Hôm nay tình cờ đọc một bài báo Tây nói về người con trai út (thứ 13) của vua Bảo Đại, khiến mình thất kinh vì đâu ngờ ông vua này lại vớt một bà đầm khác ngoài bà Monique Vĩnh Thuỵ ở Paris. Ông này là con thứ 13 và vua Bảo Đại là vua thứ 13 của triều Nguyễn. Lần đầu tiên, nghe vua Bảo Đại có con Tây lai vì bà Monique lúc sống chung với nhau, không có con. Nghe nói sau này bà ta muốn làm lễ thành hôn với vua Bảo Đại thì phải. Ông vua cuối cùng của triều Nguyễn rất đào hoa, bà nào cũng đẹp như vợ vua. Kinh
Hoàng nam thứ 13 của vua Bảo Đại, tại chùa Phổ Hiền, Strasbourg, PhápDạo ông Yves Gignac, mỗi tuần đi phỏng vấn vua Bảo Đại, để viết cuốn hồi ký “Le Dragon D’Annam”, có hỏi mình muốn gặp vua Bảo Đại không, mình lắc đầu vì chả biết gặp để làm gì. Ông Gignac có kể mình là vua Bảo Đại không đi làm, có bà vợ Monique đi làm nuôi ông ta nên cuộc sống cũng chật vật.
Trong bài báo kể phỏng vấn ông Patrick-Édouard Bloch-Carcenac sinh ngày 21 tháng 4 năm 1958 tại Strasbourg, thuộc vùng Alsace, Pháp. Ông ta là con trai của vua Bảo Đại (tên thật: Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, 1913–1997) và bà Christiane Bloch-Carcenac (1922–2009), một phụ nữ Pháp gốc Alsace, tên thấy có vẻ gốc Do Thái. Mối quan hệ giữa Bảo Đại và bà Christiane bắt đầu vào khoảng năm 1957, khi Bảo Đại, lúc này đã thoái vị và sống lưu vong tại Pháp, tham gia một buổi tiệc săn bắn ở vùng Alsace. Cuộc gặp gỡ này diễn ra trong bối cảnh cuộc sống của Bảo Đại đã thay đổi đáng kể: từ một vị hoàng đế quyền lực, ông trở thành một người lưu vong, sống dựa vào tài sản cá nhân và các mối quan hệ xã hội ở châu Âu.
Hình ảnh vua Bảo Đại và bà đầm Alsace tại nhà của Hoàng Nam thứ 13Bà Christiane Bloch-Carcenac, xuất thân từ một gia đình trung lưu ở Alsace, được mô tả là một người phụ nữ độc lập và có cá tính. Mối quan hệ giữa bà và Bảo Đại kéo dài hơn một thập kỷ, từ cuối những năm 1950 đến khoảng năm 1970. Tuy nhiên, mối quan hệ này không được công khai rộng rãi và không dẫn đến hôn nhân chính thức, tương tự như nhiều mối quan hệ khác của Bảo Đại trong thời kỳ lưu vong.
Patrick-Édouard là đứa con duy nhất từ mối quan hệ này, và sự ra đời của anh đánh dấu người con cuối cùng được ghi nhận của vị cựu hoàng. Theo ông này thì người anh cùng mẹ khác cha đều làm lễ Mitzvar trong khi ông ta thì không. Ông ta thì vô thần, không theo do thái giáo như gia đình. Ông có kể là có lần đi chơi với vua Bảo Đại, vào khách sạn, ông bấm nút cho cầu thang máy hỏi là ai, vua Bảo Đại giới thiệu là con của ông ta. Nói chung hình như ông Bảo Đại không nuôi con chỉ để mấy bà vợ lớn nhỏ nuôi hết.
Tết Việt Nam, ông ta đến dự ở chùa Phổ Hiền tại Strasbourg, thành phố lớn nhất của vùng Alsace. Ông ta cho biết là chưa bao giờ về Việt Nam dù ông ta rất muốn về thăm quê cha đất tổ nhưng Hà Nội không cho về. Thiên hạ gọi ông ta là hoàng nam, Prince,…
Tuổi thơ của Patrick-Édouard không hề dễ dàng. Là con trai út của một người cha nổi tiếng nhưng đã mất đi quyền lực và tài sản, lớn lên trong hoàn cảnh phức tạp. Sau khi sinh, Patrick-Édouard chủ yếu được mẹ nuôi dưỡng tại Alsace. Bảo Đại, dù vẫn giữ liên lạc với con trai, không thường xuyên hiện diện trong cuộc sống của vị hoàng nam này do lối sống nay đây mai đó và tình hình tài chính ngày càng khó khăn của ông. Một số nguồn kể lại rằng Bảo Đại từng đưa Patrick-Édouard đến các họp mặt xã hội khi anh còn nhỏ, giới thiệu anh như con trai mình với bạn bè và người quen. Ở địa phương, người dân Alsace đôi khi gọi anh là “le petit Bảo Đại” (Bảo Đại nhỏ), một biệt danh vừa thể hiện sự tò mò vừa mang tính trìu mến về nguồn gốc hoàng gia của anh. Ông ta kể ở trường hay bị chọc vì là con lai mít
Bà đầm mê ông vua dù đã có chồngPatrick-Édouard từng trải qua thời gian học tại các trường nội trú ở Pháp, một phần vì mẹ anh, bà Christiane, phải làm việc để chu cấp cho gia đình. Những năm tháng này được cho là khá cô đơn, khi anh không có sự gần gũi thường xuyên với cha mẹ. Dù vậy, Bảo Đại vẫn duy trì một mức độ quan tâm đến con trai út. Ví dụ, có giai thoại kể rằng ông từng gửi thư hoặc gọi điện để hỏi thăm Patrick-Édouard, và trong một số dịp hiếm hoi, ông đưa anh đến các buổi gặp gỡ gia đình hoặc họp mặt ở Paris.
Khác với một số anh chị em khác trong dòng họ Nguyễn Phúc, như Hoàng tử Bảo Long (con trai trưởng với Hoàng hậu Nam Phương, người từng được xem là người kế vị ngai vàng) hay Công chúa Phương Mai (người kết hôn với một nhà quý tộc Ý), Patrick-Édouard chọn một cuộc sống kín đáo và tránh xa ánh hào quang. Ông sống chủ yếu ở vùng Alsace, nơi ông lớn lên, và không tham gia vào các hoạt động công khai liên quan đến di sản hoàng gia Việt Nam hay các tranh cãi chính trị xung quanh cha mình.
Ông thần này có viết cuốn sách kể về cuộc đời ông ta, phải gọi vua Bảo Đại là sa majesté thay vì cha. Bác nào ở bên Tây, buồn đời thì mua cuốn sách này đọc cho vui.Không có nhiều thông tin công khai về nghề nghiệp hay cuộc sống cá nhân của Patrick-Édouard, điều này có thể phản ánh mong muốn của anh trong việc giữ sự riêng tư. Một số nguồn cho rằng anh làm việc trong các lĩnh vực không liên quan đến chính trị hay truyền thông, sống một cuộc đời bình thường như một công dân Pháp. Ông ta kể là vua Bảo Đại dặn ông ta đừng bao giờ làm chính trị. Điều này trái ngược với một số anh chị em khác, chẳng hạn như Bảo Thăng hay Phương Minh, những người từng xuất hiện trong các sự kiện liên quan đến cộng đồng người Việt hải ngoại hoặc các hoạt động tưởng nhớ triều Nguyễn.
Để hiểu rõ hơn về vị trí của Patrick-Édouard trong gia đình Bảo Đại, cần nhìn vào bức tranh gia phả phức tạp của vị cựu hoàng. Bảo Đại có tổng cộng 13 người con được ghi nhận, từ các mối quan hệ chính thức và không chính thức:
- Với Hoàng hậu Nam Phương (kết hôn năm 1934, mất năm 1963): 5 người con, bao gồm:
- Thái tử Bảo Long (1936–2007), người kế vị danh nghĩa.
- Công chúa Phương Mai (1938–2021).
- Công chúa Phương Liên (1939–).
- Công chúa Phương Dung (1942–).
- Hoàng tử Bảo Thăng (1944–2017).
- Với Thứ phi Mộng Điệp (người tình lâu năm ở Hồng Kông): 2 người con:
- Công chúa Phương Minh (1949–2012).
- Hoàng tử Bảo Hoàng (1954–1955, mất sớm).
- Với Thứ phi Lê Phi Ánh (người tình ở Việt Nam): 2 người con:
- Hoàng tử Bảo Ân (1951–). Hình như ông này sống tại Việt Nam thì phải. Lâu lắm rồi có đọc một bài viết về ông ta. Nghe nói nghèo lắm.
- Công chúa Phương Thảo (1952–).
- Với bà Hoàng Tiểu Lan (người tình ở Trung Quốc): 1 người con:
- Công chúa Phương Lan (1947–). Không biết có phải người Việt dùng tên của công chúa này để đặt tên cho nhà thương Phương Lan tại Đà Lạt.
- Với bà Vicky (người tình ở Pháp): 2 người con:
- Công chúa Phương Nga (1962–).
- Hoàng tử Bảo Sơn (1963–).
- Với bà Christiane Bloch-Carcenac: 1 người con:
- Patrick-Édouard Bloch-Carcenac (1958–).
Ngoài ra, Bảo Đại còn kết hôn với bà Monique Baudot (sau này là bà Monique Vinh Thuy) vào năm 1971, nhưng không có con chung với bà. Gia đình đông đúc và phân tán này phản ánh cuộc sống cá nhân phức tạp của Bảo Đại, đặc biệt trong giai đoạn lưu vong, khi ông không còn quyền lực và phải đối mặt với khó khăn tài chính.
Patrick-Édouard Bloch-Carcenac, với tư cách là con trai út của Bảo Đại, đại diện cho một phần ít được biết đến trong di sản của vị vua cuối cùng của Việt Nam. Ông sinh ra trong giai đoạn Bảo Đại đã mất đi hầu hết ảnh hưởng chính trị và sống trong cảnh túng thiếu ở Pháp. Không giống như các anh chị em lớn lên trong bối cảnh hoàng gia hay có liên hệ với các phong trào chính trị (như phong trào phục quốc của một số người Việt hải ngoại), Patrick-Édouard dường như chọn cách tách biệt khỏi những tranh cãi liên quan đến cha mình.
Vua Bảo Đại và bà vợ cuối cùng là Monique Vĩnh Thuỵ. Tên cúng cơm của ông ta là Vĩnh Thuỵ. Theo mình hiểu thì vua Khải Định không có con nên nhận Bảo Đại làm con nuôi rồi cho qua Tây học.Trong lịch sử Việt Nam hiện đại, hình ảnh của Bảo Đại thường gây tranh cãi: một số người xem ông là biểu tượng của chế độ phong kiến lỗi thời, trong khi những người khác nhìn ông như một nhân vật lịch sử bị kẹt giữa lằn ranh của thời đại. Patrick-Édouard, với cuộc sống kín đáo ở Pháp, không tham gia vào các cuộc tranh luận này, nhưng sự tồn tại của anh là một lời nhắc nhở về những khía cạnh cá nhân và phức tạp trong cuộc đời của Bảo Đại.
Patrick-Édouard Bloch-Carcenac là một nhân vật ít được chú ý trong câu chuyện về vua Bảo Đại và dòng họ Nguyễn Phúc. Sinh ra từ mối quan hệ giữa vị cựu hoàng và một phụ nữ Pháp, ông lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn và chọn một cuộc sống bình lặng ở Alsace, tránh xa ánh hào quang hay tranh cãi liên quan đến di sản hoàng gia. Cuộc đời ông, dù không nổi bật, là một mảnh ghép độc đáo trong bức tranh gia đình phức tạp của Bảo Đại, phản ánh những biến động cá nhân và lịch sử của thế kỷ 20.
Ông ta cho biết rất gần với vua cha cho đến khi ông Bảo Đại qua đời năm 1997. Khi xưa ông Bảo Đại mướn một biệt thự tên villa des Muriers ở Gerstheim (Bas-Rhin) trong khi chờ đợi căn nhà đang được xây giữa Plobsheim và Eschau (Bas-Rhin). Rhin là con sông của vùng này, mình đoán là vùng hạ lưu Rhin. Vua Bảo Đại giao lưu với những giới giàu có ở vùng này , đặc biệt với ông Jean de Beaumont (1904-2002), cựu dân biểu Nam Kỳ mà ông ta quen biết khi xưa ở Việt Nam.
Nếu mình không lầm khi ông Bảo Đại thoái vị thì ở khắp nơi như Hương Cảng, Anh quốc và Pháp quốc. Dạo đó có mấy tên chủ sòng bài Đại Thế Giới, như Bảy Viễn, chi tiền cho vua xài để họ thao túng kinh tế ở Việt Nam nên mới xây nhà bên Tây. Đến khi ông Diệm về làm thủ tướng, thì truất phế ông quốc trưởng luôn nên từ đó không còn được tiếp viện nên vua bắt đầu đói. Theo ông Gignac kể thì lý do ông ta không đi làm vì nói một vị vua của Việt Nam, không thể hạ mình đi làm cho Tây. Do đó bà Monique phải nuôi ông ta. Đọc tài liệu về Bảy Viễn thì họ cho biết là mấy tay xì thầu Chợ Lớn chi tiền cho vua để được áp phe này nọ. Còn vua thì cứ ở Hương Cảng, chơi gái, đánh bài. Lúc hết tiền thì qua pháp sống. Chắc chính phủ Tây không trợ cấp.
Hình chụp từ video nên không rõ lắm, hoàng nam thứ 13 và vua Bảo ĐạiÔng ta cho biết cuộc tình giữa vua Bảo Đại và mẹ ông ta là một tiếng sét ái tình. Chồng của mẹ ông ta biết cũng như bà Nam Phương Hoàng Hậu cũng biết. Thế là ông ta ra đời 1 năm sau tiếng sét ái tình 1958. Mình đoán chắc bà mẹ ly dị nên phải nuôi ông ta. Xem như là người con thứ 13 của vua Bảo Đại được công nhận còn con rơi khác thì không biết. Kinh
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn
PV xin mạn phép đem về trang Những Cái VN
Trả lờiXóaCứ tự nhiên. Cảm ơn
Xóa