Nói chuyện với con #3

 Nói chuyện với con tuần thứ 3


Hôm qua như thường lệ, 3 bố con và thằng Bồ gọi điện thoại nói chuyện về các hoạt động trong tuần. Thằng con bắt đầu kể vụ chứng kiến bố mua nhà ra sao. Sao thấy dễ ợt. Khiến nó hồ hởi đi gặp người bán nhà chịu tiếp nó. Nó đem bửu bối của bố theo, hồ sơ những ai đã cho bố mượn tiền lại nên chủ nhà nhất trí cho nó vay nhưng giá trên trời. Mình nói cứ tiếp tục đến gặp chủ nhà nói chuyện, hỏi họ về những thành tựu trong đời của họ vì thiên hạ hay thích nói về những thành quả của mình. Khi nào thời cơ chín muồi thì đề nghị làm quản lý cho thuê nhà dùm họ, không lấy tiền. Lý do là để học cách quản trị nhà cửa, biết tốn kém ra sao. Chớ nay mới ra nghề không có kinh nghiệm thì ai mướn. Như khi xưa ở đại học phải đi internship học nghề của mình đang theo học.

Mình kể câu chuyện trong cuốn you can negotiate anything của Herb Cohen. Tác gia kể là chuyến đi Nhật Bản đầu tiên để thương lượng cho công ty. Họ đón ông ta tại phi trường, việc đầu tiên là họ hỏi chuyến bay về lại Hoa Kỳ, viện dẫn để lo xe chở ông ta ra phi trường vì kẹt xe này nọ. Như vậy là họ biết ngày về của ông ta. Trong suốt thời gian ở Nhật Bản, họ dẫn ông ta đi xem này nọ, ăn uống đủ thứ nhưng tuyệt nhiên không đụng đậy đến làm ăn. Ông ta hỏi thì họ kêu còn nhiều thì giờ. Đến khi sắp ra phi trường thì họ mới bắt đầu nói chuyện giá cả. Ông ta bị áp lực phải ký hợp đồng. Công ty ông ta cứ chọc quê ông ta hoài về vụ này. 

Nhớ khi ở Pháp, có lẻ người Pháp đọc cuốn sách này nên cử ông Tây gốc Việt, tên Phan Văn Trường, để thương lượng với người Nhật. Ông ta là kỹ sư cầu cống, tốt nghiệp Grande École của Pháp quốc, anh của nhạc sĩ Phan Văn Hưng, nổi tiếng với bài ca “ai trở về xứ Việt”, phổ thơ của Minh Đức Hoài Trinh. Sau này ông ta làm phó giám đốc một công ty pháp có trên 100,000 nhân viên khắp toàn cầu. Gần đây thấy thiên hạ ném đá ông ta. Ông rời Việt Nam lâu nên tiếng Việt không rành, phải học lại rồi chỉ giới trẻ tại Việt Nam cách làm ăn với phương Tây. Thiên hạ ghét nên chửi loạn. Giới trẻ kêu ông ta là thầy, nhưng người ta chụp mũ, kêu có bằng cấp giáo sư khi nào,… hình như ông ta phụ tá giáo sư tại đại học Paris I, Sorbonne. Có dạy đại học kiến trúc Sàigòn thì phải. Ông này được chính phủ pháp phong cho chức chevalier de la légion d’honneur. Ít người Pháp gốc việt nào được huy chương này, xem như có công với Pháp quốc. Chán Mớ Đời 

Phải để người bán nhà đầu tư thời gian với mình nên cứ nói chuyện trên trời đến khi chủ nhà muốn nói đến bán nhà thì mình mới bắt đầu. Người ta không thích thua. Như chơi stocks, họ chỉ bán các cổ phiếu đang lên còn loại nào lỗ thì họ cứ giữ và mong sẽ lên lại. Thay vì bán cổ phiếu lỗ giữ cổ phiếu lời.

Thằng Bồ kể vừa đọc xong cuốn “rich dad poor dad”, con gái nói sẽ bắt đầu đọc lại vì khi xưa mình trả nó $50 để đọc. Nó kêu hồi đó lên lớp 5 đâu hiểu gì. Chán Mớ Đời . Cuối tuần này đi xem nhà bán vì lễ độc lập. Mình nói chúng quen ai làm kế toán, thuế thì báo cho họ biết khi khách hàng họ bán nhà thì cho biết để mua, khỏi tốn tiền huê Hồng. Tụi nó tính liên lạc với chủ căn hộ để chúng làm manager không công. Biết đâu sau này được bớt tiền nhà hay mua khi chủ nhà muốn bán thì chúng có cơ hội mua.

Chúng muốn thành lập một công ty LLC như mình khuyên để hãng trả cho công ty, giúp chúng nó nhiều hơn là lãnh W2. Trong cuốn sách rich dad poor dad có giải thích rồi.

Mình kêu tốt. Tiếp tục. Thằng Bồ kêu là khó bỏ tật xấu, bỏ thời gian làm chuyện ruồi bu. Làm sao giúp hắn bỏ tật xấu này. Mình nói để mình viết cho hắn sau. Mình có gửi hắn video của ông Stephen Covey nói về vấn đề này. Khi xưa, mình không đi ăn sinh Nhật con thiên hạ vì thấy mất thì giờ, chỉ có đồng chí gái và mấy đứa con. Chả cần ai để ý, hay phải làm cho thiên hạ vui, hoặc sợ thiên hạ chửi này nọ. Lý do họ không nuôi gia đình mình. Chỉ sở khách hàng.

Thời gian mình dùng để đi học thêm hay đọc sách. Hôm kia có thằng cháu từ San Jose xuống học UCLA, ghé nhà ngủ lại đêm. Cả 10 năm không gặp, nó thấy tủ sách của mình nên thất kinh, cậu cháu ngồi nói chuyện mấy tiếng đồng hồ khiến mình lo ngại cho đám con cháu sinh ra tại Hoa Kỳ, hiểu sai về cuộc chiến Việt Nam. Nó không ngờ mình đọc Ocean Vương, Thanh Nguyễn vì hỏi bố mẹ nó là ngọng. Hôm nào rảnh mình kể.


Con gái kêu chủ căn hộ muốn bán nên nó và thằng Bồ sẽ nói chuyện chủ nhà về mua 4 căn hộ luôn. Mai sẽ nói chuyện. Nó gọi hỏi phải nói chuyện ra sao này nọ. Mình cho thêm ý để nói chuyện, hỏi chủ nhà. Kêu đừng đá động gì đến số tiền mua. Hỏi xem họ có cho vay lại hay không. Mình sẽ giúp lo vụ giấy tờ để mua.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Thần tượng hoá đời mình

 Đánh bóng ảo tưởng


Hôm trước có ông thần khi xưa ở Đà Lạt, hú mình đi ăn cơm để hỏi vài việc vì anh ta mới về hưu. Hỏi mình nên làm gì với số tiền 401k, mua mobile home này nọ. Nay lãnh tiền già rồi. 

Anh ta cho biết là vợ chồng đồng ca bài đắp mộ cuộc tình và kể nhiều bạn anh ta cũng xêm xêm tình trạng này. Mình hỏi anh ta gần 7 bó, đi mua nhà, ai cho vay vì không có công ăn việc làm. Mua mobile home thì họ cũng xét chỉ số tín dụng thêm tiền đất ở khu bolsa rất đắt, trên $1,500/ tháng. Tốt nhất là mướn một căn hộ hay share phòng với ai rồi dùng tiền đi chơi, thăm bạn bè ở xa trước khi chống gậy. 


Còn 401(k) thì mình nói nên chuyển qua money market cho chắc ăn như mình đã chuyển của đồng chí gái qua rồi vì lỡ xuống không có thời gian làm lại như 2008. Dạo đó mất một số nhưng sau đó lên lại nên nay chuyển sang cái nào như bond, tiền lời nhất là chuyển qua nhiều ngân hàng thay vì để nguyên một đống tiền. Lỡ có chuyện gì dù có 100 ngàn trong trương mục, ngân hàng chỉ cho lãnh được $100/ ngày là ngọng. Năm 2008, có anh bạn có $300,000 trong ngân hàng Indy Mac nhưng không lấy được vì ngân hàng này bị phá sản dù có FDIC. Hôm trước, gặp quên hỏi vụ này ra sao.

Anh ta nói lần trước mình nói nhưng anh ta không chuyển nên giờ lên thêm. Mình nói đúng rồi. Mình cũng chuyển tiền của vợ nhưng không hiểu sao, vẫn như trước, khi nhìn lại thì thất kinh vì lên được thêm 100K. Xem như đồng chí gái ở hiền gặp lành. Nay thì mình đã chuyển cho chắc ăn.

 Tình hình ngày nay như năm 2006, tưởng xuống rồi năm 2007 lên cái vèo rồi 2008 xuống cái ào. Năm ngoái mình có set-up lỡ thị trường xuống thì đến -25% từ chỉ số cao nhất là tự động bán cổ phiếu khoá sổ. May là xuống chưa đến dưới 25% rồi lại bò lên y chang năm 2007. Năm nay thì chỉ số thị trường chứng khoán tương tự năm 2007, thêm nhà cửa ở Florida, Texas xuống mạnh. Cali thì đứng và chủ bán đang giảm giá và nhà ra thị trường nhiều hơn.

Nhớ có lần mình bán một căn nhà năm 2006 vì tin tức cho biết tình hình xuống xuống. Ai ngờ đến 2007 nó chạy lên cái vèo khiến đồng chí gái chửi quá vì mất lời gần 100K. Mình rao bán 600k nhưng bán không được nên cuối cùng bán rẻ hơn giá list, lấy 550k, mấy tháng sau nó chạy lên đến 700k. Xem như mình mất cơ hội thêm 150K, bị vợ chửi quá, kêu tốn tiền đi học này nọ, họ báo sai. Rồi 2008 nó xuống cái vèo. Mình thà ra trước năm 2006 còn hơn 2008, ăn non còn hơn là tham ở lại rồi mất hết. Nhờ có tiền bán năm 2006, mình chạy ra mua nhà năm 2009, 2010 giá $25,000 và 50,000/ căn như mua dầu chá quẩy mới ra lò. Nếu mình tham, có thể bán không được vì sau đó xuống te tua. May là họ bơm tiền vào để hạ tiền lời nên từ từ lên lại. Và nay cho thấy tình hình như năm 2006. 2008 là Obama lên ngôi. Năm nay thì chưa biết là ai nhưng kinh tế te tua, thiên hạ mất việc nhiều.

Đối choại với đồng chí gái mỗi ngày như vậy nên em ít tám chuyện trên mạng

Nói cho ngay mình chỉ nghĩ hoàn cảnh vợ chồng về hưu, không để ý đến những người độc thân, sau khi từ giả người tình 100 năm. Nay anh bạn kể mới thấy các người về hưu không chồng hay vợ cũng có nhiều điểm đáng lo hay lo nhiều hơn vì một thân một mình. Kiếm thêm người tâm giao mới, rồi chi phí chỉ có một mình trang trải, không ai phụ. Có bệnh hoạn thì không ai chăm sóc hay chăm sóc người bạn đời.

Vấn nạn là trước đây sống trong nhà với vợ con thấy rộng rãi nay bỏ nhau lại già nên muốn tìm lại không gian ngày xưa rất khó. Vợ chồng già ở trong căn nhà to đùng. Con cái lập gia đình ở xa. Tốt nhất là mướn căn hộ nhỏ ở rồi cho mướn căn nhà để tiền để xài mà không phải chăm sóc căn nhà to đùng. Một căn nhà ở quận Cam nay có thể cho thuê $3,500, mướn một căn hộ nhỏ ở hay share phòng cho tiện. Để dành tiền đi chơi, thăm bạn bè hay con cháu. Con cháu ở xa thì chịu khó đi vì chúng đi thăm mình rất tốn kém, cả vợ chồng con cái lại bận đi làm.

Anh này hay đọc bài mình kể chuyện đời xưa, có lần anh ta đột phá tư duy; làm một cái bờ lốc mực tím Sơn đen và nhờ anh bạn nào khác cùng làm. Do đó ngày nay trên bờ lốc mình có trên 2,000 bài kể chuyện đời xưa và có trên 800k lượt đọc. 

Ngồi nói chuyện anh ta hỏi thường người ta hay đánh bóng bản thân và gia đình, mà ông lại cứ kể thành thật quá là sao. Ông kể mẹ ông chưa bao giờ được đi học còn ông cụ cũng lêu bêu chưa xong tiểu học. Mình chả biết trả lời ra sao cả. Bố mẹ ít học thì mình nói ít học không lẻ phải chạy đi mua cái bằng tiến sĩ về mới xứng đáng là bố mẹ của mình. Hãnh diện về bố mẹ có bằng tiến sĩ, dắt nhau về làng, chụp hình đãi cả làng ăn vinh quy bái tổ? Cha mẹ mình không có nhiều nhưng mình biết chắc chắn một điều là bố mẹ lo cho mình hết khả năng của họ với tất cả tình thương yêu với tinh thần hy sinh đời bố mẹ, củng cố đời con như mình ngày nay đi làm cũng để cho con mình có một tương lai khá hơn mình khi xưa mới lang thang sang Hoa Kỳ. Tương tự mình làm vườn chăm sóc 1200 cây bơ thì mình nói làm nông dân chân chất. Không lẽ phải tự bơm tự nổ, chạy đi mua cái bằng tiến sĩ nông dân ưu tú. Làm chồng nông dân ưu tú đã mệt nay phải mua thêm bằng kỹ sư nông dân ưu tú nữa thì chắc chết.

Thương em dáng đứng dáng ngồi

Kiếp này không có hai người như em

Anh này hay trách mình là không trả lời những câu hỏi của độc giả. Mình nói đời vô thường cho nên chúng ta nên dành hết thời gian tỏng ngày, để cãi nhau với những người không quen biết trên mạng xã hội. Ở nhà cãi nhau với đồng chí gái là đã mệt rồi, đâu có thời gian đi tranh cãi với thiên hạ. Thiên hạ đọc bài mình không thích nên cứ kêu ra chửi thêm mấy chiến sĩ an ninh mạng. Làm nông dân từ 5 giờ sáng đến 2 giờ chiều thì còn thì giờ đâu mà đi tám trên mạng. 

Mình đọc tài liệu thấy có những điều lạ lạ nên ghi lại bỏ trên bờ lốc. Ai thích thì đọc, không thích thì miễn vào đọc. Mình không bao giờ vào nhà thiên hạ để tè hay làm một bãi để tự sướng. Vườn mình thì mình tè vô tư. Có người cho mình biết là họ sang Hoa Kỳ gần đây, tiếng anh tiếng u chưa rành lắm nên những bài mình kể, giúp họ để ý, mà tìm hiểu thêm về xã hội cũng như thể thức sinh hoạt tại Hoa Kỳ. Giúp họ tìm hiểu thêm về vấn đề. Những gì mình kể không phải để khoe mẻ. Nông dân là bần cùng trong xã hội thì khoe cái gì. Chán Mớ Đời 


Mình kể vụ spam nên thấy chia sẻ vào các nhóm như xì pam  nên từ nay về sau mình sẽ không tải vào các nhóm mà mình tham gia nữa. Ai muốn đọc thì vào bờ lốc của mình. Xem như bài cuối cùng mình xì-Pam thiên hạ.


Chúc các bác vui vẻ vào cuối tuần.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Dạy con mua nhà

 Cha con đi mua nhà


Hai đứa con mình bổng nhiên muốn theo con đường mình đi thay vì đi làm cho thiên hạ cả đời. Mình trả tiền cho chúng đi học các khoá tài Chánh. Học xong, mình kêu phải đi xem nhà cho nhiều để hiểu rõ căn nhà nào đáng giá để mua với giá này nọ. Mỗi tối thứ 2, con gái bên Nữu Ước, con trai gọi bố nói chuyện, hỏi han đủ thứ, mình thì kêu phải làm gì như gia nhập các nhóm đầu tư , thành lập một trương mục Title Insurance để tìm kiếm chủ nhân mấy căn và số nợ và tiền lời này nọ để mình biết trước khi gặp chủ nhà,…

Thấy thằng con chịu khó chạy đi xem nhà bán nhưng lại lấn cấn khi chuyên viên địa ốc hỏi, lại gọi điện thoại hỏi bố cách trả lời,… nhiều khi thấy nó như van lơn mình đi theo nó. Mình nói là cứ cố gắng đi một mình như vậy con mới thoát khỏi bóng cây cổ thụ của bố. Nếu không sẽ không học được gì cả. Học thì phải có hành mới thành công. Như con khi xưa, xem video dạy bơi cho đúng thao tác. Con xem nhiều lần có thể thuộc nhưng nếu không nhảy xuống bơi thì sẽ không bao giờ bơi đúng cả. Thấy nó chịu khó chạy tùm lùm cũng thương, mình cũng vui.

Có lần nó tìm được một căn nhà chủ bán vì chán cho thuê và sợ bị đóng thuế nên cho vay lại. Mình chạy lại xem với nó. Agent bắt nó làm offer. Mình nói ok. Chuyên gia địa ốc gửi cho nó hợp đồng để ký thì mình thấy họ bắt nó trả 3% huê Hồng. Luật mới ra, thay vì chủ bán trả 6% huê Hồng như trước đây, nay thì mỗi bên tự trả cho chuyên viên địa ốc. Mình kêu không, tháng 8 mới bắt đầu hiệu lực nên không ký. Đó là một bài học cho nó phải hiểu luật lệ này nọ, cũng như cho nó biết là ra đời, thiên hạ đều tìm cách vớt tiền của mình khi ký giấy tờ, phải đọc rồi thương lượng. Thấy nó ngồi đọc mấy chục trang hợp đồng mua nhà mà Chán Mớ Đời nhưng nó phải đọc để hiểu từng chữ, trang.

Con đi theo học nghề mình mới khám phá ra cách dạy con ở Hoa Kỳ khác với mình khi xưa ở Việt Nam Cộng Hoà. Đây cứ học học rốt cuộc con chả biết gì về sửa chửa nhà cửa. Khi xưa ở nhà, còn nhỏ nhưng mỗi khi kính cửa sổ bị bể là mình chạy ra tiệm ở đường Minh Mạng, cắt kính mới, đem về ráp vô, lấy Đinh đóng lại rồi trét bột cao lên để nước không thấm vào nhà. Cầu chì bị cháy là biết lấy cuộn dây chì ra, cắt ra sao, lấy tournevis gắn vào để cho điện chạy lại hay sửa ống nước, nhà dột thì leo lên mái nhà, tìm chỗ bị lũng lỗ vá lại với dầu hắc hay foam ngâm xăng,… nuôi gà thì đi bắt giun về cho gà ăn cho mập, trồng cà chua, đậu hoà lan thì phải làm các giàn này nọ, đây con mình chả biết gì cả. Dạo này mình chỉ nó sửa ống nước, sửa điện này nọ. Đáng lẻ mấy cái này phải dạy từ lâu nhưng hồi trung học, mình cứ làm hết, để nó học vì học xong về nhà đi bơi, chơi thể thao, về học bài làm bài tập, cuối tuần thì đi hướng đạo, học tiếng Việt, nên chả còn thì giờ để học cách sống thật sự ở đời. Nó là eagle scout mà chả biết gì hết. Chán Mớ Đời 

Một hôm nó kêu chủ nhà muốn gặp nó với chuyên viên bán nhà. Bố đi với con vì chưa bao giờ tiếp xúc chủ nhà. Mình bò đi xem với nó. Nó kêu ngày nào họ cũng open house, sau 5 giờ chiều thì chủ nhà sẽ gặp. Mình nghe ngày nào chủ nhà cũng cho xem nhà vô tư thì giải thích chủ nhà cần bán gấp.

Đến nơi sau màn chào hỏi, mình hỏi họ về gia đình rồi cứ từng bước từng bước thầm, đi vào nhà, vào các phòng, chỉ mấy tấm ảnh gia đình rồi hỏi, nói chuyện cũng cả tiếng đồng hồ về gia đình, dòng họ này nọ. Rồi lần mò vào phòng ngủ thấy kỷ niệm ngày cưới thì hỏi lấy nhau được bao nhiêu năm thì đúng một con giáp, là biết họ đã một lần ít nhất đắp mộ cuộc tình, rồi hỏi họ gặp nhau ở đâu, tiếng sét ái tình lại được nghe kể về thiên tình sử của họ thêm 30 phút, từ từ mới ra ngoài sân. Mình thì thiên tình sử không có. Chỉ có nổi buồn hoa bơ. Mỗi khi đến hè lòng tôi thấy buồn, 90 ngày qua phải trả tiền nước rất nhiều để tưới bơ.

Bà chủ nhà chỉ cái spa mới xây ngoài sân, có nắp đậy tự động để khỏi dơ và giữ nước ấm không bốc hơi khi không sử dụng, có đồ chèo hay nước chảy để bơi như trong hồ bơi này nọ. Mình khen đáo để, hỏi giá thì được biết gần 100 ngàn khiến mình muốn đứng tim. (Khi ra xe, thằng con nói khi nghe bà chủ nhà say mê nói về cái spa khiến nó nhớ đến có lần mình đi san Diego vì có ai kêu mình có người muốn bán cái vườn của họ. Sau cả tiếng đồng hồ, cặp vợ chồng hãnh diện chỉ cho xem nông trại của họ, mình hỏi khu đất này chia được bao nhiêu lô để xây nhà khiến họ muốn đứng tim, mặt họ tái như thịt bò tái chanh thái lan. Cặp vợ chồng này thuộc Đảng dân chủ nên mơ về giấc mơ Chapi, họ muốn xây dựng một nông trại, nuôi dê này nọ, rất lãng mạn, để lấy tiền thiên hạ vào xem. Sau 2 năm trời sửa chửa, xây cất rất phí tiền trên $400k, chả có ai đến viếng cả ngoại trừ 1 năm có trường tiểu học trong thành phố ghé chơi với mấy đứa con nít nên muốn bán trả nợ đời mà mình thì muốn chia lô để bán. Nó nghĩ mình sẽ hỏi xây thêm nhà ADU bao nhiêu để bà chủ đứng tim vì phải phá 100 ngàn cái spa của bà ta.

Sau đó họ cho thấy cái sunroom to đùng của họ mới xây, cũng mất 100 ngàn. Hỏi dần dần thì biết nhà của ông bố để lại rồi bà ta mượn nợ đâu 500k để chia cho cô em ở Colorado, lãnh phần đem ông bố về Colorado nuôi. Xem như phần của bà ta là $250,000 đem ra xây cái spa và sunroom là hết đời. Sau khi lang bang ngoài vườn, thiên đường spa của họ, thì lết vào bếp. Mình khen rối rít cái bếp rồi mới bắt đầu nói chuyện về mua bán. Mình dặn thằng con là chỉ nói chuyện mua bán thì phải đến nhà bếp vì nơi đó là nơi sinh hoạt của gia đình, người ta cởi mở, như trong gia đình, mất cảnh giác thế giới thù địch, diễn biến hoà bình, không ngoại giao, lịch sự như ở phòng khách.

Mình hỏi họ lý do bán căn nhà đẹp đồ sộ. Họ mới cho biết là bà ta đã về hưu còn ông chồng thì sang năm nên muốn bán nhà, để mua một căn nhà ở Laguna Woods, một khu dành cho người trên 55 tuổi ở riêng biệt như thiên đàng đợi ngày thánh phao lồ gọi. Mình hỏi giá bao nhiêu, vì khi xưa có người muốn bán cho mình 2 căn nhưng dạo đó mình chưa đủ tuổi 55. Họ nói, 360k. Mình hỏi họ muốn bán bao nhiêu họ kêu 1.2 triệu khiến mình choáng. Lý do là khu này là khu vực nguy hiểm nhất thành phố Westminster mà khi xưa, mình không dám vào. Xem giá nhà mới bán ở vùng này thì chỉ 800k. Thằng con hỏi sao họ bán giá trên trời. Mình giải thích mấy chuyên gia địa ốc muốn được chủ nhà kêu họ đăng bảng bán căn nhà nên cứ kêu giá trên trời để chủ nhà tham và ký giao kèo với họ. Nếu bán không được thì họ kêu chủ nhà hạ giá. Do đó không ai mua nên ngày nào cũng làm open house để bán. Hai vợ chồng ở nhà, để mở cửa cho ai vào xem. Mấy năm trước, giá nhà lên vì tiền lời thấp nay tiền lời lên nên ít người mua và giá phải xuống nhất là kinh tế cho thấy tình hình như năm 2006, 2007.

Mình nói với chủ nhà, nên tái tài trợ căn nhà để rút equity (vốn chủ sở hữu) ra, để mua căn nhà ở khu người hưu trí, còn căn này cho thuê. Nếu ông bà cho thuê thì tôi sẽ ký hợp đồng với ông bà 5 năm. (Ra xe, thằng con hỏi lý do. Mình giải thích để xem tình hình tài Chánh của họ ra sao, có bị trễ trả tiền nhà hay chưa). Chủ nhà kêu không muốn tái tài trợ, chỉ muốn về hưu an nhiên tự tại. Tái tài trợ thì với giá 1.2 triệu thì ngân hàng cho vay 80% xem như 960k, trả nợ hiện tại $500k, còn $460k, bỏ ra 360K mua căn kia, còn 100k đem cái spa về đó.

Mình hỏi nợ của ông bà trả bao nhiêu tiền lời, họ cho biết 3.5%. Mình nói tiền lời rẻ như vậy tôi đề nghị tiếp tục trả số nợ của ông bà và đưa tiền tươi số tiền khác biệt. Họ kêu không, không muốn dính dáng gì cả. Mình nói vậy thì cảm ơn thời gian ông bà đã tiếp đón chúng tôi. Trong tương lai nếu ông bà suy nghĩ lại thì báo cho tụi này biết. Rồi chào ra về.

Ra xe, thằng con cười quá cở nói khi bà ta chỉ cái spa là niềm hãnh diện của bà khiến con nhớ đến nông trại tại San Diego.

Mình nói nó khi tiếp xúc với chủ nhà phải quan sát. Bà vợ nói không, ông chồng lặng lẽ bên cạnh và không vui lắm nên bố đoán ông ta mất việc vì không thấy tự tin khi bố hỏi như dấu diếm chuyện gì. Đây là một bài học cho con, lấy vợ sau này đừng lấy những người như bà này. Không biết sử dụng tiền. Lấy tiền đem xây cái spa to đùng mà họ cũng chưa dùng nhiều, trả thêm tiền điện $500/ tháng. Mình phải hỏi họ mấy cái này để tính nhẩm trong đầu mỗi tháng họ phải chi bao nhiêu. Họ không hiểu rõ trước khi quyết định xây cái spa là phải lọc nước và đun nước nóng hoài vì nếu không nước sẽ bị rong rêu cho đời mỏi mệt. Lại xây cái sunroom thay vì xây bằng studs nên không dc kể thêm vào căn nhà. Thằng con hỏi studs là gì, là xây nhà thật sự bằng cây, còn đây họ tốn tiền tương đương xây căn phòng bằng cấu trúc nhôm mà độ 10 năm là quăng.

Đàn bà họ thích khoe khoang nên hay có những ý tưởng phá tiền thay vì đầu tư. Chỉ có phụ nữ tiêu tiền ít và nhiều. Cả đời bố chưa bao giờ gặp một phụ nữ mà không tiêu tiền. Lấy vợ thì kiếm người ít xài phí còn mấy cô mà đòi con dắt đi ăn tiệm sang, mua nữ trang này nọ là chạy trước. Thà không lấy vợ chớ lấy họ về sẽ bỏ nhau. Bao nhiêu hôn nhân bị đổ vỡ vì tiêu xài hoang phí.

Con gái thành lập nhóm bố con và thằng Bồ là “richest man in Babylon” để nhắn tin cho nhau về đầu tư vì mình kêu chúng đọc lại cuốn này. Khi xưa có trả tiền cho chúng đọc nhưng không biết có nhớ gì không vì mình năm nào giáng sinh là mình đọc lại vẫn học thêm nhiều điều. Thêm kêu chúng đọc Rich Dad Poor Dad lại. Khi xưa cho $50 để chúng đọc và giải thích đã học điều gì nhưng lớn lên quên, lại phải đọc lại.

Có anh bạn kêu bà chủ nhà kêu là đăng bảng bán nhà nên giới thiệu mình với bà ta. Mình gọi nói chuyện thì khám phá ra bà ta cho thuê đâu 5 hộ trong một căn nhà có 5 phòng. Mình hỏi lý do bán. Bà ta kêu người thuê nhà làm điên cái đầu. Cho thuê căn hộ sát bên nhau mà còn lộn xộn huống chi ở chung một nhà. Bà ta kêu sẽ làm thêm ADU này nọ có thể cho mướn trên 10k/ tháng. Nếu làm theo bà này xem như mình kiếm thêm việc cho mình làm 24/24. Cho thuê nhà là làm sao người thuê nhà không gọi mình gì cả, chỉ đúng ngày trả tiền. Bà ta cho biết là để con bà ta đứng tên mà chúng lại đi học ở bên miền đông. Nếu bán nhà thì không được miễn thuế $250k/ người. Nói chuyện thì biết bà này chủ nhà không rành luật về bán nhà, thuế này nọ như để tên con vì sợ ly hôn với ông chồng mới lại dính dáng tài sản, mà con ở xa, không ở nhà đó hay khai thuế thì làm sao trừ thuế dùng section 121. Bà ta cứ tưởng là sẽ được miễn thuế $250,000. Nhà lại ngay corner lot, xe chạy ra vô nhiều rất nguy hiểm cho con cua người mướn nhà, lỡ chạy ra đường hay ban đêm dân say rượu, lái xe hay lạc tay lái bay vô nhà.

Hỏi ra bà ta đã mua tiền tươi nên không có nợ. Nhà cho thuê mà free & clear thì rất nguy hiểm. Người mướn nhà bị té hay gì có thể kiện là xem như mất căn nhà, nhất lại cho 5 hộ thuê trong một căn nhà. Bây giờ bán thì người thuê không chịu đi thì phải trả họ tiền để họ rời nhà nếu không thì cứ ở lì đó qua năm tháng là mệt. Đuổi một hộ là tốn biết bao nhiêu tiền, nay nhân cho 5. Chỉ bán cho những người đầu tư địa ốc và biết cách đuổi người mướn nhà.

 Bà ta đồng ý cho mình vay lại nhưng bắt mình đặt cọc 50% còn mình thì chỉ muốn 10%. Thế là không xong. Giá bà ta đòi trên trời. Mình có thể mua giá của bà nhưng tiền lời ít thì chấp nhận. Nên nói bà ta khi nào đổi ý thì cho mình biết. Bà ta kêu chia căn nhà làm 3 phần khiến mình thất kinh. Làm như ông anh vợ mình, mua căn nhà, hai vợ chồng ở, chia ngăn thêm 2 phần khác cho thuê. Chỉ khổ một điều là khi bị tai nạn hay hỏa hoạn thì bảo hiểm không đền là ngọng. Đời không biết trước, tốt nhất là phòng bị hơn chữa bệnh. Bớt tham thì tốt.

Tuần trước, mình chở thằng con chạy lên khu thương xá mới mua năm ngoái vì có tiệm bán thuốc lá bị thiên hạ lấy xe ủi xập cửa tiệm để lấy cái máy ATM ở trong tiệm. Kinh nghiệm bác nào có ATM trốn tiệm thì nên gỡ bỏ. Không thấy tiền nên chúng vớt mấy cây thuốc lá. Chuyện này đã xẩy ra trước đây. Ông chủ tiệm kêu mình phải đặt hai cái cột sắt trước cửa tiệm để chống vụ này xảy ra. Mình kêu kẹt chỗ đi của người khuyết tật này nọ. Mình đề nghị là mua 2 thùng rác bằng xi măng để thì chúng sợ sẽ không tông cửa nữa.

Sau đó đi tới một tiệm sửa chửa quần áo thì thấy bà chủ đang dọn tiệm vì hết hợp đồng. Có một tiệm ăn gà chiên Louisiana Famous Fried chicken ký hợp đồng 10 năm, với tiền thuê hơn 30% nên cũng vui. Mỗi năm lên 5%.Mình hỏi bà ta làm gì khi về hưu, bà ta cho biết sẽ dọn về Tennessee. Mình hỏi vậy nhà bà để lại cho ai. Bà ta kêu sẽ bán. Mình nói nếu bán thì bán cho mình. Ngày hôm sau, ông chồng nhắn tin cho mình là muốn bán giá $450,000 trên lô đất 2.5 acres. Mình hẹn cuối tuần lên xem nhà.

Hôm qua, hai cha con chạy lên xem nhà. Đến nơi thì ông chồng kêu là Uber sắp đến chở ông ta đi lấy xe bỏ sửa ở ga-ra, tụi này đưa cho ông ta một bịch bơ vườn. Nên chỉ xem sơ sơ căn nhà rồi 1 tiếng sau quay lại. Hai cha con đem một bịch bơ khác cho bà quản lý khu thương xá, rồi đi ăn thì ông chủ nhà gọi. Hai cha con chạy lại. Vô nhà ngồi nơi phòng ăn nói chuyện. Ông ta nói tháng 11 về hưu thì dọn về tiểu bang Tennessee ở nơi ông ta sinh ra. Đã mua một căn nhà rồi, ông ta từ từ dọn đồ về bên đó. Ông này có 2 hưu trí quân đội, 401(k) thêm lãnh được an sinh xã hội nên không lo tiền bạc hưu trí. Hỏi sao dọn đi vì Tennessee không phải đóng thuế tiểu bang như Cali. 

Ông ta hỏi chuyện thằng con, mình nói thằng con nên học hỏi kinh nghiệm ông này. Mình nói với ông ta dạy thằng con mình vì nó chả chịu nghe lời. Nó quen tính mẹ nó nên nghĩ bố nó ngu khu đen. Ông ta bắt đầu thuyết pháp thằng con vì ông ta cũng bị dính thằng con. Ông bà cho gia đình thằng con ở chung, chúng xài điện nước muốn điên luôn, không tắt điện, mở máy lạnh cả ngày nên đuổi ra khỏi nhà. Có đến 9 đứa cháu. Mình hỏi gặp bà vợ ở đâu thì ông ta kể cả mấy phút thiên tình sử của ông ta, nói là cưới vợ ngày lễ độc lập Hoa Kỳ. Mình nói giống tui vậy. Thế là bắt tay cái rụp nữa.

Ông ta làm cho căn cứ không quân Andrews gần đó. Kỹ sư IT,… ngồi nói chuyện về chiến tranh, chính trị thì biết ông ta theo ông Trump thì mình nói chuyện về ông Trump này nọ. Ông ta cho biết là có nợ đâu 275k, và là nợ của VA, dành riêng cho cựu quân nhân nên rất rẻ. Tiền lời là 2.75%. Mình nói ông cho tôi tiếp tục trả nợ của ông, ông ta kêu nợ không assumable. Mình kêu không assume mà chỉ tiếp tục trả thôi (subject to). Ông ta đột phá tư duy, hỏi thằng con, có biết lý do bố mày thay vì trả hết cho tao mà tiếp tục trả món nợ của tao. Thằng con như ngỗng đực ra. Ông ta giải thích bố mày có tiền đầu tư đâu đó trả 10%, nay bố mày trả 2.75% thì số tiền kia vẫn tiếp tục được 7.25% tiền lời khiến mình thất kinh vì thật sự mình đâu có tiền. Chỉ mượn đầu heo nấu cháo.

Chủ nhà in giấy tờ nợ nhà cho mình xem đem về để làm giấy tờ

Mình đưa cuốn sổ có bản sao các nợ mà chủ nhà cho mình vay lại từ 30 năm qua. Thêm bài báo ỐC Register, 25 năm về trước nói về giấc mơ Hoa Kỳ của mụ vợ mình. Trường hợp ông này mình cho ông ta thấy giấy nợ, chủ khu phố mà bà vợ mướn để may áo quần từ 10 năm nay, mình ký giấy tờ với chủ trước để ông ta đọc. 

Ông ta nhất trí, cho mình tiếp tục trả nợ của ông ta. Mình nói sẽ nhờ luật sư làm giấy tờ, chuyển tên căn nhà qua một cái trust, rồi họ bán 100% beneficiary interests cho mình. Cuối cùng mình hỏi “what is the best price?” Ông ta nhìn qua nhìn lại kêu “$425,000”, mình hỏi lại “that’s all you can do?”, ông ta kêu tôi sẽ cho 2 chiếc ATV của tôi. Mình đưa giấy ra cho ông ta viết tên vợ chồng, địa chỉ nhà, nợ này nọ. Ông ta in ra trong máy điện toán ra cho mình để mình làm giấy tờ. Ga ra ông ta làm lại thành căn hộ cho bà mẹ vợ ở, xem như có thể cho mướn độ $1,000, căn nhà $2,500 xem như $3,500/ tháng trong khi PITI mỗi tháng  đóng $1,899. Mỗi năm tăng tiền nhà. Nếu chủ nhà không hạ giá thì mình cũng không kỳ kèo vì theo tình hình là cũng vui. Nợ 2.75%. Năm kia mình cũng mua một căn như vậy, giá gấp đôi, tiền thuê nhà xong thì chỉ lời được $200. Lần tới gặp lại mình sẽ thương lượng vụ trả vốn sở hữu chủ của họ để trả ít lại trước, để dành tiền sang năm đi mua nhà.

Bài báo nói về giấc mơ của mụ vợ được 10 năm thì mụ muốn đổi nhà. Cho thấy giấc mơ phụ nữ hay thay đổi
Quan trọng là để chủ nhà viết xuống giấy để tránh lôi thôi sau này khi họ bổng nhiên bị bệnh mất trí nhớ.

Xong xuôi Mình đứng dậy bắt tay. Hẹn tuần sau gặp lại. Hai cha con ra về. Mình dặn con là sau khi đồng ý hay ký hợp đồng rồi thì kiếu từ vì ngồi lâu nói chuyện Lạng quạng làm chủ nhà đổi ý. Mất hai tiếng đồng hồ để mua căn nhà, chủ cho tiếp tục trả nợ 2.75% của họ. Mình nói thằng con, mở miệng ra thì mới mua được nhà. Thấy mua dễ không. Bố lười nên ít khi đi gặp chủ bán nhà. Vì mẹ mày cấm bố mua thêm nhà, ở nhà để mẹ sai lặt vặt. Con muốn học thêm thì nói mẹ cho bố đi mua nhà với con. Xong om


Lần này về nói chuyện vơi mẹ nó, hai mẹ con sẽ nghĩ bố nó, người nông dân ngu dốt ra sao.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Goodbye Bill Robie

 Tuần này mình nhận tin từ một cựu chiến binh Việt Nam cho biết ông Bill Robie, thành lập viên của nhóm Dalat Historic qua đời. Nhóm này được thành lập để các thành viên có thể chia sẻ tài liệu cùng hình ảnh về thời chiến tranh Việt Nam. Mình tính có dịp đi viếng Colorado sẽ ghé thăm ông ta để hỏi thêm về tin tức ngày xưa khi ông tham chiến tại Đà Lạt. Tuy chưa bao giờ gặp mặt, chỉ có liên lạc qua điện thư cũng như messenger, mình cảm giác như một người bạn. Ông ta rất yêu mến Đà Lạt khi xưa, nơi ông ta đã trải qua tuổi thanh niên, dành một thời gian tham chiến tại đây. Năm 1996, ông ta có viếng thăm Việt Nam và Đà Lạt, đi gặp lại được một cô nữ sinh Bùi Thị Xuân, mà ngày xưa ông ta và đồng đội đã tặng học bổng. Từ năm ngoái không thấy ông ta liên lạc nên đoán là bệnh già, mình đi ta bà nên quên thăm hỏi.

 

Ông ta tuy là phi công nhưng lại yêu thích xe hoả. Ông ta rất mê đường xe hoả Phan Rang Đà Lạt. Hình như phi đội của ông ta đóng ở Ninh Thuận, chỉ bay lên Đà Lạt để tiếp cứu, hành quân. Ông ta có gửi mình một chương trình về tái thiết đường hỏa xa này, thêm các chi tiết lịch sử mà mình chưa biết. Ông ta nghiên cứu rất kỷ về tuyến đường này. Ông ta là giám đốc một công ty về địa ốc và đất đai ở tiểu bang Colorado.

Ông ta là người chụp rất nhiều không ảnh, từ trực thăng cả thành phố Đà Lạt, cũng như lân cận. Các hình ảnh này la hình màu nên rất quý. Ngày nay mình nghĩ không có trực thăng bay vòng vòng chụp ngoài trừ các drone.

Tình cờ mình thấy mấy tấm ảnh của trường Bùi Thị Xuân do một chiến binh mỹ chụp từ trên trực thăng, rồi đậu máy bay tại sân trường học nên mình thắc mắc không biết lý do gì, thêm có hình một người lính mỹ đứng chụp hình với cô Lệ Minh, và nữ sinh của trường. Gần đây, có người kêu mình vào Facebook của một nhóm người mến Đàlạt xưa do cựu quân nhân Hoa Kỳ, tên Bill Robie thành lập thì mới hiểu. Sau đây là nguyên văn của người chụp hình với cô hiệu trưởng Lệ Minh và nữ sinh giải thích cho mình.

 

The nice explanation from Timothy Pham about the "VH" building leads to another interesting story. In 1968, when supporting Dalat MACV, we would often land in a vacant area just west of the cathedral on Tran Phu. Across the street was the American Cultural Center (then 22 Yersin). When I had time waiting for a MACV mission, I would cross the street and talk with Ong Hai at the Center. Coordinating with Mr. Hai, I collected donations from flight crew members in the 92nd AHC to present as scholarship money to deserving students. The scholarships were given to 2 students at Dalat University, 2 at Tran Hung Dao, and 2 at Bui Thi Xuan. The day we went to Bui Thi Xuan (second photo, and Dalat U. can be seen In the background) to make the presentations, we landed in a vacant area just north of the school before walking up to the buildings. One of the two girls receiving the scholarship award, Hoang Thi Nguyet, is in the first photo by a school doorway. I was told the principal was "Ba Le Minh". The other student, Nguyen Duc Tam, wasn't available that day and we returned later when the second photo was taken. I visited Bui Thi Xuan during my first return trip to Vietnam in 1996, but that's another story to save for later.

 Những ai từng sống tại Đà Lạt chắc nhớ thư viện Đà Lạt bên cạnh hội Việt Mỹ mà các học sinh mỗi khoá đều đến đây, đóng tiền. Người thâu tiền là mẹ của Tú Anh học Yersin, được xem là phụ nữ đẹp của Đà Lạt. Ông Robie kể là khi bay lên Đà Lạt đợi lệnh thì hay đáp xuống bãi đất trống trước thư viện Đà Lạt. Cạnh ty cảnh sát. Chỗ này thời trước 68, hay tổ chức hội chợ. Buồn đời ông ta đi bộ xem thì đến hội Việt Mỹ, gặp và nói chuyện với ông Hai. Sau đó ông ta gom tiền đóng góp của phi đội 92nd AHC. Để tặng học bổng cho hai sinh viên trường đại học Đà Lạt, 2 nam sinh trường Trần Hưng gĐạo và 2 nữ sinh trường Bùi Thị Xuân. Do mới có cảnh trực thăng đáp xuống hai trường này.

Hình sân trường của trường Bùi Thị Xuân do ông Bill Robie, cựu chiến binh Hoa Kỳ tại Việt Nam chụp. Đa số hình màu về Đà Lạt vào những năm Mậu Thân, đều do ông này chụp. Đà Lạt dạo ấy chưa có ai biết rữa hình màu.
Trực thăng của phi đội ông ta đậu xuống khuôn viên trường Bùi Thị Xuân
Nếu mình không lầm, đây là dãy lớp học mà hướng đạo Lâm Viên tổ chức văn nghệ. Các người hát hò đứng trên hành lang trên lầu
Hình do ông Bill Robie chụp từ trên trực thăng
Ông Bill Robie và đồng đội, chụp hình chung với hai cô học sinh được phi đội của họ tặng học bổng.

Phần sau thấy để việt-ngữ nên mình đoán ông ta nhờ Google dịch ra cho người Việt ở Đàlạt hiểu.

 

Lời giải thích hay của Timothy Phạm về việc xây dựng "VH" dẫn đến một câu chuyện thú vị khác. Năm 1968, khi hỗ trợ Đà Lạt MACV, chúng tôi thường sẽ hạ cánh ở một khu vực trống phía tây của nhà thờ trên đường Trần Phú. Phía bên kia đường là Trung tâm Văn hoá Mỹ (sau đó là 22 Yersin). Khi tôi có thời gian chờ đợi một sứ mệnh của MACV, tôi sẽ băng qua phố và nói chuyện với anh Hải tại Trung tâm. Phối hợp với ông Hải, tôi thu thập đóng góp của các thành viên phi hành đoàn trong AHC 92 để trình bày như là tiền học bổng xứng đáng cho sinh viên. Học bổng được trao cho 2 sinh viên trường Đại học Đà Lạt, 2 tại Trần Hưng Đạo và 2 tại Bùi Thị Xuân. Ngày chúng tôi đến Bùi Thị Xuân (ảnh thứ hai, và Đà Lạt U có thể nhìn thấy ở phía sau) để trình bày, chúng tôi đã hạ cánh xuống một khu vực trống phía bắc của trường trước khi đi bộ đến các tòa nhà. Một trong hai cô gái nhận được học bổng, Hoàng Thị Nguyệt, nằm trong bức ảnh đầu tiên của một cánh cổng trường. Tôi được nói với hiệu trưởng là "Bà Lê Minh". Một sinh viên khác, Nguyễn Đức Tâm, không có mặt vào ngày hôm đó và chúng tôi quay lại sau khi chụp ảnh thứ hai. Tôi đã đến thăm Bùi Thị Xuân trong chuyến đi trở về Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1996, nhưng đó là một câu chuyện khác để dành cho sau này.

 

Đây là hình ông ta chụp từ bãi đất trống, bên cạnh ty cảnh sát quốc gia, ngay đường Yersin, nhìn qua thấy thư viện Đà Lạt bên trái và trung tâm văn hoá Việt-Mỹ, có văn phòng Hội Việt Mỹ, mà khi xưa cứ 3 tháng mình lại phải bò lại đây, đóng học phí cho các lớp anh ngữ do hội Việt mỸ tổ chức tại Đà Lạt. Hai trường dạy học sinh theo học là Đoàn Thị Điểm và Việt Anh. Lúc đầu mình học ở Đoàn Thị Điểm, sau Việt Anh mở lớp nên học ở đó, gần nhà. Ngoài ra mình có học lớp Nhật NGữ ở trường Việt Anh. Mình có gặp Tú Anh Long, con gái của cô ngồi lấy tiền đóng học phí ở Hội Việt Mỹ tại cali. Mình chỉ gặp lại cô ta khi cô ta làm việc với nhóm thiện nguyện SAP-VN, nay đã qua đời.
Cổng vào trường Bùi Thị Xuân, sau Mậu Thân
Hình ông Robie chụp với giáo chức của trường và một cô học sinh được tặng học bổng. Hôm ấy, một cô không có mặt theo lời giải thích của ông Robie.

Mình thấy người Mỹ dạo ấy tham chiến tại Việt Nam mà họ quyên góp trong phi hành đoàn của họ, để tặng học bổng cho các học sinh nghèo, học giỏi. Ngày nay, cháu mình đi học bị bắt đóng tiền mua sách mệt thở.

 

Cái vui là sau này, ông này có trở lại thăm Đàlạt, có hỏi thăm về hai nữ sinh được học bổng thì được biết một cô về sống ở gần Cam Ranh và ông ta có đến thăm và gặp được cô nữ sinh sau 50 năm.

 

Ngoài ra, họ còn cho học bổng học sinh trường Trần Hưng Đạo. Có nhắc đến thầy Hoàng Trọng Hàn, hiệu trưởng và hai học sinh được thầy Hàn chọn là Lê Kim Thắng và Phạm Thành Lân. Mình có đến trường này một vài lần để đá banh nhưng không được vào trong. Trường Trần Hưng Đạo, có thời để các đội Ngự Lâm Quân của ông Bảo Đại đóng tại đây. Trong một lần đóng quân, ông cụ mình, lính của Bảo Đại, phát hiện ra mối tình hữu nghị của bà cụ mình tại chợ Đà Lạt. Mình nhớ cạnh trường Trần Hưng Đạo có một cái hồ nhỏ, tên Vạn Kiếp nhưng chỉ mới một kiếp là đã được Hà Nội lấp mất.

 

Ông Bill Robie chụp hình với học sinh được học bổng bên cạnh thầy Hoàng Trọng Hàn. Anh LÊ KIM THẮNG là người đứng sau, anh ấy sau này, dạy trường đại học Bách Khoa - Phú Thọ , hiện nay định cư tại Úc từ chuyến vượt biển năm 1981 (Theo anh Quang Ngoc Nguyễn)
Nhìn hình thấy cây thông nhiều, chắc ngày nay họ chặt hết các tàn tích của chế độ cũ.
Học sinh Trần Hưng Đạo chới với khi thấy trực thăng đậu xuống 

Thầy Hoàng Trọng Hàn khi xưa gầy, sau này mình gặp thầy thì khá to con

In addition to the scholarships at Bui Thi Xuan, the 92nd AHC presented awards to 2 students at Tran Hung Dao, the boy's high school. Principal Hoang Trong Han selected Le Kim Thang and Pham Thanh Lan, both having "excellent academic performance" and "poor economic background". To coordinate the process prior to the presentations, I flew to the school and landed unannounced right next to the buildings in the playing field. Chaos erupted at the school. The area was very small and surrounded by many trees and thinking back now, landing there was not a safe thing to do. But, we were very good pilots and did dangerous things all the time. The presentations were made later and we drove to the school by car.

 

Mấy tấm ảnh của hai trường Bùi Thị Xuân và Trần Hưng Đạo với trực thăng mỹ khiển mình thắc mắc, nay được giải toả. Thời ấy mình mới 12, 13 tuổi nên chả biết gì. Nay đầu óc mình không còn bị lộn nữa. Xong om

 

Xin cảm ơn ông Bill Robie đã chia sẻ các hình ảnh do ông chụp và kể lại những ký ức trước 1975 về Đàlạt. Mình vẫn hay liên lạc với ông ta. Năm tới rảnh mình sẽ bay đi gặp ông ta và vài người lính Mỹ khi xưa, đóng tại Đà Lạt, để hỏi thêm tin tức về ngày ấy.


Nay ông ta đã qua đời. Xin chúc ông được về thiên quốc bình an.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

 

Nhs 

 

 

 

 

Cổ phiếu vs địa ốc tại Hoa Kỳ

 Stocks vs Real Estate


 Hôm nay có ông thần làm bờ lốc Mực Tím Sơn đen chấm com cho mình, mời đi ăn cơm tại tiệm ghiền cơm bụi, chủ nhân là bạn học khi xưa ở Đà Lạt. Họ có 3 tiệm Ghiền Mì Gỏ, Ghiền Bún Bò và nay mới mở Ghiền Cơm Bụi. Đồng hương Đà Lạt, đến bolsa xin ghé ủng hộ. Ngồi nói chuyện, ông thần này nói có đọc mấy bài ông viết về mua nhà nhưng không hiểu nay ngồi nói chuyện với ông thì mới giác ngộ cách mạng.

Ông thần hỏi nay bờ lốc có bao nhiêu lần đọc. Mình nói đâu trên 800,000 lần đọc. Năm tới chắc sẽ đạt 1 triệu lần đọc.

Bờ lốc mực tím sơn đen từ ngày được thành lập có trên 800k lượt đọc

Nhiều khi ngồi nói chuyện với bạn, họ hỏi thì mình kể thì họ nhìn mình như nói chuyện cỏi trên mặc dù chả có gì là xa lạ cả đối với người Mỹ trắng. May là họ biết mình nên không kêu mình bựa chuyện. Có người mình chở đi xem rồi giải thích nhưng họ cũng không hiểu tại sao người Mỹ lại bán nhà kiểu này. Tương tự đồng chí gái kêu anh ăn nói chán như con gián mà không hiểu sao người Mỹ trắng lại bán nhà cho anh và cho vay lại. Mình quen người Mỹ da trắng nhiều hơn là các chủng tộc khác. Theo mình ở Hoa Kỳ thì nên quen Mỹ trắng vì họ sinh ra tại đây, biết ngõ ngách của xứ này, đi theo voi ăn bả mía, còn lơi bơi trong cộng đồng người Việt cứ xà nẹo kiểu Việt Nam khi xưa. 

Em mình ở Việt Nam kêu ở đây không ai cho vay, chỉ lấy tiền tươi. Rồi có người di cư sang Hoa Kỳ, bán căn nhà cho mình, và bên này mình trả họ từ từ, em mình ở Việt Nam cho thuê dùng tiền nuôi bà cụ. Xong om

Đó là tìm những người bán nhà có vấn đề, mình giúp họ giải toả được mối lo toan và hai bên đều có lợi. Còn mua nhà kiểu bình thường như mọi người thì làm sao mua được. Khá lắm là một căn là hạnh phúc rồi, trả nợ tới già. Mình có kể mỗi tuần 3 bố con nói chuyện chiều thứ 2. Con gái mình tuần này hỏi là có người bạn làm về chứng khoán kêu nên đầu tư vào thị trường chứng khoán nên mình phải viết xuống giải thích cho nó bằng tiếng anh. Sau đây mình tạm chuyển ngữ.


Để trả lời câu hỏi con hỏi hôm qua. Bố phải viết cho rõ ràng. Đầu tư cái nào cũng được cả nhưng con còn trẻ thì có thời gian còn bố mẹ thì ngọng. Bố đơn cử thí dụ. 2 tuần trước khi làm đám cưới, bố mẹ chung sức mua một căn nhà giá $180,000. Đặt cọc 20% là $36,000 và mượn tiền ngân hàng $144,000 với tiền lời 4.75%. Sau đó phải quét sơn thay thảm này nọ thêm $4,000. Xem như bỏ ra tổng cộng $40,000 để sở hữu căn nhà giá trị $180,000. Còn mua cổ phiếu bỏ ra $40,000 chỉ sở hữu giá trị $40,000.


Mua cổ phiếu: 

thay vì mua căn nhà, bố mẹ dùng số tiền $40,000 đó để mua cổ phiếu. Theo họ tính thị trường lên và xuống, trung bình 32 năm qua là lời 12%/ năm. Broker lấy 2% xem như còn lại 10%. Nào xem số tiền sau 32 năm hay 384 tháng.


N

%

PV

PMT

FV

32x12= 384

10

- 40,000

0

968,375

Ngày nay, bố mẹ sẽ có $968,375. Quá tốt từ $40,000 sau 32 năm được gần 1 triệu đồng. Vấn đề là nếu bố mẹ lấy tiền ra xài thì sẽ bị đánh thuế trên tiền lời. 


Bây giờ xét căn nhà đầu tiên bố mẹ mua trước khi làm đám cưới. Nếu bố mẹ bán ngày nay thì độ $1,000,000. Xem như bằng số tiền đầu tư mua cổ phiếu. Làm thử con tính:

Mua giá $180,000, mượn $144,000 với tiền lời 4.75%. Sau khi ở được 6 thắng thì bố mẹ dọn về ở với ông bà ngoại, và cho thuê.


Để bác nào không rành về máy tính tài chính, 

N là số tháng phải trả.

% là tiền lời 4.75%

PV là present value, giá hiện tại là tiền nợ $144,000

PMT là payment , số tiền phải trả hàng tháng là $730.18

FV là future value là giá trị trong tương lai

 

N

%

PV

PMT

FV

32x12= 384

4.75

-144,000

-730.18

0

Ngoài tiền lời ra, mua nhà cần phải trả thuế địa ốc, và mua bảo hiểm, tổng cộng độ $1,000. Có thể di chuyển hàng năm vì lạm phát nhưng để cho dễ chỉ tính 384 tháng là trả $384,000. Xem như hết nợ. Bố mẹ cho thuê $1,100/ tháng và tăng giá mỗi năm. Nay là $3,000/ tháng

Xem bố mẹ lãnh được bao nhiêu tiền thuê nhà. Con số có thể lên cao hơn vì tăng tiền nhà cao hơn mỗi khi người thuê nhà dọn ra.

N

%

PV

PMT

FV

32x12= 384

5.00

0

-1100

1,039,261.18

Tiền thuê nhà tổng cộng là 1,039,261.18 trừ đi tiền chi phí PITI (mortgage and so on) $384,000, hay $1,039,261 - $384,000= $655,261. Coi như lời được $655,261

Bố mẹ có tái tài trợ căn nhà này một lần sau 15 năm vì tiền lời xuống được thêm $275,000.

Nếu bán căn nhà thì bố mẹ sẽ nhận được tổng cộng:


$968,375 (sale) + $655,261 (rent) + $275,000 (cash out) =  $1,898,636


Now Depreciation: IRS gives you 27.5 years to depreciate your house, not the land. Khấu trừ căn nhà được 27.5 năm.

Bố mẹ mua căn nhà $180,000. Nhà gồm đất và căn nhà. Chia ra như sau 20% là $36,000 còn căn nhà là $144,000. Đất thì không được khấu trừ nên chỉ được khấu trừ $144,000 trong vòng 27.5 năm.

$144,000 chia cho 27.5 năm = $5,236/ năm. Dạo ấy lương bố chỉ có $40,000/ năm. Xem chỉ đóng thuế lợi tức trên $34,764.

Nếu bố mẹ bán căn nhà hôm nay sẽ được $1,898,636 + 144,000 = $2,042,636.

Trong 32 năm qua, bố mẹ có thay lợp lại mái nhà một lần, làm lại nhà bếp, phòng tắm, … tốn độ $30,000. Bố mẹ đã tái tài trợ 1 lần để mua thêm hai căn nhà. Do đó còn được lợi hơn.

Thay vì bán, cứ tái tài trợ lại, ngân hàng chỉ cho vay độ 30% trị giá căn nhà. Nên sẽ được độ $700,000, không phải đóng thuế mà còn được khấu trừ thuế tiền lời.

Cho nên sau này, con và anh con không nên bán, cứ khoảng 5 năm thì tái tài trợ lại rút tiền ra xài. Để một ít tiền để sửa sang lại như 30 năm thì thay mái nhà. Sàn nhà thì đã lót gạch nên không lo, thêm vài chục năm nữa.

Có bà này nói về cuộc đời mua nhà cho thuê khá hay

https://youtu.be/D5aGxnUXj0c?si=sbC3NLWeCMDhXuSk


That’s my report today