Hình ảnh Đàlạt xưa #8

 Tuần này mình tải mấy tấm ảnh cũ của khu phố người Việt đầu tiên tại Đàlạt ở ngay hồ Xuân Hương ngày nay. Sau cơn bão năm 1932, khiến cái đập của hồ Lớn (Grand Lac) bị vỡ và làm thiệt mạng 15 người Việt, nên người Pháp cho dời khu phố người Việt lên khu Hoà Bình ngày nay.



Khi người Pháp muốn thành lập Đàlạt thành trung tâm nghỉ dưỡng cho người Pháp tại Đông Dương thì họ làm cái đập ngay chỗ ngã 5 khách sạn Palace, biến thành một hồ lớn mà họ gọi là Grand Lac, dành riêng cho người Pháp và người âu châu sử dụng. Khu vực dành cho người Pháp là trên các vùng đồi như khách sạn Palace, chạy dài suốt đường Trần Hưng Đạo đến Hùng Vương về phía Cam Ly, đường Pasteur,....

Tấm ảnh này cho thấy cái đập, vừa là con đường chạy từ ngã 5, chỗ cây xăng Esso khu xưa, chạy qua hồ Xuân Hương, đến bùng binh Đinh Tiên Hoàng. Có một khúc để nước thông qua khi họ xả đập,.. phía gần bùng binh Đinh Tiên Hoàng. Lúc này ta thấy Thuỷ Tạ chưa được xây cất. Sau này, họ phá cái đập đi thì mới xây trung tâm thể thao thuỷ tạ. Hồ này, người Pháp gọi là HỒ Lớn (Grand Lac).

Cận cảnh cho thấy rõ hơn Thuỷ Tạ chưa được xây và con đường cùng cái đập của hồ Lớn chạy qua bên kia hồ. Khi họ làm ốc đảo Thủy Tạ thì nước lũ chảy mạnh chảy về khu vực này mạnh, phần đất bồi đã bị dẹp bỏ nên rất yếu khiến cái đập bị vỡ làm ngập phần hồ nhỏ (petit lạc) ở khu vực người Việt sinh sống làm chết 15 người nên người Pháp phải phá vỡ cái đập này dời về cầu Ông Đạo, nới rộng hồ ra. 

Hình này khúc máy bay trực thăng đậu trước 1975, có hai ông tây, mình đoán là hai ông kiến trúc sư tây, thiết kế nhà ga xe hoả Đàlạt . Thấy cuối cái đập khúc để nước xả nước xuống hồ nhỏ (Petit LAc) khu vực người Việt sinh sống . Xem phần sau.


Hình này cho thấy cái đập từ bùng binh khách sạn Palace chạy qua hồ Lớn đến bùng binh Đinh Tiên Hoàng. Thấy cận cảnh chỗ xả nước hồ xuống phía hồ Nhỏ, bên tay trái, khu vực người Việt sinh sống. Trên đồi thấy dãy nhà của lính tây, về đó nghỉ dưỡng. Sau này, là nhà lao để người Pháp nhốt tù. Mẹ mình bị bắt và bị nhốt tại đây mấy tháng, may được ông Võ Quang Tiềm, nhờ ông thị trưởng Cao Minh Hiệu, can thiệp mới được thả.

Hình này chụp từ khách sạn Palace xuống khu vực người Việt sinh sống, vùng hạ lưu của con suối Cam-Ly. Ta thấy cái hồ, được người Pháp gọi là Petit Lac, nằm từ phía bên kia cái đập hình trên đến chỗ cầu  Ông Đạo sau này. Thật ra hồ nhỏ này rất ít nước vì nước đã bị chận bởi Hồ Lớn phía trên. Chỉ khi nào mùa mưa thì mới có nước nhiều.

Cận cảnh cho thấy khu chợ búa của người Việt trước vụ bão lụt 1932. Bên tay phải là đường chạy từ bên hồ kia qua, đến đường Võ Tánh sau này. Phía xa trên đồi là dinh tỉnh trưởng sau này.


Không ảnh này chụp khi Hà Nội cho vét hồ Xuân Hương, giúp chúng ta thấy rõ cái đập đầu tiên, nằm bên trái của Thuỷ Tạ, chận và chia thành hai cái hồ: Grand LAc và Petit Lac. Phía trái, có khúc đỏ là cái đập thứ 2, để chận làm hồ nhỏ (Petit lac), sau 1932 bị vỡ, và người Pháp cho xây cái đập cầu Ông Đạo ngày nay., chỗ đề tên đường Lê Đại Hành.


Đây là hình của cái đập xả nước khu người Việt chỗ hồ nhỏ (Petit Lac), chỗ hình màu đỏ ở trên. Sau đó thì người Pháp cho xây cầu Ông Đạo vào năm 1934-1935.

Bản đồ này hơi sơ sài, nhưng cho ta thấy hồ lớn (grand Lac) còn hồ nhỏ (Petit lac) không bao nhiêu nước nhưng cho thấy rõ con đường và cái đập chạy từ khách sạn Palace qua Đinh Tiên Hoàng. Grand Hôtel (1) chỗ nhà Lao sau này. M là chợ khu Hoà Bình ngày nay (Marché)

Có mấy tấm ảnh cũ khiến mình cứ tò mò không biết định vị từ đâu. Sau này đọc tài liệu thì mới hiểu là được xây dựng trước năm 1932, sau bị bão, cuốn đi một số nhà và làm thiệt mạng 15 người Việt nên người Pháp cho dời lên khu Hoà BÌnh ngày nay.

Hình này chú thích 1948 là sai vì khu vực này bị dời đi sau vụ bão lụt năm 1932.

Hình này chụp từ đồn lính tây, sau này làm nhà lao, nơi mẹ mình bị nhốt mấy tháng. Hình nhìn về phía khách sạn Palace, thấy cái đập chận hồ lớn (grand lac), Thuỷ Tạ chưa được xây cất. Ta thấy khu vực mà Tây gọi là Petit Lac, nơi người Việt cự ngụ, chợ búa đến năm 1932, khi trận bão lụt, càn quét làm vỡ cái đập bên trái, làm trôi và hư hao khu dân cư người Việt bên phải thì người Pháp mới cho dời lên khu Hoà Bình ngày nay.

Hình này chú thích được chụp tại khách sạn Lâm Viên (Palace). Chỗ này, sau khi được phá bỏ thì người Pháp đã làm nước vào hồ Đội Có, để chứa nước và lọc trước khi bơm đi cho người dân Đàlạt sử dụng.


Khi mình tìm ra bản vẽ này thì mới hiểu, các hình ảnh ở trên. Người pháp thiết kế các chợ ngay khu vực hồ Xuân Hương và Ấp Ánh Sáng ngày nay. Đến khi trận bão lụt năm 1932 kéo đến làm hư hại rất nhiều khu vực thấp này, người Pháp mới quyết định dời chợ của người Việt lên khu Hoà Bình ngày nay.

Hình này cho thấy cái đập chận hồ nước nhỏ của khu người Việt, sau vụ bão lụt thì được phá đi mà ta thấy dấu vết trong tấm không ảnh khi Hà Nội cho vét hồ Xuân Hương, rồi cho xây cái đập và cầu Ông Đạo chỗ mấy người thượng đang đứng dưới gốc cây thông. Khu nhà người Việt và người Tàu bị bão lụt tàn phá khiến 15 người bị thiệt mạng. Trên đồi bên trái là dinh tỉnh trưởng sau này. Có thấy nhà ông Quản Đạo


Hình này chụp chỗ từ nhà thờ Con Gà, đường Yersin nhìn xuống khu người Việt và người Tàu sinh sống. Sau vụ bão lụt thì bị dẹp mất và dời lên khu Hoà Bình


Hình này chụp khoảng 1920-1929, trước khi vụ bão lụt cuốn trôi khu chợ của người Việt và người Tàu. Thấy hồ nhỏ (Petit lac), sau này được nhập với hồ Lớn khi người Pháp phá cái đập ngay Thuỷ Tạ, để nới hai hồ thành một bằng cách xây cái đập, cầu Ông Đạo. 


Cận cảnh thấy cái hồ nhỏ (Petit lac) khu người Việt và người Tàu sinh sống. Thấy xe tải khi xưa. Thấy chiếc cầu bằng gỗ. Bước qua chiếc cầu là thấy 5 căn tiệm của người Tàu. Xem hình dưới 

Khi đi qua cái cầu gỗ, chúng ta sẽ thấy các tiệm của người Tàu. Có thể là các tiệm Đức Xương Long, Vĩnh  Hoà khi xưa,.. ai đọc được chữ tầu nơi tiệm, mách dùm.

Cận cảnh là tiệm tạp hoá của người Tàu, bị cuốn trôi khi bão lụt năm 1932.

Mình có tấm ảnh nguyên con đường của phố cũ Đàlạt xưa trước 1932. Có ghi chú ông bá-hộ Chúc, nấu nước nóng cho thiên hạ tắm, trở nên giàu có, sau này có xây cái cầu gỗ được gọi là cầu Bá-Hộ Chúc, nối liền đường Cường Để và Bà Triệu. Để khi nào mình lục lại được sẽ tải lên sau. Hình nhiều quá mà chưa có thì giờ soạn lọc. Chán Mớ Đời 

Hình này là đường chính của phố Đàlạt trước khi bị cơn bão lụt năm 1932 cuốn đi. Mình có một tấm ảnh họ đang chơi bài chòi nữa nhưng phải mò cho ra. Thấy dạo ấy người ta có xe kéo.

Hình này cho thấy khu phố người Việt và người Tàu được dời lên khu Hoà Bình. Thấy vạc đất trồng rau trước khi họ xây Chợ Mới Đàlạt, phía dưới khu Hoà Bình. Chợ Gỗ đã được xây cất, có cái chuông còi báo động. Phía đầu cầu Ông Đạo là nhà của ông Quản Đạo, ngay cầu nên dân Đàlạt gọi cầu Ông Đạo. Ta thấy vườn tược của dân Ấp Ánh Sáng bên tay trái, bến xe đò và cây xăng Caltex chưa được xây cất. Có rạp xi-nê Eden, sau này là rạp Ngọc Lan, đường Lê Đại Hành chạy từ cầu Ông Đạo lên khu Hoà Bình.


Hình khu vườn của người Việt từ con suối Cam Ly, phía bên kia là Ấp Ánh Sáng sau này. Ta thấy nhà ông  Quản Đạo 1 tí bên phải.

Nhà ông Quản Đạo lúc chưa xây cầu Ông Đạo. Trên đồi thấy dinh tỉnh trưởng sau này.

Cầu Ông Đạo vừa xây xong, thấy bên kia cầu là nhà ông Quản Đạo, sau này được dỡ bỏ để làm bùng binh phun nước. Trên đồi là rạp xi-nê Eden sau này chủ mới đổi tên là Ngọc Lan. Cầu Ông Đạo sau này, Hà Nội có làm lại rộng hơn thì phải. Chỗ này khi xưa, hay có một người lính gác, để xem Việt Cộng có thả mìn theo các lục bình trôi gần cầu để làm nổ cái đập. Có lần chạy qua, thấy anh ta bắn vào đám lục bình khả nghi. Việt Cộng chuyên phá hoại Đàlạt từ xưa đến nay. Chán Mớ Đời 

Hình này của ông Bill Robie từng tham chiến tại Việt Nam, có chụp rất nhiều hình ảnh về Đàlạt. Ông ta gửi tấm ảnh này chụp ở bến xe đò gần Ấp Ánh sáng, chỗ cây xăng Cal-Tex của ông chủ nhà hàng Chic Shanghai. Hình này chụp năm Mậu Thân nên ít thấy xe đò. Người Đàlạt dạo ấy chưa hết bàng hoàng về vụ Việt Cộng đánh vào thành phố yên bình. Từ dạo ấy là người Đàlạt biết chiến tranh là gì, khi thấy hoả châu ban đêm được bắn khắp nơi, Việt Cộng pháo kích và bên ta phản pháo,... Chán Mớ Đời 

Chỗ bến xe này có một tiệm phở rất ngon, và trên đồi trước rạp xi-nê Ngọc Lan có một hàng phở nên mình không nhớ là tiệm dưới bến xe hay là quán phở trên đường Thành Thái là phở Ngọc Lan. Ai biết xin chỉ dùm. Khi xưa, ít có dịp đi ăn phở vì không có tiền nên không nhớ rõ.

Nhìn kỹ thì thấy có cái Talus làm bằng đá ong, để nâng cao bãi bến xe đò. Thấy núi rác cạnh tấm quảng cáo Marfak. Bao nhiêu rác của bến xe là họ đỗ xuống đây. Mùa khô thì ruồi còn mùa mưa thì cuốn trôi về thác Cam -Ly. Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tại sao họ tàn sát cá heo, cá voi

 Lâu lâu xem truyền hình, thấy thiên hạ chửi bới mấy người nhật vì họ giết cá heo và cá voi nhưng không ăn nên mình không hiểu. Hình như gần bờ biển vùngTaiji thì phải, trung tâm đánh cá heo và cá voi. Xem hình ảnh họ giết cá thấy kinh hoàng. Ngược lại một con cá thu được bán với giá 3 triệu đôla khiến mình đã ngu lại càng ngu lâu. Mua con cá thu giá 3 triệu còn cá voi hay cá heo thì quăng dù to lớn hơn. Tò mò mình tìm tài liệu để đọc.

Thằng con mình học về sinh vật học nói thịt cá heo có rất nhiều độc tố, bị phóng xạ của các lò nguyên tử, rất nhiều mercury,... do đó người ta không ăn. Thật ra, ngày nay người ta cấm săn cá voi vì loại này đang bị tuyệt giống. Các nước như Nhật Bản, Băng đảo, Na-Uy ăn cá voi rất nhiều nên thế giới cấm khiến người Nhật Bản rất tức giận nên khi họ làm các lễ giết cá voi và cá heo theo tục lệ nên bị thế giới lên án. 

Nếu vùng Taiji này giết cá heo 1,000 con thì nước pháp giết cả 10,000, gấp 10 lần, chưa kể các quốc gia khác. Họ cho chận lưới ngoài khơi của bờ biển vùng Đại Tây dương từ vùng Bretagne xuống Biarritz rồi giết tập thể các loại cá này, không thấy báo chí nói đến. Đó là chỉ nước pháp còn các nước khác cũng tương tự nhưng ít ai nhắc đến. Lý do?

Chúng ta được truyền thông cho thấy hình ảnh các bị nylon, thùng nhựa ô nhiễm các bờ biển thì các chuyên gia về môi trường cho biết chỉ như gãi ngứa. Những đồ nhựa làm ô nhiễm nhiều nhất các biển là các lưới đánh cá, vì sau khi đánh cá, họ quăn xuống biển, hình ảnh các con cá voi bị quấn bởi các lưới cá to đùng trôi dạt vào bờ biển. Những cái lưới đánh cá của các thuyền to, to hơn cái sân vận động, vơ vét hết cá của đại dương.

Hoá ra họ giết cá heo vì các giống cá này ăn cá rất nhiều, sẽ ăn hết các loại cá mà người nhật hay người Pháp và cả thế giới muốn bắt để ăn. Có lẻ vị của thịt cá này không ngon nên họ quăn xuống biển để các loại cá khác ăn. Nói theo nhà Phật, chúng ta sát sinh hai lần, lần thứ nhất để tránh cá ăn loại cá mình thích ăn và lần thứ hai là giết các con cá để mình ăn. Chán Mớ Đời  

Mình nhớ lần đầu tiên được khách hàng mời đi câu cá ở biển trên tàu riêng của họ. Trước nhất là ông ta ghé lại chỗ mua cá cơm sống ngoài khơi rồi móc cá sống vào cần câu, quăng xuống biển. Lúc mình giật cần câu lên, kéo dây cước vào thì thấy con cá sống khác nhìn mình như trách móc, rên hét vì mồm bị cái lưỡi câu dính. Mình kêu vợ thôi sợ quá, không câu nữa. Từ đó sợ đến già không đi câu nữa. Thấy dã man, vừa giết con cá con để làm mồi bắt con cá lớn hơn. Kinh

Các trung tâm huấn luyện cá heo ở Nhật Bản, cho biết là cá heo rất thông minh nhưng hay tự tử vì thấy cá heo khác, bị giết dã man. Thấy nhiều cảnh họ giết cá trước mặt các con cá heo trong hồ thấy mà kinh.

Xem hình ảnh các tàu đánh cá lớn của Trung Cộng ủi các tàu nhỏ của ngư phủ Việt Nam rồi thiên hạ kêu Hoàng Sa, Trường Sa đủ trò. Tò mò mình kiếm tài liệu đọc thì hoá ra là ngành đánh cá công nghệ, họ dành nhau các địa điểm trên biển cả để bắt cá chớ chả có Trường Sa hay gì cả. Điển hình là các tàu đánh cá nhỏ của Somalia, Liberia ở phi châu cũng bị các tàu đánh cá của Trung Cộng ủi ngoài khơi của bờ biển xứ họ. Người Tàu họ chả kiêng cử gì cả, cứ vô tư đánh cá ở xứ người khác, ủi bể tàu thiên hạ.

Kỹ nghệ đánh cá trên thế giới rất nhiều tiền. Nội tại Hoa Kỳ đã lên 9.6 tỷ mỹ kim vào năm 2020, còn nuôi cá thì lên đến 212 tỷ mỹ kim, và nuôi trên 1.7 triệu nhân công. Đó là người Mỹ ăn thịt bò nhiều hơn các xứ khác.

Ngày nay, Trung Cộng và Nhật Bản là hai quốc gia đánh cá lớn nhất thế giới. Gần đây, Trung Cộng đã qua mặt Nhật Bản. Theo National Geographic thì hàng năm 1/ Nhật Bản đánh (7.5 triệu tấn), 2/ Trung Cộng (7 triệu tấn) 3/ Peru (6.5 triệu tấn), 4/ Chile (6.5 triệu tấn), 5/ Nga sô (5.3 triệu tấn), 6/ Hoa Kỳ (5 triệu tấn cá).

Cá hiếm nên cho thấy số lượng đánh cá giảm dù kỹ nghệ, khoa học máy móc phát triển tối tân. Năm 1984, Nhật Bản đánh được 12.8 triệu tấn cá biển và ngày nay phải nhập cảng 3.54 tấn cá, gấp đôi năm 1985.

Mỗi lần họ giết cá là máu nhuộm đầy biển, xem phim rất te tua

Lâu lâu thấy tàu chiến của Nam Dương bắn doạ các tàu đánh cá Trung Cộng khiến thiên hạ vui mừng thật ra là vì đánh cá chớ chả có chủ quyền biển đảo gì cả. Truyền thông định hướng chúng ta như xỏ lỗ mũi trâu. Mình có xem phim tài liệu, các tàu đánh cá Trung Cộng đánh cá lậu ở Phi Châu, bị hải quân các xứ này bắt và phạt nhưng rồi cũng tiếp tục đánh cá lậu. Họ mớm tiền cho các quan chức lớn là xong om. Ngư phủ xứ này đói nên vô rừng giết hại các thú vật trong rừng. Ngoài khơi thì đế quốc Trung Cộng phá còn rừng sâu thì chúng ta phá. Và mọi người hô hoán bảo vệ môi trường vớ va vớ vẩn.

Trước đây, chỉ có các tàu đánh cá nhật và tàu đánh cá Tây phương đi xa cả năm trời để đánh cá ở các vùng hải phận quốc tế, do đó báo chí tây phương mới làm rầm rộ vụ sát hại cá heo, cá voi ở Taiji. Các người tây phương mà đến vùng này là bị làm khó dễ, có thể bị bỏ tù, cảnh sát theo dõi hay các công ty của kỹ nghệ đánh cá có thể thủ tiêu để phi tang.

Dạo mình ở Pháp, có vụ điệp viên của Pháp, đến Tân Tây Lan để làm nổ tung chiếc tàu của tổ chức Greenpeace và bị phát hiện và bị bắt. Hình như Pháp có làm cuốn phim về vụ này, mình có coi nhưng lâu rồi. Nghe kể có nhiều vụ các nhà bảo vệ môi trường, lên án vụ đánh cá thì bị thủ tiêu.

Báo chí phương tây cũng như á châu dấu nhẹm vụ kỹ nghệ đánh cá biển trên thế giới. Trường hợp các vụ hải tặc Somalia đã làm thiên hạ đi biển rúng động, hoá ra là nguồn gốc từ kỹ nghệ đánh cá. Các nước lớn như Trung Cộng, Hoa Kỳ, âu châu, Nhật Bản đem tàu lớn đến bắt cá ngoài khơi của họ khiến các ngư phủ với thuyền ghe không đánh cá được nên nổi điên lên cầm súng cướp tàu, lấy tiền chuộc.

Ngoài ra có vi phạm nhân quyền khi họ mướn các ngư phủ làm trên các tàu đánh cá. Trả lương ít nhưng làm việc như nô lệ, rồi ai lộn xộn, chúng cho rơi xuống biển. Họ bắt cá rồi làm đông lạnh trên biển nên máu me của cá trôi đầy biển, kinh hoàng. Họ có phỏng vấn các ngư phủ Thái Lan, dấu mặt vì sợ bị chủ trả thù.

Có dạo các lính biệt kích của Trung Cộng, Nam Hàn đánh phủ đầu các tàu của hải tặc Somalia, để bảo vệ các tàu đánh cá của họ. Hình như Đại HÀn có làm một phim về vụ này . Mình có coi sơ sơ vài phút nhưng không thấy hấp dẫn nên ngưng.

Cho thấy các cơ quan truyền thông cho chúng ta biết những tin tức để định hướng dư luận nhưng không nói lên sự thật. Tương tự các cơ quan vô chính phủ, dựa vào những vụ này để kiếm tiền nuôi họ. Nếu xem kỹ thì thấy các tổ chức này đều được các cơ quan đánh cá lớn hay công ty thực phẩm như Unilever cho tiền để làm việc cho họ. Mấy năm qua họ đánh phá Trung Cộng, tuyên truyền nhưng mình thì cứ mua cổ phần của các công ty Trung Cộng, lên gấp 3 từ mấy năm nay. Chúng ta phải cẩn thận khi đọc tin tức do chính phủ dật dây, tuyên truyền cả hai bên để nhận định, chớ a-đua theo thiên hạ chửi bới.

Mình có xem một phim về công ty dầu hoả, muốn thuê hay mua đất của nông dân để rà dầu hoả. Họ gửi nhân viên của họ đến thành phố để thương lượng với các chủ đất. Cùng lúc đó có một tên đại diện tổ chức vô chính phủ bò đến, kêu gọi chống thăm dò dầu hoả, khiến người dân tin theo. Cuối cùng, nhân viên của công ty đưa ra bằng chứng là tên kêu chống dầu hoả là xạo, khiến người dân địa phương tin thật, bán đất cho công ty.

Mình có xem tài liệu của Nhật Bản về sushi. Ông tổng giám đốc công ty hàng không Nhật Bản kêu là máy bay bay vòng vòng thế giới, chỉ chở hành khách mà không có chở đồ gì cả, thấy tiếc quá nên ông ta có sáng kiến là chở thêm cá, mua từ các nước về Nhật Bản và từ đó khắp thế giới ăn cá sushi khiến cá khan hiếm.

Được biết năm 1830, một ngư phủ đi đánh cá, có thể bắt 1-2 tấn cá halibut (cá chim) trong một ngày, còn ngày nay thì họ có thể bắt 1-2 tấn loại cá này trong vòng một năm. Xin nhắc lại từ một ngày lên đến 365 ngày. Kể như vậy để hiểu tình hình thế giới hiện tại về cá. Người ta nuôi cá trong các vuông ở biển hay hồ thì cũng tốn cá vì các loại cá đều thích ăn cá. Cá chỉ bơi lòng vòng nên thải ra chất độc, bị các ký sinh trùng ăn, bệnh tật rất nhiều rồi chúng ta ăn vào. Ở các siêu thị họ bán cá hồi được nhuộm màu đỏ để bán cho chúng ta. Cá hồi ngoài biển, không ai nuôi thì thịt đỏ thắm vì có oxgen nhưng cá hồi nuôi ở gần bờ biển thì không có màu đỏ nên họ phải nhuộm.

Tô Cách Lan là nước nổi tiếng về cá hồi, nay họ nuôi cá hồi ở biển, khiến bờ biển của họ bị ô nhiễm bởi cá nuôi trong vuông. Hết ai dám tắm biển. Các nhà chống đối vụ nuôi cá hồi này đều bị khoá mồm hết. Ở Gia Nã Đại, vùng Vancouver cũng nuôi khá nhiều cá hồi.

Thiên hạ đúc tượng cô gái ở Thuỷ Điển lên tiếng về hâm nóng địa cầu đủ trò để che dấu sự thật. Tại sao giới truyền thông cứ ra rã về Global Warming ,lý do là để che đậy kỹ nghệ đánh cá biển. Nếu rừng có thể hít tất cả các gas carbonique để thải ra oxygen thì biển có thể làm việc đó gấp 9 lần.

Nếu chúng ta để cho biển an toàn thì các hải dương sẽ bình thường trở lại và hút tất cả các gas carbonique của thế giới đang thải ra một cách an toàn. Vấn đề là chúng ta vừa phá rừng, vừa phá biển. Người ta giải thích là chúng ta tranh đấu bảo vệ biển vì đồ nhựa được phế thải ngoài biển như thể chúng ta chương trình phá rừng để làm tăm xỉa răng.

Các hình ảnh cá nuốt đồ nhựa phế thải như lon, chai,..khiến cá chết nhưng trên thực tế thì ngành đánh cá biển đã tiêu diệt lần mòn hải dương và môi trường biển cả. Người ta gọi Hồng Kông là thủ đô vi cá của thế giới, họ bắt cá mập, để lấy vi con cá mập, nghe nói ăn cho bổ, bán giá rất đắt, còn thịt quăn. Kinh

Bao nhiêu cá mập bị sát hại để cho người Tàu ăn súp vi-cá? Đếm không hết. Các tay giết cá voi và cá heo cho biết, là giết một con cá voi là có thể bảo vệ được ngàn con cá thường để cho chúng ta ăn.

Báo chí hay nói về ăn cá để có Omega-3 nhưng cá đâu có làm ra omega-3. Rong biển mới có omega-3 nên ăn cá chúng ta ăn luôn rong biển. Tại sao chúng ta không ăn rong biển để có omega-3 cho khỏe đời, vừa rẻ lại nhanh chóng. Lý do là kỹ nghệ đánh cá, muốn bán cá nên cứ tuyên truyền. Nên nhớ là khi ăn cá chúng ta ăn luôn Mercury sẽ làm hại não bộ. Hình như mình có kể vụ này. Ai tò mò thì kiếm trên bờ lốc của mình.


Chúng ta sống trong một xã hội tiêu thụ, các nhà sản xuất các sản phẩm, sẽ sử dụng giới truyền thông để nhồi sọ chúng ta, thúc dục làm cái này, mua cái kia, ăn cái nọ. Do đó phải cẩn thận khi nghe tin tức, phải kiểm chứng từ nhiều phía.


Mình đang suy nghĩ có nên ăn chay trường hay không. Không thịt không cá, chỉ ăn rau, bớt sát sanh cho khoẻ đời. Cũng đang tính về già, mỗi tuần ra biển để lượm rác ngoài biển để đóng góp cải thiện môi trường, thay vì nhấn like. Bác nào muốn mỗi tuần bỏ ra một buổi sáng ra biển, lượm rác với em thì cho biết. Em sẽ bắt đầu tháng 4 này vào mỗi thứ 5 trong tuần. Các bác cho em xin ý kiến. 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Địa ốc Nam Cali 2021

 Mình có thằng cháu và hôn thê đang kiếm nhà mua để xây tổ ấm và lên xe bông như trường hợp mình cách đây 30 năm. Kinh! Mau thật. 30 năm mà cứ như thiên thu. Cái khổ là dạo này tiền lời xuống thấp nhất lịch sử Hoa Kỳ nên giá nhà tăng, thiên hạ không bán nhà nên tình trạng gia cư ở Cali rất châm. Ông thống đốc tiểu bang hứa sẽ lo vụ thiếu thốn nhà cửa ở Cali nhưng đến nay, không  thấy khả quan, thêm các đối thủ chính trị, tìm cách dìm ông ta nên mới có cuộc vận động lấy chữ ký bãi nhiệm ông ta.

Thằng cháu và cô vợ chưa cưới xem không biết bao nhiêu căn nhà, rồi không mua được vì mỗi căn nhà có đến 30 mấy người đòi mua, và trả thêm tiền. Nhà nhỏ xíu khoảng 1,200 sq.ft  ở vùng Tustin, giá độ 1 triệu đô, mà ai nấy đều trả thêm mấy chục ngàn và vô điều kiện. Kinh

Thấy thằng cháu đi kiếm nhà bạc triệu khiến mình thất kinh, nói nó cẩn thận vì có thể nhà sẽ xuống như thời mình mới lấy vợ. Dạo ấy, mình mua căn nhà giá $180,000 ở vùng Bôn-Sa nên tương đối rẻ không như khu Tustin mà thằng cháu đang kiếm. 2 năm sau nhà trong khu đó bán chỉ có $130,000, xem như xuống $50,000 hay 1/3 giá tiền. Được cái là địa ốc, chỉ đợi một thời gian thì nó sẽ lên. Chỉ cần cho thuê để lấy tiền thuê nhà để trả tiền nợ ngân hàng là xong chuyện.

Vấn đề là không ai biết được ngày ai. Người tính không bằng trời tính. Em trai một cô bạn, có vợ làm địa ốc, kêu nhà sắp xuống nên bán căn hộ rồi đợi xuống để mua lại cho rẻ. Ai ngờ nhà không xuống lại cứ lên như diều khiến hai vợ chồng khóc như mưa ngâu vì không đủ tiền để mua căn khác. 

Hôm qua, mình dự Seminar qua Zoom về địa ốc miền nam Cali nhất là vùng Inland Empire. Có ông tiến sĩ Christopher Thornberg, mà mình theo dõi khá lâu, rất chính xác về Cali. Thêm vài người khác ở vùng này. Mỗi năm phải đi mấy cái Seminar này để hiểu thêm về tương lai kinh tế của miền Nam Cali.

20 năm về trước, mình đi Seminar này lần đầu, nói chuyện với đám CEO của các công ty lớn đi tham dự, mấy ông tiến sĩ kinh tế gia nói về tương lai của vùng này thì thất kinh, chạy ra đây mua đất mua nhà mệt thở. Thiên hạ chửi quá sá, nay thì vùng này Amazon, các công ty lớn hàng đầu Hoa Kỳ ...bò lại nên tạo thêm 40,000 công ăn việc làm nên đi đâu cũng thấy xây cất.

Hôm trước, mình đang ngủ thì cứ bị mụ vợ đánh thức dậy. Mụ vợ ngủ không được nên cứ lấy điện thoại ra mò mấy căn nhà cho thuê, để xem giá nhà hiện tại bao nhiêu. Mụ lại không nhớ địa chỉ, cứ réo mình dậy. Mình thì kêu sáng mai phải dậy sớm đi vườn nhưng đàn bà thì họ bất chấp đến sức khoẻ người khác nhất là thằng chồng nhân dân như mình. Mụ kêu căn nhà đầu tiên mình mua nay lời to.

Mình mắt nhắm mắt mở kêu không phải, để anh ngủ khiến mụ điên lên, kêu mình giải thích. Thế là hết ngủ.

Mình nói dạo đả thông tư tưởng nhau, điều tra lý lịch trích dọc trích ngang thì xăng chỉ có 1 đô 1 ga-lông còn nay là 4 đô, xem như giá tăng gấp 4 lần hay 400%. 1 tô phở dạo ấy ăn tốn có 3.5 đô, nay lên đến $12. Đó là lạm phát cho nên mình chả giàu gì thêm. Tiền thuê nhà dạo ấy chỉ $1,100 nay lên đến $3,000/ tháng. Đó là lạm phát.

Chính phủ là bọn mất dậy, chúng chả làm ra đồng bạc nào cả, chỉ có đánh thuế và in tiền. Vụ cô-vi này, chính phủ in tiền cả 5 ức đôla để phát cho bà con. Chính phủ in tiền để trả nợ nhưng không làm ra tiền nên sẽ gây lạm phát để xù nợ. Mụ vợ cứ kêu không hiểu nên mình phải ngồi dậy, lấy giấy để giải thích.

Chính phủ cần tiền để xây cất hay làm việc gì thì kêu gọi nhân dân mua công khố phiếu, miễn thuế. Nhân dân ngu dốt nên nghe lời đóng hụi chết, mua công khố phiếu 30 năm. Thí dụ: mua $10,000 công khố phiếu thì 30 năm sau được lãnh $20,000 miễn thuế, nghĩa là không phải đóng thuế trong số tiền lời $10,000.

Cái mất dạy là muốn có $10,000, vợ phải làm ra $20,000 rồi bị đóng thuế đủ trò, mất 50%, chỉ còn $10,000.

30 năm về trước anh đi cua em, tiền xăng chỉ có 1 đô, nay lên 4 đô xem như gia tăng gấp 4 lần. Nếu mình đầu tư vào chỗ nào nó chỉ theo lạm phát thôi là nay mình có từ $10,000 lên đến $40,000. Lời $30,000, đóng thuế có 15% hay $4,500, còn lại $35,500, vẫn hơn tiền chính phủ kêu mua công khố phiếu được $20,000. Đọc báo có bà nào mua công khố phiếu của Việt Cộng khi xưa, đâu 750 đồng, để lập công cách mạng đến khi đi đòi ngân hàng thì họ không có tiền 750 để trả cho bà. Xem như từ 1 đồng mà 40 năm sau xuống giá kinh hồn nên không ai giữ tiền Uncle Lake cả, thích đổi thành tiền uncle Sam. Mệ ngoại mình kể khi xưa người ta đi chợ, gánh tiền uncle Lake đi. Kinh

Nếu đầu tư 30 năm qua với thị trường chứng khoán thì trung bình là 12%. Bỏ vào $10,000, tiền lời 12%, sau 30 năm được $359,496.41 vẫn hơn tiền mua công khố phiếu của chính phủ. Lấy thí dụ: mình mua căn nhà trước khi đám cưới $180,000, đặt cọc 20% là $36,000. Thay vì mua nhà mình đầu từ vào thị trường chứng khoán với 12% tiền lời hàng năm thì ngày nay được $1,294,187.09

Còn mua nhà $180,000 với $36,000 đặt cọc. Mình trung bình lãnh được tiền thuê nhà từ 30 năm là $1,750/ tháng vì lúc đầu chỉ có $1,100, nay $2,700. 1 năm là được $1,750 x12 = $21,000, 30 năm là $21,000 x 30 = $630,000 cộng tiền khấu trừ là $150,000, xem như $780,000. Giá nhà mà bán ngày nay là $750,000. Xem như $780,000 + $750,000 = $1,530,000.

Tóm lại bỏ $36,000 ra thì được sau 30 năm :

-Thị trường chứng khoán: $1,294,187.09

- Nhà cho thuê:                  $1,530,000.00

Vấn đề là thị trường chứng khoán mình không tài giỏi để biết công ty nào là Tesla, Apple, Amazon trong  tương lai. Còn nhà cửa thì mình cứ nhắm mắt mua đại cũng được vì ai cũng cần có nhà ở nên an toàn hơn cho những người ngu lâu dốt sớm như mình.

Cái mất dạy khác của chính phủ. Họ gây ra lạm phát khiến trị giá lên cao dù thực tê thì không. Lấy thí dụ căn nhà mình mua cách đây 30 năm, giá $180,000, nay nếu bán thì $750,000. Nếu bán thì phải đóng thuế 20% tiền lời hay $150,000 xem như gần bằng giá tiền mình mua khi xưa, cho dù chính phủ gây nên lạm phạt. Cách này gọi là ăn cướp kiểu nhà quan.

Mình đang nói tới đây thì nghe tiếng mụ vợ ngày như gọi đò bên sông Hương núi Ngự. Chán Mớ Đời 



Nguyễn Hoàng Sơn 



Bạo hành gia đình

 Viết để nhớ ngày phụ nữ quốc tế 8/3

 

Dạo về thăm Việt Nam, có người em rể kể gặp lại người bà con, khá giả hơn xưa nên hỏi bí quyết làm giàu. Người bà con kêu là bỏ được thằng chồng nghiện rượu. Cô ta kể là ông chồng, tối ngày say sưa, tiền lương gì để bay hết. Một đêm cô ta biến đau thương thành hành động cách mạng, thấy ông chồng nôn ói đầy nhà, kéo ra đường, thay ổ khoá, không cho vào nhà nữa. Từ đó chí thú làm ăn, nuôi con. Xong om.

 

Nghe câu chuyện khiến mình nhớ đến bà Francine Hughes ở Hoa Kỳ vào những thập niên 70, lúc ấy mình còn sinh viên bên Tây, có nghe báo chí nói đến. Sau này sang Hoa Kỳ mới lò mò tìm hiểu thêm về bạo hành gia đình mà mình từng là nạn nhân thời còn ở Việt Nam. Bị bố khi thua bài đánh tơi bời, rồi mình quay lại khệnh mấy đứa em nhớ đời.

 

Có cuốn sách “Burning Bed” kể về cuộc đời của bà Francine Hughes, sau này truyền hình có làm phim chiếu khắp thế giới, do tài tử Farrah Fawcett đóng, kể về các cuộc bạo hành bởi người chồng nghiện rượu, rồi bao nhiêu buồn phiền đều trút lên đầu người vợ và con cái ở nhà. 

 

Bà này kể khi xưa, ở nhà cũng bị ông bố nghiện rượu, khệnh đều đều nhất là bà mẹ lãnh đòn suốt đêm thâu nên cuối cùng thoát ly, dù chưa học hết trung học, để lấy chồng hầu thoát cảnh bị ông bố say rượu khệnh khơi khơi. Tránh v dưa lại gặp v dừa, ông chồng cũng gia nhập đảng lưu linh nghiện rượu, khệnh cho rồi chịu không nổi sau 13 năm nên một đêm, bị chồng khệnh và hiếp dâm thì có tiếng nói bên tai, kêu bà ta, tẩm xăng đốt nhà khi ông chồng ngủ rồi đến cảnh sát tự thú. Không biết tiếng nói thiên thần hay quỷ dữ mách cho bà ta biết.

 

Ông chồng không muốn bà vợ đi học làm thư ký, nên xé sách vở của bà ta, rồi dùng bà ta làm mộc nhân để tập Vịnh Xuân Quyền, đấm đá tơi bời hoa lá, rồi bắt bà ta làm tình, doạ giết đủ trò. Ở các xứ tây phương, nếu người phối ngẩu không muốn làm tình thì ông chồng hay bà vợ không được đè xuống vì sẽ mang tội hiếp dâm, không có sự đồng thuận của hai bên.

 

Tài tử Farrah Fawcett trong vai Francine Hughes tỏng phim bộ The Burning Bed


Vụ án này giúp phụ nữ mỹ hiểu thêm về luật lệ và quyền tự do của mình nên tạo nên một phong trào như thành lập các chỗ lánh nạn cho phụ nữ bị bạo hành. Lâu lâu lại thấy cảnh mấy ông cầu thủ to béo, khệnh bà bồ hay vợ, kéo lê lết trong hành lang hay thang máy. Hình như Jennifer Lopez có đóng trong một phim bị ông chồng khệnh te tua, sau này bà ta đi học võ để tự vệ, khệnh tên chồng lăn cu chiêng khiến khán giả hoan hô nhiệt liệt. Hình như “enough is Enough”. Sau này đồng chí gái đi tập Taiboo chi đó khiến mình đâm sợ, không dám cãi lời đồng chí vợ. Chán Mớ Đời

 

Bà Francine có 4 người con nhưng ông chồng đốt hết tiền lương vào những buổi nhậu nhẹt với bạn bè. Bà ta liên lạc với cán bộ xã hội và xin ly dị nhưng ông chồng cũ vẫn bò lại nhà để khệnh bà ta khi buồn.

 

Cái đêm định mệnh, 9 tháng 3 năm 1977, một ngày sau ngày phụ nữ quốc tế, ông chồng nổi điên khi biết được bà vợ ghi danh đi học nghề thư ký đánh máy. Ông ta xé sách và bắt bà ta bỏ học, đòi đốt xe bà ta. Bà ta sản hồn nên gọi cảnh sát đến nhưng nhân viên công lực, không làm gì cả vì không thấy, hiển thị ông chồng khệnh bà ta. Khi cảnh sát bỏ đi, tên chồng khệnh bà ta đủ thứ đòn của môn “Khệnh thê quyền” (sơn đen chế, đừng có báo đồng chí gái em nhé) rồi đè xuống hiếp dâm rồi mệt quá lăn ra ngủ.

 

Ngày nay thì khác, cảnh sát mà đến nghe bà vợ nói lớ xớ là còng đầu ông chồng rồi tính sau.

 

Một tiếng nói bên tai như Jeanne d’ Arc ngày xưa, nghe cứ tự nhiên, làm đi, làm đi, hối thúc bà ta. Bà ta lấy xăng, đổ xung quanh phòng ông chồng rồi, bật diêm rồi che mặt mấy đứa con lại để biết chắc chắn ông chồng chết trong biển lửa rồi lái xe đến ty cảnh sát nhận tội.

 

Trường hợp của bà Francine Hughes này rất gần gủi vì dạo ấy, đa số phụ nữ tại Hoa Kỳ, không đi làm, lệ thuộc kinh tế vào người chồng. Sự việc bà ta thiêu sống ông chồng đã giúp cho phong trào đòi nữ quyền tại Hoa Kỳ lên cao, chống rượu vì đã gây ra tệ nạn, chồng bạo hành vợ và con cái.

 

Giới nữ quyền muốn chống lại quyền trừng phạt của chế độ phụ hệ mà người chồng có thể trừng phạt người vợ bằng bạo lực gần như được chấp nhận trong chế độ phụ hệ từ nghìn xưa tương tự sự trừng phạt các người nô lệ trong chế độ nô lệ, được xem là đương nhiên.

 

Khi xưa, ông cụ mình đi lính thì có một tên nào ở nhà thuê nhà mình để học thi. Hắn cứ khệnh mình đều đều, hay hàng xóm cũng lấy roi mây đánh mình vì phá giấc ngủ của bà ta. Gặp bà cụ mình lại kêu bà hàng xóm đánh thêm, sau này lớn lên mình đi phá xóm giềng. Có lần về Đàlạt, đi với bà cụ, gặp một tên nào chào bà cụ, rồi bà cụ kể tên này khi xưa ở nhà mình khiến mình nổi điên lên, muốn khệnh hắn để trả thù. Xem ra hắn bé tí ti. Chán Mớ Đời 

 

Đi học thì hay bị thầy cô, kêu chụm tay lại hay xoè bàn tay rồi lấy cái thước đánh lên mấy ngón tay, đau nhớ đời.

 

Đạo luật Prohibition, cấm bán rượu tại Hoa Kỳ cũng khởi đầu bởi các ông chồng nghiện rượu, đi làm ra, vào quán rựou, nướng hết tiền lương trong khi vợ con đói meo tại nhà thêm họ không đi lễ, quỹ nhà thờ cạn nên các mục sư lên tiếng. Mấy bà kéo nhau đi phá các quán rượu mà mình có kể rồi.

 

Thật ra xã hội Hoa Kỳ vào thập niên 70 vẫn bao dung cho các cuộc bạo hành tại gia. Cảnh sát và toà án không quan tâm khi mấy ông chồng khệnh vợ con hay hiếp dâm vợ họ. Phụ nữ lo âu đến báo cảnh sát thì họ kêu không phải chuyện của cảnh sát, chuyện cá nhân. Theo suy nghĩ bình thường thì khi lấy vợ thì lúc hưng phấn thì đè đầu vợ xuống để thoả mản thú tính là tất nhiên vì đó là vợ mình, mình có quyền tư hữu, muốn làm gì cũng được nhưng trên căn bản làm người thì sai vì giao hợp cần có sự đồng thuận vì người phối ngẩu có thể khó chịu trong người, bị bệnh nên không muốn thì người chồng phải tôn trọng quyền làm người của vợ và đợi khi khác, chớ đè xuống thì gọi là hiếp dâm. 

 

Đàn ông sợ vợ kêu trả bài là từ nguyên do này. Hồi nhỏ nghe người lớn kêu sợ vợ thì cười, nhưng sau khi lấy vợ thì mới thấm thía. Mỗi lần đi làm về mệt, đồng chí vợ lại nổi hứng, kêu trả bài hàng đêm là mặt xanh như đít nhái. Thất kinh. Tìm cách thối thác đi ngủ sớm. Nay về già thì mới dám gọi đồng chí gái vì nhu cầu phụ nữ giảm rất nhiều. Chán Mớ Đời 

 

Năm 1971, ở Anh Quốc, có thành lập một trung tâm đầu tiên, giúp các nạn nhân của bạo lực gia đình tại Chiswick, Luân Đôn. Các nhà nữ quyền tại Hoa Kỳ có đến viếng và bắt chước mở các trung tâm này tại Hoa Kỳ. Hội Lions International mà mình là hội viên từ 25 năm nay, có bảo trợ hàng năm các hội này, có phòng ốc để các nạn nhân của bạo hành gia đình, tìm đến nương tựa tạm thời nếu không biết đi đâu sẽ bị ông chồng dùng làm mộc nhân để tập Vịnh Xuân Quyền, khệnh lên khệnh xuống mỗi lần say.

 

Ngành tư pháp Hoa Kỳ không tha thiết với các vụ bạo hành khiến nhóm người tranh đấu nữ quyền phải nhắm vào hệ thống tư pháp vì xã hội, vì nhà thờ lo ngại về đỗ vỡ hạnh phúc gia đình. Một ông nghị viên thành phố New York, trong một cuộc đối thoại tại hội đồng thành phố, tự hỏi có nên phá vở một gia đình chỉ vì ông chồng khệnh bà vợ.

 

Mình có kể bà Ilona, lấy chồng rồi ông chồng khệnh mỗi khi say thuốc, suýt bị bóp cổ chết mấy lần, dù là công giáo nhưng sợ hiển thị chúa sớm nên đâm đơn ly dị.

 

Khi bà Francine Hughes được toà tha bổng vì lý do “temporary insanity”, mà người Mỹ gọi là “burning bed syndrome”, khiến các chuyên gia hàn lâm nghiên cứu về vấn nạn xã hội và 6 năm sau khi cô tài tử Farrah Fawcett đóng phim truyền hình The Burning Bed thì người Mỹ đã cho ra đời tuần lễ National Domestic Violence Awareness Week và phong trào này được phát triển nhanh chóng.

 

Một thập kỷ sau, quốc hội thông qua luật Violence Against Women Act, thành lập các đường dây nóng để nạn nhân có thể gọi cầu cứu, bắt buộc nhân viên công lực phải bảo vệ phụ nữ và trẻ em… 

 

Tuần này mình đi xe lửa lên L.A. thì mỗi lần xe lửa sắp đến, là loa phóng thanh kêu bạn không lẻ loi, đơn côi. Hãy gọi ngay đường dây nóng phòng chống tự tử…. Có những đường dây nóng, sẽ giúp các người tuyệt vọng, cầu cứu hay những ký hiệu làm bàn tay để báo cho người lạ mình đang cần giúp đỡ khi đi chung với kẻ bạo hành,... 

https://youtu.be/yY_YQfJAIOU

 

Ngày nay, 50 năm sau vụ bà Francine đốt chồng, người ta vẫn nhận thấy cứ mỗi phút là có 20 người bị bạo hành bởi người tình hay phối ngẩu. 1/4 phụ nữ và 1/9 đàn ông bị bạo hành bởi người phối ngẩu. Cho thấy đàn ông cũng bị bạo hành bởi vợ hay người tình. Mình có ông anh vợ cứ rên với bà chị dâu là bà vợ nổi khùng lên là cắn, béo ông ta như điên. Thống kê này là chỉ số được báo cảnh sát hay các trung tâm cứu giúp người bị bạo hành, còn ra số không đi báo thì còn nhiều hơn.

 

Chán Mớ Đời

 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Đàn ông chuyển giới hay phụ nữ thay đổi

 Các nhà xã hội học nghiên cứu về đàn ông và phụ nữ ngày nay với câu hỏi “đàn ông ngày nay có giống như đàn ông của thế kỷ trước.”

Chúng ta xem xi-nê hay truyền hình, họ hay nhắc đến ngày D, quân đội đồng minh đổ bộ lên bãi biển Normandie như cuốn phim “Saving Private Ryan”, diễn lại các cảnh lính chết như kiến trên bãi biển Omaha, nơi mình có ghé viếng.

 

Người ta đặt câu hỏi, thanh niên mỹ ngày nay, có khả năng thực hiện cuộc đổ bộ lịch sử này không vì tư duy, sức khoẻ của đàn ông mỹ rất khác xưa. Dạo ấy, có rất nhiều thanh niên mỹ ốm đói, bị từ chối khi bị động viên. Ngược lại, ngày nay quân đội Hoa Kỳ cho hay 25% đàn ông mỹ không đạt tiêu chuẩn để gia nhập quân đội. Lý do chính là bệnh béo phì vì thức ăn dinh dưỡng. Mình sẽ kể thêm phần sau, để hiểu về sự bành trướng của giới đồng tính vì dinh dưỡng.


Năm kia, mình đi Mễ tây Cơ, được mời ăn sáng với tư lệnh hải quần miền Bắc Mễ Tây Cơ. Mình thấy quân sĩ Mễ có rất nhiều người béo phì. Khi thổi kèn kêu tập hợp thì mấy người này chạy rất khó khăn. Khi ra trận là coi như có cơ may chết sớm.


Trong cuốn “Death of the Grown Up “ , bà Diana West cho rằng đàn ông ngày nay, không quyết đoán, tự tin như thế hệ của bố bà ta. Người ta đo lượng Testosterone thanh niên từ 1987 đến 2007, thì được biết lượng Testosterone của thanh niên Hoa Kỳ xuống 20-25% so với thế hệ 1940. Kinh




Ngoài con người ra, chúng ta còn thấy các thú vật, điển hình các con cá sấu ở tiểu bang Florida. Họ nghiên cứu các con cá sấu đực ở các vùng bị nhiễm thuốc phân bón và khu vực còn hoang dã thì nhận thấy dương vật của cá sấu ở vùng bị nhiễm độc, thuốc sâu bị teo nhỏ lại.


Họ cho biết các chất hoá học mà chúng ta sử dụng hàng ngày (synstetic estrogen ) gây ảnh hưởng rất nhiều cho cơ thể, các hormone,...

Ngày này, y tế được cải tiến, thiên hạ sử dụng rất nhiều chất hoá học, son phấn, xà-bông, dầu gội đầu, keo tóc,... thậm chí mùa Covid khiến mọi người sử dụng các chất hoá học tẩy trùng, hay các bình nước uống bằng nhựa....

Sự liên đới giữa testoterone và estrogen khiến đàn ông bị phụ-nữ-hoá hay ngược lại phụ nữ bị đàn-ông-hoá. Người đàn ông cần mất bao nhiêu lượng testoterone để không còn được gọi là đàn ông.


Liên Hiệp âu châu, và đại học Oxford có đăng các nghiên cứu này, khiến đọc giả thất kinh. Chúng ta đều biết là lượng tinh trùng của đàn ông ngày nay giảm rất nhiều trên toàn cầu, đưa đến vấn nạn người ta sinh con ít lại hay đàn ông vô sinh. Ung thư xuất hiện nhiều vì hormone, biến đổi gây ung thư. Mỗi năm có trên 500,000 người Mỹ chết vì ung thư, tương đương số người chết vì cô-vi năm vừa rồi.


Bệnh béo phì ở con nít càng ngày càng gia tăng. Những chất hoá học độc thâm nhập vào cái bào thai khi còn trong bụng mẹ. Các lượng estrogen được tưới lên hàng ngày, khiến cái thai sẽ biến đổi khá nhiều. Người ta khám nghiệm các trẻ em trai mà người mẹ bị nhiễm độc từ khi còn trong bụng mẹ, ngày nay ít năng động, khía cạnh đàn ông bị giảm rất nhiều. Họ không nói tình trạng này đưa đến giới đồng tính. Trẻ em ngày nay thụ động chơi game điên tử, không ra ngoài, hoạt động tay chân.


Từ khi mình mua cái vườn 7 năm nay, đi seminar, đọc thêm sách về canh nông, chăn nuôi thì mình thất kinh, nên giảm sử dụng hoá chất lên người. Mỗi năm có trên nữa triệu người Mỹ chết vì ung thư. Người ta đổi lỗi vì chất béo bú xua la mua nhưng trên thực tế là vì hoá chất, bảo quản thực phẩm, vật liệu xây cất, phân bón, thuốc trừ sâu. 


Cứ lấy thí dụ trong nhà thì có xà bông, dầu gội đầu, chất khử trùng, thuốc rãi trên thảm trước khi hút bụi, son phấn, sơn móng tay, bình nhựa để uống nước, chai nước bằng nhựa, ngoài trời thì có phân bón, thuốc trừ sâu, phân cho cỏ, thuốc diệt cỏ dại như ROund up mà thiên hạ kiện tụng được mấy trăm triệu nay luật sư cứ gửi thư để hỏi mình có muốn tham dự cuộc kiện để kiếm tiền,... thức ăn thì chất bảo quản,...



Khi tham gia một seminar ở đai học năm Cali, ông thầy đưa trái táo và hỏi táo này đã được hái từ bao lâu. Câu trả lời là 9 tháng 18 ngày, theo cái nhãn dán trên trái táo. Tại sao vỏ trái táo tươi như 9 tháng về trước, vì đã được ngâm thuốc bảo quản. Phụ nữ khi có thai, cần hiểu rõ những nguy cơ có hại cho sức khoẻ của mình và cái thai. Thuốc khai Quang được rãi trên chiến trường Việt Nam đã để lại hậu quả khá rùng rợn. Công ty rãi thuốc khái Quang vẫn tiếp tục sản xuất các thuốc sát trùng, diệt cỏ như gần đây công ty sản xuất thuốc diệt cỏ Round Up, bị kiện mấy trăm triệu. Ngày nay, phụ nữ có vấn đề thụ thai. Có thể vì sử dụng thuốc ngừa thai nhiều quá,..hay hoá chất từ son phấn, xà bông,... con nít mới 7, 8 tuổi đã có kinh nguyệt.


Người ta khám phá ra một số trẻ em gái ở một vùng ở gần Seattle có kinh nguyệt sớm, dậy thì sớm. Họ khám phá ra gia đình nghèo nên ăn cánh gà vì rẻ. Người ta nuôi gà và chích hormone ở cánh gà để giúp gà mau lớn. Khi mấy cô gái nhỏ tuổi này ăn vào hàng ngày thì ăn luôn hormone còn sót lại từ cánh gà khiến biến đổi cơ thể sớm.


Lên xe, thấy họ xịt mùi thơm , các synthetic  estrogen  hay nước hoa bán cho phụ nữ, trong các hộp quà. Thơm quá. Đường dài khi hít các hoá chất lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng cho sức khoẻ. Mình có quen một chị làm nail, sau này cứ mỗi tuần, ông chồng phải gọi xem cứu thương chở vào bệnh viện cấp cứu.


Có một điều khiến mình bất ngờ là đọc tài liệu các nghiên cứu xã hội, nói về lý do xã hội ngày nay, có nhiều vụ ly dị. 


Năm vừa rồi, tỷ lệ ly dị xuống thấp nhất từ 50 năm qua. Lý do là đại dịch khiến người ta suy nghĩ về cuộc đời, và cảm nhận về người phối ngẫu của mình hơn (58%). Cứ 1,000 cặp vợ chồng là cuối năm có tới 14.9 ly dị thay vì 15 cặp. Mình lại đọc báo tây cho rằng tỷ lệ ly dị gia tăng gấp đôi.


Khi chúng ta ăn thức ăn với lượng đường nhiều thì sẽ giúp cơ thể biến đổi, to béo, lượng đường cao thì xem như bị liệt dương, không thèm khát phụ nữ. Ông Larry kể là ông ta lấy vợ xong thì hai năm sau ly dị vì bà vợ to béo phì lên khiến ông ta hết ham chuyện làm giai. Phụ nữ to béo chắc cũng không thích chuyện chăn gối.


Dạo này, các phim hành động thấy nhiều nhân vật chính toàn là phái nữ, đâm chém, bắn giết người như ngoéo, không biết có phải để thu hút các khán giả đồng tính. Người ta kêu là giới đồng tính rất nhiều trong giới chơi thể thao chuyên nghiệp nhất là các tay chơi bóng chuyền. Mấy cô này thường rất là cao để nhảy. Con nít đến tuổi dậy thì, muốn chúng cao thì nên cho ngủ nhiều và chơi bóng rổ hay bóng chuyền, vì phải nhảy lên cao, sẽ tác động vào chân và đầu gối.


Mình đọc đâu đó, họ cho biết xe Subaru được các bà đồng tính ưa thích nhất tại Hoa Kỳ. Cái khổ là mỗi khi mình thấy xe Subaru là tò mò xem mụ nào ngồi trong đó. Chán Mớ Đời    (Còn tiếp) 


Nghịch lý của đại dịch hôm nay. Người nga cấm này cấm nọ nhưng cho phép các chợ mở cửa dù biết đeo khẩu trang không ngăn ngừa được vi khuẩn lây-lần. Chán Mớ Đời 


Nguyễn Hoàng Sơn 


Mẹ chồng đì nàng dâu

 Nhớ năm Mậu Thân, khi Việt Cộng tấn công vào Đàlạt. Không ai theo họ cả, ngược lại bỏ chạy tán loạn. Gia đình dì Ba Ca, cháu ruột mệ ngoại mình, chạy tản cư từ Số 4, ở đậu nhà mình mấy tháng. Nghe kể, cả gia đình đào hầm phía sau nhà để tránh bom đạn. Mình có lên đây xem cái hầm, bom rớt vào thì chết cả gia đình. Ngày mồng 3, dượng Ba Ca, lên nhà trên, để lấy mấy cái bánh tét cho con ăn, tò mò nhìn ra sân, thấy một quả bom chưa nổ, nằm chình ình, trước sân nhà. 3 phút sau, cả gia đình gồng gánh chạy xuống nhà mình. Sau này, mình có thấy cái lỗ với trái bom, khi Việt Nam Cộng Hoà đi rà, và tháo ngòi nổ. 

Căn nhà thì bình địa vì sau đó máy bay dội bom Napalm xuống cả khu Số 4. Máy bay trực thăng hay bay trên đầu xóm mình để bắn hoả tiễn hay đại liên 60 ly khiến vỏ đạn rơi xuống khu nhà mình làm lũng mái tôn và có một tên bị lỗ đầu khi đứng xem máy bay trong sân nhà mình. Kinh

Mỗi tối, hai gia đình, ngồi nghe mấy đĩa nhạc của ban AVT. Trong đó có một bài “3 bà mẹ chồng” rất vui vì họ nhái đủ giọng. Sau này mình nói được mấy giọng là nhờ nghe ban AVT khi xưa. Ở xóm mình khi xưa, không thấy cảnh mẹ chồng nàng dâu, đa số là công chức, con cái chưa ai lập gia đình nên không chứng kiến cảnh này. 


Chỉ nhớ anh Kiệt, con bà Hiển, đi an ninh quân đội, lấy bà vợ miền tây, ở gần nhà. Ông thần này cắm dùi xây nhà ở sân nhà Bà Ron, khiến hai gia đình chửi nhau ỏm cù tỏi, tên Kiệt vác súng ra bắn khiến bà Ron im luôn. Ông chồng thì theo vợ bé nên không có nhà. Có lần hai vợ chồng tên Kiệt cãi nhau, bà vợ rượt anh ta chạy xuống nhà mẹ, bà vợ cầm cái dao bầu, phóng theo trúng cái lưng anh ta. May là cái cán dao trúng cái lưng, nghe anh ta kêu cái Hự khi con dao rớt xuống đất nhưng vẫn bỏ chạy. Từ đó mình sợ gái miền nam lắm, không dám đụng tới. Sau đó vợ chồng làm lành, vui nhà vui tiếng, đẻ hàng năm. Kinh

Lớn lên, học việt văn với thầy An, về Tự Lực Văn Đoàn, Đoạn Tuyệt. Có cảnh nàng dâu, Loan và ông chồng Thân. Hai vợ chồng cãi nhau sao đó, cô Loan, đang cầm cái kéo, vô tình hay cố tình, đâm ông chồng một cái, tính làm Phật Quán Thế Âm. Thầy An giảng về cảnh mẹ chồng nàng dâu, với các hủ tục như khi Loan về nhà chồng, bước qua cửa, có cái lò than như để đốt hết cái dơ bẩn gì đó,...


Viết đến đây thì nhớ khi xưa, cô giáo bắt học thuộc lòng bài ca dao:

Hôm qua tát nước đầu đình 
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen.
Em được thì cho anh xin,
Hay là em để làm tin trong nhà?
Áo anh sứt chỉ đường tà,
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu.
Áo anh sứt chỉ đã lâu,
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng.
Khâu rồi anh sẽ trả công,
Đến khi lấy chồng anh sẽ giúp cho:
Giúp cho một thúng xôi vò,
Một con lợn béo, một vò rượu tăm.
Giúp em đôi chiếu em nằm,
Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo.
Giúp em quan tám tiền cheo,...

Rồi giảng về vụ thách cưới ở thôn quê khi xưa. Lớn lên học thầy An thì mới hiểu thêm về phong tục, tập quán người Việt khi xưa. Hoá ra người ta thách cưới, như bán con gái. Sau bao nhiêu năm, nuôi con, nay bán để lấy lại vốn nên khi về nhà chồng, cô gái phải chịu nhiều đắng cay, như trả nợ, đền bù lại số tiền, gia đình chồng đã bỏ ra khi đi cưới. Thật ra bố mẹ có được gì, hàng xóm kéo đến xơi hết. Chán Mớ Đời 

Tương tự ở phi châu, họ cũng bán con gái, đòi mấy con dê hay cừu chi đó.

Các tập tục văn hoá trên thế giới cho thấy phụ nữ không có quyền, không được xem là một đơn vị sản xuất trong nền kinh tế của cộng đồng hay quốc gia dù làm việc nhà, nuôi nấng con cái. Khi xưa, phụ nữ cần phải lấy chồng để có con, sau này về già thì có con trai nó hầu, đúng hơn là con dâu. Do đó họ phải chấp nhận làm lẻ cho có tấm chồng.

Thậm chí, người con gái đi lấy chồng, thật ra là để giữ con nít, làm ô sin cho gia đình chồng. Nhà nghèo đi lấy chồng, nhỏ tuổi hơn mình, để cõng chồng đi chơi. Khi chồng lớn tuổi thì mình đã già, hắn lại lấy vợ lẻ. 

Bồng bồng cõng chồng đi chơi

  Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng.

 Chị em ơi! Cho tôi mượn cái gàu sòng 

Để tôi tát nước múc chồng tôi lên. 

Trong lịch sử, các xã hội, người có quyền lực là người nắm kinh tế. Thời săn bắn, ai tài giỏi săn bắn thì có quyền lực, phụ nữ được xem là một đơn vị kinh tế vì có thể đi hái trái quả trong khi đàn ông thì đi săn bắn. Thời canh nông thì đàn ông làm việc đồng áng hiệu lực hơn phụ nữ. Thêm đàn ông phải đi lính cho triều đình khi cần. Nhà nào không có đàn ông thì phải mướn người khác trong làng đi nghĩa vụ dùm, và tốn rất đắt vì có thể chết không trở về. Các nhà nghèo thì kêu con gái giả trai như Hoa Mộc Lan đi lính thay cha. Do đó người phụ nữ không có quyền lực trong chế độ Phụ hệ.

Khi xưa, mệ ngoại mình có kể câu chuyện về Thoại Khanh Châu Tuấn. Có cô dâu dẫn mẹ chồng đi tìm chồng, giữa đường, mẹ chồng kêu đói, thèm thịt quá nên cô dâu, lấy dao rọc chút thịt nơi tay mình, để nướng cho mẹ chồng ngon phê. Mình đoán là người Tàu phịa ra chuyện này để mấy cô con dâu theo đó mà đối đãi tử tế với mình. Ngay con ruột còn chưa làm huống chi con dâu. Cả năm chúng chỉ đến thăm khi có ăn.

Hay câu chuyện, mẹ chồng nàng dâu khiến một tên, mỗi ngày cứ lấy dao ra mài để dạy vợ... Nếu nhìn kỷ, chúng ta thương cho thân phận đàn bà của mẹ chồng nàng dâu, 2 cuộc đời cùng chung một số phận. Mẹ chồng cũng làm dâu rồi quay qua hành cô con dâu, như để trả thù những ngày xưa thân ái với mẹ chồng của mình.

Tại sao vấn nạn gia đình giữa mẹ chồng và nàng dâu vẫn kéo dài đến ngày nay. Ở hải ngoại thì nhà ai nhà ấy ở, chỉ gặp nhau vào các ngày nghỉ lễ, họp mặt gia đình. Ở Việt Nam thì 3 thế hệ thậm chí đến tứ đại đồng đường ở chung với nhau. Có chị kia kể, mới bán nhà, con rể xin tiền để làm ăn, chị nói là không, tiền hưu của mẹ. Ngày xưa, lo cho con ăn học nên không để dành tiêu hưu trí 401k, nay tiền lời bán nhà để dành, về hưu tiêu xài. Thế là con không đem cháu lại thăm. Ngọng.

Khi xưa, người con gái về làm dâu, không đi làm, nên phải làm việc nội trợ. Ngày nay, họ phải bươn chải ngoài xã hội, bị stress nhiều, về nhà lại bị bà mẹ chồng đấu tố nên rất căng thẳng. Mẹ chồng về hưu hay không bao giờ đi làm nên không hiểu. Ở nhà buồn nên khi con dâu đi làm về là đấu tố cho đỡ buồn miệng.

Theo mình vấn nạn này là vì tài sản. Khi xưa, người con trai lớn lên, lập gia đình nhưng phải ở với bố mẹ, chăm sóc bố mẹ về già, để sau này có thể thừa hưởng gia tài, cái nhà, ruộng đất,... do đó người con dâu phải chịu đựng để mong mẹ chồng chết sớm để thừa hưởng gia tài. Lý do đó mà mẹ chồng và nàng dâu cứ đấu tố nhau. Mẹ chồng phải đì con dâu cho thoả để sau này mới giao nó gia tài.

Ngày nay, ở hải ngoại, ai nấy đi làm nên họ sống riêng, không chung chạ với bố mẹ. Họ có lương, tậu nhà riêng nên không cần đến gia tài của bố mẹ nên câu tục ngữ dân gian việt: “rể là khách, dâu mới là con mẹ cha mua về,...” lỗi thời ở Hoa Kỳ. Đám cưới là đàng gái bỏ tiền chi tiêu hết do đó không có vụ thách cưới. Nghe nói bên Ấn Độ, đi lấy chồng mà không có của hồi môn là mệt. Nói chung tất cả chỉ là kinh tế.

Mình nhớ đi xem phim La valse dans l’ombre  về thì thiên hạ bàn tán, có bà mẹ chồng quá tốt. Có người lại kêu:

Thật thà cũng thể lái trâu 
Thương nhau cũng thể nàng dâu, mẹ chồng

Hay ban nhạc AVT khi xưa, hát như hai cô ca sĩ có khen nhau bao giờ. Ở riêng như người tây phương, bố mẹ không xía vào chuyện riêng tư của con cái. Mình có cô bạn than là mẹ chồng thuộc dân giàu có trước 75, nên không thấy cô ta xứng đáng làm con dâu của bà. May là ở riêng chớ nếu ở chung thì mệt. Hình như có dạo ở chung với nhau nay ra riêng. Cái nguy hiểm là lập gia đình mà bố mẹ coi trọng sự môn đăng hộ đối.

Cha mẹ, nhiều khi không thực hiện được những mộng ước của mình nên muốn con mình hoàn thành những mộng ước của họ. Học hay lấy bác sĩ, hay phải đậu tiến sĩ đủ trò. Mình có quen ông người đại hàn, ghi trong di chúc là con ông ta muốn thừa hưởng gia tài thì phải tốt nghiệp tiến sĩ. Mình nói ông ta gửi con về Việt Nam, mua bằng tiến sĩ là xong. Cũng có thể họ có nhiều tham vọng, gả chồng cưới vợ là một cách leo lên các bậc thang của xã hội hay để hai gia đình, hai quốc gia hợp tác để làm giàu hay cai trị thế gian.

Giải quyết vấn nạn mẹ chồng nàng dâu trong gia đình rất khó, tuỳ mỗi gia đình và cá nhân. Có lẻ vì vậy mà đàn ông ở Việt Nam, đi làm ra, ghé quán nhậu uống cho quên đời, để khỏi phải đứng giữa mẹ và vợ. Ngược lại, ngày nay, bố mẹ hay rên là bị con bắt làm ô-sin, nuôi con giữ cháu để chúng đi chơi. Cách tốt nhất là sống riêng như ở tây phương vì xa mỏi mắt, gần mỏi miệng.

Mình ở rể được 6 năm. Trước khi làm đám cưới, đồng chí gái và mình có mua một căn nhà nho nhỏ ở vùng Bôn Sa nhưng ở đây chưa được 6 tháng thì phải dọn về ở với bố mẹ vợ. Lý do là gia đình anh vợ dọn ra, vì xin được Housing. Bố mẹ vợ không biết tiếng mỹ nên mấy anh chị vợ kêu vợ chồng mình về để chăm sóc ông bà. Kiểu bán cái lại cho cô em út và mình. Mình thấy đa số các anh chị hay bán cái lại bố mẹ cho em út. Họ lập gia đình trước nên bán cái lại và nhân danh làm anh làm chị nên hay rầy la em út nhưng không ai dám rước bố mẹ về nhà nuôi cả.

6 năm trời, vợ mình mượn đâu 15, 16 người giúp việc để chăm sóc ông bà ngoại. Có người vừa tới buổi sáng trưa mình ghé về nhà để xem sao thì đã thấy họ kêu con họ đến chở về. Bà ngoại mấy đứa rất khó tính, cứ làm như người giúp việc ở Hoa Kỳ như ở Việt Nam, thời Bảo Đại. Sau 6 năm, vợ mình và mẹ vợ cứ choảng nhau hoài nên mụ vợ kêu mua căn nhà bên cạnh để có thể chạy qua trông nom, có người làm nên không sợ lắm. Từ khi dọn ra riêng, mỗi cuối tuần, vợ mình ghé lại chở bố mẹ đi chơi, thấy hoà hợp hoà giải gia đình hơn. Mỗi người có không gian riêng tư nên khi gặp nhau thì đối xử như mẹ con thay vì tranh nhau làm nội tướng.

Cách tốt nhất để giải quyết vấn nạn mẹ chồng nàng dâu là ở riêng. Ở Hoa Kỳ, có vụ xây nhà cho mẹ vợ mà họ gọi Mother in-law’s quarter. Phía sau nhà họ xây một căn hộ nhỏ để mẹ vợ ở thoải mái, tự nấu ăn, cuối tuần đến nhà con ăn với cháu ngoại. Thoải mái hơn, con cháu có thể trông nom khi đau ốm nhưng vẫn giữ sự độc lập, tự do riêng tư. Xong om

Mướn nhà cũng được vì tự do rất tốn tiền. Sống chung chạ để mong sau này thừa hưởng gia tài vô hình trung biến cuộc sống của mình trong vòng 20, 30 năm thành cuộc chiến thầm lặng. Mình sẽ quen lối sống này thì đến khi con dâu của mình về, sẽ tiếp tục sống đối chọi nàng dâu mẹ chồng mà mình sẽ đóng vai mẹ chồng và tìm cách để trị con dâu cho nó ngoan ngoãn. Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Đi học khi về già

 Đi học khi về già

Mình viết bài này đã lâu nhưng Facebook nhắc nên tải lại

Từ bé mình không thích học hành gì cả ngoài đi chơi. Sau này muốn đi du học nên phải học ngày chưa đủ tranh thủ học đêm. Qua Tây thì sợ bị cúp học bổng nên cũng học chết con cà cuống luôn. Tóm lại mình học vì bắt buộc, không vì yêu thích.

Từ độ lập gia đình, nhất là từ ngày đồng chí gái sinh ra hai đứa con. Mỗi tuần nhận tấm ngân phiếu của chủ trả lương, không thấy nhúc nhíc con số dù làm việc chết ông chết bà vì kinh tế xuống, sợ bị sa thải. Cần tiền mua tả, mua sữa cho con nên mình đi làm thêm đủ trò, bán bảo hiểm nhân thọ, thầu xây cất cho thiên hạ rồi ma quỷ dẫn đường đưa mình vào con đường mua nhà cho thuê.

Lúc đó mình mới hiểu là có hai lối giáo dục; một là dạy mình kiến thức, cái nghề đi làm công cho thiên hạ để nhận tiền lương và một giáo dục khác là tài chánh, quản lý, đầu tư giúp tiền đẻ ra tiền cho mình. Có nghề đi làm thì chủ chỉ trả lương đủ cho mình đừng tìm kiếm việc khác và mình chỉ làm việc năng nổ đủ để chủ không đuổi mình nên không bỏ hết 100% tâm trí để làm giàu cho chủ. Vào sở là lê kê la ca đi vệ sinh, pha trà, nói cà kê với đám đồng nghiệp,..l

Tóm lại là một bên học để đi làm ra tiền còn một bên thì dùng tiền làm ra tiền cho mình mà sở thuế gọi là “Active income” với nghĩa đen là đóng thuế trung bình 5 tháng đầu còn “Passive income” với nghĩa đen là đóng thuế ít và được khấu trừ thuế má.

Sau này đọc cuốn Rich Dad Poor Dad thì khám phá ra là cứ cần cái gì thì mua nhà cho thuê, rồi chỉ định căn nhà đường A là để cho con học đại học, căn nhà B là để hưu trí cho ông bà cụ, căn C là để có tiền đi chơi hè,…. Mọi thứ đều do người mướn nhà trả. Mình chỉ việc đi kiếm nhà chủ bán và cho vay lại thay vì nạp đơn xin xỏ đám ngân hàng. Xong om. Đồng chí vợ kêu mình không có khiếu ăn nói nhưng không hiểu lý do nào chủ nhà người Mỹ lại bán và cho vay lại. May mình không biết ăn nói nên mụ mới theo mình. Chán Mớ Đời 

Mình đi đâu, không ai cạy được mình một chữ nhưng mở mồm là hay hỏi những câu cực ngu nên ít ai tiếp chuyện mình.

Từ đó mình tự nhận khuynh hướng chính trị của mình là “libertarian capitalist”, không theo Dân Chủ cũng không theo Cộng Hoà. Lý do là mình thấy họ giống nhau. Bên thì đánh thuế thằng nghèo và bên thì đòi đánh thuế thằng giàu. Chỉ theo đồng chí vợ quang vinh muôn năm lãnh đạo. Xong om.

Từ dạo giác ngộ cách mạng về giáo dục thì mình đi học thêm cuối tuần hay ban đêm trong tuần nên đồng chí vợ đưa con đi ăn sinh nhật con cháu bạn bè còn mình thì đi bộ gõ cửa nhà thiên hạ, hỏi có ai bán nhà. Sáng cuối tuần, mình lò mò đi xem garage sale để tập thương lượng trả giá hay hỏi chủ nhà có bán nhà hay không.

Trời lại ị trúng đầu, mình mua được một căn nhà cũ, sửa chửa lại cho thuê rồi lại một căn khác,… Rồi một ngày kia, mình thấy không cần đi làm cho chủ nữa rồi vài năm sau, chả cần đi thầu xây cất cho thiên hạ nữa. Hôm mới sang Cali, bà cụ mình hỏi: “sao con không đi làm ?” Khiến mình ú ớ, không biết trả lời.

Bà cụ mình, khi xưa đi buôn đi bán, tảo tần mấy chục năm để nuôi đàn con 11 đứa thêm thăm nuôi ông chồng cải tạo 15 năm nên khó hiểu tư duy của mình. Vợ mình thì như bao nhiêu người khác được cha mẹ dạy, học cho giỏi, vô đại học lớn, có bằng cấp cao rồi đi làm cho công ty rồi về hưu, công ty sẽ trả tiền hưu trí cho mình đến khi qua đời. Con mình thì chúng hỏi sao bố không  đi làm khiến vợ mình ngọng luôn.

Mình hồi nhỏ, có lẻ la cà với chợ Đàlạt nên không thích học, thích hóng chuyện người lớn nên nay mới có chuyện để kể chuyện đời xưa cho bà con một thời ở Đàlạt. Lại có tính hay hỏi những câu rất cực đại ngu nên thầy cô hay chửi mi ăn chi mà ngu rứa.



Nhớ hồi nhỏ, thằng con lúc nào cũng hỏi tại sao và tại sao…. rồi khi nó đi học, thầy cô giáo bảo câm, khi nào cho phép mới được nói hay xin phép đủ trò, ngồi xuống rồi từ từ nó theo vào khuôn vào phép, hết hỏi tại sao như mình hồi nhỏ. Mình cứ bị cô giáo, thầy giáo nhất là bạn bè chửi ngu lâu dốt sớm nhưng có tính lì nên chả sợ ai cả, cứ hỏi khi không hiểu.

Nhớ dạo học Đoạn Tuyệt giờ việt văn, năm lớp 11, mình hỏi ông thầy, tại sao khi Loan tìm đến Dũng để nối lại tình xưa, khi được toà tha bổng vì ngộ sát, lụi ông chồng phong kiến gia trưởng một kéo. Dũng lại bỏ đi trong đêm mưa. Ông thầy trả lời lơ quơ khiến mình đã ngu lại càng ngu hơn.

Câu hỏi này đi theo mình từ mấy chục năm qua đến giờ. Cách đây mấy năm, mình gọi điện thoại thăm ông thầy ở Việt Nam, lại hỏi lại câu hỏi này thì ông thầy cũng không cho mình câu trả lời chính xác, cũng theo tập quán người Việt, nói lòng vòng. Kêu tác giả cứ để cho đọc giả tự kết luận, vì xã hội bế tắc. Chán Mớ Đời 

Tác giả là một nhà trí thức của Tự Lực Văn Đoàn, muốn thay đổi văn hoá phong kiến. Thay vì chỉ dẫn đọc giả ít học hơn, con đường cách mạng để giúp họ thay đổi tư duy hành động vì khởi đầu là tư duy nhưng phải được tiếp nối bởi hành động và khi hành động đã trở thành thói quen của tâm thức thì vận mệnh của họ mới thay đổi.

Đây chỉ nói đến nhưng không chỉ cho đọc giả con đường để đi nên mình ngẫm nghĩ lại mới hiểu lý do đảng cộng sản thắng đậm trong cuộc kháng chiến chống pháp. Họ có chiến lược rõ rệt, chủ trương bạo lực do Lenin tư duy đột phá, ai không theo là giết nên thâu tóm lại hết quyền lực.

Hôm qua đi học thêm về mua nhà, gặp ông Jack Fullerton. Khi mình mới vào nghề, mỗi thứ 6, đi ăn sáng với nhóm ông ta gồm những tay già kinh nghiệm về mua nhà cho thuê và đám mới vào nghề như mình. Ông ta giảng kiểu bình dân học vụ về mua nhà, thuế vụ,… nên ngu lâu dốt sớm như mình mới thấm nhuần được vì học mấy ông thầy ở đại học cộng đồng là thấy điên lên vì họ giảng lý thuyết nên nghèo còn ông này giảng thực tế nên giàu. Nay ông ta lớn tuổi, vợ mất nên không còn đi đứng bình thường như xưa.

Mình rất nhớ ơn ông này, ông ta có cái hội cho nhóm đầu tư, họp mặt mỗi tháng. Ông ta mời người nói chuyện và bảo vệ người đầu tư. Có nhiều tên mất dạy, hay đến những hội này dụ dỗ người chưa có kinh nghiệm để lừa họ. Mình nhớ ơn ông Fullerton nên lâu lâu, viết về những đề tài đầu tư, để ai chịu khó đọc thì có thể tránh vì về già, đa số sợ thiếu tiền sống già lâu năm nên có nhiều người đem tiền đi đầu tư bậy bạ rồi mất hết.

Khi mình viết về tài chánh bình dân học vụ thì ít thấy ai hỏi còn viết về chuyện tình nữa nắng nữa mưa thì thiên hạ có vẻ hồ hởi còm mệt thở. Hôm qua mình nói với ông Fullerton là mình cũng bắt chước ông ta giúp được 2 cặp vợ chồng trở thành triệu phú láng giềng, và vài gia đình bỏ ăn trợ cấp, mua được nhà cửa ở Hoa Kỳ.

Về già, mình đâm ra thích đi học, lại thích đi học đủ thứ mới Chán Mớ Đời. Khi xưa không thích học còn ngày nay thì cứ học đủ trò khiến mụ vợ cứ chửi ngu chi mà ngu rứa, vì mình đi học tới học lui mấy lớp này hoài mỗi năm. Nhiều khi phải bay đi xứ coca cola để học. Cứ Noel là bỏ ra một ngày để đọc lại cuốn “The richest man in Babylon” từ 25 năm nay. Cái khổ mỗi năm đọc lại thì thấy mình học được một điều mới dù mình biết rõ tác giả sắp nói đến nhân vật nào,…

Hồi chiều, hai vợ chồng đến nhà anh bạn mời ăn cơm, bác sĩ bằng tuổi vợ mình mới về hưu năm ngoái. Nay chỉ đi làm 2-3 ngày một tháng. Anh ta chuyên về mỗ mắt nhưng sau này chuyên về thẩm mỹ nên khi con vào đại học thì về vùng này nghỉ hưu, đi làm thêm ở một văn phòng thẩm mỹ ở San Diego, tà tà. Hai vợ chồng kêu là đóng bảo hiểm y tế $2,200.00/ tháng. Được cái hai vợ chồng này thích thể thao nên chắc sẽ gặp nhau thường xuyên hơn. Họ thích đi để ngoạn như đồng chí vợ. Mình có bạn ăn, bạn đầu tư, bạn thể thao,…

Được cái là khi xưa, bà vợ nghe mình nên đi seminar, học hỏi thêm đầu tư về địa ốc, nay có mấy căn nhà ở khu sang trọng, cho thuê khá cao nên thoải mái con cà cuống nên về hưu sớm được. Họ kể sẽ đi theo đoàn y tế của nhà thờ qua Guatemala, đi tùm lum tới cuối năm. Về hưu dùng khả năng nghề nghiệp của mình đi làm miễn phí giúp người nghèo. Mỗi ngày sau khi đi lễ nhà thờ, làm vườn, đi bộ ngoài biển. Cô vợ kêu thích đọc bài mình viết, cứ thấy email mình gửi cho ông chồng thì lấy đọc trước. Hắn gửi Amazon để mua cuốn Mực Tím Sơn Đen do NHị Anh xuất bản cho vợ đọc. Mình quen tên này qua Nhị Anh, học chung ở MIT ngày xưa. Cô nàng kêu mình viết về tài chánh dễ đọc vì khi đi seminar nghe tới đâu là ngọng tới đó.

Lâu lâu, mình hay nhận được cú điện thoại hay imeo của vợ mấy ông bạn, hỏi lung tung còn mấy ông chồng thì chỉ làm thơ đọc thẩn. Lâu lâu, gửi cho mình những câu do ai đó ngộ ra là đời vô thường.

Vẫn biết là sẽ tan, biến mất nhưng mấy ông thầy tu của xứ Tây Tạng vẫn bỏ công sức dùng cát để vẽ Mandala, đủ màu rồi xoá đi. Nhiều người thấy vậy, không làm gì hết, ngồi khui lon bia, ăn miếng mực khô rồi kêu đời vô thường. Thế tại sao không ăn không nhậu luôn cho khoẻ.

Mình thì thích về tài chánh, đầu tư nên bạn đa số là giới này, gặp nhau hàng tuần, ăn cơm chia sẻ tài liệu thông tin còn bạn xã giao thì đa số là ăn theo đồng chí gái. Mình thích viết về tài chánh hơn nhưng lâu lâu phải viết đi du lịch, chuyện đời xưa, tình yêu cho vui diễn đàn. Dạo này mình ngưng imeo, chỉ gửi cho một số người. Nếu ai hỏi thì mình sẽ tiếp tục gửi vì không muốn làm phiền họ, tải lên facebook tiện hơn vì chỉ có ai theo dõi mình thì đọc, không làm phiền thiên hạ.

Khi xưa, mình bị bắt buộc học còn nay mình chỉ học, điều nghiên những gì mình thích nên đầu óc bổng nhiên sáng dạ dù ít ăn. Hôm nay, học về Section 199A mới ra đời năm ngoái khiến mình nức nở, giúp người đầu tư có thể khấu trừ tới 20% các chi phí trong năm. Luật thuế mới ra năm 2017 của Trump giúp tiền ngoại quốc đổ vào Hoa Kỳ như tên giáo sư của đại học Columbia, kể cho mình tháng trước.

Tưởng tượng có thể khấu trừ đến 20% tiền chi phí cho Business như xe cộ, máy tính, điện thoại,…lặt vặt. Mình hay giải thích cho mấy đứa con về thuế như sau.

Mẹ con đi làm được chủ trả $100. Liên bang vớt $25, tiểu bang vớt $10, Obamacare vớt $3.5, an sinh xã hội vớt $7.5, xem như $46, coi như còn lại $54 để xài. Mẹ con đi đổ xăng tốn $4, ăn phở mất $8.5, bị đánh thuế tiêu dùng 7.75%, coi như thêm $0.66, xem ra tô phở là $8.5 + $0.66 = $9.16, thêm tiền boa là mất thêm $1.84 = $11.00 vì không muốn ôm tiền lẻ, nặng túi. Mua cái áo cho con mất $20.00 + thêm tiền thuế 7.75% là $1.55 Coi đã chi tiêu bao nhiêu $4 + $11 + $21.55 +….. = $54.00

Xem ra muốn tiêu $54.00 thì mẹ còn phải làm ra $100.00, xem như gấp đôi. Mua cái áo là $21.55 nhưng thật ra là $42 vì phải đóng thuế trước khi xài, do đó khi đi mua đồ, món gì đều nghĩ là mình tiêu gấp đôi số tiền đó, cho nên không bao giờ kêu là rẻ cả vì giá tiền là gấp đôi.

Nay tính theo đầu tư của bố thì bố có thể khấu trừ tiền ăn phở khi bố đi nói chuyện, giao dịch với khách hàng hay bạn bè, trả tiền xăng vì cần di chuyển cho business,… nói chung cũng tiêu xài $54.00 như mẹ con.

Bố làm $100.00, nhưng trước khi đóng thuế, bố có quyền khấu trừ số tiền chi tiêu $54.00, nghĩa là $100.00 -$54.00 = $46.00. Bố chỉ bị đánh thuế lợi tức trên số tiền $46.00 thay vì $100.00 như mẹ con. Vì số tiền chỉ có $46.00 thì đóng thuế ít hơn, Liên Bang 15% thay vì 25%, tiểu bang 10%, Obamacare 3.8%, an sinh xã hội 7.5%, tổng cộng là 36%. Lấy $46 x 36% = $16.56 hay còn lại $29.64, xem như 1/3 số tiền làm ra còn mẹ con thì không còn một cắc.

Mẹ con làm ra $100, đóng thuế $46.00, tiêu $54.00 , còn lại Zero.

Bố làm ra $100, tiêu $54.00, đóng thuế $18.56, còn lại $29.64.

Do đó muốn có dư tiền, mình phải làm thương mại, tốt nhất là đầu tư vì đóng thuế ít hơn là đi làm. Đầu tư là nuôi gà đẻ trứng, trứng nở ra gà và cứ thế mà tiếp tục, đến khi có nhiều gà thì cũng nên ăn trứng và nếm mùi gà cho biết đời. Đa thường, người ta không muốn mất thì giờ, gà đẻ ra trứng là lấy ăn, thậm chí còn giết luôn con gà, vừa được ăn thịt và trứng non. Xong om

Hết gà thì thấy thằng hàng xóm chịu khó, không ăn gà nhưng lại bỏ công nuôi gà đẻ trứng, ấp trứng thế là chúng đến kêu tên hàng xóm là gian ác, vi phạm đạo dức, nuôi gà dã man, thế là bỏ tù, tịch thu gà của người ta ăn, rồi bảo phải chia tài sản như Obama đã giải thích khi tranh cử. Đó là xã hội chủ nghĩa mà mẹ con đã bỏ sau lưng để lên tàu, trốn khỏi Việt Nam.

Đảng dân chủ khuyến khích người Mỹ làm nhân công, lao động vinh quang để khi về già không còn gì. Chỉ biết mong đợi chính phủ, chi viện. Chính phủ đánh thuế thằng nuôi gà, bắt hắn phải đưa phân nữa con gà để chia cho đám không chịu khó, kêu đời là vô thường.

Đảng Cộng Hoà khuyến khích làm business để còn $29.64, mua được 6 con gà ở Costco, giá 5 đô để người dân không lệ thuộc vào chính phủ. Phải loại bỏ thằng chính phủ vì thằng này đánh thuế rồi bỏ vào mồm chúng trước rồi mới chia cho người không muốn bỏ công sức làm Mandala.

Chán Mớ Đời

Nguyễn Hoàng Sơn 

Đàlạt xưa qua hình cũ #7

 Tuần này, mình tải một số hình ảnh khu Hoà Bình Đàlạt xưa. Khi mình thấy mấy tấm ảnh xưa, thời Tây, lúc khu Hoà BÌnh chưa được xây cất thì rất ngạc nhiên vì không biết từ đâu. May sau này đọc được tài liệu về Đàlạt và sự hình thành của Đàlạt nên mới bắt đầu hiểu về sự thay đổi của Đàlạt xưa.

Muốn định vị được những tấm ảnh này thì cần có bản đồ của khu Hoà BÌnh khi xưa, lúc chưa được xây cất. Chỗ này được xem là chợ Đàlạt, khi khu phố chỗ Ấp Ánh Sáng, bị bão lụt cuốn trôi. Sẽ tải sau này trong bài khác.

Tấm bản đồ vẽ này do mình đề ô để nhớ. Khu Hoà BÌnh (chợ cũ Đàlạt xưa, trước khi họ xây Chợ Mới ). Khu được tô màu đỏ là dãy nhà ông Sáu Còm, dãy nhà tiệm Bùi Thị Hiếu đến cà-phê Tùng,... và khu tiệm bánh mì Vĩnh Chấn, do ông Võ Đình Dung xây sau này. Khu được tô màu vàng là khu Đức Xương Long đến nhà hàng Mekong. 

Bản vẽ này cho thấy hoạ đồ của chợ Cây (khu Hoà Bình). Thấy trường Đoàn Thị Điểm, dãy phố Chic Shanghai chưa được ông Võ Đình Dung xây cất sau này. Khu chụp hình Hồng Châu.

Chợ Đàlạt xưa, lúc chưa xây khu Hoà Bình. Chợ kiểu bán hàng rong, tụ họp như ở đường Phan Đình Phùng. Lúc này, dãy phố lò bánh mì Vĩnh Chấn, Chic Shanghai chưa được xây cất. Những mũi tên màu xanh là được được chụp từ góc cà phê Tùng, còn màu đỏ thì ngược lại chợ nhỏ Đàlạt .

Khúc này nhìn hình mũi tên màu đỏ. Mình thì nhận ra nhưng khó mà giải thích cho mọi người, phải cần làm video tùm lùm nhưng không có thì giờ. Chán Mớ Đời 

Chỗ này chụp từ khu dãy nhà của ông Sáu Còm, như bản đồ trên cho thấy chỉ có khu nhà dãy Bùi Thị Hiếu là đã được xây bằng gạch. Khu dãy nhà hàng Mekong còn làm bằng gỗ, lợp tôn. Sau bị cháy nên họ cho xây lại chợ, được gọi là Chợ Cây vì làm bằng gỗ, đến khi xây Chợ Mới thì gọi là chợ Cũ.

Hình này, xem theo mũi tên màu đỏ, thấy khu dãy nhà Bùi Thị Hiếu, còn tiệm Mekong vẫn còn làm bằng gỗ lúc chưa bị cháy. Phía sau chợ có lợp mái là dãy nhà ông Sáu Có. Đàlạt có hồ Đội Có, không biết là một người hay không. Ai biết chơi em xin. Thấy đường nhỏ chia cách dãy Bùi Thị Hiếu bà Mekong, sau này là đường Tăng Bạt Hổ.


Một góc nhìn khác từ khu nhà ông Sáu Có, nhìn về dãy Bùi Thị Hiếu, tiệm hớt tóc (coiffure), Mekong, xa xa là dãy nhà Vĩnh Chấn, có trạm biến điện, sẽ giai thích sau hay trong bài khác. Giải thích nhiều quá thì các bác chới với lộn tùm lùm.

Hình này thấy rõ dãy nhà Bùi Thị Hiếu, lúc chưa được xây bằng gạch, chỉ có mấy căn, khúc cà phê Tùng, nhà in Lâm Viên chưa được xây cất, có thấy dãy nóc nhà của dãy nhà ông Sáu Có nhưng có lẻ chưa được xây bằng gạch. Mình mất khá lâu mới định vị được tấm ảnh này vì hình ảnh vào những năm 1930-1940.

Bản đồ định vị những ảnh chụp trên

Chợ Gỗ do kiến trúc sư tây Louis George Pineau thiết kế, nhà thầu SIDEC xây cất. Đặc điểm là có cái tháp cao như tháp chuông nhà thờ. Ở Âu châu thường trung tâm thành phố đều có cái chợ và nhà thờ. Cái chuông để giúp người ta làm cái điểm nhấn mà đi lại. Sau này được sử dụng để báo động khi máy bay bỏ bom.

Hình này chụp trước khi xây chợ Hoà Bình. Lính Tây đi chơi .

Để lần sau mình tải tiếp hình ảnh khu Hoà Bình, Chợ Cũ vì tải nhiều quá, thiên hạ lộn. Lần sau sẽ tải ảnh khi chợ cũ đã xây cất (rạp xi-nê Hoà bình sau này)
(Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn