Tại sao đau lưng và chân

Khi xưa, lưng mình hơi bị gù vì ngồi văn phòng vẽ hoài, cũng như ngồi lái xe cả ngày tại cali nhưng dạo này thấy bớt gù thì không hiểu lý do. Chỉ đoán là nhờ tập Đông Phương Hội. Gần đây mình có theo học một lớp về xương cốt thì mới ngộ được ảnh hưởng của nội công Hồng Gia trong cơ thể nhất là khi về già. Ngày nay, mình cảm thấy khoẻ hơn khi xưa, trước khi tập Đông Phương Hội.

Ông bác sĩ chỉnh xương của MacKenzie Foundation kể rằng khi xưa ông ta làm Certified trainer, huấn luyện viên chặt $50/ giờ trong các câu lạc bộ thể thao như La Fitness, 24 hours ,… ông cho biết chỉ cần 2 tuần lễ đọc một cuốn sách rồi đi thi là được chứng nhận làm huấn luyện viên, huấn luyện khách hàng tập thể dục. Vào các câu lạc bộ thể thao, thấy mấy người huấn luyện viên, hóa ra họ chỉ đọc 1 cuốn sách rồi đi thi. Đi thi thì dễ À B C khoanh vô hình trung làm hại người trả tiền để họ huấn luyện vì tin tưởng vào chứng chỉ được huấn luyện.

Ông bác sĩ kể là sau một thời gian huấn luyện khách hàng thì họ bị đau nơi lưng và chân tay. Khách hàng cứ than là càng tập càng đau nên Chán Mớ Đời ông ta ghi danh đi học y khoa ngành chỉnh xương tại đại học New York. Ngoài ra ông ta cho biết nhiều người đi tập yoga, thể dục để giúp co giản thân thể nhằm giảm đau vô hình trung lại khiến họ bị nội thương như trường hợp khách hàng ở Gym của ông ta. 


Dạo này thấy đồng chí gái tập trên mạng với ông thầy nào trẻ, kêu môn võ là không truyền cho người ngoài nay vì sức khỏe cộng đồng nên thầy mới truyền giáo, tập vài thế xong thì ông ta kêu liên lạc thầy qua Zalo để mua thuốc uống bổ dương bổ thận gì. Chỉ thiên hạ tập để bán thuốc.


Khi về già chúng ta đều cần có cơ thắt lưng khỏe. Mình hay thấy người lớn tuổi đi khom khom thân hình tới trước. Thậm chí xương bị dẹp nên thấp người lại hơn xưa như mẹ vợ mình. Khi về già chúng ta bị loãng xương nên từ từ xương bị dẹp. Khi xưa, mấy đứa con đang tuổi lớn, mình hay đo chúng thì khám phá ra buổi sáng thì chúng cao hơn trước khi đi ngủ. Lý do là khi ngủ thì có một chất lõng chan đầy giữa hai khớp xương sống vì nằm khiến xương sống giãn ra nên buổi sáng thức dậy con mình hay chúng ta thường là dài đòn hơn là ban đêm vì cả ngày đi đứng nên chất lõng đó chạy trong các khớp xương.


Có nhiều người than phiền là ngồi ghế xem truyền hình xong đứng dậy thấy đau lưng hay chân. Hiện nay người ta cho biết có trên 30 triệu người Mỹ bị đau lưng. Cứ gặp mấy ông thầy thuốc bắc tàu là kêu thần kinh toạ. Có lần vợ mình trải qua thời kỳ hậu mãn kinh, đi thầy thuốc bắc kêu thần kinh toạ, bắt mua mấy chục than. 


Nhớ có dạo một anh người Mỹ đúng tập tại Đông Phương Hội. Một hôm, anh ta chào Khoa, xin nghỉ một thời gian để đi mổ cái xương sống. Khoa kêu anh ta nằm xuống, dùng Trật Đả để đẩy mấy khớp xương sống vào chỗ cũ khiến anh ta hết đau và khỏi bị mổ. Có anh bạn đánh cù bị trật xương sống, đến nhờ Khoa chữa hết đau. Anh ta kêu đi mấy bác sĩ chỉnh xương cả năm hơn không hết. Hứa sẽ đến tập với vợ rồi trốn luôn.


Qua buổi học, với hình ảnh, giải thích rõ hơn thì mình mới hiểu lý do tập Hồng Gia La PHù Sơn rất quan trọng để giúp gân cốt của vùng bụng và chân mình luôn luôn mạnh để tránh những trường hợp bị trật xương. Hệ thống dầy chằng, gân cốt lâu năm không hoạt động sẽ bị khô cứng như đồ mình để ngoài trời lâu ngày không sử dụng sẽ bị rét rỉ.


Cách đây mấy năm, mình leo núi Yosemite, chạy tránh suối nước đang đỗ xuống nên trợt ngã. May là chỉ nức một chút xương ống. Nếu xương mình mềm, xốp là có thể gãy chân luôn. Người ta khuyên người già nên uống sữa để có calcium. Vấn đề là sữa có chất acid rất nhiều nên cơ thể tự động rút calcium trong xương để bảo hòa PH cơ thể nên bù trớt. Mình có giải thích vụ này khi đọc cuốn sách của một bác sĩ người Nhật có phòng mạch tại Hoa Kỳ và tại Nhật Bản. Ông ta cho biết khi xưa người Nhật không bị chứng bệnh này nhưng người Nhật sang ở tại Hoa Kỳ thì lâu năm bị loãng xương, ông ta khuyên không nên uống sữa. Các công ty bán sữa đều quảng cáo uống sữa để có calcium.

Hệ thống xung quanh bộ xương chậu, mông của mình rất quan trọng. Nếu bị lộn xộn là hết đi đứng ngồi.


Khi về già chúng ta đều cần một cốt lõi (core) mạnh mẽ, cân bằng và có cơ thắt lưng (psoas) dài và khỏe. Hai yếu tố này đều quan trọng như nhau nhưng chúng thường cản trở nhau trong việc giúp cơ thể hoạt động tốt. Thân trên được chia làm hai phần, nửa trên là tim và phổi, nửa dưới là cơ quan tiêu hóa. Ở phía trên, chúng ta có lồng ngực bao bọc các cơ quan quan trọng này khỏi bị tổn thương và ở phía dưới là ruột, dạ dày, gan và những cơ quan tương tự sống trong một hộp cơ bắp.


Phần trên và dưới của hộp này là cơ hoành, cơ hô hấp chính của chúng ta và cơ nâng hậu môn. Hai cơ này thực sự có mục đích phối hợp với nhau. Cơ psoas chính nằm ở mặt sau của hộp cơ bắp và cơ bụng thẳng, cơ ngồi lên của chúng ta, nằm ở mặt trước của hộp.


Giữa bốn cơ bắp này, đường ruột treo trong một cái túi ở cột sống. Những bộ phận này cần có không gian để xê dịch và tự do hoàn thành chức năng của mình. Nếu không gian của chiếc hộp mà chúng sống bị thu hẹp, chúng sẽ không thể hoạt động hiệu quả và quá trình tiêu hóa, cùng với các chức năng khác, sẽ bị ảnh hưởng đó.


Theo hình này thì cho thấy nếu cái bụng bự sẽ làm hai cái gân chính bị kéo giãn ra nhất là bị căng, sẽ làm đau lưng về lâu về dài. Khi mình làm giảm 20 cân anh thì thân thể trở lại trạng thái hình đầu tiên. 


Bụng bự

Đa số về già chúng ta thường thấy có cái bụng to, nhất là những ai ăn nhiều uống nhiều. Các huấn luyện viên thể dục thường cho những người có bụng tập hít đất hay đứng lên ngồi xuống. Theo ông bác sĩ cho biết là mối quan hệ giữa cơ bụng ngang và cơ bụng thẳng rất quan trọng. Phải có sự săn chắc ở cơ bụng ngang trước khi thực hiện các bài tập về cơ bụng thẳng. Cơ psoas lớn kéo dài xuống bắt xương chậu và cơ bụng thẳng chạy thẳng xuống theo một đường thẳng từ lồng xương sườn đến xương mu.


Nếu trường hợp đó xảy ra và cơ bụng ngang săn chắc thì cơ thể chúng ta cho phép thực hiện động tác gập bụng để cố gắng mang lại sự cân bằng cho phần trước và sau của cơ thể. Mình nhớ sau khi theo chế độ vô thất gián đoạn, thì cái bụng xẹp xuống và mất độ 20 cân anh thì cơ thể nhẹ nhỏm, đi đứng rất nhẹ nhàng. Có thể nhờ vậy mà cái lưng của mình bớt gù vì không bị sức nặng của cái bụng béo phì kéo xuống.


Nhưng nếu cơ psoas bị căng thì sao?

Ta thường thấy một người có vẻ ngoài gầy gò, cơ thể ít mỡ nhưng lại có cái bụng phệ nhô ra phía trên eo. Họ giải thích là dấu hiệu cho thấy cơ thắt lưng lớn bị kéo về phía trước từ phía sau xương chậu - khi cơ thắt lưng bị căng bị kéo về phía trước cơ thể, các cơ quan không có nơi nào để đi ngoại trừ về phía trước và cơ bụng thẳng đi theo với cái bụng phì.

Vấn đề là nhiều người, vì nhiều lý do, nghĩ rằng việc rèn luyện cơ thể chính là liều thuốc giải độc cho chứng đau lưng. Như ông bác sĩ giải thích khi ông ta làm huấn luyện viên thể dục, cứ bắt khách hàng tập đứng lên đứng xuống, gập bụng lại để làm tiêu mỡ, hay giảm đau. Nhưng lại khiến họ đau lưng và chân tay thêm.

Điều đó là đúng trên lý thuyết nhưng nếu cơ thắt lưng bị căng và người tập phải đứng dậy nhiều lần, rút ​​ngắn khoảng cách giữa xương chậu và lồng ngực, thì người tập đang hạn chế lượng không gian trong hộp nội tạng. Khi cơ thắt lưng căng sẽ đẩy các cơ quan về phía trước và cơ bụng thẳng đẩy chúng về phía sau sẽ không giúp được cơ thể tốt được.


Người ở tư thế này có thể sẽ có bụng cứng hơn là mềm do áp lực lên bụng. Trình tự công việc nên là thả lỏng cơ thắt lưng, làm săn chắc cơ bụng ngang của chúng ta và sau đó tập cơ bụng thẳng theo độ dài mong muốn. Nhiều thứ rất quan trọng đối với cơ thể chúng ta đòi hỏi phải hiểu được điều gì đang xảy ra trong các cấu trúc bên trong.


Qua lớp này thì mình bắt đầu hiểu lý do nên tập nội công của môn phái Hồng Gia La Phù Sơn. Đại loại khi xưa học vạn vật thì được biết cơ thể của mình gồm bộ xương, nối kết với nhau bởi các cơ bắp, dây chằng, gân,.. giúp cơ thể hoạt động đi đứng, ngồi, nằm,… cái lưng của cơ thể rất quan trọng vì nếu lưng yếu thì sẽ không đứng vững, khó có thể di chuyển, hay hoạt động tay chân.


Gần đây mình trải nghiệm khi tập Hồng Gia La pHù sơn, lực của cơ thể toả khắp toàn thân, từ đầu đến chân. Các cơ bắp và gân cốt đều bện với nhau cùng một lúc với hơi thở, tạo thành một khối lực. Tại sao chúng ta có thể nhất một cái thùng, một khối hay quăng một trái banh, nhờ lực nhưng khi yếu khi thì mạnh tuỳ theo vị trí bộ xương cơ thể trong lúc đó,…


Theo hình này chúng ta thấy xương sống, ở giữa hai phần xương thì có dây chằng và hệ thống thần kinh cùng với cơ bắp giúp xương sống đứng vững.


Các hình này cho thấy dây chằng, gân và dây thần kinh bám theo cấu trúc của xương sống giúp xương sống mạnh, mới khiên đồ, đi bộ được,… nếu một trong những thứ này bị lộn xộn sẽ khiến chúng ta đau.

Một góc nhìn khác về đĩa đệm khiến bị đau thần kinh toạ.

Hình ảnh cho thấy lưng thẳng và lưng về già thường hay ngoằng ngoèo vì ngồi lâu, làm việc tại văn phòng, ngồi không đúng nên hay bị nghiêng. Xương sống như vậy về già dễ bị đau lắm vì các dây chằng và dây thần kinh bị chấn bởi các khớp xương. Xem giải thích phần dưới 
Đây là hình hình ảnh khi hai đốt xương sống bị hở vì nghiêng tới trước hay ngã về phía sau.
Đây là hình cắt ngang của đốt xương sống qua 4 thời kỳ 
Hình này thấy rõ nhất bị cắt ngang xương sống và dây chằng và phần thần kinh nằm ở giữa hai phần xương
Chấm đỏ là khi các đốt xương bị trật sẽ khiến chất nằm giữa hai đốt xương sẽ bị áp lực va chạy ra ngoài.
Hình cắt của xương sống cho thấy xương khi tốt và khi bị hư hại theo thời gian 
Hình này cho thấy thoái vị đĩa đệm và hình thứ 2 cho thấy khi xương ngã về phía trước hay về phía sau 
Lưng cúi về phía trước và ngã về phía sau để thấy cái đĩa đệm
Khi đĩa đệm bị trật thì các dây chằng hay thần kinh (màu đỏ) sẽ bị ép khiến chúng ta đau đớn.
Hình cho thấy là chỗ nào của chân sẽ bị đau và bị tê
Hình vẽ cho thấy các đốt xương 5, L4, L3 đưa đến bị đau chân. Nhớ có lần coi ông thầy chữa bệnh trên mạng. Ông ta kêu đau chân trái thì đè đầu chân phải để chữa ngay chỗ đó hay đau chân thì đè chữa trên đầu. Mình hay thấy các hình ảnh của người Tàu vẽ các bàn tay hay bàn chân nói chỗ này là trên đầu gì đó. Nên đau chân, ông thầy cứ đề đầu xuống day bên trái bên phải. Chán Mớ Đời 
Đây là vị thế ngồi sai và đúng khi lái xe hay làm việc. Thật ra nếu chúng ta ngồi với tư thế cái mông cao hơn đầu gối thì tốt nếu không thì vẫn đau.  

Tóm tắc là khi làm việc tại văn phòng, lái xe, chúng ta ngồi hoài từ năm này qua năm nọ khiến xương sống không thẳng mà bị xiên, cong. Khi các đĩa đệm xương sống thay đổi sẽ vị trí, khiến các phần đệm giữa hai đốt xương sẽ bị áp lực và bị dẹp xuống khiến một phần bị ép chạy ra ngoài. Nếu không may, gặp các dây chằng hay hệ thần kinh, sẽ ép vào các dây này vô hình trung sẽ tạo áp lực trên hệ thần kinh chúng ta đau.


Hệ thần kinh không phải chỉ nơi lưng mà có thể ảnh hưởng đến tới chân tay, giúp chân tay cử động nên sẽ khiến cho chúng ta đau nơi chân hay tay và những điểm khác. Qua lớp cơ bản về xương sống và những nguyên nhân về đau đớn khi về già khiến mình nhớ đến những lợi ích tập Hồng Gia La pHù Sơn. 




Các hình vẽ trên cho thấy cơ bắp, gân xương và dây chằng tạo thành một cấu trúc chắc chắn, giúp đi bộ, chạy, đứng lên đứng xuống. Hôm qua leo núi, bổng nhiên cảm nhận cái phần Sartorius bị rút khá đau.


16 năm về trước, mình đau chân, đau đầu gối, leo lên cầu thang rất khó nhọc. Sau khi tập Hồng Gia La pHù Sơn một thời gian thì hết hẳn. Chỉ biết tập nay mới ngộ lý do các đơn nội công nhất là các thế đứng tập đã giúp các dây chằng, dây thần kinh được bện, kéo cái lưng trở về vị trí cũ.


Khoa có học môn Trật đả nên khi các đốt xương sống bị trật ra ngoài khiến đau lưng hay chân, Khoa có thể xoa dầu nóng ở vùng đốt xương bị lệch và dùng nội lực đẩy đốt xương lại vị trí cũ. Mình có thử một lần với người em rể, nghe cái cụp và anh ta bớt đau sau đó. Đồng chí gái thì nằm vạ, cứ bắt cạo gió hoài. Chán Mớ Đời 


Khi đứng tấn để kéo nội công thì hai chân bị khoá từ hai bàn chân lên tới xương cụt và từ đó dẫn lên tới cổ. Khi kéo nội công thì các phần thân thể cơ bắp đều được bện với nhau, co giản, mát xa nội tạng. Dạo này Khoa chỉ mình cách tập nhiệt thân pháp và để ý hơi thở khi kéo nội công thì thất kinh vì hơi thở cùng cơ thế đi chung một lúc thì toàn thân, các dây chằng, các dây thần kinh cơ bắp sẽ cử động nhịp nhàng theo hơi thở, khi hít vào và khi thở ra. Hơi thở lưng lưng nơi bụng khó tả lắm cảm thấy thoải mái hơn trước đây khi kéo đơn nội công. Cứ như muốn gồng mà khi Khoa chận tay lại thì bị gãy lực. 


Có điểm quan trọng sau khi kéo nội công thì cần phải xả các gân cốt. Lý do giúp đàn hồi lại sau 1 tiếng đồng hồ tập luyện, xoắn các cơ bắp và gân cốt. Do đó rất quan trọng là phải xả tấn, xả tay chân nếu không về lâu về dài có thể đưa đến những điều không hay.


Nay thì ngộ được phần hơi thở, nếu không mài hơi thở thì sẽ bị ngưng và lực mất ngay lúc ấy. Hệ thống thần kinh, dây chằng bao bọc cả bộ xương cần được co giãn vì nếu không hoạt động thì lâu ngày sẽ cứng, như vật dụng bị rét rỉ lâu năm.


Nói cho ngay, tập trên 16 năm, mình mới có chút kinh nghiệm, nhận thức được những thay đổi trong cơ thể. Có một anh đọc bài của mình, đến tập tuần vừa rồi. Nghe anh ta kể là mới gắn stent cách đâu 2 tuần.  Có trải nghiệm thì mới hiểu còn nghe mình ghi lại nữa gì mình cảm nhận thì Chán Mớ Đời.


Dạo này mình cảm nhận được hơi thở bằng bụng khi ngủ, rất vui nhưng ngủ ngay liền. Đây là cách tập thở để ngủ liền thay vì thức nghĩ ngợi mông lung. Hơi thở bằng bụng cảm nhận được khi kéo nội công và khi đi bộ nhưng chưa thuần thục lắm, hay bị đứt đoản, không như khi nằm một chỗ trên giường.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 










Kể chuyện tếu qua ngoại ngữ

Sáng nay đến phiên mình làm Joke Master, người kể chuyện vui tại hội Toastmasters. Buổi họp lúc nào cũng khởi đầu với lời cầu nguyện Chúa Toàn Năng và lời tuyên thệ trung thành với lá cờ Hoa Kỳ, do một người được chỉ định. Đa số các hội viên đều theo đạo thiên chúa giáo, ngoại trừ 1 bà theo Do Thái Giáo. Khi nào đến phiên mình, thay vì cầu nguyện thiên chúa, mình đọc một câu lời hay ý đẹp nào của một triết gia, hay thi sĩ, nhà văn để mọi người cùng suy nghĩ.
Sau đó đến phần người kể chuyện vui (Joke master). Thật ra kể chuyện vui trước đám đông rất khó ngay cả người Mỹ vì làm sao để các hội viên hiểu câu chuyện. Chuyện vui khiến buổi họp vui vẻ thân mật hơn. Lúc đầu mình kể chuyện vui của người Pháp hay đức mà mình nghe bên Âu châu thì không có thằng mỹ nào cười. Cho thấy tuỳ văn hoá, có câu chuyện khiến người Pháp cười mà người Mỹ khó hiểu vì không cùng văn hoá, địa lý với người Pháp. 

Khi kể chuyện cười, phải để ý về những người nghe. Nếu họ là dân ngoan đạo, thì đừng bao giờ kể chuyện tếu về tôn giáo. Mấy bà gốc Huế thì thích nghe chuyện dê. Mấy bà bắc thì thích chuyện dâm. Người nam thì mình ít quen nên không rõ lắm.


Khi mình sang pháp thì lúc đầu, tây đầm kể chuyện tếu lâm thì mình như bò đội nón chả hiểu gì cả. Dần dần qua vài năm tháng mới thấm nhuần được cái tính hài hước của người Pháp. Thường họ hay chọc quê dân Bỉ và đức. Còn người Anh quốc hay chọc quê người Ái Nhỉ Lan và Tô Cách Lan. Mình ở tây lâu nhất nên thấy người Pháp rất kỳ thị, chọc quê đủ loại dân. Có dạo một tên tây hình như tên Pierre Péchin, hay giả giọng người ả rập để chọc quê khiến tây đầm cười, chiều nào cũng mở đài radio để nghe tên này. Tên này có câu cuối cùng là “tu bouffes ou tu bouffes pas, tu crèves quand même.” Hình như người ả rập tìm cách đánh ông ta. Nếu mình không lầm là mỗi chiều ông ta nhận điện thoại trên đài Europe 1 với câu chuyện La cigale et la fourmi, câu chuyện ngụ ngôn của La Fontaine, mà khi xưa, học với ông tây bà đầm.


Con ve thì suốt mùa hè, hát hò trong khi con kiến thì cứ làm việc, đi tha thức ăn về đầy tổ. Mùa đông đến thì con ve đói, mới bò lại tổ con kiến xin ăn. Con kiến không cho đuổi đi khiến con ve đói và chết. Trong khi đó con kiến có đủ thứ để ăn, nên đem đồ ăn ra ăn ngày chưa đủ tranh thủ ăn đêm rồi bội thực lăn đùng ra chết. Ông Péchin này kêu “tu bouffes ou tu bouffes pas, tu crèves quand même”, nghĩa là ăn hay không ăn cũng chết. Ông ta giả giọng người ả rập mà tây đầm khi xưa gọi là “bougnoules” nay thì ”beurs”.

Để ai không hiểu tiếng pháp, đây là một anh cải trang thành phụ nữ đi tè

Điển hình mình kể chuyện về một người bạn do thái, hè được bố mẹ gửi về DO Thái vào dịp nghỉ hè để làm việc từ thiện trong các kibutz. Một hôm, bà mẹ chạy lại nhà, gõ cửa hỏi có tin tức gì con trai bà ta. mình nói là anh ta gửi một bưu thiếp, kể là đã trở về đạo Thiên Chúa Giáo. Bà mẹ nghe vậy, khóc quá cỡ thợ mộc, chạy lại synagogue hỏi ông Rabbi, cố đạo do thái giáo. Ông Rabbi nghe bà ta kể là gửi con trai về Jerusalem, thì anh ta trở vào đạo Thiên CHúa giáo. Ông Rabbi nghe vậy thì kêu “ủa! Con trai tôi cũng vậy”, cả hai cùng cầu nguyện thượng đế. Sau một hồi thì thượng đế xuất hiện, hỏi chuyện gì thì cả hai kể là gửi con trai về thành Jerusalem thì chúng vào đạo thiên chúa giáo. Thượng đế nghe vậy thì cũng ngạc nhiên “ủa! Con trai của hai vị cũng vào đạo thiên chúa giáo”. Người pháp hay Ý Đại Lợi đều hiểu câu chuyện này vì thượng đế gửi người con do thái đến thành Jerusalem và ông ấy đã lập ra Thiên Chúa giáo nhưng không hiểu lý do nào người Mỹ không cười dù họ theo thiên chúa giáo cũng có thể vì mình kể không đúng theo cách giúp người Mỹ hiểu câu chuyện.


Sáng nay, mình kể câu chuyện về một đoàn du khách viếng thăm vườn nuôi cá sấu ở Florida. Họ cho đoàn du khách lên chiếc phà chạy ra xa để xem mấy con cá sấu bơi lội tung tăng trên hồ. Bổng nhiên ông chủ vườn cá sấu tuyên bố, ai nhảy xuống hồ, bơi vào bờ mà sống sót, ông ta sẽ thưởng 1 triệu đô. Cả đám nhìn nhau, không ai nhúc nhích bổng nhiên có một ông nhảy xuống và cố bơi cho nhanh trong khi mấy con cá sấu ào ào lội theo sau để táp ông ta. May mắn ông ta lên đến bờ. Ông chủ giữ đúng lời hứa trao giải thưởng 1 triệu. Phóng viên nghe tin chạy đến, chụp hình phỏng vấn đài truyền hình. Hỏi động cơ nào đã khiến ông liều mình nhảy xuống bơi đua với cá sấu để nhận giải thưởng mà trước đây chưa ai dám làm. Ông ta thành thật nói, tôi đâu có nhảy, ai xô tôi xuống nên bắt buộc phải bơi cố mà sống. Khi xem hình, người ta thấy bà vợ đứng bên cạnh mỉm cười. Cho thấy sau lưng một người đàn ông thành đạt là có một phụ nữ đẩy phía sau. Hôm nay bà rá, có lẻ mình quen đứng trước thiên hạ nên chậm rãi, lên giọng xuống giọng và biết ngừng, nhìn thiên hạ nên ai nấy cũng cười té lửa.

Ngày xưa, hàng tuần mình đọc Hara Kiri cho những bác không đọc được tiếng pháp. Hình của một ông tây ngồi ngoài vườn, kêu bà vợ đang hát Karaoke trong nhà nên ông ta phải ra ngoài cả sợ hàng xóm kêu ông ta bạo hành mụ vợ.

Chuyện tếu lâm việt ngữ thì mình có nhiều lắm. Chuyện H.O., chuyện vượt biên, chuyện bộ đội,… chuyện bắc kỳ, chuyện người quảng, chuyện người Huế. Đủ trò. Mụ vợ thích nghe lắm để khi đi gặp bạn của mụ, mụ kể. Nhiều khi đang kể, mụ quên, phải hỏi mình răn sao nữa. Chán Mớ Đời 


Kể chuyện tếu lâm, khá vui giúp các buổi họp mặt phấn khởi hơn nhưng phải biết cách kể nếu không chả ai cười. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 






Thảm sát trong chiến tranh


Sáng nay, tại hội Toastmasters, có ông Mỹ đọc diễn văn với tựa đề “cuộc thảm sát”. Ông ta nhắc đến cuộc thảm sát Mỹ Lai, do lính mỹ gây ra rồi tự hỏi cuộc chiến hiện nay tại Gaza gây nên biết bao nhiêu người vô tội chết oan.

Mình rất ngạc nhiên khi nghe người Mỹ nói đến vụ thảm sát Mỹ Lai. Cho thấy vụ này đã gây chấn động dân chúng Hoa Kỳ và thế giới khi cuộc chiến đang ở cao điểm khốc liệt sau cuộc tổng công kích Mậu Thân của Việt Cộng. Lính mỹ tham trận tại Việt Nam, trở về bị người Mỹ bôi nhọ là kẻ giết con nít qua hình ảnh Mỹ Lai và người Mỹ muốn quên đi cuộc chiến này. Ít ai muốn nhắc đến vì không muốn khoét lại vết thương lòng. Hôm nay, ông cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ, Henry Kissinger qua đời. Người mà người Việt chúng ta xem là kẻ đã đưa kế hoạch bỏ rơi về Việt Nam Cộng Hoà.

Vụ thảm sát Mỹ Lai cho chúng ta thấy hai mặt của người Mỹ. Một là bên lính nghe lời cấp chỉ huy ra tay tàn sát các người dân vô tội và một mặt là ông phi công không chấp nhận sự bắn chết vô lý nên ra lệnh cho xạ thủ đại liên trên trực thăng của ông ta đang lái, sẵn sàng bắn chết binh sĩ mỹ đang tham gia cuộc tàn sát mà người Mỹ không bao giờ cảm thấy hãnh diện. Ông phi công này được các vị chỉ huy quân đội mỹ đề nghị được tặng các huy chương của quân đội Hoa Kỳ để bỏ quên, không tố giác với cấp chỉ huy về cuộc thảm sát. Với lương tâm của một người lính, ông ta không chấp nhận và bị đe doạ tính mạng cũng như bị khinh bỉ bởi đồng đội. 


Cuối cùng sau bao nhiêu năm, ông ta được trao huy chương đã can đảm chống, bất chấp các áp lực để nói lên tiếng nói lương tâm của con người. Gần đây, mình có xem một phim tương tự đã xẩy ra tại Á Phủ Hãn, quân đội Hoa Kỳ đã đưa ra toà án quân sự một vị chỉ huy đã ra lệnh binh sĩ ông ta tàn sát các thường dân vô tội. Mình có kể trong bài Pinkville (thành phố màu hồng) về vụ thảm sát Mỹ Lai https://www.muctimsonden.com/2019/08/pinkville.html#more


Ngày nay, người Mỹ bắt đầu xét lại lịch sử đã được dạy ở trường. Chúng ta sẽ trả lời ra sao khi con cháu chúng ta đặt những câu hỏi về các cuộc thảm sát Mỹ Lai với những chi tiết viết bởi kẻ thắng cuộc. Vấn đề là lịch sử do kẻ thắng cuộc viết nên không chính xác đối với lịch sử do người có lương tâm, nhân ái với đồng loại, bất kể chủng tộc. Nên nhớ dạo ấy, Hoa Kỳ chưa có Civil Rights, quyền dân sự, người da đen vẫn còn bị kỳ thị trên pháp luật như không được ngồi chung với người da trắng mà có một số người đã đứng ra bênh vực các thường dân vô tội tại Mỹ Lai. Ông MacCain đã từng gọi người Việt là Gooks.


Mình thường thấy thế hệ đã tham gia vào cuộc chiến chống cuộc xâm lăng của Hà Nội. Ngày nay, ai cũng hiểu hậu quả của cuộc xâm chiếm này đã đưa Việt Nam đến sự kiệt quệ về kinh tế cũng như chính trị khiến hàng triệu người Việt phải bỏ nước ra đi, bất chấp cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. Theo cao uỷ tỵ nạn liên hiệp quốc, họ ước định 50% người Việt vượt biển đã bỏ thân xác trên biển, chỉ có 50% là đến được bến bờ tự do. Ông nGuyễn NGọc Ngạn có kể chuyện vượt biển của gia đình ông ta.

Khi con em chúng ta học lịch sử hay xem phim, đọc sách về chiến tranh Việt Nam. Thường các nhà xuất bản chỉ muốn bán những sách nào gây chấn động dư luận như vụ Thảm sát Mỹ Lai còn những chuyện kể Mậu Thân, Việt Cộng và nằm vùng tàn sát tập thể không biết bao nhiêu người dân vô tội với những nấm mồ tập thể khiến họ bỏ chạy khi nghe đến Việt Cộng. Như trường hợp đại lộ kinh hoàng khi người dân nghe Việt Cộng đánh chiếm Quảng Trị và Việt Cộng cứ pháo kích trên đại lộ dân chúng chạy khi tin họ đánh chiếm thành phố, chết như rạ. 


Năm 75 khi gia đình mình chạy giặc về Bình Tuy thì Việt Cộng pháo kích trên quốc lộ để giết dân và lính Việt Nam Cộng Hoà được lệnh rút quân. Nghe kể, xe ông cụ đang chở cả gia đình trong khi hai người em đèo xe Honda chạy theo sau thì có một chiếc xe lam, bóp còi qua mặt. Chạy đâu thêm một cây số thì thấy chiếc xe lam bị cộng quân bắn nát, xác người trong xe Lam bay tứ phía. Xem như gia đình này chết thế cho gia đình mình. Mình rùng mình khi nghe kể vì nếu cả gia đình mình bị bắn nát thì chắc mình không bao giờ biết chết ở đâu. Có chị bạn, gia đình chạy di tản, gia đình chia nhau làm hai để chạy rồi phân nữa mất tích, đến ngày nay không biết sống chết ra sao. Chỉ biết đi xem bói, cầu cơ. Chán Mớ Đời 


Các bác giải thích làm sao cho con cháu biết về chính nghĩa của Việt Nam Cộng Hoà. Mình thấy thế hệ đi trước, cứ nghe đến Việt Cộng là họ cứ kêu tụi bây không biết, hiểu gì về Việt Cộng. Nhưng tuyệt nhiên không giải thích được. Lý do chúng ta quen về cảm tính còn người tây phương thiên về suy nghĩ, tranh luận, đưa các chứng cớ để có thể kết luận Việt Cộng là tàn ác. Mình bị vụ này khi mới sang tây, cãi lộn với tây đầm thân Hà Nội. Sau này mình phải tham gia hội Toastmasters để biết cách tranh luận về đề tài nào đó. Thay vì cứ bị cảm tính chi phối. Phải đọc thêm về lịch sử viết bởi người Mỹ để hiểu cách họ nhìn về cuộc chiến rồi đưa ra những chi tiết mình đã chứng kiến 18 năm tại Việt Nam cho họ thấy.


Lính mỹ có cho phóng viên của họ đi theo nên có thể chụp hình như vụ ông nhiếp ảnh gia mỹ đã chụp cảnh ông tướng NGuyễn NGọc Loan, xử tử tên Việt Cộng đã giết nguyên một gia đình mà một người con bị bắn đã sống sót, sau này trở thành tướng của quân đội Hoa Kỳ. Trong khi Việt Cộng đâu cho phóng viên quốc tế đi theo quân đội của họ để tường trình về cuộc chiến. Nếu có toàn là những khúc phim tuyên truyền.

Làm sao chúng ta có thể thắng một cuộc chiến khi thấy xung quanh toàn người dân vô tội rồi chính những 1 trong những đám dân sự, thảy quả lựu đạn hay bắn chết đồng đội của mình. Việt Cộng lấy dân làm vật chắn, họ núp len lỏi trong đám dân, bắt dân nuôi họ nếu không sẽ giết cả nhà, hay bắt người của gia đình đi theo họ. Ở quê, ông cụ mình không chịu theo đám du kích nên họ mò đến nhà ban đêm để giết, may ông cụ trốn được chạy vào nam. Tương tự tại chiến trường Á Phủ Hãn. Do đó binh sĩ không biết đâu là địch , đâu là người dân vô tội. Khi đồng đội bị giết một cách ngây ngô khiến họ điên lên và trong cơn điên khó mà tự chủ được.


Tương tự ngày nay chúng ta thấy Do Thái bắn phá dãy Gaza. Có người lên án nhóm Hamas chui rút trong dân chúng để họ làm bia đỡ đạn. Có người lại bênh vực nhóm Hamas, giết hại người Do Thái đang vui chơi lễ hội là để cảnh báo thế giới về sự vấn nạn Palestine mà thế giới không chú ý đến vì tây phương không ưa chuộng hồi giáo. Ai đúng ai sai? Tùy người theo bên nào. Ai cũng kêu có chính nghĩa. Chỉ có người dân là vô tội, chết oan cho cả hai bên.


Bác nào có câu trả lời thì cho em xin để hôm nào em sẽ đọc diễn văn đáp từ ông mỹ sáng nay về cuộc thảm sát Mỹ Lai và Gaza. Xin cảm ơn trước.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

7 ngày đợi mong


Mình thuộc dạng ngu lâu dốt sớm nên từ bé, đi học được thầy cô, bạn học xem là cực ngu vì mình hay hỏi bậy bạ, không dính dáng đến bài học, thầy cô hay tránh trả lời khi đưa tay lên. Điển hình là tại sao người ta gọi những ngày trong tuần như thứ 2, thứ 3, thứ 4, thứ 5, thứ 6, thứ 7 rồi ngày Chúa Nhật hay Chủ nhật … nên hay bị bạn bè học chung kêu sao mày dốt thế, thậm chí ngày nay gặp lại bạn học xưa, chúng vẫn còn kêu mặt mày sao ngu lâu thế, ngu có truyền thống như đã ghi khắc trong tâm khảm chúng.
Mình thắc mắc, hỏi tại sao người ta gọi thứ 2, 3, 4, 5, 6, 7 mà không bắt đầu bằng Ngày Thứ 1 rồi ngưng ở Ngày Thứ 7 thay vì chơi Chúa Nhật hay Chủ Nhật. Lớn lớn một chút thì bắt đầu phân biệt có người theo đạo Phật như gia đình mình, cũng có nhà theo đạo chúa nên họ gọi Ngày Chủ Nhật, (ngày tự chủ) thành Ngày của Chúa để nhắc họ đi Lễ, cầu nguyện Chúa. Sau này đi kiếm vợ thì gặp cô nào kêu Chúa Nhật là biết ngay em là người có đạo nên tìm cách trốn ngay, nếu không lại nghe giảng mình là đứa con hoang đàng của Chúa, bỏ chúa, phải trở về đạo.


May mình được đi Tây nên hỏi lòng vòng thì thầy giáo hay bạn bè, hình như họ có sự đồng thuận, mình hỏi cái gì, thay vì kêu mình ngu thì họ trả lời nếu biết còn không thì kêu mình kiếm tự điển mà tra, không suy diễn như người Việt, kêu mình là đồ ngu, ăn chi mà ngu rứa. Chán Mớ Đời

Ở với Tây Đầm thì lại khám phá ra là sau cuộc cách mạng máu lửa 14/7/1789, vào năm 1793, các lực lượng cách mạng, đổi cách tính giờ và ngày… nói chung là mình chỉ học về phương diện chính trị của cuộc cách mạng này nhưng về những thay đổi về văn hoá, khoa học thì ít nghe ai nói đến.

Vào viện bảo tàng, thì khám phá người Pháp tính thời gian, thay vì 24 tiếng như ngày nay, họ đổi thành một ngày có 10 tiếng và 10 ngày trong tuần thay vì 7 ngày đợi mong như bài hát nào khi xưa, mình hay nghe mấy cô trong lớp hát e e. Mình chỉ đợi mong 5 ngày đi học chóng qua, cuối tuần đi chơi còn mấy cô này lại hát 7 ngày đợi mong đi học cả tuần nên mình chả hiểu con gà kê gì cả. Lớn lên mới hiểu mấy cô đợi mong thằng bồ dẫn đi ăn quà.

Rồi người Pháp còn chơi một tiếng có đến 100 phút, 1 phút có đến 100 giây đồng hồ khi họ đổi hệ thống Metric. Mình viếng đủ loại viện bảo tàng của Tây vì sinh viên được miễn phí. Vào mùa đông, phòng ô sin của mình không có sưởi, nên cuối tuần cứ phải bò vào mấy viện bảo tàng từ sáng đến đóng cửa để tránh lạnh, thấy mấy cái đồng hồ thời sau cách mạng, đã ngu lâu dốt sớm, lại cảm thấy ngu bền dốt vững như đồng chí gái hay nhìn mình như thầm hỏi: “Mi ăn chi mà ngu rứa?”

Họ giải thích hệ thống giờ 10/100/100: thí dụ làm việc được 70% trong ngày, xem như 7 tiếng thay vì 16 tiếng 48 phút theo kiểu 24/60/60.


Dân tây dạo đó ít học nên tính giờ theo 60 phút 60 giây thì họ như bò đội nón nên các nhà Hàn Lâm đề nghị hoàng đế Napoleon đổi thành hệ thống này như hệ thống hoá về cách tính đo lường các khoảng cách như mét (mètre), cây số (kilométre) hay kí lô (kilogramme), cà ram (gramme), hay lít (litre) cho có vẻ Cartésien hơn. Nông dân có thể bắt chước Descartes kêu “je plante donc j’existe” ngày nay thì “tôi lai chim là tôi hiện hữu”. Chán Mớ Đời
Nhưng chỉ mấy năm sau, là họ đổi ngược lại vì thay đổi giờ giấc kiểu mới, làm đồng hồ mới tốn tiền. Cứ mỗi năm các xứ tây phương đổi giờ mùa đông, mùa hạ là cha con chửi bới nên Âu châu mới bỏ vụ đổi giờ bắt đầu năm tới. Cơ thể con người cần được ngủ 8 tiếng hay 1/3 thời gian của mỗi ngày. Họ chia 3.3 tiếng đồng hồ của thời Napoleon thì làm sao ai canh cho đúng.

Cùng có thể bác sĩ quen đếm nhịp tim đập nay bảo họ đếm cách khác thì chỉ có điên mà thôi. Thay vì 120 nhịp mỗi phút nay lại bác sĩ đếm 120 nhịp cho 100 giây đồng hồ. Đang đếm phải xem đồng hồ chỉ 100 giây hay mỗi giây là 1.2 nhịp thì bác sĩ tổn thọ trước khi chữa bệnh cho bệnh nhân. Nhiều khi quen với một hệ thống , chúng ta lại sống theo lối đếm này cũng quen. Tương tự khi mình sang làm việc tại Anh quốc, dân ở đây tuy sử dụng hệ thống metric nhưng khi giao tiếp họ vẫn quen sử dụng hệ thống Imperial như gọi “half Pint” khi vào Pub uống bia,….khiến mình cũng lộn xộn đến khi sang Hoa Kỳ thì từ từ mới quen.

Họ vẫn giữ hệ thống đo lường theo hệ số 100 (metric system) như kilo, mét, hectare,… để làm khác đi với hệ thống đo lường của Anh Quốc mà người Mỹ hay gọi và còn sử dụng đến ngày nay “Imperial system”. Khi mình qua mỹ thì họ có nói sẽ sử dụng hệ thống metric trong vài năm tới mà khắp nơi thế giới dùng nhưng mấy chục năm rồi vẫn vậy. Thật ra đổi hệ thống sẽ mất rất nhiều tiền. Điển hình, xe bị hư phải thay phụ kiện. Xe cũ theo hệ thống imperial mà chỉ bán đồ theo hệ thống metric là ngọng. Cửa nhà hư mà đi thay thì tìm đâu ra với hệ thống metric. 

Tương tự, khi xưa người ta chạy xe hay cởi ngựa bên trái vì người ta thuận tay phải nên đeo kiếm bên trái, dễ rút kiếm bằng tay phải nếu bị tấn công bất thình lình. Xem xi nê, nếu để ý thì các hiệp sĩ đạo đều đi bên trái. Ông thần Napoleon lại thuận tay trái nên bắt binh lính đi duyệt binh phải, từ đó người ta lái xe bên tay phải trong khi ở Anh Quốc, xứ Phù Tang,… vẫn còn đi bên trái như mấy trăm năm về trước.

Trở lại vụ ngày thứ tự trong tuần. Mình có cái tật là đột suất nhớ cái gì thì viết cái đó nên chạy lòng vòng. Mình khám phá lý do người ta gọi Ngày thứ 2 là vì Ngày Chủ Nhật hay Chúa Nhật được xem là Ngày thứ nhất trong tuần. Vấn đề là tại sao ngày chủ nhật là ngày thứ nhất.

Cái này phải lội ngược về lịch sử của Trung Á, mấy thiên niên kỷ trước mà khi xưa lúc học về lịch sử, mấy ông tây bà đầm làm mình điên điên về Asiemineure, với các thành phố Babylon, dân Assyrie,… họ chỉ nói khống khống, chả có hình ảnh gì cả, ngoài cái bản đồ. Sau này sang Tây mới học lại lịch sử nghệ thuật thì mới hiểu con gà tồ. Năm nay được đi chơi mấy vùng này nên mới giác ngộ cách mạng những gì ông tây bà đầm khi xưa giảng.

Nền văn minh Babylon được xem là cao nhất thời ấy. Mình có kể vụ này rồi khi họ bắt người Do Thái đem về xứ họ làm nô lệ, nên Do Thái Giáo chịu nhiều ảnh hưởng của nền văn minh này như Đại Hồng Thuỷ của Noah, tương tự trong Epic of Gilgamesh, hay ngày nghỉ của Do Thái là ngày Sabbath, sử dụng hệ thống 7 ngày trong tuần đưa đến Cựu Ước kể về Thượng Đế Toàn Năng thành lập thế giới trong 6 ngày thêm một ngày để nghỉ vì không biết dùng ngày còn lại để làm chuyện gì … cho thấy các sử gia hay mấy ông cố đạo, chỉ quy nạp rồi suy diễn nhưng chưa có thực nghiệm nên cứ khi kẹt là ngưng, chế đại ra câu trả lời. Con chiên lại tin như thần.

Họ đã biết đọc thiên văn trước mấy ông tàu, tìm được 7 cái sao trên trời: Sun (mặt trời), Mercury, Venus, Moon (mặt trăng), Mars, Jupiter và Saturn. Do đó người ta đoán là nền văn minh này sử dụng hệ thống 7 ngày cho chu kỳ của một tuần lễ dựa theo 7 ngôi sao của ngành thiên văn học của họ. Có mấy ông thần tin Kinh Dịch, Âm Dương Ngũ Hành nên gượng ghép cho là ngoài mặt trời và mặt trăng, 5 ngôi sao kia tượng trưng cho ngũ hành, để chứng minh văn minh của Tàu là siêu việt. Cứ suy diễn nhưng không kiểm chứng nên người Tây Phương không ai tin. Trong khi đó nền văn minh Aztec ở Mễ Tây Cơ thì tính đến 13 ngày một chu kỳ cho mỗi tuần, giờ giấc cũng khác. Khi nào rảnh kể tiếp vụ này. Mỗi lần chặt cây trong vườn, ông thợ gốc Guatemala nói đợi đến ngày rằm mới chặt chúng, sẽ giúp cây mọc lại khỏe mạnh nên mình đánh chìu theo. 

Gần đây âu châu người ta phải xét lại định nghĩa của một kí lô gram vì nghe nói hơi sai biệt sức nặng mà người ta sử dụng từ thời Napoleon đến độ một hạt bụi.

Cứ theo thánh kinh thì người sinh sống trong nền văn minh Hy-La sử dụng một tuần 7 ngày đến khi ông hoàng đế Constantin của đế chế La Mã, trở về đạo Thiên Chúa Giáo. Năm 321 sau Chúa Giáng Sinh, ông hoàng đế này ban lệnh ngày chủ nhật là ngày đầu tiên trong tuần còn ngày thứ 7 là ngày nghỉ Sabbath như người Do Thái thường dùng từ mấy ngàn năm nay.

 Lí do là ngày ông Giê Su sống lại, sau 3 ngày đã tắt thở, khởi đầu cho một tương lai mới, một tuần lễ mới. Người La Mã dùng tên các thần linh của họ để đặt tên cho mỗi ngày. Từ anh ngữ cho những ngày dựa vào các cỗ ngữ của Anh Quốc, chịu nhiều ảnh hưởng của người Bắc Âu và Đức quốc, bị ảnh hưởng của La Mã.


Ngày thứ 1: Sunday là ngay của thần Mặt Trời đến từ Sunnandæg đến từ cụm từ la tinh dies Solis hay Thần Mặt Trời. Các xứ la tinh thì gọi là Dies dominicus, ngày của Chúa , Tây gọi là Dimanche, Jour du Seigneur, để nhớ đến ngày Chúa Giê Su sống lại mà người ta tưởng niệm hàng năm qua ngày Phục Sinh.

Ngày thứ 2: Monday được xem là ngày của Thần Mặt Trăng, là em của Thần Mặt Trời (Moon God hay Mōnandæg). Theo tiếng La Tinh thì Mặt trăng là Lunae. Tây gọi là Lundi (Lun từ Lune, mặt trăng và di là ngày)

Ngày Thứ 3: Tuesday, được mang tên theo một Thần của người Bắc Âu tên Týr. Tiếng La Tinh gọi ngày thứ 3 là dies Martis, theo thần Chiến Tranh, Mars. Tây gọi là Mardi (Mar là Mars, di là ngày)

Ngày thứ 4: Wednesday đến từ tiếng anh cổ điển Wōdnesdæg, tên của thần Odin của người bắc Âu, đến từ tiếng la tinh dies Mercurii, đến từ thần Mercury, tây gọi là Mercredi (Mercure và Di).


Ngày thứ 5: Thursday đến từ Þūnresdæg or Thunor , thần Thor . Tiếng La Tinh là dies Iovis, nhưng chữ I trong hy lạp lại trở thành “j” trong anh ngữ như thần Jupiter. Tây gọi là Jeudi.


Ngày thứ 6: Friday hay Frīgedæg khi xưa, gọi theo bà vợ của thần Odin, tên Frigg, tượng trưng cho cái đẹp,tình yêu và sinh sản mà tiếng La tinh gọi là Venus, la tinh gọi là dies Veneris và tây gọi là Vendredi.


Ngày thứ 7: Saturday or Sæturnesdæg có tên la tinh là dies Saturni gọi theo thần La mã Saturn. 

 

Ngày nay có nhiều nước ở miền nam âu châu như Tây Ban Nha gọi ngày thứ 7 là Sabado, có nguồn gốc từ Sabbath, cũng là ngày mà người Do Thái gọi là ngày nghỉ, tương tự tiếng Ả Rập Yaum as-sabt , cũng gọi tương tự là ngày nghỉ. Người Do Thái bị đuổi ra khỏi xứ họ thì có hai nhánh, một theo hướng Bắc lên Đông Âu, Nga Sô còn nhánh kia thì theo về phía Tây Ban Nha, nơi co người Do Thái cự ngụ rất đông đến khi bà hoàng hậu Isabella tống người Maure và Do Thái ra khỏi nước họ nếu không chịu trở về đạo như mình.


Đến năm 1988, hiệp hội chi ở Âu châu quyết định ngày thứ 2 là ngày đầu tuần.

Hồi nhỏ nghe bà cụ nói về giờ Ta, có 12 tiếng nhưng mỗi giờ lại là 2 tiếng của người Tây Phương, lại làm mình khư khư khó hiểu nên lại tìm tài liệu đọc. Lần sau kể tiếp.

Nói chung những cái thắc mắc hồi bé khiến mình hay bị lộn xộn đầu óc. Lớn lên từ từ đi kiếm sách báo đọc để tự giải mã các câu hỏi vớ vẩn. Chán Mớ Đời


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn