Biệt thự và dinh Bảo Đại xưa

 Xin tải mấy tấm ảnh xưa tại Đà Lạt của bộ ảnh sưu tập Thi Đà Lạt. Bác nào có thêm tin tức như tên đường và chủ nhân xin bổ túc dùm.

Mình không biết chỗ này nhưng lối kiến trúc rất tây như mấy nhà làm bằng gỗ ở trên núi. Thấy đề Khu Công Tác Xã Hội. Ai biết chỗ này thì cho em hay. Có người cho biết là:

Nhà phía sườn đồi Dinh 1 ngó xuống Dốc Nhà Bò dành cho gia binh phục vụ trong Dinh và lo nuôi bò (thời vua Bảo Đại)

Thêm có người chi biết như sau: “ Xin lỗi những căn biệt thự mà Mr Sơn sưu tập thì theo sự hiểu biết của tôi do Ông cụ thân sinh của tôi nói lại với anh em chúng tôi và có cả anh Thụ cũng là kiến trúc sư thời Pháp khi anh ấy về VN có Kiến Trúc sư Lâm Tánh nữa chắc Mr Sơn có biết Nhân Vật này cũng xây nhiều nhà đẹp lắm 
Có bà Thầu khoán Lâm Viên má Cửa Khang cũng nổi tiếng 1960 cùng những kiến trúc sư thời đó sau này họ đi Pháp hết sau khi Ông Diệm bị lật đổ”

Mình không định vị được chỗ này. Mái nhà phía bên phải là toà nhà làm bằng gỗ của hình trên. Kiến trúc khá tây nhưng mái nhà lót bằng tôn xi-măng cho nhẹ
Hình chụp ngược lại từ phái bên kia. Khúc phía ngoài này chắc được làm thêm sau này vì mái bằng. Họ thêm một cầu tiêu trên lầu nên cắt cái mái thứ 2 ngắn lại.
Mái thứ 2 làm như vậy nhưng phía tay phải họ cắt bớt để xây thêm cái gì ở lầu hai.
Nhà công tác xã hội để làm gì vì khá rộng. Có thể là nơi công chức lên Đà Lạt ở vì thấy nhà xe
Chỗ này thấy giống như hội trường để cho các cuộc hội thảo, ăn uống
Mình đoán xây thời Việt Nam Cộng Hoà bằng vật liệu nhẹ như tôn nên có thể để nhiều cửa sổ. Có thể nằm trong ấp Xuân An, sau khách sạn Du Parc. Mình có thấy một khu khu có nhà cửa dài nhưng chưa bao giờ bò đến.
Biệt thự M’ Chih-Siu chắc của người nào gốc tàu, 3 tầng. Không biết chỗ nào, có thể trên đường Trần Hưng Đạo
Góc phía chính, kiến trúc thời Art Nouveau

Biệt thự Sanouva? Xây kiểu tây, lại nhỏ nên chắc nằm đầu khu vực đường Huỳnh Thúc Kháng
Mặt tiền không biết họ viết như vậy theo tiếng tây “ ça nous va”

Mặt bên hông 
Biệt thự Mona. Có ống khói nhưng đoán là để cho hơi thoát từ mái nhà vì khá nhỏ cho lò sưởi. Đặc biệt là có hai cửa sổ tròn mà người Pháp ít sử dụng

Biệt thự Mona có ông Tây dậy violon ở ngày xưa . 
Tui nghe gọi là ông "Ý O", không biết tên thật là gì . 
Hồi bé mẹ tôi dẫn đến đây nhờ ông huấn luyện thành thiên tài violon . Cái nhà âm u, ở trong đầy đồ cũ kỹ . 
Chắc không phải có mầm thiên tài nên tôi không trở lại . Hai bà cô của tôi học violon ở đây đều

Cấu trúc làm bằng gỗ mà người Pháp gọi “Colombage”
Cầu thang từ lầu hai đi ra phía ngoài. Có đến 2 cầu thang. Hơi lạ, có thể là hai căn được xây cất chung hay 4 căn hộ mà ở Hoa Kỳ gọi là Fourplex. 2 căn trên có hai cầu thang. Và hai căn hộ phía dưới nên không thể gọi là biệt thự. Gỗ khắc ở tầng 1 khá đặc thù
Căn này đẹp lạ lạc tại 38 Lê Thái Tổ. Mình đoán xây sau 1954, do kiến trúc sư việt thiết kế
Kiến trúc không cầu kỳ, chắc do kiến trúc sư người Việt thiết kế sau thời tây
Hình như nhà thầy Hứa Hoành là số 11 đường Nguyễn Tri Phương, đường này chạy về thác Prenn và Sàigòn 
Được trưng dụng làm trụ sở của chính phủ. Chắc của tây về nước để lại.
Biệt thự Valaisance. Chắc của người Pháp vì thấy để cây treo cờ trên balcon
Kiến trúc khá lạ, phần 4 tầng có thể được xây thêm sau phần 3 tầng
Biệt thự Rauzy, tường đá như décor vì xếp theo đá ong vì xung quanh là tường bằng xi măng 

Nhà này được xây tường bằng đá tới lầu 1 rồi bắt đầu bằng gạch xen kẽ trong cấu trúc bằng gỗ. Xây thừoi tây
Biệt thự Etcheda





Biệt thự Lâm Giang, đoán là kiến trúc sư người Việt thiết kế sau 1954, sử dụng sàn bê tông
Có lò sưởi to đùng
Biệt Thự Đồng Nai, chắc tây đọc như vậy nên họ ghi Donnai. Không gì đặc sắc lắm, làm nhanh cho rẻ.
Theo kiểu xây này thì chắc gia chủ ở trên lầu còn phía dưới là nhà bếp, gia nhân ở
Lạ là thấy mấy balcon không đi ra được để trồng hoa, có mấy ống thoát nước. Khó bảo trì vì phải bắt thang leo lên. Có thể để che mưa tạt vô cái cửa phía dưới. Nếu vậy thì làm cái mái nhà nhỏ hay hơn là để hai ống nước chảy lè tè mất thẩm mỹ.
Có thể họ gắn máy lạnh ở ngoài và xây như vậy để che như giống cái balcon
Mái nhà làm lộn xộn, ghép nối xuống cửa chính ra vào. Hồi nhỏ có thấy căn này nhưng không nhớ ở đâu.
Không ngờ dạo ấy ông bảo Đại đã cho xây sân quần vợt có mái để đánh khi lên Đà Lạt. Đà Lạt mưa liên miên khó chơi quần vợt quanh năm.
Cấu trúc làm bằng sắt nên phải che bằng tôn cho nhẹ vừa tường và mái nhà.
Dinh 3
Mình nghĩ dinh này khá đẹp, kiến trúc rất mới mẻ vào thời đó 

Hình như ông tây vẽ. Ông vẽ chợ cũ Đà Lạt 



Đinh 2 chắc ít đất nên xây 3 tầng
Được cái là chung quanh khá đẹp với cây thông
Ông Bảo Đại chắc có nhiều bồ nên cứ kêu xây dinh đủ loại tốn tiền nhân dân

Nội căn nhà lính bảo vệ ông vua cũng to đùng


Dinh 1 nhỏ hơn 2 dinh kia


Mình nhớ ở Sàigòn, có gặp chụp ảnh gia tên là Tam Thái. Mình có đến studio anh ta chụp ảnh gia đình. Anh ta có cho mình xem những tấm ảnh của biệt thự Đà Lạt mà anh ta sưu tầm. Về Việt Nam quên đi kiếm cuốn sách của anh ta đã xuất bản. Anh ta có nhờ mình viết lời tựa. Không biết gửi mua cuốn sách này ra sao vì trên Amazon không thấy. (Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn 





Đừng kêu bò là ngu

Tuần này, mình có kể về mấy tài liệu của ông Thi Đà Lạt, thấy có mấy tấm ảnh như thẻ học sinh và thông tín bạ trường Yersin, Trí Đức, Văn Học, Việt Anh, Trần Hưng Đạo, Bùi Thị Xuân xưa nên bỏ lên cho thiên hạ đọc. Biết đâu có người nhận ra. Ông thần Collector hình ảnh cũ Đà Lạt, cho biết các hình ảnh là phế liệu. Có người giữ lâu ngày rồi chán đời, dọn nhà, làm nhà mới nên không biết làm gì với mấy đồ cũ này nên mấy ông nhà thầu xây dựng quăng thì ông thần đồ cũ, Thi Đà Lạt lượm đem về cất, buồn đời tải lên cho dân Đà Lạt xưa xem. Mình thì thấy lạ lạ nên kể vì chuyện liên quan đến mấy phế liệu này thì không ngờ lại là thẻ học sinh của cô bạn học khi xưa ở Yersin.
Hôm nay, đi tập về thì nhận được điện thoại của cô bạn học chung khi xưa, kêu ông đăng hình tui khiến mình thất kinh. Lý do là bạn học họp mặt chụp hình thì ít khi mình chụp thêm tìm cách trốn đưa cái mặt ra nên ai có tải lên email của nhóm thì xem chớ mình không có hình ảnh bạn học cũ. Nói chuyện mới tá hoả tam tinh, mới biết hình cô gái trong thẻ học sinh Yersin mình đăng trong bài kể về thông tín bạ, thẻ học sinh của Yersin là cô nàng. Hèn gì mình thấy lạ lạ, tấm ảnh như có gặp chị này khi xưa tại Đà Lạt, vì thấy hơn 2 tuổi thêm nhìn tấm ảnh cả lớp cô nàng chụp với bà Cavalier với thầy Tùng. Mình hỏi bà hơn tui 2 tuổi thì được trả lời chứ sao. Dưới tiểu học thì xem như chị nhưng không hiểu sao lên trung học thì học chung. Cô này khi xưa xinh lắm, dáng người lại cao. Trai Đà Lạt bu quanh như ruồi nên chắc học trễ. Lại kêu còn livret scolaire kia là của anh tui, nay ở bên pháp, tiến sĩ. Hoá ra dân Đà Lạt giỏi thiệt. Mình biết ít nhất 6 tiến sĩ gốc Đà Lạt, cỡ lứa tuổi mình. Kinh


Cô bạn này xinh lắm, trai Đà Lạt khi xưa mê lắm. Lần chót gặp trong kỳ họp mặt cựu học sinh Yersin với cô giáo Liên. Anh chồng dễ thương lắm, cũng dân Đà Lạt, quân cảnh nên hay đọc ké bài mình gửi cho nhóm. Anh ta kể càng đọc càng kêu đúng rồi. Mình kể chuyện ông thợ nhuộm áo quần khi xưa, làm anh ta cũng nhớ đến nhân vật này ở Đà Lạt. Sau này mình lười nên không gửi email nữa. Ai muốn đọc thì lên bờ lốc mà đọc. Cô bạn nhìn hình ngày xưa, còn hỏi khi xưa tui mignonne há. Mình đoán ông bố chụp hình này cho cô ta. Nay lên chức bà nội bà ngoại gì rồi vẫn còn trẻ. Kinh

Mình có thấy mấy tấm ảnh này đăng rải rác trên mạng cư dân Đà Lạt. Mình đoán là do ông thần lượm phế liệu tại Đà Lạt đưa lên. Để hôm nào rảnh mình kể mấy tấm ảnh này. Nhiều lắm phải có thời gian xem rồi mới nhớ đời xưa.

Cô nàng kể là sau 75 có học sư phạm rồi đi dạy trường Bùi Thị Xuân với anh chàng hàng xóm khi xưa Hồ Thanh Hỷ, cũng học chung trường Yersin. Anh chàng Hỷ này thì có nói với mình là thầy dạy cô em mình khi xưa ở Bùi Thị Xuân. Mình có nhắn tin cho ông thần Hỷ với cô nàng để hy vọng hai người có thể gặp lại để hàn huyên thời đói rách. Ông thần lượm đồ cũ cho biết quen với anh của ông Hỷ. Mình nhớ có học với người em tên Hải ở Văn Học. Ông thần này học Trần Hưng Đạo rồi học nhảy qua Văn Học, để khỏi đi lính. Hôm trước thấy hình ảnh học sinh Trần Hưng Đạo họp lớp thấy ông thần ngồi.


Kiểu này phải xin thêm phế liệu của ông Thi Đà Lạt để xem biết đâu có hình người quen khác khi xưa. Anh ta có nhắc đến ông Nhật Tân, nghe tên quen quen, mình hỏi có phải tiệm ở góc Duy Tân và Cường Để, gần cầu Lê Quý Đôn. Mình nhớ chỗ này có cái lều một anh chàng sửa xe Honda cho mình. Bây giờ nói về Đà Lạt mình phải cố hình dung lại hình ảnh khi xưa vì nếu mường tượng theo Đà Lạt ngày nay thì bó tay chấm còm. Xem mấy tấm ảnh học bạ khi xưa là rầu, nhớ một thời học ngu. Nói cho ngay mình lúc nào cũng học ngu. Ngày nay đi học, mụ vợ cứ chửi tốn tiền vì cứ đi học mấy lớp mà từ 30 năm cứ đi học lại hoài mà vẫn chưa hiểu hết. Có cuốn sách mà năm nào từ 30 năm nay đều phải đọc lại vào mùa giáng sinh. The richest man in Babylon. Chán Mớ Đời 


Hôm nay, chạy ra ăn cơm hến ở tiệm anh bạn học chung khi xưa. Anh ta ra tiệm Ghiền Mỳ Gõ, nay khá khá nên mở thêm tiệm Ghiền Bún Bò, mình thích ăn cơm hến của vợ anh ta làm. Rất ngon. Anh ta kể thời sau 75, đang học đại học bị bắt nghỉ. Đi chăn bò, được xem là hạnh phúc vì không phải làm việc cực nhọc trong khi mấy người kia phải cuốc đất. Anh ta nói bò nó khôn lắm. Đừng kêu ngu như bò. Đến gần giờ là bò đi về lại phía tao để dẫn vô chuồng. Anh ta kể không biết cuộc đời sẽ đi về đâu, ngày mai ra sao. Từ một thằng được học trường Tây phải đi chăn bò. Thế giới đảo ngược. Thằng chăn bò thì lên làm thầy, thằng thầy thì đi chăn bò. 


Hồi nhỏ thiên hạ hay kêu mình ngu như bò mà ở nhà cứ bắt mình uống sữa bò, sữa con chim thì phải hay sữa ông Thọ. Có lẻ vì vậy mình ngu đến giờ này. Đi làm nông dân bất đắc dĩ. Chán Mớ Đời 

Anh ta kể có lần, dẫn bò ra đồng cho ăn cỏ rồi tìm chỗ ngủ thì gặp một ông kia, hỏi thấy mặt không phải dân chăn bò, là học sinh. Anh ta nói đúng vì đang là sinh viên thì 75 nên bị nghỉ học, họ cho đi chăn bò là Phước đức ông bà để lại. Ông ta cho cơm ăn, nói vì sợ Việt Cộng nên cũng bò ra đây làm rẩy tránh 30. Khi xưa làm an ninh cho chế độ cũ. Anh bạn nói đừng nghĩ bò là ngu. Phải nói ngu như con người.


Con người là một súc vật biết tư duy, tuy bé nhỏ nhưng đã làm chúa tể thế giới, sáng chế ra khí giới, khoa học để ngày nay tự giết lần mòn, chặt cây chặt rừng, tạo ô nhiễm môi trường sinh thái, tự giết nhau. Thời ăn lông ở lổ, tổ tiên loài người đâu có bao giờ muốn tàn phá thiên nhiên, môi trường sinh thái như ngày nay. Vì cái ăn, muốn ăn thịt bò và heo, gà vịt, họ đã chặt cây phá rừng để có chỗ nuôi mấy loại gia cầm này với hoá chất, trụ sinh vô hình trung giết chúng ta với các bệnh béo phì, cholesterol,…


Con người tạo dựng AI, thông minh nhân tạo để có thể một ngày AI sẽ tự chủ động và có thể giết loài người. Ngày nay chúng ta có thể còn kiểm soát nhưng trong tương lai như trong phim của Stanley Kubrik 2001: a space Odyssey, khi máy điện toán ngưng nghe lời của loài người, tạo ra chúng. Cứ xem khoa học được sử dụng khác nhau. Lấy thí dụ hai nước Nam HÀn và Bắc Hàn, đều sử dụng các thông tin khoa học như nhau nhưng một bên thì chỉ lo chế đạn dược, lâu lâu bắn gần mấy hòn đảo của Nam Hàn, còn một bên thì chế tạo máy móc làm cho dân họ ăn sung mặc sướng nhưng có thể một ngày nào đó tự huỷ diệt thay vì bị Bắn HÀn thôn tín. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn