Lùng bùng chuyện áp thuế quan mấy bữa nay, mình bò lên mạng xem phim tài liệu thì thất kinh. Các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Mã lai, NAm Dương, Thái Lan,…đều lãnh đủ. Lý do là Trung Cộng chơi cha, muốn tránh thuế quan của Mỹ nên nhiều năm qua, họ đầu tư vào mấy xứ này, đem hàng hoá sang dán tem made in mấy xứ này, rồi chở qua Hoa Kỳ bán nên cũng nuôi sống một số công nhân địa phương. Nay mấy công ty tàu này đóng cửa nên nhân công sở tại ngọng. Thất nghiệp gia tăng.
Ngoài ra có vấn đề là các nước này không có thuế áp quan với sản phẩm Trung Cộng nên người Tàu ồ ạt đem sản phẩm qua bán rẻ khiến các công ty sản xuất của mấy xứ này đóng cửa. Mình đoán là tham nhũng nên mấy người lãnh đạo nhắm mắt để dân chết. Điển hình là ngành dệt may áo quần. Trung Cộng nay có các nhà máy mở cửa 24/24 không cần đèn đuốc gì cả, ít công nhân, đỡ tốn điện mà chạy máy tự động với AI. Do đó giá thành rẻ nên đem qua các nước Đông NAm Á khiến ngành công nghiệp của mấy nước này chết ngắc.
Mình về Đà Lạt, khi xưa Đà Lạt được xem là trung tâm sản xuất áo len của Việt Nam, đan tay hay đan máy, tạo công ăn việc cho dân Đà Lạt khá nhiều. Năm 1992, có ghé trường La san Kỹ Thuật thì thấy họ tạo dựng một hợp tác xã đan len. Mình có hỏi thêm tin tức nhưng vì cấm Vận nên xuất cảng đâu qua Nhật Bản.
Mình có anh bạn được xem là một trong những người có lượng sản xuất áo len bán khắp Việt Nam cũng như xuất cảng qua Nhật Bản,… nay anh ta về hưu, kêu là hàng nhập của Trung Cộng quá rẻ nên giết chết ngành đan len ở Đà Lạt. Anh ta bị mất khách hàng lớn như Big C vì Trung Cộng bán rẻ quá. Anh ta bán máy móc hết và về hưu. Anh ta cho biết là có thể sống được nếu làm theo kiểu cho máy Đan áo len tuỳ theo cách lựa chọn của du khách. Chọn mẫu mã xong trong máy điện toán rồi mời khách hàng ngồi uống cà phê trong khi máy tự động đan áo len theo ý khách hàng. Nhưng anh ta thấy con lớn rồi, không cần tiền nhiều nữa nên ngưng. Đó là ngành áo len của Đà Lạt còn các ngành may mặc khác,…ở Việt Nam theo mình cùng chung một số phận. Khi mình về Việt Nam lần đầu, năm 1992, nhớ ở Sàigòn đi khắp nơi là thấy nhà nào nhà nấy có người may áo quần để xuất khẩu
qua Liên Sô. Họ gia công tại nhà tương tự ở Cali khi xưa. Có anh bạn làm đại diện cho một công ty may mặc của Việt Nam tại Hoa Kỳ nhưng nay nghe nói Trung Cộng mua rồi. Do đó để sống sót, họ chỉ biết lấy hàng Trung Cộng rồi bóc tem dán nhãn made in Việt Nam rồi gửi qua Hoa Kỳ lấy tiền cò. Nay bị áp thuế thì hết đường sống.
Họ phỏng vấn bà cựu bộ trưởng ngoại thương của Mã Lai hay Nam Dương thì họ lo sợ. Vì Hoa Kỳ đánh thuế Trung Cộng thì hàng ứ động của Trung Cộng sẽ được đem vào xứ họ như làn sóng thần, các ngành kỹ nghệ của họ đã ngáp ngáp vì Trung Cộng nay thì chỉ có chết. Có lẻ vì vậy, họ sẽ không Trung Cộng vì chết chắc. Quan thuế được sử dụng để bảo vệ hàng nội địa mà khi xưa, người Việt hay gọi đồ lô-can (local). Mà các nước này không có áp quan thuế với Trung Cộng thì chỉ có chết. Xem phỏng vấn các bộ trưởng thương mại của mấy nước này mới thấy sự lo xa của họ.
Họ đơn cử thí dụ là nghành năng lượng mặt trời. Trung Cộng đem tiền qua mở các xưởng chế tạo các panel năng lượng mặt trời, rồi chở qua Hoa Kỳ bán nhờ quota. Hơn năm nay các công ty này đóng cửa vì chính phủ BIden áp thuế đến 248%. Xin nhắc lại chính phủ Biden. Kỹ nghệ năng lượng mặt trời của Trung Cộng đã giết kỹ nghệ này tại Hoa Kỳ dù Hoa Kỳ là nước đi tiên phong, Trung Cộng ăn cắp kỹ thuật và làm rẻ hơn vì gia công rẻ. Nhớ ở dưới San Diego, có một ông Việt Nam, mua mấy tấm năng lượng mặt trời sản xuất tại Việt Nam rẻ, đem về gắn cho khách hàng lời vì lấy rẻ hơn đồ sản xuất tại Hoa Kỳ một chút. Đều do công ty tàu được thành lập tại Việt Nam. Do đó mình mới hiểu tại sao các nước đông Nam Á nhất quyết đàm phán với Hoa Kỳ vì công nghiệp của họ bị anh ba tàu chơi hết ba ga. Theo Mỹ còn sống chớ theo anh ba tàu là chết chắc.
Tại sao cả thế giới muốn bán hàng cho Hoa Kỳ. Hoa Kỳ có 360 triệu người trong khi thế giới có trên 7 tỷ người. Nhưng sức tiêu thụ hàng hoá của người Mỹ là 1/3 tổng số lượng sản xuất trên thế giới. Do đó Ấn Độ dù là hội viên của BRICS, đành từ chối sử dụng tiền riêng của nhóm này để trao đổi thương mại vì không thể bỏ thị trường 33% tổng số tiêu thụ trên thế giới.
Chỉ có người Mỹ mới mua cà ri nị xem phim Ấn Độ. Nước Mỹ là nước tư bản nên họ quảng cáo từ bao nhiêu năm nay, khuyến khích người Mỹ tiêu thụ, mua những thứ mình không cần thiết lắm rồi quăng, mua cái khác chớ ở các xứ khác, mua một vật gì là xài cả đời, đâu ai mua.
Trong khi ở Trung Cộng, người Tàu họ quen từ bao nhiêu ngàn năm qua, là mua đất mua nhà, mua vàng, và hà tiện. Nay bảo họ yêu nước là mua hàng hoá không cần thiết thì ai nghe. Nhất là địa ốc hiện nay ở Trung Cộng đang banh-ta-lông. Mình về Việt Nam Tết vừa qua , đi từ Hà Nội, Sàigòn, Quy Nhơn, Đà NẴng,….đâu đâu đều thấy nhà cửa đang xây rồi bỏ mứa đó.
Tại sao 70 quốc gia khác muốn đàm phán với Hoa Kỳ để buôn bán mà không chạy theo anh ba tàu. Lý do là GDP của người Tàu chỉ có 20% của người Mỹ thì sẽ tiêu thụ ít hàng hoá hơn. Cho thấy buôn bán ngoại thương không phải dễ như trên bàn phím. Nhìn cảnh các công nhân của Nam Dương bị sa thải vì mấy anh ba tàu chơi quá mạnh, không để cho họ có đường sống. Thậm chí Thái Lan cũng phải cấm nhập cảng sắt thép và các thứ khác của Trung Cộng để bảo vệ ngành kỹ nghệ của họ. Nói đến sắt thép mới nhớ đến toà nhà mới xây hay đang xây tại Thái Lan do công ty Trung Cộng thực hiện. Động đất ở Miến Điện xa hơn ngàn cây số mà toà nhà xụp đỗ. Lý do là người Tàu sử dụng thép số quá, gãy. Ngay chính thủ tướng của Trung Cộng còn kêu tại sao người Tàu xây nhà đậu hủ. (Tofu building)
Ông Kissinger đề ra cách người Mỹ sống vui vẻ dựa trên thế giới. Kêu thế giới sản xuất bán cho người Mỹ giá rẻ không thuế. Mỹ không bơm dầu hỏa xài nhưng mua giá rẻ của thiên hạ. Mỹ in trái phiếu trả rồi khi đáo hạn thì in tiền ra trả. Mỹ chỉ cần chế máy bay, bom đạn bán cho thiên hạ đánh nhau là đủ. Dân Mỹ sống bằng cách này từ 50 năm qua. Nay không ngờ anh tàu tiến xa nên phải chận lại, thay đổi cách chơi. Công ty Mỹ ra ngoại quốc bị đánh thuế nặng nên nay quay về cố hương sản xuất. Đừng quên là họ sẽ sử dụng AI, người máy tự động hoá để sản xuất do đó không tạo nhiều công ăn việc đâu. Ngay Trung Cộng họ cũng không cần nhân công cho nên dân tình xứ này bỏ chạy lậu qua Mỹ.
Cuộc chiến thương mại này chưa biết ai sẽ thắng. Hoa Kỳ có lợi thế là nơi tiêu thụ sản phẩm nhiều nhất của thế giới nên ai cũng muốn buôn bán cho Mỹ. Anh ba tàu sản xuất không lẻ đem qua phi châu bán. Phi châu chắc tương tự nhà mình khi xưa. Gia đình mình mỗi đứa một năm có hai bộ đồ mới. Chớ đâu như ngày nay ở Hoa Kỳ, con mình mua áo quần đầy, rồi bỏ, mình phải mặc cả phí.
Có lẻ đây là cơ hội thay đổi về địa chính trị cũng như ngoại thương, mọi thứ sẽ thay đổi. Nước nào khôn thì sẽ tìm ra con đường canh tân đất nước. Để anh 3 tàu vào nước mình đầu tư thì họ sẽ giết kỹ nghệ của nước mình. Mà nếu không bán cho Mỹ thì bán cho ai? Phương châm Á đông là tiết kiệm, mua đất mua nhà mà nay Trung Cộng thị trường địa ốc đang banh ta lông. Có thể qua vụ này, người Mỹ bắt đầu tiết kiệm vì vật giá lên cao nên họ bớt tiều xài như thế hệ trước. Trước đây, ăn ngoài rẻ hơn là nấu ở nhà, nay thì người Mỹ bắt đầu ăn uống tại nhà. Hôm qua, mình đi mua thức ăn cho thợ. Hỏi ông chủ tiệm, ông ta kêu ít thực khách hơn xưa.
Giả sử thuế áp quan đủ chi trả ngân sách quốc gia hàng năm, vậy người Mỹ không phải đóng thuế lợi tức nhưng mua sắm giá sẽ cao hơn nên chắc họ sẽ để dành tiền, đầu tư cho quỹ hưu trí của họ. Trong thời đại AI, sẽ có một số đông người Mỹ, không có khả năng tiếp cận với kỹ thuật mới, sẽ không có việc làm, biến họ thành một giai cấp vô dụng, không có năng lực sản xuất, lao động. Vấn đề là phải làm gì với họ. Kêu họ chích ngừa rồi bỏ gì đó bên trong khiến họ chết sớm. Xong om.
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét