Showing posts with label Mekong. Show all posts
Showing posts with label Mekong. Show all posts

Tại sao phải chuẩn bị giấy tờ cho mai sau?

 Hôm qua, có một chị bạn gọi điện thoại hỏi về Living trust. Cách đây mấy năm, được tin anh chồng bị ung thư, chị ta có hỏi mình, nhờ giới thiệu luật sư để làm giấy tờ thừa kế nhưng vì ở tiểu bang khác nên chị ta mướn luật sư địa phương làm. Nay anh chồng mới qua đời, người làm thuế, kêu phải thuê người định giá tài sản. Chị ta có liên lạc với luật sư, đã làm Living trust cho vợ chồng chị ta nhưng họ chưa trả lời, khiến chị lo lắng.

Định giá tài sản để xem có trên 22.5 triệu để đóng thuế. Còn dưới 22.5 triệu thì không phải đóng thuế tài sản. Vấn đề là không biết cấu trúc của living trust của luật sư làm ra sao. Phần tài sản của anh chồng được chuyển cho chị ta hay qua con cháu.

Mình trấn an, nói kiếm luật sư khác, không bắt buộc phải mướn luật sư cũ để làm giấy tờ chuyển nhượng tài sản vì đã làm living trust. Điều quan trọng là kiếm luật sư chuyên về luật gia đình, tài sản,… nhiều khi mình được ai giới thiệu luật sư thậm chí là cố vấn pháp lý nhưng họ chuyên về đụng xe tai nạn nên không rành luật thừa kế. Họ kiếm đồng nghiệp chuyên về luật gia đình, để bán mối, lấy huê hồng nên mình phải trả gấp đôi. Họ lại không rành nên mất thì giờ chờ đợi đồng nghiệp trả lời.

Hôm trước, thằng con mình nhờ đi đến văn phòng luật sư để lo chuyện cá nhân. Đến văn phòng thì khám phá là một tên cố vấn pháp lý, hắn bảo đợi rồi 15 phút sau, một tên luật sư Mỹ từ Long bEach đến nên chỉ hỏi chuyện rồi đòi đặt cọc trước rồi sẽ tính thêm sau này. Mình kêu luật sư của mình cho chắc ăn. Luôn tiện giải thích cho thằng con, làm gì liên quan đến pháp lý là kiếm tên giỏi nhất dù đắt tiền. Tiền nào của nấy.

Mình làm living trust với một luật sư nhưng khi hữu sự thì có thể kiếm luật sư khác, chỉ cần đưa giấy tờ đã làm với luật sư trước đây thì họ có thể theo đó mà lo thủ tục thừa kế.

Mình hỏi chị ta là luật sư làm A, B Trust hay A,B, C trust thì chị ta không trả lời được. Chị nói là con cái đến 35 tuổi mới được nhận gia tài. Cái này thì luật sư nào cũng làm cả. Sợ con cháu trẻ lấy tiền rồi tiêu pha hết khi còn non dại. Mình hỏi là tài sản đã chuyển qua living trust hết chưa. Chị ta nói đã chuyển hết. Đó là điểm quan trọng. Hôm trước, có người hỏi mình, phải chuyển sổ đỏ qua living trust khiến mình ngọng. Mình nói bắt buộc nếu không thì làm living trust để làm gì. Chị ta gửi cho mình cái giấy chuyển tên sổ đỏ thì mình thất kinh vì không thấy ngày tháng thành lập của living trust. Mình hỏi lại thì chị ta kêu có ngày tháng. Hoá ra chị ta nghĩ là ngày tháng thị thực chữ ký. Mình đoán là chắc nhờ ai là cố vấn pháp lý, không rành hoặc tự lên mạng làm.

Để mình giải thích lại. Khi mình làm living trust xong thì tên luật sư đòi chuyển hết tên, nhà cửa xe cộ qua living trust. Mình đưa cho hắn sổ đỏ căn nhà đang ở để làm thôi rồi dựa theo đó mà làm mấy cái khác vì họ chặt rất đẹp. Mình tự làm được theo mẫu của luật sư rồi mang ra County để chuyển tên.

Ngoài ra thì mình bỏ vào Land Trust các xe cộ, nhà cho thuê thay vì living trust chỉ cần đề beneficiary là living trust của mình, để dễ làm việc, mua bán.

Tên của cái trust mình làm luôn luôn phải có ngày mình thành lập. Lúc nào cũng có tên của người “trustor” (người sáng lập) và tên người “Trustee” (người điều hành), quan trọng nhất là ngày thành lập như ngày sinh của pháp nhân (trust). Thí dụ: vợ chồng Chí Phèo và Thị Nở có căn nhà, muốn làm living trust thì sẽ đặt tên pháp nhân gia đình như sau: “Chí Phèo Nguyen and Thị Nở Nguyen as the trustees of the Nguyen Family Trust, dated 02-22-2022.

Chí Phèo và Thị Nở là Trustee (có thể được thay đổi bởi người sáng lập trustor)

Nguyễn Family trust là tên của cái trust nhưng biết bao nhiêu người mang tên họ NGUYEN. Do đó phải có ngày thành lập (tương tự ngày sinh của mỗi cá nhân). Đi bác sĩ, hay tiệm thuốc tây, họ đều hỏi tên gì và ngày sinh tháng đẻ để kiểm chứng mình là bệnh nhân.

Dated 02-22-2022 là ngày thành lập. Sau này mình có thay đổi hay gì thì cũng giữ cái tên và ngày thành lập này vì chúng ta không thể nào có hai ngày sinh Cả. Ngoài trừ mình cho khai tử cái living trust này để làm cái mới.

 Mình không đọc living trust của vợ chồng chị ta nên không biết gì cả, dặn kiếm hai luật sư khác để tham vấn. Tốn tiền một tiếng đồng hồ nhưng để hiểu rõ vấn đề hơn là đưa cho một luật sư, tha hồ nói bú xua la mua, rồi chặt chém không nương tay. Hôm trước, đi ăn với nhóm đài truyền hình, họ nói một luật sư ở Bolsa, hình như bị rút bằng.

Vấn đề chúng ta làm living trust nhưng không hiểu rõ đã làm gì. Luật sư thì họ cứ lấy phần mềm rồi ghi tên tuổi của mình rồi in ra để ký, bỏ mấy ngàn trong túi. Mình sợ tốn tiền nên không dám hỏi. Do đó nên đi seminar miễn phí để tìm hiểu thêm. Trả tiền luật sư để tham khảo. Đi vài người để hiểu vấn đề hơn. Cứ sợ tốn tiền nên dốt văn hoàn dốt. Người Mỹ hay nói: “if you think education is expensive, try ignorance hay knowledge is power”. Hậu sự là điều chúng ta không dám bàn hay nhắc đến. Không phải ai cũng có khả năng đọc living trust để hiểu vấn đề. Lâu lâu nên lấy living trust và di chúc ra đọc thì mưa lâu thấm đất.

Mình làm living trust, thay đổi 3 lần mới có chút khái niệm về những gì mình đã làm. Vấn đề là lỡ mình có chuyện gì thì đồng chí gái ngọng vì cô nàng dù được giải thích nhưng mờ mờ về vấn đề này. Do đó mình có viết thư để lại là khi mình có mệnh hệ nào thì nên liên lạc vài người bạn của mình để họ giải thích cho rõ. Đề số điện thoại và email của họ xuống. Họ giúp kiếm luật sư để lo cho vụ này. Đang tìm cách giải thích cho thằng con từ từ để nó hiểu và lo cho vấn đề sau này.

Do đó, chúng ta nên ghi lại những gì đã làm trong living trust và di chúc để khi hữu sự thì người thân có thể dựa theo đó mà lo thủ tục. Thứ nhất để khỏi mất thì giờ, thứ hai là để khỏi tốn luật sư phí nhiều. Luật sư sẽ lợi dụng cơ hội tang gia bối rồi để chặt chém. Lâu lâu con cháu xum họp thì cũng nên nhắc đến dù mất vui.


Mình là trùm sò nên để giấy tờ lại là cho, hiến tặng khoa học cơ thể của mình. Vợ con khỏi phải tốn tiền làm đám ma, mua hòm vớ vẩn. Thay vì làm đám ma, vợ con dùng tiền đó đi du lịch một chuyến vui vẻ. Khỏi lo ma chay thầy cúng chi cả. Tốn tiền vô ích vì mình chắc chắn sẽ xuống địa ngục.

Nên ghi xuống tài sản có gì. Vàng bạc, Stocks, đầu tư, mật mã,…để lại giúp vợ con hay chồng biết sự việc mà mò.

Qua tình hình của chị bạn, đã làm living trust rồi, nay đến lúc hữu sự còn ngọng huống chi con cháu của mình mới 20 tuổi đầu hay người được chỉ định làm giám hộ mà i tờ về các vấn đề tài Chánh, giấy tờ thủ tục.

Do đó, tốt nhất là nên tìm hiểu cho kỹ lưỡng rồi thực hiện, viết xuống những gì mình đã làm để con cháu hay vợ con theo đó mà làm khi hữu sự. Xong om

Có chị bạn gửi chương trình này, ai cần thì ghi danh:

Estate Planning:

How To Protect Yourself, Your Loved Ones, And Your Assets

Wednesday, February 23rd at 6:30pm - 8:30pm

Saturday, February 26th at 10am - noon

image

This is a free online webinar where you will learn what happens to your family and assets when something happens to you. Even if you already have a will or trust, this webinar will be beneficial to you, as we will share the reasons why many wills and trusts do NOT work as intended, especially in protecting your minor children. 

To sign up for either webinar session, click the button below to go to our registration page.

If you have already completed your estate planning with us, but know someone who would be interested in attending this webinar, please forward this email to them. We look forward to seeing you next week!

Best regards,

Beatrice Phan, Esq.
Beatrice Phan Law
38 Corporate Park
Irvine, CA 92606
(949) 304-8433
www.bphanlaw.com

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Song Tịch hay Đa Tịch

 Thế vận hội mùa đông tại Bắc Kinh vừa kết thúc, người Mỹ bắt đầu bàn đến vấn đề song tịch của cô lực sĩ Eileen Gu (Cốc Ái Linh). Có người tàu chê cô ta, nhất là cô lực sĩ gốc tàu khác, trượt băng nghệ thuật, bị ngã khi tranh tài, khiến đội Trung Cộng về hạng thứ 5. Người thì ca tụng cô Gu như anh hùng lao động được đảng và nhà nước đào tạo. Họ cho rằng, cô Gu đã được Trung Cộng cho phép đặc biệt, có song tịch để thi đấu cho Trung Cộng. Lý do là Trung Cộng không cho phép song tịch. Trung Cộng đi tắt để được một nữ lục sĩ, có khả năng đem về cho họ 3 huy chương. Nói chung thì với chế độ độc tài thì ít khi họ theo  luật lệ của họ đưa ra.

Truyền thông Trung Cộng cho rằng Giấc Mơ Hoa Kỳ đã chết, khiến cô gái sinh tại Hoa Kỳ, thi đấu cho Trung Cộng. Vạn tuế Giấc Mơ Trung Cộng. Chán Mớ Đời 

Người thì cho biết, các lực sĩ nào của Trung Cộng thi đấu cho các nước khác, còn giữ quốc tịch Trung Cộng hay không. Mình thấy có nhiều tay vợt bóng bàn gốc tàu, đánh cho Hoa Kỳ, Lỗ Ma Ni, Tiệp,.. vấn đề là họ không đoạt gì cả. Sau đó thì về lại Trung Cộng sinh sống hay ở lại Hoa Kỳ hay các nước mà họ thi đấu để sống khi về già. Mình ít để ý mấy vụ này, chỉ thấy khi thế vận hội đang tranh tài thì thấy toàn là tên tàu thay vì tên mỹ họ tàu.

15 ngày tham dự thế vận hội, cô Gu bỏ túi 15 triệu và số tiền khổng lồ sẽ đến nữa. Chưa kể 31 triệu trước khi tham dự và các công ty ngoại quốc nhảy vào thị trường Trung Cộng, mướn cô ta làm tiếp thị.

Cô Gu này mới 18 tuổi nên không thể nào bảo cô ta đã từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ vì chưa đến tuổi vị thành niên nên không làm được. Nếu mình không lầm có một cô lực sĩ đánh quần vợt khác, mang tên Naomi Osaka, sinh tại Hoa Kỳ và thi đấu cho Nhật Bản. Cô này dạo này bị áp lực khá nhiều nên tranh tài hay bị loại. Mình có xem một phim tài liệu về cô ta. Mẹ người nhật, bố người Mỹ da đen. Cho thấy khi chính trị xía vào thì mới có những câu hỏi quốc tịch được đặt ra.

Thường thì không thấy người Mỹ chỉ trích vụ này lắm vì họ tôn trọng tự do chọn lựa của mỗi cá nhân. Kỳ này Hoa Kỳ không đoạt nhiều huy chương nên có người bực mình nên báo chí khơi mào, đánh bú xua la mua. Không như Naomi, họ vẫn xem là đấu thủ người Mỹ dù thi đấu cho Nhật Bản.

Có nhiều người lên tiếng chỉ trích các lực sĩ tham dự thế vận hội, im lặng không chỉ trích Trung Cộng vi phạm nhân quyền, đàn áp các người Uighurs nếu không sẽ bị truật xuất, không được tranh tài. Cả đời họ luyện tập để có một vé tham dự thế vận hội nên họ bỏ quên hết những căn bản đạo Đức con người để thi đấu giúp Trung Cộng thành công trong việc phô trương thanh thế.

Thậm chí Nga Sô dù bị cấm thi đấu nhưng họ vẫn nể sợ Putin, cho phái đoàn Nga Sô thi đấu dưới danh nghĩa uỷ ban thế vận hội Nga Sô. Thế giới khiếp sợ trước Mạc Tư Khoa. Họ lại biết cô bé trượt băng nghệ thuật bị dính doping nhưng phải thi đấu. May quá, cô ta không thắng nếu không thì thế giới lại bị mất mặt. Putin đợi sau Thế VẬn Hội mới tấn công Ukraine. Dù muốn dù không, Hoa Kỳ không có khả năng bảo vệ Ukraina. Hỏi người Mỹ xem có ai muốn chết để bảo vệ tự do cho người Ukraina. Chắc chắn sẽ không có ai tham gia. Bao nhiêu người Mỹ biết nước Ukraina nằm ở đâu.

Hoa Kỳ không thể nào chịu thêm một cuộc chiến nữa. Trung Cộng đã mạnh lên khi Hoa Kỳ bị sa lầy tại trung đông từ 9/11/01 đến nay. Hôm trước, nghe đài France culture của pháp, họ cho biết chủ nghĩa thực dân pháp đã kết chung tại Phi Châu. Lính pháp rời khỏi các thành phố phi châu như lần cuối tại Đông Dương vào năm 1956. Họ cho biết; ngày nay Trung Cộng và Nga Sô đã thay thế hoàn toàn nước Pháp tại các thuộc địa cũ của xứ này.

Có rất nhiều người Mỹ sinh sống ở hải ngoại, muốn bỏ quốc tịch mỹ nhưng rất khó khăn về thủ tục hành chính. Thậm chí ông Paul Getty, một thời giàu có nhất Hoa Kỳ cũng từ bỏ quốc tịch mỹ khi về già. Một trong nhưng khó khăn của việc từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ, là phải đóng thuế hết nhưng cái gì nợ nước mỹ trước khi được huỷ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ. Anh có thể sống cả đời anh tại hải ngoại, nhưng anh vẫn phải đóng thuế lợi tức cho chính phủ Hoa Kỳ trên nguyên tắc hàng năm.

Nếu anh ở Hoa Kỳ, sau khi đóng thuế xong thì có thể xin từ bỏ quốc tịch, chạy về Việt Nam hưởng già. Bằng không thì mỗi năm, anh phải khai thuế. Khai thuế, anh phải kèm theo tờ khai thuế của nước đang sinh sống để sở thuế chiếu theo mà đánh thuế lợi tức anh hàng năm. Anh quên đóng thuế vì nghĩ ở Việt Nam là ngọng. Buồn đời, anh về lại Hoa Kỳ tại phi trường sẽ được sở thuế hỏi thăm. Nghe nói có nhiều người Mỹ ở ngoại quốc muốn từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ nhưng rất khó. Họ có thể có song tịch, quốc tịch tại địa phương đang sinh sống nhưng muốn từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ thì phải đóng cho hết thuế, nghĩa vụ công dân.

Ai trên đời đều chạy theo cơ hội kiếm tiền, giúp đời họ thoải mái hơn. Mình được Pháp quốc cho học bổng, đào tạo nhưng khi ra trường, không tìm được việc làm nên bò đi xứ khác kiếm ăn rồi đưa đẩy mình sang Hoa Kỳ. Không lẻ mình thuộc dạng ăn cháo đá bát? Mình vẫn không quên ơn của nước Pháp nhưng vì miếng ăn phải sang Thuỵ Sĩ, Anh quốc, Ý Đại Lợi,… rồi định cư tại Hoa Kỳ. Do đó, khi có cuộc tranh tài thể thao mình đều ủng hộ các đội tuyển Pháp, Ý Đại Lợi, Thuỵ Sĩ, Anh quốc. Pháp đoạt vô địch túc cầu thế giới, mình cũng ăn mừng bằng cách ra tiệm mua cái phô mát và bánh mì baguette về ăn mừng chiến thắng.

Mấy người khi xưa, chửi bới Việt Cộng đủ thứ, vượt biển. Sau này, thấy có cơ hội làm ăn tại Việt Nam thì bò về, chi cho công an, để làm ăn. Mình có mấy người bạn về Việt Nam làm ăn, rên là phải chi cho mấy ông để được bảo kê làm ăn. Đó là sự chọn lựa của họ. Có nên trách họ hay không? Họ trốn ra khỏi Việt Nam cũng vì muốn tìm một cuộc sống khá hơn tại Việt Nam. Đó là tỵ nạn kinh tế như các người di dân lậu tại Hoa Kỳ.

Khi Cao Uỷ Tỵ Nạn hỏi thì họ phải nói là tỵ nạn chính trị. Người chống cộng thật sự thì không về Việt Nam làm ăn. Mình nghe nhiều ca sĩ hải ngoại về Việt Nam, bị đì mệt thở, cấm hát chỗ này, chỗ kia nhưng vì miếng ăn họ phải chấp nhận để có chút tiền vào tuổi già. Ở Hoa Kỳ, ít có khán giả vì đã quá tuổi. Mình nên cảm thông họ. Thậm chí mấy người đi theo phái đoàn y tế về Việt Nam, giúp đỡ người nghèo, cũng phải mềm mềm với công an khu vực để có thể giúp người nghèo. Thằng con mình đi theo phái đoàn y tế về Việt Nam, mới khám phá ra Việt Cộng là ai. Nếu mình nói Việt Cộng dã man,…thì nó sẽ không hiểu nhưng khi chung đụng 15 ngày làm việc tại Việt Nam thì nó mới hiểu tại sao mẹ nó phải bỏ nước của đi.

4 năm nữa, chưa chắc cô Gu sẽ còn cơ hội thi đấu vì sóng sau đẩy sóng trước. Đó là luật đào thải. Cô ta có  một thời gian ngắn để hái tiền. Chưa đoạt huy chương đã lãnh được 31 triệu đô la, nay thì chắc vài trăm triệu. Lại có màn P.R., được đại học Stanford nhận vào. Đại học thì họ nhận các lực sĩ số một để thi đấu, quảng cáo cho đại học của họ để kiếm thêm tiền của bá tánh.

Mình rất ngạc nhiên khi thấy anh bạn theo dõi túc cầu Việt Nam, thậm chí thức khuya để xem. Mình thì chỉ xem đội tuyển Hoa Kỳ đá còn đội tuyển Việt Nam thì không. Theo mình thì tài nghệ còn thua xa thế giới lắm. Nam Hàn và Nhật Bản đang bắt kịp thế giới. Mình thích nhất là xem mấy đội phi châu đá.

Năm tới, có giải túc cầu nữ mà đội tuyển Việt Nam đã dành vé tham dự. Nếu đội tuyển đụng đội tuyển Hoa Kỳ thì mình sẽ ủng hộ ai? Nói đại khái thì ai đá hay thì mình ủng hộ. Chủ nghĩa huề vốn. Nhớ lần trước, khi đội tuyển Pháp đá với hội tuyển Hoa Kỳ thì mình có sự xung đột, không biết ủng hộ phe nào. Khi Hoa Kỳ thắng thì mình thở phào, vui mừng. Có lẻ mình mỹ hơn mình nghĩ.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tết Cọp Nước 2022

 Hôm trước, có người gửi mình bài thơ mang tên “Lời trước nghĩa trang”, thấy buồn buồn, cảm động, mình tải lên mạng. Có người hỏi tác giả là ai khiến mình ngọng. Người gửi nhắn tin cho biết tác giả là Trạch Gầm. Mình đoán tác giả là một người lính của đại đội trinh sát 302 xưa ở Đà Lạt. Kèm theo có tấm ảnh của hai người đang đứng khấn trước mộ một người bạn đồng ngủ mà một anh cựu học sinh Adran đã nhận ra tên hai người này. Mình đoán anh ta có người thân từng đi trận với đại đội trinh sát 302 khi xưa vì rất rành về chiến sự khi xưa tại Đà Lạt. Rất cảm động! Cuộc chiến đã ngưng từ 1975 nhưng tình đồng đội bất diệt.

3 năm nữa, sẽ đánh dấu nữa thế kỷ, sau ngày chấm dứt chiến tranh. Có vạn người vui và triệu người buồn, vẫn lai lán đến ngày nay. Có lẻ sẽ được quên lãng khi thế hệ tham gia hay chứng nhân chiến tranh, đều nằm xuống. Lịch sử sẽ sang trang như trước đây qua các triều đại trong lịch sử Việt Nam. Con cháu sau này sẽ được giảng dậy những gì kẻ thắng cuộc viết về cuộc chiến.


 Trạch Gầm https://tuongtri.com/2014/06/23/nguoi-linh-lam-tho-mang-but-hieu-trach-gam/


Theo bải viết thì Trạch Gầm là một đại uý của quân đội Việt Nam Cộng Hoà. Con trai của bà Tùng Long.

Hôm qua, 30 Tết, mình hái chút ít trái cây ở vườn, đồng chí gái dặn đem mấy đòn bánh tét, đi thăm ông cậu, em út của mẹ mình, luôn tiện cúng ôn mệ ngoại. Quýt năm nay, nhờ hệ thống tưới mới, nước nhiều nên trái ra to như quả cam. Ông anh cột chèo mình từ Boston sang ăn Tết. Ăn thấy ngon, lấy máy ép trái cây ra uống. Cực đỉnh. Mỗi ngày ông làm độ 3 ly cối nguyên chất.

Ông anh cột chèo lên vườn với mấy người em họ, hái lộc đầu năm về. Thấy họ vui thích đi hái quýt, hái bơ như đám trẻ trâu, thấy vui vui lây. Mình thích nhất là khi thấy ai đem con họ lên vườn, con nít được ra thiên nhiên, cây cối, đi bộ, hái trái rất vui. Đài Little Sàigòn nói mình cho thiên hạ vô vườn, hái quả, lấy tiền. Họ sẽ quảng cáo miến phí nhưng thấy mệt quá.

Chở chị vợ ra thăm vợ chồng ông anh đầu của vợ, trong khi đó mình đi thăm ông cậu. Khi về đón bà chị. Ngạc nhiên là anh em lâu ngày gặp nhau mà ai nấy đều đeo khẩu trang. Chuyện thời covid. Hình ảnh khá lạ bên đời.

Ngồi nói chuyện với ông cậu mới thấm bài thơ của Trạch Gầm trên. Ông cậu kể về cuộc đời. Cậu kể ôn ngoại khi xưa, làm cai tù ở nhà lao Huế, bị mấy ông tù chính trị rủ tham gia Việt Minh. Bỏ nhà cửa, vợ con đi chiến khu, theo kháng chiến, để lại vợ và 7 người con. Sau này, mệ ngoại dẫn 5 người con đi tìm chồng ở chiến khu. Thảo nào, mệ ngoại mình khi xưa, hay kêu mình đọc truyện Phạm Công Cúc Hoa. Mẹ vợ mình cũng có đem con đi thăm bố vợ đi kháng chiến khi xưa, sinh ông anh vợ tại một căn chòi nào đó bên đường.

Ra ngoài chiến khu ở Vinh, khổ quá, có 3 người con chết trên đường tìm Phạm Công. Mẹ mình dạo ấy đã vào Đà Lạt. May sao, ôn ngoại 52 tuổi, có đàn con bị việt mình chê, kêu già, và tốn gạo của cách mạng vì phải nuôi mấy người con nhỏ nên họ cho hồi cư năm 1952. Nếu không thì chắc sau này đi bộ đội vào nam.

Về Huế, 12 tuổi mới được đi học. Ở với cách mạng thì đi chăn bò. Mẹ mình gửi tiền nuôi cậu ăn học thay vì đi học nghề thợ may như mệ ngoại muốn. Rớt tú tài đôi, đi Thủ Đức. Ra trường, có đi đánh trận vài lần nhưng nhẹ. Sau gặp ông đại uý người Huế nào thương, kêu về phòng 3. Sau đó được đi học quan sát viên máy bay bà già, để chấm tọa độ, kêu máy bay bỏ bom. Sau này, đi tù, quản giáo quy vào thành phần ác ôn.

Cậu kêu mấy thằng Mỹ bay gan dạ quá. Bay sát ngọn cây tre. Có lần bị Việt Cộng bắn, tên phi công bị thương, lọi giò, cậu phải giữ tay lái để phi công đáp xuống bờ sông Trà Khúc. Lý do là phi trường có nhiều máy bay, sợ gây lộn xộn. Sau được vào Nha Trang học bay rồi cậu bị bắn hư mất một con mắt nên không được đi bay mà ở lại đơn vị. Nếu không thì có lẻ chết lâu rồi.

Cậu kể năm 1972, phe mình bị rơi máy bay rất nhiều. Việt Cộng được trang bị loại SA-7, loại súng phòng không cá nhân. Cậu kêu bọn mỹ biết mà không nói gì cả. Họ chuyển giao máy bay cho quân đội Việt Nam Cộng Hoà. Có lẻ vì vậy mà Việt Nam Cộng Hoà thua nặng ở Hạ Lào. Không quân mỹ không yểm trợ nhiều.

Cậu kêu có lần đi quan sát ở Quảng Tín, thấy đồi, toàn xác Việt Cộng nằm đầy đồi. Mình thua vì hết đạn còn Việt Cộng thì cứ dùng biển người. Chết như rạ. Có một ông lính, bắn đại liên M-60, bắn chết nhiều Việt Cộng quá. Hết đợt này, đến đợt khác. Càng bắn càng giết người. Sau này bị ám ảnh nên điên luôn. Có lần bay trên cao, thấy phía dưới tưởng cây, bay thấp xuống thì hoá ra xác Việt Cộng.

Loại súng phòng không cá nhân SA-7 được Việt Cộng sử dụng năm 1972, bắn hạ phi cơ của không lực Việt Nam Cộng Hoà rất nhiều. Ông cậu kể là khi xưa, bay 1,000 bộ trên không không sợ, sau này phải bay 3,000  bộ thì đâu thấy gì.

Hai cậu cháu nói chuyện bên cạnh có mợ mình ngồi nhưng nay đã trả nhớ về không. Mợ hơn mình đâu 10 tuổi mà đã lẫn từ mấy năm nay. Khi xưa, mợ rất thương đồng chí gái. Lâu lâu mình ghé lại thăm cậu mợ, thấy mợ nấu cá, thịt kho, kêu đem về cho vợ mi ăn. Mợ gốc Quảng Ngãi. Nay nhìn mợ ngồi yên, không hay biết chi cả khiến buồn cho kiếp người. Lấy vợ mới biết đồng chí gái rất được người ta thương mến. Ra đường ai cũng mến vợ mình, ngược lại ai cũng chửi mình. Chán Mớ Đời 

Cậu nhìn mợ, kêu may đã lấy được mợ. Một mình tay mợ quán xuyến mọi đằng cho gia đình nhất là sau 75, cậu đi tù mấy năm. Ra trại, phải gặp công an khu vực hoài, chả làm ăn được gì cả. May được đi diện H.O., giúp mấy người em cô cậu của mình có một tương lai khá hơn tại Việt Nam.

Bà chị dâu, đến cúng giao thừa, ăn quýt, kêu sao không nói trước để kêu ông thần nào ở Phước Lộc Thọ bán dùm. Dạo này đang lo mấy vụ mua nhà bán nhà nên quên khuấy vụ này. Đến 30 Tết mới nhớ. Quýt vườn là quýt đường nên bạn bè ai cũng thích cả. Mỗi năm họ lên vườn hái đem về cúng tổ tiên. Nay bị covid nên thiên hạ bỏ trốn hết. Có lẻ năm sau mình sẽ chuẩn bị bán cho Tết. Mình có thể hái cả lá cho họ mua về cúng. Năm sau, mình sẽ xem Tết ngày nào rồi liên lạc với ông bán trái cây Phước Lộc Thọ để bán thay vì để bạn bè hái Lộc. Dạo mới mua cái vườn, mình có đâu 50 cây quýt nhưng tìm không ra người mua, lại tốn nước nên mình chặt 40 cây, để dành 10 cây ăn. Nay có mấy cây bị chặt nhưng vẫn ngoan cố như Việt Cộng nằm vùng sau chiến dịch Phượng Hoàng, sống lại. Nên mình tưới nước lại, lại ra trái.

Năm nay, có vợ chồng chị vợ từ Boston qua ăn Tết. Chị vợ lo phần nấu xôi chè, trái cây, lo việc cúng ông bà. Mình khỏi làm như mọi năm. Vui là trên bàn thờ ông bà, vừa có bên vợ, vừa bên chồng chung trên bàn thờ thấy vui vui. Mình phải thắp nhang, vái thổ thần đất đai, xin giấy phép tạm trú cho ông bà trong ba ngày Tết. Thổ thần chắc người gốc Mễ nên phải xin bằng tiếng Mễ, cúng Tequila và Taco. Hôm nào buồn đời mình sẽ kể bài văn tế bằng tiếng Mễ, xin giấy phép tạm trú.

Tối lại cúng rước ông bà thì có vợ chồng ông anh vợ khác ghé lại rồi ăn cơm. Thấy vui vẻ, không ồn ào như xưa. Cuối tuần mới tổ chức Tết lì xì với con cháu. Khác với mọi năm, thay vì tổ chức ở nhà mình, năm nay, cả gia đình sẽ họp mặt tại nhà thằng cháu, mới tậu được căn nhà, lãnh cái nợ cho 30 năm cuộc đời trai trẻ.

Hôm trước, ra ngân hàng, gặp cô nhân viên ngân hàng gốc Việt, hỏi chú có muốn phong bì lì xì. Cô này mến mình lắm, lấy ông chồng cảnh sát, nhờ mình giải thích nên không bán căn hộ khi mua căn nhà. Nay cô ta có nhà mới và căn hộ cho thuê. Giá nhà lên như điên. Hoá ra ngân hàng họ in sẵn. Mình lấy một hộp về, thêm đổi tiền mới để lì xì. Đưa cho mụ vợ. Mấy tuần sau, mụ đi chợ, lại mua thêm phong bì. Mình hỏi tại sao mua, khi đã đưa rồi, nhất mấy phong bì mấy năm trước còn cả đống. Mụ la mình, hỏi đưa khi mô. Mình hơi lo, dám một ngày nào buồn buồn mụ vợ trả nhớ về không sớm. Chán Mớ Đời 

Đang cúng ông bà thì bà cụ gọi từ Việt Nam, chúc Tết. Mình có lì xì bà cụ nên chắc vui. Bà cụ kể mấy chục năm nay, không vào vườn cũ của gia đình mình. Hôm nay, cô em út chở bà cụ vào xem. Toàn là biệt thự. Đúng là cái số, khi xưa, vườn có mấy mẫu tây, làm vườn được vài năm thì ngưng vì không mướn được người làm vườn. Sau Mậu Thân, thanh niên đều đi quân dịch hết. Thêm làm vườn thì lỗ vì ông cụ đánh bài, nên cứ lấy tiền mua phân bón, trả nợ nên bà cụ dẹp khiến cuộc đời nông dân mình được giải phóng đến 8 năm về trước. Gốc nông dân lại trở về nông dân. Chí Phèo hoàn Chí Phèo. Chán Mớ Đời 

Sau này, ông cụ đi tù về, đem bán vườn để trả nợ đời. Khi mình về Đà Lạt, thấy nhà có mua một cái vườn khác ở đèo Prenn, mình kêu không nên bán. Dạo ấy, mình đang thiết kế một dự án trong hồ Dankia cho một tập đoàn đầu tư Tân Gia Ba. Ai ngờ ở nhà, ông bà cụ cãi nhau chi đó đem bán luôn. Nói chung là cái số của ông bà cụ không giàu. Bà cụ lo làm ăn thì ông cụ đánh bài mắc nợ. Đến năm 75 thì mất hết khi di tản. May chỉ còn cái nhà, xây trước 75 để ở. Ông cụ đi tù 15 năm, con cái không được đi học.

Ra tù, phải trình diện công an khu vực hoài nên mua mảnh đất ở đèo Prenn, làm rẫy để khỏi bị công an làm khó dễ. Ông cụ đi làm vườn, chạy xe xuống vườn Prenn. Buồn buồn ông cụ kêu cả nhà bắt ông cụ lao động vinh quang. Thế là cãi nhau rồi bán.

Mình rao bán hai lần miếng đất 5 mẫu. Có người mua rồi thụt ra thụt vô. Chắc trời không muốn mình bán. Lạ lắm, có nhiều nhà mình rao bán thì không được, cứ lộn xộn nên giữ cho thuê đến giờ. Nay cái vườn thì có người từ Việt Nam được người quen giới thiệu, muốn mua. Một tên địa ốc khác cũng gọi lại kêu có người muốn offer, mình bảo họ cứ gửi sang. Chắc tuần sau sẽ nhận được. Có thể là cái điềm vì khi không có người gọi mình nói muốn bán 11 acres vườn bơ. Bán cái này mua cái kia.

Họ đang cho người định giá thị trường. Mình thì không muốn bán, tính xây một cái thiền viện, cho bà con đến trả tiền cuối tuần để Chánh niệm trong Làng Bơ. Bên tây có Làng Mai, mình cũng nên thành lập một Làng Bơ, giúp thiên hạ tu tập. Hôm qua, có tên mỹ kêu có người muốn mua cái vườn. Để xem, số mình còn làm nông dân đến khi nào.

Hôm trước ra đài truyền hình Sàigòn, thấy ông chủ cho xem phim họ quay Tết ở Bolsa. Họ mượn cái nhà của ông bà bác sĩ nổi tiếng làm từ thiện tại Việt Nam để quay. Ông bà này, mua 2 căn nhà cổ ở Việt Nam, mang sang đây, xây lại sau vườn của họ. Mình thấy nếu mà mua căn nhà như vậy tại Việt Nam, rồi đem sang bỏ vào vườn bơ của mình chắc sẽ đẹp. Giúp người Việt năm châu đến thăm viếng, gia tài quá khứ của người Việt tại hải ngoại. Để xem, trời có cho. Nếu người ta mua, được giá thì mình bán rồi dùng tiền đó, mua mấy căn hộ, giúp từ thiện. Mụ vợ sắp về hưu, nên cần có cái gì để mụ làm nếu không đời mình sẽ te tua.

Nay phải lên thành phố lại. Hôm qua, mình có hẹn để xin giấy phép mua phân bón. Đến nơi, đợi cả tiếng xong thì chúng kêu người mình hẹn bị covid. Nay phải bò lại. Không có giấy phép không mua phân bón cho cây được.

Sáng này, có người đến thị thực chữ ký mình, ký giấy nợ mua 6 căn hộ. Sau đó, đến nhà thằng cháu mới tậu căn nhà, sửa chửa lại rất đẹp. Bà chị vợ kêu bận đồ vét, mụ vợ thì kêu bận áo dài. Đành nghe hai mụ luôn. Chụp hình xong cả đám đâu trên 60 mạng. Mụ vợ cứ đi theo hỏi vợ anh đẹp không mình nói đẹp. Mụ lại chửi kêu sao anh không cười khi chụp hình, mặt như hải quan phi trường Tân Sơn Nhất. Chán Mớ Đời 

Mấy đứa cháu vợ xúm lại hỏi mình về mua nhà nên giải thích cho chúng. Thấy trẻ ngày nay tính chuyện đầu tư trong khi mình khi xưa, bằng tuổi chúng chả nghĩ gì cả đến khi lấy vợ, được đồng chí gái giúp giác ngộ cách mạng. No Money no Honey.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Chuyện Tình Sinh Thái Kỳ Ngộ

 Xưa thật là xưa, tại đế chế A-Còng, có vợ chồng một quan nhớn ở một xứ sương mù kia, sinh ra được một cô con gái đẹp như tiên, đặt tên là Tiên Dung. Đến tuổi trăng tròn, biết bao con ông cháu cha, đeo đuổi. Hết nhắn tin Zalo thì đến FaceTime khiến nàng không có thời gian để học nên bố mẹ phải chạy bằng phổ thông để thi vào đại học. Thay vì đậu thường nhưng Tiên Dung muốn mang danh con nhà giàu, đẹp gái học giỏi và đậu cao hơn thiên hạ nên bố mẹ phải bỏ ra một số tiền lớn để được chấm đậu thủ khoa.

Báo chí trong vùng đến phỏng vấn, xin tiền bồi dưỡng, để đăng ý kiến để động viên các học sinh nghèo, đậu 30 điểm nhưng không vào được đại học, học tập theo tư tưởng của Bác Tiên Dung. Học sinh nghèo thuộc loại ngu đần, học ngày chưa đủ

Được báo chí xưng tụng là Bác nên Tiên Dung tưởng mình là mẹ già của thiên hạ nên cương lên nói nhờ học Zalo, từ bé 2 tuổi đã đọc các sách về tư tưởng đạo đức cách mạng, năm lên 3 đã đọc hết toàn tập đồng chí Lê-Nin, lên 4 thì đọc Tư Bản của Bác MacDonald, và toàn tập Hegel, lên 5 thì toàn bách khoa tự điển khiến ai cũng thất kinh, vội vàng đi mua mấy bộ sách này, bắt con cháu học. Bắt chước theo sự nghiệp học vấn của Phù đổng Tiên Dung.

Trâu cột ghét trâu ăn, các bậc phụ huynh khác giàu có trong vùng, bức xúc, trả tiền nhiều mà con không đậu thủ khoa, chỉ hạng bình thường nên kiện nhau mới lòi ra các lò luyện thi Tú tài khắp nước mở rộng hồ bao, giúp bồi dưỡng các cán bộ giáo dục, kiếm tiền lại vì các vị giáo sư của trường cũng mua bằng trước đây.

Bố mẹ Tiên Dung, đi khoe khắp làng, đãi cả làng phở chó, ăn mừng con gái đậu thủ khoa kỳ thi phổ thông, bạo mồm kêu sẽ tiếp tục đậu thủ khoa khi ra trường. Trong lòng thì muốn gã phức con gái cho khoẻ vì người xưa thường nói; có con gái trong nhà như có quả bom nổ chậm, không biết lúc nào nổ. Hắn nuôi con gái , tốn biết bao nhiêu tiền nên lựa xem nhà cùng giai cấp, có con đậu thủ khoa như Tiên Dung mới dám kết nghĩa sui gia.

Có tên hầu cò, mách là cho cô con gái đi thi hoa hậu thì có khả năng lọt vào mắt xanh của đại gia hay cán bộ lớn. Ông ta hỏi các cố vấn thi hoa hậu. Họ đòi 4 tỷ mới chấm đậu. Họ kêu nên học đàn hát vì cái này dễ ăn khách, làm xiêu lòng bạn giám khảo và nhân dân. Nhưng cũng phải chạy tiền mới được chấm đậu, nâng đỡ nhưng đóng ít quá nên về hạng năm, không được cử đi dự thi hoa hậu hoàn vũ. Chỉ được thi hoa hậu trong vùng. Còn hoa hậu thế giới thì phải đóng trên 10 tỷ mới được tuyển đi thi.

Thế là ông bà cho cô ta đi học cấp tốc căn bản đánh đàn Ta-lưng và hát karaoke. Khi đi thi hoa hậu, ban giám khảo ăn hối lộ của mấy thí sinh kia nên ghi lộn số đo của Tiên Dung. Cô nàng báo cáo với ban giám khảo nà các anh đo nộn em hai cân. Giám khảo kêu chúng tôi chỉ đo tổng thể chớ không đo cá thể riêng biệt từng phần.

Qua phần thi tài lẻ của thí sinh thì Tiên Dung ghi danh vừa hát vừa đàn Ta-lưng. Cô trình diễn bài “cô gái vót chông” và hát với giọng thanh niên xung phong thời bao cấp.

    Như bao cô gái ở Tây Ninh, cô gái Tây Ninh ngồi bán bánh inh, bán bánh inh chỉ có một mình. Như bao cô gái ở Tây Ninh ngồi bán bánh inh. Còn đường còn bột còn inh, hết đường hết bột hết inh, cô gái Tây Ninh ngồi đâu inh đó, nay mai kia dập trái rồi, cô vẫn bán bánh inh, vẫn bán bánh inh.

Đến đây thì Tiên Dung láy, bắt chước chim Hoạ Mi líu lo, ăn bánh inh khiến giám khảo chới với.

    Như bao cô gái ở Playku, cô gái PLayku thì rất thích ku, cô thích ku từ sáng tới chiều, như bao cô gái ở Playku vì rất thích ku. Còn dầu còn nhớt con ku, hết dầu hết nhớt hết ku...............

Cô vừa hát đến bao cô gái ở Pleiku thì rất thích Ku thì bị thiên hạ ném đá, te tua nên bỏ sân khấu chạy lấy người. Buồn đời, cô nàng đi du lịch sinh thái cho khuây khoả việc đời. Từ bao nhiêu năm nay, học hành đóng tiền rất nhiều cho người ta thi hộ vẫn chẳng làm nên tích sự gì cả. Ra đường không dám nói mình thủ khoa vì sợ mang cái mác mua bằng giả.

Tiên Dung đọc báo phụ nữ, nói là phải tắm nắng, bận bikini để có sinh tố D, giúp bổ xương, lớn mau, để có chân dài, ngực to như trái lê. Tắm xong, thì vào dưới cái EZ-Up để tắm lại nước ngọt. Đang múc gáo nước tắm mình, lấy xà bông thơm, kỳ gội thì bổng nhiên thấy một tên a-dong từ dưới cát lộ hàng lên khiến Tiên Dung ré lên rồi lăn đùng ra xỉu.

Khi tỉnh giấc thì Tiên Dung thấy một tên đang ngồi nhìn mình, có cái nón lá quạt quạt mặt mình. Thấy Tiên Dung thức giấc, tên kia mừng quá, kêu à thì ra cô đã tỉnh. Tiên Dung thấy tên này, có đôi mắt lờ đờ như cá chép, thuộc dạng sợ vợ sợ đàn bà nên hỏi: “tên kia ngươi là ai, sao lại lén nhìn trộm ta đang tắm. Người không sợ chết à”.

Tên kia kêu dạ tôi làm nghề đánh cá, ở trên tàu nhưng bị tàu lạ đâm thủng, không có nhà ở nên lang thang. Bổng thấy cô và đám tuỳ tùng đến đây dã ngoại nên sợ quá vì không có quần, nên chui xuống cát núp. Ai ngờ cô tắm nên nước làm lộ ra thân thể tôi. Xin cô lượng tình thứ lỗi.

Tiên Dung bổng kêu, nằm im, quay mặt lại rồi với lấy cái khăn tắm của mình để lau khô thân thể, bận đồ “bí mật chiến thắng A”, lấy cái khăn, đậy con chim đa da của tên kia lại. Tiên DUng bổng đỏ mặt lên vì cận cảnh thấy con chim đa đa hoành tráng. Cô nhớ đến phim Blue Lagoon mà cô đào Brooke Shield với cặp mắt xanh, nhìn con chim đa đa của tên mỹ, kêu cái chi rứa? Kêu cái dùi giã gạo.

Sau đó thì Tiên Dung hỏi tên không bận quần, lý lịch ba đời ra sao. Hắn cho biết là họ Chửi, tên Đổng mà thiên hạ hay gọi Chửi Đổng Tử. Thật ra họ của hắn là Chửi, vì khi còn sống, mẹ hắn rất chanh chua, chửi hàng xóm hàng ngày như cái loa phường. Khi đi nghĩa vụ, không có giấy khai sinh, ra phường đăng ký. Tên phường trưởng học tại chức nên viết tiếng Việt như Sơn Đen, không biết từ Chửi viết với y dài hay i ngắn nên cuối cùng hắn ghi Chử không thôi, vì sợ lộ cái dốt mua bằng. Nên từ đó hắn được cách mạng than tặng họ mới là Chử, Chờ Ư Chư Hỏi Chử chớ không phải dấu ngã. Bố hắn tên là Chửi Cù Mây còn mẹ là Bùi thị Nhà.

Đi nghĩa vụ về thì mẹ đã quy tiên. Hắn với ông bố đi đánh cá, nuôi thân. Không ngờ gặp tàu lạ đâm vào làm bể thuyền nên từ đó hai cha con chỉ bắt cá gần biển nhưng chúng thải chất hoá học ra làm hại môi trường, khiến cá gần bờ cũng chết hết. Hai cha con đói quá phải đi xin ăn, bữa được bữa không chỉ còn cái khố. Hai cha con chia phiên để đi bắt cá. Bố đi thì hắn cởi trần, nằm nhà lướt mạng Zalo.

Chẳng may, bố hắn đi nhậu, xỉn bị trúng gió nên qua đời. Trước khi nhắm mắt bố hắn dặn là giữ cái khố mà bận, đừng có liệm chung với xác ông ta  nhưng hàng xóm đến viếng, chia buồn thấy bố ở truồng thì la toáng lên, không dám lạy vái. Kêu sao ku ông Mây to và đen thế nên hắn đành lấy cái khố độc nhất của gia phả, mặc vào cho bố. Từ đó, phải trốn lánh người đời, chỉ ra đường ban đêm.

Hắn nghe kể ca sĩ Trường Vũ, nhờ hát bản nhạc kiếp nghèo mà mua được mấy căn nhà cho thuê nên định đi học Karaoke để hát lên thân phận của mình nhưng không có khố nên họ không cho vào mấy quán bia ôm để thực tập tài năng ca sĩ , mong thoát kiếp nghèo.

Nghe Chửi đổng Tử kể chuyện gia đình thuộc nạn nhân của chế độ phong kiến, mỹ ngụy nên Tiên Dung mũi lòng. Kêu nay anh đã gặp cách mạng, cách mạng sẽ giúp anh vượt qua số phận của người khốn khố, không có mẹ cha để vươn lên bốn bể như ông Valjean trong Les Miserables của Victor Hugo.

Ngồi nói chuyện một hồi thì đói bụng, Tiên Dung với lấy cái thùng đựng nước ngọt, bánh mì thịt, cà phê sữa đá ra, mời tên họ Chửi. Tên này lâu ngày được ăn ngon nên ngốn nghiến một loáng là hết thức ăn và cà phê. Cả đời hắn không uống cà phê nên sau một ly cà phê sữa đá thì con chim đa đa của hắn bổng như được uống Vigra sống lại hùng vĩ. Tiên Dung thấy thế thì đỏ mặt, vân về tà áo, đôi môi mở chào, tay run run vuốt chim đa đa. Tên họ Chửi sợ quá kêu đừng. Tiên Dung nói: ta làm theo ý trời, chàng việc gì mà lo ngại.

Sau màn ân ái sinh thái, Tiên Dung thỏ thẻ: Hồi chiều trong màn tắm, em suýt chém chết chàng. Vì bao giờ em cũng mang theo bên mình thanh gươm. Khi chàng lộ ra, em hãi hùng thoạt tưởng thuỷ quái long cung hiện hình, từ dưới nước chui lên cưỡng hiếp, như trong chuyện cổ mẫu hậu thường kể. Vậy chàng là người thật hay là tiên?...

Tên họ Chửi ngơ ngáo như bò đội nón, kêu anh mà tiên thì đã có cái khố để bận rồi. Anh là chứng nhân cho giai cấp vô sản, đến cái khố cũng không có.

Tiên Dung chợt ra hiệu tên họ Chửi câm mồm vì có điện thoại. Bên kia đường dây, là bà mẹ. Mẹ Tiên DUng hỏi đi đâu mấy ngày nay thế. Tiên Dung kêu đi du lịch sinh thái mẹ à. Rồi báo tin đã tìm ra một đối tượng chuyên chính vô sản, hợp với tiêu chí của gia đình mình, 3 đời “hồng hơn chuyên”. Bà mẹ nghe vậy thì tò mò hỏi con cán bộ nào thế. Tiên Dung kể lại hết sự việc Sinh Thái Kỳ Ngộ của mình và tên họ Chửi.

Bà mẹ nghe Tiên Dung kể lể tình sử của con gái thì oà lên khóc. Tiên Dung tưởng mẹ mình vui mừng khi khám phá ra đối tượng gia phả. Ai ngờ sau trận khóc vỡ lòng thì bà mẹ kêu con ơi, con nhà quan thì lấy nhà quan, không lấy hàng xáo. Sao con lại đòi lấy thằng cùng Đinh vô khố thế. Tiên Dung nói, bố mẹ đều nói gia đình ta thuộc giai cấp vô sản, nhờ ông nội theo cách mạng, nay mới sống trên nhung lụa. Thế anh Vô KHố là người cùng Đinh như ông nội khi xưa. Chỉ việc thuyết phục anh ta theo cách mạng là được rồi.

Hai mẹ con cãi nhau chí choé khiến Tiên DUng bực mình, không muốn đem đối tượng gia phả về ra mắt bố mẹ. Cô lấy thẻ tín dụng của bố mẹ để mướn một căn hộ cho hai vợ chồng son. Sắm cho anh chồng  một cái quần bò Levi’s và mua một cái áo Polo để thể hiện đăng cấp con người mới giác ngộ cách mạng. (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 

Đồng chí gái và bạn học

 Cuối tuần này, chở đồng chí gái đi bác sĩ khám chân mụ vợ. Không biết tiếng việt gọi là gì? Túc khoa? Về răng thì họ gọi nha khoa. Chân là Túc nên chế đại là Túc khoa cho thêm từ. Bác sĩ chụp quang tuyến thấy xương chân mụ vợ bị nứt thêm một tí. Mình thừa nước đục thả câu, nói bác sĩ mụ vợ không chịu mang chiếc Boot, bó chân lại thay vì băng bột. Ông bác sĩ dặn mụ vợ phải luôn luôn mang chiếc Boot, ngoại trừ khi đi ngủ nếu không, chân sẽ không lành. Mình hả hê trong lòng vì ít ra có người nói để mụ vợ nghe. Nhìn mụ vợ như thầm nói thấy chưa. Cá không ăn muối cá ươn, vợ cãi lời chồng trăm đường què lâu.

Bổng nhiên mình cảm thấy quá hèn hạ, mách bác sĩ về đồng chí vợ, thay vì bảo bọc mụ vợ. Đúng là khôn nhà dại chợ. Không xứng đáng danh hiệu người chồng nhân dân, người cha anh hùng nên câm mõm, không nói gì thêm. Làm chồng mà hèn mọn quá. Phải khắc phục, phấn đấu để được đạt danh xưng người chồng nhân dân. Chán Mớ Đời 

Trên đời này, mình nghĩ không có mụ đàn bà nào, nghe lời chồng cả. Tối nào, cũng phải xoa rượu thuốc của thầy võ cho mụ, xoa long tu, đủ trò nhưng mụ vợ lại không đeo cái boot là hỏng việc. Mình có toa thuốc thầy võ để ngâm rượu, để xoa khi bị trật chân, đau tay đau chân khi đánh nhau bị xưng.

Chiều đến, nói chuyện với bà cụ. Bà cụ kêu sao không cạo râu. Kêu mụ vợ mình phải bắt mình cạo râu. Mụ vợ mình thì đã chánh niệm sắc sắc không không. Thấy mình như không thấy nên chả để ý mình có cạo râu hay không. Nhớ khi xưa, khi bắt đầu có râu, mình hay ngồi rờ vài sợ râu khiến mẹ mình điên lên, cứ bắt cạo râu. Nhà đâu có dao cạo. Một tháng đi cắt tóc mới được gội đầu cạo râu. Mình lại có râu quai nón nên trông như hải tặc.

Cô em út, in bài mình viết về cuộc đời Mẹ, để mẹ đọc. Đồng chí gái thất kinh khi mẹ kể là đọc sách báo, không cần đeo kính ở tuổi 90.

Hôm sau, chạy lên vườn. Mình ghé mua 10 cân trái chà là, loại chưa chín hẳn tại nhà thằng Mễ quen, có vườn trồng chà-là ở Blythe, hái đem về bán cho mình. Trái chà là có nhiều loại nhưng đặc biệt loại này có tên Deglet Noor. Loại này nhỏ hơn loại thông thường bán ở tiệm, tên Medjool. Khô hơn. Đem về bỏ vào tủ đông lạnh, ăn ngon hơn.

Năm kia, có người rao bán cái vườn chà-là nhưng mụ vợ không cho mua. Nay mụ thích ăn chà-là loại này nên có thể mình hỏi xem họ có muốn bán lại hay không. Mỗi năm, thu hoạch được $50,000 sau khi trang trải chi phí. Mình có bắn tiếng cho thằng thợ, để nó gọi cho chủ ở Denver. Trời cho mua vườn chà là để vợ ăn thì họ gọi lại, còn không thì xem như không có duyên trồng chà-là.

Mình khám phá quýt đường của vườn, lột vỏ rồi bỏ vào tủ đông lạnh, ăn như kem, ngon cực đỉnh luôn. Năm này, không kêu bạn bè đến hái nữa, hái đem về nhà bỏ đông lạnh, ăn như sorbet. Trái năm nay lớn gấp đôi năm ngoái. Kinh. Mọi năm nhiều quá, nên kêu bạn bè đến hái. Nay bỏ trong tủ đá đông lạnh ở ga-ra xong om.

Đi mua chà-là gần chín cho mụ vợ và bạn của mụ

Mụ vợ thích loại chà là này. Có cô bạn, nghe mụ vợ bị gãy chân, nấu một nồi cà-ri, đem lại. Mụ vợ đưa cho một ít chà là ăn. Cô này đâm mê chà là như ông Trượng và Tiên Bửu mê rượu đế mới ra lò. Ngày nào cũng gọi mụ vợ, kêu còn không , còn không. Thế là mình phải chạy đi mua. Dạo này cuối mùa. Luôn tiện lấy mật ong cho mấy người nhờ mua dùm. Họ kêu mình gửi xe đò Hoàng lên San Jose, họ ra bến xe đò lấy. Xe đò Hoàng lấy cước phí $5 một thùng. Cô cháu kêu sao mật ong lại đặc sệt vậy. Mùa đông lạnh, thì mật ong chính hiệu đặc lại. Bỏ vào cái tô nước nóng thì từ từ lỏng lại. Còn mua mật ong pha thì cứ như nước, không bao giờ đặc lại.

Mình gặp ông mỹ nuôi ong để lấy mật ong. Ông ta mời đi ăn trưa. Ông này, trung kiên với nhóm Cộng Hoà, không chịu chích ngừa, bị dính covid khiến mình lo ngại. Bà vợ cũng dính luôn. Nay khoẻ lại khiến mình mừng, không phải đi kiếm người nuôi ong khác. Mùa đông, muốn bỏ mật ong vào chai, người ta phải bỏ vào lò sưởi ấm mật ong chảy lỏng mới chiết vào chai. Bây giờ, trời lạnh mật ong cứng như cục đá.

Mật ong mua dùm cho mấy người quen trên San Jose

Mình nói ông phải nghe lời vợ ông. Bà vợ cứ gọi tôi, rên ông đau, không chịu đứng dậy, đi tới đi lui. Cứ nằm, phải đưa điện thoại cho mình nói chuyện mới chịu rời khỏi giường. Không ai trên đời này lo cho sức khoẻ của ông hết ngoài mụ vợ. Ông ta nói không sợ chết vì sẽ được lên thiên đàng. 

Mình hỏi lên thiên đàng, gặp lại 3 bà vợ cũ thì sao. Ông nói là trên thiên đàng không phải lấy nhau. Mình nói không muốn lên thiên đàng. Ông ta hỏi lý do. Mình nói lên đó, gặp lại mấy bạn gái cũ là khốn nạn đời tôi. Nhất là gặp lại đồng chí gái. Thôi để tôi xuống địa ngục, để mụ vợ và mấy bà đì tôi ngày xưa lên thiên đường. Mấy bà gặp tôi, hè nhau xúm vào đánh hội đồng tôi, đấu tố trước toàn án phụ nữ đòi quyền sống, trốn không được.

Cứ tưởng tượng lên đó, chỉ cắn có một trái bơ mà bị thượng đế đuổi cổ xuống trần gian. Không thua gì chế độ cộng sản trong phim Dr. Zhivago. Đây tôi muốn ăn bơ lúc nào cũng có. Ông ta chỉ biết lắc đầu, nhìn đứa con hoàng đàng của Chúa, không chịu trở về đạo.

Chiều về. Đang xem 7 tên giết mướn có Yul Bruner đóng thì mụ vợ kêu, xê ra, để người ta hát. Mụ hát và thâu lại. Khi nào hát mệt thì mụ mở nghe mụ hát lại. Mụ hỏi hát hay không. Mình không dám nói không. Tình yêu không thật thà, không sống trong hoà bình, đúng hơn là sống trong tình trạng nội chiến hàng ngày, ngừng chiến như ở Triều Tiên nên phải cẩn thận, không được chế dầu vào lửa. Lâu lâu mụ vợ bắt chước Kim Young Um, bắn đầu đạn khơi khơi lên trời nhưng mình vẫn cương quyết, không trả đũa, không lên tiếng.

Ông nuôi ong than phiền về mụ vợ. Mình nói với ông nuôi ong vợ tôi là số một, cái gì cũng số một. Lý do; mình chê vợ mình thì thiên hạ kêu ngu, ai biểu lấy. Vợ xấu cũng là vợ của mình. Những gì thuộc về ta đều tốt cả. Hèn gì ông ta bị vợ bỏ đến 3 lần, mất biết bao nhiêu tiền của, mỗi lần ly dị.

Sáng chủ nhật mình lên vườn sớm. Đang cắt tỉa mấy nhánh cây thì mụ vợ gọi. Đồng chí vợ có tật khi thức giấc, gọi mình từ trên giường, kêu anh ở đâu? Mình nói ở vườn chớ ở đâu. Mình đâu có đi bia ôm, cà phê ôm đâu mà mụ cứ hởi vớ vẩn. Mụ kêu chết cha. Mình nói bố vợ mất lâu rồi. Mụ kêu vậy ai lo vụ âm thanh. Mình đã chỉ mụ ta, viết trong điện thoại cách bấm nút là xong. Mình kêu, nói thằng con làm nếu không biết.

Hoá ra mụ vợ và mấy cô bạn tổ chức sinh nhật cho cô bạn nào, thêm có hai cô bạn học từ xa về nên họ gom lại nhà mình. Mụ kêu 12 giờ họ lại, khiến mình phải ngưng làm nông chạy về để xem có gì trục trặc vì mụ vợ gãy chân. Mụ vợ tổ chức, không bao giờ cho mình biết lịch trình, cứ như tin tình báo, không cho lộ hàng. Đụng trận, mới cho biết. Mình tưởng buổi chiều. Đành chạy về. Mệt đừ mà chả thấy bà nào đến. Xem đồng hồ thì được biết đi bộ làm vườn, được 4.5 dậm. Phải chi mụ không gọi thì có thể làm việc, đi thêm 3 dậm đường nữa. Trong khi mụ vợ hát rồi thâu rồi nghe lại tiếng của mụ. Mình bỏ lên lầu ngủ một giấc, vẫn chưa thấy ai đến. Đang xem truyền hình thì mụ vợ kêu xuống chụp hình cho mấy bà.

Mấy bà ngoại, bà nội líu chiu, tạo dáng để chụp hình. Mình kêu hóp bụng lại 1,2, 3 nhấn. Có bà chạy lại kêu anh nên kêu: “phanh ngực ra, hóp mông vào”. Nhìn lại là vợ tên luật sư nổi tiếng ở Bôn Sa. Tội cho em, mấy bà phanh ngực ra thì em chỉ biết độn thổ. Vú mấy bà thuộc dạng đồ thị phương trình bậc 4 hết rồi. Cứ thấy hình ảnh mỗi bà là một pháo đài chống giặc. Chán Mớ Đời 

Mấy bà đi một mình, không kéo cái rờ-mọc thằng chồng theo. Hay mấy tên này cũng như mình, ớn ngày xưa Hoàng thị vợ nên nằm nhà xem đá banh hay dã cầu. Mấy bà bắt đầu ăn uống rồi hát bú xua la mua. Mình phải túc trực để xem mụ vợ sai thằng chồng ô sin nhân dân cái gì. Mấy bà thì xin mật mã vào hệ thống wifi.

Đúng hát hò, có mấy bà đến trễ, lại phải ra vườn chụp hình. Mụ vợ, trời lạnh, không chịu bận áo ấm. Thế là đau lại, ho. Chán Mớ Đời 

Nhìn mấy bà thấy thương, họ vui bên nhau được ngày nào hay ngày đó. Vài năm nữa biết còn gặp lại nhau, vui đùa như hôm nay. Mai mốt, sức khoẻ yếu, có ai dám bay sang Cali để họp mặt bạn bè. Mấy bà kêu mình chụp hình, quay video khi hát để có chút kỷ niệm bên bạn hữu. Có thể mình sẽ làm link của zoom, để mấy bà hẹn nhau chít chát trên mạng. Để mấy bà ở xa, không có dịp gặp nhau, có thể đả thông tư tưởng, tạo dáng, tư vấn về quản lý thằng chồng vào cuối cuộc đời.

Đại học Harvard có làm một nghiên cứu kéo dài trên 80 năm qua. Họ lấy 200 sinh viên của đại học và 650  thanh niên thiếu nữ của vùng Boston. Trong đó có một người sau này làm đến chức tổng thống Hoa Kỳ nhưng chết sớm. Lúc đầu, họ hỏi thành công là gì? Ai cũng trả lời trở thành triệu phú, tổng thống, bú xua la mua. 70 năm sau, họ đặt lại câu hỏi đó thì những người sống sót kêu là liên hệ với gia đình, bạn hữu. Nghiên cứu này tiếp tục đến thế hệ con cháu của họ.

Vào tuổi U70, chúng ta may mắn nếu có sức khoẻ nhất là có gia đình, thân hữu, để có dịp gặp nhau, đi du lịch với nhau hay truyền nghề sinh hoạt với cháu ngoại, cháu nội ra sao. Khi xưa thì tư vấn cho nhau, dạy chồng, dạy con, nay thì cách chìu cháu. Thấy mấy bà vui vẻ líu chiu mình cũng vui lây.

Khi nào lên U80 là xong phim. 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Đôi mắt người xưa

Có cô nào gốc Đà Lạt, cắc-cớ hỏi đối tượng ngày xưa ở Đà Lạt là ai? Thời biết nhìn con gái dưới ánh mắt khù khờ thay vì chửi lộn như xưa, mình thích nhiều cô như vào tiệm ăn bao bụng. Đến năm 12 B thì trung kiên với một đối tượng rồi thì đi tây. Hết phim.

Có phim “Đôi mắt người xưa” thì phải, quay cảnh ở Đà Lạt. Mình nhớ hồi nhỏ, nhà ở ấp Ánh Sáng, ai đó dẫn mình ra chỗ Thanh Thuỷ để xem người ta quay xi-nê, hình như tài tử Lê Quỳnh đóng với Thanh Nga thì phải. Đạp Pédalo trên hồ Xuân Hương. Sau này về Đà Lạt, mình có đạp Pédalo với mấy đứa con, gió thổi ngược , đạp hoài không vào bờ được. 

Hình như quay theo một tuồng cải lương, cùng mang tựa đề. Câu chuyện, nói về anh chàng đi du học bên tây, học y khoa rồi về, gặp lại “đôi mắt người xưa” khi cô ta ở dưới quê, đọc báo thấy quảng cáo phòng mạch, đem con rơi của ông bác sĩ ở Tây về. Ông bác sĩ làm cô nàng có bầu rồi đi tây, về Việt Nam thì lấy vợ và mở phòng mạch hộ sinh ở Sàigòn. Xong om

Sau này, mình đi Tây nhưng khác với ông Lê Quỳnh thay vì 5 phút như trong phim, mấy chục năm sau mới trở về Đà Lạt, bắt chước Út Trà Ôn ca bản: “20 năm sau, tôi trở về bến nước năm xưa để tìm lại đối tượng một thời,..”. Đối tượng một thời vẫn còn sinh sống tại Đà Lạt nhưng mình không dám bò lại tiệm cô nàng để chào. Mấy tên hàng xóm khi xưa, gặp lại, mình chào, chúng đưa mặt như bò đội nón, ngơ ngác, kêu không nhớ. Mình bỏ mộng đi tìm lại người quen khi xưa.

Viếng Hội An lần đầu, gặp mấy cô bạn cũ của đồng chí vợ. Có người kể, một ông di tản năm 75. 20 năm sau, trở về Phố Cổ. Bao nhiêu trăn trở, ông quyết định, đi tìm lại cô bạn gái ngày xưa. Ông ta lần mò vào xóm xưa, thấy một bà cụ, ngồi bán xôi bên đường thì hỏi nhà “cô Mai”. Bà cụ bán xôi đáp giọng Hợi En: “doạ em đơi ” khiến anh chàng thất kinh, bỏ đi về một lèo. Về nhà chắc sẽ hát: “giết người đi, giết người đi”.

Sau bao nhiêu năm, sống với Việt Cộng trong thời bao cấp, cô nàng già, răng rụng xuống nồi xôi đậu, lên chức bà ngoại. Như trường hợp thi sỹ Hoàng Cầm, mê chị Vinh, để rồi mấy năm sau, gặp chị ta lại, te tua sau khi lấy chồng, ông ta xé bài thơ ấp ủ, tâm đắc từ bé “lá Diêu Bông”.

Cô bạn kể tiếp, một anh khác, mần mò tìm lại đối tượng một thời. Nay cô nàng to như con gà mái mệ, con đàn cháu đống. Kinh hãi. Rồi quay sang hỏi mình có gặp lại đôi mắt người xưa thì nói không dám. Nghe kể là đã hãi rồi.

Rời Việt Nam lâu, nay về lại quê xưa, ai đi tìm lại đối tượng một thời như đi tìm Lá Diêu Bông. Vì chỉ có hình ảnh của ký ức ngày xưa, đụng chạm thực tế thì hơi phiền. Khó mà đứng vững khi cuốn phim chiếu chậm, bổng nhiên cái vèo như xem phim trên mạng, bị cắt xén, chạy tới đoạn kết. 

Vào những năm 1972-1973, ông Hoàng Đức Nhã, làm tổng trưởng Dân Vận, có thực hiện được 2 chương trình, cho sinh viên, kiều bào tại âu châu và Hoa Kỳ về thăm quê hương trước khi Sàigòn mất. Nhằm giải độc tuyên truyền của Cộng Sản tại xứ người. Mình nhớ có lần, gặp con trai cụ Sâm, dạy hè mình, ở đường HÙng Vương. Nhà cụ từ đường Hùng Vương, đối diện trường Petit Lycée , có con dốc đi xuống, băng qua cái vườn rau, đến nhà gỗ của cụ. Mùa mưa hay bị lụt dù nhà cụ được xây trên nền cao. Hình như cháu ngoại hay cháu nội của cụ học chung với mình khi xưa. Hình như tên Thanh thì phải. 

Con trai cụ Sâm, du học bên tây, lấy vợ đầm. Năm đó về thăm Đà Lạt, có ghé nhà dì Thanh, con bà Phúng, học chung khi xưa. Dì Thanh khi xưa cũng thuộc dạng xinh đẹp, con bà Đàng như dì Luận thì đẹp có tiếng Đà Lạt. Con cụ Sâm chắc xem phim đôi mắt người xưa nên về tìm lại dì Thanh. Không biết tâm trạng của ông ta ra sao. Chỉ nhớ bà vợ đầm, ngồi bên cạnh, ngáp ruồi Đà Lạt, bay vo ve xung quanh. Mình thì sợ ngoại quốc, không dám mở mồm với tiếng Tây Bồi. Chỉ biết Bonjour, xong là tịt, đứng nhìn họ như người trong sở thú.


Năm 1994, mình được một tổ chức NGO, trả tiền về Hà Nội, dự một hội thảo về phát triển Việt Nam trong thời kỳ Đổi Mới. Trong phái đoàn từ phía Việt Nam, có một chị, đại diện đoàn thanh niên cộng Sản HCM, tự nhận là người Đà Lạt, nói biết bố mẹ, em gái của mình khiến mình thất kinh. Chị ta nói gia đình khi xưa, ở bên cạnh nhà ông bà Lào, cư xá Địa Dư.

Mình bổng nhớ đến một cô gái, đối tượng của Huỳnh KIm Sang. Có lần, hắn bảo mình chở hắn đi đâu, rồi trên đường về trên đường Hai BÀ Trưng. Hắn bổng kêu mình chạy chậm chậm lại, rồi nói xem mặt cô nữ sinh, đi chánh niệm trên đường. Mình chạy ngang, rồi lén quay lại để xem mặt cô gái. Dạo ấy, mình đã bị cận thị nhưng chưa đeo kính. Thấy cô nàng, tóc dài, gây gầy. Thằng Sang hỏi đẹp không, mình nhất trí ngay. Sau đó, đảo xe lại thì khám phá cô nàng đi vào xóm khu Địa Dư, cạnh nhà ông Lào.

 Xóm Địa Dư, gồm 3 dãy nhà, xây 2 tầng. Từ đường Hai Bà Trưng, có mấy cái cầu gỗ đi vào mấy căn hộ, nên không thể lộn được. Cầu cô nàng đi vào chỉ có nhà Ông Bà Lào, sau đó là nhà Chú Be và nhà thằng Hùng, đá banh với mình khi xưa. Chú Be khi xưa đi lính với ông cụ mình, sau này chú đi tàu hàng hải, lâu lâu mới về nên mình biết mẹ của Chú.

Sau mùa hè Đỏ Lửa, đôn quân, thằng Sang đi lính vì sinh 1955. Mình không còn để ý đến cô này vì có nhiều đối tượng khác. Mấy tên học chung thì kết mấy cô khác, nên bàn chuyện mấy đối tượng khác. 25 năm sau, mình như Từ Thức trở về quê, gặp lại một bà, tự xưng là đối tượng ngày xưa của HUỳnh Kim Sang, lại hát bài Mimosa của dân Đà Lạt, khiến mình thất kinh! Mình hỏi có phải em gái của thằng Hùng, thường đá banh với mình khi xưa. Cô nàng kêu dạ đúng. Choáng vánh luôn! Viết tới đây thì nhận được điện thoại của Huỳnh Kim Sang sau 48 năm. Cứ viết nhắc đến ai thì tìm lại người đó. Kinh

Đối tượng một thời. Hình chụp cô nàng làm kỷ niệm trước khi tây. Có người Đà Lạt hỏi mình đối tượng một thời ở Đà Lạt là ai nên mình đăng hình cô nàng ngày xưa lên cho thiên hạ xem. Kỷ niệm một thời ta đã yêu em. 

Từ độ ấy, mình không dám nghĩ đến chuyện, đi tìm đối tượng ngày xưa. Hãi hùng! Về Đà Lạt, mấy người em, kêu đi thăm đối tượng một thời, vẫn còn ở Đà Lạt nhưng mình sợ, không dám đối diện thực trạng của 25 năm, thời gian đã lão hoá, tàn phá tuổi thanh xuân của chúng ta. Chúng ta, ai cũng bị lão hoá. Thường ký ức của chúng ta dừng chân lại ngay từ khi lên máy bay, hay xuống thuyền vượt biển. Khi gặp lại bạn bè xưa hay đối tượng thì như con cá, mình chặc cái đầu và cái đuôi rồi ráp nhau lại, bỏ phần giữa, rồi ráp lại cái đầu và cái đuôi nên không ăn khớp lắm.

Cách đây mấy năm, mình về Đà Lạt, tìm ra được một tên bạn học cũ, trên diễn đàn Văn Học nên nhắn tin. Hắn kêu, sẽ tổ chức họp mặt với các bạn học khi xưa, sau đó hắn chêm thêm, đối tượng một thời sẽ có mặt khiến mình nổi da gà. Trước khi về Việt Nam, mình có gặp lại tên HÙng Con Cua. Nhờ tên này, mình mới biết chính phủ Việt Nam Cộng Hoà, cho mình đi du học. Hắn ở Sàigòn, gửi một bản nghị định của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà lên cho mình. Hôm sau mình về Sàigòn, làm giấy tờ, sổ thông hành, và xin chiếu khán của toà đại sứ và 1 tuần lễ sau là khởi đầu cuộc phiêu lưu dài 20 năm mới trở lại Đà Lạt.


Để nhắc lại gia phả tên Hùng COn Cua này. Bố mẹ hắn có tiệm thuốc bắc tên Dưỡng An đường thì phải, có huy hiệu hai con cua ở đường Duy Tân, ngay góc Trương Vĩnh Ký. Đi học để khỏi lộn với Hùng khác thì chúng bạn hay gọi HÙng COn Cua. Anh hắn cũng tên Hùng, chỉ có chữ lót là khác nên khi gọi Hùng Con Cua thì hay nhầm lẫn anh em nó. Nhà nó ở dưới chợ Đà Lạt, cạnh nhà Nguyễn Văn Thuận, rể bà Ngà, bạn của mẹ mình và nhà ông Đàng, sau này dì Mỹ Dung ở và buôn bán tại đây. Sau 75, thì tiệm trên Duy Tân bị chiếm, em hay con gái nuôi mới mở tiệm thuốc bắc dưới chợ. 


Mình kể đây vì đọc trên mạng, có nhiều người cãi nhau về tiệm thuốc bắc này, người nói trên Duy Tân, người nói dưới chợ. Ngoài ra, có người BÁc và Cô không lập gia đình, mở tiệm ăn và khách sạn mang tên Cẩm Đô. Sau này, di dân sang Pháp, hiến cái khách sạn to đùng cho Việt Cộng. Ông bác nó, tội lắm đi tìm mình, để lại tin nhắn. Lúc đó mình đang ở Ý Đại Lợi. Khi về Paris, mình có ghé thăm hai người này vài lần rồi đi làm ở Thuỵ Sĩ. Nghe nói ông bác đã qua đời, còn người cô thì vào viện dưỡng lão.


Người Đà Lạt xưa rất chân tình. Ông bà đi Pháp, quen với mẹ mình. Mẹ mình nhờ ghé thăm mình. Bà gác dan của khu mình ở, kêu họ như có một trách nhiệm tìm ra mình.


Hắn được đi du học ở Gia-nã-đại, còn mình thì đi Tây. Hắn qua Mỹ, đón đối tượng của hắn ngày xưa, chở chị em cô này với ông chồng, trên xe đi khắp 4 vùng chiến thuật. Mấy bà chị này kinh hoàng lắm. Gặp mình là hỏi bú xua la mua, hỏi ngày xưa, đặt tên cúng cơm của em họ là gì, khai ra ngay, khiến mình không biết ất giáp gì cả. Hoá ra, họ đọc i-meo những bài mình viết về tuổi học trò ngày xưa ở Đà Lạt.

Gặp lại đối tượng, đại gia Đà Lạt nên rất mừng cho cô nàng 

Thấy tên này tỉnh bơ như Con Cua, hiệu thuốc Bắc của bố mẹ hắn khi xưa, không ngại ngùng gì cả. Cứ như Tây nên khi về Đà Lạt mình cũng bớt ngại gặp lại Cái Bớt Ngày Xưa, nhưng cũng lo trong lòng. Nói chung thì cũng không sợ thất vọng vì đã thấy hình bóng đương đại cô nàng trên diễn đàn Văn Học rồi.


Biết cô nàng sống sót sau 75 là vui rồi. Thấy tên HÙng Con Cua và đối tượng hắn ngày nào, tỉnh bơ bên ông chồng mỹ nên cũng làm liều đi dự hội ngộ học sinh Văn Học xưa.


Mình lấy xe taxi đến chỗ hẹn. Mình khám phá ra họ xây một con đường nối liền đường Lê Quý Đôn khi xưa, băng qua đường Hùng Vương, qua luôn trường Petit Lycee, con đường chạy lên đến gần viện Pasteur. Con đường mà học sinh hay đi tắc đến trường thay vì đi bộ theo con đường xe chạy, quẹo vô trường. Chỗ này mình hay mục kích thằng Khoa và thằng Tuấn Trung, hai tên dân Số 4 đánh nhau. Chúng đánh nhau ở Số 4 chưa đủ, tranh thủ lên trường đánh tiếp.


Chương trình hẹn ở tiệm cà phê, để gặp riêng thầy An và mấy tên học chung với mình để nói chuyện. Tối thì có bữa cơm với nhiều học sinh Văn Học khác. Mình gặp lại thầy An, dạy Việt Văn mình năm 11B. Thầy ở Bảo Lộc, nhưng phải dậy sớm từ 4 giờ sáng, lấy xe buýt lên Đà Lạt để gặp lại mình. Lý do thầy tò mò xem mặt thằng học trò ngày xưa ra sao. Thầy không nhớ mình, lại đọc bài mình kể khi xưa học với thầy ra sao.

Gặp lại thầy Phạm văn An, dạy việt văn năm 11B.

Mình kể khi học về Đoạn Tuyệt của Nhất Linh. Mình mê khi thầy giảng về luật khoa, khi Loan bị ra toà về tội đâm ông chồng chết. Mình nhớ nhất; thầy khuyên học sinh có Bồ, nên chở nhau lên Thác Cam Ly, đem theo lon sơn Bạch Tuyết với cái cọ. Viết tên hai người trên vách đá, rồi vẽ thêm một mũi tên đâm thủng hai quả tim vàng. Rồi nắm tay cùng thề trước thác Cam Ly, đầy rác từ Đà Lạt trôi về: “sông có cạn, núi có mòn xong mối tình hữu nghị của đôi ta luôn luôn bền vững đến khi nào hãng sơn Bạch Tuyết bị xụp tiệm”. Ai ngờ 2 năm sau, Việt Cộng vào. Đứt phim.


Mình mới bước vào thì thầy An kêu: “nhận ra rồi, nhận ra rồi”. Thầy nhận ra mình, một trong những tên phá trong lớp ngày xưa. Viết sai lỗi chính tả tùm lum. Quay qua thì nhận ra mấy tên học chung khi xưa. Có mấy cô khác thì chịu vì học bạn A. Ban B năm lớp 12 B, chỉ có độc nhất một cô nữ sinh tên Song Kim. Toán khô khan nên mấy cô theo ban C hết. Ngồi nói chuyện vài phút thì Cái Bớt Một Thời đi vào. Mình đứng dậy chào, thấy vẫn xinh như xưa. Hú vía!

Ngồi với mấy tên học chung khi xưa năm 11 B, lên 12 B thì chúng bỏ chạy sang ban À, và Cái Bớt Một Thời

Mình có gặp lại một cô học chung 3 tháng khi xưa, không nhận ra mình. Cô này mình đặt tên là “Người đẹp Song Pha” vì nhà ở Song Pha, lên Đà Lạt, trọ học. Cô nàng là nguyên nhân Nguyễn Đình Tài bị 302 đánh. Năm 12, cô này sang ban A  học nên mình không biết, chỉ nghe tên Tài kể lại, sau 41 năm. Hắn kể trong lớp có tên Châu, khi xưa học chung với mình ở Yersin, nhà ở phía sau lưng trường Petit Lycée. Nay hắn ở Úc. Hắn kết người đẹp Song Pha, trong lớp cũng có một tên khác kết cô này. Thế là hai tên choảng nhau, thằng Tài nhảy vào can. Thằng Châu mét lính 302 quen, chận đầu thằng Tài đánh. Chán Mớ Đời 


Cô này khi xưa, thuộc diện xinh gái, nay thì te tua thêm đối tượng của một tên học Văn Học, hắn hay kể. Mình gặp lại, chụp hình cô nàng, gửi cho hắn. Hắn té xỉu. Kinh


Tên Tài rất có tình với bạn bè. Em thằng Dương Quang Trí, con ông Marcel. đi chọc gái ra sao, thiên hạ đè đầu nó đánh trước cửa trường Văn Học. Tài nhảy vào đánh giải vây nếu không thằng Trí bị rạch mặt. Sau này đậu tú tài hạng Bình, nó cho tên nào mượn bằng tú tài và thẻ căn cước để nộp đơn di du học. Mình về Đà Lạt lần đầu, đi tìm nó nhưng không gặp. Chỉ gặp em nó kêu là nó đang chạy xe hàng ở Hà Nội. Tài tập võ chung với mình ở Ngã BA CHùa với anh họ hắn là Sỹ, học Trần Hưng Đạo, sau đi nhảy dù chết.


Mình được bố trí ngồi cạnh cô nàng. Cô nàng cho mình xem ảnh con gái, ở San Jose, cháu ngoại ,… xong gọi điện thoại cho Người Đẹp Phao Câu để mình nói chuyện. Cô này thì có gặp tại nhà mình với HÙng Con Cua vì em của đối tượng hắn, mà mấy bà chị đè đầu mình xuống tra tấn để khai đặt tên cô nàng là Người Đẹp Phao Câu. Khi xưa, cô nàng có cái Mông Cực Đỉnh,  xàng xê trước đám con trai mỗi lần ra chơi nên mình đặt tên cho nó dễ nhớ.


Khi xưa, mình làm cô Mụ, đặt tên mấy cô nàng trong lớp hay trong trường để dễ nhớ khi bàn tán về gái gú. Nào là Chị HAi, CHị Sui, CHị Cả, Thuỷ Dâm, Phi Liên Xô, người đẹp Song Pha, …. Khiến nhiều tên cứ hỏi mình hoài về mấy tên này. Có cô học chung tên Vy Thị Thu Thuỷ, đám trong lớp đặt tên trước khi mình vào Văn Học, là Vê Tê Tam Thừa cho có vẽ dân ban B. Cô này xinh, lớn tuổi hơn mình, hay mượn vỡ của mình để sửa chính tả. Sau này, mình bắt đầu viết về những kỷ niệm Đà Lạt thì Chị Cả hay sửa lỗi chính tả cho mình trước khi công bố cho thiên hạ đọc. Sau này, mình viết nhiều quá nên cô nàng đầu hàng, không có thì giờ để sửa lỗi chính tả. Chán Mớ Đời 


Cô nàng mời đi ăn sáng với mấy người bạn của cô nàng ở Đà Lạt và giới thiệu mình là “người đặc biệt”. Kinh! Có một cô là em gái của một cô rất xinh ngày xưa ở Văn Học. Có thể gọi đứng thứ 3 của trường sau Cái Bớt Một Thời và Trần Thị Ánh Nguyệt. Tên Vũ Văn Tùng, nhà ở ngay dốc Cẩm Đô, lên nhà thương, mê cô này lắm. Hắn hay ngồi khi ra chơi, nhìn theo cô nàng.


Nói chung thì gặp lại đôi mắt người xưa thì rất vui. Vui vì cô nàng còn sống. Thứ hai cô nàng là đại gia Đà Lạt, không cực khổ. Cô nàng kể là lưu lại hết mấy bài mình viết về Đà Lạt. Có đi tìm mình sau 75. Lúc đó mình đang mê đầm, mắt xanh tóc vàng thì chịu. Gặp lại bạn xưa, thấy họ sung sướng, giàu có là một cái mừng. Mình có gặp lại vài người bạn học cũ, vì lý lịch gia đình nên cuộc đời có kết cục khá buồn, vì không được đi học đại học tiếp.


Nguyễn Hoàng Sơn






Vệ Đường Hoa Đà Lạt

 Dạo này, thấy dân Đà Lạt chụp hình Hoa Quỳ, bỏ lên mạng nhiều nên đoán đến mùa hoa Quỳ nở, báo hiệu Đà Lạt vào đông. Chuẩn bị cho những cơn lạnh sắp đến vào mùa giáng sinh. Khi xưa, mình chỉ nghe người Đà Lạt gọi là “bông Quỳ”, một loại hoa dại mọc đầy Đà Lạt. Sau lưng nhà mình, chúng mọc đầy, cứ phải lấy cái rựa phác hoài. 

Nay về Đà Lạt, không thấy mấy bụi hoa này trong thành phố. Nói cho ngay cây cối ở Đà Lạt, đều được chặt bỏ hết. Thay vào đó là nhà và hàng quán. Họ đặt tên loại hoa này với một cái tên mỹ miều “Dã Quỳ”. Trong thi văn, họ gọi là “Vệ Đường Hoa”.

Đà Lạt có một loại hoa khá đặc trưng khác tên Mimosa nhưng ngày nay, ít nghe người Đà Lạt nói đến. Khi xưa, nhà mình có cây Mimosa phía trước sân, sau nhà thì mấy bụi hoa Quỳ, mọc đầy làm hàng rào thiên nhiên.

Cô Vi Khuê, hiệu trưởng trường trung học Văn Khoa, có làm bài thơ về bông Quỳ. Cô ta đặt tên Vệ đường Hoa. Có lẻ hoa quỳ, mọc hoang bên đường. Lạ ! Đọc tài liệu Tây, chả thấy họ nói đến hoa Quỳ. Cô viết về loài hoa đặc thù của Đà Lạt. Cô thương nhớ về Đà Lạt, thậm chí đến cả Vệ Đường Hoa.

Mà Thương Đến cả Vệ Đường Hoa

Vi Khuê

Gởi Người Dalat, xưa, sau 

Trái đất có lẽ sẽ phải nổ 

lúc ấy rồi ta cũng tiếc thôi 

tiếc sao những buổi rong chơi phố 

những buổi nhìn mây, buổi ngó trời... 

Xuân này ở Mỹ sao mà lạ 

bỗng rộn ràng lên chuyện tiếc thương 

và nhớ, và yêu Đà Lạt quá 

yêu, ồ yêu nhỉ! nhớ, sao không? 

Nhớ đồi Cù mướt xanh trong gió 

biệt thự hồ bên đứng ngắm xa 

ngựa trắng, tóc hoe vàng, trước ngõ 

nàng công chúa Thượng áo hoa cà... 

Lên đồi. Lên đồi. Lên đồi cao 

những cô con gái má hồng au 

những chàng trai gắn Alpha đỏ 

Đà Lạt mù sương một sớm nao! 

Ai tặng cô em một nhánh đào 

một nụ hồng lá thắm xôn xao 

và ai âu yếm cài lên tóc 

để đến nay cô nhớ ngọt ngào? 

Bùi thị Xuân còn thơm giấc mơ 

thì người cứ dệt gấm thêu thơ 

còn ai thiếu phụ chiều nay mộng 

hãy nhớ sân trường Đại học xưa. 

Và rừng. Và thác. Và thung lũng 

và gió từng cơn buốt thịt da 

Đà Lạt. Trời ơi! Giờ ấm lạnh? 

Mà thương đến cả Vệ Đường Hoa! 

Vi Khuê - 1994

Hoa Quỳ Đà Lạt 

Kỳ này về Đàlạt, nghe anh bạn kể về một cuộc tình một cặp trai gái gốc Huế. Người từ bỏ Huế vào Đàlạt. Người đi Hoa Kỳ rồi về Đàlạt. Họ gặp nhau bên vệ đường đầy hoa Quỳ. Tác giả kể về mối tình đầu ở Huế là một cựu giáo sư trường Bùi Thị Xuân Đàlạt. Xin dấu tên. Từng ở trọ tại số 48 đường Võ Tánh, Đà Lạt.

 

Câu chuyện kể ông giáo sư, mồ côi, ở Viện Dục Anh, Huế. Du côn như bao đứa con ở viện mồ côi, phát hiện ra mối tình hữu nghị của một nữ sinh Đồng Khánh, ông ta chịu khó học hành, học ngày chưa đủ tranh thủ học đêm và đậu thủ khoa, trường đại học Huế. Bố mẹ cô gái, thành phần tư sản, chê thân mồ côi, lý lịch không trong sáng của ông nên không chấp nhận, phủ quyết hợp thức hoá mối tình hữu nghị Đồng Khánh - Quốc Học.


Cho thấy chế độ Việt Nam Cộng Hoà cũng có phân chia lý lịch. Ngược lại, họ cho học bổng con cháu Việt Cộng. Ông Hoàng Phủ Ngọc Tường khoe, khi xưa ông nhận được học bổng của Việt Nam Cộng Hoà, nhiều quá ăn xài không hết. Chán đời, hay thất tình chi đó, ông ta lên núi rồi Mậu Thân, về Huế, xơi tái biết bao nhiêu người.


Bố mẹ cô nữ sinh Đồng Khánh giàu có, không chấp nhận cuộc tình không cùng lý lịch nhân thân, nhân thích, giai cấp 3 đời dọc ngang. Thế là ông tân thủ khoa xin lên Đàlạt dạy ở trường Bùi Thị Xuân để quên đi mối tình đầu. 

 

Rồi tháng 4 1975 đến thì cả hai mất tin tức nhau. Vài năm sau ông thầy nhận được thiệp hồng của cô nữ sinh Đồng Khánh. Chấm dứt những hoài mong. Mình thắc mắc chỗ này vì ông ta vào Đà Lạt, lâu rồi mà sau 75, cô này mới lấy chồng. Khi xưa, gái 18-20 là a lê hấp lên xe hoa. Có lẻ người ta bựa thêm cho có màu vị bún bò Mụ Rớt.


Lâu lâu đọc báo Việt Nam, kể chuyện khó tin lắm. Họ bựa chuyện rất nhiều. Điển hình; họ viết về anh chồng học giỏi, bị bệnh nên về quê. Cô vợ buôn bán nuôi chồng như vợ ông Tú Xương khi xưa, rồi ông chồng hết bệnh, được đại học ngoại quốc mời sang giảng dạy. Ngày nào, cô vợ cũng từ dưới quê, chạy xe Honda ra phi trường Tân Sân Nhất, đóng tiền mãi lộ, xe đi vào phi trường để đón chồng. Một hôm, ông chồng đi phép, không báo tin cho vợ, ngạc nhiên khi thấy vợ đón mình ở phi trường. Người viết không hiểu là khi đại học ngoại quốc mướn giáo sư thì họ cho đem vợ con sang luôn.


Mình có anh bạn gốc đại hàn. Bố anh ta là giáo sư đại học Hoa Kỳ, được chính phủ Nam Hàn mời về giảng dạy tại Nam Hàn cách đây cũng 35 năm. Họ trả lương cho ông ta gấp đôi bên mỹ, cấp nhà ở. Do đó có nhiều người Nam Hàn về lại xứ họ. Nhờ đó mà họ tiến xa, giàu có.


Trên 20,000 tiến sĩ ở Việt Nam, Reuters cho biết có một người Việt duy nhất tại Việt Nam, có ảnh hưởng đến công nghệ thế giới. Báo chí Hà Nội kể đại học ngoại quốc thèm khát tiến sĩ Việt Nam. Kinh


Sau 75, ai di tản sang Hoa Kỳ, không liên lạc được với Việt Nam cả mấy năm trời. Mấy người Đà Lạt, nhờ mình, dạo ấy học bên Tây gửi thư về Đà Lạt dùm họ rồi gia đình họ nhờ mình chuyển lại thư họ qua Hoa Kỳ. Mình mất liên lạc với Đà Lạt đến hơn 2, 3 năm mới được phép viết thư liên lạc với gia đình.


Sau 75, ông thầy bỏ nghề giáo, làm nghề sửa xe hơi. Một hôm, có một chiếc xe ô-tô con ngừng trước cửa tiệm sửa xe. Thiên hạ bu lại xem chiếc xe ô-tô con cực đỉnh. Ông giáo nghe loáng thoáng ông Việt kiều, nói tiếng Huế pha tiếng mỹ, như ăn bún bò HUế, xịt thêm ketchup nên cố gắng hiểu ông Việt kiều nói gì về tình trạng chiếc xe. 


Bổng nhiên, ông giáo nhìn lên thì bắt gặp đôi mắt người xưa, phía sau là đám hoa Quỳ. Ông ta ngại ngùng vì áo quần lem dầu nhớt,… cô Việt kiều hỏi địa chỉ để đến thăm nhưng ông ta ừ ừ. Cô này cũng may, rời được Việt Nam, chớ ở lại Việt Nam thì chắc cũng hát như mọi người đàn bà còn ở lại: “ngày xưa, em bán sữa đậu nành, đạp chiếc xe màu xanh”.

 

Cuộc hội ngộ bất ngờ khiến ông ta hoá thành con chim đa đa, nỉ non; tình cờ tôi gặp lại em bên vệ đường hoa, sao em không lấy chồng sửa xe ô tô con mà đi lấy chồng xa. Đối tượng một thời, giới thiệu ông giáo cho chồng là người quen khi xưa ở Huế. Sau khi sửa chửa xong chiếc xe, ông giáo nhận tiền công do người tình xưa đưa, lặng yên, nhìn theo chiếc xe biến mất sau đám hoa Quỳ. 

 

Chán Mớ Đời, Ông giáo khe khẽ, bắt chước ông Vũ Thành An: “này em hởi, con đường hoa Quỳ em đi đó rất đúng em ơi”. Ông giáo đổi tên hoa Quỳ thành Vệ Đường Hoa để nhớ về cuộc gặp gỡ người tình sau nhiều năm bên vệ đường như nhắc nhở người tình năm xưa là một đóa hoa bên đường mà mình không bao giờ có thể làm chủ, để rồi như hạnh phúc vuột khỏi tầm tay một lần nữa như bài thơ của Christy Brown. 

 

Lines of Leaving

 

I am losing you again

all again

as if you were ever mine to lose.

The pain is as deep

beyond formal possession

beyond the fierce frivolity of tears.

Absurdly you came into my world

my time-wrecked world

a quiet laugh below the thunder.

Absurdly you leave it now

As I always foreknew you would.

I lived on an alien joy.

Your gentleness disarmed me

wine in my desert

peace across impassable seas

path of light in my jungle.

Now uncatchable as the wind you go

beyond the wind

and there is nothing in my world

save the straw of salvation in the amber dream.

 

The absurdity of that vast improbable joy.

The absurdity of you gone.

-        Christy Brown


May mắn, mình không bị lâm vào trường hợp này. Mình chỉ suýt té ghế khi xem video, đồng chí vợ chỉ ra đối tượng một thời khi cô nàng đi chung chuyến phái đoàn y tế về Việt Nam với thằng con.


 Người đàn bà nào không lấy mình là một cái Phước lớn. Lấy về bà ta đì có thể nhiều hơn mụ vợ. Cho nên không nên nghĩ vớ vẩn. Mình gặp lại đối tượng của tên bạn Huỳnh Kim Sang ở Hà Nội khiến mình chới với.  Hải hùng lắm.


Bác nào có phải hát 20 năm tình cũ như ông Trần Quảng Nam thì cho em hay.


Nghe cái tựa đề là giật mình vì tác giả ( học truoc mình 3 lớp  ở DHSP Huế) đưa mình đọc khi về dạy cùng trường ,cùng tổ ,ở cùng cư xá gv).Nhân vật nử là bạn học cùng lớp ở DK và DHSP Huế.  Câu chuyện anh ấy viết đúng phần đầu còn phần sau anh ấy hư cấu. Cô ấy không hề để ý anh này vì hoàn cảnh hai nhà khác nhau .Họ  chưa hề có hẹn hò ,gặp gở riêng tư chi cả vì anh này vì tuy học giỏi nhưng gv ..nghèo,vả lại mẹ cô ấy chỉ thích gã con cho bs và kết cuộc cô ấy lấy một bs YK Hue. Sau cô qua Bỉ theo diện chị bảo lãnh và qua Mỹ với một diện khác..Anh này mê cô ấy lắm lắm ,nên khi mình đi Mỹ nhắn gửi tìm cách nối liện lạc hai người.Hai người đều là bạn mình nên dễ ...họ bắt đầu liên lạc qua email vài lần và hẹn ngày anh qua Mỹ thăm.Chưa thực hiện được điều này thì anh mất. Mình có nhờ người đem dùm hoa viếng của cô ấy cùng một lá thư cô ấy tỏ lòng cám ơn mối chân tình của anh khi còn sống đến mộ anh ở Dalat.  Vì chuyện ni mà cô vợ hai của anh nớ chửi mình quá sá rồi còn nhờ người quen thả email bom  liên tục nó mình phá hoại hạnh phúc gia đình   khi anh đã mất!!! khiếp quá ...blocked luôn . Đây là mối tình đơn phương của 1 sv Huế nghèo đối với 1 cô gái đẹp con nhà giàu có. Cô ấy vẫn còn ở Cali..Tên con gái của anh ấy là có tên cô ấy .


Nguyễn Hoàng Sơn