DOGE và đồng chí gái


Tuần rồi, đang ở Sydney, sáng thức dậy, rón rén vào phòng tắm đóng cửa lại, sợ đánh thức đồng chí gái dậy. Cô nàng mà ngủ không đủ đô là khó chịu cả ngày là mình mệt. Mở điện thoại ra thì thấy i-meo đồng chí gái kêu mình phải viết 5 việc mình đã làm tuần vừa qua khiến mình thất kinh. Từ ngày bầu cử đến nay, đồng chí gái theo dõi chính trị khá nhiều nên bị tiêm nhiễm với DOGE, nên viết i-meo cho mình.

Lý do khiến mình hoảng tiều là từ 3 tuần nay, hai vợ chồng cứ 2 ngày là vác Vali ra sân bay, đổi khách sạn thì sao mình nhớ đã làm 5 việc gì ngoài kéo Vali, mở Vali và xếp vali. Rồi lại thấy nguyên đoạn văn của ông Musk, được chép lại, kêu là nếu không trả lời thì sẽ bị đuổi việc, hết làm đồng chí giai. Kinh


Phần Jet lag, đổi múi giờ, vì từ Mỹ về Việt Nam cách đâu 15 tiếng, rồi chưa quen ở Việt Nam thì lại bay qua Úc, đi trước 3 tiếng, rồi lại bay qua Tân Tây Lan cũng mất mấy tiếng, rồi lại bay về Úc đại lợi nên mình ngất ngư, chưa biết đang ở đâu mà nay đồng chí gái kêu phải trả lời 5 điểm trước cuối tuần nghĩa là còn 28 tiếng đồng hồ. 


Đồng chí gái có tính là muốn gì thì mình phải làm nếu không thì cứ càm ràm năm này qua tháng nọ. Những chuyện trước khi lấy nhau, cũng lâu lâu móc ra nói.


Ngồi trên bồn cầu, phải ráng moi óc não cá vàng để nhớ xem đã làm chuyện gì. Đúng lúc đó thì tiếng ngáy cũng đồng chí gái bắt đầu cất lên. Đúng rồi. Mỗi ngày nghe vợ ngáy. Thế là mình ghi xuống i-meo.

  • Điểm thứ nhất: nghe vợ ngáy mỗi ngáy. Vợ mình có tật ngáy mỗi đêm, do đó mình đi ngủ sớm để canh 3, nằm nghe vợ thổn thức trong đêm trường. Đến canh tư thì dậy. Từ ngày đồng chí gái đi học đàn thì cách ngáy có sự thay đổi. Lúc đầu ngáy như so dây đàn. Khò khò kho kho khó khó, khò khó kho khó kho rồi như vừa hợp tông xong thì ngưng một tí rồi từ từ ngáy nhỏ nho nhỏ, rồi từ từ reo cao hơn một tị rồi cường độ mỗi phút mỗi tăng lên như “Bolero” của Maurice Ravel. Lúc đầu nhỏ chậm chậm rồi từ từ lên cao dần cộng với tất cả các nhạc cụ của dàn nhạc âm hưởng. Ông nhạc sĩ Tây này không có con nên người cháu, bán thịt được lãnh tiền Huê Hồng sau khi ông chết. Một hôm ông ta kêu cứ nhận tiền hoài về bản nhạc này thôi đi nghe một lần cho biết. Ông ta ngủ khò trong buổi hoà nhạc đến khi nghe bà con vỗ tay hoan hô. Bản nhạc này được chơi trong phim “10” do Dudley Moore và Bo Derek đóng khiến ông cháu bán thịt lãnh được 1 triệu đồng tiền. Kinh. Mình đâu biết mụ vợ thích nhạc Tây từ hồi nào. Khi xưa mới quen nhau mình hay mở Debussy, Boulet hay Ravel để nghe nhưng mụ kêu tắt, mở Căn Nhà ngoại Ô cho tình tứ.
  • Điểm thứ 2, rất căng vì bị Jet lag. À, đi Huế, viếng thăm nhà thờ  bên ngoại của vợ, trong khi vợ đi chơi với mấy bà bạn Hội An khi xưa. Về Hội An có hai ngày. Mấy lần trước ở lâu hơn nhưng kỳ này nói thôi đi xe từ Nha Trang ra Hội An để biết các vùng duyên hải Việt Nam. Đi một lần tởn tới già vì đường nhỏ, chạy chậm và nguy hiểm. So với Uzbekistan thì thua xa dù nước họ mới dành lại độc lập sau khi Liên Xô sụp đỗ năm 1991. Có luật bên đó là lái 100 km là có chỗ dừng để mọi người đi tiểu, nghỉ mệt, để tránh tài xế lái xa, mệt gây tai nạn. Có cảnh sát đứng nên ai cũng phải dừng.

Từ Hội An ra tới Huế, 128 cây số mất 3 tiếng đồng hồ dù đi đường hầm. Tài xế sợ bị phạt nguội nên không dám chạy quá 50 cây số/ giờ. Mình nhớ lần trước đi đâu 2 tiếng hay 90 phút cũng đường hầm. Nói cho ngay xe khách vẫn chạy như điên, chắc họ biết chỗ nào có chụp hình hay như ông tài xế kêu chúng nó xuống trạm biết trước công an. Mình thấy trước khi vào thành phố là có mấy công an công lộ đứng chận xét giấy tờ và sau khi qua thành phố thì lại có điểm chận khác. Nên phục anh bạn, đạp xe đạp 1,300 cây số trên quốc lộ số 1.


Mình ra Huế viếng nhà thờ bên ngoại của vợ vì nghe nói đứa cháu bên ngoại mua lại từ con ông cậu đi theo cách mạng và ở ngoài Bắc. Mấy đứa con vào bán rồi lấy tiền dọt. Đứa cháu xa mua lại và xây lại, đẹp hơn xưa khi mình về Huế lần đầu tiên. Gửi tiền cho đứa cháu mua nhang đèn giỗ ông cố ngoại. Luôn tiện mình cũng ghé về thăm bên ngoại của mình. Viếng nhà thờ tổ của mệ ngoại ở An Lưu và của ông ngoại ở Dưỡng Mong. Mình để ý là các người chăm sóc nhà thờ từ đường thường có cuộc sống tương đối được. Còn những ai đem nhà thờ từ đường bán thì con cháu ngóc đầu lên không được. Khó khăn lắm cũng phải giữ nhà như gốc cây như khi xưa học cái nhà là nhà của ta, ông cố ông cha làm ra, chúng ta phải gìn giữ lấy,… bứng gốc cây rồi thì cây sẽ chết.

  • điểm thứ 3: mua Vali thêm cho vợ. Vì đi nhiều nơi nên mình đề nghị đem cái ba-lô nhỏ và Vali nhỏ kéo theo. Đồng chí gái nhất trí, áo quần mình chỉ có 2 bộ, còn bao nhiêu là của vợ sau khi Vali của vợ đầy nhóc. Trong khi mình đi Huế thì cô nàng đi với mấy bà bạn mua áo quần thêm, rồi vào Sàigòn, mình phải đi mua thêm cái Vali khác to hơn. Nên xuống phi trường Melbourne phải đợi lấy Vali, mất thời gian thay vì đi nhanh qua hải quan rồi lấy Uber về khách sạn. Ở Sàigòn cô nàng kêu dắt đi chợ Bến thành để mua áo dài. Từ ngày cô nàng đi hát cho viện dưỡng lão rồi theo mấy bà bạn đi học đàn là mua áo dài đủ loại. Dạo này, tập đủ thứ để chuẩn bị cho ngày quốc hận 30 tháng 4, rồi cho lớp học này nọ. Mình cũng bận hái bơ trên vườn nên đỡ nghe dây đàn tưng tưng tứng từng…

Khi xưa, mình hỏi sao không bận áo dài, đồng chí gái kêu chán chết nên không hiểu sao nay lại thích áo dài. Nói đến áo dài, nhớ Tết lần đầu tiên tham dự tại Paris do tổng hội sinh viên tổ chức, thấy mấy cô bận áo dài mình mới hiểu bài thơ Áo Lụa Hà Đông của ông Nguyên Sa. Bao nhiêu tháng không thấy gái Việt Nam, bổng nhiên có mấy cô bận áo dài, thấy dễ thương biết mấy. Khi gặp đồng chí gái, cô nàng kêu không muốn bận áo dài làm mình buồn. Nay lại đùng đùng đi mua áo dài mấy chục cái để bận đi hát hò gì đó, sợ đụng hàng. Áo dài ngày nay khác với hình ảnh ngày xưa, dài không ra dài, áo không ra áo.

  • điểm thứ 4: đồng chí gái không bao giờ mua, chỉ tìm thấy. Điểm mình thắc mắc lúc đầu khi mới lấy vợ, đồng chí gái không bao giờ dùng động từ “mua” mà luôn luôn dùng chữ “thấy”. Đi shopping mua cái áo cái váy về, là khoe mới thấy cái này cái nọ rẻ. Mình trả tiền thẻ tín dụng hàng tháng thì mình dùng chữ “MUA” còn cô nàng dùng chữ “THẤY”, kêu rẻ. Mình trả tiền chỉ muốn đứng tim mà cô nàng cứ kêu thấy rẻ. Chán Mớ Đời 
  • Điểm thứ 5: cái này khó nha. Ngồi rặn óc như nghệ nhân Rodin mà chưa tìm ra. À đi xem kangooroo ở Sydney. Cô nàng đòi đi xem chuột túi nên ghi tên đi viếng cái sở thú. Toàn là chuột và Koola nhỏ không. Cô nàng đòi phải xem chuột túi to đùng. Loại này nghe nói nguy hiểm vì mình thấy video nhìn cảnh chuột túi lớn tấn công người. Mình nghe nói chuột túi ở Úc Đại Lợi nhiều hơn dân số xứ này nhưng ở Úc 1 tuần chả thấy chuột túi chạy ngoài đường đâu cả. Chỉ vào sở thú mới thấy.

Mừng quá ghi lại được 5 điểm để gửi cho đồng chí gái. Thôi xuống ăn sáng trước, lấy chỗ cho cô nàng dậy sau, bò xuống. Nếu không mụ vợ xuống thì lấy thức ăn và sữa lên phòng cho cô nàng. Xong om


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Bố giầu có thật không?


30 năm về trước, vô tình đi học đầu tư thì có một cuốn sách rất nổi tiếng được quảng bá cho những ai muốn làm giàu. Đó là cuốn sách mang tên “Rich Dad Poor Dad” của ông người Mỹ gốc Nhật Bản, tên Robert Kiyosaki. Ông ta viết chung với một bà CPA. Cuốn sách này nói về những căn bản tài chính mà người Mỹ sử dụng để trở nên giầu có. Giải thích ông ta có hai người cha, cha ruột thì học rất giỏi nhưng nghèo, còn ông kia, bố của tên bạn thân (dã tưởng), giàu có, dạy ông ta làm giầu.

Cuốn sách này có nhiều điểm hay nên đọc, vì đã được bình dân học vụ cho người bình thường, nông dân như mình hiểu. Nhưng sách được viết cho một loại thương mại mà 99% thất bại. Đó là thương mại của công ty đa hệ. Đúng hơn là cho công ty Amway. 


Dạo đó mình có đọc vài bài phê bình, thấy cũng có lý khi ông Kíyosaki nói là một ngày ông ta đi xem xét mấy trăm căn hộ để mua. Đúng là bựa vì không phải dễ xem xét mấy trăm căn hộ nhất là không có kinh nghiệm về xây cất để nhận ra vấn đề,… nội xem xét một căn nhà là mất 2 tiếng đồng hồ ít nhất. 100 căn nhà trong một ngày là chuyện bựa.


Ông ta giới thiệu sách của ông ta viết cho các nhà xuất bản nhưng không có ai chịu xuất bản đến khi công ty Amway đồng ý, được viết lại với một CPA thì được bán rất nhiều cho các doanh nhân đa hệ của công ty này. Mình được biết đến công ty này, khi một anh bạn, mới ra trường bác sĩ, bị tên bác sĩ nào dụ gia nhập rồi gọi mình. Mình có đi nghe một lần nhưng không vào. Họ kéo mình đến một buổi họp ở trong rạp hát hay đâu, rất đông người. Lúc đó mới hiểu người Mỹ thích làm giàu ra sao. Cuối cùng đồng chí gái mua bột giặt gì đó do anh bạn bán rồi kêu Costco rẻ hơn nên mình nói không mua nữa. Anh bạn sau này cũng bỏ luôn vì giải phẫu thẩm mỹ kiếm tiền đếm không hết.

Amway là cách buôn bán lẻ qua cách phân phối với người quen. Người ta kêu bạn bè và anh em trong gia đình gia nhập để mua các sản phẩm, rồi ăn lời trên số bán. Do đó sản phẩm rất đắt so với giá mua một loại tương tự ngoài chợ. Ai hên thì kéo vô mấy người được xem là “downline” rồi cứ khuyên khích họ mua để mình ăn lời. Đến khi không ai vô mà tiếp tục mua chất đầy nhà thì vợ chồng cãi nhau, bỏ công ty.


Amway đặt mua rất nhiều sách để bán cho người gia nhập công ty này khiến con số bán lên kỷ lục, kêu bestseller. Theo mình đọc mấy sách của ông ta, thì được biết ông ta cũng thua lớn khi gia nhập Amway, không thành công dù viết sách kiếm được tiền hơn.


Ông ta viết, khuyến khích về “passive income” như có công ty thương mại, mua nhà cho thuê này nọ. Vấn đề là 99% người tham gia các công ty đa hệ này đều mất tiền, chỉ có độ 0.1% người là có làm ra tiền nhưng chưa chắc như họ đã tuyên bố. Năm ngoái mình sang Ý Đại Lợi, anh bạn kể là cô vợ về hưu, tham gia một công ty đa hệ nào ở Hoa Kỳ, hỏi mình thì mình kêu không muốn dính vào, tốn tiền và thời gian. Già rồi nên dùng thời gian và tiền đi chơi thay vì cúng cho chúng.


Mình nhớ có dạo cũng mất vài người quen cũng vì công ty đa hệ. Mấy người quen có con đi hướng đạo chung đoàn với con mình nên cũng hay đi cắm trại với nhau này nọ. Một hôm, họ rủ đi dự buổi trình bày đầu tư lời tối thiểu 20% mỗi năm. Như bỏ vào 200K thì cuối năm có 40K, cho con đi học Harvard, khoẻ re. Mình bò lên mạng tìm công ty thì chả thấy đâu cả nên không đi thế là họ xù mình luôn. Không thấy rủ đi đâu đi đó nữa. Sau này nghe mấy người này rủ anh chị em vào rồi tên Mỹ đen, ôm tiền mấy triệu bạc chạy mất tiêu.


Lý do là những người tham gia các công ty đa hệ được xem là doanh nhân nhưng không làm toàn thời gian. Cái gì làm chơi chơi thì khó mà thành công. Người ta bỏ tiền làm ngày đêm 7 ngày mỗi tuần mà còn không thành công thì nói khơi khơi làm tà tà trở thành triệu Phú.


Báo chí tìm kiếm ông bố giàu mà ông Kiyosaki nói trong sách thì ở Hạ Uy Đi không có nhân vật nào như ông ta tả về ông bố giầu có. Chỉ là một nhân vật giả tưởng. Vấn đề là ông ta cho xuất bản rất nhiều cuốn sách dựa trên đề tài Rich Dad, kiếm khá nhiều tiền nhưng đâu năm 2012, ông ta bị bà CPA viết sách cùng với ông ta thưa kiện, vì ông ta không trả tiền, chia chác theo hợp đồng nên mất khá nhiều tiền đâu mấy chục triệu đô nên khai phá sản. Lâu rồi nên không nhớ. Trên 26 triệu.


Hình như ông ta có hợp tác với ông Trump thành lập trường Trump để dạy thiên hạ làm giàu. Mình nghe ông bạn kể là có lên Los Angeles nghe ông ta nói chuyện để bán seminar của ông ta. Cả tiếng đồng hồ, ông ta chửi khán giả là “losers “ để họ mua dự mấy seminar của ông ta mấy chục ngàn đô, rồi tham gia các chương trình Mentorship khiến nhiều người tan gia bại sản.


Mình biết ông Clyde Wilson, ông Jack Fullerton, ông Mic Blackwell,… mấy người này sẵn sàng giúp đỡ mình khi hỏi nên hay không nên mua căn nhà nào đang thương lượng. Mấy người này chả lấy tiền bạc gì cả. Hay mấy người dạy mình, lâu lâu mình gọi điện thoại hỏi thăm về cách thương lượng ra sao, họ vui vẻ giải thích, không lấy tiền gì cả.

Ông ta hay nói đến tài sản và nợ. Ông cho biết có hai loại nợ: nợ tốt và nợ xấu. Nợ tốt là mượn để mua tài sản còn nợ xấu để mua đồ chơi như xe hơi,… theo cách này thì cũng nhiều học trò của ông ta bị mất tiền rất nhiều. Cứ mắc nợ mấy chục ngàn để mua các chương trình làm giàu của ông ta.


Khi xưa, đi seminars, mình gặp nhiều tên bựa lắm, chỉ tìm cách bán seminar và các sách vở của họ hay những tên tìm cách mượn tiền của mình. Có người in sách, sang băng bán mua nhà này nọ mà không sở hữu một căn nhà. Có dạo ở Quận Cam, có một cặp cứ mở seminar mỗi tháng. Tên này ở Utah, còn cô bạn hắn ở quận Cam tổ chức mấy buổi nói chuyện ở khách sạn Double Tree. Cứ mỗi lần mình rảnh chạy đến thì nghe họ kêu tuần này mua được 100 cửa nghĩa là 100 căn hộ ở Utah này nọ. Mình thấy lạ vì cứ mỗi tháng họ kêu mua cả 100 căn khiến mình nể phục nên hết dám đi nghe họ nói chuyện. Mỗi lần đến thì phải trả $20. Đùng một cái thì thấy báo chí đưa tin họ kêu những người dự mấy seminars của họ, đầu tư, mua các căn hộ ở Utah rồi khi mấy người này đi xem thì chả thấy gì cả. Nay cặp này bị tù 20 năm thì phải.


Từ mấy năm nay, ông Kiyosaki cứ quảng cáo mua vàng, ông ta kể mua cả hầm mỏ vàng. Không biết thật hư ra sao. Chỉ biết là ông Trump dẹp đại học Trump để tranh cử tổng thống.


Nay con mình bắt đầu nghĩ đến đầu tư nên mình chỉ chúng đi học mấy người mà mình tin tưởng vì ngoài kia có rất nhiều đám chỉ muốn lấy tiền của mình.


Cho thấy chúng ta tìm cách đầu tư thì có nhiều tên tìm cách dụ dỗ vớt tiền của mình. Dạo đó cần phải thận trọng nhất là ngày nay về hưu, nhìn lại thì có thể sống thêm 20 năm nữa, nhiều người lo lắng cho tương lai nên dễ trở thành con mồi cho những tên lừa bịp này. Lâu lâu mình buồn đời coi chương trình “American Greed” thì thấy đa số nạn nhân là người về hưu. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Trúng số là bị lừa?

 Trúng số là hạnh phúc

Người Việt hay nói đỏ bạc đen tình nhưng có lẻ thiếu kiến thức về tài chánh mới đưa đến nông nổi cho một cặp vợ chồng người Mỹ, trúng số độc đắc. Trên mạng có nói đến trường hợp hai vợ chồng ở Minnesota trúng số năm 2008, lúc kinh tế xuống được $59.6 triệu, tương đương độ 120 triệu ngày nay. 

Hai vợ chồng rất ngoan đạo nên khi trúng số nghĩ chúa đã cho họ cơ hội để làm việc tốt giúp đời. Ông Roseneau, là con của một mục sư cho biết khi được tin trúng số, cầm tấm vé số hai vợ chồng run như cây sậy, mặt cả hai xanh như đít nhái. Họ cho biết đứa cháu chết đúng 5 năm về trước về bệnh Krabbe gì đó. Họ tin rằng chúa đã ban cho họ số độc đắc để làm việc thiện, phụng sự Thiên Chúa. Thế là họ quyết tâm sử dụng tiền trúng số để giúp đời.


Vấn đề Chúa ban cho là một việc mà sử dụng số tiền đó là chuyện khác nhất là con người tham lam dính đến. Trong xã hội, khi nghèo thì không ai để ý đến mình, đến khi giàu thì họ bu đến như ruồi. Vì ai cũng muốn có chút mật ong. Ai buồn đời đi hỏi Dennis Rod ăn, từng làm mưa làm gió ở Newport Beach, ăn chơi cả đêm đến hi về vườn, hết tiền, vô gia cư thì không có ai hỏi thăm.


Trúng số thì chỉ lãnh được phân nữa nếu lấy hết vì phải đóng thuế. Ông bà Roseneau đưa hết số tiền đó vào một quỹ bất vụ lợi của gia đình, nhằm giúp đỡ nghiên cứu và giúp các trẻ em bị bệnh Krabbe. Vấn đề là họ không có kinh nghiệm đầu tư nên họ nhờ một cố vấn tài chánh và bán bảo hiểm địa phương, làm cho Príncipe Securities để lo quản lý tài chánh, đầu tư cho họ.


Mình nhớ khi mới có thằng con đầu lòng, đồng chí gái kêu bỏ 10 ngàn cho quỹ giáo dục gì đó cho thằng con, kêu không phải đóng thuế, nói 18 năm sau sẽ có một số tiền lớn đâu 80,000 cho thằng con vô đại học. Mỗi năm mình thấy số tiền đi xuống mà không được rút ra. Thế là ngọng. Mấy năm sau thiên hạ thưa kiện đủ trò nên chính phủ mới cho rút, thì còn có $2,548. Từ đó tuy ngu lâu dốt bền, mình phải chịu khó đi học về tài Chánh để coi vụ tiền bạc của mình như người ta nói không ai cẩn trọng tiền bạc của mình như chính mình.


Tháng vừa rồi hội đồng hoà giải hai bên, yêu cầu công ty Príncipe Securities trả cho Roseneau Foundation $7.3 triệu vì đã làm mất mát tài chính. Lâu lâu thấy trên mạng, có luật sư đăng quầng cáo, ai bị thua cổ phiếu thì liên lạc với họ để lấy tiền lại. Cái đám luật sư này cũng không kém ai, móc tiền của khách hàng cũng nhiều.


Được biết, 1 tuần lễ sau khi nghe tin ông bà Roseneau trúng độc đắc, công ty này cho máy bay riêng đến chở ông bà viếng trụ sở chính của công ty. Bao nhiêu người đến bắt tay chúc mừng và tự xưng là có bao nhiêu năm kinh nghiệm về đầu tư này nọ. Viết tới đây lại nhớ câu chuyện một bà Mỹ ở Ohio, thích đánh bài và thua lớn. Có lần bà ta kể là công ty liên lạc với bà ta, hỏi sao lâu nay không thấy bà đến sóng bài chúng tôi chơi. Bà ta cho biết đang lo giấy tờ vì bố mẹ mới qua đời, để lại số tiền lớn nên phải ra toàn Private. Mấy ngày sau, sòng bài gửi máy bay riêng đến Ohio, chở bà đến Las Vegas. Thế là bà ta thua thêm gần 2 triệu cách đây 20 năm về trước.


Công ty Priebe khởi đầu đầu tư bằng cách mua $18.9 triệu Variable Annuities cho foundation, được $1.2 triệu tiền huê Hồng. Loại này khi xưa mình có bán, huê Hồng nhiều lắm. Sau này thấy năm 2000 thị trường chứng khoán xuống mà mình không biết làm sao chận lại cho khách hàng nên mình bỏ nghề bán mấy vụ này. Khách hàng tin mình mà mình thì chỉ nghe công ty kêu bán loại này thì bán chớ cũng không rành lắm. Họ huấn luyện nhân viên bán ra sao thôi. Nói cho ngay nếu anh chị tài giỏi thì đã tự làm giàu, đâu cần phải đi dụ thiên hạ mua, mất thì giờ nên mình bỏ nghề gian ác này trở về làm nông dân. Ngoài ra hàng năm công ty này vớt thêm 2% tiền quản lý và nhiều phần lên đến 6%. Mấy chương trình này thường tiền lời không cao nhất là năm thị trường chứng khoán xuống họ vẫn lãnh tiền. Thí dụ mua annuity 1 triệu, họ vớt 6% huê Hồng chỉ còn 940,000, cuối năm vớt thêm 2% là $20,000. Nếu năm đó các fund họ bỏ vào lên 4% thì mình vẫn lỗ, lên 8% thì mình huề vốn nên chỉ có thua chớ không có lỗ.


9 năm sau, ông Roseneau i-meo hỏi cho biết tiền huê Hồng mỗi năm thì được trả lời là không có lấy huê Hồng. Có lẻ vì vậy, ông Roseneau mới nhờ ai khác tìm hiểu thêm. Trong khi đó công ty cứ tiếp tục bán annuity cũ để mua annuity mới để lấy thêm huê Hồng. Vấn đề là mấy tên chuyên gia tài chính cứ ăn quẩn cối xay, nên cứ 1, 2 năm sau quay lại nói khách hàng là có chương trình mới, nên bán cái cũ để mua cái mới để họ ăn thêm huê Hồng. Nhất là nói đến không đóng thuế. Thật ra các foundation vô vị lợi này không phải đóng thuế.


Vấn đề là foundation từ thiện htif trên nguyên tắc không bị đóng thuế nên rất khó hiểu khi tên chuyên gia tài chính kêu phải mua annuity để không phải đóng thuế. Ngoại trừ ăn huê Hồng. Annuity là một loại bảo hiểm. 


Ngoài ra còn có vụ kiện riêng khác, đó là vụ mua bảo hiểm. Năm 2015, 7 năm sau khi trúng số, bà Roseneau bị ung thư tử cung. Năm 2017, tên chuyên gia tài chính đề xuất là để ông ta mua cái policy bảo hiểm nhân thọ của bà Roseneau. Thay vì 3 triệu đô la của policy với giá $1.46 triệu, xem như phân nữa số tiền người thừa hưởng khi bà ta chết.


Gia đình bà Roseneau cho biết là họ không biết bác sĩ đã cho tên cố vấn tài chính biết là bà ta chỉ có 2 năm để sống. Bà ta qua đời sau 1 năm. Năm 2019, công ty sa thải tên chuyên gia tài chính nêu lý do gian lận gì đó và ông này tử tử năm sau. Do đó đi bác sĩ thường họ bắt bệnh nhân phải ký giấy tờ cho phép hay không để bác sĩ có thể chia sẻ tin tức ý sức khoẻ, bệnh tình với người thân hay ai đó.


Ở Hoa Kỳ có nhiều tên đi mua bảo hiểm nhân thọ với giá rẻ. Khi đau ốm, gia đình người bệnh cần tiền hay vì lý do gì đó, như chạy tiền nhà thương hay trả tiền nhà, ăn uống. Họ mua rẻ nên khi chết thì họ được lãnh, chỉ cần chuyển tên người thừa hưởng policy sang cho họ. Có một cuốn phim, kể hai tên Mỹ mua bảo hiểm nhân thọ của một bà già nhưng không thấy bà ta chết nên sau đó phải tìm đủ cách để bà ta chết. Phim tếu nhưng nói lên sự thật của xã hội ngày nay.


Khi nói đến tài chính, chúng ta thường nhức đầu, không muốn tìm hiểu nhưng đó là điều sai lầm. Thay vì lên mạng chửi nhau, chúng ta nên bỏ thừoi gian để ý đến tài chính, quỹ hưu trí của mình, nhất là trong giai đoạn này. Không ai trông nom tiền bạc của mình như chính mình cả. Ngày nay với Ây Ai, chúng ta có thể hỏi nhiều vấn đề và được trả lời rõ ràng hơn. Đưa cho kẻ khác thì lòng tham của họ nổi lên và sẽ vớt tiền của mình. Ngay cả con của mình, chỉ khi nào mình quá già, không còn minh mẫn thì thôi đã đến lúc trả hết cho người. Mình nghe kể nhiều chuyện, lớn tuổi về hưu đưa cho con quản lý rồi chúng lấy hết. Sau đó anh em khám phá ra thưa kiện đủ trò. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Thẻ Xanh - Thẻ Vàng - Thẻ đỏ


Hôm qua, ông Trump họp nội các lần đầu tiên, sau khi các bộ trưởng được Thượng Viện phê chuẩn. Thấy khác với nội các của ông Biden, khi bà vợ Jill Biden ngồi đầu bàn, bàn thảo như tổng thống. Thấy ngoại trưởng Rubio và bộ trưởng quốc phòng ngồi hai bên rồi đến mấy ông bà bộ trưởng khác. Không thấy phóng viên, nhưng thấy ông Musk đứng nói chuyện, ông này không có một cái ghế để ngồi, trả lời câu hỏi của báo chí. Phó tổng thống Vance ngồi xa xa ông Trump, cũng lên tiếng bênh vực này nọ.

Điểm mình thấy vui là chính phủ không muốn thiên hạ vô Hoa Kỳ bằng cửa biên giới, vì nhóm cartel Mễ vớt tiền hết, nhưng ông ta cho phép người ngoại quốc vào Hoa Kỳ làm ăn sinh sống với điều kiện : trả 5 triệu đô la. Có bao nhiêu người trên thế giới có thể trả 5 triệu đô? Chỉ có dân giàu, đúng hơn là cực giàu. Mình nhớ có xem phỏng vấn một đại biểu quốc hội Việt Nam, cho biết bà ta có quốc tịch Malta, để dễ di chuyển âu châu. Trả đâu 1 triệu đô la. Mình có kể, ai muốn có passport của xứ Nevi, chỉ việc đầu tư mua nhà trên 500 ngàn đô là được.


Vào Mỹ cũng có chương trình EB-5, đầu tư đóng đâu từ 500 ngàn đến 800 ngàn tuỳ vùng, nay xem như dẹp bỏ vì nghe nói có nhiều lạm dụng. Nay kêu 5 triệu rồi thấy làm ăn khá khá thì tăng lên 10 triệu. Hôm trước đi ăn phở với anh bạn, di dân qua Hoa Kỳ theo diện EB-5. Anh ta cho biết 70% các chương trình này là lừa đảo vì khó thực hiện. Ai may mắn thì chương trình hoàn tất còn không thì cứ lừng khừng. Thật ra là Hoa Kỳ cho thẻ xanh ngay cho các người đầu tư nhưng con đường trở thành công dân Hoa Kỳ rất khó. Nay với chính phủ Trump thì con đường trở thành công dân Hoa Kỳ sẽ gặp khó khăn hơn.

Mấy năm trước, có vài người chuyên lo EB-5 cho người Việt tại Việt Nam, có dò hỏi mua cái vườn của mình để khách hàng của họ đầu tư, xây nhà cửa để sang sinh sống tại Hoa Kỳ. Nhưng cách họ mua hơi bấp bênh cho mình nên không bán.


EB-5 được quốc hội phê chuẩn năm 1990 nhằm kêu gọi đầu tư nước ngoài vào những khu nghèo, hay mới phát triển, để tạo công ăn việc làm. Mình khám phá ra qua mấy người bạn Ấn Độ là trên 50% motel tại Hoa Kỳ đều có chủ là người gốc Ấn Độ. Họ sử dụng EB-5, mua motel rồi sau 5 năm có thẻ xanh, quốc tịch là bán lại cho các người Ấn Độ muốn sang Hoa Kỳ. Cho dù có lỗ, họ vẫn cứ tiếp tục trả chi phí đủ khi nào được quốc tịch là bán lại giá cao hơn để thu lại vốn liếng. Nghe kể người Việt mình cũng mở tiệm ăn này nọ, rồi kéo mấy người Việt muốn sang Hoa Kỳ, dưới tính cách chủ bếp, quản lý này nọ nên lấy lại được nhiều vốn rồi cứ có giấy tờ xong là bán lại cho người quen ở Việt Nam. Do đó có nhiều nhà hàng ế như chùa bà đanh nhưng vẫn tiếp tục mở cửa.


Anh bạn sang Hoa Kỳ với chương trình EB-5, kêu may được người tốt, có chương trình đầu tư tốt nên có quốc tịch Hoa Kỳ sớm, còn nhiều người dù có thể xanh nhưng bị lừa đảo nên chương trình không thực hiện được nên lấn cấn việc nhập quốc tịch. Vấn đề là chương tình chỉ dành cho 10,000 đơn cho mỗi năm nên chưa được xem xét hết. Tính ra thì khó kiểm tra hết. Nhớ có dạo một ông người Việt nào ở Việt Nam trả tiền đâu gần một triệu để mua một thành phố nhỏ. Xem như bỏ 1 triệu để có thể xanh, vào quốc tịch Hoa Kỳ. Cũng rẻ và chắc hơn là đầu tư vào mấy chương trình địa ốc hơi phiêu lưu.


Anh ta cho biết, chương trình thẻ vàng thì chắc hơn, không lo vì trả thẳng cho chính phủ còn EB-5 thì giúp luật sư ăn hết mà chưa chắc được. Vấn đề là có bao nhiêu người có 5 triệu để trả vì thường họ phải có vài chục triệu mới dám bỏ 5 triệu khơi khơi để qua Hoa Kỳ.


Để xin chương trình EB-5 và Thẻ Vàng khác nhâu ra sao: sự khác biệt giữa chương trình EB-5 hiện tại và “Thẻ Vàng” (Trump Gold Card) mà Tổng thống Donald Trump mới đề nghị, theo những gì được công bố vào ngày 25/2/2025. Vì “Thẻ Vàng” vẫn chưa có chi tiết chính thức đầy đủ (dự kiến công bố sau hai tuần kể từ ngày 25/2/2025), dựa trên các phát biểu của Trump và Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick để so sánh. Ông bộ trưởng này kêu có 250,000 người muốn vào Hoa Kỳ. Kiểu selling the dream.


Bảng tóm tắt sự khác biệt

Tiêu chí

EB-5

Thẻ Vàng (Trump Gold Card)

Chi phí

800.000 - 1,05 triệu USD (đầu tư)

5 triệu USD (phí cố định)

Tạo việc làm

Yêu cầu 10 việc làm

Không yêu cầu rõ ràng

Quyền lợi

Thẻ xanh, quốc tịch sau 5 năm

Thẻ xanh + lộ trình quốc tịch (chưa rõ)

Quota

10.000 visa/năm

Không giới hạn (1-10 triệu thẻ)

Quy trình

Phức tạp, lâu dài

Đơn giản, nhanh chóng

Mục đích

Kích thích kinh tế, tạo việc làm

Thu hút người giàu, giảm nợ quốc gia

Tính pháp lý

Được Quốc hội phê duyệt

Quyền hành pháp, có thể gây tranh cãi


Chương trình Thẻ Vàng của Trump khác biệt với EB-5 ở chỗ nó đơn giản hơn, đắt hơn, không yêu cầu tạo việc làm, và nhắm hướng đến việc thu hút người giàu có thay vì thúc đẩy đầu tư kinh tế cụ thể. Nhưng giới một gia đình 10 người hay 20 người vì đem theo con cháu thì tính ra cũng rẻ hơn là đóng $75,000/ người để đi từ Việt Nam sang Ecuador rồi dần dần đến Mễ Tây Cơ. Tuy nhiên, vì chưa có chi tiết chính thức, các khác biệt này chỉ dựa trên phát biểu ban đầu. Bác nào có thêm tin tức thì cho em xin để bổ túc.


Mình có quen một gia đình gốc việt, qua Hoa Kỳ với chương trình EB-5, sinh sống tại Cali khá lâu, con cái đều thành gia thất, đi làm nhưng nghe nói vợ chồng anh ta dọn qua Pháp vì chương trình EB-5 mà họ tham gia không hoàn thành, chưa được vào quốc tịch Hoa Kỳ nên phải định cư tại Âu châu. Vẫn có thể vào Hoa Kỳ vì đã có thẻ xanh. Nhưng tốt nhất vẫn phải có quốc tịch Hoa Kỳ mới chắc ăn. Chán Mớ Đời 

Có nhiều loại chiếu khán ngắn cho các công ty Mỹ để mướn các chuyên gia ngoại quốc như H-1B. Có rất nhiều người phản đối cho rằng là một sự lừa gạt, làm người Mỹ mất việc về công nghệ thông tin vì các công ty mượn người Ấn Độ sang trả rẻ hơn nên có lẻ trong tương lai sẽ bị loại bỏ. Xem như loại chiếu khán này là Thẻ đỏ.


Hôm nay đi ăn trưa với anh chàng chuyên cho thợ đến vườn hái bơ hàng năm. Anh này có xin chiếu khán cho mấy người Mễ sang làm việc cho nông dân ở Cali 6 tháng mỗi năm. Để hái bơ cho anh ta. Khi xưa anh ta sang lậu, gặp bà vợ trước đây cũng sang lậu rồi lấy ông Mỹ già nào, được giấy tờ xong là đá, lấy anh ta. Anh ta được thẻ xanh ngon lành nên vui vẻ nuôi 5 đứa con. Vài năm nữa già về Mễ sống vui vẻ cuộc dời. Con sinh tại Mỹ nên là người Mỹ. Anh ta kể bà vợ hết rồi, cứ vòi tiền nên anh ta chạy mất dép. Còn vụ mướn người bên Mễ qua tạm 6 tháng thì cũng dẹp luôn vì tốn tiền. Nào tiền ở trọ, tiền ăn, tiền trả cho cơ quan di trú này nọ rồi thêm chuyên chở. Không lời nên nay chỉ còn 10 người ở bên Mỹ, đa số là di dân lậu.


Có lần mình hỏi ông thợ mộc gốc Ý Đại Lợi, tại sao không mướn Mỹ trắng. Ông ta nói chúng lười lắm. Đi làm thì trễ mà đến 2 giờ chiều là chúng bắt đầu dọn đồ nghề để 3 giờ đột đi uống bia. Chưa kể lâu lâu khai bị này nọ, lãnh bảo hiểm. Trong khi Mễ thì làm giờ phụ trội đủ thứ, không kêu ca.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn