Lãnh tiền an sinh xã hội và Medigap

 Người Mỹ có thể nhận tiền an sinh xã hội từ năm 62 tuổi trước thời điểm từ 65 tuổi trở lên. Báo chí truyền thông cứ tung tin là đợi già hơn rồi lấy tiền này vì sẽ nhận được tiền nhiều hơn. Mình cứ lấy được chừng nào hay chừng nấy từ 62 tuổi. Truyền thông Hoa Kỳ liên tục kêu gọi tăng số tuổi cao hơn hiện nay là 67 tuổi. Vấn nạn ngày nay là người già sống lâu, trẻ không sinh đẻ không có người đi làm đóng an sinh xã hội để nuôi người lớn tuổi.

Ông bà cụ mình có 10 người con, có vài người qua đời sớm, còn lại 7 người. Mấy anh em đóng góp hàng tháng, người đóng ít người đóng nhiều tuỳ hoàn cảnh kinh tế nên cũng giúp ông bà cụ về già thoải mái. Với chế độ trai hay gái chỉ hai mà thôi thì khi về già hơi mệt vì hai đứa với lối sống ngày nay, trải nghiệm, không tích tụ tiền bạc thì khi về già con cháu không có tiền. May mắn 1 trong hai đứa khá thì có thể giúp mình còn không thì phải chăm sóc cháu nội cháu ngoại mệt thở. Làm Ô -Sin không công dù thương cháu.

Ông Rudy Giuliani bị thua kiện nên nay rên là chưa lãnh tiền này sớm hơn. Nay thì trễ. Tổng thống Joe Biden thay vì tăng độ tuổi cao hơn thì kêu gọi đánh thuế người có lợi tức cao, nhiều hơn để có tiền trả cho những người đã nhận tiền già. Nếu tăng độ tuổi cao hơn thì như tự sát chính trị. Tổng thống pháp Macron lên tiếng muốn tăng tuổi về hưu được thiên hạ xuống đường đình công. Vấn nạn ngày nay của thế giới, không một chính trị gia nào muốn thay đổi hệ thống hưu trí vì sẽ không được bầu lại.

Vấn đề là tăng thuế cũng không đủ để chi trả. Lý do là các triệu phú nhất là tỷ phú, không đóng thuế. Một cách mị dân là rao rảo kêu bắt đóng thuế người giàu để câu phiếu.


Vào năm 1935, trong cuộc suy thoái, tổng thống Franklin Roosevelt ký sắc luật Social Security Act, hạn định tuổi về hưu là 65 tuổi. Vì sao 65 tuổi, thời gian đó người Mỹ trung bình chết ở tuổi 60.7 hay đúng hơn ít ai sống lâu đến 65 tuổi để nhận tiền an sinh xã hội. Họ tính ra là một người Mỹ đi làm nuôi 25 người Mỹ về hưu. Nay thì một người Mỹ đi làm để nuôi 5 người Mỹ về hưu. Người phối ngẫu trẻ hơn, may mắn sống thêm được vài tuổi để nhận sau đó thì theo chồng về thiên quốc. Ngày nay, nhờ y khoa tiến bộ người Mỹ sống trung bình đến 76.4 tuổi. Trên nguyên tắc thì người Mỹ được lãnh tiền an sinh xã hội vào năm 80 tuổi như năm 1935 khi luật này ra đời. Xem như thọ thêm 15.5 tuổi. Có thể vì vậy họ khuyến khích uống thuốc họ Cao để chết sớm. Nghe nói độ tuổi thọ của người Mỹ đang giảm vì ăn đường nhiều quá.


Vấn đề là gia tăng tuổi hưu trí lâu hơn nhưng chúng ta có thể làm việc được lâu không. Trí tuệ thông minh sẽ thay thế con người rất nhiều trong khâu sản xuất nên có lẻ người Mỹ sẽ về hưu sớm hơn hay ăn tiền trợ cấp thất nghiệp, đi học lại,… mình có gặp một chị gốc Việt, đi từ Hà Nội. Hỏi sao đi học các trường đại học cộng đồng, từ 15 năm nay, khi qua Hoa Kỳ đến nay, chị ta bảo là để có tiền trợ cấp. Chị này đem tiền qua mua nhà đàng hoàng nhé. Ông chồng có giấy tờ xong xuôi thì về Việt Nam sống với tiền an sinh xã hội.


Hiện nay trung bình người Mỹ về hưu lãnh độ $1,907/ tháng, hay 22,884.00/ năm cao hơn mức $15,060 lợi tức hàng năm cá nhân được xem là nghèo. 


Vấn đề là sống lâu thì người Mỹ phải sống trong các viện dưỡng lão khi không thể tự chăm sóc cho mình được. Medicare thì không lo vụ này cho nên chúng ta cần chuẩn bị sớm vấn đề này vì sống trong các viện dưỡng lão rất đắt tiền. Nhất là bị trả nhớ về không. Theo thống kê của viện y tế quốc gia thì khi đến tuổi 82 thì 50% người Mỹ bị bệnh Alzheimer. Xem như cặp vợ chồng là có một người bị bệnh trả nhớ về không.


Theo Department of Human Health and Services, thì 56% người Mỹ đến tuổi 65 sẽ có vấn đề tự lo cho mình. Họ tính năm 2015 có độ 6.3 triệu người Mỹ cần được chăm sóc khi về hưu và con số này sẽ gia tăng lên 15 triệu người vào năm 2050.

Vấn đề là chi phí chăm sóc khi về già sẽ gia tăng rất nhiều. 


Theo ước lượng của Genworth thì chi phí chăm sóc người già sẽ lên đến $100,000/ năm. Medicare sẽ không trả tiền này cho viện dưỡng lão thì chúng ta phải tự lo liệu. Phải rút tiền của quỹ hưu trí mà nếu rút nhiều thì sẽ bị đánh thuế cao rồi phải bán nhà đang ở để trả. Lấy thí dụ một cặp vợ chồng ở Cali, có một căn nhà trả hết nợ $1,000,000 và $1,000,000 trong quỹ hưu trí. Bán nhà để trả tiền thì căn nhà bán $1 triệu thì được trừ $500,000 (section 121) còn $500,000 bị đánh thuế Capital gains là bay mất $200,000, còn lại $800,000. Xem như mỗi người trả được 4 năm. Sau đó lấy tiền của quỹ hưu trí $1,000,000. Mỗi năm cần $200,000 cho hai vợ chồng trả tiền cho viện dưỡng lão. Vấn đề nếu là chưa đóng thuế thì phải trả thuế nên phải rút độ $300,000, đóng thuế $100,000 còn lại $200,000 để trả chi phí. Vậy là chỉ 3 năm là đi đứt số tiền hưu trí. Sau đó thì hoạ may mới được Medicaid trả nhưng lúc đó thì phải dời về viện dưỡng lão rẻ tiền. Chán Mớ Đời 


Theo năm 2024 thì trung bình an sinh xã hội mỗi năm người Mỹ nhận được $1,907 mỗi tháng hay $22,884 mỗi năm, 22% số tiền cần cho mỗi năm. Mình nhận ít hơn số này nhưng đồng chí gái nhận nhiều hơn nên xem trung bình là mỗi người nhận được $1,900/ tháng. Chưa kể phải đóng thuế trên 50% số tiền nhận được hay hai vợ chồng phải đóng thuế $1,905/ tháng còn số kia thì được miễn.


Theo Kiplinger, chi phí viện dưỡng lão trong tương lai như sau:


Private room: $120,304 (phòng riêng)

Semi-private room: $107,146 (share phòng)

Community and assisted living 


Adult day health care: $25,441

Assisted living facility: $66,126

 In-home care


Homemaker services: $70,699

Home health aide: $77,769


Medicare không trả tiền lâu dài trong viện dưỡng lão nhưng sẽ trả tiền cho những ngày nằm trong viện dưỡng lão ngắn hạn theo dạng hồi phục chức năng. Có anh bạn kể bà mẹ bị đưa vào phòng cấp cứu sau đó họ đưa vào viện dưỡng lão ngắn hạn được 3 tuần lễ rồi họ chở vào bệnh viện cấp cứu rồi cho trở lại. Xem như 3 ngày trong phòng cấp cứu, 20 ngày trong viện dưỡng lão đến khi qua đời. https://www.thestreet.com/retirement/major-healthcare-facilities-operator-files-chapter-11-bankruptcy


Máy công ty có viện dưỡng lão bị phá sản mệt thở tại Hoa Kỳ sau covid 

Mình đang lo vụ Medicare cho đồng chí gái vì năm nay được nhận nên đi nghe người ta nói về Medicare và gặp các người bán bảo hiểm. Mình lo cho mụ vợ bệnh hoạn nên mua thêm medigap đủ loại cho vợ. KỆ cứ trả để lỡ có chuyện thì đỡ lo. 

Dân Đà Lạt xưa tổ chức họp mặt tháng 4 này. Ai muốn tham dự thì liên lạc với địa chỉ trên.

Medicare phần A trả 20 ngày đầu trong một viện điều dưỡng. Medicare sẽ trả cho đến ngày thứ 100. Vấn Đề là bệnh nhân phải trả $204/ ngày hay $20,400 từ ngày 21 đến ngày 100 nằm trong viện điều dưỡng. Nên nhớ là chúng ta nhận an sinh xã hội có $1,905/ tháng. Sau đó là Medicare trả hết. Nếu chúng ta có khả năng nhận được Medicaid thì Medicaid sẽ trả hết. Nếu có chút tài sản thì phải trả cho hết tiền thì mới được Medicaid trả. Ở Hoa Kỳ, chỉ có hai loại người là sướng: nghèo cùng đinh thì được chính phủ lo hết và cực giàu. Còn lẻ tẻ như mình thì đóng chết bỏ.


Có hai tiêu chuẩn để được Medicaid trả viện dưỡng lão:


1/ Level of care criteria: Nursing Home Level of Care (NHLOC) 

Mỗi tiểu bang có tiêu chuẩn riêng về NHLOC, xét về tình trạng thân thể đi đứng, nhận xét. Xem như có thể không tự lo cho mình được. https://www.medicaidplanningassistance.org/nursing-home-level-of-care/


2/ Tiêu chuẩn tài chính: mỗi tiểu bang có tiêu chuẩn riêng về lợi tức và tài sản để có thể nhận được Medicaid. Ai buồn đời thì vào trang nhà Medicare. Gov để đọc thêm. 


Đại khái là nếu Medicaid của tiểu bang mình đang cư trú giới hạn $2,000 lợi tức hàng tháng mà nếu nhận được $2,200/ tháng thì chúng ta có thể mua thêm medigap đâu $250. Mình trả $200 còn Medicaid trả dùm $50 thì mình vẫn được đủ tiêu chuẩn. 


Đi kiếm mua thêm bảo hiểm cho Medicare mấy người bán bảo hiểm này cứ muốn mình mua advantage plan vì họ nhận được nhiều huê hồng. Chán Mớ Đời 


Mình thuộc dạng ngu lâu dốt sớm nên coi Seminar trên mạng, đi nghe người ta giải thích tại các quán ăn. Vấn đề ngày nay, chính phủ giới hạn số tiền được trả cho khách mời có $15. Nên chả gọi được gì cả ngoài chén súp và đĩa xà lách. Phải đi 5, 6 lần rồi kêu người bán đến nhà để hỏi. Trước khi đến họ gửi cho mình vài hãng bảo hiểm để đọc rồi lên mạng mò xem hãng nào tốt cho năm 2024. Mệt khùng luôn. Cuối cùng thì mua Medigap của nhiều hãng khác nhau thay vì mua một công ty.


Trước đây mình mua Kaiser Permanente thì cả năm muốn lấy hẹn bác sĩ cũng không được. Chỉ đi khám mắt được một lần nên bỏ mua SCAN Advantage thì đi bác sĩ phải được bác sĩ gia đình giới thiêu, mất thời gian đủ trò vì HMO. Mụ vợ mình thì cứ thích đi bác sĩ mà phải đợi chờ nên phải chuyển qua PPO. Bác sĩ mình réo như chim ri để khám bệnh đủ trò vì Medicare trả tối thiểu $10,000/ năm nhưng mình lờ đi. Mình chỉ cần khám máu là xong. Chớ gặp bác sĩ kêu phải uống thuốc để ngừa cao đường dù A1C của mình dưới 7.0. Nay thì đi chơi ở ngoại quốc phải khám bác sĩ hay gì thì trả trước, giữ biên lai đem về gửi cho họ thì họ hoàn trả lại. Xong om


 Long-term care insurance

Loại bảo hiểm này rất đắt. Mình có kể về vụ này rồi. Họ chỉ trả đâu 5 năm là tối đa. Nếu sống lâu hơn thì họ xù không trả nữa. Có ghi rõ trong hợp đồng. Ai buồn đời thì tìm trên bờ lốc của mình mà đọc, đừng có hỏi em nhé. Ngay em còn tìm không ra vì chả nhớ tên. Cứ đánh y tế là ra.


Tháng qua mình đi du thuyền vì có Seminar trên tàu. Có ông luật sư gia đình nói về trường hợp ông ta. Bị ung thư vào năm 32 tuổi với hai đứa con. Khi bà vợ đến tuổi hưu trí 65 bị bệnh quái đản là ngồi một chỗ, chân tay bị liệt hết. Nếu ông ta không thành lập những kế hoạch để chuẩn bị cho những sự vụ này thì đã tang gia bại sản ngay năm đầu tiên. Do đó chúng ta nên chuẩn bị mọi tình huống vì không ai biết được ngày mai ra sao.


Ai cũng kêu là muốn chết nhanh chóng nhưng vấn đề là không phải mình tự quyết định được như tài tử Alan Delon. Mình có quen một gia đình, ông bố về Việt Nam làm ăn chi đó bị Coma đến nay hơn 10 năm, vợ con hầu hàng ngày vì đợi khi nào Chúa gọi về.


Hôm trước đi khám bác sĩ nhãn khoa, thư ký cứ thúc vì còn thêm hai bệnh nhân mà ông bác sĩ này thích nói chuyện với mình, kể chuyện tếu DO Thái. Có ông kia chết lên trên trời thì thấy có hai cổng, một đề thiên đàng và một địa ngục. Ông ta nghĩ mình hiền lành như Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen nên gõ cửa thiên đàng. Thánh Phao lỒ ra mở hỏi tên tuổi, đánh vào máy điện toán thì không thấy tên ông ta. Bảo ông ta qua bên cửa Địa Ngục thử xem có tên trong danh sách. Ông ta hỏi nếu địa ngục không có tên thì sao, phải làm gì. Thánh Phao lồ kêu thì về với vợ đợi tới ngày rồi đi. Ông ta gõ cửa Địa Ngục, quỹ ra hỏi tên tuổi, đánh vào máy điện toán, không thấy tên ông ta. Chiều đi làm ra, thánh Phao Lồ vẫn thấy ông ta ngồi ở trên đường. Hỏi sao ông ta không về với vợ đợi Ngày xét xử rồi trở lại. Ông ta kêu không muốn về nhà với vợ, ngồi đây đợi đến khi có tên trong danh sách của thiên đàng hay địa ngục.


Mệt rồi.  Hôm nào kể tiếp


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Rượu Đà Lạt xưa


Về Đà Lạt thấy họ bán rượu mang tên Lafaro khiến mình ngạc nhiên nhất là họ kêu là mua lại từ người Pháp. Sau hiệp định Geneve thì người Pháp về nước nên họ kêu mua lại của người Pháp từ năm 1976 khiến mình thất kinh. Tương tự họ mới đăng có bà cụ nào 119 tuổi, có 7 người con, chồng chết liệt sĩ năm 1954 mà người con út năm nay 59 tuổi. 119 trừ cho 59, xem như bà ta sanh con năm 60 tuổi và chắc chắc người con không phải là con ông liệt sĩ vì ông ta chết từ năm 1954, đến nay là 70 năm. Chồng chết mà đến 11 năm sau mới sinh. Còn hơn Tần Thuỷ Hoàng phải đợi 10 tháng mới sinh. Kinh

Cây dâu tằm của hãng rượu Lafaro Đà Lạt xưa,

Lý do khi xưa mình có học chung với hai người gốc gác Lafaro; 1 tên học chung thường được bạn học gọi là Thịnh Lafaro và một cô là cháu ngoại của ông Lafaro, nay cả gia đình cư ngụ tại Gia-nã-đại. Cô cháu ngoại có hỏi mình, có tấm ảnh nào về căn nhà xưa khiến mình ngọng. Chỉ nhớ nhà này khi xưa ở đường Võ Tánh thì phải, gần khúc ngã 3 Phan Bội Châu. Nay nghe nói là họ lấy số 4 Võ Tánh, làm nhà nghỉ Sinh Cà Phê, một công ty lữ hành sinh thái nổi tiếng ở Sàigòn. Hình như mình có đi một lần thăm Bến Tre với họ, nơi mà Việt Cộng gọi là quê hương đồng khởi thành đồng cách mạng chi đó, quê hương của Cò Giao Đà Lạt xưa. Có người kể xuống Bến Tre sau 75, tìm đường vượt biển thì gặp Cò Giao, kêu đi chỗ khác đây anh em trong nhà đi vượt biển mà chúng còn bắt.



Theo người bạn của mình cho biết thì gia đình Faraut sống tại Đà Lạt đến năm 1978 thì bị tống cổ về Pháp. Hậu duệ cuối cùng của dòng họ này là một bà đầm trẻ, chưa chồng nên anh bạn vẫn kêu mademoiselle độ 40 tuổi. Được biết là họ nuôi cừu tại đất của họ gần hồ Mê Linh. Khi bị đuổi ra khỏi nhà, tịch thu tài sản, về nước thì Việt Cộng đến tịch thu lông cừu đủ trò không như được kể là mua lại từ gia đình này năm 1976. Anh bạn có mặt hôm ấy. Cô con gái lớn tuổi này có đem theo một đứa con nuôi gốc K’ho. Nay từ pháp qua, Cháu ngoại trồng cà phê cho đã rồi bị cướp như ông bà khi xưa thì lại khốn.

Nghe Đà Lạt làm rượu vang khiến mình tò mò. Vì khi xưa, mình nhớ rượu Lafaro là rượu dâu tằm, đặc sản của Đà Lạt, chỉ có công ty này làm thôi. Đâu có rượu làm bằng nho mà người Pháp gọi là vin.


Mình có quen một anh bạn ở miền nam Cali, anh ta mua loại dâu tằm này và làm rượu dâu. Có tặng đồng chí gái hai chai. Nghe nói uống để khỏi bị phong thấp gì đó. Nhất là dạo này, nghe bác sĩ khuyên nên ăn loại dâu tằm này với oatmeal để khỏi bị lãng trí. Anh ta kể là có nhiều cách làm; nói chung là ủ với đường lên men rồi lấy bã ngâm rượu. Bà cụ mình khi xưa hay nấu rượu dâu tây, cũng pha rượu.


https://www.bachhoaxanh.com/kinh-nghiem-hay/cach-lam-siro-dau-tam-vua-giai-nhiet-vua-tang-suc-de-khang-cho-co-the-1246413


 Ai nấy đều già nên không biết có nên làm vụ này hay không. Nếu anh ta chiết ra nhánh cho mình thì mình sẽ chạy lên San Jose lấy đem về trồng tại vườn rồi khi ra trái sẽ nhờ anh bạn làm rượu dâu của Lafaro ngày xưa để dân Đà Lạt xưa uống lấy hương vị quê hương bỏ lại. Như anh bạn làm nước mắm theo công thức của mệ ngoại anh ta ở LĂng Cô khi xưa. Mình thấy cây dâu tằm của anh ta cao hơn mình. Còn loại dâu tằm của xứ Pakistan thì cao lớn lắm. Trái to đùng. 1 ký dâu tằm ở Cali bán đến $30. Có lẻ em sẽ trồng loại này hữu cơ thay vì bơ. Ít tốn nước.


Mình mò mò hỏi thêm được biết khi xưa, có một gia đình thực dân tây sang Việt Nam mang tên Faraut và họ có trồng nho, cà phê,… tại vùng Đà Lạt. Có thể nông trại của họ mang tên La Faraut. Thường người Pháp hay đọc La ferme des Faraut, viết tắt là La Faraut. Mình liên lạc với hậu duệ của gia đình này để biết thêm tin tức. Hy vọng ông cháu của gia đình này sẽ cho thêm tin tức. Ông này ở Đà Lạt. Cách đây 10 năm có cháu ngoại của ông Cunhac, người thực hiện công việc đào hồ nhân tạo Xuân Hương, viếng thăm Đà Lạt, và có kể trong bờ lốc của anh ta. Hoá ra đa số cháu ngoại hay lần mò về cuộc đời ông bà ngoại. Mình có cô bạn đầm, mẹ sinh tại Nam Định nên cũng lần mò về Việt Nam, đi viếng nơi bà mẹ được sinh ra, khi ông bà ngoại sang đây dạy học.


https://www.facebook.com/morere.pierre


Mình hỏi ông tây dạy pháp văn tại Đà Lạt hiện nay tên Nicolas Leymonerie thì được biết, có cháu ngoại dòng họ Faraut, đã từng sinh sống tại Đà Lạt và trồng cà phê. Anh ta viếng thăm Đà Lạt và quyết định muốn lập lại loại cà phê xưa của gia đình Faraut tại Đà Lạt. Chớ không phải rượu nho vì khó trồng tại Đà Lạt, phải về vùng gần Phan Rang hoạ may mới trồng được để làm nho vì cần mặt trời để có hương vị ngọt. Do đó họ nói rượu Lafaro mua từ người Pháp là sai vì gia đình Faraut chỉ trồng cà phê nên cháu ngoại mới muốn trồng lại cà phê của gia đình khi xưa. Rượu Lafaro do người Việt trồng làm bán, do dân di cư năm 1954 khởi nghiệp.

Đây hình chụp của nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Mậu tại hãng rượu Lafaro Đà Lạt xưa. Nếu thùng chứa rượu loại này chắc để dành rượu mạnh. Khá to so với người thợ đóng thùng rượu. 

Mình chỉ nhớ khi xưa, bà Hai, hàng xóm có trồng một dàn nho, loại người Pháp dùng làm rượu trắng. Ra chùm nhỏ nhỏ như ở bức tường của khu xóm mình hiện đang ở, họ cho trồng nho mọc leo lên tường cho đẹp chớ chả phải để lấy nho ăn. Mình thấy chùm nho ra nên trưa, đợi bà Hai ngủ, mình lén vào vườn bà ta, rồi hái chùm nho ăn chua lè, đắng nghét vì trái nhỏ. Sau bị bà hai lấy roi mây khệnh cho một trận nhớ đời nên sau này không dám uống rượu. Bên Gia-nã-đại, họ có làm một loại rượu mùa đông khá lạ. Có bạn từ Gia-nã-đại sang, họ trồng nho và làm rượu lấy và tặng uống thử thấy thanh thanh, không nặng đô như các loại rượu mạnh. Hồi bé mình hay đi ăn trộm chuối và trái cây của hàng xóm nên ngày nay bị quả báo thiên hạ ăn trộm bơ ở vườn mình. Chán Mớ Đời 


Je connais Pierre Morère, descendant de la famille Faraut de Dalat : https://baolamdong.vn/bao-xuan-2019/201902/th%C3%A2n-thi%E1%BB%87n-h%C6%B0%C6%A1ng-ca-ph%C3%AA-arabica-bourbon-2932421/


Có thể tại Đà Lạt khi xưa, có trồng nho nhưng rất ít để làm rượu vang như người Pháp. Người Việt mình hay gọi rượu vang nên hay lầm lẫn. Tiếng tây gọi rượu uống khi ăn cơm là “vin” do đó người Việt mình hay phát âm từ “vin” thành “vang” nhưng không ai hiểu nên thêm từ rượu thành “rượu vang” để chỉ định là loại rượu nồng độ cồn không hơn 14 độ mà người Pháp hay uống khi ăn cơm. Loại rượu nho này khác loại rượu dâu tằm. Để phân biệt với loại rượu mạnh có độ cồn lên 45 độ. Nghe nói có người Pháp sang Đà Lạt để kinh doanh rượu nho. Mình có hỏi ông Tây thì được trả lời như sau. 


Pas vraiment. Je sais juste qu'il y a une dizaine d'année, le département du Vaucluse a mené une coopération avec le Lam Dong pour développer le vin ici. La société Cellier Indochine, qui vend du vin à Duc Trong, vient de cette coopération. 


Đức Trọng thì nóng hơn Đà Lạt, hy vọng có thể trồng nho được, không biết ra sao hay như vùng Temecula ở Cali. Họ trồng vài mẫu nho làm cảnh, rồi mua nho hái từ các chỗ khác để làm rượu để bán. Có lẻ cứ chở rượu Tây về bán nhanh hơn. Người Việt thích đồ ngoại. 


Mình chỉ nhớ du khách khi xưa lên Đà Lạt hay mua rượu dâu của Lafaro, đặc sản Đà Lạt, không phải rượu vang. Mình đoán chắc là công ty Lafaro này có đem bán phân phối ở Sàigòn và các nơi khác. Để qua mùa thuế mình sẽ hỏi hậu duệ của ông Lafaro . Có chị nào tên Tâm Nguyễn, cho biết ông Lafaro khi di cư vào nam thì định cư tại Đà NẴng, mở tiệm thuốc tây mang tên Tân Việt, số 45 đường Trần Hưng Đạo, Đà Nẵng. Mình có quen vài người di cư vào Nam năm 1954 rồi định cư tại Đà NẴng. Đoán là đi tàu há mồm, ngừng lại TOurane nên ở đó luôn. Xem như gia đình ông Lafaro di cư bỏ quê đất bắc vào Nam, rồi lên Đà Lạt đến tháng 3 năm 1975, Đà Lạt bỏ ngỏ lại chạy đi và nay định cư tại Gia-nã-đại. 2 lần bỏ quê chạy trốn Việt Cộng. Nay những người chiếm đất nhà của họ tại miền bắc rồi Đà Lạt, sang đây định cư để đánh cho Mỹ nhào, rất nhiều không biết hậu duệ của họ có phải chạy đi đâu nữa không. Chán Mớ Đời 


Thấy vui là khi mình kể Đà Lạt xưa thì có người này nhớ cái gì còm lên tạo thành một bức tranh xưa của Đà Lạt. Xem như ký ức tập thể của người Đà Lạt xưa.

Tuần này thấy ai bỏ lên hình ảnh trường xưa nên tải về đây. Tấm này mới chưa bao giờ thấy. Nhìn tấm ảnh nhớ nhất là bị cấm túc tại dãy nhà nối dẫy lớp hình cong và phía nội trú.


Đà Lạt có một người giàu có khác nhờ làm đại lý rượu và thuốc thời pháp mà giàu. Đó là ông Võ Quang Tiềm, người làng Ngọc Anh, Thừa Thiên. Ông ta vào Đà Lạt thời Đà Lạt mới cho vài người từ Huế vào lập nghiệp. Không biết ông ta có tên trong danh sách 100 người Việt đầu tiên lập cư tại Đà Lạt như ông ngoại của một anh bạn. 


Nghe gia đình kể ông ta làm thợ may, sau đó về quê lấy vợ, người làng An Lưu, bà con bên mệ ngoại mình, không nhớ là chị em chú bác hay bạn dì. Sau đó bảo lãnh em út bên vợ vào Đà Lạt. Khi xưa, muốn vào Đà Lạt cần phải có người bảo lãnh như mẹ mình vào Đà Lạt năm 1948, phải được gia đình ông bà Nguyễn Văn Phúng, em ruột bà Võ Quang Tiềm bảo lãnh. Hình như ông Võ Quang Hàm là cháu ông Tiềm. Anh rể làm thợ may thì ông Phúng, tiệm Hiệp Thạnh số 11 DUY TÂN, NƠI MẸ MÌNH HỌC NGHỀ BUÔN BÁN 5 NĂM KHI RỜI HUẾ VÀO Đà Lạt NĂM 15 TUỔI, cũng học nghề thợ may tương tự ông Đàng, em út của bà Tiềm, tiệm Long Hưng số 9 Duy Tân. Các cựu khoá sinh trường Võ Bị và Chiến Tranh CHính Trị đều phải mua huy hiệu tại hai tiệm này khi xưa. Ai lên lon đều ra hai tiệm này mua để đeo. Lạ nghe, tiệm ông bà Tiềm mang tên là Vĩnh Hưng còn tiệm ông Đàng là Long Hưng, đều có chữ Hưng ở cuối. Không biết có phải tên ôn mệ chi đây hay không. Để hôm nào mình hỏi mấy bà dì, con của mấy ông bà này, xem sự tích về chữ Hưng.


Nghe kể ông Tiềm và ông Phúng làm thợ may, may áo quần rồi hai anh em gánh đi đường 3 ngày ba đêm mới xuống chỗ đèo Ngoạn Mục, nơi các lao công đang làm đường rày răng cưa hoả xa từ Phan Rang lên Đà Lạt để bán cho họ. Cho thấy khi xưa, người Đà Lạt chịu khó làm ăn. Nhờ vậy mới giàu, không ăn cướp của ai. 


Sau này, ông Tiềm xin được môn bài rượu và thuốc Cẩm Lệ. Ông ta độc quyền bán rượu và thuốc tại Đà Lạt. Khi xưa, muốn bán rượu thì phải được tây thực dân cho phép, đóng thuế cho họ nên mật thám hay đi lùng bắt những người nấu rượu lậu. Ở Bolsa này, có người nấu rượu đế bán cho các tiệm thuốc bắc. Không nên mua vì không biết độ cồn. Mình có anh bạn nha sĩ kể là khi còn ở Việt Nam, uống rượu khoai mì, không biết độ cồn nên ngày nay không dám uống bia vì hai lá thận bị hư. Chỉ uống được rượu mạnh, qua đêm thận mới lọc từ từ được. Còn uống bia vô thì cứng ngay, khó chịu tè không được. Anh ta cho biết độ cồn của rượu ở Việt Nam không được hạn chế như ở Hoa Kỳ.

Vô tiệm của ông bà Tiềm ở khu Hoà BÌnh là thấy mấy cái lu to đùng đựng rượu, ngoài ra ở đường Hàm Nghi, có một căn nhà dùng để làm kho đựng rượu. Có chú tài xế quên tên, hay chạy xe đi giao hàng. Dạo mẹ mình lấy chồng, ông Tiềm có kêu xuống Di Linh ở, làm đại lý bán rượu cho ông ta nhưng mẹ mình thấy buồn nên ở Đà Lạt. Dân Đà Lạt đa số là người miền trung nên hút thuốc Cẩm Lệ. Ông ta mua sỉ từ Huế vào rồi sắt thuốc, bán sỉ hay lẻ cho dân Đà Lạt. Ông Tiềm có người cháu vợ, là cậu Liễu, con bà Dụ, chị bà Tiềm. Từ Huế vào Đà Lạt học nghề của ông, sau này ra chợ mở hàng thuốc rê, thuốc Cẩm Lệ cạnh hàng guốc, xem như đại lý của ông Tiềm. Mình có viết về thuốc Cẩm Lệ và cậu Liễu rồi nên khỏi nhắc lại. Cậu có người con đi lính trinh sát đại đội 302 nên sau 75 cũng bị dân 30 đì mệt thở. Khi mình về Đà Lạt lần đầu mình có gặp cậu, lần thứ hai về thì cậu đã qua đời.


Dạo mệ ngoại từ Huế vô nhà mình sinh sống thì mình có nhiệm vụ đi mua thuốc Cẩm Lệ với giấy vấn thuốc từ cậu Liễu. Mệ mình vấn thuốc Cẩm Lệ hút với cái bật lửa nho nhỏ màu bạc. Có kể trong trong bài thuốc Cẩm Lệ. Hút chưa hết thì mệ dán điếu thuốc hút dỡ lên tường rồi khi hết thuốc, đợi mình đi mua thuốc thì lấy mấy điếu thuốc dán trên tường xuống, vấn thuốc hút đỡ trong khi mình chạy ra chợ. Nhớ mệ mình và bà hàng xóm, hay ngồi hút thuốc Cẩm Lệ và ăn trầu, kể chuyện xưa cho nhau nghe tương tự ngày nay mình hay kể chuyện Đà Lạt xưa cho thiên hạ. Gia đình tây ở Đà Lạt mang tên Faraut nên đồn điền của họ được gọi là “La Faraut”, còn công ty của người Việt mang tên Lafaro. Không biết có liên hệ với nhau hay không. Ai biết thì cho em xin. Cháu ngoại ông Lafaro bận làm thuế nên đợi hết mùa thuế mình mới nói chuyện được.


Để mình hỏi vòng vòng tây ta để kiểm chứng tin tức về rượu Lafaro Đà Lạt xưa rồi sẽ kể (Còn tiếp)


Hello a. Sơn tôi là người Dalat nên có thể cho anh một vài thông tin liên quan đến gia đình ô. Farraut và hãng rượu Lafaro tại Dalat. 2 tên này không dính dáng gì với nhau. Ô. Farraut và gia đình người Pháp có trang trại ở Chi Lăng gần hồ Mê Linh . Ông ấy cũng có farm ở vùng Suối Tía Tuyền Lâm bây giờ và nhiều khu đất khác ở Dalat. Sau 1975 tài sản của gia đình bị sung công và họ trở về Pháp . Vài năm gần đây cháu ngoại ông ấy có trở về muốn tổ chức trồng nho và làm rượu vang tại Dalat. Nhưng thấy nhập rượu về bán mau có lời hơn nên chuong trình trồng nho không phát triển được . Về hãng rượu Lafaro tại đầu đường Võ Tánh là hãng rượu của người khác làm Brandy chứ không làm vang. Nhà này có 2 cô con gái xinh đẹp học Đại Học Dalat có nhiều cây si trồng ngoài cổng . Bữa nào rảnh sẽ kể cho anh nghe. Ssu 1975 cơ sở này cũng bị Nhà Nước tiếp quản nên nhãn hiệu rượu Lafaro cũng dẹp luôn. Nhiều năm gần đây rượu vang Dalat được sản xuất bởi vài công ty của địa phương và cũng nổi tiếng . Nhưng đó là chuyện khác. Vài giòng góp với anh câu chuyện về rượu. Sẽ có dịp trao đổi với anh nhiều chuyện khác vì tôi cũng là dân gốc "ngo" như anh .


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Huynh đệ tương tàn


Đồng chí gái và mình lên San jose dự lễ thất tuần của người dì, em mẹ mình nên luôn tiện thăm gặp họ hàng và thân hữu. Có chạy lên dòng Don Bosco ở Richmond viếng mộ của một linh mục qua đời năm vừa rồi. Nhìn thấy mộ, mới chấp nhận người bạn đã ra đi thật sự về thiên quốc. Thấy các linh mụ khác đa số là chết trên tuổi 90 so với anh bạn linh mục. 

Có anh bạn kể có viết về tiểu sử gia đình bố mẹ nhưng anh em trong gia đình không ai đọc nên Chán Mớ Đời. Mình nói anh em hay có sự đố kỵ nên khó mà trách móc họ được. Mình chỉ làm những gì mà tư duy mình, cho biết là nên làm. Anh chị em có giúp thì tốt còn không thì đừng trách họ. Đó là luật thiên nhiên, anh ta hỏi có phải người Mỹ gọi là siblings rivalry. Mình nói chính xác. Do đó nhiều gia đình cha mẹ nằm xuống là anh chị em từ bỏ nhau mà người xưa rút kinh nghiệm nên giao lại cho người con trưởng để tránh vấn nạn huynh đệ tương tàn. Chưa nói đến anh em hai dòng hay 3 dòng.


Cha mẹ qua đời, để lại gia tài nhiều hay ít nên anh em tranh nhau. Nếu chia đồng đều thì khó mà kiếm ăn. Lấy thí dụ, bố mẹ qua đời để lại 1 mẩu đất để canh tác. Nếu chia 10 người con là ngọng. Lý do là cần có đường để đi đến mấy miếng đất đã được chia. Mất hết đất canh tác.

Hoa Kỳ là thuộc địa cũ của Anh quốc nên luật pháp dựa trên luật pháp của mẫu quốc. Theo luật thừa kế của Anh quốc thì người con trưởng sẽ có trách nhiệm trông coi tài sản cha mẹ để lại với điều kiện là để các em trai phụ canh tác đất của cha mẹ rồi bảo đảm đời sống kinh tế cho gia đình các em. Không có trường hợp con trưởng vớt hết để lại cây khế cho người em. 

Năm ngoái mình có dọ mua 5 căn hộ do bố mẹ gốc Việt để lại. 9 anh em câu xé nhau, thưa kiện ra tòa vì không đồng ý quyết định chung. Bố mẹ để tên người em gái, có chút hiểu biết về tài chánh nhưng mấy ông anh và bất chấp. Cuối cùng 9 anh em không đồng ý giải pháp của mình. Nay họ lại rao bán nữa nhưng hết tiền. 


Nói chuyện với anh bạn, gốc Đà Lạt, nhà ở đường Phù Đổng Thiên Vương, du học trước mình 4 năm ở Bỉ sau qua Hoa Kỳ làm việc. Lại gặp thêm một người gốc Đà Lạt tốt nghiệp tiến sĩ tại Hải ngoại. Anh ta có nhắc đến chuyện con ó đen. Con ó đen sinh ra hai cái trứng thì khi con ó con nở đầu tiên đã tìm cách lấn áp con ó thứ hai để dành ăn có thể đẩy ra khỏi tổ cho chết để dành lương thực của ó mẹ đem về. Đó là luật sinh tồn. Có lẻ vì vậy khi xưa, chúng ta phải học sách giáo khoa anh em như thể tay chân, ra đường em ngã chị nâng em vào,…


Chúng ta thường chứng kiến anh em tranh chấp nhau khi bố mẹ qua đời. Mình đọc vài nghiên cứu thì họ cho biết nếu anh em đông thì trong bầy đàn luôn luôn có những người em muốn khẳng định cho mọi người biết về bản năng này, đưa nhau đến cãi vã nhất là cách nhau năm một. 


Mình có đọc cuốn sách do một luật sư chuyên lo các vụ tài sản, tài chánh cho các gia đình giàu có. Ông ta giải lý tại sao người ta hay nói ai giàu ba họ, ai khó ba đời trong khi các gia đình giàu có của Hoa Kỳ cũng như tại âu châu không bị thất thoát tài sản vì chia năm xẻ 7. Ông ta đơn cử dòng họ Rothchilds, xuất thân từ Đức quốc, ông bố cho mỗi con trai đi qua Anh quốc, Ý Đại Lợi, Áo quốc, Pháp quốc để mở công ty. Họ thông báo với nhau nên bắt được thị hiếu thị trường nên giàu có, mua trước bán sau. Chính dòng họ này đã đóng góp tiền của để ông đô đốc Wellington đánh bại Napoleon. Mình đoán dòng họ ở Pháp quốc cũng vậy. Nghe kể là khi Napoleon bị thất trận Waterloo, bồ câu báo tin cho họ ở khắp các nước nên họ có thể mua, chuẩn bị khi tin Napoleon thua trận được loạn tin bằng báo chí thì họ đã tung tiền mua trước.


Làm sao họ giữ được tài sản lâu năm và lâu đời. Họ thành lập một bản hiến pháp của gia đình như một quốc gia, và có một hội đồng quản trị để lo việc quản trị tài sản. Hàng năm họ gặp gỡ nhau con cháu khắp nơi về để báo cáo tình hình tài chánh và bầu bán công việc cho mỗi người có khả năng. Một người anh cả nhưng không có tài cáng gì cả, thì cho người chơi xơi nước, vẫn được cung cấp tiền bạc để sống, con cái vẫn được giúp đỡ đi học. Nếu con cháu giỏi thì sẽ được thâu nhận cho vào ban quản trị.


Trong các thể chế, người con cả được quyền thừa kế, thường hay bị lộn xộn vì anh em tranh chấp nhưng trong một thể chế dân chủ, hội đồng, ban quản trị của gia đình bàn họp xem việc nào cần, quan trọng thì sẽ giúp tài sản của đại gia đình nhồi lên.


Hồi nhỏ bà đầm có dạy về huynh đệ tương tàn như trường hợp Caen và Abel trong cựu ước hay Romelus và Remus của thành Là Mã. Hồi đó bà đầm giảng dạy thằng em tìm cách báo thù thằng anh khiến mình như ngỗng ị. Lớn lên mới hiểu em út lấy lấy vợ lấy chồng sinh ra đủ chuyện. 

Ông Rockefeller từng tuyên bố không nên đứng tên mà kiểm soát tài sản. Nếu một người Mỹ giàu có qua đời thì con cháu sẽ bị đánh thuế tài sản (estate Tax). Theo hiện nay thì nếu gia tài trên 11.5 triệu sẽ bị đánh thuế liên bang và ai ở Cali sẽ bị đánh thuế luôn. Tùy số tài sản có thể lên đến 55%.


Dân có tài sản nhiều thì họ thành lập các foundation. Điển hình ông bà Clinton, họ thành lập một foundation mang tên họ rồi ai tặng tiền thì cứ tặng foundation của họ, được miễn thuế. Sau khi bà Clinton thất cử người ta mới dám nói là tài sản của foundation là trên 2,000 triệu đô La. Mình không rõ về cấu trúc của foundation của họ. Theo mình được kể mấy người Mỹ giàu chỉ có vài triệu thì họ chỉ làm được Charity Remainder Trust thì mỐi năm chỉ cần đóng góp 10% lợi tức của CRT cho những công việc thiện nguyện là được. Lấy thí dụ foundation có 2 tỷ, mỗi năm đầu tư được 5% xem như được $100 triệu, chỉ cần tặng cho các cơ quan thiện nguyện 10% hay 10 triệu đô và giữ 90 triệu. Đó là cách các foundation của gia đình Bill Gates, Warren BuffEtt và các tỷ Phú hay triệu Phú Mỹ hoạt động. Họ vừa được tiền cho tiền từ thiện và không đóng thuế. Xong om 


Cho nên các chính trị gia lên tiếng đòi đóng thuê mấy người giàu là chỉ câu phiếu. người Mỹ giàu ở Hoa Kỳ đóng thuế ít hơn người nghèo như ông Warren Buffett đã từng tuyên bố ông ta đóng thuế ít hơn cô thư ký của ông ta. 


Họ mướn những luật sư và tay cố vấn tài Chánh nổi tiếng để giúp họ giàu thêm. Còn những người bình thường có chút tài sản, không được các cố vấn tài Chánh hướng dẫn nên không biết làm gì hay giải thích cho con cháu để giúp giữ tài sản nhỏ bé và bị chia xẻ năm xẻ bảy thay vì hợp sức nhồi thêm giúp các thế hệ sau này khá hơn. Đưa đến nạn anh em không nhìn mặt nhau. Ai cũng nói là ra đời bằng tay không nhưng khi chết cũng không đem theo được những thì nhưng vẫn tranh dành. 


Hai đứa con mình kể khi bay qua Boston dự đám cưới cô cháu vợ. Mấy anh em họ họp mặt nói chuyện thì vợ chồng cô cháu, đã trở thành triệu Phú ở tuổi 30, mới bán một công ty bỏ túi 27 triệu. Hai vợ chồng kể là cho con đi học trường tư đặc Biệt để họ dạy hai đứa con làm sao cạnh tranh với Elon musk thay vì suy nghĩ như thế hệ đầu tiên sang Hoa Kỳ. Cứ khuyên con học kỹ sư hay bác sĩ. Mình có thằng cháu mới 32 tuổi bán công ty của nó, bán đồ gắp kít chó được 8 triệu. Ngon ơ. Người Mỹ dẫn chó đi chơi mỗi ngày để chó ị và tè. Họ ngại cúi xuống lượm phân chó thì có cái gậy gắp kít chó mua từ Trung Cộng. Hắn làm tiền dễ dàng nên thiên hạ mua 8 triệu giờ đang tìm ý tưởng khác để làm ăn.


Anh bạn mình than anh em trong gia đình cạnh tranh rên là đóng thuế mệt thở. Nay thấy con anh ta, tốt nghiệp bác sĩ cũng lâm vào trường hợp của vợ chồng anh ta. Đi làm đóng thuế. Mình khuyên nên cho cháu đi học các lớp về tài Chánh. Và đưa link những lớp tài Chánh mà mình trả tiền cho con đi học. Thậm chí thằng bồ của con gái. Nếu nó lấy con gái thì cũng tốt nhưng ít ra bàn cãi với con mình.

Tại Hoa Kỳ có hai loại giáo dục: giáo dục phổ thông dạy chúng ta một cái nghề để làm tiền đóng thuế. Một thể loại giáo dục khác rất quan trọng hơn là giáo dục tài Chánh không được dạy tại học đường. Con nhà giàu thì chúng thấy bố mẹ và dòng họ từ nhỏ nên chúng làm theo một cách tự nhiên và được bố mẹ cho đi học thay vì lăn đầu học xói trán y sĩ để đóng thuế. 


Có bà chị dâu vợ bác sĩ kêu có chị bạn qua đây làm nail rồi để dành tiên mua nhà rồi chung cư. Nay ngồi chơi, giàu hơn vợ chồng chị ta trong khi chồng chị ta học y khoa mệt thở rồi đi làm đóng thuế.  Chán Mớ Đời 

Còn tiếp 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn