Những khách sạn đầu tiên Đàlạt xưa

Người Pháp xây dựng Đàlạt để làm khu nghỉ dưỡng cho người của họ, sang thuộc địa làm việc, khỏi mất thời gian trở về cố quốc để nghỉ hè và dưỡng thương. Người tây phương hay bị bệnh sốt rét khi đến đông Dương nên phải về nước hàng năm để nghỉ dưỡng hoặc qua Nhật Bản hay Hương Cảng cho gần.

Do đó người Pháp xây dựng đầu tiên tại Đàlạt những nhà khách (auberge) rồi để làm điểm nhấn, cho thiên hạ biết thế nào là “grandeur de France”, họ cho xây khách sạn 5 sao lớn nhất Đông Nam Á thời ấy, khách sạn LangBian Palace, để toàn quyền Doumer và gia đình đến nghỉ. Sau đó quá tải nên họ xây thêm Hotel du Parc, rẻ hơn phía sau khách sạn Palace cho đoàn tuỳ tùng nghỉ dưỡng.

Khách sạn LangBian hoạt động song song với hội quán thể thao (Cercle sportif) với sân quân vợt, hội quán trò chơi nước, ngay Thuỷ Tạ (La Grenouillere), có lẻ ít người tham gia nên bị lỗ.

Đây là khu vực người Pháp xây dựng đầu tiên tại Đàlạt, những căn nhà và khách sạn nhỏ và khách sạn LangBian và cái nhà thờ nho nhỏ đầu tiên tại Đàlạt, phía sau chỗ đường Nhà Chung
Lúc đang xây khách sạn LangBian. Nếu nhìn bên tay trái phía trên thì có khách sạn Desanti, trên đường Yersin, sau này ông chủ này được mướn làm quản lý cho khách sạn LangBian. Khách sạn lỗ nên bị hai vợ chồng đầu bếp ở vùng Pau bên tây, được mời sang làm giàu tại Việt Nam kiện tụng vì không được trả lương..
Thấy đường Yersin, có khách sạn Desanti, và các bungalow bên cạnh.
Nhà nghỉ tại Djirinh, chắc chỗ mấy ông tây bà đầm nghỉ lại để đi săn

Thật ra thì người Pháp cũng không phải ai cũng giàu có, chịu chơi như công tử Bạc Liêu, khách sạn này bị lỗ rất nặng, đến nỗi quản lý khách sạn phải thưa kiện vì không được trả tiền. Mình có ngụ tại khách sạn này một lần khi về thăm Đàlạt với gia đình. Khi xưa chạy ngang thấy là lạ nên về lần đầu, ghé lại đây ở để thấy phía trong. Rất cũ, sàn nhà bằng gỗ cũ nên đi nghe kọt kẹt nhưng rất đẹp vào buổi sáng, đứng ở balcon , nhìn ra hồ Xuân Hương, mặt trời đang lên trong sương mù. Quá đẹp. Lần sau về, cô em không cho ở khách sạn, bắt về nhà ở.

Các căn nhà nghỉ được xây dựng khi Đàlạt mới được xây dựng là trung tâm nghỉ dưỡng cho Đông Dương. Cạnh đường Nguyễn trường Tộ, cạnh nhà hàng Đào Nguyên (cercle sportive).
Vài năm sau, thấy cây trồng cao lên một tí.
Hình nhìn từ góc bên đồi , thấy hồ Lớn (Grand lac) có con đường và đập chạy băng qua đến đường Đinh Tiên Hoàng

Khách sạn LangBian phía sau (bắc) đối diện đường Yersin
Khách sạn Langbian phía Nam, nhìn về hồ Xuân Hương. Lần mình về ngụ tại đây với gia đình, ở lầu 3, bên trái, có balcon 
Khu ăn sáng của khách sạn Palace 
Chụp trên đường nguyễn Trường Tộ, phần khách sạn xây lúc đầu đã được dẹp bỏ sau khi Khánh thành khách sạn Langbia
Khách sạn Công Viên (hôtel du Parc) được xây sau khách sạn LangBian, trên đường Yersin, cạnh khách sạn LangBian, rẻ hơn. Mình có ngụ tại đây, một lần khi về Đàlạt. Cũ nên sàn nhà đi nghe lệ bẹp cũng Chán Mớ Đời lắm
Hôtel du Parc chụp trên đường Yersin, phía sau khách sạn LangBian.
Hình này cho thấy khách sạn LangBian và Hôtel du Parc.


Hotel du lac được xem là khách sạn đầu tiên tại Đàlạt 

Trung tâm người Việt sinh sống cũng có những nhà nghỉ cho người Việt cũng như người Pháp ngụ lại khi lên Đàlạt.
Khu Hoà Bình, thấy có nhà hàng Chic Shanghai, có đề chữ Hôtel
Chỗ này chụp trước tiệm Nam Sơn , thấy đề cho thuê phòng, xem như Homestay thời xưa. Mang tên LangBian Bar , mình đoán là chỗ nhà hàng Nam Sơn sau này. Điều làm mình nhớ nhất là những tấm cửa làm bằng gỗ để đóng cửa vào ban đêm. Cửa hàng của mẹ mình khi xưa cũng được thiết kế theo kiểu này đến khi người ta chế ra các cửa sắt, kéo vô kéo ra. Xong om
Khách sạn và nhà hàng Chic Shanghai tại khu Hoà Bình, bên cạnh là tiệm vàng Huỳnh Ngọc hình như cua bà Tư Bổ, tiệm Vĩnh Hưng của ông bà Võ Quang Tiềm.
Đường Mình Mạng, có lữ quán Sàigòn . Nhớ khi xưa bạn bà Hai, hàng xóm của mình, lên Đàlạt chơi thì ngụ tại lữ quán này. Con gái của lữ quán này cho biết là bố mẹ cô ta cũng là chủ nhân của tiệm hủ tiếu Nam Vang, đối diện. Có ông nằm vùng kể cho mẹ cô ta biết là được lệnh đem gà men vào tiệm để đặt chất nổ vì sinh viên Võ Bị cuối tuần hay ghé đây ăn. Buồn đời, thấy mấy đứa nhỏ đứng chơi ở ngoài tiệm nên ông ta không để lại chất nổ. Bên cạnh là tiệm bi-da Hồng Ngọc, lấy của mình không biết bao nhiêu tiền. Chán Mớ Đời 

Đi xuống thì bên phải có 3 khách sạn Tịnh Tâm và Hoà Bình và Nam Việt


3 khách sạn trên đường Mình mạng, chụp từ đường Phan đình Phùng, sau 75. Không biết dạo ấy còn được hoạt động nhà nghỉ hay không.
Khách sạn Thuỷ Tiên ở số 7 đường Duy Tân, được xem là cao nhất Đàlạt vì có 5 tầng, ngay góc Trương Vĩnh Ký.
Đây là khách sạn Duy tân, trên đường Lê Quý Đôn, góc Hùng Vương. Bố mẹ mình tổ chức 40 năm đám cưới tại đây
Cổng vào khách sạn, không biết lúc mưa to, không biết có bị lụt hay không vì nằm thấp hơn mặt đường. Khách sạn này thiết kế theo kiểu motel bên mỸ. Nghe nói tại đây có vũ trường. Hình như các tiệm ăn nổi tiếng Đàlạt xưa đều có vũ trường để câu khách.
Hình cửa vào khách sạn Mộng Đẹp, ở cạnh cầu tháng xuống chợ mới Đàlạt 

Thời mỹ, họ cho quân đội mỹ mướn tháng luôn, đặt tên là Modern, không cùng nghĩa với Mộng Đẹp nhưng nghe tựa tựa
Khách sạn này của ông thầu khoán Nguyễn Linh Chiễu, người xây thầu chợ mới Đàlạt. Ông ta ăn gian xây thêm một tầng, không xin phép.
Khách sạn Mộng Đẹp, thời mỹ mình nhớ chỗ này có bao cát, dây kẽm gai, ra vào có lính mỹ canh gác. Cũng vì chỗ này mà một trực chăng mỹ, đưa lính trinh sát 302 đi hàng quân, bay lại đây để chào mấy cô gái lấy mỹ, bị rớt ngay đầu đường Lê Đại hành, trước cửa tiệm cà phê Hạnh Tâm. Mình có kể vụ này rồi.
Ở vùng Chi Lăng có khách sạn Catinat Đàlạt, thời mỹ đổi tên là Ann’s House, cho mỹ mướn

Theo tờ chương trình này thì có khách sạn Hoà Bình, ở đường Nhà Thương (rue de l’hôpital). Rạp xi-nê Eden là tiền thân của rạp Ngọc Lan, sau này họ có xây thêm khách sạn Ngọc Lan, cho Mỹ mướn, bị đặt chất nổ. Mình nghe bạn học cũ kể thủ phạm là Nguyệt Thu, học chung tường khi xưa. Kinh

Đây khách sạn Catinat Đàlạt thời tây
Ngoài ra ở đường Phan Đình Phùng có khách sạn Cẩm Đô và khách sạn Mimosa. Mình có 2 tấm ảnh của khách sạn nhưng tìm chưa ra vì nhiều hình quá. Chán Mớ Đời 

Khách sạn Mimosa ở đường Phan Đình Phùng, ngay cái dốc lên đồi Hàm Nghi, góc nhà thờ Tin Lành. Mình nhớ chỗ này vì hồi nhỏ có học hè ông giáo Kim, ngay đây, đối diện cái giếng nước. Còn khách sạn Cẩm Đô, cùn với tiệm ăn tàu, do anh của ông tiệm thuốc Bắc An Thiên Đường, Con Cua ở đường Duy Tân. Khi ông này sang tây vơi người em gái, có đi kiếm mình vì quen bà cụ mình. Rất dễ thương, có mời mình đến nhà chơi, nấu cho mì Cẩm Đô. Hình như đã qua đời. Mình có học với Huỳnh Quốc hÙng, cháu của ông.
Hình chụp từ cầu Cẩm Đô. Mình đoán sau 75. Bên tay phải là nhà hàng và khách sạn Cẩm Đô của anh tiệm thuốc bắc Con Cua. Sau ông ta định cư tại Pháp, mình có ghé thăm vài lần trước khi qua Hoa Kỳ định cư. Chỗ bên phải có tiệm mì Cẩm Đô nổi tiếng Đàlạt xưa.

Lúc mình đi Tây thì nhớ ông bà Võ Quang Tiềm đang xây 50 phòng khách sạn ở dưới chợ thì phải.
Mình chỉ nhớ có mấy khách sạn này, ai còn nhớ những chỗ khác thì cho biết , em sẽ bổ túc vào bài.

Nguyễn Hoàng Sơn 








Nhà thờ đầu tiên tại Đàlạt

 Mình có xem mấy tấm ảnh tại Đàlạt sau biến cố Mậu Thân, thấy một nhà thờ bị súng đạn bắn cháy te tua nhưng không nhớ ở đâu. Có một ông mỹ từng tham chiến tại Đàlạt năm Mậu Thân, cho rằng Việt Cộng núp trong đó và trực thăng mỹ đã bắn trong cuộc đẩy lui Việt Cộng ra khỏi thị xã Đàlạt. “ I was the vet that told them our unit 92nd AHC was the unit that hit that church and other targets during TET 68. This the first time I knew we got 30 during this attach, I remember the rockets hitting this structure and others during the two weeks of TET. By the way we lost no one but did have 3 or 4 Wounded Carl Peters was the worst of them”. (Harold Stewart)

Nói cho ngay mình không phải dạng “nhất Chúa nhì Cha thứ 3 Biden tổng thống” chưa bao giờ vào nhà thờ tại Đàlạt khi xưa, quỳ lạy chúa cho mình lấy được đối tượng nên không biết nhiều về các nhà thờ tại Đàlạt. Mình có cô bạn học, vừa là hàng xóm mà mình đặt tên là Thánh Nữ Văn Học vì ngày nào cũng đi lễ ở nhà thờ chỗ nhà thương, cạnh nhà xác, có mấy bà sơ. Sáng mình dậy tập võ, thấy cô nàng đi ngang, chiều lại thấy cô nàng đi về. Có dạo tưởng cô nàng đi tu luôn chớ.

Mấy tên quen trong xóm, công giáo đi họp mặt Hùng tâm Dũng Chí với nhà thờ này như, NGUYỄN ANH Tuần, Lê Công Hùng, Huỳnh Kim Sang, Thạch,.. Cô này đi lễ sáng và chiều. Kinh, nay ở Ohio, mình có gặp lại một lần tại nhà mình. Nay thấy hình Đàlạt xưa thì hay ngồi suy nghĩ vớ vẩn, tra cái đầu xem là chỗ nào nên rách việc, bị đồng chí gái la hoài. Có một video về Đàlạt năm 1970, có chiếu đoạn của nhà thờ này ngay góc Phạm Phú Thứ. Hóa ra nhà thờ Tin Lành. Xem link cuối bài.

Nghe kể năm 1968, Việt Cộng từ Dinh 3 đánh xuống đây, chắc đánh vào tiểu khu Tuyên Đức, ngay góc Yersin và Pasteur, có hàng rào chống B40 rồi chạy vào nhà thờ này đóng chấu. Bị máy bay Mỹ bắn nên bỏ chạy qua nhà thờ Thánh Tâm, bị giết đâu 30 mạng, xác nằm rải rác trên đường Đoàn Thị Điểm, nối liền từ đường Bà Triệu qua đường Hùng Vương. Xem bản đồ cũ Đàlạt cuối bài.

Mình không có đi xem vụ này, dạo ấy còn bé, chưa có xe đạp. Chỉ nhớ là có lần xem xác chết Việt Cộng chết nằm trên đường xuống ấp Tân Lạc, khi mấy ông này đánh Trung Tâm Thẩm Vấn ở đường Bá Đa Lộc. Mình thấy ruồi bu đen mấy xác chết. Mình không hiểu họ để xác trên cái dốc này để làm chi, cho gia đình đến nhận hay để làm gương cho những ai nằm vùng. Ai hiểu vấn đề này thì cho mình biết vì tính hỏi vớ vẩn từ bé, ngu lâu dốt sớm.

Nhà thờ đổ nát khi Việt Cộng tấn công Đàlạt, chạy vào đấy để núp, hy vọng Chúa sẽ che chở nhưng trực thăng mỹ bắn te tua, bỏ chạy qua nhà thờ Thánh Tâm ngay góc Yersin và Đoàn Thị Điểm, trước hai cái nhà kiếng. Nghe nói nhà thờ nằm trên đường Phạm Phú Thứ. Đối diện tiểu khu nơi Việt Cộng muốn đánh chiếm.
Hình mấy ông mỹ đi viếng nhà thờ đã được các chiến hữu của họ bắn phá. Chán Mớ Đời 
Mình không có tài liệu về nhà thơ này. Không biết thuộc nhà thờ nào vì Tin Lành có rất nhiều giáo phái.

Mình thấy trên tấm không ảnh vào những năm Đàlạt mới được xây dựng thập niên 30 của thế kỷ trước thì thấy sau khách sạn Palace, chỗ trường Trí Đức, có một nhà thờ nên đoán là chỗ này. Nhìn kỹ thì không vì địa điểm khác xa. Đây cách khách sạn Lâm Viên khá xa nên cứ suy nghĩ cái đầu già là đâu.

Nhìn tấm ảnh này lúc khách sạn Palace LangBiang được xây cất thì thấy có nhà thờ nhỏ ở phía trên bên tay phải nên đoán là nhà thờ bị Việt Cộng núp bắn các máy bay mỹ nên phi công mỹ bắn đại liên, hoả tiễn te tua. Mình không biết là sau này họ có tu sữa lại không vì mình ít vào đường Phạm Phú Thứ lắm. Chắc Phạm Bích Đào có thể nhớ vì ở Huỳnh Thúc Kháng.
Nếu nhìn kỷ sẽ thấy nhà thờ nhỏ màu trắng sau khách sạn Palace phía trái trên đường Nhà Chung. Do đo mình thắc mắc vì khoảng cách Nhà Chung, ấp Xuân An và Tiểu Khu Tuyên Đức rát xa hơn cây số.

Muốn chắc ăn mình hỏi ông thần đã gửi cho mình trên 700 tấm ảnh, là con chiên nên chắc biết rõ các nhà thờ tại Đàlạt. Ông này cho biết nhà thờ đầu tiên được xây tại Đàlạt, trên đường Nhà Chung đã bị đập phá vào những năm 1970 để nới rộng thêm trường Trí Đức. Còn nhà thờ bị bắn là nhà thờ Tin LÀnh ở đường Phạm Phú Thứ, gần Petit Lycee, cạnh đường Huỳnh Thúc Kháng. Mình mới có thêm mấy tấm ảnh của Petit Lycee, lấy từ kho tài liệu của tây thời thực dân, lúc mới hoạt động, toàn là tây đầm. Hôm nào rảnh mình sẽ bỏ lên. Dạo này mình có mấy cuốn sách cần phải đọc hết trước khi leo núi Whitney.


Xem hình trên thì thấy nhà thờ đầu tiên được thành lập do linh mục Frederic Sidot, cha xứ đầu tiên của giáo sở Đàlạt, đã cho xây thánh đường “HIC DOMUS EST DEI” ( nhà của thiên chúa). Khi ông bác sĩ Yersin tìm ra Đàlạt, và đề nghị với toàn quyền Doumer thành lập trung tâm nghỉ dưỡng cho người Pháp tại Đàlạt, dòng Thừa Sai của Paris (société des Missions étrangères de Paris) có gửi cha Nicolas Couveur đến Đàlạt để tìm một nơi làm trung tâm nghỉ dưỡng cho các nhà truyền giáo tại Đông Dương.
Nhà thờ đầu tiên được xây tại Đàlạt, trên đường Nhà Chung vào ấp Xuân An. Sau này bị đập phá để nới rộng trường Trí Đức. Mình có vào tường này, một lần khi có tổ chức đại hội nhạc trẻ học sinh Đà Lạt năm 1973. Nhớ là các lớp đều có 2 hay 3 tầng lầu.

Hình ảnh nhà thờ đầu tiên  “nhà của Thiên CHÚA”, sau này bị phá bỏ, xây thêm trường Trí Đức.

Hình trên cho thấy nhà thờ chính toà lúc mới xây, chưa có cái tháp chuông, khởi công ngày 19 tháng 7 năm 1931. Công trình xây cất gần 11 năm, được khánh thành vào ngày 25 tháng 1 năm 1942. Vậy là trong thời gian đại thế chiến 2. Nhà thờ được xem là nhà thứ 2 được xây tại Đà Lạt 

Có lẻ vì vậy sau này giáo phận Đàlạt xây nhà thờ chính toà mang tên Saint Nicolas Bari thường được gọi là Sinterklaas (santa Claus) ông già Noel, để nhớ đến cha cố Nicolas Couveur. Nhà thờ nằm ngay con đường Yersin mà người dân Đàlạt gọi là nhà thờ Con Gà vì có con gà được đặt trên cái đồ chỉ hướng gió thổi, không biết tiếng Việt gọi là gì, tây gọi là girouette. 

Có nhiều giả thiết về con gà, mình học bên Tây nên biết con gà trống là con vật biểu tượng cho Pháp quốc, như con ó cho người Mỹ. Nhiều người bựa đủ trò trong mấy trang du lịch để câu khách du lịch. Bên tây đa số mấy nóc nhà thờ đều có con gà trống. Mình nhớ ở trường Petit Lycee có một cái trên nóc nhà chỗ văn phòng hiệu trưởng nhưng nhỏ hơn. Khi xưa bị thầy cô phạt đứng ngoài lớp, sợ ông hiệu trưởng bò lại bợp tai nên hay ngóng về chỗ văn phòng. Chán Mớ Đời 

Người Pháp khi xưa được gọi là Gaulois, tiếng la-tinh là Gaullus, có thêm nghĩa là con gà trống. Sau cuộc cách mạng, người ta dùng con gà trống biểu hiện cho người Pháp thay cho hoa “lis”, biểu tượng cho chế độ quân chủ. Mỗi lần đội tuyển đá banh pháp giao đấu, là có màn con gà trống chạy lòng vòng ngoài sân cỏ trước khi hai đội tuyển sáp lá cà.

Xem ra nhà thờ được xây dựng đầu tiên đã bị đập phá. Nhà thờ Chính toà là nhà thờ thứ hai được xây cất tại Đàlạt, sau đó là nhà thờ Lãnh Địa Đức Bà (Domaine de Marie) ở đường Ngô Quyền và Calmette.

Nhà thờ chính toà hay nhà thờ con gà vì có con gà gắn trên thánh giá để báo hiệu hướng gió thổi.

Nhà thờ chính toà được chọn tại địa điểm này khi các hoạch định thiết kế chương trình phát triển Đàlạt được phát hoạ bởi 2 ông Ernest Hébrard và Jacques Lagisquet. Thường các nhà thờ ở Pháp quốc đều được xây dựng tại các trung tâm thành phố, hay giao thông chính. Nhà thờ chính toà nằm trên đường Yersin, đại lộ chính của khu vực người Pháp sinh sống theo các bản vẽ của các kiến trúc sư pháp. Các vùng trên đồi là dành cho người Pháp như đại lộ Trần Hưng Đạo, Hùng Vương, toàn là nhà to lớn, biết thự của người Pháp.

Phía bờ hồ có con dốc từ Phạm Ngũ Lão chạy lên nối tiếp đại lộ Hùng Vương, tạo ra ngã Ba, quãng trường chỗ nhà thờ chính toà. Phía dưới đồi là dành cho người bản xứ như Phan Đình Phùng, khi xưa được gọi là đường Cầu Quẹo, và Hai BÀ Trưng, Ấp Ánh Sáng, Hà Đông,…

Mình có kể về ngôi trường học đầu tiên tại Đàlạt, là do mục sư Tin Lành thành lập để dạy dỗ con họ khi truyền đạo tại Việt Nam. Năm 1926, mục sư Herbert Jackson đến Đàlạt để xem xét tình hình để truyền giáo, mình đoán là họ nhắm vào người Mọi vì dạo ấy người Kinh chưa đến Đàlạt nhiều.

Có lần mình đến nhà truyền giáo mỹ để học đàm thụ anh ngữ ở đường Yagut, thì thấy đa số là người thượng ngồi nghe giảng. 

Có anh bạn học cũ đi dạy ở Tutra 5 năm sau 75, kể là người Mỹ đến đây truyền đạo, họ ghi viết và in lại thổ ngữ CHu-ru, buồn đời, anh ta lấy học tiếng CHu-ru. Suýt lấy vợ người CHu ru, may tìm lại mối tình đầu của anh ta nếu không ngày nay bận khố như người Chủ-ru.

Nhà thờ Tin Lành ở đường Hàm Nghi mà khi xưa mình hay nghe họ giảng đạo vào cuối tuần qua các loa phóng thanh. Hình như khi ông mục sư giảng thì học phát loa cho cả thị xã Đà Lạt nghe. Đến Noel thì thấy họ treo đèn đủ trò.

Khởi đầu họ có một cơ sở truyền giáo nhỏ ở đường Minh Mạng, ngay tiệm hủ tiếu Nam Vang. Họ ở đó và truyền đạo luôn như trường hợp mình có đến đường Yagut một lần để tập đàm thoại anh ngữ với mấy người mỹ giảng đạo Tin Lành. Hội thánh Tin Lành ra đời tại Đàlạt vào năm 1936 với 20 tín đồ. Họ xây nhà thờ Tin Lành đầu tiên tại đường Hàm Nghi vào năm 1942, sau này các hệ phái khác cũng đến Đàlạt để truyền đạo như Cơ Đốc Phục Lâm,..mình chỉ nghe đến nhưng dạo ấy không rành lắm nên chỉ nhớ mại mại có những hệ phái này. Sang Hoa Kỳ mình mới tìm hiểu thêm về đạo Tin Lành thì rối như canh hẹ. Nhiều hệ phái lắm.

Mình nhớ nhà thờ Tin Lành hay bắt loa phóng thanh giảng đạo vào cuối tuần. Nhà thờ nằm trên đồi Hàm Nghi, xem như cao nhất Đàlạt dạo ấy nên ở phía nhà mình phải nghe hết. Vào lễ giáng sinh thì thấy họ thắp đèn đầy cây trên đồi. Đẹp như sao trên trời.

Đó là những gì mình nhớ mại mại về các nhà thờ chính toà ở Đàlạt khi xưa. Có chị bạn cho biết là tước Mậu Thân, gia dình chị ta ở đường Huỳnh Thúc Kháng, sau đó thì dọn về đường Yersin, góc Bà Triệu. Mình nhớ vườn có cây thông đủ trò.

Nhà thờ tin lành nhỏ ở gần mấy ngôi nhà nghỉ mát của Shell trên đường Yersin . 

Gia đình tôi ở 11 đường Huỳnh Thúc Kháng năm Tết Mậu Thân . Bị pháo kích như điên . Khi đi ra khỏi nhà có thấy lính VC nằm chết rải rác . Sau đó thì nhà bị pháo kích xập luôn .

Con gà weathervane cũng rất phổ thông ở bên Mỹ . 


Đây là bản đồ Đàlạt trước 75 của anh bạn học Chử Nhị Anh vẽ lại.

Tình cô gái bị Coma

 Mình hay đi bộ với đồng chí gái vào buổi chiều, nghe đồng chí gái kể về công việc, giúp đồng chí gái xã stress như khi xưa đón con đi học về, chúng thay nhau kể chuyện trong lớp ở trường. Khi đồng chí gái đã nói ra hết các bực mình trong ngày, mình hay kể chuyện tếu, xem xi-nê. Dạo này mình thích xem phim Ả-rập, có nhiều phim rất hay, đầy nhân văn. Thường, khi nghe đến người ả rập, người Mỹ hay liên tưởng đến đám khủng bố, đánh bom, giết người.

Có lẻ trong tương lai, mình sẽ học tiếng ả rập để đọc thêm sách báo và lịch sử của họ. Mình có học sơ sơ khi đi Ma-rốc, xã giao vài câu, còn thì nói tiếng Tây. Mình kể đồng chí gái có xem một cuốn phim của xứ Lebanon, nói về tình yêu khác giai cấp, không chuyên chính vô sản. Hoá ra xứ nào cũng có những trở ngại về giai cấp, lý lịch trích ngang trích dọc trong tình yêu. Xứ Lebanon này có một định mệnh tương tự Việt Nam, đánh nhau chí choé từ khi cuộc chiến Việt Nam ngưng, nạn nhân của hậu chủ nghĩa thực dân. Hàng xóm không thích xứ này thanh bình, nên cứ xúi nhau đánh giặc.

Phim ả rập thì nhiều nhất là phim ai-cập tương tự Mễ tây Cơ chiếm đầu về sản xuất phim nói tiếng Mễ ở Trung Mỹ nhưng mình không thích lắm vì toàn là phim nhảm nhí, ít có chiều sâu toàn là thương mại. Ngược lại các phim của Lebanon, Palestine, Syria hay Thổ Nhĩ Kỳ nói về văn hoá, nếp sống hồi giáo thì rất hay, có ý tưởng nói về văn hoá của họ đang đứng ở ngã ba đường, tiếp cận với văn hoá tây phương nhất là nạn nhân của chiến tranh.

Thường trong khu vực nào, một nước lớn sẽ có ảnh hưởng văn hoá trên các xứ nhỏ bé khác trong vùng nhưng ở á châu, Trung Cộng ít có ảnh hưởng bằng phim Nam Hàn hay Đài Loan thậm chí Hương Cảng. 30, 40 chục năm về trước khi Trung Cộng bắt đầu cởi mở thì có nhiều phim hay, nay thì toàn là phim tuyên truyền dù thu hình, tốn tiền nhưng khi đã lồng tuyên truyền vào thì thiên hạ chán chư con Gián..

Câu chuyện nói về cuộc tình giữa một kỹ sư âm thanh và một cô người mẫu. Hai người quen nhau khi họ làm việc chung trong khi đóng phim quảng cáo. Cô người mẫu tạo dáng trong khi đoàn phim quay còn anh chàng kỹ sư âm thanh thì thu âm hoạt cảnh lúc đó. Trong lúc giải lao, cô người mẫu tìm gặp anh kỹ sư, kêu em chịu anh rồi đó. Kỹ sư âm thanh khiến mình nhớ đến John Travolta có đóng trong phim vai kỹ sư âm thanh, khá rùng rợn.

Từ đó hai người hẹn hò với nhau, có hôm cô người mẫu mời anh chàng đến nhà chơi, khi ra về thì gặp bà mẹ, hỏi là thợ sửa ống nước. Chán Mớ Đời 

Anh chàng cũng đưa cô ta về thăm làng của mình nhưng cũng không dám giới thiệu cô ta là bạn gái, chỉ nói bạn học ở đại học về chơi. Môn đăng hộ đối, thêm chủng tộc và tôn giáo khác nhau đủ trò. Theo mình hiểu thì người Lebanon khá phức tạp, gồm đủ loại chủng tộc, hình như đến 5 bộ tộc, tranh dành quyền lợi rồi thêm người theo công giáo người theo hồi giáo loại Sunni hay Shia hoặc Druze nên choảng nhau hoài. Có lần vào thập niên 80, có một tên thầu khoán người Lebanon, rủ mình về xứ hắn làm việc nhưng hơi sợ vì chiến tranh vừa ngưng. Được cái họ nói tiếng ả rập, lâu lâu chêm một câu tiếng tây vào.

Mình ngạc nhiên là xứ này rất tiến bộ dù đạo hồi giáo đông hơn, vẫn cho quay các cảnh nóng, rên rỉ như tây ba lô, cho thấy họ cũng tiến nhanh như tây phương. Bố mẹ cô nàng cản trở cuộc tình không môn đăng hộ đối này. Một hôm, anh chàng kỹ sư vừa đi làm về thì nhận tin điện thoại cô bạn gái, kêu đến đón cô ta vì bố mẹ làm bực mình nên bỏ ra khỏi nhà. Vừa nghe tới đó thì trong điện thoại vang lên tiếng thắng xe và cái rầm rồi bặt tin cô gái luôn. Cô ta đi qua đường không nhìn dường, cứ ôm điện thoại.

Anh chàng hốt hoảng chạy đến nhà cô gái, thấy xe cứu thương đưa cô bạn lên băng-ca đến nhà thương. Vào nhà thương, có cảnh trong phòng đợi, bố mẹ cô bạn không nói chuyện với anh ta. Sau khi mỗ thì cô nàng nằm Coma, không biết khi nào thức giấc như cô bé ngủ trong rừng. Bố mẹ lại không cho anh chàng đến gần để hôn lên môi để đánh thức cô bé như trong truyện cổ tích. Viết tới đây thì mình đoán cô bé ngủ trong rừng khi xưa chắc bị Coma. Chớ con gái mà ngủ nướng là mấy bà mẹ chửi rách lỗ tai rồi.

Khi đưa cô nàng về nhà thì anh chàng chạy theo nhưng ông bố không cho vào, kêu không được liên lạc nữa. Bố mẹ cô nàng ăn năn nhưng vẫn căm thù anh chàng kỹ sư nghèo không môn đăng hộ đối. Một hôm tình cờ cô chị gặp anh chàng thất thểu ngoài đường. Anh chàng đóng rất chuẩn như những lần mình bị mấy cô cho số de. Không biết bao nhiều lần mình bị đàn bà đá vì cái tội nghèo. Chán Mớ Đời 

Cô chị rủ anh ta đến nhà cô ta chơi, gặp người khác để khuây khoả. Anh chàng bò lại, được giới thiệu ông Bồ người Anh Quốc và nhiều cô khác. Thấy chiếu cảnh nhiều cô nhìn anh chàng đắm đuối qua ánh mắt theo dõi của cô chị. Anh chàng vẫn trung kiên với cô bé ngủ trên giường, vẫn kiên trì muốn làm hoàng tử đánh thức cô bé trong coma. Chỉ có điều anh ta chưa giác ngộ, chỉ có hoàng tử ả rập giàu có mới đánh thức đàn bà dậy. Cô chị khuyên anh chàng đẹp trai, có nhiều cô gái nhìn đắm đuối nên quên đi cô em của mình để tìm tương lai. Cô em may mắn được anh chàng yêu. Gặp mình chắc bỏ chạy mất dép từ hôm đầu tiên. Chán Mớ Đời 

Anh chàng được mướn đến thâu âm buổi nói chuyện của một diễn giả, nói về kinh nghiệm khi ông ta bị Coma. Ông ta kể khi đang trong Coma chỉ thấy Mông mênh, người thương mình thì gọi mình trở lại, người ghét mình thì bảo đi nhanh lên cho khuất mắt họ nhưng ông ta thức giấc lại nhờ tiếng nói của cô con gái bên tai, kêu con cần có ba bên cạnh đời con. Xong om

Anh chàng nảy ra ý định thâu âm những nơi họ đã từng đến khi đi chơi với nhau, rồi nhờ cô chị cho cô nàng đang Coma nghe, hy vọng thức giấc lại như vị diễn giả kia. Sau một thời gian không có kết quả, cô chị bảo anh ta nên tìm người khác, cô ta cũng chán hoàn cảnh gia đình, bố mẹ chuyên chế, phong kiến lắm nên sẽ lập gia đình với ông bồ người Anh Quốc, bất chấp sự can ngăn của bố mẹ. Dọn qua Anh Quốc sống. Giới thiệu anh ta bà giúp việc, kêu đưa USB cho bà ta để mở cho cô bé, boa một chút để bà ta vui lòng làm công việc chuyển âm thanh tình yêu, kêu Hồn người từ cỏi âm về.

Bẵng đi một thời gian, anh chàng vẫn tiếp tục đưa UBS thâu các âm thanh cho bà người làm để bà ta cho cô nàng nghe hàng tuần. Một hôm anh ta nhớ người yêu nên dùng máy chụp hình và gắn thêm micro để thâu âm thanh qua cửa sổ phòng cô bé ngủ trên giường. Anh ta nghe tiếng bà người làm nói điện thoại, kêu anh ta khùng nên không mở băng cho cô nàng nghe nữa. Chán Mớ Đời 

Buồn tình anh ta đi lang thang thì một hôm gặp cô chị. Hai người đi uống cà phê. Cô chị kể là ngày đám cưới cô ta thay vì nói “i do” thì không muốn lấy ông người Anh Quốc nữa. Mẹ ông này hống hách, cứ làm như mình là nữ hoàng ,… cô ta cho biết là muốn lấy chồng ngoại quốc để có sổ thông hành có thể đi nhiều nơi, không phải xin chiếu khán, hạch sách, cảm thấy nhục nhã khi cầm sổ thông hành Lebanon, tại phi trường họ sợ khủng bố nên khám xét rất kỹ vì cô ta là giáo sư đại học nhưng cuối cùng vẫn nghĩ đến quê hương phải bỏ lại.

Khi ra về, hai người lừng khừng nữa muốn chia tay nữa lại không muốn xa nhau, đùng một cái anh chàng chạy lại cô chị rồi hai người ôm nhau hun đáo để, phim chuyển qua hình ảnh cô bé ngủ trên giường, bổng nhiên tỉnh dậy. Chán Mớ Đời 

Vậy thì theo mấy bác anh chàng tiểu tư sản này trở lại cô em hay lấy cô chị lại càng làm bố mẹ nổi điên? Cho em biết cuộc kết luận chuyện tình tay ba này.

Người đâu gặp gỡ làm chi

Người về dương tính, cả phường cách ly

Nguyễn Hoàng Sơn 

 

Gánh chồng

 Có mấy người bạn rủ đi du thuyền bên Âu châu năm tới nhưng thời gian quá xa nên đồng chí gái không xin phép nghỉ hè được nhất là vợ chồng mình mới đi Đông Âu về, đã viếng khá nhiều các thành phố của chương trình du thuyền sẽ ghé. Tại Đức quốc, ai viếng xứ này nên đem chồng đến Weinberg, Wuertemberg để giáo huấn chồng không nên về Việt Nam kiếm chân dài. Lý do là khi gặp hiểm nguy, người đàn ông chỉ mong đợi ở người bạn đời của mình chớ không phải các em chân dài tới nách.

Chuyện kể vào thế kỷ 12, khi các vua chúa đánh nhau tại Đức quốc, để tranh dành ảnh hưởng hay chiếm đất đai. Thời đó, ai có đất đai nhiều thì giàu có. Thời đại canh nông nên cho các tá điền mướn đất canh tác, thu thuế. Giới quý tộc chỉ ngồi ăn và dê gái hay trai. Mình đang đọc cuốn sách của một giáo sư Tây, Thomas Piketty về lịch sử kinh tế tây phương. Hôm nào xong sẽ kể, khá hay về lịch sử, lý do nào người giàu cứ giàu mãi và người sinh trong một gia đình nghèo được xem bị kết án tử, vì chỉ làm công, đúng hơn làm nô lệ cho giới quý tộc thêm trung bình người dân nghèo thiếu ăn sống đến 17 tuổi. Nạn chết đói giảm tại âu châu từ khi Kha Luân Bố tìm ra mỹ châu, đem về các giống khoai tây, bắp để trồng, ăn thay lúa mì nếu bị thất mùa.

Ở thế kỷ 19, có một trường hợp khá đặc biệt ở Anh Quốc. Có một ông nông dân cứu con ông bá tước thoát bị chết đuối, mừng quá ông chủ cho ông này một số tiền nhưng ông ta không nhận. Cuối cùng ông chủ bảo sẽ nuôi thằng con ông nông dân ăn học. Người con ông nông dân sau này khám phá ra thuốc trụ sinh, Penicillin: Alexander Fleming còn con ông chủ trở thành thủ tướng Anh Quốc; Winston Churchill. Có thể là huyền thoại nhưng đọc thấy có chút nhân văn.

Trở lại chuyện lâu đài Weinsberg, trong thời kỳ chiến tranh giữa Guilherme và Ghibelline khi ông vua Konrad III bao vây lâu đài của bá tước của Welf (1140). Qua sự thương lượng với phụ nữ trong thành, ông vua thống nhất với mấy bà là họ đồng ý đầu hàng và có quyền mang theo một thứ quý giá của họ. 

Khi họ mở cổng thành, mấy bà này cõng chồng ra khỏi vòng vây của binh lính của vua đang chuẩn bị cho cuộc tàn sát. Thường xưa, khi họ đã chiếm thành thì giết hết đàn ông để trừ hậu hoạn và lấy phụ nữ tại địa phương để sinh ra con. Con thì sẽ không bao giờ trả thù cha mình và trừ tuyệt giống khác. Tương tự như Taliban đang làm, lấy phụ nữ của Kabul là trừ hậu hoạn. Mình có xem một đoạn video Taliban xử tử các người lính Kabul. Kinh hoàng.

Lâu đài Weisberg ngày nay

Ông vua Konrad III chới với khi thấy mấy bà vợ cõng chồng ra khỏi lâu đài, thay vì tiền bạc châu báu. Binh lính la hét nhưng vua Konrad III kêu ta là vua, đã hứa thì phải giữ lời hứa. Từ đó lâu đài này trở thành huyên thoại, và được hậu thế đặt tên là Weibertrue , “lòng chung thuỷ của phụ nữ”. Nay đi viếng thì chỉ còn vài bức tường đổ nát. 

Đó là tư duy ngày xưa, khi người đàn ông giàu có, có quyền lấy nhiều vợ nhưng lúc hiểm nguy, người vợ vẫn chung thuỷ với chồng. Ngày nay, có lẻ phụ nữ sẽ đem con chó của mình theo hay cái điện thoại thông minh, chụp hình chồng đang bị xử tử, tải lên mạng câu Like.

Phụ nữ thành Weisberg cõng chồng ra khỏi vòng vây

Chúng ta có thể đặt nhiều câu hỏi, lý do nào phụ nữ xưa, trước hiểm nguy vẫn lo cho tính mạng của chồng. Theo mình có mấy vấn đề là họ đoàn kết, có ông chồng đối xử tốt với vợ, có ông chồng đối xử tệ bạc với vợ nhưng họ nhất quyết cõng chồng ra để cứu người chồng dù có vô ơn. Trong thời gian sau 75, nhiều bà vợ vẫn đi thăm nuôi chồng dù trước đó mấy ông có mèo chuột, vợ bé,… đặc biệt là mấy bà vợ bé không bao giờ đi thăm nuôi chồng.

Có lẻ thời xưa, thời đại trung cỗ tại âu châu, phụ nữ quan niệm lấy chồng thì theo chồng, bổn phận của họ là giúp gia đình chồng, sinh con đẻ cái, nối dõi tông đường. Cũng có thể cứu thằng chồng mình biết còn hơn bị mấy thằng lính khác hiếp dâm rồi bắt làm hộ lý đến khi chết.

Nhìn tấm ảnh trên khiến mình nghĩ đến các bà vợ Việt Nam khi xưa, trong thời bao cấp sau 75, làm lụng kiếm tiền để hàng tháng hay lâu lâu đi thăm nuôi chồng trong trại cải tạo. Nghe kể nhiều người băng rừng vượt suối ra tới bắc để thăm nuôi chồng. Nếu không có những người vợ can đảm, chung thuỷ thì có lẻ hàng triệu người quân cán chính của miền nam đã bỏ mạng trong trại cải tạo hết.

Sau 75, Việt Cộng kêu mấy người lính hay công chức quèn đi học tập mấy ngày rồi thả ra, cho về. Sau đó họ kêu đến các cấp uý và tá, tướng và công chức cao cấp hơn. Mấy người này thấy lính tráng trở về sau mấy ngày nên tin tưởng, leo lên xe và đi mút mùa lệ thuỷ, không có con số thống kê nào cho biết số người chết tại trại cải tạo và chúng ta sẽ không bao giờ biết ngoại trừ các gia đình có cha chồng chết mất xác.

Ông cụ mình bị nhốt tại trại Đại Bình, gần Đại Ninh, trên đường từ Đàlạt về Phan Thiết nên bà cụ được đi thăm nuôi mỗi tháng suốt 15 năm trời. Nghe kể là không có xe, bà cụ phải đi thuê bao xe tải, chạy bằng than với mấy bà có chồng con bị tù cải tạo. Sáng sớm 3-4 giờ sáng đã phải dậy đi đón xe, xin giấy đi đường kêu đi buôn hay chi đó mới có thể đem gạo lương thực ra khỏi Đàlạt, mang vào cho chồng con.

Cứ tưởng tượng hình ảnh mẹ mình và mấy bà vợ khác, ơi ới ở bến xe để gánh gồng theo vào buổi sáng tinh sương gió lạnh của Đàlạt. Cậu mình đi tù cải tạo mấy năm được về, kể là khi đi thăm nuôi ba mày, cậu gánh dùm cho mẹ mày mà đồ nặng trong khi ba mày được ra cổng rồi gánh đi phoong phoong. Trong một lần đi thăm nuôi mẹ mình bị ngã, gãy xương hông, đau nhức lắm nhưng mỗi tháng vẫn phải cố lết đi thăm nuôi chồng. Không có mẹ mình thì có lẻ ông cụ đã bỏ xác trong trại. Sau này bà cụ cho quản giáo tiền để khỏi phải lao động và họ cho về sớm trước 3 năm thay vì 18 năm.

Em xin đặt câu hỏi cho các bác. Trong trường hợp bị bao vây, các bác được khoan hồng, cho phép đem đồ quý giá của mình ra khỏi thành. Các bác sẽ đem cái gì ra? Thằng chồng, con vợ, con chó hay iPhone,… Chán Mớ Đời 

Gánh vợ (bài hát mình rất thích, đổi lại gánh vợ để cảm ơn đồng chí gái)

Cho Anh 

gánh vợ một lần 

Vợ ơi sóng biển dạt dào

Anh sao gánh hết 

Công lao một đời.


Nguyễn Hoàng Sơn 



Người về từ New York

 Hôm qua, chân còn đau sau khi leo núi 14 tiếng đồng hồ nên ngồi nhà xem truyền hình, có anh bạn quen  từ New York, gọi hỏi đang làm gì, sẽ ghé lại nhà thăm. Đồng chí gái đi ăn với mấy người bạn để chia sẻ những bí quyết dạy chồng nên mình vui vẻ gặp lại người bạn quen từ khi mình sang Hoa Kỳ đến giờ, chỉ liên lạc qua nhắn tin về những chương trình công tác xã hội của Lửa Việt Youth Organization.

Anh bạn ngồi uống trà, kể chuyện đời xưa ở New York, cho biết tin tức mấy người bạn sinh hoạt chung khi xưa. Có anh bạn thường gửi email nói về các buổi hoà nhạc mà anh ta tham dự. Anh này học luật nhưng không đậu bằng hành nghề luật sư nên làm cho toà án, nghiệp dư đánh dương cầm.

Người thì trụ ở công ty AT&T trên 35 năm nay, chắc đợi ngày về hưu, chứng tỏ anh ta giỏi vì ở Hoa Kỳ dễ thay đổi công ăn việc làm. Người thì dọn về xứ khỉ ho cò gáy ở Maine nên mất liên lạc luôn. Anh ta nhắc đến bài viết của mình thời ấy “đơn xin cưới”, đăng trên báo của Bút NHóm Lửa Việt, gây quỹ,… dạo ấy, ở vùng Đông Bắc hiếm báo chí việt ngữ nên hàng năm cả nhóm phải làm báo xuân để cho người Việt tại đó đọc nhất là giới trẻ. Thấy ít bài nên mình chế đại ra một lá thư tỏ tình kiểu thời bao cấp, ai ngờ anh bạn lại nhớ dai thế. Hoá ra mình đã khởi đầu viết vớ vẩn từ thời ở New York, sau này lấy vợ thì chả còn đầu óc đâu mà viết véo.

 Anh ta kể sau khi bang giao với Việt Nam thì có một thành phần người Việt khác, không phải dân tỵ nạn mà là từ Việt Nam sang, rất giàu có. Mua nhà có cửa ở Manhattan ngay chớ không như người Việt tỵ nạn, phải làm lụng cả mấy năm trời. Nhóm của tụi này quen khi xưa thì lập gia đình, ly tán tứ xứ, dần dần mất liên lạc nhau.

Có 3 cô rất đẹp từ Hà Nội sang, được mỹ già lấy đem qua, cung phụng, mấy cô được họ thay phiên nhau chuyền nhau sử dụng hay anh chàng nào nổi tiếng ở Việt Nam, chuyên xài đôla,… dạo ấy có tờ Hợp Lưu, cho đăng các bài viết của các nhà văn tại Việt Nam và người Mỹ có mời một số nhà văn này sang Hoa Kỳ để giao lưu.

Anh ta cho biết có lần một nhà văn khá đình đám dạo ấy, được mời sang giao lưu. Có người nhờ anh ta chở ông nhà văn này đi đây đi đó, gặp gỡ các nhóm nhà văn mỹ và việt trong thời gian ông ta ở New York. Trong mấy ngày, anh ta đến đúng giờ, chở đi, chở về, rồi chở ra phi trường, nhờ những người bạn ở Boston đón tiếp anh này ở phi trường,…

Sau này, có lần anh ta về Việt Nam thì được nhà văn ấy mời ngụ lại nhà. Anh ta đã đặt khách sạn nhưng nhà văn ấy không chịu, bắt  buộc về nhà anh ta ở. Trong khi truyện trò, nhà văn kể sau khi đi Hoa Kỳ về thì ông ta không viết được nữa, khủng hoảng tinh thần vì những gì mục thị tại Hoa Kỳ khác với những gì thầy mình dạy.

Anh ta học ở trường, báo chí, tuyên truyền là mỹ ngụy gian ác,…nhưng tại Hoa Kỳ thì gặp người Mỹ rất lành mạnh, nhất là người Việt tỵ nạn. Điển hình là với anh bạn, trong mấy ngày ông ta quan sát để xem anh bạn mình có phạm lỗi gì như thầy mình dạy. Tuyệt nhiên không, người Việt sinh tại Hà Nội, sống lên trong chế độ cộng sản thì họ rất tinh tế, nhận ra ngay đối tượng. Đây thì không, anh bạn đối xử nhà văn như một người đồng hương thậm chí những người bạn do anh ta gửi gấm ở các thành phố khác cũng đối xử ông ta rất tốt không như thế lực thù địch mà thầy ông ta dạy.

Mình có anh bạn học nay vẫn ở Đàlạt, kể là sau 75, anh ta ra Hà Nội có việc, ông thầy dạy Vạn vật nhờ đem thư ra cho một người bạn học xưa, xa nhau từ năm 1954. Gặp anh này, ông bạn của thầy Hưởng cho biết, anh không phải là con trai miền nam vì trong đó chỉ toàn du đảng, ma cô, sì ke ma tuý do mỹ ngụy đào tạo. Gái làm điếm cho 500,000 quân mỹ,… cho thấy trí thức Hà Nội vẫn có tư duy sai vì tuyên truyền.

Con người chúng ta khá hơn các động vật khác nhờ chúng ta tạo được ngôn ngữ, nhất là có óc tưởng tượng ra những câu chuyện. Chúng ta sống nhờ các câu chuyện được truyền khẩu hay dạy trong lớp. Những câu chuyện này trở thành các ngọn hải đăng, giúp chúng ta đi trong đêm tối, lần mò đến những tương lai khác lạ.

Khi đọc Illiad và Odyssey của Homer, chúng ta cảm nhận các huyền thoại, những câu chuyện dân gian của Hy Lạp tạo dựng cho họ một loài người nữa thần nữa người thường. Những câu chuyện này được định hướng sẽ làm con người nghiên theo đó như những Fake News mà chúng ta gọi ngày nay. Tuổi trẻ hôm nay không đi nhà thờ nữa vì họ không thích những câu chuyện được kể trong kinh thánh. Những chuyện không còn phù hợp với giới trẻ hôm nay.

Giới trẻ mê đọc các truyện “dã tưởng” hoạt họa Manga của Nhật Bản, mà các phim trường Nhật Bản đang thực hiện ăn khách như trẻ em mỹ mê Superman,Spiderman. Những tôn giáo khác ra đời như bảo vệ súc vật khiến luật pháp Cali, sẽ không cho bán thịt lợn vì các nhà chăn nuôi, không cho heo đi bộ hàng ngày. Trứng gà nay toàn là Free range, gà đi bộ,..  hay những tín đồ bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống,... Có thể 100 năm sau, con cháu chúng ta sẽ trở thành các tín đồ cứu vớt các đàn cá voi, trồng cây, về với thiên nhiên,.. các con vật khác sẽ trở thành những thánh vật,..

Sau 6 tháng tắt nguồn viết, ông ta mới đổi đề tài viết. Ông ta không viết theo tư duy đã được đào tạo bởi thầy ông ta mà viết theo những gì ông ta đã giác ngộ sự sai trái của thầy mình đã dạy hay tuyên truyền của nhà nước, không đúng với thực tế. Nhiều nhà văn đã chới với khi vào Sàigòn sau 75, thấy mỹ lệ cao sang hơn Hà Nội nhưng họ chưa hiểu được người miền Nam.

Nhà văn kể cho anh bạn là anh của ông ta đi bộ đội vào chiến trường miền nam. Khi về lại Hà Nội thì đại đội hay trung đoàn chỉ còn lại hai người sống sót, không nhớ rõ, anh của ông ta và một người đồng đội bị điên vì bị bom đạn. Các binh sĩ mỹ hay bị hội chứng này sau khi trở về từ chiến trường mà người ta gọi Post-traumatic Stress Disorder (PTSD). Đọc tài liệu của Nga thì cho biết có đến 30,000 binh lính mỹ đã tự tử sau khi trở về từ Iraq.

Người anh cả đi bộ đội nên nhà văn được miễn dịch ở lại Hà Nội viết văn. Khi về thì anh cả kêu là giải ngủ, về hưu. Ông bố hỏi sao lại giải ngủ, anh cả cho biết là hết chiến tranh. Ông bố kêu ngu thế, thời bình thì mày phải ở lại quân ngủ để hưởng chiến công của mình. Thế là ông anh cả ở lại quân đội và giàu sang nhờ được làm kinh tế.

Câu chuyện này phát sinh ra đầu đề của truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn “Tướng về hưu”. Sau khi anh bạn về, mình ngồi nghĩ vớ vẩn. Anh bạn này di tản năm 75, không sống với Việt Cộng một ngày, lớn lên tại Hoa Kỳ, nên tinh thần khá cởi mở dù gia đình chống cộng từ xưa, gốc Bắc kỳ di cư nhưng không mù quáng. Khi được nhờ lo cho mấy người Việt từ Việt Nam sang thì anh ta nhận làm một cách nghiêm túc, đối xử một người Việt từ Việt Nam sang như một người đồng hương, không phân biệt chiến tuyến.

Cũng từ đó khiến nhà văn thay đổi quan điểm, sau 6 tháng tịt ngòi, ông ta bắt đầu viết và viết. Nếu anh bạn New York, cứ dùng mối căm thù với Việt Cộng thì chắc chắn sẽ không cảm hoá được nhà văn nổi tiếng trên và chúng ta sẽ không đọc được những áng văn, truyện ngắn hay của ông ta sau này. Trước khi ra đi, ông đã được huấn luyện tinh thần về chính trị để đối phó với người Việt tại hải ngoại. Trước khi đi du học, mình cũng được Nhà Du Học giảng về những Việt kiều yêu nước bên Tây.

Cư xử của anh bạn đối với một người đồng hương rất chân tình như với những người Việt khác, khiến nhà văn ngạc nhiên. Sau này ông ta gặp các người Việt khác ở hải ngoại, cũng giúp đỡ, đối xử tử tế với ông ta, không phải thế lực thù địch như nhà nước tuyên truyền nên đã phản tĩnh.

Nếu người Việt hải ngoại cư xử khác anh bạn New York, thì chắc sẽ không cảm hoá được nhà văn, ông ta sẽ nghĩ ông thầy đúng khi dạy về người thua cuộc, chắc sẽ không có những áng văn hay sau này mà toàn là những áng văn căm thù mỹ ngụy. Trong mùa dịch, hay những thiên tai, bão lụt, người Việt hải ngoại vẫn tiếp tế về cho gia đình cũng như người không quen.

Còm trên facebook

Đọc câu chuyện của anh Sony NguyenUsa làm em nhớ tới hai thằng em trai lúc tụi nó học cấp một , lớp bốn sau năm 1975 , có một buổi trưa tụi nó đi học về thì mặt mày xanh như đít nhái , hớt hải chạy xuống nhà bếp nói với mẹ em rằng : mẹ ..mẹ ... Mỹ , Nguỵ ăn thịt người .....!! 

Thì ra buổi đó tụi nó học bài tập đọc ở trường dạy bài Mỹ Nguỵ giết thường dân rồi mổ bụng lấy bộ đồ lòng bỏ vô chảo nấu lên ăn ...!! Hai thằng em học bài học đó , tụi nó sợ mất vía , sợ và căm thù giặc Mỹ ,,., nhưng giờ tụi nó lớn rồi , trưởng thành và có nhận thức đúng đắn của lập trường cách mạng , quán triệt để nên tụi nó biết tụi nó bé cái lầm , bị cộng sản nhồi sọ , lừa, nhát ma mấy đứa con nít ..!! Ngược lại , bây giờ tụi nó thấy cộng sản hút máu người là có thiệt ...


Nguyễn Hoàng Sơn 

Hàn Mặc Tử Made in USA

 Hồi nhỏ nghe đài phát thanh ca sĩ Hùng Cường ngâm thơ của Hàn Mạc Tử, hình như có tuồng cải lương nói về nhà thơ này. Có bài nói ông này đói quá nên rao bán mặt trăng, để có tiền ăn cơm tháng chị em Mộng Cầm. Thấy vui vui, nay thì mình khám phá ra ở mỹ, có một tên bán đất trên mặt trăng, rất giàu có.

Cách đây 40 năm, có ông thần tên Lamar, đang bị vợ đưa ra toà ly dị, hết tiền bổng nhiên một hôm lái xe ngưng ở đèn đỏ, ông ta nghĩ phải chi mình có nhiều đất đai thì đời bớt khổ. Nghĩ tới đó thì bổng nhiên ông ta thấy mặt trăng sáng rực trước mặt khiến ông nhớ khi học đại học, thầy có nói đến hiệp ước ký giữa Hoa Kỳ và Liên Xô và Anh Quốc vào năm 1967 “International Space Treaty” là mặt trăng thuộc quyền sở hữu của nhân loại, không thuộc về nước nào cả, nhưng hiệp ước này không nói đến tư nhân có quyền sở hữu mặt trăng.

Khi xưa, khi Hoa Kỳ cho người di dân về miền viễn tây, họ cho người đi chiếm đất đai, rồi miễn sao phải trả thuế chút chút. Chính phủ Hoa Kỳ ra luật “Homestead Act vào năm 1862”, cho phép người đi về miễn viễn tây, có thể sở hữu đất đai mà họ sinh sống tại đó và đóng chút đỉnh tiền cho chính phủ.

Thế là ông thần này ra toà thành phố, đóng $35 để thành phố đóng dấu chứng nhận ông ta sở hữu mặt trăng, Sao Hoả, và các 8 sao khác. Lúc đầu thì các nhân viên thành phố chới với, phải mất một thời gian thuyết phục để ông Lamar được chấp nhận đóng tiền, tự xưng là chủ nhân mặt trăng.

Từ đó ông ta quảng cáo bán $25/ mẫu anh. Đa số người ta bỏ ra $25 để mua một mẫu đất trên mặt trăng cho vui. Không ngờ có đến 6 triệu người mua, xem như ông ta bỏ túi được $150,000,000. Kinh

Trong số người sở hữu đất trên mặt trăng, có cả các cựu tổng thống Hoa Kỳ. $150 triệu đôla trong suốt 40 năm, xem như gần $4 triệu đôla cho mỗi năm. Lấy tên công ty “Lunar Embassy”, chỉ có 7 nhân viên để lo giấy tờ bán đất trên mặt trăng.

Hiện nay thì Liên Hiệp Quốc hay các nước nước khác không ai muốn tranh chấp đất đai trên mặt trăng nhưng trong tương lai có thể đụng độ với NASA. Cơ quan không gian của Hoa Kỳ này mướn thường xuyên các công ty tư để mang về vài khoáng chất từ mặt trăng. Vấn đề là NASA chỉ mua nhưng chỉ có vài ngàn đôla.

Người ta cho rằng, NASA làm như vậy như vụ ông LAmar đã làm 40 năm về trước, tạo dựng chứng cớ giấy tờ chứng minh để sau này, có thể đưa giấy tờ cho liên Hiệp Quốc, cho rằng họ đã liên tục từ bao nhiều năm nay, có làm việc trên mặt trăng như kiểu Hoàng Sa và Trường Sa, các nước cứ đưa ra những việc làm của nước họ như trường hợp Trung Cộng bắt Phạm Văn Đồng ký chủ quyền về Trung Cộng mấy đảo này. Các công ty được mướn đem đất đai, khoáng chất từ mặt trăng về, nghĩa là tài sản của NASA. Đất đai đã được buôn bán, khai thác đất đai và buôn bán, tạo dựng một quá trình lịch sử cho NASA như thời Hoa Kỳ cho di dân về miền viễn tây. Các cuộc buôn bán này chứng tỏ có một cuộc thương mại từ lâu, có thể giúp NASA có những chi tiết để sử dụng khi có tranh chấp. Ai muốn mua thì vào trang nhà của công ty.


Có thể trong tương lai, các công ty lớn sẽ chiếm đóng mặt trăng. Dạo này thấy có hai công ty của mấy tỷ Phú cho hoả tiễn bây lên không gian, TEsla cứ bắn các vệ tinh lên không gian. Đó là tương lai của nhân loại.

Ai muốn mua thì vào Lunarembassy.com, đăng ký.

Hoá ra nếu ông Hàn Mặc Tử, thay vì làm thơ khơi khơi có đầu óc buôn bán, nghĩ ra cách bán này, bằng cách ghi tên đóng tiền ở Quý Nhơn hay lầu ông Hoàng thì nay con cháu ông ta giàu, Hà Nội sẽ phong ông ta là anh hùng nhân dân và Việt Nam sẽ là chủ nhân của mặt trăng. Có thể dịch bài thơ của ông ta ra ngoại ngữ rồi nộp cho Liên Hiệp quốc, để chứng mình người Việt là người đầu tiên sở hữu, rao bán mặt trăng. Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Chuẩn uý Phúc đại đội trinh sát 302 Đàlạt

 Có người đọc bài mình kể về Đàlạt, có nhắc đến cà phê Tình Nhớ ở đường Hàm NGhi, đã gọi và cho biết thêm vài chi tiết Đàlạt xưa vì dạo ấy mình còn nhỏ. Thật ra mình chưa bao giờ đặt chân vào quán cà phê nào ở Đàlạt khi xưa, cho nên không biết tiệm cà phê này nằm ở góc nào. Mình có uống một hai lần cà phê sữa của chú Lìn ở ngoài chợ, cạnh hàng bà cụ mình khi ăn sáng với dầu chảo quẩy, tượng trưng cho hai vợ chồng Tần Cối, được người Tàu gán cho cái tội bán nước cầu vinh, khi họ chết thì làm lại bánh có dạng hai vợ chồng này, rồi bỏ vào chảo dầu. Dạo ấy không có tiền, còn nhỏ, sợ la cà mấy chỗ này hay bị đánh lộn, lính 302 nên tránh là tốt nhất. Có tiền thì đi ăn mì Cẩm Đô hay xôi gà ở đường Trương Vĩnh Ký.

Người gọi mình cho biết về chuẩn uý Phúc, đại đội trinh sát 302, một khách quen của quán cà-phê Tình Nhớ ở đường Hàm Nghi. Mỗi lần đi hành quân về, hay đến quán cà phê này nghe nhạc, hình như ông ta trồng cây si 1 trong mấy chị em chủ quán. Nghe nói mấy chị em nhà này xinh gái lắm. Nếu mình không lầm có một cô thuộc mấy chị em này, có lần đã liên lạc với mình khi đọc những gì mình viết về Đàlạt. Ông này ra trận rất gan dạ nhưng sau đó bị tù 6 năm về tội bỏ đơn vị về Đàlạt, ‘tấn công” đồn quân cảnh của trường Võ Bị Quốc Gia Đàlạt. Lý do như sau:

Mỗi năm, ông Thiệu và tướng vùng đều lên Đàlạt dự lễ mãn khoá của trường sĩ quan Võ Bị Đàlạt. Mình nhớ thường vào mùa Giáng sinh, trời hơi lạnh. Mỗi lần lên thì tiểu khu Tuyên Đức, phải cho đại đội trinh sát 302 đi hành quân hay đóng quân ở Đức Trọng hay Đơn Dương, xa Đàlạt để tránh lộn xộn. Mấy ông nhớn lên dự lễ mãn khoá thì có màn ăn chơi đi vũ trường thì gặp lính 302 hay vào đây chơi, rồi dành vực nữ chi đó. 

Saint Benoit khi xưa.

Mình nghe kể ông thầy dạy Thái Cực Đạo của mình tên NGuyễn Bình, từ Sàigòn bị đổi lên Đàlạt, hay chở mấy cô đi chơi, trên xe mô-tô, có lần ngồi uống cà phê ở nhà hàng Mekông, bị 302 vô đánh phải bò ra cửa. Không biết có thật hay không nhưng tin đồn khiến học trò bỏ chạy mất dép. Sau này ông ta về lại Sàigòn. Mình vẫn tập chỗ hãng cưa ông Xu Huệ với ông thầy Tường đến khi đi Tây.

Vũ trường La Tulipe Rouge, nằm ngay chợ Đàlạt , có một vụ đánh nhau nổi tiếng. Xí Rổ chém Đại Cathay, trùm du đảng Sàigòn trước cửa vũ trường này. Mình có gặp mặt Xí Rổ vài lần vì hắn ở ngay cạnh nhà Đào Văn Quý. Nghe nói ông thần Xí Rổ này chết sau 75.

Năm đó, lễ mãn khoá Võ Bị, đại đội trinh sát 302 được lệnh cắm trại tại căn cứ nhưng tình cờ thiếu tá Phong gặp một người bạn cùng khoá. Anh này về thăm nhà, rủ lên Đàlạt uống cà phê. Thiếu tá Phong cho biết không lên được vì bị cấm nên anh bạn rủ ghé Chi Lăng (Saint Benoit), không phải trung tâm thi xã Đàlạt. Chỗ này có một nhà hàng tên Ann’s House thì phải, lính mỹ hay vào đây vì có cái PX gần đó. Mình có tấm ảnh chụp chỗ này nhưng lười tìm lại quá.

Khách sạn và quán ăn Ann’s house

Cả đám kéo vào tiệm ăn này rồi chén chú chén anh khiến bà chủ tiệm người Tàu, kêu hết rượu rồi. Chuẩn úy Phúc nói để chạy vô PX, nhờ cố vấn mỹ mua dùm cho chai rượu, chắc ông Cornett . Muốn vào chỗ này thì phải qua đồn quân cảnh, chắc đã say nên gặp quân cảnh hỏi đi đâu, chuẩn uý Phúc kêu tao là chuẩn uý Phúc 302 khiến mấy ông thần quân cảnh nổi điên đòi đánh nên ông Phúc bỏ chạy ra.


Cả đám đang đợi rượu thì thấy ông Phúc chạy về, kêu quân cảnh đòi đánh nên cả đám chạy ra coi. Có mấy người lính khác chạy ra xe nhà binh để lấy súng vì vào tiệm ăn đâu có đem. Thiếu tá Phong và chuẩn uý Phúc vừa đến điểm canh của quân cảnh, thì 4 quân cảnh cầm dùi cui tính đánh cả hai. Quân cảnh thường được chọn lựa to con và cao mà mấy ông này nhỏ nên tính rút lui. Lính của thiếu tá Phong đang đứng trên xe để lấy súng, thấy ông thầy mình sắp bị quân cảnh đánh nên dùng khẩu đại liên loại có 6 nòng bắn dọa trên đầu. Xem xi-nê hay thấy loại vũ khí này, để trên trực thăng, bắn xuống rừng. Quân cảnh và hai thầy trò 302, nằm rạp xuống đất, bò chết bỏ.

Lúc đó còi báo động, xe thiết giáp từ trong trường Võ BỊ, chạy ra nên cả đám 302 nhảy lên xe chạy về Đức Trọng. Vừa về hậu cứ, truyền tin đưa máy, nói có tham mưu trưởng trường Võ BỊ, đại tá Xuân muốn nói chuyện. Ông XUân hỏi về chuẩn uý Phúc, kêu ông ta lên trình diện ngay. Thiếu tá Phong nói có lỗi thì lên an ninh quân đội của tiểu khu chớ tại sao phải lên trình diện trường Võ Bị. Ra toà thì chuẩn uý Phúc không nhắc đến thiếu tá Phong có mặt lúc ấy, một mình gánh chịu hết hình phạt.

Cuối cùng chuẩn uý Phúc bị tù 6 năm, 30/4/ 75 vẫn còn trong lao. Thiếu tá Phong bị 3 năm tù treo, nếu không đánh giặc giỏi thì chắc cũng bị tù nhưng không được thăng chức, nếu không bị vụ này chắc lên chức cao hơn thiếu tá vì có trên 50 huy chương của Việt Nam Cộng Hoà, và 3 huy chương của quân đội mỹ.

Ai có biết tin tức chuẩn uý Phúc thì cho em biết. Có người đồng đội tìm anh ấy. Xin cảm ơn.

Nguyễn Hoàng Sơn 

 

X92, điệp viên số 1 của Việt Nam Cộng Hoà

 Lâu lâu mình đọc tài liệu và báo chí của Việt Cộng, mỹ để tìm hiểu thêm về chiến tranh Việt Nam như đi tìm lại những bước chân xưa của thời mình còn trẻ, ngây ngô trong thời chiến, để hiểu thêm về cuộc sống ngày xưa. Trong 1 cuộc chiến nào, để chiến thắng, mỗi bên đều tận dụng triệt để chiến tranh tình báo, để moi tin tức của địch, để biết được ý đồ của địch thủ để chống trả. 

Trong thế chiến thứ 2, quân đội đồng minh, đã chế tạo giả các xe tăng, máy bay, trong những khu quân sự, nhằm đánh lừa gián điệp của Đức quốc xã, theo chiến thuật dương đông kích tây, cho rằng quân đội đồng minh sẽ đổ bộ ở vùng biển Pas de Calais, khiến quân đội Đức quốc tập trung phòng thủ vùng này. Sau này, mình xem và đọc thêm tài liệu của bên thua cuộc Đức quốc xã, để hiểu thêm cuộc chiến thay vì chỉ nghe bên thắng cuộc tuyên truyền cuộc chiến thắng vĩ đại của họ. Xem phim của Đức quốc sản xuất về cuộc thế chiến thứ 2, thấy có những chuyện như quân đội đồng minh cũng tàn sát các chiến binh Đức quốc mà tỏng mấy phim của Hoa Kỳ sau này có đề cập tới. Hay quân đội Liên Xô anh hùng, vào nước Đức, hãm hiếp gần như mọi phụ nữ trong thành phố.

Đọc tài liệu về chiến tranh Việt Nam thì được biết Hà Nội cho mạng lưới tình báo của họ, len lỏi vào tận phủ tổng thống hay cơ quan truyền thông, để định hướng dư luận quốc tế, điển hình là ông Phạm Xuân Ẩn. Mình nghe nói chính Hà Nội bỏ tiền để cho ông này sang mỹ học về báo chí, 2 năm tại Orange Coast College, một đại học cộng đồng ở Quận Cam, thời đó chưa phát triển như hiện nay. Gần đây, nghe ông Vũ Hạnh mới qua đời, được TRần BẠch Đằng ra chỉ thị viết sách để chống phá miền nam….

Đàlạt có ông cựu tỉnh trưởng và thị trưởng Đàlạt, làm nội tuyến cho Hà Nội, có bí danh là U4 của cụm tình báo VĐ2, do em của ông ta làm cụm trưởng cụm tình báo VĐ2, làm đến chức phó chủ tịch hạ viện Việt Nam Cộng Hoà. Ông được cử đi Hoa Kỳ để xin viện trợ, ai ngờ ông ta nói nhỏ với người Mỹ là không nên, đã quá trễ. (Theo báo Việt Cộng phỏng vấn ông này) Chán Mớ Đời 

Trên mạng của Cảnh Sát Quốc Gia, mình có đọc vụ bắt Huỳnh Văn Trọng và Vũ Ngọc Nhạ, ông Thiệu phải làm như không biết cả năm trời để cảnh sát đặc biệt bao vây các đồng bọn khác, đưa hồ sơ dỏm…

Mình đọc bộ sách của ông Đặng Chí BÌnh, được Việt Nam Cộng Hoà huấn luyện rồi gửi ra bắc. Khác với các điệp viên khác được gửi ra bắc cũng như các toán biệt kích đều bị bắt khi được thả dù, hay đổ bộ bằng thuyền, ông Đặng Chí Bình len lỏi về tới Hà Nội, có đưa tài liệu cho một cô gái ở Hà Nội và bị phát hiện sau khi vào nhà thờ, đưa thư của linh mục Hoàng Quỳnh. Hoá ra ông cố đạo của nhà thờ là nhân viên phản gián của Hà Nội, ai vào xưng tội chống phá nhà nước là bị tóm ngày. Chán Mớ Đời 

Nói cho ngay tình báo của Hà Nội rất giỏi, như các nước cộng sản khác như đông Đức, Liên Xô. Tác giả Thép Đen cho biết người huấn luyện ông ta tại Sàigòn, trước khi đưa ra bắc là người của Hà Nội. Khi bị hỏi cung, Hà Nội cho ông ta xem các tấm ảnh chụp chung khi gặp người huấn luyện ông ta tại Sàigòn. Hoá ra ông này là người của Hà Nội. Sau này mình có đọc đâu đó, người chỉ huy các cuộc thả các toán biệt kích ra bắc là người của Hà Nội nên khi họ đến nơi là đã bị bao vây. Cuối cùng Việt Nam Cộng Hoà phải bỏ các vụ nhảy toán này. Thêm Hà Nội dùng điệp viên nhị trùng phạm CHuyên có mật danh Ares, để lừa CIA suốt 10 năm trời.

Tình cờ mình đọc được một bài diễn thuyết của ông Merel Pribbenow, một cựu nhân viên CIA và chuyên gia Việt ngữ, hoạt động tại Sàigòn từ năm 1970 đến 1975. Trong buổi hội thảo về “tình báo trong chiến tranh Việt Nam”, ông ta thuyết trình về tình báo trong thời kỳ chiến tranh tại Việt Nam, tại đại học Kỹ thuật ở Texas. Ông cho biết người Mỹ có sử dụng tình báo, trong hàng ngủ cộng sản, có bí danh X92, tên Võ Văn Ba. Ông Pribbenow cho biết là điệp viên giỏi nhất của Việt Nam Cộng Hoà. Hoá ra Việt Nam Cộng Hoà cũng cài được người trong hàng ngủ cộng sản, nhưng chưa có ai vào tận bộ chính trị trung ương tại Hà Nội. Mặc dù họ có nói là có người của họ trong bộ chính trị trung ương nhưng mình đoán chắc là chỉ nói để Hà Nội nghi kỵ nhau vì mạng lưới tình báo cua họ rất tài, với châm ngôn giết lầm còn hơn bỏ sót.

Theo ông Đặng Chí Bình kể; đi tù, có gặp trong tù một điệp viên được Việt Nam Cộng Hoà gửi ra Bắc hoạt động, như ông bị bắt. Ông này kể là ở Huế, khi vào dinh ông Ngô Đình Cẩn thì tình cờ nghe ông Nhu, ông Cẩn và bác sĩ Trần Kim Tuyến, trùm mật vụ thời đệ nhất cộng hoà, nói chuyện phòng bên. Họ nói, có người làm nội gián cho miền nam nằm trong bộ chính trị trung ương của Hà Nội. Có thể họ cố ý nói để ông ta nghe và nếu bị bắt thì sẽ khai và làm cho Hà Nội nghi kỵ nhau. Nghe nói ông Trần Kim Tuyến sau này được ông Phạm Xuân Ẩn cứu thoát. Nói chung thì biệt kích hay gián điệp ra bắc là xem như bị tóm cổ hay bị giết.

Mình tìm tài liệu Việt Cộng thì thấy mấy tờ báo viết về X-92, đều được đăng sau ngày ông Pribbenow diễn thuyết về tình báo trong chiến tranh Việt Nam. Không thấy bài nào đăng trước thời gian đó. Các bài viết của báo Việt Cộng đều dựa theo bài thuyết trình của ông Pribbenow, và BBC kể lại rồi họ xào thêm các cụm từ cách mạng tuyên truyền.

Điển hình là tổng công kích Mậu Thân, X92 có thông báo cho Cảnh Sát Đặc Biệt tại Tây NInh, là Hà Nội sẽ tổng công kích dù đã ký thoả hiệp ngưng bắn. Tướng Nguyễn Ngọc Loan, thường được gọi “Sáu Lèo”, đứng đầu cảnh sát quốc gia thời ấy, ra lệnh các đơn vị cảnh sát toàn quốc phải cắm trại 100%, và đào hầm phòng bị khắp miền Nam, trong khi quân đội lại cho binh sĩ thay phiên về nhà ăn Tết. Người Mỹ biết được tin này cho nên không thể nói là bất ngờ vì cuộc tổng công kích. Ông Loan tin tưởng vào tình báo của ông ta nên mới phòng bị. Nếu mình không lầm tướng Loan là tư lệnh cảnh sát quốc gia dạo ấy. Có ông nhiếp ảnh gia đã thú thật làm hại đời ông ấy khi đăng bức hình, tướng Loan bắn xử tử một Việt Cộng tại Sàigòn, sau khi được biết tên này, đã tàn sát một gia đình, chỉ có một người sống sót, sau này lên chức tướng của hair quân Hoa Kỳ.

Mình gú-gồ báo chí Việt Cộng có nói về ông Võ Văn Ba này, và bựa thêm mấy chuyện vớ vẩn để tuyên truyền. Theo mình hiểu, ông này theo Việt Cộng từ lâu, được giao trách nhiệm tuyển mộ thêm đảng viên nhưng sau ông ta thức tỉnh, cho rằng người cộng sản dùng bạo lực để ép buộc người dân theo, tiếp tế cho họ. Không theo thì họ giết như trường hợp ông cụ mình ở quê, du kích trong làng bao vây nhà ông bà nội mình để bắt, vì ông cụ không muốn theo họ nên trốn thoát vào nam. 

Có ông thuê nhà kể là bố ông ta, không theo Việt Cộng, họ lấy cái rựa chặt đầu bố ông ta trước mặt gia đình và làng xóm. Ông ta lớn lên đăng lính đi đánh Việt Cộng.

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang có làm bài hát “người anh Vĩnh Bình” kể lại những vụ giết người của Việt Cộng không theo họ. Có bà kể khi xưa “nó về khuya, đánh thức mình dậy, nấu cơm cho nó ăn, nay mình lên xã nhờ nó ký cho cái giấy đi đường thì nó biểu để đó. Nếu quốc gia trở lại, nó có núp trong quần, tui cũng rũ cho nó rớt ra để quốc gia bắt nó, để đó, để đó, đồ vô ơn”. Huyền thoại người mẹ anh hùng và đứa con vô ơn của ông Trịnh Công Sơn.

Lò mò mình tìm được bài viết của ông Phan Tấn Ngưu, trưởng phòng cảnh sát đặc biệt Tây Ninh, người được xem là “handler” của X92, sau này đi tù, rồi định cư tại Hoa Kỳ, nói về trường hợp của X92, Võ Văn Ba. Mình không biết ông Võ Văn Ba nhưng viết lại đây như lời cảm ơn ông ta đã cứu khá nhiều đồng bào vô tội và lính Việt Nam Cộng Hoà khỏi bị giết. Sau đây, xin trích một đoạn hồi ký của thứ trưởng công an Hà Nội, Trần Xuân Viên “55 năm một chặn đường” về ông Võ Văn Ba, nội tuyến của Việt Nam Cộng Hoà tại Trung Ương Cục, nơi đầu chốt của quân đội Hà Nội tại chiến trường miền Nam.

“…Vụ Võ Văn Ba là vụ nội gián quan trọng. Y đã chui sâu, leo cao vào nội bộ ta. Trong 10 năm, y đã thu thập rất nhiều tin tức quan trọng cho địch, nhưng vì ta có nhiều tin tức và bút tích của y còn lưu lại trong hồ sơ cảnh sát cộng với lời khai của Nguyễn Tấn Danh (người trực tiếp phụ trách y) nên việc kết tội y không khó khăn. Công an Tây Ninh bắt tên gián điệp Võ Văn Ba đưa về trại giam của Tổng nha Cảnh sát ngụy cũ... Sau khi đến nhà anh Trần Quốc Hoàn báo cáo kết quả khai thác, anh Hoàn chỉ thị cho tôi bàn giao tên này cho An ninh Trung ương Cục... Trong giờ tập thể dục buổi sáng của anh em, Võ Văn Ba đã dùng dây quần thắt cổ tự tử…”

Đọc hồi ký của thứ trưởng công an cho thấy Hà Nội cài người trong Nam, thậm chí ở nước ngoài như Hongkong, cho nên ngày nay ở Bolsa chắc cũng có nhiều người làm gián điệp cho Hà Nội, được cài ở lại đây cho nên cộng đồng mới rối như canh hẹ.

Theo ông Phan Tấn Ngưu kể vào năm 1970, ông ta được thuyên chuyển về Tây Ninh làm trưởng phòng cảnh sát đặc biệt. Những ngày đầu tại Tây Ninh, ông ta bận rộn phải xem xét các hồ sơ các tình báo viên,…trong các hồ sơ này ông ta để ý nhất đến X-54, tình báo viên Võ Văn Ba (Năm Huỳnh), cư ngụ tại vùng toà thánh Tây Ninh. Ông ta sinh năm 1923 tại Kiến Tường, có người chú theo Việt Minh và gia nhập đảng cộng sản sau 1945. 

Năm 1967, được móc nối bởi một cán bộ đã hồi chánh, ông ta được tuyển mộ làm Mật Báo viên. Khi xưa ở Đàlạt còn nhỏ, thiếu tá Phong của đại đội trinh sát 302, kể là phe ta có người gửi đi làm củi trên rừng để xem xét tình hình hoạt động của Việt Cộng, để báo cáo lại. Nhiều khi mấy người này cũng là nhị trùng. Anh Phong kể vụ Biệt Động Quân bị phục kích tại khu núi Cam ly. Việt Cộng cho người đem súng đạn đến, đào hầm, đủ trò nên phe ta đem quân lên hành quân theo đúng bài bảng thì Việt Cộng bỏ chạy, rút lui trong đêm. Lần thứ 2 cũng vậy đến lần thứ 3 thì đi quên chuẩn bị vì cứ tưởng Việt Cộng sẽ rút lui. Đùng đến lần thứ 3 thì bị phục kích, ỷ y nên dạo ấy chết đâu 20 người. Mình thấy xe nhà binh chở về trên nhà xác, vợ con đến nhận xác khóc như mưa.

Từ 1967-1970, tin tức do Võ Văn BA cung cấp chỉ ở cấp thường địa phương nên cảnh sát đặc biệt có thể kiểm soát và kiểm chứng được nên tin tưởng ông này. X-92 báo cáo những tin tức khiến ông Ngưu chú ý là vụ tổng công kích Mậu Thân, 1968 trước khi ông được bổ nhiệm về Tây NInh.

Sàigòn và Hà Nội ký kết ngưng bắn, hưu chiến để ăn tết nhưng 25 tháng chạp, trước Tết, ông Võ Văn Ba báo cáo là Việt Cộng đang chuẩn bị tổng công kích toàn diện miền Nam vào dịp Tết. Ông cho biết là các cấp chỉ huy đi họp tại Chiến Khu D về cho biết; đánh bất ngờ để cướp miền Nam. Tin tức này được chuyển về tổng nha Cảnh Sát Quốc gia và toà đại sứ Mỹ ngày 26 tháng chạp. Ông tướng Loan, tư lệnh cảnh sát quốc gia đã yêu cầu các đơn vị cảnh sát quốc gia toàn quốc phải cấm trại 100%, đào hầm trú ẩn quanh đơn vị, chuẩn bị chiến đấu. Quân đội mỹ có thể không tin vào báo cáo của X-92 nên toà đại sứ mỹ bị tấn công. Mình có xem phim tài liệu của một ông mỹ, tình báo quân đội mỹ, chê bai tình báo Việt Nam Cộng Hoà. Ông này cũng rất trẻ tuổi, đi quân dịch rồi được chuyển làm tình báo. Ông ta kể phái an ninh tình báo Việt Nam Cộng Hoà, thường đưa tin không đúng nên họ xem thường đồng minh.

Vụ Mậu Thân, Việt Cộng nghĩ là toàn dân miền Nam sẽ theo họ, đứng lên chiếm chính quyền như 1948 thời cách mạng mùa thu, không ngờ thiên hạ sợ sự tàn ác của họ, bỏ chạy có cờ khiến họ nổi khùng giết người như mấy vụ thảm sát tập thể tại Huế. Ai rảnh thì tìm đọc những hoạt động tình báo của Việt Cộng tại Huế sau khi ông Diệm bị lật đổ. Mình đoán tại nhiều nơi khác cũng bị Việt Cộng giết nhiều nhưng Huế là nơi được truyền hình Việt Nam Cộng Hoà thông tin nhiều nhất. Có lẻ dân Huế có thiện cảm nhiều với Việt Cộng? Ở Đàlạt thiên hạ ở các vùng thôn quê, đều bỏ chạy vào trung tâm Đàlạt để lánh nạn, không ai theo họ cả ngoài người nằm vùng. Mình đọc đâu đó có tiệm phở nào ở Sàigòn, được xem là sào huyệt, nơi khởi sự cuộc tổng tấn công Mậu Thân, nay gia đình cách mạng này muốn bán hay sửa chửa lại cũng bị cấm vì di tích lịch sử cách mạng. Chán mớ đời.

Một báo cáo khác là Trung Ương Cục rút lui để tránh tổn thất khi quân đội Việt Nam Cộng Hoà đánh sang Cambuchia từ cuối năm 1969-1970. Chỉ để lại một vài đơn vị cố thủ còn rút lui về Nam Lào. Tò mò, ông ta nghĩ ông Võ Văn Ba, không phải một người làm rẫy tầm thường, cũng có thể ngoài ông ta ra có một người khác hay tổ chức nào giúp mới có những tin tức quan trọng như vậy. Ông muốn gặp tình báo viên này, ông ta bàn với cố vấn mỹ là Bernard D’ambrossio và hẹn gặp ông Ba tại Sàigòn để hỏi cho ra lẻ. Cũng có thể CIA muốn gặp ông này, sau khi xem xét hồ sơ.

Ông Ba cho vợ con biết đi nhà thương khám bệnh. Ông vô nhà thương nhưng không gặp bác sĩ nào, lén đi ra cửa sau, leo lên cái băng-ca nằm đắp mềm lại. Có 4 cảnh sát đặc biệt, đem băng-ca lên xe cứu thương, chở ra phi trường rồi lên Sàigòn. Trong khi đó, ông Ngưu đi đường bộ, lái xe lên Sàigòn để tránh gián điệp của Việt Cộng theo dõi và truy ra. Đi đâu cũng đeo kính đen, đội tóc giả, giả dạng để tránh tai mắt của gián điệp Việt Cộng.

Họ gặp nhau tại một khách sạn, có mặt ông Frank Snepp của toà đại sứ mỹ, có viết sách về chiến tranh Việt Nam, thông dịch viên là ông Nguyễn Sĩ Phong và một người Mỹ khác đến thu âm cuộc nói chuyện. Xin trích sau đây lời kể của ông Phan Tấn Ngưu, trưởng phòng cảnh sát đặc biệt vùng Tây Ninh, người đã mời ông Ba lên Sàigòn để hỏi chuyện. Mình thấy trên trang nhà của cảnh sát quốc gia. Ai rảnh vào đó đọc, có nhiều tài liệu khá hay, giúp mình hiểu thêm chút nào về cuộc chiến Việt Nam.

 Kết quả, chúng tôi được biết:

    - Ông Ba là một Trung Ương Ủy Viên, đang giữ nhiệm vụ tuyển mộ cán bộ và đảng viên mới để phụ giúp ông kiểm soát mọi hoạt động trong vùng Tòa Thánh Tây Ninh cũng như cung cấp nhân sự cho các đơn vị khác từ cấp Quận, Tỉnh và Trung Ương Cục (TƯC) v.v... 
    - Thi hành mọi chỉ thị của TƯC, trong việc phá hoại tại địa phương như đặt chất nổ, rãi truyền đơn. Ông Ba chỉ ra lệnh cho những Chi Bộ khác thực hiện mà không được tham gia trực tiếp các công tác này.
    - Bám sát và yểm trợ mọi hoạt động của Chi Bộ Tòa Thánh để ám sát những chức sắc cao cấp mà bọn chúng cho là do chính quyền Sài-gòn dựng lên, như quý ông Cao Hoài Sang, Trương Hữu Đức, Lê Thiện Phước, Cựu Trung Tá Nguyễn Văn Nhã (sau này giữ chức Thượng Chánh Phối Sư), mà nhất là Cựu Trung Tướng Cao Đài Nguyễn Văn Thành. (xin mở ngoặc thêm chỗ này: Với chức Thượng Chánh Phối Sư, sau 30 tháng 4/1975, Ông Nguyễn Văn Nhã bị bọn Cộng Sản bắt giam ở khu vực núi Bà 10 năm, cho đến năm 1985 mới được thả)
    Chúng tôi đã tường trình trong một bài viết trước đây trên Phượng Hoàng về cái chết của Trung Tướng Nguyễn Văn Thành. Chúng đã ám sát ngay phía sau phòng ngủ, trong nội ô Tòa Thánh, vì chúng cho rằng những người này là người của CIA, gây khó khăn cho bọn TƯC trong việc khống chế Đạo Cao Đài. (Qua những tin tức khác nhận được, không phải Trung Ương Cục chỉ thị cho Riêng X.92 mà Huyện Ủy Tòa Thánh của Việt cộng cũng được chỉ thị tương tợ, vì chúng tôi có được một Tình Báo viên hoạt động trong Huyện Ủy này). Trung Tướng Cao Đài Nguyễn Văn Thành bị giết vào ngày 22 tháng 11 năm 1972 (16 tháng 10 Âm Lịch)
    - Dù đang dịnh cư tại Tây Ninh, nhưng Võ Văn Ba vẫn được bọn Trung Ương Cục bí mật liên lạc để chỉ thị công tác cũng như mời tham dự các cuộc họp ở phía Bắc Núi, nơi cứ địa của Mặt Trận Giải Phóng. Điều nên biết thêm, mỗi lần đi họp như vậy, có cả các cấp Ủy, như Tỉnh, Huyện, Xã... Võ Văn Ba được sắp xếp cho ngồi phía trước, ở một vị trí được che kín (những người ngồi phía sau không thấy được).     
    Theo hồ sơ tuyển mộ của ngành Đặc Biệt Tỉnh Tây Ninh, sau một thời gian ngắn khi đến Tây Ninh lập nghiệp, Võ Văn Ba đang đứng trước ngả ba đường: bọn Việt Cộng vẫn cho người đến để móc nối và thường xuyên đe đọa, nếu Ba từ chối hoặc phản bội, bọn chúng sẽ tố cáo Ba trước kia hoạt động cho Cộng Sản ở Kiến Tường, với cấp đảng là... thuộc tổ chức ..v.v... Đó là lý do mà Ba phải nhờ một người chú họ, giới thiệu cho Ty Cảnh Sát và được tuyển mộ làm “nhân viên ngoại vi”.
     Ngành Đặc Biệt Tây Ninh tuyển mộ được 3 nhân viên ngoại vi và cả 3 người này đều đã đem lại thành quả, như sau:
    1- Anh Đ. V. N.: Sau này trở thành công tác X.45, đã phá vở ổ Việt cộng ở Làng Cô Nhi Long Thành năm 1973 sau cuộc bố ráp do sự phối hợp của E. Công Tác (BTL) và ngành Đặc Biệt Tỉnh Gia Định.
    2- Anh Ng. T.T: sau này trở thành công tác Y.80, đã phá vở tổ chức Y.4 của Việt Cộng và bắt được chủ nhà hàng Thanh Bạch, tọa lạc trên đường Lê Lợi, gần bệnh viện  Sài-gòn năm 1974. Sau năm 1975, anh T. bị bắt và bị di tù tận ngoài Bắc với tôi và được thả sau hơn 10 năm.
    3 - và Võ Văn Ba ...” (hết trích)

Ông Ngưu cho biết là X-92 có người con trai, thi rớt Tú tài II, hai lần nên không được miễn dịch nữa, phải đi lính hay theo Việt Cộng vào bưng. Họ đã yêu cầu thiếu tướng Bùi Đình Đạm, ký giấy tờ hoãn dịch cho con trai ông ta. Nếu con ông đi lính thì Việt Cộng hết tin tưởng và sẽ bị hạ tầng công tác.

Cái này khá quan trọng, miền nam thì biết ai có người thân theo Việt Cộng hay tập kết, cũng được sử dụng. Đố là nhược điểm của Sàigòn, nhiều người nằm trong chính quyền Việt Nam Cộng Hoà, có thân nhân ở bên kia chiến tuyến, bị Hà Nội tiếp cận và kêu họ làm nội tuyến.

Họ đồng ý là đổi bí số công tác, từ X-54 thành X-69 với bí danh “rạng Đông” và đến năm 1974 thì được đổi thành X-92 với bí danh Bảo Quốc. Theo tài liệu của Việt Cộng thì được biết ông Ba lấy tên trùng với hai nhân vật khác của trung ương cục để lỡ có bị nghi ngờ thì hai người kia lãnh chấu. Hình như sau 75, hai người kia bị bắt vì tình nghi làm gián điệp cho Việt Nam Cộng Hoà nhưng không hiểu họ có được thả ra hay không sau khi ông Võ VĂn Ba bị bắt. Ông thứ trưởng công an Việt Cộng không đề cập đến. Ông Ba này bị bắt và tự tử chết trong tù. Mình đoán là không vì ông X-92 tự tử thì chắc họ khệnh 2 ông kia mệt thở.

Theo mình đoán tông tích X-92 bị lộ vì một thông dịch viên, có mặt trong buổi họp mặt tại Sàigòn, sau này lấy vợ ở vùng Tây Ninh nên họ phải thuyên chuyển ông ta lên Cao Nguyên. Mình hiểu lờ mờ khi làm cho CIA thì họ cần những người không có tông tích gia đình tại địa phương, nơi làm việc. Ông này gốc Bắc, không quen biết ai ở Tây Ninh, nay lấy vợ Tây Ninh, được cảnh sát siêu tra mới cho lấy và thuyên chuyển lên vùng Cao Nguyên. Khi Cao Nguyên rút lui thì ông thông dịch viên này bị bắt cùng với một cố vấn Mỹ nên mới lộ tên X-92. Nghe nói ông thông dịch viên sau này vượt biển, bị chết cùng vợ con.

Ông Ngưu cho biết vợ chồng ông ta bị bắt tối ngày 30/4/1975, vợ ông ta là đại uý cảnh sát. Vợ ông ta bị đưa đi Chiến kHu D, còn ông ta bị đưa ra Bắc, đến 1992 mới được thả. Khi bị bắt, ông Ngưu bị hỏi cung về ông Võ Văn Ba, và lý do phải đốt hết hồ sơ mật. Trong khi Việt Cộng cho biết là tìm thấy tài liệu trong tủ sắt của tư lệnh cảnh sát quốc gia. Mình đoán là người ta đã huỷ hết hồ sơ trước 30/4 vì theo ông Ngưu đó là cách người ta dùng để phi tang, ông ta cho đốt hồ sơ rồi bỏ tro xuống giếng.

Mùa hè đỏ lửa. X-92 báo cáo là Việt Cộng muốn chiếm toà thánh Tây Ninh để mặc cả với Việt Nam Cộng Hoà tại hoà đàm Paris, nên tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh phải bảo vệ Tây Ninh bằng mọi giá. Quân đội Việt Nam Cộng Hoà chuẩn bị, đào giao thông hào, đặt mìn. Nhờ vậy mà Tây Ninh không bị đánh nhiều, Việt Cộng đổi qua đánh Bình Long, bao vây mấy tháng trời. Dạo ấy, ngày nào cũng nghe đài phát thanh Sàigòn cho nghe bản nhạc “Bình Long quê hương tôi mồ chôn đất giặc tham tàn,..”.

Dạo ấy lính Việt Nam Cộng Hoà bắn T54 cháy như rạ, khiến Liên Xô phải thay đổi nên đến năm 1975 thì khó hạ được T54 của Việt Cộng vì họ đã cải biến để tránh bị hạ dễ dàng như trước. Thêm người Mỹ đã rút lui nên không ai điều chế lại súng hỏa tiễn để hạ các chiếc xe tăng của Việt Cộng. Mình đọc tài liệu Phước Long bị chiếm năm 1974 khi mình lên đường đi Tây.

 Frank Snepp và ông Phan Tân Ngưu, sau này có họp mặt tại Hoa Kỳ, kết luận chung là tin X-92 cho biết Việt Cộng sẽ đánh Tây Ninh là tin phịa, kiểu dương đông kích tây, mục tiêu chính của Việt Cộng là dồn mọi nổ lực để đánh An Lộc. Mình có xem YouTube về trận đánh An Lộc, có nói đến Tây Ninh bị đánh nhưng sau họ đi bọc để bao vây Bình Long. Có lẻ họ biết có người làm nội gián nên phao tin này vì dạo ấy Việt Cộng có để một cô nằm vùng, bí danh là Út Tặng, bị Việt Nam Cộng Hoà bắt, bỏ tù 3 năm, được thả ra, lại tiếp tục hoạt động cho Việt Cộng, theo dõi ông Ba này và bị cảnh sát quốc gia bắt cóc.

Ba Dừa, bí thư chỉ thị cho Nguyễn thị Xe, tự Út Tặng ra sống gần nhà Võ Văn Ba, đi buôn bán để theo dõi ông này. Cảnh sát đặc biệt bắt cóc bà này và giam đến 30/4 nhưng không cho X-92 biết để ông ta vẫn cẩn thận, đề cao cảnh giác phía Việt Cộng.

Sau này TUC chỉ thị cho X-92 đặt mìn, phá xập 2 trạm Nhân Dân tự Vệ, vì gây khó khăn cho Việt Cộng xâm nhập. Mình đoán cũng để thử thách lòng trung kiên của ông này. Cảnh Sát Đặc Biệt mời Nhân Dân Tự Vệ đi nhậu, rồi lấy mìn Việt Cộng đặt nổ hai trạm này, sau này CIA cho tiền để xây dựng lại.

ở Đàlạt dạo ấy, chiến dịch Phượng Hoàng lên cao, người ta tình nghi ông cậu bà con mình, làm trưởng hay phó ty cảnh sát là nội tuyến cho Việt Cộng. Ông cậu này cho cài mìn nổ cạnh nhà để phá tan sự nghi ngờ. Khi mình về Việt Nam lần đầu thì có gặp cậu, không bị cải tạo, kể mới đi thăm con tại Gia Nã Đại về khiến mình thất kinh. Ông cụ giải thích sự việc, một ông cậu bà con khác làm cho CIA, ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hoà, tự tử khi khám phá ra bà vợ là nằm vùng của Việt Cộng. Hèn gì bà ta không muốn có con. Cậu về nhà để đón bà vợ đi đến điểm hẹn để di tản với CIA, ai ngờ khám phá ra bà vợ là Việt Cộng, nên tự tử luôn. Mình có kể về cậu này khi nói về cái điện thoại, truyền tin khi xưa.

Hoà đàm Paris đang đến hồi kết thúc, X-92 báo cáo là Hà Nội ra lệnh Trung Ương Cục phải “chiếm đất dành dân” để khi ký hiệp ước hoà bình. Hoa Kỳ không cho Việt Nam Cộng Hoà biết tin tức là sẽ ký vào cuối tháng 10 năm 1972 khiến tổng thống Việt Nam Cộng Hoà Nguyễn Văn Thiệu, doạ rút phái đoàn Việt Nam Cộng Hoà về. Hoa Kỳ đành phải đem bom dội Hà Nội, bắt Hà Nội phải chấp thuận điều kiện của Việt Nam Cộng Hoà nên hiệp định Paris mới ký vào ngày 27 tháng 1 năm 1973, trễ theo dự định của Hoa Kỳ và Hà Nội đến mấy tháng.

Mình nhớ dạo mới ký hoà đàm Paris, được lệnh vẽ cờ Việt Nam Cộng Hoà trên mái nhà và cửa nhà để các máy bay của hội đồng quan sát viên 4 bên đi giám sát. Ông cụ bảo mình leo lên mái nhà, vẽ lá cờ to đùng trên mái tôn, trước cửa nhà cũng làm một lá cờ to đùng. Vẽ xong mình cảm thấy hãnh diện, ai ngờ sau 75, ông cụ và người em phải cạo sơn mệt nghỉ. Rốt cuộc ông cụ vẫn bị 15 năm cải tạo. Chán Mớ Đời 

Tháng 4/ 75, X-92 đưa hồ sơ mật các nghị quyết của Hà Nội về tấn công toàn cỏi miền nam và ông Thiệu có họp mặt hội đồng an ninh quốc gia, có tư lệnh cảnh sát tham dự nên ông Ngưu mới được biết thêm chi tiết. Người Mỹ đi đêm với Hà Nội để họ trao trả tù binh mỹ, sau này Hoa Kỳ dùng lại lá bài hài cốt quân nhân mỹ để thương lượng tái lập bang giao lại.

Theo ông Ngưu thì vào khoảng tháng 3, năm 1975, cố vấn J. R. Stockwell có hỏi và đề nghị đưa X-92 và gia đình sang mỹ nhưng ông ta từ chối. Ông ta có nói với ông Ngưu nếu bị bắt thì sẽ tự tử. Chiều nay mình sẽ đốt nén hương cho ông Võ Văn Ba, X-92. Gia đình ông Ngưu không chịu di tản với người Mỹ vì có hai người con đang ở bên ngoại, không muốn bỏ con lại. Chắc họ làm việc chống phá Việt Cộng nên sợ bị Việt Cộng đặt chất nổ nên đưa con về quê ngoại, nhờ nuôi dùm. Nghe nói ông ta ở vùng Bolsa, hy vọng có ngày gặp ông ta để hỏi thêm tin tức ngày xưa.

Trong cuộc chiến tình báo thì Việt Nam Cộng Hoà thua Hà Nội. Tại sao chúng ta thua về mặt tình báo? Các cấp lãnh đạo miền nam không có khả năng tạo dựng một mạng lưới tình báo? Dù được CIA huấn luyện. Có lẻ vì thay đổi nhiều nhân sự, chính phủ, đảo chánh trong khi Hà Nội trước sau chỉ có một nên họ có thời gian để tạo dựng một mạng lưới tình báo. Dạo ấy có rất nhiều người bộ đội Bắc việt hồi chánh. Mình không thấy ai nói đến những người hồi chánh này sau 1975. Chắc bị giết cũng nhiều. Lính cộng hoà mà họ đối xử tàn tệ thì kẻ phản bội họ thì chắc khó sống. Ai có tin tức này thì cho mình xin.

Lâu rồi, mình có đọc sách của một cô người Việt lấy chồng mỹ, tên Yung Khall, đoán là tên Việt Nam là Đúng, lấy chồng Mỹ có họ Khall, kể khi xưa, sau 1954, bố cô ta tập kết ra bắc nhưng thật ra ở lại miền nam, làm bộ trưởng ngoại giao của Mặt Trận Giải Phóng. Mẹ cô ta không muốn tập kết. Ở lại thì nằm vùng báo cho biết là có nghe tiếng ba cô ta nói chuyện trên đài Hà Nội nên cả nhà cứ nghe đài phát thanh Hà Nội để ngóng tin bố và chồng. Hà Nội để lại miền nam một số đông cảm tình viên và đảng viên để hoạt động chống phá cho họ, trong khi các người theo công giáo, thường chống cộng lại đi theo các ông cố đạo vào Nam, thêm không có biệt kích hay gián điệp từ nam ra Bắc, nằm vùng, để giúp phòng trào chống đối như Hà Nội đã thành công trong nam. Chán Mớ Đời 

Sau này cô ta làm việc với CIA, có gặp mặt ông bố được Hà Nội cử đi ngoại giao ở các nước âu châu. Cô ta giúp phá tan hệ thống gián điệp tại Hoa Kỳ, đưa tài liệu mật của mỹ cho Hà Nội. Ông Đinh BÁ Thì, đại sứ Hà Nội tại Liên Hiệp Quốc, có dính dáng vụ này nên bị triệu hồi về Hà Nội, sau đó bị tai nạn chết trong một vụ đụng xe…

Nguyễn Hoàng Sơn 

t.B.: mới đọc thêm tài liệu của BBC viết về ông Võ Văn Ba. http://nghiencuuquocte.org/2021/11/29/vo-van-ba-diep-vien-hang-dau-cua-vnch-va-cia-o-nam-viet-nam/#more-42857