Tâm trí người triệu Phú

 Tâm trí người triệu phú

Hồi nhỏ, mình thấy người lớn trong gia đình cũng như hàng xóm thì ngạc nhiên. Mấy bà hàng xóm, vợ công chức ăn bận sang trọng, son phấn lâu lâu đến nhà mình sau cơm tối, to nhỏ chi với mẹ mình, khen mẹ mình đẹp sang trọng bú xua la mua, rồi mượn tiền. Có người xù nợ rồi dọn về Sàigòn nên mình thắc mắc người giàu có lại quỵt tiền người nghèo nhưng không biết hỏi ai. Lý do là hay bị ăn tát khi hỏi người lớn. Họ kêu mình ngu rồi tát cái bốp. Ngu mới hỏi chớ thông minh thì ai hỏi. Chán Mớ Đời

Người giàu có lấy áo cưới của vợ để chùi xe. Kinh

 Ngược lại, mẹ mình thì ăn bận lêu phêu, tưởng nghèo thì lại cho thiên hạ mượn tiền nên mình lại càng ngulâu dốt bền. Từ bé mình bắt đầu nghi ngờ người lớn. Mệ ngoại ở một thời gian với gia đình mình thì hay la mình về tội như không tắt đèn mỗi khi đi ra khỏi phòng, tốn điện này nọ. Cái buồn cười là sau này có con mình cũng la chúng khi không tắt đèn, mở nước khơi khơi hay tắm lâu này nọ. Trời nóng hay lạnh không vặn sưởi hay máy lạnh khiến con mình rên nhưng chịu, đành bắt chước Trường Vũ hát tôi sinh ra làm con nhà nghèo. Có lẻ mệ ngoại là người có ảnh hưởng rất nhiều cho tâm tính mình. 

Mình có một người bà con trước khi lấy chồng sống sang trọng. Dì phấn son, ăn bận rất cực sang. Sau này lấy chồng, con cái đầy đàn nên túng thiếu, cứ tháng nào cũng chạy qua nhà mình to nhỏ chi với mẹ mình rồi mượn tiền như mấy bà hàng xóm. Hỏi sao mượn tiền mẹ mình thay vì mấy người giàu có, dì nói khỏi mất công trả. Vấn đề là sau này con của dì cũng lâm vào tình trạng như dì, có người con sang nhà mình xỉn rồi la mẹ mình tại sao nhà dì nghèo. Câu hỏi này đi theo mình từ ngày ấy và cố tìm hiểu lý do cha mẹ nghèo khiến con cái cũng nghèo, có cách gì để bức phá ra khỏi vòng kim cô nghèo thay vì hát tôi sinh ra mang kiếp con nhà nghèo.


Trong xóm mình có một bà chồng chết nhưng chuyên cho vay nên con cái học trường Tây trường đầm mệt thở, tuyệt nhiên không bao giờ mình thấy nhà này kêu mấy bà bán hàng rong vào nhà, mua cho con họ ăn như một gia đình hàng xóm khác. Cứ ngày ngày là bà mẹ son phấn như Phùng Há, kêu mấy người bán hàng rong vào nhà ăn trong khi mấy đứa con nít trong xóm như mình đứng nhìn, nuốt nước miếng ừng ực. Sáng thì bún bò, chiều thì chè bú xua la mua. Sau ông chồng bị bắt vì bị tố tham nhũng. Mình thấy họ xây một căn nhà to đùng ở dưới Chi lăng rồi ông chồng bị tù trước 75 về tội ăn hối lộ. Ông ta làm ở phòng Kiều Lộ, cấp giấy phép lưu hành xe. 


Ngày ngày mình thấy bà cho vay xách cái giỏ, bận áo quần lênh bênh lắm, đi qua chợ nhỏ Ở đường Phan Đình PHùng, cạnh tiệm thuốc tây Lâm Viên. Ngày nay vẫn thấy họ họp chợ tại đây. Thấy bà ta đi chợ tưởng mua thức ăn nhưng không. Thấy bà ta ngồi xuống trước mấy bà bán buôn hàng rong, đợi khách thưa một tí to nhỏ chi đó, thấy mấy bà này, móc túi đưa cho bà ta tiền. Bà ta bỏ vào túi rồi lấy kim băng gài lại cho chắc ăn. Lâu lâu mình lại thấy bà ta lang thang ngoài chợ Đà Lạt, cũng ghé thăm mấy bà bán buôn rồi họ đưa tiền, lại lấy kim băng gài lại. Buồn đời, mình hỏi mẹ mình thì được biết bà ta cho vay ăn tiền lời nên cứ đi chợ gặp mấy bà mượn tiền, lấy tiền lời mệt thở. 2 phân, xem như 24%/ năm. Mượn 1,000 đồng, mỗi tháng trả 20 đồng hay 240 đồng một năm, vốn vẫn giữ nguyên. Xem như 4 năm là bà ta lấy vốn lại, ăn cả đời không hết.


 Buồn đời, mình mở một trương mục tiết kiệm ở Đông Phương Ngân Hàng ở cạnh nhà hàng Nam Sơn. Bao nhiêu tiền lì xì hay mẹ mình cho khi đi giao hàng cho khách là mình bỏ vào đây. Đến khi đi tây thì có đến 30,000 đồng, đưa cho bà cụ. Dạo ấy mình là shipper của mẹ mình. Đi học về là chạy ra chợ đi giao  hàng. Mình sinh ra mang kiếp con nhà nghèo, con đông, lại con đầu nên bao nhiêu năm vẫn không giàu.

Đi tây thì mình quên vụ tiền nong. Thời sinh viên chỉ đi làm kiếm tiền để dành, bỏ trương mục tiết kiệm, chớ không tiêu xài gì cả. Sau này sang Thụy Sĩ làm việc, mình thấy anh bạn đồng nghiệp, mỗi tháng trích ra một số tiền lương rồi bỏ vào trương mục đầu tư, mua cổ phiếu trong khi mình thì quen tính bần cố nông nên bỏ tiền vào trương mục tiết kiệm của ngân hàng cho thấy anh bạn quen cách để dành tiền của bố mẹ trong khi mình thì không biết cổ phiếu Mutual funds. Phải chi mình hỏi anh ta về vụ này thì có thể ngày nay giàu.


 Đến khi sang Hoa Kỳ thì vào mấy tiệm sách, thấy toàn là sách luyện tập kỷ năng khắp nơi. Muốn học cái gì cũng có. Nhất là về tài Chánh. Mình bắt đầu mua sách luyện tập kỷ năng để học thay vì sách báo nghệ thuật , lịch sử vớ vẩn như khi ở âu châu. Ở Hoa Kỳ tinh thần của người Mỹ khác với người dân ở Âu châu. Bên Tây tà tà còn bên Mỹ thì thi đua làm giàu, làm ngày chưa đủ tranh thủ làm đêm . Lâu lâu về Âu châu thăm bạn bè, cứ như xem phim quay chậm.


Gần đây, mình đọc một cuốn sách về Tâm Trí người triệu phú (the Millionaire mind) thì thất kinh. Lý do là họ cho biết các triệu phú đều được tiền-lập-trình (pre-programmed) về tiền bạc trong khi các người bình thường cũng được tiền-lập-trình về lợi tức trung bình hay thấp từ gia đình khi còn nhỏ. Dạo này mình trả tiền cho Blinkist mỗi năm nên mỗi ngày đọc trung bình 4 cuốn sách do họ đã tóm tắt để khỏi mất công đọc hết. Sách nào hơi khó đọc thì chịu khó đọc để ghi lại. Mỗi cuốn sách họ tóm tắc cho đọc độ 15-20 phút. Mình thì có cái tật từ lâu, là mỗi ngày phải đọc tối thiểu 1 tiếng đồng hồ. Nên hay bị đồng chí gái chửi, cứ ôm sách hay iPad.

  

Các kinh nghiệm cũng như gương các người lớn thời thơ ấu đã hình thành những suy nghĩ, hành vi của chúng ta khi lớn lên, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi tức, cuộc sống sau này của chúng ta. Xem như chúng ta được dạy cách sử dụng tiền bạc từ bé qua cách tiêu xài của bố mẹ ông bà. Mình thì bị ảnh hưởng của bà cụ và mệ ngoại. Sau này sang Tây thì bị ảnh hưởng ông bà Cayla, chủ nhà cho mướn Phòng ô sin. Đầu tháng, ghé lại đưa tiền phòng thì ông bà mời ở lại ăn cơm. Hai vợ chồng ăn cơm xong thì ngồi đọc báo thấy vì xem truyền hình như đa số người Pháp. Mình chỉ mua máy truyền hình khi lấy vợ hay đúng hơn là khi có con.


Lối suy nghĩ của chúng ta được hình thành bởi những gì cha mẹ, ông bà dạy chúng ta về tiền bạc. Trí óc của chúng ta giống như những chiếc máy tính, nơi những chương trình quan trọng nhất được cài đặt trong thời thơ ấu. Từ từ được cập Nhật hóa theo thời gian. Những điều chúng ta nghe cha mẹ nhắc đi nhắc lại về tiền bạc khi còn nhỏ sẽ vĩnh viễn lưu lại trong tâm trí chúng ta, hình thành nên những ý tưởng sẽ quyết định cách chúng ta suy nghĩ về tiền bạc sau này trong cuộc sống.


Khi xưa, muốn mua cái gì, cần phải để dành tiền trong khi ngày nay, chỉ cần ra mua trả góp. Chưa trả hết nợ đã bỏ mua cái khác. Do đó chúng ta không có quan niệm về tiết kiệm, cái gì quan trọng để mua sắm. Cứ thích là mua, rồi đêm về nhà không thích cứ bỏ đó nhưng vẫn tiếp tục trả tiền mượn nợ. Một trong những lý do mà người Mỹ ly dị nhiều là vì tài Chánh. Người vợ hay người chồng tiêu xài quá, lại không có quan niệm về tài Chánh nên khi nợ ngập đầu là tu theo phái Đổ thừa cho nhau.


Dạo này thằng con vào nghề đi mua nhà cho thuê. Tuần này nó đi họp với một hội đầu tư thì gặp một bà có bằng hành nghề mua bán địa ốc. Bà ta kêu có căn nhà ở khu sang bán, và chủ cho vay lại. Họ mua cách đây 20 năm, giá đâu trên 300k, cho thuê nay về già bán giá 1.375 triệu, xem như lời 1 triệu đô, đóng thuế độ 500k nên rao bán và cho vay lại. Mình không hiểu sao hơn 6 tháng bán được. Nhà Sơn phết lại hết chỉ cần dọn vô ở. Mình nói nó làm offer, lúc đó nó mới thấy bố nó là thiên thần. Bà có bằng địa ốc, gửi sang cho nó giấy tờ để điền và ký. Mình thấy bà ta bắt nó ký giấy trả cho bà ta 3% huê hồng trong khi đó chủ bán đã trả 6% thì bà ta lấy thêm được 3%. Mình nói nó kêu bà ta bỏ vụ trả thêm 3% và giải thích ra đường, ai cũng muốn lấy tiền của mình càng nhiều càng tốt nhất là phụ nữ. Không biết mua được không nhưng cũng là dịp để nó học hỏi, rút kinh nghiệm.


Bố mẹ mình là hai thái cực. Mẹ mình thì không ăn xài, vì buôn bán nên có tiền là mua hàng để trữ bán còn ông cụ mình thì ăn xài, tứ đổ tường. Không có mẹ mình thì Chắc mấy anh em mình nay rất te tua. Mình Nhìn lại thì thấy mấy anh em của mình bị ảnh hưởng của bà cụ nhiều hơn nên không ai có cuộc sống chật vật. Nếu bị ảnh hưởng bởi ông cụ chắc tiêu xài mệt thở và đi mượn tiền như ông cụ khi xưa rồi thiên hạ đòi nợ mẹ mình. Nhà khi xưa bà cụ có mua đất rồi ông cụ đi tù về bán rẻ hết để cho mấy bà Bồ cũ, trả nợ tình xưa.


 Mình có hai chị bạn, bà mẹ hay kể chuyện đời xưa với mình. Bác ấy kể là khi xưa, ông ngoại cứ xem tuổi năm nào mà xui thì ông ngoại lấy tiền đi mua ruộng. Lý do là tiền sẽ ra trong năm nên thà mua ruộng thì sẽ giữ được của. Sau này không hiểu sao năm nào cũng thấy xui nên mình phải mua nhà vào đầu năm thì hết tiền nên cả năm không thấy tiền ra nữa. Đồng chí gái đi làm cuối năm được bonus thì lấy mua nhà khiến vợ chưa kịp tiêu xài. Mụ vợ dự định mua cái này cái nọ đến khi xem trương mục lại thì hết tiền. Chửi mình mệt thở.


Chồng nuôi vợ như biển hồ lai láng

Vợ nuôi chồng chửi từ sáng đến chiều


Lối suy nghĩ của chúng ta được hình thành bởi những gì cha mẹ dạy chúng ta về tiền bạc. Trí óc của chúng ta giống như những chiếc máy tính, nơi những chương trình quan trọng nhất được cài đặt trong thời thơ ấu. Những điều chúng ta nghe cha mẹ nhắc đi nhắc lại về tiền bạc khi còn nhỏ sẽ vĩnh viễn lưu lại trong tâm trí chúng ta, hình thành nên những ý tưởng mà cuối cùng sẽ quyết định cách chúng ta nghĩ về tiền bạc sau này trong cuộc sống. Nhìn lại thì thấy đúng vì những người con của những người mình quen khi xưa, về Đà Lạt thì thấy con của họ y chang họ. Người có tiền khi xưa thì con họ sống sung túc còn người ăn xài, chưng diện thì con họ cũng gặp khó khăn về tài chính.


Lớn lên chúng ta vô hình trung tái tạo cách thu nhập, lối sống của cha mẹ mình. Chúng ta xem tiền bạc và tài sản không chỉ dựa trên những gì chúng ta nghe cha mẹ nói về tiền bạc, mà còn dựa trên mô hình, cách cha mẹ chúng ta kiếm tiền và cách họ sử dụng tiền. Bố vợ mình khi xưa làm công chức nên đồng chí gái cũng không thích buôn bán, đi làm cho công ty nay cũng muốn con mình theo đi làm cho công ty trong khi mình bị ảnh hưởng bà cụ, thích buôn bán hơn làm công cho thiên hạ. Mình nói chuyện với con kêu chúng tìm cách mua nhà cho thuê, về nhà gặp mẹ chúng kể con ai làm cho hãng nào được bao nhiêu tiền. Rồi đóng thuế cũng hết. Chán Mớ Đời 

Điểm may mắn là chúng ta có thể thay đổi lập trình đã được cài đặt khi xưa, bắt chước bố mẹ. Chúng ta không cần Khổng Minh, thầy bói đổi số gì cả, chỉ cần thật lòng nhìn lại cách tiêu tiền và thay đổi lối suy nghĩ về tiền bạc sẽ giúp chúng ta cải thiện về tài chính. Nếu bố mẹ tiêu xài, túng thiếu và chúng ta học lối sống của Cha mẹ như mắc cờ, sợ người đời chê bai nên phải ăn sang mặc sướng cho bề ngoài,… nhưng chúng ta có thể thay đổi vận mệnh đời mình, không ai khó 3 đời, giàu 3 họ cả.


Điều tiên quyết để giúp chúng ta thay đổi tư duy về tiền bạc, giúp nâng cao về tài chính là phải nhận ra chúng ta đã học được cách tư duy, suy nghĩ của bố mẹ , đã khiến chúng ta không biết cách thức xài tiền. Chúng ta cần nhận ra những thói quen xấu, hành vi nào tốt  đã học từ cha mẹ. Khi đã nhìn nhận ra vấn đề thì chúng ta có thể cài lập trình khác để sửa đổi cái nhìn, lối sống. Điển hình khi xưa, ông bà mình hay nói “nhịn thuốc mua trâu, nhịn trầu mua ruộng”. Nếu chúng ta hút thuốc, ăn nhậu thì việc đầu tiên là từ bỏ hút thuốc, uống rượu để không Phung phí tiền bạc vô ích. Ngoài ra còn đem lại bệnh tật cho chúng ta.


Mình nhớ có ông mỹ, kêu mình giúp ông ta thành lập quỹ giáo dục cho con gái ông ta. Ông ta muốn con gái sau này có tiền để học đại học, có cuộc sống khá hơn ông ta. Vấn đề là ông ta không có đủ tiền để dành $2000/ năm. Mình hỏi chịu khó để dành $3/ ngày, mỗi tháng $100 hay $1200/ năm nhưng ông ta lắc đầu. Mình bỏ vào máy điện toán chương trình để xem tiền bạc của ông ta tiêu xài ra sao thì khám phá ra mỗi ngày ông ta uống 12 lon bia hay $24/ ngày, mình hỏi ông ta bớt uống bia 3 lon/ ngày thì sẽ để dành $6/ ngày hay $180/ tháng. Ông ta suy nghĩ rồi đồng ý. Hai tháng sau, không thấy ông ta đóng tiền cho trương mục giáo dục của con gái, mình gọi hỏi thì ông ta không nhất Máy trả lời. 


Chúng ta cần phá vỡ khuôn mẫu học từ bé và học các nguyên tắc hướng dẫn mới học từ sách vỡ. Nhưng đó chỉ là lý thuyết. Chúng ta cần thay đổi qua thực hành, nhận thức sự sai lầm về tiêu xài và học cách tiết kiệm, chi tiêu một cách cẩn thận hơn. Những thói quen mới sẽ xoá bỏ các thói quen cũ từ bé và sẽ thay đổi cuộc sống của chúng ta. Thí dụ chúng ta mắc nợ thì việc đầu tiên phải trả nợ và không tiêu phí. Nhớ đi học về tài chính, ông thầy dạy là mỗi tháng phải tìm cách giảm tiêu xài $50 hay $600/ năm. Mình bỏ không mua dây cáp, rồi từ từ mấy cái lặt vặt khác như mỗi năm xem hỏi các công ty bảo hiểm nào rẻ hơn để đổi. Rốt cuộc con mình lớn lên không xem đài dây cáp, chỉ xem đài bắt từ ăng tênh ngoài trời. Đúng hơn thì chả xem truyền hình.


Trong cuốn sách tác giả cho biết muốn giàu có, chúng ta phải học cách nắm lấy số phận trong tay mình. Nếu muốn thành công về mặt tài chính, chúng ta phải thấm nhuần ý tưởng là người kiểm soát cuộc sống tài chính là chính chúng ta. Người giàu biết rằng họ đang cầm lái, trong khi những người yếu hơn về mặt tài chính luôn ngồi ở ghế sau, nhường quyền kiểm soát thu nhập của họ cho người khác. Chúng ta đi làm thì chủ chỉ trả tiền đủ để chúng ta không tìm việc khác, và chúng ta làm việc đủ để khỏi bị chủ đuổi. Không sử dụng hết các tiềm năng của mình, chỉ hạn hẹp thu gọn lại rồi đợi ngày về hưu. Nói như bác thay mặt ông bà cụ mình đi cưới vợ, đừng bán rẻ cuộc đời mình đi làm cho ai. Hai bác này sang Hoa Kỳ từ năm 75, chả đi làm gì cả. Họ sống nhờ vào đầu từ tiền bạc họ đem sang hay đã đem sang trước 75. Họ mua nhà ở Pháp, Tây Ban Nha và Hongkong trước 75, tiền gửi ra Thụy sĩ,… sau này về già thì về Việt Nam sống, có người chăm sóc. Chuyến đi Việt Nam vừa rồi, vợ chồng mình có ghé thăm, nay đâu trên 100 tuổi., hơi yếu rồi.


Điều đáng chú ý là những người vốn đã nghèo thường dành một số tiền lương của mình cho vé số với hy vọng gặp may mắn và trúng lớn. Ngược lại, người giàu không đánh bạc để làm giàu hay chờ đợi sự giàu có rơi vào tay họ. Theo thống kê, các người lãnh gia tài hay trúng số mà không có chút hiểu biết về tài chính thì từ 2-5 năm là số tiền được sẽ biến mất. 90% các cầu thủ đội banh nổi tiếng thì vài năm sau khi giải nghệ họ không còn gì. Ông bà cụ mình khi xưa hay mua số và đánh số đề, mong trúng để có tiền nuôi 10 đứa con.


Người nghèo thường tự nạn nhân hoá và đổ lỗi cho chính phủ, người chủ hay tình hình kinh tế. Nếu chúng ta không nhận ra rằng chúng ta là người quyết định sự thành công tài chính, kiến trúc sư của tương lai của mình thì tình hình sẽ không thay đổi. Chúng ta hãy tìm kiếm lý do dẫn đến thất bại của mình thay vì đổ lỗi cho người khác như bố mẹ mình không giàu này nọ. 


Thái độ mà chúng ta đã hành xử đối với tiền bạc đã được đánh vần trước mặt chúng ta một cách thường xuyên khi chúng ta còn trẻ. Nếu chúng ta muốn thay đổi, chúng ta phải tìm ra những nguyên tắc mới và tốt hơn về tiền bạc và tài sản và tạo thói quen mới. Khi xưa, có người nói với mình là muốn làm tiền nhiều hơn thì kiếm người làm tiền nhiều hơn mình mà chơi để học hỏi. Lý do là người làm 100k một năm có bạn và đọc sách khác với những người làm 200k một năm. Và người làm 1 triệu một năm giao du và đọc sách khác với người 500k một năm.


Tiết kiệm cũng là một phần của việc tích lũy tiền. Nó cũng rất quan trọng để giữ chi phí sinh hoạt của chúng ta ở mức tối thiểu. Nếu liên tục lãng phí thu nhập cao của mình bằng cách mua những chiếc xe hơi đắt tiền và quần áo thời trang, chúng ta sẽ không bao giờ giàu có. Chỉ những người nghĩ về dài hạn và sẵn sàng từ bỏ sự thỏa mãn ngay lập tức mới trở thành triệu phú. Điển hình người làm 50k một năm mà để dành được 10k mỗi năm đề đầu tư thì vẫn giàu hơn người làm 500k một năm lại tiêu Sài 600k mỗi năm.


Hồi nhỏ bà đầm dạy về chuyện ngụ ngôn con ve và con kiến của ông Lafontaine. Không hiểu sao câu chuyện này cứ ám ảnh mình Hoài đến khi đi Tây.


Hôm qua, chủ Nhật một ông thợ chạy vào vườn mình lấy bơ về cho vợ con bán. Mình dùng ông ta từ 16 năm qua, mỗi khi thay cửa sổ, kính cửa bị bể này nọ. Rất dễ thương. Lấy giá hữu nghị. Một hôm, anh ta dẫn Vợ đến nhà mình để mình giải thích vụ mua nhà cho thuê. Mình giải thích cho bà vợ bằng tiếng Mễ rồi tặng cho mấy cuốn sách và cassettes cũ dạy mình về mua nhà cho thuê. Nhờ mình giải thích nên sau này vợ chồng anh ta mua được căn nhà thay vì ở Mobile home.


Anh ta thường ghé vườn mình mua bơ về ăn. Năm nay anh ta hỏi ý kiến làm sao dạy mấy đứa con sử dụng tiền bạc. Mình nói mua bơ của mình rồi bán cho thiên hạ, kêu chúng bỏ vào bị rồi bán. Anh ta mua thử 2 thùng bơ về bán. Vài ngày sau, anh ta vui vẻ gọi hỏi có bơ không vì bán hết. Anh ta chạy lại vườn lấy thêm bơ. Anh ta kêu con cái lúc đầu ngại ngùng nay thấy bán được có tiền nên chúng hồ hởi thích bán bơ. Đó là khởi đầu. Mình rất vui khi giúp được ai cách làm ra tiền nhất là giúp con họ có cái nhìn khác về cuộc đời và tiền bạc. Anh ta nói là cứ bỏ vào bịch như mình dặn, rồi kêu con đứng bên cạnh tiệm bán bánh mì mỗi sáng. Người Mễ hay đi mua bánh mì buổi sáng, thấy bơ là chạy lại mua. Anh ta kêu độ 1 tiếng đồng hồ là hết. Nay phải chia con ra hai nơi và mua nhiều bơ hơn. 


Hôm qua anh ta chở vợ con vào vườn chơi và chào Tio Sony, bán bơ ai hỏi bơ ở đâu thì nói của vườn bác Sony. Anh ta cho mình một bịch sữa dê tươi, mới vắt từ dê nuôi ở nhà. Anh ta kêu thằng con khi xưa không chịu ăn uống, khó chịu, sau này cho uống sữa dê tươi thì ăn uống khỏe mạnh, vui vẻ. Lâu lâu chắc sẽ mua sữa dê tươi của anh ta uống. Không phải đun sôi gì cả.


Có điểm lạ là mua mật ong của mình để bán lại cho bạn bè. Anh ta lý giải là ăn mật ong của vườn mình thì giúp anh ta tìm lại suối nguồn tuổi trẻ. Bà vợ kêu anh ta mạnh bạo như khi xưa mới lấy nhau. Kinh


Mình không thử vụ này với đồng chí gái nhưng bác nào thích thì liên lạc với cháu mình để mua mật ong hữu cơ 100%. Ông nuôi ong có mật ong loại hoa dại Cali, giúp tránh bị dị ứng vào mùa Xuân. Xong om


Sáng nay, có một Mỹ ở hội Toastmasters kể là năm 2008, trước khủng hoảng kinh tế. Ông ta có 1 triệu đồng trong ngân hàng, ở căn nhà 15,000 bộ vuông rồi bổng chốc biến mất. Ông ta phải dọn ra ở trong căn phòng nhỏ nhoi. Có một hôm, ông ta lấy đúng ra kề nơi đầu để tự tử. Bổng hình ảnh mẹ ông ta hiện ra và ông ta bỏ ý định tự kết liễu cuộc đời mình. Bổng ông ta thấy cuốn sách Think and Grow Rich của ông Napoleon Hill viết cách đây rất lâu. Và từ đó làm lại cuộc đời của mình.


Mình thấy nhiều trường hợp như vậy. Khi trẻ mà giàu có sớm, người ta có khuynh hướng nghĩ mình là thông minh nên quên cảnh tỉnh, đầu tư sai lầm, không tính toán kỹ hay bị lừa.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Chuyện dài Medicare Advantage

 



Chuyện dài Medicare


Năm 2003, khi tổng thống Bush con, đảng cộng hoà và một số đại biểu quốc hội thuộc đảng Dân CHủ nhất trí thành lập Medicare Advantage, nhằm tư nhân hoá hệ thống an sinh xã hội và Medicare. Dạo ấy mình còn trẻ nên chả hiểu ất giáp gì cả, nghe họ quảng cáo là để người Mỹ có tự do chọn lựa những gì mình mua, dân chủ hoá khắp thế giới nên vổ tay bầu cho ông này. Ai ngờ ông ta đem quân đánh Á Phủ Hãn, I-rak tốn không biết bao nhiêu tiền, giết hại làm đỗ vỡ không biết bao nhiêu gia đình, rồi bỏ của chạy lấy người.


Chương trình Medicare Advantage không phải là Medicare của chính phủ Hoa Kỳ như mình tưởng lúc đầu khi mới nhận. Nên ghi danh theo lời giải thích của Broker bán bảo hiểm. Hắn kêu mình có được thêm $100 mỗi tháng này nọ nên ghi tên. Đụng trận rồi mình mới thất kinh. Năm nay, đồng chí gái nhận Medicare nên hai vợ chồng đi đủ các Seminar về medicare thì mấy người bán bảo hiểm đều kêu mình mua MEdicare Advantage để họ lãnh huê hồng nhiều. Họ nói này nói nọ đến khi mình lên mạng của công ty thì bù trớt.

Những chương trình MEdicare Advantage là bảo hiểm y tế tư nhân do các công ty bảo hiểm, được medicare trả hoàn toàn mỗi năm bất chấp khách hàng có sử dụng hay không các dịch vụ y tế. Tương tự ObamaCare, anh bạn bác sĩ cho biết là bác sĩ rất thích bảo hiểm này vì bệnh nhân có đến khám hay không, mỗi tháng bác sĩ vẫn nhận được tiền từ cơ quan này. Chán Mớ Đời 


Lý do là mỗi năm chính phủ trả cho Medicare Advantage $12,000 (theo năm 2019) cho người Mỹ về hưu, trên 65 tuổi, dù họ có đi bác sĩ khám hay làm chuyện gì. Nên các công ty này hạn chế khách hàng của họ đi khám sức khoẻ nhiều. Cần gì phải qua bác sĩ gia đình để hạn chế sự chi tiêu của bệnh nhân. Nếu bác sĩ gia đình cho phép mới được đi bác sĩ chuyên khoa. Cứ đầu năm, văn phòng bác sĩ mình gọi như ri để kêu mình đi khám bệnh này nọ để họ vớt $12,000 của mình chớ chả phải họ lo lắng cho mình gì cả.


Năm vừa qua, các công ty Medicare Advantage lời trên 140 tỷ đô la. Với medicare thật thụ, nếu bác sĩ của mình kêu cần phải làm Test này Test nọ thì chúng ta có thể làm ngay và Medicare trả y phí không cần hỏi han gì cả. Họ chỉ theo dõi trường hợp nào đó để coi bác sĩ có thực hiện đúng yêu cầu và tránh tình trạng ăn gian.

Với Medicare Advantage, chúng ta phải qua phần được gọi là “pre-clearance,” nghĩa là công ty bảo hiểm sẽ đứng giữa chúng ta và bác sĩ. Chúng ta không thể được bác sĩ phục vụ nếu công ty bảo hiểm chưa chấp thuận. Các công ty này làm tiền bằng cách từ chối, không chấp thuận các đề nghị của bác sĩ, trung bình mỗi năm đâu 18% các yêu cầu. Trung bình mỗi năm 1.5 triệu người mỹ bị từ chối và phải trả tiền túi của họ trong khi đó về hưu thì đâu có lợi tức.


Mình bị vụ này, đi bác sĩ chữa về chân thì nói cần phải làm cái miếng lót chân, để trong giày để đi cho khỏi đau. Đi bác sĩ mấy lần nhưng không được chấp thuận, phải tự trả tiền. Đồng chí gái mới có medicare. Mình thì không sao nhưng mụ vợ hay đi bác sĩ này nọ mà cứ phải đợi chờ xin xỏ nên phải chuyển qua MEdicare với hệ thống PPO của Blue Shield với chương trình đặc biệt cho Cali và phần D với Aetna. Kệ phải đóng thêm tiền hàng tháng nhưng khỏi đợi chờ. đau gì đó, bác sĩ kêu phải mỗ gấp mà phải đợi bác sĩ gia đình chấp thuận rồi công ty bảo hiểm nhất trí cả 2, 3 tuần sau là khốn .


Quốc hội Hoa Kỳ cho phép các công ty này có thể tặng quà cho bệnh nhân như discount các gym tập thể dục, qua chương trình như Silver Sneakers, xe chở đi bác sĩ hay tiền tươi này nọ. Năm nay hết hạn của LA Fitness thì hai vợ chồng không cần phải trả thêm tiền hàng năm nữa. Dùng Silver Sneakers đi bất cứ chỗ nào.


Buồn đời, đọc bản tin về MEdicare, xem link ở đây thì thất kinh. Lý do là các thứ mà các công ty bảo hiểm Advantage cho mình như quà tặng. Hoá ra họ vớt thêm của công chúng $64 tỷ năm 2024, dù chưa hết năm.


https://wendellpotter.substack.com/p/medicare-advantages-64-billion-supplemental


Cái mất dạy là các tổng giám đốc của các công ty này lương bổng rất nhiều. Như trường hợp tên tổng giám đốc của United-Healthcare nhận được 1 tỷ đô la. Người thế ông ta vớt 500 triệu. Công ty này lớn nhất Hoa Kỳ về Medicare Advantage. Min theo dõi công ty vì họ khuyên mua cổ phiếu nhưng khám phá ra tổng giám đốc vớt 1 tỷ hay 1,000 triệu đô La nên thôi.


Họ nhận tiền nhiều nên cho tiền các ứng cử viên để ký giấy tờ luật lệ ủng hộ họ.

Chương trình Over-the-counter để mua 3 đồ lặt vặt mà năm ngoái mình có, toàn bán đồ vớ vẩn. Một năm mình được $400 để mua. Hỏi ra thì chỉ độ 11% người Mỹ là mua mấy vụ này. Phải làm trương mục rồi lên máy điện toán mò nên người Mỹ già ít ai biết sử dụng máy điện toán là các công ty lời. Còn lại đâu $5 tỷ được bỏ các công ty bảo hiểm bỏ túi.


Cho thấy tổng thống đảng nào cũng vậy, đều bị mua chuộc bởi các công ty bảo hiểm và các công ty đa quốc gia khác, nếu không làm gì có đến trên 1 tỷ đô la để tranh cử.


Ông Trump gọi là MEdicare thuộc chủ nghĩa xã hội. Người ta lo sợ là medicare sẽ bị bỏ để thay thế bởi chương trình tự túc như chương trình quỹ hưu trí. Họ viện dẫn là cần để người Mỹ tự chọn để dành tiền cho quỹ hưu trí của họ thay vì được hưu trí (pension) đến khi chết như trước đây. Họ thành lập 401(k) và để người Mỹ còn đi làm tự chọn đầu tư vào thị trường chứng khoán do các công ty tài chính nắm giữ đến khi có ROth  IRA. Chương trình này do các công ty tài chính mua chuộc quốc hội để ra luật. Bao nhiêu người rành về đầu tư dù có bằng cấp kỹ sư, bác sĩ,… mình lần đầu tiên ở sở nghe các công ty thuyết trình không một ai hiểu cả dù là Mỹ trắng sinh tại Hoa Kỳ.


Để nhắc lại, trước đây khi người Mỹ đi làm thì đóng tiền cho quỹ lương hưu qua công ty mình làm việc. Khi về hưu ở độ tuổi 65 thì công ty sẽ trả tiền hưu và bảo hiểm y tế cho mình. Dạo ấy người Mỹ chết trung bình ở tuổi 61.5 nên công ty lời mệt thở. Vì trước khi về hưu thì đã được đồng nghiệp đưa tiễn về miền quá khứ. Công ty không phải trả tiền hưu trí, y tế dù đã thâu của nhân viên mấy chục năm làm việc. Đó là chủ nghĩa tư bản man rợ nhân danh tự do.


Cái mất dạy là khoa học càng ngày càng phát triển khiến người Mỹ chết ở tuổi 75, phụ nữ thì sống thêm 7 năm nữa để sám hối về tội hành chồng. Các công ty như Sears, Ford, General Motors,.. phải phá sản vì không thể nuôi đám nhân viên già khi xưa, còn sống. Không chịu chết.


Do đó, các công ty mới lobby, kêu tư nhân hoá quỹ hưu trí 401(k) để nhân viên tự định đoạt tương lai của mình như một người Mỹ chính công, tự do dân chủ. Cho nên ngày nay chỉ còn các công chức hay các hội viên của các công đoàn lao động là còn lãnh quỹ hưu trí và y tế đến mãn đời. Ở Cali, có công đoàn lao động Calpers, buồn đời đầu tư tiền của hội viên vào chỗ nào đó bị mất tiền nên họ đang lo là không có tiền trả cho những ai về hưu, không chịu chết.


Dạo mình mới sang Cali, Quận Cam khai phá sản vì nghe lời công ty đầu tư, xin dấu tên nên tiền của Quận Cam banh ta lông nên khai phá sản đâu 10 năm mới bình thường lại. Đó là những người giỏi, nghiên cứu về đầu tư còn bị thua lỗ huống chi nông dân như mình thì nghe đến mua cổ phiếu là ngọng.


Do đó medicare được tư nhân hoá theo chiều hướng đó để các công ty bảo hiểm kiếm tiền. Một mặt chính phủ giảm bớt chi tiêu vì mỗi năm chỉ trả cho mỗi người $12,000 (năm 2019) rồi các công ty bảo hiểm tự xử. Năm nay chắc phải tính thêm lạm phát từ 5 năm qua.


Công ty bảo hiểm y tế Cigna đang rao bán với giá $3.7 tỷ. Ai mua với giá này thì phải có lời mới bỏ tiền ra mua. Chương trình Medicare Advantage là nguồn lợi tức chính của họ. 


Medicare phục vụ người Mỹ lớn tuổi từ năm 1965 rất tốt, được các nước âu châu khen. Vấn đề là không ai hưởng lợi hết từ chương trình này nên các chính trị gia và công ty bảo hiểm nhảy vào, ủng hộ George W. Bush để ký luật MEdicare Advantage, cho phép các công ty tư nhân hưởng chút lộc.


Theo https://www.opensecrets.org/federal-lobbying/industries/summary?id=F09 thì năm nay các công ty bảo hiểm đã chi cho các đại biểu quốc hội trên $45,173,132 qua quà cáp,…để tiếp tục ủng hộ chương trình MEdicare Advantage này tiếp tục giúp họ làm ăn.


Cái mất dạy là Blue Shield mà mình mua năm nay là công ty cho tiền nhiều nhất. Hèn gì mình trả đắt hơn. Chán Mớ Đời 


Năm nay bầu cử thì chúng ta nên chú tâm vào các chương trình xã hội, y tế thay vì cãi nhau chí choé về ông Biden hay Trump. Ông nào cũng là công cụ cho các công ty lớn làm ăn cả. Nên bầu cho đại biểu ít gian ác nhất, trẻ chưa tham lam nhiều như người già.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Nên vui hay lo khi được trả tối thiểu $20/ giờ

 


Tiểu bang Cali có luật mới, bắt buộc chủ các tiệm thức ăn nhanh, phải trả lương tối thiểu cho nhân viên $20/ giờ khiến vật giá leo thang thấy chóng mặt. Các quan sát viên cho rằng tiểu bang Cali này là vua sản xuất các luật lệ cực ngu. Hôm nay đọc tin tức thì được biết lạm phát gai tăng 3.5% từ 12 tháng qua.

Ông thống đốc tiều bang Gavin Newsom tuyên bố: “chúng tôi thấy những sự bất công… chúng tôi có trách nhiệm phải tiếp tục thay đổi”. Các tiểu bang có đa số là đang Dân CHủ, thì các công đoàn lao động muốn tăng lương cho hội viên của họ nên các chính trị gai phải nghe lời.

Các khất sĩ đang tạo dáng

Đài CNN tuyên bố các nhân viên của các tiệm thức an nhanh, từ nay sẽ lãnh $20/ giờ. Center for American Progress, một tổ chức thiên tả tuyên bố là lương tối thiểu được gia tăng sẽ giúp hàng triệu gia đình xoá đói giảm nghèo và sẽ kích thích nền kinh tế Cali. Kinh


Tại sao $20/ giờ? Tại sao không tăng lên $30, hay $100/ giờ.


Thường các người theo đảng Dân CHủ, chưa bao giờ làm kinh doanh nên chả hiểu gì cả. Họ chỉ lờ mờ trong lớp rồi cứ ngồi nghĩ bú xua la mua.

Tác giả viết cuốn này ở thế kỷ 19 mà đến nay vẫn có giá trị. Kinh. Mình đang đọc rất hay.


Trong cuốn sách "That Which Is Seen, and That Which Is Not Seen," ông Frederik Bastiat cho rằng khi chính phủ can thiệp vào các quyết định về kinh tế thì luôn luôn có những hậu quả bất ngờ. Các hậu người ngắn hạn rất hay nhưng về lâu dài thì vong mạng.


Điển hình là tiểu bang ra luật bắt buộc lương tối thiểu là $20/ giờ. Rất hay! Đó là hậu quả mà chúng ta thấy ngay tức thì do các giới truyền thông, công đoàn lao động và Center for American Progress thấy và được phiếu của cử tri. Những các hậu quả vô hình mà chúng ta không lường được như sau:


Hàng ngàn nhân viên tại Cali mất việc từ Covid đến giờ vì có rất nhiều nhà hàng đóng cửa. Có nhiều người khác mất việc vì chủ cắt giảm giờ làm việc để cắt giảm chi tiêu. Điển hình dãy nhà hàng thức ăn nhanh El Pollo Loco đã sa thải 10% nhân viên của họ. Pizza Hut tuyên bố sẽ sa thãi thêm hàng ngàn các người giao pizza cho khách hàng. Ông ta kể về ông Michael Ojeda, một nhân viên giao hàng của Pizza Hut cho rằng lên lương làm gì để mất việc thì bù trớt.

Hôm qua đi ăn ở Bolsa, thấy họ dán tờ này trước quầy tiền mới thất kinh. Thành phố đông dân cư và nghèo nhất quận cam lại chém thuế gấp thành phố mình đang ở 


Ai còn công việc thì sẽ mất việc trong tương lai vì chủ nhà hàng đang tìm cách ngừoi máy hoá. Mình có thấy một tiệm ăn MacDonald chỉ còn một người đứng đưa đồ ăn cho khách hàng. Mấy người trước đây đứng lấy Order của khách hàng đã được thay thế bằng máy. Khách hàng chỉ cần bấm nút rồi trả bằng thẻ tín dụng rồi lấy cái phiếu có số tên của mình để đợi lấy đồ ăn hay mở ứng dụng MAcDonald ra mà mua và trả tiền rồi đến scan cái điện thoại mình để được giải đồ. Thậm chí CNN hoan hô tăng lương $20/ giờ cũng  phải thú nhận là các công ty bán thức ăn nhanh đang thay thế con người bằng các máy.  Xong om


Khi ông thống đốc tiểu bang ký luật này thì phóng viên có hỏi liệu giá cả của MacDonald hay Starbucks có gia tăng. Ông này vỗ ngực kêu không bao giờ. Starbucks ngày nay lên giá 15%. CHipotle lên giá 8%. Mấy công ty này đâu có lo vì cuối cùng là người tiêu dùng bị khệnh và trả thêm. Anh đói, hamburger ở MAcDonald rẻ nhất thì cũng hải bò lại mua mà ăn.


Cái nguy hiểm nhất là giới trẻ dậy thì, không có nghề ngỗng gì cả sẽ không được mướn. Khi xưa, giới trẻ vào mùa hè thường đi làm cho mấy tiệm ăn này để có tiền tiêu ba tháng hè và học được cách tiếp xúc với khách hàng để hiểu chút gì về nghề nghiệp. Nay thì chả ai mướn thì giới trẻ sẽ không có cơ hội kiếm thêm tiền hè và học cách giao tiếp với đời. 


Khi lương tối thiểu gia tăng thì chủ mướn những người nào có kinh nghiệm thay vì mướn một đứa học sinh 16 tuổi.

Có tăng lương hay không thì tương lai các người máy sẽ thay thế con người. Ngành sản xuất sẽ tự động hóa hết và chỉ mướn những người nào có khả năng để bảo trì máy móc. Muốn có những việc này cần có học vấn kỹ sư hay tiến sĩ. Các người không có khả năng này sẽ khó kiếm được công ăn việc. Làm, và trở thành một gánh nặng cho xã hội. Họ sẽ cảm thấy Chán Mớ Đời đâm ra nghiện ngập vì cảm thấy mình thuộc giai cấp vô  dụng.


Lúc đầu mình nghĩ giới làm việc chân tay nhưng thợ hồ hay nông dân như mình vẫn có việc nhưng mình xem phim tài liệu về người máy thì thất kinh. Người máy có khả năng xây cất nhà cửa, hái bơ, nhổ cỏ, tỉa nhánh đủ trò. Người máy máy biết hái loại trái nào chín đem bán và chừa mấy trái còn non. Thế là ngọng. Chỉ biết lấy cái nồi cơm điện đi làm khất sĩ ở Bolsa là vừa. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Bia Việt Nam có formaldehyde

 Bia Việt Nam có formaldehyde

Nhân ngày lễ chiến sĩ trận vong Hoa Kỳ, mình đọc vài tin tức của cựu chiến binh mỹ về cuộc chiến Việt Nam khi xưa thì có một ông tiến sĩ, từng tham chiến tại Việt Nam, viết một bài nghiên cứu kêu là bia Việt Nam thời đó có chất formaldehyde mà ngày nay người ta cấm tiệt sử dụng vì mang lại ung thư. Hình như ở âu châu họ cấm hoàn toàn sử dụng loại này. Xem link của tổ chức ung thư phổi.


Khi quân đội Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam thì có xuất cảng bia của mỹ vào Việt Nam cho binh sĩ của họ. Mình nhớ khi xưa, ngoài chợ có bán bia mỹ đủ trò như Budweiser,…nhưng đắt hơn bia do người Việt sản xuất như Bia 33 hay bia con cọp Larue. Tết nhất, có khách quý mới thấy ông bà cụ mình kêu khui bia mỹ cho khách còn thường giỗ thì mua bia con cọp uống cho rẻ tiền hơn. Dạo đó, chạy lên quán nhà bà Thủ có con nằm vùng, bị bắt nhốt trong trung tâm thẩm vấn ở đường Bá Đa Lộc. Mua rồi đem chai trả lại tiền đặt cọc. Dạo ấy có hai loại nước ngọt nước Cam vàng và xá xị cũng của hãng BGI.
Mình nhớ có một năm Tết sau Mậu Thân, bà cụ mình mua một thùng bia lon Mỹ hình như tên Hamm’s mà ngày nay mang danh hiệu Molson Coors. Mình thử uống bia lần đầu tiên. Uống có một ngụm sau đó mặt mình đỏ như gấc, tim đập bình bịch lăn lên giường ngủ tới sáng mai. Từ đó mình sợ đến già không dám đụng đến bia. Ngược lại mình mua cổ phiếu của Molson. 

Theo các binh sĩ mỹ đã từng uống bia Việt Nam thì cho rằng, hương vị các bia 33 hay con cọp khác nhau tuỳ đợt không giống nhau dù làm cùng hãng bia. Có chất đắng, hay chua chua như dấm hay mùi của chất formaldehyde, một hoá chất dùng để làm các vật liệu xây cất, hay bảo quản tại các nhà quàn.
Bia Hommel sản xuất tại Hà Nội, sau này được nhập với bia Larue.

Trên thực tế thì tất cả các loại bia trên thế giới khi xưa đều sử dụng hoá chất này để giúp bia lên men và bảo quản lâu dài.

Họ cho rằng bia 33 được làm theo công thức của người đức vào cuối thế kỷ 19. Mình đoán là nguồn gốc từ vùng Alsace và Lorraine. Hai vùng này nằm ngay biên giới pháp và Đức quốc nên hay bị hai nước này thay phiên chiếm hữu. Cuối cùng thì sau 1945, Đức quốc thất trận thì hai vùng này thuộc về Pháp quốc. Mình có quen 2 gia đình gốc Alsace, họ nói phương ngữ như đức ngữ và một ông bố kể là trước 1945, Ông ta đi lính cho Weimar và bị quân đội mỹ bắt làm tù binh. Ở Pháp đa số các vùng đều uống rượu nho duy chỉ có hai vùng này là uống bia nhiều nhất với các tiệm bán bia được gọi là Brasserie.

Người Việt gọi 33 vì một chai nhỏ có dung lượng 33 centilitre. Năm 1875, Victor Larue, một cựu lính Hải quân Tây ở lại Việt Nam và thành lập năm 1909 một công ty mang tên là Glacières et Brasseries d'Indochine, BGI vì làm đá cục để bán cho dân Việt Nam. Hình như năm 1909, một ông tây tên là Victor Larue, đi lính qua Việt Nam rồi khi được giải ngũ, buồn đời ở lại Sàigòn, mở hãng làm nước đá bán cho tây và người Việt rồi từ từ ông ta mới kết hợp với một ông Tây nào ở Hà Nội tên Homberg, làm bia để bán mang tên Bière Larue. Người Việt hay gọi la-de do từ La Bière của người Pháp. Từ từ người Việt gọi là bia con cọp vì cái logo là hình con cọp.

Sau khi ông Larue qua đời thì 4 anh em nhà họ Denis, gốc Bordeaux, tiếp nối, phát triển công ty này đến 1975 thì đứt phim, có đến 4,000 nhân viên. Mình thấy có gì hơi lộn xộn nên mò thêm tin tức thì khám phá ra công ty Les Frères Denis, rất quan trọng trong lĩnh vực kinh tế của người Pháp tại Đông-Dương. Thật ra công ty này được thành lập bởi bố của 4 anh em này. Ông bố sinh trưởng tại Lorraine, vùng tranh chấp với Đức quốc. Khi người Pháp chiếm được Việt Nam thì ông ta cho con sang Việt Nam để thăm dò thị trường, vì người Pháp muốn có nơi làm ăn buôn bán với đông Nam Á như Anh quốc với hải cảng Tân Gia BA.
Trụ sở chính của Bia LArue tại Sàigòn khi xưa

Khởi đầu họ buôn bán đồ của Pháp tại Đông Dương và bán về Pháp gạo. Năm 1883, họ thành lập công ty tại Sàigòn mang tên Riserie Saigonnaise đoạt giải về gạo tại cuộc đấu xảo tại Paris năm 1889. Từ đó họ mới khuyết trương thêm các chi nhánh tại Hà Nội, Hải PHòng, TUyên Quang.

Ông Larue thành lập công ty bán nước đá tại Đà NẴng với số tiền là 300 đồng đông Dương. Sau này mới hợp tác với 4 anh em họ Denis, sản xuất bia với sự đồng tình của ông Homberg, chủ tích ngân hàng tại Hà Nội.
Quảng cáo của công ty Denis Frères

Năm 1912, dòng họ Denis thành lập Compagnie Franco-Indo-Chinoise, với quỹ là 1 triệu quan pháp. Dạo ấy một đồng Đông-Dương bằng 2.75 phật lăng. Đến năm 1921, thành lập thêm công ty Societé cotoniere de Saigon, với số tiền là 6 triệu phật lăng cũ; năm 1927, 4 anh em họ Denis mua luôn Brasseries et Glacière indochinoise (BGI) của anh em nhà Larue có các nơi sản xuất tại Mỹ Tho, Nam Vang. Từ từ họ đầu tư vào gỗ, điện, thầu khoán, máy móc khắp Việt Nam. Có thể nói là nếu không có Điện Biên Phủ thì công ty này còn lớn mạnh nhất Đông-Dương. Mình chỉ tóm tắc sơ sơ tại đây nhưng đọc về các chương trình, công ty của họ tham gia tại Việt Nam trước 1954 thì phải công nhận họ có viễn kiến đầu tư, làm ăn lâu dài.

Theo ông tiến sĩ này thì khi xưa, trời nắng ẩm nên khó bảo quản các vật liệu để làm bia do đó có sự thay đổi vị của bia tùy theo ngày tháng sản xuất nên hương vị thay đổi tùy thời tiết. 

Tấm ảnh này do người Mỹ chụp tại Sàigòn ngay khách sạn Caravelle

Dạo ấy các lon bia của Hoa Kỳ nhập vào Việt Nam cho quân đội mỹ chưa có đồ mở như bây giờ. Dạo ấy phải dùng đồ mở chai mà lính mỹ gọi là “church Key”. Nói chung thì bia Việt Nam có nhiều chất cồn hơn bia mỹ. Bia Việt Nam dùng gạo lên men để tạo chất cồn cho bia 33 và Con Cọp.

Trong thời chiến tranh, quân đội có bán bia và thuốc lá thường được gọi là Quân Tiếp Vụ như Bastos, Capstan,.. cũng do hãng BGI sản xuất nhưng có logo là quân tiếp vụ.

Sau 1975, Hà Nội đổi tên bia 33 thành 333 để xóa dấu tàn tích của chế độ cũ và thực dân. Nghe nói không ngon như trước 75, có lẻ vật liệu xấu. Nay bia này do công ty Heineken mua lại. Hình như Tân Gia Ba có bia COn Cọp (Tiger Beer).

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn