Một chiều bên dòng sông Seine

 Chiều trên dòng Seine


Hôm nay mình có duyên gặp hai người đồng hương Đà Lạt. Một cựu học sinh của trung tâm giáo dục Hùng Vương và một cựu thụ nhân đại học Đà Lạt. Hai người này đọc bờ lốc rồi liên lạc nên quen nhau, mình đến Paris thì có liên lạc trò chuyện.

Ở nhà cô em ở ngoại ô Paris nên phải vào Paris nên hơi mất công nhưng cũng là dịp để hai anh em đi bộ trò chuyện như thời còn bé ở nhà. 

Một chị hóa ra ở gần xóm trên đường Thi Sách, có mẹ bán ngoài chợ, quen bà cụ mình. Có lần chị ta về Đà Lạt gặp mẹ mình rồi chụp hình gửi sang cho mình xem. Còn anh kia thì sinh viên chính trị kinh doanh. Một hôm anh ta gọi điện thoại qua mạng nói chuyện chơi, kể về cách sinh sống ở Paris ngày nay. 

Kỳ này về Paris thấy thay đổi hẳn theo chiều hướng tích cực. Có lẻ nhờ tổ chức thế vận hội nên họ cho sửa chửa lại nhiều, làm phố đi bộ và đường cho thiết mã nên ít xe cộ như xưa. Các tòa nhà to đùng được căn các biểu ngữ to đùng gần bằng cả chiều cao và ngang của cao ốc như nhà hát opera do kiến trúc sư Fournier thiết kế. Nhưng không màu mè như các thành phố như new York hay Đông Kinh. Với đèn đuốc màn hình với tốc độ chóng mặt. Đặc biệt không thấy kít chó như xưa hình như cũng chưa thấy ai dẫn chó đi chơi ngoại trừ một ông ngồi ăn xin ôm con chó.

Pháp quốc đang được tái tạo về chủ nghĩa tư bản nên quảng cáo trước những di tích lịch sử như nhà hát opera 

Mình hẹn chị hàng xóm ăn trưa vì chị ta phải đi làm sau đó. Cho tiện đường xe điện ngầm nên hẹn ở gần La Fayette. Ăn tiệm Tây cho đỡ nhớ. Chị ta kêu cá còn mình kêu steak tartare, loại thịt băm ăn sống với hành và trứng. Mấy chục năm mới ăn lại sau đó làm cái bánh trái sung ngon cực. 

Phía sau opera
Tiệm Printemps khá thay đổi 
Thấy lạ kiểu quảng cáo của Tây 

Sau đó hai anh em vào galleries Lafayette mua cái mũ cho đồng chí gái rồi lết qua cầu Pont Neuf đến Fontaine Saint Michel để gặp anh thụ nhân. Gặp nhau tay bắt mặt mừng như đã gặp đâu rồi. Anh ta rủ lên vườn Lục Xâm Bảo mà 50 năm về trước khi mình sang Tây là vào đây ngày đầu tiên vì bài thơ của ông Cung Trầm Tưởng. Ngày nay thì các ghế bằng sắt màu vàng khi xưa đã được thay đổi thành màu xanh. Có nhiều người hơn xưa ngồi ghế, không còn bóng người Pháp đọc sách một mình vì các ghế gần sát nhau không rãi rác như xưa.

Đi đâu cũng thấy màu xanh ở Paris như phong trào xanh, bảo vệ môi trường. Từ áo người hốt rác đến người bán vé, các biểu ngữ thậm chí các đường vẽ Sơn cho xe đạp hay bộ hành. Xe đạp mướn đi trong Paris cũng xanh, khác với khi xưa màu xanh da trời của cờ tam tài. 

Phố tiệm nhỏ đóng cửa vì thương mại thay đổi người ta mua trên mạng hay siêu thị lớn. Có lẻ trong mùa thế vận hội mở cửa nay thì rụng như lá mùa thu. 

Có điều tương tự như ở Ý Đại Lợi là các tiệm nhỏ đóng cửa rất nhiều. Đi bộ trên Boulevard Saint Michel thì thấy hai bên cửa tiệm đóng gần phân nữa, vài tiệm bán sách cũ và quần áo cũ. Ngoài ra các tiệm ăn thức ăn nhanh của Mỹ như Subway, kem Hagen & Daez với giá cho sinh viên. Có vài tiệm cà phê có du khách ngồi ngắm trời nắng. Hôm nay là ngày đầu tiên thấy ánh mặt trời sau bao ngày mưa gió.

Đi một vòng vườn Lục Xâm Bảo rồi quay lại cầu để băng qua xem Notre Dame bị cháy mấy năm trước chưa sửa chửa xong. Họ làm một sân khấu dã chiến để du khách lên ngồi ngắm nhà thờ Đức bà Paris. 

Tại đây mình chia tay anh nhạc sĩ nghiệp dư để về vì cô em còn lo cơm nước cho hai đứa cháu đi làm về. Anh này kể về hưu thì anh ta chơi nhạc trong các nhà hàng tàu để thực khách lên xây mộng ca sĩ diva trong khi mấy ông chồng lăn xăn quay video. Về già thì đâu có ai còn sức để hát nên chỉ biết thều thào qua micro được mixer tăng đời dùm. Lâu lâu bị mấy bà chửi là đánh sai nhịp giọng Oanh vàng của họ nên lâu lâu phải câu like kêu chị hát tới nhưng phải nói nhẹ nhẹ vì sợ mấy bà khác ganh tị. 

Hai anh em lại bò về Beaubourg rồi đến trạm Les Halles, lấy xe điện về. Đi được 6.5 dặm Sơn Khê Paris. Mai thì có chương trình gặp con bà mẹ nuôi rồi tối thì gặp mấy ông thần bà thánh Yersin khi xưa cùng một thời ngồi lớp chung. Nghe nói ai nấy đều lên chức ông bà hết. Chúc mừng các bạn.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Thăm cô bạn đầm

 Thăm cô bạn đầm

Hôm qua hai anh em đi thăm cô bạn đầm khi xưa. Cô này là bạn gái của một anh bạn học khi xưa. Anh ta học dưới mình 3 lớp nên được xem là đàn em của mình vì hay vẽ charette cho mình còn mình có bổn phận chỉ anh ta cách vẽ hay làm dự án. 

Cô này có đặc điểm là bà ngoại và bà mẹ đều sinh tại Việt Nam. Ông bà ngoại làm thầy giáo ở Nam Định, hồi hương năm 1946 nên bà mẹ hay kêu mình tới ăn cơm để nhắc chuyện xưa. Bà ta lên 12 tuổi khi về Pháp quốc lần đầu tiên. Sau này cô ta có đi tìm lại chốn xưa, nơi chôn nhau cắt rún của bà ngoại và mẹ sinh ra tại Việt Nam. Cho thấy chúng ta cần kể rõ về ông bà cho con cháu vì cô ta kể là sau này đi lại các nơi mà ông bà bên nội ngoại sinh ra và chết. 

Viếng thăm Việt Nam hai lần với ông Bồ gốc Bồ đào nha. Mình hay chơi đá banh với em cô ta. Có một tên sau này theo đạo tin lành giáo phái evangelist tuyên bố chỉ có một người cha đó là chúa Jesus không chấp nhận ông bố nên anh em chị em từ nhau cũng như anh ta không gặp lại bà mẹ.

Cô bạn này tốt nghiệp École Supérieure de Commerce. Cô ta có cô bạn học Math Sup tên Anne Lenoir, tốt nghiệp Haute etudes de commerce. Sau đó học Sciences Politiques rồi buồn đời học luôn École Nationale d’Admistration. Mình quen hai cô này nên không bao giờ xem thường phụ nữ mà nghĩ họ giỏi hơn đàn ông nếu có cơ hội. Mình Chán Mớ Đời khi thấy phụ nữ đòi bình đẳng. Sau này lấy vợ mình ở nhà nấu cơm cho vợ con ăn. Làm ông nội trợ nay thì nông dân. Còn bao việc ngoài đời để đồng chí gái lo. 

Ngồi nói chuyện, cô bạn tặng cho hai cuốn sách in hồi ký: một là đời tư và một về sự nghiệp mới phát hành năm nay. Cô bạn có ghé thăm gia đình mình cách đây 6 năm tại Cali. Hồi ký cũng ngắn nên hôm qua đọc cái vèo. Cô ta kể khi xưa học đại học Chán Mớ Đời vì tên bạn học chung với mình đẹp trai, theo cô khác học chung kiến trúc nên không muốn học nữa. Cứ lâu lâu cô bạn gọi điện thoại cho bà gác dan, nhắn tin kêu mình lại nhà ăn cơm để hỏi thêm tin tức về tên bạn mà mình thì đâu dám nói nhiều, chỉ biết khen thức ăn bà mẹ nấu. Tên bạn này sau này lấy cô học chung. Lần trước về Paris thì họ kể là con của họ lại cặp Bồ với con của Bồ cũ của cô vợ. Không biết chúng có lấy nhau hay không. Kỳ này về thì họ ở corse nên không gặp được. 

Hôm qua mình có gọi điện thoại cho bà mợ đầm, khi xưa có viếng thăm Đà Lạt mới khám phá là cậu Tri, con ông Tiềm đã qua đời. Mình có nhắn tin cho cậu nhưng không thấy trả lời. Bà nợ đầm cho biết là cậu Miên, con ông Tiền ở gần mợ, gần thành phố Cannes. Mình hứa lần sau qua pháp sẽ ghé thăm mợ.

Đọc hồi ký cô bạn mới biết là cô ta thích nhảy đầm nhất là be bop nên gặp ông bạn ngày nay từ khi đi nhảy đầm lại sau khi ly dị. Hèn gì khi xưa cứ rủ mình đi nhảy đầm. Mình thì đi làm bồi xong mới bò đến boum được. Dạo đó mình nhảy đầm cũng khá nên hay được hai cô bạn kêu đi nhảy đầm. Không có tình ý gì cả. 

Đùng một cái cô ta tuyên bố lấy chồng. mình và tên Bồ cũ có đi dự. Cô này giỏi, lấy chồng ít học hơn. Ông chồng không học xong đại học nhưng nhờ có thời gian bố mẹ làm việc ở phi châu như gia đình cô ta nên muốn đi làm việc tại ngoại quốc. 

Cô ta kể chồng đi làm ở Oman, cô ta thì không được đi làm, ở nhà chăm sóc con đến khi 1991 Sadam Husain đánh Kuwait nên chạy về pháp. Chồng thất nghiệp vì không bằng cấp nên cô ta xin đi làm lại và cuộc đời sự nghiệp thăng tiến được bổ đi làm tại New York và San Diego. Nay có hai con làm bác sĩ tâm lý và luật sư. 3 cháu ngoại và nội. Có 3 căn hộ. Đang tính bán để khỏi lo giấy tờ và đi giang hồ với ông Bồ gốc Bồ đào nhà từ 20 năm nay. Ông này ít học, di dân đến pháp làm bartender cho chỗ nhảy đầm mà cô ta thường lui tới. Nay về hưu nên ông ta ở Bồ đào nha và cô ta ở Paris hay nhà ở biển. Hôm qua gặp ông ta vì đang thay tủ nhà bếp. 

Nhìn lại thì mình nghĩ anh bạn học chung lấy cô này giỏi thì có lẻ sẽ giúp anh ta nhiều hơn trong sự nghiệp vì cô ta quen lớn khi làm việc cho công ty danh tiếng pháp cũng như bạn của cô ta như Anne Lenoir. trong khi anh bạn lấy cô kia thì cũng chật vật. May bố mẹ hai bên để lại gia tài nên không phải mướn nhà. Cô này mua nhà với tiền lương của mình rồi khi ly dị thì phải chia với ông chồng cũ. Cô ta còn căm thù chế độ cũ. 

Vui là mấy năm trước cô và ông Bồ đi Việt Nam thì có viết thư cho mình nhưng bị trả lại. Sau tình cờ gặp anh bạn mình nên mới biết mình ở Hoa Kỳ và lấy địa chỉ nên khi đến Cali thì ngụ lại nhà mình. Cô ta kể khi xưa nghe mình nói chuyện tưởng là cõi trên như muốn có nhà cho thuê này nọ. Ai ngờ mấy chục năm sau gặp lại thì thấy mình đã thực hiện được giấc mơ của mình. 

Trong hồi ký cô bạn kể năm 19 tuổi, hè qua đảo corse thăm tên bạn mình. Dạo đó bố mẹ anh ta với đầu óc cổ hủ nên xem thường cô ta nên có lẻ vì vậy mà anh bạn bỏ cô bạn khiến cô ta thất tình đến khi gặp ông chồng. Ông chồng kiếm không ra việc lại thấy vợ mình thăng tiến trong sự nghiệp, tự ái đàn ông nên hay cãi nhau đưa đến ly dị. Còn cô bạn Anne Lenoir thì nay làm giám đốc SNCF còn cô Elizabeth thì không biết tin. Cô ta có kể khi xưa hai cô nàng đi chơi và hẹn gặp mình ở Cordoba mà gặp nhau được dù khi xưa không có điện thoại cầm tay hay Internet. Mình chỉ nhớ đi chơi với hai cô này mấy ngày rồi nghe họ nói nhiều quá nên khi đứng đường quá Giang xe, mình nói họ đi trước vì cả ba khó tìm được xe quá giang rồi mình đi đường khác về Paris nên bị hai cô này chửi đem gái bỏ chợ. Phụ nữ họ nói nhiều mà gặp hai bà này nói không ngưng nên trốn. Nhớ lại thấy cũng nhục. Bỏ gái ngoài đường rồi đi quá Giang xe khác xuôi nam thay về hướng Bắc Đi Paris rồi chạy qua Ma-rốc. 

Bà mẹ nay 93 tuổi vẫn tự nấu ăn đầu óc minh mẫn vẫn nhớ tới mình. Để xem có thể mình ghé thăm bà ấy kể chuyện thời ở Việt Nam. Ông Bồ cũ của bà chết queo rồi. Lần trước về có giới thiệu.

Ngồi nói chuyện xong mình xin phép về, hai anh em đi lang thang qua Beaubourg. Nghe nói họ đóng cửa trung tâm văn hóa Pompidou 6 năm để trùng tu lại. Khu vực này thành phố đi bộ nên đông người và du khách. Bò đến Les Halles cũng được sửa chửa lại. Lấy xe về nhà ăn choucroute do cô em nấu. Moutarde Tây ngon hơn mù tạt của Mỹ. 

Mấy điểm nhấn về kiên trúc hiện đại của Paris đều do kiến trúc sư ngoại quốc thiết kế như trung tâm văn hóa Pompidou, kim tự tháp của viện Louvre, và mới nhất là foundation Louis Vuitton.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Ăn trưa tại Train Bleu



 Hôm qua đi xe đò nên không ăn uống gì cả ngoại trừ chị bạn làm cho cái panino độn prosciutto và bình nước leo núi. Về nhà cô em hỏi ăn Không nhưng để bụng cho ngày mai. Mình dặn cô em giữ chỗ cho 3 mẹ con và mình đi ăn ở tiệm Train Bleu ở ngay gare de Lyon. Đi vào nhà ga phía cái tháp chuông sẽ thấy mấy cái arch cửa sổ trên lầu 1 đề Train Bleu. 

Từ métro vào nhà ga thì bên tay phải thấy cầu thang. nhà ga Lyon này được trùng tu nên trông sạch sẽ sáng hơn thời mình sinh viên. kiến trúc sư Marius Tudoire thiết kế. Ông thần chuyên vẽ nhà ga tại pháp và vài nơi như Algérie. Ông ta là người thiết kế nhà ga Lyon đèn màu của ông Cung Trầm Tưởng. Thiên hạ đến Paris cứ thắc mắc về cái tên. Thật ra là khi công ty hỏa xa mướn ông kiến trúc sư vẽ thì nhà ga này được gọi Compagnie des chemins de fer de Paris à Lyon, à la Méditerranée (PLM). Sau này được gọi cho gọn gare de Lyon. Nay họ dùng LED bóng đèn nên chả còn vàng gì cả. Ông Cũng Trầm Tưởng đến đây ngày nay thì sẽ làm bài bài thơ đen trắng Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen   

Hôm trước đi xe lửa ở gare saint lazare thì thấy nơi họ thường gọi là Salle des Pas Perdus mất tiêu. Họ thay vào đó một tầng mezzanine. Cho thấy Paris đang thay đổi nhưng theo chiều hướng tích cực.

Khi còn sinh viên mình có nghe nói đến tiệm này khi học về các tòa nhà được xây cho hội chợ xảo năm 1900 tại Paris. Kiến trúc bên trong được xem là trường phái baroque và belle epoque nhưng chưa bao giờ dám vô. Có lẻ phim của ông Đậu (mr. bean) có chiếu cảnh ông ta vào tiệm ăn này khá vui cũng như phim Nikita của Luc Besson có quay cảnh ở đây. 

Đúng giờ cả 4 bò lên cầu thang trong nhà ga thì thấy có hai nhóm người đứng đợi. Bên phải là những người đã dành chỗ còn bên trái thì không. Bên trái thì họ cho vào ngồi bar uống rượu hay ăn lặt vặt đợi có chỗ bên phòng lớn hay phòng nhỏ. Nghe nói có thể chứa đến 250 thực khách. Họ mở cửa lúc 11:15 nên khi vào còn vắng thực khách nhưng các phục vụ viên đều như chạy. Họ mở cửa từ 7:30 sáng cho điểm tâm nên ai đến Paris không muốn ăn trưa hay tối thì ghé vào đây ăn sáng để ngắm trang trí. Họ mở trưa từ 11:15 đến 2:30 chiều cho bữa trưa rồi mở lại vào 7:00 chiều. Thấy hành khách kéo Vali vào tiệm có chỗ để trong khi dùng cơm.

Sau khi đợi chờ thủ tục thì được đưa về chỗ ngồi. Nhìn lên Trần nhà thấy họ trang trí và vẽ frescoes khá đẹp. Có nhiều họa sĩ tham gia. May là năm 1966, ông Andre Malraux, cựu bộ trưởng văn hóa của Pháp quốc thời đó can thiệp nếu không thì đã bị dẹp rồi. Nay được xem là di tích lịch sử quốc gia.

Đứng đợi thì mình chụp vài tấm kỷ niệm

Chỗ tụi này ngồi nhìn xung quanh

Họ đem ra thực đơn xong hỏi có uống aperitif không thì cả đám kêu không nhưng cô em và hai đứa cháu kêu rượu. Tại đây được xem món đặc biệt là steak tartare, thịt bò bằm sống trộn với trứng sống và hành dầu olive. Mình đề nghị là kêu thực đơn 7 món để nếm các loại thức ăn. Theo các nhà phê bình ăn uống của pháp thì tiệm này ăn chán lắm nhưng có lẻ vì địa điểm lịch sử của pháp nên du khách và người Mỹ đến đông. Mình thấy người Tàu cũng nhiều. Muốn ăn ngon thì đừng đến tiệm này nhưng để xem không gian trang trí thì nên. Nông dân như mình thì đã thấy ngon còn Tây đầm thì chê kệ họ.

7 món đỡ hơn 14 món mà mình có dịp ăn ở Barcelona với đồng chí gái. Nhớ đời vì buồn ngủ, người Tây Ban Nha ăn trễ nên 9:30 tối mới mở cửa. mình phải đặt trước bàn cả hai tháng và $50/ người để nếu không đến là mất tiền đặt cọc. Tới món thứ 5 là mình vật lên vật xuống. Họ hỏi có muốn uống rượu khác nhau khi đổi món thì mấy đứa cháu kêu không cần.

Phục vụ viên đem rượu trắng đến thì cô em và cháu gái nếm thử kêu được còn thằng cháu cắt cớ kêu không thích nên nó đòi chai khác khiến họ phải khui chai khác. Chán Mớ Đời mình thì kêu không uống rượu. cô cháu hỏi lý do, kêu cậu đã quy y. Thằng cháu có tính di truyền của gia đình nên hơi khác thiên hạ. 

Thực đơn dài thòn lòn 
Vấn đề ăn cơm Tây là mệt vì có nhiều dao đĩa  đây là đĩa để làm kiểu vì trước khi ăn họ cất đi để đem các đĩa được trưng bày từ  có 3 cái nữa bên trái và 3 con dao bên phải.

Bánh mì trấu (pain integral) bên Mỹ gọi là whole-wheat nhưng ở đây phải công nhận họ làm ngon, cứng ít ruột không như ở Hoa Kỳ  bên Ý Đại Lợi anh bạn có làm cho ăn ngon cực.

Món đầu tiên có foie gras của vịt và Bồ câu. Bé tí ti được gọi là Mousse de pigeon au foie gras de canard, figues et raisins, brioche feuilletée aux épices. Ăn với 1/4 brioche nhỏ tí tị. Ăn như Tây khác với người Mỹ ăn nhiều.

Món tiếp theo là Saint-Jacques et daurade en émincé,

caviar Osciètre d’Aquitaine de la maison Prunier,

jaune d’œuf confit et condiment ravigote cũng tí ti nhưng mùi vị cực ngon 

Món này có chút bí đỏ trộn đủ thứ ăn ngon bé tí ti

Món này họ cho ăn giữa chừng như để thay đổi khẩu vị vì có đường trước khi ăn món thịt hai lát nhỏ

Sau thì một đĩa fromage khá lạ. Lâu lắm mới ăn lại chèvre. Cháu mình ăn không hết nên mình chơi luôn đĩa của nó
Họ thay dao để cắt thịt bò. Cho hai lát nhỏ bé
Kem ăn tráng miệng có đổ chút Grand Marnier
Cái đĩa to đùng có chút cá 
Món Hải sản có caviar trứng cá 
Còn món này nổi tiếng ở đây crêpe flambée với rượu marnier

Hai anh em với hai đứa cháu có bữa ăn ngon gặp lại nhau từ  sau chuyến đi Dubai. Hai đứa cháu có hẹn nên đi trước còn hai anh em lang thang từ gare de Lyon xuống bờ sông Seine rồi đi qua đường Rivoli, đến Louvre, băng qua vườn Tuileries công trường Concorde rồi đại lộ Champs Elysees tới Khải hoàn môn mới lấy xe về nhà. 
Dọc sông seine có những quán bán sách cũ 
Dọc bờ sông này họ dành cho người đI bộ và xe đạp khá dễ thương 
Gare de Lyon và nhà hàng ở tầng 1
Một buổi chiều chủ Nhật Paris rất ấm áp. Nay họ làm lại phố đi bộ khá dễ thương. Thiên hạ chạy xe đạp đi bộ khá vui. Hôm nay có hẹn với một cô hàng xóm ở Đà Lạt nhưng mình không nhớ vì khi xưa còn bé và một anh cựu sinh viên chính trị kinh doanh Đà Lạt xưa. Chị ta về Đà Lạt gặp bà cụ mình chụp hình. Còn ông thần thụ nhân thì khi không gọi điện thoại cho mình từ Paris nói chuyện nên có dịp ghé Paris hẹn uống cà phê. 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn 


Đi xe buýt xuyên Âu châu

  Kỳ này sang Âu châu khám phá ra họ có hệ thống xe buýt chạy khắp Âu châu với giá rẻ. thật sự đi máy bay cũng khá rẻ vì từ Paris đến Venice chỉ có $49 nhưng nếu thêm Vali bí xưa la mua thì tốn thêm. Phiền nhất là ra phi trường phải qua an ninh nên mất thì giờ thêm phải đến sớm còn xe lửa thì tiện hơn nhưng có lẻ đắt hơn cả máy bay. Được cái là có thể xem phong cảnh, tương tự xe buýt.


Phong cảnh mùa thu
Geneva nơi mình có đi làm mấy tháng 


Bà người ả rập này xuống trạm ở Geneva sau đó có hai ông đen to lên uống CoCa cola 

Kỳ này để trải nghiệm mình mua vé xe buýt, thường người ta mua vé đi ban đêm để sáng đến Paris vì chuyến đi mất độ 11 tiếng có điểm dừng để lấy thêm khách và cho đi tiểu hay uống cà phê còn trong xe có cầu tiêu. Ngoài ra có WiFi miễn phí cho mọi người sử dụng. Mình muốn xem cảnh nên đi chuyến ban ngày, khởi hành từ Torino lúc 9:45 đến Paris độ 9:00 tối. Dừng lại cho hành khách hút thuốc 3 lần 15 phút. Ở Hoa Kỳ quen về đây thấy Tây đầm hút thuốc mệt nghỉ. May là họ cấm hút thuốc trong xe chớ ngày xưa cho hút mệt thở. Đi quen thì tải ứng dụng còn mình đi có một lần nên mua qua trang nhà của công ty. 

Tới sớm hơn một chút cho chắc ăn thì khi xe buýt đậu lại thì mấy tên cảnh sát chìm đâu nhảy ra leo lên xe với con chó Berger  kinh. sau đó họ mời hai tên và một cô xuống xe đưa sổ thông hành này nọ. Cuối cùng cho đi vì không tìm ra gì cả. Mình lên xe cũng bị hỏi sổ thông hành, cô soát vé thấy sổ Hoa Kỳ thì kêu lên ô America. Có lẻ vì vậy mà sau này có nhiều người kêu thanh you khi họ không nhường mình đi dù ngồi băng trước. Ở Mỹ thường họ để người ngồi băng trước đứng lên ra khỏi xe trước, đây là cứ dành nhau chạy xuống xe để hút thuốc.

Mình để ý hành khách đã số là da trắng trẻ hay người da đen, ả rập. Khởi hành từ Torino chỉ có  23 người nhưng đến Geneva thì họ vớt thêm đâu 12 người nữa. Trong xe có cầu tiêu nhưng khi mình đi thì tối OK chả biết đèn đuốc ra sao thấy bóng đèn bị ai đập bể.  Mình để ý hành khách đã số là da trắng trẻ hay người da đen, ả rập.  

Đi chuyến này nhớ năm tốt nghiệp có đi xe buýt xuyên Âu châu từ Paris sang Hy Lạp . Xe phải chạy qua xứ Nam Tư cộng Sản vì vậy mình muốn đi lại trieste để tìm lại cảm giác sợ khi qua biên  giới Nam tư. Xe chạy đâu đến 8:00 tối thì họ cho xếp ghế thành giường nằm rồi sáng hôm sau độ 8:00 giờ sáng lại xếp ghế lên ngồi. Một kỷ niệm đáng nhớ.

Xe chạy vòng vòng đến khi gần tới Paris thì chạy như rùa bò đến Bercy. Trời mưa thấy cinematheque được dời về đây. Khi xưa hay đi xem phim cũ ở Trocadero. Lấy métro rồi đổi RER về nhà cô em. Cứ đến Paris là mưa. Được cái thay vì mua vé ở máy mình đợi lại phòng vé mua. Ông Tây dễ thương đánh địa chỉ nhà cô em rồi bán vé, in ra cách đi, lấy xe nào rồi xe buýt này nọ. Cho thấy Tây bây giờ khá hơn xưa. Có lẻ nhờ thế vận hội Paris vừa qua. Nghe nói vé métro lên gấp đôi khi có thế vận hội cũng tránh dân Tây di chuyển nhiều. Hồi chiều đi ăn về có cặp vợ chồng du khách hỏi đường đến phi trường  Beauvais khiến mình thất kinh vì chưa bao giờ đến cả. May cô em kêu đi đến nhà ga Saint Lazare nơi mình đi Mantes La Jolie. Hai anh em lội bộ từ ga Lyon đến Khải hoàn môn rồi cô em rên mỏi chân quá nên lấy xe điện về. Mẹ mình đi với mình cũng lết bộ 9, 11 cây số mỗi ngày


Kỳ này về nhận thấy dân gốc nước ngoài nhiều hơn xưa. Nhất là ở Ý Đại Lợi, khi xưa ra không thấy ông đen bà bóng nào cả nay cũng có nhiều thêm da vàng cũng nhiều. Chợ và tiệm ăn tàu mọc khắp nơi. Nhớ khi xưa mình đến những làng tỉnh mà người ý chưa bao giờ thấy một tên da vàng nay thì họ quen rồi. 

Khi xưa, các đế quốc đều có nô lệ từ các xứ khác đến như ngày nay người ngoại quốc nghèo đến lập nghiệp mong xóa đói giảm nghèo. Từ từ Âu châu sẽ trở thành hợp chủng quốc nhất là giới trẻ ngày nay lấy nhau trong liên hiệp Âu châu rất nhiều. Xong om 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Âu châu hướng về cuộc bầu cử Hoa Kỳ

 

Có điều mình ngạc nhiên là cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm nay khiến người dân tại Âu châu rất quan tâm. Hôm qua xem trên mạng, một cuộc biểu tình tại Anh quốc, thiên hạ cầu mong thượng đế cho ông Trump đắc cử. Đi đâu cũng bị hỏi bầu cho ai. Mình chỉ biết dùng câu trả lời của ông Bill Clinton khi ra ứng cử là “economic stupid!” Truyền thông kêu gọi chửi bới nhau nhưng khi bầu ai cũng bầu cho cái bụng của mình. Thật sự liên hiệp Âu châu bị dính cứng với NATO chớ không họ cũng tìm cách chạy theo BRICS.

Nếu cảm thấy là 4 năm qua đời sống họ tăng trưởng, sung túc hơn thì bầu cho Đảng dân chủ còn nghĩ là tệ hơn bốn năm trước thì bầu cho cộng hòa để xem có đổi đời hay không. Thể chế nào thì người dân cũng phải bỏ lưng đi làm rồi đóng thuế còn đám giàu bạc tỷ thì không. Tiền lời mượn ngân hàng năm 2020 là 2.75% mà nay là 7, 8 %.

Âu châu lo sợ nếu ông Trump đắc cử thì khổ cho họ, vì ông ta đã tuyên bố, họ phải đóng tiền thêm. Người Mỹ trả tiền đem quân trú đóng để cho họ an thân, trong khi đó họ lại đi mua nhiên liệu của Putin. Biden cho phá hoại đường ống dẫn ga của Nga cho Âu châu. Cứ mong tiếp tục với chính quyền của Đảng Dân Chủ vì ông Trump lên là sẽ có thay đổi, bắt Âu châu phải đóng tiền thêm.

Thấy trên mạng đủ loại châm biến . Bác nào có hình tương tự như vậy với ông Trump thì cho em xin, để lên cho vui .

 Buồn đời nhớ là còn 2, 3 tuần nữa là bầu cử. Có thể xem cuộc bầu cử này rất quan trọng so với 4 năm về trước. Kết quả sẽ đem đến sự chống đối của hai bên kỳ này vì ai cũng nghĩ có sự gian lận khi đếm phiếu. Nếu dùng máy điện toán thì dễ bị hacker. Có lẻ sẽ có biến loạn sau bầu cử vì bên thua sẽ tố cáo là bên thắng cuộc gian lận. Ngay bây giờ đã có người kêu đi bầu ra sao đó là khi bỏ phiếu thì in tờ giấy ra khác với những gì họ chọn lựa. Mình đoán là tin bựa, cho thấy khá phức tạp. Ông chủ Tesla khơi khơi cho 1 triệu đồng mỗi ngày cho ai ghi tên đi bầu hay chi đó. Bị báo Spiegel kêu là Hitler. Ngày nay chúng ta lạm dụng từ ngữ vô tội vạ. Nếu nói sự thật hay nhưng gì mình nghĩ thì bị ghép các từ ngữ như kỳ thị chủng tộc, misogynistic đủ trò. Một cách bắt nạt khủng bố tinh thần, có thể mất việc hay bị trù dập. Cách tốt nhất là học cách ông Minh Tuệ, ai chửi mình thì chúc phúc cho họ. xong om 

Nợ Hoa Kỳ chồng chất và người Mỹ tự hỏi tiền mua súng đạn cho Ukraine và Do Thái có chính đáng không. Xem như mỗi người Mỹ nợ trung bình $103,700 Trong khi khối BRiCS càng ngày càng nhiều nước tham gia. Tình hình ở trung đông như Việt Nam 60 năm về trước, các hình ảnh bỏ bom giết dân vô tội vì Việt Cộng nằm vùng lẫn trốn trong dân chúng nên bị dính bom hay sát hại như vụ Mỹ LAi. Các hình ảnh người dân thường, trẻ me bị giết hay bị thương khiến cộng đồng lên tiếng chống đối dù không biết rõ vấn đề. Các tổ chức đấu tranh vũ khí của Palestine sẽ bị tiêu diệt nếu không núp trong dân, sau phụ nữ này nọ.

Kỳ viếng thăm Torino này thì cảm nhận một điều là các hàng quán khi xưa nhỏ như tiệm bánh mì này nọ, tạp hóa đều đóng cửa bù lại các siêu thị lớn được mở khắp nơi. Xem như một kỷ nguyên mới về mua bán đã thay đổi. Người ta mua qua mạng hay siêu thị. Các cửa tiệm đóng gần như hết, ngoại trừ trung tâm thành phố có tiệm ăn. Tiệm bán hàng xịn mà dân giả không vào. Các tiệm khi xưa mình hay mua bánh mì mỗi sáng khi đi làm đều đóng cửa. Văn hóa địa phương đang được thay đổi theo chiều hướng như tại Hoa Kỳ. Ăn uống đồ công nghệ biến chế. Uống CoCa cola mua ở siêu thị cho rẻ hơn. Mình chưa thấy Walmart nhưng Carrefour hay của Pepsi cola nhiều. Về pháp thì tiếng anh đầy nơi khiến ông Jacques Lang chắc lộn ruột ở dưới đáy mồ vì người Pháp nghe nhạc Mỹ múa may ngay khu Beaubourg .

Thấy tiệm ăn MacDonald ở Ý Đại Lợi nhiều. Khi xưa không thấy mà này rất sáng số với tiệm bên Hoa Kỳ 

Đi Âu châu gặp lại bạn bè thì cảm nhận họ chú ý nhiều đến cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ. Có lẻ không sinh sống tại Hoa Kỳ nên đa số có cái nhìn sai lệt về cuộc bầu cử. Có thể vì họ tin những gì các mạng xã hội hay truyền thông rao giảng. Thậm chí người Mỹ cũng bị mạng xã hội tuyên truyền với tin tức giật gân chưa được kiểm chứng. Ai cũng bầu cho quyền lợi của mình cả. Hàng ngày mình đọc tin tức của hai phe thì bên nào cũng chửi bên kia, các cuộc thăm dò đưa ra những giết quả bựa để các công ty thăm dò kiếm tiền.


Điển hình mình đọc đâu đó, họ cho biết mossad quay phim các đại biểu quốc hội đang ngủ với con nít ấu dâm để làm chantage để bầu viện trợ cho do thái hay cha ghẻ của Obama là một trong những người giàu có nhất Hoa Kỳ và làm cho CIA….. cho thấy tin tức hổn độn khiến cử tri càng ngày càng chới với không biết đâu là sự thật. Cử tri bị guồng máy khổng lồ tuyên truyền nuốt trững hay bị điều kiện hóa. Rất khó để có một nhận định riêng vì sợ bị chửi nên cứ theo đám đông. 

Các dân cư mạng cứ thổi phồng các tin tức hay hình ảnh để được nhiều người nhấn like để kiếm tiền từ các mạng xã hội, từ đó đưa đến sự thật được bựa theo phiên bảng của mỗi bên. 

Con chiên đi lễ nhà thờ, nghe ông cha giảng lời chúa thì sẽ tin và nói như vậy. Ngày nay các ông cố đạo là những nhà báo trên đài truyền hình nên ai xem đều lập lại như một con chiên truyền thông trung thành. Dù đài Fox hay CNN, MSNBC,… họ muốn có nhiều khán giả, độc giả để quảng cáo.

Từ ngày Trung Cộng không nhận rác của Hoa Kỳ nữa chúng ta nghe nói đến global warming này nọ nhưng ít ai để ý đến thực tại. Các khoa học gia ở Nam Cực cho rằng cách đây mấy trăm năm khí hậu địa cầu nóng hơn ngày nay đô 2 độ C. Chú kỳ mấy ngàn năm lập lại.

Cuộc bầu cử năm 2024 sẽ là một trong những cuộc bầu cử có hậu quả lớn nhất cho tương lai ở Mỹ. Các ứng cử viên tổng thống đang đưa ra những con đường khác nhau cho đất nước này. Mình nghĩ ít ai lên trang web của họ để đọc. Nhưng ông Donald Trump và bà Kamala Harris đều không nói nhiều về một số thách thức lớn nhất của quốc gia hiện nay cũng như tương lai. Chỉ loay hoay đuổi người di dân bất hợp pháp hay đối thủ chính trị ăn gian nói dối. Hay chụp hình làm cảnh đứng bán hamburger hay tuyên bố cho các nạn nhân thiên tai $750 trong nhà cửa bay hết tiêu tùng mấy 100 ngàn.


Mình là nông dân nên chỉ nghĩ đến nợ nần. Hết nợ là vui, có thể ngủ đêm ngủ ngày còn nợ là phải lo Âu, Mong sao kiếm tiền trả nợ nên chỉ nghĩ về hiện trạng kinh tế Hoa Kỳ và nợ khủng của quốc gia.

Đầu tiên là nợ quốc gia của Mỹ, hiện là 35,7 nghìn tỷ USD. Con số này lớn hơn toàn bộ sản lượng kinh tế của Hoa Kỳ trong một năm. Xem như trung bình, mỗi người Mỹ nợ độ $103,700.00. Hồi mình mới sang Hoa Kỳ, tính đầu người thì người Mỹ nợ đâu $13,000. Lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ đang chi nhiều hơn cho việc trả lãi nợ hơn là cho quốc phòng. Cứ nhìn cá nhân là người Mỹ nợ như chúa chổm đa số không có quỹ tiết kiệm cho ngày mai lỡ có chuyện. Nên họ bị chính trị gia thuyết phục mấy chương trình vớ vẩn để hốt phiếu. Sau đó kệ xác chúng bây. Điển hình là chính quyền Biden hứa sẽ cho sinh viên xù nợ mượn học đại học nhưng tối cao pháp viện phủ quyết cho là vi hiến. Họ biết trước nhưng hứa để rồi đổ lỗi tại ngành tư pháp. 

Các đại học lừa giới trẻ, học trường của chúng tôi, sẽ thành công lớn sau này khiến bố mẹ nở mũi nở đít, mượn nợ và bắt con mượn nợ, ký giấy để rồi khi ra trường không kiếm được việc làm, hay tạm tạm, không đủ sống, với một số nợ ngập đầy đầu. Đâu phải ai cũng là thông minh xuất chúng, học đại học ra là có việc ngon.

Ủy ban Ngân sách Liên bang có trách nhiệm cho biết ông Trump đã bổ sung thêm 8,8 nghìn tỷ USD vào khoản nợ trong nhiệm kỳ của mình, bù đắp bằng 443 tỷ USD giảm thâm hụt. Ông ta giảm thuế cho người giàu và công ty nên thâm hụt. Tính đến tháng 6, chính quyền Biden-Harris đã bổ sung thêm 6,2 nghìn tỷ USD vào khoản nợ, bù đắp bằng 1,9 nghìn tỷ USD giảm thâm hụt. Khoản nợ sẽ tăng lên khi ông Biden ký ngân sách tài khóa 2025. Văn phòng Ngân sách Quốc hội dự đoán nếu không có bất kỳ thay đổi đáng kể nào, khoản nợ sẽ đạt gần 50,7 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2034. Nếu không có sự lãnh đạo thông minh của chính phủ do tổng thống tài ba nào, không mị dân. Nói lên sự thật để người Mỹ phải thắt lưng buộc bụng để trả nợ thì chúng ta sẽ đi trên con đường kết thúc với thế hệ con cháu chúng ta kém thịnh vượng hơn nhiều so với thế hệ baby boom ngày nay. Thật ra, chương trình ông Trump đang ngon lành, các công ty đem tiền về Hoa Kỳ nhưng rồi Covid xẩy ra nên phải chi tiền để cứu người Mỹ.

Mình nhớ 32 năm về trước hai vợ chồng mua được căn nhà giá 3 lần lương hàng năm của hai vợ chồng, nay con mình mà muốn mua nhà giá gấp 6,7 thậm chí 10 lần lương của chúng nó. Nếu giá nhà không sụp thì con mình sẽ không bao giờ mua nhà để tạo dựng tài sản cho mai sau khi về hưu. Mua nhà là cách chống lạm phát tại Hoa Kỳ. Nguy hiểm nhất là tại Âu châu, giá nhà càng ngày càng xuống. Mình có anh bạn kể mua một căn hộ năm 1997 giá $105,000 mà nay chỉ lên độ $160,000. Thị trường của Âu châu đang tiếp nối thị trường Nhật Bản 30 năm qua. Nghĩa là nhà cửa không lên nhưng lại xuống trong khi lạm phát lại lên. Nghe kể ở pháp nếu bị bệnh tiểu đường thì ngân hàng không cho mượn tiền vì biết chết sớm hay tốn tiền mua thuốc này nọ. 

Có đi ra khỏi Hoa Kỳ thì mới biết Hoa Kỳ là thiên đường cho những ai chịu khó còn cứ ngồi đó mà than trách bị đám chính trị gia mị dân lôi kéo. Có người kể là sau COVID người bạn đời chống đối chính phủ, cứ thứ 7 là đi biểu tình chống chính phủ Macron. Có thể về già họ nhận ra sự giả dối của chính trị nên chống lại, lại rơi vào đám mị dân. Trở thành quá khích.


Tuy nhiên, dường như không có ứng cử viên nào đủ quan tâm hay thật tình để đưa ra cho cử tri một kế hoạch để giải quyết vấn nạn của Hoa Kỳ ngày nay. Vì sẽ không có ai bầu cho. Truyền thông hay trên mạng cứ chửi nhau phe ta hay, phe ta giỏi. Thay vào đó, cả hai đều cung cấp một số lợi ích tài chính cho cử tri. Bà Harris sẽ cấp cho những người lần đầu mua nhà 25.000 USD để trả trước và các công ty khởi nghiệp kinh doanh nhỏ sẽ được khấu trừ 50.000 USD. Thật ra đã có những chương trình dành cho người mua nhà đầu tiên với 3.5% tiền đóng góp và chính phủ cho mượn từ mấy chục năm nay. Ở Cali giá nhà trung bình là $1 triệu đô la cho mỗi căn nhà, vậy cho trừ $25,000 trong khi đó phải có tối thiểu $200,000 mới được ngân hàng cho vay. 1.25% thì làm gì mà mua được căn nhà nhất là trung bình người Mỹ để dành độ $5,000 thì giấc mơ thực hiện Hoa Kỳ sẽ không bao giờ thành tựu.

Tiền cúng vào cho ứng cử viên Dân Chủ Kamala rất nhiều. Nếu bà ta không thắng thì phải công nhận bà ta dỡ.

Cả hai ứng cử viên đều muốn thu nhập từ tiền boa được miễn thuế. Nay trong tiệm ăn họ đã sử dụng robot để đem thức ăn cho thực khách khiến thất nghiệp mệt thở. Từ ngày họ ra lệnh lương tối thiểu là $25/ giờ trong các tiệm ăn thì các chuỗi nhà hàng ăn nhanh bị phá sản như Pizza Hut, Five Guys đóng cửa. Các tiệm ăn như MacDonalds đều có ứng dụng mua trên điện thoại hay vào tiệm có máy để đặt mua thức ăn, các nhân viên trẻ khi xưa đều bị thay thế bởi máy móc. Ông Trump sẽ nâng mức trần khấu trừ thuế của tiểu bang và địa phương. Những đề xuất này sẽ không làm tăng trưởng kinh tế. Họ sẽ thêm vào khoản nợ trong khi làm sai lệch mã số thuế. Nên nhớ các xứ khác muốn nhập cảng xe hơi, người dân phải đóng thuế độ 200% nên các công ty phải qua xứ họ để xây xưởng chế tạo xe hơi, tạo công ăn việc làm cho người địa phương. Từ khi nào tiền boa trở thành nguồn thu nhập xứng đáng hơn lương giờ, lương tháng? Tại sao lại ưu đãi thuế cho những chủ nhà giàu có ở tiểu bang xanh? Các công ty dọn từ Cali đi về các tiểu bang ít thuế. Economic stupid! Đó là châm ngôn tranh cử của ông Bill Clinton đã đánh bại ông Bush cha, người vừa ca khúc Khải hoàn đánh bại Sadam Hussein ra khỏi Kuwait. 

Vấn đề quan trọng thứ hai mà các ứng cử viên đang bỏ qua là sự phá sản sắp tới của Hoa Kỳ, mạng lưới an sinh xã hội. Mình về hưu nên quan tâm đến vụ này, phải đọc tài liệu họ dự kiến sang năm bỏ nhiều dịch vụ trong Medicare advantage. Đi chơi mình đọc các tài liệu mà cương trình này sắp bỏ bắt đầu năm tới và mỗi năm cứ dẹp một ít thì khi về già không tiền để mua thêm bảo hiểm là ngọng, chết sớm cho rãnh việc nhà nước. Hôm nào buồn đời mình sẽ bình dân học vụ lại vụ này. Đa số người Mỹ cứ bị kích động chửi bới nhau về vụ bầu cử nên họ âm thầm thả nhẹ vụ bỏ bớt mấy chương trình Advantage + cho người già về hưu nên chả có thằng Tây con đầm nào lên tiếng chỉ trích, ngoan ngoãn đi bầu cho phe ta. Phe ta hay phe họ đều là tay sai cho những công ty bảo hiểm, được các công ty này bảo kê, cho tiền để tranh cử.

Theo các chuyên gia tính toán của họ, quỹ ủy thác của An sinh xã hội sẽ cạn kiệt vào năm 2035 hay trong vòng 10 năm tới trong khi quỹ ủy thác bệnh viện của Medicare sẽ phá sản vào năm 2036. Các nghiên cứu cho thấy khoảng một nửa số người Mỹ từ 65 tuổi trở lên sống trong các hộ gia đình nhận được ít nhất 50% thu nhập từ An sinh xã hội. Khoảng 25% dựa vào chương trình để kiếm ít nhất 90% thu nhập của họ. Xã hội Hoa Kỳ khuyến khích tiêu thụ nên ít ai để dành tiền trong khi ở Âu châu người dân đã trả hết nợ mua nhà nên khi về hưu họ không bị dính đến khoản tiền nhà phải trả cho ngân hàng. Mấy người bạn mình ở Ý Đại Lợi đều trả hết tiền nhà nợ ngân hàng từ lâu. Nay về hưu thông thả không lo. Vấn đề là Âu châu đang theo chủ kỳ mà Nhật Bản đã trải 30 năm qua.

Các thành phố như Barcelona, Venezia chống du khách vì họ không có nhà để ở vì quá cao nhất là khi về già với tiền hưu cố định.

Cả hai ứng cử viên đều im lặng về những vụ phá sản sắp tới này. Có lẽ đó là điều khôn ngoan về mặt chính trị, nhưng nhiều người Mỹ phụ thuộc vào các chương trình đó vẫn phải tính toán. Giải quyết nó bây giờ là điều có trách nhiệm phải làm. Mình thấy mấy người quen lên mạng chửi tá lả trong khi họ nói với mình là không thấy an tâm khi hưu trí. Thì nên bẨu cho các đại biểu quốc hội nói về các đề tài này thay vì chửi nhau chả có ích gì. 

Chúng ta phải hiểu là các công ăn việc làm đã rời khỏi Hoa Kỳ thì sẽ không bao giờ trở lại. Công ty sẽ người máy hóa, tự động sản xuất sẽ có những công việc khác nhưng cần có kiến thức rất cao. Một người làm ở siêu thị bị máy tính tiền tự động thay thế, làm sao có thể đi học thành kỹ sư công nghệ. Để tránh giai cấp này nổi loạn chính phủ phải kiểm soát tất cả nên sẽ không còn tự do phát biểu ngôn luận nữa.

Những gì các ứng cử viên đã nói về mạng lưới an toàn sẽ khiến nó gặp nguy hiểm lớn hơn. Ông Trump sẽ chấm dứt thuế đối với những người nhận An sinh xã hội giàu có hơn, khiến chương trình này sẽ bị phá sản hai năm sớm hơn dự kiến. Bà Harris muốn bổ sung một phúc lợi chăm sóc sức khỏe tại nhà đắt tiền cho Medicare nhưng không cho biết chi phí của nó là bao nhiêu hoặc bà sẽ thanh toán như thế nào. Bà ấy dường như nghĩ rằng các công ty dược phẩm sẽ ho ra tiền. Mình mua cổ phiếu của công ty chế thuốc Ozempic. Nếu được fda chấp thuận cho Medicare trả thì công ty này sẽ giàu lên trong khi xứ Đan mạch không chấp thuận dù công ty này thuộc xứ họ, vì quá đắt.


Sau đó là vấn đề nghiêm trọng thứ ba: an ninh đang suy yếu của đất nước. Báo cáo tháng 7 của Ủy ban Chiến lược Quốc phòng kết luận rằng “những mối đe dọa mà Hoa Kỳ phải đối mặt là nghiêm trọng và thách thức nhất” kể từ Thế chiến II và có thể dẫn đến một “cuộc chiến tranh lớn trong thời gian ngắn”. Nhưng Hoa Kỳ “không được chuẩn bị” cho một cuộc xung đột toàn cầu nếu nó nổ ra. Mỹ “thiếu cả khả năng và năng lực” để quân đội “có thể tự tin rằng họ có thể quyết định và chiếm ưu thế trong chiến đấu”. Hiện tại quân đội Mỹ có đến trên 770 căn cứ quân sự trên thế giới. Tiền chi cho quốc phòng rồi gửi súng ống cho các quân đội như Ukraine, Do thái này nọ. Dạo này tin chiến sự khắp nơi khiến mình hơi lo. Không biết ra sao. Họ mở cửa biên giới khiến quân khủng bố có thể vào Hoa Kỳ rồi đặt bom. 

Cứ thấy triều tiên gửi quân sang tham chiến tại Ukraina, có xứ nào phái Mỹ và NATO gửi quân đi đánh phụ Ukraina. Âu châu có vấn đề kinh tế xã hội của họ thì khó mà tham chiến nên sớm muộn gì Ukraine cũng phải ký hoà ước. Nghe đâu Monsanto đã mua rất nhiều đất đai phì nhiêu của Ukraina. Sau này, hoà bình xong thì người Ukraina sẽ phải trả nợ cho tiền mua vũ khí của NATO. Xem như làm nô lệ cho họ đến muôn đời sau.

Xe buýt chạy ngang thành phố Geneva nới mình từng làm việc mấy tháng. 

Không ứng cử viên nào có thể bác bỏ lời cảnh báo đáng lo ngại này như một sự xoay chuyển chính trị. Quốc hội đã thành lập ủy ban để giúp phát triển một thỏa thuận lưỡng đảng về những thách thức chiến lược của Mỹ. Được lãnh đạo bởi cựu Hạ nghị sĩ Jane Harman (D., California) và Đại sứ Eric Edelman, người từng phục vụ trong các chính quyền của Đảng Cộng hòa, đó là một hội đồng gồm các nhân vật quốc phòng và chính sách đối ngoại được kính trọng. Hai Đảng cần phải hợp tác để tìm ra phương cách giúp Hoa Kỳ giải quyết những vấn nạn trên thấy vì chia rẽ giai cấp màu da xanh đỏ tím vàng. Hay ông Trump nói sẽ bổ nhiệm ông Elon Musk làm bộ trưởng xét về sự hiệu lực của chính phủ. Sẽ sa thải công chức nhiều.


Mỗi ngày mình tìm cách đọc tin tức khả tín  nhất báo chí ngoại quốc để có thể có thêm hình ảnh rõ ràng hơn về tình hình tại Hoa Kỳ. Không biết sau bầu cử sẽ ra sao khi Hoa Kỳ đối đầu khắp nơi Ukraine, trung đông rồi ông bà tàu đánh chiếm Đài Loan. Nay lính Triều Tiên đã tham trận tại Ukraine nên có thể từ từ cuộc chiến khắp nơi nổi lên. Chán Mớ Đời 

Có ông chủ tịch một công ty tài chính lớn ở WALL Street giải thích sơ sơ chương trình bãi bõ thuế cá nhân như sau:


Now @realDonaldTrump is advocating eliminating the income tax completely and replacing it with tariffs, which was how the federal government was funded prior to 1913. In fact, the 16th Amendment was ratified precisely to replace tariffs on the middle class with income taxes on the rich. However, in 1913, the federal government spent less than 2% of GDP. Today it spends over 24% of GDP. It's impossible to fund the massive federal government we have now with the indirect tax system we had then. If Trump wants to return to the tax system we had prior to 1913, he would need to eliminate all the government programs enacted since then. That would really make America great again.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn