Showing posts with label Tình yêu. Show all posts
Showing posts with label Tình yêu. Show all posts

My Father, My Hero

 Hôm nay, tại hội Toastmasters, đến phiên mình làm toastmaster. Mình chọn đề tài “tình phụ-tử” (Fatherhood) vì cuối tuần này là ngày Từ Phụ, người Mỹ sẽ ghi nhớ công ơn dương dục người cha như tháng trước là ngày từ mẫu. Trong khi biên soạn chương trình, mình khám phá một điều là vai trò người cha rất quan trọng trong cuộc đời của những đứa bé. Thiếu vắng bóng người cha, những đứa trẻ lớn lên thường gặp vấn đề giao tiếp trong xã hội, bạo lực,…

Trước đây, ai cũng nghĩ tình mẫu tử mới quan trọng, nay các chuyên gia tâm lý, cho rằng sự hiện diện của người cha, quan trọng hơn cả vai trò của người mẹ. Kinh


Dạo mình ở New York, báo chí ca ngợi ông thị trưởng Giuliani tài ba, đã làm giảm chỉ số tội phạm theo chương trình giảm tội ác của ông ta và ông cảnh sát trưởng. Trên thực tế thì cách đó 20 năm, Hoa Kỳ cho phép phụ nữ được phá thai nên tình trạng thiếu niên phạm pháp giảm vì ít người mẹ đơn côi. 

Một cô bé vị thành niên, yêu đương bị dính bầu thì bỏ học, nuôi con, ăn trợ cấp xã hội. Cha đứa bé thường thì bỏ chạy mất hay vào tù. Người mẹ đơn côi phải đi làm những việc tay chân, nhiều khi hai ba job nên không có thì giờ dạy dỗ con thêm còn bé chưa trưởng thành thì khó dạy dỗ con. Thường ông bà nội, ông bà ngoại dạy cháu tốt hơn vì có kinh nghiệm, có thời gian để dạy cháu tốt hơn cha mẹ chúng, bận công việc, thiếu kinh nghiệm làm cha mẹ.

Có một anh hội viên, kỹ sư đọc diễn văn: “My Dad, my Hero“ trong vòng 7 phút. Anh ta cho biết là sinh tại Mễ Tây Cơ, khi bà mẹ dính cái bầu rồi gia đình di cư sang Hoa Kỳ. Mẹ anh ta, chị cả nuôi 8 người em vì bố mẹ qua đời. Lo cho các em, con mình, chồng khiến bà mẹ bị stress quá nên anh ta và bà mẹ hay cãi lộn. Anh ta hỏi ông bố, lý do nào mà bố chịu đựng mẹ, con chỉ đợi 18 tuổi là ra khỏi nhà, thoát khỏi sự nhiếc mắng của mẹ.

Ông bố cho biết vì con nên bố mới chịu đựng lối hành xử của mẹ. Chiều lái xe đi làm về, bố không biết sẽ gặp chuyện gì nữa đây nhưng vì thương con nên bố chịu đựng. Cuối cùng anh ta chiếu tấm ảnh của ông bố đã qua đời, và đứng khóc như trẻ thơ. Kêu rằng My Father, My Hero. Cha tôi, người anh hùng của tôi.

Cuối tuần rồi con gái mình nhắn tin, cho biết bố của cô bạn, bị tai biến, được đưa vào nhà thương, đang nằm Coma. Con gái mình chợt nhận ra cuộc đời rất mong manh, người thân của mình có thể ra đi bất kỳ lúc nào. Nó mong đến ngày gặp lại gia đình ở Dubai tháng tới.

Chúng ta thường không để ý hay trân trọng người thân, cha mẹ để rồi một ngày nào đó chưng hửng nhìn lại mình là kẻ mồ côi, phải gắn hoa hồng trắng vào ngày Vu LAn. Ước gì đổi thiên thu để tìm lại nụ cười của mẹ hay bố, người thân.

Sau phần diễn văn thì đến phần Tabletopic thì mọi người được hỏi 1 câu về sự liên hệ, kỷ niệm với cha. Mình rất ngạc nhiên vì ai cũng kể về những kỷ niệm đẹp với cha, nhiều khi có sự khắc khẩu. Ai cũng nghĩ bố mình làm gương cho mình đi theo.

Mình nhớ khi xưa, ông cụ làm công chức tại ty công chánh Đà Lạt, tối đi học thêm để thi bằng tiểu học để vô ngạch công chức kiếm thêm tiền nuôi con. Tối tối, mình hay đi đón ông cụ ở trường Hiếu Học, ở đường Hai Bà Trưng. Nhiều đêm thấy ông cụ ngồi học bài. Không ngờ, sau này lập gia đình, mình cũng nối gót ông cụ, đi học thêm lớp tối về nhà cửa, đầu tư để có khả năng mua thêm sữa cho con.

Có lần sau khi học lớp đêm, mình ngồi nán lại chém gió với mấy tên mỹ quen. Khi về đến nhà, mình thấy hai đứa con nằm ngủ dưới đất, trước cửa phòng của mình. Lý do là mỗi tối, trước khi đi ngủ, mình đều đọc truyện cho chúng nghe. Chúng không bao giờ chịu đi ngủ trước khi nghe mình kể chuyện đời xưa. Đồng chí gái đọc thì chúng kêu Chán Mớ Đời.

Từ dạo đó, đi học ban đêm, tan lớp là mình bò về, đọc truyện cho hai đứa trước khi đi ngủ. Nay lớn lên chúng kêu bố kể chuyện không tin được. Dạo đó mình kể chuyện Tam Quốc Chí, Thuỷ Hử, Anh Hùng Lĩnh Nam, bú xua la mua. Chán Mớ Đời 

Nhìn lại thì mình có ảnh hưởng khá lớn với mấy đứa. Có chuyện gì như tình yêu, tài chánh,…chúng đều hỏi mình.

Năm nay thanh long đỏ ra nhiều

Nhìn lại mình chỉ ở gần ông cụ có vài năm, khá lắm là 8 năm. Khi mình mới ra đời thì ông cụ còn trong quân đội, sau này giải ngủ thì làm công chức ở Ban Mê Thuật mấy năm. Sau này, được tướng Đổ Cao Trí can thiệp nên được thuyên chuyển về lại Đà Lạt. Mình cũng ít khi đi chơi với ông cụ, chỉ nhớ vài kỷ niệm. Ông cụ kỳ vọng vào mình nhưng mình học cực ngu. 

Chỉ có khi ông cụ ở trại cải tạo suốt 15 năm, mình mới nhớ đến ông cụ nhiều. Nhiều khi ăn ngon tiệc tùng, chợt nhớ đến ông cụ trong trại cải tạo. Về Việt Nam thăm nhà, mình mới khám phá ra mấy người em ở Việt Nam, cũng bù trớt vì ông cụ ở trại cải tạo khi còn bé. Lớn lên không có người cha bên cạnh, mẹ mình phải đóng vai trò người mẹ vừa người cha. Có cô em kể, thời bé đến nhà bạn, thấy họ có bố chăm sóc còn mình thì chả biết đâu mà rờ. Đi thăm nuôi thì xa xôi, tốn kém.

Sau này, mình có hỏi về thời gian trong trại, ông cụ có kể, mình có thu âm lại để sau này mấy đứa con nghe. Văn hoá người Việt không bầy tỏ tình cảm như người tây phương. Chỉ qua ánh mắt, chúng ta có thể cảm nhận được tình cảm của người cha dành cho con cháu.

Mình lựa tựa đề buổi họp khiến nhiều người có cơ hội, nhớ lại những giây phút của người cha. Có lẻ trong chúng ta, ai cũng cũng có một người cha anh hùng. Xong om

Cuối tuần này, em xin chúc các bác một ngày vui vẻ, đoàn tụ bên người cha anh hùng của mình. Tuần sau em leo núi Whitney, cao nhất nội địa Hoa Kỳ. Đồng chí gái nghe em leo núi thì đã mua vé đi Gia-nã-đại chơi. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Chuyện tình tay 3 Made in Nam Dương

Mình tính đi viếng Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan nên đọc sách và xem phim của xứ này và Nam Dương vì có ngọn núi cao nhất Đông NAm Á. Lý do là hai nước theo Hồi Giáo nhưng lại rất thành công, được tây phương hoá, không bảo thủ như các nước theo hồi giáo khác. Người ta hy vọng sự phát triển của hai nước này sẽ làm gương cho các nước theo hồi giáo, theo đó để phát triển, bớt chiến tranh. Người ta dự đoán trong tương lai Nam Dương sẽ dẫn đầu vùng Đông Nam Á. Mình có ghé Nam Dương cách đây 25 năm về trước, thấy xứ này phát triển hơn Việt Nam nhiều. Nay chắc còn hơn xưa.

Xem phim thổ nhĩ kỳ chán, mình xem phim Nam Dương. Thấy họ tiến xa, không như báo chí tuyên truyền về các xứ hồi giáo. Tuy theo hồi giáo nhưng trai gái vẫn được tỏ tình, hôn hít bú xua la mua, sống chung không cần cưới hỏi, không bị kiểm duyệt. Phụ nữ không che mặt, che mũi như được tuyên truyền trên báo chí. Không quá kích dâm như phim âu châu.

Lạ một điều là trong phim, diễn viên hay dùng anh ngữ, cả câu, chớ không chỉ một từ vựng nào. Rất lạ. Bác nào biết thì cho em xin.

Có anh bạn đi Palestine về, nói thiên hạ kêu vùng Palestine nghèo khổ này nọ. Anh ta kêu MacDonalds, Pizza HUt,… khắp nơi. Chắc mình sẽ làm một chuyến đi mấy xứ này đẻ xem thiên hạ sống ra sao.

Truyện phim thì cũng vớ vẩn như bố mẹ gá nghĩa, hứa hôn như phim Ấn Độ. Thương yêu người khác đủ trò. Rồi khóc lóc, đớn đau muộn màng,…rồi rên trái tim ngục tù, ta yêu nhau đến ngày mốt rồi đi lấy chồng lấy vợ. Xong phim 


Có cuốn phim Nam Dương, nói về cuộc tình tay ba cũng tựa tựa như truyện tiểu thuyết của bà Tùng Long. Trong xóm có một cô gái chơi thân với 2 tên con trai. Cho thấy xã hội khá hơn Việt Nam thời mình ở nhà. Con gái con trai trong xóm đâu có màn chơi thân, chọc ghẹo nhau sau khi đi học về. Mẹ cô gái chết nên kế mẫu muốn cô ta lấy chồng nhà giàu để trả nợ cho bà ta. Đem cô ta đến nhà gia đình chồng tương lai để xem mắt. Tên con trai nhà giàu chịu quá nên rủ đi chơi. Tính đè cô ta xuống sau khi uống rượu thì có hai tên bạn hàng xóm chạy lại khệnh cho một trận. Hồi Giáo cấm uống rượu mà trong phim cứ thấy họ uống cocktail đủ trò.

Thế là hôn ước bị xoá. Côn đồ đến tịch thâu nhà của bố mẹ cô nàng. Ông bố chới với, lấy bà vợ sau, đánh bài nên mất căn nhà, bị tai biến nằm nhà thương không tiền khiến cô con gái phải bỏ học đi làm.

Một hôm, 1 trong 2 tên bạn báo cáo tình hình trái tim, kêu là đã thương nhớ trường kỳ cô ta từ lâu và muốn đăng ký kết hôn, đảm bảo làm người chồng nhân dân đầy chất lượng tinh khiết, cao cấp. Cô ta nhất trí sau khi phát hiện ra mối tình hữu nghị này vì tên này giúp đỡ gia đình, đã trả tất cả y phí của ông bố. Tên này dẫn cô ta về nhà thì hoá ra nhà hắn cực giàu, đại gia. Bà mẹ không ưa vì không môn đăng hộ đối.

Ông bố về kêu được cho lấy nhau với điều kiện là hắn phải qua Hoa Kỳ, giúp người em đang kinh doanh cho gia đình. Cô gái có thể sang Hoa Kỳ luôn. Thế là vui quá và cô gái trao thân trước khi hắn lên đường sang Hoa Kỳ. Tên này và tên bạn kia mở xe bán mì sợi ở lề đường, nay cho qua Hoa Kỳ để làm giám đốc công ty của gia đình. Cứ làm như bên mỹ làm ra tiền dễ. Không biết tiếng anh vẫn làm giám đốc công ty. Kinh

Đùng 1 cái, Sukarno chết nên tình hình rối ren. Cô gái chạy đến nhà chồng sắp cưới, trước khi đi mỹ thì bị người làm đuổi về, kêu không quen biết, ông bà chủ đi mỹ rồi. Thế là cô ta phải khóc cho vơi đi những nhục hình. Xứ hồi giáo nhưng vẫn cho quay cảnh nóng.

Thế là cô ta trở về thực tại, ở xóm nghèo, đi làm thì khám phá ra có bầu. Tên bạn thứ hai nhảy vào dẫn đi học các lớp Lamaze, bú xua la mua. Cuối cùng, chở đi nhà hộ sinh, được y tá kêu vào phòng hộ sinh để giúp cô ta lâm bồn. Cuối cùng cô gái cầu hôn tên bạn thứ 2 và làm đám cưới. Đang lúc quan viên hai họ, vui đùa ăn đám cưới, tên bạn số 1, lù lù đâu bò đến. Chán Mớ Đời 

Có một cuốn phim nói về bố mẹ hứa hôn từ bé. Lớn lên thì tên con trai đi học ở bên Anh quốc, phải là Oxford mất 5 năm đến khi về nước thì cô con gái có bồ. Cô ta muốn huỷ bỏ hôn ước nên tìm đến tên được hứa hôn nói rỏ là đã có bồ, không muốn lấy hắn.


Bố cô ta biết nên có gặp riêng tên bồ để thương lượng. Cuối cùng cô ta khám phá ra vụ này. Ông bố viết một ngân phiếu để tên Bồ từ bỏ cô ta. Cuối cùng thì cô ta làm đám cưới với anh luật sư, tốt nghiệp Oxford mà bố mẹ hai bên đã làm hôn ước từ bé khi cô ta còn nằm trong nôi.

Hai vợ chồng ngủ riêng, ở hai đầu nổi nhớ. Anh chồng tìm cách cải tạo tình cảm, bố trí tư tưởng cô vợ, động viên, giúp cô ta giác ngộ cách mạng, thâm nhập vào mối tình hữu nghị sông liền sông, núi liền núi nhưng cô vợ cứ như T.T. Kh, vẫn lặng lẻ đi bên cạnh ái ân của chồng. Cứ mơ mơ màng màng, trời ơi nếu biết tôi lấy chồng chắc người ấy buồn lắm trong canh bạc. Chán Mớ Đời 

Cuối cùng thì anh bồ cũ, sau khi đã xài hết số tiền của ông bố cô bồ hối lộ, trở về. Hỏi em có hạnh phúc không. Thay vì bắt chước ông Vũ Thành An, sửa lại bài hát: “con đường em đi đó rất đúng em ơi”, hắn lại rủ cô ta trốn đi với hắn. Ông bố biết được mới kể cho cô con gái. Nếu hắn thật tình thương con khi bố đưa tấm ngân phiếu, hắn chỉ cần xé nát ngân phiếu và kêu hắn chỉ cần con, không cần tiền thì bố sẽ huỷ hôn ước ngay. Đây hắn lấy tiền để trả nợ đánh bài. Hắn xài hết, trở về chắc để kiếm thêm tiền đi đánh. Đời con sẽ khổ.

Câu chuyện bố hay kể cho con nghe khi mẹ con có mang, sắp bể bầu, bố đi giao hàng ban đêm cho người ta. Bố mẹ chồng con phải thay bố đưa mẹ con đi nhà thương. Cô ta nói con nghe nhiều lần, cảm ơn bố đã lao lực kiếm tiền nuôi con.

Ông bố kêu không. Sự thật là đêm đó bố đi đánh bài, không có mặt bên mẹ con. Bố lúc nào cũng ân hận về việc này. Sau đó bố bỏ cờ bạc và chăm lo làm ăn để gia đình chúng ta có được cơi ngơi như ngày nay. Thằng bồ con lo đánh bài nên bố lo cho con, không có tương lai, ngoài mấy cái nợ. Trong khi thằng chồng con thì lo làm ăn, nên bố mới giữ hôn ước. Thằng bồ con chỉ cần xé tấm ngân phiếu, kêu trọn đời chung sống với con thì bố đã chấp nhận. Suy nghĩ kỹ đi.

Cuối cùng thì tên bồ bỏ đi, cô vợ không muốn chạy theo tình yêu sòng bài. Cô vợ hỏi chồng cô ta không yêu hắn mà sao hắn lại chấp nhận hôn ước. Ông chồng nói từ khi phát hiện ra em, mối tình hữu nghị dành cho em không bao giờ nhạc phai, răng hở môi lạnh. Thế là cô vợ trở lại với ông chồng, sống đến bạc đầu. Xong phim

Cho thấy hoàn cảnh xã hội nào cũng vậy, theo đạo nào cũng là con người. Cũng môn đăng hộ đối, giai cấp. Trai gái yêu nhau không cần giàu nghèo nhưng khi lấy nhau là có vấn đề lý lịch 3 đời. Cha mẹ đều lo âu khi con đến tuổi lập gia đình. Họ có kinh nghiệm đời nên chọn lựa người rể hay con dâu tương lai.

Khi xưa, mình có quen một cô, con nhà giàu khi đi du lịch tại Hoa Kỳ. Mình bò qua lại Hoa Kỳ năm sau để kiếm việc làm trong khi đi nghỉ hè. Trời thương thì tìm được việc còn không thì trở lại Anh quốc. 48 tiếng sau khi đặt chân đến New York, công ty mỹ nhận mình thì ông bố cô bạn gái, gọi điện thoại kêu đừng liên lạc với cô ta nữa. Thế là số mình định cư tại Hoa Kỳ. Nhờ cô nàng mới bò sang Hoa Kỳ. Nay nghĩ lại, mình phải cảm ơn cô nàng đã chỉ đường cho mình sang Hoa Kỳ, để phát hiện ra đồng chí gái.

Vấn đề ngày nay, ở Hoa Kỳ với chủ nghĩa tự do nên không thể nào cấm cản con được. Khi còn trẻ chúng ta chỉ nghĩ lấy người mình yêu nhưng lấy nhau rồi chưa chắc là ở với nhau lâu vì khi đã thâm nhập và thực tế của hôn nhân, mới khám phá cần nhiều điều khác mới giúp cuộc hôn nhân bền bỉ và sự khoan dung lẫn nhau.


Có lẻ vì vậy 50% các hôn nhân tại Hoa Kỳ đưa đến ly dị, khiến con cái khổ sở vì nghe bố mẹ chửi nhau. Yêu nhau là thì dễ, sống với nhau đến trọn đời mới khó.

Có câu chuyện do một phóng viên chiến trường nữ, người Pháp kể rất buồn. Cô phóng viên đi theo một toán kháng chiến chống ISIS, người Kurdistan, hồi giáo. Cô ta thấy mấy phụ nữ chiến đấu can trường. Vị chỉ huy nam không dám tấn công nhưng mấy bà thì kêu phải đánh. Cuối cùng thì ông chỉ huy trưởng để mấy bà đi đánh bất thần từ địa đạo. Trong đêm tối, họ từ địa đạo chui lên, đánh bọn ISIS tơi bời hoa lá, treo cờ của xứ họ lên.

Phóng viên kể tiểu sử từng bà, chồng con bị giết, bị hãm hiếp đủ trò biến họ thành những con ma, sống lây lất đầy thù hận. Trong cuộc chiến nào cũng vậy, phụ nữ đều là nạn nhân. Có lẻ giới báo chí ít nói đến các cuộc chiến xảy ra ở các xứ nghèo, không phải da trắng. Ở Ukraine, hàng ngày họ báo tin tức các phụ nữ ở Ukraine bị hiếp dâm rồi giết, đủ trò. Khi đọc các báo ở Phi Châu mới thấy nói đến cuộc chiến tàn bạo hơn ở Yemen, Sudan, Syria,… họ bắt phụ nữ, trẻ em để bán làm nô lệ tình dục như xưa. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn

Bất đáo Machu Picchu, fi Hắc Sơn

Ngày cuối cùng

Sáng thức giấc vào lúc 3:00 giờ sáng, chuẩn bị đồ đạc từ hôm qua, uống trà coca xong thì lên đường đến cổng trời. Phải đợi, ở cổng vì 5:30 người ta mới mở cửa. Lý do đi sớm là vì được xét giấy tờ sớm để đi trước vì người đông như quân Nguyên nên rất nguy hiểm.

Có nhiều người họ chạy cho nhanh đến nơi vì mặt trời mọc hay bị ẩn tàng dưới mây. Lớ quớ bị đẫy xuống núi là mệt. Đi qua trạm xét vé thì họ cứ để mỗi nhóm cách nhau 15 phút để đi. Thấy cha con ngồi đợi ở cổng đến 2 tiếng.

Machu Picchu phía dưới, phong cảnh đẹp mê hồn

Qua cổng thì mấy người trẻ đi trước như chạy, còn mình và hai bà mỹ. Mình đi giữa để rọi đèn pin cho bà đi trước đã leo 41 ngọn núi của tiểu bang New Hampshire, và bà y tá và ông chồng bác sĩ đi phía sau. Đi độ 1.5 tiếng rưỡi thì đến Cổng Trời. Cha con ngồi nghỉ mệt, nhìn xuống MAchu Picchu toàn là mây mù. Đâu 7:30 hay 8:00 giờ sáng khi cổng vào Machu Picchu được mở thì mọi người reo lên rồi đi xuống. Phải công nhận đẹp không thể tả.

Con đường mòn từ Cổng Trời đi xuống Machu Picchu khi bình minh lố dạng
Phong cảnh nhìn từ Cổng Trời, Machu Picchu trong sương mù và mây

Nếu đồng chí gái muốn viếng cảnh này thì mình sẽ mướn khách sạn ngay bên cạnh, chỗ bãi xe buýt ở 3 đêm rồi tha hồ đi viếng còn leo núi thì chắc đồng chí gái đi không nổi. Cho tiền mình cũng không dám đi lại, ngoại trừ trên 1 triệu đôla. Có tour đi 2 ngày 1 đêm thì được. Chỉ sợ đồng chí gái không ngủ bờ ngủ bụi được. Chán Mớ Đời 

Đây là hình ảnh năm 1915 khi họ tìm ra Machu Picchu bị chôn vùi dưới cây cỏ và năm 2022 khi đã khai quật và trùng tu lại
Quang cảnh rất lạ, núi cao và sông 
Thấy mái nhà của người Inca rất đơn sơ làm bằng rơm, ảnh hưởng của động đất nên mái nhà phải nhẹ. 
Cửa và cửa sổ, tường đều làm theo hình than để chống động đất, không bị xụp đỗ
Thấy cái núi bên kia? Sau khi viếng Machu Picchu, mình và anh bạn sẽ leo lên núi bên núi với một hướng dẫn viên thêm 2 tiếng đồng hồ. Anh bạn đã từng đến đây nên anh ta biết, nên trả thêm tiền để leo. Các bác đừng bao giờ leo cả vì kinh hoàng, độ dốc cao, có lẻ 64 độ, gần như thẳng đứng
May họ làm dây cáp để mình nắm rồi mò từ từ lên hay xuống. Nếu không thì khó leo

Đường mòn đi từ cổng trời xuống. Đẹp kinh hoàng

 Mình và anh bạn leo tiếp núi Machu Picchu trong khi nhóm đi thăm tiếp các ngôi nhà và đền đài của Machu Picchu. Hẹn gặp lại tại tiệm ăn ở Aguas Calientes để ăn bữa cơm cuối cùng trước khi chia tay. 

Hai thằng leo lên núi này bên cạnh Machu Picchu nhưng rất châm vì độ dốc quá cao. Họ phải làm dây cáp bên phải nhiều nơi để mình dựa vào để leo lên. Thấy có bọn du khách Ý Đại Lợi cãi nhau. Một tên kêu Basta rồi bò xuống núi lại. Bỏ cuộc chơi leo núi. Thật ra du khách không chuẩn bị thì khó mà leo lên dù là trẻ vì rất châm. Cần có giày leo núi thì mới chịu được. 


Cuối cùng mình cũng bò lết lên đỉnh. Tại đây thì nhìn Machu Picchu ở hướng đối diện số với hồi sáng khi mặt trời mọc mà cả nhóm phải bò ra từ 3:00 sáng để đợi cửa cổng mở để đi sớm đến cổng trời. 


Từ đó có thể nhìn xuống Machu Picchu. Đẹp không tả được. Cứ như đứng trước bức tranh Vệ Nữ của Boticcelli. 

Leo núi Machu Picchu là châm nhất tuy ngắn, chỉ mất 2 tiếng đồng hồ để leo lên đỉnh. Họ làm dây cáp để mình nắm lấy mà lên xuống
Leo lên rồi thì đẹp hùng vĩ thật. Bên trái thấy đường ngoằn nghèo của xe buýt đi lên từ thành phố Agua Calientes. Phía trên thì thấy con đường từ Cổng Trời mà hồi sáng mình đi xuống machu Picchu. Còn trước mặt mình là Machu Picchu nhìn từ phía núi Machu Picchu.
Mình và anh bạn chụp hình với anh hướng dẫn viên, kết thúc sự leo trèo nhưng đi xuống cũng châm lắm như đi lên. Xong om

Hai thằng ra ngồi chụp hình tạo dáng với một hướng dẫn viên sau khi leo 2 tiếng đồng hồ chỉ có hai dậm. Cuối cùng cũng phải xuống núi. Đoạn đường chót của leo núi cuối cùng khiến trên hướng dẫn viên trưởng lo sợ, kêu cẩn thận vì sau 7 ngày leo núi, chân ai cũng nhão thêm ngọn núi này chỉ cần đi hai dậm là lên nhưng lại rất cao vì độ dốc. 


Ra cổng, đi lấy cái ba lô đã gửi cho quầy trước khi leo núi cuối cùng. Luôn tiện trả 2 soles để đi cầu. 7 ngày 6 đêm, đi cầu trả tiền sao thấy sướng chi lạ. 


Nói đến cầu tiêu, trên đường đi thì các phục vụ viên có mang theo cái cầu tiêu nhỏ để mọi người sử dụng và khi đến mấy đất cắm trại của chính phủ (2 lần) trên đường mòn Inca. Mình thấy họ thiết bị các cầu tiêu ngồi xổm như Việt Nam khi xưa. Đặc biệt là hệ thống dội nước khá hay, vừa xối nước từ phía sau và trước nên rất sạch. 


Ở Việt Nam khi xưa thì chỉ có xối nước khi xong việc là kéo cái dây để nước nơi cái bình chứa nước gắn sát tường phía sau nên chỉ xử lý được phân dính ở phía sau còn lỡ bị phía trước thì ngọng. Đây họ làm trước và sau. Cũng phải có tên nào nghiên cứu để thiết kế cái bồn cầu kiểu này. Chỗ nào có đông người thì nên dùng loại bồn cầu này, vệ sinh hơn. 


Sau khi xuống núi, tụi này được xe buýt chở về thành phố du khách mang tên Agua Calientes. Nghe nói có suối nước nóng. Rất đắt đỏ ở đây vì du khách.


Đi 6 ngày trời trên đường mòn xây bằng đá của người Inca thì thấy đá vẫn trơ trơ sau mấy trăm năm trong khi hậu duệ của họ xây đường ngày này, ổ gà ổ voi đầy. Chán Mớ Đời 


Bò lại tiệm ăn thì thấy cả nhóm đang ăn. Mình gọi món gà Ấn Độ mà Tây gọi là cochon d’inde trong khi người Mỹ gọi là Guinea pig. Hôm trước vào chợ ở Cuzco, mình thấy thiên hạ bán dạo ngoài chợ nhưng không hiểu con gì tưởng con chuột. Ăn như thịt thỏ cho biết một lần. Tên hướng dẫn viên đưa mình ly rượu coctail. Mình tưởng ly nước trái cây. Uống mới có một ngụm đã thấy chới với nên nhờ anh bạn uống dùm. 

Gọi món ăn đặc biệt xứ này, heo Ấn Độ nướng
Con Lama nhìn mình như tên điên khùng, leo núi 7 ngày 6 đêm

Sau đó thì mọi người lên xe lửa về Cuzco. Mất đâu 2 tiếng rồi xe vẫn của công ty du lịch đón tại nhà ga, chở về khách sạn của mình. Mọi người chia tay trao đổi tài khoản Whatsapp để liên lạc và trao đổi hình ảnh. Đến nay mình cũng chưa có thì giờ tải lên hình ảnh cho nhóm.


Vô khách sạn Novotel thì hai thằng thay phiên nhau tắm nước nóng. Trên đường đi có vòi nước tắm nước lạnh của nước trên rừng nhưng mình không dám tắm vì sợ ốm thì khổ. Tắm nước nóng sau 7 ngày chay tịnh sợ làm tốn nước, phá huỷ môi trường.

Nhóm chụp hình với các nhân viên của công ty tổ chức chuyến đi trước khi chia tay

Hai thằng thay đồ sạch để trong Vali mà công ty du lịch giữ rồi bò đi ăn. May còn bộ đồ, áo quần đồ đạt mình cho mấy ông khuân vác hết. Thấy họ nghèo, tội quá. Mình có nhờ khách sạn đặt bàn ở một tiệm ăn chay nổi tiếng nhưng mò trên bản đồ gú hồ đến trễ nên chúng bảo đợi 1 tiếng mới có thức ăn nên hai thằng đi đến tiệm khác. Ăn ngon nức nở. Sau đó bò về khách sạn đến mai. 

Ở trên núi 7 ngày, về lại thành phố Cuzco, ở Novatel, đẹp kể gì, chỉ tội là phải đeo khẩu trang. Chán Mớ Đời . Mình không đeo đi lấy đồ ăn thì không tên nào làm khó dễ, anh bạn đi lấy thức ăn thì cha con kênh anh ta. Mình đen gấp mấy lần trước khi leo núi nên chắc thiên hạ ngại đụng chạm đến mình.

Sau khi kinh qua 7 ngày 6 đêm ngủ trên núi, nay tìm lại cái giường êm ái trong căn phòng ấm áp. Tắm một trận thoải mái con gà kê. Đúng là thiên đường. 

Ăn xà lách với hoa

Nhớ đêm cắm trại trên độ cao 14,878 cao bộ. Lạnh kinh khủng. Có bao nhiêu áo quần mang theo là mình bận tuốc. Đeo găng tay đi trượt tuyết vẫn lạnh. Mình cho đôi găng tay luôn. Anh hướng dẫn viên trưởng kêu đẹp.


Sáng hôm sau, ăn sáng xong thì hai thằng bò ra phi trường bay về thủ đô Lima để ở một đêm rồi lên đường trở về với vợ con. 


Chuyến đi này, quá đẹp. Nếu đồng chí gái muốn viếng thăm Machu Picchu thì mình sẽ đặt khách sạn ngay dưới đồi của Machu Picchu 3 ngày rồi mỗi ngày đi viếng mỗi khu vực của thành phố này. Được dịp xem mặt trời mọc và hoàng hôn tại đây chắc đẹp lắm. Sau đó sẽ đi vùng rừng Amazon để thấy sự khác biệt trên núi và vùng nhiệt đới. 


Sau đó sẽ bay qua đảo Galapagos của xứ Equador để xem biển ở đây. Nghe nói rất đẹp. 

Chuyến đi này, không có Internet đã giúp mình nhìn lại chính mình nên sẽ viết bảng tự phê tự kiểm sau. 


Mới về, chưa kịp hoàn hồn, đồng chí gái kêu là tuần tới đi hiking với mấy cô bạn một tuần trên công viên quốc gia Zion và Bryce Canyon. Nói chung đi 10 ngày, mình xuống 10 cân, gần 5 kí lô.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tuần trăng mật đầy nước mắt

Ngày thứ 5

 Hôm nay, chỉ đi bộ có 4 tiếng đồng hồ thay vì 12 tiếng như mấy ngày trước đây. Không biết gì làm nên họ dạy nấu ăn kiểu Peru cho qua thời gian. Ngày mai, ngày cuối cùng của chuyến đi, ngày đặc biệt vì sẽ thức giấc vào 3 giờ sáng để ra cổng trời đợi mặt trời, bình minh lố dạng trên Machu Picchu.

Anh chàng hướng dẫn viên, kể vài câu chuyện mà anh ta từng chứng kiến trong các cuộc hành trình đã trải qua. Mình xin kể lại đây:

Anh hướng dẫn viên kể có lần anh ta hướng dẫn một nhóm đi Inca Trail, ngắn hơn chuyến đi của nhóm mình. 4 ngày 3 đêm. Nếu ai thích leo núi thì mình đề nghị đi đường này vì ngắn hơn và tiện nghi. Mỗi đêm có chỗ cắm trại của chính phủ nên có cầu tiêu, chỗ tắm nước lạnh đàng hoàng, còn đi kiểu mình thì ị vất khá nhiều thêm không có nước tắm mấy ngày đầu.

Lớp dạy nấu ăn bò xào (lomo saltado). Tên bận áo vàng bên phải mình là bác sĩ, chạy trên 20 marathon. Kinh. Hai vợ chồng bác sĩ, y tá đứng bên trái mình thì đã leo Núi Hy Mã lập Sơn. Sau đó đến tên bạn mình, cũng là bác sĩ rồi đến anh y tá, bạn trai của hắn là nhạc sĩ và hai mẹ con đã leo 41 trên 48 ngọn núi của tiểu bang New Hampshire. Mình chỉ leo núi Bolsa. Kinh
Cũng chịu trang trí phần ăn với con chim làm bằng củ dưa chuột


Trong nhóm có một cô đi một mình. Cô ta ít nói và hay khóc nên thiên hạ cũng tránh cho tiện việc. Anh ta có hỏi nhưng cô ta kêu không có chi. Nước mắt vẫn ràng rụa trên má. 

Cô ta đi rất chậm, hay khóc. Cô ta về đến trại vào lúc 7 giờ tối, có khi 9 giờ tối với đôi mắt đẫm lệ như khóc cho vơi đi những nhọc nhằn, trong khi mọi đã yên giấc sau một ngày mỏi mệt. Thường là 7 giờ tối ăn cơm rồi 8 giờ vào lều.


Hướng dẫn viên thăm hỏi, ngại cô ta không leo nổi mấy đỉnh núi tuy thấp hơn mấy ngọn núi mình đã đi ngang trước đây mấy ngày. Cô ta cứ khư khư bảo là tôi đi được. Đầu bếp phải thức khuya đợi cô ta về , nấu ăn tối cho cô ta rồi mới đi ngủ.


Trung bình thì nhóm đến đất trại độ 4 giờ chiều. Có thể sớm hơn nhưng anh hướng dẫn viên hay câu giờ, ngừng lại chỗ nào đó để giải thích thêm về lịch sử của văn minh Inca trong khi nhóm phục vụ viên, dựng lều, nấu ăn. Khi về đất trại là có lều để vào nằm nghỉ độ 1 tiếng rồi ra ngồi trong lều lớn uống trà, sô cô La hay trà CoCa. Trước khi ăn cơm tối.

Mỗi người có một bịch để nhai khi đói hay mệt. Khi nào mệt lắm mình kêu anh hướng dẫn viên cho xin vài lá để nhai như nhai trầu Việt Nam.


Xứ này họ hay nhai Lá CoCa hay uống trà nấu với Lá CoCa. Họ kêu đỡ mệt và ít đói, nhất là chống không khí loãng, ở cao độ. Mình có uống trà này và nhai lá trên đường đi. Thấy không có gì khác lắm. Mỗi anh chàng phục vụ viên đều có một bịch nylon đầy Lá CoCa. Theo mình hiểu thì họ dùng lá này ép ra rồi pha với các hoá chất khác để làm cocaine rồi đem bán cho thị trường mỹ nên lá coca này bị cấm đem vào Hoa Kỳ.

Cố lết lên thang cấp cao vời vợi
Rêu mọc đầy đá khi đi xuống vùng thấp
Đường đi xuống. Mình xức dầu xanh để tránh muỗi và ruồi. Trên núi cao thì không bị gì hết, đến khi đi xuống, khi có cây cối, bông hoa là có muỗi.. dầu xanh là cách trị muỗi, khỏi cần xịch ba thứ chất hoá học.

Khi đi dọc đường cô ta hay ngồi như thiền quán, nhìn về xa xăm trong mông lung, lẩm bẩm trong miệng những câu nói khiến thiên hạ càng hoảng. Cô ta hay khóc khiến anh ta lo lắm, hỏi có việc gì cần anh ta giúp đỡ. Có tiếp tục đi được không. Cô ta nói cô ta sẽ đi được, đừng ngại. 


Cuối cùng nhóm đã đến Machu Picchu, cô ta mới thú thật với hướng dẫn viên. 3 tháng trước, chồng mới cưới của cô ta qua đời. Họ dự định tuần trăng mật của họ sẽ leo lên đỉnh Machu Picchu. Kinh


Đi tuần trăng mật mà lên đây thì tối hết làm ăn gì cả, chân tay rã rời, chỉ muốn lăn ra ngủ.


Trong suốt chuyến đi tuần trăng mật, cô ta mang theo cái tĩnh tro cốt của chồng trong ba lô. Cô ta đi chậm vì hay ngừng nhiều nơi để nói chuyện với chồng, kể những gì xung quanh, đã thấy. Do đó cô ta đi chậm. Kinh


Sau đó cô ta lấy cái tĩnh tro cốt của chồng ra và rãi trên phần đất của Machu Picchu. Tình yêu quá đẹp, đã giúp cô ta leo núi, thực hiện tuần trăng mật của hai người yêu nhau, theo dự định.

Đường mòn nhập vào Inca. Cho thấy đã đi qua được 40.2 miles. Chỉ thêm 30 dậm nữa là đến Machu Picchu

7 ngày 6 đêm leo núi không có Internet, mình như cách xa loài người. Những bước chân nhọc nhằng leo núi và xuống núi đã giúp mình tìm lại mình một phần nào. 


Mình chỉ đem theo cái máy định vị của mình để lỡ có chuyện gì thì bấm nút cấp cứu để trực thăng bay lại cứu. Mình có máy này để khi lên vườn phải đeo theo vì lỡ có chuyện gì thì báo ngay để được cứu hộ. Có nhắn tin cho vợ qua máy định vị để vợ khỏi lo. 

Cảnh đẹp ngựa gặm cỏ non trên vùng thảo nguyên, xung quanh là núi tuyết.

Mình đi chậm nhất trong nhóm nên nhiều khi phải khởi hành sớm hơn cả nhóm, không ăn sáng để khỏi làm nhóm chậm trễ. Mình thích làm theo ý mình, không muốn phải đi bắt kịp với nhóm nên cứ đi theo ý mình chậm chậm như Chánh niệm. Nhìn trời nhìn mây, chỗ nào thấy nức nở thì đứng lại chụp ảnh. Chỉ tiếc là không có thì giờ để vẽ các phong cảnh đã được hiển thị.


Có câu chuyện khác cũng khá vui vì có hậu nên mình kể luôn. Có một cô đi leo núi, rồi ngày cuối cùng cô ta hỏi anh hướng dẫn viên là anh khuân vác có cái bắp vế cực đỉnh ở đâu vì cô ta mê cái bắp vế của anh chàng này. Mấy người khuân vác, họ leo núi quen, không cần gậy gộc thường có đôi chân to và cứng. Bắp vế bắp đùi gì cực đỉnh.


Tối đó, hẹn gặp nhau ở quán ăn, anh ta phải đi theo để thông dịch. Cuối cùng cô ta làm giấy tờ bảo lãnh anh khuân vác có bắp vế cực đỉnh sang Hoà Lan. Họ có với nhau 4 người con. Sau này, họ trở về Peru và mở một khách sạn nhỏ cho du khách. Xong om


Có dịp sẽ kể nhưng gì mình ngộ trên đường lên đỉnh Machu Picchu. 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 


Nguyễn Hoàng Sơn 

Hành trình xin chiếu khán cho mẹ

 Năm kia, mình mời bà cụ sang Hoa Kỳ chơi sau tang lễ ông cụ thì khám phá ra cô em sống ở Phila đã bảo lãnh bà cụ theo dạng di dân nên đành phải đợi vì toà lãnh sự nói nếu muốn đi du lịch thì phải huỷ đơn xin lưu dân.

Ông bà cụ mình sang Hoa Kỳ chơi mấy lần nhưng không thích ăn bơ thừa sữa cặn của đế quốc, cứ đòi về nên mình không bảo lãnh theo dạng lưu dân. Cô em kể; bà cụ có một người bạn thân được con bảo lãnh sang nên mẹ kể chuyện có vẻ ấm ức vì có con ở hải ngoại, mà không được bảo lãnh nên cô em làm đơn bảo lãnh dù biết mẹ sang đây sẽ buồn.
Năm ngoái được giấy tờ chấp nhận cho lưu dân thì bay sang ở với gia đình cô em mấy tháng, dài lê thê đợi giấy tờ nhập cư xong xuôi thì mới sang Cali. Bà cụ oải quá, cứ nằm nhà xem phim bộ. Hết phim Hàn đến phim Đài rồi đến phim tàu nên Chán Mớ Đời.
Đòi về.
Mình phải bay sang, đưa đi chơi một tuần ở vùng Đông Bắc mới nguôi.
Mình tính lấy vé cho bà cụ về Việt Nam ăn Tết vì bà cụ than chán đời, cứ kêu cho mạ về ăn Tết. Sau nói chuyện với bà dì sao đó, bà cụ lại thôi, kêu đợi mình lo xong giấy tờ thuế năm nay rồi đưa về trước ngày giỗ ông cụ.
May sao mình làm tài khoản Facebook cho bà cụ nên vui ra mặt, cứ gọi con cháu, bạn bè ở Việt Nam vào những giờ giấc thiên hạ đang ngủ hay làm việc. Lên facebook, xem hình, gọi bạn bè ở Việt Nam cũng đỡ buồn hoa phượng.
Mẹ già khoe có cháu học đại Nam Cali USC.
Trên đường về Việt Nam, máy bay ghé lại Đông Kinh, nên mình nghĩ nhân tiện đưa bà cụ đi xem hoa Anh Đào nở vào tháng 4 ở Nhật Bản. Chỉ cần quá cảnh thêm vài ngày tại Nhật Bản, giá vé cũng như nhau. Kêu công ty du lịch lấy vé xong thì mới giác ngộ con gà kê là bà cụ chưa có sổ thông hành Hoa Kỳ, vẫn phải sử dụng sổ Thông hành của Hà Nội đi đó đi đây, nên phải xin chiếu khán vào nhật bản. Có sổ thông hành Hoa Kỳ thì đi tứ xứ được, ngoại trừ các nước cộng sản thì phải xin chiếu khán. Ngược lại bà cụ thì đi xứ nào cũng phải xin giấy phép, ngoại trừ xứ anh em Kampuchia. Chán Mớ Đời
Năm ngoái mình đi 7 nước ở Đông Âu, tính đưa bà cụ theo nhưng nhiêu khê lắm, vì phải xin chiếu khán đủ trò. Một nước đã oải nay chơi 7 nước. May là hè năm ngoái, bà cụ đi chơi với gia đình cô em ở xứ Cộng Hoà Domenican được một tuần. Một nơi du lịch quốc tế nên họ dễ dãi, ai vào cũng được, không cần chiếu khán hay chiếu tướng gì cả vì không có ai dại sang ở lậu mấy xứ này. Xứ này khôn hơn Hà Nội.
Trước kia, du khách muốn viếng Việt Nam, phải gửi sổ thông hành để xin chiếu khán nên đa số không muốn đi, họ đi Thái Lan, Mã Lai,…bên cạnh dù đắt hơn vì không cần chiếu khán. Muốn du khách đến tham quan, xài tiền thì cần bớt những thủ tục hành chánh, giúp họ thoải mái đến tiêu tiền thay vì gây khó khăn, chiếu khán đủ trò.
Đọc báo, kể là Thái Lan mở cửa du lịch cho ngoại quốc, thiên hạ đến đông như quân Nguyên. Họ nói đẹp và rẻ hơn Hạ Uy Di, dân tình phục vụ với nụ cười trên môi, không quát tháo như ở Việt Nam, phải ăn bún cháo chửi. Họ gọi Thái Lan là hòn đảo đầy nụ cười.
Đến khi một ông người Úc, làm cho du lịch viết báo, cho rằng Hà Nội bắt du khách đóng mấy chục để có chiếu khán, lại mất mấy trăm đô vì du khách đến Việt Nam, ở lại ít nhất 5 đêm, họ chi tiêu tối thiểu mỗi ngày là $100.00 xem như $500 chưa kể là khách sạn, thêm tạo công ăn việc làm cho người sở tại. Nhờ đó mà nay họ bớt rườm rà cho ai đến Việt Nam dưới 15 ngày. Nghe nói vẫn đợi chờ mệt thở, nhất là khi đến phi trường ở giờ giấc thiên hạ đã lên giường gần nữa đêm. Chưa nói đến vấn nạn chôm đồ hay hải quan làm tiền.
Đi xin chiếu khán cho mẹ mới hiểu ông nào ở Việt Nam đi du lịch với hộ chiếu Việt Cộng, kêu nhục như con chó, bị dân ngoại quốc hành lên hành xuống. Mình có thấy cảnh này tại phi trường Nhật Bản, đang đi vòng vòng trong khi đợi tàu bay về Hoa Kỳ, thấy một nhóm du khách người Việt, bị hải quan Nhật Bản, kêu vào phòng để làm gì đó, không biết. Cử chỉ ông này rất nghiêm nghị, xét sổ thông hành đủ trò.
Thấy cần hình căn cước nên hai mẹ con ra Costco để chụp. Ai ngờ Costco ở Garden Grove, đóng cửa quầy hàng chụp hình nên phải đi chỗ khác. Mình hiểu ngay lý do, họ dẹp tiệm chụp hình ở đây. Lý do là người Việt ở vùng này đông như quân nguyên mà họ Nguyễn, Lê, Trần đầy như chim chóc. Khi người Việt gửi hình để rửa thì họ bỏ phong bì, đề tên Nguyen T, T Le, T Tran,… khách hàng gốc việt đến quầy lấy, cứ thấy tên Le, Tran, Nguyen là cứ bóc ra, không cần biết có đúng biên lai mã số, không phải của mình thì quăng lại, hình ảnh rớt tùm lum nên quầy chụp hình, rữa ảnh ở khu này bị lỗ 500% nên họ dẹp tiệm. Khi xưa, mình ở vùng này, đi rửa hình là ngọng vì phong bì bị xé, quăng đủ phía nên phải chạy xa khu người Việt để rửa hình, nay thì có máy in ở nhà. Người Việt ra hải ngoại, vẫn thủ cựu, không muốn mang tiếng mất gốc nên giữ gìn những thói quen di truyền từ xưa. Chán Mớ Đời
Lên mạng của toà đại sứ Nhật thì mình điền đơn cho mẹ rồi in ra, đem theo giấy tờ, vé máy bay, khách sạn đủ trò. Lái xe lên Los Angeles, kẹt xe tùm lum, đi đậu xe có 1 tiếng, phải trả $26.00. Chán Mớ Đời
Vào toà lãnh sự, họ kêu phải có bản sao của thẻ thường trú nhân của bà cụ tại Hoa Kỳ, mình nói họ làm bản sao mình trả tiền, bà thư ký kêu không, ra ngoài kiếm chỗ nào làm, đây không có dịch vụ này. Họ lại kêu, đem thêm bản sao của trương mục ngân hàng của mình, và điền thêm chi tiết mỗi ngày đi Nhật Bản,…. Thế là hai mẹ con lái xe về, hẹn mai trở lại. Phải lên mạng xem chương trình viếng thăm nhật bản để ghi tên những địa danh, đi đâu, ngày giờ. Mình đã đi với gia đình cách đây 10 năm nên cũng dễ, mò lại những chỗ cũ. Xong om
Hôm sau, mình đi xe lửa lên L.A., nghe bà ở công ty du lịch bảo bà cụ không cần đi theo. Bà cụ lên xe là mệt, chóng mặt vì xe chạy ào áo trên xa lộ nên mình nói thôi ở nhà, khỏi đi. Chạy xe ra nhà ga gần nhà, đậu xe rồi lấy xe lửa đi cho tiện, khỏi mất công lái xe.
Tính tải về cái App của Amtrak hay Metrolink để mua vé nhưng còn thì giờ nên bò lại quầy bán vé. Ông cán bộ bán vé rất lịch sự, chào hỏi vui vẻ rồi kêu máy điện toán bị sự cố, thử mua vé ở máy tự động. Ra máy tự động cũng bù trớt nên ông ta kêu tới máy của Metrolink xem. Metrolink thì mua được nên đi đường Metrolink, chậm hơn vì ngừng lại 2 chỗ.
Xe lửa kêu 9:07 sáng mà 9:37 mới bò lại, mới hiểu tại sao công ty xe lửa Hoa Kỳ Amtrak cứ bị thua lỗ hoài. Metrolink thì 9:16 thì đúng giờ. Chán Mớ Đời. Mấy chục năm nay, mới đi lại xe lửa. Cái gì mà nhà nước nhúng tay vào là lỗ học gạch tương tự bưu điện. Không xứ nào tránh khỏi vấn đề này. Nhân viên nhà nước thì làm theo năng suất hưởng theo nhu cầu nên cứ tà tà, không cần chạy xe đúng giờ vì không sợ bị đuổi việc.
May quá, họ ngưng thực hiện chương trình xe lửa tốc hành từ San Francisco xuống miền nam. Dân cali mất trắng tay 3 tỷ đô cho chồng của bà thượng nghị sĩ Dân Chủ Feinstein, được vợ hậu thuẩn giúp thắng cuộc đấu thầu để xây dựng tuyến đường này. Hai vợ chồng này đã đi tây nên không biết chừng nào đường xe lửa Nam BẮc Cali sẽ được thực hiện. Họ đang tuyển nhân viên để làm tuyến đường xe lửa Cali-Las Vegas.
Xuống bến đợi xe lửa thì máy phóng thanh kêu bạn không lẻ loi, đơn côi, hãy gọi đường dây nóng phòng tự tử. Chán Mớ Đời
Mẹ già lướt Facebook 
Lên đến toà lãnh sự, chúng hỏi mẹ mày đâu, nói ở nhà, hôm qua lên không thấy chúng mày hỏi han gì cả. Chúng bảo phải có mặt mẹ mày. Lại cuốn gói đi về. Mình căm thù bọn Nhật tính không đi Nhật nữa, đi Nam Hàn hay Đài Loan, Hong Kong, hỏi ra thì cũng phải xin chiếu khán. Với sổ thông hành Việt Nam chỉ đi có mỗi Campuchia là không phải xin chiếu khán. Chán Mớ Đời
Căm thù nhưng hôm sau phải bò lại xin chiếu khán cho mẹ. Mẹ mình từng sống ở Việt Nam 86 năm qua, quen bị hạch sách cả đời nên dễ chịu đựng. Mình thuộc dạng phản động từ bé nên cả đời cứ bực mình khi bị ai tra hỏi. Nhìn mẹ buồn buồn, hỏi xin được không con, hay khỏi đi đỡ tốn tiền khiến mình nhớ lại thời xưa, mẹ đi buôn bán, tảo tần nuôi mình đi tây nên đành cắn răng, căm thù bọn Nhật nhưng cũng xem lại giấy tờ, hoàn chỉnh lại.
Đi xin chiếu khán cho mẹ, làm mình nhớ đến một kỷ niệm, xét lại rất quan trọng trong cuộc đời mình.
Thông thường, ăn cơm trưa xong thì mình chạy ra chợ Đàlạt xem mẹ có cần chở gạo, giao cho ai hay chạy lòng vòng lo giấy tờ chi cho mẹ. Ai mua gạo, ngại thuê xe Lam chở về thì mẹ đồng ý giao tận nhà khiến họ thích nên mua của mẹ và mình có nhiệm vụ giao gạo tại nhà họ, còn ai mua nhiều thì có ông xe Lam cạnh nhà, chở vào buổi sáng, sau giới nghiêm vì mẹ không có môn bài bán gạo, xem như buôn gạo chui. Mình chở bằng Honda thì không ai để ý, tưởng mua rồi chở về nhà.
Mẹ già đi xin chiếu khán tại toà lãnh sự Nhật Bản.

Một hôm, mẹ mình kêu chở bao gạo thơm đến nhà bà cây xăng Esso, ở đường Hai Bà Trưng. Mình vác từ trong kho cả 50 thước, bao gạo thơm, bỏ lên xe Honda, chở đến nhà bà này. Đến nhà giàu có cái khổ là cổng kín tường cao, rồi chó sũa đủ trò, đợi cả 10 phút mới thấy bà người làm đi ra. Hách dịch kêu muốn gì trong khi con chó cứ sũa có lẻ nó đánh hơi mình là dân ăn thịt chó dù chỉ có hai lần trong đời. Nói đem lại bao gạo, người làm hất mặt, kêu đứng đó với con chó gầm gừ gầm gà ngay cổng, vào nhà hỏi chủ. Đúng là người làm của nhà giàu nên ăn ké chủ, khiến mình căm thù bọn nhà giàu. Có chứng kiến mấy trường hợp này mới hiểu truyện của Vũ Trọng Phụng, Nam Cao,…
Một hồi sau, bà ô sin cao cấp đi ra, mở cổng, kêu đừng nổ xe vì ồn, có người đang ngủ trưa, để xe ngoài đường khiến mình phải bê bao gạo 50 ký từ ngoài cổng đi vào nhà. Cái giống người làm, dựa hơi chủ, kiểu CM30, cứ thấy mình là bắt nạt, bắt lao động quang vinh tường như để khẳng định giai cấp ô sin của họ. Vào nhà thì thấy thằng Nam Esso, ngồi ăn bánh, mình kêu khoẻ không mày thì hắn đếch chào mình. Thằng này học chung lớp nhưng gặp mình nó cứ như quan nhớn nhìn Chí Phèo. Con nhà giàu có khác.
Lúc đó, mình mới thấm vai vế bần cố nông của mình là chẳng có thằng nào muốn làm bạn ngoại trừ gốc bần cố nông như mình. Bà cây xăng Esso, lấy cái đinh xăm xăm bao gạo để gạo lòi ra mấy hột gạo rồi kêu gạo không đẹp. Đem về. Đổi cho bao khác khiến mình, đang còn thở hồng hộc, bê bao gạo 50 ký, điên tiết lên, bỏ về. Bê bao gạo 50 ký ra ngoài cổng trong khi con chó sũa tường như mình ăn cắp gạo nhà chủ nó. Tình ngay lý gian nhưng không biết cách nào giải thích cho con chó địa chủ, cường hào ác bá này đang gầm gừ, sũa như điên vì không biết sũa làm sao cho nó câm mõm, lại sợ nó táp cho một mảnh.
Ra chợ, mình lại bê bao gạo vào kho, rồi nói bà cụ là không đến nhà mụ Esso nữa, kêu nhà giàu phách lối. Chiều đó, mình đi đánh bi da về, chạy ngang đường Hai Bà Trưng, thì thấy xe ông cụ đậu trước nhà cây xăng Esso, nhìn vào thì thấy bà cụ, dạo ấy đang có bầu cô Nhỏ, đang bê bao gạo với ông cụ cũng từ ngoài đường vào, miệng thì phân trần, xin lỗi cho thằng con mất dạy. Hình ảnh đó, mẹ mình có bầu, thay mình khệ nệ bưng bao gạo vì mình căm thù giai cấp giàu có, thêm mụ ô sin, không chịu mở cổng cho xe vào khiến mình điên tiết bị người giàu làm khó dễ đi theo mình cả đời.
Sau này có con mới hiểu cha mẹ phải ngậm đắng, nuốt cay khi bị khách hàng, chủ chửi bới để có tiền nuôi con. Mình điên lên, như trời ị trúng đầu, bổng giác ngộ cách mạng và từ đó không đi đánh bi da nữa, bắt đầu học ngày chưa đủ tranh thủ học đêm để thực hiện giấc mộng đi tây.
Trước khi đi Tây, mình rút tiền để dành ở ngân hàng mà bà cụ cho mỗi lần đi vác gạo giao cho người ta thì được tổng cộng 40,000 đồng, hai tháng lương ông cụ, đưa cho bà cụ mua vé máy bay đi Tây. Kinh, thay vì đi đánh bi da mình để dành tiền lên đến 40,000 trong vòng 2 năm. Không biết vác bao nhiêu bao gạo cho nhà giàu, được cái là mình khôn ra, sau vụ bà Esso, mình đâm ra hiền hoà, làm người khuân vác gạo ưu tú, thấm nhuần đạo đức bần cố nông. Nhờ đó mà sau này mình không tiêu bậy bạ, có tiền là để dành. Như ông ngoại mình khi xưa hay nói nhịn thuốc mua trâu nhịn trầu mua ruộng khi đang phì phà điếu cẩm lệ. Chán Mớ Đời
Nhật chúng làm khó nhưng mình đành cắn răng đi xin chiếu khán cho mẹ vì có thể mẹ sẽ không có cơ hội đi Nhật sau này. Năm nay 86 tuổi, mà còn đi Hoa Kỳ được là khá. Về Đàlạt chuyến này, không biết có trở lại Hoa Kỳ hay không, dù có giấy tờ thường trú nhân hay ớn bị overdose xem phim bộ. Phải ký giấy đủ trò, bảo trợ bà cụ để nộp cho toà lãnh sự Nhật.
Mẹ già được đi hạng thương gia, rộng rãi, có giường nằm bay đêm
Kỳ này về, mình mua vé hạng nhất cho mẹ, để có ghế nằm suốt chuyến bay, cho tiếp viên nhật hầu cho vui. Lần trước, mình về Việt Nam, dẫn mẹ đi kampuchia chơi, cho ở khách sạn 5 sao, phòng ốc presidentail suite, có phòng ăn cho gia đình, phục viên lên tận phòng lo cơm cháo, phòng tắm còn to hơn nhà của mẹ ở Đàlạt, có người hầu nên mẹ có vẻ thích lắm. Cứ u chầu u chầu, tốn bao nhiêu ri con, ở chỗ vừa vừa, còn cho mạ xài vì xót tiền. Đồng chí gái kêu mạ đừng có lo, ở cho sướng, kêu người đấm bóp cho mạ trong phòng. Được cái là đồng chí vợ và mẹ mình đều thích đấm bóp nên ngày nào cũng đi kêu người ta lên phòng đấm bóp.
Nhớ có lần mẹ sang Hoa Kỳ một mình, đi chơi hè với gia đình mình nên mời một người bạn của mẹ sang đây thời di tản. Bà bạn của mẹ cứ cảm ơn hoài mỗi lần vợ chồng đến thăm. Bác kể là lần đi chơi với gia đình mình quá vui. Lần đầu tiên trong đời được ở khách sạn sang rồi ăn ngon thả dàn lại được đồng chí gái cho tiền đánh bài ở Las Vegas. Mới biết có nhiều người sang đây, con cháu không có thời gian dẫn đi du lịch, cứ lui hụi trong nhà.
Hôm sau, đi với bà cụ lên xe lửa. Hai mẹ con trả tiền xe lửa còn rẻ hơn tiền đậu xe 1 tiếng đồng hồ. Chán Mớ Đời
Đến nơi thì kêu Uber, chở hai mẹ con lại toà lãnh sự. Hôm qua mình đi bộ vì có mấy cây số. Kỳ này thì chúng kêu Ok. Nếu chúng cần gì thì sẽ gọi mình hay email còn không thì thứ 6 ghé lại lấy sổ thông hành và đóng $27 tiền tươi. Chúng lại bồi thêm câu “Mẹ mày không cần đi, chỉ cần ký tờ giấy, uỷ quyền mày lấy dùm sổ thông hành” khiến mình điên luôn. Chán Mớ Đời
Còn 3 tiếng mới có chuyến xe lửa về lại Quận Cam, dẫn bà cụ đi viếng viện bảo tàng MOCA, nhà hát lớn do kiến trúc sư Frank Gerry thiết kế, bên cạnh là nhà hát mà khi xưa hay tổ chức giải Oscar, bảo tàng The Broad, mình chỉ một toà nhà mà khi xưa có thiết kế khi làm cho công ty kiến trúc I.M. Pei, chụp hình cho mẹ đủ trò.
Sau khi được chiếu khán thì đi vòng vòng tham quan Los Angeles.
Mẹ già đi xe lửa để xin chiếu khán
Mình khám phá ra là bà cụ nay 86 tuổi mà vẫn thích làm đỏm. Khi xưa, sinh năm một nên cả đời ít khi son phấn. Năm khi 10 hoạ, đi ăn cưới ai mới đi uốn tóc ở tiệm Ba Lê ở đường Phan Đình Phùng, góc Minh Mạng. Hàng ngày quanh năm suốt tháng ra chợ Đàlạt, buôn bán, không có thì giờ trang điểm, nay về già lại bị nhiễm tư duy đế quốc tư bản, mất lập trường cách mạng, hết muốn làm người mẹ anh hùng, bà nội ưu tú, bà ngoại nhân dân. Chán Mớ Đời 
Vui là khi chụp hình, mẹ kêu đợi để mẹ làm đỏm, đeo kính mát, đủ trò. Vào trong nhà cũng đeo kính mát,… Được cái là mình được đồng chí vợ cải tạo thành người chồng nhân dân từ mấy chục năm nay nên tương đối không ngạc nhiên khi làm người con nhân dân. Bà cụ ngồi chơi nhìn trời nhìn đất, kêu xứ người ta sao thanh bình quá, không ồn ào, không nghe tiếng bóp còi, lại nghe chim hót trên cây ở ngay khu phố L.A.
Hôm sau, đưa bà cụ đi viếng vùng Lake Elsinore, nơi có hoa Poppy. Cuối tuần vừa rồi, mình đi học nên đồng chí gái đi với mấy người bạn. Nghe nói có trên 100,000 người đến xem hoa dại khiến thành phố phải đóng của và mở lại 24 tiếng sau đó. Chưa tới 9:00 sáng mà xe đầy. Khám phá ra sau cái đồi là miếng đất 17.5 mẫu mình mới mua. Chán Mớ Đời. Cứ nói đồng chí gái với mấy bà bạn lên khu đất mình xem khoẻ con gà kê, không phải đợi chờ, tha hồ mà chụp hình.
Hôm nay, hai mẹ con lại lên đường, lấy xe lửa lên toà lãnh sự. Gặp mình, bà nhật kêu ok. Đưa 27 đô tiền tươi lấy sổ thông hành với cái chiếu khán. Bà cụ vui như trẻ thơ.
Kêu bà công ty du lịch lấy vé máy bay. Cuối tuần này phải lên chương trình đưa mẹ đi xem hoa Anh Đào xứ Phù tang.
Xong om

Nguyễn Hoàng Sơn 

Du hành với mẹ tại Nhật Bản

 Hôm nay, Facebook nhắc đến chuyến viếng thăm Nhật Bản với mẹ 3 năm về trước. Chuyến đi nhớ đời. Mình nghe lóm mẹ nói chuyện với cô em qua điện thoại; anh cho mạ đi nhiều nơi rồi, ni cho đi thêm Nhật Bản nữa là mạ mãn nguyện, không đòi hỏi chi nữa. Người ta có tiền chưa chắc là đi được, vì không có sức khỏe, người có sức khoẻ lại không có khả năng đi. Mạ nhứ rứa, không tiền không bạc mà đi được là vui. Xong om

Mọi lần khi mẹ viếng thăm Cali xong thì mình đưa mẹ ra phi trường dặn dò hãng máy bay để họ lo cho mẹ trên chuyến bay về Sàigòn. Kỳ này, mình đưa mẹ về Việt Nam, luôn tiện giỗ ông cụ. Máy bay sẽ ghé phi trường Nhật Bản nên mình tư duy đột phá sao không đưa mẹ quá cảnh thêm vài ngày tại Nhật Bản. Mỗi lần về Việt Nam, gia đình mình đều quá cảnh mấy ngày tại Nam Hàn, Nhật Bản, Trung Cộng,… Nghe đi chơi ở Nhật Bản khiến mẹ mình sung sướng và nói chuyện với mấy cô em.


Khi đi xin chiếu khán cho mẹ tại toà lãnh sự Nhật Bản ở Los Angeles rất nhiêu khê vì phải lên đó đến 4 lần mới được vì mẹ có thẻ xanh cư trú tại Hoa Kỳ nhưng vẫn sử dụng sổ thông hành của Hà Nội. Bị toà lãnh sự hành nhưng mình đành ngậm câm, nụ cười hàm ếch với họ.


Mỗi lần gặp mẹ, đều có đi chơi ở Hoa Kỳ, ở Cam Bốt, Việt Nam nhưng phải công nhận chuyến đi đột xuất tại Nhật Bản để lại cho mình đầy ấp kỷ niệm với mẹ nhất là được mẹ kể chuyện đời xưa, từ bé đến khi vào Đà Lạt, làm ô sin cho người bà con, sau đó ra riêng, lấy chồng, lo cho em ăn học, cho ông bà ngoại. Nghe kể là có những chuyến du hành từ 20 năm về trước, mẹ vẫn nhắc đến với bạn ở Đà Lạt hay Sàigòn.


Nói chung cuộc đời mẹ rất đặc biệt. Là một cuốn sử qua các thời đại của thế kỷ 20. Sinh ra trong thời Pháp thuộc, trải qua những năm tháng việt minh, rồi Nhật Bản chiếm đóng, đến thời Việt Nam Cộng Hoà, khổ nhất là thời Việt Cộng vào Nam sau 75. Chồng học tập cải tạo 15 năm thăm nuôi, một mình lo cho 10 đứa con. Nay tuổi xế chiều mới có chút nghỉ ngơi. Ở tù vì theo Việt Minh, rồi bị Việt Nam Cộng Hoà bắt, rồi bị đồng chí khi xưa, tập kết, về lại đì chết bỏ vì lấy chồng ngụy quyền.


Đi Nhật Bản với mẹ, chỉ có hai mẹ con, mình nhận ra những điều rất thường đối với mình nhưng lại xa lạ với mẹ. Nhìn mẹ đi máy bay hạng thương gia lần đầu khiến mình thương. Cứ hỏi bao nhiêu rứa con, đi hạng thường, để tiền xài. Cả đời mẹ tảo tần nuôi con ăn học, rồi nuôi 10 đứa con, nuôi chồng cải tạo 15 năm nên không bao giờ dám xa xỉ tiêu xài như bao người khác ở cùng xóm. Đó là tấm gương hy sinh đời mẹ củng cố đời con, không bao giờ nghĩ đến mình, chỉ buôn bán, cần kiệm để dành cho những bất trách cuộc đời dành cho mẹ từ bé.


Ra phi trường, không phải đợi lâu để làm thủ tục lên máy bay vì đi hạng thương gia nên thủ tục nhanh chóng, có người đẩy xe mẹ vào phòng đời, có thức ăn, champagne,… mẹ nhìn thức ăn nhất là thấy thiên hạ trong phòng đợi riêng uống bia, champagne, mẹ hỏi có phải trả tiền không. Mình nói đã trả hết trọn gói rồi, cứ tự nhiên. Nghe thế, mẹ bảo “răn mình không làm một ly Champagne hè?” mình đi lấy champagne cho mẹ. Mẹ ngồi nhấp nhép ly champagne nhìn về xa xăm, không biết mẹ nhớ tới kỷ niệm nào.


Mẹ hỏi hoài về giá tiền hạng thương gia nên cuối cùng mình phải trả lời để mẹ khỏi hỏi nữa, ai ngờ khiến mình thất kinh. Mẹ như bị trúng gió, mặt xanh như tàu lá, lấy chai dầu xanh trong ví ra xoa xoa. Mình phải giải thích khi có công ty riêng thì khi đi máy bay hạng sang, giá tiền tương tự như hạng thường của người đi làm công cho thiên hạ.


Điển hình một người đi làm như vợ con, mỗi tháng lãnh $10,000, đóng thuế và an sinh xã hội, bảo hiểm,…mất 48%, còn $5,200 để mua cái vé đi Việt Nam, đại loại $1,000, phải cộng thêm 48% tiền đóng thuế, xem như $2,000. Con làm thương mại trả gấp đôi cũng $2,000, được khấu trừ trước khi đóng thuế, nhiều khi lại rẻ hơn là người đi làm công. Nói như vậy nhưng mẹ mình chắc không hiểu vì quen lối sống tại Việt Nam.


Lên máy bay, được chiêu đãi viên đến lấy áo ngoài đem đi cất, sau đó đến hỏi uống gì. Champagne hay nước ngọt. Mẹ hỏi có phải trả tiền không mình nói không thế là mẹ reo lên Ờ cho mạ ly champagne để nhớ trước 75, mỗi lần sinh con đều mua một chai champagne uống ăn mừng.


Uống xong Champagne, mạ kêu răn mà ghế bự rứa hè, dành riêng cho mình thôi. Mẹ tự động mở truyền hình xem phim Việt Nam, đeo headphones khiến mình vui.


Có lẻ hôm mẹ vui nhất là mình mướn bộ đồ kimono cho mẹ đi dạo phố và chụp hình ở Studio. Mẹ tung tăng như đứa bé được quà. Thường là mẹ lo tốn tiền nên lúc nào cũng hỏi giá tiền rồi tính nhẩm trong đầu. Mẹ mình tuy chưa bao giờ cắp sách đến trường nhưng làm tính nhẩm nhanh như chớp sau bao nhiêu năm buôn bán. Nhất là ở tuổi 86.

Mẹ bận trang phục Nhật Bản, không thua gì người Nhật Bản.

Hôm ấy, mẹ thay vì chụp 3 kiểu như mọi người, mẹ thấy người ta chụp thêm kiểu cầm dù nên đòi thêm 2 kiểu nữa. Dẫn mẹ ra đường, bận Kimono như bà nhật, đeo dép xúm xính rất dễ thương.


Có hôm ở Đông Kinh, mình có dắt mẹ đến toà nhà International Forum, mà mình có dịp thiết kế khi làm việc cho kiến trúc sư Rafael Vignoly ở New York. Thấy nụ cười của mẹ trên môi, kêu con vẽ cái ni. Mình nói vẽ chung một nhóm lận. Mẹ kêu chụp cho cái bóng.

Mẹ trước tiệm cho thuê áo Kimono

Mẹ lên Facebook 


Khi đi viếng hoàng cung Nhật Bản, trời mưa, thấy mẹ cầm cái dù thấy thương, miệng cứ kêu đẹp hơn Thành nỘi mình.


Đi đến viếng Hiroshima, nơi Hoa Kỳ bỏ trái bom nguyên tử, mẹ thấy người ta lấy cái chuỳ đánh cái chuông. Cũng cuốc bộ với mình được 9 cây số trong ngày.

Mẹ leo núi một mình, không cần mình vịn

Thăm viếng Tokyo International Forum, do mình và một nhóm kiến trúc sư khác thiết kế khi xưa tại New York, năm 1990-1991. Mình hy vọng công ty gửi mình sang Nhật Bản nhưng cuối cùng thì một tên đồng nghiệp người nhật, được gửi đi để lo phần xây cất. Dự án này được thắng qua concour.
Mẹ dống cái chuông để cầu nguyện cho các linh hồn đã chết trong vụ nổ bom nguyên tử

Hôm đi Kyoto chơi, đi suốt một con đường cạnh bờ sông, đầy hoa đào, mẹ cứ đứng bên hoa kêu mình chụp đủ kiểu. Có lần leo núi có mấy cái cột đỏ đầy lối, mẹ ngồi nghỉ bên ghế đá, bổng mẹ kêu hai vợ chồng người Úc, ngồi bên cạnh rồi chỉ mình rồi chỉ ngực kêu “maman”. Hai vợ chồng người Úc kêu chúc mừng đi chơi với con. Mẹ cứ cười cười dù chả hiểu gì.

Cặp vợ chồng từ Úc 


Mình nghĩ có diễm phúc để đi chơi với mẹ. Sau này có giàu có mà mẹ không đi được hay trả nhớ về không thì cũng trễ. Thật ra, không cần đi nơi sang trọng. Một cô em mình, đột xuất, xin nghỉ rồi đưa mẹ ra Nha Trang chơi, tắm biển, mua cua cá về nhà, nấu ăn, cũng có những giây phút bên nhau rất trân trọng. Những giây phút này rất chậm, tạo thành những kỷ niệm riêng tư, khó quên.

Một ngày nào đó, chúng ta sẽ chứng kiến cảnh trả nhớ về không như người bạn của ông Đổ Trung Quân.


Mình đang lo đi Dubai, làm cuộc họp mặt các anh em và các cháu hè này. Mình sẽ chi hết cho mọi người để mẹ có một tuần lễ thấy con cháu xum vầy bên mẹ. 


Còn nhiều chuyện nữa mà mình đã kể, sẽ tải lên đây lại trong tuần này. Tuần sau mình sẽ leo núi Machu Pichu nên sẽ không có bài trong vòng 10 ngày.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen

Nguyễn Hoàng Sơn