Showing posts with label Ngẫm và nghĩ. Show all posts
Showing posts with label Ngẫm và nghĩ. Show all posts

Đường Cầu Quẹo Đàlạt

Khi xưa, hóng chuyện người lớn, họ hay nói đường Cầu Quẹo thay vì đường Phan Đình Phùng như giới trẻ mình gọi, nên ngạc nhiên nhưng không dám hỏi. Tương tự ngày nay, mình nói đường Mình Mạng thay vì Trương Công Định,.. Lý do không dám hỏi vì sợ bị ăn tát khi hỏi kèm theo câu : “mày ăn cơm hớt à?”. Khi hỏi, người lớn không trả lời được câu hỏi, thì mình bị ăn tát, rồi kêu “ sao mày dốt thế”. Mình sợ từ nhỏ hỏi chuyện, đặt câu hỏi người lớn, thầy cô vì sợ gọi: ‘sao mày dốt thế?”. 

Phải chi người lớn giải thích cho mình thì ngày nay, mình không bị lùng bùng trong đầu về những thắc mắc ngày xưa. Người lớn hiểu chuyện thì đã tây phương cực lạc, nay hỏi ai đây. Người sống Đàlạt thì nhìn mình như bò đội nón vì họ gọi mấy đường này khác tên,  khiến mình đực ra như ngỗng ị, điển hình họ gọi đường 3 tháng 2, thay vì Duy Tân. Hình như ngày kỷ niệm ông Trần Phú thành lập đảng cộng sản Đông Dương.

Mẹ mình có nói đường Cầu Quẹo vì quẹo quanh quẹo quất nhưng cái cầu nào nhưng không giải thích được. Cầu Cẩm Đô, trước kia, người Đàlạt gọi cầu ông Cửu Huần, cầu Lò-rèn, xa hơn là cầu La Sơn Phu Tử. Theo mình thì cầu La Sơn Phu Tử thì quá xa cho thời đó, ít ai ở. Chỉ có hai cầu “Cẩm Đô (Cửu Huần) và Lò Rèn”.

Thời tây mới thành lập khu người Việt thì đường Maréchal Foch (Duy Tân), chạy một chiều từ Phan Đình Phùng lên Chợ Cũ (Chợ Cây), khu Hoà Bình rồi chạy xung quanh chợ, đi xuống đường Mình Mạng, rồi quẹo con đường Phan Đình Phùng, để chạy đến cuối đường để quẹo lên đường Duy Tân. Vì lẻ đó mà người lớn khi xưa, gọi đường Cầu Quẹo vì có 2 chiếc cầu “Cẩm Đô” để quẹo qua đường Pasteur mà sau này người ta gọi sau này đường Hai Bà Trưng, và chiếc cầu Lò Rèn, cạnh trường Việt Anh. Bác nào có giải thích nào khác thì cho em xin, hay hỏi dùm người lớn tuổi quen, còn sống.

Mình hiểu lý do người Đàlạt xưa gọi “quẹo” vì con đường có hai cái quẹo để lên và xuống phố. Còn “cầu” thì chưa tìm ra được.

Đây là hình ảnh của đường Minh Mạng, quẹo xuống đường Cầu Quẹo (Phan Đình Phùng). Mình thấy căn nhà 2 tầng bằng gỗ của gia đình Đinh Anh Quốc, xưa là tiệm hớt tóc Như Ý, cạnh tiệm giày Hồ Út, người Quảng. Mình có xem một video phỏng vấn ông Hồ Út ngày nay. Theo hình này thì mình đoán là chưa có cầu Cẩm Đô vì nhìn phía sau nhà Đinh Anh Quốc thì chỉ thấy đồi thông và một phần nhà thương Đàlạt xưa, chưa thấy đường Hai Bà Trưng, được thành lập.

Nếu vậy là cầu Lò-rèn vì cầu ông Cửu Huần chưa được xây cất.

Có người cho biết lý do gọi là đường Cầu Quẹo vì ngay dốc Minh Mạng đi xuống có con suối nhỏ, nước từ trên đường Hàm Nghi chảy xuống cũng như dọc đường Phan đình Phùng, vì lẻ đó người Đàlạt xưa gọi là đường Cầu Quẹo.

Thấy con đường hẻm đi từ chỗ phòng mạch ông Sohier, tiệm thuốc tây Nguyễn duy Quang, lên đường Tăng Bạt Hổ, chỗ nhà bác Tám, bán ngoài chợ, mẹ của 2 anh em Phước và Hải, hồi nhỏ chơi với mình, sau này mở tiệm chè Mây Hồng. Nghe nói hai tên này đã qua đời sau 75.

Nay mình mới hiểu vì sao họ xây cái talus cao ở đường Phan Đình Phùng vì mấy căn phố tiệm Hồng Ngọc, nhà nghỉ Le Saigonnais, văn phòng bác sỹ Đào Huy Hách. Thật ra họ có thể xây tầng trên đâm ra đường Mình Mạng, tầng dưới đâm ra đường Phan Đình Phùng, khỏi mất công xây tường tốn tiền, lại mất mặt bằng ở đường Phan Đình Phùng.

Mình thấy rõ trường Thăng Long (Hiếu Học) nơi ông cụ mình đi học đêm để thi bằng tiểu học ở đường Hai Bà Trưng nhưng tuyệt nhiên không thấy bóng con đường Hai Bà Trưng (Pasteur thời Tây) từ góc Cẩm Đô. Đoán là chưa làm. Phía sau là đường Lò Gạch (Hoàng Diệu). Cuối đường này có cái lò nung gạch cho Đàlạt. Mình không biết đường Pasteur (Hai bà Trưng) đã được thành lập chưa vì thấy toàn là cây thông và đồi phía Nhà Thương.

Xa hơn thì thấy trường Couvent des Oiseaux trước núi Cam Ly. Chắc phải đeo kính loupe để xem cho rõ hơn. Chán Mớ Đời 

Đường Cầu Quẹo (Phan Đình Phùng) chỉ có mấy nhà đơn sơ, đoán là của người làm vườn phía sau, đa số là đất của gia đình Võ Đình Dung. Ông này khi xưa, nhà thầu khoán cho Tây, có chân trong hội đồng thị xã, tranh đấu để khu đất dành cho người Việt có đất rộng hơn thay vì 3 mét x 10 mét như kế hoạch. 

Nếu kể về công thì mình nghĩ Đàlạt phải nhớ ơn ông này vì ông ta có rất nhiều ảnh hưởng như cúng dường đất trên đồi cạnh ấp Mỹ Lộc để xây chùa Linh Sơn, và trên số 4, thành lập chùa Linh Quang. Ông ta mua đất hết các khu vực dành cho người Việt như giữa đường Hai Bà Trưng và đường Phan Đình Phùng. Sau này cho trường Việt Anh thuê, ông Ba Đà thuê,….

Nghe kể vợ ông ta là người đàn bà đầy bản lĩnh. Không có bà ta thì chắc ông Võ Đình Dung không thành công như xưa. Có dịp mình kể chuyện vợ chồng ông ta do người lớn như ông bà Võ Quang Tiềm kể lại.
Đây là góc quẹo từ đường Phan Đình Phùng lên Duy Tân khi xưa, thời đường một chiều. Chỗ cây thông khi xưa, có một quán nhỏ, tên Xuân Lan thì phải, nơi dạy đánh máy và ấn loát giấy tờ. Ông cụ mình sau khi giải ngủ, có đến đây học đánh máy, thi vào ty công chánh. 

Ông Đượm đậu đầu, còn ông cụ mình thì được ông Võ Quang Tiềm, kêu ra nhà ông bà ngủ, để học thi vì sợ ông cụ ở nhà buồn đời, lại kêu mẹ mình thức dậy “anh chưa thi đỗ thì chưa, thì chưa..”. Ông Tiềm có hỏi ông trưởng ty công chánh đề bài thi, giúp ông cụ mình đậu thứ nhì. Ông Tiềm không thích ông cụ mình vì bắc kỳ nhưng rất thương mẹ mình. Chính ông đi nhờ thị trưởng Đàlạt, Cao Minh Hiệu, bảo lãnh bà cụ tham gia kháng chiến, năm 17 tuổi bị mật thám bắt nhốt ở Nhà Lao, nếu không thì bị tra tấn, trấn nước nhiều nữa. Thậm chí có thể bị bắn trên Cam Ly như 21 người khác, có một bà tên Lan, trên Số 4 sống sót vụ xử tử các người theo Việt MInh khi xưa. Kinh
Nếu mình không lầm, đường này có cầu Lò Gạch, chạy vào đường Lò Gạch, đường Hoàng Diệu cũ., 

Mình kể lại đây để nhớ ơn mấy người bà con khi xưa đã giúp bố mẹ mình lập nghiệp tại Đàlạt như ông bà Nguyễn Văn Phúng (tiệm Hiệp Thạnh) và ông bà Võ Quang Tiềm (tiệm Vĩnh Hưng), bà con bên mẹ mình. Nghe kể lại ông Tiềm và ông Phúng, làm thợ may khi vào Đàlạt lập nghiệp. Hai ông may áo quần, rồi gánh 3 ngày 3 đêm, đi xuống Đơn Dương, để bán áo quần cho phu thợ đi làm đường rày xe lửa cho Tây. Chịu cực chịu khó nên sau này giàu có tiếng tại Đàlạt.

Xem như đường pHan Đình Phùng có hai cái quẹo, một xuống phố từ đường MInh Mạng và một từ đường Duy Tân (maréchal Foch)  chạy lên phố.

Thấy hai căn nhà nhỏ chỗ rạp xi nê Ngọc Hiệp sau này.
Đây tấm ảnh giúp mình hiểu được tấm ảnh đầu trên. Đường Minh Mạng quẹo xuống Phan Đình Phùng, có mấy bậc thang ngay bến xe taxi , có trạm biến điện, vẫn thấy nhà Đinh Anh Quốc, rạp Ngọc Hiệp đã được xây cất. Phía đường Minh Mạng là mấy nhà ngủ khách sạn. Một của ông Chà Và , chủ tiệm Saigonnais trên khu Hoà Bình làm chủ.

Phía sau thì thấy con đường nhỏ đi từ cầu Cẩm Đô lên nhà thương, và dãy nhà trên đồi thông, chỗ Hạnh ù, học lycee mà mình có gặp lại một lần ở Đàlạt. Cây thông rất nhiều so với thời phôi thai như hình trên, cho thấy người Pháp đã cho trồng thêm cây thông trên đồi.

Mình đọc ở đâu, họ kể là bố mẹ của tên Phước học Yersin, dưới mình một lớp, mua lại rạp xi-nê Ngọc Hiệp của ông tây nào về xứ. Mình có hỏi hắn thì hắn bê ngày bài mình viết về mấy rạp xi-nê Đàlạt xưa về cho mình. Chán Mớ Đời 

Bác nào có ý kiến hay tin tức khác thì cho em xin. Thấy hình dáng Đàlạt thủa ban đầu khiến em thấy bồi hồi và theo những gì nghe thấy để mò xem có đúng Đàlạt ngày xưa.

Có độc giả gửi :’ Đây là góc   nhìn rạp Ngọc  Hiệp  từ  lan can nhà tôi,  Nhà ở phía  số  chẵn trên đường  Cầu  Quẹo..phía sau nhà có 1 ngọn đồi , hình như trên đồi có  một  rạp hát khác không  phải  là  rạp  Ngọc  Hiệp...cám ơn  bạn đã  Post tài  liệu  này.....

Nguyễn Hoàng Sơn 
Có người giải thích như sau:

Sony NguyenUsa 
Mình sống ở  ĐALAT từ năm 1953 năm đó mình 10 tuổi, và nhà mình ngay tại đường HÀM NGHI, cũng gần ngã ba chùa LINH SƠN. Và thấy toàn thể mọi người đêu gọi là NGÃ BA CẦU QUẸO. Chứ chẳng ai nói đường cầu quẹo bao giờ.
Ngã ba cầu quẹo đây có hàm ý là:
Cầu đây không phải là chiếc cầu bắc qua sông. Mà cầu đây mang ý nối nhịp...
Bởi rõ ràng đây là ngã ba nhưng lại chỉ có 2 con đường, đó là đường PHAN Đ PHÙNG và HÀM NGHI mà lại là.... ngã ba, nối nhịp nhau bởi một ngã ba. Vì đây là ngã ba với địa hình tam giác.
Từ HÀM NGHI thì có 2 ngã, một ngã xuống PĐP, một ngã từ PĐP rẽ lên HN.
Còn từ PĐP thì chỉ có một ngã rẽ lên HN thôi. Cũng vì nét  đặc thù khá thú vị ấy nên dân địa phương mới gọi đó là:
NGÃ BA CẦU QUẸO. (Gãy khúc, ý nghĩa của chữ quẹo)
Và sau này có thêm tên NGÃ BA CHÙA nghe thanh tao hơn.
Đó là những gì mình biết về gốc gác ngã ba này từ ngày sống ở ĐL .đến giờ.
Còn cụm từ:
Đường cầu quẹo như bạn nói thì có thể sau này người bắc 1975 họ gọi lầm là đường cầu quẹo, thì mình không rõ. Chứ dân ĐALAT chẳng ai gọi 
"Đường cầu quẹo" bao giờ.

Số mình như vậy hay tại trời

 Thiên hạ hay còm trên bờ lốc mình như “người tính không bằng trời tính”, “cái số mình như vậy” hoặc “sống chết đều có số”,… đa số là theo chủ nghĩa để mặt trời tính. Khi ăn cơm với thân hữu, họ hay kêu mình không biết uống rượu, hút thuốc thì sống làm gì, phí đời trai,…

Người tây phương ngoan đạo thì cứ xem là chúa đã định con đường cho họ phải theo, người theo Phật giáo thì cho rằng đó là cái nghiệp, cái nợ kiếp trước phải trả. Nói chung khi chúng ta đứng trước một thử thách lớn thì hay dựa vào niềm tin của Chúa Phật,…để giúp chúng ta phấn đấu thêm, để vượt qua số phận.

Mình được công ty gửi đi học một khoá seminar 3 ngày về luyện tập kỹ năng do tiến sĩ Steven Covey hướng dẫn về “ 7 habits of highly effective people” đã gây ảnh hưởng nhiều nhất về nhân sinh quan, cách làm việc của mình từ đấy. Trong buổi học, ông ta cho biết cá nhân chúng ta như một công ty cần phải có một “mission Statement” điển hình là Disneyland hoài bảo cho rằng: 

Sau đó họ chỉ cách làm Mission statement, một hiến pháp cá nhân qua với những câu hỏi để mình tự trả lời, và viết lại ngắn gọn để mỗi ngày hay lâu lâu đầu óc hơi lạc hướng thì mình có thể dỡ ra đọc lại để phấn đấu, tiếp tục vượt qua số phận để tiến tới.

Họ giải thích cuộc đời chúng ta như một chiếc máy bay cất cánh từ Los Angeles có điểm đến là New York. Chiếc máy bay phải có đường bay rỏ ràng. Trên đường bay thì có nhiều vấn đề gây ảnh hưởng như mưa gió sẽ thổi tạc chiếc máy bay qua trái, qua phải hay lên xuống,… 

Người phi công cần phải có cái la bàn để điều chỉnh lại đường bay nếu không thì sẽ không bao giờ tới đích là New York. Tương tự cuộc đời chúng ta như chiếc máy bay có định hướng rỏ ràng nhưng nếu chúng ta không có một Mission Statement, để định vị thì khi dễ bị lung lạc bởi môi trường xung quanh và sẽ không đến đích sớm.

Tiêu chí của mình là sống một cuộc đời lành mạnh, do đó mình không uống rượu, hút thuốc, tìm cách từ bỏ các tật xấu nên khi có họp mặt thân hữu mình không uống, hút thuốc. Mỗi người có một nhân sinh quan riêng, mình tôn trọng cách sống của thân hữu, chúng ta chỉ có một đời để sống nên cứ sống theo lối mình thích. Mình rất cá tính, khó lay chuyển nên đồng chí gái phải kiên trì lắm mới cải tạo được mình.

Cuộc đời chúng ta như chiếc máy bay từ một điểm sinh ra và đến điểm về với cát bụi. Làm sao trên hành trình, mình đeo đuổi mục đích của mình thay vì phang đại là cỏi vô thường rồi chén chú chén anh bú xua la mua. Có nhiều người bị đánh đập, tù tội, thậm chí bị giết nhưng họ vẫn tin tưởng vào nguyên lý cuộc sống, tôn giáo của họ. Đó là la bàn của đời sống của họ.

Khi đã viết xuống được “mission statement”, mình phải lên kế hoạch để thực hiện các tiêu chí của mình. Kế hoạch 10 năm, 5 năm, 1 năm, 1 tháng, 1 tuần và mỗi ngày. Mình dự định năm 2025 là về hưu nhưng nhờ lên kế hoạch để thực hiện các tiêu chí thì may mắn, mình đạt được năm 2012, nhờ năm 2010, thị trường địa ốc xuống trong vòng 18 tháng trước khi ông Obama được Trung Cộng bơm tiền vào. Trung Cộng đã sai lầm khi cứu Hoa Kỳ khi cuộc khủng hoảng này xảy ra. Ngày nay họ ân hận về việc này, các sử gia về kinh tế đều nói như vậy.

Sinh ra tại Việt Nam, ít nhiều mình vẫn bị ảnh hưởng về văn hoá việt, như tử vi, thần thánh nhưng khi ra hải ngoại từ năm lên 18 nên dần dần mình quen với văn hoá ngoại quốc, và có thời gian để so sánh hai nền văn hoá. Hỏi tại sao nước người ta giàu có tỏng khi chúng ta cứ bô bô 4,000 năm mà cứ phải gửi người đi lao động quốc tế ở thế kỷ 21 này.

Người Việt tin tử vi nên làm giàu cho các ông thầy bói. Có dạo mình cũng đọc sách tử vi rồi đi xem bói, cũng thấy mấy ông thầy tử vi đem máy điện toán ra để in ra các sao đủ trò, mà mình đọc trên phần mềm do bạn bè cho. Rồi họ đọc giải các câu học thuộc lòng trong mấy cuốn tử vi mà mình đọc, mấy tên bạn làm phần mềm tử vi, cũng đánh máy những lý giải trên vào phần mềm.. 

Mình được vợ vì cứ kêu mình “tam tý” tuổi tý, sinh tháng tý, giờ tý như ông Thiệu nên bố mẹ mấy cô mới cho đến nhà để đả thông tư tưởng các đối tượng. Trước kia cứ nói tuổi thiệt mình ra là xem như lần sau gọi điện thoại, các bà mẹ kêu cháu đi chơi với bạn trai rồi. Chán Mớ Đời 

Ở Việt Nam, có bao nhiêu người sinh cùng năm, cùng giờ , cùng tháng với ông Nguyễn Văn Thiệu mà sao họ không làm tổng thống. Khi mình đọc sách về tử vi thì thấy có mấy sao nên thấy sai vì trên dãy ngân hà có biết bao nhiêu là sao. (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 


Con trai đi học đầu tư

 Cuối tuần này, lễ Lao Động tại Hoa Kỳ, đồng chí gái được nghỉ thêm ngày thứ 2. Con gái thì dọn qua thành phố New York nên cả nhà chở nó ra phi trường. Con gái thì thích bay nhảy tận chân trời. Một khi nó đã đi học và đi làm tại nhiều quốc gia thì tư duy khó hợp với tư duy ao làng. Về Quận Cam, nó gặp lại bạn học xưa, thấy nói chuyện không hợp vì tư duy khác nhau nên nó lại muốn đi xa. Nó muốn độc lập về tài chánh nhưng rên vì mướn một căn phòng nhỏ ở Manhattan tốn $1,700/ tháng.

Đồng chí gái rủ ra biển hai ngày, đồng chí gái đạp xe đạp với cô bạn còn mình thì đi bộ trên bãi biển, hết 5 dặm. Cô bạn chỉ mánh mua cái vé vào cửa để đậu xe cho người già trên 62 tuổi chỉ có $20 thay vì mua $195/ năm. Hai vợ chồng lọc cọc đi ra chỗ văn phòng của mấy người kiểm soát bãi biển. 

Thông thường các quốc gia trên thế giới lấy ngày 1 tháng 5 làm ngày lễ Lao Động Quốc Tế, để kỹ niệm ngày các giai cấp vô sản, thợ thuyền vùng lên chống áp bức. Hoa Kỳ cũng có ngày lễ Lao Động nhưng lại lấy ngày thứ 2 đầu tháng 9. Hoa Kỳ lúc nào cũng lấy ngày thứ 2 làm ngày nghỉ chính. Như vậy người ta chỉ bắt cầu nghỉ 3 ngày, thứ 7, chủ nhật và thứ 2. Các nước ở Âu châu thì không làm như vậy nên các ngày lễ trúng vào ngày thứ 3,4,5 là thiên hạ nghỉ bắt cầu luôn cả tuần khiến chủ mất tiền.

Thấy cái chòi canh trên cầu, phản chiếu sóng biển thấy hay hay. Đứng nhìn hình ảnh sóng thay đổi khá đẹp 

Thằng con đi học lớp về tài chánh mà mình có dẫn nó đi khi còn học trung học. Nay đi làm, làm ra tiền bị đánh thuế nên bắt đầu nghe lời bố. Đi học nó gặp mấy tên mình quen, đem theo con của họ để học nên cũng vui. Tháng 11 này chắc 2 cha con đi học ở Las Vegas một lớp cao cấp hơn. Như vậy cha con có thể nói chuyện, bàn bạc. Cũng mừng là nó bắt đầu lo là nếu chẳng may mình đi tây phương sớm, nó sẽ không biết làm gì với những gì để lại. Mẹ nói thì chả hiểu mô tê răng rứa. Dạo này mình bắt đầu hướng dẫn nó, đi gặp người mướn nhà khi họ có vấn đề. Từ từ tập cho nó biết rồi sẽ tìm cách giúp nó mua nhà đầu tư dưới tên của nó.

Trong cuốn “the richest man in Babylon” có nói đến vấn đề này. Giúp con khởi nghiệp, có tay nghề thì không còn lo sợ nữa. Có thể truyền lại cơ nghiệp mà không sợ bị tiêu tán. người Việt hay nói để lại cho con cái nghề, không nên để lại tiền bạc.

Mình ghé lại ăn trưa với họ, luôn tiện giới thiệu thằng con cho họ để họ giảng về tài chánh. Thấy nó ngồi nói chuyện với cô Stephanie. Cô này rên, nói về sự ngu dại mua chiếc xe 1 triệu đô khiến thằng con ngớ ngẩn, hỏi lý do. Cô này cho biết là dạo còn trẻ, đi làm tưởng là đã thành công nên mua chiếc xe Mercedes, 16 năm về trước giá $52,000, nay mới bán $2,000. Cô ta kêu thằng con đừng bao giờ mua mấy thứ mất giá sau này. Xe thì mua loại thường để đi. Thằng con không hiểu lý do xe $1 triệu đô la nên cô Stephanie giải thích: số tiền $52,000 thay vì mua xe, cô ta dùng số tiền ấy để đầu tư với 10% lời hàng năm thì sau 30 năm sẽ có hơn 1 triệu, thay vì 16 năm sau chỉ còn $2,000. Chán Mớ Đời 

N

I

PV

PMT

FV

360

10

52,000

0

-1,031,544


Bây giờ thằng con mới hiểu lý do mình hay nói mẹ con chạy xe xịn từ 25 năm qua, khiến bố mất mấy chục căn nhà. Trung bình mình chỉ đặt cọc $3,000-$8,000 tối đa để mua một căn nhà. Tiền trả nợ xe mượn xe xịn cho đồng chí gái mỗi tháng là $600 hay $7,200/ năm. Mình có thể mua thêm 25 căn nhà. Nhưng muốn nhà hay muốn vợ, đành phải mua xe xịn cho vợ lái. Dạo này đồng chí gái muốn mua xe mới khiến mình rầu, cô nàng hỏi xe của cô nàng chạy trên 192,000 dặm, bán được bao nhiêu. Mình xem giá thì độ $3,000 mà xe tốt, chạy thêm 10 năm còn được. Làm sao để mụ vợ từ bỏ ý định mua xe mới và xịn. Chán Mớ Đời 

Mình làm Business nên có thể khấu trừ tiền xe cộ còn mụ vợ đi làm thì đâu có khấu trừ được đồng xu nào. Mình đi xe cũ, khấu trừ $0.56/ dặm. Mình chạy lên vườn 40 dặm, khứ hồi là 80 dặm, được khấu trừ $0.56 x 80 = $44.80. Tốn 3 gallon xăng, độ $10 đô. Xe càng cũ càng lời. Xe giá $3,000 mà mỗi năm khấu trừ được $10,000 là hay rồi. Chắc mua xe mới cho vợ, rồi mình chạy xe cũ của vợ. Hy sinh đời chồng, củng cố đời vợ. Chán Mớ Đời 

Cô Stephanie đã học được bài học quý giá, mình chọc cô ta khi xưa, gặp cô ta lái xe Mercedes láng cóng những từ từ khi cô ta đi họp mặt với những người như mình thì cô ta giác ngộ cách mạng, thay vì dùng tiền mua đồ chơi. Cô ta giải thích cho thằng con làm ra tiền thì chính phủ vớt đi 50%, chỉ còn lại 50%. Phải dùng tiền này để mua nhà, đầu tư để con gà đẻ trứng vàng tiếp tục thay vì mỗ gà để ăn thịt. Khi nào có nhiều trứng rồi, thì có thể ăn vài trứng, vài con gà.

Xem thử nếu cô Stephanie lấy $52,000 để mua một căn nhà, giá $260,000 ($52,000 tiền đặt cọc để ngân hàng cho vay 80%).

N

I

PV

PMT

FV

360

6

260,000

0

-1,565,869

Xem như cô ta mất $1,565,869, chưa kể tiền depreciation, khấu trừ là $210,000, cộng tiền cho mướn nhà $2,000/ tháng hay $24,000/ năm, xem như $384,000 thêm, xem ra mua một chiếc xe Mercedes, cô ta đã mất hơn 2 triệu đô la số tiền có thể thu về nếu đầu tư.

Cuối tuần có anh bạn từ New Jersey ghé Quận Cam ăn đám cưới cô cháu, ghé nhà mình ngủ sau tiệc cưới. Hôm trước, có họp mặt với cặp vợ chồng tham gia Lửa Việt sau khi mình đi lấy vợ, nay cư ngụ tại Quận Cam. Anh bạn màu là phụ rể chính của mình. Được muốn 4 tên phụ rể cho 4 cô phụ dâu. Mình mới dọn sang Cali nên đâu có quen ai. Hỏi mướn 4 thằng Mễ đứng trước Home Depot được không, đồng chí gái không chịu muốn mít không. Đành gọi mấy tên quen ở vùng đông Bắc và Texas bay sang.

Sau đám cưới thì có một phụ rể và một phụ dâu đăng ký quản lý đời nhau, có hai tên thì về Việt Nam làm việc rồi lập gia đình tại Việt Nam luôn, nay vẫn ở Việt Nam, chỉ có ông Mai của mình thì về Việt Nam làm việc được 15 năm, rồi dẫn vợ con về mỹ lại.

Ngồi hỏi chuyện thì nhóm quen thời New York nay cũng phân tán, mất liên lạc khá nhiều. Có hợp rồi có tan. Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Gánh chồng

 Có mấy người bạn rủ đi du thuyền bên Âu châu năm tới nhưng thời gian quá xa nên đồng chí gái không xin phép nghỉ hè được nhất là vợ chồng mình mới đi Đông Âu về, đã viếng khá nhiều các thành phố của chương trình du thuyền sẽ ghé. Tại Đức quốc, ai viếng xứ này nên đem chồng đến Weinberg, Wuertemberg để giáo huấn chồng không nên về Việt Nam kiếm chân dài. Lý do là khi gặp hiểm nguy, người đàn ông chỉ mong đợi ở người bạn đời của mình chớ không phải các em chân dài tới nách.

Chuyện kể vào thế kỷ 12, khi các vua chúa đánh nhau tại Đức quốc, để tranh dành ảnh hưởng hay chiếm đất đai. Thời đó, ai có đất đai nhiều thì giàu có. Thời đại canh nông nên cho các tá điền mướn đất canh tác, thu thuế. Giới quý tộc chỉ ngồi ăn và dê gái hay trai. Mình đang đọc cuốn sách của một giáo sư Tây, Thomas Piketty về lịch sử kinh tế tây phương. Hôm nào xong sẽ kể, khá hay về lịch sử, lý do nào người giàu cứ giàu mãi và người sinh trong một gia đình nghèo được xem bị kết án tử, vì chỉ làm công, đúng hơn làm nô lệ cho giới quý tộc thêm trung bình người dân nghèo thiếu ăn sống đến 17 tuổi. Nạn chết đói giảm tại âu châu từ khi Kha Luân Bố tìm ra mỹ châu, đem về các giống khoai tây, bắp để trồng, ăn thay lúa mì nếu bị thất mùa.

Ở thế kỷ 19, có một trường hợp khá đặc biệt ở Anh Quốc. Có một ông nông dân cứu con ông bá tước thoát bị chết đuối, mừng quá ông chủ cho ông này một số tiền nhưng ông ta không nhận. Cuối cùng ông chủ bảo sẽ nuôi thằng con ông nông dân ăn học. Người con ông nông dân sau này khám phá ra thuốc trụ sinh, Penicillin: Alexander Fleming còn con ông chủ trở thành thủ tướng Anh Quốc; Winston Churchill. Có thể là huyền thoại nhưng đọc thấy có chút nhân văn.

Trở lại chuyện lâu đài Weinsberg, trong thời kỳ chiến tranh giữa Guilherme và Ghibelline khi ông vua Konrad III bao vây lâu đài của bá tước của Welf (1140). Qua sự thương lượng với phụ nữ trong thành, ông vua thống nhất với mấy bà là họ đồng ý đầu hàng và có quyền mang theo một thứ quý giá của họ. 

Khi họ mở cổng thành, mấy bà này cõng chồng ra khỏi vòng vây của binh lính của vua đang chuẩn bị cho cuộc tàn sát. Thường xưa, khi họ đã chiếm thành thì giết hết đàn ông để trừ hậu hoạn và lấy phụ nữ tại địa phương để sinh ra con. Con thì sẽ không bao giờ trả thù cha mình và trừ tuyệt giống khác. Tương tự như Taliban đang làm, lấy phụ nữ của Kabul là trừ hậu hoạn. Mình có xem một đoạn video Taliban xử tử các người lính Kabul. Kinh hoàng.

Lâu đài Weisberg ngày nay

Ông vua Konrad III chới với khi thấy mấy bà vợ cõng chồng ra khỏi lâu đài, thay vì tiền bạc châu báu. Binh lính la hét nhưng vua Konrad III kêu ta là vua, đã hứa thì phải giữ lời hứa. Từ đó lâu đài này trở thành huyên thoại, và được hậu thế đặt tên là Weibertrue , “lòng chung thuỷ của phụ nữ”. Nay đi viếng thì chỉ còn vài bức tường đổ nát. 

Đó là tư duy ngày xưa, khi người đàn ông giàu có, có quyền lấy nhiều vợ nhưng lúc hiểm nguy, người vợ vẫn chung thuỷ với chồng. Ngày nay, có lẻ phụ nữ sẽ đem con chó của mình theo hay cái điện thoại thông minh, chụp hình chồng đang bị xử tử, tải lên mạng câu Like.

Phụ nữ thành Weisberg cõng chồng ra khỏi vòng vây

Chúng ta có thể đặt nhiều câu hỏi, lý do nào phụ nữ xưa, trước hiểm nguy vẫn lo cho tính mạng của chồng. Theo mình có mấy vấn đề là họ đoàn kết, có ông chồng đối xử tốt với vợ, có ông chồng đối xử tệ bạc với vợ nhưng họ nhất quyết cõng chồng ra để cứu người chồng dù có vô ơn. Trong thời gian sau 75, nhiều bà vợ vẫn đi thăm nuôi chồng dù trước đó mấy ông có mèo chuột, vợ bé,… đặc biệt là mấy bà vợ bé không bao giờ đi thăm nuôi chồng.

Có lẻ thời xưa, thời đại trung cỗ tại âu châu, phụ nữ quan niệm lấy chồng thì theo chồng, bổn phận của họ là giúp gia đình chồng, sinh con đẻ cái, nối dõi tông đường. Cũng có thể cứu thằng chồng mình biết còn hơn bị mấy thằng lính khác hiếp dâm rồi bắt làm hộ lý đến khi chết.

Nhìn tấm ảnh trên khiến mình nghĩ đến các bà vợ Việt Nam khi xưa, trong thời bao cấp sau 75, làm lụng kiếm tiền để hàng tháng hay lâu lâu đi thăm nuôi chồng trong trại cải tạo. Nghe kể nhiều người băng rừng vượt suối ra tới bắc để thăm nuôi chồng. Nếu không có những người vợ can đảm, chung thuỷ thì có lẻ hàng triệu người quân cán chính của miền nam đã bỏ mạng trong trại cải tạo hết.

Sau 75, Việt Cộng kêu mấy người lính hay công chức quèn đi học tập mấy ngày rồi thả ra, cho về. Sau đó họ kêu đến các cấp uý và tá, tướng và công chức cao cấp hơn. Mấy người này thấy lính tráng trở về sau mấy ngày nên tin tưởng, leo lên xe và đi mút mùa lệ thuỷ, không có con số thống kê nào cho biết số người chết tại trại cải tạo và chúng ta sẽ không bao giờ biết ngoại trừ các gia đình có cha chồng chết mất xác.

Ông cụ mình bị nhốt tại trại Đại Bình, gần Đại Ninh, trên đường từ Đàlạt về Phan Thiết nên bà cụ được đi thăm nuôi mỗi tháng suốt 15 năm trời. Nghe kể là không có xe, bà cụ phải đi thuê bao xe tải, chạy bằng than với mấy bà có chồng con bị tù cải tạo. Sáng sớm 3-4 giờ sáng đã phải dậy đi đón xe, xin giấy đi đường kêu đi buôn hay chi đó mới có thể đem gạo lương thực ra khỏi Đàlạt, mang vào cho chồng con.

Cứ tưởng tượng hình ảnh mẹ mình và mấy bà vợ khác, ơi ới ở bến xe để gánh gồng theo vào buổi sáng tinh sương gió lạnh của Đàlạt. Cậu mình đi tù cải tạo mấy năm được về, kể là khi đi thăm nuôi ba mày, cậu gánh dùm cho mẹ mày mà đồ nặng trong khi ba mày được ra cổng rồi gánh đi phoong phoong. Trong một lần đi thăm nuôi mẹ mình bị ngã, gãy xương hông, đau nhức lắm nhưng mỗi tháng vẫn phải cố lết đi thăm nuôi chồng. Không có mẹ mình thì có lẻ ông cụ đã bỏ xác trong trại. Sau này bà cụ cho quản giáo tiền để khỏi phải lao động và họ cho về sớm trước 3 năm thay vì 18 năm.

Em xin đặt câu hỏi cho các bác. Trong trường hợp bị bao vây, các bác được khoan hồng, cho phép đem đồ quý giá của mình ra khỏi thành. Các bác sẽ đem cái gì ra? Thằng chồng, con vợ, con chó hay iPhone,… Chán Mớ Đời 

Gánh vợ (bài hát mình rất thích, đổi lại gánh vợ để cảm ơn đồng chí gái)

Cho Anh 

gánh vợ một lần 

Vợ ơi sóng biển dạt dào

Anh sao gánh hết 

Công lao một đời.


Nguyễn Hoàng Sơn 



Người về từ New York

 Hôm qua, chân còn đau sau khi leo núi 14 tiếng đồng hồ nên ngồi nhà xem truyền hình, có anh bạn quen  từ New York, gọi hỏi đang làm gì, sẽ ghé lại nhà thăm. Đồng chí gái đi ăn với mấy người bạn để chia sẻ những bí quyết dạy chồng nên mình vui vẻ gặp lại người bạn quen từ khi mình sang Hoa Kỳ đến giờ, chỉ liên lạc qua nhắn tin về những chương trình công tác xã hội của Lửa Việt Youth Organization.

Anh bạn ngồi uống trà, kể chuyện đời xưa ở New York, cho biết tin tức mấy người bạn sinh hoạt chung khi xưa. Có anh bạn thường gửi email nói về các buổi hoà nhạc mà anh ta tham dự. Anh này học luật nhưng không đậu bằng hành nghề luật sư nên làm cho toà án, nghiệp dư đánh dương cầm.

Người thì trụ ở công ty AT&T trên 35 năm nay, chắc đợi ngày về hưu, chứng tỏ anh ta giỏi vì ở Hoa Kỳ dễ thay đổi công ăn việc làm. Người thì dọn về xứ khỉ ho cò gáy ở Maine nên mất liên lạc luôn. Anh ta nhắc đến bài viết của mình thời ấy “đơn xin cưới”, đăng trên báo của Bút NHóm Lửa Việt, gây quỹ,… dạo ấy, ở vùng Đông Bắc hiếm báo chí việt ngữ nên hàng năm cả nhóm phải làm báo xuân để cho người Việt tại đó đọc nhất là giới trẻ. Thấy ít bài nên mình chế đại ra một lá thư tỏ tình kiểu thời bao cấp, ai ngờ anh bạn lại nhớ dai thế. Hoá ra mình đã khởi đầu viết vớ vẩn từ thời ở New York, sau này lấy vợ thì chả còn đầu óc đâu mà viết véo.

 Anh ta kể sau khi bang giao với Việt Nam thì có một thành phần người Việt khác, không phải dân tỵ nạn mà là từ Việt Nam sang, rất giàu có. Mua nhà có cửa ở Manhattan ngay chớ không như người Việt tỵ nạn, phải làm lụng cả mấy năm trời. Nhóm của tụi này quen khi xưa thì lập gia đình, ly tán tứ xứ, dần dần mất liên lạc nhau.

Có 3 cô rất đẹp từ Hà Nội sang, được mỹ già lấy đem qua, cung phụng, mấy cô được họ thay phiên nhau chuyền nhau sử dụng hay anh chàng nào nổi tiếng ở Việt Nam, chuyên xài đôla,… dạo ấy có tờ Hợp Lưu, cho đăng các bài viết của các nhà văn tại Việt Nam và người Mỹ có mời một số nhà văn này sang Hoa Kỳ để giao lưu.

Anh ta cho biết có lần một nhà văn khá đình đám dạo ấy, được mời sang giao lưu. Có người nhờ anh ta chở ông nhà văn này đi đây đi đó, gặp gỡ các nhóm nhà văn mỹ và việt trong thời gian ông ta ở New York. Trong mấy ngày, anh ta đến đúng giờ, chở đi, chở về, rồi chở ra phi trường, nhờ những người bạn ở Boston đón tiếp anh này ở phi trường,…

Sau này, có lần anh ta về Việt Nam thì được nhà văn ấy mời ngụ lại nhà. Anh ta đã đặt khách sạn nhưng nhà văn ấy không chịu, bắt  buộc về nhà anh ta ở. Trong khi truyện trò, nhà văn kể sau khi đi Hoa Kỳ về thì ông ta không viết được nữa, khủng hoảng tinh thần vì những gì mục thị tại Hoa Kỳ khác với những gì thầy mình dạy.

Anh ta học ở trường, báo chí, tuyên truyền là mỹ ngụy gian ác,…nhưng tại Hoa Kỳ thì gặp người Mỹ rất lành mạnh, nhất là người Việt tỵ nạn. Điển hình là với anh bạn, trong mấy ngày ông ta quan sát để xem anh bạn mình có phạm lỗi gì như thầy mình dạy. Tuyệt nhiên không, người Việt sinh tại Hà Nội, sống lên trong chế độ cộng sản thì họ rất tinh tế, nhận ra ngay đối tượng. Đây thì không, anh bạn đối xử nhà văn như một người đồng hương thậm chí những người bạn do anh ta gửi gấm ở các thành phố khác cũng đối xử ông ta rất tốt không như thế lực thù địch mà thầy ông ta dạy.

Mình có anh bạn học nay vẫn ở Đàlạt, kể là sau 75, anh ta ra Hà Nội có việc, ông thầy dạy Vạn vật nhờ đem thư ra cho một người bạn học xưa, xa nhau từ năm 1954. Gặp anh này, ông bạn của thầy Hưởng cho biết, anh không phải là con trai miền nam vì trong đó chỉ toàn du đảng, ma cô, sì ke ma tuý do mỹ ngụy đào tạo. Gái làm điếm cho 500,000 quân mỹ,… cho thấy trí thức Hà Nội vẫn có tư duy sai vì tuyên truyền.

Con người chúng ta khá hơn các động vật khác nhờ chúng ta tạo được ngôn ngữ, nhất là có óc tưởng tượng ra những câu chuyện. Chúng ta sống nhờ các câu chuyện được truyền khẩu hay dạy trong lớp. Những câu chuyện này trở thành các ngọn hải đăng, giúp chúng ta đi trong đêm tối, lần mò đến những tương lai khác lạ.

Khi đọc Illiad và Odyssey của Homer, chúng ta cảm nhận các huyền thoại, những câu chuyện dân gian của Hy Lạp tạo dựng cho họ một loài người nữa thần nữa người thường. Những câu chuyện này được định hướng sẽ làm con người nghiên theo đó như những Fake News mà chúng ta gọi ngày nay. Tuổi trẻ hôm nay không đi nhà thờ nữa vì họ không thích những câu chuyện được kể trong kinh thánh. Những chuyện không còn phù hợp với giới trẻ hôm nay.

Giới trẻ mê đọc các truyện “dã tưởng” hoạt họa Manga của Nhật Bản, mà các phim trường Nhật Bản đang thực hiện ăn khách như trẻ em mỹ mê Superman,Spiderman. Những tôn giáo khác ra đời như bảo vệ súc vật khiến luật pháp Cali, sẽ không cho bán thịt lợn vì các nhà chăn nuôi, không cho heo đi bộ hàng ngày. Trứng gà nay toàn là Free range, gà đi bộ,..  hay những tín đồ bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống,... Có thể 100 năm sau, con cháu chúng ta sẽ trở thành các tín đồ cứu vớt các đàn cá voi, trồng cây, về với thiên nhiên,.. các con vật khác sẽ trở thành những thánh vật,..

Sau 6 tháng tắt nguồn viết, ông ta mới đổi đề tài viết. Ông ta không viết theo tư duy đã được đào tạo bởi thầy ông ta mà viết theo những gì ông ta đã giác ngộ sự sai trái của thầy mình đã dạy hay tuyên truyền của nhà nước, không đúng với thực tế. Nhiều nhà văn đã chới với khi vào Sàigòn sau 75, thấy mỹ lệ cao sang hơn Hà Nội nhưng họ chưa hiểu được người miền Nam.

Nhà văn kể cho anh bạn là anh của ông ta đi bộ đội vào chiến trường miền nam. Khi về lại Hà Nội thì đại đội hay trung đoàn chỉ còn lại hai người sống sót, không nhớ rõ, anh của ông ta và một người đồng đội bị điên vì bị bom đạn. Các binh sĩ mỹ hay bị hội chứng này sau khi trở về từ chiến trường mà người ta gọi Post-traumatic Stress Disorder (PTSD). Đọc tài liệu của Nga thì cho biết có đến 30,000 binh lính mỹ đã tự tử sau khi trở về từ Iraq.

Người anh cả đi bộ đội nên nhà văn được miễn dịch ở lại Hà Nội viết văn. Khi về thì anh cả kêu là giải ngủ, về hưu. Ông bố hỏi sao lại giải ngủ, anh cả cho biết là hết chiến tranh. Ông bố kêu ngu thế, thời bình thì mày phải ở lại quân ngủ để hưởng chiến công của mình. Thế là ông anh cả ở lại quân đội và giàu sang nhờ được làm kinh tế.

Câu chuyện này phát sinh ra đầu đề của truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn “Tướng về hưu”. Sau khi anh bạn về, mình ngồi nghĩ vớ vẩn. Anh bạn này di tản năm 75, không sống với Việt Cộng một ngày, lớn lên tại Hoa Kỳ, nên tinh thần khá cởi mở dù gia đình chống cộng từ xưa, gốc Bắc kỳ di cư nhưng không mù quáng. Khi được nhờ lo cho mấy người Việt từ Việt Nam sang thì anh ta nhận làm một cách nghiêm túc, đối xử một người Việt từ Việt Nam sang như một người đồng hương, không phân biệt chiến tuyến.

Cũng từ đó khiến nhà văn thay đổi quan điểm, sau 6 tháng tịt ngòi, ông ta bắt đầu viết và viết. Nếu anh bạn New York, cứ dùng mối căm thù với Việt Cộng thì chắc chắn sẽ không cảm hoá được nhà văn nổi tiếng trên và chúng ta sẽ không đọc được những áng văn, truyện ngắn hay của ông ta sau này. Trước khi ra đi, ông đã được huấn luyện tinh thần về chính trị để đối phó với người Việt tại hải ngoại. Trước khi đi du học, mình cũng được Nhà Du Học giảng về những Việt kiều yêu nước bên Tây.

Cư xử của anh bạn đối với một người đồng hương rất chân tình như với những người Việt khác, khiến nhà văn ngạc nhiên. Sau này ông ta gặp các người Việt khác ở hải ngoại, cũng giúp đỡ, đối xử tử tế với ông ta, không phải thế lực thù địch như nhà nước tuyên truyền nên đã phản tĩnh.

Nếu người Việt hải ngoại cư xử khác anh bạn New York, thì chắc sẽ không cảm hoá được nhà văn, ông ta sẽ nghĩ ông thầy đúng khi dạy về người thua cuộc, chắc sẽ không có những áng văn hay sau này mà toàn là những áng văn căm thù mỹ ngụy. Trong mùa dịch, hay những thiên tai, bão lụt, người Việt hải ngoại vẫn tiếp tế về cho gia đình cũng như người không quen.

Còm trên facebook

Đọc câu chuyện của anh Sony NguyenUsa làm em nhớ tới hai thằng em trai lúc tụi nó học cấp một , lớp bốn sau năm 1975 , có một buổi trưa tụi nó đi học về thì mặt mày xanh như đít nhái , hớt hải chạy xuống nhà bếp nói với mẹ em rằng : mẹ ..mẹ ... Mỹ , Nguỵ ăn thịt người .....!! 

Thì ra buổi đó tụi nó học bài tập đọc ở trường dạy bài Mỹ Nguỵ giết thường dân rồi mổ bụng lấy bộ đồ lòng bỏ vô chảo nấu lên ăn ...!! Hai thằng em học bài học đó , tụi nó sợ mất vía , sợ và căm thù giặc Mỹ ,,., nhưng giờ tụi nó lớn rồi , trưởng thành và có nhận thức đúng đắn của lập trường cách mạng , quán triệt để nên tụi nó biết tụi nó bé cái lầm , bị cộng sản nhồi sọ , lừa, nhát ma mấy đứa con nít ..!! Ngược lại , bây giờ tụi nó thấy cộng sản hút máu người là có thiệt ...


Nguyễn Hoàng Sơn 

Ấp Chiến Lược tại Mã Lai và Việt Nam

 Hồi nhỏ đi xem xi-nê, hay thấy thiên hạ đứng dậy chào cờ, trên màn ảnh có ông Ngô Đình Diệm, áo dài khăn đóng rồi thiên hạ hát toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô tổng thống, đến phim thời sự chiếu Ngô tổng thống đi kinh lý mấy ấp chiến lược. Lớn lên lại được biết ấp chiến lược được thành lập theo chương trình của quân đội Anh Quốc, thực hiện trên xứ Mã Lai, thuộc địa của họ để chống sự bành trướng của đảng cộng sản Mã Lai.

Mình ngạc nhiên vì chương trình đều do 1 người tên Sir Robert Thompson, người Anh Quốc thiết kế, lại thành công tại Mã Lai, lại thất bại tại Việt Nam dưới thời “nhất Chúa, nhì Cha, thứ ba Ngô tổng thống”. Kết quả là người Mỹ dẹp hai anh em họ Ngô này qua một bên, để đưa quân đội Hoa Kỳ tham chiến Việt Nam, sau đó lại rút lui âm thầm và đưa đến kết quả sự sụp đỗ của Việt Nam Cộng Hoà vào cuối tháng 4, 1975. Xem như là chậm lại sự thôn tính của Hà Nội được vài năm.

Mình đọc đâu đó là quân đội Mã Lai rất lo ngại người việt tỵ nạn đến xứ họ, lý do là Việt Cộng cài người theo để kết nối với nhóm Mã Cộng, đang đánh du kích để cướp chính quyền từ những năm người Anh Quốc trao trả lại nền độc lập cho thuộc địa MÃ Lai. Cuối cùng Mã cộng, chủ tịch Chín Ping xin từ bỏ cuộc kháng chiến không tương lai khi Trung Cộng không muốn tiếp tục gây chiến trên thế giới để bắt tay xây dựng nền kinh tế của họ.


Lò mò tìm tài liệu đọc để thoả mãn tính hiếu kỳ thì khám phá ra ấp chiến lược được áp dụng tại Mã Lai để chống lại ảnh hưởng của đảng cộng sản MÃ lai, do một người gốc Việt đứng đầu. Người Việt mình thích đánh nhau nên đi đâu cũng gây chuyện du kích, đánh nhau. Dạo này đang xem đá banh giải âu châu, lại thấy mấy ông việt nào cầm cờ đỏ sao vàng, dạy cổ động viên Âu châu hát “như có bác hồ trong ngày vui đại thắng,…”  Chán Mớ Đời 


Các chuyên gia quân sự cho rằng sự thất bại của Ấp Chiến Lược tại Việt Nam là chính quyền Việt Nam Cộng Hoà và mỹ không hiểu tình hình chính trị, địa lý của Việt Nam khác rất nhiều với Mã Lai, lại áp dụng quá nhanh chóng. Ngược lại chiến dịch “Người cày có ruộng “ của đệ nhị Việt Nam Cộng Hoà có phần khả quan hơn nhưng đã quá trễ lòng dân ở vùng quê đã bị Việt Cộng nắm giữ hoàn toàn. Hình như sau này có những chương trình “Ấp Tân Sinh”,…do cán bộ Xây Dựng Nông Thôn thực hiện. Để mình tìm tài liệu đọc vụ này.

Mình nhớ có lần gặp chị Lệ Lý Hayslip, nhân vật trong cuốn phim của ông Oliver Stones, kể là sống ở quê. Ban ngày thì học chương trình của quốc gia, ban đêm, Việt Cộng về thì lại học tập uncle Lake trong quần chúng… sau đó chị được cử canh gác để báo động khi quân lính quốc gia vào làng. Chị ta mệt ngủ quên hay sao đó nên khi lính quốc gia vào làng thì không được báo động. Chị ta bị toà án nhân dân xử tội chết nhưng may có tên Việt Cộng, được lệnh giết chị, hiếp dâm rồi mệt quá, lăn ra ngủ, giúp chị bỏ trốn ra Đà NẲng làm gái bán bar rồi lấy chồng Mỹ, đưa về mỹ.

Chị ta có hát những bài học của Việt Nam Cộng Hoà rồi những bài hát của Việt Cộng khiến học sinh của quê làng khi xưa, chắc bị tẩu hoả nhập ma. Thấy dân tình khi xưa ở quê rất tội, nạn nhân của cuộc chiến. Nhớ khi xưa, đi chơi với thằng Sang, xóm Thi Sách, lúc chạy ngang đường Nguyễn Công Trứ, hắn kêu mấy tên làm vườn này, tối bỏ cuốc xẻng, đeo AK đi bắt lính cho Việt Cộng.

Có chị bạn kể là khi xưa còn bé, ở ngoại ô của Hội An, vùng của Việt Cộng nên học ùn Lê Lake yêu nhi đồng bú xua la mua, khi quốc gia hay lính Mỹ đi tuần thì run té đái. Sau này, lúc di tản sang Mỹ được gia đình Mỹ nuôi đến khi ra trường đi làm lấy chồng. Cho thấy cũng là người Việt nhưng sống ở thôn quê thì khá te tua. Mấy chục năm sau, chị ta về Việt Nam, thăm lại mẹ, khá cảm động.

Nhiệm vụ chính của ấp chiến lược là cô lập hoá Việt Cộng, không được tiếp xúc với dân quê, để được tiếp tế lương thực hay dấu khi quân đội Việt Nam Cộng Hoà đi hành quân. Có một bác kể khi xưa, nó về ban đêm , gõ cửa kêu nấu cho nó ăn, nay lên phường nhờ nó ký tờ giấy, nó bảo đợi đó. Lính quốc gia mà trở lại, nó có núp trong quần tui, tui cũng rũ cho lòi ra để cho quốc gia còng đầu.

Trước nhất là dân quê của hai nước khác nhau về địa lý cũng như chủng tộc. Cuộc đấu tranh của hai phía đều khác nhau. Gần đây, chúng ta thấy sự lộn xộn ở Bosnia và Kosovo, khi Nam Tư tan rã. Sau 75, Việt Cộng cũng sử dụng chương trình kinh tế mới để cô lập hoá các thành phần chống đối. Họ cho đi kinh tế mới để con người lạ nước, lạ cái, dễ kiểm soát hơn. Ở Nam Tư cũng vậy, khi Tito lên ngôi thì cũng di chuyển dân chúng đi tới vùng khác, chia đất, đến khi Nam Tư bị tan rã, thiên hạ trở về quê, đòi đất của cha ông lại nên đánh nhau như trường hợp Kosovo và Bosnia. Cộng sản đi tới đâu là gieo oán thù tới đó. Chán Mớ Đời 

Ông Robert Thompson, người đưa ra chủ trương chương trình Ấp Chiến Lược tại Mã Lai và Việt Nam, có viết 3 cuốn sách về vấn đề này, đẻ nói lên sự thành công tại MÃ LAi và thất bại tại Việt Nam. Trong cuốn the Counterinsurgency Era: U.S. do triển and Performance , tác giả Douglas Blaufarb, có đề cập tới vấn đề này.

Ông cho rằng cố vấn Ngô Đinh NHu muốn thực hiện chương trình này quá nhanh như ông Thompson đề nghị. Có lẻ chính phủ Ngô Đình Diệm mới được thành lập, muốn củng cố quyền lực tại nông thôn sớm vì ông ta bị đảo chánh đủ trò, sau khi về nước. Nói chung dạo ông ta mới về Việt Nam thì có đủ loại kiêu binh, Bình Xuyên, Ba Cụt, Hoà Hảo,…

Năm 1954, có trên 1.5 triệu người Việt, di cư từ miền bắc vào nam, chính phủ Việt Nam Cộng Hoà, cần phải cho họ đất để sinh sống. Một số được đưa lên cao nguyên và về đồng bằng Cửu Long, gây sự bất mãn cho người dân địa phương nhất là người thượng. Đất đai của họ bị chiếm để phân phát cho người khác, lại bốc họ ra hỏi làng xã, tập trung trong các ấp chiến lược.

Ở Mã Lai, người gốc Hoa có đến 35% dân số Mã Lai, thêm người Ấn Độ, họ không có quyền đi bầu ở xứ này nên nổi loạn, muốn có tiếng nói và cộng sản dã sử dụng chiêu bài ấy để đấu tranh võ trang. Khi cô lập giới người Tàu thì dễ trong khi kẻ Việt Nam thì khó khăn.

Có trên 300,000 người miền nam tập kết ra Bắc, Việt Cộng để lại khá đông cán bộ để chuẩn bị đấu tranh võ trang, nên người dân có cảm tình với Việt Cộng, để nhận tin tức người thân tập kết. Khi ấp Chiến Lược được thành lập thì không phân biệt được ai là thù ai là giặc thêm người dân quê có người thân đi tập kết nên có cảm tình với Việt Cộng, thêm các vụ tham nhũng của công chức miền nam như tôn, xi măng, được Hoa Kỳ tài trợ, người dân phải bỏ tiền mua, mấy ông quan lớn bỏ túi, giúp cho Hà Nội tuyên truyền.  (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 



Tuyên truyền xưa và nay?

Đọc sách và xem phim tài liệu về sức khoẻ và dinh dưỡng khiến mình thất kinh vì chúng ta sống trong một môi trường được đặt trên những giả thuyết, ý nghĩ, câu chuyện thần thoại, phỏng đoán mà thực tế chưa chắc đã đúng hay được kiểm nghiệm. Chúng ta tiến bước trong cuộc sống với những định đề như khi học hình học Euclid.

Thật sự lúc đầu, đọc tài liệu y khoa mình như bò đội nón nên phải đọc đi đọc lại thêm lấy mấy lớp về y khoa cơ bản nên dạo này, đọc không thấy nhức đầu như xưa nữa.

Hậu quả của những định đề cho thấy, những quốc gia như Đức quốc được chia ra làm hai. Một theo chế độ tự do và một chạy theo con người mới của xã hội chủ nghĩa, tiến lên thế giới đại đồng. 45 năm sau, hai định đề đưa đến kết quả khác nhau, cuối cùng thì họ nhận ra được sự ngu ngốc của họ, sát nhập lại một như xưa. Cận đại chúng ta thấy từ 70 năm qua, xứ triều Tiên được chia cắt làm hai. Ngày nay, chúng ta không thể phủ nhận sự khác biệt của hai dân tộc, một tiếng nói đã đưa người dân của họ đến Thiên Đường Mù, suy tôn lãnh tụ.

Con người biết phát minh ra chữ viết, giúp truyền tụng nhau những câu chuyện tiếp nối đến đời sau, thêu dệt, thêm bớt nên các câu chuyện được phong phú hoá, phi thường hoá, tạo thành một ký ức tập thể, dần dần chúng ta xem đó như là một sự thật, không chối cãi. Sự thật là những gì mà tập thể đồng ý, chưa hẳn là đúng. Để tôn vinh ký ức thập thể, họ còn cho xây dựng tượng đài để hậu thế nhớ đến họ.

Mấy năm trước, mình có dịp đi thăm các nước thuộc khối Liên Xô cũ ở Âu Châu. Thấy mấy tượng đài của họ bị đập phá sau khi hậu thế nhận thức rằng cha ông họ cực ngu, bỏ các tượng đài anh hùng mà cha ông họ bỏ tiền ra xây dựng dù thiếu bánh mì, đói khát dù đã làm người mới xã hội chủ nghĩa qua mấy chục năm. Ký ức tập thể của một thời đại nào đó, có thể sai và có thể đúng vào thời cuộc, mốc thời gian đó nhưng hậu thế lại cho là không.

Khi xưa, các trường học cho nghỉ học vào ngày Kha Luân Bố khám phá ra Mỹ Châu nhưng ngày nay, thế hệ trẻ ghê tởm, đả phá những gì Kha Luân Bố đã thực hiện, thậm chí còn muốn đập phá các tượng đài.

Đọc sử Việt, cuốn đầu tiên, chúng ta không thấy nói đến chuyện Hồng Bàng, 18 vị vua Hùng,… nhưng cuốn tiếp theo thì sử gia lại thêm vào mấy chuyện Sùng Lãm, bà Âu Cơ, Lạc Long Quân,… ở thế kỷ 20 thì chúng ta lại có những anh hùng như Lê Văn Tám,… chỉ là những chuyện bịa đặt hay phỏng theo sử của người Tàu, rồi chúng ta pha chế lại. Điển hình là chuyện Phù Đổng đánh giặc Ân. Giặc Ân trong lịch sử tàu, có đến đánh phá các vùng phía bắc Dương Tử, cách xa thủ đô Thăng Long đến trên 2,000 cây số. Người Tàu kể ông ta ăn một nồi bánh bao, rồi đi đánh giặc. Bổng nhiên lại xuất hiện trong sách sử Việt, chỉ đổi ăn nổi cơm thay vì ăn bánh bao, bắt chúng ta học chết bỏ, mơ thành ngọn đuốc cách mạng, giấc mơ Phù Đổng,…

Khi nước pháp cấm không cho uống rượu ở trường thì trình độ học lực học sinh xuống cấp.

Ông Nguyễn Du đi sứ sang tàu, ra chợ trời mua được vài cuốn sách, về nước ông ta dựa vào đấy làm lại theo chữ Nôm, khá hay, khiến thầy cô bắt chúng ta học mệt thở, rồi thầy bói, sử dụng làm bói Kiều,.. do đó mình đoán mấy ông viết sử Việt Nam, chắc cũng mò ấy cuốn sử tàu rồi chế lại để hãnh diện quá Việt Nam ơi.

Vấn đề là nếu có ai đó đứng ra kêu không phải, mấy chuyện này là xạo thì sẽ bị ném đá ngay. Họ dám phê phán ký ức cộng đồng, đã được dạy dỗ như thế. Hoá ra ký ức cộng đồng được công nhận là sự thật. Chúng ta sống trong những ảo tưởng, thuyết do ai đó dựng nên rồi chúng ta được dạy là sự thật, không sai. Tương tự ngày nay chúng ta đã chế ra được “đường mòn Hồ Chí Mình trên không gian”, được xem là quốc gia đầu tiên làm được đường mòn trên không trung như khi xưa, các phi công bắc việt, tắt máy máy bay, núp trong mây, đợi giặc lái đến bò ra bắn AK.

Trong cuộc bầu cử vừa qua, có hai nhóm chính: chống và ủng hộ ông Trump, cứ lên mạng chửi bới nhau, giúp Facebook kiếm tiền quảng cáo. Họ dùng kỹ thuật toán để theo dõi những gì chúng ta đọc, ưa thích rồi bơm vào đó các tin bá vơ để chúng ta nhấn đọc. Càng đọc càng tin tưởng là mình đúng. Chán Mớ Đời 

Người bán hàng, lúc nào cũng đưa cho chúng ta hai loại để chọn lựa; A hay B. Các tay tài phiệt cũng đưa ra hai ứng cử viên mà họ đều bỏ tiền ra, để giúp cả hai tranh cử. Ai thắng cũng tốt, làm lợi cho các tay tài phiệt. Ông Biden lên, tiếp tục chống Trung Cộng, để bảo đảm quyền lợi của các tài phiệt Hoa Kỳ. Không có chi là đặc biệt.

Khi ông Gutenberg chế ra được cái máy in tạo dựng một ngành kỹ nghệ ấn loát, khởi đầu một cuộc cách mạng văn hoá, giúp tin tức, sách báo được truyền bá rộng rãi hơn. Sách bắt đầu được những kẻ biết đọc sử dụng như một công cụ, giúp họ cầm sự thật trong tay. Điển hình các sách báo được in thời đó toàn là sách nói về các mê tín dị đoan, phù thuỷ, tương tự ngày nay chúng ta yêu thích báo chí nói về các tài tử ly dị hay hoàng cung Anh Quốc. Người ta thích đọc mấy sách lá cải này nhiều hơn là đọc về Nikolas Copernicus để tìm hiểu về khoa học. Từ đó mới sinh ra một cuộc săn lùng các nhà phù thuỷ khắp âu châu.

Đa số nạn nhân là phụ nữ bị giết hại trong cuộc săn lùng phù thủy, đưa lên dàn hoả thiêu hơn mấy chục ngàn phụ nữ tại âu châu. Khi người ta hỏi lý do thì quan toà cho rằng trong sách đã nói vậy. Ai dám cãi vì dạo ấy sách tượng trưng cho sự thật. Tương tự ở á châu chúng ta tin vào hạ đồ, kinh dịch, tử vi bú xua la mua. Người ta thêu dệt về sự huyền bí của mấy món ăn tinh thần, giúp một số người thi rớt, kiếm ăn qua nghề bói toán, bốc thuốc. Nếu họ giỏi thì đã cải số của họ để đậu làm quan, giàu to. Bất khả lộ.

Ngày nay, người ta xem các hình ảnh trên YouTube rồi xem những gì người ta kể là sự thật. Khi ai kể về chuyện gì thì họ nói là đã xem trên YouTube. YouTube bổng nhiên trở thành trung tâm nắm giữ sự thật cho dù là người ta đóng kịch hay cắt ráp. Do đó mấy trăm năm trước người ta nói sách nói như vậy thì ai nấy đều tin. Phải mất khá lâu để người ta bắt đầu đặt nghi vấn ở sách vở khi trình độ tư duy dâng cao.

Người Việt chúng ta nói chuyện, hể bí là cứ đem Khổng Tử cỏn như thế này, MẠnh tử viết như thế kia cho dù họ chưa bao giờ đọc Tứ Thư Ngủ Kinh. Ngày nay, họ cứ đem Marx nói như thế nọ, Hegel nói như thế kia, để khoá mồm kẻ đối thoại. Mình đoán là mấy người này đọc, học tập sơ lược về chủ nghĩa mát xít chớ chưa chắc họ đã đọc “Tư BẢn Luận”, thậm chí bản hiến chương cộng sản…

Nhờ máy in mà đạo Tin Lành được phát triển mau khi ông Luther viết bản tuyên ngôn gắn trước nhà thờ và sau đó được in và truyền cho nhau đọc. Nhà thờ Vatican lo sợ nên đã ra lệnh làm cuộc “inquisition “ dò xét tư tưởng đức tin của giáo dân, đưa đến sự bức hại biết bao nhiêu người. Nếu không có vụ thanh trừng, củng cố niềm tin vào thiên chúa giáo thì có lẻ người âu châu đã theo đạo Tin LÀnh rất nhiều. Có những người tin vào thuyết Calvin, phải chạy trốn qua Thuỵ Sĩ hay Hoa Kỳ.

Ai lên tiếng đặt lại những vấn đề được ghi chép trong thánh kinh là phản động, bị tà yêu nhập, cần được trừ khử ngay. Thánh kinh là sự thật. Những câu chuyện không được kiểm chứng nhưng đã được ghi trong thánh kinh là chắc chắn đã trải qua. Ai ngớ ngẩn đặt lại câu hỏi thì sẽ bị trù dập. Trong cuốn “the name of  the Rose “, tác giả Umberto Eco, có kể những chuyện trong các tu viện khi xưa khá thật.

Cũng nhờ vào sự việc nhà thờ chống đối này mà con tàu Mayflower xuất hiện, đưa những người muốn có nơi yên bình để họ thờ phụng đức tin của mình, vượt biển sang đến Mỹ châu, tạo dựng một nền dân chủ trong đó ai cũng có sự bình đẳng và tin thờ đức tin của họ. Đạo Tin LÀnh ở Hoa Kỳ có trên 100 giáo phái.

Họa sĩ Goya, Tây Ban Nha có vẽ bức hoạ nổi tiếng về thời này tương tự sau này ở thế kỷ 20, Liên Xô đã bắt giam các nhà chống đối vào viện tâm thần. Anh không tin vào chủ nghĩa cộng sản là anh phản động, bị bệnh tâm thân, phải uống thuốc điên để chữa trị. 

Ngày nay, người dân âu châu không đi nhà thờ nhiều khiến các giáo xứ thiếu hụt tiền bạc phải cho thuê hay bán các nhà thờ và tu viện. Mình thấy ở Hoà Lan một nhà thờ mà mình có viếng thăm 35 năm về trước, nay biến thành một trung tâm bán sách báo như Barnes And Noble ở Hoa Kỳ hay FNAC ở bên tây.

Giới trẻ ngày nay, có tư duy khác, khi đối chiếu với kinh thánh và khoa học mà họ được giảng dạy tại nhà trường. Họ đã mất niềm tin vào kinh thánh và nhà thờ. Có lẻ họ đang theo một tôn giáo mới về bảo vệ môi trường, một định đề mới của nhân sinh quan ở thế kỷ 21.

Máy in đã giúp phổ biến đạo Tin LÀnh thì ngày nay Internet cũng đã đem lại cho thế giới một niềm tin khác.

Mấy năm trở lại đây, chúng ta thường nghe nói đến Fake News, các tin láo khoét. Trên thực tế các tin này đã có từ xưa, từ khi nhân loại biết tạo dựng những câu chuyện để kể cho nghe. Mình nhớ khi mấy đứa con còn bé, trước khi đi ngủ, chúng kêu mình mình kể chuyện cho chúng nghe. Mình kể hết chuyện thì phải chế thêm cho chúng nghe.

Fake News có từ thời loài người khởi đầu sử dụng ngôn ngữ để kể chuyện qua thi ca truyền khẩu. Ở âu châu người ta đồn về sự việc này, chốn kia, để dễ nhớ người ta tạo ra những câu văn thơ bình dân hay những bài hát dân ca để truyền tụng cho nhau. Ở Hy Lạp, Ông Homer có tài nên gom mấy bài vè, bài hát dân ca rồi tạo nên Illiad, Odyssee, khiến mấy ngàn năm sau, người ta vẫn đọc vẫn được dạy trong trường học.

Chúng ta không thể kiểm chứng được. Cứ lấy vấn đề tôn giáo xuất phát từ Âu châu. Lúc đầu, người Do Thái tự xưng mình là hậu duệ của thượng đế rồi bị quân đội Assyrie bắt làm nô lệ, đưa đi xứ khác. Tự nói sẽ có một ngày, một thiên sứ sẽ được thượng đế gửi xuống trần gian để dãn dắt họ về lại quê cha đất tổ.

Có ông người DO Thái, sinh ra tại làng Nazareth làm nghề thợ mộc, lớn lên đi giảng về đời. Có người DO Thái tin là thiên sứ nhưng có người không vì họ nghĩ trong đầu là một người nào cao sang nên từ chối. Nhóm người Do Thái tin ông Giê-su là thiên sứ nên viết lại kinh ước, gọi là Tân Ước, bỏ bớt khúc đầu. Sau này đến nhóm dân cũng sống tại Palestine, mà theo cựu ước là con riêng của Abraham, bị dòng con chính là người DO Thái ruồng bỏ nên khám phá ra một ông tên Mohamed, lại cắt một khúc đầu của Tân Ước để biên chế lại Koran, cho người theo đạo HỒi sau này.

Khi một chiếc máy bay cất cánh từ phi trường John Wayne để bay đi Hawai . Người phi công cần có lộ trình đường bay nhất là cái địa bàn. Lý do là khi bay trên không, sẽ có gió mưa thổi tạc máy bay sẽ khiến nó rời khỏi lộ trình. Nếu phi công không có lộ trình và địa bàn thì máy bay sẽ bị thổi dạt về một hướng khác và sẽ không bao giờ đến Hạ Uy Di được. Người phi công phải dùng địa bàn để điều chỉnh toạ độ, hướng đi.

Chúng ta sống trên dời, như chiếc máy bay, sẽ bị chao đảo bởi ngoại cảnh, bạn bè. Do đó chúng ta cần có một cái địa bàn, một lộ trình đạo đức, để giúp chúng ta không trở nên hung ác, làm những điều vô đạo đức,… do đó chúng ta cần thánh kinh, tân ước, Koran, kinh phật,..

Mỗi lần mình tìm kiếm một thứ gì để mua trên mạng, vị chi sau đó khi mở máy điện toán, lên mạng là thấy đầy các quảng cáo về những thứ mình đang tìm kiếm để mua. Nguy hiểm hơn là đồng chí gái sử dụng  trương mục của mình nên khi đồng chí gái tìm kiếm cái gì là mình biết ngay.

Đó là các công ty sử dụng kỹ thuật toán để theo dõi các hành vi của chúng ta để bán quảng cáo. Họ sử dụng các đấu óc thông minh để viết những phần mềm, giúp chúng ta phải nhấn để họ kiếm tiền vì mỗi lần chúng ta nhấn nút là công ty lãnh được một số tiền do quảng cáo.

Tại sao những bộ óc thông minh được chỉ định làm những phần mềm, khiến chúng ta phải nhấn nút, sử dụng avatar của họ làm ra để chúng ta lựa chọn. Dần dần kỹ thuật toán biết rõ về chúng ta hơn là cả chúng ta. Có lần mình thử trong xe, hỏi Siri “ai là vợ tao?”. Điện thoại thông minh trả lời : “đồng chí gái” khiến mình thất kinh và mừng. Nếu điện thoại trả lời là bà nào khác là chết với đồng chí gái, đang ngồi bên cạnh, mỉm cười. Bác này bắt chước em, hỏi Siri ai là vợ bác để xem nó trả lời ra sao.

Amazon biết mình đang đọc sách gì nên cứ bắn quảng cáo liên miên trên mạng. Kỹ thuật toán biết mình đọc bao nhiêu lâu thì ngưng rồi bao nhiêu thời gian mới đọc lại vì tự động chúng giữ trang mình mới đọc. Nếu mình đọc từ máy khác thì kỹ thuật toán sẽ hỏi bắt đầu trang đang bỏ dỡ từ máy kia hay là tiếp tục từ trang này,…

Trong cuốn 1984, tác giả có nói đến Big Brother, ai ngờ ngày nay còn kinh hơn nữa.

Chúng ta sống nhờ các câu chuyện do mẹ, cha kể, hay thầy cô rồi đến báo chí, tiểu thuyết, Internet,… từ đó những kẻ khôn ngoan muốn thống trị tư tưởng chúng ta nên cứ dùng những câu chuyện khiến chúng ta tin và làm theo những gì họ bảo. Họ tạo ra những thần thoại để chúng ta bắt chước theo gương ngọn đuốc cách mạng Lê Văn Tám, Phù Đổng Thiên Vương đủ loại.

Nguy hiểm là khi con người đã tin vào những thuyết và cho đó là sự thật. Điều đó mình không phản bác. Đó là quyền tự do tín ngưỡng hay niềm tin của họ. Chỉ khác là khi họ đã tin rồi quay sang tìm cách bắt mình theo ý kiến, tin vào những gì họ cho là đúng, nhất định ép buộc chúng ta phải tuân theo họ nếu còn muốn sống.

Có khi nào chúng ta tự sống cho chính bản thân, không cần muốn sống theo gương của ai, chẳng muốn học tập đạo đức của ai cả. Chúng ta sống như một người bình thường, không có một hình bóng của một vị “anh hùng “ nào đó để chúng ta phải noi theo. Chúng ta cứ lo cho chính bản thân, cơm no áo ấm. Nếu ai cũng nghĩ như vậy thì cuộc sống có lẻ sẽ bình yên hơn. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Người về từ quá khứ

 Mới đi làm về, ông Tám Bôn Sa nhận được cú điện thoại. Sau cuộc điện đàm khiến ông ta thẩn thờ, ngồi xuống ghế sa-lông nhìn về mông lung. Ông vừa nói chuyện với một tên bạn nối khố khi còn bé. Bố tên này, đi tập kết ra bắc, bỏ lại mẹ hắn với 3 người con nên trong giấy khai sinh, phần Cha: vô danh để tránh rắc rối với chính quyền Miền Nam. Bà mẹ lại đi thêm bước nữa, lấy ông chồng khác, sản xuất thêm 2 trự.

Sau hiệp định Geneva, Việt Nam được các nước Tây phương chia đôi ở vỹ tuyến 17, như Đại Hàn, Đức quốc sau đệ nhị thế chiến. Một triệu người, từ miền Bắc di cư vào nam ngược lại có 300,000 người từ miền nam di tản ra Bắc mà Hà Nội gọi là đi tập kết. Ngoài ra Hà Nội còn để lại một số cán bộ nòng cốt để tổ chức cuộc chiến tương tàn như Lê Duẫn, Nguyễn Văn Linh,…

Mình nghe nhà kể, có một chiếc xe Lam chở một gia đình đi di tản như chiếc này, họ bóp còi, qua mặt thì 10 phút sau, thấy chiếc xe Lam bị pháo kích Việt Cộng tan tành, chết hết. Có lẻ họ chết để cho gia đình mình sống. Khi nhìn tấm ảnh này khiến mình rùng mình.

Đọc cuốn hồi ký Thép Đen của Đặng Chí Bình, người bắc di cư vào Nam, được Nhà Kỹ Thuật tuyển dụng, huấn luyện để trở về bắc, liên lạc, lấy thông tin, phá hoại thì mới khám phá ra chiến dịch cho người ngoài bắc di cư vào nam là một thất bại lớn về mặt chính trị của phe tự do. Người mà ông tiếp xúc tại một nhà thờ ở Hà Nội, lại là chính Việt Cộng phản gián. Ông ta phát hiện bị theo dõi sau khi tiếp xúc ông cha. Mình đọc cuốn I và II năm 1991, đến 20 năm sau mới đọc thêm cuốn III và IV thì mới có giải đáp vì sao ông ta bị bắt và ai là nội gián, hay phản gián của Hà Nội.

Tập II và IV mình mua đọc sau 20 năm, khi tác giả thu thập thêm tài liệu.

Bao nhiêu người sợ hải cuộc cải cách ruộng đất nên bỏ chạy vào nam, khiến số chống lại chế độ còn rất ít, dần dần bị bắt và đưa đi cải tạo như ông Vũ Thư Hiền kể. Khi các người nhái, điệp viên được miền nam huấn luyện, được thả về Bắc bằng đường biển, hay xâm nhập qua biên giới Hạ Lào thì đều bị tóm hết. Ông Đặng Chí Bình cho hay khi bị lấy cung, họ cho ông ta xem tấm ảnh đang ngồi ở Sàigòn, với người huấn luyện ông ta về gián điệp. Sau này, ông ta khám phá ra là những người huấn luyện phản gián cho ông ta đều làm gián điệp cho Hà Nội.

Ngoài ra, 300,000 người miền nam ra bắc thì xem như là con tin của Hà Nội, họ cho người liên lạc với gia đình, đưa thư,…để kết nối người nhà, giúp Hà Nội. Điển hình, ông tướng Dương Văn Mình, có người anh có địa vị khá cao trong chính quyền miền bắc. Hay trường hợp ông nhà báo Phạm Xuân Ẩn, làm mưa làm gió trong thời kỳ chiến tranh. Ông ta được Hà Nội bỏ tiền cho sang Hoa Kỳ học 2 năm ở Quận Cam, trường đại học cộng đồng OCC về báo chí rồi về Sàigòn lãnh công tác, tung tin tức do Hà Nội đưa cho các phóng viên ngoại quốc.

Kể ra thì không xuể, đó là những yếu tố rất quan trọng đưa đến sự thất bại của miền Nam. Trước 1954, người ta gọi những người chống pháp là Việt Minh, viết tắc của Việt Nam Đồng Minh Hội. Sau 1954 thì gọi ai theo Hà Nội là Việt Cộng. Nôm na là Việt Minh trở thành Việt Cộng khiến những người theo kháng chiến chống pháp, dù không theo cộng sản, bổng nhiên trở thành Việt Cộng.

Một hôm sang nhà thằng bạn chơi, mẹ nó, bà Mười hỏi con thích chơi với đứa nào nhất. Ông 8 kêu thằng Cẩn, thằng Khía thì lết hết quá. Bà Mười hỏi cho thằng Cẩn qua nhà con ngủ rồi sáng đi học luôn được không. Ông 8 gật đầu, thế là bà Mười chạy qua xóm ông 8, hỏi mẹ ông ta, cho thằng Cẩn, tối vác quần áo qua nhà ông 8 ngủ nhờ. Lý do là ban đêm mấy ổng về, sợ bắt chúng vào Bưng, đưa truyền đơn, về tỉnh thả truyền đơn. Bà đi gửi thằng Khía cho gia đình khác. Dạo đó ông ta mới học tiểu học mà Việt Cộng đã xử dụng con nít để rãi truyền đơn. Lý do là cảnh sát ít để ý đến con nít, nhét truyền đơn trong bụng.

Bà Mười được lệnh của cách Mạng, ở lại hoạt động, báo cáo ai là xã trưởng, quận trưởng, thu thập tin tức của Việt Nam Cộng Hoà. Tuy hoạt động cho Việt Cộng, Bà Mười vẫn sợ cách mạng bắt mấy đứa con vô bưng, không học hành gì cả. Ngày qua ngày rồi 30/4 đến, bố thằng Cẩn trở về, với chức vụ nổi đình nổi đám. Anh em thằng Cẩn bổng nhiên dựa hơi chức vụ của bố, đổi tên họ mẹ qua họ bố cách mạng nên được cất cử làm chức vụ lớn rồi điềm chỉ bà con trong xã.

Thằng Cẩn, đi theo dê vợ ông 8, bỏ ông ta theo nó, một thằng từng qua nhà ông ta hằng đêm, ăn ở nhà ông ta, trả ơn gia đình ông 8 bằng cách chim vợ thằng bạn nối khố. Thằng Khía, em thằng bạn nối khố, chiếm ruộng vườn của gia đình ông 8 ở Bà Rịa khiến ông ta chỉ còn cách duy nhất, liều chết, xuống tàu ra đi tìm tự do. Ông không bị Việt Cộng bắt đi tù, không có nợ máu với nhân dân, vẫn bị bần cùng hoá bởi bạn bè, mẹ ông ta giúp đỡ người dưng rồi được trả ơn bằng chiếm hết ruộng nương. Cách mạng đã giải phóng ông ta bạn bè, ruộng vườn, vợ con. Xem như giải phóng mặt bằng hết.

Sau đó họ kêu gọi hoà hợp hoà giải, quên thù hận đi. Trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ, người miền Nam bị mất hết tài sản. Tài sản của họ là những người nô lệ da đen và da trắng, nay họ cấm làm chủ tài sản của họ thì chỉ có chết đói. Ai làm nông cho họ, do đó sự kỳ thị chủng tộc ở miền nam vẫn còn hiện hữu từ bao nhiêu năm nay. Người miền nam Hoa Kỳ bị tước đoạt tài sản và kẻ thắng cuộc miền Bắc phải kêu hoà hợp hoà giải trong tinh thần triệu người vui, triệu người buồn.

Sang mỹ, ông cố gầy dựng lại một cuộc đời, làm ăn lương thiện bằng sức lao động của mình vì đã lớn tuổi, khó đi học lại. Sau mấy chục năm, ông ta tưởng đã nguôi đi những quá khứ đỗ vỡ do kẻ thắng cuộc  đem đến cho gia đình ông ta nay tên bạn nối khố một thời, từng kêu tư bản đang dãy chết, bổng nhiên xuất hiện, du lịch qua Hoa Kỳ chơi, gọi mời đi nhậu.

Ông ngồi thẩn thờ, không biết có nên đi gặp lại tên bạn nối khố, bố mẹ hắn và các người chung chí hướng của hắn đã phá vỡ hạnh phúc gia đình của ông 8, nói riêng, và làm biết bao nhiêu gia đình mất cha mất mẹ mất con sau ngày 30/4. Vạn người vui, triệu người sầu. Vui vì chiếm được vợ kẻ khác, chiếm đất của những tên có nợ máu với họ. Theo ông Phạm Văn Đồng, thủ tướng Hà Nội, trả lời với tờ báo Paris Match, có 3 triệu người học tập cải tạo. Xem như gia đình của 3 triệu người này là vất vả, phải thăm nuôi. 3 triệu người là con tin của Hà Nội, khiến gia đình họ không thể không chấp hành vì muốn được chồng, con hay cháu mau được thả về.

Mẹ mình kể là sau một ngày buôn bán mệt mỗi nhưng tối về phải đi họp tổ dân phố, vẫn phải lên diễn đàn,  kêu gọi chị em phủ nữ ai có chồng con đồng cảnh ngộ, nên viết thư khuyến khích, động viên chồng, cha hay con  học tập tốt để được cách mạng khoan hồng mà cho về với gia đình. Mẹ mình phải tự kiểm điểm trước tổ dân phố, cứ tụng mãi câu Chồng tôi sai đương lạc lối nên mỗi lần thăm nuôi tôi phải động viên chồng học tập tốt, nhất là các con trở thành Cháu ngoan của bác, trò ngoan của thầy,…

Khách hàng ông ta, đi theo diện con của H.O. kể là sang đây mới thấy cái lá cờ vàng 3 sọc đỏ mà Việt Cộng gọi là cờ 3 que. Cháu hỏi ba cháu tại sao không kể về lá cờ này ở Việt Nam, ba cháu kêu nếu kể về nó thì đi tù không có ngày về. Cháu lên 3 tuổi khi ba cháu đi tù cải tạo, 15 năm sau ba cháu về, thấy sao sao vì quá lâu, lớn lên không có cha. Phải cần một thời gian lâu, cha con mới nối kết lại tình phụ tử. Qua đây mới có tài liệu nói về cuộc chiến Việt Nam khác với những gì Hà Nội đang dạy.

Nếu tính từ năm 1945 đến 1975, xem như đa số người Việt sinh ra và lớn, ít có cơ hội sống bên người cha hay chồng. Lý do là tham gia kháng chiến hay chiến tranh sau 1954. Mình chỉ sống với ông cụ sau khi được giải ngũ năm 1966. Do đó mình nhớ đến thời ông cụ, đi học thêm ban đêm để thi bằng tiểu học và học thêm đánh máy. Xem như mình sống với ông cụ được 5 năm vì có thời gian ông cụ bị đổi lên Ban Mê Thuột.

Em mình thì lớn lên cũng không sống với cha vì ông cụ đi cải tạo đến 15 năm. Cuộc đời chỉ loanh quanh với mẹ. Không biết có ai ở Việt Nam, nghiên cứu về vấn đề sinh ra không có cha, thiếu tình thương phụ tử. Vấn đề này rất quan trọng cho đứa bé lớn lên về mặt tinh thần, đạo đức, và học tập.

Vạn người vui, triệu người sầu. Gia đình ông quản giáo vui còn gia đình của các trại viên thì buồn.

Theo thống kê tại Hoa Kỳ, 30% người mẹ đơn thân sống trong cảnh nghèo khó. Mình nhớ mẹ mình một thân một nuôi một đàn con 10 đứa thêm phải thăm nuôi hàng tháng ông cụ mình trong trại cải tạo. Nếu không có thăm nuôi, chắc ông cụ đã bỏ xác từ lâu. Nuôi được ba cô con gái tốt nghiệp đại học sau khi chế độ mới bỏ lệnh không cho con cháu phản động học đại học.

Ngồi thừ ra trên ghế, ông cứ nghĩ mung lung, không biết có nên đi gặp tên bạn nối khố ngày xưa, người đã khiến vợ ông ta bỏ ông theo hắn, em hắn chiếm hết ruộng vườn của gia đình ông ta. Ông ta có nên tha thứ cho những kẻ ấy vì dù sao nay ông 8 đã già, chết sống không biết lúc nào.

Theo các bác, ông 8 có nên đi gặp lại tên bạn một thời? Xin cho em biết. Cảm ơn trước.

Nguyễn Hoàng Sơn 

Yêu bằng trái tim hay bằng cái bụng

 Có lần thằng con, cắc cớ hỏi tại sao tiếng Việt lúc nào cũng chia với động từ “ăn” khiến mình ngơ ngác, rồi mò mò mới hiểu có đến 134 từ ngữ được kết với từ “ăn” như ăn cướp, ăn hiếp, ăn trộm,… sau đó mình nói với nó là người Mỹ yêu thì để trong tim họ, còn người Việt khi yêu thì để trong lòng của họ. Thí dụ, bố yêu mẹ rồi vỗ cái bụng, chớ không chỉ trái tim, lại càng khiến thằng con như bò đội nón.

Thắc mắc của thằng con khiến mình tò mò, tại sao người Việt hay nói đến cái ruột, cái lòng thay vì trái tim khi nói về chuyện tình cảm. Thắc mắc được giải đáp khi mình bắt đầu đọc sách về y tế, sức khoẻ.

Các khoa học gia đơn cử khi chúng ta vừa ăn một bữa ăn thịnh soạn, hay mới giao cấu thì não bộ của chúng ta tạo ra những hoá chất khiến chúng ta cảm thấy vui sướng, hạnh phúc, mà họ gọi là neurotransmitters giúp tạo ra các phức cảm khiến chúng ta cảm nhận về hạnh phúc, năng lượng. Không có những hoá chất này thì chúng ta sẽ không có những cảm nhận kể trên dù lâm vào tình trạng này. 

Trong những trường hợp như chúng ta bị thất tình, trễ cuộc hẹn với người yêu, thì não bộ sẽ tạo ra các hoá chất khác sẽ khiến chúng ta lo lắng, buồn phiền, xì-trét,…

Những thăng trầm của cuộc đời bị kiểm soát bởi những cảm tính và các hoá chất của não bộ chúng ta. Một bộ phận mà 90% là chất béo, nặng độ 3 cân anh. Gần đây, mình đọc sách của 3 ông bác sĩ chuyên gia mỗ tim, xem video các buổi diễn thuyết của họ thì khám phá ra không phải cái não bộ mà là đường ruột, bộ lòng giúp hệ thống miễn dịch mà người Việt chúng ta hay nói đến, yêu để trong lòng, ghét để trong bụng. 

Y khoa tây phương hiện đại được khởi đầu từ 100 năm đổ lại và giảng dạy các bác sĩ tương lai, kê toa thuốc của các công ty dược phẩm, và làm tiền như phương châm mới “lương y như kế mẫu”, mẹ ghẻ thì khó thương con chồng. Chúng ta đến viếng bác sĩ, bận bịu, đông bệnh nhân, chỉ có vài phút để khám sức khoẻ hỏi chuyện, cứ kê thuốc, nuôi bệnh nhân để trở lại trong 3 tháng tới để làm tiền thêm. Xong om

3 ông bác sĩ này sau khi mỗ trên 10,000 bệnh nhân, khám phá ra là thay van-tim thì độ 1, 2 năm sau, bệnh nhân trở lại bàn mỗ. Có lẻ giàu có, không cần nhiều tiền nữa nên họ mới giác ngộ cách mạng, tự hỏi có cách chữa trị bệnh nhân cách khác hay không và tìm ra nguyên nhân chính là cái bụng, bộ lòng là não bộ thứ nhất. Khi chúng ta lo âu, thì ruột gan rối bời, bệnh khởi đầu từ bụng khi ăn cái gì không tiêu hay có chất độc,…

Họ bắt đầu đọc sách cũ trước thế kỷ 20, khám phá ra một khôi nguyên y khoa của giải Nobel, người Nga, tên Ilya Mechnikov, ông này khám phá ra vai trò của phagocytes, một loại tế bào quan trọng của hệ thống miễn dịch, và đoạt giải Nobel năm 1908.

Chúng ta đều sống cô lập trong bụng mẹ đến 9 tháng 10 ngày, một không gian, dung dịch cực sạch tinh khiết, không bị nhiễm trùng. Khi chúng ta được sinh ra theo đương âm hộ của người mẹ, được bọc theo một lớp vô hình gồm các vi khuẩn thân thiện. Từ các vị khuẩn này sinh sôi nẩy nở ra bộ lòng ruột trong bụng chúng ta, được gọi là microbiota hay microbiome, hệ vi-sinh-vật. Xem mấy video thì họ cho thấy các ruột của chúng ta là một hệ thống não bộ, liên kết với não bộ trên đầu.

Bộ phận này lớn dần và ngày nay 90% các tế bào trong cơ thể là tế bào vi khuẩn, chỉ có 10% là tế bào của chúng ta. Người ta thí nghiệm, anh em sinh đôi, tách ra sống ở hai môi trường khác nhau thì lớn lên, các tế bào của họ cũng khác nhau vì ăn uống ở môi trường khác nhau.

Các vi khuẩn thân thiện của bộ lòng của chúng ta giúp tiêu hoá các thực phẩm được đưa vào miệng, tạo ra các sinh tố cần thiết và hormone , kiểm soát lượng đường của máu, và chất béo,…

Các vi khuẩn trong ruột có thể kiểm soát, khiến chúng ta bị bệnh béo phì, bệnh tháo đường hay loảng xương,… họ thí nghiệm bằng cách cấy một số vi khuẩn trong ruột của người bệnh béo phì hay bệnh tiểu đường cho một người bình thường thì một thời gian sau, người bình thường bị bệnh béo phì, có những vi khuẩn tương tự người bị béo phì. Chán Mớ Đời 

Thậm chí các người sống chung thì lâu ngày bị lây các vi khuẩn của nhau trong đường ruột.

Mình có đọc một tài liệu về đông y, họ cho biết khi xưa, các vua chúa có nhiều cung nữ, mỗi đêm, thái y bắt mạch các cung nữ có những điểm tốt để bồi bổi cho nhà vua nên mới đem vào ngủ với vua. Họ lựa toàn các thiếu nữ trẻ, mạnh khoẻ, để truyền nhân lực qua cho vua. Họ nói ông vua phải nằm tư thế nào, các cung nữ thì nằm thế nào. Có hình vẽ khá hay. Chỉ tiếc mình không phải Bảo Đại để thử. Chán Mớ Đời 

Có ông vua Càn Long là hiểu rõ vấn đề đông y này vì giỏi võ nên ít, hay không giao cấu, chỉ ngủ với các cung nữ nên sống lâu. Còn mấy ông kia thì cứ giao cấu nên chết sớm. Mình thử trải nghiệm thì thấy trong tuần mình không đụng tới mụ vợ thì tóc đen lại sơ sơ, nhưng khi mụ vợ kêu trả bài là hôm sau, tóc bạc ngay. Mình để ý mấy ông mà tóc đen, đa phần là bị tiểu đường nên không cương được. Cứ thấy bạn bè tóc đen thì biết một là cưa sừng trâu làm nghé hai là bị liệt dương.

Mình có xem một phim tài liệu, có một khoa học gia sang phi châu, tìm ra một bộ lạc, muốn truyền các vi khuẩn bộ lòng của giống bộ lạc qua người ông ta nhưng bạn bè khuyên là không nên. Ông ta muốn thử nghiệm như ông Mechnikov khi làm việc tại viện Pasteur, Paris. Ông này dùng vi khuẩn của bệnh dịch tả để cấy vào người để giúp cơ thể, bộ lòng chống trả lại các vi trùng. Tương tự ngày nay người ta tiêm các vi khuẩn covid yếu vào người để tạo ra kháng thể giúp chúng ta chống trả bệnh này. 

Trên thực tế thì phức tạp hơn nhưng cứ tạm hiểu như vậy để có khái niệm.

Khi các kháng sinh được tìm ra bởi ông Iman Fleming, người ta lạm dụng và vô hình trung giết vô số các lượng vi khuẩn đặc biệt trong cơ thể nhằm giúp chúng ta chống lại bệnh tật, làm suy yếu hệ thống miễn nhiễm của chúng ta. Vợ mình mỗi lần đau là cứ kêu bác sĩ cho uống thuốc kháng sinh để mau lành bệnh. Vấn đề là khi uống kháng sinh, vào trong đường ruột các kháng sinh này sẽ giết các vi khuẩn gây bệnh nhưng đồng thời lại giết luôn các vi khuẩn thân thiện khác.

Điển hình, khi xưa, thời ông Diệm thì muốn loại trừ Việt Cộng nằm vùng thì họ cho xây dựng các ấp chiến lược. Tối là đóng cửa ấp lại, có đồn canh, nằm vùng về thì biết ngay. Sau này, họ đốt hết các làng mạc, kêu là không tiếp tế cho Việt Cộng nằm vùng, đưa người dân vào thành thị rộng lớn thì khó kiểm soát. Lâu lâu anh đi tuần, bắt gặp khủng bố Việt Cộng thì bắn đại liên hay bỏ bom thì dân vô tội chết lây.nhất là Việt Cộng hay dùng người dân làm bia đỡ đạn cho họ.

1/3 con nít tại Hoa Kỳ được sinh ra bằng mỗ xẻ khiến người ta quan ngại cho tương lai. Lý do là khi chúng ta sinh ra qua đường âm hộ của người mẹ, thì cơ thể chúng ta sẽ có một lớp vi khuẩn thân thiện giúp cơ thể mạnh, và hệ thống miễn nhiễm cao nhất là bú sữa mẹ rất tốt vì được truyền sang các vi khuẩn thân thiện, giúp hệ thống miễn dịch. Ngày xưa, người tàu, hay mướn các bà vú, mới sinh con, đem về nhà, cho bố mẹ mình lớn tuổi bú sữa của các bà mẹ trẻ này, để giúp hệ thống miễn nhiễm của họ mạnh lên, ít bệnh tật.

Họ cho biết các trẻ em được sinh ra bằng mổ xẻ, có nguy cơ đến 25% bị béo phì, hen suyễn và hệ miễn dịch yếu kém trong tương lai. Do đó, ngày nay, người ta nghiên cứu các phương cách giúp cải thiện hệ thống miễn dịch cao hơn.

Họ khám phá nếu chích một con chuột, các vi khuẩn Toxoplasma gondi thì một hiện tượng ngạc nhiên xẩy ra: con chuột này không còn sợ mèo nữa. Mình đang định tiêm loại này vào người để xem có hết sợ vợ nữa hay không. Các con chuột này lại thích mèo và cuối cùng thì bị mèo xơi tái. Chán Mớ Đời 

Người ta chứng minh là neurotransmitters là những hoá chất được cấu tạo trong đường ruột của chúng ta, các serotonin, một loại chống trầm cảm tự nhiên, 90% được cấu tạo bởi đường ruột của chúng ta. Độ 10% là do não bộ của chúng ta tạo nên. Cho thấy các vi khuẩn trong đường ruột có thể kiểm soát cách chúng ta suy nghĩ hay hành động. Như cảm giác , bụng đánh lô-tô,..

Người ta khám phá ra các chất béo mà chúng ta ăn lâu dài có thể thay đổi các vi khuẩn trong đường ruột. Ăn một loại thực phẩm nào đó sẽ giúp tạo những Prebiotic . Người ta được biết ông khôi nguyên Nobel tự tiêm các vi khuẩn bệnh typhoid mà bà vợ ông ta bị. Ông ta không chết và từ đó nghiên cứu về hệ vi sinh, khi làm việc tại viện Pasteur. Ông ta nghiên cứu về các người Đông Âu, ăn các sữa chua bị lên men như nữ hoàng Anh Quốc phái máy bay đến Bảo Gia Lợi để mua ấy-ủa đem về cho bà xơi nên sống lâu. Ông Mechnikow chết năm 1916, vào tuổi 71 trong khi người Pháp trung bình chết ở tuổi 40.

Mình có chị bạn, dược sĩ, kể là từ khi rước bà mẹ về để chăm sóc thay thế ông anh thì cho bà mẹ ăn các loại berries, đậu óc chó,… thì bà mẹ khá hẳn, tinh thần mạnh, minh mẩn trở lại. Đó là những thức ăn giúp bồi dưỡng trí nhớ.

Mình mới đọc tài liệu về các bệnh như alzheimer , Parkingson,..có thể chữa được nếu sử dụng Funtional Medicine (y khoa chức năng?) hôm nào rảnh sẽ kể thêm. Khá hay. Tương tự, người Nhật Bản khám phá một điều là càng ăn trái cây và rau quả thì lại càng bị bệnh. Lý do là trái cây và rau quả được các nhà nông xị thuốc sâu, sát trùng nên ăn vào thì tự bồi dưỡng luôn các chất sát trùng, thuốc sâu đưa đến các bệnh Alzheimer, Parkinson, MS,…

Xong om

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tại sao chúng ta phải lên tiếng?

 Từ khi đại dịch khởi đầu năm ngoái thì tội ác, nạn kỳ thị, đối với người Mỹ gốc Á châu gia tăng khủng khiếp. Với những cụm từ Chinaflu, Chinavirus, KungFlu,...đã tạo ra một làn sóng chống đối, sợ hải, kỳ thị người gốc á-châu. Theo nghiên cứu của đại học San Bernardino, miền Nam Cali thì tội phạm kỳ thị chủng tộc đối với các sắc dân giảm 7% toàn quốc, ngược lại đối với người Mỹ gốc á-châu gia tăng 150%. Trong đó các nạn nhân phụ nữ chiếm đến 68.1%. Kinh

 https://youtu.be/oOag2ZP-KqY


https://youtu.be/XIBHsy9KhgM


Ngành nail ở Hoa Kỳ là nghề thu dụng người Mỹ gốc Việt rất nhiều, rất dễ bị phá phách. Đa số là phụ nữ làm việc trong các tiệm nail nên rất nguy hiểm cho người Mỹ gốc Việt, làm ăn trong một môi trường đầy kỳ thị, được định hướng về mặt chính trị. Không những tại Hoa Kỳ mà ngay cả ở Âu châu, chúng ta thấy những vụ bạo hành kỳ thị người á-châu xảy ra rất nhiều. Đọc báo đức ngữ, thấy tấm ảnh cô gái gốc Á, cầm tấm bảng đề “ tôi không phải vi-khuẩn” (ich bin kein virus) tại thành phố Wien, thủ đô nước Áo khiến mình lạnh xương sống. Mới đi chơi ở đây, trước vụ đại dịch xảy ra.

Xứ này và Đức quốc nổi tiếng là kỳ thị chủng tộc, đã đưa đến vụ sát hại hơn 6 triệu người gốc Do Thái. Lịch sử luôn luôn được lập lại theo chu kỳ.

Những tội ác như vụ giết các phụ nữ trong các tiệm đấm bóp ở Atlanta, tiểu bang Georgia hay xô lấn bà cụ gốc tàu trên San Francisco,... còn miệt thị hay thoá mạ khi đi đường khi lái xe thì vô số như có ông gốc mít kể, ở thành phố Ỉrvine. Ông ta đang lái xe, có bà Mỹ lái xe bên cạnh, kêu quay cửa sổ xuống rồi hét : “go back to China”, khiến ông ta giật mình rồi kêu: “I’m not Chinese”. Chán Mớ Đời 



Đối với người da trắng hay da đen hay chủng tộc nào đi nữa thì họ khó phân biệt được người gốc á châu là người Tàu hay người Việt hoặc người nhật,... tương tự người á châu khó phân biệt, người Pháp, người Ý, người Anh Quốc,...

Tuần này, mình được mời tham dự với bác sĩ Tâm Nguyễn, cuộc hội thoại trên đài truyền hình Little Sàigòn, có sự tham dự của cảnh sát trưởng và phó cảnh sát trưởng của thành phố Garden Grove, nơi có rất đông người Mỹ gốc Việt cư ngụ.

Sau một giờ đồng hồ nói chuyện trên đài, mình nhận xét lời khuyên của hai ông có quyền uy và trách nhiệm của công lực thành phố này là người Mỹ gốc á châu cần phải lên tiếng. Nếu chúng ta không lên tiếng thì nhân viên công lực sẽ không  bao giờ biết đến vấn đề, trở ngại của chúng ta đối với sự kỳ thị hay những khó khăn trong cuộc sống.

Chúng ta từng sống tại một nơi mà nhà cầm quyền, không được dân bầu lên một cách tự do, bị công an sách nhiễu, làm tiền trắng trợn, ăn hối lộ nên quen cái tính “1 sự nhịn 9 sự lành” an phận của kẻ miệng bé nhỏ trước sự trấn áp của nhà cầm quyền. Do đó chúng ta không muốn nói lên hay thưa kiện những bất công xảy đến cho mình.

Năm ngoái khi ông cảnh sát mỹ trắng đè cổ ông người da đen đến ngộp thở chết, thấy có một ông cảnh sát khác gốc á châu, đứng nhìn thiên hạ như bảo vệ ông da trắng trấn áp ông da đen. Tò mò mình xem tên thì thấy là người gốc Mường nên không quan tâm.

Sau nghĩ lại, hình ảnh của ông cảnh sát người Mường đứng canh, không can thiệp đồng nghiệp có thể đem lại một hình ảnh xấu cho người Mỹ gốc á châu nên mình bắt đầu lo ngại. Đi xa hơn một chút thì mình thấy hình ảnh của một tên nô lệ da vàng, hãnh diện làm cu-li cho người da trắng. 

Mình có dịp sinh sống tại nhiều quốc gia thì nhận thấy người Việt sinh sống tại đó, cứ khen xứ họ đang ở đẹp tốt hơn các xứ bên cạnh. Họ chỉ lập lại những gì người bản xứ nói, không hề có chút tư duy và nguy hiểm nhất là họ cứ đinh ninh mình là người Pháp, người ý, người đan mạch, chính gốc da trắng.

Nói chuyện với người Mỹ gốc Á châu thì mình có cảm tưởng họ tự cho họ là người da trắng, được người da trắng chấp nhận, thu nhận họ vào cùng đẳng cấp với họ nên hay chê bai các chủng tộc da màu khác. Nào là tụi đen, tụi Rệp, tụi Mễ,...

Có đoạn phim, một cựu chiến binh mỹ gốc á-châu, cho rằng ông ta bị kỳ thị, sống trong lo âu nhưng gần đây, sự kỳ thị gia tăng, người ta đặt câu hỏi ông ta không yêu nước, quốc gia Hoa Kỳ và ông ta cởi áo cho xem những vết thương tại chiến trường khi ông ta tham gia quân đội Hoa Kỳ trên 20 năm để trả lời những câu hỏi về tinh thần ái quốc.

https://youtu.be/zTJa_SwHcTE

Khi người mỹ kêu người á châu giỏi toán. Thoạt đầu chúng ta cho đó là một lời khen ngợi nhưng nếu suy nghĩ thêm một chút thì câu nói, lời khen tặng ấy là sự kỳ thị. Thứ nhất là câu nói “người á châu giỏi toán học” là không đúng thực tế và có sự kỳ thị, khiến con em chúng ta bị chèn ép khi vào đại học. 

Người Mỹ gốc Á châu chiếm có 5-6% dân số Hoa Kỳ. Trên nguyên tắc, chúng ta được xem là chủng tộc thiểu số nhưng khi xin tuyển vào đại học, các đại học Hoa Kỳ xem chúng ta như người da trắng, thành phần đa số. Cách đây vài năm, có một học sinh gốc đại hàn, kiện đại học Princeton. Lý do là anh ta đạt 100% điểm SAT nhưng không được nhận trong khi một bạn học cùng lớp người da trắng được nhận vào dù ít điểm SAT hơn. Mình rất vui không phải anh chàng gốc Đại Hàn kiện tụng nhưng vì thế hệ con cháu mình bắt đầu lên tiếng đòi hỏi sự công bằng cho người á châu.

Trong các kỳ thi toán quốc tế, có vài quốc gia á châu đoạt các hạng đầu đồng thời cũng có những quốc gia á châu khác về hạng thứ 38, 59, 63,... do đó không thể nói chung người á châu giỏi toán. Một nước á châu như Ấn Độ, Trung Cộng có trên 1 tỷ người thì chắc chắn họ phải sản xuất ra những người giỏi toán xuất chúng nhưng không có nghĩa là người á châu giỏi toán. Tại Hoa Kỳ cũng tương tự, trong số học sinh người Mỹ gốc á châu, cũng có chủng tộc này này học khá hơn giống dân khác của á châu.

Trong xã hội Hoa Kỳ ngày nay, người gốc á châu thường được xem là người thiểu số kiểu mẫu, làm việc chăm chỉ, học giỏi, siêng năng nhưng vào thế kỷ 18, người á châu được xem là “mongoloids “ hơi bị bệnh tàng tàng trong khi người da trắng được xem là “caucasoids “, là một con người có trí tuệ tuyệt đối.

Ông Yasuhito Takezawa có viết “Problems with the terms: “caucasoid”, “mongoloid” and “negroid”, mà người ta gọi trong môn học “Craniometry” do ông Johann Friedrich Blumenbach khởi xướng. Để hôm nào mình kể rõ vụ này hơn.

Như nói trên, người Mỹ gốc á châu, được người da trắng xem như một loại người thiểu số kiểu mẫu, để các chủng tộc khác noi theo. Như thể ngầm bảo các chủng tộc khác, bọn da vàng á châu làm được thì tại sao chúng mày không làm được. Tạo dựng một huyền thoại về người á châu như thể “khử-nhân-tính” họ. Họ chỉ biết giỏi toán ngoài ra không biết gì hết khi người ta gán cho những người giỏi toán là “nerd “, những người đại thông minh, những kẻ không biết gì về nhân văn, diễn đạt như trong các phim “ a beautiful mind” do Russell Crowe đóng vai ông giáo sư toán bị điên.

Chúng ta nghe người Mỹ khen là da vàng học giỏi thì vui và hãnh diện vô hình trung tạo áp lực cho con cháu chúng ta vì thực tế không phải vậy. Khi xưa mình học dốt nên phải theo học ban B vì không muốn gạo bài như ban A, hay giỏi sinh ngữ, viết luận văn hay để theo ban C.

Trong những ngày vừa qua, sau vụ sát hại mấy người á châu ở Atlanta, chỉ có truyền thông người da trắng lên tiếng còn ngoài ra không thấy các tổ chức người Mỹ gốc á châu lên tiếng hay xuống đường biểu tình. Có người nói với mình là thằng nào giết mấy người gốc đại hàn rồi nhún vai, xem như mình là người da trắng.

Một tên kỳ thị đâu có phân biệt người gốc tàu, gốc đại hàn, Việt Nam,... hắn chỉ thấy da vàng là rút súng ra ria một băn đạn. Mình không thấy cộng đồng người Việt xuống đường lên tiếng như năm ngoái họ xuống đường ủng hộ hay chống đối ông Trump. Vấn đề quan trọng nhất cho thế hệ mai sau là kỳ thị chủng tộc.

Chúng ta thấy cách tuyển lựa vào đại học, người á châu không được xem là thiểu số dù người Mỹ gốc á châu chỉ chiếm 5-6% dân số Hoa Kỳ. Người gốc da đen, Mễ la tinh được xem là thiểu số khi họ chiếm 15-45% dân số Hoa Kỳ. Đi làm, họ sẽ viện cớ là á châu, có thể là làm gián điệp cho Trung Cộng, thế là hết lên chức hay được cho vào những chức vụ cao, hợp với khả năng của mình. (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn