Chuyến đi tìm lại những ân tình


Kỳ này đi chơi rất vui vì ăn tết với gia đình sau 51 năm, nhất là đã có duyên gặp họ hàng mà từ bao nhiêu năm không gặp. Vui là sau 51 cái tết ở hải ngoại, mình được ăn Tết cùng gia đình tại Việt Nam. Tưởng Tết là đi thăm viếng họ hàng, chúc Tết như xưa nhưng thời gian đã thay đổi. 

Tết ngày nay thiên hạ đi chơi xa thay vì thăm viếng hàng xóm, thân hữu như xưa. Nhớ xưa là lấy xe đò đi Tùng Nghĩa thăm người làng của ông cụ và Bảo Lộc để thăm mấy người bà con bên ngoại. Hàng xóm không biết ai là ai vì nhà nào có cũng có cái cổng to đùng hơn cả căn nhà. Không còn nghe tiếng đổ sâm hưởng hay tiếng reo hò bầu cua cá cọp hay xì lác trong các nhà gần bên. Đúng là vật đổi sao dời. Kinh tế khá lên thì người ta có những nhu cầu khác, từ bỏ tục lệ cũ để thay vào những nếp sống, nhu cầu mới của đời sống ở thế kỷ 21. Có người từ xa đến Đà Lạt làm ăn thì về quê, xứ sở của họ. Đi xe thấy nhiều người chở vợ con trên xe máy về quê.


Các cô em từ Pháp và Hoa Kỳ cũng rủ nhau về ăn Tết với đại gia đình. Gia đình mình kéo nhau chạy xuống Nha Trang để ăn mừng Xuân sum họp sau 51 năm. Ăn Tết tại khách sạn trong ba ngày Tết với nhau. Rồi những ngày vui cũng trôi qua, ai về nhà nấy. Có hợp rồi có tan. Có người kêu sao không ở với bà cụ nhiều ngày hơn. Vấn đề mình có vợ đi theo, cũng phải về quê vợ ăn Tết, rồi trên đường về Hoa Kỳ, thì ghé lại vài nơi. Cùng giá tiền máy bay.


Kỳ này về mình may mắn gặp lại một người cậu họ, một ân nhân đã giúp mình đi Tây mà lần chót mình gặp cách đây 58 năm, trước khi cậu đi du học bên Tây. Tương tự mình cũng nhớ ơn một người cậu họ khác, khi xưa mẹ mình, 15 tuổi từ Huế vào Đà Lạt, giúp việc cho gia đình cậu. Cậu thương mẹ mình khi xưa nên khi về thăm Việt Nam năm 1973, cậu nói sẽ giúp du học và tìm học bổng cho mình. Cậu xin học bổng cho mình còn cậu mình gặp tại Đà Lạt, nộp đơn cho mình và được nhận vào đại học Roubaix, ngành kỹ sư dệt. 

Ở tuổi gần 7 bó, mình đã đi qua bên này sườn dốc của cuộc đời, nhìn lại thì không biết bao nhiêu người đã giúp mình trên quãng đường đời đã đi qua. Những ân nhân đã cho mình ăn bữa cơm khi đói thời sinh viên, cho cái áo cái quần cũ ngày xưa, hay những lời khuyên của người lớn để giúp mình lấy quyết định nên vẫn nhớ ơn của họ. Mình giúp những sinh viên nghèo khó ngày nay như để trả ơn những người đã giúp mình khi xưa. Những gia đình Tây đã mời mình ăn cơm vào những dịp Tết hay giáng sinh để mình không cảm thấy cô đơn vì xa nhà. Vì nếu không có sự giúp đỡ của họ, có lẻ mình không được như ngày nay. 


Năm ngoái mình về Paris để cảm ơn bà Cayla 100 tuổi, bà mẹ nuôi anh hùng, đã giúp đỡ mình và các em những ngày đầu đến xứ pháp. Và may mắn gặp lại bà Marco, đã cưu mang tìm việc làm và chỗ ở 3 tháng hè đầu tiên ở xứ người. Rồi qua Ý Đại Lợi gặp lại mấy người bạn sinh viên du học quen khi mình làm việc tại Torino, để cảm ơn họ đã giúp đỡ những ngày tháng xa Paris. Cùng một lứa bên trời lận đận. Đói khát thời sinh viên, chia nhau chút canh, chút cơm, chút gà xào xã ớt,… để cùng nhau nhìn lại quãng đời sinh viên với cây đàn guitar với nổi niềm mất quê hương, mất giấc mơ của tuổi trẻ. Hy vọng năm này sẽ có dịp về lại pháp để gặp lại những ân nhân khác đã về tỉnh nhỏ hưu trí. 

Gặp lại bạn học xưa, con tiệm may Văn Gừng Đà Lạt 
Gặp ông cậu họ cùng tuổi 

Ở Melbourne gặp lại người cậu họ. Mình biết cậu khi ở Đà Lạt nhưng cậu không biết mình, cùng tuổi. Mình học chung với hai người chị của cậu. Cậu kể là rất quý mẹ mình vì khi xưa ở Đà Lạt mẹ mình đều vào nhà bất cứ có chuyện gì như cúng giỗ hay đám tang của ôn mệ. Có lẻ mình hưởng được cái đức của mẹ mình nên về già có cuộc sống thoải mái. 


Hôm qua mình có gặp lại một người dì họ chưa gặp lại từ ngày mình đi Tây. Khi 15 tuổi mẹ mình được mẹ của dì đưa vào Đà Lạt, giúp việc rồi sau này gả chồng, con như con cháu trong nhà. Anh của dì là người tìm học bổng cho mình đi học ở pháp. Dì kể là nhờ mẹ mình mà gia đình dì được sum họp tại Úc châu. Ông dượng là dược sĩ làm trong bệnh viện của trường võ bị. Sau 75 đi học tập, không có hộ khẩu nên cù bơ cù Bấc ở Sàigòn. Vượt biên bị lừa nhiều lần đến khi em mình đi thì mẹ mình báo. Lúc đầu cũng sợ nhưng tin mẹ mình nên đến bờ mới đánh điện để nhà trả vàng cho chủ tàu. 

 kể may là anh của dì ở pháp hưởng dương sớm nếu không đi pháp, chắc nay khổ, không sung túc như cuộc sống ở Úc Đại Lợi. Nhớ hồi nhỏ, có hè dì dạy hè mình. Dì kể người quen hỏi thằng Sơn đen là ai mà biết nhiều về Đà Lạt. Dì kêu cháu tui đó. Gặp nhau có mấy tiếng đồng hồ sau 51 năm xa cách nay cả hai dì cháu đều già. Dì kêu răng mi cao hơn dì. Dì nhớ thời mình học hè năm 8 ème. Dì cũng hay gọi điện thoại về Đà Lạt hỏi thăm mẹ mình kể chuyện đời xưa. Sau 75 gia đình ai cũng ly tán khắp nơi trên địa cầu. Về già chỉ nói chuyện qua Internet. 


Có hình ảnh khác như mỗi lần về Việt Nam. Đó là viếng thăm nhà thờ ở quê và viếng mộ ông cụ và mấy người em vắn số. Cả gia đình họp mặt ở mộ chung gia đình, hương khói bốc lên. Có ghé thăm mộ bạn nối khố của ông cụ để thắp hương. Người đã cùng ông cụ vào sinh ra tử trong quân đội, sau này đi tù cải tạo cùng ngày và về cùng ngày. 


Ra Huế thì được viếng nhà thờ tộc bên ông ngoại mình ở làng Dưỡng Mong, bên mệ ngoại mình ở làng An Lưu. Rồi ghé về Ao Hồ quê ngoại của vợ. Về Sàigòn gặp được mấy người em họ bên ông ngoại mà chưa bao giờ biết mặt. Mình chỉ nhớ bố mẹ của họ khi xưa về Bảo Lộc. Sau 75 thì đồn điền trà bị tịch thu nên ai cũng về Sàigòn kiếm sống. Mấy lần trước về mình có gặp một vài người nay thì gần như cả họ. Gặp nhau thấy có gì rất gần gũi dù lần đầu gặp nhau như mẹ mình nói giọt máu đào còn hơn ao nước lã. Hy vọng những lần tới sẽ gặp lại họ hàng đông hơn. 

Đến Úc đại lợi chơi, may mắn lại gặp những người qua mạng xã hội. Họ chở đi chơi viếng các bơi chỉ có thổ công biết. Chụp với nhau vài tấm ảnh kỷ niệm của những ân tình của người Việt xa cố hương gặp nhau trên xứ người. 

Chuyến đi rất may mắn và vui. Như đồng chí gái kêu; đầu năm được đi chơi và ăn ngon. Hy vọng cả năm đều được như vậy. 


Máy bay sắp hạ cánh, trở về cuộc đời nông dân. Hái bơ trả nợ. Xong om


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 


Nguyễn Hoàng Sơn 

Tư duy bánh mì thịt

Đi chuyến này, gặp lại tất cả em út, mình nhận thấy có nhiều điểm hay. Anh em như 10 ngón tay, ngón dài ngón ngắn, mỗi người mỗi ý, suy nghĩ khác nhau nên hậu vận khác nhau tuỳ theo tư duy mỗi người. Họ hàng gặp lại, ai nếu đều khen bà cụ mình, hiền lành, được họ nể phục. Khi xưa, mình thường nghe nói người con đầu là đầu toa xe lửa, nếu đầu xe lửa đi đúng đường thì sẽ kéo các toa xe sau đi đúng đường. Mình cố gắng đi du học để kéo các em theo nhưng 30/4 đến, gia đình ly tán. Cha ở trại cải tạo, con ở trại tỵ nạn, kinh tế mới hay nông trường… nắng mưa nông trường không sợ, chỉ sợ về nhà đói bo bo.



Sau 75, gia đình Việt Nam ly tán khắp nơi, vượt biển định cư tại âu châu, Hoa Kỳ hay Úc Đại Lợi,.. hay vẫn ở Việt Nam hoặc đi lao động quốc tế. Sau 50 năm, gia đình sum vầy anh em đều thay đổi cá tính tuỳ theo môi trường sinh sống. Cho nên khi gặp nhau lại, có sự không đồng nhất về suy nghĩ, nhân sinh quan khác nhau vì quen phong thổ nơi mình định cư.

Mình đọc đâu đó cho rằng, chúng ta là kiến trúc sư của tương lai chúng ta. Tuỳ theo mục đích, ước mơ lớn hay nhỏ, tuỳ môi trường sinh sống, chúng ta sống để thực hiện giấc mơ như mua một căn nhà, xe hơi, đi du lịch,…tuỳ theo mục đích của chúng ta về tương lai và cuộc đời và khả năng thực hiện. Nói chung thì em út đều có của ăn của để. Đó là sự thành công của mẹ mình dù phải thăm nuôi ông cụ 15 năm, cho con vượt biên,…


Em mình ở Việt Nam, sống khép kín, che dấu lý lịch 3 đời để tránh thiên hạ dòm ngó. Xem giấy tờ của ông cụ ra trại, đề thành phần phản động. Có người làm cán bộ cho nhà nước thì cũng lọc cọc, không lên chức, dù được ông thủ tướng tuyên dương cán bộ nhân dân ưu tú của Việt Nam. Học hành, tu nghiệp chuyên ngành đều được cơ quan bổ đi học vì các người có đảng tịch, không có khả năng tiếp thu, bồi dưỡng chức năng. Mấy người em ở hải ngoại thì cũng bị ảnh hưởng theo tư duy, lối sống địa phương nơi định cư. Mình buồn cười khi cô em ở Philadelphia, ngồi thuyết minh cho mình về football của mỹ. Đội cô ta The Eagles vào chung kết và vô địch năm nay. Kêu về đến Phila, kịp giờ đi bão, ăn mừng chiến thắng của đội nhà. Mình nói là cả đời chưa bao giờ xem trận banh của mỹ.

Nhớ lần trước về Sàigòn, có cô cháu giới thiệu bạn trai. Mình hỏi cậu bé người gốc ở đâu, kêu là Bến Tre, quê hương đồng khởi. Cò Giao Đà Lạt khi xưa, gốc Bến Tre, gặp thiếu tá Phong Đà Lạt, kêu đi nơi khác kiếm đường vượt biên, đây anh em đi vượt biên, chúng còn bắt và đánh đập. Mình nói cậu ta phải điều nghiên cẩn thận lý lịch trích dọc trích ngang ba đời vì ông ngoại của bạn gái cháu thuộc thành phần phản động. Sẽ là chướng ngại cho con đường hoan lộ của cháu sau này. Đúng 2 tháng sau là bỏ nhau, cháu về Bến Tre, nghe gia đình quê hương đồng khởi, phải chia tay sớm bớt đau khổ. Cũng là kinh nghiệm cho cháu mình hiểu sự thật về cuộc đời, sống trong một thể chế kỳ thị lý lịch. 


Hy vọng một ngày nào, cô cháu sẽ hiểu về cuộc đời ông Đào Duy Từ, vì chế độ lý lịch, cha mẹ là đào hát, được chính quyền cho là xướng ca vô loại nên không được đi thi. Sau làm giấy tờ giả đi thi vì bà mẹ hứa sẽ lấy ông cán bộ ở làng, nhận làm con nuôi, cho lấy họ ông ta. Sau thi đỗ thì bà mẹ quên mất lời hứa nên bị tên cán bộ tố giác. Triều đình Chúa Trịnh, lột  danh vị, đuổi về làng chăn trâu. Cuối cùng ông ta vượt biên xuống miền nam, được giới thiệu với Chúa Nguyễn, và đưa ra chương trình phát triển đất nước giúp nhà Nguyễn trị vị đến 400 năm. Ông ta chính là ông tổ của hát bộ Việt Nam. Ngày nay, biết bao nhiêu Đào Duy từ của Việt Nam, vượt biên như ông Đào thị, ra hải ngoại, làm việc cho nước người ta.


Ông chủ tịch nước nói 50 năm về trước, người Tân Gia Ba khát khao sự phát triển của Sàigòn, cho dù có chiến tranh. Ở Biên Hoà có rất nhiều nhà máy sản xuất cho Việt Nam Cộng Hoà. Dân họ sang Việt Nam để được chữa trị tại nhà thương Chợ Rẫy. 50 năm sau, người Việt Nam sang Tân Gia Ba đứng đường.

Hôm trước, mình có gặp hai du học sinh Việt Nam ở Sydney, một người đã tốt nghiệp tiến sĩ, người kia thạc sĩ, đang học thêm lên. Mình khuyên không nên về Việt Nam vì uổng phí năng lực, học tập của mình. Mình có chọn lựa thì nên ở lại. Nước người ta khôn, không muốn nhận di dân ăn bám nhưng nếu mình có thực lực, đóng góp cho xứ sở họ thì họ nhận và đối xử mình như công dân của xứ họ.

Con Koola trong sở thú


Chính phủ Trump đang tìm cách giải quyết chế độ DEI trong chính sách dùng người. Thay vì dùng người theo chế độ xét về lý lịch, chủng tốc, giới tính như da đen, thiểu số, đồng tính, chuyển giới này nọ, họ chỉ chọn người tài vì năng lực để lèo lái guồng máy hành chánh trong thế kỷ 21 như các công ty tư nhân. Mấy tổng giám đốc của các công ty lớn của Hoa Kỳ đều người ngoại quốc như ấn độ,.. Bộ trưởng tài chánh được bổ nhiệm là một người đồng tính. Cho thấy đồng tính mà tài giỏi thì vẫn được bổ nhiệm thay vì lựa chọn những ai dựa trên những điều kiện DEI. Hình ảnh tiêu biểu nhất là trong vụ ám sát ông Trump, thấy mấy cận vệ an ninh chạy tán loạn, có một bà to béo chạy không nổi, lại thấp lí nhí, làm sao che chắn, đỡ đạn cho ông trump được. Nguy hiểm hơn là bà ta rút súng ra, gắn vào bao súng, lúng túng, rồi hỏi phải làm cái gì, phải làm cái gì. Người ta cho biết bà ta khi nộp đơn kêu là rất khoẻ mạnh. Đó là kết quả của vụ tuyển người theo DEI.


Thật ra người Mỹ gốc da vàng tuy là thiểu số, nhưng bị hạn chế khi ghi danh vào đại học. Mình lấy thí dụ khi mấy đứa con đi học, học chết bỏ để được điểm A mỗi tam cá nguyệt. Nếu được 4 điểm A cho 4 tam cá nguyệt thì được phần thưởng khen tặng, một cái cúp. Trong khi đó một học sinh da đen hay gốc Mễ, chỉ cần được 2 điểm C, được phát bằng khen thưởng và cúp như con mình, học sinh da trắng, da vàng nào được 4 điểm A. Mấy đứa nhỏ không hiểu tại sao có sự khác biệt. Nhưng từ từ lớn lên chúng bị tư duy thức tĩnh được giảng dạy trong trường, bắt đầu kêu mình là kỳ thị chủng tộc hay bực tức khi mình gọi người da đen, da mễ,.. 

Một học sinh da vàng đậu SAT hoàn toàn, không được nhận vào đại học Princeton, trong khi anh da trắng ít điểm hơn lại được nhận, hay da đen hoặc mễ, được học bổng dù điểm thấp hơn. Có dạo một cô học sinh gốc mễ thi học kỳ rớt mấy lần nên không được tốt nghiệp trung học, đâm đơn kiện nhà trường, kỳ thị đủ thứ nên để tránh tốn tiền, nhà trường xí cô hồn cho cái bằng trung học. Đó là một ví dụ của chủ nghĩa DEI. Học không được thì kêu là thầy cô kỳ thị. Tại sao một đứa không chịu học hành lại được tốt nghiệp như những đứa khác. Hàng năm có đến 3 triệu nam sinh không tốt nghiệp trung học tại Hoa Kỳ. Đó là điểm báo động cho nền giáo dục phổ thông Hoa Kỳ. Có dịp mình sẽ kể vụ này, hậu quả của học đường mỹ ngày nay mà chính phủ Trump tìm cách xoá bỏ bộ giáo dục. Để mỗi tiểu bang tự lo lấy như xưa. Mỗi tiểu bang, đông dân hay ít dân, khí hậu, phong tục khác nhau, nên để họ tự quyết, giải quyết tốt hơn là các khẩu hiệu như No Child Left Behind, race To the top mà mình có kể khiến học sinh Hoa Kỳ tự tử khá nhiều. Trong khi ở cấp đại học, giáo dục Hoa Kỳ là số một thế giới vì được tự do không bị chính phủ chi phối hay theo lệnh của bộ giáo dục. Đại học có quyền giảng dạy những gì cảm thấy nhu cầu cho xã hội, ngành công nghệ hay đòi hỏi của thị trường.


Hôm trước, có ông thần còm trên bài của mình kể vụ nhân sự là chính. Ông thần này là người có ý định làm bờ lốc Mực Tím Sơn Đen, sau đó nhờ bạn của ông Thần ở Việt Nam thực hiện. Ông thần này là tín đồ, Fan cứng của bà Kamala, đóng góp và khuyên thân hữu cúng dường vào quỹ bầu cử cho bà Kamala. Nghe nói trong vòng mấy tháng, từ tháng 6 đến tháng 11, uỷ ban bầu cử của bà ta ngốn hết hơn 1 tỷ đô la và nay còn mắc nợ thiên hạ. Chắc bà ta phải liên lạc với ông thần này để xin thêm tiền trả nợ.


Mình thấy nhiều người việt tỵ nạn, lên án các đồng hương, những người bầu cho đảng Dân Chủ hay ngược lại. Một người Việt tỵ nạn như một cái cây được bứng từ Việt Nam đem qua trồng tại một xứ khác. Khí hậu, phong thổ khác Việt Nam nên từ từ họ sẽ lớn lên và hít thở không khí tự do, văn hoá của nơi họ sinh sống, và từ từ tư duy họ bị ảnh hưởng theo xã hội họ đang sinh sống. Cho nên có người theo dân chủ , có người theo cộng hoà. Vô hình trung họ bị kéo vào cuộc chiến do truyền thông rao giảng để bán quảng cáo.

Trước 75, kiều bào cũng như sinh viên Việt Nam Cộng Hoà du học tại Hoa Kỳ cũng như âu châu. Rất đông chống chiến tranh và chống chính quyền Việt Nam Cộng Hoà. Lý do là thông tin về cuộc chiến, họ không biết rõ chỉ nghe qua báo chí ở tây phương, chống chính quyền Việt Nam Cộng Hoà. Mấy người này được Hà Nội sử dụng tuyên truyền cho chế độ của họ, được gọi là Việt kiều yêu nước. Mình sống thời gian đó rất bực tức vì những gì tây phương vẽ, nói về Việt Nam Cộng Hoà rất sai. Đến khi thế giới bàng hoàng khi khám phá ra những người họ ủng hộ là những tội đồ, giết người cả triệu dân của họ như Pol Pot của Khờ me đỏ. Hay hàng triệu người Việt liều chết, vượt biển ra đi tìm tự do. Lúc đó, người ngoại quốc và Việt kiều yêu nước bắt đầu bừng tĩnh. Có người còn lương tâm thì xin lỗi hay ra tay cứu giúp người tỵ nạn còn lại xem như một trò chơi.


 Năm ngoái, đi Ý Đại Lợi, gặp lại mấy anh bạn du học sinh, chống cộng. Có anh quyết không về thăm Việt Nam khi còn cộng sản nên chuyến đi vừa qua, mình có ghé lại làng Thanh Quýt của anh ta, nơi khi xưa gia đình anh ta trồng cây thuốc để bán cho người ta làm thuốc Cẩm Lệ. Chụp tấm ảnh quê anh ta để gửi chút gì từ làng anh ta. Mình có hỏi về mấy tên sinh viên thân cộng ra sao. Họ nói chả ra gì, được Hà Nội sử dụng một thời gian rồi vắt chanh bỏ vỏ. Nay cũng ôm đầu máu về lại Ý Đại Lợi.


Nhớ mỗi lần tết ở Paris, cứ ngày nào tổng hội sinh viên Paris tổ chức thì nhóm Đoàn Kết kéo lại Maubert phá đám rồi tuần sau Đoàn Kết tổ chức thì tổng hội ghé lại phá đám, đập nhau bú xua la mua.


Do đó ngày nay mình không ngạc nhiên khi người Mỹ gốc việt đả kích chính phủ Trump hay chính phủ Biden này nọ vì họ đã là người Mỹ gốc việt với tư duy của người Mỹ nói chung. Họ có quyền chọn Dân Chủ hay Cộng Hoà tuỳ theo quan niệm sống của họ như một người Mỹ sinh sống tại Hoa Kỳ. Không thể chửi nhau là Bò Đỏ hay Bò xanh.

Trong ga xe lửa, ai cần sạc điện cho điện thoại thì đến dùng miễn phí

Vấn đề ngày nay, ủng hộ Trump hay chống Trump không còn là vấn đề của Hoa Kỳ. Thế giới mặt phẳng nên ai cũng bị ảnh hưởng về chính sách DEI, hay Nhân Sự Là Chính. Bên theo DEI thì chửi Trump, bên theo chế độ trọng dụng nhân tài (Meritocracy) thì chửi đảng Dân chủ. Đi Việt Nam, Úc đại Lợi, Tân Tây Lan, mình thấy đâu đâu thiên hạ gốc việt hay người địa phương cũng bàn tán, chửi bới nhau. Có ông thần gặp ở Melbourne, kể thằng em tui ngu dốt, chống Trump nên hai anh em không nhìn mặt nhau.


Câu chuyện làm mình nhớ đến chiến tranh Việt Nam, anh em trong nhà cũng đối choại nhau, người theo Việt Cộng, người theo cộng hoà. Tội nhất là câu chuyện thật người anh bắn chết người tại tiền tuyến, sau ăn năn đi tu. Người kêu chủ nghĩa cộng sản là hay, người kêu tự do là tốt nhất nên đánh nhau, chết bao nhiêu người. Để rồi sau 75 lại kêu đả đảo Thiệu Kỳ, mua cái gì cũng có, hoan hô hồ chí mình mua cái đinh cũng xếp hàng. Trong khi đó các nước nghèo như Tân Gia Ba đã phát triển nhanh chóng.


Mình có đọc sách báo cũ của các nhóm như Sáng Tạo, Phạm Công Thiện,… người thì khen Jean Paul Sartre, người khen Heidegger đủ thứ hết. Vấn đề là chúng ta học hỏi ở người tây phương thì có rút được kinh nghiệm gì cho chính mình. Như con tằm ăn dâu để nhả tơ. Tơ của chúng ta nhả ra sau khi học các học thuyết của người ngoại quốc là gì hay chỉ lập lại như con két những chủ nghĩa của người ngoại quốc áp dụng tại xứ họ. Chúng ta vẫn giữ tinh thần nô lệ, thuần phục người tây phương. Người tây phương vẫn tiếp tục đô hộ chúng ta qua cách ăn mặc, thời trang, tư duy của chúng ta. Vì chúng ta lúc nào cũng muốn mua ví Louis Vuitton, áo Polo, Quần Lacoste,… sản phẩm của người tây phương. Về Việt Nam mình thấy có nhiều nhà thiết kế thời trang việt, tạo những áo dài rất đẹp. Đó là điểm đáng mừng. Thay vì chửi nhau, đánh nhau về các chủ nghĩa ngoại lai không thích hợp với văn hoá người Việt. 

Họ làm ống hút bằng giấy để bảo vệ môi trường nhưng lại dùng bao nhựa để bọc lại. Chán Mớ Đời 


Đi úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, có điểm rất ngạc nhiên. Đó là bánh mì kiểu Việt Nam rất được ưa chuộng bởi người ngoại quốc. Đâu đâu cũng thấy tiệm ăn, quán bán bánh mì Việt Nam. Nhất là ở các phi trường quốc tế. Nào là baguette hay bánh mì tròn, bỏ thịt heo quay, thịt nướng, thịt gà ướp, bỏ thêm cà rốt, hành ngò, dưa leo, pâte gan, mayonnaise, xì dầu,… đó là những món người Việt học được từ người tây phương, tàu rồi chế lại cho của mình. Đó là bánh mì do người Việt nhả tơ sau khi ăn lá dâu thức ăn của tây Tàu.

Điểm hay là người Việt khi ăn bánh mì thì không có sự kỳ thị quốc cộng, bắc kỳ 54 hay 75, Việt kiều hay Việt Cộng hay tín đồ Kamala hay Trump. Ai cũng cho đó là món thuần tuý Việt Nam. Đó là sản phẩm của người Việt lấy từ các tinh hoa của tây phương và tàu. Ngoại quốc công nhận là món ăn Việt Nam. Ngồi máy bay về Hoa Kỳ nên buồn đời kể chuyện phiếm.


Mình tạm gọi là chủ nghĩa bánh mì thịt, “the banhmiism”. Ngày nào mà chúng ta có sự đồng thuận như bánh mì thịt, may ra chúng ta bắt đầu nhìn nhau là người Việt thay vì là đối thủ hay kẻ thù như trong cuộc chiến quốc cộng khi xưa. Ngày đó Việt Nam có hy vọng thăng hoa, vượt khỏi tinh thần nô lệ thật sự để tạo dựng một đất nước dân giàu nước mạnh. Biết đâu 50 năm sau, người tân gia ba sẽ mong muốn đến Sàigòn lại. Mình có theo dõi mấy buổi hội thảo  đại học Tân gia Ba. Họ thảo kế hoạch để phát triển nước họ trong 50 năm tới. Còn chúng ta thì cứ chửi nhau bò đỏ bò vàng hay bò xanh. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Đến Sydney 2025

 


Thành phố Sydney là nơi mình mơ ước viếng từ khi học kiến trúc. Lúc đó có hai tòa nhà ấn tượng nhất là nhà hát opera ở Sydney và trung tâm văn hóa Pompidou ở Paris. Phải đến 50 năm sau mới dám nói bất đáo Sydney phi kiến trúc sư. Vấn đề là ngày nay mình bỏ nghề kiến trúc, làm nông dân bất đắc dĩ. 

Chuyến đi Úc này, mình chỉ đi viếng hai thành phố tiêu biểu và lớn nhất nhì của xứ kangooroo. Không ai chịu nhường ai nên cuối cùng họ bầu Canberra là thủ đô của xứ này nhưng về kinh tế thì hai thành phố này rất mạnh. Nhất là Sydney. 

Nói đúng hơn thì mình thích Sydney hơn vì văn hóa ở đây tương tự tiểu bang Cali. Dân chúng bận quần short, đi skateboard kiểu nam Cali. Phụ nữ Úc trung bình mình thấy cao hơn mỹ. Dân gốc Á châu cũng cao. Có người béo nhưng ít hơn người Mỹ. Giá cả thì đắt hơn bên Mỹ. 

Xuống phi trường xong, lấy Uber về khách sạn. Rất nhanh vì Uber nằm sẵn ngay phi trường. Họ nhắn tin, gửi mình cái mật mã để đưa cho người lái xe Uber. Họ bấm số mật mã của mình vào máy của họ để được trả tiền. Xe vào trung tâm thành phố, nhận thấy tính sinh động của thành phố to lớn không thua gì các thành phố như New York, Los Angeles, Seattle,..nhưng sạch sẽ hơn, kiến trúc của họ khá đẹp, cũng ảnh hưởng deconstruction nhưng với phong cách khác.


Có người địa phương quen đến khách sạn dẫn đi chụp hình bên ngoài nhà hát opera. Còn phía trong thì phải mua vé để hướng dẫn viên đưa đi xem, phải mua vé. Đợi hôm nào thư thả mua vé vào xem. Sau đó đi vòng vòng đến khu Việt Nam ăn cơm. Đi đâu rồi cũng phải ghé khu người Việt sinh sống để xem cho biết hoạt động của người Việt tại địa phương. Nghe nói có 3 khu vực người Việt sinh sống. Một chỗ là Cabramatta và một chỗ là Bankstown mà mình đã viếng còn khu đông người Việt đến từ miền bắc Marrickville không có thì giờ. Chỗ Bankstown thì cách sinh hoạt chợ búa như tại Việt Nam, khác với Cali. Có ghé lại tượng đài thuyền nhân có treo cờ Việt Nam Cộng Hoà. Chắc phiá khu vực người bắc di dân thì chắc không có vụ này.

Hôm sau theo chương trình, do người bạn xếp đặt trước đi viếng sở thú xem kangooroo và koola thêm viếng khu rừng núi xanh và ba chị em. Xe đón gần khách sạn, chạy đứ đừ từ 7:30 sáng đến 6 giờ chiều mới về lại Sydney. Nói chung thì đẹp nhưng nếu so sánh với các công viên quốc gia tại Hoa Kỳ thì khó so sánh vì quang cảnh Hoa Kỳ quá hùng vĩ. Đồng chí gái được dịp cho kangooroo và Koola ăn. Cô nàng tiếc là không thấy kangooroo lớn hơn. Phải công nhận hệ thống vệ sinh của xứ này quá hay, chỗ nào cũng có nhà vệ sinh.


Hôm sau hai vợ chồng bò ra nhà hát opera và xem bên trong. Họ đưa cho ống nghe và cái máy để nghe phát âm, chỉ dẫn. Khám phá ra mái nhà có trên 1 triệu tấm gạch men được lót để che nắng mưa. Hàng năm họ cho người leo lên để xem xét từng miếng gạch để xem hư hay không để thay. Cấu trúc rất hay bằng bê tông. Có đâu 4 phòng để nghe nhạc kịch và một phòng nghe nhạc âm hưởng. Đẹp nhất là khi vãn hát thì có thể ra ngồi uống nước hay ăn nhìn ra hải cảng. Có lẻ nhà hát opera đẹp nhất mà mình có dịp vào. Nếu ai đi Sydney thì nên đặt trước xem kịch hay nghe nhạc. Hàng năm có đến 2,000 vỡ kịch và chơi nhạc. Hệ thống âm thanh được dùng gỗ quý của Úc đại lợi mới được trùng tu cách đây 3 năm. 


Sau đó ghé sang khu mới được trùng tu Barangaroo rất đẹp và thành công trong thiết kế đô thị. Buồn đời hai vợ chạy vào casino Crown Sydney thấy có tiệm ăn. Họ cho biết có buffet nên hai vợ chồng bò vào. May quá có chỗ nên ăn mệt thở. Rất ngon. Có lẻ ngon hơn cả las Vegas. Tối về mụ vợ vẫn thèm nên đặt chỗ cho tối mai. Nhưng phải trả tiền trước. Xứ này cái gì cũng trả tiền trước. 

Lần đầu tiên mình thấy họ làm cái đồ chống rác xuống mương để hứng nước mưa rất đẹp và phụ nữ không bị lọt gót giày cao gót. 

Sáng hôm sau ghé khu Queen Victoria, tương tự như Harrods’ ở Luân đôn, các gian hàng sang trọng cũng như các phòng uống trà cực sang trọng. Hai vợ chồng chỉ chụp hình rồi lấy xe lửa đi Bankstown, để thăm người dì bà con mà trên 51 năm từ ngày đi tây đến giờ không gặp, chỉ liên lạc qua điện thoại và nhắn tin.


Mình thấy hệ thống xe lửa và xe điện của thành phố này rất hay. Muốn vào bến tàu của xe lửa thì từ ngoài đi vào, lấy thẻ tín dụng hay applepay rà một cái thì cửa tự động mở để đi qua. Khi đi ra thì lấy thẻ tín dụng đã rà khi vào để rà thì cửa tự động mở và đi qua. Lúc đó họ mới tính tiền cuốc xe. Mình dùng Rio2me.com để xem đi xe lửa ra sao. Rất tiện. Lên xe hai vợ chồng lo lướt mạng nên quên xuống trạm để đổi nên phải chạy lại mất thêm 30 phút. Ngoài ra có cô du học sinh hổ trợ, nhắn tin đổi bến nào. Lúc về thì hết dám xem mạng. Ngồi xem quang cảnh bên đường. Tương tự như Anh quốc, chỉ khác là có ánh nắng thay vì mưa hoài. Có người cho biết hệ thống này đã được Hongkong sử dụng từ lâu. Mình đến Hongkong chỉ đi taxi nên không biết. Năm ngoái về Paris mới đi Métro lại, so sánh hai hệ thống.

Đồng chí gái kêu đầu năm được đi chơi ăn uống ngon lành nên hy vọng cả năm sẽ được như vậy. Thế là hai vợ chồng bò vào tiệm ăn Epicurean ăn lần chót vì mai sáng đã phải ra phi trường bay về Hoa Kỳ. Chấm dứt 4 tuần lễ lang bạt kỳ hồ. Phải bán bơ để tiếp tục đi chơi. 


Thế là mình đã thỏa mãn giấc mơ viếng Sydney opera, một công trình rất đẹp và thành công về văn hóa và kinh tế. Hình ảnh khi nghe nói đến xứ kangooroo và gặp lại người dì bà con khi xưa ở Đà Lạt. 


Tháng 6 này thì cả gia đình đi chơi hàng năm tại Tajikistan. 


Có ai hỏi mình là bờ lốc đạt trên 1 triệu lượt đọc, gú gồ có trả tiền không. Gú Gồ có hỏi mình muốn quảng cáo để kiếm tiền khi họ quảng cáo. Mỗi lần mình đọc trên mạng hay bị dính quảng cáo nên thôi, không muốn những ai theo dõi phải bị bắn quảng cáo. Xong om


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn

Cuộc thanh trừng chính trị 2025


Dạo này dân ủng hộ ông Trump, còn được gọi tín đồ của trump lên tiếng hồ hởi vì DOGE truy tầm ra đủ trò tiêu tiền khơi khơi của xứ mỹ trong khi dân chống đối thì kêu vô hiến bú xua la mua nên khá vui. Cứ tiếp tục như vậy thêm 3 năm nữa rồi quay qua chuẩn bị bầu cử nữa. Càng vui nhưng mỗi ngày cứ thấy thiên hạ chửi nhau cũng Chán Mớ Đời. Đúng hơn là chính phủ Trump tìm cách tạo cuộc thay đổi chế độ quan liêu trong vòng 18 tháng tới trước khi có cuộc bầu cử mid-term. Nếu thành công thì sẽ được đa số quốc hội nhiều hơn và sẽ có nhiều sửa đổi chính trị mới cho Hoa Kỳ. 

Mình nhớ thời ông Clinton, Dân Chủ lên, đã mạnh dạng cắt giảm welfare, nên giảm ngân sách của chính phủ. Ai ăn welfare, họ bắt đi kiếm việc, cắt giảm đủ thứ. Được xem là thời ông ta Hoa Kỳ có thặng dư. Có ông thợ người Việt quen, ăn Welfare, đi làm chui cả hai vợ chồng có trợ cấp nhà cửa này nọ, đến khi cán bộ xã hội cứ kêu lên hoài, hỏi có đi liếm việc làm chưa. Cuối cùng vợ chồng ông ta chán bì cán bộ hạch sách nên bỏ Welfare, mua nhà riêng ở thoải mái. Sau này ông ta than là dại ăn welfare vì con chúng thấy bố mẹ gian lận nên không học hành gì cả, sì ke ma tuý.

Tin tức cứ tuôn ra nhưng mình chưa đọc được tài liệu nói đến mấy vụ sử dụng tiền của công dân Mỹ vào những chương trình của USAID. Có tải mấy đường dẫn nhưng đi chơi nên chưa có thời gian đọc. Phía dân chủ thì nêu lên dân tình trên thế giới cần chương trình này nếu không sẽ đói khổ nên mình cũng chả biết tin ai. Mình chỉ biết là tại Hoa Kỳ có rất nhiều công dân vô gia cư khắp nơi. Đến tân tây lan và Úc đại Lợi cũng thấy vô gia cư nhưng không nhiều như ở Hoa Kỳ. Nhất là các tiểu bang do đảng Dân Chủ nắm quyền lãnh đạo như Cali, Oregon, Washington, New York mà mình có dịp viếng từ mấy năm nay đổ lại.


Dân cộng hòa cứ đưa ra những chứng cớ được ghi trên mạng của DOGE rồi phán nào là dân chủ này nọ. Mình nghĩ là cả hai bên đều tham nhũng như nhau hay bắt tay nuốt tiền chớ suốt mấy chục năm ai cũng thấy. Đây họ mới khui dân chủ để lấy phiếu bầu cho các ghế bộ trưởng sau đó sẽ tính sổ phía cộng hòa. Có hai thương nghị sĩ của đảng dân chủ tuyên bố sẽ không tái tranh cử năm tới. Chắc có dính chàm nên tuyên bố trước cho khỏe. Có ông thần ấn độ được đề cử giám đốc FBI, mặt trông rất dễ sợ, khiến mấy thượng nghị sĩ hai bên chưa dứt khoát bầu bán gì cả. Chắc đang thương lượng phía sau hội trường.

Mình hơi ngại vì tín đồ của ông Trump quá hồ hởi, đòi bỏ tù mấy ông dân chủ, kêu họ là tên phản quốc. Vấn đề là chỉ mới nghe thôi, chưa chắc những người này đã vị phạm những gì họ nêu ra. Có thể là fake news. Nếu thật sự họ vi phạm thì phải đợi toà án xử này nọ, chớ khơi khơi lên án họ chưa có bằng cớ thật sự, cũng như chưa có quyết định của toà. Xem như kiểu người Việt chụp mũ như khi xưa, ai không thích, hay nói hơi khác mình là chụp mũ Việt Cộng.


Mình thích xứ Mỹ này vì cơ quan tư pháp có thể kiểm soát các hoạt động của hành pháp nhưng khi cao trào lên cao như thời McCarthy là ngọng. Các tin tức rất khả tín nhưng cũng phải từ từ đợi toà án xét xử chớ chưa chi nghe phong phanh hay chưa có chứng cớ là chụp mũ thì không Fair. Cũng buồn cười chính những người này mấy năm trước đây, kêu phải bỏ tù ông trump này nọ vì đủ thứ trò, nay lại quay qua kêu DOGE vi phạm đời tư họ này nọ. Họ sa thải những ai không chịu chích thuốc ngừa Covid vì niềm tin tôn giáo, hay không cho lên máy bay. Nay thì khám phá ra covid là bựa, giúp mấy công ty dược phẩm làm giàu, nhất là để lại hệ quả nghiêm trọng cho sức khoẻ người bị bắt buộc chích ngừa. Cho thấy cái lưỡi không xương, nói sao cũng được tuỳ theo thời điểm và có lợi cho quan điểm của mình.

Theo mình hiểu thì chương trình USAID được tổng thống Kennedy khi xưa thành lập với chương trình Peace Corps để đấu lại với đoàn thanh niên xung phong của cộng sản Liên Xô. Nhưng rồi dần dần các cơ quan tình báo dùng cơ quan này để lũng đoạn các chính phủ khắp nơi trên thế giới. Mình rất ngạc nhiên khi tin tức tuôn ra vì nếu chính xác thì khá nghiêm trọng vì lãng phí tiền vô cớ. Nhất là đã trên 60 năm. Thế giới đổi thay không cần chi tiền cho các nước để họ theo mình. Như mua sự tin tưởng thì họ chỉ khen mình để lấy tiền còn phía sau họ chửi như chó.

Mình nhớ hồi nhỏ mẹ mình hay mua dầu ăn trong cái thùng thiếc để chữ to đùng của dân chúng Hoa Kỳ thân tặng khiến mình thuộc dạng ngu lâu dốt sớm không hiểu. Đã nói dân chúng Hoa Kỳ thân tặng nhưng sao mẹ mình phải trả tiền. Cho thấy có cái gì không ổn. Chắc mấy ông to bà lớn vớt hết rồi bán cho dân, chia nhau bỏ túi. Kiểu lấy tiền người Mỹ nghèo cho người giàu ở các xứ khác để mua chuộc họ theo Mỹ thay vì liên Xô. Hay gạo mỹ cũng vậy thấy chữ to đùng với hai lá cờ Việt Nam Cộng Hoà thêm hai bàn tay bắt với nhau. Được cái là thùng dầu ăn bằng thiếc, được dùng làm cái gàu múc nước. Ăn hết dầu thì cắt cái nắp, đánh dẹp xuống để tránh bị đứt tay, rồi lấy miếng gỗ đóng chéo bên trong làm cái quai để xách nước hay gàu múc nước từ giếng.


Cuộc thanh trừng này khiến người Mỹ lớn tuổi nhớ lại vụ thanh trừng khi xưa sau đệ nhị thế chiến. Hoa Kỳ sợ bị cộng sản nằm vùng nên thanh trừng các thành phần thiên tả mà ai cũng nhắc đến chủ nghĩa McCarthy, do ông thượng nghị sĩ McCarthy hô hào, điều trần trước quốc hội như hiện nay.

Trong nhiều năm, Bộ Ngoại giao đã bị đảng Cộng hòa và các nhà hoạt động chính trị bảo thủ chỉ trích vì là nơi ẩn náu của các điệp viên và người ủng hộ Cộng sản và không phải là không có lý do, vì một trong những ngôi sao đang lên của bộ, Alger Hiss, đã bị kết tội khai man vào tháng 1 năm 1950 vì nói dối về việc đưa tài liệu bí mật của chính phủ cho một điệp viên Liên Xô. Mình đọc đâu đó, bạn gái của ông Einstein đã đưa hồ sơ mật về chương trình bom nguyên tử cho Liên Xô.


Việc không tìm thấy thêm những người như gián điệp Hiss, và thực tế là hành động của Hiss đã diễn ra trong hơn một thập kỷ qua, không làm gì để xoa dịu những người như Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy, người đã trở nên nổi tiếng toàn quốc chỉ vài tuần sau khi Hiss bị kết tội với tuyên bố có danh sách hàng trăm điệp viên trong Bộ Ngoại giao. Ngày nay hàng ngày, cứ thấy tin tức tuôn ra đủ thứ loại không biết có thật hay không, cần phải đọc lại khi về nhà.

Mình đoán Doge lên tiếng kêu là có những danh sách này nọ khiến dân tình lo sợ và xin nghỉ việc. Mình thấy vụ ông thị trưởng thành phố New York kêu có tài liệu về Đảng dân chủ nên được ông Trump ân xá và nhiều chưởng lý từ chức là đúng. Ân xá ông Snowden thì mình đồng ý vì ông này thấy sự tham nhũng và tố cáo bị họ tìm cách giết nên phải trốn qua ông thần Putin để sống soát. Hay ông thần wikileaks cần được ân xá chớ những tên có tội như thị trưởng new York phải nhốt. Cũng có thể ông ta có tội nhẹ bị đối thủ chính trị chơi lút cán. Nếu vậy cần đem ra xét xử lại. Chớ tha bổng vì ông ta có tin tức để hạ các đối thủ chính trị khác, không cùng phe phái. Như tổng thống Truman từng nói: “ Làm chính trị sẽ không giàu, ngoại trừ là bọn lừa đảo”. Đây họ khui các đại biểu quốc hội với lương dưới 200K một năm mà có tài sản lên đến 2, 3 trăm triệu.


Và thế là bắt đầu cuộc thanh trừng những công chức chính phủ “bất trung” lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ cho đến nay.


Khi ông tướng eisenhower đắc cử tổng thống thuộc phe cộng hòa sau 20 năm dưới quyền lãnh dưới của các tổng thống dân chủ. Cho lệnh theo dõi tìm kiếm những người thân cộng sản. Năm 1953 ông ta ký sắc lệnh 10450, khóa mở chương trình điều tra hàng ngàn người bị tình nghi gây nguy hại cho an ninh quốc gia đến nổi khi ông Charlie Chaplin đi Âu châu thì fbi cấm không cho trở lại Hoa Kỳ nên đành sống tại Thụy sĩ. 

Đường hầm vào nhà ga xe lửa tại Sydney

70 năm sau lại khởi đầu một cuộc thanh trừng. Thay vì cộng sản nay là những người dân chủ theo chủ nghĩa thức tĩnh. Hay áp dụng chính sách DEI. Đảng cộng hòa lên án đó là chủ nghĩa cộng sản trá hình. Buồn đời phó tổng thống Hoa Kỳ đọc diễn văn tại âu châu khiến dân tình âu châu chửi rủa mệt nghĩ. Mình chưa nghe vì đi chơi.


Mình chỉ thấy tin tức USAID bị lạm dụng tiêu tiền vớ vẫn quá cờ thợ mộc. Trên phương diện một người công chức hay tổ chức một chương trình dân sự. Thí dụ năm 2024 họ có quỹ 1 triệu đô thì bằng mọi cách họ phải xài cho hết số tiền đó nếu không năm 2025 sẽ bị bớt ngân quỹ do đó họ phải xài hết hay đề nghị các dự án khác để có thêm tiền. Nếu không là đói do đó mới thấy nhiều chương trình như chuyển giới ở xứ Guatemala này nọ.  Nếu Doge bãi bỏ các chương trình vớ vẩn này thì các nhân viên lo mấy chương tình, không có việc làm thì phải cho nghỉ việc.


Mình có xem một phim tài liệu của Tây, phỏng vấn mấy ông nhà giàu của Venezuela trước khi bị Chavez đuổi cổ qua Mỹ. Họ nói là họ đều có nhà cửa ở florida, cuối tuần hay bay qua đây hóng gió nên mình tin ông manudo nói sẽ báo cáo mấy ông thần này ăn tiền của USAID để lật đổ Chavez bay qua xứ mỹ hết. Nghe đâu 6 tỷ, tiền cho lại đại biểu quốc hội là bao nhiêu thì không rõ.


Hay hồi ông truman đắc cử cũng ký sắc lệnh điều tra các nhân viên liên bang 

Ngoài ra mình có kể vụ trong chiến dịch tìm kiếm gián điệp của Trung Cộng đã đuổi ông tàu làm việc cho chương trình nguyên tử của Hoa Kỳ về tàu và ông ta là người đưa Trung Cộng thay đổi canh Tân như ngày nay nhất là bom nguyên tử. Mnfh nghe kể bác Huỳnh sanh thông, sau khi tốt nghiệp tại Hoa Kỳ về Việt Nam, làm chính trị ra sao không thành công nên trở lại Hoa Kỳ, và không tìm được việc làm vì có tên trong danh sách đen của Việt Nam Cộng Hoà. Cuối cùng phải làm quản thủ thư viện việt ngữ tại đại học Yale.

Tin tức tuôn ra như dòng suối khiến mình thất kinh thêm thiên hạ bơm tin bựa nhiều nữa nên không biết đâu là thật, phải vào trang nhà của doge để đọc chớ mấy tên câu view thì hơi mệt. 


Biết đâu sau khi thanh toán được vụ trục xuất lại đến người á đông chưa thấy quan tài chưa đổ lệ. Khoan hồ hời để xem tình hình, khoan xem người theo dân chủ là kẻ thù. Phân nữa người Mỹ bỏ phiếu cho dân chủ. Cho nên cần xem họ phản pháo ra sao vì không dễ để yên cho cộng hòa nhắm tọa độ. 


Ông Musk áp dụng tư tưởng của Troup Henemway đã sa thải 80% nhân viên của Twitter và vẫn làm tiền nhiều hơn. Á Can Đình và El Salvador cũng thử nghiệm chính sách này và đã thành công nên có lẻ Hoa Kỳ được như vậy thì sẽ có cuộc cách mạng toàn cầu về sa thải hành chánh vì là gánh nặng cho chính quyền nhất là họ về hưu và sống lâu. Vấn đề làm gì với những người này vì khó tìm được việc làm lại.


Nghe ông chủ tịch nước Việt Nam tuyên bố là bớt hành chánh ở cấp xã vì ngày nay có điện toán lo hết. Mình nghĩ đây là xu hướng của các chính quyền trên thế giới dùng AI và điện toán để giảm nhân sự, gánh nặng cho nhà nước. 

Mình đồng ý là họ cần kiểm toán hết hệ thống để làm một hệ thống mới nhanh chóng và dễ kiểm soát hơn như ngày nay hệ thống. Quá cũ. (Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen  

Nguyễn Hoàng Sơn