Showing posts with label Tình yêu. Show all posts
Showing posts with label Tình yêu. Show all posts

Hưu trí và mưu cầu hạnh phúc

Có ông mỹ kể là năm 52 tuổi, ông ta buộc về hưu trí sớm. Lý do bị ung thư, có cục bướu to đùng ở cái xương chậu. Bác sĩ tiên đoán ông ta có thêm 6 tháng hưởng dương. Ông ta chuẩn bị hậu sự, để được chúa rước về thiên quốc nhưng thánh Phao Lồ kêu chưa có tên ông ta trong danh sách vì nhà cửa chưa được phân lô, xin phép xây trên thiên đình, cần nhiều thời gian để Ngọc hoàng duyệt phê, đợi công an khu vực và ông bà Táo về trời báo cáo tình hình lý lịch 3 đời trích dọc ngang. 

Sau hai lần giải phẫu thì như phép lạ, ông ta bình phục, tự tập luyện để đi đứng lại. Từ độ đó, ông ta về hưu được 10 năm thì cảm thấy cuộc sống nhàm chán, vô vị. Mình đoán ông này không có vợ con. Nếu có thì cãi vợ hàng ngày vẫn vui hơn, sẽ không thấy nhàm chán và vô vị hoá cuộc đời. Ông ta mất hết năng lực để sống. Cho thấy cái nghịch lý trong đời sống, chúng ta tìm bằng mọi cách để tiếp tục sống nhưng rồi sống lại chán nản, cảm thấy vô vị. Chán Mớ Đời 

Nghỉ hưu có ý nghĩa khác nhau đối với mỗi cá nhân. Người ta có thực hiện một cuộc khảo sát sâu rộng với trên 15,000 người về hưu trên 60 tuổi và hỏi họ một câu: “Thử thách lớn nhất của ông, bà khi nghỉ hưu là gì?”

Dưới đây là một số câu trả lời nhận được theo các danh mục được trích dẫn nhiều nhất:


1/ Hối tiếc:

  • * “Tôi nhớ làm công việc mà tôi yêu thích.”
  • * “Tôi không nghĩ hưu trí là dành cho mình. Tôi muốn quay trở lại công việc giảng dạy.”
  • * “Tôi không biết phải làm gì với thời gian của mình. Tôi cảm thấy lạc lõng.”

Phần này thì lâu lâu mình cũng nhớ nhớ đến nghề cũ kiến trúc sư. Tháng trước đi viếng New York, mình thấy lại toà nhà cao tầng mà mình có tham dự trong tổ thiết kế, hay khi viếng Barcelona, thấy trung tâm thương mại quốc tế, hoặc ở Đông Kinh, có chút gì tiếc tiếc.

Mình về hưu chắc cũng trên 14 năm qua vì không muốn đi làm khiến con mình thắc mắc, hỏi mẹ nó sao bố không đi làm.


2/ Y tế:

  • * “Giữ cho tâm trí tôi khỏe mạnh và tăng thêm giá trị cho cuộc đời.”
  • * “Sợ chết trong đau đớn và khó chịu.”
  • * “Khi 70 tuổi bị bệnh tim, tôi sẽ không còn thèm ăn nhiều nữa.”

Phần này thì mình có chịu khó đọc sách báo, mỗi ngày tập võ, ăn uống đàng hoàng, hạn chế không như khi xưa, thèm là ăn. Lên vườn 3 ngày một tuần, leo núi mỗi tuần nên không sợ gì cả vì cứ đi liên tu ti nên chả có thì giờ ngồi nghĩ vớ vẩn. Chết đến thì đến như một người tình mới đến kéo ta đi về miền đâu đâu.


3/ Danh tính:

  • * “Nỗi sợ mất danh tính đã hình thành trong suốt cuộc đời.”
  • * “Mọi người không còn nhìn thấy bạn nữa.”
  • * “Cảm giác bị từ chối - nội tâm hóa, không lên tiếng.”
Mình không có danh tính nên không sợ mất tên Sơn Đen, chỉ đi sau gót chân của vợ cho đời tắm gội thêm được mới. Mình không thích dây dưa lắm. Đi họp mặt thân hữu thì ngồi ăn, ngóng chuyện thiên hạ để có gì hay, kể trên bờ lốc. Không có gì để bàn cãi đối chọi với mấy ông rượu vào lời ra. Không uống rượu nên không ai cụng ly.

Theo kinh nghiệm, người về hưu có một thách thức lớn nhất mà không ai nói đến là tìm ra mục đích sống. Trước đó, 90% người Mỹ đi làm không thích công việc của họ, chỉ xem là phương tiện để kiếm tiền nuôi sống gia đình. Họ tự nhũ sau này về hưu sẽ làm những việc họ thích. Cũng khá mơ hồ. Khi xưa, mình đam mê kiến trúc, nghệ thuật nhưng sau khi thằng con ra đời thì mới khám phá ra tiền cần hơn là đam mê nên bỏ nghề đi làm thầu khoán, xây cất nhà cửa.
Đây là câu hỏi đầu tiên của chuyên gia tài Chánh thế là ngọng. 

Đam mê là khi mình được thiết kế các công trình như thế vận hội Barcelona, chớ còn vẽ 3 cái nhà hàng Burger King vớ vẩn thì chán con chuồng chuồng. Đi làm thầu khoán, vẽ nhà bậy bạ và xây cho nhanh kiếm tiền là vui. Khách hàng đa số có một quỹ rất khiêm nhường nên khó mà vẽ nhà đẹp sang trọng. Muốn vẽ những căn nhà sang trọng phải giàu có, quen biết các triệu phú tỷ phú chớ tỵ nạn như mình thì quên đi.

Ai có cháu ngoại, cháu nội thì định hướng lại cuộc đời mình, bằng cách giữ cháu, tạo điều kiện cho con đi làm. Quan trọng hơn là giúp họ rất nhiều về mặt tâm lý. Mình có chị bạn, con gái vừa sinh con thì ngưng làm việc, ở nhà trông cháu ngoại. Con gái trả công một tí cũng vui sống mỗi ngày với cháu ngoại. Đi làm nhân công không bao nhiêu, vui cùng cháu ngoại là hạnh phúc một đời người. Chị vợ mình và ông anh cột chèo hơn mình 2 tuổi, bán văn phòng nha khoa về hưu. Trong tuần chăm cháu nội được 3 ngày, ngoài ra đi chơi, đánh quần vợt.

Tiền bạc chắc chắn là một mối quan tâm cho đa số khi về hưu. Họ có thời gian nhưng không có tiền bạc để thực hiện những chương trình của họ đặt ra. Lại có người có tiền có bạc, có thời gian nhưng không có sức khoẻ cũng ngọng. Có người nói: “Tôi sợ nghèo đói và mất nhân phẩm”. Lại có người khác viết: “Tiền ra, không có gì Vô”. Lại có người kêu: “sức khoẻ là vàng. Tôi ngu đi làm để có tiền chửa bệnh”. Vấn đề đáng ngạc nhiên là lo lắng về tài chính lại không nằm trong 3 lo lắng hàng đầu của mọi người khi về hưu.


Mọi người thường nhầm lẫn giữa tiết kiệm hưu trí với kế hoạch nghỉ hưu. Hai khái niệm khác nhau. Nếu gú gồ cụm từ “kế hoạch nghỉ hưu” thì hầu hết sẽ thấy, trên nhiều trang, nội dung liên quan đến tiết kiệm và lương hưu như IRA, Annuity, bú xua la mua, toàn là những mánh lới của mấy tên chuyên gia tài chánh. Mấy tên hay đặt câu hỏi đầu tiên, ông bà có trên 1 triệu đồng trong quỹ hưu trí. Nếu có thì đâu có hỏi họ làm gì. Chán Mớ Đời 


Trong khi đó, không có tài liệu gì liên quan đến kế hoạch nghỉ hưu một cách thực tiễn, liên quan nhiều hơn đến cuộc sống tinh thần của người về hưu và ít liên quan đến tiền bạc hơn. Lý do là không cần làm ra tiền khi chúng ta làm từ thiện, giúp chúng ta có mục đích sống cho hết quãng đường đời còn lại. Nhiều người đi chùa làm công quả nhà thờ, các hội từ thiện,.. giúp họ cảm thấy một công dân hữu dụng, có đóng góp cho cộng đồng.

Việc có được nguồn tài chính ổn định để tồn tại trong suốt thời gian nghỉ hưu đóng một vai trò quan trọng đối với chất lượng cuộc sống, nhưng điều quan trọng hơn là việc lập kế hoạch cho cuộc sống của chúng ta. Khi xưa, đi làm thì mỗi sáng, chúng ta thức giấc vào 6 giờ sáng, chuẩn bị ăn điểm tâm rồi đi làm, chiều về thì ăn cơm, đọc sách báo hay xem truyền hình, chăm sóc con cái rồi đi ngủ. Chúng ta chỉ cần quản lý 8 tiếng đồng hồ cho cá nhân và gia đình. 8 tiếng kia là để ngủ và 8 tiếng để làm việc. Nay về hưu cần phải biết làm gì với 8 tiếng kia nữa.


Mình thức giấc vào lúc 4 giờ sáng, đọc sách báo một tị rồi chạy ra bolsa tập võ từ 5:30 sáng đến 7 giờ. Chạy về nhà rồi lên vườn. Hỏi vợ có mục gì hôm nay, có phải đi ăn uống ở nhà bạn hay không. Khi vợ kêu anh không cần đi thì mình xem phim tài liệu. Hay đọc sách vớ vẩn.


Nói cách khác, chúng ta sẽ làm gì sau khi rời khỏi lực lượng lao động? Chúng ta có thể giã từ sự nghiệp, nhưng không thể từ giã cuộc đời. Đó là khúc mắc của người về hưu. Không có cháu ngoại, cháu nội để chăm sóc, ngoài nhìn mụ vợ hay tên chồng rồi cãi nhau cho qua ngày. Có chị bạn kêu: khi xưa chồng tui đẹp trai lắm nên tui mê, nay hắn nằm ngủ nước mồm nước miếng chảy ra, ngáy như sấm, trông mà gớm. Chán Mớ Đời 


Có ông mỹ, viết cuốn sách kể năm nay 97 tuổi. Về hưu khi 65 tuổi. Ông ta lên chương trình, cứ 5 năm, kế hoạch ngủ niên, học vẽ, sau đó, học nhạc đánh dương cầm, rồi học làm vườn… cứ xong một chương trình ngủ niên thì ông ta lại lên chương trình học cái gì khác. Mình quen một bà mỹ gốc đức, về hưu thì ghi danh đi học đại học cộng đồng vì khi xưa không có tiền đi học, môn thi ca thời lãng mạn Đức thế kỷ 18. Xum vầy với đám sinh viên trẻ. Chúng ta tự tạo nổi đam mê.

Cách đây 10 năm, mình nghỉ hưu, vì con cái vào đại học, mình không phải lo đưa rước nên bắt đầu đi học làm vườn. Tính để trồng rau sạch ăn ở nhà cho lành. Đùng một cái tên chuyên viên địa ốc hú kêu mua cái vườn bơ. Dính chấu từ đó chả cần phải mục đích hoá cuộc sống gì cả. Ngày nào cũng chạy đến vườn để thiết kế lại hệ thống ống nước, sửa chửa vì mấy con coyote phá cắn. Chán Mớ Đời 

Trong cùng cuộc khảo sát đó, người ta hỏi mọi người, nghĩ họ có thể giải quyết những thách thức của mình như thế nào. Toàn bộ 35% tin rằng câu trả lời nằm ở việc tìm kiếm mục đích sống thông qua một kỹ năng hoặc sở thích mới. Như trường hợp ông mỹ 97 tuổi viết sách.


Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2021 trên 12,825 người lớn trên 51 tuổi được công bố trên Tạp chí Lão khoa ứng dụng đã liên kết mục đích sống mạnh mẽ với hành vi lối sống lành mạnh hơn và tốc độ tiến triển của các bệnh mãn tính chậm lại.


Tìm kiếm mục đích sống cũng có thể giúp những người về hưu tìm thấy những cơ hội việc làm mới mang lại thu nhập, giúp giảm bớt những lo lắng về tài chính. Đa số thích có một ông việc bán thời gian. Như đứng đường, cầm cái bản xì-tóp khi học sinh băng qua đường.


Ông mỹ nói nhờ đọc về cách thức của người Nhật Bản về hưu đã giúp ông ta thoát khỏi cuộc nghỉ hưu đầy chán nản. Vô số người về hưu tìm được mục đích sống của mình. Họ không quay lại làm việc theo kiểu truyền thống từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều mà họ thành lập công việc kinh doanh mới, tư vấn, tình nguyện và thực hiện những sở thích mang lại cho họ niềm vui và sự hài lòng.


Ông ta nói đến khái niệm “ikigai” của người Nhật, có nghĩa là “lý do tồn tại của bạn”. Tây gọi là raison d’être. Đọc đến đây mình cũng tự hỏi lý do tồn tại của mình khi về hưu là gì. Chưa tìm ra câu trả lời. Vì mình chỉ muốn sống sót với cái vườn 20 mẫu. Chán Mớ Đời 

Nhìn biểu đồ của Ikigai khiến mình thất kinh như học Tân đại số khi xưa với 4 vòng tròn. Mình không có đam mê về trồng bơ, không có sứ mạng gì vì làm nông dân bất đắc dĩ. Thiên hạ cần bơ nhưng họ không muốn trả nhiều tiền nên đói. Mình không giỏi gì cả, lại ngu lâu dốt sớm, dốt bền vững. Theo người Nhật Bản thì chúng ta cần có 4 vòng tròn trên để đạt được Ikigai. Thế là mình ngọng nữa. Mình đang đọc cuốn sách về vụ này. Tóm tắc phần đại cương lại đây.


Mỗi khái niệm được thể hiện bằng một câu hỏi. Khi chúng ta tích cực theo đuổi những gì chúng ta thích làm để phục vụ bản thân, gia đình và cộng đồng, hãy nghĩ xem liệu hoạt động đó có cho phép chúng ta trả lời “có” cho bất kỳ sự kết hợp nào của bốn câu hỏi sau đây hay không:

1* chúng ta có đang làm một hoạt động mà chúng ta yêu thích không?

2* chúng ta có giỏi về nó không?

3* Thế giới có cần những gì chúng ta cung cấp không?

4* chúng ta có được trả tiền để làm việc đó không?


Nhà thần kinh học và chuyên gia về hạnh phúc người Nhật Ken Mogi cũng đề nghị xem xét liệu hoạt động này có năm trụ cột giúp ikigai của bạn phát triển hơn nữa hay không:


A* Hoạt động này có cho phép chúng ta bắt đầu từ việc nhỏ và cải thiện theo thời gian không?

B* Hoạt động này có cho phép chúng ta tự chủ bản thân không?

C* Hoạt động này có theo đuổi sự hài hòa và bền vững không?

D* Hoạt động này có cho phép chúng ta tận hưởng những điều nhỏ nhặt không?

E * Hoạt động này có cho phép chúng ta tập trung vào hiện tại không?

Tấm ảnh một cô bán bánh mì ở Maroc, cười vui. Theo mình giàu nghèo mà vui là được.

Ở mức độ sâu hơn, ikigai đề cập đến những hoàn cảnh cảm xúc mà trong đó các cá nhân cảm thấy rằng cuộc sống của họ có giá trị khi họ hướng tới mục tiêu của mình. Điển hình, ai có cháu, chăm sóc cháu hàng ngày, đem đến cho họ được nhiều hạnh phúc, niềm vui trong tuổi già. Có chị quen, về hưu, thằng con rể kêu bán nhà chia cho nó một ít để làm ăn. Chị ta không chịu nên nó không cho thăm viếng cháu ngoại. Cuối cùng bán dọn nhà đi chỗ khác, tặng tiền tươi cho con gái, ở chỗ nhỏ hơn nhưng được con rể cho thăm viếng cháu ngoại. Từ đó hết gặp. Chán Mớ Đời 


Tùy thuộc vào thời điểm chúng ta dự định nghỉ hưu, chúng ta có thể có thêm 30, 40, 50 năm cuộc đời hoặc hơn - và đó là một khoảng thời gian dài để tiếp tục sống, sẽ trôi đi nếu chúng ta không biết mục đích sống, tạo nên một cuộc sống thường nhật chán chường. Ai buồn đời thì lên vườn mình cuốc đất. Có anh kia về hưu, không biết ai giới thiệu, một hôm anh ta chạy lên vườn mình, hỏi mình cần gì anh ta giúp rồi mỗi tuần anh ta lại 1, 2 ngày phụ mình làm vườn. Anh ta đáp ứng được 4 câu hỏi đầu tiên. Tiền thì không nhận được nhưng được bơ và bưởi đem về cho vợ con ăn. Xong om


Xin mấy bác cho em biết Ikigai của mấy bác là gì để em bắt chước học tập thêm. Cảm ơn trước.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 



Yêu chồng loại nào?

Mình có cô con gái đi làm ở Nữu Ước. Bố con rất thân nhau. Có chuyện gì thì nó hay điện thoại hỏi như về công ăn việc làm, tình yêu thậm chí khi xưa, đang làm bài tập ở Ý Đại Lợi, Hồng Kông cũng gọi hỏi mình đang làm vườn. Mình nhận ra có ảnh hưởng rất lớn đối với con gái khi đọc tiểu luận của nó xin vào trường đại học. Nó kể muốn sống cuộc đời như Bố, làm việc tại nhiều quốc gia, nói được nhiều ngoại ngữ. 4 năm đại học nó đi viếng và ở trên 14 quốc gia. Chỉ khác là mình khi xưa, vẽ tranh bán để có tiền đi chơi, còn ngày nay nó đi chơi chỉ lấy thẻ tín dụng của bố và cà. Đầu năm tới nó đi Phi Châu ăn Tết Tây.


Nay con gái có bồ và tương lai có thể sẽ lập gia đình. Vấn đề làm sao để hướng dẫn con gái để có một cuộc sống lứa đôi, tạo dựng một mái ấm gia đình bền vững, sông có cạn núi có mòn song chân lý không bao giờ thay đổi. Khi tại Hoa Kỳ hôn nhân có 50% tan vỡ. 

Hai vợ chồng này lấy nhau trên 80 năm. Kinh

Trong cuộc sống ngày nay tại Hoa Kỳ, người ta định hướng phụ nữ về tự do, hình ảnh phụ nữ thành công trong xã hội, leo lên các bậc thang nhưng họ quên không nói đến vai trò truyền thống của người phụ nữ từ mấy ngàn năm qua. Theo thống kê của Census Hoa Kỳ gần đây thì 40% các cuộc hôn nhân lần đầu tiên bị tan vỡ. Cuộc ly hôn đa số xẩy ra vì vợ chồng bị áp lực công việc quá nhiều, không thời gian cho nhau và khi gặp nhau ở nhà thì không ai nghe ai vì cả hai đều bị áp lực và muốn giải bày đưa đến khủng hoảng với kẻ nội thù.


Phụ nữ được xem bình đẳng với nam giới nhưng học đường chưa dạy về sự hòa hợp giữa trai gái vợ chồng. Không chỉ giới trẻ là nếu một trốn thai người giỏi hơn, lương bổng cao hơn thì người kia phải đứng  phía sau chăm sóc gia đình con cái vì cả hai cứ lao vào công việc, bỏ hết thì giờ để tạo dựng một sự nghiệp thì hạnh phúc hôn nhân sẽ không bao giờ có. 


Trong xã hội ngày nay tại Hoa Kỳ, yêu một người đàn ông chăm chỉ làm việc không phải là ước vọng của tất cả phụ nữ. Đây là lý do tại sao một số phụ nữ ngày nay thích những người đàn ông không có quan điểm sống, viễn kiến về tương lai. Đúng hơn họ sợ những người đàn ông có nhiều tham vọng. Một người đàn bà đầy tham vọng thì muốn một người chồng như chồng của bà Thatcher hay quận công Philip như họ gọi Mr. Mom. Chấp nhận làm hậu phương cho vợ mình tiến thân ngoài xã hội. Nếu vợ thành công thì xem như họ đã thành công.

Yêu một người đàn ông làm việc chăm chỉ, người con gái hiểu rằng không phải lúc nào người bồ hay ông chồng cũng sẵn sàng giúp đỡ, chăm sóc hay luôn bên cạnh cô ta. Có loại đàn ông đam mê làm việc, tạo dựng sự nghiệp cũng như có đàn ông đam mê tứ đổ tường. Phụ nữ phải lựa chọn nhất là khi mình có tham vọng về công việc của mình.


Hồi đầu năm, mình đi viếng động Sơn Đoòng. Toán chỉ có 10 người, 2 người từ Gia-nã-đại, 2 người từ Hoa Kỳ, 1 người từ Đức quốc còn lại là 5 người Việt. 2 cậu thanh niên, 3 cô gái tại Việt Nam được xem là thành đạt, làm việc cho công ty ngoại quốc, tiếng anh lưu loát, đi một mình. Họ không muốn lập gia đình, dùng tiền lương để dành để trải nghiệm, khám phá, đi chơi xứ này xứ nọ. Mình không dám hỏi về đời tư của họ nhưng đoán 1 người đàn ông mà lọt vào mắt xanh của mấy cô này, phải là có bản lĩnh, hoặc các cô này không để ý, chỉ cần một người chồng nội trợ ở nhà, còn mọi việc khác để em lo. Khi xưa, mình đi làm đến 2 giờ chiều, đón con, nấu ăn cho cả nhà, dạy con học,… mụ vợ làm việc nhiều khi 10 giờ tối mới về. Mình xem như Mr. Mom, anh trai hậu phương để vợ yên tâm ra tiền tuyến.


Thằng con có lần nói, nếu bố không lo cho tụi con, chắc nay có thêm nhiều nhà cho thuê. Có thể đúng nhưng chưa chắc. Mình nhớ có lần, có người kêu bán 5 mẩu đất ở Victorville, có thể xây 40 căn nhà. Mình dự định mua để xây nhà bán, mỗi căn có thể lời $50,000 nhưng cuối cùng không làm. Lý do là nếu làm dự án này thì phải đi xa, cuối tuần mới gặp vợ con. Sau 5 năm, có mấy triệu nhưng con nhìn mình như Thiếu Phụ Nam Xương nên hai vợ chồng quyết định không mua lô đất. 


Người đàn bà có thể nghĩ, ông chồng hay bồ không quan tâm đến mối quan hệ. Thật ra người đàn ông thức dậy sớm đi làm để có thể tạo dựng một tương lai ổn định về tài chánh cho mái ấm gia đình. Gặp thằng chồng dậy trễ, không đi làm, suốt ngày bên mình là ngọng. Đi làm về mệt nên người chồng không có thời gian để tắm gội, hôn vợ, chỉ muốn ngủ ngay để lấy lại sức để bắt đầu cho ngày mai. Nếu không lao động tốt thì chủ đuổi.

Người chồng có thể cục mịch, không thư sinh như chồng của bạn mình vì đôi bàn tay chai sạn bẩn thỉu và chiếc áo sơ mi dính đầy mồ hôi, dầu mỡ, không có xức nước hoa nhưng người đàn ông này sẽ yêu vợ con bằng một thứ tình yêu mà người vợ chưa từng trải nghiệm trước đây. Hy sinh để kiếm tiền để cho vợ con ấm no, không thiếu thốn trong cuộc sống. Những người đàn ông chăm chỉ đã kết hôn với người phụ nữ trong mơ của họ, người thức dậy mỗi sáng và làm việc chăm chỉ hàng ngày cho gia đình để có được cuộc sống mà họ hằng mơ ước. 


Trở lại vụ con gái mình. Mình sẽ khuyên nó điều gì nếu một mai lập gia đình. Hy sinh 1 phần công danh ngoài xã hội để xây dựng một mái ấm gia đình hay chạy theo danh vọng địa vị thì sẽ phải trả một cái giá rất đắt và con cái nếu có sẽ khổ.


Mình khám phá nhiều người Mỹ có bệnh về tinh thần. Cuộc sống vội vã khiến họ không có thời gian để clean disk, defragment lại ổ cứng. Khi vợ chồng như hai máy điện toán mà đều bị tê liệt vì chạy nhiều lập trình cũng một lúc thì sẽ đứng hình, Răng Xanh hay USB gì cũng không kết nối với nhau được. Không tải hay kết nối thêm dữ liệu cho nhau thì chỉ có cách là nhấn nút reset. Đi tìm người khác nhưng rồi cũng lêu bêu như chim bị tên một lần.


Khi trẻ chúng ta nghĩ chạy theo tiền tài danh vọng sẽ được hạnh phúc. Nếu may mắn chúng ta đạt những ước vọng. Khi nhìn lại thấy sự trống vắng như những người sống sót của cuộc thử nghiệm xã hội trong suốt 68 năm của đại học Harvard.


Cách đây 68 năm về trước, họ mời 225 sinh viên năm thứ 2 của trường, trong số này có ông JFK và 672 giới trẻ khác ở vùng Boston. Mỗi năm họ theo dõi những người này, đo đạt khám sức khoẻ đến nay chỉ còn lại 60 người của chương trình. Họ bắt đầu thăm dò thử nghiệm với con cháu mấy người này và người phối ngẫu.


68 năm trước, họ có đặt câu hỏi: “hạnh phúc là gì?”. Có người kêu trở thành tổng thống Hoa Kỳ, người kêu trở thành triệu phú, người kêu luật sư danh tiếng, nhà tư bản, bác sĩ , nha sĩ,.. sau 68 năm, họ hỏi số 60 người còn sống sót thì như phép lạ, đều trả lời như nhau; gia đình yên ấm và có thân hữu.


Nay mình về già, mình không biết giải thích làm sao với con để chúng định hướng cuộc đời chúng. Ở trường thầy cô dạy chúng theo đuổi giấc mơ của chúng nhưng cái gì cũng phải có cái giá của nó. Nhiều tiền bạc quá thì có thể gia đình không hạnh phúc lắm. Chúng ta thấy nhiều người nổi tiếng, truyền thông nhắc nhở đến họ nhiều nhưng rồi ngạc nhiên khi thấy họ chọn lấy cái chết vội vàng để chấm dứt cuộc sống đầy áp lực Fast & furious.

Hôm tước, con gái gọi điện thoại cho biết mới liên lạc được một cô ở New York qua móc nối của một tên bạn quen. Cô này đi học tài Chánh như con mình, và mới mua được căn nhà đầu tiên cho thuê khiến con gái mình vui vì có bay sang Cali tháng 9 vừa rồi để học khoá tài chính và muốn mua nhà cho thuê. Có thể là con gái mà mua được nhà cho thuê. Tỏng tương lai có thể lập gia đình, có con cái thì có thể quản lý nhà cho thuê vừa chăm sóc con cái, đỡ bị áp lực công việc.


Ngày nay, nhìn lại cuộc đời, đa số đều kêu là vô thường. Có bác nào cho em ý kiến, khuyên con cái lập gia đình, bớt tham vọng để xây dựng mái ấm gia đình hay cứ lăn xã vào chạy theo mộng ước của mình để rồi thất vọng về sau. Cảm ơn trước.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Phòng Lửa cháy


Có lẻ vì tai nạn nghề nghiệp cũ, hay bị ám ảnh bởi phim “la tour infernale” nên mỗi lần vào chỗ đông người như nhà bạn có tiệc, khách sạn,..mình đều xem cửa thoát hiểm ở đâu. Thường khi vào khách sạn, mình hay dùng cầu thang tránh đợi chờ luôn tiện để tập thể dục và để biết mà lỡ đêm tối có chuyện gì thì biết đường mà chạy.

Mình sang Pháp thì được xem một cuốn phim nổi tiếng dạo ấy mang tên La Tour Infernale do tài tử Paul Newman đóng vai tên kiến trúc sư thiết kế toà nhà cao tầng này. Từ đó các thiết kế kiến trúc đều rất cẩn thận xem xét việc cứu hoả khi cần thiết. Thường họ mướn các cố vấn về cứu hoả để giúp họ về thiết kế cầu thang và cầu thang máy nhất là hệ thống phòng cháy và chửa cháy. Tương tự ở Cali, muốn xây chung cư hay nhà mới, việc đầu tiên là phải test cái fire hydrant ngoài đường, xem có đủ mạnh áp suất và gần không. Mình nhớ có lần một chùa Việt Nam ở Cali xây xong nhưng không được hoạt động, vì nhân viên cứu hoả không duyệt nên nhờ mình kêu thợ đến gắn cái fire hydrant cho chùa. Trước nhà mình có cái fire hydrant nên báo cho công ty bảo hiểm để được bớt tiền đâu 10%

Ở Hoa Kỳ thường thì các nơi đông người, bắt buộc phải có cái bảng cứu hộ, luôn luôn được mở, sử dụng đường dây điện riêng khác với đường dây điện của căn phòng. Lý do là nếu đường dây chính bị cháy, đèn điện tắt thì đường điện riêng cho hệ thống cứu hộ vẫn hoạt động giúp người ta trông thấy trong bóng tối mà chạy.


Khi xưa, đi học ở Paris, mỗi lần trường tổ chức bal des 4arts là ớn vì tây đầm hút thuốc, lại uống rượu trong đêm tối để dễ sờ soạn, hay quăng tàn thuốc bậy bạ nên hay bốc cháy bất tử. Có nhiều hộp đêm hay bị cháy bất tử là vì lý do này. Nghe báo chí nói có một tiệm karaoke nào ở Việt Nam bị cháy khiến nhiều người chết cháy vì không có hệ thống cứu hộ hay phòng cháy. Chỉ cần gắn một cái máy tự động rà khói, rẻ chạy bằng pin là có thể cứu mạng người.

Vào chỗ đông người mình luôn luôn tìm hình ảnh này vì lúc nào cũng sáng 

Thường ở trong khách sạn hay du thuyền,…họ đều có cửa tự động đóng lại khu vực cầu thang máy. Lý do là lửa truyền qua cầu thang máy rất nhanh vì lỗ hổng từ dưới đất lên đến đỉnh nóc nhà, hút không khí nên theo luật Hoa Kỳ thì bắt buộc có cửa chắn lửa độ 2 tiếng đồng hồ tại khu vực này. Khi có lửa thì báo động tự động đóng mấy cánh cửa bảo hộ phòng cháy này. Do đó mình hay mò đi cầu thang để quen đường, có chuyện thì chạy theo lối đó. Nhà cho mướn, mình đều gắn bình chửa lửa và mỗi năm cho thợ đến kiểm soát, trả tiền cho họ để lỡ có chuyện thì người mướn nhà biết đâu mà lần.

Ở nhà nên có hai bình chửa lửa, trong bếp và ga ra phòng khi bị cháy

Nhà ở Hoa Kỳ mà rộng quá và nhiều tầng nay phải gắn thiết bị chửa lửa tự động, nghĩa là mỗi phòng phải gắn fire sprinklers (vòi nước để chửa lửa). Khi cái hộp trong phòng nào nhận được tín hiệu có lửa là tự động cái vòi nước phung ra từ trần nhà, toả khắp căn phòng để dập tắt ngay ngọn lửa.


Cali bắt buộc mỗi nhà phải gắn thiết bị máy rà lửa và hơi carbonique. Lý do là lò sưởi sử dụng ga nên nếu ga bị xì thì máy rà tự động bắt được sẽ réo lên. Cách tốt nhất là gắn hệ thống báo động này với dây điện và thêm cục pin lỡ điện bị cúp. Thường mấy người mướn nhà lười thay pin mỗi 6 tháng, họ cứ tháo gỡ luôn vì cứ kêu bíp bíp do đó cần kiểm soát lại mỗi 6 tháng.

Mỗi phòng ngủ và hành lang lúc nào cũng phải gắn một cái máy báo động tốt nhất chạy bằng điện và gắn thêm một cục pin secour phòng khi tắt điện. Còn đầu vòi nước chửa cháy thì nhà lớn hơn nên gắn nhưng đắt tiền. Độ $20,000 vì có hệ thống ống nước riêng 

Mình sợ nhất khi đến Hương Cảng, khi thấy mấy chung cư mấy chục tầng cao vời vời vì diện tích rất nhỏ mà có cháy là ngọng vì thường chỉ có một cầu thang nhỏ bé. Mình có ở nhà anh bạn ở xứ này mấy hôm thì sợ tắt nến luôn. Cửa thang máy có cửa sắt kiểu cũ, đóng vào mới bấm nút được. Lần chót mình ghé Sàigòn thì thấy mấy chung cư cao vời vợi mới xây ở đường Nguyễn Hữu Cảnh là thua non. Tự hỏi hệ thống cứu hộ, chửa cháy ra sao. 


Mình ở lại nhà người quen gần đó hình như Sàigòn Pearl. Nghe nói là giá trên 1 triệu đô, xây cất san sát bên nhau, 3, 4 tầng mà không có balcon khiến mình hơi sợ. Mỗi tầng là một phòng, được xây theo kiểu âu mỹ tại Việt Nam, nên kín mít vì ở âu mỹ xứ lạnh nên họ xây bít hết nhưng nhà nào trên 2 tầng lầu đều có balcon để khi bị cháy thì lính cứu hoả còn leo lên đập cửa nhảy vào hay người ở trong có thể chạy thoát khi cầu thang bị cháy. Xây cất đắt tiền trên 1 triệu đô la mà không gắn được một cái hộp phòng cháy đâu $15. Cầu thang dễ bị cháy lan vì không có trần nhà. Về Việt Nam, ở khách sạn mình hay xin ở lầu thấp nhất.


Ở Cali thường thì nhà cách căn bên cạnh là 10 bộ anh, và phái sau vườn 40 bộ anh, nay với sự khủng hoảng về địa ốc, họ cho phép xây cách căn bên cạnh có 6 bộ anh xem gần 2 thước, rất dễ bắt lửa hàng xóm.

Chung cư cao tầng được xây san sát bên nhau dễ cháy lan khiến mình rất ngại vì hệ thống cứu hoả không bằng ở Hoa Kỳ với xe vòi rồng giá mấy triệu đô la với thang nối lên cao.

Vấn đề xây nhà kiểu âu mỹ ở Việt Nam thì tốn điện lắm vì kín mít nên họ trang bị phòng nào cũng có máy lạnh, khi cần thì mở mà làm cửa kính như ở xứ mỹ nên nóng kinh hồn. Mình nhớ ở Đà Nẵng, gia đình mình có mướn một biệt thự trong khu vực gần biển, giữa Hội An và Đà Nẵng thì thất kinh vì trời nóng mà nhà được xây theo kiểu âu mỹ, toàn là kính không nên nóng kinh hồn, máy lạnh mở 24/24 nội tiền điện cũng chết gia chủ. Cái nguy hiểm là hệ thống điện có thể yếu. Mình như ở có mướn một căn nhà ở Nhà Trang, họ gắn hệ thống máy lạnh bằng một cái máy to như cái tủ lạnh. Mở một tí là máy tắt vì hút điện quá so với cầu chì, có thể cháy nhà như chơi. Nên mình gọi chủ nhà trả nhà và ra khách sạn mướn cho chắc ăn. Thường mấy cái máy này cần cầu chì loại mạnh và riêng biệt, không dính dáng gì đến hệ thống trong phòng.


Thiết kế nhà cửa cần phải dựa theo thiên nhiên của địa phương chớ cứ xây theo kiểu âu mỹ cho hiện đại, sẽ khiến gia chủ khóc sau này. Thời đi học mình có nghiên cứu về kiến trúc vùng nhiệt đới nên rất ngạc nhiên khi về Việt Nam thấy họ thiết kế không xét về thiên nhiên, khí hậu ở Việt Nam, cứ muốn xây nhà kiểu mỹ hay tây nhưng khác biệt khí hậu. Có lần mình về Sàigòn, được người quen bố trí cho ở trên tầng chót của một chung cư do họ xây và bán. Thấy họ thiết kế là phòng ăn và phòng khách không có cửa sổ khiến gió thổi vào rất mát, trên cao nên không có muỗi, rất hợp với khí hậu nhiệt đới. Còn mấy tầng kia thì không có balcon, kín mít nên khá lo lỡ bị cháy nhà là ngọng.


Phòng cháy rất quan trọng vì có khi cả đời không bị gì hết nhưng khi cái xui đến có thể giết hại người vô tội. Ai đi chơi thì nên lưu ý khi vào đám đông, chỗ đông người, việc đầu tiên là đi vào nhà vệ sinh để xem vì thường các cửa cứu hộ đều được thiết kế gần mấy chỗ này. Lỡ bị cháy hay thiên hạ đánh lộn thì có thể chạy được. Hy vọng chưa tới số, còn số chết thì ở đâu cũng chết. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 



Việt Nam không còn nước sạch

Đang ngủ nơi Salon, bổng thức giấc vì trên đài truyền hình nói đến đề tài “how did Vietnam run out of  Clean Water “ khiến mình thất kinh của đài truyền hình CNA của Tân Gia Ba. Có lần mình xem một phóng sự về Sàigòn tại sao đất lún, nước ngập khi trời mưa. 


Hôm qua, mình có ăn cơm với mấy giáo sư cũ ở Sàigòn khi xưa, có một giáo sư đại học khoa học, từng làm cho RAND nên bị đi cải tạo 3 năm. Khi về thì có làm việc với Việt Cộng. Ông ta nói mấy ông ngoài Bắc nói rất hay nhưng trên thực tế thì không biết gì cả. Ông ta có giúp Hà Nội xây một nhà máy, ông ta được cử đi xem các mõ dầu của Việt Nam nhưng Việt Nam không biết khai thác. Ông ta kể có quen một ông tiến sĩ đi học ở Liên Xô về. Một hôm ông ta có mua lọ thuốc liên Xô nên nhờ ông này giải thích. Ông tiến sĩ kêu đọc không được dù đi học ở Liên Xô. Ông ta thú thật là học qua thông dịch. Có ai kiểm chứng dùm mình vụ này. Ông giáo sư cho biết là Việt Cộng phá nát hết vì họ không biết gì ngoài nói hay.


Sông Đáy do báo Hà Nội lên tiếng. https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/o-nhiem-vo-dich-song-nhue-song-day-doc-den-do-khong-the-tuoi-rau-829085.ldo


Những hình ảnh trên màn ảnh mình đã thấy cách đây 20 năm tại Trung Cộng. Nước ô nhiễm người dân bị ngộ độc vì sử dụng nước thải môi trường,… nhà máy khiến người chụp hình bị bắt vì tải lên mạng. Không ngờ ngày nay lại nhìn thấy tại Việt Nam. Mình về quê, sông Đáy của quê mình nay hôi thối, bao nhiêu chất dơ đều chảy vào đó, về Đà Lạt nơi mình sinh ra thì cũng te tua với sự phát triển khóc liệt vô tổ chức. Xuống Sàigòn thì cách đây mấy năm sau khi đi viếng Cần Thơ, Cao Miên mình có đọc tài liệu về sông Cửu Long, ở thượng nguồn có đến hơn 160 cái đập nước mà người dân thành lập để giữ nước dùng và phát điện thì ở hạ nguồn Việt Nam xem như hết hy vọng sống còn. Người dân bỏ quê làng ra đi , lên Sàigòn, ra Hà Nội, làm dâu xứ Đài, xứ Hàn,…


Đây xem tường trình phóng sự của một đài truyền hình ngoại quốc, chắc chắn là bị kiểm duyệt rất nhiều. Những hình ảnh người dân bị bệnh truyền nhiễm vì sử dụng nước bị ô nhiễm, nằm mất thần ở bệnh viện khiến mình buồn vì có thể phòng ngừa, tránh được nhưng tại sao lại xẩy ra. Chắc chắn không có đài truyền hình nào tại Việt Nam dám đưa những hình ảnh này lên để cảnh báo, giúp người dân ý thức để bảo vệ môi trường cũng như tương lai sức khoẻ y tế cộng đồng.


Họ chiếu ở ngoài ruộng, nông dân không có nước từ sông ngoài vì thượng nguồn chận nước nên đào giếng xuống sâu hơn 100 mét để bơm nước tưới cây, nuôi cá, nuôi lươn,… nước ở 100 mét hết thì phải đào thêm đưa đến tình trạng đất lún.

Hiện tượng đất lún khi chúng ta bơm nước của mạch nước dưới đất. Bớt nước thì đất nặng nhất là xây cất cao tầng thì lún xuống. Đất khu vực Sàigòn được xem là lún nhanh nhất trên thế giới. Thủ đô Jakarta, Nam dương bị lún, nay họ phải chuẩn bị xây một kinh đô mới vì trong 20 năm tới sẽ bị ngập trong nước.

Mình có viếng một trang trại ở miền Nam Cali, họ dùng nước giếng để tưới. Năng lượng mặt trời để bơm lên. Họ phải có 3 cái giếng đào cách nhau hơi xa vì các túi nước bị bơm lên sẽ cạn nhanh, do đó. Lại bơm giếng kế tiếp rồi kế tiếp tỏng khi đó hy vọng nước ở giếng đầu có thể đầy lại từ nguồn nước ngầm đến.


Ở Sàigòn, đất lún thì chính phủ làm đường cao lên thì nước ngập vào nhà dân. Dân có tiền thì nâng nhà lên thì khiến đường bị ngập. Được biết Sàigòn là thành phố bị lún nhiều nhất thế giới. Mình về Sàigòn, chạy xe ngang khúc Nguyễn Hữu Cảnh, thấy nhà cao tầng cứ xây bú xua la mua như ở Hương Cảng. Đất thì càng ngày càng lún, nước dơ không biết xử lý ra sao hay cứ đổ xuống sông Sàigòn. Có dạo mình định mua một căn hộ tại Sàigòn rồi đọc sách báo và xem phóng sự này thì bỏ giấc mơ đó vì Đà Lạt còn lụt thì Sàigòn thấm thía gì.

Nông dân xịt thuốc sâu, chỉ có 30-40% là hiệu lực với cây lá, còn lại thì rơi xuống đất, chảy ra mương đưa đến sông ngòi làm môi trường gọi ô nhiễm.


Phù sa không về như xưa vì bị chận phía thượng nguồn nên người dân phải sử dụng phân bón hoá chất. Hóa chất đâu 60% rớt xuống đất rồi theo nước tưới chảy ra sông lạc, làm ô nhiễm nước, người dân quê dùng là ngọng.


Mình đi Ai Cập, viếng thăm cái đập Assan mà khi xưa các nước, thân liên Xô hô hào, xem đó là cái gương học tập vì được Liên Xô xây cất vì mấy ông Mỹ không chịu. Ngày nay, hỏi người dân Ai Cập, họ không dám chửi thẳng nhưng đại ý là kêu anh hùng Nasser là thằng ngu. Mấy ngàn năm, sông Nile chảy từ miền Nam lên miền BẮc đổ ra biển Địa Trung Hải, kéo theo phù sa, đã biến các vùng xung quanh Sông Nile thành vựa lúa của xứ này, đưa đến một nền văn minh rất cao. Nay ông nội Nasser nghe lời cố vấn Liên Xô xây cái đập, thêm tượng đài hữu nghị đủ trò để du khách đến chụp hình, ngược lại thì cái đập chận hết phù sa, điện của cái đập cung cấp không tới 20%. Nông dân Ai Cập phải dùng phân bón do mấy ông Tây bà đầm bán để trồng rau cải, vô hình trung phá hủy môi trường, bị ô nhiễm vô tội vạ.

Con sông Nile hay sông tại Việt Nam, có đồng bằng vào mùa khô
Đây là khi mùa mưa đến, phù sa được nước kéo về làm ngập cả vùng. Khi nước trôi đi thì để lại phù sa để trồng trọt. Có lẻ vì vậy khi xưa, người ta nói miền nam chẳng cần làm ăn gì cả vì lúa tự động mọc, cá nhiều ăn không hết,… này không có phù sa kết về thì đói, bỏ xứ mà đi. Ngay Biển Hồ ở Cam Bốt, khi xưa học địa lý kêu rất trù Phú, nay đi câu cá cũng ít thấy.


Nghe nói người Nhật Bản có thử nghiệm xử lý nước dơ của sông Tô Lịch ở Hà Nội, bị mấy ông cán bộ nhà nước thọc gậy bánh xe vì không có gì để ăn như Việt Á. Hay giải cứu máy bay. Mình nhớ về Hà Nội, đi ngang hồ Thái Bạch để chỉ cho mấy đứa con nơi ông McCain bị bắn rơi thì chúng nó chỉ cá chết nổi lình bình trên hồ. Chắc tên giặc lái McCain bị bắn rơi xuống, sợ quá nên tè và ị trong hồ nên cá chết đến ngày nay.


Ngoài ra Việt Nam cũng như Cao Miên có vấn nạn là thạch tín rất độc cho cơ thể nên họ phải dùng phèn để khử thạch tín trước khi dùng nhưng không hết. Từ từ về già sẽ bị ngộ độc và bị ung thư hay đủ thứ bệnh. Nghe nói có đến gấp 300 lần số lượng mà WHO quy định.

Thạch tín sông ngòi Việt Nam quá cao gấp 300 lần quy định của WHO, nguồn của Ntional Institutes of HEALTH 


Nông nghiệp Việt Nam cần đến 70% số lượng nước mà nay thì xem như là mệt. Có một tiến sĩ người Việt cho hay là khi mùa khô thì phía thượng nguồn họ chận nước để giữ nước dùng thì phía hạ lưu Việt Nam không có nước nên bị hạn Hán, khi mùa mưa đến thì phía thượng lưu để bảo đảm an toàn của đê hồ của họ nên xả nước theo quy trình khiến vùng hạ lưu đã bị ngập lại thêm nước nên chỉ có lội nước trong thành phố như Sàigòn. 


Mình có chứng kiến cảnh này ở Hội An khi về thăm quê của vợ. Xe hồi chiều đậu trước khách sạn, mình kêu khách sạn gì mà xây cao, phải leo lên 1.5 mét thang cấp đến sáng hôm sau, muốn ra phố thì ghe chạy vào đậu ngay cửa khách sạn, mình chỉ bước lên ghe để họ chèo ra phố, nơi có gò cao hơn một tí. Họ cho biết mấy ông cán bộ xây đập để biến điện bán cho dân chúng, sợ đập của họ bị vỡ nên xả nước theo quy trình, không cần báo cho dân biết trước để chuẩn bị.

Kinh hoang tại Việt Nam, rác trôi lềnh bềnh


Thấy trong phim, chiếu một bà, cầm cục phèn khua cái lu nước vài vòng rồi lấy cái thau nhỏ để múc lớp nước trên để dùng. Trong phim kể nông dân phải mua nước trong chai về uống, còn nước sông thì để rữa sơ sơ còn nước mưa hứng dùng để nấu ăn. Có lẻ vì vậy, có bà cán bộ nào tuyên bố; muốn chống lũ ngập, mỗi nhà phải mua cái lu hứng nước. Khi lu đầy nước thì sao?


Nhà máy thả nước dơ, ô nhiễm xuống sông, người dân cũng xả rác đủ thứ xuống sông. Trước khi có nước thượng nguồn về, nước ròng đủ trò nên kéo đi hết. Nay không có nước thì ngọng. Không bệnh hoạn là không phải người Việt. (Còn tiếp)


Viết tới đây thấy chán quá nên ngưng. Hồi nào buồn đời, kể tiếp. Mình có tải video, ai buồn đời thì xem.


Nguyễn Hoàng Sơn