Bưu điện Đà Lạt

 Hôm trước xem lại vài hình ảnh Đà Lạt xưa, do Nguyễn Kính gửi, thấy tấm ảnh của ty bưu điện Đà Lạt nên nhớ đến lần đầu tiên vào đây với anh em thằng Nguyên. Dạo ấy, mình xin du học bên Tây, còn hắn thì xin đi Gia-nã-đại, như Hùng Con Cua vì có anh du học bên đó. Chờ đợi giấy tờ lâu nên mẹ nó bàn ra bưu điện gọi điện thoại nói thẳng cho anh Nam của nó, đang du học tại Ottawa.

Vào nhà nó, thấy hình ảnh anh của nó gửi về, để tóc dài vì không tiền hớt tóc dài lê thê tới đất. Kinh. Được cái là nhìn mấy tấm ảnh này, khiến mình và nó lại mê đi du học thay vì mê gái như đám học chung lớp. Chán Mớ Đời 

Hôm đó mình bò sang nhà nó vì mới đi Sàigòn về. Giấy tờ mình thì xong xuôi rồi, đã nộp hồ sơ ở nha Du Học, chỉ cần đợi nghị định, họ cho phép hay không. Cuộc đời mình xem như có cái số đi tây. Ông cậu họ mình bên tây gửi giấy tờ về Đà Lạt cho mình thì 2 ngày sau, bên tây sở bưu điện đình công đâu đến 6 tháng trời. Mình nghe nói nhiều người xin đi du học bên tây dạo ấy, lỡ chuyến tàu vì hồ sơ hết hạn là đâu tháng 8, hay tháng 9 năm 1974. Đi tây năm ấy đáng lẻ đông như quân Nguyên nhưng vì đình công bưu điện của tây nên hồ sơ xin du học đi Tây lại ít vì thiếu giấy tờ của đại học bên tây, chấp nhận,…vì bưu điện đình công.

Mẹ nó nhờ mình chở hai anh em hắn ra bưu điện để gọi điện thoại qua Gia-nã-đại.

Ty bưu điện Đà Lạt nằm đối diện nhà thờ Con Gà

Mình đèo hai anh em, đến ngã 4 Cường Để thì kêu một tên xuống, đi bộ qua đường vì cảnh sát đứng ở đó. Anh hắn kêu hắn còn trẻ nên xuống đi bộ qua, mình chạy lại đường Cường Để, đối diện quán Ninh Hoà, đợi. Sau đó thì theo đường BÀ Triệu chạy lên Hùng Vương, đến gần Hội Việt MỸ thì kêu thằng nguyên xuống đi bộ vì sắp qua ty cảnh sát, hay gọi lại hỏi giấy tờ.

Vào trong bưu điện, anh Việt nói gì với bà ngồi nơi quầy rồi trả tiền. Sau đó người ta gọi về tổng đài Sàigòn, cho số bên Gia-nã-đại để họ gọi. Nếu bên kia bắt điện thoại thì họ sẽ báo cho Đà Lạt biết và cắm mấy lỗ cắm để liên kết với đường dây Đà Lạt.

Hình xưa nhất mình có, thấy mấy ông tây cửi ngựa nơi địa điểm sau này là khách sạn Du Pac. Việc đầu tiên chính quyền thực dân, xây dựng Đà Lạt là ty bưu điện để có thể liên lạc với các thành phố khác và Pháp.

Đang ngồi đợi thì thằng Nguyên đi bộ vào, thở hòng hộc. Một lát sau thì bà ngồi ở quầy kêu anh Việt vào phòng 1. Đúng hơn là phòng bé tị để cái điện thoại, có cửa xếp mà thường thấy trong các xi nê cũ. Họ vào đấy nói chuyện, đóng cửa lại cho riêng tư, không như ngày nay, nói điện thoại di động cứ chửi địt mẹ tùm lum trong khi thiên hạ đang nhai cơm. Chán Mớ Đời 

Anh Việt nói cái gì, la rống, mình ở ngoài vẫn nghe, kêu giấy tờ làm mau mau, sắp hết hạn. Hoá ra là đang 2, 3 giờ sáng ở Gia-nã-đại, điện thoại dựng cổ ông Nam dậy nên ông ta còn mớ ngủ nên phải kêu thằng Nguyên chạy vào, nói lại thì mới tỉnh giấc mộng. 

Mình đoán là hình chụp từ nóc nhà thờ Con Gà xuống hồ Xuân Hương, thấy một phần ty Bưu Điện
Ty bưu điện chụp từ trên không, thấy tháp chuông nhà thờ Con Gà
Ảnh thời tây, nơi mình vào đây với hai anh em thằng Nguyên, để nghe họ nói điện thoại qua Gia-nã-đại.

Mình chở hai anh em về nhà, chả thấy ai nói gì cả. Có lẻ đang lơ mơ về cuộc đàm thoại với ông anh mấy năm không gặp hay là lần đầu tiên nói điện thoại. Về nhà mẹ hai anh em cứ hỏi, giọng con trai đầu ra sao, có thay đổi hay không. Mình thấy lạ sao bà Cao cứ hỏi hoài vụ này đến khi đi Tây thì mới hiểu tâm trạng của bác ấy.

Cả tuần sau, thằng Nguyên gặp mình là cứ nói chuyện vụ điện thoại khiến mình ganh tị. Nó kể nghe giọng ông anh bên trời Gia-nã-đại ra sao, nghe rỏ như đang đứng trước mặt, mình nhìn nó thèm thuồng, u chau u chau. Nó được nói chuyện điện thoại lầu đầu tiên còn mình thì chỉ thấy trong phim như anh em nó vào trong cái phòng nhỏ để la rống. Thủa ấy Đà Lạt cái mấy trăm số điện thoại nên chỉ có nhà giàu lắm, và các công sở mới có gắn điện thoại.

Sau đó mình mơ, sau này qua tây đi làm, cuối tháng, có tiền, gọi điện thoại về nhà thăm bà cụ. Ai ngờ Việt Cộng vô khiến nhà bay hết, suýt đi kinh tế mới vì đám nằm vùng. Mình lại mất liên lạc mấy năm trời, hai mươi năm sau mới trở lại Đà Lạt. Nhà mình còn te tua hơn thời đi tây, nói chi điện thoại. Chán Mớ Đời 

Năm đó học sinh Văn Học có tên chung trong nghị định được du học, gồm có: Hùng Con Cua, Nguyên, Mình và mấy chị em họ Chử. Nay thì có hai tên trong nhóm này đã qua đời. Mình biết được nha du học chấp thuận đơn của mình nhờ HÙng Con Cua. Hắn ở Sàigòn, ra nha du học thấy nghị định nên làm bản sao rồi gửi lên Đà Lạt cho mình. Một hôm tình cờ, một cô em nhỏ đưa cho mình lá thư cua thằng Hùng Con Cua, nói là ông đưa thư quăn qua khe cửa lọt dưới ghế Salon. May quá nếu không thì chả biết đã được chấp thuận đi tây. Sáng hôm sau, đi xe đò MInh Trung về Sàigòn làm sổ thông hành và ra toà đại sứ Pháp để làm chiếu khán.

Đến khi qua tây, mình mới nghe điện thoại lần đầu tiên. Tuần lễ đầu sang tây, mình ở trọ nhà ông cậu bà con, con của ông bà Phúng, nơi mẹ mình vô Đà Lạt làm ô sin. Ông cậu lấy vợ đầm, kêu mình để tập hội nhập vào đời sống, văn hoá tây thì nghe chuông điện thoại thì bắt lấy vì nhiều khi mợ kẹt lo mấy đứa con. 

Một hôm, điện thoại reo, mình chạy lại bắt, đưa ống nghe lên kêu A-nô. Bên kia nói một tràng tiếng Tây, mình ú ớ, kêu “Attendez” rồi gác máy xuống, chạy lại nói bà mợ có điện thoại. Bà mợ hỏi ai vậy mình ngọng lắc đầu. Bà mợ chạy lại thì kêu sao mày lại gác máy. Lần đầu tiên trong đời, nói điện thoại với tây đầm nên nghĩ phải lịch sự, gác máy lại như trong xì Lê ma. Chán Mớ Đời 

Mình có một ông cậu em chú bác ruột với mẹ mình, làm cho CIA, mỗi lần cậu đến nhà mình thì chạy chiếc xe Goebel, có máy truyền tin với cái ăng teng cao dài. Một hôm, cậu đến rồi đi đâu với ông cụ mình, đem cái máy truyền tin vào trong nhà. Mấy anh em xúm lại xem cái máy lạ, lâu lâu nghe rè rè, rè rè. Bổng nhiên, máy có tiếng người gọi, kiểu copy copy. Mình đứng khoanh tay kêu dạ cậu con đi đâu rồi. Cái máy mất dậy cứ gọi hoài, copy copy khiến mình tưởng bên kia đầu dây không nghe nên rống lên cậu con đi rồi. Cuối cùng cậu mình về, trả lời. Hoá ra phải lấy cái ống nghe ra rồi bóp nó để nói rồi nhã ra để nghe. Chán Mớ Đời 

Ông cậu này trước 30/4 tự tử. CIA hẹn đón ở địa điểm để rước đi, cậu về nhà để đem vợ đi. Khám phá ra bà mợ là cán bộ nằm vùng nên tự tử chết. Chán Mớ Đời  

Tây đầm thấy mình, không cười chê như người miền nam chê bộ đội, đi bộ vô nam, thấy cái chi hay, đội về miền bắc. Mình gốc nông dân nên ngu lâu dốt sớm. Hôm trước thấy hình tiệm Givral ở Sàigòn. Hôm nào buồn đời, mình kể dân nông như mình về Sàigòn, vào tiệm Givral lần đầu tiên vì đọc Dung Sàigòn, có kể mấy chị em bà ta vào đây. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Đi học với con

Cuối tuần này lễ lao động Hoa Kỳ, hai bố con đi học khoá tài chánh căn bản. Khoá này mình học nhiều lần nên mụ vợ kêu mình răng mà ngu rứa, học chi mà học hoài, tốn tiền. Chán Mớ Đời 

Ngày xưa mình đi học nhiều lắm, cuối tuần là đi học, bay vòng vòng qua bên Atlanta, Florida, tầm sư học đạo nên mụ vợ Chán Mớ Đời, chửi hoài. Nhiều khi đến nhà bạn, thấy vợ người ta học nấu món nhậu để chồng mời bạn bè đến nhậu. Mình thì không biết nhậu, chỉ thích đi học lại bị chửi. Lý do là mình không thích đi dự sinh Nhật vớ vẩn của con thiên hạ mà mình không quen biết, hay mấy bà già ông già như mình.  Chán Mớ Đời 

Thằng con, mình đã dẫn nó đi học khoá này năm lớp 11 nhưng lúc đó nó chới với, không lơ mơ gì cả, cũng ngu như bố. Năm ngoái thì mình kêu nó đi học lại khoá này, nó hiểu được chút nào vì đã đi làm nhưng mình thấy nó hơi sao lãng nên kêu năm nay đi học với bố lại.
Bạn bè và con cái đi học về khoá căn bản về tài chánh. Ông mập bên trái là kỹ sư nhưng sau này bỏ nghề mua nhà và đất giàu to ở Idaho, còn ông ngồi xe lăn mình gọi là Rich Dad, học chưa xong trung học, đi lính về, bán khoai tây ngoài đường rồi từ từ mua luôn mấy vựa khoai tây ở Idaho, mua nhà cho thuê. Nay 88 tuổi, bị ngã mấy năm trước, nay đi đứng khó khăn. Ông ta kêu mình đến nhà tuần tới, ông ta chỉ cho mấy nhà của ông ta, có lẻ ông ta muốn bán lại cho mình. Lý do mình mới bán một căn nhà và 4 căn hộ trên 5 mẫu đất, cần mua nhà khác nếu không sẽ bị đóng thuế 33%. Ai có nhà muốn bán ở miền nam Cali thì cho em hay. Em chỉ còn 45 ngày để mua.

Vào lớp thì gặp mấy tên bạn lâu năm, cũng dẫn con đi học. Con chúng cũng lớ mớ như con mình. Mình ngày xưa, chả để ý đến tiền bạc đến khi thằng con đầu lòng ra đời, mới khám phá ra cần tiền mua sữa và tả cho con nên phải đi làm thêm Job thứ 2. Loay hoay sao lọt vào nghề mua nhà cho thuê.

Thằng con chào ông nội giàu. Mình được ông này thương, dạy nghề. Cứ mình tìm ra được căn nhà nào thì gọi ông ta, ông ta bàn có nên hay không mua và thương lượng ra sao. Nay mình có một tên gốc đại hàn, theo học nghề mình. Bà vợ hôm qua nhớ 20 năm về trước, dọn nhà, cho nó bộ tự điển bách khoa cũ.

Mình chỉ muốn có đủ tiền mua sữa và tả cho con, ai ngờ đã thay đổi cuộc đời của mình. Thằng con, hỏi mình hôm qua, là mấy căn hộ mình mới bán là Best deal của mình? Vì mình mua giá 1 triệu, không có tiền, chủ nhà cho vay 1 triệu, nay bán được 2.5 triệu sau 5 năm. Nếu không mua lại nhà thì mình đóng thuế nữa triệu nên đang lo cháy đít để mua nhà khác. Nói như mẹ mình khi xưa, lấy nước lã làm nên hồ.

Mình nói không. Best deal là lấy được đồng chí gái. Lấy vợ như mua vé số, may mắn thì gặp một đồng chí gái tốt, lo lắng, hà tiện, làm ăn. Gặp cái xui thì lấy cô vợ chỉ lo mua sắm là khốn nạn cả đời, không bao giờ khá. Về nhà cứ khen chồng người ta rồi kêu số mình là con rệp, vô Phước này nọ.

Đã biết vô Phước thì phải tích đức, thay vì đi mua sắm quên đời.

Lớp này mình học cũng 5 lần rồi từ 20 năm qua. Mỗi lần đi, lại khám phá ra một điều khác mình chưa giác ngộ cách mạng. Lớp dạy về các loại thuế như hôm qua, loại nào đóng bao nhiêu phần trăm lợi tức, loại nào ít hơn. Thằng con nói là biết mua nhà cho thuê là đóng thuế ít nhất. Hôm nay sẽ sang phần đầu tư, để dành tiền,…

Năm này, nó chơi thị trường chứng khoán, mình và mẹ nó khuyên nhưng không nghe. Nó bỏ ra $1,000 rồi nhồi lên được gần $20,000. Hồ hởi phấn khởi nó đánh lớn, banh ta lông hết. Mình phải để nó kinh qua mới hiểu còn giải thích thì nó không hiểu. Mình chỉ nó mình mua cái gì và bán cái gì nhưng nó nghĩ mình già rồi, lẩm cẩm. Mình giải thích là khi xưa, bỏ ra $4,000 để đi học về mua cổ phiếu thị trường chứng khoán nhưng nó nghĩ nó thông minh hơn bố. Mình thì ai nhìn cũng nghĩ mình ngu, bần cố nông, hỏi bạn học khi xưa hay thầy cô dạy mình.

Mình đưa nó mật mã để đọc các tài liệu mình mua nói về cổ phiếu, Bitcoin để đọc thêm nhưng không thấy nó đọc. Nó nghĩ nó giỏi hơn mình. Nó không hiểu là tài liệu đọc miên phí trên mạng là đều do các công ty bựa ra để bán cổ phiếu của họ. Phải mua tài liệu nghiên cứu của các chuyên gia. Họ đâu có cho đọc miễn phí đâu. Nói chung thì 10 công ty họ nói nên đầu tư thì đúng độ 7 công ty. Đủ lấy vốn.

Khi mình mua Zoom rồi khi công ty này lên đâu gần $400 thì mình bán, tương tự Shopify, anh bạn kêu mình mua đâu $180, 2 năm sau, anh ta gọi điện thoại hỏi mình còn không. Mình nói hai năm nay không để ý tới. Về nhà mở ra xem thấy lên hơn $1000 nên bán. Mình nói thằng con là nên ăn non, đừng có tham. Trời cho tới đó là cứ lấy. Bây giờ Shopify xuống te tua, Zoom cũng lè è.

Cái xui cho thằng con là muốn chứng tỏ nó giỏi hơn bố nó nên phải để nó kinh qua các hệ luỵ rồi mới giác ngộ cách mạng. Mình thì tìm mấy người như ông Rich Dad của mình học nghề. Họ chỉ cho mình những sai lầm của họ khi xưa, không có ai dạy hay cố vấn. Tại sao phải kinh qua các sai lầm khi có người cố vấn, chỉ bảo miễn phí.

Đi học tài chánh, mình giới thiệu nó mấy tên bạn, hy vọng chúng nói chuyện để vỡ cái đầu thằng con ra. Ai ngờ chúng kêu thằng con nên học nghề bố mày. Nó lại càng muốn tránh xa, dù nói là đa số mấy người ở đây, đều nể bố là sao. Chán Mớ Đời 

Bạn đầu tư thì khác với những người mình quen thường. Mỗi tháng hay có nhóm mỗi tuần, mình đi ăn cơm trưa hay ăn sáng. Chúng có deal gì, có tin tức gì cho biết, mua được cái gì thì ai nấy đều chúc mừng. Thứ nhất là cả đám học được thêm một cách mua nhà, thứ hai là cảm ơn người bạn đã chia sẻ. Có tên bạn mà mỗi tháng mình đi ăn cơm với nó, là mình bị nó cười. Lý do là cách đây hơn 10 năm, nó kêu mình đúng hơn cả đám là nên mua Bitcoin. Cả đám nhìn nó như bò đội nón, chỉ quen mua nhà cho thuê mà tên này cứ nói mấy chuyện cỏi trên. Mình hụt vụ bitcoin, nay tài liệu mình đọc thì nên đợi cho thị trường chứng khoán banh ta lông đã rồi cuối năm sau,nhảy vào bitcoin và vàng. Thật ra mình có mua nhưng ít, để tìm hiểu thêm về Ethereum, Solana,… khi thị trường chứng khoán, địa ốc banh ta lông rồi tính sau.

Còn mấy người bạn thường khác thì không nên nói về đầu tư vì họ chỉ nghe ai nói rồi kể lại hay đọc báo. Mình thì không tin báo chí tài chánh đọc miễn phí. Lý do mình bỏ $4,000 đi học về thị trường chứng khoán. Câu đầu tiên ông mỹ giải thích là bon giàu lũng đoạn thị trường. Lấy thí dụ, ông Warren Buffett muốn bán cái gì thì cho phép đài truyền hình phỏng vấn. Phóng viên hỏi mua cái gì, ông ta trả lời thí dụ bạc đi. Thế là hôm sau thiên hạ ùn ùn đi mau bạc, tỏng khi ông ta bán bạc, kiếm khẩm. Đó là lòi khuyên hay nhất giá $4,000.

Nếu nói thì họ sẽ ganh tỵ, mất bạn. Đi Party mình ít nói lắm, chỉ cắm cuối chánh niệm ăn rồi đợi khi nào đồng chí gái kêu về. Bạn mình gặp thường xuyên thì đồng chí gái không thích giao lưu vì toàn là già, chỉ nói chuyện về đầu tư.

Gặp mấy tên bạn, đem con đi học. Hoá ra chúng cũng như mình, muốn nhét vào đầu con chúng những căn bản về tài chánh hầu tạo căn bản về tài chánh giúp chúng trong tương lai. Người Mỹ đi làm, trung bình 5 tháng đầu trong năm để đóng thuế cho Uncle Sam, còn lại 6,7 tháng sau là tiền cho mình sống. Do đó phải hiểu về thuế vụ, đầu tư, cái nào miễn thuế, cái nào trả thuế sau,… không có cái vốn này thì chịu. Mình phải đợi đến năm 40 tuổi mới khám phá ra vấn đề này, trong khi con mình mà hiểu được ở tuổi 27 thì chúng sẽ khá hơn. Vấn đề là chúng có tự kỹ luật để làm theo. Chỉ cầu mong thôi.

Mình đang dạy nghề cho thằng con để nó lo quản lý mấy căn hộ cho thuê. Khi nó rành rồi thì để nó lo hết. Hai vợ chồng đi chơi trước khi xụm bà chè. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Đà Lạt ngập trong mưa gió

 Mấy hôm nay, đọc tin tức thấy Đà Lạt bị ngập khiến mình nhớ đến những mùa mưa khi xưa, Đà Lạt cũng ngập trong nước lũ. Địa thế Đà Lạt là vùng đồi núi, có vài không gian là bằng, tạm gọi là thung lũng. Khi thiết kế đô thị, mấy ông tây bà đầm được thiết kế cho ở các nơi có đồi như dọc đường Trần Hưng Đạo, Hùng Vương,.. toạ độ trên cao nên khi mưa chảy xuống thung lũng, nơi họ đào thêm 2 cái hồ nhân tạo được gọi là Grand Lac và Petit Lac.

Hồ Lớn để người Pháp chơi các môn trượt nước, tắm, đua thuyền còn Hồ Nhỏ thì để thị dân sở tại dùng. Đến năm 1932, có một bão lũ lớn, phá vỡ cái đập của hồ lớn, tràn xuống phía thung lũng nơi người Việt và người Mọi ở , cuốn theo 15 người Việt chết. Từ đó họ mới dời khu chợ người Việt lên KHu Hoà BÌnh ngày nay, trước đó dành cho người Pháp. Còn vùng thung lũng thì để trồng rau, sau năm 1952, họ thành lập Ấp Ánh Sáng, phía trên đồi một tị.

Nhìn tấm ảnh này khiến mình nhớ ngày xưa cũng bị dính lụt như vậy ở góc Hai Bà Trưng và Cầu Cẩm Đô

Nếu nhìn bản đồ Đà Lạt, khu vực dành cho người Việt ở trước khi tây về nước, ta thấy hồ Xuân Hương, có suối Cam Ly chảy về phía Cam Ly qua khu LÒ Gạch, Lò Rèn. Ngoài ra phía Đa Thiện, Số 6, Số 4 có 2 con suối chảy về khu vực giữa Phan Đình Phùng và Hai Bà Trưng là thung lũng.

Nếu xem kỹ thì khu vực này được ông bà Võ Đình Dung mua hết, từ Mã Thánh, Số 4 về đến trường Việt Anh, rồi cho dân làm vườn Đà Lạt thuê. Ông Võ Đình Dung khi xưa là nhà thầu khoán, xây nhà ga xe lửa Đà Lạt, khu dãy Hoà Bình xung quanh hội trường Hoà Bình là của ông ta. Sau này tu hành, ông ta bán lại cho các thương gia Đà Lạt. Mình không biết hậu duệ của ông bà còn sống ở Đà Lạt hay không. Có cơ hội mình muốn hỏi thăm thêm chi tiết về ông thầu khoán nổi tiếng Đà Lạt một thời.

Bão lũ năm 1932, là phá vỡ cái đê của hồ Lớn, lụt và cuốn đi 15 mạng người Việt khiến chính phủ Pháp phải dời khu người Việt sinh sống lên khu Hoà Bình, dành cho người Pháp 
Bão lũ năm 1932, làm ngập vùng Đà Lạt xưa

Dọc bờ suối của đường Phan Đinh Phùng và Hai Bà Trưng có người ta ở mặt tiền, còn sau lưng là các nhà vườn. Nhà vườn thì dùng nước suối để tưới rau cải. Dân cư Đà Lạt sau Mậu Thân gia tăng khủng khiếp. Có lẻ do chính sách phá làng lùa nông dân vào thành phố của quân đội Hoa Kỳ, nhà cửa mọc lên bú xua la mua tại Đà Lạt. Thương phế binh cắm dùi. Xung quanh nhà mình thiên hạ cứ xin tôn và xi măng làm nhà. 

Sau Mậu Thân có chương trình tái thiết của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà, thiên hạ xin tiền, xi măng để làm nhà lại. Mình nhớ gia đình dì Ba Ca, trên Số 4, chạy giặc xuống nhà mình, được chính phủ cho xi măng, làm hắc lô, rồi chở về nhà ở Số 4 bị bom đánh cháy, làm lại.

Dưới đường Hai Bà Trưng, có một lô đất đẹp, nằm giữa cư xá Địa Dư và trường Nữ Công Gia Chánh, của ai, mới cày xong nhưng vì Mậu Thân xảy ra nên họ ngần ngại xây cất nhà cửa thì thiên hạ cắm dùi chiếm hết. Xây nhà gỗ vớ vẫn xấu xí. Hình như nhà Lê Nam Sơn ở đây, học chung với mình, bố anh chàng là thợ may. Nghe nói sau 75, làm cách mạng lớn lắm, xách sacoche đi đây đi đó, nay nghe nói bán mì ở Bảo Lộc.

Phía sau còn đường Phan Đình Phùng, bổng nhiên có nhiều con hẻm được mọc lên vội vã, nha cửa mọc lên như nấm đông cô. Chỗ nào có dân cư chỗ đó có rác. Từ cuối hẻm mà ra đường Phan Đình PHùng để đỗ rác thì khá châm vì phải cuốc bộ độ 50-100 mét.

Trong khi đó bên cạnh họ có con suối từ Đa Thiện chảy về. Người dân ở gần, cứ đem rác ra đổ xuống suối, nước cuống trôi về Cam Ly khiến thác Cam Ly hôi như nhà xí. Được cái là các cặp tình nhân hay đến đây, viết tên mình quyện vào nhau, với cái mũi tên xuyên tim, rồi nắm tay nhau thề thốt, suối Cam Ly có cạn núi Lâm Viên có mòn nhưng mối tình hữu nghị đôi ta vẫn bền vững như hãng sơn Bạch Tuyết, ở Ba Son.

Gặp mùa mưa có nước trôi mạnh nên có thể kéo theo rác nhưng vào mùa khô là ngọng nên rác từ từ chất thành núi. Mỗi lần mình đi ngang qua mấy con suối này là thấy ruồi nhặng bay như quân nguyên. Đi ngang cầu Cẩm Đô là thấy rác và rác, không thấy suối đâu cả.

Rồi ngày qua đi qua đi qua, khi mùa mưa đến. Nước từ Đa Thiện chảy về bị các núi rác chấn lại nên từ từ dâng lên và tràn ngập các vườn rau và các con hẻm ở gần chợ nhỏ Phan Đình Phùng, ngay tiệm thuốc tây Lâm Viên và tiệm may của ông Ba Hoà. Đi ngang đây là thấy dân ở trong hẻm này, quét nước, múc nước đỗ ra ngoài nhà. Đa số xây thêm cái tường nhỏ nơi cửa bước vào nhà để nước đừng chảy vào trong nhà.

Phía bên đường Hai Bà Trưng cũng bị lụt nhưng chỉ có vùng thấp như chỗ nhà thầy Thành Bắp Sú, gần cầu Cẩm Đô. Khu nhà mình thì không nhưng nếu ra phía sau nhà của hai nhà ông Duy và ông Ngự thì thấy nước suối dâng lên rất cao, ngập mấy cây chuối của họ trồng.

Bà sơ và đám trẻ đi câu cá ở hồ Xuân Hương

Khúc trường Việt Anh cũng bị hay khu đường Cường Để, abattoir, nhìn xung quanh chỉ thấy sông và sông. Có lần nước dâng kéo trôi mấy thùng phân và thuốc sâu ở mấy khu vườn ở đường Nguyễn Trãi, Phan Chu Trinh, kéo thuốc sâu ra hồ Xuân Hương, làm mấy con cá chết, nổi lềnh bềnh, dân Đà Lạt đi vớt về ăn, trừ sán trừ sâu trong ruột luôn.

Mình nhớ có lần lụt, chạy xe về nhà, đi ngang qua cầu Cẩm Đô, đến đường Hai Bà Trưng thì bị ngập nước, ống bô. Thế là dẫn xe về rồi sau đó đem ra tên sửa xe Honda ở đường Cường Để, ngay cầu Lê Quý Đôn. Mất mấy ngàn để nghe anh ta hát: “người ta thường nói có tiền mua tiên cũng được, còn anh là thợ sửa hOnda, sức mấy có tiền mua em” Chán Mớ Đời 

Sau này mình về Đà Lạt, cứ thắc mắc là rác và ống cống Đà Lạt chảy về đâu. Khi xưa, ở chợ Đà Lạt, khi mưa, có mấy ông cống rãnh chảy ra bờ hồ, đúng hơn là thải xuống chỗ bến xe, xuống suối Cam Ly, chảy về khu Thác Cam Ly. Mình nghe nói là xứ Đan Mạch có viện trợ làm hệ thống ống cống rác chớ Việt Nam chả làm nên trò trống gì cả.

Mình để ý chỗ mấy con suối từ MẢ Thánh chạy về Cẩm Đô, được xây cất bằng các đá ong nhưng lại làm con suối nhỏ lại, không rộng như ngày xưa. Đi qua mấy chiếc cầu nhỏ rất ngắn không như ngày xưa, rất xa. Đi trên mấy tấm gỗ, nhúng nhúng khiến sợ lọt xuống suối.

Nhớ ngay cư xá Địa Dư, có chiếc cầu khỉ, sau này đoàn hướng đạo Lâm Viên, do anh Ngữ, con bà ấm Thảo, hướng dẫn làm chiếc cầu chắc hơn và có chỗ cầm tay để khi qua cầu. Anh Ngữ sau này, đi Thuỷ Quân Lục Chiến bị thương ở Thạch Hãn, mất một con mắt. Sau này , không biết trôi dạt về nơi đâu.

Đà Lạt ngày nay lụt thì dễ hiểu. Cây cối bị chặt hết, thay vào đó là nhà và nhà nên không giữ nước, nước từ cao cứ ụp xuống chỗ thấp. Mình về Đà Lạt, đi vòng vòng xem thì thấy mấy nhà kính, đúng hơn là nylon phủ khắp nơi, gây sức nóng trong không gian, không có cây cối gi cả. 

Ngay ở xóm xưa của mình, có nhiều cây cối, nay thì không có một ngọn cây, không có chim đậu, không còn nghe tiếng chim hót vào sáng bình minh như ngày nào. Mình chỉ thấy nhà và nhà, không biết ai sống bên cạnh, toàn là các cổng to đùng, chia cách hàng xóm láng giềng. Khi xưa, hết dầu, hết đường, có thể chạy qua hàng xóm mượn muỗng múi, thẻ đường. Nay mình hỏi ai sống bên cạnh, nhà mình lắc đầu. Chúng ta đã trở những con ốc đảo vô hình không để ý đến sự tàn phá của chúng ta đối với môi trường.

Khi mưa là chỉ thấy sông và sông. Cái đập ở cầu Ông Đạo đã bị vỡ một lần vì mưa bão vào năm 1932, cuốn trôi bao nhiêu nhà khi xưa. Nếu không khéo thì Đà Lạt sẽ bị phá tan vì sự phát triển quá tải, không nghĩ đến môi trường.

Chúng ta hay quên, chúng ta là nhân tố trong môi trường sinh thái to lớn. Nếu chúng ta cứ xây cất, phát triển vô tội vạ thì đời con cháu sẽ không còn môi trường để sinh sống.

Nhớ có một tập đoàn Tân gia ba mướn công ty của mình làm việc, thiết kế một dự án khu nghỉ dưỡng, ăn chơi ở Suối Vàng Dankia. Mình có hỏi vấn đề thanh lọc, xử lý rác rưới ở hồ Dankia thì bị dẹp qua một bên. Sau này dự án bị bỏ dỡ, mình mừng. Ai ngờ nay về lên Suối Vàng thì thất kinh, còn te tua hơn dự án của Tân Gia  BA khi xưa.


Từ ngày, mình mua cái vườn, có cọ sát với thiên nhiên môi trường, mới giác ngộ cách mạng về những sai lầm khi xưa, xây nhà vô tội vạ để kiếm tiền. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tấm ảnh thứ 2

 Nhìn tấm ảnh này thì quá đẹp. Đà Lạt một thời. Ngoài chợ Đà Lạt thì có lẻ xung quanh hồ Xuân Hương, để lại cho mình rất nhiều kỷ niệm của thời bé.

Ngay giữa hồ là Thuỷ Tạ, câu lạc bộ nước được người Pháp xây dựng mang tên “La Grenouillère”, lấy tên một câu lạc bộ nước, tại ngoại ô Paris, rất nổi tiếng vào thời người Pháp gọi La Belle Époque. người Pháp xa xứ, cũng xây dựng lại hình ảnh của quê nhà như người Việt mình ở hải ngoại, mở tiệm phở pasteur, quán ăn Dakao,…

Chỗ này là 1 trong ngã tư của Đà Lạt. Chỗ bùng binh Thuỷ Tạ, con đường bên tay phải là đường Cộng Hoà, khởi đầu từ bùng binh Thủy Tạ, chạy dọc theo hồ Xuân Hương, qua sân vận động, đến ngã ba Bà Huyện Thanh Quan và đường Nguyễn Trãi. Còn đường bên tay phải, phía dưới tên Nguyễn Tường Tộ, chạy về cây xăng Kim Cúc, đường Nguyễn Tri Phương để đi thác Prenn.

Bên tay trái, có con đường mình không nhớ tên, chỉ nhớ chạy vòng vòng lên đường Tự Đức, phía sau khách sạn Palace. Chỗ này nổi tiếng vụ đánh cướp ngân hàng Việt Nam Thương Tín hay Đông Phương ngân hàng. Mình có bò đến đây để xem ông tài xế lái xe ngân hàng, diễn lại vụ cướp, đem tiền lên kho bạc, ăn thông với mấy tên nào, giả bộ ăn cướp, rồi đem xe bỏ dưới đèo Prenn. Chỗ này cây thông rất nhiều nên có người người chụp ảnh Đà Lạt, đến chỗ này để thấy ánh sáng xuyên qua mấy cây thông và các nữ sinh đi học trong sương mù.

Cảnh sát lấy cung, khệnh cho vài đòn là ông thần tài xế, khai hết. Sau đó họ bắt được mấy tên đồng loã tại Sàigòn. Chỗ đường nhỏ này và đường Trần Quốc Toản, có cây xăng Esso.

Cận cảnh là những căn nhà nghỉ xây khi Đà Lạt mới được thành lập, trước khi xây khách sạn Palace. Nếu mình không lầm là 5 căn, mình đã kể.

Ngay góc đường Cộng Hoà và Nguyễn Trường Tộ, là nhà hàng Đào Nguyên. Trước 75, là nhà hàng có nhảy đầm. Câu lạc bộ thể thao mà người Pháp thành lập khi xây dựng khách sạn Palace, không có người đến nghỉ vì không có gì để tiêu khiển. Người Pháp mới thành lập câu lạc bộ thể thao, gồm quần vợt, và chơi các môn thể thao nước như bơi lội, đua thuyền ở Thuỷ Tạ. 

Nhà hàng Đào Nguyên, lúc đầu được tây gọi “La Chaumière”, túp lều tranh, mình có kể rồi, lười đi kiếm ảnh vì mái nhà được lợp bằng rơm như khi xưa ở Pháp, nơi người ta để rơm. Sau này họ cho xây mới lại. Khi Tây về nước, hình như có thay đổi nhiều tên đến Đào Nguyên là cuối cùng, mướn của thị xã Đà Lạt. Mấy nhà của Tây để lại thì thuộc về thị xã, lấy cho thuê để có tiền xây dựng Đà Lạt như chợ Đà Lạt, thao trường,… Chỗ này để người ta chơi thể thao xong thì vào đó uống giải khát hay ăn nhẹ. Sau này thời đệ nhị cộng hoà cho phép nhảy đầm. Thời ông Diệm thì cấm thì phải.

Có mấy sân quần vợt, hình như 4 thì phải. Khi xưa, chỉ các tay giàu có Đà Lạt mới ra sân. Hình như phải đóng niên liễm cho câu lạc bộ, mới được vào đây. Mình đánh ở ty Công Chánh ở đường Pasteur. Mình chỉ đến đây khi có đại hội thể thao quân khu II. Có lần hai anh em Đinh Quốc Tuấn và Đinh Quốc Cường, từ Phan Thiết lên đánh như vũ bão khiến mấy đại gia Đà Lạt dạo ấy, cho con đi học đánh quần vợt đẻ trở thành Đinh Quốc Tuấn thứ 2. Bên cạnh là Thao Trường, để khi nào buồn đời mình sẽ kể về thao trường thời võ sĩ Minh Cảnh đả lôi đài,…

Mình có kể về xây dựng Thuỷ Tạ rồi, nhìn qua bên kia hồ, thấy đồi cù dạo ấy xác xơ, ít cây cối hơn như ngày nay. Chỉ khác là khi xưa, ai cũng lên đây được, trai gái Đà Lạt thường hẹn hò ở đây. Mình phát hiện ra một cô hàng xóm, đi chơi với bồ tại đây. Khá vui.

Có lần chạy vòng vòng ở đây, để xem mấy cặp đang tự tình, bổng nhiên Dương Quang Trí, ngồi sau mình bị một trái cù từ đâu bay cái vù đến trúng ngay đầu. Mình ngồi trước và thằng Nguyên ngồi sau không bị mà tên ngồi giữa bị trúng. Kinh

Nhìn lại mới thấy ông bác sĩ Đào Huy Hách với ông Phó Bá Long, đang đi bộ, vác theo gậy đánh cù, đang đi tới. Họ đánh rồi trái cù chạm đất rồi văng lên trúng thằng Trí. Sau này, mình có thiết kế lại câu lạc bộ sân cù và khách sạn Palace, khi công ty được ông chủ DHL mướn làm.

Hồi nhỏ, mình có lên sân cù để xem nhảy dù. Có lần thấy ông Nguyễn Chánh Thi, anh chú bác với ông ngoại mình, làng Dưỡng Mong, Thừa Thiên. Thấy ông Thi nhảy dù, cầm cờ Việt Nam Cộng Hoà, về nhà mình bắt chước, leo lên mái nhà, cầm cờ Việt Nam Cộng Hoà nhảy xuống, té lăn cu Cheng, bể đầu, máu me tùm lum, nay còn cái xẹo to đùng.

Một lần khác thì thấy ông Lâm Quang Thơ, chỉ huy trưởng trường Võ Bị, nhảy dù xuống sân cù. Ngoài ra còn có vụ thi thả diều trên đồi Cù. Dạo ấy, mình hay đi theo mấy đứa lớn trong xóm ra đây. Hôm trước nói chuyện với anh bạn hàng xóm xưa, nhắc lại thằng Dư.

Hai bên Sân Cù, có hai hồ nhỏ; bên trái là hồ Đội Có, dành để bơm nước cho thị xã Đà Lạt, ty Công Quản Nước, năm bên cạnh, ông cụ mình làm tại đây dưới quyền ông Nguyễn Văn Tùng, bố của anh chàng tên Huân, học trên mình một lớp ở Yersin.

Hồ bên phải là hồ Tống Lệ, nơi mình hay ra đây câu cá với ông dượng mình nhưng chả được con nào. Mình có xem hình ảnh trước năm 1932, khi bão lũ cuốn trôi cái đê đập ở ngay Thuỷ Tạ thì không thấy hai hồ này. Mình đoán là tây cho làm hai cái hồ này để hứng nước để khi hồ đầy nước vào mùa mưa, để tránh nạn tức đê làm vỡ đập nữa.

Hồ Đội Có được người Đà Lạt gọi vì do ông Đội Có xây dựng, ông ta có dẫy nhà chỗ bến xe Tùng Nghĩa mà người Đà Lạt khi xưa hay gọi dãy nhà Đội Có. Toàn là dân thầu khoán, cai lục lộ khi xưa làm cho tây xong thì giàu có, xây nhà, mua đất như Đội Có, Võ Đình Dung, Nguyễn Văn Tiếng,..

Chúng ta thấy nhà sinh hoạt của hướng đạo Lâm Viên ngay bờ hồ, bên cạnh là ống nước bơm nước từ hồ Xuân Hương vào nhà máy nước bên cạnh hồ Đội Có nơi ông cụ mình khi xưa làm việc.

Đạo quán Lâm Viên, hình do Nguyễn Kính gửi, lễ rước của nhà thờ. Đạo quán này lúc mới được xây cất. Nếu mình không lầm có thời te tua sau đó được trùng tu lại

Chúng ta thấy nhà hàng Thanh Thuỷ, hình như mình có vào đây uống nước một lần khi xưa. Ai ở Sàigòn lên chơi, dẫn mình ra đây uống được chai nước cam vàng, mê ly. Lác đác trên hồ thấy mấy pê-đa-lô, nay họ gắn mấy con thiên nga nên hơi chán vì không nhìn thấy phong cảnh nhiều.

Cuối cùng bên tay trái có con đường nhỏ lác đá, đi lên khách sạn Palace. Xong om

Xem hình ảnh xứ người, nhìn Đà Lạt chỉ muốn khóc

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tấm ảnh ngày xưa còn bé

 Hôm trước, thấy trên mạng, có ai nói là cây thông ở góc đường Duy Tân và Phan Đình Phùng đã bị đốn bỏ khiến mình thất kinh. Xem như cây thông độc nhất trong thành phố Đà Lạt trước 75, dấu tích của chế độ cũ đã hoàn toàn biến mất.

Mình nhớ đến cây thông này vì khi xưa, ông cụ mình đến cái kiosque ngay bên cạnh để học đánh máy, thi vào ty công chánh, làm công chức. Sau khi giải ngủ, ông cụ mình, phải đi học lại để lấy bằng tiểu học để được lên ngạch, lương cao hơn và học đánh máy. Có lẻ khi xưa, phụ nữ ít đi làm nên đàn ông làm thư ký đánh máy các văn thư.

Cây thông độc nhất của thành phố. Hình như khi xưa, có cái trang thờ ai chết ở đây thì phải. Thường chỗ nào có người chết vì tai nạn, họ hay lập cái trang để thờ như chỗ am Sohier. Tiệm phở Ái ngày nay là địa điểm cái kiosque, làm bằng gỗ, nơi ông cụ đến học đánh máy.

Chỗ chiếc xe buýt đậu, khi xưa chỉ toàn là hoa Quỳ mọc dại đầy khúc này, chạy lên đến đường Thủ Khoa Huân.

Chỗ này là giáp điểm của hai đường Duy Tân bên phải của tấm ảnh, chạy lên dốc và Phan Đình Phùng, đường nơi tác giả chụp ảnh.

Từ chỗ hai người băng qua đường, đối diện trên đường Duy Tân, có nhà của Lê Huy Hà, học chung với mình khi xưa. Có người chị, học Yersin, trên tụi này mấy lớp, dạy kèm mình nhưng mình học dốt quá nên nghỉ.

Tấm ảnh này chụp xa xa, trên đường Duy Tân chạy xuống Hải Thượng, thấy cái trang và cây Thông to lớn ngay ngã 3.

Bà cụ đi bán nên ông cụ trông mình, khi đi học đánh máy thì dắt mình đi theo. Bố vào học thì mình buồn đời, đứng ngoài nhìn vào, ngáp ruồi, đợi bố học xong. Tương tự tối ông cụ đi học thêm ở trường Thăng Long, số 4 đường Hai Bà Trưng, Đà Lạt. Hình như trên lầu hai thì phải.

Sau này, nghe ông cụ nói với mấy người bạn về những bài toán về hai đồng tử, đi bộ hay chạy xe với tốc độ, gặp nhau ở điểm nào. Ông cụ kêu khó lắm khiến mấy người bạn ngồi trầm trồ, miệng u chau u chau. Sau này mình học tới đó thì thấy chả có gì cả phải u chau u chau.

Vấn đề là khi mình sang Văn Học, sáng đi học thì phải tính thời gian để bắt kịp động tử Cái Bớt mỘt Thời, khi thấy cô nàng xuất hiện ở ngã ba Hai Bà Trưng và cầu Cẩm Đô. Mình phải tăng tốc, để động tử Sơn Đen bắt kịp động tử Cái BỚt Một Thời ở trường Thăng Long, sau đổi thành trường Hiếu Học.

Có tấm ảnh cũng gần gần chỗ này, trên đường Phan Đình Phùng, đi độ từ chỗ ngã ba độ 20 thước, sẽ thấy hình ảnh này, có vạc đất. Cô gái đi học về, thấy tấm bảng chỉ đường, cho biết đến ngã ba Duy tân. Đặc biệt, căn nhà hai tầng bên tay trái, phía dưới là nhà bảo sanh Trương Thị Lập mà mình đã có kể. Cô em kế mình được sinh tại đây, còn lầu trên là phòng mạch bác sĩ Phạm Trọng Lương, bố của ông thầy dạy anh văn tên Khôi, bố một người bạn học chung ở Yersin.

Chỗ bụi hoa Quỳ, trước cầu thang lên phòng mạch bác sĩ Lương, có một con đường đất chạy vào bên tay trái, có một khu dân cư mà gia đình ông giáo Kim, dạy hè mình ở đường phan Đình pHùng, cạnh khách sạn Mimosa, đối diện trường Minh Trí. Ông giáo Kim, có người con học hơn mình đâu mấy lớp, có dạy kèm mình nhưng được vài tháng, ông thần kêu mình dốt quá mức tưởng tượng, không cải tạo được nên ngưng.

Xem tấm không ảnh cho thấy bên tay trái, có ngã ba Duy Tân và Phan đình Phùng, có cây thông, cái trang và kiosque nơi ông cụ học đánh máy. Thấy đường Duy Tân, chạy xuống bùng binh Hải Thượng. Bên cạnh trường Việt Anh, ngay đường Duy Tân là ga ra Trung Tín, nay ở San Jose. Con trai Nguyễn Trung Thiện, học chung với mình khi xưa, nay ở Nam Cali, mở ga ra sửa xe nối nghiệp bố. Để hôm nào mình kể tiếp về tấm ảnh này. Nếu ai thích thì nhắc vì mình hay quên.

Tấm ảnh này do Nguyễn Kính, cựu học sinh Adran gửi. Hình như tấm này được trùng tu với phân mềm vì mình có tấm này nhưng hơi mờ. Để tuần sau, mình sẽ kể về tấm ảnh này. Hy vọng trước khi lên đường leo núi Kilimanjaro.

Tấm này cho thấy cây thông ở góc ngã ba Duy Tân và Phan Đình Phùng. Đặc biệt thấy căn nhà của ông giáo Kim, dạy hè mình ở cạnh khách sạn Mimosa. Hôm trước có bỏ lên đây tấm ảnh có phòng mạch bác sĩ Phạm Trọng Lương, và nhà bảo sanh Trương thị Lập, thấy khuôn viên trường Việt Anh. Thêm thấy bên đường Hai Bà Trưng, có trường Thanh Long hay Hiếu Học ngày xưa.

Có người gửi cho tấm ảnh này ngày nay. Kinh. Chán Mớ Đời 

Mình chỉ muốn kể về kiosque , nơi ông cụ đi học đánh máy để làm thư ký cho ty công chánh nhưng nhiều hình ảnh, nhiều kỷ niệm từ đâu tuôn về nên ngưng đây. Hôm nào rảnh sẽ kể tấm ảnh trên đây.

Hình ảnh trên báo Việt Nam hôm qua, Đà Lạt mưa có 1 tiếng đã lụt ngập đường Phan Đình Phùng

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Quỹ dự trữ liên bang Hoa Kỳ?

 Hồi mới sang Hoa Kỳ, mình nghe nói đến quỹ dự trữ liên bang (Federal Reserve System, thường được gọi tắt là Federal Reserve hay the Fed). Lúc đầu mình tưởng đó là ngân hàng quốc gia Hoa Kỳ. Sau này khám phá ra không phải, là của tư nhân. Fed được xem có vai trò tương đương là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ, được thành lập bởi luật Federal Reserve Act, ngày 23 tháng 12, năm 1913.

Đây mới quan trọng là cục thuế vụ IRS (Internal Revenue Service), được thành lập vào năm 1913, cùng năm với FED. Trước đó, người Mỹ không phải đóng thuế lợi tức. Fed là của tư nhân chớ không phải của chính phủ Hoa Kỳ. Do đó người ta mới nói đến các tay tài phiệt đứng sau lưng của Fed, những người thật sự kiểm soát quyền lực của chính phủ Hoa Kỳ hay trên thế giới. Tổng thống và các đại biểu chỉ là bù nhìn được chọn để thi hành các chính sách của giới tài phiệt. Ai nắm tiền, người đó nắm quyền lực.

Cách làm giàu nhanh nhất là gây chiến tranh, bán vũ khí. Putin xâm chiếm Ukraine nhưng Hoa Kỳ và đồng minh đã huấn luyện quân đội Ukraine từ năm 2014. Đó là lỗi lầm của Putin. Đáng lẽ hắn phải xâm chiếm toàn lãnh thổi Ukraine năm 2014. 

Ngày nay, người Mỹ đóng thuế để các công ty sản xuất vũ khí, tặng vũ khí cho quân UKraine đánh đấm, trong khi người Mỹ nghèo đói đang lan tràn khắp nơi. Lên Los Angeles, thấy đầy. Dân đứng đầu đường xin tiền khắp nơi. Sang năm, khi họ bắt buộc phải để suy thoái kinh tế vì in tiền như điên từ 2 năm qua.

Các chuyên gia kinh tế mà mình mua tài liệu của họ, giải thích là nhà cửa có thể xuống 50%, thị trường chứng khoán có thể xuống 90%. Năm 2006, nhà cửa lên như điên, đi Seminar, người ta hỏi làm thế nào mà thế hệ con của họ có thể mua nhà. Đùng một cái 2008 xẩy ra, nhà xuống như điên, thiên hạ nhảy vào mua rồi lập lại giá nhà như hôm nay.

Năm 1992, mình và đồng chí gái mua căn nhà giá $180,000 trước khi lên xe bông. Hai năm sau, giá nhà xuống $130,000, bay đi $50,000, xem như 30%. Lịch sử lập lại và những tên giàu có, tài phiệt càng giàu hơn, còn dân nghèo thì bay hết vốn, sạt nghiệp.

Chính phủ Hoa Kỳ không làm ra đồng đô la nào cả. Họ có tiền để chi tiêu là nhờ vào thuế đóng của người Mỹ đi làm. Nếu họ có làm chương trình gì thì gây quỹ bằng cách bán trái phiếu cho người Mỹ hay ngoại quốc, hứa là sẽ trả bao nhiêu sau 5, 7 hay 10 năm,.. không phải đóng thuế. Điển hình, trường trung học của mấy đứa con, muốn có tiền để sửa chửa, xây thêm lớp học, trang bị điện tử,…thì cơ quan giáo dục của thành phố, gây quỹ bằng cách bán trái phiếu cho thiên hạ. Nay mới xây xong.

Ở cấp nhỏ hơn, điển hình một nhà đầu tư , muốn xây một khu nhà cửa. Cần xây dựng hạ tầng cơ sở, ống cống , đường xá, họ làm trái phiếu để mượn tiền. Khi xây xong, họ bán cho người Mỹ, với điều kiện là mỗi năm, người mua phải trả tiền thêm về hạ tầng cơ sở trong vòng 20 năm hay tuỳ theo hợp đồng.

Chính phủ bắt người Mỹ đóng thuế lợi tức, để có tiền trang trải các chi phí trong năm. Vấn đề là cách chính phủ quản lý không được tốt lắm vì không phải tư nhân, không chạy theo lợi nhuận của chủ nghĩa tư bản nên công chức cà chớn, vẫn sống phây phây, không bị sa thải. Mấy người này rất mạnh vì họ gia nhập các công đoàn như giáo chức, xe lửa,…để bảo vệ quyền lợi của họ.

Giáo viên hay giáo sư dỡ nhưng thuộc công đoàn giáo chức thì muôn đời sẽ không bị đuổi. Do đó đưa đến tình trạng giáo dục của Hoa Kỳ ở cấp trung học rất tồi. 25% học sinh lên đại học. Ngược lại cấp đại học Hoa Kỳ thì được xem là tốt nhất. Lý do là các trường đại học tự chủ, không theo đường hướng bắt buộc của chính phủ như ở cấp trung học. Có ý kiến là bãi bỏ bộ giáo dục liên bang, để mỗi tiểu bang tự quyết định về ngành giáo dục địa phương nhưng các chính trị giao và các công đoàn gáio chức không chịu vì nồi cơm của họ.

Chính phủ có khuynh hướng tiêu pha nhiều hơn nhất là trả lương cho nhân viên, và những người về hưu. Họ được trả 90% tiền lương cuối cùng của họ. Thí dụ; nếu năm cuối cùng trước khi về về, một công chức có thể lãnh $200,000 thì họ sẽ được trả hàng năm tiền hưu $180,000 thêm bảo hiểm y tế. Do đó hàng năm tiền trả hưu trí và bảo hiểm càng lên cao vì người ta sống thọ hơn. Mấy năm trước, có vụ ông cảnh sát trưởng về hưu, được lãnh $180,000 hàng năm, ông buồn đời quen với một tên mất dạy khác, làm quản lý thành phố nhỏ gần Los Angeles, thế là hai người toa rập, thành phố mướn ông cảnh sát trưởng đã về hưu từ một thành phố khác, trả lương đâu $500,000 hàng năm còn ông quản lý thành phố 1 triệu đô. Hình như bị bỏ Tù.

Trước thế kỷ 20, khi Hoa Kỳ chưa có hệ thống ngân hàng trung ương, mỗi khi có suy thoái kinh tế thì ông J.P. Morgan, ngân hàng, kêu gọi mấy chủ ngân hàng khác, bỏ tiền ra, để cứu nền kinh tế Hoa Kỳ. Vấn nạn này khiến một thượng nghị sĩ Nelson Aldrich lo ngại. Ông ta nhìn lại trong lịch sử Hoa Kỳ thì suy thoái kinh tế thường xẩy ra như năm 1873, 1884, 1890, 1893, 1896 rồi đến 1907.

Ông thượng nghị sĩ này thấy một chính phủ phải đợi các ngân hàng tư nhân kéo ra khỏi vực sâu của suy thoái tài chánh nên nghĩ thành lập một ngân hàng trung ương. Nghĩa là khi có vấn đề thì ngân hàng trung ương sẽ nhảy vào cứu các ngân hàng nhỏ. Xin nhắc lại, cứu các ngân hàng chớ không phải người Mỹ. 

Trong cuốn phim “A beautiful life “ có nói đến cảnh người dân lo ngại, đến ngân hàng, đòi lấy hết tiền của họ ra mà như chúng ta biết, ngân hàng đâu có giữ tiền để dành của khách hàng, họ dùng tiền đó để cho vay. Điển hình hiện nay, khi người Mỹ bỏ tiền vào trương mục tiết kiệm, không được đến 1% tiền lời. Ngân hàng dùng tiền đó để cho vay 5-6% cho những ai mua nhà hay 24% qua thẻ tín dụng.

Gần đây, chúng ta thấy người Tàu đến ngân hàng để rút tiền nhưng ngân hàng nói không có tiền vì họ đã đầu tư hay cho vay hết rồi. Nếu họ không dùng tiền của khách hàng để đầu tư hay cho vây tiền đâu để họ xây nhưng toà nhà to đùng tráng lệ.

Ông Aldrich, nghĩ làm ngân hàng trung ương thì cần mấy ngân hàng tư nhân giúp đỡ vì họ chuyên nghiệp hơn. Năm 1910, ông ta mời các chủ ngân hàng đến họp mặt bí mật, không cho ai biết, bận đồ như những thợ săn vịt vào mùa đông. Họ tụ họp lại nhà ga Hoboken, New Jersey, nơi thành phố mình có ở một thời gian. Đi làm, chỉ cần đi xe lửa ngầm dưới sông.

Khi mọi người lên xe lửa thì được dẫn đến toa xe đặc biệt của ông thượng nghị sĩ Aldrich và và bắt đầu làm việc trên đường đến tiểu bang Georgia, đảo Jekyll. Họ ở tại đây một tuần. Các chủ ngân hàng khác tiểu bang, vùng Hoa Kỳ, hiểu một người buôn bán thuốc lá ở tiểu bang Virginia, có những khó khăn, cần thiết khác với một ông xuất nhập cảng ở New York, hay mấy người trồng bông Gòn ở miền nam có những khó khăn về tài chánh, giao thương khác.

Mấy ông chủ ngân hàng nổi tiếng rời đảo Jekyll và có một chương trình được gọi là Aldrich Plan. Tổng thống Wilson ký sắc lệnh thành lập Quỹ Dự Trữ Federal Reserve Act năm 1913, và ngân hàng trung ương Hoa Kỳ có 12 chi nhánh tư ở 12 tiểu bang khác. Nói Nôm na là một ngân hàng tư gồm 12 ngân hàng tư khác ở 12 tiểu bang khác của Hoa Kỳ.

Điển hình là năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính khiến ngân hàng trung ương nhảy vào can thiệp, giúp các ngân hàng tư, tránh một cuộc suy thoái trầm trọng mà ông Buffett có viết bài cảm ơn chính phủ đã bao cấp cho ông ta.

Chính phủ Hoa Kỳ bảo kê Goldman Sachs nhưng không cứu trợ Lehman Brothers, có lẻ không cho tiền Obama ứng cử tổng thống. Ngày nay Goldman Sachs giàu có thêm trong khi Lehman Brothers thì ít lại. Từ đó người Mỹ không tin tưởng vào các cơ quan tài chính.

Ông Thomas Jefferson, một trong những nhà lập quốc Hoa Kỳ, chống đối việc thành lập một ngân hàng quốc gia. Ông ta cho rằng vi phạm hiến pháp Hoa Kỳ. Hiến pháp Hoa Kỳ không cho phép chính phủ Hoa Kỳ tạo dựng những pháp nhân hay ngân hàng. Ông tin rằng mỗi tiểu bang, tuỳ theo địa dư, kinh tế làm những ngân hàng để giúp người Mỹ tại đây làm ăn, phát triển kinh tế, tránh tình trạng các ngân hàng thiên vị với những công ty sản xuất ở thành phố, và bỏ rơi các nông dân ở các vùng xa xôi hẻo lánh.

Cuối cùng thì mấy ông như Hamilton, được mấy chủ ngân hàng đứng phía sau ủng hộ nên ra luật thành lập ngân hàng quốc gia và tổng thống Washington, ký vào tháng 2 năm 1791 và ngân hàng trung ương Hoa Kỳ được sáng lập với cái tên Forest Bank of the UNited States. Khởi đầu ở Philadelphia rồi từ từ mở ở các tiểu bang khác. Cuối cùng Hoa Kỳ có đến 12 ngân hàng trong Quỹ Dự Trữ Liên Bang.

Quỹ Dự Trữ Liên Bang (FED) có nhiệm vụ điều chỉnh lãi suất, lạm phát kinh tế Hoa Kỳ, quan trọng nhất là phát hành, in tiền mỹ kim. FED gồm 12 ngân hàng tư nhân, có quyền lên xuống tiền lời, nhất là in tiền. Điển hình mấy năm vừa qua, họ in tiền, chính phủ Hoa Kỳ bán trái phiếu cho họ, tiền lời không có gì xem như gần zero, họ lại cho mượn đến 2-3% hơn nên ngân hàng rất giàu. Ngoài ra ngân hàng còn được cho vay gấp 8-20 lần số tiền họ có dự trữ.

Khi FED in tiền cho vay ngân hàng 1% thì ngân hàng quay sang cho người Mỹ vay lại 3-4%. Hỏi sao ngân hàng không giàu. Mình thắc mắc hoài đến khi khám phá ra FED là một ngân hàng tư, do các ngân hàng từ khác thành lập.

Điển hình một người Mỹ chân chất, đi làm, không tiêu xài, hà tiện, để dành tiền, bỏ vào tương mục tiết kiệm như mình, được chưa tới 1%, mỗi tháng $1,000 hay $12,000/ năm. Ngân hàng của mình mướn một cô gái, tươi cười, chào ông Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen, đến bỏ tiền vào chưa lấy được 1% dù lạm phát lên đến 9.1%. Ngân hàng quay qua cho vay người Mỹ đến $8,000/ tháng hay $96,000/ năm dựa trên số tiền của mình bỏ vào tiết kiệm, với tiền lời 5% nếu mua xe, trả trong vòng 5 năm, 6% nếu mua nhà trả trong vòng 30 năm, 24% nếu không trả trong vòng 1 tháng.

Mình nhớ năm 2009, nhà cửa te tua. Một tên bạn gửi cho một bài báo nói về ông Paulson, cựu bộ trưởng tài chánh hay đương thời, không nhớ rõ. Ông ta và đồng bọn, đồn ý mua lại ngân hàng IndyMac, với điều kiện là 70% tài sản của ngân hàng này. Trong trường hợp họ lỗ thì chính phủ bù số tiền lỗ đó cho họ. Điển hình, họ thấy một căn nhà của IndyMac cho mượn nợ $100,000. Họ mua lại $70,000. Nếu họ không giữ mà bán rẻ cho dân đầu tư hay Flipper thí dụ $30,000. Chính phủ Obama phải bù cho họ $40,000. Do đó chính phủ Obama thời đó và Fed in tiền ra như điên.

Đọc xong thì mình kêu ông chuyên viên địa ốc của mình biết, tìm kiếm các nhà bị tịch thu có nợ của ngân hàng IndyMAc, bị phá sản và chính phủ Obama đang cứu bằng cách giao cho ông Paulson và đồng bọn vì chính phủ không nhúng tay vào được.

Ông chuyên viên địa ốc, tìm ra các nhà tịch thâu của IndyMac MAc, mình trả giá bèo $25,000 và $50,000/ căn nhà mà muốn xây lại thì phải tốn $150,000, chưa kể tiền đất. Có chính phủ bảo kê nên mấy nhà ở các khu không được an lành lắm thì họ bán rẻ để chính phủ Obama đền cho họ. Mình vừa bán hết mấy căn nhà này. Đang tìm nhà để mua lại còn không thì đóng thuế rồi đợi sang năm hay tệ lắm là 2024 là chạy ra mua lại. Chán Mớ Đời 

2023, chỉ có việc đi chơi với đồng chí gái. Mua nhà bây giờ đến sang năm, phải đi ra toà để đuổi người thuê nhà, phí thời gian. Từ đây đến cuối năm, chính phủ Biden là mọi cách để cứu vãn tình hình vì có bầu cử. Sau đó cho bà con ăn tết vui vẻ, với hàng khuyến mãi rồi qua năm là te tua. Mất vực đủ trò. Chán Mớ Đời 

Mình sẽ nói trên đài truyền hình Little Sàigòn về FED và FDIC nên sẽ kể vụ FDIC sau. Do đó ở Hoa Kỳ, muốn làm giàu thì theo nghề làm ngân hàng, nếu người Mỹ không trả được thì chính phủ bù tiền lại cho ngân hàng. Sẽ kể sau. Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Trung tâm luyện thi tú tài Đà Lạt xưa

 “Có căn bản đâu mà lấy lại căn bản”. Đó là lời thầy Tạ Tất Thắng, dạy mình anh văn đâu 1, 2 tháng tại trường Văn Học, thầy Hoàng Trọng Hàn dạy đến cuối năm. Thầy dạy anh văn chính ở trường Trần Hưng Đạo, buổi chiều thầy có dạy thêm ở Hội Việt Mỹ. Dạo ấy, các trường thi nhau mở các lớp luyện thi tú tài, hay các lớp toán lý hoá lấy căn bản, nên thầy buồn đời kêu đã dốt thì làm sao có căn bản mà lấy lại căn bản như các quảng cáo, biểu ngữ dán hay căng đầy đường phố Đà Lạt thủa xưa.

Nói cho ngay, thời đó, chiến tranh, học hành mà lộn xộn, con trai phải đi lính thêm có vụ đôn quân. Do đó có trò nhảy lớp cho kịp tuổi. Nhiều khi có người học trễ 1, 2 năm nhưng sợ đi lính nên phải nhảy lớp thì chới với vì học lớp dưới đã kém mà còn nhảy lớp thì sức Phù Đổng khó tiến xa nên không có căn bản, bơi lội trong vũng lầy vô biên. Do đó thầy Thắng kêu có căn bản đâu mà lấy lại.

Lần trước về Đà Lạt, mình có dịp gặp lại thầy Thắng. Có anh bạn vẫn liên lạc với thầy thường xuyên, dẫn đến thăm thầy. Nhà thầy gần viện đại học Đà Lạt. Thầy chỉ cây Hồng hay mận mà anh bạn đã đem lại trồng tại nhà thầy mấy chục năm về trước. Cô Thắng phải ngồi bên để thuyết minh vì thầy bắt đầu lộn chỗ này xọ chỗ kia. Thầy cô kể chuyện khi xưa đi tán nhau ra sao. Khá vui.

Đường Hải Thượng, ngay cổng vào trường Việt Anh, đi chút xíu thì đến ngã tư Hoàng Diệu và Hai Bà Trưng. Rẽ tay trái vào đường Hoàng Diệu thì sẽ thấy trường Văn Học bên tay phải. 

Sau 75, thầy Thắng có sang Hoa Kỳ dạy đại học ở Hoa Kỳ, một thời gian, không nhớ tiểu bang nào, hình như Alabama.

Cứ đầu niên học là thấy một đám học chung mất tích, hoá ra chúng nhảy qua trường Việt, nhảy lớp để học cho kịp tuổi. Trường hợp này lại gây ra một vấn nạn khác là “hệ thống làm chứng chỉ giả”. Muốn vô học lớp 11 thì phải có chứng chỉ, học bạ của lớp 10, chứng nhận đã học xong chương trình lớp 10. Mà đã nhảy lớp theo kiểu thần đồng theo tinh thần Phù Đổng của người Việt thì phải chạy chứng chỉ giả để nộp cho trường mới. Do đó không có căn bản nên phải đi học luyện thi để lại căn bản. Đúng hơn là tìm căn bản.

Sau này, mình gặp lại mấy người bạn học chung, mới nghe họ kể mới hiểu. Có người lấy tên và chứng chỉ của người em đi học trường khác. Người kể mua chứng chỉ ở Sàigòn, người kể mua chứng chỉ từ thầy nọ, cô kia đủ trò, hoá ra giáo dục thời đó có một kỹ nghệ “tiên chứng chỉ hậu học văn”. Vào nhà, hỏi cho gặp tên học chung lớp thì cậu em hắn đi ra, hỏi mình là ai. Chán Mớ Đời 

Mình gặp lại một anh bạn thân, học giỏi, kể là có tên trong lớp học cực dốt, rớt tú tài nhưng bố mẹ hắn năn nỉ bố mẹ anh bạn, cho mượn giấy tờ của anh ta để nộp đơn du học. Kinh

Cầu thang lên trường Văn Học. Trung tâm luyện thi nổi tiếng Đà Lạt ngày xưa. Nghe nói là có lớp luyện thi đệ nhất cấp vào các trường công Đà Lạt. Học trường công thì miễn phí nên phải qua một kỳ thi tuyển. Do đó các học sinh trường này, thường là thành phần học giỏi từ tiểu học nên đa số đậu cao khi thi tú tài.

Ngoài chứng chỉ giả còn phải chạy thêm giấy khai sinh. Nhiều người lớn tuổi, mình nhớ trong lớp có nhiều tên lớn hơn mình cả 4 tuổi mà trong giấy khái sinh lại thua mình đến 2 tuổi. Từ đó đưa đến vấn nạn tham nhũng. Công chức thì ký giấy tờ, giấy khai sinh giả, thầy cô trong trường ký chứng chỉ, học bạ giả cho học sinh, tạo ra một nền kinh tế học đường bên lề khiến nhiều người trở nên giàu có.

Thời đó, con trai đi học là để khỏi đi lính, ra chiến trường chớ không phải để trở thành một chuyên gia tốt, giúp đất nước,… giấc mơ của mình ngày xưa là đừng đi lính vì sợ chết. Trong xóm có nhiều tên quen, đi lính chết hết, có tên đào ngủ. Học ra đại học thì cũng phải nhập ngũ, nhưng ít ra còn sống thêm được vài năm đại học. Ra trường nếu hên thì được biệt phái về dạy một trường trung học nào đó thay vì ra chiến trường.

Giấy khai sinh thì mình đoán là lên toà án hay khu phố. Mình chỉ nhớ là khi nộp đơn du học đi tây thì phải lên toà án, nhờ họ dịch giấy khai sinh, bằng Tú tài, học bạ, thị thực chữa ký để gửi nộp đơn đại học bên tây.

Lại thêm cái vụ thẻ Nhân Dân Tự Vệ. Hình như từ 16 tuổi trở lên, con trai phải gia nhập đoàn Nhân Dân Tự Vệ, được phát súng rồi chia phiên đi gác ở trụ sở. Mình nhớ ở bên đường Phan Đình Phùng thì có đồn Nhân Dân Tự Vệ, ngay hợp tác Xã rau, ngay dốc Ngã Ba Chùa, trước cầu thang của chùa Linh Sơn. Còn Khu Phố II, nơi mình ở thì có cái đồn Nhân Dân Tự Vệ, trên đường Thi Sách, phía sau trường Đa Nghĩa, gần nhà Tuấn Cao, nay ở Củ Chi. 

Nhớ có lần Việt Cộng nằm vùng tấn công cái đồn đó, bắn nhau bú xua la mua. Ở nhà mình, ông cụ và mình nghe tiếng súng, đứng nhìn qua cửa sổ về phía trường Đa Nghĩa, đạn đỏ bay tá lả, hơi lo lo. Phía trên Số 4 là coi như để cho nằm vùng ban đêm. Trước đó, ban đêm họ về, bắn trưởng ấp và bắt con trai đi theo cách mạng, cướp chính quyền rồi củng cố quyền lực.

Có lần, nằm vùng ở ấp An Lạc, hay Hoà Lạc, chỗ kho bạc đi vào, cạnh trường Adran, tấn công trung tâm thẩm vấn Đà Lạt, ở đường Bá Đa Lộc. Ban đêm nghe súng nổ liên tu ti. Hôm sau, mình chạy xe vào, thấy xác chết Việt Cộng nằm vùng, nằm la liệt ở đường BÁ đa Lộc. Ruồi bu, đen nghiệt. Hình như họ cố ý để đó để làm gương hay sao đó hay để các người con trong gia đình nuôi thêm hận thù.

Ra đường, cảnh sát xét giấy tờ. Có 4 thẻ cần thiết: thẻ căn cước, thẻ học sinh hay sinh viên, thẻ hoãn dịch và thẻ nhân dân tự vệ. Mình nhớ tối thứ 5 mỗi tuần, trên đài phát thanh Đà Lạt, có chương trình Nhân Dân Tự Vệ, với bài hát đầu tiên: “giặc đến nhà đàn bà cũng phải đánh, vận nước ta gặp hồi gian nguy, anh em ta ơi cũng nhau kết đoàn, cùng nhau chống giặc không gì hay hơn. Nhân dân tự vệ, nhân dân tự vệ, cầm súng cầm dao, gậy gộc Xuống đường,…”. Nhớ tới đó, bác nào nhớ thêm xin cho em biết.

Mình thì ở khu phố II nhưng thẻ Nhân Dân Tự Vệ thì do ông Ngô La, chủ tịch khu phố I ký, khỏi phải đi gác đêm. Ông Ngô La quen ông bà cụ mình nên dễ dãi. Chớ mình mà ghi danh ở khu phố II là đi gác tuần 3 lần thì hết học hành gì cả. Trong xóm mình hình như chả có tên nào đi gác nhân dân tự vệ. Mấy tên trong lớp nhất là ở khu Du Sinh, chúng đi gác mỗi đêm. Lâu lâu thì lại nghe tin mấy tên nhân dân tự vệ bắn nhau. Cứ ra đường kênh sì po là chạy về nhà, vác súng ra bắn nhau.

Mình nhớ có lần đi cắm trại với trường Văn Học ở hồ Than Thở, có mấy tên nào ở khu đó, bò lại kênh xì po thằng Hùng, hình như họ Cao. Lộn khu hắn ở có tên Cao Minh Đức, nhà có tiệm thuốc tây ở dốc Ngã Ba Chùa, còn hắn là Phan Thế Hùng thì phải. Nghe nói sau 75 là Cách Mạng 30, chết rồi. Hắn học Yersin trước kia với mình, sau qua Văn Học trước mình. Nó kêu mình chở về nhà. Ai ngờ ông thần, nhân dân tự vệ ngã ba chùa, đàn em ông Phấn hợp tác xã rau, vác cây súng Carbin M1, chạy lên kiếm mấy tên kia. Mình thiếu điều lạy nó, kêu đừng nóng.

Đó là hậu quả của chiến tranh, con người không muốn chết. Kẻ có tiền thì chạy chọt để con họ không đi lính, còn ai không có tiền thì phải lên đường tòng quân, anh Dũng đền nợ nước.

Mình nhớ có lần, ông thầy hỏi anh bạn học chung lớp, năm ngoái em học trường nào. Anh bạn đâu biết, ông bố chạy chứng chỉ giả ở trường nào dưới Cà Mau nên thật tình kêu Dạ em không biết khiến cả lớp cười toé phở hôm đó.

Thường thì đi học trường tư hay trường công nhưng đến năm thi tú tài thì phải đi học thêm các lớp luyện thi tú tài 1 và tú tài 2.  Trong các lớp luyện thi tú tài tại Đà Lạt thì các lớp luyện thi của trường Văn Học được khá nhiều học sinh Đà Lạt theo học.

Thầy Phạm Kế Viêm và thầy Hoàng Trọng Hàn

Mình không rõ lắm nhưng đoán là nhờ có 3 ông thầy dạy, nổi tiếng là dạy hay, nhiều người đậu. Nhất là đậu cao. Có nhiều học sinh giỏi của trường khác đến học luyện thi như các trường công Trần Hưng Đạo và Bùi Thị Xuân. Khi đậu là xem như học sinh của mấy trường kia nhưng trung tâm luyện thi Văn Học lại được tiếng lây.

Dạo ấy mình mới sang Văn Học, đúng lúc mấy ông thầy dạy ở đây, không được phép dạy ở trường này nữa. Không kể vì dính tới nhiều người bạn thân. Đa số mấy thầy là giảng viên trường Võ BỊ Quốc gia Đà Lạt, xem như thầy giỏi của Việt Nam Cộng Hoà. Học sinh bỏ trường Văn Học, chạy theo bộ Tam Sư: thầy Phạm Kế Viêm, dạy toán, mình có bà dì là em dâu của cô Viêm, thầy Thân Trọng Bình dạy Vật lý và thầy Bào, dạy hoá học.

Trường Việt Anh, đi vào cổng thấy lớp nơi mình học tiếng Nhật Bản buổi chiều. Một trong những trung tâm luyện thi tú tài.

Bộ Tam sư này qua trường Việt Anh dạy nên mấy người học chung lớp bỏ chạy sang đó rất nhiều. Theo mình là do mình học chớ thầy giỏi mà mình không chịu học thì bù trớt. Hè trước khi qua Văn Học, mình có đi học lớp hè ở trường Việt Anh. Có thầy Viêm, thầy Bình dạy toán lý hoá. Cũng ít người lắm, độ 20 người, trong đó có ca sĩ Anh Dũng ngày nay. 

Gặp anh chàng này mình không dám nhận, sợ người ta kêu mình cứ thấy sang thì chạy lại nhận họ. Anh chàng này là em rể của Nguyễn Minh Dũng, đánh bóng bàn cho Adran khi xưa, con của hai bác Nguyễn Đình Thừa, bạn bố mẹ mình, hay đi tổ đình ở đường Cường Để, thợ mộc ở đường Phan Đình Phùng. Lâu lâu có nhắn tin  với Dũng nhưng chưa bao giờ gặp lại dù anh ta ở vùng này. Đánh bóng bàn lão tướng, mình có đến trung tâm bóng bàn ở góc đường Euclid và Westminster nhưng không gặp anh chàng.

Đậu tú tài, mình về Sàigòn lo giấy tờ đi du học, thấy biểu ngữ quảng cáo luyện thi toán lý hoá đủ trò. Nhìn lại thì công nhận giáo dục thời xưa có bề trái là vụ con trai sợ đi lính nên có phần tiêu cực, chạy giấy tờ giả để được học thêm, khỏi ra tiền tuyến.

Đọc tài liệu thì miền bắc, họ định hướng người dân là tất cả cho tiền tuyến, giải phóng miền nam còn Việt Nam Cộng Hoà không có định hướng gì cả để động viên người dân ra trận. Ông nội mình sợ hàng xóm chê cười nên dục ông chú mình đi bộ đội vào nam, bị B 52 dập chết trên đường mòn Trường Sơn. Thanh niên như mình khi xưa, ít ai muốn ra trận. Mình tìm đường đi tây, trốn lính, trốn nghĩa vụ, để rồi ngày nay làm kẻ vô tổ quốc, nhận các nước khác làm tổ quốc thứ 2.

Nếu dạo ấy, người miền nam mà hiểu được đời sống như sau 75 thì bảo đảm chả có ai muốn hoãn dịch cả hay nằm vùng. Ai nấy đều xung phong ra trận. Cuộc chiến chỉ kết thúc trong vòng 3 tháng. Có bác kia ở Cần Thơ, miền quê kể. Nếu quốc gia trở lại, nó núp trong quần tui thì tui cũng lột quần, rũ nó ra để quốc gia bắt nó. Đả đảo Thiệu Kỳ, mua cái gì cũng có. Hoan hô hồ chí minh, mua cái đinh cũng xếp hàng. Chán Mớ Đời 

Cuối tuần rồi, có anh bạn học chung ở Văn Học khi xưa, nay ở Houston, gọi điện nói chuyện. Anh ta hỏi mày nhớ ông thầy Bấc không. Nói không biết vì chắc dạy lớp đệ nhất cấp. Anh ta kêu ông thầy vô lớp chửi mỹ tùm lum, đem hình ảnh Mỹ Lai vô lớp rồi chửi mỹ. Mình có kể vụ này rồi. Có một đại uý mỹ ra lệnh cho binh sĩ tàn sát nguyên một làng người Việt tên Mỹ Lai, xác chết nằm la liệt, do một nhà báo chụp được. Từ đó khi binh sĩ mỹ tham chiến ở Việt Nam về nước thì bị gọi giết trẻ em. Một trong những biến cố trong chiến tranh Việt Nam làm người Mỹ bừng tỉnh về cuộc chiến, khiến họ đem quân về. Từ đó, các tin tức chiến trường ở Á pHủ Hãn, Iraq,…đều bị thanh lọc hết. Mình nghe một anh bạn khác kể là ông thầy này nằm vùng.

 Anh ta kể sau 75, về Sàigòn thấy ông thầy ngồi bán bánh ú. Ông thầy cũng ngợ ngợ nhìn anh ta, sợ làm mất mặt thầy nên không dám đến chào. Anh bạn lại hỏi biết thầy Trần Đại không, mình lại tịt nữa. Anh bạn học Trần Hưng Đạo 2 năm rồi chạy qua Văn Học, vì sợ đi lính. Anh này hơn mình một tuổi nhưng học trễ đến 2 năm, cuối cùng bị đôn quân, đi học gỡ mìn. Anh ta kêu ông thầy hay tự giới thiệu, tôi tên Trần Đại, không phải du đảng như tiểu thuyết như Điệu Ru Nước mẮt mà chính hiệu Trần Đại. Anh ta nói được biết ông thầy chết trên đường vượt biển, đi chung với một cô học chung, hàng xóm ở đường Hai Bà Trưng khi xưa. Anh ta nghe đài phát thanh ở Houston kể về mấy người chết ở đảo này, có nói tên của thầy.

Nói đến người chết trên đường vượt biển, cuối tuần rồi, mình đến nhà người bạn ăn cơm. Anh ta kể là có lần đi theo phái đoàn người Việt về thăm các mộ bia của người tỵ nạn ở Nam Dương, Mã Lai và Thái Lan. Anh ta đem máy ảnh để chụp các thẻ bài của những người chết trên đảo hay vượt biển. Khi thấy mộ tập thể của mấy người chết, trong số đó có vợ con một nhà văn nổi tiếng, đã viết kể về chuyến đi hãi hùng này. 

Anh ta thấy mấy cái thánh giá, chữ Vạn,… trên cái mộ chung tập thể. Anh ta cố chụp một tấm nhưng không được. Cuối cùng thì anh lấy một bó nhang rồi khấn, xin cho chụp một tấm ảnh. Tách! Anh chụp được nhưng chỉ có một cái. Sau đó máy không sử dụng được nữa. Anh ta nói “tôi vô chùa vô chúa, nhưng gặp cảnh này thì không tin không được.”

Anh ta còn kể trước khi đi, có một người bạn nhờ đến một địa điểm nào, chụp cho tấm ảnh cái mộ của gia đình anh ta. Đến nơi đi thăm viếng, chụp hình hết mấy mộ nhưng không thấy mộ đề tên mẹ anh ta. Gần chiều, tàu sắp đi vì không dám ở lại, người hồi giáo ra cắt cổ. Anh ta hỏi người hướng dẫn viên bản địa, có còn chỗ nào nữa không , ông ta kêu còn, chỉ lên đồi nên xin phép 5 phút chạy lên đồi xem. Vừa lên thì có tấm bảng đề tên mẹ của anh bạn. Vô Phật vô Chúa nhưng hỏi có tin không?


Anh ta kể, đi theo đoàn có một chị kia, cứ khóc bù lu bù loa nhưng vì quen đời sống bên mỹ nên cũng không hỏi. Đến cuối ngày, chịu không được anh ta hỏi thì được trả lời, gia đình tôi 7 người chết hết, chôn trong nấm mồ tập thể đó. Đó không phải là trường hợp duy nhất mà còn rất nhiều cảnh như vậy như bài hát đứa bé và viên sỏi của nhạc sĩ Phan văn Hưng, thơ của Trần Trung Đạo.

 https://youtu.be/VltsSNsY4Kc

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Thoát khỏi căn tu

 Hôm nay, đồng chí gái kêu đi ra biển ngắm mặt trời lặng như thủa mấy chục năm về trước. Bò ra đến cái Pier Huntington Beach, thấy một đám trẻ, thân thiện, ôm micro Phone, kêu gào, tu mau kẻo trễ, kêu gào không nên phá thai, tội lỗi đầy mình,…

Đồng chí gái hỏi có tiền không, đưa cô nàng vào mua kem ăn. Mình không ăn kem, chợt nhớ thời sinh viên năm thứ nhất, mình thoát một vụ đi tu. Buồn đời mình kể cho đồng chí gái nghe khi cô nàng ăn cà REM.

Số là năm đầu tiên vào học trường quốc gia mỹ thuật, mình bị vướng cái văn hoá tây. Khi xưa học trường tây nhưng chỉ biết những gì trong sách vỡ đến khi qua tây thì sống trong môi trường, văn hoá của thiên chúa giáo khác với phật giáo nên mình đã ngu lại càng cảm thấy ngu hơn.

Khi thầy giảng về một bức tranh, điển hình là trận đánh của thánh Bartholemeo là mình ngọng, không biết là ai dù khi xưa có học về cuộc chiến 100 năm giữa người thiên chúa giáo và Huguenot (Tin Lành, cơ đốc giáo). Hỏi thầy thì thầy nhìn mình như bò đội nón, không ngờ thằng học trò của cựu thuộc địa không biết ông thánh Bartholomeo. Cuối cùng ông ta khám phá ra mình là lương dân nên khuyên mình đọc thánh kinh để hiểu thêm về nhà thờ, mỹ thuật,…

Nhớ dạo ở Đà Lạt, mình thấy ai kêu có mấy bà Tin Lành mỹ, dạy anh ngữ miễn phí nên rủ tên bạn, đi chung lên đó học đàm thoại anh ngữ,… hôm đó, họ đang giảng về Phục Sinh, nói ông Giê-su bị quân la-mã đóng Đinh chết, 3 ngày sau ông ta sống lại, khiến mình như bò đội nón, nhìn qua thằng bạn, thấy mặt nó từ từ biến thành màu xanh hơn đít nhái. Ra hiệu chuồn ngay, mấy bà mỹ kéo ở lại nhưng sợ quá, hai thằng bỏ chạy mất dép, hết mơ nói tiếng anh như bồi nhà hàng Chic Shanghai, Cẩm Đô.

Mình bò vào thư viện, mượn thánh kinh, đem về đọc. Nói cho ngay, đọc thánh kinh thì được một trang là mình buồn ngủ. Có lẻ không có căn tu. Cứ mò xem bức tranh, nói về ông cha, bà thánh nào thì lục trong tân ước để xem lịch sử họ là ai.

Một hôm, thứ 7, trường đóng cửa sớm. Mình học ở trường từ thứ 2 đến thứ 7 từ 8 giờ sáng đến 9 giờ tối, khi gác dan đến khoá cửa thì về. Thứ 7 thì họ đóng cửa trường vào lúc 4 giờ chiều. Lý do học ở trường vì trời lạnh, phòng ô sin của mình không có sưởi. Dạo đó mình không biết lấy gạch nung lửa, bọc tờ giấy báo để sưởi ấm.

Học và vẽ đến 6 giờ chiều thì đi ăn cơm đại học xá, 9 giờ xong về đến nhà độ 10 giờ, đọc sách vớ vẩn, trùm mềm ngủ tới sáng hôm sau. Lại đi tiếp.

Một hôm, ngày thứ 7, gác dan đến đóng cửa, chưa tới giờ ăn nên mình bò ra khu Saint Michel đi vòng vòng rồi đến giờ, ghé tiệm ăn đại học Sorbonne ăn tối. Đang đi lang thang, tính bò vào tiệm sách Hachette, đọc sách vớ vẩn đợi đến giờ đi ăn rồi về. Bổng nhiên có một tên da trắng, hỏi mày có biết nói tiếng anh, khiến mình giật mình, kêu chút chút nhớ lại ngày xưa ở Đà Lạt, đi học giáo lý Tin LÀnh được 15 phút, nghe Chúa chết đi sống lại, sợ chạy mất dép.

Hắn rủ mình vào quán uống cà phê. Trời lạnh nên chạy vào trong thay vì ngồi ngoài terrasse. Hắn bắt đầu nói về chúa, hỏi mình có tin chúa không, mình nói cần tìm hiểu thêm về thiên chúa giáo. Nói cho ngay, dạo ấy mình chưa biết là đạo Ki tô có nhiều hệ, giáo phái. Tên mỹ nghe vậy thì càng hồ hởi xông lên, nói đủ thứ về Chúa khiến mình như ngỗng ị. Cuối cùng hắn rủ mình về văn phòng của hắn ăn cơm. Nghe đến ăn cơm tối là mình mừng, đồ phát chẩn.

Mình đi theo hắn, băng qua vườn Lục Xâm Bảo mà ông Cung Trầm Tưởng diễn tả khi theo học lái máy bay ở Ma-rốc rồi ghé qua Paris chơi, thăm mẫu quốc trước khi về Việt Nam. Vào văn phòng thì thấy một đám con gái, đầm méo, mỹ méo đủ hết. Họ vui vẻ đón tiếp mình như một người bạn thân tình lâu năm không gặp.

Họ đưa cho mình xem mấy cuốn Album, chụp hình đám thanh niên thanh nữ, họp mặt tại một lâu đài ở Normandie, và mời mình tham dự miễn phí. Nghe miễn phí là mình chảy nước miếng, nhất trí đi theo, biết đâu sẽ phát hiện, làm quen một con đầm nào.

Đâu nữa tiếng sau, có xe Van Volkswagen của đức đến chở một đám trẻ trong đó có mình. Xe chạy mệt nghỉ. Nhìn phong cảnh Normandie vào mùa đông thì chán như con gián. Cuối cùng xe chạy vào một khu rừng rồi một lâu đài hiện ra trước mặt, hoành tráng khiến mình nức nở, phen này được ở lâu đài, tha hồ mà gáy với đám tây đầm học chung vào thứ hai.

Xe dừng lại thì từ trong lâu đài, chạy ra một đám trẻ cỡ tuổi mình, trai có gái có, chào hỏi rất thân mật. Họ dẫn vào một đại sảnh, kêu ngồi đợi ăn cơm. Độ 1 tiếng sau, họ kêu vào nhà bếp, ngồi ăn súp couscous, một loại kê mà người ả rập ăn hàng ngày như người Việt ăn cơm. Ăn xong, họ dẫn đến một phòng to nhất của lâu đài. Tại đây rất đông người, không nhớ là bao nhiêu.

Sau khi mọi người an toạ, họ bắt đầu chiếu mấy hình ảnh bên Mỹ, bên Nam Hàn,… nói về những người của tổ chức này đi thăm viếng. Thấy hình ảnh đi chơi, lại nói được tổ chức gửi đi miễn phí. Mình buồn đời hỏi thật không. Họ trả lời nếu mình được theo các lớp học, đào tạo của họ. Nghe thế khiến mình hồ hởi, được đi chơi với đám này để thoả mãn mộng giang hồ của mình. Lâu lâu, họ ngưng chiếu phim, dạy mọi người vỗ tay, hát mấy bản nhạc mà mình chưa bao giờ nghe như Cumbaya my lord, hay 

Tiens bon la vague et tiens bon le vent
Hissez haut! Santiano!
Si Dieu veut, toujours droit devant(Nous irons jusqu'à San Francisco)
Je pars pour de longs mois en laissant Margot(Hissez haut! Santiano!)D'y penser, j'avais le cœur gros(En doublant les feux de Saint Malo)
Tiens bon la vague et tiens bon le ventHissez haut! Hissez haut! Santiano!Si Dieu veut, toujours droit devant(Nous irons jusqu'à San Francisco)…

Nói chung mình rất thích mấy bản nhạc này, có tính cách sinh hoạt cộng đồng nhưng cứ nghe Chúa đủ loại nên cũng hơi oải vì thức khuya. Nhìn xung quanh thì chả thấy con đầm nào cho ra hồn, thất vọng. Chỉ muốn về căn phòng ô sin lạnh lẽo để ngủ.

Sau đó, đến giờ đi ngủ, đâu 2 giờ sáng. Họ dẫn mình vào một căn phòng rồi đưa một cái túi ngủ, rồi cả đám đâu mười mấy mạng, lăn xuống sàn nhà ngủ. Đó là hình ảnh ngủ trong lâu đài lần đầu tiên của mình. Đang thiu thiu mơ màng về các chuyến đi thăm viếng Hoa Kỳ, Nam Hàn,.. mình bổng nghe tiếng ai hát. Mở mắt ra, thấy 2 tên á đông nào, cầm đàn guitar hát: “lèves-toi, viens vers la liberté”. Nhìn đồng hồ thì đâu 5 giờ sáng.

Mình chỉ muốn ngủ mà chúng cứ rống lên, đứng dậy, đi tìm tự do về hướng mặt trời vào sáng chủ nhật. Cả đám bò lúc nhúc dưới sàn nhà của ngôi lâu đài vĩ đại, bò dậy đi vào phòng vệ sinh. Sau đó thì trở lại bàn ăn. Lại ăn súp kê vàng hôm qua. Chán Mớ Đời 

Kể tới đây, đồng chí gái kêu đưa thêm tiền, vào mua thêm cây kem. Đồng chí gái đi không mang theo ví nên không có tiền, phải hỏi mình. Mình bâng khuâng nhớ về một thời ngu dại, tưởng đi chơi miễn phí, kiếm được con đầm nào, làm quen. Ai ngờ lại dính vào nhóm ngoan đạo. Chán Mớ Đời 

Đồng chí gái kêu kể tiếp. Ăn xong súp kê, chúng kêu mình sang một phòng khác để học tập về cuộc hy sinh và tình yêu của CHúa Giê Su. Thế là đúng ý của mình, muốn học hỏi thêm về cuộc đời ông tây nào, sinh ra gần 2,000 năm trước, chết đi sống lại khiến mình và thằng Nguyên, khi xưa nghe đến, bỏ chạy mất dép. Tên này, sau này lấy vợ thuộc một gia đình cực kỳ ngoan đạo Tin Lành. Sang Gia-nã-đại thăm gia đình hắn, vợ hắn kêu thằng con, ăn mau lớn, sau này làm mục sư. Kinh

Vào lớp thì tên giảng về kinh thánh, nói Giu-đa là người phản bội chúa khiến mình bất bình, cãi , kêu không phải. Hồi mới sang Tây, đi làm hè ở Mantes La Jolie, mình có đi xem phim Ben Hur, thấy ông vai chính tên Giu Đa này, cứu chúa đủ trò nên cãi khiến tên tây ngơ ngác như bò đội nón. Học xong thì đi ăn cơm. Cũng lại món súp kê như hai lần trước.

Ăn xong thì mình bò ra ngoài để xem, thấy xa xa, có cái cổng sắt nhưng bị đóng chặt, có khoá. Nói chuyện vớ vẩn với đám ở đây lâu. Có con đầm hỏi mầy thích ở đây, mình gật đầu bú xua la mua, nhưng nói đồ ăn dỡ quá, thua tiệm ăn đại học. Có con đầm kêu mày ở lại thì được đi du lịch khác thế giới, truyền bá tin lành của đức chúa trời, đủ trò. Mày có thể về Việt Nam để rao giảng. Mình nói Việt Nam hiện nay là cộng sản, tao không biết bố mẹ tao còn sống hay chết. Tao mất liên lạc với gia đình từ ngày Sàigòn thất thủ.

Mình nói muốn về lại Paris, chừng nào xe đến chở về. Nó nói, về làm gì, ở lại đây để phụng sự, làm kẻ thừa sai, đi rao giảng lời của thiên chúa khiến mình lắc đầu, kêu ngày mai tao có thi. Nó nói để nó hỏi xem. Sau đó thì con đầm này kêu không có xe, mai mới có khiến mình chới với. Mình nói cho tao về vì ngày mai có thi, tuần sau, tao bò lên đây học giáo lý với tụi bây thêm. Mình hứa đủ trò. Hứa sẽ yêu thương chúa như nó.

Vào lớp chiều thì mình oải rồi, đầu nhức như búa bổ, ăn uống thiếu dinh dưỡng nên đầu óc bớt tiếp thu về cuộc đời của Chúa Giê Su, mình hết hỏi những câu hỏi ngu, chỉ muốn nằm ngủ.

Chiều đó ăn cơm, cũng súp kê thì mình bò ra chỗ gần cửa để hỏi vụ xe đưa về lại Paris. Chúng nói không có xe, phải đợi ngày mai. Bổng nhiên có thằng Tây đen kêu, tối nay, nó ra ngoài trời, nêu có chuyện gì xẩy ra cho nó thì bọn bây gánh chịu. Nghe thằng Tây đen nói rất phí phách như lời Chúa kêu gọi mình nên mình chạy theo nó, đứng bên cạnh, kêu nhất trí, tao cũng ở ngoài với mày. Hai thằng nhìn nhau như đồng chí lâu năm gặp lại, bắt tay lia lịa, chửi thề mút mùa lệ thuỷ.

Bổng nhiên có một đám, thấy mình chạy đến đứng bên cạnh, kêu nhất trí về lại Paris với mình và thằng tây đen. Thế là chúng gọi Paris, rồi bảo tụi này 3 tiếng nữa, có xe từ Paris lên đón. Mình và thằng Tây đen, nhất quyết đứng ngay cửa, ngủ gà ngủ gật vì mệt. Hai ngày nay, ăn toàn súp kê, người lã, nhức đầu. Hồi chiều học giáo lý, mình đuối, đầu nhức nên không cãi, đứng về phía Giu Đa nữa, chỉ muốn ngủ. Cứ đến lúc mình ngủ thì tên dạy giáo lý, ngưng rồi kêu bà con hát Santiano bú xua la mua.

Cuối cùng thì cửa mở, tên tài xế chở mình đến, bước vào kêu ai về Paris lên xe. Mình và tên tây đen chạy ra trước rồi thấy thiên hạ chạy theo nhưng xe chật, thằng tài xế kêu đợi chuyến sau. Mình thấy một đám tiu nghỉu nhìn theo xe van. Có tên Việt Nam kêu may quá, trốn được. Chúng bắt hắn ở đó mấy tuần rồi. Sau thấy mình, biết là mít nên chạy theo. Hắn kể học được mấy bài hát vui như mùa đông pAris.

Xe về đến Paris thì vào lúc 2, 3 giờ sáng. Mình lội bộ về nhà, ngủ được một chút xíu, sau đó dậy đi học vì có test. Hôm đó thi được điểm xấu, không được chúa hằng cứu rỗi gì cả nên mình bỏ, quên lời hứa trở lại lâu đài tình ái với thiên chúa tuần sau.

Vấn đề là suốt mấy tuần lễ, vào lớp mình cứ hát lèves-toi, viens vers la liberté. Hay Santiano, Cumbaya,..khiến mấy đứa học chung hỏi điên à. Mình thật tình kể chuyện lâu đài tình ái ở Normandie khiến chúng như bò đội nón. Có đứa hỏi Hari Khrisna, mình nói không. Dạo đó ở khu La-tinh hay thấy mấy đứa da trắng, cạo đầu hay để một lọn tóc, bận đồ như ấn độ, ôm trống đánh tùng tùng, kêu hari khrisna.

Đâu 1 tháng sau, khi những bài hát dần dần bay theo cánh chim biển, thoát khỏi trí nhớ của mình thì báo chí bên tây lên tin. Một bà mỹ nào sang tây, để bắt lại cô con đi theo một giáo phái nào, họ kêu là Moon. Lúc đó mình mới hiểu. Hoá ra có một ông mục sư gốc Nam Hàn, tên Kim Young Moon hay gì đó. Ông ta thành lập một nhà thờ, báo chí hay kể, làm đám cưới tập thể cho cả ngàn cặp trai gái ở Đại Hàn, đủ trò,..

Giáo phái này hay dụ dỗ giới trẻ đi theo họ để giúp làm kinh tài, về nhà lấy tiền cha mẹ đem đến cúng dường để cầu sao, giải vong đủ loại. Tụi học chung mới chạy lại hỏi có phải đám Moon này thì mình kêu đích thị. Thế là trong trường mình bổng nhiên nổi danh, tây đầm từ đâu, nghe đồn, chạy lại hỏi chuyện, khiến mình phải kể lại từ đầu của một kẻ thoát khỏi căn tu.

Năm mình sang Ý Đại Lợi làm việc. Một hôm lấy xe buýt từ sở về ký túc xá, bổng nhiên có một con ý rất xinh chận đường, hỏi mình nghĩ gì về tình yêu. Mình như bò đội nón nhưng thấy hấp dẫn, có con ý chận đầu hỏi tình yêu. Mình đứng lại nói về tình yêu trai gái, tình yêu platonic bú xua la mua, trong khi quan sát đồ nghề của cô nàng. Vú ngực cao to, mông đít dồi dào. Con ý bổng nhiên hỏi; mày nghĩ gì đến tình yêu của chúa.

Đang mãi mê ngắm dung nhan, thân hình con ý, mình chợt tái xanh như đít nhái. Hỏi mày thuộc giáo phái moon không. Một tia sáng loé lên trong ánh mắt con ý. Nó reo lên, sao mày biết, đến nhà thờ tụi tao chơi. Mình bỏ chạy mất dép. Đó là lần đầu tiên trong đời, mình gặp người đẹp mà bỏ chạy. Đồng chí gái cười khắc khắc.

Dạo ấy, thiên chúa không gửi thằng tây đen đến cứu mình, kêu ở ngoài trời. Mình thì sợ lạnh vì tháng 12, lạnh cóng đít. Biết đâu, hôm nay mình lại là một mục sư đi rao giảng tin lành với thế nhân. Chán Mớ Đời 

Sau này, qua New York, làm việc, gặp đám thanh niên thánh thể, cứ họp mặt là chúng cứ hát nhạc vào đời như bài gì mà gần nhau trao cho nhau tình loại người.

Gần nhau, trao cho nhau yêu thương tình loài người 
Gần nhau, trao cho nhau tin yêu đừng gian dối 
Gần nhau, trao cho nhau ánh mắt nhân loại này 
Tình yêu thương trao nhau xây đắp trên tình người. 

Cho dù rừng thay lá xanh đi 
Cho dù bầu trời thiếu mây bay 
Ta vẫn yêu thương nhau mãi mãi. 

Cho dù đồi hay núi di đi 
Cho dù biển cạn nước bao la 
Ta vẫn yêu thương nhau mãi mãi. 

Cho dù mùa xuân thiếu hoa tươi 
Cho dù rừng ngàn thiếu muông chim 
Ta vẫn yêu thương nhau mãi mãi

Mình Chán Mớ Đời lắm nhưng cứ phải nhái theo dù chả hiểu gì cả. Sau này gặp mấy cô theo thiên chúa giáo, kêu trở về đạo thì chạy mất dép như trốn cô gái Ý Đại Lợi năm nào ở Torino. Có lẻ chúa không dành cho mình con đường làm mục sư, khiến mình thoát một căn tu. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn