Showing posts with label Mekong. Show all posts
Showing posts with label Mekong. Show all posts

Đồng chí gái và bạn học

 Cuối tuần này, chở đồng chí gái đi bác sĩ khám chân mụ vợ. Không biết tiếng việt gọi là gì? Túc khoa? Về răng thì họ gọi nha khoa. Chân là Túc nên chế đại là Túc khoa cho thêm từ. Bác sĩ chụp quang tuyến thấy xương chân mụ vợ bị nứt thêm một tí. Mình thừa nước đục thả câu, nói bác sĩ mụ vợ không chịu mang chiếc Boot, bó chân lại thay vì băng bột. Ông bác sĩ dặn mụ vợ phải luôn luôn mang chiếc Boot, ngoại trừ khi đi ngủ nếu không, chân sẽ không lành. Mình hả hê trong lòng vì ít ra có người nói để mụ vợ nghe. Nhìn mụ vợ như thầm nói thấy chưa. Cá không ăn muối cá ươn, vợ cãi lời chồng trăm đường què lâu.

Bổng nhiên mình cảm thấy quá hèn hạ, mách bác sĩ về đồng chí vợ, thay vì bảo bọc mụ vợ. Đúng là khôn nhà dại chợ. Không xứng đáng danh hiệu người chồng nhân dân, người cha anh hùng nên câm mõm, không nói gì thêm. Làm chồng mà hèn mọn quá. Phải khắc phục, phấn đấu để được đạt danh xưng người chồng nhân dân. Chán Mớ Đời 

Trên đời này, mình nghĩ không có mụ đàn bà nào, nghe lời chồng cả. Tối nào, cũng phải xoa rượu thuốc của thầy võ cho mụ, xoa long tu, đủ trò nhưng mụ vợ lại không đeo cái boot là hỏng việc. Mình có toa thuốc thầy võ để ngâm rượu, để xoa khi bị trật chân, đau tay đau chân khi đánh nhau bị xưng.

Chiều đến, nói chuyện với bà cụ. Bà cụ kêu sao không cạo râu. Kêu mụ vợ mình phải bắt mình cạo râu. Mụ vợ mình thì đã chánh niệm sắc sắc không không. Thấy mình như không thấy nên chả để ý mình có cạo râu hay không. Nhớ khi xưa, khi bắt đầu có râu, mình hay ngồi rờ vài sợ râu khiến mẹ mình điên lên, cứ bắt cạo râu. Nhà đâu có dao cạo. Một tháng đi cắt tóc mới được gội đầu cạo râu. Mình lại có râu quai nón nên trông như hải tặc.

Cô em út, in bài mình viết về cuộc đời Mẹ, để mẹ đọc. Đồng chí gái thất kinh khi mẹ kể là đọc sách báo, không cần đeo kính ở tuổi 90.

Hôm sau, chạy lên vườn. Mình ghé mua 10 cân trái chà là, loại chưa chín hẳn tại nhà thằng Mễ quen, có vườn trồng chà-là ở Blythe, hái đem về bán cho mình. Trái chà là có nhiều loại nhưng đặc biệt loại này có tên Deglet Noor. Loại này nhỏ hơn loại thông thường bán ở tiệm, tên Medjool. Khô hơn. Đem về bỏ vào tủ đông lạnh, ăn ngon hơn.

Năm kia, có người rao bán cái vườn chà-là nhưng mụ vợ không cho mua. Nay mụ thích ăn chà-là loại này nên có thể mình hỏi xem họ có muốn bán lại hay không. Mỗi năm, thu hoạch được $50,000 sau khi trang trải chi phí. Mình có bắn tiếng cho thằng thợ, để nó gọi cho chủ ở Denver. Trời cho mua vườn chà là để vợ ăn thì họ gọi lại, còn không thì xem như không có duyên trồng chà-là.

Mình khám phá quýt đường của vườn, lột vỏ rồi bỏ vào tủ đông lạnh, ăn như kem, ngon cực đỉnh luôn. Năm này, không kêu bạn bè đến hái nữa, hái đem về nhà bỏ đông lạnh, ăn như sorbet. Trái năm nay lớn gấp đôi năm ngoái. Kinh. Mọi năm nhiều quá, nên kêu bạn bè đến hái. Nay bỏ trong tủ đá đông lạnh ở ga-ra xong om.

Đi mua chà-là gần chín cho mụ vợ và bạn của mụ

Mụ vợ thích loại chà là này. Có cô bạn, nghe mụ vợ bị gãy chân, nấu một nồi cà-ri, đem lại. Mụ vợ đưa cho một ít chà là ăn. Cô này đâm mê chà là như ông Trượng và Tiên Bửu mê rượu đế mới ra lò. Ngày nào cũng gọi mụ vợ, kêu còn không , còn không. Thế là mình phải chạy đi mua. Dạo này cuối mùa. Luôn tiện lấy mật ong cho mấy người nhờ mua dùm. Họ kêu mình gửi xe đò Hoàng lên San Jose, họ ra bến xe đò lấy. Xe đò Hoàng lấy cước phí $5 một thùng. Cô cháu kêu sao mật ong lại đặc sệt vậy. Mùa đông lạnh, thì mật ong chính hiệu đặc lại. Bỏ vào cái tô nước nóng thì từ từ lỏng lại. Còn mua mật ong pha thì cứ như nước, không bao giờ đặc lại.

Mình gặp ông mỹ nuôi ong để lấy mật ong. Ông ta mời đi ăn trưa. Ông này, trung kiên với nhóm Cộng Hoà, không chịu chích ngừa, bị dính covid khiến mình lo ngại. Bà vợ cũng dính luôn. Nay khoẻ lại khiến mình mừng, không phải đi kiếm người nuôi ong khác. Mùa đông, muốn bỏ mật ong vào chai, người ta phải bỏ vào lò sưởi ấm mật ong chảy lỏng mới chiết vào chai. Bây giờ, trời lạnh mật ong cứng như cục đá.

Mật ong mua dùm cho mấy người quen trên San Jose

Mình nói ông phải nghe lời vợ ông. Bà vợ cứ gọi tôi, rên ông đau, không chịu đứng dậy, đi tới đi lui. Cứ nằm, phải đưa điện thoại cho mình nói chuyện mới chịu rời khỏi giường. Không ai trên đời này lo cho sức khoẻ của ông hết ngoài mụ vợ. Ông ta nói không sợ chết vì sẽ được lên thiên đàng. 

Mình hỏi lên thiên đàng, gặp lại 3 bà vợ cũ thì sao. Ông nói là trên thiên đàng không phải lấy nhau. Mình nói không muốn lên thiên đàng. Ông ta hỏi lý do. Mình nói lên đó, gặp lại mấy bạn gái cũ là khốn nạn đời tôi. Nhất là gặp lại đồng chí gái. Thôi để tôi xuống địa ngục, để mụ vợ và mấy bà đì tôi ngày xưa lên thiên đường. Mấy bà gặp tôi, hè nhau xúm vào đánh hội đồng tôi, đấu tố trước toàn án phụ nữ đòi quyền sống, trốn không được.

Cứ tưởng tượng lên đó, chỉ cắn có một trái bơ mà bị thượng đế đuổi cổ xuống trần gian. Không thua gì chế độ cộng sản trong phim Dr. Zhivago. Đây tôi muốn ăn bơ lúc nào cũng có. Ông ta chỉ biết lắc đầu, nhìn đứa con hoàng đàng của Chúa, không chịu trở về đạo.

Chiều về. Đang xem 7 tên giết mướn có Yul Bruner đóng thì mụ vợ kêu, xê ra, để người ta hát. Mụ hát và thâu lại. Khi nào hát mệt thì mụ mở nghe mụ hát lại. Mụ hỏi hát hay không. Mình không dám nói không. Tình yêu không thật thà, không sống trong hoà bình, đúng hơn là sống trong tình trạng nội chiến hàng ngày, ngừng chiến như ở Triều Tiên nên phải cẩn thận, không được chế dầu vào lửa. Lâu lâu mụ vợ bắt chước Kim Young Um, bắn đầu đạn khơi khơi lên trời nhưng mình vẫn cương quyết, không trả đũa, không lên tiếng.

Ông nuôi ong than phiền về mụ vợ. Mình nói với ông nuôi ong vợ tôi là số một, cái gì cũng số một. Lý do; mình chê vợ mình thì thiên hạ kêu ngu, ai biểu lấy. Vợ xấu cũng là vợ của mình. Những gì thuộc về ta đều tốt cả. Hèn gì ông ta bị vợ bỏ đến 3 lần, mất biết bao nhiêu tiền của, mỗi lần ly dị.

Sáng chủ nhật mình lên vườn sớm. Đang cắt tỉa mấy nhánh cây thì mụ vợ gọi. Đồng chí vợ có tật khi thức giấc, gọi mình từ trên giường, kêu anh ở đâu? Mình nói ở vườn chớ ở đâu. Mình đâu có đi bia ôm, cà phê ôm đâu mà mụ cứ hởi vớ vẩn. Mụ kêu chết cha. Mình nói bố vợ mất lâu rồi. Mụ kêu vậy ai lo vụ âm thanh. Mình đã chỉ mụ ta, viết trong điện thoại cách bấm nút là xong. Mình kêu, nói thằng con làm nếu không biết.

Hoá ra mụ vợ và mấy cô bạn tổ chức sinh nhật cho cô bạn nào, thêm có hai cô bạn học từ xa về nên họ gom lại nhà mình. Mụ kêu 12 giờ họ lại, khiến mình phải ngưng làm nông chạy về để xem có gì trục trặc vì mụ vợ gãy chân. Mụ vợ tổ chức, không bao giờ cho mình biết lịch trình, cứ như tin tình báo, không cho lộ hàng. Đụng trận, mới cho biết. Mình tưởng buổi chiều. Đành chạy về. Mệt đừ mà chả thấy bà nào đến. Xem đồng hồ thì được biết đi bộ làm vườn, được 4.5 dậm. Phải chi mụ không gọi thì có thể làm việc, đi thêm 3 dậm đường nữa. Trong khi mụ vợ hát rồi thâu rồi nghe lại tiếng của mụ. Mình bỏ lên lầu ngủ một giấc, vẫn chưa thấy ai đến. Đang xem truyền hình thì mụ vợ kêu xuống chụp hình cho mấy bà.

Mấy bà ngoại, bà nội líu chiu, tạo dáng để chụp hình. Mình kêu hóp bụng lại 1,2, 3 nhấn. Có bà chạy lại kêu anh nên kêu: “phanh ngực ra, hóp mông vào”. Nhìn lại là vợ tên luật sư nổi tiếng ở Bôn Sa. Tội cho em, mấy bà phanh ngực ra thì em chỉ biết độn thổ. Vú mấy bà thuộc dạng đồ thị phương trình bậc 4 hết rồi. Cứ thấy hình ảnh mỗi bà là một pháo đài chống giặc. Chán Mớ Đời 

Mấy bà đi một mình, không kéo cái rờ-mọc thằng chồng theo. Hay mấy tên này cũng như mình, ớn ngày xưa Hoàng thị vợ nên nằm nhà xem đá banh hay dã cầu. Mấy bà bắt đầu ăn uống rồi hát bú xua la mua. Mình phải túc trực để xem mụ vợ sai thằng chồng ô sin nhân dân cái gì. Mấy bà thì xin mật mã vào hệ thống wifi.

Đúng hát hò, có mấy bà đến trễ, lại phải ra vườn chụp hình. Mụ vợ, trời lạnh, không chịu bận áo ấm. Thế là đau lại, ho. Chán Mớ Đời 

Nhìn mấy bà thấy thương, họ vui bên nhau được ngày nào hay ngày đó. Vài năm nữa biết còn gặp lại nhau, vui đùa như hôm nay. Mai mốt, sức khoẻ yếu, có ai dám bay sang Cali để họp mặt bạn bè. Mấy bà kêu mình chụp hình, quay video khi hát để có chút kỷ niệm bên bạn hữu. Có thể mình sẽ làm link của zoom, để mấy bà hẹn nhau chít chát trên mạng. Để mấy bà ở xa, không có dịp gặp nhau, có thể đả thông tư tưởng, tạo dáng, tư vấn về quản lý thằng chồng vào cuối cuộc đời.

Đại học Harvard có làm một nghiên cứu kéo dài trên 80 năm qua. Họ lấy 200 sinh viên của đại học và 650  thanh niên thiếu nữ của vùng Boston. Trong đó có một người sau này làm đến chức tổng thống Hoa Kỳ nhưng chết sớm. Lúc đầu, họ hỏi thành công là gì? Ai cũng trả lời trở thành triệu phú, tổng thống, bú xua la mua. 70 năm sau, họ đặt lại câu hỏi đó thì những người sống sót kêu là liên hệ với gia đình, bạn hữu. Nghiên cứu này tiếp tục đến thế hệ con cháu của họ.

Vào tuổi U70, chúng ta may mắn nếu có sức khoẻ nhất là có gia đình, thân hữu, để có dịp gặp nhau, đi du lịch với nhau hay truyền nghề sinh hoạt với cháu ngoại, cháu nội ra sao. Khi xưa thì tư vấn cho nhau, dạy chồng, dạy con, nay thì cách chìu cháu. Thấy mấy bà vui vẻ líu chiu mình cũng vui lây.

Khi nào lên U80 là xong phim. 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Đôi mắt người xưa

Có cô nào gốc Đà Lạt, cắc-cớ hỏi đối tượng ngày xưa ở Đà Lạt là ai? Thời biết nhìn con gái dưới ánh mắt khù khờ thay vì chửi lộn như xưa, mình thích nhiều cô như vào tiệm ăn bao bụng. Đến năm 12 B thì trung kiên với một đối tượng rồi thì đi tây. Hết phim.

Có phim “Đôi mắt người xưa” thì phải, quay cảnh ở Đà Lạt. Mình nhớ hồi nhỏ, nhà ở ấp Ánh Sáng, ai đó dẫn mình ra chỗ Thanh Thuỷ để xem người ta quay xi-nê, hình như tài tử Lê Quỳnh đóng với Thanh Nga thì phải. Đạp Pédalo trên hồ Xuân Hương. Sau này về Đà Lạt, mình có đạp Pédalo với mấy đứa con, gió thổi ngược , đạp hoài không vào bờ được. 

Hình như quay theo một tuồng cải lương, cùng mang tựa đề. Câu chuyện, nói về anh chàng đi du học bên tây, học y khoa rồi về, gặp lại “đôi mắt người xưa” khi cô ta ở dưới quê, đọc báo thấy quảng cáo phòng mạch, đem con rơi của ông bác sĩ ở Tây về. Ông bác sĩ làm cô nàng có bầu rồi đi tây, về Việt Nam thì lấy vợ và mở phòng mạch hộ sinh ở Sàigòn. Xong om

Sau này, mình đi Tây nhưng khác với ông Lê Quỳnh thay vì 5 phút như trong phim, mấy chục năm sau mới trở về Đà Lạt, bắt chước Út Trà Ôn ca bản: “20 năm sau, tôi trở về bến nước năm xưa để tìm lại đối tượng một thời,..”. Đối tượng một thời vẫn còn sinh sống tại Đà Lạt nhưng mình không dám bò lại tiệm cô nàng để chào. Mấy tên hàng xóm khi xưa, gặp lại, mình chào, chúng đưa mặt như bò đội nón, ngơ ngác, kêu không nhớ. Mình bỏ mộng đi tìm lại người quen khi xưa.

Viếng Hội An lần đầu, gặp mấy cô bạn cũ của đồng chí vợ. Có người kể, một ông di tản năm 75. 20 năm sau, trở về Phố Cổ. Bao nhiêu trăn trở, ông quyết định, đi tìm lại cô bạn gái ngày xưa. Ông ta lần mò vào xóm xưa, thấy một bà cụ, ngồi bán xôi bên đường thì hỏi nhà “cô Mai”. Bà cụ bán xôi đáp giọng Hợi En: “doạ em đơi ” khiến anh chàng thất kinh, bỏ đi về một lèo. Về nhà chắc sẽ hát: “giết người đi, giết người đi”.

Sau bao nhiêu năm, sống với Việt Cộng trong thời bao cấp, cô nàng già, răng rụng xuống nồi xôi đậu, lên chức bà ngoại. Như trường hợp thi sỹ Hoàng Cầm, mê chị Vinh, để rồi mấy năm sau, gặp chị ta lại, te tua sau khi lấy chồng, ông ta xé bài thơ ấp ủ, tâm đắc từ bé “lá Diêu Bông”.

Cô bạn kể tiếp, một anh khác, mần mò tìm lại đối tượng một thời. Nay cô nàng to như con gà mái mệ, con đàn cháu đống. Kinh hãi. Rồi quay sang hỏi mình có gặp lại đôi mắt người xưa thì nói không dám. Nghe kể là đã hãi rồi.

Rời Việt Nam lâu, nay về lại quê xưa, ai đi tìm lại đối tượng một thời như đi tìm Lá Diêu Bông. Vì chỉ có hình ảnh của ký ức ngày xưa, đụng chạm thực tế thì hơi phiền. Khó mà đứng vững khi cuốn phim chiếu chậm, bổng nhiên cái vèo như xem phim trên mạng, bị cắt xén, chạy tới đoạn kết. 

Vào những năm 1972-1973, ông Hoàng Đức Nhã, làm tổng trưởng Dân Vận, có thực hiện được 2 chương trình, cho sinh viên, kiều bào tại âu châu và Hoa Kỳ về thăm quê hương trước khi Sàigòn mất. Nhằm giải độc tuyên truyền của Cộng Sản tại xứ người. Mình nhớ có lần, gặp con trai cụ Sâm, dạy hè mình, ở đường HÙng Vương. Nhà cụ từ đường Hùng Vương, đối diện trường Petit Lycée , có con dốc đi xuống, băng qua cái vườn rau, đến nhà gỗ của cụ. Mùa mưa hay bị lụt dù nhà cụ được xây trên nền cao. Hình như cháu ngoại hay cháu nội của cụ học chung với mình khi xưa. Hình như tên Thanh thì phải. 

Con trai cụ Sâm, du học bên tây, lấy vợ đầm. Năm đó về thăm Đà Lạt, có ghé nhà dì Thanh, con bà Phúng, học chung khi xưa. Dì Thanh khi xưa cũng thuộc dạng xinh đẹp, con bà Đàng như dì Luận thì đẹp có tiếng Đà Lạt. Con cụ Sâm chắc xem phim đôi mắt người xưa nên về tìm lại dì Thanh. Không biết tâm trạng của ông ta ra sao. Chỉ nhớ bà vợ đầm, ngồi bên cạnh, ngáp ruồi Đà Lạt, bay vo ve xung quanh. Mình thì sợ ngoại quốc, không dám mở mồm với tiếng Tây Bồi. Chỉ biết Bonjour, xong là tịt, đứng nhìn họ như người trong sở thú.


Năm 1994, mình được một tổ chức NGO, trả tiền về Hà Nội, dự một hội thảo về phát triển Việt Nam trong thời kỳ Đổi Mới. Trong phái đoàn từ phía Việt Nam, có một chị, đại diện đoàn thanh niên cộng Sản HCM, tự nhận là người Đà Lạt, nói biết bố mẹ, em gái của mình khiến mình thất kinh. Chị ta nói gia đình khi xưa, ở bên cạnh nhà ông bà Lào, cư xá Địa Dư.

Mình bổng nhớ đến một cô gái, đối tượng của Huỳnh KIm Sang. Có lần, hắn bảo mình chở hắn đi đâu, rồi trên đường về trên đường Hai BÀ Trưng. Hắn bổng kêu mình chạy chậm chậm lại, rồi nói xem mặt cô nữ sinh, đi chánh niệm trên đường. Mình chạy ngang, rồi lén quay lại để xem mặt cô gái. Dạo ấy, mình đã bị cận thị nhưng chưa đeo kính. Thấy cô nàng, tóc dài, gây gầy. Thằng Sang hỏi đẹp không, mình nhất trí ngay. Sau đó, đảo xe lại thì khám phá cô nàng đi vào xóm khu Địa Dư, cạnh nhà ông Lào.

 Xóm Địa Dư, gồm 3 dãy nhà, xây 2 tầng. Từ đường Hai Bà Trưng, có mấy cái cầu gỗ đi vào mấy căn hộ, nên không thể lộn được. Cầu cô nàng đi vào chỉ có nhà Ông Bà Lào, sau đó là nhà Chú Be và nhà thằng Hùng, đá banh với mình khi xưa. Chú Be khi xưa đi lính với ông cụ mình, sau này chú đi tàu hàng hải, lâu lâu mới về nên mình biết mẹ của Chú.

Sau mùa hè Đỏ Lửa, đôn quân, thằng Sang đi lính vì sinh 1955. Mình không còn để ý đến cô này vì có nhiều đối tượng khác. Mấy tên học chung thì kết mấy cô khác, nên bàn chuyện mấy đối tượng khác. 25 năm sau, mình như Từ Thức trở về quê, gặp lại một bà, tự xưng là đối tượng ngày xưa của HUỳnh Kim Sang, lại hát bài Mimosa của dân Đà Lạt, khiến mình thất kinh! Mình hỏi có phải em gái của thằng Hùng, thường đá banh với mình khi xưa. Cô nàng kêu dạ đúng. Choáng vánh luôn! Viết tới đây thì nhận được điện thoại của Huỳnh Kim Sang sau 48 năm. Cứ viết nhắc đến ai thì tìm lại người đó. Kinh

Đối tượng một thời. Hình chụp cô nàng làm kỷ niệm trước khi tây. Có người Đà Lạt hỏi mình đối tượng một thời ở Đà Lạt là ai nên mình đăng hình cô nàng ngày xưa lên cho thiên hạ xem. Kỷ niệm một thời ta đã yêu em. 

Từ độ ấy, mình không dám nghĩ đến chuyện, đi tìm đối tượng ngày xưa. Hãi hùng! Về Đà Lạt, mấy người em, kêu đi thăm đối tượng một thời, vẫn còn ở Đà Lạt nhưng mình sợ, không dám đối diện thực trạng của 25 năm, thời gian đã lão hoá, tàn phá tuổi thanh xuân của chúng ta. Chúng ta, ai cũng bị lão hoá. Thường ký ức của chúng ta dừng chân lại ngay từ khi lên máy bay, hay xuống thuyền vượt biển. Khi gặp lại bạn bè xưa hay đối tượng thì như con cá, mình chặc cái đầu và cái đuôi rồi ráp nhau lại, bỏ phần giữa, rồi ráp lại cái đầu và cái đuôi nên không ăn khớp lắm.

Cách đây mấy năm, mình về Đà Lạt, tìm ra được một tên bạn học cũ, trên diễn đàn Văn Học nên nhắn tin. Hắn kêu, sẽ tổ chức họp mặt với các bạn học khi xưa, sau đó hắn chêm thêm, đối tượng một thời sẽ có mặt khiến mình nổi da gà. Trước khi về Việt Nam, mình có gặp lại tên HÙng Con Cua. Nhờ tên này, mình mới biết chính phủ Việt Nam Cộng Hoà, cho mình đi du học. Hắn ở Sàigòn, gửi một bản nghị định của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà lên cho mình. Hôm sau mình về Sàigòn, làm giấy tờ, sổ thông hành, và xin chiếu khán của toà đại sứ và 1 tuần lễ sau là khởi đầu cuộc phiêu lưu dài 20 năm mới trở lại Đà Lạt.


Để nhắc lại gia phả tên Hùng COn Cua này. Bố mẹ hắn có tiệm thuốc bắc tên Dưỡng An đường thì phải, có huy hiệu hai con cua ở đường Duy Tân, ngay góc Trương Vĩnh Ký. Đi học để khỏi lộn với Hùng khác thì chúng bạn hay gọi HÙng COn Cua. Anh hắn cũng tên Hùng, chỉ có chữ lót là khác nên khi gọi Hùng Con Cua thì hay nhầm lẫn anh em nó. Nhà nó ở dưới chợ Đà Lạt, cạnh nhà Nguyễn Văn Thuận, rể bà Ngà, bạn của mẹ mình và nhà ông Đàng, sau này dì Mỹ Dung ở và buôn bán tại đây. Sau 75, thì tiệm trên Duy Tân bị chiếm, em hay con gái nuôi mới mở tiệm thuốc bắc dưới chợ. 


Mình kể đây vì đọc trên mạng, có nhiều người cãi nhau về tiệm thuốc bắc này, người nói trên Duy Tân, người nói dưới chợ. Ngoài ra, có người BÁc và Cô không lập gia đình, mở tiệm ăn và khách sạn mang tên Cẩm Đô. Sau này, di dân sang Pháp, hiến cái khách sạn to đùng cho Việt Cộng. Ông bác nó, tội lắm đi tìm mình, để lại tin nhắn. Lúc đó mình đang ở Ý Đại Lợi. Khi về Paris, mình có ghé thăm hai người này vài lần rồi đi làm ở Thuỵ Sĩ. Nghe nói ông bác đã qua đời, còn người cô thì vào viện dưỡng lão.


Người Đà Lạt xưa rất chân tình. Ông bà đi Pháp, quen với mẹ mình. Mẹ mình nhờ ghé thăm mình. Bà gác dan của khu mình ở, kêu họ như có một trách nhiệm tìm ra mình.


Hắn được đi du học ở Gia-nã-đại, còn mình thì đi Tây. Hắn qua Mỹ, đón đối tượng của hắn ngày xưa, chở chị em cô này với ông chồng, trên xe đi khắp 4 vùng chiến thuật. Mấy bà chị này kinh hoàng lắm. Gặp mình là hỏi bú xua la mua, hỏi ngày xưa, đặt tên cúng cơm của em họ là gì, khai ra ngay, khiến mình không biết ất giáp gì cả. Hoá ra, họ đọc i-meo những bài mình viết về tuổi học trò ngày xưa ở Đà Lạt.

Gặp lại đối tượng, đại gia Đà Lạt nên rất mừng cho cô nàng 

Thấy tên này tỉnh bơ như Con Cua, hiệu thuốc Bắc của bố mẹ hắn khi xưa, không ngại ngùng gì cả. Cứ như Tây nên khi về Đà Lạt mình cũng bớt ngại gặp lại Cái Bớt Ngày Xưa, nhưng cũng lo trong lòng. Nói chung thì cũng không sợ thất vọng vì đã thấy hình bóng đương đại cô nàng trên diễn đàn Văn Học rồi.


Biết cô nàng sống sót sau 75 là vui rồi. Thấy tên HÙng Con Cua và đối tượng hắn ngày nào, tỉnh bơ bên ông chồng mỹ nên cũng làm liều đi dự hội ngộ học sinh Văn Học xưa.


Mình lấy xe taxi đến chỗ hẹn. Mình khám phá ra họ xây một con đường nối liền đường Lê Quý Đôn khi xưa, băng qua đường Hùng Vương, qua luôn trường Petit Lycee, con đường chạy lên đến gần viện Pasteur. Con đường mà học sinh hay đi tắc đến trường thay vì đi bộ theo con đường xe chạy, quẹo vô trường. Chỗ này mình hay mục kích thằng Khoa và thằng Tuấn Trung, hai tên dân Số 4 đánh nhau. Chúng đánh nhau ở Số 4 chưa đủ, tranh thủ lên trường đánh tiếp.


Chương trình hẹn ở tiệm cà phê, để gặp riêng thầy An và mấy tên học chung với mình để nói chuyện. Tối thì có bữa cơm với nhiều học sinh Văn Học khác. Mình gặp lại thầy An, dạy Việt Văn mình năm 11B. Thầy ở Bảo Lộc, nhưng phải dậy sớm từ 4 giờ sáng, lấy xe buýt lên Đà Lạt để gặp lại mình. Lý do thầy tò mò xem mặt thằng học trò ngày xưa ra sao. Thầy không nhớ mình, lại đọc bài mình kể khi xưa học với thầy ra sao.

Gặp lại thầy Phạm văn An, dạy việt văn năm 11B.

Mình kể khi học về Đoạn Tuyệt của Nhất Linh. Mình mê khi thầy giảng về luật khoa, khi Loan bị ra toà về tội đâm ông chồng chết. Mình nhớ nhất; thầy khuyên học sinh có Bồ, nên chở nhau lên Thác Cam Ly, đem theo lon sơn Bạch Tuyết với cái cọ. Viết tên hai người trên vách đá, rồi vẽ thêm một mũi tên đâm thủng hai quả tim vàng. Rồi nắm tay cùng thề trước thác Cam Ly, đầy rác từ Đà Lạt trôi về: “sông có cạn, núi có mòn xong mối tình hữu nghị của đôi ta luôn luôn bền vững đến khi nào hãng sơn Bạch Tuyết bị xụp tiệm”. Ai ngờ 2 năm sau, Việt Cộng vào. Đứt phim.


Mình mới bước vào thì thầy An kêu: “nhận ra rồi, nhận ra rồi”. Thầy nhận ra mình, một trong những tên phá trong lớp ngày xưa. Viết sai lỗi chính tả tùm lum. Quay qua thì nhận ra mấy tên học chung khi xưa. Có mấy cô khác thì chịu vì học bạn A. Ban B năm lớp 12 B, chỉ có độc nhất một cô nữ sinh tên Song Kim. Toán khô khan nên mấy cô theo ban C hết. Ngồi nói chuyện vài phút thì Cái Bớt Một Thời đi vào. Mình đứng dậy chào, thấy vẫn xinh như xưa. Hú vía!

Ngồi với mấy tên học chung khi xưa năm 11 B, lên 12 B thì chúng bỏ chạy sang ban À, và Cái Bớt Một Thời

Mình có gặp lại một cô học chung 3 tháng khi xưa, không nhận ra mình. Cô này mình đặt tên là “Người đẹp Song Pha” vì nhà ở Song Pha, lên Đà Lạt, trọ học. Cô nàng là nguyên nhân Nguyễn Đình Tài bị 302 đánh. Năm 12, cô này sang ban A  học nên mình không biết, chỉ nghe tên Tài kể lại, sau 41 năm. Hắn kể trong lớp có tên Châu, khi xưa học chung với mình ở Yersin, nhà ở phía sau lưng trường Petit Lycée. Nay hắn ở Úc. Hắn kết người đẹp Song Pha, trong lớp cũng có một tên khác kết cô này. Thế là hai tên choảng nhau, thằng Tài nhảy vào can. Thằng Châu mét lính 302 quen, chận đầu thằng Tài đánh. Chán Mớ Đời 


Cô này khi xưa, thuộc diện xinh gái, nay thì te tua thêm đối tượng của một tên học Văn Học, hắn hay kể. Mình gặp lại, chụp hình cô nàng, gửi cho hắn. Hắn té xỉu. Kinh


Tên Tài rất có tình với bạn bè. Em thằng Dương Quang Trí, con ông Marcel. đi chọc gái ra sao, thiên hạ đè đầu nó đánh trước cửa trường Văn Học. Tài nhảy vào đánh giải vây nếu không thằng Trí bị rạch mặt. Sau này đậu tú tài hạng Bình, nó cho tên nào mượn bằng tú tài và thẻ căn cước để nộp đơn di du học. Mình về Đà Lạt lần đầu, đi tìm nó nhưng không gặp. Chỉ gặp em nó kêu là nó đang chạy xe hàng ở Hà Nội. Tài tập võ chung với mình ở Ngã BA CHùa với anh họ hắn là Sỹ, học Trần Hưng Đạo, sau đi nhảy dù chết.


Mình được bố trí ngồi cạnh cô nàng. Cô nàng cho mình xem ảnh con gái, ở San Jose, cháu ngoại ,… xong gọi điện thoại cho Người Đẹp Phao Câu để mình nói chuyện. Cô này thì có gặp tại nhà mình với HÙng Con Cua vì em của đối tượng hắn, mà mấy bà chị đè đầu mình xuống tra tấn để khai đặt tên cô nàng là Người Đẹp Phao Câu. Khi xưa, cô nàng có cái Mông Cực Đỉnh,  xàng xê trước đám con trai mỗi lần ra chơi nên mình đặt tên cho nó dễ nhớ.


Khi xưa, mình làm cô Mụ, đặt tên mấy cô nàng trong lớp hay trong trường để dễ nhớ khi bàn tán về gái gú. Nào là Chị HAi, CHị Sui, CHị Cả, Thuỷ Dâm, Phi Liên Xô, người đẹp Song Pha, …. Khiến nhiều tên cứ hỏi mình hoài về mấy tên này. Có cô học chung tên Vy Thị Thu Thuỷ, đám trong lớp đặt tên trước khi mình vào Văn Học, là Vê Tê Tam Thừa cho có vẽ dân ban B. Cô này xinh, lớn tuổi hơn mình, hay mượn vỡ của mình để sửa chính tả. Sau này, mình bắt đầu viết về những kỷ niệm Đà Lạt thì Chị Cả hay sửa lỗi chính tả cho mình trước khi công bố cho thiên hạ đọc. Sau này, mình viết nhiều quá nên cô nàng đầu hàng, không có thì giờ để sửa lỗi chính tả. Chán Mớ Đời 


Cô nàng mời đi ăn sáng với mấy người bạn của cô nàng ở Đà Lạt và giới thiệu mình là “người đặc biệt”. Kinh! Có một cô là em gái của một cô rất xinh ngày xưa ở Văn Học. Có thể gọi đứng thứ 3 của trường sau Cái Bớt Một Thời và Trần Thị Ánh Nguyệt. Tên Vũ Văn Tùng, nhà ở ngay dốc Cẩm Đô, lên nhà thương, mê cô này lắm. Hắn hay ngồi khi ra chơi, nhìn theo cô nàng.


Nói chung thì gặp lại đôi mắt người xưa thì rất vui. Vui vì cô nàng còn sống. Thứ hai cô nàng là đại gia Đà Lạt, không cực khổ. Cô nàng kể là lưu lại hết mấy bài mình viết về Đà Lạt. Có đi tìm mình sau 75. Lúc đó mình đang mê đầm, mắt xanh tóc vàng thì chịu. Gặp lại bạn xưa, thấy họ sung sướng, giàu có là một cái mừng. Mình có gặp lại vài người bạn học cũ, vì lý lịch gia đình nên cuộc đời có kết cục khá buồn, vì không được đi học đại học tiếp.


Nguyễn Hoàng Sơn






Vệ Đường Hoa Đà Lạt

 Dạo này, thấy dân Đà Lạt chụp hình Hoa Quỳ, bỏ lên mạng nhiều nên đoán đến mùa hoa Quỳ nở, báo hiệu Đà Lạt vào đông. Chuẩn bị cho những cơn lạnh sắp đến vào mùa giáng sinh. Khi xưa, mình chỉ nghe người Đà Lạt gọi là “bông Quỳ”, một loại hoa dại mọc đầy Đà Lạt. Sau lưng nhà mình, chúng mọc đầy, cứ phải lấy cái rựa phác hoài. 

Nay về Đà Lạt, không thấy mấy bụi hoa này trong thành phố. Nói cho ngay cây cối ở Đà Lạt, đều được chặt bỏ hết. Thay vào đó là nhà và hàng quán. Họ đặt tên loại hoa này với một cái tên mỹ miều “Dã Quỳ”. Trong thi văn, họ gọi là “Vệ Đường Hoa”.

Đà Lạt có một loại hoa khá đặc trưng khác tên Mimosa nhưng ngày nay, ít nghe người Đà Lạt nói đến. Khi xưa, nhà mình có cây Mimosa phía trước sân, sau nhà thì mấy bụi hoa Quỳ, mọc đầy làm hàng rào thiên nhiên.

Cô Vi Khuê, hiệu trưởng trường trung học Văn Khoa, có làm bài thơ về bông Quỳ. Cô ta đặt tên Vệ đường Hoa. Có lẻ hoa quỳ, mọc hoang bên đường. Lạ ! Đọc tài liệu Tây, chả thấy họ nói đến hoa Quỳ. Cô viết về loài hoa đặc thù của Đà Lạt. Cô thương nhớ về Đà Lạt, thậm chí đến cả Vệ Đường Hoa.

Mà Thương Đến cả Vệ Đường Hoa

Vi Khuê

Gởi Người Dalat, xưa, sau 

Trái đất có lẽ sẽ phải nổ 

lúc ấy rồi ta cũng tiếc thôi 

tiếc sao những buổi rong chơi phố 

những buổi nhìn mây, buổi ngó trời... 

Xuân này ở Mỹ sao mà lạ 

bỗng rộn ràng lên chuyện tiếc thương 

và nhớ, và yêu Đà Lạt quá 

yêu, ồ yêu nhỉ! nhớ, sao không? 

Nhớ đồi Cù mướt xanh trong gió 

biệt thự hồ bên đứng ngắm xa 

ngựa trắng, tóc hoe vàng, trước ngõ 

nàng công chúa Thượng áo hoa cà... 

Lên đồi. Lên đồi. Lên đồi cao 

những cô con gái má hồng au 

những chàng trai gắn Alpha đỏ 

Đà Lạt mù sương một sớm nao! 

Ai tặng cô em một nhánh đào 

một nụ hồng lá thắm xôn xao 

và ai âu yếm cài lên tóc 

để đến nay cô nhớ ngọt ngào? 

Bùi thị Xuân còn thơm giấc mơ 

thì người cứ dệt gấm thêu thơ 

còn ai thiếu phụ chiều nay mộng 

hãy nhớ sân trường Đại học xưa. 

Và rừng. Và thác. Và thung lũng 

và gió từng cơn buốt thịt da 

Đà Lạt. Trời ơi! Giờ ấm lạnh? 

Mà thương đến cả Vệ Đường Hoa! 

Vi Khuê - 1994

Hoa Quỳ Đà Lạt 

Kỳ này về Đàlạt, nghe anh bạn kể về một cuộc tình một cặp trai gái gốc Huế. Người từ bỏ Huế vào Đàlạt. Người đi Hoa Kỳ rồi về Đàlạt. Họ gặp nhau bên vệ đường đầy hoa Quỳ. Tác giả kể về mối tình đầu ở Huế là một cựu giáo sư trường Bùi Thị Xuân Đàlạt. Xin dấu tên. Từng ở trọ tại số 48 đường Võ Tánh, Đà Lạt.

 

Câu chuyện kể ông giáo sư, mồ côi, ở Viện Dục Anh, Huế. Du côn như bao đứa con ở viện mồ côi, phát hiện ra mối tình hữu nghị của một nữ sinh Đồng Khánh, ông ta chịu khó học hành, học ngày chưa đủ tranh thủ học đêm và đậu thủ khoa, trường đại học Huế. Bố mẹ cô gái, thành phần tư sản, chê thân mồ côi, lý lịch không trong sáng của ông nên không chấp nhận, phủ quyết hợp thức hoá mối tình hữu nghị Đồng Khánh - Quốc Học.


Cho thấy chế độ Việt Nam Cộng Hoà cũng có phân chia lý lịch. Ngược lại, họ cho học bổng con cháu Việt Cộng. Ông Hoàng Phủ Ngọc Tường khoe, khi xưa ông nhận được học bổng của Việt Nam Cộng Hoà, nhiều quá ăn xài không hết. Chán đời, hay thất tình chi đó, ông ta lên núi rồi Mậu Thân, về Huế, xơi tái biết bao nhiêu người.


Bố mẹ cô nữ sinh Đồng Khánh giàu có, không chấp nhận cuộc tình không cùng lý lịch nhân thân, nhân thích, giai cấp 3 đời dọc ngang. Thế là ông tân thủ khoa xin lên Đàlạt dạy ở trường Bùi Thị Xuân để quên đi mối tình đầu. 

 

Rồi tháng 4 1975 đến thì cả hai mất tin tức nhau. Vài năm sau ông thầy nhận được thiệp hồng của cô nữ sinh Đồng Khánh. Chấm dứt những hoài mong. Mình thắc mắc chỗ này vì ông ta vào Đà Lạt, lâu rồi mà sau 75, cô này mới lấy chồng. Khi xưa, gái 18-20 là a lê hấp lên xe hoa. Có lẻ người ta bựa thêm cho có màu vị bún bò Mụ Rớt.


Lâu lâu đọc báo Việt Nam, kể chuyện khó tin lắm. Họ bựa chuyện rất nhiều. Điển hình; họ viết về anh chồng học giỏi, bị bệnh nên về quê. Cô vợ buôn bán nuôi chồng như vợ ông Tú Xương khi xưa, rồi ông chồng hết bệnh, được đại học ngoại quốc mời sang giảng dạy. Ngày nào, cô vợ cũng từ dưới quê, chạy xe Honda ra phi trường Tân Sân Nhất, đóng tiền mãi lộ, xe đi vào phi trường để đón chồng. Một hôm, ông chồng đi phép, không báo tin cho vợ, ngạc nhiên khi thấy vợ đón mình ở phi trường. Người viết không hiểu là khi đại học ngoại quốc mướn giáo sư thì họ cho đem vợ con sang luôn.


Mình có anh bạn gốc đại hàn. Bố anh ta là giáo sư đại học Hoa Kỳ, được chính phủ Nam Hàn mời về giảng dạy tại Nam Hàn cách đây cũng 35 năm. Họ trả lương cho ông ta gấp đôi bên mỹ, cấp nhà ở. Do đó có nhiều người Nam Hàn về lại xứ họ. Nhờ đó mà họ tiến xa, giàu có.


Trên 20,000 tiến sĩ ở Việt Nam, Reuters cho biết có một người Việt duy nhất tại Việt Nam, có ảnh hưởng đến công nghệ thế giới. Báo chí Hà Nội kể đại học ngoại quốc thèm khát tiến sĩ Việt Nam. Kinh


Sau 75, ai di tản sang Hoa Kỳ, không liên lạc được với Việt Nam cả mấy năm trời. Mấy người Đà Lạt, nhờ mình, dạo ấy học bên Tây gửi thư về Đà Lạt dùm họ rồi gia đình họ nhờ mình chuyển lại thư họ qua Hoa Kỳ. Mình mất liên lạc với Đà Lạt đến hơn 2, 3 năm mới được phép viết thư liên lạc với gia đình.


Sau 75, ông thầy bỏ nghề giáo, làm nghề sửa xe hơi. Một hôm, có một chiếc xe ô-tô con ngừng trước cửa tiệm sửa xe. Thiên hạ bu lại xem chiếc xe ô-tô con cực đỉnh. Ông giáo nghe loáng thoáng ông Việt kiều, nói tiếng Huế pha tiếng mỹ, như ăn bún bò HUế, xịt thêm ketchup nên cố gắng hiểu ông Việt kiều nói gì về tình trạng chiếc xe. 


Bổng nhiên, ông giáo nhìn lên thì bắt gặp đôi mắt người xưa, phía sau là đám hoa Quỳ. Ông ta ngại ngùng vì áo quần lem dầu nhớt,… cô Việt kiều hỏi địa chỉ để đến thăm nhưng ông ta ừ ừ. Cô này cũng may, rời được Việt Nam, chớ ở lại Việt Nam thì chắc cũng hát như mọi người đàn bà còn ở lại: “ngày xưa, em bán sữa đậu nành, đạp chiếc xe màu xanh”.

 

Cuộc hội ngộ bất ngờ khiến ông ta hoá thành con chim đa đa, nỉ non; tình cờ tôi gặp lại em bên vệ đường hoa, sao em không lấy chồng sửa xe ô tô con mà đi lấy chồng xa. Đối tượng một thời, giới thiệu ông giáo cho chồng là người quen khi xưa ở Huế. Sau khi sửa chửa xong chiếc xe, ông giáo nhận tiền công do người tình xưa đưa, lặng yên, nhìn theo chiếc xe biến mất sau đám hoa Quỳ. 

 

Chán Mớ Đời, Ông giáo khe khẽ, bắt chước ông Vũ Thành An: “này em hởi, con đường hoa Quỳ em đi đó rất đúng em ơi”. Ông giáo đổi tên hoa Quỳ thành Vệ Đường Hoa để nhớ về cuộc gặp gỡ người tình sau nhiều năm bên vệ đường như nhắc nhở người tình năm xưa là một đóa hoa bên đường mà mình không bao giờ có thể làm chủ, để rồi như hạnh phúc vuột khỏi tầm tay một lần nữa như bài thơ của Christy Brown. 

 

Lines of Leaving

 

I am losing you again

all again

as if you were ever mine to lose.

The pain is as deep

beyond formal possession

beyond the fierce frivolity of tears.

Absurdly you came into my world

my time-wrecked world

a quiet laugh below the thunder.

Absurdly you leave it now

As I always foreknew you would.

I lived on an alien joy.

Your gentleness disarmed me

wine in my desert

peace across impassable seas

path of light in my jungle.

Now uncatchable as the wind you go

beyond the wind

and there is nothing in my world

save the straw of salvation in the amber dream.

 

The absurdity of that vast improbable joy.

The absurdity of you gone.

-        Christy Brown


May mắn, mình không bị lâm vào trường hợp này. Mình chỉ suýt té ghế khi xem video, đồng chí vợ chỉ ra đối tượng một thời khi cô nàng đi chung chuyến phái đoàn y tế về Việt Nam với thằng con.


 Người đàn bà nào không lấy mình là một cái Phước lớn. Lấy về bà ta đì có thể nhiều hơn mụ vợ. Cho nên không nên nghĩ vớ vẩn. Mình gặp lại đối tượng của tên bạn Huỳnh Kim Sang ở Hà Nội khiến mình chới với.  Hải hùng lắm.


Bác nào có phải hát 20 năm tình cũ như ông Trần Quảng Nam thì cho em hay.


Nghe cái tựa đề là giật mình vì tác giả ( học truoc mình 3 lớp  ở DHSP Huế) đưa mình đọc khi về dạy cùng trường ,cùng tổ ,ở cùng cư xá gv).Nhân vật nử là bạn học cùng lớp ở DK và DHSP Huế.  Câu chuyện anh ấy viết đúng phần đầu còn phần sau anh ấy hư cấu. Cô ấy không hề để ý anh này vì hoàn cảnh hai nhà khác nhau .Họ  chưa hề có hẹn hò ,gặp gở riêng tư chi cả vì anh này vì tuy học giỏi nhưng gv ..nghèo,vả lại mẹ cô ấy chỉ thích gã con cho bs và kết cuộc cô ấy lấy một bs YK Hue. Sau cô qua Bỉ theo diện chị bảo lãnh và qua Mỹ với một diện khác..Anh này mê cô ấy lắm lắm ,nên khi mình đi Mỹ nhắn gửi tìm cách nối liện lạc hai người.Hai người đều là bạn mình nên dễ ...họ bắt đầu liên lạc qua email vài lần và hẹn ngày anh qua Mỹ thăm.Chưa thực hiện được điều này thì anh mất. Mình có nhờ người đem dùm hoa viếng của cô ấy cùng một lá thư cô ấy tỏ lòng cám ơn mối chân tình của anh khi còn sống đến mộ anh ở Dalat.  Vì chuyện ni mà cô vợ hai của anh nớ chửi mình quá sá rồi còn nhờ người quen thả email bom  liên tục nó mình phá hoại hạnh phúc gia đình   khi anh đã mất!!! khiếp quá ...blocked luôn . Đây là mối tình đơn phương của 1 sv Huế nghèo đối với 1 cô gái đẹp con nhà giàu có. Cô ấy vẫn còn ở Cali..Tên con gái của anh ấy là có tên cô ấy .


Nguyễn Hoàng Sơn 

 

 

 

 

Tư bản thế kỷ 21

 Nói chuyện người Mỹ lớn tuổi, đã từng trải nghiệm thời đại suy thoái kinh tế (great depression), họ cho biết dạo ấy kinh tế te tua nhưng họ vẫn còn hy vọng vào tương lai nhưng ngày nay thì họ không còn một tia hy vọng nào. Đa số chạy theo ảo vọng của các chính trị gia hứa cuội để được đắc cử.

Hoa Kỳ, trong tương lai ở thế kỷ 21, sẽ không còn là một quốc gia dẫn đầu thế giới về công nghệ như ở thế kỷ 20. Chúng ta đang tiến dần vào một cuộc cách mạng công nghệ về thông minh nhân tạo mà Trung Cộng đã dẫn đầu về các chip điện tử mà chúng ta thấy trong đại dịch vừa qua, máy móc phương tây, xe cộ đều sử dụng bởi các chip điện tử bị đình trệ.


Hoa Kỳ tìm cách làm đình trệ Trung Cộng phát triển hệ thống 5G. Họ lên án Trung Cộng tóm hết các dữ liệu cá nhân trong khi các công ty như Google, Facebook,…đều lấy dữ liệu của chúng ta rồi bán quảng cáo,.. một bên thì họ có quyền làm đủ trò và một bên chỉ làm âm thầm. Thậm chí họ đi đêm với nhau như Facebook đã thảo thuận với Hà Nội và Bắc Kinh,…để được bán quảng cáo.

Ông Snowden bị quy tội phản quốc vì làm lộ các chương trình chính phủ Hoa Kỳ, thu thập dữ kiện cá nhân người Mỹ tương tự chế độ cộng sản như Trung Cộng,… ông Julian Paul Assange thành lập nhóm Wikileaks cho mọi người biết tin tức cá nhân của những chính trị gia thì bị lên án, phải trốn trong toà đại sứ Peru trong khi các công ty như Facebook, Google, Apple bán tin tức cá nhân của khách hàng thì họ được bình yên. Thậm chí họ còn bắt tay với các chế độ độc tài để ngăn cản các tin tức chống đối nhà nước độc tài trên mạng xã hội của họ.

Theo lịch sử từ khi con người bỏ nghề săn bắn, dừng chân thành lập xã hội, cộng đồng thì tên mạnh nhất hưởng được nhiều quyền lợi nhất và củng cố quyền lực của họ và gia đình họ cho đến đời sau qua những vương quốc và giai cấp quý tộc. Các người yếu, thì tiếp tục đời này sang đời khác làm tá điền, đóng thuế cho các địa chủ quanh năm suốt tháng.

Người dân muốn thoát ra cảnh nghèo hèn, phải lên tàu vượt biển sang Mỹ châu để làm lại cuộc đời. Sách báo về lịch sử co rằng người Anh quốc bỏ trốn sang Mỹ Châu vì bị đàn áp tôn giáo. Trên thực tế chỉ có một thiểu số nhưng đa số các người gốc Ái Nhĩ Lan, Anh quốc, Tây BAn Nha và Bồ Đào Nha, di cư sang Mỹ châu để làm giàu, làm chủ ông. Họ khai thác các nô lệ bị bắt cóc từ Phi Châu, làm việc không công cho họ,.. kẻ giàu lúc nào cũng được nhà thờ bảo vệ.

Họ bắt cóc các người da đỏ, đem về âu châu làm nô lệ.


Khi con người nghèo khổ bắt đầu đặt câu hỏi tại sao Kinh Thánh cho rằng ai cũng là con của Chúa nhưng có người nghèo người giàu, không phải một đời mà cả mấy thế hệ là thế nào. Chúa không thương đồng đều con của chúa nên họ bắt đầu có những tư tưởng phản động, không tin lời kinh thánh nên bị đàn áp.

Đến khi người Anh quốc di dân tại Mỹ Châu, ly khai khỏi đế chế Anh quốc mà ngày nay họ gọi là cách mạng Hoa Kỳ, đưa đến cuộc cách mạng tại Pháp quốc vào năm 1789. Họ chặt đầu ông vua Louis 16 và bà vợ, tượng trưng cho cuộc thay đổi chế độ. Giai cấp quý tộc không quản lý xã hội, kinh tế nữa mà là các kỹ nghệ gia trong kỹ nguyên cách mạng kỹ nghệ.

Trong cuộc cách mạng kỹ nghệ, chúng ta thấy sự bốc lột con người trong các nhà máy, mõ than,.. mà các nhà văn như Balzac, Emile Zola,…đã kể trong các truyện của họ. Karl Marx và Engel đã nhận thấy sự bốc lột, đàn áp dã man các công nhân nhà máy. 

Điển hình các công nhân làm cho các hãng thép của ông Andrew Carnegie, bị đàn áp dã man, chính quyền làm ngơ vì đã bị mua chuộc. Sau này, họ khuếch trương qua hệ thống xe hoả,… các công nhân gốc tầu bị bốc lột thêm đạo luật cấm người Tàu,…

Đầu thế kỷ 20, Lenin đã làm cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ quân chủ Sa-hoàng, để thành lập một xã hội công bằng. Lịch sử cho thấy ở thời nào, người đã nắm quyền hành, luôn luôn muốn bảo vệ những quyền lợi, đặc ân cho họ nên ra tay đàn áp các kẻ chống đối. Ai không tin chủ nghĩa cộng sản được đưa vào bệnh viện tâm thần, không khác chi khi xưa Copernic hay Gallileo đặt lại những câu hỏi đã được dạy trong kinh thánh. Họ còn ra luật bôi xấu lãnh đạo là đi tù. Lúc nào cũng vinh danh lãnh đạo sáng suốt muôn năm.

Mình ưa chuộng chủ nghĩa tư bản nhưng các kinh tế gia cho biết chủ nghĩa tư bản của Hoa Kỳ đã thay đổi. Cách mạng công nghệ thông tin đã giúp một số người tạo dựng tài sản, sự nghiệp qua các viễn kiến của họ như Bill Gates, Amazon, Facebook, Tesla,… họ đã trở thành tỷ phú nhờ khai thác các thông tin thương mại,…

Ông chủ hãng Tesla tuyên bố: tôi không học đại học Harvard, các người tốt nghiệp đại học này làm việc cho tôi. Có anh bạn kể, có người bạn làm cho một công ty lớn. Anh ta giỏi, có mấy bằng sáng chế. Tinh thần khoả bảng của người Việt vẫn ray rức nên nói ông chủ là muốn đi học MBA. Ông chủ hỏi mày muốn mấy thằng có bằng MBA? Tao mướn cho.

Aristote khi xưa công nhận giai cấp nô lệ, tương tự ông Madison, một trong những nhà lập quốc cũng đã bày tỏ các quản ngại về giới bị trị, nên không cho quyền bầu cử cho người da đen, phụ nữ. Họ muốn củng cố quyền lợi của các địa chủ. Họ kêu gọi dân chủ nhưng vẫn giữ mấy chục triệu người nô lệ da đen, làm việc không công cho họ. Hoa Kỳ hùng mạnh như ngày nay là nhờ vào đám nô lệ làm việc không công trên các cánh đồng phì nhiêu của Hoa Kỳ.

Ông Madison lo ngại là Dân Chủ sẽ cho đa số người Mỹ, họp nhau lại để chiếm lấy của cải của người Mỹ giàu có. Do đó trong hiến pháp vẫn còn mập mờ, sau đó người ta mới thêm các tu chính án. Trong cuốn The Wealth of Nations, ông Adam Smith có nói rỏ ràng về vấn đề nhân lực, nhân công để giúp sản xuất.

Trong thời đại canh nông, có những đạo luật ra đời giúp các vương tước giữ gìn đất đai của họ, cha truyền con nối. Họ truyền lại gia tài cho người con trưởng, các người con thứ vẫn tiếp tục hưởng các lợi tức từ các cánh đồng cho tá điền mướn. Nếu họ đem chia gia tài thì phân lô nhỏ lại thì đời này sang đời sau sẽ mất dần đất đai, sẽ không trồng trọt có lợi nhiều.

Đến thời cách mạng kỹ nghệ, tá điền bỏ ra thành phố để làm trong các xưởng. Họ sử dụng giáo dục của Bismack, huấn luyện các nhân công và chuyên viên để làm giàu cho các tư bản mới. Một nền giáo dục huấn luyện con người trở thành các nô lệ cho chủ nhân. Chúng ta được dạy học cho giỏi rồi làm cho một công ty, nói trắng ra học một cái nghề đi làm công cho thiên hạ dù với chức tước kỹ sư, cán sự,…

Nền giáo dục chỉ huấn luyện chúng ta trở thành nô lệ cho chủ nhân, chỉ có những người có đầu óc khai phá như Bill Gates, Steve Jobs,..mới bỏ học, mở công ty làm giàu với ý của mình. IBM là công ty lớn về điện toán, lại bị bỏ xa về máy điện toán cá nhân. Thật ra là công ty Compaq hay Xerox đã có thử nghiệm về máy điện toán cá nhân nhưng họ không cho phát triển hơn vì sợ lấy mất khách hàng của những sản phẩm đang bán chạy. Tương tự, Kodak đã cho ra đời máy chụp hình digital nhưng họ say mê trên chiến thắng bán phim nên phải phá sản sau này. Nay bắt đầu khôn  hơn nên có lẻ khá lại.

Dạo này, đảng Dân Chủ đang kêu gọi đánh thuế các tỷ phú Hoa Kỳ. Trên thực tế thì đánh thêm thuế người Mỹ. Một khi họ đánh thuế tỷ phú, sau đó sẽ tuyên bố: cho công bằng đánh luôn các người khác.

Họ kêu gào bãi bỏ chế độ nô lệ, tạo ra cuộc nội chiến. Trên thực tế, các tiểu bang miền Bắc đang bắt đầu cuộc cách mạng kỹ nghệ, cần nhân công nên kêu gọi bãi bỏ chế độ nô lệ để có người da đen lên miền Bắc làm việc cho họ. Đó là nguyên nhân chính cho cuộc nội chiến.nguo da trắng đâu có màng đến người da đen.


Sau khi miền Bắc chiến thắng, thì người da đen ở miền Bắc cũng đâu được họ chiêu đãi, sống trong những khu nghèo nàn, không được mua nhà ở khu da trắng sang trọng. Theo tiến sĩ Thomas Sowell, người da đen cho rằng luật phá thai mà dạo này tối cao pháp viện Hoa Kỳ đang bàn cải nhằm hạn chết sinh sản người da đen. Còn người da đen ở miền nam thì sống trong chế độ kỳ thị chủng tộc, không chung đụng và bị treo cổ, đốt cháy bởi nhóm người chủ nghĩa da trắng độc tôn như Ku Klux Klan,…đến khi bà Rosa PArk không chịu nhường chỗ cho người da trắng mới dấy lên phòng trào bình đẳng.

Sau thế chiến thứ 2, khi các binh sĩ mỹ trở về, đạo luật G.I., ra đời nhằm giúp các cựu chiến binh hội nhập lại đời sống dân sư. Được đi học lại hay vay tiền để mua nhà. Trên thực tế chỉ có 5% người da đen được hưởng các quyền lợi của đạo luật này, miền nam thì chỉ có 1%. Đạo luật này giúp người da trắng vượt lên trong các tầng lớp giàu có của Hoa Kỳ trong khi người da đen vẫn lục đục như trước đây.

Chỉ có đến những năm 60 của thế kỷ 20 thì xã hội Hoa Kỳ bắt đầu có những biến động xã hội. Chúng ta thấy ông Robert Kennedy, ngồi nói chuyện, khuyên ông Martin Luther King Jr., ngưng tuyệt thực. Cuối cùng thì cả hai đều bị bắn chết vì có thể phương hại đến quyền lợi của người da trắng.

Chúng ta thấy lần đầu tiên, người mỹ xuống đường chống chiến tranh Việt Nam, 2 triệu người tuần hành ở Hoa Thịnh Đốn, kêu gọi Quyền Dân Sự (Civil Rights). Người Mỹ không chịu nghe chính phủ, họ đứng lên chống lại sự đàn áp. Bên âu châu, tương tự thanh niên xuống đường chống chiến tranh, dấy lên phong trào cách mạng văn hoá, đình công bãi thị, mà các sử gia gọi Mai 68, khiến tổng thống De Gaulle phải lên đài truyền hình, kêu gọi giải tán biểu tình, và ông ta sẽ cải tổ nền hành chánh và chính trị của Pháp. Ở Pháp, lần đầu thanh niên lên tiếng ủng hộ Hà Nội, một nước nhược tiểu, chống lại quân đội mỹ. Tinh thần thực dân của cha ông họ đã vĩnh viễn cáo chung.

Điển hình thượng nghị sĩ Sanders xuống đường biểu tình cho quyền lợi người da đen. Cựu Thượng nghị sĩ, cựu bộ trưởng ngoại giao John Kerry, đi quân dịch tại Việt Nam về, tham gia các cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam. 


Ở đây, chúng ta chỉ nói đến phương diện lịch sử, còn vấn đề lý do mất miền Nam thì không bàn. Lần đầu tiên, chúng ta thấy bà tài tử Jane Fonda, đến Hà Nội rồi ngồi trên pháo đài hoả tiễn SAM, đã hạ không biết bao nhiêu phi cơ của Hoa Kỳ. Mỗi lần mình đến họp mặt ở câu lạc bộ LIONS thì trong cầu tiêu, họ dán cái nhãn hiệu bà tài tử Jane Fonda nơi bể đi tiểu, để mọi người nhắm cô nàng mà ria nước tiểu.

Sau vụ Mai 68, các chính phủ tây phương, tìm phương cách để phòng chống các cuộc nổi dậy tương tự. Họ đưa ra chủ nghĩa tiêu thụ. Họ quảng cáo hàng hoá, cho chúng ta mượn tiền bằng tín dụng để mua sắm. Khi chúng ta lo làm tiền, tiêu thụ và trả nợ, sẽ quên đến chống đối.

Ngày nay, sự khoảnh cách người giàu và người nghèo quá cách biệt nhưng không ai dám lên tiếng vì họ nợ chồng chất khiến họ chỉ muốn kiếm tiền đẻ trả nợ. Hay lên mạng xã hội tạo dáng, câu Like. Bao nhiêu người để ý đến các người vô gia cư/  (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 


Đừng bao giờ xù thằng đàn ông có những điểm sau đây

Hôm trước, mụ vợ đi Hạ Uy Di chơi, ở nhà một mình, buồn đời, mình đọc báo phụ nữ của mụ vợ để xem đàn bà nói gì về đàn ông. Hy vọng học hỏi được điều gì để biến “đối choại” thành “đối thoại” theo diễn biến hoà bình hữu nghị cho vợ chồng. Có một bài giúp mình giác ngộ; giải mả lý do mình ế vợ. Có bà nào viết cho rằng, trong cuộc tình của hai người, trước khi bà ta nói lời chia tay với thằng bạn trai. Bà ta đều viết xuống những điểm hay và xấu kiểu Ben Franklin đã dạy.

 Vẽ một đường ở giữa từ trên xuống dưới, bên tay trái liệt kê các tiêu cực và bên phải các điểm tích cực, rồi quyết định, xù hay không xù thằng bạn trai. Hoá ra mấy cô mình quen khi xưa, xù mình, đều làm bảng so sánh Franklin. Kinh


1/ quan sát hắn đối xử tốt với mọi người xung quanh như phục vụ viên, đồng nghiệp, gia đình: cái này thì mình không có. Gia đình ở xa, ai làm gì, mình chả để ý, chỉ lo thân mình. Xem như họ gạch tên mình ra trong khoảnh này. Nói như thời A còng là mình không có tâm, không để ý đến ai cả, vào tiệm ăn ngày nay, ai nấy đều ôm cái điện thoại thông minh, dù bạn trai, chồng ngồi trước mặt. 

Khi người ta đem thức ăn ra, không cho ăn, phải chụp ảnh mấy món thức ăn gọi, tạo dáng chụp bỏ lên mạng câu “Like”. Xem có ai nhấn Like thì mới cho ăn. Đồ ăn nguội luôn.

Trưa nay, đi ăn sinh nhật cô cháu gái. Thấy bàn bên cạnh, 1 cặp ngồi đối diện, mặt ai cũng che khẩu trang. Khi người ta đem thức ăn ra, cả hai đều lấy điện thoại ra, chụp bú xua la mua rồi ghi lên mạng món gì, chơi lai-trim (live stream) cho bạn bè khắp thế gian biết mình đang ăn cơm với gái hay trai. Mụ vợ cứ ngồi nhắn tin. Mình thì luôn luôn để cái điện thoại ngoài xe nếu đi ăn với gia đình, ngồi xem vợ con lướt mạng, chỉ biết ngáp ruồi.

Ngày nay, con người không còn chánh niệm nữa, họ cứ bị cuốn vào những việc khác cùng một lúc kiểu (multitasking). Họ có mặt nhưng đầu óc lại nghĩ đâu đâu như kinh Pháp Hoa dạy.

Có lần, mình đi chơi với một cô bạn. Thấy một tên bán hoa hồng bò lại, mời mình mua. Mình trả giá nên sau này cô nàng kêu mình không có lịch sự, người ta đi bán, mà mình lại còn trả giá. Tên bán hoa, thấy ngồi với gái thì lên giá, mình lại không thích vụ này. Nay thì giác ngộ cách mạng nên mỗi lần ra Bolsa ăn, thường có thấy một bà bắc kỳ, đi bán hoa dạo trong các tiệm ăn, mời mua hoa thì phải mua cho vợ vui lòng. Vừa lòng vợ đến, vui lòng vợ đi. Bà này bận đồ rất chỉn chu, lịch sự. Nghe nói bà ta giàu nhưng thích đi bán cho vui, đi bộ khoẻ người.

2/ hắn cảm thấy hạnh phúc thật sự, bạn không thể nào yêu ai mà họ không hạnh phúc, vui vẻ: cái này thì không luôn. Mặt mình lúc nào cũng hình sự như hải quan ở phi trường Tân Sơn Nhất. Không bao giờ cười dù người ta boa tiền. Mấy cô khi xưa xù mình chắc cứ thấy mình như bị táo bón, chưa uống thuốc xổ. Xù là đúng.

3/ hắn yêu bạn. Yêu đây là yêu điên cuồng, dù bạn đến trễ 30 phút, vẫn ở nụ cười trên môi: cái này mình không có luôn. Đến trễ là mình nhăn mặt như cái bánh đa. Dạo ấy chưa có điện thoại để lướt mạng, đứng đợi, sợ cảnh sát phạt đậu xe quá giờ. Thường thì bỏ tiền đậu xe 15 phút. Chán Mớ Đời 

Đồng chí gái có cô em họ, con nhà giàu khi xưa ở Sàigòn, bố làm giám đốc ngân hàng. Nghe kể mấy tên đi theo, đến nhà, cô nàng chờ đợi cả tiếng đồng hồ, mới xuống lầu. Mình chưa bị vụ này vì khi xưa, đến nhà cô nào, bà mẹ hay ông bố kêu em không có nhà, đi chơi với bạn trai rồi.

4/ hắn làm bạn vui: cái này thì mình có. Mình hay kể chuyện tếu lâm nên mấy cô cười thích lắm. Mụ vợ cứ kêu mình kể đi kể lại,  ngày nay thì mụ thế mình để kể chuyện cho thiên hạ. Được cái là thiên hạ không cười, bắt mình kể lại mới cười. Kể chuyện tếu lâm, phải biết khởi đầu từ đâu và kết thúc như thế nào. Mấy bà chị họ của đồng chí gái, gặp mình là đè đầu xuống bắt kể chuyện tếu, sau đó mới cho ăn. Có người ghi trong sổ lại đàng hoàng để kể cho bạn bè. Kinh

5/ bạn cảm thấy tự nhiên bên hắn. Đa số mấy cô mình quen thì rất là giữ kẻ, chỉ mỗi đồng chí gái là tự nhiên như người Hà Nội. Lên xe mình đi chơi, cô nàng cô cũng e dè vì xe cũ, dơ, sợ làm bẩn áo quần. Đồng chí gái, thích ăn hột mít, tự nhiên địt ầm ầm như Khánh Ly hát đại bác đêm đêm dội về thành phố, Hoàng Sơn đứng cười, lặng lẽ đứng nghe. Mình phải kêu “địt kêu không thối” O cứ tự nhiên hỉ.

6/ hắn là người bạn hay tưởng nhớ đến: cái này không biết vì họ đều bỏ mình, còn hỏi đồng chí gái thì cô nàng kêu không. Cứ thấy cái mặt lầm lì là Chán Mớ Đời. Lấy mình vì cũng ế rồi, không dám chê nữa, sợ lại gặp thằng cà chớn hơn. Khi bán nhà, người Mỹ hay nói là “First offer is the best”, người đầu tiên trả giá muốn mua nhà mình rao bán là tốt nhất vì sau đó là toàn cà bơ không.

Nếu để ý thì luôn thấy một cô gái đẹp đều có chồng là xấu trai, gìa khú đế. Lý do, là khi còn trẻ, đám con trai mà khá khá đến ve vãng, cô ta làm eo, đòi cho được đông cung thái tử. Dần dần mấy tên này bỏ đi hết, chỉ còn lại những tên thiếu phẩm chất ở lại, đưa mặt lỳ ra đỡ. Sợ ế không còn chọn lựa, đành phải lấy thằng xấu trai như Trương Chi. Có lẻ vì vậy người ta hay nói “đẹp trai không bằng chai mặt”. Nói như anh bạn, vợ đẹp như thiên thần, chòng như thằng ở đợ.

Có lần, mình sang Louisiana chơi, bạn bè dẫn đi thăm người quen. Thấy mấy bà chủ tiệm, mới đi Cali “tune-up “ tân trang toàn bộ lại nên trông cũng bắp mắt, đến khi thấy ông nào từ sau tiệm đi ra thì bà chủ tiệm giới thiệu CHồng em. Kinh. Một anh bạn kêu chồng nhưng thằng ăn mày, lọ lem.

Có lần, mình có người quen dẫn đến gặp một bà từ Louisiana đến, ở trong khách sạn. Muốn buôn bán nhà cửa, đầu tư ở Cali. Hoá ra bà ta làm ăn khá tại Louisiana, qua Cali mấy tuần, trốn trong khách sạn để được các bác sĩ cho lên bàn mỗ, tân trang toàn điện lại. Ngày đầu gặp, thấy bình thường, 2 tuần lễ sau gặp lại cứ như Cô bé lọ lem, nhìn không ra.

Cô phụ dâu chính của vợ mình kể khi xưa, mấy tên khá khá đến rũ đi nhảy đầm, cô ta đều chê hết, đến khi lớn tuổi, quay qua quay lại chỉ còn tên chồng đứng sớ rớ, đành phải đi nhảy đầm với hắn rồi phải lấy hắn vì ở tiểu bang Connecticut ít người Việt. Tên chồng thì xấu trai nhưng được cái là chai mặt, cứ đứng nghe chửi thôi, nghe vợ chửi là một hạnh phúc vô biên đến nay gần 30 năm vẫn ăn chửi hàng ngày. Xấu không chai mặt thì cũng phải chai vì các cô chê.

7/ hắn tiêu xài như bạn: Cái này thì đúng. Mụ vợ thuộc dạng Huế xưa nên rất cần kiệm. Đi chơi với mình, sợ tốn tiền mình nên chỉ nói vào các tiệm ăn rẻ tiền như “gà điên” (Pollo loco) hay phở Nguyễn HUệ. Có lần cô nàng thấy một tiệm ăn mỹ sang trọng, muốn vào nhưng ngại sợ không bận quần áo đàng hoàng. Mình mở cửa, kêu sợ thằng tây nào. Có lẻ giây phút ấy đã giúp cô nàng giải phóng cuộc đời ế vợ của mình. Cô nàng thấy mình không sợ thằng tây nào cả. Mỹ trắng lạng quạng, mình chửi mệt thở luôn. Cô nàng phải khuyên ngưng.

Lần đầu tiên đi chơi, mình dẫn vô nhà hàng MacDonald’s, vì có phiếu mua một tặng một. Cô nàng thấy các nhân viên bận đồng phục nên tưởng là tiệm sang lắm. Về nhà khoe với mấy ông anh, bị chửi một tăng, kêu thằng Sơn kẹo. Bể mánh.

Còn 3 điểm khác mình thấy không cần thiết lắm nên không ghi lại.

Mò xuống đọc mấy cái còm của độc giả thì thấy đa số kêu tác giả bú xua la mua. Có thể báo chí viết để câu phụ nữ toàn là những chuyện này. Nếu như phụ nữ nghĩ như vậy thì giải thích được lý do mình ế vợ.

Mấy bác cứ chửi em viết bú xua la mua cho vui cuộc đời.

Nguyễn Hoàng Sơn 

Đường Cầu Quẹo Đàlạt

Khi xưa, hóng chuyện người lớn, họ hay nói đường Cầu Quẹo thay vì đường Phan Đình Phùng như giới trẻ mình gọi, nên ngạc nhiên nhưng không dám hỏi. Tương tự ngày nay, mình nói đường Mình Mạng thay vì Trương Công Định,.. Lý do không dám hỏi vì sợ bị ăn tát khi hỏi kèm theo câu : “mày ăn cơm hớt à?”. Khi hỏi, người lớn không trả lời được câu hỏi, thì mình bị ăn tát, rồi kêu “ sao mày dốt thế”. Mình sợ từ nhỏ hỏi chuyện, đặt câu hỏi người lớn, thầy cô vì sợ gọi: ‘sao mày dốt thế?”. 

Phải chi người lớn giải thích cho mình thì ngày nay, mình không bị lùng bùng trong đầu về những thắc mắc ngày xưa. Người lớn hiểu chuyện thì đã tây phương cực lạc, nay hỏi ai đây. Người sống Đàlạt thì nhìn mình như bò đội nón vì họ gọi mấy đường này khác tên,  khiến mình đực ra như ngỗng ị, điển hình họ gọi đường 3 tháng 2, thay vì Duy Tân. Hình như ngày kỷ niệm ông Trần Phú thành lập đảng cộng sản Đông Dương.

Mẹ mình có nói đường Cầu Quẹo vì quẹo quanh quẹo quất nhưng cái cầu nào nhưng không giải thích được. Cầu Cẩm Đô, trước kia, người Đàlạt gọi cầu ông Cửu Huần, cầu Lò-rèn, xa hơn là cầu La Sơn Phu Tử. Theo mình thì cầu La Sơn Phu Tử thì quá xa cho thời đó, ít ai ở. Chỉ có hai cầu “Cẩm Đô (Cửu Huần) và Lò Rèn”.

Thời tây mới thành lập khu người Việt thì đường Maréchal Foch (Duy Tân), chạy một chiều từ Phan Đình Phùng lên Chợ Cũ (Chợ Cây), khu Hoà Bình rồi chạy xung quanh chợ, đi xuống đường Mình Mạng, rồi quẹo con đường Phan Đình Phùng, để chạy đến cuối đường để quẹo lên đường Duy Tân. Vì lẻ đó mà người lớn khi xưa, gọi đường Cầu Quẹo vì có 2 chiếc cầu “Cẩm Đô” để quẹo qua đường Pasteur mà sau này người ta gọi sau này đường Hai Bà Trưng, và chiếc cầu Lò Rèn, cạnh trường Việt Anh. Bác nào có giải thích nào khác thì cho em xin, hay hỏi dùm người lớn tuổi quen, còn sống.

Mình hiểu lý do người Đàlạt xưa gọi “quẹo” vì con đường có hai cái quẹo để lên và xuống phố. Còn “cầu” thì chưa tìm ra được.

Đây là hình ảnh của đường Minh Mạng, quẹo xuống đường Cầu Quẹo (Phan Đình Phùng). Mình thấy căn nhà 2 tầng bằng gỗ của gia đình Đinh Anh Quốc, xưa là tiệm hớt tóc Như Ý, cạnh tiệm giày Hồ Út, người Quảng. Mình có xem một video phỏng vấn ông Hồ Út ngày nay. Theo hình này thì mình đoán là chưa có cầu Cẩm Đô vì nhìn phía sau nhà Đinh Anh Quốc thì chỉ thấy đồi thông và một phần nhà thương Đàlạt xưa, chưa thấy đường Hai Bà Trưng, được thành lập.

Nếu vậy là cầu Lò-rèn vì cầu ông Cửu Huần chưa được xây cất.

Có người cho biết lý do gọi là đường Cầu Quẹo vì ngay dốc Minh Mạng đi xuống có con suối nhỏ, nước từ trên đường Hàm Nghi chảy xuống cũng như dọc đường Phan đình Phùng, vì lẻ đó người Đàlạt xưa gọi là đường Cầu Quẹo.

Thấy con đường hẻm đi từ chỗ phòng mạch ông Sohier, tiệm thuốc tây Nguyễn duy Quang, lên đường Tăng Bạt Hổ, chỗ nhà bác Tám, bán ngoài chợ, mẹ của 2 anh em Phước và Hải, hồi nhỏ chơi với mình, sau này mở tiệm chè Mây Hồng. Nghe nói hai tên này đã qua đời sau 75.

Nay mình mới hiểu vì sao họ xây cái talus cao ở đường Phan Đình Phùng vì mấy căn phố tiệm Hồng Ngọc, nhà nghỉ Le Saigonnais, văn phòng bác sỹ Đào Huy Hách. Thật ra họ có thể xây tầng trên đâm ra đường Mình Mạng, tầng dưới đâm ra đường Phan Đình Phùng, khỏi mất công xây tường tốn tiền, lại mất mặt bằng ở đường Phan Đình Phùng.

Mình thấy rõ trường Thăng Long (Hiếu Học) nơi ông cụ mình đi học đêm để thi bằng tiểu học ở đường Hai Bà Trưng nhưng tuyệt nhiên không thấy bóng con đường Hai Bà Trưng (Pasteur thời Tây) từ góc Cẩm Đô. Đoán là chưa làm. Phía sau là đường Lò Gạch (Hoàng Diệu). Cuối đường này có cái lò nung gạch cho Đàlạt. Mình không biết đường Pasteur (Hai bà Trưng) đã được thành lập chưa vì thấy toàn là cây thông và đồi phía Nhà Thương.

Xa hơn thì thấy trường Couvent des Oiseaux trước núi Cam Ly. Chắc phải đeo kính loupe để xem cho rõ hơn. Chán Mớ Đời 

Đường Cầu Quẹo (Phan Đình Phùng) chỉ có mấy nhà đơn sơ, đoán là của người làm vườn phía sau, đa số là đất của gia đình Võ Đình Dung. Ông này khi xưa, nhà thầu khoán cho Tây, có chân trong hội đồng thị xã, tranh đấu để khu đất dành cho người Việt có đất rộng hơn thay vì 3 mét x 10 mét như kế hoạch. 

Nếu kể về công thì mình nghĩ Đàlạt phải nhớ ơn ông này vì ông ta có rất nhiều ảnh hưởng như cúng dường đất trên đồi cạnh ấp Mỹ Lộc để xây chùa Linh Sơn, và trên số 4, thành lập chùa Linh Quang. Ông ta mua đất hết các khu vực dành cho người Việt như giữa đường Hai Bà Trưng và đường Phan Đình Phùng. Sau này cho trường Việt Anh thuê, ông Ba Đà thuê,….

Nghe kể vợ ông ta là người đàn bà đầy bản lĩnh. Không có bà ta thì chắc ông Võ Đình Dung không thành công như xưa. Có dịp mình kể chuyện vợ chồng ông ta do người lớn như ông bà Võ Quang Tiềm kể lại.
Đây là góc quẹo từ đường Phan Đình Phùng lên Duy Tân khi xưa, thời đường một chiều. Chỗ cây thông khi xưa, có một quán nhỏ, tên Xuân Lan thì phải, nơi dạy đánh máy và ấn loát giấy tờ. Ông cụ mình sau khi giải ngủ, có đến đây học đánh máy, thi vào ty công chánh. 

Ông Đượm đậu đầu, còn ông cụ mình thì được ông Võ Quang Tiềm, kêu ra nhà ông bà ngủ, để học thi vì sợ ông cụ ở nhà buồn đời, lại kêu mẹ mình thức dậy “anh chưa thi đỗ thì chưa, thì chưa..”. Ông Tiềm có hỏi ông trưởng ty công chánh đề bài thi, giúp ông cụ mình đậu thứ nhì. Ông Tiềm không thích ông cụ mình vì bắc kỳ nhưng rất thương mẹ mình. Chính ông đi nhờ thị trưởng Đàlạt, Cao Minh Hiệu, bảo lãnh bà cụ tham gia kháng chiến, năm 17 tuổi bị mật thám bắt nhốt ở Nhà Lao, nếu không thì bị tra tấn, trấn nước nhiều nữa. Thậm chí có thể bị bắn trên Cam Ly như 21 người khác, có một bà tên Lan, trên Số 4 sống sót vụ xử tử các người theo Việt MInh khi xưa. Kinh
Nếu mình không lầm, đường này có cầu Lò Gạch, chạy vào đường Lò Gạch, đường Hoàng Diệu cũ., 

Mình kể lại đây để nhớ ơn mấy người bà con khi xưa đã giúp bố mẹ mình lập nghiệp tại Đàlạt như ông bà Nguyễn Văn Phúng (tiệm Hiệp Thạnh) và ông bà Võ Quang Tiềm (tiệm Vĩnh Hưng), bà con bên mẹ mình. Nghe kể lại ông Tiềm và ông Phúng, làm thợ may khi vào Đàlạt lập nghiệp. Hai ông may áo quần, rồi gánh 3 ngày 3 đêm, đi xuống Đơn Dương, để bán áo quần cho phu thợ đi làm đường rày xe lửa cho Tây. Chịu cực chịu khó nên sau này giàu có tiếng tại Đàlạt.

Xem như đường pHan Đình Phùng có hai cái quẹo, một xuống phố từ đường MInh Mạng và một từ đường Duy Tân (maréchal Foch)  chạy lên phố.

Thấy hai căn nhà nhỏ chỗ rạp xi nê Ngọc Hiệp sau này.
Đây tấm ảnh giúp mình hiểu được tấm ảnh đầu trên. Đường Minh Mạng quẹo xuống Phan Đình Phùng, có mấy bậc thang ngay bến xe taxi , có trạm biến điện, vẫn thấy nhà Đinh Anh Quốc, rạp Ngọc Hiệp đã được xây cất. Phía đường Minh Mạng là mấy nhà ngủ khách sạn. Một của ông Chà Và , chủ tiệm Saigonnais trên khu Hoà Bình làm chủ.

Phía sau thì thấy con đường nhỏ đi từ cầu Cẩm Đô lên nhà thương, và dãy nhà trên đồi thông, chỗ Hạnh ù, học lycee mà mình có gặp lại một lần ở Đàlạt. Cây thông rất nhiều so với thời phôi thai như hình trên, cho thấy người Pháp đã cho trồng thêm cây thông trên đồi.

Mình đọc ở đâu, họ kể là bố mẹ của tên Phước học Yersin, dưới mình một lớp, mua lại rạp xi-nê Ngọc Hiệp của ông tây nào về xứ. Mình có hỏi hắn thì hắn bê ngày bài mình viết về mấy rạp xi-nê Đàlạt xưa về cho mình. Chán Mớ Đời 

Bác nào có ý kiến hay tin tức khác thì cho em xin. Thấy hình dáng Đàlạt thủa ban đầu khiến em thấy bồi hồi và theo những gì nghe thấy để mò xem có đúng Đàlạt ngày xưa.

Có độc giả gửi :’ Đây là góc   nhìn rạp Ngọc  Hiệp  từ  lan can nhà tôi,  Nhà ở phía  số  chẵn trên đường  Cầu  Quẹo..phía sau nhà có 1 ngọn đồi , hình như trên đồi có  một  rạp hát khác không  phải  là  rạp  Ngọc  Hiệp...cám ơn  bạn đã  Post tài  liệu  này.....

Nguyễn Hoàng Sơn 
Có người giải thích như sau:

Sony NguyenUsa 
Mình sống ở  ĐALAT từ năm 1953 năm đó mình 10 tuổi, và nhà mình ngay tại đường HÀM NGHI, cũng gần ngã ba chùa LINH SƠN. Và thấy toàn thể mọi người đêu gọi là NGÃ BA CẦU QUẸO. Chứ chẳng ai nói đường cầu quẹo bao giờ.
Ngã ba cầu quẹo đây có hàm ý là:
Cầu đây không phải là chiếc cầu bắc qua sông. Mà cầu đây mang ý nối nhịp...
Bởi rõ ràng đây là ngã ba nhưng lại chỉ có 2 con đường, đó là đường PHAN Đ PHÙNG và HÀM NGHI mà lại là.... ngã ba, nối nhịp nhau bởi một ngã ba. Vì đây là ngã ba với địa hình tam giác.
Từ HÀM NGHI thì có 2 ngã, một ngã xuống PĐP, một ngã từ PĐP rẽ lên HN.
Còn từ PĐP thì chỉ có một ngã rẽ lên HN thôi. Cũng vì nét  đặc thù khá thú vị ấy nên dân địa phương mới gọi đó là:
NGÃ BA CẦU QUẸO. (Gãy khúc, ý nghĩa của chữ quẹo)
Và sau này có thêm tên NGÃ BA CHÙA nghe thanh tao hơn.
Đó là những gì mình biết về gốc gác ngã ba này từ ngày sống ở ĐL .đến giờ.
Còn cụm từ:
Đường cầu quẹo như bạn nói thì có thể sau này người bắc 1975 họ gọi lầm là đường cầu quẹo, thì mình không rõ. Chứ dân ĐALAT chẳng ai gọi 
"Đường cầu quẹo" bao giờ.