Showing posts with label Thầy cô. Show all posts
Showing posts with label Thầy cô. Show all posts

Tại sao làm Family Limited Partnership để con cháu thừa kế?

 Tuần này, trên đài truyền hình Little Sàigòn, mình sẽ nói chuyện về đề tài thừa kế tài sản tại Hoa Kỳ với luật bắt đầu năm 2017 “Tax Cuts and Jobs Act”, tài sản thừa kế được miễn thuế cho con cháu khi qua đời là 11.06 triệu/ người, hai vợ chồng thì được 22.12 triệu nhưng đạo luật này sẽ hết hạn vào năm 2025, để trở lại luật trước 2017 là 5.49 triệu/ người hay 10.98 triệu cho hai vợ chồng.

Con số này không ảnh hưởng đến 90% người Mỹ, nhưng số còn lại cần phải xem lại di chúc, cách thức quản lý tài sản của mình vì trong 9 tháng con cháu phải tìm ra số tiền để đóng thuế thừa kế tài sản.

Nếu trên số tiền được miễn thuế thì phải đóng lên tới 40% số tiền. Số tiền được miễn thuế đến năm 2025 là 12.06 triệu/ người. Sau đó thì trở lại 5.49 triệu/ người 

   Ông Jack Fullerton dạy mình mua nhà đầu tư vừa mới qua đời tháng 7 vừa rồi. Hai người con trai hưởng gia tài, thừa kế mấy căn nhà của ông ta nhưng họ cần 2 triệu để đóng thuế. Mình đang thương lượng với hai người con để mua vài căn nhà để họ có tiền trả thuế. Mình hơi ngạc nhiên là ông ta dạy mình nhưng khi qua đời vẫn bị sở thuế hành con ông ta. Có lẻ về già, đau ốm nên không có đủ sức để làm giấy tờ chuyển sang cho hai người con. Mình nhớ ông ta hay than với mình là ngủ không được. Về già mà ngủ không được thì hại não đêm dài.

Mình biết có nhiều người, về già cứ lo sợ, không dám viết di chúc. Họ cứ đọc bài viết trên mạng, kêu gọi đừng giao hay chuyển tài sản qua cho con họ, sợ con dâu hay rể cho ra đường ở. Mấy người viết nói thêm, nói quá để câu like. Ở Hoa Kỳ, khi có giấy tờ thì không ngại vụ này.

Hôm qua mình đi chơi với ông nuôi ong trong vườn, sau đó ông ta mời đi ăn sáng. Mình hỏi ông ta đã làm Living trust chưa, vì có dạo ông ta hỏi mình và có đưa số điện thoại của luật sư đã làm LT cho mình. Ông ta kêu sợ chết nên chần chừ. Từ từ ông ta giải thích ở với bà vợ này là bà thứ 3. Mỗi lần ly dị là tốn tiền nên nhà và tiền bạc của ông, không có đứng tên bà vợ hiện nay. Trong khi đó, bà vợ đương thời, lo ngay ngáy, nói với mình là ông ta có di chúc cũ với bà vợ trước, nay đã chết sau khi bỏ ông ta. Ông ta chưa làm lại di chúc còn Living trust thì thua non.

Mình giải thích cho ông là bà Betty, bán nhà cho mình cho vay lại. Khi chết, con bà ta không có tiền trả luật sư để làm giấy tờ, xoá cái trust của bà Betty để mình có thể trả tiền hết cho họ. Ông cứ lo ngại thì khi ông bị coma hay chi đó, vợ ông không thể quyết định, không thể rút tiền để chi tiêu, lo cho ông.

Ông cho biết là khi qua đời, ông ta muốn những gì của ông thuộc về bà vợ thứ 3. Vấn đề là ông không muốn tiền của ông lọt vào tay con riêng của bà vợ hiện nay vì chúng ghét ông ta. Ông ta muốn khi bà vợ chết thì tiền của ông để lại, sẽ được chuyển cho con trai của ông ta. Ông ta do dự làm di chúc là nguyên cớ này.

Mình nói như vậy, ông có thể ghi trong di chúc, là sau khi ông qua đời, căn nhà của ông sẽ bán lại cho tôi, và cho vay lại. Hàng tháng, tôi trả tiền lời cho vợ ông vì bà ta sẽ về Philadelphia để sống với con cháu. Bà ta có an sinh xã hội của bà và của ông thêm số tiền tôi trả hàng tháng sẽ có một cuộc sống vui vẻ. Sau khi bà ta qua đời thì tôi sẽ trả tiền cho con trai ông ở Colorado.

Một vụ khác mình gặp. Hôm trước, đi học văn hoá bổ túc, mình ghé nhà anh bạn học cũ Đà Lạt chơi vài ngày, anh ta kể về gia cảnh nhất là ông bố của anh ta. Bà mẹ thì chết lâu rồi. Ông bố có căn nhà ở Cali, hè ông ta bay về chơi với con cháu, rồi mùa đông thì bay về miền đông bắc. Căn nhà ở Cali thì bỏ trống. Ông bố không biết là nhà bỏ trống hơn 30 ngày thì bảo hiểm sẽ không đền nếu có hư hao gì (nếu họ khám phá ra).

Con cháu nói ông ta về Cali ở để lỡ có chuyện gì thì con cháu còn chạy qua chạy về chớ ở miền đông bắc thì ngọng. Anh bạn kêu ông bố không muốn làm living trust vì sợ chết. Khi ông ta qua đời thì con cháu phải mất thì giờ bay qua vùng Đông bắc để lo hậu sự, tốn tiền con cháu. Ngoài ra phải ra toà thừa kế ở hai tiểu bang, tốn tiền gấp hai. Tiền bạc ông ta để lại sẽ bị bán tháo rẻ tiền để trả tiền luật sư. Chưa kể đến con cháu tranh dành gia tài, chia của. Bây giờ thì ai cũng nói ngon lắm, không cần nhưng khi đụng trận là giông bão nổi lên trong gia đình. Do đó phải làm giấy tờ sớm chừng nào hay ngày ấy. 

Ông bố người bạn ở tiểu bang khác, lại có nhà ở Cali. Khi qua đời thì con cháu phải lo hai cái Probate; một ở tiểu bang ông ta ở và một ở Cali vì tài sản nằm ở đây. Tiểu bang Cali không đánh thuế thừa kế nên tốt nhất là dọn về Cali ở, bán căn nhà ở tiểu bang mưa tuyết.

Đi chơi gặp nhà cửa ở Á Căn Đình rẻ, muốn mua nhưng lại ngại vì sau này, khi mình đi xuống địa ngục thì vợ con phải bay qua bên đó làm thủ tục bán nhà, đóng thuế đủ trò. Gặp hai ông cựu giám đốc ngân hàng Citi, kêu nên mua nhà ở Salt Lake City hay Park City vì sẽ tổ chức thế vận hội trong vài năm tới. Thấy thì ham thiệt nhưng nghĩ lại nên dạy mấy đứa con nghề của mình thì tốt nhất và đi chơi với đồng chí gái đến khi hết còn lết được.

Hôm qua, vừa xuống phi trường, được tin ông Rich Dad của mình vừa qua đời. Ông ta dạy mình rất nhiều trong cách mua bán, cho thuê nhà cửa. Con gái mới báo tin là một ông Mỹ quen, khi mấy đứa con còn đi bơi ở trung học. Ông ta nói vơi mình là khi về hưu, sẽ bán căn nhà ở Cali rồi dọn về một nơi nào đó rẻ sống hưởng tuổi già. Năm ngoái, ông ta gọi hỏi thăm tin tức con mình và cho biết tình hình con của ông ta, rủ đi ăn thì ông kêu bận đi làm. Cho thấy đời rất ngắn và cũng rất dài. Chỉ có vấn đề là không biết ngày giờ bị gọi.

Anh bạn còn kể là ông bố hay lên mạng đọc mấy bài báo viết từ Việt Nam, kêu con cái bất hiếu, đừng chuyển gia tài sản cho chúng, sẽ bị đuổi ra khỏi nhà,.. khiến ông ta đâm nghi ngờ con cháu. Thế là từ 10 năm nay, con cháu kêu ông bố làm di chúc nhưng chả nhúc nhích. Ông bố biết mình, nói anh bạn cứ nói ông bố liên lạc với mình rồi mình giải thích vấn đề cho ông bố. Mình thích hóng chuyện thiên hạ từ bé.

Nguy hiểm khi đọc tin tức trên mạng. Đừng có dại nghe vớ vẩn rồi tiền mất tật mang như trường hợp ông Mễ, chuyển tên nhà cho con trai rồi thằng con lăn đùng ra chết, cô con dâu bán nhà cho mình. Mình có 1 ông thuê nhà người Việt, để con gái đứng tên để ăn trợ cấp. Một ngày đẹp trời, bị ra đường, phải mướn ga ra cho rẻ vì vợ chồng cô con gái đánh bài thua ở Las Vegas, mượn nợ thế chấp căn nhà và không trả bị ngân hàng tịch thu.

Nếu ông bố, mua nhà rồi chuyển tên qua cho con gái, bắt hai vợ chồng ký giấy nợ giá trị giá tiền của căn nhà, chỉ được xoá khi ông ta qua đời thì cô con gái sẽ không được mượn nợ, không mất nhà nếu ly dị. Ông  Jeffrey, nha sĩ mà mình quen, cho con gái tiền để mua nhà như giúp đỡ, không bất hai vợ chồng cô con gái ký giấy nợ. Một ngày đẹp trời, mây đen kéo đến, thằng rể đâm đơn ly dị, chia gia tài thế là ông ta ngọng. Tiền nhổ răng mấy ngàn người theo mây khói.

Trở lại vấn đề của ông bố người bạn. Khi ông bố nằm xuống, con cháu phải lo vụ ra toà thừa kế vì ông bố không chịu làm living trust, tốn tiền rồi anh em cãi nhau vì phải ứng tiền ra trước để lo luật sư toà án đủ trò. Sau khi toà tuyến bố thì mới có thể lấy tiền, tài sản của ông bố để lại với các chi phí. Cuối cùng thì con cháu hưởng chút đỉnh còn vào tay luật sư hết. Nên nhớ có tài sản hai nơi thì phải ra toà thừa kế hai nơi. Cho nên ai có nhà cửa ở nhiều tiểu bang thì nên gộp lại một nơi cho con cháu dễ thở sau này.

Cho thấy càng về già, chúng ta không có chủ lực để làm những việc rất đơn giản như ông Jack. Ông ta dạy mình đủ thứ nhưng vẫn không làm quyết định cuối cùng, nay 2 người con phải bán nhà để trả thuế thừa kế.  2 triệu đô la, giúp cháu ông ta ăn học trường cao cấp. Nay mình học được cái gì thì áp dụng ngay nếu đợi vài năm nữa, con đến thăm, hỏi Ai rứa? Chán Mớ Đời. 2 triệu đô la khá nhiều, nếu giữ được 2 triệu đô la thì con cháu ông ta hưởng, có thể cho cháu đi học trường tư,…đại học đủ trò.

Hai người con nhận được mấy căn nhà cũng điên đầu vì di chúc để lại là không được bán nhà. Chán Mớ Đời 

Lý do là luật thừa kế cho miễn 11.18 triệu đô la (2022) và còn lại thì phải đóng thuế tài sản thừa kế, lên đến 40% thuế Liên Bang và Cali thì bắt đóng mệt thở. Ông ta có trên 15 căn nhà cho thuê nên tài sản chắc chắn là trên 11.18 triệu. Dạo mình mới sang Hoa Kỳ, luật thừa kế tài sản chỉ được trừ 1 triệu đôla còn lại phải đóng thuế. Khi ông Bush con lên thì ký sắc luật đến trên 10 triệu rồi lên từ từ. Có một năm miễn thuế thì tự nhiên có nhiều người Mỹ giàu có, ngay cả tỷ phú, lăn đùng ra chết, con cháu không phải đóng thuế. Tưởng tượng, con cháu đóng thuế 40% trên 1 tỷ đô la. Đến khi Obama lên thì giảm xuống 11.18 triệu và từ từ đi xuống đến 5.2 triệu vào năm 2025.

Vấn đề là khi Covid xẩy ra, chính phủ Hoa Kỳ mượn tiền để cho thiên hạ khi bị cấm cung nên trong tương lai, có thể chính phủ Hoa Kỳ sẽ giảm nữa, và bắt đóng thuế đủ trò để có tiền trả nợ. Năm nào, ngân sách chính phủ đều thâm thụt cả, phải mượn thêm tiền. Họ sẽ ra luật đánh thuế tiếp, có thể giảm xuống 1 triệu như xưa. Nhà ở Cali trung bình đã 1 triệu với lạm phát thì vài năm nữa có thể lên 2 triệu.

Nếu ông Jack chết vào năm 2025 thì hai người con đóng thuế mệt thở, thêm 3, 4 triệu nữa. Xem như gia tài bay theo cánh chim biền biệt 50%.

Hai lô đất mình mới mua ở vùng Opportunity Zone, sẽ xây 2 căn nhà trên 2 lô để cho thuê. Nếu khá khá thì sẽ làm thêm ADU, thành phố cho phép thêm 2 ADU hoặc 3. Một căn tốn $120,000, cho thuê được $1,200/ tháng xem như 10% tiền lời. Có điện và nước, chỉ cần làm hầm phốp là xong.

Theo đạo luật ban hành năm 2018 Tax Cuts and Job Act thì khi hai vợ chồng qua đời thì tài sản được miễn thuế 11.18 triệu cho mỗi người, hai vợ chồng thì xem như trừ được $22.36 triệu đô la. Ông Jack ly dị vợ nên bao nhiêu nhà ông ta để lại thì hai người con chỉ được miễn 11.18 triệu, và còn lại thì đóng thuế đến 2 triệu đô la. Họ phải tìm ra 2 triệu đô la để đóng thuế trong vòng 9 tháng sau khi ông bố qua đời. Nay nhà xuống nên chắc phải bán nhiều nhà hơn dự định.

Nếu ai có một căn nhà thì không ngại lắm, vấn đề là lạm phát. 30 năm về trước khi mình đi cua đồng chí gái thì một gallon xăng chưa đến 1 đô la, nay là 5 đô, xem như nhân gấp 5 lần. Thí dụ ai có căn nhà hiện tại giá 1 triệu ở Cali thì 30 năm nữa khi lăn ra, đi Tây thì có thể căn nhà lên đến 5 triệu, chưa kể mấy loại tiền hưu trí, xe cộ, đủ thứ,…

Mình đi học văn hoá bổ túc, trùng tu cho nông dân tại chức ở Puerto Rico vừa qua thì mấy ông thần luật sư, cho biết là nên sử dụng Family Limited Partnership để hoạt động, sẽ giúp con cháu sau này không bị vụ 5.2 triệu lộn xộn. Mình có thể cho con mình vào partner trong tổ hợp gia đình nhưng không có quyền bầu bán gì cả. Mỗi năm có thể cho mỗi đứa $16,000, hai vợ chồng cho 2 đứa con mỗi đứa $32,000 không phải đóng thuế qua giấy tờ. Năm 2023 thì lên đến $17,000/ đứa con, xem như hai vợ chồng cho mỗi đứa con được $34,000, hai đứa thì $68,000. Khi xưa, mình có làm pháp nhân này để xây nhà cửa nhưng không rành về kế toán lắm, mấy đứa con còn nhỏ nên chuyển qua dạng S Corporation. Nay thừoi cơ chins muồi nên phải đổi lại.

Vợ mình về hưu nên có thể được công ty trả lương và dùng đó để trả lương giúp chuyển 401(k) của đồng chí gái qua Roth 401(k), để khỏi phải đóng thuế.

Làm như vậy thì có thể làm solo 401(k) cho mỗi đứa để có thể bỏ vào để được phép trừ thuế lên đến năm 2023 là $330,000. Sau này mình đi Tây thì tự động mấy đứa con có thể thay thế điều hành công ty của gia đình, không phải thuế má, lo sợ thuế thừa kế gì cả. Cách đây mấy năm, báo chí có đăng vợ chồng ông chủ Facebook đã thành lập vụ này để chuyển tài sản dài dài vĩnh cửu.

Trong trường hợp mấy đứa con cà chớn, không biết điều hành thì mình có thể ghi lại di chúc là trả tiền cho một pháp nhân nào đó mình tin tưởng để điều hành, còn mấy đứa con thì cứ lãnh tiền hàng tháng mà xài, nuôi cháu mình. Một trong 3 ông dạy mình, có nói là ông nội để lại di chúc qua cái trust mà đến nay, con trai tức là chắt của ông ta vẫn còn lãnh tiền hàng tháng từ Trust ông này thành lập.

Hôm nay, mình có nói chuyện với ông cố vấn tài chánh mà mình đi học, có thằng con ngồi cạnh để nghe. Cuối cùng thì mình nhờ ông ta thành lập Family Limited Partnership để mình chuyển tài sản sang, có hai đứa con trong ban quản trị nhưng không có quyền bầu bán gì cả. Chỉ có đồng chí gái và mình có quyền quyết định.

Thật ra khi xưa, khi khởi đầu, mình đã làm FLP nhưng vợ còn đi làm, mấy đứa con nhỏ nên thấy hơi lộn xộn nên chuyển qua S Corporation. Nay thì vợ về hưu và mấy đứa con lớn, hiểu chuyện một chút. Thằng con mình chịu khó đi học thêm nên cũng bắt đầu hiểu thêm nên hy vọng sẽ để nó quản lý sau này.

Người bán miếng đất để lại mấy chiếc này. Mình kêu một tên quen, biết sửa xe, lên kéo về để sửa lại, công hắn một chiếc và mình mình một chiếc. Họ đã đến dọn sạch hết

Hôm trước mình có nhờ ông luật sư CPA, bạn ông này làm Opportunity Zone funds, thật ra là trả cho ông ta luôn, để chuyển số tiền lời mình mới bán lô đất hồi tháng 9 vừa qua, để có thêm thời gian lựa chọn mua nhà cửa, sửa chửa để 10 năm sau bán không phải đóng thuế. Trên nguyên tắc tháng 3 năm tới là chết hạn cho mình mua nhà khác để thay thế theo luật 1031 exchange. Nay có opportunity zone funds thì mình có thêm 18 tháng để thực hiện. Nhà sang năm sẽ xuống nhiều hơn, sẽ có cơ hội mua được giá tốt.

Mình có mua được 3 căn còn bao nhiêu tiền lời thì chuyển qua O.Z.F.

Cuối cùng đồng chí gái nghỉ hưu, có 401(k) của sở, phải chuyển qua Solo Roth 401(k) từ từ để khỏi phải đóng thuế nhất là vào năm 70.5 tuổi, không phải lấy ra nếu không sẽ bị phạt.

Hôm qua, mình chạy lên vùng 29 Palms để gặp tên làm nhà tiền chế. Sáng nay mình chạy lên city với thằng con để hỏi chuyện xây hai căn nhà tiền chế, cho thuê rồi 10 năm sau bán không phải đóng thuế vì thuộc vùng Opportunity Zone. Thằng con chịu khó học nên chắc sau này nó khá hơn mình, thoát cảnh làm nông dân khu đen như bố.

Nếu ông Jack thành lập Family Limited Partnership, bỏ tên hai người con trong thì nay chúng không phải bán nhà để kiếm 2 triệu đóng thuế. Không phải lộn xộn với toà án thừa kế bú xua la mua. Ai không có nhà cửa, tài sản nhiều thì làm living trust là xong. Còn nếu tài sản nhiều thì nên sử dụng FLP.  Lấy vợ lấy chồng, ly dị cũng không sợ bị mất tiền trong FLP vì dâu rể sẽ không có tên trong sổ phong thần của công ty.

Bà Betty bán cho mình nhà cửa, cho vay lại. Có làm living trust nhưng không hiểu sao con bà ta chưa làm xong vụ thừa kế. Nghe hắn kể là chưa có tiền trả luật sư. Chắc là hắn tiêu xài nhiều, nay mới mỗ tim xong nên chả thiết làm gì. Mình muốn trả hết số tiền nợ bà ta nhưng chưa được vì hắn chưa thuê luật sư để làm vụ này. Cho thấy làm living trust cũng phải chi tiền cho luật sư mà nếu con mình xài bố nó hết tiền để lại thì cũng mệt.

Hôm kia nói chuyện với anh bạn quen. Anh ta than là thằng con độc nhất, kêu nó không thành công tại Hoa Kỳ là vì nó sinh ra tại Hoa Kỳ. Nay nó chỉ bám vào bên vợ. Vợ anh ta qua đời lâu rồi. Anh ta về Việt Nam gặp cô nào lấy, bảo lãnh nhưng không biết chừng nào sang. Anh ta mới bán căn nhà, mua cho cô vợ ở Hà Nội 1 căn hộ mấy trăm ngàn. Thằng con chả được gì nên chửi thể, từ bố luôn. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 





Tình yêu thời A Còng

 Tuần rồi, đi học bổ túc văn hoá về, đồng chí gái kêu đi ăn kỵ người anh bà con. Từ thời covid đến nay, họ hàng không gặp nhau, nhất là mấy người bà con nay tra tuổi, sợ chết, không muốn gặp ai cả. Ông anh này khi xưa là sĩ quan, đi cải tạo 10 năm, qua Mỹ theo chương trình H.O. Sang đây được vài năm thì qua đời. Mỗi năm, vợ chồng mình đều dự đám giỗ vì rất thân tình với bên vợ khi xưa tại Việt Nam. Sau 30 năm khói lửa, nội chiến từng ngày với đồng chí gái, chỉ còn mình là đi dự các kỵ giỗ bên vợ. Dâu rể chi đều vắng bóng khiến một chị dâu kêu mình là ông rể tốt. Kinh

Bà chị họ có mấy người con, đã nên bề gia thất ngoại trừ cô con út. Mình thường thấy trong gia đình Việt Nam, nhiều cô con gái út, không lập gia đình, ở vậy để chăm sóc bố mẹ về già. Ngồi ăn, mọi người ôn lại kỷ niệm về ông anh rể đã qua đời, về thời bao cấp, khổ cực ra sao. Bổng bà chị kêu cô chú nói với con Bé chịu khó lấy chồng cho chị an tâm sau này khiến mình suýt sặc cả tô bún bò. Bên vợ mình, gia đình nào cũng có một cô tên Bé nên khi mô gặp nhau hay bị lộn, đồng chí gái cũng bị kêu Bé. Trên 6, 7 bó vẫn kêu Bé đây, Bé Mô. Chán Mớ Đời 

Mình quen 1 gia đình H.O , có đâu 4, 5 cô con gái. Sang đây, mấy cô con gái được trai bu như kiến nên bố mẹ gả chồng hết. Năm đó hai vợ chồng mình đi ăn cưới mệt thở với gia đình này. Nay mấy cô con gái đều ly dị cả. Hôm trước, nghe nói có một cô sắp lên xe hoa lại. Mình kêu bận leo núi rồi. 

Khi xưa, người Việt tỵ nạn, đa số là đàn ông vượt biển, đưa đến cơ chế thị trường người Việt tại hải ngoại theo diện trai thừa gái thiếu. Đi ăn tiệc, sinh nhật ai thì một cô dù xấu như Chung Vô Diệm, vẫn có cả đám đàn ông cần vợ bu theo như dòi. Thậm chí mấy ông đã có vợ con ở Việt Nam cũng đăng ký. Khi nhu cầu nhiều mà cung thiếu thì hàng thiếu chất lượng cũng trở thành hàng xịn, hàng hiếm như thời bao cấp. Mấy tên nông dân như mình thì khó lấy vợ vì tệ lắm phải có cái bằng kỹ sư, lương tốt thì mới dám đi xin xỏ tình yêu, đời tôi đó, em xem chỉ trồng bơ. Ngoài ra chỉ có bác sĩ, nha sĩ ,…cái gì có chữ Sĩ mới được mấy cô đoái hoài đến.

Khi làn sóng H.O sang định cư tại Hoa Kỳ, thị trường trai nhiều gái thiếu được cân bình nên mấy cô theo gia đình H.O mà không có tinh thần tiến cao, chưa bị ảnh hưởng chủ nghĩa nữ quyền, đi học lại thì bố mẹ gả phách cho tên nào có công ăn việc làm để quản lý đời con gái họ vì quan niệm xưa có con gái trong nhà như có trái bom nổ chậm, quên khuấy là có thuốc ngừa thai. Mấy cô lấy chồng sớm, từ từ nhận ra tại Hoa Kỳ phải tự lập bản thân, đi học lại hay đi làm nail rồi từ từ sugar you you go, sugar me me go. Lý do là tính gia trưởng của đàn ông việt vẫn chưa được tẩy xoá trong xã hội dành cho phụ nữ. Mình thường thấy mấy cô gốc việt đều lấy Mỹ hết. Cao ráo, trí thức lại biết chìu chuộng vợ thay vì vợ đâu làm đồ nhậu. Chán Mớ Đời 

Đi Mễ chơi với mấy người bạn, có anh bạn ăn chay ngày rằm khiến mụ vợ kêu anh nói dùm chồng em để ông ta ăn chay. Anh bạn kêu chồng cô còn hơn tôi. Anh ta biết những gì phải làm, tập thể dục, tập võ, kiêng ăn, nhịn đói để thanh lọc cơ thể. Tôi muốn theo anh ta mà không được khiến mình buồn cười. Mình nói với anh ta, mình giác ngộ cách mạng đã trúng số độc đắc khi lấy đồng chí gái còn mụ vợ thì chả biết gì cả, cứ chạy vòng vòng theo mấy bà phản động, kêu tôi là thằng nông dân, cần được nha sĩ như anh bổ túc văn hoá. Anh bạn giải thích thêm, đi bộ với anh tôi thở không ra mà anh cứ nói oang oang cho thấy nội lực anh rất mạnh.

Khi xưa mình đi khắp Âu châu rồi sang Mỹ, gần 40 tuổi mới có người chấp nhận đăng ký quản lý đời mình nay lại bà chị họ nhờ mình xúi thiên hạ lấy vợ lấy chồng nên sặc bún bò. Chán Mớ Đời 

Vấn đề ngày nay, cơ chế thị trường trai gái khá phức tạp. Con trai thích con gái, con trai thích con trai và ngược lại như xe SUV Subaru, được các cô đồng tính ưa chuộng nên nhiều khi thấy bà lái xe Subaru là hết dám nhìn, chiêm ngưỡng dù có đẹp rực rỡ. Thống kê cho biết xe Subaru, rất được ưa chuộng bởi mấy người đồng tính. Hôm trước, đọc tin tức thấy một nữ cầu thủ Hoa Kỳ, đẹp, xinh xắn tuyên bố làm đám cưới với một nữ cầu thủ khác trong đội tuyển Hoa Kỳ. Nghe nói là đa số mấy cô chơi bóng chuyền đều thích người cùng phái. Cao lêu nghêu nên chỉ tìm được người đồng phái chớ đàn ông cao hơn hơn mấy cô này rất ít, khó tìm.

Đồng chí gái kêu để từ từ chị ơi, lo chi. Bà chị kêu từ từ cái chi, tra rồi, gần 40 rồi, hết sinh con đẻ cái khiến mình thất kinh. Khi mình vào làm rể dòng họ này thì cô cháu đâu còn học lớp vỡ lòng. Thời gian qua mau thật. Báo chí Mỹ cho biết nuôi một đứa con đến 18 tuổi tốn trung bình trên 200 ngàn đô. Vừa nuốt xong tô bún bò mình hỏi thế lúc trước, có thấy đi chơi với một giáo sư nào, nay còn không. Bà mẹ nhảy vào thằng nớ thương hắn cả 4 năm rồi mà hắn không ưn. Mình hỏi răn không chịu.

Cô cháu kêu anh chàng đâu có hỏi cưới đâu mà chịu với không. Mình ngạc nhiên đưa mắt như bảo tiếp tục. Cô cháu nói tiếp hắn yêu kiểu chi cô chú, cháu không hiểu. Gặp nhau là hắn đưa sách cho con đọc, kêu cuốn ni hay lắm do một ông tây nổi tiếng tên Thomas Piketty viết. Cái chi mà Tư Bản thế kỷ 21 (Capital in the 21st century). Tháng trước gặp hắn thì cho mượn Basic Economy của Thomas Sowell. Có lẻ vì vậy, khi xưa người xưa hay kêu ai ơi chớ lấy học trò, dài lưng tốn vải ăn no lại nằm. Chán Mớ Đời 

Mình hỏi thế hai đứa đi chơi chỉ nói chuyện về kinh tế, không làm gì cả khiến đồng chí gái thúc cùi chỏ mình đau điếng. Mình nói để anh hỏi, chớ tình yêu thì phải theo quy trình của con tim trước theo sau con chim, phải diễn biến hoà bình mới đi đến kết cục. Chớ gặp thế lực thù địch như vợ thì chừng nào con cháu mới lấy chồng.

Mình hỏi có nắm tay không, cô cháu kêu lâu lâu có nắm đi qua đường. Thế có ôm nhau mớm nhau không. Cô cháu kêu chú hỏi chi lạ rứa. Mình kêu thì tình yêu phải đi từ a đến z chớ, kỳ chi. Mi tra rồi, còn ốt dột chi nữa. Có đi xi nê không. Cô cháu kêu lâu lâu cũng đi xem. Thế hắn có rờ mó chi mi không, đồng chí gái nhảy vào hỏi. 

Khiến mình nhớ đến cô gái đi xe đò từ San Jose xuống Bolsa. Chuyện này phải kể ngoài đời chớ kể đây mất hay.

Cô cháu kể đi chơi mà anh chàng giáo sư cứ làm như đi họp chi bộ, thanh niên đoàn khiến mình như bò đội nón. Đồng chí gái giải thích là ở Việt Nam giới trẻ hay đi họp đoàn, họp tổ chi đó để được là đối tượng đoàn, gia nhập đảng cộng sản. Anh ta cứ nói về thị trường chứng khoáng, công ty này mới lập công ty kia mới sụp tiệm,.. Chán Mớ Đời 

Có anh bạn cho biết tình yêu phải qua nhiều giai đoạn như giải một phương trình; mới quen rồi đi đến thân mật, rồi đường mật, đến bí mật qua tối mật, cuối cùng là dập mật. Mình kể anh bạn, kiếm được việc làm cho đồng chí gái khi mới dọn qua Cali. Anh ta kể lấy vợ hơn 2 tuổi. Trong thời gian đả thông tư tưởng, anh ta nắm tay cô vợ, mới đầu run run nhưng không thấy cô nàng phản ứng nên từ từ đánh bạo thám hiểm mấy chỗ khác trên cơ thể cô vợ. Anh ta chỉ bà vợ rồi nói không thấy bà ta phản ứng thế là đè đầu xuống. Quen hơi quen hám đưa nhau ra toà đăng ký kết hôn. Xong om.

Mình nói đứa cháu là kiếm chồng trí thức nhức đầu lắm. Cứ như bà nào làm đạo diễn, được bên trên bố trí lấy nhà thơ Xuân Diệu. Đêm tân hôn, bà ta tắm rữa sạch sẽ, nằm trên giường chờ đợi giây phút nhiệm màu, ấp ủ từ khi mới dậy thì, trong khi ông nhà thơ ngồi làm thơ nhớ người yêu sinh bắc tử Nam. Đừng bao giờ bị dính vào trường hợp của ông thi sĩ này cả. Phải thử súng ống thằng bồ trước mới cho đăng ký quản lý đời nhau. Súng đạn tốt thì tiếp tục đả thông tư tưởng còn không thì kiếm tên khác. Nếu không thử trước sẽ ca bài chim oán đồ khúc cả đời. Ly dị tốn tiền lắm.

Khi xưa, công chúa Tiên Dung lấy phải anh Chử Đồng Tử, dù nghèo nhưng súng ống to cứng như cây chuối. Con bé hỏi chuyện ra răn. Mình đang ăn bát chè đậu ngự nên kêu từ từ đứng nóng. Ăn xong chén chè, uống trà sen xong, mình mới kể cho con cháu. 

Khi xưa, có 2 cha con rất nghèo, họ Chử, làm nghề mót củi. Nghèo đến nổi chỉ có một cái khố để bận nên hai bố con thay phiên nhau ra ngoài nhà. Bố đi chợ bán củi thì bận khố, con ở nhà cởi truồng, lấy lá chuối che thân. Một hôm ông bố bị dính covid nên lăn ra chết. Trước khi chết, ông bố dặn là phải đốt cái khố để cúng, qua bên kia thế giới, bố có khố để bận, khỏi mắc cở với người ta trên thiên đình. Nhất là không bị nhiễm covid, không có con thừa tự, cúng vái thì càng đói khổ bên kia thế giới.

Người con nghe lời cha, lột cái khố ra đốt cúng tiễn cho bố về bên kia thế giới. Kể tới đây, mình hỏi có cúng tiền bạc cho bọ mi không, cả bên nớ không tiền, phải đi xin welfare mất công. Cô cháu kêu dạ không. Mình nói phải cúng tiền đô hay đốt vào cái thẻ tín dụng để bên kia thế giới, bọ mi có thể cà thẻ mà xài.

Ngày ngày đi kiếm củi, hái trái trên rừng hay tránh người lạ vì trần truồng. Một hôm, đang câu cá thì thấy tàu bè chạy trên sông. Cờ xí phất phới khiến Chử Đồng Tử tò mò men theo bờ đến xem. Sau đó thấy lính tráng chạy lên bờ khiến anh chàng họ Chử lo ngại chạy trốn nhưng 3 phía đều bị quân lính chận nên chạy vào cái hố mà anh ta thường trốn ở đấy khi có người lạ đi ngang, rồi phủ cát lên mình.

Cô công chúa, bận bikini nhảy xuống sông tắm gội, sau đó lên bờ. Đám tuỳ tùng, đã lấy mấy cái cọc cắm trên cát, lấy vãi bọc lại làm nhà tắm để công chúa vào tắm. Không ngờ lại đúng vị trí anh chàng họ Chử đang núp dưới cát. Công chúa có tật tắm lâu. Vừa tắm vừa hát nghêu ngao bài trống cơm, yêu nhau cởi áo ôi à cho nhau, về nhà lên giường ôi à chơi nhau nên từ từ nước chảy cuốn theo cát và lòi ra anh chàng không khố.

Đang hát yêu nhau cởi áo ôi à cho nhau thì công chúa nhìn xuống chân thì hét lên rồi ngất xỉu. Khi tỉnh giấc thì thấy một anh chàng ốm đói, không áo quần, ngồi bên cạnh với củ chuối rất hoành tráng. Mình kể tới đó thì đồng chí gái xen vào kêu không kể nữa. Bảo con cháu là phải xét xem tên đó có củ chuối không. Nếu không bình thường là dẹp, bỏ đi, đừng có đợi chờ, mùa Xuân phụ nữ qua mau. Hoá ra đồng chí gái lấy mình vì sợ hát mùa xuân qua mau.

Cô cháu kêu mình kể tiếp. Mình làm thêm chén chè đậu ngự. Cái khổ lấy vợ gốc Huế, thì chỉ ăn bún bò Huế, bánh bột lọt, bánh nậm khi có kỵ giỗ.

Sau đó, công chúa phải về cung nhưng vẫn nhớ đến chàng trai không khố như Mộng Cô nhớ ông sư Hư Trúc trong Thiên Long BÁt Bộ. Công chúa u sầu đâm ra bệnh. Bao nhiêu lương y đến chữa bệnh nhưng công chúa vẫn không ăn không uống như con sáo trong lồng. Cuối cùng cùng vua cha mới kêu ai chữa được bệnh cho công chúa sẽ làm phò mã. Thế là tất cả lang băm trên Facebook đều nô nức về cung để chữa bệnh cho công chúa. Công chúa vẫn không khỏi bệnh.

Một hôm, có một anh chàng không có khố, chỉ đeo cái rọ đan bằng tre để bảo vệ con chim đa đa, xin vào cung chữa bệnh cho công cháu. Binh lính muốn đuổi anh ta đi vì không áo quần nhưng công chúa nghe tiếng anh họ Chử, kêu cho mời vào.

Gặp lại cố nhân, công cháu hết bệnh. Anh chàng không khố, kêu phải đóng cửa phòng công chúa 3 ngày 3 đêm để anh ta đuổi con ma nhập vào công chúa. Cứ 2 tiếng là quân đầu bếp đem cơm đưa vào để anh vô khố họ Chử bồi dưỡng để trị bệnh cho công chúa.

Sau ba ngày 3 đêm, công chúa khoẻ lại và vua cha thấy con gái vui mừng nên gả Chử Đồng Tử cho con gái. Kêu thợ may đến đo đạt, may áo quần cho anh ta. Xong om.

Hình như cô cháu ngấm được sự thật cuộc đời nên gần như giác ngộ cách mạng. Hy vọng ông giáo sư sẽ theo quy trình diễn biến hoà bình để còn đi ăn cưới cô cháu. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 




Thành lập Quỹ Opportunity Zone

 Năm nay, địa ốc Cali lên cao quá, thiên hạ kêu mình bán nhà và đất ở xa cho họ, có lời nên phải đóng thuế. Ở Hoa Kỳ, có luật 1031 exchange, giúp không đóng thuế bằng cách mua lại nhà cửa để thay thế, giá bằng hay cao hơn giá mình bán. Vấn đề là nhà cửa ở Cali bị đứng vì tiền lời ngân hàng cho mượn lên gấp 2 nên không ai có thể mua nhà với tiền lời cao, ngoại trừ họ có tiền tươi.

Các kinh tế gia tiên đoán là sang năm 2023, thị trường địa ốc sẽ xuống, để bình thường hoá lại thị trường địa ốc lên như điên từ 12 năm qua. Người ta hay nói: đừng bao giờ tiên đoán nhưng phải chuẩn bị cho tương lai. Vấn đề là mua nhà lại bây giờ thì mượn tiền lời quá đắt mà nếu mua tiền mặt thì sang năm có thể xuống 30-40% như thể bị đóng thuế. Lại mất công đi đuổi người thuê nhà và trả tiền ngân hàng. Không ai biết được tương lai. Mình đang tính có lẻ nên đóng thuế rồi giữ tiền tươi, đợi khi nào nhà xuống, chạy ra mua, sẽ có nhiều cơ hội tốt để mua nhà rẻ. Hiện tại thiên hạ chưa hiểu rõ thị trường, cứ đòi giá trên trời như mấy năm qua. Có căn nhà gần nhà mình để bán từ đầu năm đến nay, vẫn chả có ai mua, chẳng bù lại năm ngoái, chưa bỏ lên bán đã có cả chục người mua với giá cao hơn giá rao bán.

Năm 2007, mình có bán 2 căn nhà rồi giữ tiền tươi đến năm 2009, 2010 chạy ra mua nhà rẻ, từ $25,000 đến $50,000/ căn. Đang tính làm lại cách này nhưng hơi phân vân nên mò mò vòng vòng thì gặp tên bạn gốc Tàu, rủ sang Puerto Rico, học mấy ông luật sư chuyên về thuế vụ mình biết vì đã từng đi học từ mấy chục năm nay. Thế đành bay qua đó học bổ túc văn hoá.

Buồn đời, mình bay qua Puerto Rico, học mấy ông luật sư CPA, chuyên về thuế và cố vấn tài chính. Học mấy cái này thì những ai có khúc mắc, vấn đề đều được họ giải cho đáp án nên mình có thể học thêm từ những trường hợp của người khác. Trong trường hợp mình thì họ khuyên mình thành lập một Opportunity Zone Funds, rồi chuyển tất cả tiền mà hiện nay đang gửi ở Accommodator (công ty giữ tiền của mình).

Để mình giải thích vụ này để những ai chưa quen thì có thể hiểu. Khi bán căn nhà đầu tư thì công ty escrow. Công ty trung gian để lấy tiền của người mua để trả cho mình, sau khi hai bên ký giấy tờ chuyển nhượng nhà đất. Họ sẽ gửi cho mình cho mình ngân phiếu hay chuyển tiền qua trương mục ngân hàng của mình. Nhận tiền này, nếu mình có lời thì cuối năm phải đóng thuế trên số tiền lời của mình.

Để tránh vấn đề này, mình phải báo cho escrow chuyển tiền qua một công ty có bằng hành nghề về giữ tiền trong khi chờ đợi mình tìm nhà để mua. Mình có 45 ngày sau khi bán căn nhà đầu tư của mình để chỉ định những căn nhà nào mình có muốn mua để làm 1031 exchange. Mình phải báo cho accommodator biết mấy căn nhà này. Sau đó mình có 6 tháng để mua lại nhà khác để khỏi phải đóng thuế.

Có nhiều người thắc mắc về bán nhà không phải đóng thuế. Nếu bán nhà mình đang ở trên 2 năm, thì theo luật Section 121, mỗi người đứng tên sẽ hưởng miễn đóng thuế $250,000. Hai vợ chồng là $500,000. Thí dụ: nhà mua 30 chục năm về trước là $180,000, nay bán $800,000. Xem như lời $600,000. Hai vợ chồng sẽ được miễn $500,000 và phải đóng thuế trên số tiền lời $100,000. Nếu trong 30 năm ở trong căn nhà, nếu mình có sửa chửa nhà cửa, mà giữ lại các hoá đơn thì có thể trừ vào số tiền đó. Điển hình là làm lại nhà bếp, thay mái nhà, sơn phết, nhà tắm mới,…

Mình có mua được 3 căn nhà tuần này. Accommodator đã gửi tiền để trả cho chủ bán. Mình xem nhà của người bán có cái nợ với tiền lời rẻ 3%. Mình mua nhà của họ, với điều kiện là tiếp tục trả tiền nhà cho cái nợ của họ. Mình chỉ trả số tiền cách biệt với giá tiền bán nhà. Vấn đề là vẫn còn tiền mặt, chưa xài hết số tiền lời mới bán. Nếu không mua thêm cho hết số tiền lời thì phải đóng thuế trên số tiền còn lại.

Hôm qua, mình mới khám phá ra 5 acres mới mua, nằm trong vùng opportunity zone nên khỏi cần phải chạy đâu. Cuối tuần này đi chơi ở Mễ Tây Cơ, tuần tới khi về sẽ liên lạc với công ty xây mấy nhà tiền chế rồi đem lại đây, xây móng và gắn điện nước rồi cho thuê hay làm airbnb. Để mình hỏi xem có thể chuyển vào opportunity zone funds được không.

Theo mấy người luật sư về thuế, họ khuyên mình thành lập một Opportunity zone funds, rồi chuyển tất cả số tiền còn lại qua cái Quỹ này trước để tránh đóng thuế năm nay và được giữ đến 31 tháng 12 năm 2026 (4 năm nữa). Sau đó, có thời gian từ từ mua nhà cho thuê. Nếu nhà xuống thì trời thương, sẽ mua nhà rẻ. Tìm những căn nhà hay căn hộ, hay cơ sở thương mại ở vùng Opportunity Zone để mua. Sau đó, sửa chửa lại cho thuê. 10 năm sau, bán sẽ không bị đánh thuế vào tiền lời.

Thế là xem như trời thương mình, đưa đẩy để mình tìm được người giúp mình ý kiến.

Thật ra 5 acres đất và 5 căn hộ mà mình mới bán, cũng thuộc vùng opportunity zone nhưng mình mua 3 tháng trước khi đạo luật opportunity zone ra đời. Đang tính lập một công ty để mua lại. May là chưa làm vì nếu làm cho đúng phải thành lập cái opportunity zone fund rồi dùng quỹ này để mua. Làm sai thì khó được miễn thuế.

Mình co viết về Opportunity Zone rồi, ai tò mò thì tìm trên bờ lốc của mình. Đại khái là các thành phố có những khu phố cũ, bị bỏ hoang vì người ta phát triển ở ngoại ô. Nay chính phủ Hoa Kỳ muốn tái phát triển lại các khu phố cổ của thành phố nên ra luật, giúp các nhà đầu tư tái thiết lại các khu vực này tỏng thành phố. Sau 10 năm thì bán sẽ không phải đóng thuế.

Một tên dạy mình về tài chánh có thành lập một quỹ Opportunity Zone ở Puerto Rico lên đến 51 triệu. Mình có đi xem vài nơi họ đang sửa sang lại nhưng mất công vì ở xa. Nếu mình chuyển qua quỹ cua họ thì sau này bán vẫn bị tiểu bang Cali bắt đóng thuế tiền lời. Thêm cho chắc ăn, mình tự làm cho mình ở Cali, tự kiểm soát tiền của mình cho chắc ăn.

Mình mới trả tiền cho luật sư để họ làm quỹ này, ngày mai sẽ nói chuyện với luật sư để xem cần gì để họ làm cho mình. Xem bản đồ của mấy vùng này trên toàn nước Hoa Kỳ.

https://opportunitydb.com/tools/map/

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 



 

Buồn vào hồn không tên

 Hôm nay mình chạy lên 29 Palms, để xem miếng đất 5 acres, định mua. Vùng này mình có đến 1 lần khi còn làm thợ vẽ nhà cho thiên hạ. Chỗ này nổi tiếng là căn cứ huấn luyện của Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Gần biển San Diego thì có căn cứ Pendleton để họ tập luyện đánh nhau ở biển và núi. Dân di tản 75, có nhiều người được tạm trú tại đây.

Khi xưa, công ty mình làm việc có thiết kế sửa sang lại căn cứ này. Trại lính thì chán như con gián, chả có gì để vẽ cho đẹp cả. Tên chủ, lái máy bay bà già từ thành phố Fullerton, chở mình đến đây để khỏi mất công lái xe lâu 2.5 tiếng, khiến mình thất kinh, không dám lên máy bay nữa. Hắn mới đậu bằng lái máy bay, lần đầu tiên bay không có huấn luyện viên, cho biết mình là khách đầu tiên khiến mình chới với, chim dế biến mất khi ông ta đáp xuống phi đạo.

Một gia đình Mỹ trắng, mua miếng đất này để xây nhà để ở. Có cột điện chạy ngang miếng đất nhưng công ty điện lực bắt họ phải xây một phần nào của căn nhà tối thiểu 250 sqft thì họ mới câu điện vào đây. Không hiểu làm gì mà không xây được thế là họ phải dùng máy chạy điện Diesel, tốn đâu $800/ tháng. Mình không hiểu rõ vì họ có thể kêu một công ty tư đến, bắt một cột điện tạm thời như ở các công trường khi xây cất, giá rẻ hơn là $800/ tháng.

Nhìn chung thì xung quanh có nhà cửa nhiều, loại chiến đấu, lại nghe thiên hạ làm AirBnB nhiều. Mỗi weekend lấy $700, ngày lễ thì nhiều hơn. Hai vợ chồng chủ miếng đất làm nghề dọn dẹp, sửa chửa các căn nhà dùng cho AirBnB trong vùng được độ $4,000-$5,000/ tháng. Dân ở Los Angeles, Quận Cam, buồn đời, cuối tuần ra đây nhìn trời sa mạc. Đến mùa thì thấy thuỷ quân lục chiến tập trận, bắn đùng đùng. Mình đến đúng trong 5 acres có đúng 4 cây xương rồng.

Vùng này có một căn nhà được mệnh danh là căn nhà vô hình (invisible house) do hai tên nào ở Hồ Ly Vọng, xây rồi nay cho thuê. Hai vợ chồng mua đất nhà của mình làm cho căn nầy.

 https://www.invisible.house/

Đây một cái trailer rồi họ gắn thêm phía sau. Thấy thương người Mỹ sinh ra tại xứ sở này mà lơ bơ như vậy
Trailer thứ 2. Thấy có hai người trẻ độ 19, 18 tuổi, ở nhà không đi học. Cô con gái thì ôm một đứa bé, không biết là con hay là em. Hai vợ chồng đi làm, có ông chú từng làm thợ nước, nay bị thương tích nằm nhà.

Ông chuyên viên địa ốc, biết gia đình này từ lâu, vì lý do gì đó mà mùa dịch đến khiến họ không làm gì cả, xây cất. Ông ta đề nghị mình mua lại miếng đất này, rồi mua một căn nhà trên 2.5 acres ở cạnh Victorville, rồi bán lại cho họ dưới dạng Land Contract. Mỗi tháng họ trả cho mình tiền nhà với 9.5% trong vòng 5 năm rồi tái tài trợ, trả mình hết.

Căn đầu tiên tính mua rồi bán lại cho họ có mấy con heo nhưng chủ nhà cà chớn ra sao, mấy người mướn nhà không trả tiền nên bị ngân hàng xiết nhà. Mình thấy người mướn nhà không trả tiền cả 9 tháng và muốn mình đưa tiền để họ dọn ra nhưng thấy họ có súng ống đủ trò nên hơi ớn, kêu chủ nhà đuổi họ ra thì mới mua. Chủ nhà thiếu tiền thuế địa ốc thành phố, thiếu ngân hàng, hai vợ chồng đang trong thời kỳ ly dị nên bỏ buông luôn nên ngân hàng lấy lại nhà. Có liên lạc với ngân hàng để xem họ bán lại hay không thì không thấy hồi âm.

Ông chuyên viên địa ốc kiếm được một căn nhà khác gần đó nên mình có đến xem tuần rồi với cặp vợ chồng muốn mua. Họ đồng ý nên làm giấy tờ mua. Xem như miếng đất của họ sẽ dùng đặt cọc để mua căn nhà mình sắp mua rồi bán lại và cho họ vay. Căn này thì tương đối khá hơn căn kia nhưng chỉ có một phòng ngủ và một phòng tắm. Lúc đầu chắc mấy đứa bé ngủ trong nhà và tiếp tục ngủ trong mấy trailer rồi tính sau. Để dành tiền xây nới thêm nhà là ổn.

Nếu xét cho đúng thì miếng đất của họ ngon, có giá hơn hơn căn nhà họ muốn mình mua và bán lại cho họ. Hiện tại cả gia đình họ ở trong mấy cái trailer, có nước của thành phố thay vì phải mua nước hàng tháng từ công ty bán nước, chở lại bỏ trong mấy thùng chứa nước cho căn nhà kia. Trong tương lai, họ có thể đào giếng để lấy nước nhưng lại tốn tiền điện bơm nước. Phải làm năng lượng mặt trời.

Nhà đang tính mua để bán lại cho họ
Phía sau, có 2 cái thùng chứa nước, họ có thể gọi công ty bán nước, đem tới đỗ vào thùng, mình đoán độ 1,000 gallon. 

Mình bán nhà, cần mua nhà khác để khỏi đóng thuế nên đồng ý mua rồi bán lại cho họ. Hôm trước chạy lên xem căn nhà mua để bán lại cho họ nhưng lại quên xem miếng đất này nên hôm nay phải chạy lên. Hôm trước đi với đồng chí gái nên lật đật chạy về, vì vợ Chán Mớ Đời xem nhà đất xa xôi. Vợ mình thì thích đi mua sắm, còn mình chỉ thích đi xem nhà đất, đó là sự khác biệt giữa hai vợ chồng. Đồng chí gái chỉ thích xài tiền nên không thấy gì cả, ngồi ngáp ruồi trong khi mình xem đất thì nghĩ cách làm ra tiền từ miếng đất này. Vợ nhìn chưa tới 5 giây đã đòi đi về, hỏi ai mà sống ở đây trong khi cả đại gia đình đến xem căn nhà thì chạy lại cảm ơn mình, đã đồng ý giúp họ. Chán Mớ Đời 

Mình giúp người ta có chỗ ở, tạo dựng chút gì cho tương lai. Thật sự nhiều người muốn xây dựng tương lai nhưng không có người giúp. Khi xưa, mình có mấy người Mỹ giúp đỡ, bán nhà cho vay lại nên có lẻ nay đến phiên mình, giúp lại người Mỹ vừa kiếm tiền hưu trí.

Miếng đất này, mình mua của họ với giá $40,000 cho 5 acres, vùng chỉ xây được 2 căn nhà và 2 cái ADU với SB 9 và SB 10 thì có thể chia thành 4 lô. Xung quanh nhà cửa tươm tất, giá trên $350,000. Mình tính sang năm, không mua được nhà mới thì lấy tiền bán nhà vừa qua để xây 2 cái ADU làm AirBnB, để cho cặp vợ chồng này lo vụ dọn dẹp. Mỗi weekEnd có $700, một tháng được $2,800, trừ chi tiêu còn lại độ $2,000/ tháng.

Căn nhà mình đang mua để bán lại cho họ là $175,000. Họ đặt cọc 2 lô đất này là $40,000, xem như họ nợ $145,000, mình cho họ vay 9.5% trả trong 5 năm. Sau đó thì họ tái tài trợ trả tiền lại cho mình. Mình kêu chủ nhà bán căn $175,000, cho vay lại $20,000 để trong trường hợp, nhà có gì lộn xộn, hư hại thì mình có thể cấn qua số tiền $20,000 để sửa chửa. Bà goá chồng này, có anh bồ mới, kêu dọn qua Arizona, nên không biết đâu mà lần. 

Có thể mình sẽ cho xây một căn nhà làm bằng container ở đây, chồng lên nhau rồi cắt tường gắn cửa sổ, gắn đồ cách nhiệt, cho thuê AirBnB kiếm tiền nhiều hơn là gắn mobile home.

Hoa Kỳ là một nước giàu có. Như các nước khác vẫn có một tầng lớp người Mỹ, nghèo khó. Lý do là giáo dục, huấn luyện từ bé để trở thành một nhân viên trung thành cho các công ty. Không huấn luyện người Mỹ trở thành những người tự lập, phải sống theo đồng lương cố định do chủ trả. Họ quen nghe lời từ chính phủ, công ty điện lực,… điển hình là muốn câu điện vào đất của mình, chỉ cần như ở một công ty găn điện tạm thời cho mấy công trường mới khởi công. Họ chỉ nghe lời công ty điện lực nên phải đóng trên $800 tiền diesel mỗi tháng thay vì chưa tới $100 cho tiền điện.

Đi xem nhà đất xong, mình mời ông chuyên viên địa ốc đi ăn trưa. Nói mình là di dân mà may mắn hơn người Mỹ sinh trưởng tại xứ này. Nay có hai đứa trẻ của gia đình này ở xa tít mù khơi, không biết tương lai sẽ ra sao. Cứ rú rú trong nhà, chơi game. Đúng là nổi buồn không tên. Chán Mớ Đời

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 




Giá trả cho nền độc lập

 Đi Dubai, Thổ Nhĩ Kỳ, Tanzania, Ai Cập và Jordan giúp mình có thời gian, cơ hội nói chuyện với người bản xứ và đọc sách báo về các nước này nhất là các nước dành độc lập sau đệ nhị thế chiến. Có người từ Guyana tự hỏi tại sao quốc gia của họ tương đương với Dubai, có dầu hoả nhưng sau 50 năm độc lập, Dubai, từ một nền kinh tế không đến 3 tỷ mỹ kim, đã tạo dựng một nền kinh tế gần 500 tỷ đôla. 1% lợi tức dầu hoả đóng góp vào GDP, 20% do du lịch, ngoài ra nhờ các dịch vụ, buôn bán nhờ vào hải cảng rộng lớn của xứ này. Dubai được xem là một trong những quốc gia giầu có nhất trên thế giới.

Dubai thường được xem là một làng đánh cá tương tự Guyana, cũng có dầu hoả nhưng sau 50 năm dành độc lập, Dubai trở nên một quốc gia giàu có, trù phú còn Guyana thì te tua. Theo mình thì Dubai, có một ông vua, có đầu óc cấp tiến, muốn cải tiến đất nước nên dễ dãi về các luật Sharia của hồi giáo. Không có nhân công để phát triển đất nước nên họ nhập cảng khối lao động đến từ Ấn Độ, Pakistan, Phi Luật Tân,…thậm chí từ Việt Nam.

Sau đệ nhị thế chiến, các nước âu châu được Hoa Kỳ giúp đỡ qua chương trình Marshall, đã phải nhập cảng nhân công từ các thuộc địa cũ hay Thổ Nhĩ Kỳ như Đức quốc, để phát triển nền kinh tế hậu chiến của họ. Dubai đã phải sử dụng chế độ này, mới thành công. Ngày nay, 90% dân số ở Dubai là người ngoại quốc đến lao động, làm giàu cho xứ sở này.

Khi xưa ở Châu Mỹ, họ phải đem nô lệ từ phi châu đến để giúp kinh tế mấy thuộc địa mới này, nếu không thì châu Mỹ la tinh hay bắc Mỹ không được như ngày nay. Dubai cũng đem người đến làm việc, được cái là họ trả lương hậu hỉ nên thu hút được người tài mà không có đất dụng võ ở xứ họ.

Lịch sử có khuynh hướng lập lại. Nếu như phong trào cực hữu của pháp hay Đức quốc, nói chung ở âu châu lên mạnh. Khi họ nắm chính quyền thì có thể họ sẽ ra các đạo luật như đuổi cổ mấy người Pháp, gốc Việt Nam, ả rập, Thổ Nhĩ Kỳ,…về xứ như thể vào những năm 1960, người Algerie, đuổi cổ những người sinh trưởng tại Algerie, về Pháp.

Dubai có trên 10 triệu người mà 90% là dân ngoại quốc, đến đây làm việc. Để rồi một vài thế hệ nữa, con cháu những người di dân, ăn vạ ở xứ này thì có biến động chính trị ngay. Trung Cộng đi mướn các khu vực ở các quốc gia bạn, đem người Tàu đến sinh sống, 100 năm sau, biểu họ trả lại đất, có khả thi hay không hay là có cuộc đẫm máu xẩy ra. Chúng ta thấy Hương Cảng ngày nay được Anh quốc trả lại cho Trung Cộng, người Hương Cảng tự xem họ độc lập, không dính dáng gì đến anh Trung Cộng. Trước khi Hoa Kỳ và các nước khác công nhận Trung Cộng là thành viên chính thức của hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc. Người dân Hương Cảng đâu muốn phục tùng Trung Cộng. Xem video trên mạng, thấy người dân Hương Cảng, chửi bới, miệt thị dân từ Trung Cộng sang (Main land)

Họ cho rằng có hai điểm quan trọng của sự phát triển quốc gia: nền chính trị và hệ thống kinh tế. Đọc mấy bài viết của người Tàu từ Trung Cộng, viếng thăm Đài Loan. Họ tự hỏi cùng nói tiếng quan thoại nhưng sao xã hội Đài Loan khác xa với Trung Cộng. Người Đài Loan viếng thăm Trung Cộng thì chắc chắn không muốn trở thành người Hán của Trung Cộng.

Mình có anh bạn tàu, kể về thăm quê ở vùng nào đó trồng trà. Anh ta lên xe lửa cao tốc mà chính phủ Trung Cộng quảng bá, tuyên truyền, hiện đại hơn xe lửa Nhật Bản. 1 tiếng sau, bước ra hành lang, anh ta thấy khạc nhổ của người Tàu ở trên xe lửa đầy, không dám, bước đi nữa. Đi xe lửa thường, người ta mở cửa sổ để khạc ra ngoài, còn cầu tiêu thì khỏi nói. Họ đợi ở ngoài lâu quá nên tè luôn trước cửa. Kinh

Dubai có nền quân chủ chuyên chế trong khi Guyana theo chế độ Dân Chủ tập trung. Nền quân chủ bảo đảm một nền chính trị vững chắc, thuận tiện cho sự làm ăn, đầu tư trong khi Guyana thì nền chính trị lộn xộn, tham nhũng đầy nơi.

Ngày nay 90% dân số tại Dubai là người di dân. Như Hoa Kỳ khi mới được thành lập, họ mua nô lệ từ phi châu, để bảo đảm lực lượng lao động sản xuất cho họ. Nếu không có nô lệ đến từ Phi CHâu thì Hoa Kỳ khó có được sự thịnh vượng như ngày nay. 

Dubai khởi đầu bằng xây dựng hạ tầng cơ sở hiện đại. Sang Dubai thấy phi trường, xa lộ rộng lớn giúp dân chúng di chuyển nhanh chóng. Nội mấy nhà ga nhỏ của các xe điện trên không đủ thấy đẹp. Ông vua của xứ này biết là dầu hoả có đó nhưng sẽ có một ngày sẽ cạn hết nên ông ta dùng dầu hỏa để đầu tư, tạo dựng một nền kinh tế lâu dài, không dựa vào dầu hỏa như các nước lân cận.

Nới lỏng sự khắc khe của luật Sharia của hồi giáo, Dubai cho phép người dân, du khách có thể ăn bận theo tây phương,… khiến các nước láng giềng bị các luật Sharia giam lỏng, buồn chán, chạy qua Dubai để được tự do trong những ngày cuối tuần, mua sắm, ăn chơi. Họ làm ra tiền mà không có gì để giải trí và 5 lần cầu nguyện thường nhật. Dubai trở thành thiên đường của các người giàu có trong khu vực.

Hôm ở Dubai, đồng chí gái thấy mấy bà bản xứ đi trong thương xá, bận toàn đồ đen từ trên xuống dưới, trừ hai con mắt đi nhìn đường mà đi. Đồng chí gái kêu họ chỉ có thể khoe được cái ví LV. Khi ăn họ vén cái màn che mồm lên để bỏ thức ăn vào miệng.

Dubai bắt chước Lý Quang Diệu, đã biến Dubai thành một Tân Gia Ba của Trung Đông, giàu có. Covid đến nhưng quốc gia chỉ đóng cửa có 3 tháng sau đó thì mở cửa cho du khách đến. Nếu không sẽ có bạo loạn. Hình như họ cho dân về lại nước họ mấy tháng.

Sau khi dành lại độc lập từ người Anh quốc, Guyana vẫn tiếp tục kỹ nghệ đánh cá. Năm 2019, kỹ nghệ đánh cá và nuôi cá lên đến 16 tỷ đôla nhưng hôm nay chỉ còn 7.7 tỷ đô la, xuống 52%. Nếu so sánh GDP Guyana với Dubai thì một trời một vược sau 50 năm. Cho thấy chính trị và kinh tế đi đôi với nhau.

Các quốc gia á châu như Tân Gia Ba, Đài LOan và Nam Hàn, Nhật Bản, khởi đầu họ cần một nền chính trị vững chắc để có thể thực hiện các chương trình cải cách kinh tế. Nhất là Đài LOan và Nam Hàn, bị áp lực của Trung Cộng và Bắc Hàn. Do đó họ cần một chính quyền độc tài để thanh lọc các phần tử thân cộng. Sau đó khi nền kinh tế khá rồi, quốc gia có được một giai cấp giàu có thì họ mới nới lỏng nền chính trị và dân chủ hoá xã hội như ngày nay. 

Mình nghe người lớn kể chuyện, có lẻ mật vụ của thời ông Diệm, đàn áp hơn thời đệ nhị Cộng Hoà, khiến bao nhiêu nằm vùng len lỏi vào các cơ quan của chính quyền và quân đội miền nam. Việt Nam Cộng Hoà cho phép đối lập trong quốc hội còn mấy nước như Nam Hàn và Đài Loan, lúc đầu không có sự đối lập.

Có hai thí dụ khác là Ấn Độ và Nigeria, 2 cựu thuộc địa của đế chế Anh quốc. Ấn Độ (dạo ấy có thêm Pakistan và Bangladesh). Khi người anh xâm chiếm hai xứ này, họ đem theo tôn giáo, kỹ thuật, nền hành chính và ngôn ngữ. Người Ấn Độ từ chối chấp nhận trở về đạo của người Anh quốc, ngược lại họ tiếp nhận kỹ thuật và văn hoá của người Anh quốc.

Người Ấn độ bắt chước người Anh quốc uống trà, giúp mẫu quốc làm giàu. Mình có tên bạn gốc Ấn Độ, hắn chửi Anh quốc như gì. Người Ấn Độ học tiếng anh, học đánh Cricket với giấc mơ trở thành người Anh quốc, kẻ cai trị mình. Tương tự người Việt khi xưa, bắt chước kẻ cai trị mình xổ tiếng tây, bận đồ tây, hút thuốc lá tây, học nhảy đầm như đám thực dân cai trị mình. Như vậy, họ tự xem mình thuộc giới cai trị, trưởng giả. Họ muốn tây hoá, tẩy sạch hết căn bản của tố chất việt của họ để được như người da trắng, đô hộ họ. Đó là cái nguy hiểm vì khi đã mất cái bản sắc Việt thì chúng ta sẽ bị lộn xộn, khủng hoảng căn cước, khó có thể tìm được một lối đi cho chính mình, chỉ vay mượn ở ngoại bang. 

Người Nigeria không học kỹ thuật của người Anh quốc, họ lại theo đạo của thực dân truyền giáo, họ sử dụng anh ngữ như ngôn ngữ chính của hành chánh và xã hội. Họ tự bào chửa là có nhiều bộ tộc và phương ngữ, nghe nói đâu trên 300 loại. Người Ấn Độ có trên 2,000 phương ngữ. Anh ngữ được sử dụng khá nhiều vì nhiều bộ tộc không hiểu nhau. Xem phim Ấn Độ, thấy họ phụ đề đủ loại tiếng chính được sử dụng tại xứ này.

Người Anh quốc, trước khi rời bỏ Ấn Độ, đã tìm cách chia 5 xẻ 7 xứ này khiến Ấn Độ và Pakistan, Bangladesh luôn luôn trong tình trạng đối nghịch, khó phát triển hoàn toàn. Theo mình hiểu thì văn hoá ở Ấn Độ còn giữ các giai cấp nên khó phát triển một cách rõ rệt. Kiểu xét lý lịch. Mấy người Ấn Độ, sang Hoa Kỳ, rất thành công, làm lớn trong các công ty Google, Pepsi, …

Nếu chúng ta nhìn bản đồ phi châu, sẽ thấy người tây phương chia cắt một cách vô lý. Họ cứ chia các biên giới theo đường thẳng, bất chấp sự khác biệt văn hoá giữa các vùng. Mình đoán là người tây phương cố tình, để gây xáo trộn, giúp họ làm ngư ông hưởng lợi. Từ khi các nước tây phương bị bắt buộc trao trả nền độc lập, chúng ta thấy chiến tranh, lật đổ đủ trò giữa các nước, bộ lạc với nhau.

Ở Á Châu, ông Lý Quang Diệu đã biết gom góp lại các người khác chủng tộc sinh sống lâu ngày tại hòn đảo này. Người Mã Lai, người Ấn Độ, người Tàu,.. tạo dựng một thể chế khiến mọi giới đều đóng góp, không bị kỳ thị, giúp đất nước này phát triển nhanh. Họ dùng anh ngữ để thống nhất các giống dân với nhau.

Lịch sử cho thấy các nước dành được độc lập thường sử dụng các chương trình do quan thầy thực dân cũ hay theo Liên Xô. Chỉ có những chính quyền vì dân, ít tham nhũng, không bị tây phương bẩy nợ thì mới phát triển nhanh chóng còn thì te tua, mắc nợ ngoại bang, dân tình khốn đốn. (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 





Chuẩn Bị leo núi cao nhất Châu-Phi

 Mấy tuần nay, theo chương trình mình phải tập luyện cho chuyến đi Châu Phi vào ngày thứ thứ 6 này, để leo đỉnh núi cao nhất phi châu. Có vài việc kéo đến nên chỉ lên vườn hàng ngày đi bộ, chiều đi bộ với vợ trong xóm, cũng có đồi để bò lên. Trung bình mỗi ngày mình đi bộ từ 7-9 dậm.

Mình mới bán được miếng đất và mấy căn nhà nên phải chạy kiếm nhà mua để khỏi phải đóng thuế. Đồng chí gái lại tổ chức đi chơi ở hồ Mammoth mất mấy ngày. May là cô nàng huỷ chuyến đi lên San Jose, nếu không chắc mình xụm bà chè.

Dưới ngọn núi là một núi lửa đang ngủ. Ráng ngủ bình yên, để tui leo lên rồi muốn làm gì thì làm
Bản đồ của AllTrails, tải về để khi leo mà mở ra xem. Có hướng dẫn viên nên không sợ lạc nhưng cũng đem theo cho chắc ăn

Ngoài đi bộ, phải mua sắm mấy áo quần để leo núi. Mình bị cú leo núi Whitney tháng 6 vừa qua nên hơi sợ. Hôm leo núi Whitney, mấy tháng không mưa, đúng hôm đó lại mưa. Trời rất lạnh trên núi nhất là bị ướt, tay lạnh cóng, mình tưởng ngón tay bị tê liệt luôn. Có đem theo găng tay nhưng chưa kịp đeo vào nhưng mình nghĩ loại găng tay này chỉ để đi núi sơ sơ chớ còn gặp tuyết trên đỉnh thì ngọng.

Leo núi Kilimanjaro như tháng tư vừa rồi leo núi bên Peru đến Machu Pichu, đi từ dưới lên, nơi có cỏ cây, hoa lá, hoa lan rừng,..đến trên núi, chỉ còn đá và đá. Vấn đề là mình leo lên đỉnh 16,800 cao bộ còn đây là 19,305 cao bộ, xem như cao hơn 1,000 mét nữa.

Xem video họ cho thấy là lên núi có tuyết, nhất là chuyến đi lên núi lại vào 11-12 giờ đêm, trong 6-7 tiếng để ngắm mặt trời mọc ở trên đỉnh. Tương tự ở Peru, phải khởi hành vào lúc 3 giờ sáng để đến Cổng Trời, đợi mặt trời mọc. Đúng thật đẹp không thể tả. Trời tối rồi từ từ mây hiện ra rồi ánh mặt trời từ từ lộ ra hình ảnh Machu Picchu đẹp nức nở. Hy vọng mình sẽ bò lên được trên đỉnh Kilimanjaro để xem mặt trời mọc.

Hôm này đọc tường trình của một người vừa lên đỉnh, cho hay không có tuyết. Thế cũng mừng nhưng lạnh thì chắc chắn là lạnh. Hy vọng đừng mưa, cả khổ. Đọc tin khí tượng địa phương thì có thể mưa và tuyết. Leo núi thì thời tiết như phụ nữ, rất bất thường. Khi nắng khi mưa khó mà lần, phải chuẩn bị. Như người Mỹ hay nói: “đừng tiên đoán, cứ chuẩn bị”.

Mình chọn chuyến này vì có trăng rằm nhưng có lẻ sẽ không thấy trăng. Nếu thấy thì chắc đẹp. Nhiều khi lên cao, gặp mây phủ hằng Nga nên chịu. Sáng nay thức giấc thấy trời mưa là rầu. Lên núi mà mưa là rầu thêm trên cao có thể có tuyết, lạnh. Vừa lạnh vừa không khí loãng. Chỉ biết vái trời, đi bình yên.

Hôm qua, bay từ LA đến Istanbul, chỉ có 60 phút để đổi máy bay, vác Balô và xách Duffel Bag chạy như điên để đổi chuyến bay đến Kilimanjaro. Lý do không gửi hành lý vì đọc trên mạng, thiên hạ rên là đến phi trường Kilimanjaro thì thường hành lý thất lạc mà nếu đem theo đồ để leo núi, mà không có là ngọng. 

Bay đêm trên trời nhìn xuống thấy đèn các thành phố hiện lên, đến khi bay qua Địa Trung Hải thì tối om, rồi đến Phi Châu, thấy đèn lờ mờ vài đóm nhỏ rải rác, cho thấy Châu Phi vẫn chưa được phát triển man rợ như Âu châu.

Đến nơi vào lúc 1:30 sáng, đi bộ từ phi cơ vào Hải quan, trước nhất họ hỏi thẻ chích ngừa rồi qua Hải quan. May mình xin chiếu khán trên mạng nên không phải đợi chờ lâu. Ai chưa có chiếu khán thì đứng đợi. 2 giờ sáng ít ai làm việc. Qua Hải quan, ra ngoài phi trường, thấy một đám người phi, đứng đợi. Mình đoán là các tài xế đến đón các du khách về nhà nghỉ. Ở Hoa Kỳ, quen gặp người Mỹ da đen to béo, nay sang phi châu thì thấy họ gầy gầy thiếu ăn nên hơi ngạc nhiên.

Phi trường này được sử dụng bởi 2 thành phố lớn tên Moshi và Arusha. Từ phi trường ra thì gặp quốc lộ, rẽ trái là đi Arusha, còn mình thì đi về Moshi. Nói cho ngay mình chả biết thủ đô xứ này là gì, hình như đọc đâu đó là Dodoma, một thủ đô mới được thành lập để thay thế thủ phủ cũ có cái tên khá dài và khó nhớ. Dân số là 63 triệu, thủ đô chỉ có 600,000 người sống. Ít khi để ý đến xứ này. Dạo ở Pháp, báo chí với dân từ thuộc địa cũ của pháp đến sinh sống nên báo chí có nói đến các xứ Senegal, Congo, Côte d’ Ivoire,…còn thuộc địa cũ của Anh quốc thì gà mờ.

Thật ra Đức quốc chiếm đóng xứ Tanzania trước để làm thuộc địa của họ, đến khi thất trận đệ nhất thế chiến mới bị Anh quốc chiếm. Xứ này có trên 100 chủng tộc, nói đủ loại thổ ngữ. Ngôn ngữ chính là Swahili. Khi người dã trắng chiếm đóng Châu Phi, họ cứ chia biên giới thẳng bong, bất chấp các bộ lạc sống ra sao nên, gây lộn xộn, chiến tranh. Có lẻ là cách chia để trị của người thực dân da trắng.

Mình thấy trong bóng tối, khó nhìn kỹ nên kêu Follow Alice, công ty du lịch dẫn mình lên đỉnh thì một ông bước ra từ bóng tối cầm cái bảng nhỏ tí của công ty. Xe van kiểu hồi mình về Việt Nam lần đầu tiên, đường xá thì họ đắp mô để xe không chạy nhanh. Cứ chạy chút là xe chậm lại. Ban đêm vẫn thấy cảnh sát công lộ, núp rình. Chán Mớ Đời 

Nhà nghỉ được xây cất rất đặc thù. Hai phòng dính nhau, một bên thì đi phía bên kia. Rất sạch sẽ. Anh chàng nào tiết kế nước mưa cuốn đi rất hay, dùng sỏi đá.

Về đến nhà nghỉ là gần 3 giờ sáng. Tắm rửa xong thì ngủ. Trên máy bay, họ cho ăn mệt thở. Kỳ này mình đi hạng thương gia nên có thể ngủ ngáy được. Họ phục vụ liên hồi, ăn mệt thở, đi vệ sinh không phải đợi chờ lâu. 

Trên xe về nhà nghỉ, mở Internet, trả lời tin nhắn và ký qua DocuSign để họ mở escrow. Hôm nào mình về thì đóng. Đến nơi, thì có người gác dan mở cổng, trời tối om nên chả biết đâu là bến bờ. Cô ở lễ tiếp tân, bò dậy từ phía sau vườn, ghi danh mình và scan sổ thông hành, đem mình đến phòng. Rộng thênh thang. Phòng mình có một anh người Việt đi chung từ Florida nhưng gặp bão Ian nên đổi chuyến bay nên đến trễ hơn, ngày mai thì phải. Mình đề phòng đến sớm hơn một ngày để có thời gian hạp thổ.

Chuyến đi lên núi sẽ mất 6 ngày, và chuyến đi xuống mất 2 ngày. Thêm ngày đi ngày về nên họ tính 10 ngày. Trong 7 con đường mòn dẫn lên đỉnh thì mình chọn con đường dài nhất và lâu nhất. Con đường này nghe nói có đến 90% thành công. Lý do là đi chậm nên giúp cơ thể quen dần cao độ. Trẻ họ có thể đi nhanh nhưng mình trên 6 bó nên thà đi chậm còn hơn bị lộn xộn.

Trước khi đi, mình có đi khám bác sĩ để chích ngừa mấy bệnh có thể gặp phải bên Phi CHâu. Bác sĩ cho thuốc uống chống bệnh sốt rét, lên cao độ mà bị chóng mặt, nhức đầu, và thuốc trị bệnh bị Tào Tháo rượt. Mình bị lần đầu tiên về thăm Việt Nam, mấy ngày trời không ăn uống gì được.

Chiều mai thì sẽ họp mặt với nhóm người đi chung với mình và trưởng đoàn để nghe về cuộc hành trình 10 ngày tự thắng để tự leo lên. Chán Mớ Đời nếu qua được cú này thì sang năm mình sẽ chơi base camp đầu tiên cho mấy người leo lên đỉnh Everest. Cao độ hơn đây độ 2,000 cao bộ. Kilimanjaro được xem là ngọn núi cao nhất Phi Châu.

Tháng 2 năm tới sẽ về Việt Nam viếng Sơn Đoong, đã ghi danh và đóng tiền rồi. Đồng chí gái kêu sao không cho mụ đi. Mình nói có anh kia gọi điện thoại kêu chỉ còn một chỗ, đi hay không thì anh ta ghi danh luôn. Thế là mụ vợ chửi banh xác. Không biết mụ đi nổi hay không. Đi chỗ thấp thấp như Utah thì ok nhưng còn leo cao hơn thì không biết. Để sang năm, mình dẫn mụ lên đỉnh Baldy ở nam Cali xem. Mụ đi được thì sẽ cho đi cao hơn. Thêm mụ không thích cắm trại, ngủ bờ ngủ bụi.

Thôi đi ăn cơm, rồi ngủ mấy hôm nay thiếu ngủ trầm trọng.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Sắc luật 14067 và ảnh hưởng

 Ông Biden mới ký executive order #14067, giới truyền thông hoan hô nhưng nếu xét kỹ có lẻ chính phủ có một agenda khác với đạo luật này, kiểu dương đông kích tây. Các chuyên gia cho biết nếu chúng ta chịu khó đọc kỹ lưỡng thì có lẻ chính phủ đang tăng tốc để thành lập ngân hàn trung ương về digital currency (tiền kỹ thuật số).

Trung Cộng đã thử tiền này trước thế vận hội mùa đông Bắc Kinh, các quốc gia âu châu và Hoa Kỳ cũng đang muốn sử dụng loại tiền tệ này, để dễ kiểm soát người dân của nước họ. Gần đây, chúng ta thấy tin tức người Tàu ở Trung Cộng, không chịu đóng tiền mượn ngân hàng để mua nhà. Để mình giải thích.

Tại Hoa Kỳ, người Mỹ muốn mua nhà mới thì ra chỗ công trường, thường họ làm mấy căn nhà kiểu mẫu, cho mình đi xem. Nếu thích thì vào văn phòng, xem bản đồ thiết kế để xem căn nào rẻ hay đắt tuỳ hướng, đất rộng hay hẹp để chọn. Khi đã chọn thì họ bắt mình đặt cọc, đại khái 1% hay 2% số tiền của căn nhà sau khi xây xong. Điển hình, mua căn nhà #20, lô B, giá $500,000. 2% là $10,000. Người mua phải ký giấy tờ muốn mua căn nhà đó, và ký tấm ngân phiếu $10,000. 6 tháng sau, nhà xây xong thì họ mượn ngân hàng 80% hay $400,000 và đặt cọc $100,000.

Vì lý do gì đó, mất việc hay vợ chồng cãi nhau, không mua nữa thì mất số tiền đặt cọc. Trước đây, có nhiều người có tiền, cứ đi mua nhà, đặt cọc $10,000 cho mấy căn rồi tước khi mua, họ xoay qua bán lại cho người nào muốn mua. Điển hình là nhà hiện tại bán $500,000 nhưng đang lên nên 6 tháng sau có thể lên độ $550,000. Người đặt cọc $10,000 xoay qua bán $550,000, bỏ túi $50,000. Sau này, họ cấm bán lại nên hết chơi trò đặt cục gạch rồi ai đến cần mua vé xe đò sớm thì bán lại chỗ cục gạch của mình.

Ngược lại bên Trung Cộng thì người Tàu muốn mua một căn hộ mới thì họ giao cho nhà developer $100,000 và mượn ngân hàng $400,000 để đưa cho nhà thầu xây cất. Xem như chưa dọn vô mà đã phải đóng tiền hụi chết rồi. Do đó công ty địa ốc thứ 3 của Trung Cộng mang tên Evergrande đang bị phá sản, không có tiền trả nợ khiên những người đặt tiền mua nhà, kêu không trả ngân hàng. Họ lo ngại là các công ty địa ốc bị phá sản không ai giao nhà cho họ.

Họ đi xe lửa đến các vùng khác để kêu gọi người mua nhà ở nơi khác không đóng tiền nợ cho ngân hàng. Trung Cộng có hệ thống social Credit, tín dụng công dân ưu tú. Muốn mua vé xe lửa để đi đến chỗ khác, thì không được mua vé vì hiện lên đèn đỏ. Chán Mớ Đời  

Trước khi mình đi chơi, nghe nói mấy ông tài xế xe vận tải ở Gia-nã-đại, đình công đủ trò. Thủ tướng Gia-nã-đại trốn, để một phó thủ trưởng Christopher Freeland ra lo vụ này. Ông ta ra lệnh các ngân hàng đóng băng các trương mục ngân hàng của các tài xế này. Họ không được rút tiền để trả biên lại, nuôi vợ con,.. nên khi mình về lại Hoa Kỳ thì vụ xe vận tãi chìm trong quên lãng. Các tài xế, không rút lui thì tài khoản ngân hàng bị đóng băng. Xong om

Vấn đề là tiền kỹ thuật số, trong tương lai sẽ được các quốc gia sử dụng như Thuỵ Điển đi tiên phong, không còn tiền tươi nữa. Họ kêu để dễ kiểm soát những ai trốn thuế, trả tiền tươi như trên thực tế để kiểm soát người dân như trường hợp Gia-nã-đại vừa qua.

Trong tương lai nếu mình muốn rút tiền tươi từ ngân hàng thì hơi mệt. Họ sẽ hỏi đem giấy khai sinh, 5 người chứng nhận mình là công dân mỹ,… chính phủ sẽ tìm cách loại trừ hết tiền mỹ kim bằng giấy. Có thể họ sẽ thành lập một uỷ ban để lo vụ thu hồi tiền giấy. Một người Mỹ hay người ở Việt Nam, không thể nào giữ tiền ngoại tệ. Ngoại tệ là chính phủ kiểm soát hết.

Trong hệ thống mới, sẽ bớt các cò ở giữa. Thí dụ ngày nay, chúng ta ăn tô phở. Trả $12 bằng thẻ tín dụng. Chủ tiệm chặt thuế, rồi chúng ta cà thẻ hay gõ cái tích trên cái máy. Tiền sẽ được công ty thẻ tín dụng Visa, MC hay AE,… thu 3%. Sau đó họ gửi cái biên lai về cho mình với tiền lời 21%, nếu mình trả trễ 1 ngày. Để làm tính. Mình mua tô phở giá $12.00, tiền thuế 7.75% là $0.93, cho tiền boa $2.7 nữa vị chi $15. Công ty tín dụng chặt 3% số tiền là $0.45. Chủ bán phở còn lại $14.55. 3 tháng sau mới viết cái ngân phiếu gửi cho chính phủ vì có giấy tờ, còn nếu trả tiền tươi thì chính phủ không bao giờ nhìn thấy thuế vì chủ tiệm phở làm nhem tờ biên lai với hành trần nước béo.

Nay chính phủ làm hệ thống tiền tệ kỹ thuật toán thì ngay tức khắc mình trả tiền là 7.75% thuế bay vào quỹ của chính phủ. Mấy ông ngân hàng chỉ ăn tiền lời trên người khách hàng.

Có lẻ cái nguy hiểm nhất là chính phủ biết rõ chúng ta, ngoại trừ chúng ta tắt điện thoại, không cầm theo vì họ đều theo dõi chúng ta với kỹ thuật toán. Cứ tưởng tượng chúng ta viết gì trên mạng xã hội, họ đều ghi nhận cả như ngày nay, bắn các quảng cáo, bú xua la mua.

Vấn đề là chính phủ buồn đời, đóng băng trương mục của người dân là đời em cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn. Trường hợp này đã từng xẩy ra trong quá khứ. Vào năm 1933, chính phủ ra lệnh người Mỹ phải nộp vàng của họ cho chính phủ, được cái là chính phủ hoàn tiền. Ngược lại trong cuộc chiến thế giới thứ 2, sợ người Mỹ gốc Nhật Bản hay Đức quốc, làm gián điệp cho Nhật Bản và Đức quốc, chính phủ mỹ lùa các người gốc Nhật Bản và Đức quốc vào các trại tập trung, vớt hết đất đai của họ.

60 năm sau, chính phủ mỹ mới lên tiếng xin lỗi gia đình các người này nhưng đất đai của họ đều bị mất cả. Năm kia mình có đi bộ trên vùng Palo Verde, buồn đời vào viện bảo tàng khu vực này thì chới với. Đất đai giàu có vùng này, khi xưa thuộc các gia đình nông dân Nhật Bản và Mễ tây cơ nhưng thế chiến thứ 2 bị tịch thu và sau đó người Mỹ trắng lấy luôn đến nay. Nay thì giá đắt hơn kim cương. Báo chí có nói đến vụ một gia đình nông dân người da màu, bị tịch thâu đất đai. Nay mới được đền bù, trả lại, giá đâu $180 triệu đôla.

Thử hỏi, chính quyền đương thời là cộng hoà hay dân chủ. Họ muốn đàn áp đối phương. Anh A  chán chính phủ B nên tặng tiền giúp anh B tranh cử, chống anh À. Họ biết được nên đóng băng tài khoản của anh A thế là ngọng.

Vụ covid, cá chính phủ bắt mọi người chích, nếu không thì không được du lịch, đi làm, đủ trò. Vấn đề là có nhiều người chích 3, 4 mũi vẫn bị dính covid là sao. Cho thấy chích ngừa không bảo vệ, ngăn ngừa bệnh dịch lây lan. Nay họ mới hiểu ra nên hoan hô hai ông bác sĩ ở Cali, bị chửi bới khi họ quay video nói vào năm 2020 là các ngăn sống cấm chợ, không đúng.

Xứ Haiti nghèo không có tiền chích ngừa cho dân họ, vẫn sống phây phây, chả có bệnh dịch lan tràn gì cả. Một năm có đến hơn 600,000 người Mỹ chết vì bệnh cúm, dù có chích ngừa. Có hai ông bác sĩ kêu gọi là không nên chích ngừa, đủ trò, truyền thông không cho họ nói. Mình có xem trên YouTube thì nay chứng minh họ đã đúng. (Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

FDIC là gì?

 Dạo mình mới sang Hoa Kỳ, vào ngân hàng là thấy tấm bảng to như nấm để chình ình, FDIC, (Federal Deposit Insurance Corporation). Hỏi bọn mỹ thì chúng kêu bỏ tiền trong ngân hàng thì phải lựa ngân hàng nào được bảo hiểm của FDIC thì mới dám gửi tiền nếu không có thể trắng tay, khiến mình thất kinh. Vấn đề là các ngân hàng có bảo hiểm của liên bang này thì tiền lệ phí khá cao so với những ngân hàng nhỏ hơn.

FDIC là một cơ quan độc lập bảo kê ngành ngân hàng, điểm quan trọng nhất là bảo hiểm tiền của người Mỹ bỏ vào quỹ tiết kiệm trong trường hợp ngân hàng bị phá sản hay thua lỗ. Ngoài ra, cơ quan này còn có trách nhiệm kiểm soát các hoạt động của các ngân hàng trên toàn nước mỹ để xem họ có làm ăn bất chính hay không. Cơ quan này không phụ thuộc vào Quỹ Dự Trữ Liên Bang.

Vào ngân hàng nào cẫng thấy mấy bảng hiệu này.

Ngoài ra cơ quan này còn kiểm soát các dịch vụ ngân hàng, đúng theo luật ngân hàng như Fair Credit Billing Act, Truth Social in Lending Act, cho vay không phân biệt chủng tộc, màu da, hay Fair Dept Collector Practices Act, xem họ có vi phạm lỗi lầm khi tìm cách lấy tiền lại của khách hàng,.. 

Trên thực tế thì vấn nạn này vẫn còn áp dụng. Người da màu, thường không có tiền, mua nha ở các khu vực kém an toàn thì không được ngân hàng cho vay. Nếu cho vay thì tiền lời cắt cổ. Hôm tước đọc báo, thấy một cặp vợ chồng da màu, thưa kiện vì ngân hàng định giá căn nàh của họ ít hơn hàng xóm mỹ trắng đến 30%.

FDIC có văn phòng chính ở Hoa Thịnh Đốn, có hội đồng quản trị gồm thành viên của Office of the Comptroller of the Currency và Consumer Financial Protection Bureau.

FDIC chỉ bảo vệ quyền lợi khách hàng của các ngân hàng còn các Credit UNion Bank thì có National Credit UNion Administration (NCUA) lo. Credit Union là những ngân hàng nhỏ, không vì lợi nhuận. Được thành lập với các công đoàn, để giúp cho thành viên của họ. Cho vay rẻ hơn các ngân hàng vị lợi.

FDIC bảo vệ tiền của người Mỹ bỏ trong ngân hàng mỹ như:

Trương mục cá nhân hay thương mại, trương mục tiết kiệm, MOney Market, Certificate of Deposit (CD) cashier Check, MOney Order do ngân hàng phát hành. FDIC không bảo hiểm các cổ thiếu, trái phiếu, những trương mục đầu tư.

Vấn đề là FDIC chỉ bảo kê mỗi trương mục tối đa là $250,000. Nếu bỏ hơn thì vẫn được trả $250,000 mà không phải đưa liền, tuỳ theo cơ quan này có tiền hay không nhưng chắc chắn sẽ trả. 10 tháng, 20 năm sau không ai biết.

Như mình đã kể về FED, ngân hàng có quyền cho vay 8-10 lần số tiền mà họ có dự trữ. Nghĩa là nếu mình bỏ tiền $1,000 vào quỹ tiết kiệm, hay CD, 1, 2 năm mới lấy. Họ cho mình 1% tiền lời thì họ có thể cho vay $8,000 -$10,000 tuỳ theo ngân hàng. Trước năm 2008, họ có thể cho vay đến 20 lần số tiền dự trữ nên khi màn đêm buông xuống thì banh xác hết.

Có anh bạn kể làm tiền nhiều quá trước năm 2007, nên bỏ vào ngân hàng. Khi thấy khủng hoảng tài chánh năm 2008, may quá anh ta lấy CD ra trong khi ông anh rể kẹt trong đó mấy trăm ngàn, và FDCI trả lại $250,000 trong vòng 18 tháng.

Do đó, ông Larry có $800,000 tiền tươi để mua nhà trước khi ông ta chết, bỏ vào 5, 6 ngân hàng khác nhau để lỡ bị lộn xộn, không mất vốn hết. Mỗi nhà bank, chỉ để dưới $250,000 thì khi khủng hoảng tài chánh thì có thể rút ra cả hai hay nhiều ngân hàng. Còn bỏ vào một ngân hàng hết thì chỉ được lãnh có $250,000 là tối đa.

Điển hình là nếu chúng ta bỏ vào ngân hàng $200,000, sữa bao nhiều năm, tiền lời lên $12,000 thì chúng ta có thể lãnh $212,000. Còn bỏ $250,000, lời $15,000 thì chỉ được lãnh tối đa $250,000 vốn của mình còn tiền lời thì đợi mai sau.

FDIC bảo hiểm các loại trương mục của các ngân hàng, thành viên của FDIC như sau. Mình để tiến ganh cho ai ở Hoa Kỳ biết:

  • Checking accounts
  • Savings accounts
  • Money market accounts
  • CD accounts
  • Prepaid accounts, assuming certain requirements are met
  • Self-directed retirement accounts, including IRAs
  • Revocable and irrevocable trust accounts established at a bank
  • Bank-held employee benefit plans that are not self-directed
  • Corporation, partnership and unincorporated association accounts
  • Deposit accounts owned by government entities

Các loại trương mục không được FDIC bảo hiểm như annuities, mutual funds, stocks and bonds, Government, municipal và U.S. Treasury securities (trái phiếu).

Ai tò mò thì lên trang nhà của FDIC để tìm hiểu thêm. Ai nấy nên chuẩn bị cho cuộc suy thoái vồ tiền khoáng hậu sắp tới sau vụ bầu cử vào tháng 11 này. 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Quỹ dự trữ liên bang Hoa Kỳ?

 Hồi mới sang Hoa Kỳ, mình nghe nói đến quỹ dự trữ liên bang (Federal Reserve System, thường được gọi tắt là Federal Reserve hay the Fed). Lúc đầu mình tưởng đó là ngân hàng quốc gia Hoa Kỳ. Sau này khám phá ra không phải, là của tư nhân. Fed được xem có vai trò tương đương là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ, được thành lập bởi luật Federal Reserve Act, ngày 23 tháng 12, năm 1913.

Đây mới quan trọng là cục thuế vụ IRS (Internal Revenue Service), được thành lập vào năm 1913, cùng năm với FED. Trước đó, người Mỹ không phải đóng thuế lợi tức. Fed là của tư nhân chớ không phải của chính phủ Hoa Kỳ. Do đó người ta mới nói đến các tay tài phiệt đứng sau lưng của Fed, những người thật sự kiểm soát quyền lực của chính phủ Hoa Kỳ hay trên thế giới. Tổng thống và các đại biểu chỉ là bù nhìn được chọn để thi hành các chính sách của giới tài phiệt. Ai nắm tiền, người đó nắm quyền lực.

Cách làm giàu nhanh nhất là gây chiến tranh, bán vũ khí. Putin xâm chiếm Ukraine nhưng Hoa Kỳ và đồng minh đã huấn luyện quân đội Ukraine từ năm 2014. Đó là lỗi lầm của Putin. Đáng lẽ hắn phải xâm chiếm toàn lãnh thổi Ukraine năm 2014. 

Ngày nay, người Mỹ đóng thuế để các công ty sản xuất vũ khí, tặng vũ khí cho quân UKraine đánh đấm, trong khi người Mỹ nghèo đói đang lan tràn khắp nơi. Lên Los Angeles, thấy đầy. Dân đứng đầu đường xin tiền khắp nơi. Sang năm, khi họ bắt buộc phải để suy thoái kinh tế vì in tiền như điên từ 2 năm qua.

Các chuyên gia kinh tế mà mình mua tài liệu của họ, giải thích là nhà cửa có thể xuống 50%, thị trường chứng khoán có thể xuống 90%. Năm 2006, nhà cửa lên như điên, đi Seminar, người ta hỏi làm thế nào mà thế hệ con của họ có thể mua nhà. Đùng một cái 2008 xẩy ra, nhà xuống như điên, thiên hạ nhảy vào mua rồi lập lại giá nhà như hôm nay.

Năm 1992, mình và đồng chí gái mua căn nhà giá $180,000 trước khi lên xe bông. Hai năm sau, giá nhà xuống $130,000, bay đi $50,000, xem như 30%. Lịch sử lập lại và những tên giàu có, tài phiệt càng giàu hơn, còn dân nghèo thì bay hết vốn, sạt nghiệp.

Chính phủ Hoa Kỳ không làm ra đồng đô la nào cả. Họ có tiền để chi tiêu là nhờ vào thuế đóng của người Mỹ đi làm. Nếu họ có làm chương trình gì thì gây quỹ bằng cách bán trái phiếu cho người Mỹ hay ngoại quốc, hứa là sẽ trả bao nhiêu sau 5, 7 hay 10 năm,.. không phải đóng thuế. Điển hình, trường trung học của mấy đứa con, muốn có tiền để sửa chửa, xây thêm lớp học, trang bị điện tử,…thì cơ quan giáo dục của thành phố, gây quỹ bằng cách bán trái phiếu cho thiên hạ. Nay mới xây xong.

Ở cấp nhỏ hơn, điển hình một nhà đầu tư , muốn xây một khu nhà cửa. Cần xây dựng hạ tầng cơ sở, ống cống , đường xá, họ làm trái phiếu để mượn tiền. Khi xây xong, họ bán cho người Mỹ, với điều kiện là mỗi năm, người mua phải trả tiền thêm về hạ tầng cơ sở trong vòng 20 năm hay tuỳ theo hợp đồng.

Chính phủ bắt người Mỹ đóng thuế lợi tức, để có tiền trang trải các chi phí trong năm. Vấn đề là cách chính phủ quản lý không được tốt lắm vì không phải tư nhân, không chạy theo lợi nhuận của chủ nghĩa tư bản nên công chức cà chớn, vẫn sống phây phây, không bị sa thải. Mấy người này rất mạnh vì họ gia nhập các công đoàn như giáo chức, xe lửa,…để bảo vệ quyền lợi của họ.

Giáo viên hay giáo sư dỡ nhưng thuộc công đoàn giáo chức thì muôn đời sẽ không bị đuổi. Do đó đưa đến tình trạng giáo dục của Hoa Kỳ ở cấp trung học rất tồi. 25% học sinh lên đại học. Ngược lại cấp đại học Hoa Kỳ thì được xem là tốt nhất. Lý do là các trường đại học tự chủ, không theo đường hướng bắt buộc của chính phủ như ở cấp trung học. Có ý kiến là bãi bỏ bộ giáo dục liên bang, để mỗi tiểu bang tự quyết định về ngành giáo dục địa phương nhưng các chính trị giao và các công đoàn gáio chức không chịu vì nồi cơm của họ.

Chính phủ có khuynh hướng tiêu pha nhiều hơn nhất là trả lương cho nhân viên, và những người về hưu. Họ được trả 90% tiền lương cuối cùng của họ. Thí dụ; nếu năm cuối cùng trước khi về về, một công chức có thể lãnh $200,000 thì họ sẽ được trả hàng năm tiền hưu $180,000 thêm bảo hiểm y tế. Do đó hàng năm tiền trả hưu trí và bảo hiểm càng lên cao vì người ta sống thọ hơn. Mấy năm trước, có vụ ông cảnh sát trưởng về hưu, được lãnh $180,000 hàng năm, ông buồn đời quen với một tên mất dạy khác, làm quản lý thành phố nhỏ gần Los Angeles, thế là hai người toa rập, thành phố mướn ông cảnh sát trưởng đã về hưu từ một thành phố khác, trả lương đâu $500,000 hàng năm còn ông quản lý thành phố 1 triệu đô. Hình như bị bỏ Tù.

Trước thế kỷ 20, khi Hoa Kỳ chưa có hệ thống ngân hàng trung ương, mỗi khi có suy thoái kinh tế thì ông J.P. Morgan, ngân hàng, kêu gọi mấy chủ ngân hàng khác, bỏ tiền ra, để cứu nền kinh tế Hoa Kỳ. Vấn nạn này khiến một thượng nghị sĩ Nelson Aldrich lo ngại. Ông ta nhìn lại trong lịch sử Hoa Kỳ thì suy thoái kinh tế thường xẩy ra như năm 1873, 1884, 1890, 1893, 1896 rồi đến 1907.

Ông thượng nghị sĩ này thấy một chính phủ phải đợi các ngân hàng tư nhân kéo ra khỏi vực sâu của suy thoái tài chánh nên nghĩ thành lập một ngân hàng trung ương. Nghĩa là khi có vấn đề thì ngân hàng trung ương sẽ nhảy vào cứu các ngân hàng nhỏ. Xin nhắc lại, cứu các ngân hàng chớ không phải người Mỹ. 

Trong cuốn phim “A beautiful life “ có nói đến cảnh người dân lo ngại, đến ngân hàng, đòi lấy hết tiền của họ ra mà như chúng ta biết, ngân hàng đâu có giữ tiền để dành của khách hàng, họ dùng tiền đó để cho vay. Điển hình hiện nay, khi người Mỹ bỏ tiền vào trương mục tiết kiệm, không được đến 1% tiền lời. Ngân hàng dùng tiền đó để cho vay 5-6% cho những ai mua nhà hay 24% qua thẻ tín dụng.

Gần đây, chúng ta thấy người Tàu đến ngân hàng để rút tiền nhưng ngân hàng nói không có tiền vì họ đã đầu tư hay cho vay hết rồi. Nếu họ không dùng tiền của khách hàng để đầu tư hay cho vây tiền đâu để họ xây nhưng toà nhà to đùng tráng lệ.

Ông Aldrich, nghĩ làm ngân hàng trung ương thì cần mấy ngân hàng tư nhân giúp đỡ vì họ chuyên nghiệp hơn. Năm 1910, ông ta mời các chủ ngân hàng đến họp mặt bí mật, không cho ai biết, bận đồ như những thợ săn vịt vào mùa đông. Họ tụ họp lại nhà ga Hoboken, New Jersey, nơi thành phố mình có ở một thời gian. Đi làm, chỉ cần đi xe lửa ngầm dưới sông.

Khi mọi người lên xe lửa thì được dẫn đến toa xe đặc biệt của ông thượng nghị sĩ Aldrich và và bắt đầu làm việc trên đường đến tiểu bang Georgia, đảo Jekyll. Họ ở tại đây một tuần. Các chủ ngân hàng khác tiểu bang, vùng Hoa Kỳ, hiểu một người buôn bán thuốc lá ở tiểu bang Virginia, có những khó khăn, cần thiết khác với một ông xuất nhập cảng ở New York, hay mấy người trồng bông Gòn ở miền nam có những khó khăn về tài chánh, giao thương khác.

Mấy ông chủ ngân hàng nổi tiếng rời đảo Jekyll và có một chương trình được gọi là Aldrich Plan. Tổng thống Wilson ký sắc lệnh thành lập Quỹ Dự Trữ Federal Reserve Act năm 1913, và ngân hàng trung ương Hoa Kỳ có 12 chi nhánh tư ở 12 tiểu bang khác. Nói Nôm na là một ngân hàng tư gồm 12 ngân hàng tư khác ở 12 tiểu bang khác của Hoa Kỳ.

Điển hình là năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính khiến ngân hàng trung ương nhảy vào can thiệp, giúp các ngân hàng tư, tránh một cuộc suy thoái trầm trọng mà ông Buffett có viết bài cảm ơn chính phủ đã bao cấp cho ông ta.

Chính phủ Hoa Kỳ bảo kê Goldman Sachs nhưng không cứu trợ Lehman Brothers, có lẻ không cho tiền Obama ứng cử tổng thống. Ngày nay Goldman Sachs giàu có thêm trong khi Lehman Brothers thì ít lại. Từ đó người Mỹ không tin tưởng vào các cơ quan tài chính.

Ông Thomas Jefferson, một trong những nhà lập quốc Hoa Kỳ, chống đối việc thành lập một ngân hàng quốc gia. Ông ta cho rằng vi phạm hiến pháp Hoa Kỳ. Hiến pháp Hoa Kỳ không cho phép chính phủ Hoa Kỳ tạo dựng những pháp nhân hay ngân hàng. Ông tin rằng mỗi tiểu bang, tuỳ theo địa dư, kinh tế làm những ngân hàng để giúp người Mỹ tại đây làm ăn, phát triển kinh tế, tránh tình trạng các ngân hàng thiên vị với những công ty sản xuất ở thành phố, và bỏ rơi các nông dân ở các vùng xa xôi hẻo lánh.

Cuối cùng thì mấy ông như Hamilton, được mấy chủ ngân hàng đứng phía sau ủng hộ nên ra luật thành lập ngân hàng quốc gia và tổng thống Washington, ký vào tháng 2 năm 1791 và ngân hàng trung ương Hoa Kỳ được sáng lập với cái tên Forest Bank of the UNited States. Khởi đầu ở Philadelphia rồi từ từ mở ở các tiểu bang khác. Cuối cùng Hoa Kỳ có đến 12 ngân hàng trong Quỹ Dự Trữ Liên Bang.

Quỹ Dự Trữ Liên Bang (FED) có nhiệm vụ điều chỉnh lãi suất, lạm phát kinh tế Hoa Kỳ, quan trọng nhất là phát hành, in tiền mỹ kim. FED gồm 12 ngân hàng tư nhân, có quyền lên xuống tiền lời, nhất là in tiền. Điển hình mấy năm vừa qua, họ in tiền, chính phủ Hoa Kỳ bán trái phiếu cho họ, tiền lời không có gì xem như gần zero, họ lại cho mượn đến 2-3% hơn nên ngân hàng rất giàu. Ngoài ra ngân hàng còn được cho vay gấp 8-20 lần số tiền họ có dự trữ.

Khi FED in tiền cho vay ngân hàng 1% thì ngân hàng quay sang cho người Mỹ vay lại 3-4%. Hỏi sao ngân hàng không giàu. Mình thắc mắc hoài đến khi khám phá ra FED là một ngân hàng tư, do các ngân hàng từ khác thành lập.

Điển hình một người Mỹ chân chất, đi làm, không tiêu xài, hà tiện, để dành tiền, bỏ vào tương mục tiết kiệm như mình, được chưa tới 1%, mỗi tháng $1,000 hay $12,000/ năm. Ngân hàng của mình mướn một cô gái, tươi cười, chào ông Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen, đến bỏ tiền vào chưa lấy được 1% dù lạm phát lên đến 9.1%. Ngân hàng quay qua cho vay người Mỹ đến $8,000/ tháng hay $96,000/ năm dựa trên số tiền của mình bỏ vào tiết kiệm, với tiền lời 5% nếu mua xe, trả trong vòng 5 năm, 6% nếu mua nhà trả trong vòng 30 năm, 24% nếu không trả trong vòng 1 tháng.

Mình nhớ năm 2009, nhà cửa te tua. Một tên bạn gửi cho một bài báo nói về ông Paulson, cựu bộ trưởng tài chánh hay đương thời, không nhớ rõ. Ông ta và đồng bọn, đồn ý mua lại ngân hàng IndyMac, với điều kiện là 70% tài sản của ngân hàng này. Trong trường hợp họ lỗ thì chính phủ bù số tiền lỗ đó cho họ. Điển hình, họ thấy một căn nhà của IndyMac cho mượn nợ $100,000. Họ mua lại $70,000. Nếu họ không giữ mà bán rẻ cho dân đầu tư hay Flipper thí dụ $30,000. Chính phủ Obama phải bù cho họ $40,000. Do đó chính phủ Obama thời đó và Fed in tiền ra như điên.

Đọc xong thì mình kêu ông chuyên viên địa ốc của mình biết, tìm kiếm các nhà bị tịch thu có nợ của ngân hàng IndyMAc, bị phá sản và chính phủ Obama đang cứu bằng cách giao cho ông Paulson và đồng bọn vì chính phủ không nhúng tay vào được.

Ông chuyên viên địa ốc, tìm ra các nhà tịch thâu của IndyMac MAc, mình trả giá bèo $25,000 và $50,000/ căn nhà mà muốn xây lại thì phải tốn $150,000, chưa kể tiền đất. Có chính phủ bảo kê nên mấy nhà ở các khu không được an lành lắm thì họ bán rẻ để chính phủ Obama đền cho họ. Mình vừa bán hết mấy căn nhà này. Đang tìm nhà để mua lại còn không thì đóng thuế rồi đợi sang năm hay tệ lắm là 2024 là chạy ra mua lại. Chán Mớ Đời 

2023, chỉ có việc đi chơi với đồng chí gái. Mua nhà bây giờ đến sang năm, phải đi ra toà để đuổi người thuê nhà, phí thời gian. Từ đây đến cuối năm, chính phủ Biden là mọi cách để cứu vãn tình hình vì có bầu cử. Sau đó cho bà con ăn tết vui vẻ, với hàng khuyến mãi rồi qua năm là te tua. Mất vực đủ trò. Chán Mớ Đời 

Mình sẽ nói trên đài truyền hình Little Sàigòn về FED và FDIC nên sẽ kể vụ FDIC sau. Do đó ở Hoa Kỳ, muốn làm giàu thì theo nghề làm ngân hàng, nếu người Mỹ không trả được thì chính phủ bù tiền lại cho ngân hàng. Sẽ kể sau. Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn