướp phá. Mấy năm trước, chúng ta thường nghe đến các cuộc hải tặc ở gần bờ biển Somalia,, khiến Hoa Kỳ phải đưa lực lượng đặc biệt đến vùng này, đã dẹp bỏ nạn này. 

Tương tự Bồ Đào Nha khi xưa, giàu có vì có hải quân hùng mạnh, bảo vệ thuyền buồm của họ di chuyển đến á châu và Nam Mỹ,… nói chung các đế quốc đều sử dụng chủ nghĩa tư bản để khuyến khích người dân, phát triển, làm giàu.

Trung Cộng tuy mang danh là chủ nghĩa cộng sản, nhưng phát triển phải theo đường lối của chủ Nghĩa tư bản. Ông Đặng Tiểu bÌnh cho rằng mèo trắng hay mèo đen cũng được, miễn sao bắt được chuột. 

Người Hoà Lan thành lập Dutch East India Company cũng như Anh quốc sau này thành lập British East India Company để gửi các tàu bè đi xa, thám hiểm. Khi các đế chế này hình thành thì lôi cuốn tiền bạc khắp nơi, tạo dựng Amsterdam, trung tâm tài chánh tương tự Luân Đôn sau này.

Điểm quan trọng là chính phủ, các thương buôn và quân đội phải hợp tác với nhau. Hoà Lan có Deutch East India Company, Anh quốc có British East India COmpany, Hoa Kỳ có US Military Industrial Complex mà tổng thống Eisenhower đã nhắc nhở người Mỹ trong bài diễn văn cuối cùng tại toà Bạch Ốc. Những công ty này thực sự cầm quyền, có rất nhiều ảnh hưởng vào các chính sách của chính phủ về đối ngoại và đội nội.

Mình nhớ trong lúc tuyển cử, bà Clinton đang dẫn đầu, tiền vô như nước bổng nhiên ông Obama, biến mất trên diễn đàn bầu cử. Sau này người ta khám phá ra, ông ta đi gặp nhóm lợi ích kỹ nghệ chiến tranh. Tuần lễ sau, bà Clinton hết tiền và chấp nhận chức ngoại trưởng, bỏ giấc mộng làm nữ tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ.

Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ là một tướng hồi hưu, có chân trong hội đồng quản trị của công ty đứng thứ 2 về sản xuất vũ khí của Hoa Kỳ. Thời ông Bush con cũng có ông Tướng khác, họ bổ nhiệm người da màu để dễ sai bảo hơn. Ông Colin Powell kể là ngày nhục nhất đời ông khi đứng trước Liên hIệp quốc, nói láo là Sadam Hussein có vũ khí hoá học để Hoa Kỳ có thể lấy cớ xâm chiếm Iraq.

Trong khi đó ông tướng da trắng khác tên Wes Clark, cựu tổng tư lệnh Khối BẮc Đại Tây Dương, kêu sau vụ 9/11, ông ta được triệu về Ngũ Giác Đài, và được cho xem chương trình xâm chiếm 7 nước ở trung đông. Ngày nay chỉ có một nước họ chưa dám xâm chiếm đó là Ba tư vì sợ mấy ông Ayatollah bắn bom nguyên tử khơi khơi.

Hôm nay có tin tức Hoa Kỳ bảo kê DO Thái tấn công Ba Tư. Mình đoán là sau vụ Ukraine, Ba Tư sẽ bị hỏi thăm sức khoẻ. Mấy ông thần Ả Rập, dạo này lên mặt làm khó dễ Obama, Biden nên có lẻ nếu họ thanh toán được chiến trường Ukraine thì sẽ làm áp lực khá nhiều ở các nước khác.

Các nước như Guyane, có mức gai tăng kinh tế năm nay lên đến 50%, hay Venezuela bây giờ bắt đầu ngóc đầu lên lại nhờ giá dầu lên cao, trả được nợ cho Trung Cộng,…

Ukraine đồng ý giải thể hệ thống hạch nhân của họ thì Putin xâm chiếm năm 2014, và năm nay. Nếu họ đừng nghe lời phương tây, vẫn giữ các nhà máy, đầu đạn nguyên tử của thời Liên Sô thì không ai dám xâm chiếm. Tương tự chúng ta thấy Bắc Hàn và Ba Tư, cương quyết, không bao giờ giải thể vũ khi hạt nhân của họ. Đưa đến hệ quả, cấm vận và kinh tế của họ khó mà đạt được một sự thịnh vượng sau này.

Khi buôn bán thịnh vượng thì đời sống của đế chế lên cao, giá thành theo đó cũng lên cao vì thợ thuyền trong nước đòi hỏi lương bổng cao hơn để họ có thể sinh sống thoải mái. Khi kỹ thuật lên cao thì các nước khác cũng học hỏi bắt chước như trường hợp kỹ nghệ đóng tàu hoà lan, giá cao nên các chủ hoà lan xoay qua các công ty Anh quốc để “outsource”. Các nhân công Anh quốc rất giỏi và rẻ nên các chủ ông Hoà Lan bán cái cho Anh quốc chế tạo hàng hoá như Hoa Kỳ đã chuyển sang Trung Cộng, kỹ nghệ sản xuất đồ dùng cho người Mỹ.

Khi người Hoà Lan giàu có thì họ bắt đầu sinh lễ nghĩa, ăn uống, bận đồ hiệu, chơi hoa tulip,… con cháu họ bắt đầu có cuộc sống nhẹ nhàng, không muốn chịu khổ cực như ông bố. Từ từ xuống dốc và đế chế Anh quốc lên với thời đại huy hoàng của nữ hoàng Victoria.

Các giới trưởng giả, con buôn hoà lan giàu có, họ cho con họ học hành. Dạo dó không có vụ thi cử, cứ ghi danh vào đại học, sống cuộc sống xa hoa trong khi giai cấp công nhân thì bị thất nghiệp vì thuyền buồm để đưa cho công nhân Anh quốc đóng nên tạo các sự bất mãn giữa hai gia cấp. Mình có xem một phim hoà lan khá hay kể về thời đại này. Cuối cùng thì cuộc chiến với Anh quốc quá tốn kém khiến đế chế hoà lan tàn lụi.

Hoa Kỳ với cuộc chiến chóng khủng bố đa lấy đi bao nhiêu mạng người và tiền của của Hoa Kỳ. Ông bIden cho rút lui bất chấp hậu quả, để lại hàng tỷ Mỹ kim quân nhu cho Ba Tư, kẻ đứng phía sau Taliban.

Tương tự đế chế Anh quốc cũng trải nghiệm như đế chế hoà lan và cuối cùng bị Đức quốc qua mặt và cuối cùng đưa đến 2 cuộc thế chiến khiến đế chế Anh quốc banh ta lông nhường lại ngôi vị cho Hoa Kỳ. Hoa Kỳ sau 9/11 cũng đi đánh trận khắp nơi, có trên 800 căn cứ quân sự trên 70 nước trên thế giới. Vấn đề là Hoa Kỳ phải trả một giá rất đắt cho sự bành trướng của mình, khác với chủ nghĩa của các người lập quốc, kêu gọi, đừng bao dính dáng vào các quốc gia khác.

Nay lại chi thêm tiền để tranh chấp với Trung Cộng. Lịch sử lập lại Hoà Lan, nhờ Anh quốc sản xuất dùm mình, và chuyển giao công nghệ cho Anh quốc. Hoa Kỳ tương tự chuyển giao công nghệ cho Trung Cộng và nay Trung Cộng chiếm lĩnh tiên phong chế độ 5 Gờ và các chip điện tử nên phải bảo vệ Đài Loan. Một năm Trung Cộng gửi 1,000,000 sinh viên qua Hoa Kỳ để học kỹ thuật Hoa Kỳ và sản xuất 3,500,000 kỹ sư trong nước. Trong khi đó Hoa Kỳ chỉ cho ra lò 600,000 cử nhân hàng năm. Ấn Độ gửi 200,000 sinh vieen hàng năm sang Hoa Kỳ, và đào tạo hơn 3 triệu kỹ sư hàng năm tại các đại học khó nhất của họ. Làm sao Hoa Kỳ có thể chống lại sự bành trướng của Trung Cộng hay Ấn Độ. Nghe mấy tên buôn chính trị kêu Hoa Kỳ là số 1 thì bán lúa giống.

Năm 1980, lương người Mỹ cao gấp 40 lần người Tàu và bắt đầu mượn tiền người Tàu như người Anh quốc mượn tiền các thuộc địa cũ. Hoà lan cũng làm tương tự mượn tiền. Người Tàu và người Nhật Bản chỉ biết làm việc và để dành tiền và cho Hoa Kỳ mượn tiền. Cách tốt nhất là mua trái phiếu của Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ mượn tiền để trang trải chi phí cho các cuộc chiến tranh ở Á Phủ Hãn, Yemen, Syria,.. năm 2008, Trung Cộng mất một cơ hội đánh sập Hoa Kỳ trong lúc khủng hoảng tài chánh. Họ cao ngạo khi được người Mỹ cúi đầu mượn tiền nên bail out người Mỹ. Nếu họ để Hoa Kỳ gục ngã cho sự lỗi lầm thì có lẻ ngày nay, Trung Cộng đã thống nhất với Đài Loan, mạnh nhất thế giới. Đó là cơ may cho Hoa Kỳ. Hy vọng Hoa Kỳ sẽ theo đó mà tìm đường trở lại vị trí của mình. Covid đến lại tiếp tục in tiền. Dân tình không  đi làm, ở nhà lãnh tiền thất nghiệp. Các công ty lớn được lãnh tiền dù không sản xuất, cho nhân viên nghỉ việc.

Khi mọi việc lộn xộn, chính phủ thường đánh thuế bọn giàu có như ông Biden mới tuyên bố. Thuê tuyển thêm 80,000 công chức làm cho sở thuế. Kiểu đánh tư sản mại bản. Dân giàu có sẽ bỏ chạy ra ngoại quốc, không đầu tư trong nước nữa. Các công ty như Amazon, Apple lợi nhuận hàng năm lên cao ngất nhưng không đóng thuế. Nay chính phủ Biden kêu không cần biết công ty ở xứ nào, phải đánh thuế 15%.

Ta thấy sự việc này xẩy ra thời ông tổng thống Roosevelt nhưng xẩy ra yên bình, khác với cuộc cách mạng đầy bạo lực xẩy ra ở pháp, cách mạng Nga hay cách mạng Trung Cộng. Năm 2018, mình ghé thăm con gái đang theo học tại Hương cảng. Xe Taxi mới chạy vào thành phố, đã thấy người HƯơng Cảng, biểu tình chống đối chính quyền Bắc Kinh, kẹt xe. Sau đó nghe nói có đến 1 triệu người tại đây xuống đường chống đối gì luật gì Bắc Kinh mới ra. Thành phố có 7.5 triệu người mà có đến 1 triệu người bỏ làm, xuống đường biểu tình.

Đùng một cách covid xuất hiện, mọi người đều phải ở trong nhà như một phép lạ. Nay ai đi biểu tình hay có tư tưởng chống đối thì màu đỏ hiện lên điện thoại cầm tay, không được mua nhà, mượn tiền, đủ trò,.. chế độ xét lý lịch của thời Mao sến sáng trở lại với công nghệ thông tinh. Anh chống đối nhà nước thì con cháu sẽ đói như vua Gia Long từng nói, có đói nói mới nghe.

Chiến tranh với Anh quốc khiến hoà lan bị vỡ nợ, họ phải in tiền thêm. Dần dần tiền Guilder bị phá giá và đế chế biến mất. Tương tự Anh quốc cũng bị khủng hoảng vào thế chiến thứ 2. Ông Churchill kêu gào đánh Hitler dù trước đó đã gửi ông Chamberlain sang ký kết với Hitler. Bị vỡ nợ nên phải trả lại độc lập cho các thuộc địa của mình. Sau thế chiến thứ 2, Hoa Kỳ là nước mạnh nhất, ai nấy cũng mơ đến American Dream, sản xuất 60% sản phẩm kỹ nghệ của thế giới. Ai nấy trên thế giới đều muốn mua xe của Hoa Kỳ.

Theo lịch sử, các đế chế đều có ngày tàn tương tự cơ thể con người. Lúc mới sinh ra, đi học, kiếm việc làm, có lương bổng cao từ từ, ăn uống vô độ, bị bệnh đủ trò và chết. Muốn sống lâu, chúng ta phải thức tỉnh, ăn uống kỹ lưỡng, vận động, sẽ giúp cơ thể khoẻ để sống lâu 100 tuổi.

Nếu nhìn người Mỹ nay có gần 40% dân số được xem là bệnh béo phì, kèm theo các hệ luỵ của căn bệnh của thế kỷ này. Nếu không khéo sẽ bị bệnh nặng, đột quỵ hay ung thư thì tan gia bại sản hết.

Thứ trưởng Hoa Kỳ Nuland năm 2014, tuyên bố Hoa Kỳ đã chi 5 tỷ đôla để giúp hướng dẫn người Ukraine học cách dân chủ. Đưa đến cách mạng đủ thứ trò, khiến ông tổng thống được người dân bầu chính thức, phải bỏ của chạy lấy người sang Nga tỵ nạn. Hoa Kỳ cho tiền để giúp các thành phần chống đối các nước sang Hoa Kỳ học tập dân chủ chi đó như Liên Xô khi xưa, huấn luyện các thành viên cộng sản để đấu tranh bạo lực ở các nước khác.

Chiến tranh Việt Nam xẩy ra khi Hoa Kỳ kêu thuyết Domino, nếu Việt Nam lọt vào tay công sản thì cả vùng đông Nam Á đều nhuộm đỏ. Nay họ kêu Ukraine mà lọt vào tay Putin thì các nước khác cũng sẽ lọt vào quỹ đạo của Putin nên các nước âu châu, không mặn mòi với Hoa Kỳ lắm nhưng hơi sợ. Thà theo thằng mỹ còn sống đàng hoàng chớ bị Putin đè cổ thì chắc khó sống. Ai nấy đều xin vào NATO hết.

Dạo này mình mua đọc tài liệu nhiều để chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng vô tiền khoán hậu. Mình chỉ mong sẽ không xẩy ra nhưng chắc ăn nên phòng bị, chuẩn bị để khi hữu sự thì biết đâu mà lần. (Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Capadoccia, vùng ngựa đẹp

 Mình biết đến địa danh Capadoccia, Thổ Nhĩ Kỳ khi còn đi học. Vào thư viện, thấy cuốn sách bằng tiếng nhật nên mượn về đọc. Hoá ra có một hay 2 ông kiến trúc sư nhật nào được trả tiền qua xứ này để vẽ lại vùng này, với nhà cửa mà người dân địa phương ở trong mấy hang đá từ hơn ngàn năm qua. Từ đó mình tò mò, muốn đặt chân lên vùng này một lần trong đời. Năm nay, may mắn, trời cho phép tới đây.

Người Nhật Bản cũng như đa số các nước tây phương, họ hay gửi người của họ đi khắp nơi trên thế giới để truy tìm, nghiên cứu văn hoá của xứ người ta để dựa vào giúp các chính trị gia có viễn kiến về tương lai và dân tộc họ. Ta thấy chính người Pháp đã tìm ra các di tích lịch sử của thuộc địa như đền Angkor ở Cao Miên, Đình Bảng ở Việt Nam… mình có một tập tài liệu của ông Besacier, người Pháp, vẽ lại cái Đình Bảng to đùng.

Vùng này thấy nhiều hang đá kiểu này, người dân đào hang để ở. Đá calcaire nên dễ đào. Có vùng nuôi chim bồ câu để người dân lấy phân để bón cây cối. Nay thì có phân hoá học nên chim bồ câu hết xuất hiện.

Đến đây mới hiểu vì sao người dân khi xưa, đào mấy hang trong này để ở. Lý do là mua hè quá nóng và mùa đông quá lạnh, nghe nói xuống đến 20 độ âm. Ở trong hang đá thì mát và mùa đông thì ấm hơn ở ngoài. Nay thì chính phủ đã dời người dân trong hang đá ra các chung cư và các khách sạn bắt đầu chui vào để làm tiền du khách trải nghiệm. Vợ chồng mình cũng ở trong một phòng xây cất bằng đá Calcaire mà khi xưa, ông tây bà đầm cứ giải thích lên giải thích xuống mà mình chả hiểu gì cả. Độ ngu bền vững.


Phòng hai vợ chồng ngụ lại, được xây bằng đá calcaire, không biết tiếng Việt gọi là gì. Đá vôi? Khi xưa, ông tây bà đầm dạy thì nhớ vậy thôi. Khách sạn được đào trong hang. Ở ngoài để tránh nước thấm vào nên họ quét một lớp chống ẩm.

Sau 2 tiếng trễ, máy bay đáp xuống Kerdesi, cách Capadoccia đâu 1 tiếng lái xe. Mình đã oải vì dậy sớm ra phi trường, lại đợi 2 tiếng trễ nên Chán Mớ Đời. Tưởng xe chở về khách sạn rồi đi ăn, ai ngờ, họ ngừng bên đường để đón hướng dẫn viên, dẫn đi thăm viếng vùng này, đặc biệt là viện bảo tàng, nơi khi xưa có tu viện thiên chúa giáo, lúc sơ khai, sợ quân lính, công an, nằm vùng của quân la mã tìm thấy nên mấy ông linh mục đi tu, trốn tránh ở vùng này.

Hình vẽ trên tường chữ thập do chữ viết hy lạp, chúa giết su. Dạo ấy có 4 nhà thờ thiên chúa giáo (Antalya, Istanbul, Izmir và Thierya) nên họ ghi dấu hiệu chúa giê su bằng chữ Hy Lạp tượng trưng cho 4 nhà thờ này. Sau này biến thành thập tự giá ngày nay, mà người ta gọi tượng trưng cho chúa giê su bị đóng Đinh trên thánh giá. Theo mình hiểu thì thập tự giá của thiên chúa giáo chính thống vẫn còn giữ cách này, còn Vatican thì dùng thánh giá loại kia.

Nhà thờ lúc đầu còn trong vòng bí mật, sợ mật thám của quân la mã truy lùng nên họ ghi dấu hiệu 4 nhà thờ để con chiên biết mà lần đến. Có lẻ sau này toà thánh Vatican giải thích cây thánh giá khác với lúc ban đầu.

Đi viếng tu viện thì mình mới hiểu lịch sử sự hình thành thập tự giá. Khi xưa, người ta bị kẻ mạnh cướp bóc, bắt làm nô lệ, không có được sự giải thoát cuộc đời họ, ngoại trừ vài người tài ba xuất chúng có thể mua được tự do của họ. Khi chúa Giê Su ra đời và đưa đến một một tư tưởng mới về nhân sinh quan, ai cũng bình đẳng trước chúa, khiến đế chế la mã quan ngại và lùng bắt. Tương tự ngày nay các chế độ độc tài rất lo sợ các tư tưởng về dân chủ, tự do con người,..nên bắt bỏ tù tất cả những ai kêu gọi bình đẳng.

Thấy trong ảnh, cái cửa thông qua các khu vực khác, có cục đá tròn to đùng như cái bánh xe, được lăn qua nếu có quân la mã đến để chắn cái cửa lại. Có hệ thống lấy dưỡng khí nhưng quá chuyên môn, mình có ghi và vẽ lại sơ đồ, để làm tài liệu cho mình.
Đường hầm cao hơn Củ Chi nhưng cũng phải cúi người để đi qua. Phải bỏ hình đồng chí gái để thấy không gian ra sao.

Hôm nay, viếng thăm các địa đạo mà người theo thiên chúa giáo núp khi quân la mã đi lùng thì họ chạy xuống dưới này. To hơn địa đạo Củ Chi nhiều và cách thiết kế rất hay. Làm sao lấy nước, nấu ăn và các bánh xe đá lăn để đóng cửa các đường hầm nếu quân la mã bò vào. Mình được giới thiệu một ông imam đã tìm thấy chốn này. Nghe nói vùng này có đến hơn 200 địa đạo nhưng người ta chỉ khai quật đâu trên 30 địa đạo.

Ông Imam kể là lúc 25 tuổi, ông ta tưới nước cho rau cỏ thì thấy nước không đọng lại mà tụt đi đâu nên tò mò kiếm ra địa đạo này. Chính phủ bò lại kêu là của quốc gia, cưỡng chế đất vườn của ông ta. Chán Mớ Đời 

Cưỡng chế đất làm nông của ông. Nay cho miếng đất để làm cái tiệm cho con ông ta bán đồ lưu niệm cho du khách. Ông ta kêu mình mua một cuốn sách nói về địa đạo, để ông ta ký tên nhưng mình cảm ơn. Đợi đồng chí gái mua ba thứ lặt vặt xong thì lên xe đi viếng mấy chỗ khác, vào xem hợp tác xã tranh lụa và thảm để trong lúc hướng dẫn viên và tài xế đi ăn trưa. Đi chơi thì chế độ dinh dưỡng của hai vợ chồng bị đảo lộn. Thường mình không ăn sáng, nhưng đây khách sạn cho ăn sáng nên phải ăn rồi đợi chiều đi ăn tối luôn, trưa không ăn nên phải để hướng dẫn viên và tài xế đi ăn trưa. Có hướng dẫn viên chịu khó đợi thì độ 2, 3 giờ thì mình mời đi ăn luôn rồi về khách sạn.

Cách lấy tơ từ trong mấy kén của con tằm. Họ móc tơ lên mấy cái ròng rọc rồi ấn nút máy chạy tự quấn. Bên tay trái, treo trên tường, các bó tơ màu trắng, có phần được nhuộm màu dùng màu hạt lựu thành đỏ,… màu này chắc là màu áo lụa Hà Đông của ông Nguyên Sa, không có trắng như ông Hàn Mạc tử điển tả.

Lần đầu tiên mới thấy được cách lấy tơ của mấy con tằm. Chỉ đọc sách kể chớ chả hiểu gì cả. Vùng này các cô gái đều được mẹ dạy cách thuê cả. Nếu không biết thì khó mà lấy chồng. Đến tuổi cặp kê thì mấy bà có con trai đang kiếm dâu đều xem các cô gái được giới thiệu để xem kỹ thuật của họ thêu có đẹp hay không. Lý do là khi thêu phải có một sự nhẫn nại, bền tâm mới có thể làm được việc này. Mấy cô mà không biết thêu thùa thì xem như ế chồng, không có sự cẩn mẫn, chịu đựng bị mẹ chồng làm khó.

Họ vẫn có màn làm mai làm mối nhưng trai gái đi học ở trường nhất là đại học thì có thể phát hiện ra đối tượng để nhập hộ khẩu chung. Vấn đề là đám cưới tốn tiền. Mình hỏi anh chàng thông dịch viên, anh ta kể gặp cô vợ ở đại học nhưng phải tốn 20 ngàn đô la để cưới cô nàng vì đã mất 10,000 đô để mua nữ trang cho cô nàng. Đàng gái thì phải cho của hồi môn như xoong quánh, giường chiếu đủ trò,… mình nói may quá, lấy đồng chí gái không tốn đồng nào. Tiền nhà hàng thì đã có khách đến cho tiền nhà hàng nên huề vốn.

Mình ở Thổ Nhĩ Kỳ chắc muôn đời ế vợ. Chán Mớ Đời 

Mình mua được bức tranh lụa thêu, giá 30% giá họ rao. Kệ để có chút gì để nhớ về Thổ Nhĩ Kỳ. Mình mua bức tranh thêu rất có ý nghĩa trong văn hoá hồi giáo. Sẽ đóng khung để trung tâm nhà để tự nhắc nhở mình. Họ kể bà nào mất 18 tháng mới thêu xong tấm trang độ 40 cm chiều ngang và 60 cm chiều dài. 140 mũi cho một cm vuông.

Mình ở Hoa Kỳ nên may mắn, năm nay đi chơi ở đây, lạm phát lên 72% nên giá rẻ so với những nơi khác. Ai muốn đi chơi thì nên đi mấy xứ như Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay.

Capadoccia được các thương buôn ba tư gọi là vùng ngựa đẹp nhưng chả thấy ngựa đâu hết. Chỉ có mấy bức tượng ngựa làm bằng sắt, để rãi rác ngoài thành phố để du khách chụp hình. Ngày cuối thì mình có thấy mấy con ngựa dùng cho du khách cởi chụp hình, dáng ngựa khá đẹp.

Hôm nay mình sẽ đi viếng vài nơi rồi ra phi trường bay về Istanbul, viếng phần đất ở eo biển rồi thứ tư bay về mỹ. Chuẩn bị cho chuyến đi leo núi Kilimanjaro với một anh cựu sinh viên Đà Lạt rồi sẽ đi chơi ở Ai Cập và Jordan với đồng chí gái. Xong om

Hôm qua ăn bữa cơm tối ở đây. Đẹp không tả . Chỗ này khi xưa dân tình đào khoét bên trong hang đá để ở. Mát mùa hè, ấm mùa đông. Nay thì chính phủ dời họ vào các chung cư nóng chết bỏ, gắn 3 tấm năng lượng mặt trời đẻ có nước nóng. Chán Mớ Đời 
Đi viếng một cái động, người ta đang làm lại khách sạn. Gặp ông thợ đẽo khắc quá đẹp. Ông ta đòi $2,000 để tạc tượng nào mình muốn. Nghe giá là hoảng. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn  


Thổ Nhĩ Kỳ #2

 “Hồi mình lấy nhau có bao giờ nghĩ đến có một ngày mình sướng như ri”. Đó là lời đồng chí gái nói khi lên xe, thăm viếng các di tích lịch sử. Đi chơi, chỉ có 2 vợ chồng, người tài xế và hướng dẫn viên, ngồi xe Van 10 chỗ ngồi, hiệu Mercedes, có máy lạnh, tủ lạnh,.. sướng quá xá nên hết Chán Mớ Đời 

Sau 30 năm khói lửa, nội chiến từng ngày, hai vợ chồng đi chơi như đi tuần trăng mật lại. Sau ngày cưới hai vợ chồng có đi tuần trăng mật nhưng mình buồn như mất sổ gạo. Lý do là 24 tiếng trước khi lên xe bông, bị sa thải. Dạo ấy kinh tế Cali te tua.

Đền nữ thần Artemis, nữ thần săn bắn mà trong phim the Hunger Game, tài tử Jennifer Lawrence được xem là ẩn dụ của nữ thần Artemis. Nữ thần này song sinh với thần Apollon nên thường có hai cái đền được xây cạnh nhau.
Những gì còn lại của đền Apollo, song sinh với nữ thần Artemis


Kỳ này đi vui, nhất là đồng chí gái đã báo tin cho công ty là nghỉ việc, hưu trí sớm, mua obamacare vì chưa đủ tuổi có medicare. Đi chơi đồng chí gái không bị vướng bận công ăn việc nên đầu óc tươi tỉnh, ăn được ngủ được nên hơi tròn tròn. Chán Mớ Đời 


Mình nói bớt ăn đường và tinh bột nhưng cô nàng ăn ngày chưa đủ tranh thủ ăn đêm. Rồi đi viếng các cửa hàng. Mình rất ngạc nhiên là vẫn kiên trì, ngồi đợi đồng chí gái dưới cái nắng kinh hồn, tuy đỡ hơn Dubai. 30 năm đồng chí gái đã cải tạo được mình, dạy cho mình cái tính kiên nhẫn. Mình thích viếng thăm các di tích lịch sử còn cô nàng thì mấy cửa hàng, nhất là hàng nhái. Đúng hơn là cái nào cũng nhái hết. Kêu mua cái này rẻ, đeo chưa được 1 tiếng đã rớt, phải đợi về Cali, ra Phước Lộc Thọ sửa lại nhưng vẫn thích đồ dổm. Chán Mớ Đời 


Đi Dubai thì mình không thích thức ăn lắm vì đã mỹ hoá hoàn toàn, không khác gì ở Cali. Có thể công ty du lịch từ Việt Nam, rút kinh nghiệm, du khách từ Việt Nam thích ăn đồ á đông nên chở đến các tiệm ăn lai Thái, lai đại hàn và tàu hay thức ăn mỹ tây.

Meze món ăn khai vị của họ rất độc đáo. Mới ngồi xuống bàn là họ đem bánh mì phồng to lên ra với mấy món meze để ăn trong khi chờ đợi món chính. Ăn chơi ngon hơn ăn thiệt
Món này được xem là món Kebab của họ, vừa thịt gà vừa thịt bò và thịt cừu. Có món cà tím độn thịt của họ khá ngon. Lúc nào cũng có cà chua nướng.
Họ ăn rau cũng nhiều nhưng có lẻ họ ăn đồ ngọt nhiều và tinh bột nên thấy dân ở đây cũng khá to béo. Họ uống coca cola rất nhiều. Vào tiệm ăn thấy họ uống loại này và fanta.

Ngược lại đi Thổ Nhĩ Kỳ thì mình được trải nghiệm thực phẩm của người địa phương nên hấp dẫn nhất là đọc về chế độ dinh dưỡng của vùng Địa Trung Hải. Sáng ra ăn sáng ở khách sạn, đủ loại thức ăn nên không biết đâu mà rờ. Mình mê nhất là món phô mát làm bằng sữa cừu, nhẹ hơn sữa bò. Ngày nào cũng ăn nhiều loại phô mát khác nhau.


Thực phẩm Thổ Nhĩ Kỳ ít chiên xào nên ít dầu mỡ. Họ ăn rau rất nhiều, tươi lắm không bị hái non như ở Hoa Kỳ. Mình tránh ăn trái cây vì mùa đông Cali không lạnh lắm. Vùng này có đặc sản là trái lựu nhưng tháng 9 mới đến mùa. Chỉ thấy ở Istanbul, không biết họ lấy từ đâu mà ngoài đường, có mấy xe ép trái lựu uống ngon cực.

12 giờ trưa mà không thấy thằng tây con đầm nào ngồi ăn. Phố xá vắng như chùa bà đanh.

Trước khi đi, mình có đọc sơ những di tích lịch sử về kiến trúc La-hy nên nhờ công ty du lịch lên chương trình. Mình tính mướn xe như ông thần nhà văn Đỗ Khiêm nói. Mình thấy ông thần này ở xứ này năm ngoái nay, mình bò lại thì ông thần đi đâu. Xem lại đi máy bay rẻ hơn là lái xe vì mướn xe mỗi ngày là $70, chưa kể tiền xăng khủng. Vé máy đâu $50/ người.


Thôi để công ty du lịch lo. Công ty này cứ mua vé máy bay cho mình, lo cho người ra đón mình tại phi trường rồi đưa về khách sạn. Sáng hôm sau, hướng dẫn viên freelance đến đón và đưa đi thăm viếng mấy danh lam thắng cảnh của vùng, đỡ mất thời gian. Họ lại dẫn đi ăn mấy chỗ chỉ có dân địa phương lại vãng, ăn rất ngon và rẻ.


Hôm qua, họ không ở lại ăn với hai vợ chồng vì phải ra phi trường đón khách nên họ dẫn đến một tiệm ăn của người địa phương, rất ngon. Vấn đề là không ai nói anh ngữ nên phải lấy ông chú của mình tên gú gồ ra để dịch. Khá vui

Cổng Adrian, hoàng đế của La mã, như Khải hoàn môn
Phố xá trên nguyên tắc đông du khách. Hàng năm có đến 3 triệu người đến vùng này nhưng năm nay thì te tua. Sau covid thêm ông thần Putin chơi cha thiên hạ, muốn thanh toán nốt súng đạn cũ nên đem ra bắn như pháo bông qua các thành phố Ukraine. Thiên hạ cấm vận nên du khách ít đi, thêm họ sợ xứ này không an toàn vì ở gần Ukraine và Nga.

Dạo này bắt đầu già nên đầu óc mình không còn nhậy học một ngoại ngữ khác. Ngược lại thằng con mình, như mình khi xưa, nói vài câu tiếng Thổ Nhĩ Kỳ khá vững. Cũng có thể nó chưa lấy vợ. Lấy vợ rồi đầu óc bị lộn xộn khi nghe vợ chửi mắng hàng ngày.


Đi chơi với hai đứa con cũng vui, tuy ngắn ngủi. Con gái thì cứ ôm bố. Trước khi đi, cô bạn thân báo tin ông bố nằm coma nên nó cũng hơi hoảng, chợt nhận ra cuộc đời khá ngắn ngủi, đầy bất ngờ, không ai sống lâu cả. Nên tận dụng ngày hôm nay sống vui vẻ với người thân, làm những gì có thể làm chung với nhau vì không ai biết ngày mai sẽ đưa ta về đâu.


Nó đi chơi nên cho thuê căn phòng của nó cho ai đó muốn ở New York 1 tuần lễ. Kiểu AirBnB, lấy lại chút vốn khi đi chơi.


Khi hai đứa con bay về Hoa Kỳ để đi làm lại thì hai vợ chồng lên máy bay, để bay vòng vòng các vùng có di tích lịch sử về nền văn minh la-hy.

Con đường phố chợ thời la mã có ảnh hưởng với các bazar ngày nay

Sau này, khi đi viếng hết mấy chỗ mình muốn đi, mình sẽ đi chơi, viếng thăm các nơi được kể trong thiên hùng ca Odyssee, mà ông Homer đã tả. Kỳ này mình tính đi Troyes và Pegasus, gần thành phố Istanbul nhưng thấy họ làm giả con ngựa thành Troyes nên Chán Mớ Đời. Còn Pegasus, tên con ngựa, thiên mã của ông thần Hercules cũng vậy, đọc thấy không còn gì cả, chỉ làm vớ vẩn vài chuyện để câu du khách.


Thời sinh viên mình có đi qua Lipari, ở Sicily, Ý Đại Lợi, nơi mà khi ông Ulyssus đi tàu ngang đây, kêu thuỷ thủ trên thuyền, cột ông ta vào cái cột buồm để ông ta không bị các lời mời gọi của các ngư nữ. Mình mê mấy thiên hùng ca của ông Homer. Hy vọng có thời gian để đi viếng những nơi này. Mình nhớ có đọc một cuốn sách, nói về các địa danh này với tên mới ngày nay.


Mai sẽ bay đi vùng Capadoccia, nổi tiếng có mấy tảng đá to lớn như nấm. Mình sẽ đi máy bay hãng Pergasus, tên thiên mã của thần Hercules. Hy vọng không bị trễ. Đi hai lần máy bay nội địa đều bị trễ cả hai. Trễ máy bầu nữa 2 tiếng.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Vùng Á Châu của Thổ Nhĩ Kỳ

Hôm nay, mình đi viếng 3 thành phố cổ thời La-Hy: Aspendos, Side và Perge thuộc vùng Á Châu Thổ Nhĩ Kỳ à người tây phương, đúng hơn là người Hy Lạp gọi là vùng Á Châu, Antalya. Khi xưa học và xem bản đồ khảo cổ của mấy thành phố này thì mình có thắc mắc, trước cổng thành, đều có nhà tắm. Tại sao họ không xây các nhà tắm công cộng trong thành phố? 

Nay đi chơi xứ này mới giác ngộ cách mạng. Họ giải thích khi xưa, trong thời La-Hy, các thuyền buôn hay đoàn người thương buôn, ghé lại thành phố nào để buôn bán. Bệnh tật và động đất khiến dân tình chết rất nhiều tại vùng này. Người trong thành rất sợ các bệnh dịch lây bởi các khách thương buôn nên họ cho xây mấy nhà tắm công cộng trước cổng thành để các người lạ, có thể tẩy uế thân thể cũng như quần áo, trước khi vào thành buôn bán.

Mình đến trễ một ngày nếu không có thể mua vé đi xem nhạc ở đây. Mình có đi xem một lần ở Thermes de CarảCala ở Rome, nghe hát vỡ opera Aida, mê đến giờ. Họ chỉ tổ chức tối thứ 3 mà mình lại bò đến tối thứ 4. Chán Mớ Đời 

Các thành phố đều có những hí viện và dựa theo đó người ta đoán dân số sinh sống ngày xưa tại đây. Lúc đầu họ xây nhỏ rồi từ từ xây nới thêm phía sau trên các ngọn đồi để tránh phải xây thêm cấu trúc để chống đỡ tường như giác đấu trường ở La MÃ. Khác biệt thời La MÃ là sân khấu có 3 tầng vì họ tổ chức nhiều mục tiêu khiển cho dân chúng. Thời HY Lạp thì chỉ có một tầng như đi viếng thành phố Delphi hay Athens. 

Trong thành lúc nào cũng có hai Agora, một là trung tâm buôn bán thường thấy có bể nước như ở các trung tâm thương mại hiện nay và một nơi để làm các thủ tục hành chánh với cơ quan chính quyền địa phương.

Cổng thành được xây dựng thời La MÃ khi họ nới rộng thành phố ra, vì đông dân cư hơn thời Hy Lạp

Cổng thành thời Hy Lạp. Trước khi vào thì phải đi tắm, ở bên trái, giặt áo quần trước khi vào thành. Cũng có mấy cô phục vụ nếu có tiền. mấy trụ cột không phải tại khu vực này, họ vác ở đâu đến và các nhà tài trợ cho tiền thì được đề tên của họ ở cái “base” của trụ cột bằng đá Cẩm thạch. 

Đi vào cổng thành la mã thì thấy cổng thời Hy Lạp, xây khá đặc thù. Các nhà khảo cổ bới các cục đá nằm dưới lòng đất độ 2 thước tây. Họ đánh dấu với máy điện toán và tự động xếp mấy viên theo hình khi xưa. Từ đó họ mới dựa theo hình ảnh của máy điện toán để ráp lại. Nhờ vậy mà hí viện tại đây được tái cấu trúc lại gần như 90%.
Đây là ghế đi cầu công cộng của thời la mã. Mọi người đến đây để đi cầu. Cứ ngồi ngay cái lỗ, có nô lệ dọn dẹp. Khi phân được thả xuống thì có hệ thống nước dẫn nước chảy kéo theo phân, đưa ra ngoài thành và họ sử dụng chất thải để trồng rau quả. Hữu cơ có từ thời xa xưa.

Trước khi đi, mình muốn viếng những di tích kiến trúc lịch sử đã được học khi còn sinh viên nên đưa ra những địa điểm này để công ty du lịch làm tuyến đường cho mình đi. Chỗ nào cần bay thì bay, còn không thì có hướng dẫn viên và tài xế chở đi thăm viếng các di tích lịch sử. 

Có ai hỏi mình đặt công ty từ Hoa Kỳ, mình liên lạc công ty du lịch tại Thổ Nhĩ Kỳ thay vì mỹ vì đỡ được một chặng huê hồng. Công ty này khoán lại cho các hướng dẫn viên tại các nơi mình đi thăm viếng, họ chỉ đặt vé máy bay và khách sạn cho mình và công ty đưa rước từ và ra phi trường. Như vụ đón tại phi trường Istanbul. Mình than phiền là phải đợi đến 30 phút mới có xe đến đón mà ông tài xế, muốn tiết kiệm xăng nên không bỏ máy lạnh nên họ đổi công ty đưa rước mình tối này bay về Istanbul.
Đấm bóp ở Thổ Nhĩ Kỳ 

Đi đây mới nhớ đến bài học khi xưa “cái nhà là nhà của ta, ông cố ông cha làm ra, các em phải gìn giữ lấy,…”. Nếu người Ottoman mà man rợ, đập phá các đền đài cổ của chế độ cũ khi xưa thì chắc ngày nay con cháu họ, không có du khách đến thăm viếng thì đói nhăn răng.

Điếm canh tàu bè thời Hy Lạp còn xót lại

Mình đi ngang qua cái tượng đài cha già dân tộc của xứ này, không thấy ai đứng lại chụp hình với bác Mustafa Ataturk, người sáng lập ra nền cộng hoà. Đi đâu cũng thấy hình bác Ataturk này như để trừ tà. Dân chúng chả ai để ý cả. Du khách hay du khách địa phương đều đua nhau đi chụp hình ở các di tích lịch sử thời La-hy.

Vùng này, khi xưa Mông cổ có tràn qua đây nên lâu lâu vẫn thấy dáng dấp của người Mông cổ ở đây. Có đặc điểm ở trước các tiệm cổ, họ khắc cái đầu của Medusa, đầu người đàn bà mà nếu ai nhìn thì sẽ biến thành đá. Viếng xứ Ottoman mà chỉ có các di tích lịch sử Hy Lạp. Chán Mớ Đời 

Họ chiếm đóng như người thắng cuộc nhưng không tàn phá các di tích của chế độ cũ, để xây cái mới xấu hơn. Kiến trúc Ottoman chả có gì đáng giá cả. May là họ không phá các di tích La-Hy nếu không thì ngày này chúng ta chả hiểu gì về lịch sử thế giới. Tương tự quân Mông Cổ chiếm đóng nước tàu của nhà Minh, họ không cho phá vỡ các di tích văn hoá của người Tàu.

Đi trong phố cổ Antalya, các tiệm ăn không có một bóng du khách ngồi. Lượng du khách thường là 3 triệu người cho 3 tháng hè nhưng nay bị giảm rất nhiều vì không có du khách nga, ít đến vì cấm vận. Du khách nga đến vùng này rất nhiều, trên 6 triệu người hàng năm
Vấn nạn xây các thùng nước nóng trên mái nhà. Đi đâu cũng thấy, chả còn đẹp gì cả. Chán Mớ Đời nghe nói chỉ tốn $300 để làm hệ thống này. Chạy xe dọc đường quốc lộ, nhà nào cũng như nhà nấy đều được trang bị hai thùng nước và 3 tấm năng lượng mặt trời, thêm cái vệ tinh để bắt sóng đài truyền hình. Chán Mớ Đời 

Phải công nhận COVID-19 đã làm kinh tế xứ này te tua. Ít du khách, đi phố cổ thường là thấy du khách. Đây đi ngang qua biết bao nhiêu tiệm ăn mà không có thằng tây, thằng nga nào cả. Mấy năm trước viếng lại Hy Lạp với đồng chí gái thì thấy du khách ngồi đầy tiệm ăn ngoài trời. Thổ Nhĩ Kỳ rẻ hơn Hy Lạp nên du khách đến đông nhất là từ Nga và Ukraine. Nay chỉ biết ngáp ruồi.

Phố cổ
Hoa trên tường. Mùa hè thì họ cấm xây cất sửa chửa để khỏi làm ồn du khách và bụi bặm.,

Phải công nhận hệ thống vệ sinh cho du khách ở Thổ Nhĩ Kỳ rất tốt. Đi viếng chỗ nào cũng có nhà vệ sinh sạch sẽ. Ngay trên phố, cũng thấy người ta làm cho các tiệm, ra đứng quét trước tiệm nên rất sạch, không thấy rác. Nhờ du khách nhưng có lẻ đúng hơn là nhờ Hồi Giáo. Mỗi ngày họ vào thánh đường để cầu nguyện 5 lần nên phải rữa tay chân tước khi vào nên nhà vệ sinh công cộng rất sạch sẽ. Không như bên Tây, âu châu đi mấy tiếng đồng hồ không tìm ra nhà vệ sinh công cộng.

Dân tình không chào hàng như kiểu ở Mễ hay Việt Nam. Họ chỉ kêu, mình không đứng lại thì thôi không có màn chạy theo như ở bến xe Việt Nam. Chặc chém thì như mọi nơi, đây họ chặt đến 80% hơn gía bán. 

Hôm qua mình được cò đưa vào một hợp tác xã về thêu các tranh và thảm. Vắng như chùa bà đanh. Họ dãn đi xem các công đoạn từ lấy tơ tằm bằng máy, sau đến nhuộm mấy màu chính như đỏ là màu hạt lựu, vàng dùng của Safran, màu của cây artichaut,… rồi qua khâu người dệt,…họ giải thích là hợp tác xã, các người dệt thường là phụ nữ, làm ở nhà vì bận con cái, làm xong thì đem lại đây để họ trên bầy để bán.

Đây là máy để lấy lụa từ con tằm
Đây là sau khi họ nhuộm màu từ các loại trái cây như quả lựu, artichaut, hành ,..

 Mình thấy có một tấm tranh lụa thuê hai con công biểu tượng cho cặp vợ chồng rồi nảy sinh ra một cây có trái tượng trưng cho đàn con cháu sau này. Hình ảnh này mình cũng thấy họ làm trong phần đồ gốm. Mình hỏi mua tấm này. Họ cho giá mình kêu đắt quá, nông dân như mình về hư không có khả năng. Họ quần mình một hồi thì mình đi về. 

Lúc đó họ lại đem giám đốc xuống, ít khi nào mà họ để mình đi. Cuối cùng thì ông giám đốc kêu sẽ gọi người làm xem họ chịu giá của mình. Cuối cùng thì họ đồng ý bán giá 30% số tiền họ rao giá. Ông giám đốc kêu mình vào văn phòng, nói là hai năm nay dịch làm họ không buôn bán gì được, họ không ăn lời, người làm mất đến 1 năm 6 tháng để hoàn thành bức thêu lụa ấy.

Mình trả tiền xong thì kêu lấy tấm lụa từ khung ra, mình đem về. Họ lại bò lại nói sao không lấy tấm khác, cũng một loại motif mình kêu không. Họ ma đầu, tấm kia chỉ khâu có 60, 70 mũi trong một 1 cm còn tấm mình mua là đến 140 mũi kim khâu bé tí nên nhìn khác liền. Đã nói mấy tay buôn bán Thổ Nhĩ Kỳ và Ý Đại Lợi là cùng dòng máu nên phải cẩn thận dễ bị tráo đổi.

(Còn Tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Hàng Nhái Thổ Nhĩ Kỳ

Xứ Thổ Nhĩ Kỳ được xem là nước thứ 2 trên thế giới sau Trung Cộng, sản xuất hàng nhái, từ quần áo, ví da, giày dép, thực phẩm,… họ có đến 2 triệu người tỵ nạn từ Syria, đang sinh sống ở các vùng xung quanh biên giới với nước Syria. Hình như họ có đến 900 cây số biên giới với xứ Syria đang đánh nhau um xùm. Đọc ở đâu lâu rồi nên không nhớ chính xác. Con nít, phụ nữ gì cũng phải lao đầu vô các hãng xưởng sản xuất đồ nhái có số lượng 83 tỷ đô la hàng năm.


Mấy công ty tây phương ước tính bị mất lợi nhuận đến trên 83 tỷ đô la vào năm 2022. Vấn đề là mụ vợ muốn mua hàng nhái, kêu đây là thiên đường. Nhớ năm nào, đi Pháp, mụ vợ được cô bạn dẫn ra Louis Vuiton trên đại lộ Champs Elysees để mua cái ví khiến mình muốn đứng tim khi trả tiền. Về Hoa Kỳ, bạn bè chê kêu đồ nhái nên không thấy đeo, bỏ trong tủ. Chán Mớ Đời 

Đây ở Dubai, cò hướng dẫn viên dẫn đến đây, cả nhà ngay bà cụ cũng được họ kêu bận áo rồi lên catwalk, đi tới đi lui.
Cả gia đình vui hò hét với nhau, nghĩ lại cũng vui trong mấy ngày bên nhau.

Tại Việt Nam, đồng chí gái có bạn dẫn đi mua một cái ví LV giá $100, về để bên cạnh cái ví của cô bạn bên tây, ai cũng nói cái ví mụ vợ là thiệt còn ví kia là hàng nhái vì quá giống nhau, khác cái màu da một tí. Chơi đồ thiệt cũng bị chửi là xài hàng nhái. Chán Mớ Đời 

Chúng ta đang sống ở thời đại mà hàng thật và hàng nhái không biết được. Qua Ý Đại Lợi, thăm con gái, hai mẹ con chạy vào Gucci mua cái ví khiến mình muốn tắt thở khi trả tiền, rồi cũng không đeo, con gái thấy vậy lấy luôn.


Kỳ này, mụ vợ đi mua hàng nhái, vấn đề không phải là một cái ví mà rất nhiều cái ví nên rốt cuộc vẫn hơn số tiền mua một cái chính gốc. Cứ mua xong là mụ vợ kêu sướng quá, sướng quá. Chán Mớ Đời 

Đi với đồng chí gái, đi vòng vòng đợi mụ vợ thì thiên hạ hỏi mình có cần gì không, mình kêu là nông dân, chỉ cần mua áo quần cũ để làm vườn, không cần hàng hiệu. Từ ngày rời Việt Nam đến nay mình ít khi mua quần áo, chỉ xin đồ phát chẩn bận, sau này đi làm thì mua đồ chợ trời cũ, áo sơ mi $1 / cái bận. Nay làm vườn thì càng bận quần áo cũ nữa. Lâu lâu đồng chí gái mua cho một bộ, kêu bận nhưng mình cũng lười.

Có lẻ chúng ta sống trong một thời đại mà mọi thứ thay đổi quá nhanh. Khi xưa, người ta mua một món đồ, áo quần, lựa đồ tốt để bận lâu dài vài năm nhưng nay, thời trang thay đổi quá nhanh. Chỉ một hai tháng là đã có hàng khác ra. Con người phải chạy theo để không bị chê cười mà không có khả năng mua hết , đành chơi đồ nhái, rẻ làm giàu cho anh ba tàu, chuyên gia hàng nhái.

Thổ Nhĩ Kỳ muốn vào Liên Hiệp Âu Châu mà với những tư tưởng làm hàng nhái thì chắc còn lâu. Nếu xét về kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ thì theo dân tình rất te tua. Họ sống nhờ 3 tháng hè với số lượng 13 triệu du khách, trong đó có 50% đến từ Nga, 2.1 triệu đến từ Ukraine, ngoài ra là từ Đức hay Anh quốc.

3 năm vừa qua, với covid khiến dân tình chới với, nay thì bị vụ chiến tranh Nga Sô và Ukraine. Mình thấy khá đông người Nga ở trong khách sạn nhưng nghe nói ít hơn trước đây rất nhiều. Có lẻ vì vậy mà Thổ Nhĩ Kỳ không cấm vận Nga mà còn gặp Putin và bắt ông thần chiến tranh đợi 40 giây.

Các nhà xã hội học cho rằng các người thích dùng hàng nhái được chia thành 4 loại người:

1/ dreamitator: do chữ dreamer và chữ imitator. Loại người trẻ nhưng thích tạo dáng, muốn khẳng định mình là người thành đạt. Vấn đề là mấy ông nhà giàu như Bill Gates, Steve Jobs, đâu bao giờ cần phải bận đồ sang trọng, mình đoán là các công ty thời trang có thể cho họ quần áo miễn phí để bận, để quảng cáo không công.

2/ Face Saver: thường là nhóm trẻ, mới đi làm ít lợi tức, muốn tạo dáng để người đời biết mình là thành đạt.

3/ smart Faker: nhóm này tuy biết xài hàng xịn nhưng không có tiền, tìm kiếm loại nhái nhưng tốt để xài.

4/ frauster: loại này có khả năng để mua nhưng lại thích đồ nhái, rẻ tiền và qua mặt thiên hạ. Mình có ông anh cột chèo kể, có một người anh bà con hỏi cái đồng hồ Rolex của anh ta là hàng nhái hay hàng thiệt. Anh ta nói hàng thiệt. Anh bà con là bác sĩ, có khả năng mua hàng thiệt, kêu anh cũng đeo Rolex nhưng hàng nhái. Không ai biết là hàng nhái cả. Ngoài xã hội, ai cũng biết anh ta thành đạt nên không nghĩ là chơi hàng nhái. Nhớ có lần tên chủ của mình, đi Thái Lan, về mua cho mình cái đồng hồ không người lái ROlex, giá đâu $5 thời đó. Mình đeo vào thiên hạ nhìn lắt mắt. Đeo được vài tuần thì chết luôn.

Chạy xe thấy có nhiều tiệm bán đồ da, nhiều tiệm nằm ngay bên cạnh mà bãi đậu xe vắng như chùa Bà Đanh. Hướng dẫn viên du lịch cho xe vào một tiệm theo lời yêu cầu của đồng chí gái. Họ cho làm mẫu thời trang, đi trên catwalk, nhạc úm bà là. 

Mình tưởng họ làm thời trang nội y, nên đợi trong bóng tối ai dè có một cô to kinh khủng, đi muốn bể sàn nhà. Sau đó họ cũng dụ đồng chí gái mua được cái áo da. Đồng chí gái kêu tội nghiệp họ nên mua giúp. 4 hay 5 người bán hàng xúm vào phụ vụ đồng chí gái. Họ hỏi mình thì mình nói nông dân không cần bận áo da. Nếu bận thì coyote thấy tưởng mình là cừu nên chạy lại cắn thì rách việc.

Chạy xe thì thấy hai bên dường nhà cửa 2, 3 tầng đều có mấy thùng nước trên mái nhà với mấy tấm năng lượng mặt trời, rất phản cảm thêm mỗi nhà mỗi cái vệ tinh để xem truyền hình. Không biết đâu là bên bờ.

Ngoài ra các nhà trùm nylon để trồng cây rau quả như chuối, rau quả cũng rất phản cảm không thua gì Đà Lạt ngày nay. Nếu không trên đồi toàn là cây olive, đầy nơi, đến mùa chủ đến hái đem bán. Xong om

Dân quê, bỏ quê ra thành phố kiếm ăn nên dần dần nghề nông cũng bỏ hẳn, chỉ còn lại nhưng công ty thực phẩm đóng vai trò làm nông sản. (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 


Istanbul 2022

 Chào tạm biệt cả đại gia đình tại Dubai. Trong khi mọi người bay về mỹ, pháp hay Việt Nam thì tiểu gia đình mình, đáp máy bay đi Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Istanbul là thành phố ai cũng đến nhưng không phải thủ đô của xứ này. Khi Anh quốc và đồng minh đánh bại đế chế Ottoman, người Thổ Nhĩ Kỳ phế bỏ ông vua và thành lập một nền cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ tương tự vua Bảo Đại bị Ngô Đình Diệm truất phế. Ankara, trước đây được gọi là Angora của Hy Lạp, được làm thủ đô của nước Cộng Hoà Thổ Nhĩ Kỳ. Mình sẽ không đi đến đây vì khá xa và không có gì quan trọng.

Nước này khi xưa bị người Hy Lạp chiếm đóng nhưng sau này người Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng thì đoàn quân của họ chiếm đóng xứ Hy Lạp mấy trăm năm nên khi đi Hy Lạp, mình nghe người Hy Lạp chửi người Thổ Nhĩ Kỳ như Triều Tiên, Trung Cộng chửi Nhật Bản. 

Sultan Mustafa Sony, trời nóng mà vợ bắt bận đồ để chụp hình Chán Mớ Đời 

Xui của nước này thì hên cho nước khác. Khi quân đội của đế chế Ottoman chiếm đóng Hy Lạp thì dân trí thức của Hy Lạp chạy di tản qua Ý Đại Lợi và được các ông thương buôn ở vùng Toscana Ý Đại Lợi, yêu chuộng. Kiến thức và tư tưởng của các nhà hiền triết Hy Lạp đã giúp họ thành lập một nền văn minh La Mã-Hy Lạp mà ngày nay người ta gọi thời đại Phục Hưng. Xứ Toscana này bổng nhiên sản xuất ra một thế hệ nghệ nhân và trí thức như Michelangelo, Leonardo da Vinci.,… đã giúp Âu châu thoát khỏi sự u mê của thời Trung Cổ. Ngày nay, người ta gọi là chất xám của ngoại quốc rất quan trọng.

Người ta thấy sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, một số trí thức ở âu châu chạy qua Hoa Kỳ, giúp nền văn hoá Hoa Kỳ lên mau và phát triển về nghệ thuật, kỹ thuật như chế tạo bom nguyên tử,… sau vụ Thiên An Môn, Hoa Kỳ đưa tay vớt tất cả tiến sĩ từ Trung Cộng, muốn ở lại hay gần đây, Hoa Kỳ ra luật đặc biệt để chiêu dụ các kỹ sư nga la tư từng làm trong các chương trình nghiên cứu khoa học của nga la tư. Họ có cả danh sách những người được chấp thuận vào Hoa Kỳ nhanh nhất. 

Mình có quen một ông tiến sĩ người Đài Loan, sang Hoa Kỳ học tiến sĩ rồi ở lại, nói bạn bè ông ta, ai có tiến sĩ đề được Hoa Kỳ cho phép ỏ lại. Ông vua semi-conductor của Đài Loan, từng ở lại làm việc cho Hoa Kỳ. Sau đó được Đài Loan cũng cấp tiền bạc để giúp Đài Loan trở thành một cường quốc về seminar-conductor. Nay Hoa Kỳ cho phép công ty này thành lập một chi nhánh sản xuất seminar-conductor tại San Antonio, Texas.

Thời sinh viên mình bị bắt phải nghiên cứu mấy cái Passage bán đồ ở Paris, nay mới biết là kiến trúc sư pháp bị ảnh hưởng bởi các chợ (bazar) của Thổ Nhĩ Kỳ. Ở đây đẹp hơn vì khí hậu nên xây cất vơi mấy chòm cao và đẹp.

Đến Istanbul vì địa điểm này rất có nhiều di tích lịch sử của thế giới. Thành phố này được chia làm hai bởi một cái eo biển, mang tên Bosphorous. Một bên thuộc về Châu Âu và một bên thuộc về Châu Á. Đó là về địa chính trị và kinh tế, buôn bán từ mấy ngàn năm qua. Các cuộc thập tự chinh đều đi qua vùng này để đến thánh địa Jerusalem.

Mấy cửa hàng bán đồ gia vị và kẹo mức cua họ rất nổi tiếng. Mình đang cử ăn đồ ngọt nên không dám thử.

Lúc đầu được người Hy Lạp chiếm đóng, sau đó thuộc về đế chế La Mã. Một ngày đẹp trời, hoàng đế la mã tên Constantin, dời thủ đô từ La Mã đến đây, và đặt tên thủ đô mới của đế chế là Constaninopolis (thành phố constantin). Ông hoàng đế này có công rất lớn với Thiên CHúa Giáo. Lý do ông ta trở về đạo Thiên CHúa, và cho xây ngôi thánh đường ở đây, được xem là thánh đường Thiên CHúa Giáo đầu tiền lớn nhất của Thiên CHúa giáo. Từ đó dân chúng của đế chế theo đạo này rất đông và đến nay. Hình như vợ ông ta theo đạo này và bắt ông ta trở về đạo.

Sau này Thiên Chúa Giáo có sự bất đồng nên được chia thành hai giáo phái, một ở Vatican và một được xem là thiên chúa giáo chính thống. Có nhiều nguyên nhân lắm như đế chế La MÃ rộng lớn nên bị chia cắt tùm lum.

Đến thời hoàng đế Justinian I thì thủ đô này được đưa đến điểm cao nhất, được xem là một trong những thành phố đông dân cư nhất thời ấy, nghe nói đâu 700,000 người. Ngày nay thì dân số ở đây lên đến 20 triệu người. Lái xe trong thành phố là một ác mộng. Hôm từ phi trường đến khách sạn, nóng nực mà xe kẹt như điên, đường xá nhỏ, nên cuối cùng đành bỏ xe, kéo hành lý đến khách sạn cho nhanh.

 Đến thế kỷ 15 thì thành phố này bị người Thổ Nhĩ Kỳ tấn công và chiếm đóng. Netflix có chiếu bộ phim kể về ông Mehmet the conqueror này. Hôm qua đi thuyền vòng vòng ở vùng này, mình có xem cứ điểm này, nơi mà quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phá vỡ vòng tuyến của người thiên chúa giáo, khởi đầu cho đế chế Ottoman.

Hôm kia đi viếng thánh đường Hagia Sophia, được xây cất bởi người thiên chúa giáo nhưng khi người Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng, họ không cho phá vỡ, chỉ trét thạch cao lên mấy tác phẩm ca ngợi Chúa Giê Su,.. và gắn lên đó các ghi khắc, điều răng của đạo Hồi Giáo. Người Thổ Nhĩ Kỳ trước kia là một nhóm người du mục ở Tây Á, rồi đến vùng này theo đạo Hồi Giáo. Người ta tìm thấy tiếng Thổ Nhĩ Kỳ gần gần giống tiếng của xứ Phần Lan. Rảnh mình sẽ kể vụ này, khá lạ.

Thế kỷ 20 khi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, cho tu bổ lại thánh đường mới khám phá ra sau lớp thạch cao nhưng hình ảnh ca người CHúa Giê Su khi xưa bởi các con chiên Thiên Chúa Giáo. Cho thấy cái khôn ngoan của người lãnh tụ có viễn kiến. Thường kẻ thắng cuộc đều đập phá bỏ những tàn tích của chế độ cũ, rồi không biết xây lại cái gì để ca ngợi những tượng anh hừng vớ vẩn, tốn tiền thuế của dân. Lính Taliban đã cho phá vỡ các tượng Phật được khắc trong vách núi khiến cả thế giới lên án, ghê tởm cho sự ngu muội của kẻ thắng cuộc, cuồng tín, say mê chiến thắng.

Mình có đi viếng một thánh đường hồi giáo mang tên Giáo đường Xanh vì trang trí bên trong khá đậm màu xanh da trời. Chỉ tiếc là họ đang tu bổ lại nên chỉ thấy cái chòm còn ngoài ra chả có gì. Nghe kể là ông vua nào, quên tên, muốn xây một thánh đường mang tên ông ta để có chân trong lịch sử nhưng người dân không đến đây cầu nguyện nên để câu Like, ông ta kiếm mấy di tích lịch sử về hồi giáo đem để trong đó khiến dân tò mò đến cầu nguyện. Sau đó ông ta bị ép phải trả lại mấy di tích lịch sử đã đánh cắp.

Tương tự, ông Erdogan lãnh tụ, cầm quyền ngày nay cũng làm một ngôi thánh đường hồi giáo trên đồi hoành tráng lắm bên phía Châu Á thì không có thằng thổ nào đến đi lễ, cầu nguyện ở đây. Chán Mớ Đời 

Trong khách sạn thấy họ làm cái hồ nước, với những giọt mưa và nhiều con mắt khiến mình tò mò. Ra chợ cũng thấy bán đầy thêm thằng con không biết ai nói, đòi đi mua cho bằng được. Nó có thằng bạn quen, khi đi viếng Đức quốc, kể cho nó nghe. Tò mò hỏi thì mới biết, con mắt này được người dân Hy Lạp, tin là các hung thần, ác quỷ nhìn chúng ta sẽ hại chúng ta nên họ hay đeo con mắt Ác Quỷ, để khi ác quỷ nhìn thấy con mắt này thì sợ tránh xa. Có lẻ theo truyền thuyết về Medusa. Cái này hình như mình đã kể vụ này khi kể về Hy Lạp.

Con mắt ác quỷ, như cái hình bát quái được treo trước cửa nhà người Việt hay người Tàu được bán cho du khách như điên.

Có cô tài tử Mỹ đen, lấy con trai của công nương Diana, đeo con mắt này nên mọi người đều bắt chước đeo như điên. Đi đâu cũng thấy bán dù không phải ở Hy Lạp. Chán Mớ Đời   

(Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn