Gặp người Đà Lạt Xưa

 

Lên San Jose nhân lễ 49 ngày của dì mình thì có anh gốc Đà Lạt nhắn tin, mời ghé lại nhà ngủ. Lâu quá không gặp người gốc Đà Lạt nói chuyện xưa nên mình nhận lời thay vì ngủ khách sạn khiến mụ vợ hỏi. Anh quen ra răn, mình nói chưa bao giờ gặp mặt khiến mụ lo, kêu răn lạ rứa. Không sợ à. Mình nói không sợ thằng Tây nào cả. Đời ta chỉ sợ con vợ thôi. 

Hóa ra anh ta là cựu học sinh lasan Adran và có học mấy tháng cuối của terminal ở Grand Lycee. Nhà ngay đầu đường Phù Đổng Thiên Vương, ấp Nghệ Tỉnh, trồng dâu tằm gần ngã năm đại học, nơi được xem là có đèn xanh đèn đỏ đầu tiên tại Đà Lạt. Đậu Tú tài xong thì đi du học ở bruxelles, Bỉ năm 1970. 


Dạo đó ông Kỳ cấm sinh viên du học tại Pháp vì khi ông ta sang Tây trong một chuyến công du, thay vì xổ tiếng Tây ông ta lại dùng anh ngữ trả lời không đúng ngữ vựng như nói tôi rất khâm phục Hitler khiến báo chí thế giới lên án nên ông ta không cho đi du học tại pháp đến khi ông Trần Văn Hương làm phó tổng thống thì mới được du học tại Pháp lại. Lâu rồi mình đọc tài liệu trên trang nhà của cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam. Từ đầu thập niên 70, du học sinh chỉ được đi Bỉ, Ý Đại Lợi, và Đức quốc.

Anh ta đậu tiến sĩ rồi chạy qua Mỹ làm nghiên cứu sinh tại đại học Stanford rồi được nhận làm việc tại Pennsylvania đến khi về hưu. Mẹ anh ta lớn tuổi không muốn sang Hoa Kỳ nên anh ta về Đà Lạt sống với mẹ được 10 năm thì phát hiện ra đồng chí vợ tại Đà Lạt. 


Vợ anh ta là con gái của tiệm chụp hình Văn Hoa, bên cạnh tiệm kem Thuỷ Tinh, đối diện rạp chiếu phim Ngọc Hiệp. Chỗ này có con hẻm dốc đi lên đường Hàm Nghi, bên cạnh chỗ tiệm phở Tùng, gần cà phê Tùng. 


Anh ta cho biết chú trọng nhất về sức khỏe nên hai vợ chồng sáng nào cũng dẫn nhau leo núi từ 5:30 sáng. Anh rủ mình đi nhưng không dám bỏ vợ một mình tại nhà lạ. Đồng chí gái yếu bóng vía, vào nhà lạ đã sợ nay nằm một mình thì chắc la mình mệt thở. Do đó đó đi chơi hay ngủ khách sạn cho vợ bớt lo.

Đây là cây dâu tằm chính gốc của công ty Lafaro Đà Lạt xưa 

Gia đình anh ta khi xưa làm vườn trồng rau cải nhưng có một khoản vườn được canh tác trồng dâu. Loại giống mà công ty Lafaro tại Đà Lạt xưa trồng để làm rượu. Nghe anh ta nói là loại dâu này cộng với loại dâu thường thấy cũng quanh khách sạn Palace được công ty Lafaro khi xưa dùng để làm rượu. Thường được xem là đặc sản của Đà Lạt. Có anh bạn ở cali trồng ở nhà loại dâu Mỹ và làm rượu dâu tặng đồng chí gái một chai. Mình có thử thấy ngọt ngọt.

 

Mình phục anh ta là bỏ làm về Đà Lạt sống chăm sóc mẹ 10 năm mới trở lại Hoa Kỳ. Lên San Jose kỳ này thì gặp bạn mới còn bạn cũ thì ai cũng bận. Bơ đem lên để tặng họ phải đem tặng mấy người kia cho bớt nặng xe. 


Ngồi nói chuyện về Đà Lạt khi xưa khiến cả hai cùng nhớ. Mình nói tháng tư đến năm Cali có tổ chức họp mặt. Mình cũng chưa biết đi hay không vì không biết ai cả. Vô ngồi ăn rồi về nên đang lưỡng lự, đợi mụ vợ quyết định. 


Đi xa mà gặp người đồng hương khá cảm động. Chỉ tiếc là phải đi Modesto nên hẹn lần sau. 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Những tấm ảnh mới lượm trên mạng

 Tuần này lòmò thấy có mấy tấm ảnh xưa của Đà Lạt khiến mình nhớ vài kỷ niệm 

Tấm này là phong cảnh lễ mãn khóa của sinh viên trường võ bị quốc gia. Hình ảnh xe jeep chở tổng thống Nguyễn văn Thiệu và thủ tướng Trần Thiện Khiêm khiến mình nhớ đến vụ chuẩn úy Phúc của đại đội trinh sát 302.

Số là lính 302 được xem là kiêu binh của Đà Lạt khi xưa nên mỗi lần có mãn khóa của trường Võ Bị hay Chiến tranh chính trị là họ cho đại đội này xuống Đơn Dương đóng quân. Không cho đi hành quân. Lý do là hành quân thì phải có lính trừ bị đóng tại Đà Lạt. Thường ở tòa tỉnh gần khách sạn palace. 

Thường các lễ này thì tướng các vùng về để nhận sĩ quan mới cho quân đoàn và họ đi nhảy đầm gái gú thì hay đụng lính 302 nên đại đội 302 thường được cho ra ngoài thị xã như Đơn Dương đóng quân mấy ngày này. Có năm đang đóng quân tại Đơn Dương thì có chiếc xe đò từ Phan Rang lên thì trên xe có một ông lính về phép nhận ra đại úy Phong nên gọi rồi nhảy xuống xe. Hóa ra bạn thân khi xưa rồi cả hai đi lính mỗi người một ngã. Anh lính về phép rủ đại úy Phong về Đà Lạt uống chai bia mừng gặp nhau. Đại úy Phong kêu có lệnh là không được vào Đà Lạt. Anh bạn kêu thì tới Chi Lăng thôi đâu phải Đà Lạt. Thế là đi với lính cận vệ lên Saint Benoit vào tiệm tàu ăn uống. Hơi say nên bà chủ quán kêu hết bia rượu. Nên chuẩn úy Phúc mới nói để đi mua rượu. Chạy vào PX của lính Mỹ gần đó. 

Chuẩn úy Phúc đi vào khu vực này thì có 4 ông quân cảnh đứng gác kêu đi đâu. Ông chuẩn úy đã say nên kêu tao là chuẩn úy Phúc. Không được gọi ê a đi đâu. Lính trinh sát thì hay bận áo quần Việt Cộng khi nhảy toán nên quân phục không chỉnh đốn sạch sẽ. Nói qua nói lại thì mấy ông quân cảnh khệnh chuẩn úy Phúc bằng dùi cui nên bỏ chạy ra quán ăn. 

Thiếu tá Phong thấy chuẩn úy Phúc chạy về thì hỏi rượu đâu. Kêu không có bị quân cảnh chận và đánh. Nghe đàn em bị đánh thì máu nóng lên nên thiếu tá Phong chạy vào trong khi cận vệ ra xe lấy súng. Chạy vào cổng chưa chi bị 4 ông quân cảnh vây đánh thì cận vệ ngoại cổng đang đứng trên xe thấy vậy nên lấy đại liên ria trên đầu. Quân cảnh và thiếu tá Phong bò nằm dưới đất rồi cận vệ bồi thêm mấy viên súng phóng lựu. Lúc đó thiết giáp M113 chạy ra, Thiếu tá Phong và cận vệ bỏ chạy ra cổng lên xe chạy về căn cứ Đơn Dương. Mỗi lần ông Thiệu về là có thiết giáp, Biệt động Quân được điều động về để bảo vệ an ninh.

Vừa về đến căn cứ thì có truyền tin đưa máy có đại tá nào ở trường Võ Bị gọi hỏi chuẩn úy Phúc ở đâu. Chắc ông ta bị tướng Lâm Quang Thơ hay Lâm Quang Thi, hai anh em tướng này đều có lần chỉ huy trưởng của Võ Bị, la mệt thở nên la lại. Cuối cùng ra tòa án quân sự. Chuẩn úy Phúc nhận hết tội nên bị 7 năm tù còn Hùm Xám Đà Lạt bị 3 năm tù treo, không được lên chức. Ai biết tông tích chuẩn úy Phúc thì cho mình hay. 

Tấm ảnh này thì chụp từ tiệm bán máy truyền hình raDio Việt Quang trên đường Phan Đình Phùng. Căn đầu tiên bên trái là nhà và phòng mạch của bác sĩ Phán hình như sau này là của bác sĩ Khiêm, nơi mình được sinh ra đời, bên cạnh là trường tiểu học Minh Trí. Hình này mình đoán chụp sau 76 vì thấy xe bò xe ngựa và vắng xe. 
Tấm này cũng trên đường Phan Đình Phùng chụp từ Xóm Giếng bên tay phải. Chỗ này có tên Thành học chung và đá banh khi xưa. Ông bố cũng đá banh cho đội Cảnh Dát Quốc gia có thủ môn Rớt. Ông Rớt này sau 75 chạy đâu sang đến Ấn Độ. Có viết thư cho mình nhưng sinh viên nghèo nên chả giúp gì được. Hy vọng ông ta đã được định cư tại Hoa Kỳ. Hình như ban nhạc CBC thời gian đó cũng chạy đâu qua Ấn Độ. Nhìn lên đồi thì thấy đường Hàm Nghi, có nhà thờ Tin Lành mà khi xưa, tối thứ 6 và thứ 7 là họ bắt loa phóng thanh giảng đạo về tin mừng CHúa ra đời.

Mình thấy cái quán 1 tầng nơi khi xưa, ngay cái dốc nhà thờ Tin Lành. Nơi mình học hè với ông giáo Kim. Ông ta có người con trai học trên mình mấy lớp tên Ánh, bị hư một con mắt. Ông ta ở trong xóm phía sau nhà bảo sanh Trương Thị Lập. Mướn chỗ này để dạy học sinh tiểu học. Lần đầu tiên về Đà Lạt, có gặp ông ta ăn phở chỗ bến xe Tùng NGhĩa. Ông ta kể là định cư ở nước ngoài nhưng lại về Đà Lạt ở. Mới lấy vợ mới. Có mời ông ta bát phở để cảm ơn công dạy dỗ mấy tháng hè khi xưa.
Tấm này là dốc Lê Đại Hành và góc Thành Thái. Chỗ hai mẹ con dắt nhau đi, bên trái là vũ trường La Tulipe Rouge. Sau lưng hai mẹ con là cầu thang chợ do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế, đi lên, băng qua đường là mấy thang cấp đến đường Thành Thái. Băng qua đường Thành Thái sẽ có mấy thang cấp khác đưa lên con hẻm đi đến đường Trương Vĩnh Ký, bên phải là nhà trồng răng Trình, tiệm ăn Nam Sơn mà khi xưa anh Paul và ông Thanh bị nằm vùng đặt chất nổ hay cài lựu đạn chết khi đi ăn ở Nam Sơn ra. Xa xa thấy tiệm kem Việt Hưng ngày xưa, còn thì dãy cư xá trên đường Thành Thái. Xong om

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn 





Tử sĩ và Liệt sĩ


Năm ngoái về Việt Nam, trước khi bay ra Quảng BÌnh, mình tranh thủ đi viếng nghĩa trang quân đội Việt Nam Cộng Hoà ở Biên Hoà. Đi vòng vòng kiếm đến một ngôi chùa nhỏ không có ai cả. Thắp hương khấn ơn trên phù hộ cho kiếm được nghĩa trang thì 2 phút sau có chiếc xe Honda chạy vào sân chùa. Họ cho biết phải đi theo con đường nhỏ bên hông chùa mới đến.
Bổng nhiên nhớ lại trường xưa 

Đi vào thấy Nghĩa Dũng Đài còn tượng đài Thương Tiếc của ông Nguyễn Thanh Thu đã bị kéo sập. Đi vòng quanh nghĩa trang, xem các mộ tử sĩ thấy họ ghi tên những người lính chết rất trẻ ở tuổi 19, 20. Lính dù rất nhiều, chắc chết trong mùa hè Đỏ Lửa. Nghe nói đến tháng 4/75 thì có đến 18,318 tử sĩ Việt Nam Cộng Hoà được chôn cất tại đây. Thấy có nhiều mộ được gia đình xây dựng to lớn, có nhiều mộ thì chắc gia đình cũng không nhớ hay đi đâu. Mình xem tên tuổi của các tử sĩ mà rùng mình vì họ chết ở tuổi mà mình đi tây. Trước đây, nghĩa trang này bị bỏ phế, cấm ai lai vãng nhưng sau này quốc hội Hoa Kỳ can thiệp nên Vietnamese American Foundation mới quyên góp tiền về để tu sửa lại. Nếu không, chắc họ đã cày xây dựng nhà cửa rồi. Mình thắp nén hương cho các người nằm xuống rồi ra phi trường đi Quảng BÌnh.


Lần sau về mình sẽ đi viếng nghĩa trang liệt sĩ tại Đà Lạt, nghe nói gần Cam Ly, gần lăng ông cha vợ của vua Bảo Đại, Nguyễn Hữu Hào. Về Việt Nam, chạy dọc quốc lộ hay ngang các làng tỉnh đều thấy các nghĩa trang liệt sĩ. Đọc báo Hà Nội, nghe nói có nhiều làng chưa đến 2,000 người trú ngụ nhưng nghĩa trang lên đến cả chục ngàn liệt sĩ. Mình đoán họ làm thêm để Rút tiền nhà nước.


Mình nhớ lần đầu tiên ngủ tại quê. Sáng đâu 4, 5 giờ sáng nghe tiếng loa phường kêu tên các liệt sĩ của làng chết tại trận Điện Biên Phủ khiến mình thất kinh. Hoá ra làng mình Có nhiều người tham dự trận Điện Biên PHủ. Ông cụ mình không muốn tham gia nên du kích bao vây nhà ông bà nội như bài hát Người anh Vĩnh BÌnh của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang kể. May ông cụ nhảy qua tường phía sau nhà, trốn vào Nam nếu không chắc có tên trong danh sách được đọc trên loa phường của làng hôm ấy.


Có người sinh trưởng tại Đà Lạt kể cho mình nghe về gia đình anh ta. Bố anh ta đi kháng chiến bị Tây bắn chết. Dạo ấy anh ta còn bé nếu không chắc cũng đi theo Việt MInh. Sau này lớn lên thì ở trong Nam nên đi lính Việt Nam Cộng Hoà. Sau 75 thì bị bắt đi cải tạo ngoài Bắc 10 năm. Anh ta về Đà Lạt thì có đi viếng nghĩa trang liệt sĩ của Hà Nội vì họ có dựng mộ bia bố anh ta, liệt sĩ. Đi thắp hương trước mộ của bố xong thì anh ta đi rảo rảo xem thì khám phá ra các mộ liệt sĩ có người chết tại các chiến trường mà anh ta đã tham dự khi xưa. Anh ta tự hỏi biết đâu anh bộ đội nằm đây, có thể do anh ta hay đồng đội của mình bắn chết khi xưa. Anh ta mới lấy thêm hương để đốt nén hương cho những người đã do đồng đội hay anh ta bắn chết khi xưa.


Nói đến Cam Ly khiến mình nhớ đến 20 người kháng chiến chống tây bị bắn tại đây và có một bà sống sót hình như tên Lan, ở số 4, nay đã qua đời. Lý do là dạo ấy có một người theo kháng chiến, được lệnh ám sát tên mật thám trước tiệm Đức Xương Long. Ông này hiện sinh sống tại thành phố Cựu Kim Sơn, Cali. Bà cụ mình kể là đang ở chợ thì nghe tiếng cóc cóc rồi được tin tên mật thám bị bắn chết. Đà Lạt xưa, cũng có một vụ ám sát hụt một viên chức mật thám tây, nhà ở cạnh nhà bà nhu nên mình không rõ là vụ 20 người Việt bị bắn ở Cam Ly dính dáng với vụ này hay mật thám tây lai ở trước Đức Xương LOng. Ai biết thì cho xin để bổ túc.


Tây đi lùng và bắt rất nhiều người Đà Lạt trong đó có mẹ mình và con gái ông bà Võ Quang Hàm. Ở tù trên lao chỗ gần hồ Xuân Hương. Sau 6 tháng thì ông Võ Quang Tiềm mới bảo lãnh bà cụ ra tù, nhờ ông Cao Minh Hiệu, thị trưởng Đà Lạt dạo ấy. Sau này, gặp lại nhau, cô Minh hỏi ai khai ra chị để bị bắt. Bà cụ mình kêu em chứ ai. Dạo ấy đâu 17, 16 tuổi bị mật thám trấn nước đánh đau quá thì khai hết. Dạo ấy, ở khu Hoà Bình, các người trẻ đều tham gia kháng chiến nên sau này, mình ra khu này là chào thiên hạ mệt thở vì họ đều quen với mẹ mình.

Quê vợ 

Mẹ mình kể bị hai tên mật thám cho tây tra khảo. một tên hỏi đã đi tàu bay, đi tàu thuỷ chưa? Bà cụ ngây thơ trả lời đi tàu thuỷ thì đi rồi còn tàu bay thì chưa. Đi tàu bay là bị câu điện còn tàu thuỷ là trấn nước. Một tên mật thám hỏi đi tàu thuỷ khi nào. Mẹ mình trả lời năm 1948, đi tàu thuỷ từ Tourane vào Phan Thiết rồi lên Đà Lạt năm 15 tuổi. Khiến tên mật thám kêu Chán Mớ Đời.


Mẹ mình bị bắt cùng hồi với 20 người bị bắn tại Cam Ly. Có lẻ vì vậy mà họ làm nghĩa trang liệt sĩ tại chỗ này. Mình có ông chú ruột bị B52 dập chết khi trên đường vào nam, không biết nghĩa trang liệt sĩ ở làng mình có tên chú trong đó hay không. Lần sau về quê mình sẽ đi viếng để xem có tên của chú hay không. Bố mình thì bị Hà Nội cho đi tù cải tạo 15 năm nhưng về làng lại được xem là gia đình liệt sĩ có công với cách mạng Chán Mớ Đời 


Mình đi viếng nghĩa trang tử sĩ với Nghĩa Dũng Đài vì có tham dự một cuộc triển lãm về các thành quả của Vietnamese American Foundation như để cảm ơn các người nằm xuống khi xưa. Còn anh bạn kể đi viếng nghĩa trang liệt sĩ để thăm mộ ông bố rồi tình cờ khám phá các người chết khi xưa tham gia các trận đánh mà anh ta và đồng đội đã tham dự khiến anh ta bùi ngùi, thắp cho họ 3 cây hương để mong họ siêu thoát. Súng đạn vô tình, đồng đội anh ta cũng chết trong trận đánh đó, nay không biết mồ mã nơi đâu vì mã thánh Đà Lạt, do ông bà Võ Đình Dung biếu đất để xây dựng nghĩa trang cho dân Đà Lạt đã bị giải toả. Chán Mớ Đời 


Người Mỹ thường nói :” There are no winners in war, only losers.”


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Chuyện tiền anh thợ ống nước


Hôm kia vô vườn, nhắn tin anh thợ ống nước ghé vườn để tặng anh ta một thùng bơ 20 kí, đem về cho vợ con ăn. Hàng năm, mình gọi anh ta ghé lại vườn để Test backflow ống nước của vườn mình ngay chỗ đầu đường. Từ ống chính của thành phố vào vườn mình. Nếu backflow hư mà nước vườn mình mà chạy ngược lại ống nước cái của thành phố là bị phạt mệt thở nên cần gắn cái backflow để xem có vấn đề tỏng trường hợp ống nước cảu thành phố bị bể đâu đó rồi áp suất hút nước của vườn mình vào ống nước thành phố. 


Ở nhà cái robinet ngoài vườn hay chỗ nối đầu đường nối vào nhà, cần có một các backflow để khi có vấn đề, nước bẩn chảy ngược lại thì cái backflow sẽ chận ngay, không làm dơ bẩn nước trong đường ống. Thành phố bắt mình hàng năm phải kêu một thợ ống nước có bằng thử vụ này làm rồi nộp cho thành phố.

Như mọi năm, mình kêu anh ta lại rồi biếu một thùng bự bơ về ăn. Anh ta hỏi có nên bán căn nhà mà mình giúp anh ta mua cách đây 10 năm. Dạo ấy mới lấy vợ còn trẻ, mới có con thì có người muốn bán căn Mobile home và miếng đất. Anh ta phân vân vì sự đầu tư quá to lớn với lưới tuổi anh ta.

Mình nói nên và anh ta nhờ mình giúp thương lượng mua. Chủ bán đồng ý cho anh ta trả $20,000 trước rồi mỗi tháng trả đâu mấy trăm cho chủ nhà. Giá bán là $127,500. Anh ta đặt cọc $17,500, nợ chủ bán $110,000, tiền lời mỗi tháng là 5% cho 15 năm. Mỗi tháng đóng đâu $869.87. Vợ chồng vui vẻ lắm, nhưng lo sợ. Mình nói đừng lo, nếu trả không được thì bán lại cho tôi, mình mua cùng giá. Rồi mình cho họ thuê.


Hôm kia ghé vườn anh ta nói là có nên bán hay không vì có người trả $1,000,000 nhưng anh ta muốn $1,200,000. Mình nói là nếu họ chấp nhận $1,100,000 thì bán đi rồi mua hai căn ở Temecula, khu tốt, an ninh để cho con cái đi học. Một ăn đẻ ở còn căn kia cho mướn. Rất quan trọng cho gia đình anh ta. Anh ta cảm ơn. Trên đường lái xe về nhà, mình cảm thấy vui vì đã giúp anh ta. Nhớ lại những người đã giúp mình khi xưa, tương tự mình cũng giúp 3 người khác mua nhà nay đều triệu phú. Trên đời không có gì vui khi đã giúp được ai một việc gì, có lẻ vui hơn cả trúng số. Có lẻ người mình giúp đầu tiên là vui nhất. Sau thì không để ý nữa. 


Nhớ có lần anh bạn gốc Bồ Đào Nha. Thường thì mình hay quen dân từ âu châu sang vì có cùng lịch sử tây âu. Anh ta gọi điện thoại nhờ lên Arcadia xem dùm anh ta căn nhà tính mua, xem giá cả sửa chửa trùng tu lại. Mình nhất trí, đi lên cùng vợ chồng anh ta. Trên xe anh ta kể giá cả về căn nhà muốn mua nhưng tên địa ốc không trả lời. Mình kêu đúng rồi vì hắn ta muốn có huê hồng cả bên mua bên bán. Mình nói muốn mua thì nên gọi hắn rồi kêu nhờ hắn mua dùm cho ông bà nhưng anh bạn mới đậu bằng địa ốc nên muốn ăn tiền lời.


Mình nói giá căn nhà $450,000, anh mua với bằng của anh thì được Hoa Hồng $9,000 (2%), tên Broker của anh lấy mất phân nữa chỉ còn $4,500. Đóng thuế mất $2,000, còn lại $2,500. Trong khi anh mua $400,000, để tên bán mua dùm cho anh thì anh lợi được $45,000. Bà vợ ngồi phía sau kêu Sony nói đúng. Thế là anh ta khẩn khừ vì mới đậu bằng địa ốc, muốn cho vợ thấy là cũng làm ra tiền. Đến nơi thì không có tên chuyên gia địa ốc ở đó, cả đám đi vào căn nhà này. Căn nhà này có đến 7 phòng, dùng làm chỗ cho người cao niên chung sống thay vì vào viện dưỡng lão, người Mỹ gọi là Assisted Living Home. Chủ mướn một bà quản lý với thằng con lo chạy việc, dọn dẹp, chở thiên hạ đi bác sĩ,…


Mình vào nhà thì gặp bà quản lý người Phi lUật Tân nên thọt vài câu tagalog rồi nói là muốn mua căn nhà. Với điều kiện là mẹ con bà ta ở lại giúp chúng tôi. Bà này nghe vậy mừng quá gật đầu như gà nuốt dây thung. Mình nói gọi dùm chủ nhà, bà ta gọi liền. Mình nói chuyện với chủ nhà kêu tên bán nhà không trả lời điện thoại. Muốn mua thẳng họ được không. Ông ta trả lời là được vì giao kèo ký bán với tên địa ốc hết hạn cuối tuần này. Mình hỏi chừng nào gặp. Họ đang đi chơi nên tuần sau về. 


Tuần sau gặp lại thì bà chủ là y tá, làm việc cùng nhà thương với bà vợ của anh bạn. Thế là xong khỏi lôi thôi. Mình trừ tiền Hoa Hồng đủ trò, chủ chịu bán $420,000 và cho vay lại 15 năm. Mình cho thợ lên sửa điện nước và họ trả thẳng cho thợ. Vợ chồng con cái bò lên sơn phết lại. Họ cho thuê phòng được 14 người. Nghe họ kể là mỗi tháng trả tiền chi phí hết, còn dư độ $40,000, xem như nữa triệu một năm. 15 năm sau họ trả hết nợ, Chán Mớ Đời nên bán giá $1,400,000 cho tên tàu nào. Vùng này toàn người Tàu ở. Họ đem $1,400,000 qua Texas mua 50 căn hộ rồi dầu lửa lên nên giá thuê căn hộ lên gấp đôi. Họ bán được 4 triệu. Về hưu thoải mái, mời vợ chồng mình đi du thuyền bên tây để cảm ơn nhưng dạo ấy mình bận nên không đi .


Có anh thợ khác, có lần dẫn vợ đến nhà mình để mình giải thích cho vợ anh ta nghe về mua nhà. Anh ta sửa chửa nhà cửa cho mình từ 16 năm qua nên tò mò vụ mua nhà cho thuê. Kêu vợ anh ta khôn hơn anh ta, cũng có thể chị vợ sợ gì đó, chồng nghe lời dụ dỗ của ai đó. Sau đó mình có tặng mấy cuốn sách về đầu tư và CD về các seminar mình đã dự. Hôm qua anh ta gọi nói đã nghe hết và đọc sách mà mình tặng, nhưng sẽ xem chừng nào mới mua được nhà. Mình kể chuyện anh thợ nước thì anh ta bổng kêu chới với. Họ biết nhau. Chỉ có khác là một anh ký tên mua căn Mobile home với miếng đất còn anh kia chỉ đợi khi nào học hết mọi thứ rồi mua nhà. 


Mình nói anh ta không còn trẻ nữa. Chúng ta quen nhau đã 16 năm. Tóc tôi nay đã bạc và anh cũng sẽ nối gót. Anh thợ ống nước thì 10 năm đã mua nhà còn anh này thì tiếp tục mướn Mobile home ở. Có anh thợ sơn khi xưa, mình kêu mua căn nhà mình đang tính bán nhưng anh ta kêu chỉ có $50,000 thì mình nói nhất trí, lấy $50,000 cho vay lại số $450,000 còn lại. Anh ta chần chừ rồi không mua. Mình bán cho anh khác với giá $550,000, lời hơn $50,000 nay anh thợ này nhờ căn nhà đó mà trên 20 năm qua, anh ta rút ruột của căn nhà đầu tiên, mua được thêm 3 căn nhà. Cho thấy phải hành động chớ cứ lừng khừng thì chả bao giờ được gì cả. Như lấy vợ, gặp cô nào cũng tán để xem ai là đối tượng mà lấy chớ ngồi đợi thì không bao giờ xoá ế giảm độc thân.


Hôm trước, có anh chàng kỹ sư trẻ, gốc Jordan mà mình có ghé nhà bố mẹ anh ta khi đến xứ này, rủ đi uống cà phê. Anh ta than là bà vợ bác sĩ muốn đổi nhà khác cho đúng tiêu chuẩn bác sĩ. Anh ta thì muốn để dành tiền để đầu tư mua nhà. Mình đoán là vợ chồng cãi nhau như mình và mụ vợ. Trước kia, đang ở nhà ngon lành, mụ vợ kêu muốn đổi nhà khác, nhỏ hơn nhưng trong khu mới mới. Mình cũng vào tuổi anh chàng này, bảo để dành tiền mua nhà cho thuê, về già có tiền xài. Cuối cùng cũng phải nghe lời vợ. Khi không có người gửi cho địa chỉ căn nhà ngân hàng tịch thu nên đành phải mua vì giá hời.


Mình nói anh ta nên đọc cuốn “The Millionaire mind” của Stanley Thomas, một giáo sư đại học Georgia Tech, đã bỏ mấy chục năm trời nghiên cứu về người Mỹ giàu tại Hoa Kỳ, để hiểu về tư duy của người triệu phú ở Hoa Kỳ. Họ mua nhà ở khu sang trọng, an ninh thì tương lai giá nhà lên cao hơn là các khu lụp xụp. Bây giờ anh trả tiền một tháng gần 2 ngàn đồng cho con cái đi học trường tư vì ở khu xụp xệ. Mua căn nhà ở học khu có trường học tốt hơn thì lấy tiền $2,000 đóng học phí để trả tiền nhà ở khu có học khu tốt, khỏi phải cho con học trường tư. Sau này nhà ở mấy khu đó lên giá cao hơn là khu anh đang ở. Nghe vậy anh ta như giác ngộ cách mạng, mừng hết lớn vì có thể chìu theo bà vợ mua nhà mới ở khu sang hơn. Vợ chồng khỏi cãi nhau như đồng chí gái và mình.

Khi xưa, năm 1993 nhà xuống mình có mua hai căn cùng giá tiền $150,000. Căn ở Huntington Beach và Garden Grove. Ngày nay căn ở Huntington Beach giá $1,200,000 còn căn ở Garden Grove thì giá đâu $850,000.

Hôm trước, có anh chàng đại hàn rủ đi ăn cơm rồi hỏi ý kiến bán mấy căn nhà cho thuê ở Kansas. Mình nói nên bán để đem tiền về cali mua nhà cho thuê vì sau này qua đời, vợ con không phải bay qua Kansas làm probate đủ trò. Nhức đầu. Đã ở Cali rồi thì không có chỗ nào tốt hơn cali trên thế giới. Khí hậu quá tốt. Tháng rồi, đi Florida mùa đông nên khí hậu tương đương Cali nhưng về mùa hè thì khóc vì quá nóng và ẩm.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Thêm người thêm nợ


Hồi nhỏ, mỗi lần bà cụ sinh mấy người em tại nhà bảo sanh Hiền Chi, Tôn Thất Chí ở đường Phan Đình Phùng là phải ở cử cả tháng, nằm trên giường có lò than phía dưới, xoa dầu long nảo, xoa nghệ, bóp gừng rồi hàng xóm, người quen đến thăm, kêu "Thêm người thêm của" khiến mình thuộc dạng ngu lâu dốt sớm nên không hiểu, đực ra như ngỗng ị. Chỉ biết nhà anh em đông là ăn như đàn lợn. Anh em mình ăn cơm rất nhanh, vừa mời bố mời mẹ xơi cơm xong là chia động từ “và” conjuguer Je mange, tu manges, nous mangeons, nhìn qua nhìn lại là thấy hết nồi cơm. Mình thấy bà cụ không đi buôn đi bán, thì không có tiền, đâu có tiền chính phủ thưởng tặng như ở Pháp, hay Thuỵ Điển không có tiền thì làm sao lại thêm của. Nghe người lớn nói mà không dám hỏi vì sợ bị chửi là con cháu đại ngu. Lạng quạng còn ăn bợt tai.

Sau này lớn lên mới hiểu là người Việt mình sống ở miền quê, làm nghề nông nên khi sinh con, nhất là con trai là có thêm người lao động để cày cấy. Khi xưa có những trò thu thuế thân, bắt đi quân dịch, nhà nào không có con trai là phải mướn con trai của những gia đình khác trong làng, đi nghĩa vụ thay, coi như gia đình nào không con trai, bị sạt nghiệp. Do đó ông bà khi xưa chuộng con trai là vì kinh tế nhiều hơn là vì nối dõi tông đường. Bên tầu, có câu chuyện về cô gái giả trai để đi lính thay cho cha già, tên Hoa Mộc Lan, nói về vấn nạn không có con trai, chớ không phải vì thừa tự, chữ thừa gì cả mà dân gian có câu: “nhất nam viết hữu, 10 nữ viết vô”.
Mình sinh ra tại Đà Lạt, vào thời chiến tranh, không biết làm ruộng cày cấy, chỉ có làm vườn được mấy năm đến Mậu Thân thì hết. Cho nên theo quan điểm kinh tế học thì mình hay đám con nít ở thành thị là đám ăn hại, chỉ tốn tiền cha mẹ nhưng không làm ra tiền dù mình có phụ bà cụ cuối tuần dọn hàng, rửa chén bán cho thuê đám cưới hay sau này chở gạo đi giao cho khách hàng.
Hôm trước đọc trên trang nhà của BBC World có mẩu tin nhỏ, cho biết 50 quốc gia trên thế giới sẽ họp mặt tại Âu Châu để bàn về chính phủ mới của Hoa Kỳ, tuyên bố ngưng đóng góp tiền giúp các nước này kế hoạch hoá gia đình, nói cách khác là giúp họ chơi líp ba ga nhưng không được đẻ con. Chơi nhưng không sợ con rơi. Cái này thì quá sướng, chơi không sợ bị phiền nào , lo âu gì cả.
Tò mò mình đi tìm tài liệu đọc thì mới biết là sau thế chiến thứ 2, thế giới được phân chia thành hai khối tư bản và cộng sản. Hoa Kỳ sợ các nước nghèo, thuộc vùng ảnh hưởng của mình đẻ nhiều nên nghèo thì đâm ra có khuynh hướng thân cộng sản nên mới giúp, viện trợ các chương trình kế hoạch hoá gia đình, nói trắng ra là ngừa thai để phụ nữ khỏi đẻ. Đi viếng Á Căn Đình, Chí Lợi, Honduras, Guatemala, Peru,..thì mình có hỏi dân địa phương thì họ mới nhận ra sự việc. Lý do kế hoạch gia đình của chính phủ họ. Được Liên hIệp Quốc tài trợ nhưng nói chung thì nghèo vẫn nghèo vì mấy thằng quan cai trị ăn hết tiền được Liên Hiệp Quốc tặng. Mình nhớ mấy thùng dầu, sữa,…khi xưa thấy in trên mấy thùng dầu ăn, do nhân dân Hoa Kỳ thân tặng nhưng vãn phải bò ra chợ mua.
Mình nhớ hồi nhỏ, nghe trộm người lớn nói về vòng xoắn, phương pháp Ogino gì đó nhưng không dám hỏi vì có lần hỏi là bị ăn tát nảy lửa, bảo con nít không được xía vào chuyện người lớn, giết chết cái óc tò mò của mình từ dạo ấy. Nghe bà cụ mình kể là mấy bà hàng xóm, vợ công chức cũng có theo kế hoạch hoá gia đình, chơi thì được nhưng cấm đẻ. Mình thấy mấy bà này lên nhà mình thì thò gì đó, sau này mới hiểu họ đặt vòng xoắn bú xua la mua nên ngưng đẻ trong khi mẹ mình thì cứ năm một. 
17 năm trời sinh sống tại Đà Lạt, hình ảnh mẹ mình là chữ “hảo”,  người phụ nữ và đứa bé. Mẹ mang bầu liên miên, hết bể bầu thì độ một tháng ở cử xong là nghe có bầu lại. Bác Thanh, cô mụ của nhà bảo sanh Hiền CHi, đường Phan Đình Phùng với cô Tuý, nói với mình tại Cali, mẹ mày nói có làm chi mô. Ông già mày chích một cái là dính bầu. Sau này lấy vợ cũng nghe vợ kêu chuyện đàn bà, đừng có xía vào. Nhỏ có mẹ lớn có vợ nên mình quen không tò mò tọc mạch chuyện đàn bà nên hay bị vợ la, kêu sao anh vô tình.
Hoa Kỳ dùng Liên Hiệp Quốc để thi hành những chương trình kế hoạch hoá gia đình tại các quốc gia được xem là thế giới Tự Do nhưng không được sinh đẻ. Mình nhớ dạo được học bổng của công ty Nestlé, để học chương trình phát triển đệ tam thế giới tại đại học Bách Khoa Lausanne thì chương trình có dạy phần kế hoạch hoá gia đình, giúp người dân để tâm trí vào sản xuất thay vì tốn tiền nuôi một đàn con, phản định hướng kinh tế thị trường, không theo đúng quy trình sản xuất dân nghèo cán bộ giàu. Nghe nói họ bỏ thuốc trong nước uống để phụ nữ không cấn thai hay đàn ông bị cắt ống dẫn tinh,… kinh. Nhớ có lần xây nhà cho một ông mỹ trắng và bà vợ thứ 2 người Phi. Một hôm đến nhà thì tình hình gia cang khá bùng nổ như tại địa đạo Gaza. Ông chồng kêu tao đã cắt ống tinh trùng rồi mà không hiểu sao mụ vợ lại dính bầu. Mình chỉ biết nói là Thượng Đế cho bao nhiêu nhận bấy nhiêu. Amen
Lúc đầu xem tưởng ở Quảng Tri, hóa ra bên Lào họ dùng vỏ bom không nổ để làm hàng rào. Trâu bò gì cũng không dám hút vào hàng rào.
Kinh tế gia Thomas Mathus, trong cuốn sách "The Principle of population", báo động về nạn nhân mãn sẽ khiến nhân loại thiếu hụt lương thực, đưa đến ngày tàn của nhân loại. Ông có nói những người có con nhiều nên nghèo cho nên không bao giờ giàu. Họ là những phần tử kinh tế không đem lại lợi ích cho đất nước. Ông Darwin, cha đẻ của thuyết tiến hoá cũng lên án vấn đề sinh con bầy cháu đống, cho rằng các người nghèo đẻ con như những con súc vật, không bao giờ tiến xa về mặt tri thức hay kinh tế. Bà cụ mình có mang đến 13 lần, sinh được 11 người, xẩy thai 2 lần hay 3 lần. Kinh! Hèn gì nghèo là đúng. Đâu có thì giờ bồi dưỡng tri thức. Cứ tính đi: bà cụ sinh ra 7 cô con gái, cứ tính tiền mua băng vệ sinh mỗi tháng là nghèo rớt mồng tơi. Nuôi con gái tốn gấp 3 lần con trai.
Ông Ben Franklin, một trong những nhà cách mạng Hoa Kỳ, nói dân số Hoa Kỳ sẽ gia tăng gấp đôi mỗi 20 năm nên người ta tiên đoán là năm 2050, thế giới sẽ có 9 tỷ người. Trớ trêu thay là các khoa học gia tính lại là dân số trên thế giới sẽ giảm thay vì gia tăng như đã tiên liệu. Không những các nước giàu mà ngay các nước nghèo cũng lâm vào tình trạng thiếu hụt nhân số vào năm 2050. Ngoại trừ xứ Ấn Độ.
Đó là vấn nạn của một quốc gia nói chung cho thế giới. Pháp quốc, trước cuộc cách mạng 1789, dân số tương đương với Nhật Bản nhưng ông thần Napoleon đem nướng biết bao nhiêu lính ở các chiến trường nhất là ở Nga Sô. Từ đó nước Pháp thiếu người sản xuất nên bắt đầu xuống, dân số chỉ còn phân nữa Nhật Bản ngày nay.
Có lẻ vì vậy mà người Pháp hay có bồ nhí vì lính Napoleon chết nhiều quá nên người còn lại phải giúp đàn bà giải quyết sinh lý. Mấy bà vợ phải làm ngơ như những người tiền vệ của đạo Mormon, khi Tây tiến thì đàn ông chết nhiều hơn đàn bà nên Chúa cho phép đàn ông của đạo này lấy được nhiều vợ và khuyên các bà vợ, tuy là khác giống nhưng chung một chồng nên phải thương yêu lẫn nhau. Năm ngoái đi viếng công viên quốc gia Yellowstone, đồng chí gái rủ mấy bà bạn không chồng hay bỏ chồng ở nhà đi theo. Mình lái xe cho 9 mụ đàn bà. Khi xe ngừng thì có người hỏi mình có đến 9 bà, mình nói là theo đạo mormon, khiến họ biết nổi khổ của mình. Nghe 9 mụ đàn bà nói trong xe, địt trong xe. Kinh
Các chính phủ trên thế giới được Hoa Kỳ trợ giúp tài chánh để thực hiện các chương trình kế hoạch hoá gia đình, thường sử dụng chương trình này để triệt sản các sắc dân thiểu số như các bộ lạc ở trên các dãy núi Andes hay vùng Amazon... Hay nói đúng hơn là khởi màn diệt chủng có kế hoạch mà không sợ bị lên án như Hitler ở thế kỷ trước. Không biết thời Việt Nam Cộng Hoà có bị dính vào vụ này không vì lực lượng Fulro làm loạn.
Thực hiện các chương trình này vô hình trung đã vi phạm quyền làm người theo tiêu chuẩn ngày nay. Nhiều chính phủ như Ấn Độ vào những thập niên 70 đã áp dụng triệt để, ai không chịu giải phẫu để ngưng đẻ là bị kéo xập nhà. Nhìn tấm hình chụp các bà ấn độ nằm dưới đất bên cạnh có ông chồng ngơ ngác, không biết chuyện gì xẩy ra thì thấy bất nhân. Mấy ông thầy fakir dạy kamasutra gì đó, với hình ảnh các tư thế đứng ngồi, cỏng nằm đủ trò nay lại cấm họ đẻ. Chán Mớ Đời  
Đọc tài liệu thì được biết bệnh thành tích của cộng sản tầu, các cán bộ nông thôn bắt phụ nữ phá thai nhất là giải phẫu để bị triệt sản, để thực hiện chương trình trai hay gái chỉ một mà thôi. Nhiều người có thai 8,9 tháng, chưa bao giờ sinh nở nhưng không có tiền chạy chọt là cán bộ cho vào bệnh xá, khi tỉnh dậy mới biết mình không còn khả năng làm mẹ nữa. Ngồi khóc rồi bệnh trầm cảm đến.
Đọc báo Việt Nam kể có cô gái nào mới 21 tuổi đã nạo thai 12 lần đến khi lấy chồng, muốn có con thì trứng không đậu nữa. Các nhà thương thay nhau nuôi lợn chóng lớn nhờ cho ăn nhau của những phụ nữ bị bắt triệt sản hay phá thai.

Lý do mà các chính phủ lo sợ là nạn nhân mãn sẽ làm nước họ nghèo, gây xáo trộn xã hội chính trị do đó các nước này thi hành tới nơi tới chốn những đề nghị của Hoa Kỳ. Tại Hoa Kỳ, họ cũng có những chương trình này nhắm vào các cộng đồng thiểu số như da đen, mễ,… có người cho là kỳ thị chũng tộc vì họ khuyến khích phụ nữ da màu phá thai hơn là da trắng.
Không có tài liệu nhiều nên không dám nói nhưng theo vài trí thức người da đen thì họ nói là kỳ thị chũng tộc nhằm không cho dân số của các nhóm thiểu số gia tăng. Gần đây ông tờ rum nói sẽ cắt ngân sách của các chương trình kế hoạch hoá gia đình khiến nhóm cấp tiến chửi bới nhưng ít ai nghĩ đến nguồn gốc về sự thành lập các tổ chức này có quy trình. Họ muốn triệt sản phụ nữ, để khỏi gây gánh nặng cho chính phủ, chớ chẳng phải vì Nữ Quyền nữ Lợi gì cả. Được cái là họ cho mấy bà kêu gọi nữ quyền vớ vẩn cho có vẻ dân chủ. Ngày nay ở Cali, phụ nữ dù 13 tuổi, cấn thai thì được phép phá thai không cần đến sự chấp thuận của bố mẹ hay người giám hộ. Cho nên mình chỉ cười khi nghe mấy bà đòi giải phóng phụ nữ đủ trò. Đó là một trong những phương cách của chương trình giảm sinh đẻ nhiều.
Đó là chuyện khi xưa, nay thì họ lại khuyến sinh để vì hậu quả của việc để ít. Nên mới thấy các phòng trào chống phá thai ra đời, để cãi nhau với đám kêu thân thể tôi thuộc quyền của tôi. Muốn phá thai lít ba-ga, không thằng tây nào đụng đến được các chính phủ tạo dựng trước đây nhằm ngăn ngừa sinh đẻ, cho phép phá thai. Kinh tế hết.
Ai cũng biết là ngân sách hưu trí của Hoa Kỳ sắp bị phá sản nên họ tìm cách khuyến khích sinh đẻ. Cách nhanh nhất là cho di dân lậu vào đi làm đóng thuế để nuôi người Mỹ già. Khi chính phủ làm điều gì, tuyên bố điều gì thì không nên tin, phải mò cho ra lý do chính. Chính phủ lúc nào cũng dắt dư luận vào chỗ nào khác với giới truyền thông đưa tin.

Dạo mình đi làm ở New York, báo chí ca ngợi chương trình chống tội phạm của thị trưởng Rudy Giuliani đã làm giảm rất nhiều tội ác. Tiếng tăm ông này lên như diều, nay bị phá sản. Trên thực tế, lý do mà tệ nạn, tội phạm giảm tại thành phố New York là vì trước đó 20 năm, người ta ban hành luật cho phép phá thai và các chương trình kế hoạch hoá gia đình. Giúp trẻ em sinh ra vô thừa nhận ít đi vì các bà mẹ đơn thân, ít học phải đi làm mấy job tăng ca nên không có thì giờ dạy dỗ con cái, khiến trẻ em lêu lỏng vào con đường tội phạm. Như một sự tình cờ, các phụ nữ da màu được khuyến khích rất nhiều về việc phá thai. Kêu gọi nữ quyền bú xua la mua.
Thông thường mỗi cặp vợ chồng phải sản xuất 2.13 người con thì mới giữ bình quân dân số vì có người không có con hay con mất khi còn trẻ. Sau khi lãnh 2 trái bom nguyên tử, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện và để hồi phục lại nền kinh tế của họ, chính phủ Nhật Bản đã khuyến khích dân chúng bớt có con, để lao động giúp phát triển, phục hồi kinh tế Nhật Bản. Ngày nay, nước này lâm vào tình trạng là người già bắt đầu đông hơn giới trẻ lao động. Vấn nạn này đều xẩy ra tại các nước phát triển Tây Phương mà trong tương lai gần tới sẽ gặp phải.
Các nước tây phương có hệ số sinh sản dưới 1.30 mà Nhật Bản và Ý Đại lợi có dưới 1.0, ít nhất khiến kinh tế của các quốc gia này sẽ lâm vào tình trạng Giảm Phát (Deflation), hiện tượng trái ngược với Lạm Phát (Inflation). Thông thường chính phủ lúc nào cũng muốn lạm phát, một quy trình để ăn cướp tiền của dân. Mình mới xem một phim tài liệu về Nam Hàn, tỷ lệ sinh con của họ là 0.8, ít nhất thế giới. Vào mấy tiệm ăn đại hàn ở Cali, thấy họ mua người máy bên đại hàn đem sang để đem thức ăn ro cho thực khách.
Chính phủ Trump hay đảng Cộng Hoà kêu gọi cúp ngân sách cho các chương trình phá thai, có lẻ người Mỹ đang tìm cách lật lại trào lưu dân số Hoa Kỳ đang thiếu hụt, đúng hơn là người Mỹ trắng chớ dân Mễ, da màu thì bề trên cho bao nhiêu thị nhận bấy nhiêu. Tuy ít hơn như các nước giàu có trên thế giới nhờ di dân. Ngày nay người ta mới nói đến "thêm người thêm của" vì nếu không có người lao động đóng thuế thì những chương trình xã hội về y tế, an sinh coi như đi đoong.
Thấy người Tàu di dân lậu sang Hoa Kỳ qua ngõ biên giới. Mình không biết có phải chương trình của chính phủ Trung Cộng, tương tự các chính phủ nghèo khác, cho người dân sang Hoa Kỳ làm việc gửi tiền về nuôi gia đình vô hình trung giúp xứ sở họ về mặt kinh tế. Đọc báo, được biết người Việt ở hải ngoại gửi hàng năm về Việt Nam hơn 10 tỷ đô la. Kinh
Trung Quốc với chế độ một con cũng sẽ lâm vào cảnh này. Khi xưa 6 người lao động nuôi một người về hưu nhưng vào năm 2050 thì một người đi làm sẽ nuôi 6 người. Chính phủ Nga trả tiền cho mỗi gia đình $9,500 khi sinh con, bà mẹ sẽ lãnh 40% tiền lương trước khi có con để ở nhà nhưng ít ai chịu lãnh tiền để đẻ và phụ nữ Nga không chịu đẻ sẽ nói vào bài khác. Trong 20, 30 năm tới Nga sô sẽ mất đi 1/3 dân số của họ. Ai sẽ đóng thuế để nuôi người già, ai sẽ ra mặt trận nếu nước họ bị tấn công. Ý đại Lợi trả 12,500 Euro cho ai sinh con nhưng rất ít người muốn có con dù muốn có tiền. Trong cuộc chiến Ukraine, không biết có thật hay tuyên truyền, nghe kể là lính nga chết như rạ, kiểu lính của Napoleon khi xưa. Trong tương lai sẽ có vấn nạn nhân mãn. Nay đã đẻ ít rồi mà còn đi lính thì hơi mệt.
Hoa Kỳ ngày nay có 40% trẻ em là con ngoại hôn của những bà mẹ đơn thân. Ngừa thai được xem là một thành công của nữ quyền nhưng có lẻ đó là món quà quý giá nhất dành tặng cho đàn ông. Trước những thập niên 60 thì phụ nữ mỹ được phỏng vấn là lần đầu có sex thì đa số nói là đêm tân hôn nhưng sau khi được phép phá thai, uống thuốc ngừa thai theo kế hoạch hoá gia đình thì họ có thể làm tình với nhiều đàn ông trước khi lập gia đình. Đàn ông dựa vào nữ quyền, thay vì chịu trách nhiệm cưới cô gái dính bầu, lại chạy làng khi người bạn gái cấn thai gây bao nhiêu hệ luỵ của gia đình và xã hội.
Người ta thấy trẻ em lớn lên sống chung với cha mẹ thì có nhiều khả năng học cao, thành đạt hơn các học sinh lớn lên với người mẹ hay người cha đơn thân. Ngày nay nhà tù ở mỹ có số tù nhiều nhất thế giới. Đa số có cha mẹ ly hôn hay là con ngoại hôn.
Cho sự sống còn của gia đình hay dân tộc, người ta cần phụ nữ sinh sản nhưng với cái đà, ngôn ngữ, tư duy ngày nay thì các giá trị văn hoá đạo đức gia đình từ ngàn xưa từ từ biến mất để thay thế bởi chủ nghĩa cá nhân. Từ bao thế kỷ gia đình được xem là rường cột, cơ bản của xã hội đất nước mà ngày nay tất cả giá trị của mái ấm gia đình được xét lại hay từ bỏ dần dần thì quốc gia sẽ không chóng thì chày sẽ bị thôn tín bởi các nước láng giềng.

Ý Đại Lợi bán các căn nhà ở vùng quê hẻo lánh với gái 1 Euro để tìm cách trung tu các nhà cửa bị bỏ hoang vì không có người thừa kế. Nhật Bản có đến 16% nhà cửa ở thôn quê bị bỏ hoang vì không có người thừa kế. Mình hỏi gai đình bạn ở La MÃ là căn nhà của gia đình họ ở Pretare, mà mình có dịp đến chơi hai lần ra sao sau động đất. Họ cho biết là bỏ luôn vì không có tiền làm lại. Hai chị em có hai đứa con mà kinh tế cũng không khá lắm vì theo âm nhạc. Dạy piano tại gia.
Hôm trước xem một phim tài liệu về Ấn Độ, người nghèo cứ nghèo mãi. Vì bệnh tật, đau ốm chết sớm. Chồng chết thì vợ chới với, con gái hết lấy chồng vì không có của hồi môn. Không biết đó là cách giảm nghèo nên họ bắt phụ nữ phải có của hồi môn mới được đi cưới hỏi. Lấy cô vợ không có của hồi môn, đem về thì lại thêm miếng ăn đói cả đời.
Kế hoạch gia đình do Hoa Kỳ đề xướng để kéo các nước nhỏ theo mình trong cuộc chiến ý thức hệ của thế kỷ trước, không ngờ gậy ông đập lưng ông, đã đưa đến đủ trò, gây xáo động nền an ninh xã hội với những phong trào Hippie, nữ quyền,…, làm đổ vở gia đình truyền thống, sẽ đem lại nhiều khó khăn cho Hoa Kỳ trong tương lai gần đây. Có dịp mình sẽ bàn rộng hơn vì ngày nay nhìn lại 42 năm sống ở xứ người, thấy nhiều trò mình đã trải qua không phải tự nhiên mà do chính phủ đề xuất. Mình như những con bò đội nó khác, theo đuôi nhau vào lò sát sinh.
Theo thống Kê thì Hoa Kỳ có đến 50% cuộc hôn nhân lần đầu đỗ vỡ, còn Việt Nam nghe nói ngày nay lên đến 25%. Kinh
Nhs

Ông đạo Bơ Hass Cali

 Cứ tới mùa bơ, mình bắt chước ông Đạo Dừa ăn bơ để thành lập một cách tu khác, ăn bơ trừ cơm thay vì uống nước dừa. Khi xưa ở Đà Lạt, ông ngoại chỉ mình lấy hột bơ rồi cấy trồng một cây bơ sau nhà trước khi đi Tây. Sau này cây ra trái nhà mình ăn mệt thở và hàng xóm ăn cắp làm bể mái nhà. Họ dùng đá quăng bơ rớt để lượm. Đá không trúng bay lên mái tôn nhà mình kêu rầm rầm ban đêm.

Ai ngờ về già mình lại dính vào đạo bơ. 10 năm trước có người kêu bán cái vườn 20 mẫu để xây nhà. Ai ngờ mua xong thì thấy thương hơn ngàn cây bơ, không muốn chặt nên làm ông đạo bơ bất đắc dĩ. 


Hôm trước có ông thần nào, đoán ở Việt Nam, hỏi bơ của mình cân được bao nhiêu. Mình cho biết loại bơ trung bình thì 6 quả độ một ký lô. Loại này người Mỹ gọi size 60 thường dễ bán hơn. Loại to hơn thì khó bán vì trung bình người Mỹ ăn một trái loại khổ 60. Còn to hơn họ ăn không hết thì bỏ vì mau chuyển màu đen. 

Anh ta kêu là bơ mình trồng chưa đạt vì bơ Việt Nam to hơn khiến mình thất kinh. Lý do mà ông thần nói là bơ trồng ở Việt Nam thì ở Hoa Kỳ không ai ăn. Để rụng cho sóc ăn. Sau này mình tìm được người mua nên bán được cùng giá tiền với bơ hass.


Loại bơ ở Việt Nam rất to như loại zutano ở Cali. To lắm như trái soài cát, nặng cả nữa kí. Loại này thì các vườn đều có trồng để lấy phấn hoa giúp các cây Hass sai trái nhưng không bán vì người Mỹ không mua vì Lạt và nước nhiều thay vì săn chắt như các loại bơ khác. Do đó người Việt hay bỏ sữa đường để ăn. Cứ theo địa hình thì họ trồng 8 cây bơ Hass thì có trồng một cây Zutano ở giữa để có phấn hoa. Mình có bán cho mấy nhà hàng Mễ để họ trộn với bơ Hass làm guacamole. Loại này ít chất béo và có nước nhiều. Chị dâu mình kêu bơ Hass ăn béo quá nên cứ hỏi mình hái bơ zutano cho chị ta ăn. Bơ Hass vào cuối mùa ăn rất ngon vì cơm cứng như sáp. Sáng thức giấc ăn 3,4 trái là no cả ngày. Xem link của trung tâm y tế quốc gia Hoa Kỳ về bơ.


https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3664913/


Thật ra có nhiều loại bơ ngon hơn cả bơ Hass như loại Bacon, Duarte,… nhưng bơ Hass được ưa chuộng nhiều nhất. Không to lắm nhất là để lâu được. Theo mình đọc thì họ cho biết có trên 400 loại bơ ở Cali. 90% bơ người Mỹ tiêu dùng đều được trồng tại Nam Cali. Bắc Cali thì hay bị đông lạnh về mùa đông. Nếu nhiệt độ xuống độ 30 độ F thì cây bị đông đá và hư. Fallbrook một khu vực gần San Diego, được xem là thủ đô của bơ Cali. 


Lâu lâu mùa đông vùng Fallbrook cũng hay bị đông lạnh. Vườn mình thì may ở trong khu vực không bị đông lạnh vì ở trên cao nên gió thoáng. Cách vườn mình 10 cây số thì hay bị đông lạnh nên họ trang bị các quạt gió, họ mở lửa chạy bằng ga rồi mở quạt gió cho thổi hơi nóng giúp không bị đông lạnh. Các loại bơ khác da rất mỏng, dễ bị trầy khi di chuyển nên các chợ không mua. Bơ Hass thì da sần sùi dầy, để lâu không bị bầm dập như các loại khác. Bơ hass trước kia được gọi bơ da cá sấu.

Bơ được xem là xuất hiện đầu tiên tại vùng Trung Mỹ và Mễ Tây Cơ. Tên địa phương là “Ahuacatl” vì hình thù khá giống chim dế của người đàn ông vì thường hai trái đi đôi. Sau này người Tây Ban Nha sang xâm chiếm mấy vùng này thì họ gọi “aguacate” rồi người Mỹ chuyển tên thành “avocado”. 95% Bơ mà người Mỹ ăn nhất là trong năm là 3 ngày: chung kết của giải bóng bầu dục (Superbowl) và ngày lễ độc lập 4 tháng 7 và quan trọng nhất là ngày lễ độc lập Mễ Tây Cơ, 5 tháng 5 (Cinco de mayo) nhất là ở Cali, thiên hạ ăn guacamole. Đồng chí gái làm món này cực đỉnh. Thường mình bán một ít 2 tuần trước khi trận chung kết bóng bầu dục và đến cuối tháng 4 là bán để họ chuẩn bị cho lễ độc lập Mễ Tây cơ. Xem như sau tháng 5 là hết bơ, hết mùa. Nhưng còn sót trái kéo đến tháng 7 để nhà ăn nhưng không bán vì vào tháng đó ăn rất ngon cực chất. 


Theo hiệp hội các nhà trồng bơ tại Cali mà mình là thành viên, họ cho biết loại bơ Hass mang tên người đã tạo ra giống này. Ông Rudolph Hass làm việc ở bưu điện, mua hạt bơ tại một vườn bán trái cây. Dạo ấy Cali có nhiều loại bơ. Buồn đời ông Hass trồng bơ rồi ghép với loại bơ Fuerte. Vườn mình có cây vừa có trái bacon vừa Hass hay Hass và zutano. Có một loại bơ đen tím ăn rất ngon trái nhỏ nhưng chỉ để dành cho đồng chí gái ăn. 


Trong suốt hai năm liền thì nhánh ghép không lên được nên ông Hass định chặt bỏ nhưng bà vợ kêu không cứ để xem. Sau đó trái ra và có màu da hơi đen và da sần sùi. Khi ăn thì thấy có nhiều chất béo hơn nhất là khi trái có sáp dầy. Sau đó ông ta bán giống cho vườn trồng cây bơ Brokaw. Mình có mua bơ mấy loại khác ở nhà vườn nổi tiếng này. Không nên mua ở home Depot vì loại dỗm.

Ông đạo bơ cali 

Thông thường họ trồng loại bơ như Zutano. Đợi khi cây cao mạnh thì họ ghép nhánh Hass. Vườn mình có 1,000 cây bơ Hass và số còn lại thì đủ loại. Hai năm vừa qua, mình có chặt các cây hass già đâu 40 năm, rất cao. Lý do chặt là vì cây cao quá thì khi gió Santa Ana thổi đến thì gió làm cây lắc lư khiến rụng quả còn nhỏ nên cuối mùa ít trái. Ngoài ra chất dinh dưỡng nuôi thân cây to lớn nên trái ít và nhỏ. Mình học nghề ông mỹ trong nghề 60 năm nên chặt từ từ mấy cây to lớn để cành mới ra lại và cho quả nhiều hơn xưa. 


Nhất là trái to hơn. Trước đây quả trung bình là 6 quả cân độ 1 kí lô, nay thì 4 quả một ký. Mình khám phá ra mấy cành mọc từ thân thấp thì lại cho quả Zutano. Cành nào mọc ra từ thân cao hơn 1 thước thì mọc ra cành cho trái Hass.


Các nước khác thích bơ Hass Cali. Một trái bơ Hass Cali bán bên Nhật Bản đến $8/ quả. Ngày nay, các vườn bơ Hass bên Mễ Tây Cơ, trồng bơ Hass rồi chở qua bán khiến các chủ vườn bơ mỹ te tua vì giá thấp hơn nên chỉ có mùa bơ mà bán được giá là vào mùa hè vì hết mùa bơ ở Cali. Dân Cali ăn bơ nhập cảng từ Mễ còn bơ Cali thì họ dùng để xuất cảng qua Nhật Bản, Trung Cộng và các nơi khác.


Vấn đề là bơ trồng bên Mễ thì họ sử dụng nhiều chất hóa học bị cấm tại Hoa Kỳ. Họ có thể xịt thuốc sâu đủ trò và ngâm thuốc bảo quản giúp vỏ bơ xanh như gái 18 nên khi mua về thì đa số khi cắt ra ăn thì thường bị đen ở trong.


Lý do đó mà thiên hạ thích mua bơ vườn mình ăn vì hái từ cây xuống đem về nhà không có ngâm thuốc bảo quản.

Vài hàng để giải thích sự khác biệt giữa bơ mỹ và bơ Việt Nam. Nếu không thì họ đã nhập cảng bơ từ Việt Nam rồi như cà phê. Ai trồng bơ tại Việt Nam thì nên tìm giống Hass để trồng thì sẽ giúp kinh tế Việt Nam. Có thể bán cho Nhật Bản hay Trung Cộng mỗi trái từ $8-$10 hay một ký giá $60.


Để mỗi ngày mình tải tấm ảnh ăn 4 trái bơ hass lên mạng cho mấy bác nhớ ăn bơ. Theo NIH, xem link trên thì bơ hass có rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng với điều kiện ăn loại không bị chất bảo quản. Đặc biệt là trái cây có nhiều chất đạm nhất. 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn