Bố theo chân dài, con không nhận gia tài


Đọc trong mục gỡ rối tơ lòng về tài chánh thấy có câu chuyện này khá phổ thông tại Hoa Kỳ, kể lại để mấy bác gái hù chồng hay chuẩn bị tư tưởng khi bác trai về quê kiếm chân dài. 


Có bà Mỹ kể là 3 tháng trước khi qua đời, ông bố dọn về chỗ cô Bồ ở và ký giấy tờ ủy quyền cho cô ta làm giám hộ, có thể bán nhà trả biên lai và các quyết định về y tế. Ông bố bị ung thư cấp 4.

Buồn đời cô bạn gái rút hết tiền trong trương mục ngân hàng của ông bố. Được ủy quyền nên cô bạn gái bỏ thêm tên cô ta vào trương mục và người thừa hưởng trương mục ngân hàng và các thứ khác liên quan đến tài chính. Cuối cùng không liên lạc với gia đình ông bồ nữa. 


Cô ta sang tên xe của bố qua cô ta, bán hết bàn ghế và nói với bà hỏi chuyện là ông bố không để lại gì cho bà ta và cô em. Chán Mớ Đời 


Mình có xem một phim tài liệu nói về bồ nhí chồng gài. Có ông gài kia kiếm được một bà bồ trẻ hơn đâu 20 tuổi. Ông ta có tiền vì làm chủ một công ty khá giả. Bổng nhiên bà bồ kêu mua căn nhà mới để làm tổ Uyên ương khiến ngân hàng nghi ngờ và báo cho quan toà xem xét trường hợp ông ta có bị lừa gạt hay không. Ông ta mua nhà mới với tiền tươi nên ngân hàng bắt buộc phải báo động vì trên $10,000 tiền tươi. Rốt cuộc ông ta bị quan toà chỉ định người giám hộ. Bà này là vợ của thị trưởng thành phố. Bà ta làm giám hộ cho trên 2,000 người cao tuổi tại thành phố và vớt mỗi tháng đâu $2,000 tiền giám hộ. Bà ta kêu ông ta không có khả năng tự sống một mình nên bỏ vào viện dưỡng lão. Cô bồ không được ghé thăm. Hết được sử dụng tiền nên bà bồ cũng bỏ luôn.


Mình có quen một anh lớn tuổi, vợ ung thư qua đời, về Việt Nam gặp bà nào, trẻ hơn đâu 15 tuổi, có gia đình và ly hôn. Lấy rồi bán nhà bên này ở nhà trọ cho bà vợ mới cưới ở Việt Nam tiền bán nhà, mua căn nhà gần $300,000 ở Hà Nội khiến ông con trai độc nhất, giận vì không được chia tiền, không thèm liên lạc nữa dọn về tiểu bang khác. Sức khỏe kém nên cũng không về Việt Nam thăm, bà vợ thì chưa qua Mỹ. Hy vọng bà vợ sẽ qua được Hoa Kỳ năm nay, để sống với anh ta những ngày còn lại của anh.


Bà Bồ của ông bố bán căn nhà 5 ngày trước khi ông ta qua đời. Mình đoán là ông ta dọn về ở với cô ta rồi sửa sang lại nhà rồi bán. Mất 3 tháng để bán nhà. Cô con gái đang đợi xem có nhận được tiền tử của ông bố qua công ty bảo hiểm nhân thọ. Mình đoán cô bồ chắc cũng chuyển tên qua cô ta. Đàn hòa họ rành mấy vụ này.


Bà Tùng Long tài chánh cho rằng bà Bồ phải được mang ra tòa và ở tù vì đã lạm quyền của ông bố giao cho qua những luật về tài chánh. Em không kể lại đây vì các bác lại hỏi đủ trò mà em không phải luật sư. Nhiều khi kiếp trước ông bố nợ cô bồ tiền nên cả đời đi làm để dành rồi trả cho cô ta. Còn mấy ngừoi con thì chỉ nợ đến khi học xong đại học.


Đó là lời kể của bà mỹ nhưng mình nghĩ câu chuyện có nhiều khúc mắc hơn. Mình đoán ông bố ly dị hay mẹ chết. Hai chị em không ưa bố đến khi bố chết thì mới khám phá ra cô bồ vớt hết tiền. Con mà đối xử với bố mẹ không đàng hoàng thì không nên nhận gia tài. Nếu không thì đã kêu luật sư từ lâu, thay vì gửi thư cho bà Tùng Long Tài Chính.

Nếu bố bị ung thư thì nên giúp bố những ngày tháng cuối đời thay vì để bà nào đó rước về nhà, thay thế trách nhiệm của mình rồi khi không có tiền thì lại trách móc ông bố. Rồi thưa kiện đủ trò. Nghe nói đâu $200,000 thì nội tiền trả án phí là oải rồi. Nhiều khi vợ chồng bỏ nhau con cái theo mẹ, chống bố rồi kêu tiền của bố là của con khi bố qua đời. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Những lỗi lầm khi nhận gia tài $741,000

 

Tình cờ đọc một bài báo kể về một bà nhận được gia tài do bà cô để lại và nói lên những hối tiếc, lầm lỗi của bà ta khiến mình tò mò đọc nên kể lại đây để bác nào nhận được tiền hay muốn để lại cho con cái sau này tìm hiểu thêm để hậu duệ mình không lâm vào trường hợp của bà này, rất phổ thông trên thế giới. 


Một bà Mỹ có hai con được bà cô để lại số tiền chia đều cho ba người, mỗi người được $247,000 vào năm 2015. Bà ta dùng tiền của phần bà ta để mua căn nhà, một chiếc xe và đi chơi du lịch tại Anh quốc một mình. 

Bà ta bỏ tiền hai con vào quỹ tiết kiệm tại ngân hàng. Bà ta kể là thường nghe khi nhận được tiền rơi trên trời xuống thì người nghèo tiêu hết, người trung lưu thì tiết kiệm còn người giàu thì đâu tư. 


Bà ta cho biết lớn lên với tinh thần tôi sinh ra mang kiếp con nhà nghèo. Bà ta muốn lấy quyết định những gì đúng cho tiền bạc của hai đứa con. Vấn đề là không biết khởi đầu từ đâu. Vấn đề là không chịu học.


Khi bà cô qua đời bất thình lình lúc bà ta 30 tuổi với cái nợ đại học là $44,000 và thuê căn nhà với ông chồng cũ và hai đứa con. Sống theo kiểu xài trước trả sau tới đâu hay tới đó và đang trong giai đoạn ly hôn. Được biết tại Hoa Kỳ 70% cuộc ly hôn đều vì tài chánh, vợ chồng đỗ lỗi nhau vì tiêu quá độ. Hôm nay mình thấy trên mạng quảng cáo sống như tỷ phú khiến mình thất kinh. Họ không muốn sống theo kiểu triệu phú mà muốn sống như tỷ phú. Kinh


Sáng nay có đọc một bài nghiên cứu là 30% cặp vợ chồng ở Hoa Kỳ sống không hạnh phúc nhưng không dám ly hôn vì trung bình phải chi cho luật sư $12,000. Ngoài ra nếu dọn ra ở riêng thì không có khả năng trả các chi phí như mướn nhà vì tiền lương không theo lạm phát. Tuần tới lương căn bản tối thiểu của Cali là $20/ giờ, các công ty nhỏ sẽ sa thải công nhân rất nhiều.

Bà cô có nói để lại cho bà ta ít tiền và không biết là bà cô để lại tiền cho hai đứa con. Khi được gia tài $741,000 cho ba người thì bà ta không biết phải làm gì với số tiền lớn đó. 


Bà cho biết những lỗi lầm đã làm và những điểm đúng khi nhận gia tài. Khởi đầu thì đầu óc bà ta muốn tiêu cho sướng nhưng bà ta tiêu ít thôi vì nghĩ đến hậu quả sau này của việc tiêu xài phung phí. 


Ở tiểu bang New York nên bà ta phải đợi xem ông chồng đang trong thời kỳ ly hôn lãnh được bao nhiêu số tiền của bà ta nhận được. May quá luật không cho ông chồng cũ san sẻ tiền hưởng gia tài vì cá nhân.


Bà ta mua một căn nhà với tiền tươi thay vì mượn nợ. Lý do là bà ta ngưng làm việc ở nhà để nuôi hai đứa con nên ly hôn không biết kiếm việc ra sao.

Bà ta mua một chiếc xe cũ 3 năm và đi giang hồ ở Anh quốc cho sướng. Và không hối tiếc gì cả. 


Phần con cái thì bà cô không nói rõ trong di chúc phải làm gì nên tòa quyết định dùm. Bà ta phải nạp đơn xin được quyền quản lý số tiền của hai đứa con nhất là phải năn nỉ yêu cầu ông chồng cũ không đòi quyền nuôi con hay giám hộ. Khi bà ta được chấp nhận có quyền giám hộ con và tiền bạc. Họ đưa cho bà ta tờ giấy hỏi muốn làm gì với số tiền. Bà ta không rành nên kêu bỏ vào quỹ tiết kiệm tại ngân hàng mà bà ta dùng lâu năm. Ngân hàng trả lãi đâu 0.01% gần 10 năm trời. Hay nhận $20/ năm. 


Năm 2019, bà ta sắp sửa lấy chồng lại. May thay gặp tên rành về tài chánh và thú thật là không rành gì cả. Bà ta mượn thêm nợ để đi học hậu đại học để lấy bằng master. Ông chồng mới hướng dẫn bà ta phải ngân sách hóa sự chi tiêu, sử dùng thẻ tín dụng một cách có trách nhiệm, không tiêu bậy mà giải thích là không đầu tư số tiền của con vì lại phát 3% trong khi tiền lời 0.01%. Ông chồng mới giúp bà ta giác ngộ cách mạng về tài chánh. Đàn bà có cái bệnh này khó trị được. 


Vấn đề là bà ta muốn lấy tiền ra để đầu tư thay vì bỏ ngân Hàng thì tòa không cho phép. 

Bà ta có thể xin tòa rút tiền ra để làm răng cho con, trả tiền học nhạc thì được nhưng thay đổi cách đầu tư thì không. Thế là ngọng.

Cứ xem năm 2015 đến 2024 là 9 năm. Số tiền $250,000 cho mỗi đứa con lãnh $20 tiền lời mỗi năm, xem như $180 cho 9 năm. Lạm phát 3% thì xem như năm 2015, giá trị $250,000 với lạm phát 3% thì 9 năm sau giá trị của $250,000 chỉ còn $190,780.37, xem như bay mất $60,000. Hai năm nữa thì người con đầu đến tuổi 18 thì có thể sở hữu và có quyền sử dụng số tiền của bà Dì để lại.


Bà ta cho biết là đã làm đúng khi mua căn nhà bằng tiền tươi, đi chơi ở Anh quốc tiêu xài thả dàng cho thoả lòng sau khi ly hôn. Trả nợ đại học $45,000. Còn thì sai không biết đầu tư số tiền còn lại của bà ta và con, lại lo lắng nên tin vào ngân hàng. Cho thấy khi có tiền mà chúng ta không hiểu về tài chánh thì sẽ làm điều bậy. Nếu còn ông chồng cũ thì có thể bàn rõ ràng hơn thay vì lấy quyết định một mình. 


Nếu là các bác thì các bác sẽ làm gì với số tiền như vậy?


Mình kể chuyện này để các bác nào có tiền để lại cho con cháu thì trong trust phải ghi cho rõ ràng, chỉ định người trustee phải làm gì để nhồi tiền để sau này cháu đi học đại học,… nếu bà ta bỏ vào thị trường chứng khoán thì cứ tính 12% tiền lời mỗi năm thì ngày nay sau 9 năm là được $732,231.45 thay vì vẫn còn $247,000 với lạm phát thì mất giá trị so với 9 năm trước. Xăng ngày nay là $5 một gallon so với 9 năm về trước chỉ có $3. Nếu ngại thị trường chứng khoán thì cho vay ngắn hạn 12% cho chắc ăn. Nếu người mượn nợ không trả thì mình xiết cái nhà.


Chớ đừng để lại cho cháu vị thành niên mà không ghi chú người giám hộ có quyền thực hiện vì tòa sẽ quyết định nếu không ghi rõ ràng. Thậm chí ngay tiền của mình còn có thể không được sử dụng và tòa phán ai sẽ lo liệu dù mình còn sống. Kỳ tới sẽ kể chuyện trai già gái trẻ ra sao. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Lafaro và Faraut Đà Lạt xưa


Tuần này, đầu óc mình hơi bị lộn xộn khi bạn bè nhắc đến những tên quen thuộc khi xưa tại Đà Lạt. Số là nói chuyện về rượu dâu tằm Lafaro Đà Lạt rồi mình muốn kiểm chứng với anh bạn học cũ hiện sinh sống tại Đà Lạt thì lại nghe đến tên Faraut. Hai tên này quen quen lại đọc tựa tựa nên lộn xộn đầu óc nên phải đi hỏi thiên hạ. Lại đọc tên tây nào bán cà phê rượu ở Đà Lạt, cháu ngoại ông Faraut nên hỏi ông Tây dạy pháp văn tại Đà Lạt từ 10 năm nay, chắc biết tất cả các pháp kiều hiện sinh sống vùng Đà Lạt. Ông này lại cho tin tức để liên lạc với cháu ngoại của ông Faraut lại một tên tây mũi lỏ. Mình lại hỏi cháu ngoại ông Lafaro Đà Lạt xưa, học chung ở Yersin khiến mình lộn xộn đầu óc. Lý do là hai tên này đọc hơi giống nhau.

Nhìn cái đồ xay hạt cà phê hay tiêu khi xưa khiến mình nhớ chuyện xưa. Hôm nào rảnh kể

Cô cháu ngoại lấy anh chàng hàng xóm trên đường Thi Sách khi xưa, nhà cạnh gia đình Mai Thế Lương và Mai Thế Lan. Cũng nhờ anh chàng này, anh bà con của một người bạn, mình tìm ra Huỳnh Kim Sang, gặp lại sau 50 năm từ ngày anh chàng bị động viên sau mùa hè Đỏ Lửa.


Mới lên vườn về, đồng chí gái đi hát nên ở nhà ghi xuống lại cho bớt lộn xộn đầu óc. Để cho rõ ràng vì hai thương hiệu Lafaro và Faraut khi xưa tại Đà Lạt không dính dáng gì với nhau. Một bên là do người Việt di cư từ Bắc vào thành lập và một do một gia đình pháp sang Việt Nam, từ thời ông Paul Doumer về Pháp, sống lâu đời tại Việt Nam. Tên đọc ná ná giống nhau.

Hình chụp do nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Mậu tại xưởng Lafaro 

Khởi đầu ông Tây dạy pháp văn gửi mình bài báo Hà Nội nói về rượu vang Đà Lạt Lafaro, mua từ người pháp năm 1976 khiến mình hoang man. Lý do là khi xưa mình có học chung với con trai ông Lafaro và sau này lại khám phá ra có học chung với cháu ngoại ông ta nữa. Tên ngồi chung bàn tên Thịnh mà trong lớp hay gọi Thịnh Lafaro. Hắn lớn hơn mình một tuổi nên sau này chạy qua trường việt đi du học cùng năm với con phở Bắc Hương trước mình một năm. 


Có người Đà Lạt xưa gửi cho mình bài báo về rượu trồng tại Trạm Hành. Lần sau về Đà Lạt sẽ đến viếng chỗ này.


Gởi Sơn, nếu chưa đọc bài này : https://lecourrier.vn/vang-da-lat-prisee-vietnamiens-comme-des-etrangers/371958.html

Theo bài báo pháp ngữ này thì có một xưởng làm rượu tại Trạm Hành, trên 2.5 mẫu đất nhưng lại mua nho trồng tại Phan Thiết. Thường các vùng ven biển dễ trồng nho để làm rượu. Ở Cali, dọc bờ biển, khí hậu ôn hoà hợp với trồng nho. Bên tây Dordogne, vùng sản xuất rượu Bordeaux.


Hỏi lại thì một anh bạn ở Việt Nam, cho biết là năm 1978, Việt Cộng đuổi cổ cô con gái độ 40 tuổi của ông bà Faraut về Tây và tịch thu hết tài sản nhà cửa của họ. Sau Điện Biên Phủ đa số người Pháp bỏ Việt Nam về mẫu quốc nhưng Đà Lạt vẫn có vài gia đình người pháp trường kỳ kháng chiến ở lại làm ăn như gia đình pháp kiều Faraut. 


Hình như ông Faraut này có chiếc xe 2 CV. Có lần đi chơi khuya về, ghé nhà cô hàng xóm nhà mình, đậu xe trước sân nhà mình. Mình buồn đời rút cục gạch chấn bánh xe khiến xe tuột phanh chạy xuống cái mương trước nhà mình khiến mặt mình xanh như đít nhái, chạy trốn trong khi hàng xóm đi lùng bắt thằng phản động Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen. Họ có đất đai canh tác trong Cam Ly và ở Saint Benoit. 

Quán cà phê của cháu ngoại ông bà Faraut tại đường Phan Bội Châu

Anh bạn mình kể là sau 75 có gặp và nói chuyện với gia đình Faraut về nuôi cừu ở gần hồ Mê Linh. Ngày Việt Cộng đến tịch biên tài sản của gia đình này thì anh ta có mặt nhưng có một giáo sư pháp văn, Nguyễn Khắc Dương làm thông dịch viên. Họ vớt đi mấy trăm ký lông cừu. Nói tới lông cừu mình mới nhớ đến có viếng thăm lần chót về thăm Đà Lạt, một công ty Tân Tây Lan hay Úc Đại lợi tại Đà Lạt, chế biến lông cừu. Vì sử dụng hoá chất bị cấm tại xứ họ nên đem qua Việt Nam làm vô tội vạ. Bảo đảm anh sinh sống gần đó sẽ bị ung thư sau này.


Có anh bạn kể sau hiệp định Paris, ông bố hồ hởi mua 30 mẫu đất ở khu vực Cam Ly đến 75 thì không dám nhận mình làm chủ. May còn miếng đất ở hồ Than Thở nên con cháu làm vườn sống qua ngày. Chán Mớ Đời 

Họ nói mua lại có nghĩa là giải phóng của người ta. Việt Nam Cộng Hoà cho phép pháp kiều làm ăn buôn bán bình thường như người Việt nhưng Việt Cộng thì tịch thu hết đuổi cổ về Tây. Theo trang nhà của ông cháu ngoại của ông bà Faraut thì ông Tây con qua Việt Nam ở Đà Lạt, để trồng cà phê loại như ông bà ngoại khi xưa. Loại arabica chi đó. Mình không rành về cà phê nên chỉ đọc lướt qua. Mình chỉ sợ ông cháu làm ăn khấm khá lên rồi họ đè đầu xuống đánh thuế là bỏ của chạy lấy người như bao nhiêu người trước đây. Chỉ cầu cho ông Tây con thành công không có kết cuộc như bố mẹ, ông bà ngày xưa. Mình thấy ông tây con cháu ngoại gai đình Faraut, ghi danh học tiến sĩ về ecologie ở đại học Aix-Marseille. Ông có mở tiệm cà phê ở đường pHan Bội CHâu Đà Lạt nhưng nhỏ và treo toàn là đồ của người thượng nên chắc người kinh ít vào, toàn là dân tây đi bụi.

Nghe ông tây nói là có công ty Cellier Indochine, bán rượu ở Đà Lạt. Mình lên trang nhà của họ thì 40% rượu mang từ Pháp sang và số còn lại nhập cảng từ CHí Lợi, NAm Mỹ rồi đóng chai tại Việt Nam. Cho nên chả có rượu vang nào được trồng và làm tại Đà Lạt cả. https://cellierindochine.com/en/about-us

Hồi chiều đang ở vườn thì cháu ngoại ông Lafaro gọi nói chuyện. Hoá ra ông bà Lafaro vào nam mấy năm trước cuộc di cư vĩ đại 1954 không như mình đoán đi tàu há mồm rồi định cư tại Đà NẴng. Sau 1975 thì người miền bắc tiếp tục di cư vào nam chắc trên mấy chục triệu người. Đà Lạt ngày nay người từ miền bắc đông như quân nguyên. Nghe nói người miền bắc định cư tại Đà Lạt sau 75 lên đến 60% dân số. Đó là cuộc Nam Tiến sau khi Luỹ Thầy biến mất. Mình có xem chương trình Bạn Muốn Hẹn Hò thì thấy giới trẻ nói giọng Nam nhưng khi họ hỏi bố mẹ, toàn là dân miền bắc hậu 75 ở miền Nam.


Khởi đầu ông bà Lafaro từ Hà Nội vào nam, định cư tại Đà NẴng, mở tiệm thuốc tây Tân Việt tại số 45 đường Trần Hưng Đạo, Đà Nẵng. Ông bà lớn tuổi vì cháu ngoại bằng tuổi mình. Mình có hỏi lý do ông bà Lafaro dọn vô Đà Lạt. Được biết là ông bà thích khí hậu tại đây nên quyết định rời Đà NẴng vào Đà Lạt. Mình đoán là con của ông bà vào Đà Lạt học, ở nội trú nên ông bà mới biết Đà Lạt nên quyết định vào Đà Lạt lập nghiệp.


Mình hỏi cái tên Lafaro từ đâu ra. Có cháu ngoại giải thích là ông ngoại lấy tên của mấy loại trái cây để đặt tên cho công ty của ông bà. Mình đoán là từ các trái cây Longane, Ananas, Fraise, amande, raisin và Orange. Theo cô cháu thì ông Lafaro rất giỏi, có đầu óc thương mại, tính toán nhiều chương trình làm ăn khi xưa, hùn mở tiệm thuốc tây Minh Tâm ở đường Duy Tân thì đứt phim. 75 chạy giặc rồi xin định cư vì có con du học tại Gia-nã-đại.


Mình nhớ có học Việt Văn với thầy Bạch Thái HÀ ở Adran. Thầy hay kể chuyện về ông Bạch Thái Bưởi, một nhà kinh doanh miền bắc rất giỏi. Trong nam chỉ nghe mấy ông gốc tàu giàu có nhờ có tài làm ăn, còn mấy công tử con các điền chủ thì đốt tiền như Sơn Đen ăn bơ. Kinh

Dâu tằm Đà Lạt 

Ông tìm tòi và học nghề nấu rượu dâu tằm. Nghe nói dâu tằm khó trồng lắm. Nghe kể là xung quanh khách sạn Palace có trồng mấy cây dâu tằm. Chỉ tiếc là không biết được ông Lafaro để hỏi thêm về Đà Lạt, và cách phát triển của Đà Lạt khi xưa sau khi người Pháp về mẫu quốc. Mấy người buôn bán làm ăn sinh tại Đà Lạt khi xưa mà mình quen nay bắt đầu lẫn nên khó hỏi thêm tin tức.


Mình nhớ ở chợ Đà Lạt có rất nhiều gian hàng cũng như trên khu Hoà BÌnh, nhất là các kiosque bán hoa lan, và khắc chữ cưa gỗ lưu niệm Đà Lạt, bầy bán đầy rượu dâu LAfaro, đặc sản Đà Lạt. Nói cho ngay mình chưa bao giờ nếm được rượu dâu Lafaro tại Đà Lạt xưa. Chán Mớ Đời 

Đi lấy mật ong hữu cơ của ông Mỹ nuôi ong. Ông ta về hưu nên mình lấy hết số lượng còn lại   Người thay thế ông ta bán giá 50% hơn nên mua để dành ngâm tỏi với quế mà mình mua từ Uzbekistan để uống mỗi sáng.
Anh bạn lên vườn hái bơ và bưởi gánh như thời Việt Cộng vào. 

Hôm nay có vợ chồng anh bạn trồng dâu tằm và làm rượu dâu cho mụ vợ mình, muốn thăm vườn. Để xem có trồng dâu tằm được không. Nếu được thì hy vọng tương lai sẽ trồng dâu tằm và làm rượu dâu mang hiệu Chán Mớ Đời . Chắc không làm đâu vì có thể mình sẽ bán vườn trong tương lai vì có vài người Developer muốn mua. Dùng tiền đó mua nhà cho thuê khoẻ hơn là chăm sóc cây cối. Mệt mà không có lời lắm.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Có độc giả cho biết thêm tin tức nên ghi lại đây. Cảm ơn các bác đã cho tin tức đẻ bổ túc.


Nhắc đến Faraut ở Dalat  có nhiều điều kỳ thú . Nào đồn điền Faraut , rượu Lafaro.

  - Trong khu đồn điền Faraut , có một ngon núi khá cao , chủ yếu là cây thông , trên đỉnh núi có một cây THÁNH GIÁ rất to mà chúng tôi gọi núi Thánh giá . Đứng trên đỉnh nhìn xuống rất đẹp . Cũng trên đỉnh núi này , dưới đống lửa được cất dấu kho tàng trong một trò chơi lớn . Cả hai bạn Nguyễn Mai (thủ môn của THĐ , sau định cư ở Úc )của đoàn QT và Louis của đoàn  LL cùng giành kho tàng và cả hai lăn xuống núi và nhờ những cây thông chận lại , ( có thể nhờ  núi thiên trợ giúp )

Trong những năm 1950 và đầu năm 1960 , nơi này còn hoang vu lắm , còn có cả cọp ở đây . Tình cờ   chúng tôi phát hiện trong lùm cây , còn đống xương của con bò còn hôi thúi do mấy ông cọp đã ăn trong mấy hôm trước .

Có ai biết ngọn núi Thánh giá này nay còn không?

  - Về sau này ( những năm 60 ) , ngay ngã ba Võ Tánh - Phan Bôi Châu - Pháp quốc ( Cộng hòa ) , cạnh nhà Đội Có có cơ sở Rượu Lafaro , tên Rươu Lafaro được viết trên quả cầu  nhìn rất dễ thấy .Lúc bấy giờ giáo sư Cường ( BTX ) và gs Tiến (LS) ở nơi này .

 Nơi này có phải là chi nhánh và hay có liên quan gì với rươu Lafaro đã nói ở trên hay không ?


Lafaro là tên gọi đã đươc Việt hóa .Tôi biết ông từ khi học mẫu giáo  (1955) vì trường tôi gần trang trại của ông .Còn từ nhà tôi nhìn sang đồi Bắc ,hàng ngày ,chúng tôi thấy bò và cừu của ông lũ lượt đi về từ phía Đạ sa ,thấy những thanh niên dân tộc chăn bò cừu cưỡi ngựa băng qua đồi núi .Sau 75 ,ông vẫn còn ở lại(lúc này tôi đã rời trường Đại học ),Về sau ,thấy tình hình không ổn ,ông mới rời VN.Dân chúng ở Chi Lăng ,Thái Phiên thuở ấy gọi ông bằng cái tên thân thiện là ông Fa rô .


Gởi Sơn, nếu chưa đọc bài này : https://lecourrier.vn/vang-da-lat-prisee-vietnamiens-comme-des-etrangers/371958.html


Có anh bạn gốc Đà Lạt xưa gửi cho bài báo về rượu Đà Lạt. Lần sau về Đà Lạt mình sẽ ráng đến Trạm Hành viếng thăm khu vực này.


Lãnh tiền an sinh xã hội và Medigap

 Người Mỹ có thể nhận tiền an sinh xã hội từ năm 62 tuổi trước thời điểm từ 65 tuổi trở lên. Báo chí truyền thông cứ tung tin là đợi già hơn rồi lấy tiền này vì sẽ nhận được tiền nhiều hơn. Mình cứ lấy được chừng nào hay chừng nấy từ 62 tuổi. Truyền thông Hoa Kỳ liên tục kêu gọi tăng số tuổi cao hơn hiện nay là 67 tuổi. Vấn nạn ngày nay là người già sống lâu, trẻ không sinh đẻ không có người đi làm đóng an sinh xã hội để nuôi người lớn tuổi.

Ông bà cụ mình có 10 người con, có vài người qua đời sớm, còn lại 7 người. Mấy anh em đóng góp hàng tháng, người đóng ít người đóng nhiều tuỳ hoàn cảnh kinh tế nên cũng giúp ông bà cụ về già thoải mái. Với chế độ trai hay gái chỉ hai mà thôi thì khi về già hơi mệt vì hai đứa với lối sống ngày nay, trải nghiệm, không tích tụ tiền bạc thì khi về già con cháu không có tiền. May mắn 1 trong hai đứa khá thì có thể giúp mình còn không thì phải chăm sóc cháu nội cháu ngoại mệt thở. Làm Ô -Sin không công dù thương cháu.

Ông Rudy Giuliani bị thua kiện nên nay rên là chưa lãnh tiền này sớm hơn. Nay thì trễ. Tổng thống Joe Biden thay vì tăng độ tuổi cao hơn thì kêu gọi đánh thuế người có lợi tức cao, nhiều hơn để có tiền trả cho những người đã nhận tiền già. Nếu tăng độ tuổi cao hơn thì như tự sát chính trị. Tổng thống pháp Macron lên tiếng muốn tăng tuổi về hưu được thiên hạ xuống đường đình công. Vấn nạn ngày nay của thế giới, không một chính trị gia nào muốn thay đổi hệ thống hưu trí vì sẽ không được bầu lại.

Vấn đề là tăng thuế cũng không đủ để chi trả. Lý do là các triệu phú nhất là tỷ phú, không đóng thuế. Một cách mị dân là rao rảo kêu bắt đóng thuế người giàu để câu phiếu.


Vào năm 1935, trong cuộc suy thoái, tổng thống Franklin Roosevelt ký sắc luật Social Security Act, hạn định tuổi về hưu là 65 tuổi. Vì sao 65 tuổi, thời gian đó người Mỹ trung bình chết ở tuổi 60.7 hay đúng hơn ít ai sống lâu đến 65 tuổi để nhận tiền an sinh xã hội. Họ tính ra là một người Mỹ đi làm nuôi 25 người Mỹ về hưu. Nay thì một người Mỹ đi làm để nuôi 5 người Mỹ về hưu. Người phối ngẫu trẻ hơn, may mắn sống thêm được vài tuổi để nhận sau đó thì theo chồng về thiên quốc. Ngày nay, nhờ y khoa tiến bộ người Mỹ sống trung bình đến 76.4 tuổi. Trên nguyên tắc thì người Mỹ được lãnh tiền an sinh xã hội vào năm 80 tuổi như năm 1935 khi luật này ra đời. Xem như thọ thêm 15.5 tuổi. Có thể vì vậy họ khuyến khích uống thuốc họ Cao để chết sớm. Nghe nói độ tuổi thọ của người Mỹ đang giảm vì ăn đường nhiều quá.


Vấn đề là gia tăng tuổi hưu trí lâu hơn nhưng chúng ta có thể làm việc được lâu không. Trí tuệ thông minh sẽ thay thế con người rất nhiều trong khâu sản xuất nên có lẻ người Mỹ sẽ về hưu sớm hơn hay ăn tiền trợ cấp thất nghiệp, đi học lại,… mình có gặp một chị gốc Việt, đi từ Hà Nội. Hỏi sao đi học các trường đại học cộng đồng, từ 15 năm nay, khi qua Hoa Kỳ đến nay, chị ta bảo là để có tiền trợ cấp. Chị này đem tiền qua mua nhà đàng hoàng nhé. Ông chồng có giấy tờ xong xuôi thì về Việt Nam sống với tiền an sinh xã hội.


Hiện nay trung bình người Mỹ về hưu lãnh độ $1,907/ tháng, hay 22,884.00/ năm cao hơn mức $15,060 lợi tức hàng năm cá nhân được xem là nghèo. 


Vấn đề là sống lâu thì người Mỹ phải sống trong các viện dưỡng lão khi không thể tự chăm sóc cho mình được. Medicare thì không lo vụ này cho nên chúng ta cần chuẩn bị sớm vấn đề này vì sống trong các viện dưỡng lão rất đắt tiền. Nhất là bị trả nhớ về không. Theo thống kê của viện y tế quốc gia thì khi đến tuổi 82 thì 50% người Mỹ bị bệnh Alzheimer. Xem như cặp vợ chồng là có một người bị bệnh trả nhớ về không.


Theo Department of Human Health and Services, thì 56% người Mỹ đến tuổi 65 sẽ có vấn đề tự lo cho mình. Họ tính năm 2015 có độ 6.3 triệu người Mỹ cần được chăm sóc khi về hưu và con số này sẽ gia tăng lên 15 triệu người vào năm 2050.

Vấn đề là chi phí chăm sóc khi về già sẽ gia tăng rất nhiều. 


Theo ước lượng của Genworth thì chi phí chăm sóc người già sẽ lên đến $100,000/ năm. Medicare sẽ không trả tiền này cho viện dưỡng lão thì chúng ta phải tự lo liệu. Phải rút tiền của quỹ hưu trí mà nếu rút nhiều thì sẽ bị đánh thuế cao rồi phải bán nhà đang ở để trả. Lấy thí dụ một cặp vợ chồng ở Cali, có một căn nhà trả hết nợ $1,000,000 và $1,000,000 trong quỹ hưu trí. Bán nhà để trả tiền thì căn nhà bán $1 triệu thì được trừ $500,000 (section 121) còn $500,000 bị đánh thuế Capital gains là bay mất $200,000, còn lại $800,000. Xem như mỗi người trả được 4 năm. Sau đó lấy tiền của quỹ hưu trí $1,000,000. Mỗi năm cần $200,000 cho hai vợ chồng trả tiền cho viện dưỡng lão. Vấn đề nếu là chưa đóng thuế thì phải trả thuế nên phải rút độ $300,000, đóng thuế $100,000 còn lại $200,000 để trả chi phí. Vậy là chỉ 3 năm là đi đứt số tiền hưu trí. Sau đó thì hoạ may mới được Medicaid trả nhưng lúc đó thì phải dời về viện dưỡng lão rẻ tiền. Chán Mớ Đời 


Theo năm 2024 thì trung bình an sinh xã hội mỗi năm người Mỹ nhận được $1,907 mỗi tháng hay $22,884 mỗi năm, 22% số tiền cần cho mỗi năm. Mình nhận ít hơn số này nhưng đồng chí gái nhận nhiều hơn nên xem trung bình là mỗi người nhận được $1,900/ tháng. Chưa kể phải đóng thuế trên 50% số tiền nhận được hay hai vợ chồng phải đóng thuế $1,905/ tháng còn số kia thì được miễn.


Theo Kiplinger, chi phí viện dưỡng lão trong tương lai như sau:


Private room: $120,304 (phòng riêng)

Semi-private room: $107,146 (share phòng)

Community and assisted living 


Adult day health care: $25,441

Assisted living facility: $66,126

 In-home care


Homemaker services: $70,699

Home health aide: $77,769


Medicare không trả tiền lâu dài trong viện dưỡng lão nhưng sẽ trả tiền cho những ngày nằm trong viện dưỡng lão ngắn hạn theo dạng hồi phục chức năng. Có anh bạn kể bà mẹ bị đưa vào phòng cấp cứu sau đó họ đưa vào viện dưỡng lão ngắn hạn được 3 tuần lễ rồi họ chở vào bệnh viện cấp cứu rồi cho trở lại. Xem như 3 ngày trong phòng cấp cứu, 20 ngày trong viện dưỡng lão đến khi qua đời. https://www.thestreet.com/retirement/major-healthcare-facilities-operator-files-chapter-11-bankruptcy


Máy công ty có viện dưỡng lão bị phá sản mệt thở tại Hoa Kỳ sau covid 

Mình đang lo vụ Medicare cho đồng chí gái vì năm nay được nhận nên đi nghe người ta nói về Medicare và gặp các người bán bảo hiểm. Mình lo cho mụ vợ bệnh hoạn nên mua thêm medigap đủ loại cho vợ. KỆ cứ trả để lỡ có chuyện thì đỡ lo. 

Dân Đà Lạt xưa tổ chức họp mặt tháng 4 này. Ai muốn tham dự thì liên lạc với địa chỉ trên.

Medicare phần A trả 20 ngày đầu trong một viện điều dưỡng. Medicare sẽ trả cho đến ngày thứ 100. Vấn Đề là bệnh nhân phải trả $204/ ngày hay $20,400 từ ngày 21 đến ngày 100 nằm trong viện điều dưỡng. Nên nhớ là chúng ta nhận an sinh xã hội có $1,905/ tháng. Sau đó là Medicare trả hết. Nếu chúng ta có khả năng nhận được Medicaid thì Medicaid sẽ trả hết. Nếu có chút tài sản thì phải trả cho hết tiền thì mới được Medicaid trả. Ở Hoa Kỳ, chỉ có hai loại người là sướng: nghèo cùng đinh thì được chính phủ lo hết và cực giàu. Còn lẻ tẻ như mình thì đóng chết bỏ.


Có hai tiêu chuẩn để được Medicaid trả viện dưỡng lão:


1/ Level of care criteria: Nursing Home Level of Care (NHLOC) 

Mỗi tiểu bang có tiêu chuẩn riêng về NHLOC, xét về tình trạng thân thể đi đứng, nhận xét. Xem như có thể không tự lo cho mình được. https://www.medicaidplanningassistance.org/nursing-home-level-of-care/


2/ Tiêu chuẩn tài chính: mỗi tiểu bang có tiêu chuẩn riêng về lợi tức và tài sản để có thể nhận được Medicaid. Ai buồn đời thì vào trang nhà Medicare. Gov để đọc thêm. 


Đại khái là nếu Medicaid của tiểu bang mình đang cư trú giới hạn $2,000 lợi tức hàng tháng mà nếu nhận được $2,200/ tháng thì chúng ta có thể mua thêm medigap đâu $250. Mình trả $200 còn Medicaid trả dùm $50 thì mình vẫn được đủ tiêu chuẩn. 


Đi kiếm mua thêm bảo hiểm cho Medicare mấy người bán bảo hiểm này cứ muốn mình mua advantage plan vì họ nhận được nhiều huê hồng. Chán Mớ Đời 


Mình thuộc dạng ngu lâu dốt sớm nên coi Seminar trên mạng, đi nghe người ta giải thích tại các quán ăn. Vấn đề ngày nay, chính phủ giới hạn số tiền được trả cho khách mời có $15. Nên chả gọi được gì cả ngoài chén súp và đĩa xà lách. Phải đi 5, 6 lần rồi kêu người bán đến nhà để hỏi. Trước khi đến họ gửi cho mình vài hãng bảo hiểm để đọc rồi lên mạng mò xem hãng nào tốt cho năm 2024. Mệt khùng luôn. Cuối cùng thì mua Medigap của nhiều hãng khác nhau thay vì mua một công ty.


Trước đây mình mua Kaiser Permanente thì cả năm muốn lấy hẹn bác sĩ cũng không được. Chỉ đi khám mắt được một lần nên bỏ mua SCAN Advantage thì đi bác sĩ phải được bác sĩ gia đình giới thiêu, mất thời gian đủ trò vì HMO. Mụ vợ mình thì cứ thích đi bác sĩ mà phải đợi chờ nên phải chuyển qua PPO. Bác sĩ mình réo như chim ri để khám bệnh đủ trò vì Medicare trả tối thiểu $10,000/ năm nhưng mình lờ đi. Mình chỉ cần khám máu là xong. Chớ gặp bác sĩ kêu phải uống thuốc để ngừa cao đường dù A1C của mình dưới 7.0. Nay thì đi chơi ở ngoại quốc phải khám bác sĩ hay gì thì trả trước, giữ biên lai đem về gửi cho họ thì họ hoàn trả lại. Xong om


 Long-term care insurance

Loại bảo hiểm này rất đắt. Mình có kể về vụ này rồi. Họ chỉ trả đâu 5 năm là tối đa. Nếu sống lâu hơn thì họ xù không trả nữa. Có ghi rõ trong hợp đồng. Ai buồn đời thì tìm trên bờ lốc của mình mà đọc, đừng có hỏi em nhé. Ngay em còn tìm không ra vì chả nhớ tên. Cứ đánh y tế là ra.


Tháng qua mình đi du thuyền vì có Seminar trên tàu. Có ông luật sư gia đình nói về trường hợp ông ta. Bị ung thư vào năm 32 tuổi với hai đứa con. Khi bà vợ đến tuổi hưu trí 65 bị bệnh quái đản là ngồi một chỗ, chân tay bị liệt hết. Nếu ông ta không thành lập những kế hoạch để chuẩn bị cho những sự vụ này thì đã tang gia bại sản ngay năm đầu tiên. Do đó chúng ta nên chuẩn bị mọi tình huống vì không ai biết được ngày mai ra sao.


Ai cũng kêu là muốn chết nhanh chóng nhưng vấn đề là không phải mình tự quyết định được như tài tử Alan Delon. Mình có quen một gia đình, ông bố về Việt Nam làm ăn chi đó bị Coma đến nay hơn 10 năm, vợ con hầu hàng ngày vì đợi khi nào Chúa gọi về.


Hôm trước đi khám bác sĩ nhãn khoa, thư ký cứ thúc vì còn thêm hai bệnh nhân mà ông bác sĩ này thích nói chuyện với mình, kể chuyện tếu DO Thái. Có ông kia chết lên trên trời thì thấy có hai cổng, một đề thiên đàng và một địa ngục. Ông ta nghĩ mình hiền lành như Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen nên gõ cửa thiên đàng. Thánh Phao lỒ ra mở hỏi tên tuổi, đánh vào máy điện toán thì không thấy tên ông ta. Bảo ông ta qua bên cửa Địa Ngục thử xem có tên trong danh sách. Ông ta hỏi nếu địa ngục không có tên thì sao, phải làm gì. Thánh Phao lồ kêu thì về với vợ đợi tới ngày rồi đi. Ông ta gõ cửa Địa Ngục, quỹ ra hỏi tên tuổi, đánh vào máy điện toán, không thấy tên ông ta. Chiều đi làm ra, thánh Phao Lồ vẫn thấy ông ta ngồi ở trên đường. Hỏi sao ông ta không về với vợ đợi Ngày xét xử rồi trở lại. Ông ta kêu không muốn về nhà với vợ, ngồi đây đợi đến khi có tên trong danh sách của thiên đàng hay địa ngục.


Mệt rồi.  Hôm nào kể tiếp


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn