Cái kết của các điệp viên trong chiến tranh


Trong cuộc nội chiến vừa qua, có nhiều điệp viên của hai bên được giải mả như các ông nằm trong phủ tổng thống Việt Nam Cộng Hoà, các nhà nằm vùng. Có lẻ người được Hà Nội cài đặt nổi tiếng nhất là thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn. Một nhà báo, được Hà Nội cho qua Hoa Kỳ học hai năm rồi về Sàigòn, làm việc cho cơ quan báo chí nhất là của Hoa Kỳ nên sau chiến tranh, người Mỹ đều bật ngửa khi Hà Nội phong chức ông này thiếu tướng tình báo.

Ông Phạm Xuân Ẩn, điệp viên của Hà Nội, sau được phong chứ thiếu tướng

Một ông khác tên Phạm CHuyên, bí danh là Ares được Hoa Kỳ thả ra Bắc. Là điệp viên nhị trùng (mình có kể rồi). Do Hà Nội đưa vào nam để được Việt Nam Cộng Hoà tuyển vào các toán biệt kích rồi thả ra Bắc móc nối người dân chống đối Hà Nội như CIA từng làm với các biệt kích của Đài Loan, huấn luyện rồi cho xâm nhập vào Trung Cộng. Mấy vụ nhảy toán ở Trung Cộng đều thất bại vì cách kiểm soát lương thực, hộ khẩu của Trung Cộng không có kẻ hở. Theo tài liệu thì tất cả đều được thả dù, hay đổ bộ đường biển đều bị bắt hết ngoài trừ bí danh Ares. Thế nên CIA phải dựa vào ông này để có thêm tin tức. Tốn khá nhiều hàng hóa được thả dù suốt 10 năm trời trước khi CIA test lại và quyết định bỏ luôn, đánh dấu việc Hoa Kỳ bỏ rơi Việt Nam Cộng Hoà sau hiệp định Paris.

Phạm Chuyên, gián điệp nhị trùng khiến nhiều toán biệt kích bị bắt khi xâm nhập vào Bắc Việt

Năm 1954, khi mấy nước lớn họp mặt tại Genevre, Thuỵ Sĩ, bàn bạc chia đôi Việt Nam như Đức quốc và Đại Hàn trước đây. Chả thèm hỏi đại diện Việt Nam có đồng ý hay không. Ngoại trưởng Trần Văn Đổ có kể là một hôm, tối ông Phạm Văn Đồng, đại diện phe Việt Minh, gọi điện thoại ở khách sạn, cho biết là phái đoàn Liên Xô đã cho biết là ngày mai, sẽ chia đôi Việt Nam. Ông Đổ sau này làm ngoại trưởng cho miền nam, đề nghị ông Đồng, hai phái đoàn người Việt họp nhau để bàn mai sẽ nói gì này nọ. Nhưng ngày mai chả được hỏi gì cả. Mấy nước như Hoa Kỳ và cộng sản kêu chia đôi. Họ nhìn bản đồ thấy vĩ tuyến 17 có con sông Bến Hải ngăn nên dùng đó là nơi ranh giới cho 2 miền nam Bắc. Xong om


Nam Hàn hên là Bắc Hàn muốn đánh chiếm miền nam thì phải tràn qua khu phi quân sự. Xung quanh Nam Hàn toàn là biển nên khó đổ bộ vì hải quân sẽ biết ngay. Còn Việt Nam thì bên cạnh là Cao Miên và Lào, hai nước trung lập. Miền nam thì tôn trọng chủ quyền hai nước này còn Hà Nội thì bất chấp. Họ đem quân qua ngõ hai nước này để đánh miền nam thêm nằm vùng của họ được cài đặt tại miền nam.

Thấy trên nhóm cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam 


Họ cho rằng tạm thời như vậy rồi 2 năm sau sẽ tổng tuyển cử để hợp nhất lại Việt Nam. Đó là cách nói ngoại giao chớ làm gì có chuyện đó. Triều Tiên đã chia đôi từ năm 1953 đến nay vẫn còn đó. Đức quốc được thống nhất với điều kiện không được vũ trang và NATO sẽ không tiến gần Liên Xô.


Vấn đề là khi họ chia cắt hai miền nhưng chả để ý đến dân số của hai vùng. Lý do là miền Bắc có hơn miền nam đến 3 triệu dân thì khi tổng tuyển cử như dự định năm 1956 thì miền Nam thua là cái chắc nếu tính theo dân số bầu. Do đó một trong những lý do mà ông Ngô Đình Diệm không chịu tổng tuyển cử vào năm 1956.


Ông Diệm về nước làm thủ tướng thì gặp nhiều vấn đề ở miền Nam như giặc BÌnh Xuyên, thủ tướng Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Văn HInh, Ba Cụt, chưa kể nằm vùng do Hà Nội cài đặt ở lại. Cuối cùng thì nhờ pháp mua chuộc cho mấy người này sang Pháp, ngoại trừ ông Ba Cụt bị tử hình. Năm 1954, có 1 triệu người miền Bắc di cư vào Nam, và 300,000 người từ miền Nam di cư ra Bắc mà họ dụng cụm từ “tập Kết”. Mình không biết số lượng người do Hà Nội cài đặt ở lại miền nam là bao nhiêu nhưng sau này thấy có ông Lê Đức Thọ, Lê Duẫn, Phạm Hùng, Nguyễn Văn Linh,.. số người tập kết ra Bắc, có gia đình ở miền nam. 


Điển hình là cậu ruột của đồng chí gái đi tập kết, làm sĩ quan tuỳ viên cho ông Võ Nguyên Giáp, đổi họ từ Tôn Thất qua Nguyễn. Đà Lạt có ông Lê Xuân Ái, nhà ở Dốc Nhà Làng tập kết, sau 75 mới về lại Đà Lạt. Ông ta là bạn thân của tướng Tôn Thất Đính nên khi con trai ông ta đến tuổi đi lính, được ông Đính đỡ đầu. Hà Nội cho những người tập kết viết thư cho gia đình như bà Dung Krall kể ông bố theo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, hình như ông ta là ngoại trưởng cho chính phủ lâm thời, nằm vùng đến nhà cho biết nên lúc nào cũng nghe đài Hà Nội để nghe tiếng của ông bố. Rồi từ từ những thân nhân của những người tập kết, được kết nạp vào tổ chức, hoạt động nội thành cho Hà Nội. 300,000 người tập kết thì biết bao nhiêu gia đình ở miền nam được tiếp xúc. Miền nam cầm cự đến 20 năm là quá giỏi. Bà Dung Krall đã giúp Hoa Kỳ phát hiện ra các người của Hà Nội cài đặt tại Hoa Kỳ. Lâu quá không nhớ rõ chi tiết. Hình nha bà ta mới qua đời năm ngoái thì phải.


Mẹ mình khi xưa theo việt minh, bị Tây bắt tra tấn năm 1950. Mình không hỏi nhưng mình đoán là có bị nằm vùng liên lạc. Năm 1956, sau khi sinh mình ra thì mẹ mình bị mật vụ của chính phủ Ngô Đình Diệm bắt, đem mình theo vào tù. May ông cụ là quân nhân, về phép thăm con đầu mới sinh nên bảo lãnh ra và đưa về Quy Nhơn, nơi ông cụ đóng quân được 1 năm rồi tình hình yên lại, trở về Đà Lạt đến giờ.


Đà Lạt có rất nhiều người làm nội tuyến cho Hà Nội như cô Ba Chỉ, tiệm Bình Lợi dưới chợ mới. Cô ta theo việt minh nhưng không tập kết, làm kinh tài cho Việt Cộng. Cô ta có đi Thái Lan, nghe cô kể gặp bà Nguyễn thị Bình để nhận chỉ thị. Lâu lâu nghe nói xe hàng của cô bị Việt Cộng bắt, lấy hết để báo cho cảnh sát. Thực tế là mua hàng gạo, tiếp tế cho Việt Cộng chở vào bưng. Dạo đó có ông Sở cạnh hàng mẹ mình, lái xe hàng bị bắt ở tù. Bà Sở phải thuê tài xế và đi buôn Sàigòn Đà Lạt dạo ấy. Lâu lâu kêu bị Việt Cộng lấy hết đồ. Có dạo ông ta bị bắt ở tù không hiểu tội gì. Hồi nhỏ ít dám hỏi vì hỏi là ăn tát. Mình rất mến ông Sở, rất hiền khi xưa ông ta dùng cái bàn tính của tàu abacus để làm tính, có dạy mình sử dụng. Qua Tây họ có máy tính hết nên hết xài.


Có người liên lạc với mình cho biết là bà con với cô Ba Chỉ. Cô ta còn sống ở Đại Ninh nhưng mình không có dịp gặp lại. Về Đà Lạt thường là 3 ngày rồi chạy. Cô Ba Chỉ chắc cũng trên 100 tuổi. Sau 75, ông cụ mình bị bắt cải tạo 15 năm thì trong thời gian này, cô Ba Chỉ làm lớn tại Đà Lạt nhờ có công kinh tài cho Việt Cộng. Gái đình mình bị cách Mạng 30 đánh tới tấp nhưng nhờ Cô Ba Chỉ giúp đỡ, nếu không thì gia đình đi kinh tế mới rồi. 


 Mẹ mình kể có lần cô Ba CHỉ, kêu vào nói có dầu ăn hay gạo mới về. Ai hỏi mua thì vào lấy bán. Giá bao nhiêu đó. Vài tiếng sau là có người đến hỏi mua 100 bao gạo. Mẹ mình nói có, rồi kêu người chở cho họ, lấy tiền Hoa Hồng 20%. Sau 75, gặp lại bà hay mua gạo đường cho Việt Cộng, bà ta nói khi xưa run quá. Nói cho ngay khi xưa buôn bán thì ai cũng phải bán cho Việt Cộng. Nếu không chúng giết như cây xăng ngã Ba chùa. Bị họ đặt chất nổ. Các đại gia Đà Lạt khi xưa đều bị Việt Cộng xin tiền đóng góp cho cách mạng. Nghe kể khi xưa Việt Cộng vào nam đánh chỉ cần đem theo vàng và Đô la. Trinh sát 302 đi nhảy toán có lần thấy một sacoche mấy ngàn đô la của Việt Cộng. Hình như mình có kể vụ Hà Nội nhờ người ở Sàigòn qua pháp hay Hương Cảng để đổi đô la. Đưa cho dân miền nam, mua hàng tiếp tế cho bộ đội. Đánh kiểu này, không Thắng mới lạ. Sau 75 tưởng được trưng dụng nhưng lại bị đánh tư sản nên bỏ chạy mệt thở. Mình đang đọc thêm tài liệu để kể chuyện này. Bác nào có tài liệu thì cho em xin vì Hương Cảng, Paris, Sàigòn đủ trò, do nằm vùng của Việt Cộng thực hiện để có tiền nuôi quân của họ. Dân miền nam vừa đánh Việt Cộng vừa nuôi Việt Cộng. Không thua mới lạ. Mình có kể vụ tướng Toàn, quân khu 2, sai đệ tử đưa tiền cho Việt Cộng để họ không phá đám, để ông ta chặt cây đem bán cho Nhật Bản,… Lính trinh sát 302 Đà Lạt đi nhảy toán thì thấy vụ này, bị lộ nên phải bắn chết Việt Cộng cũng như đệ tử tướng Toàn. Ông này nổi điên vì mất cái sacoche tiền đô la nên kêu trực thăng đi kiếm thiếu tá Phong.


Có con gái của một tiệm ở khu Hoà Bình, xin dấu tên, kể trước mấy tuần Đà Lạt bỏ ngõ thì có ông chú họ ngoài Bắc được nằm vùng dẫn đến nhà gõ cửa ban đêm. Thế là ông bố tin vào lời cách mạng ở lại Đà Lạt không di tản nên không mất nhà, của cải. Sau bị đánh tư sản nên phải đem cả gia đình vượt biển. Mình có kể vụ này rồi, ai buồn đời thì tìm trên bờ lốc.


Mình nói chuyện với Thiếu Tá Phong, đại đội trinh sát 302 khi xưa của Đà Lạt Tuyên Đức. Anh ta kể là mỗi lần đi hành quân về là ra tiệm hớt tóc của ông thần gì quên tên. Tên Nghĩa. Chỉ nhớ có cô con gái độ tuổi mình, không đẹp nhưng đồ phụ tùng đầy đủ. Mỗi lần vào đây sang băng nhạc lậu là gặp cô ta bận đồ bộ rất bắt mắt. Tắm xong rồi cắt tóc, tên này hỏi đi trinh sát chỗ nào. Anh ta kể cho hắn đánh đâu này nọ rồi phá lên cười. Ai ngờ sau 75, hoá ra ông ta là nằm vùng, làm chức lớn ở Đà Lạt đến khi Hà Nội cho người vào thay thế. Cũng như ông Kim, thầu khoán ở Trại mát và ông thợ mộc trên Số 4, làm nhà cho gia đình mình. Sau 75 mới khám phá ra họ nằm vùng. Tương tự mấy ông thợ của ty công quản nước Đà Lạt, làm dưới quyền ông cụ mình. Kinh


Ngoài Bắc thì dân chống đối chủ nghĩa cộng sản đã di cư vào nam gần hết, đa số là công giáo nên không có một lực lượng nào lớn để có thể ra mặt chống đối Hà Nội. Trong nam thì theo thể chế dân chủ nên họ cho phép sinh viên, tôn giáo xuống đường biểu tình, tự thiêu, đủ trò khiến thế giới bàng hoàng. Báo Việt Cộng phỏng vấn một ông cựu thị trưởng Đà Lạt và phó chủ tịch quốc hội Việt Nam Cộng Hoà, có em đi tập kết móc nối, nên ông ta cho Hà Nội biết các tường trình quân sự của các tướng lãnh Việt Nam Cộng Hoà rồi được cử đi Hoa Kỳ để xin viện trợ. Ông ta nói với các thượng nghị sĩ Mỹ, là trễ rồi. Không nên viện trợ cho Việt Nam Cộng Hoà. Bố của bạn học Yersin nên mình dấu tên. Ai muốn biết thì kiếm tài liệu của Hà Nội đọc.


Mình có kể về một điệp viên của Việt Nam Cộng Hoà được cài đặt trong bộ chỉ huy của Hà Nội, vùng Tây Ninh, gần biên giới Cao Miên, có số danh là X92. Nhờ các tài liệu của ông ta mà Việt Nam Cộng Hoà tránh được nhiều vụ đẫm máu cũng như giúp toà đại sứ Mỹ cấp tốc nhân viên di tản người Việt ra khỏi Sàigòn trước ngày 30/4/75. Lý do Hà Nội muốn đánh chiếm toàn miền Nam trước ngày 19/5, sinh Nhật của ông Hồ. Ông ta bị khám phá vì một người làm cho CIA, bị bắt nên khai ra. Ông này người Bắc nên được đưa về vùng Tây Ninh làm việc để không ai biết tung tích đến khi ông ta lấy vợ vùng này thì phải đưa đi vùng khác. Nghe nói ở Ban Mê Thuộc rồi khi Việt Cộng đánh cao nguyên thì ông ta và xếp người Mỹ bị bắt nên khai ra. Sau này vượt biển chết với cả gia đình. 


Mình có ông cậu họ, làm cho CIA tỏng chương trình Phượng Hoàng nên khi Sàigòn sắp đầu hàng, CIA hẹn cậu ta ở đâu để bốc gia đình cậu đi. Cậu về nhà để kêu bà vợ đi thì khám phá ra bà mợ là nội tuyến của Hà Nội. Hóa ra họ biết nên cài người lấy cậu. Cũng có thể là Hà Nội biết được nên tìm cách chiêu dụ mợ. Cuối cùng trễ hẹn trực thăng, cậu tự tử chết. Ngày 30/4 mình đều thắp nhang cho cậu. Mình có kể về cái máy truyền tin của cậu khi ghé nhà mình, đi đâu với ông cụ.


Mình có đọc tài liệu của Hà Nội về nhân vật X92 này do một thứ trưởng công an Hà Nội kể. Xin trích tải về đây:


Qua khai thác một tên tình báo Mỹ bị bắt, ta được biết một số tên nội gián chui vào hàng ngũ ta, trong đó có một tên đã hoạt động được hơn 10 năm, mang tên trùng với hai đồng chí Thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh. Y đã cung cấp nhiều tin tức rất quan trọng cho địch. Tây Ninh là căn cứ Trung ương Cục nên mọi tin tức quan trọng về quân sự, chính trị của ta, y đều biết và cung cấp cho CIA. Những tin tức này được Lầu Năm Góc rất chú ý, chúng coi y là một tên tình báo số 1. Y có trí nhớ rất tốt. Chỉ cần đọc một lượt những chỉ thị, nghị quyết của ta là y có thể chép lại hầu như nguyên văn.

Tình báo Mỹ trước khi rút khỏi Việt Nam đã cài y ở lại. Y giao hẹn là tất cả hồ sơ, báo cáo của y gửi cho cảnh sát và CIA đều phải đốt hết để không còn tung tích. Nhưng Mỹ đã rút về nước, công an cảnh sát ngụy thì mất hết tinh thần, không còn bụng dạ nào đốt hồ sơ của y nữa. Cảnh sát trưởng ngụy ở Tây Ninh lúc đó là tên Nguyễn Tấn Danh trực tiếp nắm y. Chúng tôi đã bắt tên Nguyễn Tấn Danh. Tên này khai báo đầy đủ quá trình sử dụng và bàn giao Võ Văn Ba cho tình báo Mỹ. Qua khai thác Nguyễn Tấn Danh, chúng tôi biết đồng chí Thường vụ Tỉnh ủy bị bắt là oan, ký tên trong báo cáo có tên Nguyễn Văn Ba là tên giả mạo. Nguy hiểm hơn, trong Thường vụ Tỉnh ủy có hai đồng chí tên là Ba. Chúng tôi tìm hồ sơ trong Tổng nha Cảnh sát ngụy và nắm được toàn bộ hồ sơ của y do chính tay y viết. Ðồng chí Tô Quyền (cán bộ miền bắc chi viện cho miền nam), Trưởng ban An ninh Tây Ninh, báo cáo cụ thể với tôi.

Sau khi thu thập đầy đủ tài liệu, nghiên cứu hồ sơ của Võ Văn Ba với Ty công an ngụy và Tổng nha Cảnh sát, tôi báo cáo Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn bàn cách bắt Võ Văn Ba để khai thác, đồng thời can thiệp với Tỉnh ủy Tây Ninh để minh oan cho hai đồng chí. Nhưng vì tình tiết sự việc phức tạp nên sau một thời gian dài mới minh oan được cho hai đồng chí đó.

Vụ Võ Văn Ba là vụ nội gián quan trọng. Y đã chui sâu, leo cao vào nội bộ ta. Trong 10 năm, y đã thu thập rất nhiều tin tức quan trọng cho địch, nhưng vì ta có nhiều tin tức và bút tích của y còn lưu lại trong hồ sơ cảnh sát cộng với lời khai của Nguyễn Tấn Danh (người trực tiếp phụ trách y) nên việc kết tội y không khó khăn. Công an Tây Ninh bắt tên gián điệp Võ Văn Ba đưa về trại giam của Tổng nha Cảnh sát ngụy cũ... Sau khi đến nhà anh Trần Quốc Hoàn báo cáo kết quả khai thác, anh Hoàn chỉ thị cho tôi bàn giao tên này cho An ninh Trung ương Cục... Trong giờ tập thể dục buổi sáng của anh em, Võ Văn Ba đã dùng dây quần thắt cổ tự tử.” (Hết trích)


Ông Phạm Xuân Ẩn làm điệp viên cho Hà Nội biết bao nhiêu năm nhưng không được tin dùng sau khi Việt Nam được thống nhất. Khi hết đi săn thì thợ săn sẽ không cần con chó săn nữa. Ông ta dùng tài liệu của Hà Nội đưa để báo chí ngoại quốc lên tiếng định hướng theo ý đồ của Hà Nội. Giúp Hà Nội tiến chiếm miền nam nhanh hơn. 


Nếu so về công giúp người Việt bớt đổ máu, chết chóc thì ông Võ văn Ba (không phải tên thiệt vì ông lấy tên Ba để trùng tên với 2 cán bộ lớn của Việt Cộng) với danh số X92 là người có công nhất. Hơn 100 ngàn người Việt được di tản vào những ngày cuối cùng của Sàigòn là nhờ tin tức của ông này đưa cho toà đại sứ. (Theo lời kể của cựu tình báo viên Frank Snepp). Việt Nam Cộng Hoà thua nên ít ai biết đến các hy sinh của những điệp viên của miền Nam. Mình có kể về ông Ba này rồi.


Tương tự khi Mỹ dội bom Cao Miên, tướng Đổ Cao Trí đem quân qua biên giới đánh Việt Cộng vì năm Mậu Thân, Hà Nội bị tổn thất quá nặng. Nên rút về dưỡng thương bên Cao Miên. Nếu người Mỹ cho phép ông Đổ Cao Trí tiếp tục đánh, truy sát Việt Cộng năm đó thì có lẻ đã dẹp được các căn cứ Việt Cộng bên Lào luôn. Cuộc chiến Việt Nam có lẻ đã đổi thay. Nhờ tin tức này mà người Mỹ muốn Việt Nam hoá chiến tranh nhanh để rút ra khỏi Việt Nam. Giao lại cho quân lực Việt Nam Cộng Hoà nên đôn quân trong thời gian này khá nhiều. Cũng có thể Mỹ muốn bang gia lại với Trung Cộng nên không muốn tiếp tục cuộc hành quân này. Kết quả máy bay của tướng Trí nổ cái đùng trên trời. Thuận ta thì sống còn nghịch ta thì nổ máy bay.


Mình theo dõi vài nhóm cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam thì thấy họ đưa tài liệu khá chính xác về cuộc chiến Việt Nam. Đọc tài liệu của Mỹ, Việt Cộng để hiểu thêm. Còn tài liệu Việt Nam Cộng Hoà thì thất lạc hết nên khó kiểm chứng.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

1 nhận xét:

  1. Trong bài nhắc đến Bà Ba Chỉ, là người bà con trong nhà, đọc đoạn này cảm động. Tác giả có biết Bà Ba đang còn sống.

    Trả lờiXóa