Viếng thăm phi luật tân

 


Đây là lần đầu mình viếng xứ này dù có quen bạn gốc Phi luật tân bên Hoa Kỳ nhiều. Đến xứ này, cứ như đến mấy xứ ở vùng Trung Mỹ. Lý do là dân bản xứ đều bị Tây Ban Nha đô hộ nên tên của họ đều là từ xì pà nít mà ra. Gặp một anh da vàng nhưng lại mang tên Santa Inez hay Cardoza.


Người Tây Ban Nha chiếm đóng xứ này vào cuối thế kỷ 16 nhưng bị cướp biển tàu quấy phá nên họ xây các thành luỹ để tự bảo vệ. Ngày nay chỉ còn cái tường thành mà họ gọi muralla. Có một khu phía trong thành được giữ gìn gọi là intramuros. Phía ngoài là extramuros. Nói cho ngay người phi luật Tân không ai nói tiếng Tây Ban Nha. 

Những gì còn lại của cổ thành do người Tây Ban Nha xây dựng nhằm chống lại đám Hải tặc tàu

Hôm nay hai vợ chồng tới đây viếng. Cái khổ là mình đi chơi khá nhiều nên các di tích còn lại tại xứ này không đẹp lắm. Khá thất vọng. Nói đúng hơn là nếu thành cổ của Tây Ban Nha thì phải đến xứ Tây Ban Nha, có nhiều thành cổ đẹp thêm các di tích lịch sử của đế chế la mã. Ở Á châu thì một điểm đến. 


Sau này Anh quốc chiếm đóng khi Tây Ban Nha yếu kém rồi anh Nhật Bản đến chiếm đóng tương tự hòn đảo Đài Loan. Sau 1945 thì anh Mỹ chiếm đóng sau khi chết khá nhiều để đánh bật quân đội Nhật Bản ra khỏi hòn đảo này. Đúng hơn xứ này có rất nhiều đảo như Nam Dương. Có cuốn phim kể về ông lính người Nhật cứ trốn trong rừng xanh ở Phi luật Tân đến khi có người Nhật đến kêu gọi mới lò đầu ra. Dân Phi chết tại Manila độ 100,000 và máy bay nhật thả bom nát hết. Trong số những người chống Nhật Bản có ông Ferdinand Marcos. Sau này làm tổng thống xứ này.


Nói chung thì xứ này đang xây dựng lại sau một thời gian dài bị cản trở bởi các giới cầm quyền tham nhũng. Tiền của Mỹ đổ vào cho cảng Subic và phi trường quân sự. Dân đói nên tìm đường đi lao động quốc tế. Dân xứ này có trên 15% dân số đi xuất khẩu lao động. Mình nhớ năm 1995, về Việt Nam trên đường ghé lại Hương Cảng thăm anh bạn người Đài Loan. Anh ta dẫn ra bến tàu Victoria gì đó. Đúng ngày chủ nhật các ô sin gốc phi, hẹn nhau ra đây chia nhau các món adobo, lumpiao,… thấy thương lắm. Nhiều ngừoi bỏ chồng bỏ con đi cả năm mới về thăm nhà.


Dòng họ tổng thống Marcos vớt hết tiền Hoa Kỳ viện trợ. Hình ảnh ghê rợn nhất là cảnh ông chính trị gia, Aquino đối lập từ MỸ về. Vừa bước xuống phi trường, thấy tên sát thủ bò lại dưới chiếc máy bay rồi bắn cái đùng khiến ông ta bay về thiên quốc. Hình ảnh này được Loan truyền khắp thế giới khiến Hoa Kỳ phải bỏ ông Marcos, khiến ông ta qua Hạ Uy Di sống. Rồi tình hình khá khá đến New York. Rồi cũng chết. Vợ ông Aquino lên làm tổng thống rồi cũng tham nhũng bị dẹp tiệm. Nay con trai của Marcos trở về làm tổng thống. Hôm nay anh chàng chạy xe thồ, hướng dẫn viên chỉ mình cái vườn có tất cả các tổng thống phi luật tân, khen ông Marcos. Kêu thời ông ta 1 đô ăn 2 pesos, nay 1 đô ăn 57 pesos.

Motif của bể vòi nước cho thấy thuộc gia đình vua chúa với hoa Lys
Ngôi nhà thờ thiên chúa giáo đầu tiên được xây cất tại châu Á khi người Tây Ban Nha chiếm đóng xứ này
Mình thấy hai con kỳ lân được đặt bên cạnh hai cột trụ như hai hộ pháp giữ nhà thờ. 

Thời đó, 1 đô ăn 150 đồng Việt Nam Cộng Hoà, khi mình về Việt Nam năm 1992 thì một đô ăn 10,000 đồng nay thì 27,500. 


Mấy năm trước, mình có đọc một bài báo nói về các người Phi sống tại hải ngoại, Hoa Kỳ, trở về đầu tư rất nhiều vì môi trường làm ăn, khá hơn xưa. Con trai của Marcos, sửa đổi cách làm ăn cho người pHi ở hải ngoại nên rất đông người phi bỏ xứ đang ở trở về phi làm ăn, đem lại công ăn việc làm cho người địa phương. Chạy khắp nơi ở thủ đô, thấy công trình đầy trong khi ở Sàigòn mình thấy rất ít công trình, chẳng bù lại những năm trước covid, xây dựng ào ào. Không có màn nuôi heo mập rồi làm thịt như ở Việt Nam. Thủ tục hành chánh nhanh chóng hơn, không phải đút tiền hối lộ. Thấy dân chúng yêu thích ông tổng thống mới, treo hình đúc tượng ngoài trời.

Tượng tổng thống trước cửa tiệm ăn. Nghe nói tiệm này ngon nên hai vợ chồng bò vào. 


Về ăn ninh thì có nhóm người hồi giáo đòi tự trị này nọ. Họ đặt bom đủ trò, bắt cóc du khách đòi tiền chuộc. Thời tổng thống Duarte, ông này cho lính đánh mệt thở còn dân buôn sì ke cũng bị giết luôn không có thấy đổi gì không. Vào khách sạn hay các trung tâm mua sắm thì đều bị xét ví và túi xách. Hình như ông Duerte là người gốc tàu như Hun Sen của Kampuchia. Trước khi lên máy bay họ kêu mình điền eglobal nên xem biết ai đến phi trường nên dễ dàng quá cửa khẩu. Hải quan của họ nhẹ nhàng và làm việc nhanh chóng. 


Bù lại thì gia đình của những người đi lao động quốc tế, không làm gì, chỉ đợi hàng tháng con làm nô lệ, nhịn ăn nhịn mặc, gửi tiền về sống, tạo dựng một thế hệ ký sinh trùng. Nên nhớ 15% dân số xứ này bỏ nước ra đi làm ô sin còn ai có học qua y khoa thì làm điều dưỡng viên ở Hoa Kỳ. Hình như mình đọc đâu đó có đến 5% người Việt ở Hải ngoại. Không biết họ tính luôn dân tỵ nạn. Ông tài xế xe grab cho biết người nghèo được chính phủ cho căn hộ ở miễn phí và cho 4.000 pesos mỗi tháng. Hèn gì hôm qua, mình không có tiền lẻ nên đưa cho anh đêm hành lý lên phòng 1.000. Anh ta trở lại kêu có lầm không vì số tiền quá lớn. 



 Đặc biệt mình thấy dân đây ra đường đẩy xe bố mẹ ông bà đi chơi, ăn uống khác với Việt Nam. Không thấy ai đẩy xe lăn người già đi ngoài đường. 

Sơn xe thồ tại Manila 

Hạ tầng cơ sở của họ tương tự bên Thái Lan. Họ có đường cao tốc trên trời, gọi là skyway. Nếu không thì không xe nào đi cả. Có xe Jeepneys, xe Vespa loại xe Lam khi xưa nhưng nhỏ hơn, chỉ chở được 2 người, xe lôi như tuk-tuk . Ít xe gắn máy, thay vì gắn chỗ ngồi cho khách phía sau, họ gắn bên cạnh. Loại đạp loại gắn máy. Xe Grab thì nhiều. Vinfast chưa qua nên Grab vẫn là vua, có taxi nhưng không nhiều lắm.


Hôm qua đi bộ ở Makati, ngay khách sạn. Các khu mua sắm đi từ dãy này sang bên kia với các chiếc cầu kính, to lớn. Sàigòn mình có ghé lại Sàigòn Centre và Vincom không lớn lắm như ở đây. Dân đây xem như là dân mỹ vì thấy họ ăn toàn là thức ăn của các công ty thức ăn nhanh của Mỹ. Nói chung phụ nữ phi không đẹp lắm. Giới lai tàu và lai chút gì Tây Ban Nha khi xưa thì đẹp. Đều khắp Á châu mình thấy gái Việt Nam đẹp nhất. Ở Hoa Kỳ ngụ tại khách sạn Holidays Inn thì tiện lợi, nhanh chóng, xem như khách sạn loại hạng 3 sao nhưng ở á châu thì được xem loại sang. 5 sao. Kinh


Lâu rồi mình có đọc một bài nói về xe công cộng Jeepney. Sau 1945, lính mỹ bắt đầu rút quân, họ bỏ lại rất nhiều xe Jeep quân đội. có ông phi nào đó thầu mua lại rẻ rồi chế lại để chở khách như xe Lam của Việt Nam khi xưa. Nay sang thì chắc loại xe đó đã bị phế thải vì cũ, các loại mới thì to hơn và được độ chasis lại nên khá dài. Họ Sơn vẽ đủ thứ khá độc đáo.

Dân tình đây có nhiều người ăn đồ Mỹ nên khá bự con
Xe jeepney chở hành khách như xe đò Đà Lạt chi lăng khi xưa. Họ chế lại từ chiếc xe jeep quân đội Mỹ khi xưa

Tối qua hai vợ chồng lấy Grab ra phố tàu chơi. Phố tàu này được xem là được thành lập thứ nhất tai hải ngoại. Không có màu đỏ như các phố tàu khác. Sạch sẽ hơn. Cũng là điểm du lịch cho du khách đến tham quan. Họ cứ hỏi mình đi xe lam nhưng khi Mình nói đến Makati là họ dội. Makati là khu vực tài chính, hình như họ cấm các loại xe này đến đó, sẽ bị phạt.

Món chè halo halo nổi tiếng xứ này
Hôm qua đi ăn tiệm Tây trên lầu cao

Nói chung thì rất thất vọng về Manila. Nhà cửa thì các toà nhà lớn rất khá hơn các toà nhà ở tại Việt Nam. Chắc do người Tàu đầu tư nên thấy giống nhà ở Hương Cảng.


Mai bay đi Palawan 4 ngày vui cùng thiên nhiên, chớ ở Manila chắc Chán Mớ Đời.


Cũng có thể mình đi viếng nhiều nơi quá nên thấy không có gì đáng viếng thăm Manila như một thành phố tại Hoa Kỳ nhưng có dân phi luật Tân. Nói chung đời sống đây rẻ hơn Việt Nam. 


Xứ này có hệ thống 5 Gờ nên internet nhanh hơn ở Việt Nam 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen

Nguyễn Hoàng Sơn 

Sàigòn thánh 4 năm 2024

 Sàigòn tháng 4 năm 2024


Về Sàigòn kỳ này đúng dịp 30/4 khiến mình có cảm giác khó tả như đã đánh mất một kỹ vật như gặp lại cố nhân làm vợ người khác. Được cái là họ cho nghỉ lễ nên dân Sàigòn về quê hay đi chơi xa với gia đình vì được nghỉ bắt cầu đến 5 ngày. Xe cộ ít lại thấy hẳn cũng như nóng khiến ai cũng ở trong nhà. 

Ngồi đợi uống nước dừa hay nước mắt quê hương

Mình ngạc nhiên là cờ được treo khắp Sàigòn nhưng ít hơn mình nghĩ. Chắc họ cũng hiểu vạn người vui, triệu người buồn  sau 49 năm cuộc chiến ngưng. Ngoài ra hình ảnh ông võ Nguyên Giáp được treo khắp nơi với những khẩu hiệu mừng trận đánh Điện Biên Phủ. Họ không ca ngợi chiến dịch đại thắng mùa Xuân năm 75. Có thể không muốn khơi lại vết thương của người dân miền nam. Tại sao không lấy những gì khác để ăn mừng thay vì chiến thắng 70 năm về trước. Quan trọng là hôm nay, dân có giàu hơn các xứ lâm cận. Sàigòn năm 1954 được xem là hòn Ngọc viễn đông mà các nước trong vùng đều mơ ước đạt được sự thịnh vượng của Sàigòn dưới thời thực dân. Nói như Lý  Quang Diệu, cựu thủ tướng Tân Gia Ba. Một trong những người sáng lập quốc sau khi dành lại độc lập từ Anh quốc. Tân gia ba không có anh hùng Lê Văn 8 nhưng có Lý Quảng Diệu với nấm mồ bình thường sau khi làm cho dân giàu nước mạnh. 


Thế hệ trẻ nay chả biết gì cả hay thờ ơ về cuộc chiến xưa kia. Rồi thời gian sẽ sa thải các thế hệ đã tham dự cuộc chiến đánh dùm cho ngoại bang. Lịch sử đang sang trang. 


Hôm qua ăn cơm hội ngộ với mấy người bạn đại học tổng hợp của đồng chí gái. Nói chung mấy người bạn học cũ đều khá giả. Họ kể chuyện khi xưa đi học tập quân sự, cầm súng khóc như cha chết. Có chị học chung kêu gọi phấn đấu vào đoàn rồi họ cho đi thanh niên xung phong qua chiến trường Campuchia. Tối đó gia đình cho chị đi vượt biển và không bao giờ đến bờ. 


Có người khi xưa không muốn đi Mỹ khi bố mẹ bảo lãnh vì làm ăn ra nhưng nay có tiền nhiều nhưng môi trường đủ loại, lại đầu tư bên Mỹ để hạ cánh. Bán nhà bên này chuẩn bị cả gia đình ra đi, bỏ lại sau quê hương. Mình có người em họ, dạy đại học Sàigòn kêu không đi và không muốn đi. Còn người em họ khác thì đã qua mỹ một lần, nay làm chiếu khán cho vợ đi luôn. Kêu em thích bên mỹ, đời sống sạch sẽ, gọn gàng đâu vào đó. Cho thấy có người hợp với đời sống tại Việt Nam, không thay đổi, còn có người đã ra nước ngoài thì họ có thể so sánh và muốn sống nhất là con cháu được sống trong môi trường tốt hơn. 

Cho thấy dù quê hương cơ cực với thời báo cấp nhưng những người có học đại học cuối cùng vẫn ngoi đầu lên và thành đạt. Do đó Lửa Việt tặng học bổng cho sinh viên nghèo, hy vọng họ sẽ giúp lại những kẻ thiếu điều kiện như họ mai sau. 


Hôm qua, về khách sạn ở Manila, không có tiền lẻ nên khi anh chàng ở lễ tân đem hành lý lên phòng mình boa cho anh ta. 1 phút sau anh ta bấm chuông hỏi mình có đưa lộn hay không vì số tiền quá nhiều. Mình nói không sao. Thấy anh ta hiền lành.


Có một chị kể bán cái đèn do Tây Ban Nha làm với giá $700,000 mà có người giàu có tại Việt Nam mua. Chị ta phải trả tiền cho thợ bên Tây Ban Nha bay qua để gắn cho khách hàng. Cho thấy ngày nay người Việt giàu có chơi sang với đẳng cấp quốc tế. 


Mình vào các khu shopping thì thấy các tiệm ăn ngoại quốc mọc lên rất nhiều như đại Hàn, tàu, Nhật Bản, Đài Loan và Tây Mỹ. Có mấy cô bận quốc phục của mấy xứ này đứng chào. Toàn là giới trẻ ăn mấy chỗ này như ở Cali mấy tiệm ăn trendy. Khá đắt. Mình với 3 đứa cháu, sinh viên ở Sàigòn ăn lẩu mà tốn $100, ngang ngửa với giá bên Cali. 


Nghỉ lễ thiên hạ kéo nhau ra biển thì thấy chụp hình bãi biển đầy rác do du khách xã vô tư trên bãi biển. Hình ảnh cả gia đình vô tư ngồi bên đống rác một cách vô tư. Chưa kể là ruồi nhặng bay khác nơi. 


Nhìn hình thấy thương cho dân mình, hưởng được những giây phút vui bên gia đình trên các đống rác. Phải thay đổi văn hoá rất nhiều mới tránh nạn này. Mình khi xưa ở Việt Nam cũng quăng xả rác đủ thứ nhưng nhờ ra nước ngoài, bắt chước thay đổi. Thấy hình ảnh này, ai còn muốn đi viếng biển Việt Nam.

Kỹ thuật thay đổi liên tục nên người dân phải thức thời thay đổi theo. Khi xưa mình về lần đầu tiên. It thấy xe hơi chở khách. Sau đó thì thấy taxi ra đời rồi vài năm sau về thì có nhiều hãng taxi dành thị trường theo định hướng kinh tế thị trường. Như vinasun thay thế Mai Linh rồi Grab bắt đầu dành khách hàng biết sử dụng ứng dụng điện thoại thông minh. Họ thích hơn vì không sợ chặt chém hay tài xế cố ý chạy xa để cho đồng hồ nhảy. Chưa yên vui trên chiến thắng thì vinfast bán không được xe nên thành lập đạo quân chạy taxi. Xe mới có gắn máy lạnh nên dân Sàigòn ưa thích vì xe Grab như Uber của người tài xế. Mình thấy Xe Vìnast loại hai bánh như Vespa. Họ hạn chế tối đa sử dụng máy lạnh. Chạy một cuốc xe bị công ty chính chặt 32%. Uber không có xe mà làm 32 tỷ một năm còn Airbnb không sở hữu nhà cửa nhưng làm 54 tỷ một năm. Cho thấy có tư duy tìm ra một cách để sử dụng. Những gì người khác có để làm lợi cho mình và giúp thiên hạ kiếm tiền luôn. Xanh sờ mờ thì tài xế lái ăn theo tỷ lệ chạy đón khách hàng. Mình muốn tải ứng dụng xanh sơ mờ để gọi xe nhưng mụ vợ kêu đi grab tiết kiệm để giúp thiên hạ. Lên xe mụ kêu tài xế hôi. Chán Mớ Đời 


Mình thấy người Việt sử dụng xe do Trung Cộng chế rồi đổi tên bán cũng tốt. Bill Gates đâu có viết lập trình DOS gì đâu. Ông Vinfast mua rồi bán tại thị trường Việt Nam làm giàu nhưng không hiểu sao người Việt không thích ông chủ Vinfast. Cứ chê đủ trò. Đọc báo thì khách tiêu dùng ở Hoa Kỳ đang thưa kiện công ty này bên Hoa Kỳ. Cổ phiếu của công ty xuống te tua. Kiện nhưng khôgn có tiền trả thì bù trớt. Có lần mình mua cổ phiếu một công ty xe hơi đổi bình điện giá lên như diều gấp 4 lần nhưng tham nên cứ để chờ nó lên nữa. Sau này xuống có mấy xu. Chán Mớ Đời 


Mình nghĩ người Việt nên ủng hộ người Việt nhưng có lẻ người Việt xính đồ ngoại, chê đồ lô can hay ganh tị với người thành đạt. Nghe nói có một gia đình Mỹ chạy Vìnfast chết và xe bị cháy. Trước đây có một chiếc xe Tesla bị cháy, người ta phỏng vấn ông Musk thì ông ta xin lỗi nhưng nói chỉ một hay 2 trường hợp trên mấy triệu xe. Xe hơi nào cũng có lỗi cả.

Rất đúng đàn ông tự thay đổi vì yêu vợ con

Đồng chí gái đi thăm Bạn bè, mình đi bộ lòng vòng để nhìn Sàigòn ngày nay. Ngồi lề đường ăn như ngày xưa. Thấy xe đậu lề đường choáng chỗ bộ hành, bụi và khói xe bay mịt mù. Nhiều người bán hàng rong. Thấy chiếc xe bán nước tắc cho người lái xe Grab ghé lại uống. Một trái dừa giá 20,000 đồng chưa tới 1 đô la. Tại Honduras mình mua trái dừa cho mụ vợ uống giá 8 đô. Dân Honduras nghèo hơn dân mình. 

Sự thật sau 50 năm hòa bình. Đây là người có công với họ còn lính Việt Nam Cộng Hoà thì không biết ra sao. Nghe nói chương trình giúp thương phế binh bên Mỹ đã ngưng vì Việt Cộng làm khó dễ những ai nhận được tiền trợ giúp, tuy không nhiều. 

Thấy dân đi bán vé số đông cho thấy nước vẫn nghèo. Mình nhớ khi xưa người ta bán vé số ở các sập bán báo. Mình nhớ thầy Phạm Văn An dạy việt văn năm 11 B. Mình có hỏi thầy có hai bằng cử nhân và văn khoa. Lý do nào thầy đậu xong cử nhân luật lại đi học văn khoa. Thầy nói khi học luật rất mê vì muốn cứu người bị thiệt thòi. Muốn lấy công lý cho người nghèo. Khi ra trường đi làm luật sư tại tòa, họ cho cãi cho một ông Việt Cộng. Chỉ nói vớ vẩn rồi họ lên án ông Việt Cộng nên Chán Mớ Đời bỏ nghề luật sư đi học văn khoa cho vui đời. Có câu mình nghe thầy nói là nghề mà giúp đời nhiều nhất là nghề làm chính trị. Khi có viễn kiến để xóa đói giảm nghèo giúp đất nước Phú cường thì cần những người tài giỏi lập ra phương án phát triển đất nước. Chúng ta đã thấy một Lý Quảng Diệu của Tân gia ba, của ông hoàng xứ Emirats với Dubai hay ông hoàng Monaco.  Xong om


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 





Những người mẹ Đà Lạt

 Ông Trịnh Công Sơn có lần đi viếng vùng Hà Tĩnh, nghe kể về mấy bà ở vùng này nấu cơm cho mấy ông bộ đội trong thời chiến tranh nên có làm bài hát về Huyền thoại của mẹ. Đêm chong đèn ngồi nhớ lại thời xưa…

Mẹ mình thì không có huyền thoại, chỉ toàn là nước mắt. Kỳ này về thăm nhà, thấy mẹ mình không khỏe như xưa nên buồn. Thân hình gọn lại nhưng đi đứng tuy vẫn thẳng lưng nhưng chậm lại. 92 tuổi đời đã bắt đầu đặt cân lên hai vai của mẹ. Ngồi nhìn mẹ ăn mình cảm thấy buồn cho tương lai. Vui vì mẹ được hưởng những món ăn ngon của đầu bếp giỏi để bù lại những tháng ngày bao cấp..

Mẹ hết thích đi chơi xa. Kêu con đi với vợ để mai mẹ ở nhà nhưng có mấy cô em đi theo nên vui vẻ đi. Đi đâu xa về, bị say xe nên nằm cả ngày. Khi xưa nghe đi chơi là gật đầu ngay. Mẹ mình đi các nước như Pháp, Hoa Kỳ, cộng hòa Dominique, Nhật Bản, Thái Lan hai lần, Mã lai, Tân Gia Ba, Nhật Bản, Campuchia, Trung Cộng và Nam Hàn. Mình muốn đưa mẹ mình đi viếng xứ kanguru thăm bà con nhưng có lẻ khó vì lớn tuổi, bay trên trời hơi nguy hiểm. Tại Hoa Kỳ mẹ đã đi chơi các tiểu bang như New York, Pennsylvania, New Jersey, Delaware, Virginia, Maryland, Nevada, Utah, Texas và Arizona. 


Nhiều người sang Hoa Kỳ nhưng chưa bao giờ ra khỏi Tiểu Sàigòn. Nhớ có lần mẹ mình sang Hoa Kỳ chơi, ông cụ không chịu đi nên phải mời một bác, bạn bà cụ khi xưa ở Đà Lạt đi chung cho vui. Bác này khi xưa giàu lắm. 30/4 ra đi để lại ít nhất 30,000 bao xi măng và sắt thép tại trại Hoàng Hoa Thám. Bác kể từ ngày sang Mỹ hơn 20 năm chưa bước ra khỏi khu bolsa. Mỗi lần gặp bác là cứ nhắc đến chuyến đi hy hữu này, cứ cảm ơn rối rít trong khi mình lại cảm ơn chịu đi làm bạn với mẹ mình. Đi viếng Las Vegas rồi các công viên quốc gia ở Utah, Arizona, ở khách sạn sang, ăn ngon. 


Mỗi lần về mình đều đưa mẹ đi chơi Hội An, Huế, Đà Nẵng, Hà Nội, Mũi né và Nha Trang nhiều lần. Có lẻ về thăm quê ngoại là một niềm vui của mẹ, như bơi lại dòng sông của tuổi thơ. Mẹ kể đủ thứ chuyện thời bé, bị mệ ngoại đánh ra sao, lao thừa phủ nơi ông ngoại làm cai ngục. Đem tù về nhà làm cỏ để thân nhân có thể đến gặp và tiếp tế rồi ông ngoại đi chiến khu ở Vinh. Sau họ thấy ông ngoại già và bướng. Không nghe lời thủ trưởng nên đuổi về Huế. Cậu mình kể may chớ ở lại Vinh chắc cậu giờ đã chết trên đường vào nam đánh cho Mỹ cút ngụy nhào. 

Có lẻ chuyến đi Nhật Bản với mẹ là vui nhất, đầy kỷ niệm. Mình nghĩ nên cho mẹ đi hạng thương gia một lần trong đời. Mẹ mình cứ thắc mắc về giá tiền máy bay nhưng mình cứ nói đừng lo. Cứ hỏi hoài nên mình đánh thú thật thì mặt mẹ mình xanh như bị trúng gió vì số tiền quá lớn so với đời sống tại Đà Lạt. Mẹ có thể sống cả 2 năm dư dã. Khi vào phòng đợi thì được uống champagne, ăn uống đủ trò. Lên máy bay thì có ghế nằm khá hơn xe Thành Bưởi, tiếp viên chăm sóc chuẩn mực khiến mẹ mình vui như ngày hội. Hết ăn món này lại thử món kia. Mẹ không ngớt u châu u châu. 


Mẹ mình thường là rất cần kiệm nhưng hôm mình đưa vào mướn áo quần kimono, để chụp hình thì mẹ không sợ tốn tiền con cái, thấy thiên hạ chụp kiểu này kiểu nọ và đòi chụp như họ. Thấy vui. Mừng là mình lúc đó có khả năng để làm vui lòng mẹ để bù lai những lần khi xưa mình hay nả tiền mẹ đi ăn hàng, xem xi nê nhất là tốn tiền học trường Tây. Cứ lâu lâu ông thư ký vào lớp lôi cổ mình ra lớp kêu về lấy tiền đóng tiền học vì tiên học phí hậu học văn. Mình giận mẹ lắm, ra chợ vùng vằng vì bị mất mặt trong lớp, chưa đóng học phí. Mẹ phải chạy lòng vòng mượn tiền đưa cho mình đi đóng học phí. Sau này Chán Mớ Đời mình sang trường Văn Học hai năm cuối, được thầy Chử Bá Anh cho học bổng. Từ đó lên hết đại học mình không phải xin tiền mẹ đóng học phí. Ngược lại thì đi làm bồi, xin tụi bạn Tây đầm thuốc gửi về cho mẹ nuôi mấy em và vượt biển. 


Hôm trước, ở Đà Lạt đi chơi với mẹ và đồng chí gái. Mình dắt tay mẹ qua đường trong khi mụ vợ chụp hình phía sau. Nhìn lại rất cảm động. Không ngờ bằng tuổi mình còn có mẹ để nắm tay qua đường. Âu đó là ơn trên ban cho mẹ sau một thời khốn khổ về cha mẹ, chồng con. Những giây phút đó rất quý.


Hôm lên vinpearl xem show cũng dắt tay mẹ đi sợ vấp ngã. Đó là những hình ảnh đẹp nhất của chuyến về thăm mẹ. Nay mẹ già nên chắc phải cố gắng về thăm mẹ mỗi năm. Mình về kỳ này, cô em không thông báo cho mẹ, sợ mẹ trông không ngủ được. Mình vô nhà, cô em vào phòng kêu có ai hỏi. Mẹ đi ra thấy mình đứng như Từ Hải. Vui mừng khôn xiết. Lại thấy dâu về thăm.


Mẹ nói thế hệ của mẹ chết khá nhiều nên ít có người nói chuyện. Khi nói chuyện thì đài phát thanh của mẹ đều khởi đầu bằng câu: “con ơi! Giải phóng vô là khổ chi mà khổ. Thời tây đi tù họ còn cho ăn” rồi bắt đầu nói về những sợ hãi lo lắng khi chạy giặc về Phan Rang rồi Bình Tuy đến Sàigòn. Người chết vì Việt Cộng pháo kích hai bên đường. Lính có nơi ăn cướp đủ trò. Xe lam chạy qua mặt xe gia đình đang chạy thì mấy phút sau thấy banh ta lông người ngồi trong xe, chết thế cho xe mình. 

Mẹ mình kể một chiếc xe Lam như vậy, chở đầy một gia đình, bóp còi, vượt qua mặt xe mình thì 10 phút sau thấy đạn pháo kích trúng chết nằm la liệt. Xem như gia đình này chết thế cho gia đình mình.

Từ Sàigòn trở lại Đà Lạt. Mẹ mất hết vốn liếng vì một người dì tưởng cả nhà mình đi di tản nên lấy hàng hóa bán nhưng không đưa tiền lại. May còn cái nhà để ở. Có bà người Tàu bán tương ớt ở cầu thang chợ cho mượn tiền để mua hàng bán lại thêm dì Gái con bà Cáp cũng đứng ra bảo lãnh, từ từ làm lại cuộc đời mình với 9 đứa con, lại thăm nuôi ông cụ ở trại cải tạo 15 năm. Có gặp một anh nhỏ tuổi hơn mình kể ông Bố bị bắt cùng đợt với ông cụ mình, nay qua Mỹ rồi qua đời. 


Những người hàng xóm 30, đấu tố mẹ mình, viết thư nặc danh phản động nhưng may có cô Ba Chỉ nằm vùng khi xưa làm lớn nên giúp không bị đưa đi kinh tế mới. Ngày đi buôn tối về tranh thủ đi họp khu dân phố, nuôi đàn con 9 đứa rồi thăm nuôi ông cụ ở trại Đại Bình suốt 15 năm liền. Mẹ mình cứ nhắc đến mấy người em đậu vào đại học nhưng không được phép đi học vì lý lịch ông cụ. Mẹ một đời không đi học nên muốn con cháu được học hành đến nơi đến chốn nhưng cách mạng không cho dù khi xưa mẹ có đi theo kháng chiến bị Tây bỏ tù mệt thở. 


Sau đó đến phần kẻ thắng cuộc vào Nam nhận hàng. Họ hàng bên nội thay phiên vào Nam phải nuôi họ rồi khi họ về phải quà cáp. Có người lại chôm đồ ra đi để lại lá thư ký giấy nợ sẽ trả sau này nhưng cứ réo tiền. Nam nhận họ Bắc nhận hàng. 

Mẹ lại về quê, chăm sóc ông bà nội. Kêu mình gửi tiền về sửa sang nhà cửa ông bà nội. Rồi xây lại cái cổng đình làng. Nhờ vậy mà sau này mẹ xin được đất nghĩa địa, làm lễ dời mộ ông bà về đây hết. Xưa kia họ chôn ông bà trong ruộng nên khi mình về quê lần đầu tiên, hỏi mấy ông chú dẫn đi thăm mộ ông bà thì ai nấy đều kêu thôi. Xình lầy. Cho thấy một tay mẹ đã thay thế ông cụ cán đán các việc của trai đầu. Nhiều khi mình phục mẹ mình, một phụ nữ chưa bao giờ cắp sách đến trường mà giỏi như vậy. Nếu mẹ được cho ăn học như người ta thì có thể làm việc lớn hơn. 


Qua thời kỳ bao cấp lại kể về thời con gái, khi còn ở Huế. Thấy thiên hạ đem em lên nhà thương xin thuốc xổ sán lại được cho kẹo nên dẫn em út lên xin. Về cho em uống thuốc đi rẻ quá nên bị ăn đòn. Nói chung, chỉ có mẹ mình là đi làm nuôi mấy em ăn học, gửi tiền cho ông mệ ngoại hàng tháng chớ mấy người dì hay cậu thì không. Mệ ngoại mình muốn cúng cái bàn thờ Phật cho chùa Già Lam là kêu mẹ mình gửi tiền cúng chùa nên nay họ mới cho để di ảnh ở chùa. Nhiều khi đó là tạo nên Phước giúp mẹ có những ngày vui bên con cháu ở hậu vận. 

Hôm trước ngồi nói chuyện mấy cô em. Mình nói mẹ học day huyệt khi xưa để chữa bệnh cho thiên hạ. Có lẻ nhờ vậy mà về già hết khổ. 

Rồi mẹ tiếp tục kể đến thời vào Đà Lạt. Có người bà con từ Đà Lạt về Huế. Ông cậu mình kể là thấy bà ta nói chi với mệ ngoại rồi dắt mẹ mình đi luôn không trở lại. 15 năm sau cậu lấy vợ, đi tuần trăng mật mới gặp lại mẹ mình. Mẹ đi xe từ Huế ra Đà Nằng rồi vào Sàigòn. Từ đó lấy xe đò đi Phan thiết rồi lên Đà Lạt. Sinh sống đến ngày nay. 


Kể xong thì mình hỏi giờ sướng chưa? Hậu vận tốt hỉ. An ủi phần nào. Hôm trước mụ vợ bổng nhiên kêu nhìn lại mấy tấm ảnh cả đại gia đình đi Dubai mà vợ chồng mình bao thầu hết. Thật ra vợ chồng mình về Việt Nam, đều mời đại gia đình đi chơi Nha Trang, Mũi Né, Đà Nẵng. Mụ vợ kêu không tiếc tiền, khó mà làm lại chuyến đi đầy đủ như vậy. Em út, cháu từ Hoa Kỳ từ pháp từ Việt Nam bay qua với bà cụ đến Dubai. Cả đại gia đình vui chơi, ăn no say, ở khách sạn 5 sao. Bà cụ vui được nhìn lại con cháu đông đủ từ năm châu về như đàn gà con chạy về dưới cánh gà mẹ. Nay bà cụ yếu chắc khó làm lại. Có thể đi du thuyền gần Việt Nam chắn được nhưng phải đợi mình bán cái vườn. Cô em kêu chắc em phải cầu nguyện quá. Biết đâu năm tới trúng mùa bơ thì đi chơi cũng được. Mình may mắn có được một người vợ tâm tốt, không so đo bên chồng bên vợ. Mụ cứ cho tiền chùa ở Việt Nam.


Đi chơi trong gia đình thì có ai trả thì mới đi chung chớ còn phải trả tiền thì nhiều người do dự dù mấy người em của mình đều có của ăn của để. Cho nên mình anh đầu phải gánh hết cho được việc. Cái vui là để mẹ vui còn tiền thì sau này có nhiều mà mẹ không đi được thì cũng trớt quởt. Mình nghĩ Đà Lạt có rất nhiều người mẹ tương tự như mẹ mình, đã hy sinh cho chồng cho con trong khoảng thời gian sau 75. Nếu không có họ chịu khó thì khó mà giữ vững gia đình an vui cho đến ngày nay. Mẹ mình là một tỏng những số ít còn sót lại của thế hệ này.


Mẹ là gió uốn quanh trên đời con thầm lặngTrong câu hát thanh bình mẹ làm gió mong manhMẹ là nước chứa chan trôi giùm con phiền muộnCho đời mãi trong lành mẹ chìm dưới gian nan (Trịnh công Sơn)


Có ông nhà thơ Trần Trung Đạo làm bài thơ 

ĐỔI CẢ THIÊN THU TIẾNG MẸ CƯỜI


Nhắc chiếc phone lên bỗng lặng người

Tiếng ai như tiếng lá thu rơi

Mười năm Mẹ nhỉ, mười năm lẻ

Chỉ biết âm thầm thương nhớ thôi


Buổi ấy con đi chẳng hẹn thề

Ngựa rừng xưa lạc dấu sơn khê

Mười năm tóc mẹ màu tang trắng

Trắng cả lòng con lúc nghĩ về


Mẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồn

Bên đời gió tạt với mưa tuôn

Con đi góp lá nghìn phương lại

Đốt lửa cho đời tan khói sương


Tiếng Mẹ nghe như tiếng nghẹn ngào

Tiếng Người hay chỉ tiếng chiêm bao

Mẹ xa xôi quá làm sao vói

Biết đến bao giờ trông thấy nhau


Đừng khóc Mẹ ơi hãy ráng chờ

Ngậm ngùi con sẽ dấu trong thơ

Đau thương con viết vào trong lá

Hơi ấm con tìm trong giấc mơ


Nhắc chiếc phone lên bỗng lặng người

Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi

Ví mà tôi đổi thời gian được

Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười

(Trần Trung Đạo)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn