Lùng bùng Thuế quan tại Đông NAm Á

 Lùng bùng chuyện áp thuế quan mấy bữa nay, mình bò lên mạng xem phim tài liệu thì thất kinh. Các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Mã lai, NAm Dương, Thái Lan,…đều lãnh đủ. Lý do là Trung Cộng chơi cha, muốn tránh thuế quan của Mỹ nên nhiều năm qua, họ đầu tư vào mấy xứ này, đem hàng hoá sang dán tem made in mấy xứ này, rồi chở qua Hoa Kỳ bán nên cũng nuôi sống một số công nhân. Nay mấy công ty tàu này đóng cửa nên nhân công sở tại ngọng.

Ngoài ra có vấn đề là không có thuế áp quan với sản phẩm Trung Cộng nên người Tàu ồ ạt đem sản phẩm qua bán rẻ khiến các công ty của mấy xứ này đóng cửa. Mình đoán là tham nhũng nên mấy người lãnh đạo nhắm mắt để dân chết. Điển hình là ngành dệt may áo quần. Trung Cộng nay có các nhà máy mở cửa 24/24 không cần đèn đuốc gì cả, ít công nhân, đỡ tốn điện mà chạy máy tự động với AI. Do đó giá thành rẻ nên đem qua các nước Đông NAm Á khiến ngành công nghiệp của mấy nước này chết ngắc.


Mình về Đà Lạt, khi xưa Đà Lạt được xem là trung tâm sản xuất áo len của Việt Nam, đan tay hay đan máy, tạo công ăn việc cho dân Đà Lạt khá nhiều. Năm 1992, có ghé trường La san Kỹ Thuật thì thấy họ tạo dựng một hợp tác xã đan len. Mình có hỏi thêm tin tức nhưng vì cấm Vận nên xuất cảng đâu qua Nhật Bản. 

Mình có anh bạn được xem là một trong những người có lượng sản xuất áo len bán khắp Việt Nam cũng như xuất cảng qua Nhật Bản,… nay anh ta về hưu, kêu là hàng nhập của Trung Cộng quá rẻ nên giết chết ngành đan len ở Đà Lạt. Anh ta bị mất khách hàng lớn như Big C vì Trung Cộng bán rẻ quá. Anh ta bán máy móc hết và về hưu. Anh ta cho biết là có thể sống được nếu làm theo kiểu cho máy Đan áo len tuỳ theo cách lựa chọn của du khách. Chọn mẫu mã xong trong máy điện toán rồi mời khách hàng ngồi uống cà phê trong khi máy tự động đan áo len theo ý khách hàng. Nhưng anh ta thấy con lớn rồi, không cần tiền nhiều nữa nên ngưng. Đó là ngành áo len của Đà Lạt còn các ngành may mặc khác,…ở Việt Nam theo mình cùng chung một số phận. Khi mình về Việt Nam lần đầu, năm 1992, nhớ ở Sàigòn đi khắp nơi là thấy nhà nào nhà nấy có người may áo quần để bán


qua Liên Sô. Họ gia công tại nhà tương tự ở Cali khi xưa. Có anh bạn làm đại diện cho một công ty may mặc của Việt Nam tại Hoa Kỳ nhưng nay nghe nói Trung Cộng mua rồi. Do đó để sống sót, họ chỉ biết lấy hàng Trung Cộng rồi bóc tem dán nhãn made in Việt Nam rồi gửi qua Hoa Kỳ lấy tiền cò. Nay bị áp thuế thì hết đường sống.


Họ phỏng vấn bà cựu bộ trưởng ngoại thương của Mã Lai hay Nam Dương thì họ lo sợ. Vì Hoa Kỳ đánh thuế Trung Cộng thì hàng ứ động của Trung Cộng sẽ được đem vào xứ họ như làn sóng thần, các ngành kỹ nghệ của họ đã ngáp ngáp vì Trung Cộng nay thì chỉ có chết.


Họ đơn cử thí dụ là nghành năng lượng mặt trời. Trung Cộng đem tiền qua mở các xưởng chế tạo các panel năng lượng mặt trời, rồi chở qua Hoa Kỳ bán nhờ quota. Hơn năm nay các công ty này đóng cửa vì chính phủ BIden áp thuế đến 248%. Xin nhắc lại chính phủ Biden. Kỹ nghệ năng lượng mặt trời của Trung Cộng đã giết kỹ nghệ này tại Hoa Kỳ dù Hoa Kỳ là nước đi tiên phong, Trung Cộng ăn cắp kỹ thuật và làm rẻ hơn vì gia công rẻ. Nhớ ở dưới San Diego, có một ông Việt Nam, mua mấy tấm năng lượng mặt trời sản xuất tại Việt Nam rẻ, đem về gắn cho khách hàng lời vì lấy rẻ hơn đồ sản xuất tại Hoa Kỳ một chút. Đều do công ty tàu được thành lập tại Việt Nam. Do đó mình mới hiểu tại sao các nước đông Nam Á nhất quyết đàm phán với Hoa Kỳ vì công nghiệp của họ bị anh ba tàu chơi hết ba ga. Theo Mỹ còn sống chớ theo anh ba tàu là chết chắc.


Tại sao cả thế giới muốn bán hàng cho Hoa Kỳ. Hoa Kỳ có 360 triệu người trong khi thế giới có trên 7 tỷ người. Nhưng sức tiêu thụ hàng hoá của người Mỹ là 1/3 tổng số lượng sản xuất trên thế giới. Do đó Ấn Độ dù là hội viên của BRICS, đành từ chối sử dụng tiền riêng của nhóm này để trao đổi thương mại vì không thể bỏ thị trường 33% tổng số tiêu thụ trên thế giới.


Tại sao 70 quốc gia khác muốn đàm phán với Hoa Kỳ để buôn bán mà không chạy theo anh ba tàu. Lý do là GDP của người Tàu chỉ có 20% của người Mỹ thì sẽ tiêu thụ ít hàng hoá hơn. Cho thấy buôn bán ngoại thương không phải dễ như trên bàn phím. Nhìn cảnh các công nhân của Nam Dương bị sa thải vì mấy anh ba tàu chơi quá mạnh, không để cho họ có đường sống. Thậm chí Thái Lan cũng phải cấm nhập cảng sắt thép và các thứ khác của Trung Cộng để bảo vệ ngành kỹ nghệ của họ. Nói đến sắt thép mới nhớ đến toà nhà mới xây hay đang xây tại Thái Lan do công ty Trung Cộng thực hiện. Động đất ở Miến Điện xa hơn ngàn cây số mà toà nhà xụp đỗ. Lý do là người Tàu sử dụng thép số quá, gãy. Ngày chính thủ tướng của Trung Cộng còn kêu tại sao người Tàu xây nhà đậu hủ. (Tofu building)


Ông Kissinger đề ra cách người Mỹ sống vui vẻ dựa trên thế giới. Kêu thế giới sản xuất bán cho người Mỹ giá rẻ không thuế. Mỹ không bơm dầu hỏa xài nhưng mua giá rẻ của thiên hạ. Mỹ in trái phiếu trả rồi khi đáo hạn thì in tiền ra trả. Mỹ chỉ cần chế máy bay, bom đạn bán cho thiên hạ đánh nhau là đủ. Dân Mỹ sống bằng cách này từ 50 năm qua. Nay không ngờ anh tàu tiến xa nên phải chận thay đổi cách chơi. Công ty Mỹ ra ngoại quốc bị đánh thuế nặng nên nay quay về cố hương sản xuất. Đừng quên là họ sẽ sử dụng AI, người máy tự động hoá để sản xuất do đó không tạo nhiều công ăn việc đâu. Ngay Trung Cộng họ cũng không cần nhân công cho nên dân tình xứ này bỏ chạy lậu qua Mỹ.


Cuộc chiến thương mại này chưa biết ai sẽ thắng. Hoa Kỳ có lợi thế là nơi tiêu thụ sản phẩm nhiều nhất của thế giới nên ai cũng muốn buôn bán cho Mỹ. Anh ba tàu sản xuất không lẻ đem qua phi châu bán. Phi châu chắc giống gần khi xưa. Gia đình mình mỗi đứa một năm có hai bộ đồ mới. Chớ đâu như ngày nay ở Hoa Kỳ, con mình mua áo quần đầy, rồi bỏ, mình phải mặc cả phí.


Có lẻ đây là cơ hội thay đổi về địa chính trị cũng như ngoại thương, mọi thứ sẽ thay đổi. Nước nào khôn thì sẽ tìm ra con đường canh tân đất nước. Để anh 3 tàu vào nước mình đầu tư thì họ sẽ giết kỹ nghệ của nước mình. Mà nếu không bán cho Mỹ thì bán cho ai? Phuong châm Á đông là tiết kiệm, mua đất mua nhà mà nay Trung Cộng thị trường địa ốc đang banh ta lông. Có thể qua vụ này, người Mỹ bắt đầu tiết kiệm vì vật giá lên cao nên họ bớt tiều xài như thế hệ trước.


Giả sử thuế áp quan đủ chi trả ngân sách quốc gia hàng năm, vậy người Mỹ không phải đóng thuế lợi tức nhưng mua sắm giá sẽ cao hơn nên chắc họ sẽ để dành tiền, đầu tư cho quỹ hưu trí của họ. Trong thời đại AI, sẽ có một số đông người Mỹ, không có khả năng tiếp cận với kỹ thuật mới, sẽ không có việc làm, biến họ thành một giai cấp vô dụng, không có năng lực sản xuất, lao động. Vấn đề là phải làm gì với họ. Kêu họ chích ngừa rồi bỏ gì đó bên trong khiến họ chết sớm. Xong om.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Cuộc đời ông thợ mộc triệu phú

 Mình thích đọc mấy chuyện nhân văn. Người ta nói nếu mình đọc mấy chuyện hiền lành, có hậu sẽ khiến mình bắt chước hay bớt gian ác. Bộ não mình như cái máy, nếu mình tải phần mềm gian ác thì đầu óc mình cũng chạy theo đó. Sáng đi tập ở Đông Phương Hội, mình hay mở các băng giảng về đạo Phật, tu tâm dưỡng tính, để bồi dưỡng đầu ngày về đạo đức, tâm lành, tánh tốt, giúp mình bớt gian ác trong ngày. Khi xưa mình rất gian ác, con cháu địa chủ, thành phần tàn tích của chế độ cũ, phản động nhưng từ từ đồng chí gái, như Phật bà, giúp mình tắm gội nhưng tư duy cường hào ác bá nên phải đọc mấy chuyện khiến đời cho ta nhiều hy vọng mai sau. Bớt tạo khẩu nghiệp chửi bới trên mạng.

Hôm nay đọc một câu chuyện về cuộc đời của ông thợ mộc tên Dale Schroeder, rất cảm động. Ông ta sinh ngày 8 tháng 4 năm 1919 tại Iowa, trong thời kỳ khó khăn kinh tế dẫn đến cuộc Đại Suy thoái. Lớn lên trong nghèo khó đã định hình thế giới quan và đạo đức làm việc của ông. Ông không bao giờ kết hôn, không có con cái và sống một cuộc đời đơn độc, giản dị ở Des Moines. Trong suốt 67 năm, từ khi còn là thiếu niên cho đến khi qua đời ở tuổi 86 vào ngày 12 tháng 4 năm 2005, ông làm thợ mộc tại Moehl Millwork Inc., một công ty địa phương chuyên về đồ gỗ. Công việc của ông ổn định nhưng không mang lại thu nhập cao, tuy nhiên, Schroeder đã tiết kiệm một cách cần mẫn, tránh xa xa xỉ phẩm và sống theo phong cách tối giản.


Sự tiết kiệm của ông đã trở thành huyền thoại với những người quen biết. Ông chỉ tối giản cuộc đời, sở hữu hai cái quần jeans, một cái quần để làm việc và một cái quần để đi nhà thờ và lái một chiếc xe tải Chevrolet cũ rỉ sét thể hiện cách tiếp cận thực tế của ông đối với cuộc sống. Mình nói chuyện với mấy người Mỹ già, từng trải qua cuộc suy thoái vàn thập niên 1930, đa số rất lo sợ thiếu gạo thiếu bánh mì. Họ không muốn gia đình của họ phải trải qua thời gian này cũng như mẹ mình không muốn phải trở lại đời sống tem phiếu nữa.


Bạn bè mô tả ông là người trầm lặng, tử tế và có đức tin Kitô giáo sâu sắc, thường tham dự Nhà thờ Baptist Thủ đô ở Des Moines. Dù có vẻ ngoài khiêm tốn, Schroeder đã tích lũy được gần 3 triệu đô la vào thời điểm qua đời, một tài sản được xây dựng qua hàng thập kỷ lương khiêm tốn, tiết kiệm cẩn thận và có thể là một số khoản đầu tư khôn ngoan, mặc dù chi tiết cụ thể về cách ông tăng tài sản vẫn được giữ kín. Mình đoán mua cổ phiếu hay có nhà cho thuê. Đa số những người triệu Phú láng giềng đều thực hiện như vậy. (Theo cuốn The Millionaire Next Door).


Ông Schroeder không có học vấn chính quy nào ngoài trung học, điều này khiến ông trăn trở. Ông từng tâm sự với bạn mình là luật sư Steve Nielsen rằng ông tiếc nuối vì không có cơ hội học đại học do gia đình nghèo khó. Trải nghiệm cá nhân này đã thúc đẩy quyết tâm của ông trong việc giúp người khác không phải đối mặt với rào cản tương tự.


Khoảng hai tuần trước khi qua đời vì ung thư vào năm 2005, Schroeder đã gặp Nielsen, người bạn lâu năm và luật sư của mình, để hoàn thiện di chúc. Ngồi tại bàn bếp của Nielsen, Schroeder tiết lộ khoản tiết kiệm của mình, gần 3 triệu đô la và kế hoạch của ông: ông muốn số tiền này được dùng để chi trả học phí đại học cho các học sinh từ các thị trấn nhỏ ở Iowa, những người không thể tự chi trả. Ông chỉ định rằng những người nhận học bổng phải đến từ các thị trấn có dân số dưới 10.000 người, nguồn gốc nông thôn của chính ông, và theo học tại một trong ba trường đại học công lập của Iowa: Đại học IowaĐại học Bang Iowa, hoặc Đại học Bắc Iowa. Điều kiện duy nhất của ông là những người nhận học bổng phải “trả ơn về phía trước,” truyền lại lòng tốt mà ông đã dành cho họ. Các sinh viên dấn thân mà Lửa Việt Organization cấp học bổng, họ không chỉ học nhưng phải tham gia các công tác xã hội để giúp cộng đồng.


Sau khi ông Schroeder qua đời, Nielsen và một ủy ban tư vấn đã thành lập Học bổng Tưởng niệm Dale Schroeder. Quỹ bắt đầu phân phối học bổng ngay sau đó, chi trả toàn bộ học phí và đôi khi cả các chi phí bổ sung như sách vở, tùy thuộc vào nhu cầu của học sinh và mức phí của trường đại học. Học bổng hoạt động âm thầm trong 14 năm, từ 2005 đến 2019.

Tương tự có câu chuyện một ông làm gác dan cho đại học Boston suốt 23 năm, giúp 5 đứa con học trường đại học này miễn phí. Xem như khỏi tốn $700,000 tiền học phí. Xem như hy sinh đời bố củng cố đời con.


Đọc xong thấy rất hay. Từ bao nhiêu năm nay mình cũng có đóng góp guỹ học bổng cho sinh viên nghèo. Tuy không nhiều nhưng cách để trả ơn những ông Tây bà đầm đã giúp mình trong thời gian sinh viên ở Paris. Năm ngoái có chị nào đọc bài về các sinh viên dấn thân ở Sàigòn nên khi về Việt Nam, chị ta có liên lạc và giúp các cháu một số hiện kim. Xin cảm ơn chị, dù chưa bao giờ gặp nhau. Chúc các bác một ngày vui.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Làm sao phân loại kiến trúc khi du lịch Ý Đại Lợi

 Nhớ khi còn sinh viên, mấy người bạn Tây đầm hay hỏi mình về kiến trúc nhà thờ, loại gì khi họ đi nghỉ hè tại Ý Đại Lợi. Họ làm như mình sinh viên kiến trúc, cái gì cũng biết. Chán Mớ Đời . Sau này lấy vợ, đi Ý Đại Lợi hay Tây, cô nàng cứ hỏi kiến trúc này là thuộc thời nào, kiểu gì. Tương tự khi đi nhảy đầm hỏi điệu ni là điệu chi. Mình chỉ biết lập lại những gì thầy dạy. Ông thầy dạy lịch sử Mỹ thuật là con trai của một chính trị gia nổi tiếng của Tây xưa, Claude Labbé. Không nhớ tên gì.

Ai đến Milano điều phải viếng nhà thờ này. Gothic nhưng khác với gothic của Pháp, cứ so với nha  thờ Đức bà của Paris 

Đi ngang một nhà thờ, ở Ý Đại Lợi không cần phải có bằng cấp kiến trúc. Chỉ cần biết mấy điều căn bản là xong om, xem như 99% là đúng. Tây đầm nhiều khi cũng chả biết.

Nếu thấy:

Vòm nhọn là có thể đoán thuộc thể loại kiến trúc Gothic. Lý do là kỹ thuật xây cất. Muốn xây tường cao, họ phải xây các đồ chống tường để khỏi xụp.

Vòm tròn thuộc thể loại Phục Hưng. Họ lấy các cấu trúc của đế chế La-mã ròi cải biến lại.

Cong loạn cào cào là thể loại Baroque . Lúc này họ thấy cấu trúc thời Phục Hưng không bị xụp nên thêm chút thi vị vào, vẽ thêm rắn rồng đủ loại. Nếu xem tranh của Rubens thì sẽ thấy mấy phụ nữ trong tranh rất to béo. Thời đó, người ta thích phụ nữ tròn tròn còn ngày nay thì gầy như cây tăm, ốm đói. Mỗi thời một loại suy tư. 

Ở Pháp có thêm những thể loại như cổ đại này nọ, tân đại, hậu hiện đại,.. nhưng đây mình chỉ nói đến ở Ý Đại Lợi, xứ mình yêu thích nhất Âu châu. Nhất là nhiều kỷ niệm đẹp.

Gothic rất đời trước, mấy bức tường như căng ra, các khung cửa sổ lên cao. Lúc nào cũng muốn kéo mắt chúng ta lên trời như muốn nói nhìn trời cao hơn. Chúng ta sẽ nhận ngay là kiến trúc gothic bởi các cửa sổ và vòm. Vòm nhọn, cửa sổ call và thon và đá chạm khắc với hoa văn trang trí. Tất cả yếu tố đều theo chiều dọc.

Ở Ý Đại Lợi, thì kiến trúc gothic ảnh hưởng tuỳ theo vùng. Vùng Lombardia khác với vùng Toscana. Người Pháp thì chú tâm vào chiều cao còn người ý thì cân bằng với chiều ngang dù cũng thể loại, chỉ khác cách suy nghĩ. Dùng các lớp ngang, sử dụng rất nhiều đá cẩm thạch và các trang trí bởi điêu khắc.

Ai đến Firenze sẽ phải đến đây

Sau đến thời Phục Hưng, các tỷ lệ được thay đổi, cấu trúc trở thành cốt lõi, các vòm tròn, cửa sổ cân bằng và các mặt thẳng. Mặt tiền đối xứng và được đo lường. Bên trong, nội thất thì rất rõ ràng, quy hoạch hình học, trần nhà hình vòm, các mô hình lặp lại.

Mỗi kiểu kiến trúc tuỳ theo thời gian: gothic xuất hiện từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 15 còn Phục Hưng thì khởi đầu vào thế kỷ 15 đến 17 và Baroque thì từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 18. Mỗi kiểu kiến trúc phản ánh lại lịch sử và văn hoá của thời đại.


Như trường hợp kiểu Baroque xuất hiện như để đáp lại sự kiện lịch sử tôn giáo. Khi xưa nhà thờ giàu có nên họ xây nhà thờ rất nhiều chỉ đến thời Phục Hưng mới có lâu đài, dinh thự của giai cấp con buôn to lớn.  Đạo Tin Lành xuất hiện, phá vỡ sự đồng nhất của nhà thờ Thiên Chúa Giáo. Nhà thờ vatican phản ứng với quy mô đầy kịch tính. Họ muốn kiến trúc sư thiết kế kiến ​​trúc trở nên thuyết phục, tác động trực quan trở thành chiến lược. Mục đích là kéo con chiên trở lại nhà thờ, thay vì để họ chạy theo phong trào cải cách của Tin Lành. Nếu đến thánh đường Vatican, chúng ta thấy sự vĩ đại của nhà thờ, nơi thờ phụng chúa tương tự ngày nay, người hồi giáo xây dựng các nhà thờ hồi giáo to lớn như Abu Dabhi để nói lên sự vĩ đại của Allah.


Nội thất của gothic tô vẽ về chiều cao. Các trụ nhỏ gầy, các trần nhà vòm trong khi các kính cửa sổ được to màu, kể các chuyện trong thánh kinh. Dạo đó sách vỡ kinh thánh ít nên họ sử dụng các cửa sổ để vẽ lên các câu chuyện được kể trong thánh kinh. Kiểu ở Việt Nam khi xưa, đi ăn mì của người Tàu nấu, mấy xe mì có vẽ các chuyện Tam Quốc Chí mày xanh đỏ vàng này nọ. Trong thánh đường tối nên chỉ sử dụng cửa sổ nơi có ánh sáng để con chiên thấy.


Về nội thất các kiến trúc cũng khác nhau. Gothic thì cao với ánh sáng được thanh lọc trong khi Phục Hưng thì kiểm soát và cân xứng còn Baroque thì tạo dựng ánh sáng, trang trí rất nhiều và sự tương phản.


Nội thất của Phục Hưng được xếp: Bố cục theo hình học, hình dạng lặp lại, tỷ lệ theo kích thước con người. Trần nhà, sàn nhà và tường được thiết kế theo hình học. Mọi thứ đều kết hợp trong một hệ thống hài hoà.

Baroque thì chú tâm vào nội thất về tầm nhìn, tác động trực quan. Các trần nhà được vẽ, bề mặt mạ vàng, các yếu tố điêu khắc chuyển động trong khi ánh sáng được áp dụng trực tiếp.


Trong khi các tượng khắc cũng thay đổi tuỳ theo thể loại. Các hình khắc gothic rất cứng ngắt và kiến trúc, hiện diện ở các cửa ra vào nhà thờ, các trụ và mặt tiền. Tính biểu tượng được ưu tiên hơn tính hiện thực. 


Điêu khắc thời Phục Hưng là giải phẫu và độc lập.

•Tượng đứng tự do như David của Michelangelo ở Firenze.

•Cơ thể thực tế

•Cảm xúc và chi tiết cá nhân như Pieta của Micheangelo ở thánh đường Vatican.

Vào thánh đường Vatican sẽ thấy tượng này do Michelangelo tạo. Có dạo năm 1972, một ông thần người Úc gốc Hưng Gia lỢi, ăn thịt kangooroo nhiều nên nổi điên, tự xưng là chúa Giê Su, lấy búa khểnh vào bức tượng này. Nay vào đây thì thấy có lồng kính chống đạn nên Chán Mớ Đời. 

Nghệ sĩ nghiên cứu hình dạng con người và các mô hình cổ điển. Điêu khắc Baroque mang tính động và không gian.

•Tư thế xoắn

•Các đường chéo

•Tương tác với kiến ​​trúc

Đến thánh đường Vatican sẽ cảm nhận điều này. Người xem là một phần của bối cảnh. Hội họa phát triển cùng với kiến ​​trúc. Trên thực tế, khi xưa, kiến trúc sư không chỉ là nhà thiết kế nhà cửa mà còn vẽ tranh và điêu khắc. Khi mình mới vào học Trường Cao Đẳng Quốc Gia Mỹ Thuật Paris thì phải học vẽ, học khắc tượng,… trong khi có nhiều atelier, có thầy thuộc Đảng cộng sản, chỉ dạy thiết kế, học xã hội học về thiết kế đô thị mát xít này nọ. Do đó các kiến trúc sư này không biết vẽ. Trong khi atelier mình thì biết nên kiếm việc làm dễ, đi khắp xứ, đều xin được việc làm.

•Gothic: phẳng, tượng trưng, ​​phi tự nhiên

•Phục hưng: phối cảnh, ánh sáng, giải phẫu

•Baroque: tương phản, kịch tính, rõ ràng trong tường thuật


Đa số các nhà thờ ở Âu châu đều thuộc vào 3 loại kiến trúc kể trên. Gothic xuất hiện sau thời trung cổ, được xem thời đại đen tối của Âu châu. Nhà thờ với giáo điều cổ hủ, đàn áp con chiên. Đến khi thời đại Phục Hưng xuất hiện với sự phát minh của máy in Guttenberg, tạo dựng một giai cấp với tư tưởng ảnh hưởng của người Hy Lạp bị đàn áp nên bỏ chạy sang Âu châu. Xong om

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 


Nguyễn Hoàng Sơn 

Con thứ 13 của vua Bảo Đại.


Hôm nay tình cờ đọc một bài báo Tây nói về người con trai út (thứ 13) của vua Bảo Đại, khiến mình thất kinh vì đâu ngờ ông vua này lại vớt một bà đầm khác ngoài bà Monique Vĩnh Thuỵ ở Paris. Ông này là con thứ 13 và vua Bảo Đại là vua thứ 13 của triều Nguyễn. Lần đầu tiên, nghe vua Bảo Đại có con Tây lai vì bà Monique lúc sống chung với nhau, không có con. Nghe nói sau này bà ta muốn làm lễ thành hôn với vua Bảo Đại thì phải. Ông vua cuối cùng của triều Nguyễn rất đào hoa, bà nào cũng đẹp như vợ vua. Kinh

Hoàng nam thứ 13 của vua Bảo Đại, tại chùa Phổ Hiền, Strasbourg, Pháp 

Dạo ông Yves Gignac, mỗi tuần đi phỏng vấn vua Bảo Đại, để viết cuốn hồi ký “Le Dragon D’Annam”, có hỏi mình muốn gặp vua Bảo Đại không, mình lắc đầu vì chả biết gặp để làm gì. Ông Gignac có kể mình là vua Bảo Đại không đi làm, có bà vợ Monique đi làm nuôi ông ta nên cuộc sống cũng chật vật.


Trong bài báo kể phỏng vấn ông Patrick-Édouard Bloch-Carcenac sinh ngày 21 tháng 4 năm 1958 tại Strasbourg, thuộc vùng Alsace, Pháp. Ông ta là con trai của vua Bảo Đại (tên thật: Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, 1913–1997) và bà Christiane Bloch-Carcenac (1922–2009), một phụ nữ Pháp gốc Alsace, tên thấy có vẻ gốc Do Thái. Mối quan hệ giữa Bảo Đại và bà Christiane bắt đầu vào khoảng năm 1957, khi Bảo Đại, lúc này đã thoái vị và sống lưu vong tại Pháp, tham gia một buổi tiệc săn bắn ở vùng Alsace. Cuộc gặp gỡ này diễn ra trong bối cảnh cuộc sống của Bảo Đại đã thay đổi đáng kể: từ một vị hoàng đế quyền lực, ông trở thành một người lưu vong, sống dựa vào tài sản cá nhân và các mối quan hệ xã hội ở châu Âu.

Hình ảnh vua Bảo Đại và bà đầm Alsace tại nhà của Hoàng Nam thứ 13

Bà Christiane Bloch-Carcenac, xuất thân từ một gia đình trung lưu ở Alsace, được mô tả là một người phụ nữ độc lập và có cá tính. Mối quan hệ giữa bà và Bảo Đại kéo dài hơn một thập kỷ, từ cuối những năm 1950 đến khoảng năm 1970. Tuy nhiên, mối quan hệ này không được công khai rộng rãi và không dẫn đến hôn nhân chính thức, tương tự như nhiều mối quan hệ khác của Bảo Đại trong thời kỳ lưu vong. 


Patrick-Édouard là đứa con duy nhất từ mối quan hệ này, và sự ra đời của anh đánh dấu người con cuối cùng được ghi nhận của vị cựu hoàng. Theo ông này thì người anh cùng mẹ khác cha đều làm lễ Mitzvar trong khi ông ta thì không. Ông ta thì vô thần, không theo do thái giáo như gia đình. Ông có kể là có lần đi chơi với vua Bảo Đại, vào khách sạn, ông bấm nút cho cầu thang máy hỏi là ai, vua Bảo Đại giới thiệu là con của ông ta. Nói chung hình như ông Bảo Đại không nuôi con chỉ để mấy bà vợ lớn nhỏ nuôi hết.


Tết Việt Nam, ông ta đến dự ở chùa Phổ Hiền tại Strasbourg, thành phố lớn nhất của vùng Alsace. Ông ta cho biết là chưa bao giờ về Việt Nam dù ông ta rất muốn về thăm quê cha đất tổ nhưng Hà Nội không cho về. Thiên hạ gọi ông ta là hoàng nam, Prince,…


Tuổi thơ của Patrick-Édouard không hề dễ dàng. Là con trai út của một người cha nổi tiếng nhưng đã mất đi quyền lực và tài sản, lớn lên trong hoàn cảnh phức tạp. Sau khi sinh, Patrick-Édouard chủ yếu được mẹ nuôi dưỡng tại Alsace. Bảo Đại, dù vẫn giữ liên lạc với con trai, không thường xuyên hiện diện trong cuộc sống của vị hoàng nam này do lối sống nay đây mai đó và tình hình tài chính ngày càng khó khăn của ông. Một số nguồn kể lại rằng Bảo Đại từng đưa Patrick-Édouard đến các họp mặt xã hội khi anh còn nhỏ, giới thiệu anh như con trai mình với bạn bè và người quen. Ở địa phương, người dân Alsace đôi khi gọi anh là “le petit Bảo Đại” (Bảo Đại nhỏ), một biệt danh vừa thể hiện sự tò mò vừa mang tính trìu mến về nguồn gốc hoàng gia của anh. Ông ta kể ở trường hay bị chọc vì là con lai mít

Bà đầm mê ông vua dù đã có chồng

Patrick-Édouard từng trải qua thời gian học tại các trường nội trú ở Pháp, một phần vì mẹ anh, bà Christiane, phải làm việc để chu cấp cho gia đình. Những năm tháng này được cho là khá cô đơn, khi anh không có sự gần gũi thường xuyên với cha mẹ. Dù vậy, Bảo Đại vẫn duy trì một mức độ quan tâm đến con trai út. Ví dụ, có giai thoại kể rằng ông từng gửi thư hoặc gọi điện để hỏi thăm Patrick-Édouard, và trong một số dịp hiếm hoi, ông đưa anh đến các buổi gặp gỡ gia đình hoặc họp mặt ở Paris.


Khác với một số anh chị em khác trong dòng họ Nguyễn Phúc, như Hoàng tử Bảo Long (con trai trưởng với Hoàng hậu Nam Phương, người từng được xem là người kế vị ngai vàng) hay Công chúa Phương Mai (người kết hôn với một nhà quý tộc Ý), Patrick-Édouard chọn một cuộc sống kín đáo và tránh xa ánh hào quang. Ông sống chủ yếu ở vùng Alsace, nơi ông lớn lên, và không tham gia vào các hoạt động công khai liên quan đến di sản hoàng gia Việt Nam hay các tranh cãi chính trị xung quanh cha mình.

Ông thần này có viết cuốn sách kể về cuộc đời ông ta, phải gọi vua Bảo Đại là sa majesté thay vì cha. Bác nào ở bên Tây, buồn đời thì mua cuốn sách này đọc cho vui.

Không có nhiều thông tin công khai về nghề nghiệp hay cuộc sống cá nhân của Patrick-Édouard, điều này có thể phản ánh mong muốn của anh trong việc giữ sự riêng tư. Một số nguồn cho rằng anh làm việc trong các lĩnh vực không liên quan đến chính trị hay truyền thông, sống một cuộc đời bình thường như một công dân Pháp. Ông ta kể là vua Bảo Đại dặn ông ta đừng bao giờ làm chính trị. Điều này trái ngược với một số anh chị em khác, chẳng hạn như Bảo Thăng hay Phương Minh, những người từng xuất hiện trong các sự kiện liên quan đến cộng đồng người Việt hải ngoại hoặc các hoạt động tưởng nhớ triều Nguyễn.


Để hiểu rõ hơn về vị trí của Patrick-Édouard trong gia đình Bảo Đại, cần nhìn vào bức tranh gia phả phức tạp của vị cựu hoàng. Bảo Đại có tổng cộng 13 người con được ghi nhận, từ các mối quan hệ chính thức và không chính thức:

  1. Với Hoàng hậu Nam Phương (kết hôn năm 1934, mất năm 1963): 5 người con, bao gồm:
    • Thái tử Bảo Long (1936–2007), người kế vị danh nghĩa.
    • Công chúa Phương Mai (1938–2021).
    • Công chúa Phương Liên (1939–).
    • Công chúa Phương Dung (1942–).
    • Hoàng tử Bảo Thăng (1944–2017).
  2. Với Thứ phi Mộng Điệp (người tình lâu năm ở Hồng Kông): 2 người con:
    • Công chúa Phương Minh (1949–2012).
    • Hoàng tử Bảo Hoàng (1954–1955, mất sớm).
  3. Với Thứ phi Lê Phi Ánh (người tình ở Việt Nam): 2 người con:
    • Hoàng tử Bảo Ân (1951–). Hình như ông này sống tại Việt Nam thì phải. Lâu lắm rồi có đọc một bài viết về ông ta. Nghe nói nghèo lắm.
    • Công chúa Phương Thảo (1952–).
  4. Với bà Hoàng Tiểu Lan (người tình ở Trung Quốc): 1 người con:
    • Công chúa Phương Lan (1947–). Không biết có phải người Việt dùng tên của công chúa này để đặt tên cho nhà thương Phương Lan tại Đà Lạt.
  5. Với bà Vicky (người tình ở Pháp): 2 người con:
    • Công chúa Phương Nga (1962–).
    • Hoàng tử Bảo Sơn (1963–).
  6. Với bà Christiane Bloch-Carcenac: 1 người con:
    • Patrick-Édouard Bloch-Carcenac (1958–).

Ngoài ra, Bảo Đại còn kết hôn với bà Monique Baudot (sau này là bà Monique Vinh Thuy) vào năm 1971, nhưng không có con chung với bà. Gia đình đông đúc và phân tán này phản ánh cuộc sống cá nhân phức tạp của Bảo Đại, đặc biệt trong giai đoạn lưu vong, khi ông không còn quyền lực và phải đối mặt với khó khăn tài chính.


Patrick-Édouard Bloch-Carcenac, với tư cách là con trai út của Bảo Đại, đại diện cho một phần ít được biết đến trong di sản của vị vua cuối cùng của Việt Nam. Ông sinh ra trong giai đoạn Bảo Đại đã mất đi hầu hết ảnh hưởng chính trị và sống trong cảnh túng thiếu ở Pháp. Không giống như các anh chị em lớn lên trong bối cảnh hoàng gia hay có liên hệ với các phong trào chính trị (như phong trào phục quốc của một số người Việt hải ngoại), Patrick-Édouard dường như chọn cách tách biệt khỏi những tranh cãi liên quan đến cha mình.

Vua Bảo Đại và bà vợ cuối cùng là Monique Vĩnh Thuỵ. Tên cúng cơm của ông ta là Vĩnh Thuỵ. Theo mình hiểu thì vua Khải Định không có con nên nhận Bảo Đại làm con nuôi rồi cho qua Tây học.

Trong lịch sử Việt Nam hiện đại, hình ảnh của Bảo Đại thường gây tranh cãi: một số người xem ông là biểu tượng của chế độ phong kiến lỗi thời, trong khi những người khác nhìn ông như một nhân vật lịch sử bị kẹt giữa lằn ranh của thời đại. Patrick-Édouard, với cuộc sống kín đáo ở Pháp, không tham gia vào các cuộc tranh luận này, nhưng sự tồn tại của anh là một lời nhắc nhở về những khía cạnh cá nhân và phức tạp trong cuộc đời của Bảo Đại.


Patrick-Édouard Bloch-Carcenac là một nhân vật ít được chú ý trong câu chuyện về vua Bảo Đại và dòng họ Nguyễn Phúc. Sinh ra từ mối quan hệ giữa vị cựu hoàng và một phụ nữ Pháp, ông lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn và chọn một cuộc sống bình lặng ở Alsace, tránh xa ánh hào quang hay tranh cãi liên quan đến di sản hoàng gia. Cuộc đời ông, dù không nổi bật, là một mảnh ghép độc đáo trong bức tranh gia đình phức tạp của Bảo Đại, phản ánh những biến động cá nhân và lịch sử của thế kỷ 20.

Ông ta cho biết rất gần với vua cha cho đến khi ông Bảo Đại qua đời năm 1997. Khi xưa ông Bảo Đại mướn một biệt thự tên villa des Muriers ở Gerstheim (Bas-Rhin) trong khi chờ đợi căn nhà đang được xây giữa Plobsheim và Eschau (Bas-Rhin). Rhin là con sông của vùng này, mình đoán là vùng hạ lưu Rhin. Vua Bảo Đại giao lưu với những giới giàu có ở vùng này , đặc biệt với ông Jean de Beaumont (1904-2002), cựu dân biểu Nam Kỳ mà ông ta quen biết khi xưa ở Việt Nam. 


Nếu mình không lầm khi ông Bảo Đại thoái vị thì ở khắp nơi như Hương Cảng, Anh quốc và Pháp quốc. Dạo đó có mấy tên chủ sòng bài Đại Thế Giới, như Bảy Viễn, chi tiền cho vua xài để họ thao túng kinh tế ở Việt Nam nên mới xây nhà bên Tây. Đến khi ông Diệm về làm thủ tướng, thì truất phế ông quốc trưởng luôn nên từ đó không còn được tiếp viện nên vua bắt đầu đói. Theo ông Gignac kể thì lý do ông ta không đi làm vì nói một vị vua của Việt Nam, không thể hạ mình đi làm cho Tây. Do đó bà Monique phải nuôi ông ta. Đọc tài liệu về Bảy Viễn thì họ cho biết là mấy tay xì thầu Chợ Lớn chi tiền cho vua để được áp phe này nọ. Còn vua thì cứ ở Hương Cảng, chơi gái, đánh bài. Lúc hết tiền thì qua pháp sống. Chắc chính phủ Tây không trợ cấp.

Hình chụp từ video nên không rõ lắm, hoàng nam thứ 13 và vua Bảo Đại

Ông ta cho biết cuộc tình giữa vua Bảo Đại và mẹ ông ta là một tiếng sét ái tình. Chồng của mẹ ông ta biết cũng như bà Nam Phương Hoàng Hậu cũng biết. Thế là ông ta ra đời 1 năm sau tiếng sét ái tình 1958. Mình đoán chắc bà mẹ ly dị nên phải nuôi ông ta. Xem như là người con thứ 13 của vua Bảo Đại được công nhận còn con rơi khác thì không biết. Kinh


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn